Bo Kẹo là một trung tâm phấn phối khách du lịch miền Bắc và là tỉnh có tài nguyên
du lịch đa dạng và phong phú phù hợp với yêu cầu tham quan của du khách trong nước và
nước ngoài. Phát triển du lịch tỉnh Bo Kẹo trong thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả
đáng khích lệ, cơ sở hạ tầng được xây dựng cải thiện khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng ăn
uống, đường giao thông “đường ô tô, đường sông, đường hàng không” được nâng cấp theo
hướng hội nhập với các tỉnh trong nước và đồng thời hội nhập với các nước trong khu vực
để cùng nhau phát triển. Du lịch Bo Kẹo cũng đã có những đóng góp không nhỏ vào tăng
trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu, tạo việc làm, tăng thu nhập của một bộ phận cư dân
trên địa bàn.
104 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2635 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng sản phẩm nông - lâm nghiệp chiếm 46,2% GDP, giảm 7,62% so với năm
2010.
Tổng sản phẩm công nghiệp chiếm 17,0% GDP, tăng 4,02% so với
năm 2010.
Tổng sản phẩm dịch vụ chiếm 36,8%, tăng lên 3,6% so với năm 2010
Về đầu tư cho từng năm chiếm 25 - 30% GDP, trong đó đầu tư từ ngân sách nhà
nước chiếm 10 - 12% GDP
Về đời sống nhân dân sẽ được cải thiện, nâng cao trình độ dân trí, đảm bảo có việc
làm cho người lao động.
Dự báo phát triển du lịch
Về du lịch, năm 2015 tỉnh Bo Kẹo tập trung vào phát triển du lịch hợp tác với nhân
dân:
Một là, phát triển điểm du lịch nước nóng khu vực bàn Nặm Phà. Vốn đầu tư là
256.677.500 kíp(trong nước và nước ngoài)
Hai là, phục hồi điểm du lịch Núi (Phu xì phà), khu vực làng Chiêng Tong huyện
Pác Tha. Dự án đầu tư với tổng số 132.981.000 kíp
Ba là, phát triển điểm du lịch Núi Nhà Kha (Pasà 300 năm Mương Mâng).
Bốn là, phát triển điểm du lịch Nặm Nhù (Trạm lính cũ của Mỹ).
Năm là, phát triển điểm du lịch hang Huổi Kụt, Hang Ngu Lươm Mương Pha
Uđôm.
Sáu là, phát triển điểm du lịch Phu Sa Then Mương Par Tha.
Bảy là, phục hồi dân tộc khut Kẹo (khai thác đá quý của dân) thành một loại điểm
du lịch.
Đến năm 2015, dự báo khách du lịch đến tỉnh Bo Kẹo 230.000 người, khách ra
117.000 người, tổng cộng 347.000 người. Năm 2020, dự tính là 337.900 người, khách ra
khoảng 171.900 người tổng cộng 510.900 người.
Đến năm 2020, tập trung vào phát triển điểm du lịch hang động Pha Bạt nối bàn Pạ Nạ
khu vực Nặm nhon, phát triển điểm du lịch Nước Nóng Huổi Pụng Lọ Mương Mâng và xây dựng
phát triển điểm du lịch Phu Xì Phà Mương Pác Tha.
Bảng 3.1: Dự báo về lượng khách nội địa, khách quốc tế
ĐVT: nghìn người
Phương
án
loại khách
du lịch
hạng mục 2009 2010 2015
Phương
án 1
Khách quốc tế
Tổng số lượt khách
Ngày lưu trú
Tổng số ngày khách
132.000
1
132
141.000
1
141
230.000
3
690
Khách nội địa
Tổng số lượt khách
Ngày lưu trú
Tổng số ngày khách
32.32
0
396
37.168
4
148
62.900
5
314
3.2. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH BO KẸO
- Phát triển du lịch và hội nhập du lịch trong khu vực.
Với vị trí, địa hình của đất nước nói chung, của tỉnh nói riêng, loại hình du lịch và
giao thông của tỉnh có thể hội nhập với các tỉnh trong nước và các nước láng giềng .
Nghị quyết Đại hội III Đảng bộ tỉnh Bo Kẹo đã xác định tập trung phát triển vào
Huyện Huổi Sai và huyện Tổn Phầng trở thành trung tâm du lịch của tỉnh với mục tiêu
phấn đấu là:
Phát triển về nguồn nhân lực nhất là đào tạo cán bộ chuyên môn, cán bộ quản lý du
lịch, hướng dẫn viên và công an du lịch giỏi cả chuyên môn và biết về ngoại ngữ. Thúc
đẩy và củng cố, nâng cao chất lượng của các công ty du lịch gắn liền với cải thiện chính
sách và nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước. Xây dựng hạ tầng cơ sở của du lịch với
chung sức của Nhà nước với tư nhân, đầu tư vào phát triển khu du lịch văn hoá, lịch sử,
thiên nhiên như:
+ Khu du lịch thành phố Su Văn Nạ Khôm Khăm năm 2005-2006
+ Khu du lịch văn hoá các dân tộc Đon Sao 2005 -2006
+ Khu du lịch Nước Nóng Nặm Khâng 2007-2008
+ Khu du lịch Nặm Can 2005 -2006
+ Khu du lịch Hín Sa Va Ling 2008 -2009
Phát triển khu du lịch Đon Sao trở thành khu du lịch có thể thu hút khách du lịch
trong và ngoài nước càng ngày nhiều hơn và nâng cấp chất lượng dịch vụ bán hàng đồ lưu
niệm và xây dựng đường ô tô ra - vào, trồng cây xanh, vườn hoa đồng thời xây dựng nhà
hàng ăn - uống, phòng vệ sinh, nâng cấp chất lượng quản lý và kêu gọi vốn đầu tư để xây
kè bờ sông Mê Kông. Ngoài ra, còn có dự án thẩm định kiểm tra khu du lịch huyện Pác
Tha, huyện Phá Uđôm và huyện Mương Mâng nhất là khu phát triển Nặm Nhù (hang Phạ
Bat). Tiếp tục thúc đẩy mở rộng xây dựng khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng ăn - uống, bar ở
các huyện có chất lượng cao. Tất cả nhằm phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh để hội nhập
với các tỉnh lân cận và quốc tế nhất là Trung Quốc (Nhu Nan, 12 Phăn Na, Xiêng Hung)
Thái Lan(Xiêng Rai) Myanma (Tha Khì Lêch) [27, tr.3].
- Phát triển du lịch trong mối quan hệ với các ngành kinh tế khác
Phát triển du lịch tỉnh Bo Kẹo tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau:
Một là, huy động tổng hợp mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế trong tỉnh,
trong nước và ngoài nước để khai thác một cách có hiệu quả các tiềm năng du lịch, đưa du
lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển nhanh và bền vững góp phần đẩy mạnh
sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh.
Hai là, tập trung đầu tư có trọng điểm và đồng bộ về xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ
sở vật chất - kỹ thuật, tôn tạo danh lam, thắng cảnh, di tích văn hoá, di tích lịch sử ở các
khu du lịch. Coi đây là yếu tố quyết định sự phát triển của du lịch. Xây dựng cơ chế, chính
sách vừa ưu đãi các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật du
lịch, hoạt động kinh doanh du lịch…,vừa đảm bảo môi trường thông thoáng thuận lợi trong
kinh doanh dịch vụ trên cơ sở các quy hoạch đã được phê duyệt.
Ba là, phát triển du lịch phải gắn liền với giữ gìn và phát huy truyền thống địa
phương, bản sắc văn hoá dân tộc, nhân phẩm con người, nâng cao trình độ dân trí, lòng
yêu quê hương đất nước, chống các tệ nạn xã hội và mê tín dị đoan, bảo vệ môi trường
sinh thái và cảnh quan thiên nhiên.
Bốn là, phát triển du lịch kết hợp chặt chẽ với củng cố và tăng cường quốc phòng,
an ninh.
Năm là, phát triển hai huyện Huổi Sai và Tổnh Phầng thành trung tâm du lịch.
- Huy động nguồn lực cho phát triển du lịch
Để các chỉ tiêu kế hoạch đạt được, phải phấn đấu từ nay đến năm 2010 phải tạo điều
kiện thúc đẩy kinh tế - xã hội ở mức tăng trường bình quân 7%/năm.
Phát huy vai trò của các thành phần kinh tế nhằm khơi dậy mọi khả năng, khai thác
có hiệu quả mọi nguồn lực như: vốn, kỹ thuật, tri thức, lao động, theo cơ chế thị trường có
sự quản lý của nhà nước. Tỉnh Bo Kẹo sẽ tạo cơ chế, chính sách đồng bộ tạo điều kiện
thuận lợi để các cơ sở kinh doanh du lịch thuộc các thành phần kinh tế cùng nhau phát
triển.
