Luận văn Phát triển du lịch tỉnh Tây Ninh thời kì hội nhập

Qua quá trình nghiên cứu, phân tích tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch của Tây Ninh từ năm 2000-2010, có thể rút ra những kết luận sau: - Tây Ninh là tỉnh có nhiều di tích lịch sử cách mạng, có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, đồng thời cũng là nơi có nhiều nguồn lực phát triển kinh tế, có hệ thống giao thông khá thuận lợi với hai cửa khẩu quốc tế và hàng chục cửa khẩu tiểu ngạch. Đó là những lợi thế để tỉnh phát triển mạnh du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn và trong tương lai, Tây Ninh sẽ là cầu nối quan trọng trong phát triển du lịch giữa thành phố Hồ Chí Minh và các thị trường lân cận như Campuchia, Thái Lan Điều đó thuận lợi cho việc hình thành các tour, tuyến du lịch liên hoàn trong nước và quốc tế. - Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật từng bước được đầu tư với những chính sách ưu đãi đã dần đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành trong giai đoạn hội nhập khu vực và quốc tế. Tuy nhiên, hệ thống các điểm vui chơi giải trí, dịch vụ du lịch còn nghèo nàn, hệ thống khách sạn đạt chuẩn sao còn rất ít. Bên cạnh đó, cũng cần ưu tiên đầu tư các công trình giao thông, điện, nước, các khu mua sắm, giải trí dọc theo các tuyến du lịch của tỉnh.

pdf159 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 3450 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển du lịch tỉnh Tây Ninh thời kì hội nhập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hách từ thị trường này cần tập trung vào các sản phẩm chính sau: Du lịch cuối tuần ở khu vực hồ Dầu Tiếng; khu vực sông Vàm Cỏ Đông; Du lịch tham quan các di tích lịch sử văn hoá; Du lịch về nguồn: tham quan các di tích lịch sử cách mạng; Du lịch nghỉ dưỡng ở khu vực núi Bà Đen; Du lịch mua sắm ở khu vực cửa khẩu; Du lịch sinh thái ở khu vực hồ Dầu Tiếng; Vườn quốc gia Lò Gò - Xa MátDu lịch tín ngưỡng, tâm linh ở khu vực núi Bà Đen, Toà Thánh Cao Đài. Thị trường các tỉnh lân cận: Các thị trường lân cận Tây Ninh như Bình Dương, Bình Phước, Long An và các tỉnh miền Tây là những thị trường có sự phát triển mạnh mẽ của các đô thị, khu công nghiệp đồng thời lại có vị trí địa lý gần với Tây Ninh, thông qua hệ thống giao thông phát triển do đó nhu cầu đi du lịch ở các thị trường này đang ngày một tăng cao. Các đối tượng khách du lịch từ thị trường các tỉnh lân cận mà du lịch Tây Ninh cần khai thác bao gồm: Công nhân tại các khu công nghiệp; Dân cư các khu vực đô thị phát triển ở Bình Dương, Long An, Bình Phước; Người dân có đạo; Học sinh, sinh viên từ các tỉnh lân cận; Để thu hút du khách từ các tỉnh lân cận, Tây Ninh cần tập trung vào các sản phẩm du lịch chính sau: Du lịch nghỉ cuối tuần; Du lịch mua sắm ở khu vực cửa khẩu; Du lịch sinh thái; Du lịch tham quan các di tích lịch sử văn hoá; Du lịch tâm linh, tín ngưỡng; Du lịch về nguồn: tham quan các di tích lịch sử cách mạng; Thị trường nội tỉnh: Thị trường nội tỉnh của Tây Ninh cũng là một thị trường cần được quan tâm. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt hơn 10%/năm trong những năm gần đây, có thể nói nhu cầu du lịch của người dân Tây Ninh đang ngày càng tăng trưởng mạnh. Hướng đến thị trường nội tỉnh không chỉ là thực hiện mục tiêu kinh tế đồng thời còn là đảm bảo vai trò xã hội của du lịch nhằm nâng cao mức sống và điều kiện sống cho nhân dân. Các loại hình du lịch chính được phát triển để khai thác thị trường này bao gồm: Du lịch sinh thái; Du lịch tham quan; Du lịch vui chơi giải trí; Du lịch mua sắm ở khu vực cửa khẩu; Du lịch về nguồn: tham quan các di tích lịch sử cách mạng. 3.2.2.7. Xúc tiến quảng bá du lịch Hiện nay khách du lịch quốc tế đến Tây Ninh chủ yếu thông qua sân bay Tân Sơn Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và đường bộ thông qua hai cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, Xa Mát, còn khách nội địa từ các tỉnh thành khác đến Tây Ninh chủ yếu qua thành phố Hồ Chí Minh. Do vậy trong thời gian tới, Tây Ninh cần có những chương trình tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm du lịch thông qua các đơn vị thông tấn trong và ngoài tỉnh, đặc biệt là các đơn vị thông tấn ở thành phố Hồ Chí Minh vì hầu hết khách ngoài tỉnh đến Tây Ninh đều thông qua cửa ngõ này và tỉnh cần xem thành phố Hồ Chí Minh là thị trường ưu tiên trong chiến lược phát triển du lịch của mình. 3.2.2.8 Phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường, hướng tới phát triển bền vững Các điểm du lịch và cơ sở phục vụ du lịch đều được tổ chức ở những nơi có cảnh quan đẹp, hấp dẫn và thuộc vào khu vực nhạy cảm về môi trường, chính vì vậy hoạt động du lịch dễ tác động đến môi trường và cảnh quan. Trong quá trình diễn ra các hoạt động du lịch, sự tập trung đông khách du lịch trong một không gian hạn chế cũng không tránh khỏi có những tác động đến cảnh quan tự nhiên. Vấn đề cần quan tâm là phải nghiên cứu để giảm đến mức thấp nhất những tác động trên với việc bố trí các phân khu chức năng hợp lý, đề xuất các chính sách kiến trúc cảnh quan phù hợp từng không gian chức năng của khu du lịch. Đối với khách du lịch phải được giáo dục những kiến thức nhất định về môi trường và hơn hết cần phải có hình thức xử phạt thích đáng đối với những hành vi ảnh hưởng đến môi trường cảnh quan. Hoạt động du lịch có thể làm suy giảm hệ sinh thái, đặc biệt là những hệ sinh thái nhạy cảm như tại các hồ nước, rừng tự nhiên.v.v... Chính vì vậy, trong quá trình đầu tư phát triển các khu du lịch cần phải áp dụng các biện pháp để giảm thiểu đến mức tối đa những tác động xấu đến các hệ sinh thái, đặc biệt ở những khu vực có cảnh quan và tính đa dạng sinh học cao với nhiều loài sinh vật quý hiếm, đặc hữu. Việc tạo thêm các cảnh quan công viên và cây xanh là hết sức cần thiết vì ngoài tác dụng làm phong phú thêm thảm thực vật và mở rộng thêm nơi cư trú cho các loài chim, thú... còn góp phần tăng thêm tính đa dạng sinh học. Việc phục hồi và nâng cao độ che phủ rừng đã có ảnh hưởng tích cực đến hệ sinh thái nói chung và khu, điểm du lịch nói riêng. Trong xu hướng phát triển du lịch tương lai sẽ sử dụng hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo để tạo sản phẩm du lịch như: du lịch sinh thái, tham quan, nghiên cứu, thưởng thức đặc sản ...sẽ kích thích sự cải tạo và phát triển các hệ sinh thái. 3.3 Một số giải pháp phát triển du lịch Tây Ninh đến năm 2015 và tầm nhìn năm 2020 3.3.1 Tổ chức, quản lí và quy hoạch các loại hình du lịch Tăng cường công tác quản lý đối với sự phát triển du lịch theo hướng tiếp tục hoàn thiện các cơ chế chính sách, luật pháp nhằm tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau hoạt động trong lĩnh vực du lịch; đồng thời đẩy mạnh công tác quy hoạch, xây dựng chiến lược phát triển du lịch. Tiếp tục thực hiện chương trình hành động và tăng cường công tác thanh kiểm tra việc thực hiện kế hoạch chiến lược đề ra. Một số giải pháp cụ thể phù hợp với tình hình thực tế của Tây Ninh trong thời gian qua và những năm tiếp theo là: - Thực hiện sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong công tác đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng và phát triển các điểm, tour, tuyến du lịch - Xây dựng nội quy, quy chế cụ thể hợp lý giữa khai thác, kinh doanh du lịch với việc bảo vệ tài nguyên môi trường với việc tuyên truyền giáo dục, nâng cao dân trí, ý thức cho cộng đồng dân cư và khách du lịch. - Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về du lịch, thực hiện quản lý nhà nước ở tất cả các lĩnh vực theo pháp luật và quy chế nhằm tạo môi trường tự nhiên và nhân văn thuận lợi cho du lịch phát triển. - Tạo hành lang pháp lý, cơ chế, chính sách thông thoáng để thúc đẩy các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển du lịch cũng như thu hút các đối tác trong và ngoài nước - Xác định rõ vai trò và trách nhiệm cho các cấp các ngành cũng như quần chúng nhân dân trong nhận thức xã hội về du lịch và phát triển du lịch. - Thực hiện sự phối hợp, phân cấp quản lý giữa các ngành và các cấp + Các ngành đầu tư phục vụ du lịch như: xây dựng, giao thông, điện, nước cần có kế hoạch phối hợp về đầu tư, quản lý và phát triển du lịch. + Phối hợp chặt chẽ giữa các ngành trong việc quản lý, khai thác các công trình phục vụ du lịch, đảm bảo lợi ích hài hòa giữa các ngành: nông nghiệp và phát triển nông thôn, quản lý rừng và mặt nước, du lịch khai thác mặt nước, du lịch sinh thái + Các địa phương có điểm du lịch: có trách nhiệm quản lý, đầu tư, khai thác có hiệu quả theo quy hoạch đã được phê duyệt + Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Tây Ninh đã được phê duyệt, Sở xây dựng quản lý việc xây dựng theo quy hoạch; Các huyện, thị thực hiện theo quy hoạch, xây dựng cơ sở vật chất tại các điểm du lịch nhằm khai thác có hiệu quả tài nguyên và đẩy mạnh phát triển du lịch. Nhanh chóng thiết lập mối quan hệ mật thiết giữa các điểm, tour, tuyến trong tỉnh và với các tỉnh lân cận. - Ngành chức năng cần xây dựng các dự án khả thi đầu tư và ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật và tạo điều kiện cần thiết cho các điểm du lịch đã quy hoạch với việc huy động nguồn vốn, nguồn lực, tập trung đầu tư phát triển du lịch một cách có hiệu quả thiết thực như: liên doanh, liên kết các thành phần kinh tế tham gia, kể cả đầu tư nước ngoài. 3.3.2. Phát triển du lịch theo lãnh thổ Phát triển du lịch phải gắn liền với lãnh thổ du lịch cụ thể, chứ không thể phát triển một cách chung chung. Để thực hiện phát triển du lịch theo lãnh thổ, trước hết cần dựa vào tiềm năng du lịch của từng lãnh thổ để quy hoạch thành các điểm, tuyến du lịch với các loại hình tương ứng, phù hợp với tiềm năng, nhu cầu và sở thích của từng nhóm đối tượng khách cụ thể. Ở Tây Ninh, theo quy hoạch sẽ có bốn khu vực trọng điểm phát triển du lịch: - Khu vực núi Bà Đen- hồ Dầu Tiếng và vùng phụ cận: có tiềm năng du lịch lớn nhất của tỉnh Tây Ninh do tập trung ba tiềm năng du lịch có giá trị nhất của tỉnh là Khu di tích LSVH núi Bà Đen, Toà Thánh Cao Đài và hồ Dầu Tiếng. Ở khu vực này cần thực hiện quy hoạch chi tiết cho từng điểm du lịch trên cơ sở quy hoạch chung cho các khu vực trọng điểm du lịch của tỉnh. Khu vực này sẽ kết hợp khai thác du lịch tâm linh - lễ hội với du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch thể thao cao cấp, du lịch cuối tuần. Hoạt động du lịch sinh thái ở hồ Dầu Tiếng sẽ cung cấp các dịch vụ và sản phẩm du lịch sinh thái hỗ trợ cho các hoạt động du lịch tâm linh, lễ hội ở khu vực núi Bà Đen. - Khu vực Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát và phụ cận: đây là khu vực có tiềm năng lớn về du lịch sinh thái ở vườn quốc gia Lò Gò- Xa Mát, du lịch về nguồn với các di tích cách mạng nổi tiếng như Căn cứ Trung ương Cục Miền Nam, Căn cứ Ban An ninh Miền Do vậy trong đề án quy khu vực này cần chú ý đến yếu tố sinh thái, văn hóa- lịch sử ở từng nơi, để có một quy hoạch tổng thể chung hài hòa mang lại giá trị cao nhất cho vùng đất giàu tiềm năng du lịch ở biên giới phía bắc của tỉnh. - Khu vực sông Vàm Cỏ Đông và khu vực sông Sài Gòn: đây là khu vực có thể xây dựng các điểm vui chơi giải trí trên sông nước, kết hợp các hoạt động du lịch sinh thái. Mặc dù trên quy hoạch đây sẽ là những khu vực trọng điểm phát triển du lịch của tỉnh nhưng hiện nay trên thực tế vẫn chỉ là những vùng hoang sơ, do vậy khu vực này cần được nhanh chóng triển khai thực hiện quy hoạch, kêu gọi đầu tư, đẩy mạnh công tác xúc tiến quảng bá. Bởi vì chỉ có thực hiện sớm mới tạo ra được lợi thế cạnh tranh, hấp dẫn du khách ngay từ buổi đầu vì trong tương lai nhiều tỉnh, thành khác cũng sẽ có các điểm du lịch tương tự như thế. 3.3.3. Về cơ chế chính sách Trong thời kỳ hậu khủng hoảng kinh tế như hiện nay, thị trường giảm sút và phục hồi chậm chạp, không bền vững làm nản lòng các nhà đầu tư do đó việc sử dụng các chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư như một biện pháp kích cầu đầu tư là một việc làm cần thiết. Những chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư với những ưu đãi mở rộng đặc biệt cho du lịch sẽ tăng khả năng cạnh tranh và thu hút đầu tư của các điểm đến. Trong điều kiện hiện nay khi mà phần lớn các điểm du lịch của Tây Ninh chỉ dừng lại ở dạng tiềm năng và được thể hiện chủ yếu trên quy hoạch thì việc xây dựng các cơ chế chính sách phù hợp với điều kiện cụ thể của tỉnh, để khuyến khích thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh, kể cả đầu tư nước ngoài càng có ý nghĩa cấp bách trong phát triển du lịch tỉnh nhà. Ngoài sự phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thì UBND tỉnh- cơ quan quản lý nhà nước cao nhất trên địa bàn- cần có những giải pháp tháo gỡ các vướng mắc, đẩy mạnh kêu gọi đầu tư cho du lịch, thực hiện những giải pháp đồng bộ để thúc đẩy ngành du lịch của Tây Ninh hội nhập nhanh chóng với du lịch quốc tế và khu vực. Để đảm bảo cho sự phát