Việc phát triển trang trại cần phải thực hiện một số kiến nghị sau: Thực hiện liên kết các hộ nông dân đạt điều kiện về hạn điền (đất đai tối thiểu) nhưng không đạt điều kiện về giá trị sản lượng, có thể liên kết theo mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần Đối với những hộ nông dân đủ điều kiện hạn điền, đủ điều kiện giá trị sản lượng hàng hóa nhưng không làm hồ sơ thủ tục đăng kí làm trang trại, cần phải tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các lợi ích từ chính sách hỗ trợ của Nhà Nước cho việc phát triển trang trại. Đối với các trang trại đã có sẵn trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk thì cần phải chú ý tới việc nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực và nắm bắt, mở rộng thị trường tiêu thụ, từ đó nâng hiệu quả kinh doanh và sức cạnh tranh trên thị trường bằng cách sản xuất hàng hóa theo nhu cầu của thị trường tiêu thụ, sử dụng hợp lí các nguồn lực của trang trại để tăng lợi nhuận và phát triển, xây dựng thương hiệu, phát triển thị trường tiêu thụ bằng cách tạo liên kết trang trại.
113 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1140 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển kinh tế trang trại tại huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng cụ thể nên hiệu quả kinh tế đem lại chưa cao. Một số trang trại do trình độ quản lý yếu nên tổ chức sản xuất còn kém, mặt khác do thiên tai, mất mùa không có khả năng về tài chính đã không đủ điều kiện trả nợ vay phải bán tư liệu sản xuất, trở thành các hộ làm thuê hoặc chuyển sang hoạt động phi nông nghiệp, mặc dù thành phần này chiếm tỷ lệ thấp. Lực lượng lao động của các trang trại chưa được đào tạo nghề cơ bản lao động chưa được đào tạo nghề, tập huấn nghiệp vụ chuyên môn.
+ W2. Chưa nắm bắt được nhu cầu thị trường nên chưa chủ động trong việc lên kế hoạch sản xuất và tìm đầu ra cho sản phẩm. Hầu như các trang trại trên địa bàn huyện Cư M’gar đang rơi vào tình trạng sản xuất theo thế mạnh tự nhiên chứ chưa xem xét đến vấn đề thị trường. Thị trường cần sản phẩm gì? Trả lời được câu hỏi đó thì mỗi trang trại mới có thể vẽ cho mình một kế hoạch sản xuất (cái gì, cho ai, bao nhiêu) và chọn kênh để phân phối sản phẩm. Chính vì sản xuất theo thế mạnh tự nhiên nên xuất hiện tình trạng sản phẩm tràn ngập trên thị trường, không thể phân biệt được sản phẩm của mình và của các hộ nông dân nhỏ lẻ khác. Từ đó lại dẫn đến bài toán giá cả bấp bênh và ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của toàn trang trại.
+ W3. Chủng loại sản phẩm ít, chủ yếu ở dạng thô nên chưa có sự đa dạng và dễ bị tác động bởi giá cả. Trang trại trồng cây lâu năm chủ yếu là cà phê, cao su, sản xuất độc canh chỉ tạo ra được một vài sản phẩm nên rất dễ bị tác động của giá cả thị trường. Ta có thể thấy rõ điều này qua sự giảm đột ngột của giá cà phê, cao su. Người dân ngay lập tức xuất hiện hiện tượng phá bỏ vườn đã đầu tư để sang trồng loại cây khác mà không tính đến việc đã bỏ ra rất nhiều công sức để đầu tư. Hơn nữa, việc bán sản phẩm thô cũng không đem lại nhiều giá trị. Qua phỏng vấn cho thấy, chưa một đơn vị nào nghĩ đến việc tăng sự đa dạng và giá trị cho sản phẩm mình tạo ra. Họ đơn thuần gia tăng thu nhập bằng cách tăng thêm diện tích trang trại.
+ W4. Chưa sử dụng hiệu quả các nguồn lực của trang trại, đặc biệt là nguồn lực đất đai. Với tình trạng đất đai manh mún như hiện nay, việc mở rộng quy mô đất đai để tăng thêm quy mô là rất khó. Chính vì vậy, để tăng năng suất và tăng hiệu quả kinh tế cho trang trại từ đó tăng quy mô trang trại, việc sử dụng hợp lí các nguồn lực là vấn đề rất cần thiết. Thay vì trồng độc canh một loại cây công nghiệp, ta có thể trồng xen các loại cây ăn trái vào để tận dụng đất, nước, phân bón sẵn cho cây chính để tạo thêm nguồn thu.
+ W5. Chưa có thương hiệu riêng. Chưa có trang trại nào nghĩ đến việc có thương hiệu riêng cho sản phẩm của mình. Mặc dù xây dựng thương hiệu là cả quá trình, đòi hỏi phải đầu tư nhiều thời gian và công sức nhưng nếu không xây dựng thương hiệu riêng ngay từ hôm nay, sản phẩm nông nghiệp của chúng ta trong tương lai sẽ không còn chỗ đứng trong khi thị trường liên tục thay đổi. Thương hiệu là điều để khách hàng nhận diện và chọn lựa sản phẩm. Trong thực tế đã có rất nhiều bài học xương máu liên quan đến thương hiệu riêng. Đây là công việc cần phải được thực hiện.