Trong cơ cấu các thành phần kinh tế hoạt động trong ngành du lịch của tỉnh, thành
phần kinh tế nhà nước cần giữ vai trò chủ đạo, là lực lượng hướng dẫn mở đường, là đầu
mối tổ chức các cơ sở kinh doanh khu vực ngoài quốc doanh. Ở đây, vai trò Nhà nước rất
quan trọng, Nhà nước vừa là người tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng vừa là người
chỉ đạo tổ chức các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực này.
- Đảm bảo nguyên tắc bền vững trong phát triển du lịch
Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng du lịch hiện
tại của du khách và người dân sở tại trong khi cần quan tâm việc bảo tồn và tôn tạo các
nguồn tài nguyên bảo đảm sự phát triển hoạt động du lịch trong tương lai. Du lịch bền vững
sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thoả mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội,
thẩm mỹ của con người, trong khi vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hoá, đa dạ sinh học,
sự phát triển của các thế hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cuộc sống của con người.
Trong bối cảnh hiện nay, một vấn đề không thể xem nhẹ là: phát triển du lịch có thể
gây tổn hại về môi trường, tài nguyên sinh thái ở nhiều vùng làm biến dạng các công trình
văn hoá, lịch sử thậm chí còn kéo theo cả một số tệ nạn xã hội gây tác động xấu đến chất
lượng cuộc sống của người dân địa phương. Tình trạng rác thải, tắc nghẽn giao thông… tại
các điểm du lịch cũng là hiện tượng đáng quan tâm. Phân tích theo cặp phạm trù “ nhân -
quả” giữa du lịch và môi trường thì du lịch là nguyên nhân gây ra nạn ô nhiễm môi trường
và đến lượt nó, du lịch phải chịu hậu quả xấu do môi trường bị ô nhiễm, hạn chế đến khả
năng phát triển của ngành du lịch. Vì vậy, phát triển du lịch bền vững là một nội dung
quan trọng trong quan điểm chỉ đạo có tính nguyên tắc trong quá trình phát triển của ngành
du lịch.
Những nguyên tắc cơ bản của sự phát triển du lịch bền vững tỉnh Bo Kẹo được xác
định là:
- Những tài nguyên du lịch tự nhiên, lịch sử văn hoá và những tài nguyên khác cần
được bảo tồn với những mục đích khai thác lâu dài trong hiện tại mà vẫn bảo đảm được lợi
nhuận cho cả tương lai.
- Những hoạt động về phát triển du lịch cần được quy hoạch và quản lý, không gây
tác động tiêu cực đến tài nguyên, môi trường.
- Chất lượng của môi trường tự nhiên cũng như môi trường xã hội cần phải được
bảo vệ và cải thiện trong quá trình khai thác du lịch.
- Cần chú ý sự hài lòng của du khách để tạo lập được uy tín và sự hấp dẫn của du
khách đã tham quan. Đồng thời qua kênh thông tin lan truyền từ người này đến người
khác, có thể phổ biến rộng rãi đối với những người chưa từng đến.
- Đối với cơ quan Nhà nước, các cơ quan quốc gia về du lịch và các đại diện những
tổ chức thương mại thì nhiệm vụ quan trọng nhất là việc xây dựng hệ thống cơ chế, chính
sách nhằm đưa mục tiêu phát triển bền vững thành hiện thực.
- Đối với các doanh nghiệp thì mục tiêu cơ bản là xây dựng hệ thống cơ chế quản
lý mà trong đó lấy việc phát triển bền vững là nguyên tắc cơ bản, đồng thời tích cực tìm
kiếm những giải pháp để biến những mục tiêu phát triển bền vững thành hiện thực.
Các nguyên tắc bền vững trong phát triển du lịch trên cần dựa trên các nội dung
sau:
Một là, dựa vào lợi thế tiềm năng và phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội của tỉnh, địa phương.
Hai là, hoạt động theo hướng du lịch văn hoá, lịch sử và tự nhiên với sự hợp tác
toàn dân.
Ba là, đảm bảo tính tồn tại gắn với bảo vệ môi trường, xã hội và phong tục tập quán
tốt đẹp của dân tộc.
Bốn là, thúc đẩy và phát triển sản phẩm trong nước để đáp ứng yêu cầu của du
khách trong và nước ngoài.
Năm là, nhằm phát triển du lịch trong nước và du lịch hợp tác quốc tế.
Sáu là, nhằm vào điểm du lịch nổi tiếng cả về tạo sản phẩm du lịch mới có thể cạnh
tranh trong nước và quốc tế.
3.3. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH BO KẸO
3.3.1. Nhóm giải pháp về tổ chức du lịch trên địa bàn tỉnh
Một là, tổ chức không gian du lịch dựa theo những giá trị và sự phân bổ nguồn tài
nguyên du lịch, kết cấu hạ tầng phát triển du lịch và nhu cầu khách du lịch. Trên cơ sở
không gian phát triển du lịch, sẽ tạo ra được những sản phẩm du lịch đặc thù từng khu vực,
từng địa phương. Đồng thời, đưa ra các dự án phát triển du lịch với những mức độ và quy
mô đầu tư khác nhau, nhằm khai thác đồng bộ, có hiệu quả tiềm năng du lịch của từng
vùng, lãnh thổ. Điều này cũng tránh được sự đơn điệu, trùng lặp của các sản phẩm du lịch
của từng vùng, lãnh thỗ. Cần đưa ra các dự án phát triển du lịch theo vùng, lãnh thổ theo
thứ tự ưu tiên. Ưu tiên đó có thể là: ưu tiên về giá trị, ưu tiên về sự thu hút khách, ưu tiên
về du lịch theo mùa...., cụ thể, tổ chức không gian du lịch của tỉnh Bo Kẹo theo các hướng
sau:
- Khu du lịch Mương Huổi Sai: Gồm có 12 thắng cảnh, 7 du lịch văn hoá và 2 du
lịch lịch sử. Bên cạnh đó, còn có thể tham quan các làng nghề, khu du lịch cộng đồng.
Ngoài ra, còn có thể khám phá tập quán, giá trị văn hóa của các dân tộc Lan ten, Mồng,
Mu Sơ, đặc trưng cho vùng miền nơi đây.
- Khu du lịch Mương Tổn Phầng: Khu vực này đã mở nhiều điểm cho du khách vào
tham quan như: Đon Sao, Mương Câu Su Văn Nạ Không Khăm và còn nhiều điểm tham
quan khác. Khu du lịch này đã có dự án Suối Nước Nóng Nặm Khấng, Hin Sa Va Ling
(bản Nặm Khấng). Với 11 thắng cảnh, 4 khu du lich văn hoá và 2 khu du lịch lịch sử, du
khách có thể đi tham quan nơi đây. Ở đây, du khách cũng có thể thể thưởng ngoạn sự ấm
áp, sảng khoái, khi ngâm mình vào dòng nước sốt có khí mê tan.
- Khu du lịch Mương Pác Tha: Núi Sì Phà (Núi cao Lào-Thái), Phu Phá Mồn (Núi
Phá Mồn), Thác Khòng Tha Li, Khu du lịch này là khu du lịch thiên nhiên có 17 thắng
cảnh rất nhiều Hang và Núi cao. Du khách có thể ngắm cảnh thiên nhiên kỳ thú, cũng như
tham gia các loại hình du lịch mạo hiểm như leo núi, khám phá hang động.
- Khu du lịch Mương Mầng bao gồm 8 khu du lịch thiên nhiên, 1 khu du lịch văn
hoá, 2 khu du lịch lịch sử. Tại đây, Du khách có thể ngắm dòng thác Tạt Huổi Đoc Thong,
hay du khách có thể ngắm tượng đá Hoi Tin Phạ Bạt (Hình chân Phật). Ngoài ra, khách du
lịch có thể khám phá hang động Thặm Phạ Bat, Trạm Quân Mỹ (Nặm Nhù), Nhà Tù và
kho vũ trang, sân bay cũ. TÊt c¶ những khô điểm du lịch đó t¹o nªn mét ®iÓm ®Õn hµi
hoµ cã nói, hang, di lÝch lÞch sö t¹o nªn sù thay ®æi cho du kh¸ch, tr¸nh sù nhµm ch¸n,
hay Èn mình trong kh«ng gian ®¬n lÎ.