triển du lịch Tây Ninh, cần tập trung vào các chính sách sau: - Chính sách thuế: cần ưu tiên, miễn giảm thuế vào các vùng đất còn hoang sơ có tài nguyên du lịch mà chưa khai thác được. - Chính sách đầu tư: có chính sách khuyến khích về vốn và đơn giản hóa thủ tục hành chính để thu hút các nhà đầu tư. - Chính sách thị trường: nghiên cứu cải tiến các thủ tục xuất nhập cảnh đối với thị trường tiềm năng Châu Á- Thái Bình Dương, sau đó ưu tiên thị trường Châu Âu, tương lai là các thị trường Bắc Mỹ, Úc, Trung Đông Bên cạnh đó, cần xây dựng các cơ chế chính sách về dịch vụ bảo hiểm, ngân hàngđể tạo điều kiện thuận lợi cho du khách quốc tế. Song song đó vẫn tiếp tục tạo điều kiện cho thị trường trong nước tiếp tục phát triển. - Chính sách về tổ chức quản lý: đảm bảo quản lý có hiệu quả, kết hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa hệ thống chính sách và quá trình tổ chức. - Chính sách về khoa học- kĩ thuật: đảm bảo sự đầu tư thích đáng cho công tác nghiên cứu khoa học công nghệ du lịch đạt hiệu quả. 3.3.4. Đầu tư cơ sở hạ tầng vật chất kĩ thuật và huy động vốn đầu tư Hiện nay, các hoạt động đầu tư cho lĩnh vực du lịch còn dàn trải và ở quy mô nhỏ. Các dự án đầu tư chủ yếu vào lĩnh vực xây dựng khách sạn tại các điểm du lịch trọng tâm, còn tại các điểm du lịch tiềm năng thì hầu như chưa kêu gọi được các dự án đầu tư. Do vậy, cần phải có những định hướng, dự án ưu tiên để kêu gọi đầu tư như: - Đầu tư xây dựng các khu du lịch trọng điểm có ý nghĩa quốc gia và quốc tế - Tập trung đầu tư xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng tại các khu vực trọng điểm phát triển du lịch như núi Bà Đen- hồ Dầu Tiếng; các khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, Xa Mát; các di tích cách mạng phía bắc tỉnh như: Căn cứ Trung ương Cục Miền Nam, Căn cứ Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Namgồm hệ thống khách sạn, nhà hàng, bến đỗ xe, các khu vui chơi giải trí - Ưu tiên đầu tư trước các tuyến giao thông có liên quan đến các điểm du lịch nhằm tạo thuận lợi cho việc đi lại, nghỉ ngơi của du khách. - Phát triển và hiện đại hóa hệ thống khách sạn và các công trình dịch vụ. Hiện nay ở Tây Ninh chỉ mới có 3 khách sạn đạt chuẩn sao, với tổng cộng 128 phòng. Như vậy để có thể đón được số khách theo dự báo thì Tây Ninh cần đầu tư xây mới thêm nhiều khách sạn, đồng thời nâng cấp các cơ sở hiện có để đạt các tiêu chuẩn phục vụ du khách, nhất là nâng cấp đạt chuẩn sao cho các khách sạn hiện có. - Tăng cường hoàn thiện các công trình vui chơi giải trí. Một trong những hạn chế đối với du lịch Tây Ninh là sự nghèo nàn của các công trình vui chơi, giải trí. Điều này đã hạn chế thời gian lưu trú của du khách và hiệu quả kinh doanh du lịch. Trong thời gian tới, tỉnh cần đầu tư xây dựng các khu vui chơi giải trí mang đậm sắc thái của một tỉnh vùng biên giới, phù hợp với thị hiếu của du khách. - Chú trọng bảo vệ, tôn tạo các DT LSVH và phát triển các lễ hội truyền thống phục vụ khách du lịch - Xúc tiến các loại hình đào tạo, nâng cao năng lực quản lý và nghiệp vụ du lịch của đội ngũ cán bộ và công nhân viên trong ngành, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch Tây Ninh trong quá trình hội nhập với du lịch của khu vực và thế giới. Để giải quyết nhu cầu vốn đầu tư, cần huy động tối đa đầu tư cho du lịch: - Nguồn vốn ngân sách nhà nước: chiếm khoảng 20% bao gồm nguồn vốn ngân sách Trung ương (10%) và nguồn vốn ngân sách địa phương (10%). Các nguồn vốn này được sử dụng nhằm mục đích phát triển cơ sở hạ tầng, kích cầu tiêu dùng, tuyên truyền quảng bá - Nguồn vốn từ các doanh nghiệp du lịch (10%), vốn vay ngân hàng (20%), vốn đầu tư tư nhân (20%), vốn ODA (10%), vốn đầu tư FDI nước ngoài (10%), các nguồn vốn khác (10%) Tập trung vào các lĩnh vực đầu tư xây dựng các khu du lịch, phát triển các sản phẩm du lịch và do chủ đầu tư quyết định trên cơ sở các dự án được phê duyệt. 3.3.5. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực - Cần có chiến lược lâu dài, xây dựng hệ thống đào tạo nguồn nhân lực du lịch gồm: dạy nghề, đào tạo trung cấp về du lịch, trong tương lai có thể đào tạo hệ cao đẳng, đại học và trên đại học về du lịch. Đầu tư cho việc đào tạo, bồi dưỡng và đào tạo lại cả về quản lý, về kinh doanh du lịch, nghiệp vụ chuyên môn, tin học và ngoại ngữ chuyên ngành. - Đổi mới cơ bản công tác quản lý và đào tạo nguồn nhân lực du lịch: đổi mới chương trình, nội dung đào tạo, tập huấn về nghiệp vụ du lịch. - Tăng cường hợp tác trao đổi kinh nghiệm nghiệp vụ thông qua các chuyến công tác, tham gia hội nghị và hội thảo khoa học ở các nước có ngành du lịch phát triển - Thường xuyên cử cán bộ đang công tác đi đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn tại các cơ sở có uy tín của địa phương, trung ương hay các tỉnh bạn. Mời các chuyên gia đầu ngành, những người có chuyên môn nghiệp vụ , tay nghề cao trong lĩnh vực du lịch về trao đổi kinh nghiệm, hướng dẫn đào tạo tại chổ hay truyền thụ kĩ năng nghiệp vụ. - Thực hiện chính sách thu hút những người có chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm; tỉnh cần có các cơ chế, chính sách đãi ngộ hợp lý cũng là một hướng đi nhanh có thể rút ngắn thời gian, kịp thời đáp ứng nhu cầu nhân lực đang đề ra. - Về lâu dài, Tây Ninh cần tuyển chọn đưa đi đào tạo tại các cơ sở của trung ương và các địa phương khác, liên doanh, liên kết với những cơ sở này cung cấp nguồn nhân lực trẻ, có trình độ, năng lực, phẩm chất được đào tạo về phục vụ trong ngành du lịch tỉnh nhà 3.3.6. Về thị trường, xúc tiến quảng bá du lịch Đây là một trong những nhiệm vụ có tầm quan trọng trong phát triển du lịch, qua đó giới thiệu cho du khách về đất nước và con người Tây Ninh, truyền thống văn hóa, lịch sử của vùng đất biên giới tây nam của tổ quốc. Đồng thời, nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của du lịch trong sự nghiệp phát triển quê hương đất nước. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ này trong thời gian tới ngành du lịch Tây Ninh cần phải: - Tăng cường công tác quảng bá của ngành du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, tờ rơi, cẩm nang du lịch, tạp chí, thực hiện các tấm biển quảng cáo, các pano, áp phích tại những ngã đường lớn nơi có nhiều khách qua lại - Ban hành các ấn phẩm có nội dung gồm các thông tin cần thiết cho du khách như các bản đồ du lịch, điểm lưu trú, các điểm tham quan du lịch, chương trình du lịch, giá cả, phương tiện và cung cấp miễn phí cho du khách tại các cửa khẩu, sân bay, khách sạn, trên các phương tiện di chuyển và các điểm du lịch, cần lưu ý những ấn phẩm phải được thực hiện bằng cả hai thứ tiếng: Việt và Anh - Phát hành rộng rãi các băng hình, phim ảnh, tư liệu về lịch sử, văn hóa, các công trình kiến trúc nghệ thuật, các lễ hội văn hóa và cả những cơ hội, khả năng đầu tư phát triển du lịch để giới thiệu với các du khách cũng như các doanh nhân trong và ngoài nước. - Mở các điểm trưng bày và bán các sản phẩm lưu niệm, sản phẩm du lịch, hàng hóa, hàng thủ công mỹ nghệ có chất lượng cao, giá cả hợp lý để giới thiệu những sản phẩm đặc thù của Tây Ninh - Lập các Website về du lịch, làm đĩa CD-ROM để giới thiệu về hình ảnh và con người Tây Ninh nhằm quảng bá cho du lịch tỉnh nhà - Tổ chức liên hoan du lịch Festival, thông qua các hội thi, hội chợ, lễ hội, triễn lãm và các bản tin trên trang Website của ngành để giới thiệu hoạt động du lịch của tỉnh đến du khách trong và ngoài nước. - Cộng tác chặt chẽ với các tạp chí, báo du lịch, các cơ quan phát thanh truyền hình của địa phương và trung ương bằng cách thường xuyên gởi bài viết, tư liệu để giới thiệu về du lịch Tây Ninh. - Nối mạng thông tin với Tổng cục du lịch và các ngành liên quan để thường xuyên cập nhật các thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu về sản phẩm du lịch cho Tây Ninh - Mở văn phòng đại diện du lịch tại thị trường quốc tế để thực hiện các chức năng về dịch vụ lữ hành và xúc tiến tiếp thị du lịch Việc tỉnh dành ngân sách thực hiện chương trình quảng bá du lịch và đó sẽ là sự hỗ trợ tốt và kịp thời cho các doanh nghiệp, đặc biệt trong giai đoạn khó khăn thời hậu khủng hoảng. Chương trình quảng bá cần có nội dung thống nhất, phạm vi tác động rộng và sử dụng đồng thời nhiều phương tiện truyền thông hơn. Nội dung chính của các chương trình tuyên truyền quảng bá bên cạnh yếu tố tiềm năng còn cần phải lồng ghép các chương trình khuyến mãi của các doanh nghiệp. Do vậy, khác với các giai đoạn trước đây, các doanh nghiệp du lịch ở Tây Ninh cần có sự hợp tác chặt chẽ với nhau để chương trình khuyến mãi du lịch có nội dung thống nhất, việc hợp tác này sẽ cùng tăng cường sức mạnh chung đồng thời loại bỏ việc cạnh tranh không cần thiết giữa các doanh nghiệp của tỉnh. Về mặt hiệu quả, việc triển khai các chương trình quảng bá khuyến mãi du lịch sẽ tận dụng được cơ hội, chi phí thực hiện giảm đồng thời là sự chuẩn bị tốt cho giai đoạn phục hồi kinh tế và du lịch. 3.3.7. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng, nâng cao chất lượng đa dạng hóa sản phẩm du lịch Bất cứ ngành kinh tế nào mà nếu không có sự quan tâm, hỗ trợ về phát triển kinh tế, chia sẻ quyền lợi với cộng đồng dân cư địa phương thì sẽ làm cho kinh tế và cuộc sống của dân cư địa phương gặp nhiều khó khăn. Điều này đồng nghĩa với việc cộng đồng dân cư phải khai thác tối đa các nguồn lợi tài nguyên trên địa bàn để phục vụ cuộc sống, sẽ làm cho tài nguyên bị hao mòn gây tổn hại đến môi trường sinh thái và đó là hệ quả gây những tác động xấu đến sự phát triển bền vững. Vì vậy việc chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng dân cư vào các hoạt động du lịch và cùng nhau giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình phát triển là hết sức cần thiết, để có thể đảm bảo gìn giữ được các tài nguyên, tiềm năng cho sự phát triển du lịch lâu dài tại tất cả các điểm, cụm du lịch, bằng các biện pháp đồng bộ giữa khai thác, bảo tồn với bồi dưỡng nguồn tài nguyên. 3.3.8. Bảo vệ môi trường du lịch Là nhóm giải pháp mang tính toàn diện, lâu dài. Việc đào tạo, giáo dục môi trường không chỉ nhằm trang bị những kiến thức về môi trường sinh thái cho cán bộ quản lý và kinh doanh du lịch mà còn cho du khách và cộng đồng dân cư địa phương, tạo thành ý thức đối với việc bảo vệ môi trường và tài nguyên cho phát triển du lịch. Để ngăn chặn sự suy thoái môi trường, đảm bảo phát triển du lịch bền vững, cần áp dụng các biện pháp sau: - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức cho cộng đồng dân cư và các lực lượng tham gia phát triển du lịch, xây dựng môi trường văn minh, văn hóa du lịch, bảo vệ cảnh quan môi trường du lịchphòng chống các tệ nạn xã hội, đảm bảo an ninh trật tự để thu hút khách du lịch. - Xây dựng chiến lược phát triển môi trường du lịch cho từng địa phương. - Khai thác tài nguyên phục vụ phát triển du lịch phải cân nhắc kĩ trong mối quan hệ với các ngành kinh tế khác. - Giáo dục người dân địa phương và khách du lịch ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường. 3.3.9. Áp dụng các tiến bộ, khoa học kĩ thuật và công nghệ Nghiên cứu phát triển công nghệ mới trong ngành du lịch, từng bước đưa công nghệ thông tin vào quản lý và kinh doanh du lịch, tạo điều kiện và khuyến khích đầu tư công nghệ mới trong những lĩnh vực: lữ hành, vận chuyển, khách sạn nhằm đưa ngành du lịch phát triển theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa. Ngành du lịch cần có sự phối hợp với các cơ quan chức năng để sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật quan trắc thường xuyên trạng thái môi trường trong phạm vi các khu du lịch để có những điều chỉnh hoạt động thích hợp nhằm đảm bảo môi trường bền vững. Để môi trường du lịch phát triển bền vững cũng như kích thích các ngành kinh tế khác phát triển, đảm bảo lợi ích lâu dài cho cộng đồng dân cư thì việc áp dụng đan xen, lồng ghép các giải pháp cũng như các biện pháp của ngành du lịch với các cấp, các ngành là vô cùng quan trọng. Việc gìn giữ môi trường tài nguyên bền vững chỉ có ý nghĩa thiết thực khi các đối tượng kinh doanh du lịch và cộng đồng dân cư coi đó là công việc của mỗi người, là công việc của toàn xã hội. 3.4. Kiến nghị ♦ Với chính phủ - Chính phủ cần xây dựng chính sách thuận lợi để huy động nhiều nhân lực và nguồn vốn từ đầu tư, kể cả đầu tư từ nước ngoài. Đồng thời xây dựng các cơ chế quản lý Nhà Nước thống nhất đối với các khu, điểm, tuyến du lịch nhằm đảm bảo hiệu quả quản lý Nhà Nước về du lịch, tránh tình trạng quản lý chồng chéo như hiện nay. - Cần ưu tiên cấp vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong các điểm, tuyến du lịch của tỉnh và tăng cường đầu tư nguồn vốn ngân sách để bảo tồn và nâng cấp các di tích lịch sử- văn hóa đã được xếp hạng trong tỉnh nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của Tây Ninh trong thời kì mới. - Chính phủ cần sớm ban hành những văn bản quy định riêng về bảo vệ môi trường và cảnh