- Cơ hội:
O1. Có chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại bền vững từ Trung Ương đến địa phương. Ngân sách tỉnh hỗ trợ kinh phí lập quy hoạch, mức hỗ trợ tối đa không quá 500 triệu đồng đối với quy hoạch trang trại cấp tỉnh, cấp huyện không quá 200 triệu đồng. Tỉnh cũng hỗ trợ kinh phí không quá 10 triệu đồng cho các trang trại chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường ra các khu vực trang trại chăn nuôi tập trung; có chính sách tín dụng, hỗ trợ lãi suất vốn vay ngân hàng cho từng nhóm cây, con, quy mô trang trại, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho các trang trại có các sản phẩm từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản. Đối với các trang trại đã được cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại, tỉnh Đắk Lắk có chính sách khoa học công nghệ với mức hỗ trợ tối đa không quá 50 triệu đồng/mô hình sản xuất phù hợp với quy hoạch, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá. Các cấp chính quyền của huyện trong những năm gần đây đã có sự quan tâm hơn đến lĩnh vực phát triển kinh tế trang trại, kịp thời tiếp nhận và tìm hướng giải quyết những vấn đề liên quan về đất đai, những vướng mắc của kinh tế trang trại.
O2. Nhu cầu tăng do dân số tăng, thị hiếu người tiêu dùng quan tâm đến sức khỏe. Theo khảo sát từ Neilsen, kết quả khảo sát cho thấy có 42% số người được khảo sát cho rằng, trái cây và rau quả tươi mang lại lợi ích cho sức khỏe, trong khi 27% ý kiến cho rằng trái cây và rau quả đóng gói mang lại sức khỏe tốt cho người sử dụng. Tỷ lệ này ở thịt, cá và hải sản lần lượt là 31% và 30%. Hơn nữa, gia tăng dân số ở Việt Nam cũng làm cho nhu cầu về thực phẩm tăng lên.
O3. Xuất khẩu hàng hóa ra quốc tế. Dân số các nước tham gia TPP đến thời điểm này vào khoảng 600 triệu người. Đây là một thị trường tiêu thụ nông sản lớn, giúp Việt Nam giảm sự phụ thuộc vào một thị trường Trung Quốc bấy lâu nay. Hiện tại, Trung Quốc nhập tới 35% tổng sản lượng gạo xuất khẩu, 48% tổng lượng cao su xuất khẩu và 64% lượng rau quả xuất khẩu của Việt Nam. Việt Nam cũng nhập khẩu gần 63% sản phẩm vật tư đầu vào cho nông nghiệp từ Trung Quốc. Do sự khác biệt giữa các mùa vụ, khác biệt về chủng loại rau quả do khác biệt về vùng khí hậu, sở thích của người Nhật đối với hoa quả có vị ngọt và đặc biệt là hiện nay nhận thức của người tiêu dùng với lợi ích sức khỏe của họ nên các mặt hàng như chuối, dứa, đu đủ, xoài và bơ rất được thị trường Nhật Bản ưa chuộng. Như vậy, việc gia nhập TPP sẽ giúp Việt Nam điều chỉnh linh hoạt cơ cấu xuất nhập khẩu trong lĩnh vực nông nghiệp, mở rộng được nhiều thị trường xuất – nhập khẩu hơn
O4. Được tuyên truyền, hỗ trợ, chuyển giao khoa học kỹ thuật về sản xuất, giống mới
- Thách thức:
T1. Phát triển theo hướng tự phát, thiếu quy hoạch. Huyện Cư M’gar vẫn còn hạn chế trong việc quy hoạch để phát triển trang trại. Thiếu quy hoạch tổng thể và lâu dài, một số hộ nông dân có điều kiện nhưng chưa mạnh dạn đầu tư vì sợ sai quy hoạch.
T2. Chi phí vật tư đầu vào thay đổi thất thường, xuất hiện nhiều vật tư nông nghiệp giả làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng nông sản. Một số cơ sở kinh doanh không có đạo đức thực hiện việc mua bán phân giả, gây hại cho cây trồng, đất đai Chi phí vật tư đầu vào thay đổi thất thường, xuất hiện nhiều vật tư nông nghiệp giả làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng nông sản. Như chúng ta đã biết, năng suất phụ thuộc rất nhiều vào các vật tư đầu vào của trang trại. Một thực tế hiện nay là việc kinh doanh vì lợi nhuận mà bất chấp hậu quả. Tình trạng giống kém chất lượng, phân bón giả xuất hiện tràn lan đang là mối lo thường trực và ảnh hưởng cực kì nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của nông dân nói chung và các trang trại huyện Cư M’gar nói riêng. Đây là vấn đề nhức nhối không chỉ riêng của bất cứ trang trại nào mà là vấn đề của cả xã hội. Mỗi chủ trang trại cần phải là người sáng suốt trong các quyết định lựa chọn vật tư đầu vào cho trang trại của mình.