- Khu du lịch Mương Pa U Đôm gồm 11 điểm du lịch thiên nhiên. Hiện nay, Khu du
lịch này đang đươch kêu gọi đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư. Các khu du lịch rất đa
dạng và phong phú của Huyện Phá Uđôm, nơi có cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, đặc biệt là
thác Gốc Tên, hang Phá Ngua, hang Ngu Lươm, Phá Phạ, Pha Ngân, Phá Khăm. Nơi đây
đang hứa hẹn mang lại rất nhiều tiềm năng cho tỉnh Bo Kẹo trong tương lai.
Ngoài các khu du lịch nêu trên, tỉnh Bo Kẹo còn có quy hoạch các điểm du lịch. Trong
tổng số 85 điểm du lịch có 6 điểm du lịch lịch sử, 12 điểm du lịch văn hoá và 67 điểm du lịch
thiên nhiên và có khả năng khai thác và thu hút một lượng khách du lịch khá lớn. Hiện nay, 20
điểm đã sử dụng dịch vụ, 23 điểm đã đưa vào khai thác, đang trong thời gian khai thác có 9
điểm du lich và số điểm du lịch chưa khai thác là 34 điểm
Hai là, tổ chức quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2010
- 2015. Đẩy nhanh việc hoàn chỉnh quy hoạch tổng thể du lịch Bo Kẹo đến năm 2015. Đây
sẽ là cơ sở cho việc định hướng xây dựng các dự án phát triển du lịch đến 2020. Trước
mắt, quy hoạch các khu du lịch trọng điểm để có cơ sở thu hút đầu tư và tạo môi trường
liên kết giữa các vùng, các huyện. Tập trung đầu tư khu du lịch Huyện Huổi Sai, Huyện
Tổn Phầng. Hiện nay, đây là 2 ®iÓm du lịch, ®ang thu hót một số lượng lớn kh¸ch du
lÞch .
Phải kết hợp chặt chẽ và có sự thống nhất giữa quy hoạch du lịch với các quy hoạch
kinh tế, xã hội như quy hoạch khu dân c-, quy hoạch nuôi trồng, quy ho¹ch khu sinh th¸i...
Đặc biệt là quy hoạch đất đai cho các khu, vùng, các dự án phát triển du lịch. Nâng cao
hiệu quả các doanh nghiệp nhà nước, để làm tốt vai trò chủ đạo, là đòn bẩy đẩy nhanh tăng
trưởng kinh tế du lịch ở tỉnh Bo Kẹo .
ĐÈy nhanh cæ phần hoá một số doanh nghiệp, khách sạn, nhà hµng, huy động thêm
vốn nâng cấp các cơ sở du lịch, tạo thêm động tực thúc đẩy nhanh doanh hoạt động có hiệu
quả.
Ba là, tổ chức triển khai xây dựng các khu điểm du lịch, thu hút vốn đầu tư xây
dựng các khu, điểm du lịch quan trọng. Việc thiết kế cơ sở lưu trú phải phù hợp những
cảnh quan thiên nhiên, trùng tu, tôn tạo lại những kiến trúc đã có ở từng khu du lịch nhằm
tạo ra đa dạng và hấp dẫn đối với hệ thống cơ sở lưu trú cú tỉnh. Điều này cũng nhằm đa
dạng hoá các sản phẩm du lịch của tỉnh. Một trong những định hướng đầu tư quan trọng đối với
ngành du lịch là ưu tiên xem xét các dự án đầu tư các khu thể thao hoặc các dự án đầu tư gắn
liền với dịch vụ thể thao như là leo núi, chÌo thuyền của các điểm du lịch Nặm Tha, Nặm ngao
nhất là khu du lịch Nặm Can là điểm du lịch Bảo tổn đang được sự quan tâm của du khách nước
ngoài (đầu tư của nước ngoài) ngoài ra còn có du lịch văn hoá như dân tộc Lan Ten, dân tộc
Mồng, Lao Huổi, du lịch Huyện Cổ Su Văn Nạ Không Khăm, Chùa Chom Khấu Ma Ni Lăt
v.v..
Bốn là, tập trung khai thác có hiệu quả những tài nguyên thiên nhiên có sẵn của
tỉnh, bản sắc văn hoá các dân tộc độc đáo, phong tục tập quán, bởi vì, tỉnh Bo Kẹo có
nhiều dân tộc đang sinh sống. Bò Kẹo cũng là trung tâm phân phối khách du lịch đến từ
Thái Lan vào tỉnh Bo Kẹo và các tỉnh Miền Bắc nhất là Huyện Pác Beng tỉnh Uđôm Xay,
tỉnh Luang Pra Bang, Tỉnh Luang Nặm Tha và Mương Là (Trung Quốc). Giao thông thuận
lợi, gắn liền với các vùng trọng điểm phát triển kinh tế du lịch phía Nam, đặc biệt là du
lịch ®Õn tỉnh Luang Pra Bang (di sản thế giới). Tỉnh Bo Kẹo rất có nhiều cơ hội phát triển
kinh tế nói chung và phát triển du lịch nói riêng. Nếu có quy hoạch khai thác hợp lý, chắc
chắn những tiềm năng về du lịch Bo Kẹo sẽ được phát huy một cách hiệu quả.
Víi lợi thế n»m ë khu Tam Giác Vàng, tỉnh Bo Kẹo có cơ hội rất lớn để mở rộng
hoạt động du lịch của tỉnh cả hiện nay và những năm tiếp. Điều này cũng nằm trong quy
hoạch phát triển chung vùng du lịch Bo Kẹo, cũng như khai thác tiềm năng sẵn có của
tỉnh.
Năm là, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, với các hàng hoá được trao đổi
thường xuyên trên thị trường của xã hội như: thực phẩm, đồ dùng sinh hoạt, tặng phẩm…
sản phẩm du lịch có thể là hàng hoá đặc biệt ở dạng v« h×nh nh-ng qua s¶n phÈm đã du
kh¸ch cã thÓ cã mét c¸i nh×n kh¸c vÒ ng-êi d©n n¬i ®©y.
Đẩy mạnh sản xuất các đồ lưu niệm phục vụ du khách ở các điểm trung tâm.
Nghiên cứu khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống nhằm tạo ra các loại sản
phẩm đặc trưng riêng của Bo Kẹo. Bên cạnh đó, chúng ta phải hạn chế những mặt yếu kém
về tài nguyên du lịch, như mở rộng quy mô khai, tăng khả năng hấp dẫn ở các điểm đến
tập trung vào những loại hình du lịch có thế mạnh của tỉnh.
Đẩy mạnh khai thác các lµng nghề truyền thống và các ngành nghề dịch vụ khác ở
các Huyện có điểm du lịch và các điểm du lịch phụ cận. Tổ chức các c¸c cuéc giao l-u giữa
người sản xuất với du kh¸ch ®Ó kh¸ch du lÞch cã thÓ hiÓu thªm vÒ nh÷ng nghµnh nghÒ
truyÒn thèng cña ng-êi d©n ®Þa ph-¬ng. Phát triển các khu vui chơi giải trí tập trung vào
hai huyện; huyện Huổi Sai và Huyện Tổn Phầng như thăm các khu du lịch Đon Sao,
Thành phố cổ Su Văn Nạ Khôm Khăm, khu du lịch Nặm Can và các làng văn hoá của các
dân tộc Mu Sơ, Mồng, Làn Ten và khu khai thác mỏ Đá quý, lên Thuyền ngắm cảnh hai
bờ Sông Mê Kông.
3.3.2. Huy động vốn cho phát triển du lịch
Vèn lµ một yÕu tè đầu vào rÊt quan trọng trong sản xuất kinh doanh vµ ph t¸ triÓn của
ngành du lịch. Đầu tư vào ngành du lịch có lợi thế hơn so với các ngành khác, như vốn có thể bỏ
ra ít hơn mà thu hồi vốn nhanh và cao. Tuy vậy, Nhu cầu vốn cho du lịch Bo Kẹo hiện nay là rất
lớn. Vì thế, phải huy động từ nhiều nguồn khác nhau đầu tư cho phát triển du lịch. Khả năng thu
hút đầu tư là yếu tố có tính quyết định sống còn đến quy mô và tốc độ phát triển du lịch, đây là
giải pháp quan trọng có tính quyết định đối với sự phát triển trên địa bàn tỉnh. Do vậy, để đạt
được các mục tiêu như trên, về chủ trương tỉnh Bo Kẹo tập trung huy động nội lực nguồn vốn
nội lực, cũng như các nhà đầu tư nước ngoài, chú trọng khuyến khích đầu tư các dự án du lịch
lớn có khả năng thu hút khách du lịch cao, các dự án vui chơi giải trí, chñ yếu tập trung đầu tư
các công trình kết cấu hạ tầng như cấp điện, nước sinh hoạt, giao thông, thông tin liên lạc trong
các khu du lịch, đầu tư trùng tu, tôn tạo các di tích văn hoá, di tích lịch sử.