quan tại các khu du lịch ♦ Với Tổng cục du lịch - Cần có các hướng dẫn cụ thể trong việc triển khai và thực hiện pháp lệnh du lịch - Phối hợp với các ngành của địa phương kiểm kê và đánh giá tài nguyên du lịch để có kế hoạch khai thác sử dụng trước mắt và lâu dài - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến phát triển du lịch để giới thiệu các sản phẩm của du lịch Việt Nam nói chung và của tỉnh nói riêng đến các thị trường du lịch lớn trong khu vực và thế giới. - Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học để ứng dụng những công nghệ mới vào phát triển du lịch - Nâng cao năng lực quản lý của các cơ quan chuyên môn đối với hoạt động du lịch - Có kế hoạch đào tạo nghề du lịch cho Tây Ninh trong bối cảnh tỉnh đang rất thiếu nguồn nhân lực đã qua đào tạo, trong khi trên địa bàn tỉnh không có lấy một cơ sở đào tạo du lịch nào cả. - Quan tâm hỗ trợ nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng cho du lịch Tây Ninh và kinh phí cho công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch ♦ Đối với các Bộ, ngành liên quan - Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm xem xét các dự án quy hoạch đầu tư phát triển các điểm du lịch của tỉnh - Phối hợp với Bộ Tài Nguyên và Môi Trường nghiên cứu, xây dựng các phương án giảm thiểu tác động của du lịch đến cảnh quan môi trường xung quanh, đảm bảo phát triển du lịch gắn với sự phát triển bền vững. - Phối hợp với Bộ Giáo Dục và Đào Tạo gắn giáo dục, đào tạo du lịch với hệ thống giáo dục quốc gia, từng bước thực hiện xã hội hóa giáo dục để nâng cao nhận thức về du lịch, nhằm hình thành môi trường du lịch lành mạnh. ♦ Với chính quyền địa phương - Đề nghị UBND tỉnh sau khi thông qua quy hoạch phải có thông báo rộng rãi trong phạm vi tất cả các điểm du lịch được địa phương quản lý, tránh tình trạng mua bán, sang nhượng đất bất hợp pháp. - UBND tỉnh cần sớm ban hành các cơ chế, chính sách thông thoáng hơn nữa để thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển du lịch, nhất là ở các khu kinh tế cửa khẩu. - Huy động sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân đầu tư cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật cho du lịch. - Cần có chính sách ưu đãi về thuế cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào các dịch vụ du lịch ở Tây Ninh. - Quản lý việc khai thác và sử dụng tài nguyên du lịch một cách có hiệu quả, bền vững - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần điều tra cụ thể số lượng, chất lượng đội ngũ lao động trong ngành để có kế hoạch đào tạo - Phối hợp với Sở Y Tế để thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát dịch bệnh nguy hiểm, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, trước hết tại các điểm du lịch nhằm tạo sự an tâm cho du khách khi đến Tây Ninh. ♦ Với nhân dân địa phương Với nhân dân địa phương nơi có các điểm du lịch, cần tuyên truyền qua các phương tiện truyền thông (báo đài, truyền hình) để nâng cao hiểu biết của người dân về lợi ích của việc bảo vệ môi trường du lịch. Chính những hành động có ý thức của người dân đảm bảo môi trường du lịch được phát triển bền vững. Bên cạnh đó, trong điều kiện thuận lợi có thể tổ chức những buổi sinh hoạt, nói chuyện chuyên đề về môi trường, đặc biệt ở các vùng nông thôn. KẾT LUẬN Qua quá trình nghiên cứu, phân tích tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch của Tây Ninh từ năm 2000-2010, có thể rút ra những kết luận sau: - Tây Ninh là tỉnh có nhiều di tích lịch sử cách mạng, có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, đồng thời cũng là nơi có nhiều nguồn lực phát triển kinh tế, có hệ thống giao thông khá thuận lợi với hai cửa khẩu quốc tế và hàng chục cửa khẩu tiểu ngạch. Đó là những lợi thế để tỉnh phát triển mạnh du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn và trong tương lai, Tây Ninh sẽ là cầu nối quan trọng trong phát triển du lịch giữa thành phố Hồ Chí Minh và các thị trường lân cận như Campuchia, Thái LanĐiều đó thuận lợi cho việc hình thành các tour, tuyến du lịch liên hoàn trong nước và quốc tế. - Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật từng bước được đầu tư với những chính sách ưu đãi đã dần đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành trong giai đoạn hội nhập khu vực và quốc tế. Tuy nhiên, hệ thống các điểm vui chơi giải trí, dịch vụ du lịch còn nghèo nàn, hệ thống khách sạn đạt chuẩn sao còn rất ít. Bên cạnh đó, cũng cần ưu tiên đầu tư các công trình giao thông, điện, nước, các khu mua sắm, giải trí dọc theo các tuyến du lịch của tỉnh. - Hoạt động du lịch của tỉnh trong những năm qua có những bước tăng trưởng đáng kể, số lượng khách và doanh thu ngày càng tăng, thu hút vốn đầu tư cho phát triển du lịch ngày càng nhiều, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, lượng khách du lịch đến Tây Ninh vẫn mang tính tự phát, chủ yếu là khách hành hương, thường tập trung vào những dịp lễ, tết. Số lượng khách đến với mục đích du lịch thật sự ít hơn nhiều. Vì vậy, hiệu quả kinh tế trong kinh doanh du lịch tuy có tăng nhưng tốc độ vẫn còn chậm. - Việc quản lý và khai thác tài nguyên du lịch còn thiếu sự phối hợp đồng bộ. Nhiều nơi chưa được đầu tư khai thác tương xứng với tiềm năng. Hoạt động du lịch chỉ mới tập trung đầu tư khai thác ở một số điểm, sản phẩm du lịch còn đơn điệu nghèo nàn chưa thu hút được nhiều du khách, đặc biệt là khách quốc tế. - Vấn đề đầu tư cho tuyên truyền quảng bá du lịch, đào tạo nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành và cũng như chưa được tỉnh quan tâm đúng mức. - Chất lượng và phương pháp phục vụ mặc dù thường xuyên được cải tiến nhưng chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của du khách, trình độ đội ngũ cán bộ công nhân viên ngành du lịch chưa tương xứng với yêu cầu trong thời hội nhập với khu vực và quốc tế. - Theo quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, đã xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương. Xác định hướng đầu tư trong thời gian tới là xây dựng những khu du lịch tổng hợp, thu hút khách lưu trú lâu hơn và tăng khả năng chi tiêu của du khách. Đồng thời đề ra các giải pháp vừa phát triển vừa bảo vệ sự bền vững của môi trường, như: giải pháp về cơ chế chính sách, tổ chức quản lý, quy hoạch, quảng bá thị trường, xúc tiến đầu tư TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Trịnh Hạ Ái (2007), Du lịch An Giang Tiềm năng và định hướng, Luận văn thạc sĩ khoa học Địa Lý, Trường Đại học sư phạm TP. HCM, TP. HCM. 2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2010)- Báo cáo hội thảo quốc gia lần thứ II “Đào tạo nhân lực du lịch theo nhu cầu xã hội”, Hà Nội. 3. Lê Huy Bá, Thái Lê Nguyên (2006), Du lịch sinh thái, Nxb Khoa học và kỹ thuật, TP. HCM. 4. Lê Huy Bá (2002), Tài nguyên môi trường và phát triển bền vững, Nxb Khoa học và kỹ thuật, TP. HCM. 5. Cục thống kê tỉnh Tây Ninh, Niên giám thống kê các năm từ 2000 đến 2010. 