T3. Liên kết 4 nhà vẫn chưa chặt chẽ. Liên kết 4 nhà (Nhà nước – Nhà khoa học – Doanh nghiệp – Nông dân) vẫn chưa chặt chẽ. Doanh nghiệp và nông dân là 2 tác nhân chính của các mối liên kết trong sản xuất nông nghiệp. Trong đó, doanh nghiệp là "đầu tàu", là động cơ của mối liên kết. Doanh nghiệp giữ vai trò quan trọng liên kết "3 nhà" còn lại để hình thành vùng nguyên liệu sản xuất; hỗ trợ đầu vào và thu mua sản phẩm cho nông dân; từng bước tiến tới xây dựng thương hiệu sản phẩm nông sản. Để các mối liên kết thật sự mạnh, ngoài việc có năng lực tổ chức khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ nông sản thì cần có các doanh nghiệp có tâm huyết, có trách nhiệm với nông dân và sự nghiệp phát triển nền nông nghiệp hiện đại. Doanh nghiệp đóng vai trò là người cung ứng dịch vụ phục vụ sản xuất. Bao gồm nguyên liệu đầu vào như giống, phân bón, thuốc trừ sâu và trên hết là tổ chức thu mua, bao tiêu sản phẩm cho nông dân; dự báo định hướng thị trường cho nông dân sản xuất. Trong liên kết "4 nhà" của sản xuất nông nghiệp hiện nay, Chính phủ và Bộ NN&PTNT nên chuyển đổi hình thức hỗ trợ nông dân theo hướng phổ biến các kiến thức, các kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật, đào tạo nghiệp vụ, tay nghề để nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao chất lượng và an toàn thực phẩm; hướng dẫn và giúp nông dân tiếp cận, thực hiện được các chương trình vay vốn sản xuất Nhà nước phải có vai trò mở rộng thị trường thông qua việc ký kết các hiệp định với các nước, các khối Từ đó Nhà nước dự báo, đưa ra những quy hoạch sản xuất và thông tin cho người dân biết. Nghiên cứu các cơ chế, chính sách có lợi cho doanh nghiệp, có lợi cho nông dân hoặc những cơ chế chính sách tạo môi trường pháp lý cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng cho doanh nghiệp. Nhà nước phải có giải pháp đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước, đào tạo nông dân một cách thiết thực; đồng thời chỉ đạo tổ chức thực hiện trên từng địa bàn cụ thể Nhà khoa học cần nghiên cứu các giống vật nuôi, cây trồng mới có năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với điều kiện sinh thái và thổ nhưỡng của từng vùng, miền; nghiên cứu quy trình kỹ thuật canh tác công nghệ cao; công nghệ chế biến bảo quản sau thu hoạch để nâng cao giá trị hàng hóa nông sản. Đây là công đoạn dễ dàng nâng cao giá trị gia tăng hàng hóa nông sản nhưng chính là khâu yếu nhất của sản xuất nông nghiệp. Liên kết "4 nhà" là chìa khóa để phát triển nền nông nghiệp hiện đại, đảm bảo hài hòa lợi ích của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị sản phẩm nông sản. Thực tế vẫn cho thấy, Nhà Nước cần phát huy vai trò lãnh đạo của mình hơn nữa trong việc quy hoạch, tổ chức thực hiện chính sách nhằm phát triển liên kết kinh tế trang trại. Doanh nghiệp thu mua cầm chừng, lí do cũng vì đầu ra chế biến hoặc xuất khẩu của doanh nghiệp cũng chưa chắc chắn, trang trại sản xuất độc canh cầm chừng, lo lắng về chi phí hạ tầng, lo lắng về chất lượng cây giống vật nuôi.
Hiện nay, các trang trại mạnh dạn đầu tư thì phát triển riêng lẻ, sản xuất sản phẩm nào mà chủ trang trại cho là có tiềm năng, không đi theo bất cứ một hướng nào. Chính vì thế mà việc liên kết gặp rất nhiều khó khăn.
T4. Hoạt động kết nối thông tin với thị trường, xúc tiến thương mại còn chậm. Đã có tổ chức các hội chợ nông nghiệp nhằm xúc tiến thương mại nhưng thực sự chưa đạt hiệu quả, chưa thu hút được các công ty thu mua bán sỉ bán lẻ trên thị trường.
T5. Giá cả nông sản bấp bênh. Thị trường nông sản là thị trường khó tính. Giá nông sản cũng phụ thuộc vào quy luật cung cầu. Nếu không có sự tính toán cụ thể thì cuộc chiến giá cả sẽ vẫn còn dai dẳng. Chẳng hạn như việc trồng trọt cà phê phá vỡ kế hoạch như hiện nay, diện tích trồng vẫn đang tăng cao mặc dù Nhà Nước đã có cảnh báo thì điệp khúc mất giá sẽ còn tiếp diễn.
T6. Áp lực cạnh tranh cao từ các trang trại khác, áp lực từ các tiêu chuẩn quốc tế. Mỗi người chủ trang trại cần phải đổi mới từng ngày để sản phẩm sản xuất ra được thị trường chấp nhận. Với tình trạng trồng cùng một loại cây, nuôi cùng một con vật thì các chủ trang trại phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ và cạnh tranh gay gắt từ các trang trại khác. Hơn nữa, muốn sản phẩm được xuất khẩu, đem lại giá trị cao hơn thì sản phẩm cần phải đạt được các tiêu chuẩn quốc tế.
T7. Hạn hán do sử dụng quá mức nguồn nước, đất thoái hóa do bón nhiều phân vô cơ. Sau quá trình phát triển ồ ạt, nhất là tăng nhanh diện tích trồng cà phê, người chủ nào cũng muốn năng suất cao. Câu nói “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” được áp dụng triệt để. Họ tưới nước thoải mái mà không cần biết cây trồng có hấp thụ hết không, có lãng phí không, họ bón phân vô cơ thúc đẩy cây cho năng suất cao. Hậu quả là hạn hán và thoái hóa đất đang xảy ra rất rõ ràng. Không có nước tưới, rất nhiều vườn cà phê chết khô, thiệt hại rất lớn. Chính vì vậy mà chúng ta cần phải quan tâm nhiều đến vấn đề môi trường, nếu tác động xấu đến môi trường thì chắc chắn môi trường sẽ ô nhiễm.