Khuyến khích các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước đầu
tư vào các khu vui chơi, giải trí, thể thao, nghỉ dưỡng mà hiện nay tỉnh Bo Kẹo chưa có điều
kiện để phát triển. Điều này nhằm mục đích tạo ra các sản phẩm du lịch đa dạng, để thu hút
khách. Trong các hoạt động này, cần có sự đổi mới cơ chế về tổ chức quản lý ; có sự mở cửa
thông thoáng ; có nhiều ưu đãi đối với các nhà đầu tư nước ngoài, để họ có thiện chí khi đầu tư
vào đây. Các ưu đãi đó có thể là ưu đãi về thuê đất, phí môi trường...
Ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng
các dịch vụ du lịch đạt tiêu chuẩn quốc tế để kinh tế du lịch phát triển theo hướng du lịch hiện
đại hoá. Trước hết, tập trung chấn chỉnh tổ chức và hoạt động của các trung tâm lữ hành. Tiếp
đến, đẩy nhanh chuyên môn hoá công tác du lịch, phân công, bố trí lao động hợp lý để nâng
cao chất lượng sản phẩm.
Ngoài việc triển khai các chính sách về thu hút đầu tư, tỉnh coi trọng huy động vốn
từ nguồn tích luỹ của ngành du lịch. Đây là giải pháp tích cực về vốn, mở ra một khả năng
cho phép ngành chủ động phối hợp với các ngành chức năng xây dựng các kế hoạch,
chương trình phát triển cụ thể trên cơ sở các quy hoạch đã được phê duyệt.
- Có chính sách thu hút từ các nguồn vốn nước ngoài như thu hút vốn đầu tư nước
ngoài như FDI, ADB, ODA, hoặc liên doanh với nước ngoài. Điều này, một mặt nhằm giải
quyết những nguồn vốn thiếu hụt, mặt khác nhằm quyết việc làm cho người dân địa
phương, tăng thu nhập, nâng cao mức sống cho người dân địa phương. Tuy nhiên, đối với
vốn đầu tư nước ngoài, tỉnh cần hướng đầu tư vào các dự án lớn như xây dựng khu vui
chơi giải trí hiện đại, xây dựng các khu nghỉ dưỡng cao cấp để phục vụ nhưng khách có nhu
cầu cao về sản phẩm du lịch. Việc huy động vốn đầu tư trực tiếp hay gián tiếp từ nước ngoài
cần phải thực hiện đúng theo Luật đầu tư ở Lào và theo đúng thông lệ quốc tế.
- Huy động vốn đầu tư trong nước thông qua hình thức liên doanh, liên kết trong
nước, khuyến khích đầu tư trong nước theo Luật đầu tư để xây dựng các khách sạn, nhà
hàng, khu du lịch. Đó là hướng ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển du lịch của
tỉnh Bo Kẹo.
- Có chính sách ưu đãi về giá thuê đất, thủ tục vay vốn thuận lợi, ưu đãi trong việc
chuyển lợi nhuận ra nước ngoài,…nhằm tác động tích cực đến việc thay đổi cơ cấu đầu tư
vào các vùng đất mới, hoang sơ mà tài nguyên du lịch chưa được khai thác, các hình thức
du lịch mới có khả năng tăng thời gian lưu trú của khách, tăng vốn đầu tư với các tổ chức
và cá nhân. Ngoài việc thu hút vốn bằng hình thức ngân hàng, tín dụng, quỹ hỗ trợ, vốn
đầu tư trực tiếp của trong và ngoài nước, cần nghiên cứu ban hành chính sách như dùng
quỹ đất để góp vốn .
Trong quá trình huy động vốn trong và ngoài nước phải nghiên cứu tạo ra hình
thức quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả tạo ra sự tham gia bình đẳng với đối tác nhất là
các đối tác là người nước ngoài, khuyến khích các thành phần kinh tế, các nhà đầu tư trong
và ngoài nước tham gia vào đầu tư công trình vui chơi giải trí làng văn hoá các khu du lịch
cao cấp.
- Nâng cao việc sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, kích thích phát triển kinh tế du
lịch, phát huy đúng là ngành kinh tế mũi nhọn.
3.3.3. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng
- Tỉnh tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật cho du lịch Bo
Kẹo. Có kế hoạch và phân kỳ đầu tư xây dựng nâng cấp kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển
các loại hình du lịch đã được quy hoạch phê duyệt. Có chính sách kêu gọi mọi thành phần
kinh tế tham gia đầu tư xây dựng hạ tầng. Ưu tiên đầu tư đồng bộ hệ thống giao thông,
cung cấp điện, nước sạch, xử lý rác thải, vệ sinh môi trường, đảm bảo thông tin liên lạc.
Tỉnh Quy hoạch bến xe, bến thuyền để phục vụ đưa đón du khách. Tỉnh xây dựng mạng
lưới, thuyền, xe trở khách du lịch, tạo điều kiện phát triển ngành du lịch hiệu quả.
Từng bước nâng cao hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch, tăng cường bảo
vệ môi trường tự nhiên và xã hội nhằm tạo ra bước phát triển vững chắc, tạo thế cạnh tranh
cho du lịch Bo Kẹo, góp phần đưa Bo Kẹo trở thành một địa phương có du lịch phát triển
trong vùng. Sớm hoàn thiện tất các thủ tục hành chính để gải quyết nhanh chóng những thủ
tục đầu tư, tránh gây phiền hà cho các nhà đầu tư .
- Bảo tồn, tôn tạo các điểm du lịch, tài nguyên du lịch đây là vấn đề nòng cốt trong
phát triển du lịch. Như thế, cần đầu tư mạnh, nhanh để tạo điều kiện thúc đẩy phát triển du
lịch theo quy hoạch. Thời gian qua, Chính quyền tỉnh Bo Kẹo đặc biệt quan tâm công tác
xây dựng kết cấu hạ tầng và chỉnh trang đô thị nhất là nâng cấp đường giao thông, phát
triển mạng lưới điện và thông tin liên lạc đến các khu du lịch như: xây dựng đường đi các
khu du lịch, sửa chữa đường phố nội thành, cải thiện mạng điện, mở rộng mạng lưới bưu
chính viễn thông đảm bảo thông tin liên lạc, thông suất và kịp thời…đây là điều kiện tiền đề
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và du lịch nói riêng và là yếu tố quan trọng góp
phần thu hút du khách trong nước và ngoài nước.
Việc hoàn thiện các cơ sở vật chất của tỉnh như đường giao thông, mạng lưới điện,
mạng lưới nước sạch và các khu vui chơi giải trí, sân bãi xe… không làm ảnh hưởng đến
cảnh quan thiên nhiên các khu điểm du lịch và môi trường sinh thái.
Cơ sở hạ tầng các khu, điểm du lịch hiện có phải được nâng cấp, để thu hút các nhà
đầu tư trong và ngoài nước đến với du lịch bo Bo kẹo. Từ nay đến năm 2015 các sở, ngành
cần tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh để quy hoạch chi tiết và khẩn trương lập, triển khai
các dự án về hạ tầng, kỹ thuật xã hội như giao thông, điện, cấp thoát nước, thông tin liên
lạc, trồng cây xanh, phát triển rừng…Đồng thời tranh thủ các nguồn vốn viện trợ của các
tổ chức quốc tế, kêu gọi vốn đầu tư để phát triển kết cấu hạ tầng, đầu tư các cơ sở du lịch
văn hoá, lịch sử, cơ sở lưu trú hiện có, gắn với chỉnh trang thị xã tỉnh Bo Kẹo và các điểm
phụ cận, các du lịch, tạo cảnh quan. Bảo đảm môi trường sinh thái hấp dẫn thu hút du
khách, đầu tiên cần quan tâm đến bảo tồn các giá trị truyền thống của tỉnh của dân cư tỉnh
Bo Kẹo. Một điều nữa, tỉnh cần đảm trật tự, an ninh, an toàn, cho du khách, bảo đảm vệ
sinh môi trường. Cần cải thiện các thủ tục không gây khó khăn, phiền hà cho du khách đến
với tỉnh Bo Kẹo.
3.3.4. Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền quảng cáo du lịch tạo môi trường
cho du lịch phát triển
Đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá hình ảnh của tỉnh Bo Kẹo với mục đích làm cho
hiểu và đến tham quan khám phá những cảnh quan thiên nhiên, các di tích lịch sử văn hóa,
tìm hiểu phong tục tập quán của dân cư... Công việc thu hút khách đến với tỉnh Bo Kẹo hết
sức quan trọng đóng vai trò sống còn đối với nghành du lịch. Mặt khác sản phẩm du lịch có
đặc điểm thay đổi và nguồn tài nguyên du lịch chiếm vị trí quan trọng. Đó chính là một
trong những nhiệm vụ có tầm quan trọng hàng đầu trong phát triển du lịch, đối với thị
trường trong nước và khu vực, cần tập trung tuyên truyền quảng bá để nâng cao hình ảnh
du lịch Bo Kẹo, như tài nguyên, sản phẩm du lịch đặc sắc của tỉnh để thu hút du khách.