6. Mai Thị Thùy Dung (2007), Tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tỉnh Dak Lak theo hướng bền vững, Luận văn thạc sĩ khoa học Địa Lý, Trường Đại học sư phạm TP. HCM, TP. HCM. 7. Nguyễn Ngọc Dũng (1999), Địa lý Tây Ninh giảng dạy trong trường phổ thông, Nxb Giáo Dục, TP. HCM. 8. Nguyễn Dược, Trung Hải (2008), Sổ tay địa danh Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 9. Thế Đạt (2005), Tài nguyên du lịch Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 10. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tây Ninh lần thứ IX (nhiệm kì 2010- 2015). 11. Ngô Văn Điểm (2004), Toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 12. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (2008), Giáo trình kinh tế du lịch, Nxb Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội. 13. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 14. Kỷ yếu hội thảo quốc gia- Phát triển du lịch Việt Nam trong bối cảnh tích cực, chủ động hội nhập quốc tế, Hà Nội ngày 29/06/2010. 15. Vũ Tự Lập (1999), Địa lý tự nhiên Việt Nam, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội, Hà Nội. 16. Luật du lịch (2007), Nxb Tư Pháp, Hà Nội. 17. Phạm Trung Lương (2000), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 18. Phạm Trung Lương (2002), Du lịch sinh thái- Những vấn đề về lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 19. Hoàng Thị Trà My (2009), Phát triển du lịch Thái Nguyên trong thời kì hội nhập, Luận văn thạc sĩ khoa học Địa lý trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội. 20. Đặng Văn Phan, Nguyễn Kim Hồng (2009), Địa lý kinh tế- xã hội Việt Nam thời kì hội nhập, Nxb Giáo dục, TP. HCM 21. Phạm Công Sơn (2009), Non nước Việt Nam, Nxb Văn hóa- thể thao 22. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tây Ninh (2009), Chương trình xúc tiến du lịch năm 2009. 23. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tây Ninh, Báo cáo hoạt động du lịch năm 2009 và kế hoạch năm 2010 ; Báo cáo du lịch năm 2010 và kế hoạch năm 2011. 24. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tây Ninh (2009), Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Tây Ninh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. 25. Lê Thông (2000), Địa lý các tỉnh và thành phố Việt Nam (tập 5 - Các tỉnh, thành phố cực Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 26. Lê Thông, Nguyễn Văn Phú, Nguyễn Minh Tuệ (2001), Địa lý kinh tế- xã hội Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 27. Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ (1998), Tổ chức lãnh thổ du lịch (Sách bồi dưỡng thường xuyên chu kì 1997- 2000 cho giáo viên PTTH và THCB), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 28. Tô Thị Thùy Trang (2009), Phát triển hoạt động marketing trong du lịch quốc tế tại tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2010-2015, Luận văn thạc sĩ kinh tế, trường Đại học Ngoại Thương TP. HCM, TP. HCM. 29. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên), Vũ Tuấn Cảnh, Lê Thông, Phạm Xuân Hậu, Nguyễn Kim Hồng (1999), Địa lý du lịch, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, TP. HCM. 30. Đỗ Thị Ánh Tuyết, Bùi Thiết (2006), Du lịch Việt Nam- Những điểm đến, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 31. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2005), Luật du lịch Việt Nam. 32. Bùi Thị Hải Yến, Phạm Hồng Long (2007), Tài nguyên du lịch, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 33. Bùi Thị Hải Yến (2006), Quy hoạch du lịch, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 34. Bùi Thị Hải Yến (2007), Tuyến điểm du lịch Việt Nam, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 35. Các trang Website về du lịch PHỤ LỤC - BẢNG BIỂU Bảng 1 Chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con người Hạng Ý nghĩa Nhiệt độ TB năm ( độ C ) Nhiệt độ TB tháng nóng nhất ( độ C ) Biên độ nhiệt TB năm (độ C ) Lượng mưa TB năm ( mm ) 1 Thích nghi 18- 24 24- 27 <6 1250- 1900 2 Rất thích nghi 24- 27 27- 29 6- 8 1900- 2550 3 Nóng 27- 29 29- 32 8- 14 > 2500 4 Rất nóng 29- 32 32- 35 14- 19 < 1250 5 Không thích nghi >32 >35 >19 < 650 Nguồn : Địa lý du lịch- NXB TP. HCM, 1999 Bảng 2 Danh sách các đơn vị lữ hành tại Tây Ninh STT TÊN ĐƠN VỊ ĐỊA CHỈ THÔNG TIN 1 Công ty cổ phần Lữ hành Tây Ninh 400 Đường 30/4, P1- Thị xã Tây Ninh GĐ: Hồ PHước Đức (01/2009) 0913.787.595 - 3818819 Phòng bán vé máy bay 2 CTy TNHH TM-DL-XNK Nguyễn Gia 1 81A Đường 30/4 Thị xã Tây Ninh nguyengia_travel@yahoo.co m GĐ: Nguyễn Thanh Hải 0918.083.854 3 CTy TNHH TM-DL-XNK Phú Sĩ Chi nhánh Trung tâm DV-DL Phú Sĩ 1 45 Nguyễn Văn Linh – Long Thành Bắc – HT - TN www.dulichphusi.com GĐ: Huỳnh Kim Phú (8/2007) 0919.041.140 4 Cty TNHH TM-DL Hoa Hướng Dương 222A Đường Trần Hưng Đạo KP 1 – Phường 1 – Thị xã Tây Ninh GĐ: Lê Thị Ngọc Huệ (6/2008) 5 Công ty cổ phẩn Vận tải Tây Ninh Dịch vụ lữ hành Phương Nam 02 Trưng Nữ Vương – Phường 2 –Thị xã Tây Ninh GĐ: Nguyễn Xuân Thự STT TÊN ĐƠN VỊ ĐỊA CHỈ THÔNG TIN 6 Cty TNHH Tây Ninh Tours 016 Đường Lê Lợi – KP3 –P3- TXTN GĐ: Chung Thị Thu Trang (5/2009) 0919.124.048 7 Cty TNHH Một thành viên DV- DL Long Điền Sơn Ấp Ninh Trung – xã Ninh Sơn – Thị xã Tây Ninh GĐ: nguyễn Văn Nung - 0913.708.707 PGĐ: Đoàn Thị Chinh - 0913.647.758 8 Công ty CP Cáp treo Núi Bà Tây Ninh Xã Ninh Sơn - Thị xã Tây Ninh GĐ: Phạm Văn Phước 9 Công ty Cổ phần DL-TM Tây Ninh 210 B Đường 30/4 – Thị xã Tây Ninh www.tanitour.com.vn tanitour@hcm.vnn.vn GĐ: Nguyễn Thái Bình 0913.884.023 PGĐ:Lê Văn Liêm Nguồn : Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tây Ninh, năm 2010 Bảng 3 Hiện trạng cơ sở lưu trú của Tây Ninh STT CHỦ QUẢN TÊN CƠ SỞ ĐỊA ĐIỂM SỐ PHÒNG SỐ GIƯỜNG I THỊ XÃ TÂY NINH 1 Cty CP khách sạn và lữ hành TN Hòa Bình (2 sao) 210 - Đường 30/4 - Phường III 93 196 2 Ngân hàng Công thương TN Anh Đào (1 sao) 143 - Đường 30/4 - Phường I 18 43 3 Cty CP Phương Mai Việt Phương 1B - Đường 30/4 - Phường III 21 37 4 Huỳnh Ngọc Khanh Thiên