3.3. Một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk.
3.3.1. Giải pháp thành lập các trang trại mới
Qua điều tra thực trạng huyện Cư M’gar cho thấy, các hộ nông dân tại địa bàn huyện có tiềm năng phát triển thành trang trại có thể chia thành hai nhóm:
- Nhóm 1: Những hộ nông dân đã được công nhận là trang trại trước năm 2011 nhưng không đủ điều kiện để tiếp tục công nhận là trang trại theo tiêu chí của thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13 tháng 04 năm 2011 và những hộ nông dân chưa bao giờ là trang trại nhưng đã đủ điều kiện về hạn điền . Theo thông tư đối với các tỉnh Tây Nguyên thì các cá nhân, hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản cần phải thỏa mãn điều kiện: Đối với cơ sở trồng trọt và tổng hợp phải có đất đai từ 2,1 ha và giá trị sản lượng hàng hóa từ 700 triệu đồng trở lên, đối với cơ sở chăn nuôi từ 1 tỷ trở lên, đối với cơ sở sản xuất lâm nghiệp phải có đất đai từ 31 ha trở lên và giá trị sản lượng hàng hóa 500 triệu trở lên.
Qua thực tế điều tra, các hộ nông dân nhóm này đều đạt điều kiện về hạn điền (đất đai tối thiểu) nhưng không đạt điều kiện về giá trị sản lượng. Giải pháp ngắn hạn cho nhóm này là thực hiện liên kết ngang giữa các hộ nông dân, có thể liên kết theo mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần Sự liên kết này sẽ làm cho các nguồn lực cũng như giá trị sản lượng hàng hóa của các hộ nông dân hợp nhất, từ đó đáp ứng được yêu cầu trong tiêu chí công nhận trang trại của Nhà Nước. Chẳng hạn như mô hình hợp tác xã, lúc này các hộ nông dân đóng vai trò là mỗi xã viên. Các xã viên này sẽ bầu ra ban chủ nhiệm hợp tác xã. Ban chủ nhiệm này sẽ đại diện giúp xã viên xử lí các mối lo như sử dụng vật tư, thức ăn gia súc, thuốc thú ý, mời các kỹ sư, bác sỹ thú y chăm sóc cây trồng, vật nuôi; cũng sẽ đứng ra chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm cam kết và kí kết hợp đồng với công ty cung ứng đầu vào và thu mua đầu ra. Các hộ nông dân nếu không liên kết cần phải đánh giá, kiểm soát và kết hợp sử dụng hợp lí các nguồn lực của mình để tạo ra sản lượng hàng hóa lớn hơn trong tương lai thì mới có thể đáp ứng tiêu chí công nhận trang trại. Có một điều rõ ràng, dễ thấy là không liên kết, thời gian các hộ nông dân này được công nhận thành trang trại sẽ lâu hơn rất nhiều đối với những hộ nông dân thực hiện liên kết. Trong dài hạn, cho dù là liên kết hay không liên kết thì tất cả đều phải xem xét lại việc sử dụng các yếu tố nguồn lực của mình đã hợp lí hay chưa để có thể cạnh tranh được với các trang trại khác trong nước và hướng tới xuất khẩu.
- Nhóm 2: Là những hộ nông dân đủ điều kiện hạn điền, đủ điều kiện giá trị sản lượng hàng hóa nhưng không làm hồ sơ thủ tục đăng kí làm trang trại. Qua điều tra cho thấy, nguyên nhân chủ yếu là chưa nắm được lợi ích khi được chứng nhận trang trại. Để phát triển nhóm này, cần phải tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các chính sách hỗ trợ của Nhà Nước cho việc phát triển trang trại. Tại tỉnh Đắk Lắk, ta có thể kể đến các chính sách sau:
- Chính sách hỗ trợ kinh phí quy hoạch trang trại: Trên cơ sở quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế xã hội của tỉnh, huyện, thành phố, thị xã xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế trang trại phù hợp cho từng loại cây, con, các vùng nguyên liệu tập trung, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Ngân sách tỉnh hỗ trợ kinh phí lập quy hoạch, mức hỗ trợ tối đa không quá 500 triệu đồng đối với quy hoạch trang trại cấp tỉnh và không quá 00 triệu đồng đối với quy hoạch trang trại cấp huyện.
- Chính sách đào tạo và sử dụng lao động:
+ Đối tượng áp dụng: tất cả các chủ trang trại có giấy chứng nhận kinh tế trang trại.
+ Mức hỗ trợ: 70% kinh phí đào tạo; nhưng mức hỗ trợ tối đa không quá 1 triệu đồng/trang trại/năm khi tham gia các lớp đào tạo, tập huấn.
Chủ trang trại tuyển dụng lao động là người dân tộc thiểu số vào làm việc được ngân sách tỉnh hỗ trợ nộp thay tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động phải trích nộp cho cơ quan Bảo hiểm xã hội đối với số lao động dân tộc thiểu số được được tuyển vào và ký hợp đồng lao động từ đủ 12 tháng trở lên. Thời gian hỗ trợ nộp thay không quá 60 tháng đối với trường hợp ký hợp đồng theo hình thức không xác định thời hạn, không quá 36 tháng đối với trường hợp ký hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng, kể từ ngày người lao động chính thức làm việc.
- Chính sách đất đai:
+ Tiến hành rà soát quỹ đất của các trang trại, xác minh nguồn gốc đất tiến tới cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cho thuê đất theo quy định của Luật Đất đai.
+ Trang trại mới thành lập được miễn tiền thuê đất 11 năm kể từ ngày đưa vào hoạt động ở địa bàn thuộc các huyện và thị xã Buôn Hồ, ngoại trừ thành phố Buôn Ma Thuột; theo quy định tại điểm c, khoản 4, Điều 14 Nghị định số 142/2005/NĐ-CP, ngày 14/11/2005 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước của Chính phủ.