Đối với địa phương cần tuyên truyền quảng bá để nâng cao nhận thức của các cấp, các
ngành và nhân dân về vai trò của du lịch, ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh của đất nước,
nâng cao ý thức trách nhiệm toàn dân đối với bảo vệ tài nguyên môi trường tự nhiên, xã
hội trong sự phát triển kinh tế của địa phương.
- Tỉnh Bo Kẹo là một tỉnh có lễ hội các dân tộc rất độc đáo, tổ chức các lễ hội đặc
trưng. Tỉnh cần đẩy mạnh quảng bá hình ảnh của tỉnh thông qua ấn phẩm về du lịch như
bản đồ du lịch, các tập gấp, sách hướng dẫn du lịch, quảng bá thông qua báo chí, phát
thanh truyền hình cả các kênh trong nước và ở nước ngoài. Ngoài ra khi sắp có các sự kiện
du lịch, các ngày kỷ niệm, các lễ hội của đất nước và của địa phương, công tác quảng bá
hình ảnh càng cần đẩy mạnh hơn.
Với mục tiêu tăng cường nhận thức của toàn dân về vai trò của du lịch, đem lại lợi
ích cho nhân dân như giải trí, tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm cho người dân. Nâng cao
ý thức bảo vệ, giữ gìn tài nguyên du lịch, có chính sách khai thác hợp lý. Duy trì và nâng
cao hình ảnh du lịch Bo Kẹo trong và ngoài nước nhằm thu hút càng ngày càng nhiều du
khách, các nhà đầu tư, góp phần mở mang quan hệ hợp tác phát triển du lịch trong nước và
quốc tế. Muốn vậy cần thực hiện những nội dung sau:
+ Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến du lịch trên địa bàn tỉnh, trong nước, nước ngoài
bằng việc tham gia các hội chợ du lịch trong nước, quốc tế, tham gia các hội thảo trong
nước, quốc tế về các chuyên đề xúc tiến du lịch để quảng bá hình ảnh của tỉnh với du
khách trong nước và quốc tế.
+ Xuất bản những ấn phẩm tuyên truyền và giới thiệu về lịch sử, văn hoá, danh lam
thắng cảnh, tiềm năng du lịch Bo Kẹo
+ Đưa vào các kênh thông tin trong nước và nước ngoài để giới thiệu và phát bản
đồ du lịch Bo Kẹo với bưu cảnh tập gấp, những chương trình du lịch dành cho các đối
tượng du khách riêng biệt. Tăng cường thông tin và thời lượng phát về các chương trình du
lịch trên các phương tiện thông tin của địa phương và của trung ương. Xây dựng các biển
quảng cáo về du lịch, biển dẫn đường du lịch vào các điểm.
+ Tham gia các hội chợ, hội thảo về du lịch được tổ chức trong nước và quốc tế. Tổ
chức các cuộc hội thảo về du lịch BoKẹo, kết hợp đẩy mạnh về công tác tuyên truyền và
giáo dục toàn dân về du lịch, giao tiếp, ứng xử, sinh hoạt văn hoá, không nên chạy theo
đồng tiền trước mắt mà phải quan tâm đến khách và hình ảnh của đất nước của tỉnh, tạo
hình ảnh thân thiện của tỉnh trong con mắt của du khách.
+ Lập các trang website về du lịch tỉnh Bo Kẹo để giới thiệu lên Internet. Xây dựng
các sản phẩm nghe, giới thiệu hình ảnh, các điểm đến, các tiềm năng tài nguyên và sản
phẩm du lịch của tỉnh.
- Bảo vệ, trồng mới thêm hệ thống cây xanh phục vụ hoạt động du lịch, tạo môi
trường xanh ở các khu du lịch tỉnh Bo Kẹo như: Vặt Chom Khấu Ma Ni Lặt, That Phá
Khăm, Đon Sao, thành phố cổ Su Văn Nạ Khôm Khăm, Nặm Can văn dân tộc làng văn
hoá…Đây là lợi thế rất cơ bản trong việc khai thác tiềm năng du lịch của tỉnh nhưng bên
cạnh đó vẫn còn những việc đáng lo ngại là nguy cơ xói lở bờ Sông Mê Kông, xây dựng
khu vực ven bờ sông Mê Kông một môi trường trong sạch, thoáng mát, không khí trong
lành.Tạo thêm những cảnh quan du lịch hấp dẫn, thuận lợi trong việc xây dựng và phát
triển các các loại hình du lịch mới.
- Cần tuyên truyền những quy định về bảo vệ môi trường, về giữ gìn an ninh, trật tự
an toàn xã hội trong các khu vực du lịch, thường xuyên kiểm tra theo dõi biến động về môi
trường để có những giải pháp kịp thời, phối hợp cùng các cấp, ban ngành và các địa
phương, khắc phục sự cố, tình trạng xuống cấp về tài nguyên môi trường.
- Đẩy mạnh giáo dục toàn dân về môi trường du lịch, xây dựng chính sách, quy chế
bảo vệ môi trường du lịch. Tăng cường công tác bảo vệ môi trường, đồng thời đầu tư bảo
tồn các tài nguyên du lịch, sự phát triển du lịch nhanh và bền vững. Xây dựng các phương
án øng cøu cÊp thiÕt trong nh÷ng t×nh huèng xÊu nhÊt ®Õn với du kh¸ch, ®¶m b¶o an
toµn tuyÖt ®èi tÝnh m¹ng tµi s¶n cña du kh¸ch ®Õn víi Bo KÑo. Xúc tiến thành lập đội
tuần tra, đội cứu hộ các khu du lịch. Duy trì và thường xuyên tăng cường kiểm tra tình
hình an ninh trật tự ở các khu, điểm du lịch, phối hợp, kết hợp, với các ngành có liên quan
như: công an, đội kiểm tra liên ngành nhằm từng bước ổn định trật tự an ninh, an toàn cho các
khu du lịch, cho du khách khi đặt chân đến Bo Kẹo. Giáo dục cho nhân dân luôn đề cao cảnh
giác, chống lại âm mưu diễn biến hoà bình của các thể lực thù địch lợi dụng, thông qua hoạt
động du lịch mà các tổ chức, cá nhân du lịch nhằm chống phá về mặt kinh tế - xã hội ở địa
phương.
Giáo dục sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân và khách du lịch khi đến Bo Kẹo, lợi
ích của du lịch và những ảnh hưởng của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội địa phương
của khu vực và đất nước. Đây là vấn đề không thể thiếu trong chiến lược phát triển của
khách du lịch.
Chính quyền quản lý đối với tài nguyên du lịch với vai trò đảm bảo, chỉ đạo và
giám sát. Do tài nguyên môi trường phần lớn thuộc về tài sản quốc gia nên quản lý tài
nguyên du lịch đồng thời là vấn đề quản lý công cộng.
Du lịch có quan hệ mất thiết đối với sự thay đổi của môi trường bên ngoài, do đó,
những ảnh hưởng không tốt từ môi trường có thể làm suy giảm ngành du lịch. Hiện hay,
dịch H5N1, hay dịch cúm A H1N1 đang hoàn hành và diễn biết rất phức tạp ảnh rất lớn
đến du lịch, hay sự suy thoái của nền kinh tế thế giới làm giảm lượng khách du lịch đến
với tỉnh Bo Kẹo.
3.3.5. Đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển du lịch
Lực lượng lao động trong ngành du lịch là yếu tố quyết định đến hiệu quả hoạt động
của ngành. Để đảm bảo sự phát triển nhanh và bền vững cho ngành du lịch, chính sách
phát triển nguồn nhân lực phải được coi là một chính sách lớn, một nhiệm vụ chiến lược
thuộc trách nhiệm chủ yếu của Nhà nước. Du lịch là một ngành đòi hỏi trình độ nghiệp vụ
khá cao, phong cách và thái độ giao tiếp sự, ân cần. Do đó, vấn đề là phải đạo tạo cho
những người làm công tác du lich đạt những tiêu chuẩn cần thiết để phục vụ du khách.
Chính quyền tỉnh và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch phải chú trọng đầu tư
cho việc đào tạo và đào tạo lại cả về lao động quản lý và lao động kinh doanh du lịch.