Ngân 815B - CMT8 - Phường Hiệp Ninh 16 5 Cty du lịch Tây Ninh (Khu di tích LSVH núi Bà) Thùy Dương I, II Khu di tích LSVH núi Bà - xã Ninh Sơn 11 11 6 Cty du lịch Tây Ninh Hòa Bình 15 - CMT8 - xã Ninh Thạnh 25 25 7 Nguyễn Ngọc Hoa Nhi Anh Anh F55/6C Hiệp An - Hiệp Tân - Hoà Thành 11 11 8 Võ Nguyễn Quế Phương Á Đông H72/2 - Khu phố 4 - Phường IV 12 12 9 Nguyễn Thanh Vũ Diễm Hồng 213 - Khu phố 2 - Phường IV 10 14 10 Nguyễn Văn Hạnh Kim Loan Đường 790 - Ninh Tân - Ninh Sơn 24 11 Trần Thanh Đông Khánh Phương Đường 790 - Ninh Tân - Ninh Sơn 26 12 Vương Văn Nghiệp Ngọc Mai Khu phố 3 - Phường IV 12 12 13 Trịnh Đình Công Mỹ Hạnh I139/10 Ninh Lợi - Ninh Thạnh 14 14 14 Ngô Thùy Dương Thuỳ Dương 6A/70 - Trương Quyền - Kp 5 - P.1 15 15 15 Huỳnh Thị Kim Chi Thanh Phong I134/2 Ninh Lợi - Ninh Thạnh 35 35 16 Huỳnh Thị Kim Chi Thanh Phong II A7/6 - Ninh Lợi - Ninh Thạnh 10 10 17 Trần Thanh Dũng Thanh Mỹ Tổ 17 - Ninh Hòa - Ninh Thạnh 17 17 18 Nguyễn Văn Tám Thiên Hương 1129 - CMT8 - Kp Hiệp Nghĩa - Hiệp Ninh 10 10 19 Đoàn Thị Chinh Anh Khoa 559 - Đường CMT8 - Khu phố 2 - Phường III 11 15 20 Nguyễn Văn Hạnh Kim Loan 252 - Trần Hưng Đạo - Kp 1 - P1 22 22 21 Nguyễn Thị Phương Thùy Trang Ninh Lợi - Ninh Thạnh 10 10 22 Nguyễn Đăng Tam Bình Dân Khu phố 2 - Phường I 16 16 23 Nguyễn Thị Ngọc Phương Vân Nga 210 - Khu phố 2 - Phường IV 12 18 24 Lê Thị Thu Nguyệt Đồng Quê 2A/23 Trưng Nữ Vương, KP5 P.1 18 25 Nguyễn Thị Ngọc Sương Nguyễn Đạt 219 Trần Hưng Đạo - Kp 1 - P1 15 15 26 Nguyễn Việt Trung Song Lam 157 Đại lộ 30/4 - P3, Thị xã Tây Ninh 40 60 27 Nguyễn Thị Ánh Diệp Ánh Diệp Khu phố 4 - Phường 3 20 31 28 Võ Công Tâm Thuỳ Dương III 6A/70 Khu phố 5 - Phường 1 18 18 29 Nguyễn Minh Anh Xuân Dung 1123 CMT8 - Phường Hiệp Ninh 16 16 30 Nguyễn Tâm Đức Duy Anh 2/6 Hiệp Nghĩa - Phường Hiệp Ninh 10 10 31 Cao Ng Bá Phước Trung Thành Hiệp Bình - Hiệp Ninh 17 17 32 Nguyễn Thị Ngọc Thuý Huỳnh Phúc Thạnh Trung - Thạnh Tân 16 16 33 Trần Thanh Đông Khánh Phương Ninh Tân- Ninh Sơn 24 24 34 Nguyễn Thị Hoá Quyên Ninh Phước - Ninh Thạnh 15 18 35 Nguyễn Tấn Đức Song Quê 9/2A Hẻm 59 CMT8-Kp 2- Phường 3 17 II HUYỆN GÒ DẦU 36 Lê Anh Dũng Song Mai Trâm Vàng - Thanh Phước 16 16 37 Lê Hồng Điệp Thanh Thanh Bình Ô 2 - Trâm Vàng - Thanh Phước 18 38 Lê Thị Rìa Thuận Thành II Ấp Bàu Vừng - Phước Trạch 15 15 39 Lê Thị Kim Lệ Thông Ngọc Ô2/220 - Thanh Hà - Thị trấn 15 15 40 Đặng Hồng Mai Hồng Mai Tổ 16 - Ấp Giữa - Hiệp Thạnh 20 20 41 Đặng Bạch Huệ Trâm Vàng 31 Trâm Vàng - Thanh Phước 12 12 42 Nguyễn Thị Hải Thanh Thuỷ Ấp Chánh - Hiệp Thạnh 16 16 43 Lê Anh Mỹ Anh Mỹ Trâm Vàng - Thanh Phước 12 12 44 Nguyễn Văn Hào 115 KP1/151AB - Khu phố I - Thị Trấn 12 12 45 Lê Văn Hòa Thanh Tuấn Phước Đức - Phước Đông 10 10 46 Phan Công Minh Thanh Như Rạch sơn - Thị trấn 34 34 47 Nguyễn Minh Luật Cẩm An - Cẩm Giang 15 15 48 Sa Pa Trâm Vàng - Thanh Phước 15 14 III HUYỆN TRẢNG BÀNG 49 Trần Văn Cường Tây Thi 40 Đường Xuyên Á - Kp Gia Huỳnh - TTr 13 16 50 Phạm Thị Quyên Gia Hội Đường Xuyên Á - Hòa Bình - An Hòa 12 12 51 Phạm Thị Thuận Thuận Duy Đường Xuyên Á - An Bình - An Tịnh 10 10 52 Nguyễn Văn Cam Lưu Luyến 1602A2 Đường Xuyên Á - An Bình - An Tịnh 10 12 53 Đặng Hồng Mai Đăng Rương Đường Xuyên Á - An Bình - An Tịnh 10 10 54 Võ Văn Phương Anh Khoa Lộc Thành - Thị trấn 10 10 55 Nguyễn Quang Mỹ Đức Hiền Lộc An- Thị trấn Trảng Bàng 14 14 56 Nguyễn Thị Ngọc Út Hùng Cường An Lợi - An Hoà 22 24 57 Phạm Thế Mỹ Mỹ Vân Lộc Trát - Gia Lộc 14 14 58 Mỹ Trinh Lộc Trát - Gia Lộc 10 10 59 Nguyễn Văn Lia Thanh Như 2 Số 3397 Ấp Suối Sâu - An Tịnh 34 IV HUYỆN DƯƠNG MINH CHÂU 60 Dương Văn Thừa Bảo Duy Thuận An - Truông Mít 10 10 61 Ngô Thị Năm Thanh Hiền Khởi Trung - Cầu Khởi 10 11 62 Nguyễn Thị Lài Hồng Liên Tổ 9 ấp Ninh Phú, Bàu Năng 27 27 63 Trần Văn Công Hồng Ngọc Ninh Hoà - Bàu Năng 10 10 V HUYỆN HÒA THÀNH 64 Nguyễn Minh Hoàng Hoàng Gia I A5/10 Hiệp An - Hiệp Tân 15 20 65 Văn Kim Lan Hoàng Gia II E4/1 Hiệp Long - Hiệp Tân 29 25 66 Phạm Thị Bích Liên Vy Vũ 37/11B Ca Bảo đạo - Thị trấn Hòa Thành 17 17 67 Trần Thị Lắng Ngọc Thành 71/9D Long Mỹ - Long Thành Bắc 14 68 Phạm Mạnh Hùng Phương Đông 92/7 Long Chí - Long Thành 13 13 Trung 69 Nguyễn Quốc Bình Như Bình Long Chí - Long Thành Trung 10 10 70 Lê Thị Trúc Mai Mai Thanh Trúc 32/1B Long Chí - Long Thành Trung 11 71 Lê Thị Trúc Mai Quốc Thái Tổ 7, ô 3 Trường Ân - Trường Đông 11 72 Huỳnh Văn Suông Yến Anh 99/5 Báo Quốc Từ, Long Chí, Long Thành Trung 15 15 73 Đặng Thị Thu Ba Hoa Đăng C1/7A Châu Văn Liêm Hiệp Long - Hiệp Tân 10 74 Nguyễn Thị Ngọc Thu Trường An 37/5 Khu phố 4 - Thị trấn Hòa Thành 19 19 75 Nguyễn Thị Ngọc Thu Trường An II 42/2 Khu phố 4 - Thị trấn Hòa Thành 20 20 76 Huỳnh Quế Âm Phương Linh I D16/3 Hiệp Hoà - Hiệp Tân 22 22 77 Nguyễn Thanh Tòng Phương Nam 47/3 Cao Bảo Đạo - Hiệp Định - Hiệp Tân 14 14 78 Nguyễn Thị Thân Long Thiên E3/10 Hiệp Long - Hiệp Tân 15 15 79 Hồ Trung Thành Hồng Phúc 62/5 Long Mỹ - Long Thành Bắc 10 10 80 Phạm Thị Anh Thư An Đông 70/1B Long Mỹ, Long Thành Bắc, Hòa Thành 19 81 Nguyễn Thị Anh Thảo Phương A5/3 Châu Văn Liêm - Hiệp Long -Hiệp Tân 12 12 VI HUYỆN TÂN BIÊN 82 Dương Gia Hoa Hoa Hồng Tổ 41 - Thị trấn Tân Biên 12 12 VII HUYỆN CHÂU THÀNH 83 Mai Xuân Nhật Mỹ Anh Bình Hòa - Thái Bình 12 12 VII I HUYỆN BẾN CẦU 84 Nguyễn Văn Giao Thanh Tâm Khu phố 2 - Thị Trấn 11 14 85 Trang Thị Khía Tiến Dũng 881 Mộc Bài - Bến Cầu 16 16 86 Nguyễn Thị Thuỷ Thuỷ An Thuận Tây - Lợi Thuận 24 24 87 Nguyễn Thị Hồng Thiên Hồng Thuận Tây - Lợi Thuận 11 11 88 Nguyễn Văn Giao Đức Tâm Thuận Tây - Lợi Thuận 10 Nguồn : Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tây Ninh, năm 2010 Bảng 4 Danh mục các di tích lịch sử văn hoá Tây Ninh đến năm 2009 STT TÊN DI TÍCH THỜI GIAN CÔNG NHẬN ĐANG ĐƯỢC KHAI THÁC DẠNG TIỀM NĂNG I Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia 1 Địa đạo An Thới QĐ số 937 QĐ/BT ngày 23/07/1993  2 Đình Gia Lộc QĐ số 3211/QĐ/BT ngày 12/12/1994  3 Căn cứ Tỉnh ủy Tây Ninh tại Bời Lời QĐ số 02/1999/QĐ-BVHTT, 29/01/1999  4 Tháp Bình Thạnh QĐ số 937 QĐ/BT ngày 23/07/1993  5 Đình An Tịnh QĐ số 3211/QĐ/BT ngày 12/12/1994  6 Căn cứ Thanh niên Cách mạng Trảng Bàng tại Rừng Rong QĐ số 51/2001/QĐ-BVHTT, 27/12/2001  7 Căn cứ Trảng Bàng tại vùng Tam giác sắt QĐ số 72/2004/QĐ-BVHTT, 23/08/2004  8 Căn cứ lõm vùng ruột Gò Dầu QĐ số 62/2003/QĐ-BVHTT, 27/11/2003  9 Địa đạo Lợi Thuận QĐ số 1430/QĐ-BT, ngày 12/10/1993  10 Căn cứ Dương Minh Châu QĐ số 61/1999/QĐ-BVHTT, 13/09/1999  11 