- Chính sách thuế: Trang trại có thu nhập từ sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản chưa phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định tại khoản II, phần A Thông tư 134/2007/TT-BTC, ngày 23/11/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 24/2007/NĐ-CP,ngày 14/2/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Chính sách khoa học – công nghệ:
+ Đối tượng áp dụng: Có giấy chứng nhận kinh tế trang trại; ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, công nghệ mới vào một số mô hình sản xuất phù hợp với quy hoạch, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theohướng sản xuất hàng hoá; chưa được hỗ trợ từ bất kỳ nguồn kinh phí nào của Nhà nước và không thuộc đối tượng vay hỗ trợ lãi suất.
+ Mức hỗ trợ: Đối với mô hình công nghệ cao: hỗ trợ tối đa 40% mức chi phí về giống và tối đa 20% chi phí vật tư chính và một phần chi phí chuyển giao công nghệ; mức hỗ trợ tối đa không quá 50 triệu đồng/mô hình; Đối với mô hình cơ giới hoá nông nghiệp, bảo quản chế biến sản phẩm và ngành nghề khác: hỗ trợ tối đa 50% trang thiết bị chính nhưng tổng mức hỗ trợ không quá 75 triệu đồng/mô hình. Quy mô mô hình, mức hỗ trợ cho từng mô hình cụ thể do Chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định, trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật của từng mô hình và đơn giá vật tư của từng năm, đảm bảo phù hợp với tính chất của từng mô hình, nhưng không vượt quá tỷ lệ tối đa và tổng mức hỗ trợ quy định ở trên. Nguồn kinh phí được hỗ trợ từ nguồn kinh phí Khuyến nông của Trung ương và địa phương.
- Chính sách tín dụng: Hỗ trợ lãi suất vốn vay ngân hàng
+ Đối tượng áp dụng: Có giấy chứng nhận kinh tế trang trại; chưa được vay ưu đãi từ Quỹ Đầu tư phát triển của tỉnh; trang trại trồng cây hàng năm: diện tích từ 10 ha trở lên, có áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ cao vào sản xuất (giống có năng suất, chất lượng cao, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt...); Trang trại trồng cây lâu năm (Trang trại cà phê: diện tích từ 10 ha trở lên, hiện đang áp dụng các quy trình sản xuất tiên tiến như: Gap, 4C, bộ tiêu chuẩn UTZ ; ưu tiên các trang trại có đầu tư máy móc thiết bị sân phơi xi măng phục vụ sơ chế - bảo quản; trang trại cao su: diện tích từ 30 ha trở lên, có áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất theo quy định của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trang trại hồ tiêu: diện tích từ 03 ha trở lên); Trang trại chăn nuôi (Chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò): có thường xuyên từ 100 con trở lên đối với chăn nuôi lấy thịt và 50 con trở lên đối với chăn nuôi sinh sản, tỷ lệ bò lai tối thiểu đạt 50% tổng đàn, có chuồng trại và điều kiện chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh đảm bảo chăn nuôi an toàn dịch bệnh...; chăn nuôi gia súc (lợn): có thường xuyên từ 300 con trở lên đối với lợn thịt và 50 con trở lên đối với lợn sinh sản, có ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới và quy trình chăn nuôi theo quy định của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; gia cầm: có thường xuyên từ 5.000 con trở lên đối với gia cầm thịt và 2.000 con đối với gia cầm lấy trứng, có áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và quy trình chăn nuôi theo quy định của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.); Trang trại nuôi trồng thủy sản có diện tích từ 5 ha trở lên, có áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất: giống, quy trình sản xuất an toàn theo quy định của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trang trại lâm nghiệp có quy mô từ 50 ha trở lên, có áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất: giống, quy trình sản xuất theo quy định của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ưu tiên áp dụng cho các trang trại đầu tư trồng rừng phòng hộ,sản xuất loài cây lấy gỗ lâu năm có giá trị kinh tế, có tính bền vững môi trường; trang trại sản xuất có tính chất đặc thù: trồng hoa, cây cảnh, trồng nấm, nuôi ong, giống thủy sản: có đầu tư công nghệ cao trong các công đoạn về giống (kỹ thuật lai tạo giống mới, cấy mô,...) và giá trị sản lượng hàng hoá, dịch vụ bình quân một năm đạt từ 300 triệu đồng trở lên.
+ Cần có phương án sản xuất kinh doanh được các tổ chức tín dụng chấp thuận và hợp đồng vay có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn thì sẽ được vay tối đa từ 500 triệu đồng trở xuống, mỗi trang trại chỉ được hỗ trợ lãi suất duy nhất một lần vay trong thời gian theo dự án của trang trại được phê duyệt nhưng tối đa không quá 36 tháng.