Nhanh chóng xây dựng một đội ngũ cán bộ du lịch, đủ trình độ, năng lực quản lý, giỏi về
chuyên môn, nghiệp vụ, cũng như phẩm chất đạo đức tốt, phong cách giao tiếp lịch sự, đáp
ứng như cầu và sự phát triển của ngành trong tương lai.
Trước mắt, cần tiến hành điều tra đánh giá đúng thực lực đội ngũ cán bộ và lực
lượng lao động của ngành du lịch, dựa vào kế hoạch và chính sách đẩy mạnh công tác đào
tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực cả về chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ và khả
năng giao tiếp, ứng xử, đào tạo đội ngũ tiếp viên chuyên nghiệp hiểu được tâm lý khách
đến từ các vùng miền, biết được đặc tính dân tộc, trạng thái tâm lý của du khách có như
thế mới đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch trong những năm trước mắt cũng như lâu dài
của tỉnh.
Thực hiện và tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng mới, đào tạo lại đội ngũ lao động
trong ngành du lịch, nhằm đảm bảo cho sự phát triển ổn định cho ngành du lịch. Có kế hoạch
đào tạo và đào tạo lại đội ngũ nhân viên phục vụ, giáo dục bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp, tu
dưỡng văn hoá, tố chất nghiệp vụ, ý thức phục vụ, trình độ ngoại ngữ, phong cách giao tiếp
đảm bảo cho nhân viên làm việc trong ngành du lịch, luôn yêu nghề và gắn bó với công việc.
Sau đó, tổ chức tham quan học hỏi kinh nghiệm với các tổ chức, các công ty. Ngoài ra, còn
tham gia vào các hội thảo rút kinh nghiệm các tỉnh trong nước.
Xây dựng chủ trương, biện pháp đối với đào tạo nhân lực cho phát triển du lịch.
Lựa chọn các hình thức và loại hình đào tạo thích hợp. Đẩy mạnh công tác xây dựng đào
tạo nguồn nhân lực du lịch, đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch cho tỉnh Bo Kẹo, nhằm góp
phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tăng tỷ trọng du lịch nâng cao hiệu quả kinh tế, tạo công
ăn việc làm cho người lao động địa phương, cải thiện đời sống, mở rộng hợp tác, giữ gìn
và phát huy truyền thống văn hoá dân tộc.
Hợp tác với các tỉnh trong nước và khu vực để mở các lớp đào tạo bồi dưỡng về
nghiệp vụ chuyên môn (buồng bàn, bar, lễ tân, bếp và ngoại ngữ) cho đối tượng này tại
tỉnh Bo Kẹo, tại các trường trong khu vực cũng như cử các cá nhân ưu tú cán bộ nguồn đi
học những lớp cao cấp về quản lý kinh tế du lịch để về giữ chức cụ cán cốt trong ngành.
Tổ chức các khóa đào tạo cho cán bộ quản lý doanh nghiệp, cán bộ quản lý Nhà nước về
du lịch, tăng cường hợp tác, trao đổi kinh nghiệm, nghiệp vụ thông qua các chuyến công
tác, khảo sát, tham gia các hội nghị, hội thảo khoa học ở các tỉnh và các nước có ngành du
lịch phát triển trong khu vực và thế giới tạo tiền đề cho sự phát triển du lịch của tỉnh trung
và dài hạn.
3.3.6. Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về du lịch
Quản lý nhà nước của ngành du lịch những năm qua đã đạt được nhiều kết quả
đang kể, điều đó là nhờ vào các cấp chính quyền quản lý tổ chức thực hiện tốt. Quản lý
nhà nước đối với các hoạt động du lịch trong thời gian sắp tới đạt hiệu quả cao, nhằm phát
triển du lịch nhanh, bền vững, chúng ta cần tập trung quan tâm vào các công việc sau đây:
- Dựa vào các cơ sở pháp lý của nhà nước và tình hình thực tế của tỉnh, chính
quyền tỉnh đã tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, các chủ thể
kinh tế, chủ thể có quyền sử dụng đất tài nguyên du lịch được trực tiếp hoặc cùng phối hợp
khai thác, đầu tư kinh doanh du lịch không giới hạn ở các ngành nghề chuyên môn. Để các
nhà đầu tư an tâm đầu tư vào nhiều hơn.
- Đẩy mạnh việc thực hiện cải cách hành chính trong các cơ quan quản lý nhà nước
của tỉnh, như thực hiện chính sách một cửa, một dấu, công khai các thủ tục hành chính,
công khai thủ tục đầu tư, đơn giản hoá biểu mẫu đăng ký đầu tư, chủ động công khai giá
tiền thuê đất cho các dự án đầu tư, cải thiện thủ tục hành chính cho việc tiếp nhận, thẩm
định và cấp giấy phép nhanh chóng, giảm các thủ tục rườm rà gây phiền hà cho các nhà
đầu tư. Giải quyết thủ tục sau giấy phép nhanh, gọn nhất là trong giai đoạn triển khai thực
hiện dự án nói chung, và các dự án về du lịch nói riêng. Củng cố, hoàn thiện, kêu gọi vốn
đầu tư trong và ngoài nước bằng nhiều hình thức để giới thiệu về những lợi thế, tiềm năng,
định hướng của tỉnh trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Thực hiện công tác xúc tiến
đầu tư nước ngoài một cách có hiệu quả, có định hướng vào các dự án của tỉnh là một
trong những nội dung quan trọng của cơ chế chính sách nhằm đảm bảo được sự công bằng
và điều hoà quyền lợi trong quá trình đầu tư khai thác kinh doanh, giữa các chủ đầu tư, chủ
thể quản lý hành chính, chủ thể có quyền sử dụng tài nguyên du lịch, tài nguyên đất
rừng…và cộng đồng dân cư bảo đảm sự thống nhất về quản lý khai thác tài nguyên du lịch
theo quy hoạch phát triển du lịch.
- Nghiên cứu thị trường khách du lịch bao gồm cả thị trường trong nước và thị
trường quốc tế, để có cơ chế chính sách thích hợp nhằm khai thác tối đa tiềm năng du lịch
của tỉnh. Đối với thị trường nội địa cũng cần có cơ chế chính sách phù hợp khai thác tối đa
các khu du lịch nhằm thu hút số lượng khách lớn lao tham quan du lịch ở tỉnh Bo Kẹo.
- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chính sách phát triển du lịch, kiên quyết
cắt giảm những khâu, phức tạp gây phiền phức cho các nhà đầu tư, giáo dục xây dựng tinh
thần trách nhiệm, đạo đức phẩm chất của đội ngũ cán bộ, công chức trong các cơ quan
hành chính, xử lý nghiêm những trường hợp tiêu cực, gây phiền hà, hạch sách, tạo môi
trường thật sự thông thoáng, để thúc đẩy thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
- Đào tạo trình độ chuyên môn quan lý nhà nước về du lịch là quá trình tác động của
các cơ quan quản lý hoạt động du lịch đến các đối tượng quản lý nhằm đạt hiệu quả cao
nhất trong các lĩnh vực. cải thiện bộ máy quản lý nhà nước về du lịch thích hợp với yêu
cầu, nhiệm vụ của ngành kinh tế chủ lực. Dựa vào các chính sách pháp luật của nhà nước
sở Du lịch phải có biên chế cho những cán bộ đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ quản lý,
tiến hành ra soát và tổ chức lại hệ thống các ban quản lý các khu du lịch, xây dựng và ban
hành chức năng nhiệm vụ, mối quan hệ công tác thống nhất của ban quản lý khu du lịch,
điều chỉnh bổ sung quy chế quản lý các khu du lịch cho phù hợp với yêu cầu thực tế. Tạo
lập kế hoạch đào tạo cho đội ngũ cán bộ quản lý trong các cơ quan nhà nước của tỉnh, cán
bộ quản lý tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các dự án đầu tư trong nước.
Để tham gia học tập các lớp về quản lý kinh tế do trung ương và khu vực tổ chức, cập nhật
thông tin về tình hình đầu tư, những diễn biến của kinh tế thế giới và khu vực, nâng cao
trình độ ngoài ngữ, tin học và bản lĩnh chính trị trong hoạt động quản lý du lịch. Thực hiện
các chương trình đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, nhân viên của các sở du lịch thuộc mọi
thành phần kinh tế, phù hợp với nội dung, chương trình và kế hoạch đào tạo chung của
ngành, từng bước thực hiện xã hội hoá, hiện đại hoá, hình thành du lịch lành mạnh và
thuận lợi, nâng cao nguồn thu từ du lịch và tạo công ăn việc làm cho xã hội. Từng bước
đưa du lịch Bo Kẹo hội nhập vào hoạt động du lịch của cả nước, của các nước trong khu
vực và trên thế giới.