Đình Long thành QĐ số 1430/QĐ-BT, ngày 12/10/1993  12 Căn cứ Xứ ủy Nam Bộ (X40-Đồng Rùm) QĐ số 61/1999/QĐ-BVHTT, 13/09/1999  13 Núi Bà Đen QĐ số 100-VH-QĐ ngày 21/01/1989  14 Đình Hiệp Ninh QĐ số 1430-QĐ/BT, ngày 12/10/1993  15 Đình Thái Bình QĐ số 3211-QĐ/BT, ngày 12/12/1994  16 Địa điểm chiến thắng Tua Hai QĐ số 937/QĐ-BT ngày 23/07/1993  17 Di tích khảo cổ học Gò Cổ Lâm QĐ số 3211/QĐ-BT, ngày 12/12/1992  18 Tháp Chóp Mạt QĐ số 937-QĐ/BT ngày 23/07/1993  19 Căn cứ Ban An Ninh TW Cục Miền Nam QĐ số 3777-QĐ/BT ngày 23/12/1995  20 Khu căn cứ Trung ương Cục QĐ số 839-QĐ, ngày 31/08/1990  21 Căn cứ Mặt Trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam QĐ số 3518-QĐ/BT ngày 04/12/1998  22 Căn cứ Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam QĐ số 3518/1998-QĐ- BVHTT, 4/12/1998  II Di tích lịch sử văn hóa cấp địa phương 23 Đình Gia Bình QĐ số 274/QĐ-CT ngày 27/12/2001  24 Căn cứ Biệt động Trảng Bàng QĐ số 118/QĐ-CT ngày 29/04/2002  25 Địa điểm lưu niệm B10-B22 Giao Bưu Vân TN QĐ số 119/QĐ-CT ngày 29/04/2002  26 Đình Trung Phước Hiệp QĐ số 120/QĐ-CT ngày 29/04/2002  27 Ngôi mộ ông cả Đặng Văn Trước QĐ số 249/QĐ-CT ngày  28/07/2003 28 Đền thờ ông cả Đặng Văn Trước QĐ số 179/QĐ-CT ngày 11/08/2004  29 Chùa Phước Lưu QĐ số 180/QĐ-CT ngày 11/08/2004  30 Đình An Hoà QĐ số 96/QĐ-CT ngày 26/04/2004  31 Bảo Cẩm Giang và đền thờ Huỳnh Công Thắng QĐ số 493/QĐ-CT ngày 08/11/1993  32 Gò – chùa Cao Sơn QĐ số 270/QĐ-CT ngày 27/12/2001  33 Đình Trung QĐ số 272/QĐ-CT ngày 27/12/2001  34 Đình Phước Trạch QĐ số 266/QĐ-CT ngày 27/12/2001  35 Lăng mộ quan đại thần Huỳnh Công Thắng QĐ số 252/QĐ-CT ngày 28/07/2003  36 Đình Thanh Phước QĐ số 177/QĐ-CT ngày 11/8/2004  37 Đình Cẩm An QĐ số 178/QĐ-CT ngày 11/8/2004  38 Thành bảo Long Giang QĐ số 74/QĐ-CT ngày 13/6/1998  39 Đình Long Giang QĐ số 73/QĐ-CT ngày 13/6/1998  40 Di chỉ khảo cổ học đá mới gò Dinh ông QĐ số 75/QĐ-CT ngày 13/06/1998  41 Bến Đình QĐ số 72/QĐ-CT ngày 13/06/1998  42 Đình Long Thuận QĐ số 121/QĐ-CT ngày 29/04/2002  43 Căn cứ Rừng Nhum QĐ số 122/QĐ-CT ngày 29/04/2002  44 Đình Trung Long Khánh QĐ số 250/QĐ-CT ngày 28/07/2003  45 Căn cứ Bàu Rong (Ban An Ninh Tây Ninh) QĐ số 03/QĐ-CT ngày 05/01/2004  46 Đình Long Chữ QĐ số 248/QĐ-UBND ngày 22/11/2005  47 Chùa Bửu Long QĐ số 247/QĐ-UBND ngày 22/11/2005  48 Đình thần Phước Hội QĐ số 248/QĐ-CT ngày 28/7/2003  49 Ngôi mộ cụ Trần Văn Thiện QĐ số 71/QĐ-CT ngày 13/06/1998  50 Căn cứ Huyện ủy Toà Thánh QĐ số 141/QĐ-CT ngày 27/09/1999  51 Đình Trường Đông QĐ số 269/QĐ-CT ngày 27/12/2001  52 Đình Trường Tây QĐ số 246/QĐ-UBND ngày 22/11/2005  53 Cơ sở Tỉnh uỷ Tây Ninh QĐ số 139/QĐ-CT ngày 27/09/1999  54 Nhà lưu niệm cơ sở Tỉnh uỷ Tây Ninh QĐ số 142/QĐ-CT ngày 27/9/1999  55 Đền thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo QĐ số 267/QĐ-CT ngày 27/12/2001  56 Khu chứng tích Cầu Quan QĐ số 268/QĐ-CT ngày 27/12/2001  57 Miếu Quan Thánh Đế Quân QĐ số 271/QĐ-CT ngày 27/12/2001  58 Chùa Khơ me –Khe Đon QĐ số 117/QĐ-CT ngày  29/04/2002 59 Thiên Hậu Miếu QĐ số 125/QĐ-CT ngày 29/04/2002  60 Khám Đường Tây Ninh (Trại giam) QĐ số 126/QĐ-CT ngày 29/04/2002  61 Chùa Phước Lâm QĐ số 245/QĐ-UBND ngày 22/11/2005  62 Căn cứ Bộ đội Hải ngoại 1-SiVôTha QĐ số 138/QĐ-CT ngày 27/09/1999  63 Địa điểm lưu niệm vành đai diệt Mỹ Trảng lớn QĐ số 136/QĐ-CT ngày 27/09/1999  64 Căn cứ Huyện ủy Châu Thành QĐ số 137/QĐ-CT ngày 27/09/1999  65 Đình Thanh Đông QĐ số 273/QĐ-CT ngày 27/12/2001  66 Đình Trung-Trí Bình QĐ số 123/QĐ-CT ngày 29/04/2002  67 Chiến thắng Thanh Điền tháng 3/1946 QĐ số 124/QĐ-CT ngày 29/04/2002  68 Ngôi mộ ông Trương Quyền QĐ số 251/QĐ-CT ngày 28/07/2003  69 Cơ sở Đảng đầu tiên tỉnh Tây Ninh tại Giồng Nần QĐ số 244/QĐ-UBND ngày 22/11/2005  70 Lăng mộ quan lớn Trà Vong QĐ số 135/QĐ-CT ngày 27/09/1999  71 Khu Chứng tích tội ác quân Khơ Me Đỏ (Pôn pốt-Iêng SaRi) QĐ số 265/QĐ-CT ngày 27/12/2001  72 Khu lưu niệm Trường Sĩ quan Lục quân 2 QĐ số 176/QĐ-CT ngày 11/08/2004  73 Đền thờ ông lớn Trà Vong Huỳnh Công Giản QĐ số 249/QĐ-UBND ngày 22/11/2005  74 Căn cứ Ban Hoa Vận Trung ương miền Nam QĐ số 250/QĐ-UBND ngày 22/11/2005  III Di tích cách mạng 75 Núi Bà Đen  IV Bảo tàng 76 Bảo tàng Tây Ninh Ngày 09/ 09/ 1980  V Công trình kiến trúc 77 Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh  VI Lễ hội truyền thống 78 Đình Gia Lộc  79 Đình An Tịnh  80 Đình Long Thành  81 Đình Hiệp Ninh  82 Đình Thái Bình  83 Đình Gia Bình  84 Đình Trung Phước Hiệp  85 Đình An Hoà  86 Đình Trung  87 Đình Phước Trạch  88 Đình Thanh Phước  89 Đình Cẩm An  90 Đình Long Giang  91 Đình Long Thuận  92 Đình Trung Long Khánh  93 Đình Long Chữ  94 Đình Trường Đông  95 Đình Trường Tây  96 Đình Thanh Đông  97 Đình Trung-Trí Bình  98 Lễ hội Động Kim Quang  99 Hội Xuân Núi Bà  VII Lễ hội tôn giáo 100 Lễ Điện Đức Chí Tôn  101 Hội Yến Diêu Trì Cung  VIII Lễ hội dân gian 102 Lễ Vía Bà Linh Sơn Thánh Mẫu  IX Hang động 103 Động Kim Quang (KDL Núi Bà)  104 Hang Rồng (KDL Núi Bà)  105 Động Thanh Long (KDL Núi Bà)  X Vườn Quốc Gia / Khu BTTN 106 Vườn Quốc Gia Lò Gò – Xa Mát QĐ số 166/2002/QĐ-UB, ngày 31/12/2002  107 Rừng đặc dụng Lịch sử Núi Bà QĐ số 83/QĐ-UB, ngày 8/4/1998  XI Cảnh quan 108 Khu Du lịch Sinh thái Trảng Bàng  109 Khu DLST Vườn Quốc Gia Lò Gò – Xa Mát  110 Công viên Văn hoá Bàu Cà Na  111 Núi Bà Đen  112 Khu Du lịch Sinh thái Mộc Bài  XII Hồ nước, thác nước 113 Hồ Dầu Tiếng Năm 1985  Nguồn : Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tây Ninh, năm 2010 PHỤ LỤC – HÌNH ẢNH Hoàng hôn trên núi Bà Đen Tây Ninh Chùa Bà Đen ở Tây Ninh Tượng Phật tổ nằm trên núi Bà Đen Tây Ninh Hệ thống cáp treo Bà Đen Hệ thống Máng trượt núi Bà Đen Hang rồng trên núi Bà Đen Tòa Thánh Tây Ninh Các tín đồ Cao đài trong một buổi cầu nguyện trước Đền Thánh Một số hình ảnh về Khu căn cứ Trung Ương Cục Miền Nam Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải (mặc áo khoác sẫm ) chụp ảnh lưu niệm cùng các CCB trong lần về thăm Căn cứ Trung ương Cục tháng 12.2010. Hồ Dầu Tiếng- Công trình thủy nông lớn nhất Việt Nam Một số hình ảnh về khu du lịch Long Điền Sơn- Tây Ninh Tháp Chót Mạt- Tân Biên- Tây Ninh Tháp cổ Bình Thạnh- Trảng Bàng- Tây Ninh Vườn Quốc gia Lò Gò- Xa Mát Chợ Long Hoa- Tây Ninh Di tích chiến thắng Tua Hai- Đồng Khởi Khu kinh tế cửa khẩu Xa Mát, Mộc Bài và siêu thị miễn thuế GC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphat_trien_du_lich_tinh_tay_ninh_thoi_ki_hoi_nhap_1982.pdf
Luận văn liên quan