3.3.2. Giải pháp phát triển các trang trại đã có sẵn
Đối với các trang trại đã có sẵn trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk thì cần phải chú ý tới việc nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực và nắm bắt, mở rộng thị trường tiêu thụ, từ đó nâng hiệu quả kinh doanh và sức cạnh tranh trên thị trường. Qua điều tra thực tế các yếu kém vẫn còn tồn tại và nguyên nhân thất bại của các trang trại, ta cần thực hiện các giải pháp như sau:
Thứ nhất, sản xuất hàng hóa theo nhu cầu của thị trường tiêu thụ. Thị trường tiêu thụ quyết định sự sống còn của trang trại. Nếu như trang trại sản xuất hàng hóa không đáp ứng nhu cầu của thị trường thì chắc chắn sẽ không bán được sản phẩm hoặc phải bán sản phẩm với giá thấp. Không bán được sản phẩm hoặc phải bán sản phẩm với giá thấp thì đương nhiên trang trại sẽ bị thua lỗ, nguồn vốn cạn kiệt dần và phải ngừng sản xuất. Đối với sản phẩm nông nghiệp, vấn đề người tiêu dùng quan tâm và trở thành vấn đề nhức nhối nhất hiện nay là thực phẩm sạch. Để sản xuất thực phẩm sạch, chủ trang trại cần phải sản xuất hàng hóa theo các tiêu chuẩn chất lượng có sẵn và làm hồ sơ cấp giấy chứng nhận. Hiện nay có rất nhiều loại chứng nhận của bên thứ ba mà các chủ trang tại hoàn toàn có thể thực hiện được. Thực hành nông nghiệp tốt (Good Agriculture Practices - GAP) là những nguyên tắc được thiết lập nhằm đảm bảo 3 an toàn, an toàn cho môi trường (môi trường sản xuất an toàn, sạch sẽ, thực phẩm phải đảm bảo không chứa các tác nhân gây bệnh như chất độc sinh học như vi khuẩn, nấm, virus, ký sinh trùng và hóa chất như dư lượng thuốc BVTV, kim loại nặng, hàm lượng nitrat), an toàn cho người sản xuất và an toàn cho người sử dụng. Trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới như hiện nay, các trang trại phải thực hiện theo GAP, vì GAP sẽ mang lại những lợi ích cho trang trại như theo 3 an toàn đã nêu bên trên.
Thứ hai, sử dụng hợp lí các nguồn lực của trang trại để tăng lợi nhuận và phát triển.
+ Nguồn lực đất đai: Thực trạng cho thấy các chủ trang trại đang gia tăng lợi nhuận bằng các tăng diện tích đất đai sản xuất. Điều này trong tương lai sẽ khó thực hiện vì đất đai huyện Cư M’gar hiện nay nằm trong tình trạng manh mún, rất khó để sát nhập. Hơn nữa, việc chỉ tập trung tăng diện tích đất đai mà không tính đến các yếu tố khác sẽ dẫn đến thất bại trên diện rộng. Để sử dụng tốt diện tích đất đai sẵn có, trang trại cần xem xét lại cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong trang trại, đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi để tránh rủi ro về giá cả. Những loại cây trồng, vật nuôi kém chất lượng, già cỗi có thể tính đến việc chuyển đổi sang cây trồng, vật nuôi khác có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao hơn. Chẳng hạn như mô hình trang trại trồng cà phê xen cây ăn quả có giá trị sản lượng cao như sầu riêng dona, sầu riêng ri 6, bơ booth 7, bơ reed, mắc ca bên cạnh đó còn có thể xen canh với mô hình trồng cây ngắn ngày như đậu tương, đậu đen, bông Trang trại chăn nuôi gà có thể nuôi thêm rắn
+ Nguồn lực vốn: Chủ trang trại cần phải tính toán kỹ lưỡng các loại chi phí đầu tư vào giống, thuốc, tiền công lao động để xây dựng kế hoạch sản xuất tốt và sử dụng đồng vốn có hiệu quả. Các trang trại cần phải xác định lại mô hình sản xuất để xem xét việc sử dụng vốn tự có hay nên vay vốn ngân hàng. Hiện nay chính sách ưu đãi cho vay đối với trang trại đang có lãi suất rất tốt, thủ tục cho vay của các ngân hàng tương đối gọn, xây dựng mô hình quan hệ tay ba gữa chủ trang trại, doanh nghiệp thương nghiệp, và ngân hàng. Đây là hình thức cung cấp giống, phân bón phục vụ sản xuất gắn với cho vay vốn vốn sản xuất dựa trên cơ sở xác lập mối quan hệ kinh tế giữa các đối tác có tính chất pháp lý, mối quan hệ đó là: Quan hệ giữa doanh nghiệp và trang trại là quan hệ cung ứng giống, vật tư và tiêu thụ sản phẩm cho trang trại. Quan hệ giữa ngân hàng nông nghiệp và trang trại là quan hệ tín dụng, ngân hàng ký khế ước cho trang trại vay vốn sản xuất kinh doanh và khi hết hạn vay các trang trại có nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng theo khế ước đã ký. Quan hệ giữa ngân hàng với doanh nghiệp là mối quan hệ thanh toán cho doanh nghiệp giá trị vật tư, giống, theo hoá đơn giao hàng khi cung cấp cho trang trại với giá cả phù hợp.
+ Nguồn lực lao động: Cần phải tăng cường năng lực của chủ trang trại ngay vì đây là lao động quan trọng, là người lãnh đạo trang trại, đứng đầu trang trại nên phải có kiến thức về chuyên môn và trình độ quản lý nhất định. Chủ trang trại là người quyết định đến sự thành bại của trang trại. Mỗi người chủ trang trại cần phải tự học hỏi, nâng cao, tích lũy kiến thức của bản thân bằng cách tham gia đào tạo tại các cơ sở uy tín, tham gia các buổi khuyến nông để tăng hiểu biết về khoa học kỹ thuật, tham gia tham quan thực tế các mô hình kinh doanh tốt. Đối với lao động phổ thông đơn thuần, cũng cần phải tiến hành kí hợp đồng ràng buộc trách nhiệm của họ và đào tạo thành những lao động có kỷ luật, dần dần nâng cao tay nghề.