KẾT LUẬN
Bo Kẹo là một trung tâm phấn phối khách du lịch miền Bắc và là tỉnh có tài nguyên
du lịch đa dạng và phong phú phù hợp với yêu cầu tham quan của du khách trong nước và
nước ngoài. Phát triển du lịch tỉnh Bo Kẹo trong thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả
đáng khích lệ, cơ sở hạ tầng được xây dựng cải thiện khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng ăn
uống, đường giao thông “đường ô tô, đường sông, đường hàng không” được nâng cấp theo
hướng hội nhập với các tỉnh trong nước và đồng thời hội nhập với các nước trong khu vực
để cùng nhau phát triển. Du lịch Bo Kẹo cũng đã có những đóng góp không nhỏ vào tăng
trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu, tạo việc làm, tăng thu nhập của một bộ phận cư dân
trên địa bàn.
Bên cạnh những kết quả đạt được, du lịch Bo Kẹo còn bộc lộ không ít những yếu
điểm như số lượng doanh nghiệp hoạt động du lịch còn ít, đầu tư của Trung ương và địa
phương chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, trình độ phục vụ của các doanh nghiệp làm du
lịch còn nhiều hạn chế, lao động du lịch vừa thiếu vừa yếu, quản lý nhà nước đối với phát
triển du lịch trên địa bàn còn bộc lộ nhiều bất cập.... Những yếu kém trong phát triển du
lịch ở Bo Kẹo thời gian qua đã ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của ngành nói chung
và của mỗi doanh nghiệp hoạt động du lịch nói riêng, vừa hạn chế sự phát triển của ngành,
vừa chưa khai thác tối ưu tiềm năng của địa phương.
Tỉnh Bo Kẹo có điều kiện thuận lợi cơ bản là có biên giới (vùng Tam giác vàng)
giáp Thái Lan và Myanma với đặc điểm mọi tiểu vùng khí hậu ôn đới, là địa hình lý tưởng
cho quy hoạch một khu du lịch rộng lớn với hang động, sông suối dạng “sơn thuỷ hữu
tình”. Du lịch Bo Kẹo đang đứng trước nhiều cơ hội để có thể đột phá, đồng thời cũng phải
đối mặt với không ít thách thức cả bên trong lẫn bên ngoài. Bối cảnh đó đòi hỏi cần có một
chiến lược đúng đắn, dài hạn và phù hợp trên cơ sở nghiên cứu một cách kỹ lưỡng, thấu
đáo cả về lý luận và thực tiễn phát triển du lịch trên địa bàn. Hơn nữa, du lịch nói chung và
du lịch Bo Kẹo nói riêng là ngành đặc thù, chịu tác động của nhiều ngành, lĩnh vực trong
nền kinh tế. Do đó, phát triển du lịch cũng cần đặt trong mối quan hệ tổng thể với phát
triển kinh tế xã hội địa phương.
Tính hiện thực, khả thi của việc đưa du lịch Bo Kẹo trở thành ngành kinh tế quan
trọng, đóng góp ngày càng lớn vào tăng trưởng kinh tế, đạt hiệu quả tổng hợp về kinh tế -
xã hội – môi trường đòi hỏi phải thực hiện các giải pháp một cách đồng bộ, nhất quán với
sự đồng thuận của các cấp quản lý, các doanh nghiệp và nỗ lực của mỗi cán bộ, mỗi người
dân trên địa bàn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Tiếng Việt
1. Bộ Tài chính (2002), Thông tư số 107 hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ
phí cấp giấy phép kinh doanh du lịch lữ hành quốc tế và cấp thể hướng dẫn viên
du lịch.
2. Trần Mạnh Chi (2007), Giải pháp phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
ở Hà Nội, Luận văn thạc sĩ kinh doanh và quản lý, Học viện Chính trị quốc gia
Hồ Chí Minh.
3. Vũ Đức Cường (2003), Phát triển du lịch ở Quảng Ninh, thực trạng, phương hướng và
giải pháp, Luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh.
4. Dung Văn Duy (2004), Du lịch trong chuyến dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Bình Thuận, Luận văn thạc sĩ
kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Giáo trình kinh tế du lịch (2008), Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
7. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2003), Giáo trình quản lý kinh tế , Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
8. Hum Phăn Khưa Pa Sít (2008), Phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Luang Pra bang
trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ sĩ kinh tế, Học viện Chính trị - Hành
chính quốc gia Hồ Chí Minh.
9. Nguyễn Thị Thanh Hiền (1995), Quản lý nhà nước về du lịch trong giai đoạn phát
triển mới của nền kinh tế Việt Nam, Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế, Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
10. Kham Kâng Phiu Van Na (2006), Đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại trên
địa bàn tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào, Luận văn thạc sĩ kinh doanh và quản lý, Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
11. Kham Xome KẸO PA SEUTH (2009), Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả quản
lý khai thác hệ thống tưới vùng Đồng bằng Thông Phào Hạo tỉnh Bo Kẹo, Luận
văn Thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
12. Nguyễn Thị Hồng Lâm (2005), Kinh tế du lịch ở tỉnh Thanh Hoá, thực trạng và giải
pháp phát triển, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh.
13. Trần Hữu Nam (2003), Những giải pháp chủ yếu phát triển du lịch Việt Nam trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn.
14. Trần Quốc Nhật (1996), Phát triển du lịch ở Bà Rịa – Vũng Tàu, Luận văn thạc sĩ khoa
học kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
15. PGS. Đức Siêu ( 2004 ), Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb……….
16. Thời báo kinh tế 2007 – 2008, Du lịch Việt Nam trên đường trở thành ngành kinh tế
mũi nhọn.
17. Nguyễn Quốc Tuấn (2008), Quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch tỉnh Kiên
Giang hiện nay, Luận văn thạc sĩ kinh doanh và quản lý, Học viện Chính trị -
Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
18. Trần Ngọc Tư (2000), Phát triển du lịch ở tỉnh Vĩnh Phúc Tiềm năng và giải pháp,
Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
19. TS. Lê Thông (2004), Môi trường tài nguyên, Nxb………
20. Bùi Thanh Thuỷ (2004), Nhiệm vụ hướng dẫn du lịch, Nxb………
21. Đổng Ngọc Vinh – Vương Lôi Đình (2000), Sách kinh tế du lịch và du lịch học, Nxb
Trẻ, Hà Nội.
22. www.googlecom.vn, Thư viện giáo án điện tử.
23. www.goole.hd, phong tục tập quán Việt nam
24. www.google.com.vn, du lịch Sơn La.
25. www.google.com.vn, pháp lệnh du lịch.doc
26. www.galileo.com.vn, “Du lịch toàn cầu vẫn sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm 2005”
ngày 4 - 12 - 2005.
B. Tiếng Lào
27. ¡º¤-¯½§÷´-ù¨È-£˜¤ê† -IV- VII ¢º¤-²ñ¡-¯½§¾§ö--¯½ªò¸ñ©-쾸 ¯ó 2001
(Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV Đảng nhân dân cách Mạng Lào
năm 2001).
28. ¡º¤-¯½§÷´-ù¨È-£˜¤ê†… VIII ¢º¤-²ñ¡¯½§¾§ö--¯½ªò¸ñ©-쾸-¯ó 2006.
(Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Đảng nhân dân cách Mạng Lào
năm 2006).
29. ¡º¤-¯½§÷´-ù¨È ¢º¤-ºö¤£½--½-²ñ¡-Á¢¸¤-®Ò-Á¡É¸-£˜¤ê† II ¯ó 2001.
(Văn kiện dại hội Đảng Bộ lần thứ II tỉnh Bo Kẹo năm 2001).
30. ¡º¤-¯½§÷´-ù¨È-ºö¤£½--½-²ñ¡-Á¢¸¤-®Ò-Á¡É¸-£˜¤ê† III ¯ó2004-.
(Văn kiện dại hội Đảng Bộ lần thứ III tỉnh Bo Kẹo năm 2004).
31. ¡ö©Ï¾¨-êȺ¤-êȼ¸-¦¯¯ì¾¸ ¯½-¡¾©-Ã§É Àì¡ê† 10.¦²§, ìö¤-¸ñ--ê† 9 ²½¥ò¡2005.
(Luật du lịch CHDCND Lào ban hành số 10 /QH ngày 9 / 11 /2005).
32. ¡º¤¯½-§÷´-ù¨È-£˜¤ê† VI ¢º¤-²ñ¡¯½§¾§ö--¯½-ªó-¸ñ©-쾸-¯ó-1996
(Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI Đảng nhân dân cách Mạng Lào
năm 1996).
33. ¢Ó-¡¿-ö©-¸È¾-©É¸¨-²½-ñ¡¤¾---¿-êȼ¸-Àì¡ê† 626. ¡£ê ¢º¤-¡½§¸¤-¡¾--£É¾ -Áì½êȺ¤-
êȼ¸
-¸ñ--ê† 7 À©õº- 6 ¯ó 1999 (Quyết định về hướng dẫn viên số 626 / TM-DL của Bộ
Thương Mại-Du lịch năm 1999).
34. ¢Ó-¡¿-ö©-¸È¾-©É¸¨-¡¾-¥ñ©ª˜¤ -Áì½ -¡¾-À£ˆº--Ÿê÷ ì½-¡ò©-êȺ¤-êȼ¸-Àì¡ê†
1150/¦-¨,
ìö¤-¸ñ--ê†25.10.1993.(Quyết định về thành lập và hoạt động kinh doanh du lịch số
1150/ ¦- ,¨ ngày 25. 10 . 1993).
35. ¨÷©-ê½-¦¾©--²ñ©ê½-¾¡¾-êȺ¤êȼ¸ 2006 Œ 2020 ¦¯¯ì¾¸ 2006.
(Chiến lược phát triển du lịch năm 2006 – 2020 CHDCND Lào 2006).
36. ¨÷©-ê½-¦¾©-¡¾--²ñ©ê½-¾-À¦©«½¡ò©Œ¦ñ¤£ö´ 2015 Œ 2020 Á¢¸¤-®Ò-Á¡É¸.
(Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 – 2020 tỉnh Bo kẹo).
37. ¨÷©-ê½-¦¾©-²ñ©ê½-¾-¡¾-êȺ¤êȼ¸¯ó 2007 Œ 2010 ¢º¤-Á¢¸¤-®Ò-Á¡É¸-Àì¡êó
085.¹ê
Œ®¡, ìö¤-¸ñ--êó 15Œ1Œ2008(Chiến lược phát triển du lịch 2007 – 2010 Số
085/DL-BK ngày 15 /1 /2008 sở du lịch tỉnh BoKẹo).
38. ®ö©-¦½ÍЮ-¡¾-¥ñ©ª˜¤¯½ªò®ñ©-Á°--²ñ©ê½-¾-À¦©«½¡ò©-Œ ¦ñ¤£ö´ 2002Œ2003
¢º¤-²½-Á--¡-
Á°-¡¾- Áì½ ¡¾--ìö¤êô--Á¢¸¤-®Ò-Á¡É¸. (Báo cáo tổng kết phát triển kinh tế
- xã hội năm 2002 -2003 sở kế hoạch đầu tư tỉnh Bo Kẹo).
39. ®ö©¦½ÍЮ¡¾-¥ñ©ª˜¤¯½ªò®ñ©-Á°--²ñ©ê½-¾-À¦©«½¡ò© Œ ¦ñ¤£ö´ 5 ¯ó (2001 Œ
2005)
Áì½ -Á°-¡¾- 5 ¯ó (2006 Œ 2010) -¢º¤ -Á¢¸¤-®Ò-Á¡É¸
(Báo cáo tổng kết 5năm (2001 – 2005) và kế hoạch phát triển kinh tê – xã hội (2006
– 2010) của tỉnh Bo Kẹo).
40. ®ö©¦½ÍЮ-쾨-¤¾--¦ö¡2005 Œ2006 Áì½ êò©-꾤-Á°-¡¾-¦ö¡ 2006 Œ2007 ¢º¤-²½ -
Á--¡-Á°-¡¾- –Áì½ ¡¾--ìö¤êô--Á¢¸¤-®Ò-Á¡É¸.(Báo cáo tổng kết năm 2005 – 2006
sở kế hoạch đầu tư tỉnh Bo Kẹo).
41. ®ö©¦½ÍЮ-쾨-¤¾--¦ö¡2006 Œ2005 Áì½ êò©-꾤-Á°-¡¾-¦ö¡ 2007 Œ2008 ¢º¤-²½
Á--¡-Á°-¡¾- –Áì½ ¡¾--ìö¤êô--Á¢¸¤-®Ò-Á¡É¸.(Báo cáo tổng kết năm 2006 – 2007
sở kế hoạch đầu tư tỉnh Bo Kẹo).
42. ®ö©¦½ÍЮ-쾨-¤¾--¦ö¡2007 Œ2008 Áì½ êò©-꾤-Á°-¡¾-¦ö¡ 2008 Œ2009 ¢º¤-²½
Á--¡-Á°-¡¾- –Áì½ ¡¾--ìö¤êô--Á¢¸¤-®Ò-Á¡É¸.(Báo cáo tổng kết năm 2007 – 2008
sở kế hoạch đầu tư tỉnh Bo Kẹo).
43. ®ö©-¦½ÍЮ쾨-¤¾- ¦ö¡-¯ó 2006 Œ 2007 ²½-Á--¡£ö´´½-¾£ö´-Á¢¸¤-.
(Báo cáo tổng kết năm 2006 -2007 sở Giao thông vận tải tỉnh Bo Kẹo).
44. ®ö©-¦½ÍЮ쾨-¤¾- ¦ö¡-¯ó 2007 Œ 2008 ¹Éº¤¡¾--¢ö--¦‰¤-꾤®ö¡ Œ 꾤-Õ-Á¢¸¤-
®ÒÁ¡É¸.
(Báo cáo tổng kết năm 2007 -2008 văn phòng giao thông vận tải Đường bộ -
Đường thuỷ Tỉnh Bo Kẹo).
45. ®ö©-¦½ÍЮ쾨-¤¾-¦ö¡-¯ó 2007 Œ 2008 ²½-Á--¡«½-ÁÍ-¤¢È¾¸Œ¸ñ©ê½-¾-ê¿-Á¢¸¤-
®Ò-Á¡É¸.
(Báo cáo tổng kết năm 2007-08 sở văn hoá thông tin tỉnh Bo Kẹo).
46. ®ö©¦½ÍЮ-쾨-¤¾-¦ö¡¯ó 2007 Œ 2008 ²½-Á--¡¡½¦ò¡¿Œ¯È¾-Ä´É-Á¢¸¤-®Ò-Á¡É¸.
(Báo cáo tổng kết năm 2007 – 08 sở Nông – Lâm nghiệp tỉnh Bo Kẹo).
47. ®ö©¦½ÍЮ-«º©-«º--®ö©»¼-¡¾--£÷É´-£º¤ -Áì½ §÷¡¨øÉ-²ñ©ê½-¾¡¾-êȺ¤-êȼ¸¯ó
1999 Œ
2005 Áì½ êò©-꾤 2006 Œ 2007 -Á¢¸¤-®Ò-Á¡É¸.
(Tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm quản lý và thúc đẩy phát triển du lịch tỉnh Bo
Kẹo giai đoạn 1999 – 2005, kế hoạch 2006 – 2007).
48. ®ö©¦½ÍЮ-¯ó 2006 Œ 2007 Áì½ êò©-꾤-Á°-¡¾-2007 Œ 2008 ²½-Á--¡êȺ¤-
êȼ¸Á¢¸¤ - ®Ò-Á¡É¸.(Tổng kết năm 2006 - 07, kế hoạch 2007 - 2008 sở du lịch tỉnh
Bo Kẹo).
49. ®ö©¦½ÍЮ-¯ó 2007 Œ2008 Áì½êò©-꾤-Á°-¡¾-2008 Œ 09 ²½-Á--¡êȺ¤-
êȼ¸Á¢¸¤-®Ò-
Á¡É¸ (Tổng kết năm 2007 – 2008, kế hoạch 2008 - 09 sở du lịch tỉnh Bo Kẹo).
50. ¯›´®ñ-©¾-À°‰¾-Á¢¸¤-®Ò-Á¡É¸-¯ó 2003 ¥ñ©-²ò´-©¨-Á-¸-쾸-¦É¾¤-§¾©-Á¢¸¤-
®Ò-Á¡É¸
(Sách dân tộc năm 2003 tỉnh Bo Kẹo NXB Mặt Trận Tổ Quốc tỉnh)
51. 20 ¯ó-Á¹È¤-¡¾--¦É¾¤ª˜¤-Á¢¸¤-®Ò-Á¡É¸15.6.1983 Œ 15.6.2003.(Kỷ niệm 20 năm
trưởng
thành và phát triển tỉnh Bo Kẹo 15. 6. 1983 – 15. 6. 2003)
52. £¦½-¾ê¾¤À¸®Ä§ ¢º¤ ®ðìò¦ñ©§ó¸½-¾Å²ñ- Á¢¸¤®ÒÁ¡É¸(.Animo)
quảng cáo trên website (www.gibbonx.org)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN- Phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào.pdf