+ Nguồn lực khoa học – kỹ thuât: Phát triển khoa học công nghệ và áp dụng khoa học công nghệ vào thực tiễn là điều cần phải thực hiện song song với những giải pháp trên. Tập trung đổi mới cây trồng, vật nuôi năng suất cao, áp dụng cơ giới hóa vào nông nghiệp để tiết kiệm sức lao động của con người là điều cấp bách hiện nay. Huyện Cư M’gar đang phải đối mặt với hiện tượng hạn hán kéo dài cũng bởi việc sử dụng quá mức nguồn nước tưới. Cần phải có kế hoạch tưới tiêu, sử dụng nước hợp lý chẳng hạn như áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt nhằm tiết kiệm nước và công lao động tưới. Đổi mới giống cây trồng, vật nuôi đóng vai trò cực kì to lớn và quan trọng đối với trang trại, mang lại hiệu quả lớn nhất. Chẳng hạn như Irael với giống gà không lông. Họ nghiên cứu ra giống gà này vì thời tiết quá nóng, gà có lông chậm lớn, hay mắc bệnh. Giống gà không lông có thời gian nuôi ngắn, trọng lượng thịt tăng nhanh đang là giống gà được ưa chuộng. Hay ở Việt Nam với giống dừa sáp, trước đây, người ta không thể gieo quả dừa sáp để lấy cây dừa con được mà phải cấy trên cây dừa thường, điều này dẫn đến kết quả, một cây dừa sáp chỉ cho 30% đến 40% sản phẩm là dừa sáp. Với công nghệ nhân giống mới từ phôi mầm, từ một mầm dừa sáp có thể cho ra nhiều cây dừa sáp con với tỉ lệ quả sáp trên 1 cây lên đến 90%.
Việc nuôi trồng cây mới, con mới cũng cần phải nghiên cứu, thử nghiệm thành công mới được nhân trên diện rộng. Tránh tình trạng thua thiệt vì không nắm rõ kỹ thuật sản xuất với giống mới.
Thứ ba, xây dựng thương hiệu, phát triển thị trường tiêu thụ bằng cách tạo liên kết trang trại.
Thương hiệu trang trại là hình tượng về trang trại, là tập hợp các chữ cái, con số, hình vẽ hoặc sự kết hợp các yếu tố đó để trở thành một dấu hiệu, từ đó phân biệt sản phẩm của trang trại này với các cơ sở kinh doanh khác. Thương hiệu rất quan trọng vì thương hiệu giúp cho người tiêu dùng nhận ra trang trại, tạo ra sự tin tưởng và chấp nhận sử dụng từ phía người tiêu dùng. Khi đã có lòng tin của người tiêu dùng, việc sử dụng sản phẩm sẽ trở thành thói quen và mang lại doanh thu cho trang trại. Bên cạnh việc xây dựng thương hiệu thì việc phát triển thị trường tiêu thụ cũng là việc quan trọng.
Để phát triển thị trường tiêu thụ, trang trại cần phải có 3 yếu tố cơ bản (Chất lượng sản phẩm tốt, giá cả cạnh tranh và độ đa dạng sản phẩm) và kênh bán hàng tốt. Đối với việc chất lượng sản phẩm, chủ trang trại cần quan tâm đến chất lượng giống và thực hành sản xuất theo chứng nhận. Đối với giá cả, chủ trang trại cần có kế hoạch sản xuất tốt, kiểm soát tốt chi phí. Đối với độ đa dạng sản phẩm, chủ trang trại cần xem xét việc nuôi trồng nhiều loại vật nuôi, cây trồng hơn nữa.
Với năng lực của các trang trại hiện nay, để giải quyết vấn đề này thì các trang trại cần phải thực hiện việc liên kết. Liên kết ngang giữa các trang trại sẽ tạo ra một đơn vị kinh doanh có nguồn lực lớn mạnh, có khả năng đáp ứng các yêu cầu của tổ chức thu mua lớn trong nước và xuất khẩu. Từ liên kết ngang, đơn vị liên kết từ các trang trại này có thể đàm phán với các công ty cung ứng đầu vào và thu mua đầu ra bằng hợp đồng được bảo vệ bởi Nhà Nước. Từ đây hình thành nên liên kết dọc giúp tiết kiệm chi phí chuỗi và phát triển ổn định, bền vững.
3.3.3. Giải pháp tăng cường vai trò quản lý của Nhà Nước trong việc phát triển kinh tế trang trại
Phát triển trang trại là chủ trương nhất quán và lâu dài của Đảng và nhà nước ta trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Trong các năm qua, các trang trại đã góp phần rất lớn trong việc phát triển nông nghiệp nước nhà, góp phần tạo thêm công ăn việc làm cho lao động nhàn rỗi. Kinh tế trang trại đã đẩy nhanh quá trình tích lũy vốn đầu tư vào phát triển nông nghiệp, góp phần vào việc tăng trưởng GDP. Ở một số trang trại thành công còn xuất hiện việc liên kết “4 nhà”. Thực chất chỉ là liên kết 3 nhà “người nông dân – nhà khoa học – doanh nghiệp” còn nhà thứ tư “nhà nước” – phải là “nhà chỉ đạo” thể hiện mối liên kết qua các chính sách hỗ trợ việc phát triển trang trại. Ở đây, Nhà Nước phải xây dựng môi trường công bằng và năng động cho các trang trại.
Đầu tiên, Nhà Nước cần phải duy trì những chính sách đem lại hiệu quả tốt cho trang trại như cho thuê đất trống, quy hoạch khu vực phát triển trang trại, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ bằng cách xây dựng mô hình thí điểm. Bên cạnh đó, việc sửa đổi các chính sách để phù hợp hơn với sự phát triển kinh tế là điều cần thiết. Chẳng hạn như nâng cao hạn mức cho vay đối với trang trại hơn mức 500 triệu đồng. Đây là chính sách hấp dẫn để thu hút những hộ nông dân phát triển lên kinh tế trang trại và làm hồ sơ xin công nhận trang trại. Tăng cường thêm ưu đãi cho doanh nghiệp phát triển công nghiệp chế biến nông sản để đẩy mạnh thị trường tiêu thụ cho nông sản.
Thứ hai, Nhà Nước cần phải khắc phục tâm lý tiểu nông, nhất là đối với các chủ trang trại bằng cách tăng cường nâng cao chất lượng đào tạo, xây dựng phẩm chất con người trong thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
Thứ ba, Nhà Nước cần phải tạo kênh thông tin nông nghiệp về giá cả, thị trường và tổ chức các hội chợ giới thiệu sản phẩm nông nghiệp, hội thi phát triển giống vật nuôi, nông dân giỏi để chủ trang trại có cơ hội giao lưu, mở mang tầm nhìn, phát triển thị trường tiêu thụ; là cầu nối thu hút các công ty trong và ngoài nước tham gia mua bán nông sản.
Thứ tư, Nhà nước chịu trách nhiệm trong việc quản lý, thúc đẩy phát triển các cơ sở hạ tầng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho trang trại hoạt động.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Kinh tế trang trại tại huyện Cư M’gar đã từng rất phát triển nhưng không tồn tại được lâu. Số lượng trang trại giảm mạnh từ 256 trang trại năm 2008 chỉ còn lại 31 trang trại năm 2013, tăng thêm 1 trang trại và giữ mức thu nhập ổn định cho đến năm 2015. Tổng số vốn đầu tư tính đến năm 2015 của các trang trại chăn nuôi ở huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk là 8700 triệu đồng, tổng chi phí là 12473 triệu đồng, sản lượng hàng hóa thu về là 18312 triệu đồng, thu nhập là 5839 triệu đồng. Trang trại trồng trọt ở huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk có vốn đầu tư tính đến năm 2015 là 135.127 triệu đồng, chi phí là 28.304 triệu đồng, sản lượng hàng hóa thu được là 47.636 triệu đồng, thu nhập là 19.332 triệu đồng. Đối với trang trại tổng hợp ở huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk, do số lượng chỉ có một trang trại trồng cao su và chăn nuôi bò trên diện tích là 8,3 ha nên tổng số vốn tính đến năm 2015 chỉ là 1300 triệu đồng, chi phí bỏ ra là 624 triệu đồng, sản lượng hàng hóa thu lại là 1135 triệu đồng, thu nhập là 510 triệu đồng.
Qua thời gian, các mô hình trang trại này đã chứng minh một thực tế, kinh tế trang trại đang là xu hướng phát triển tất yếu của nền nông nghiệp. Tất cả những trang trại xây dựng theo phong trào, chủ trang trại không có kinh nghiệm sản xuất tất yếu sẽ bị loại bỏ. Nguyên nhân các trang trại giải thể dần cũng chính là điều mà huyện Cư M’gar còn thiếu, là chưa nắm bắt nhu cầu thị trường mà chỉ độc canh một hoặc hai loại sản phẩm đại trà, chưa quan tâm đến việc phát triển thị trường tiêu thụ, chỉ chú ý phát triển trang trại theo quy mô đất đai mà chưa chú ý đến việc phát triển theo chiều sâu và liên kết trang trại, chưa nắm rõ kỹ thuật chăm sóc cây trồng vật nuôi mới, phát triển sản xuất chưa gắn liền với phát triển chế biến, gặp các rủi ro thiên tai.
Hiện nay, trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk chưa có trang trại nào thực hiện liên kết ngang; các liên kết dọc thì chưa rõ ràng và hoạt động tốt. Để các trang trại trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk hoạt động tốt, có thêm nhiều trang trại mới thành lập, để mô hình kinh tế trang trại trở thành xu thế và giúp nền nông nghiệp huyện phát triển thì cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp ngay từ bây giờ.
2. Kiến nghị
Việc phát triển trang trại cần phải thực hiện một số kiến nghị sau: Thực hiện liên kết các hộ nông dân đạt điều kiện về hạn điền (đất đai tối thiểu) nhưng không đạt điều kiện về giá trị sản lượng, có thể liên kết theo mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần Đối với những hộ nông dân đủ điều kiện hạn điền, đủ điều kiện giá trị sản lượng hàng hóa nhưng không làm hồ sơ thủ tục đăng kí làm trang trại, cần phải tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các lợi ích từ chính sách hỗ trợ của Nhà Nước cho việc phát triển trang trại. Đối với các trang trại đã có sẵn trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk thì cần phải chú ý tới việc nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực và nắm bắt, mở rộng thị trường tiêu thụ, từ đó nâng hiệu quả kinh doanh và sức cạnh tranh trên thị trường bằng cách sản xuất hàng hóa theo nhu cầu của thị trường tiêu thụ, sử dụng hợp lí các nguồn lực của trang trại để tăng lợi nhuận và phát triển, xây dựng thương hiệu, phát triển thị trường tiêu thụ bằng cách tạo liên kết trang trại.
Bên cạnh đó cần phải làm rõ và phát huy vai trò của Nhà Nước trong việc phát triển kinh tế trang trại. Nhà Nước cần phải duy trì những chính sách đem lại hiệu quả tốt và sửa đổi các chính sách để phù hợp hơn với sự phát triển kinh tế. Nhà Nước cần phải khắc phục tâm lý tiểu nông, nhất là đối với các chủ trang trại bằng cách tăng cường nâng cao chất lượng đào tạo, xây dựng phẩm chất con người trong thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Nhà Nước cần phải tạo kênh thông tin nông nghiệp về giá cả, thị trường và tổ chức các hội chợ giới thiệu sản phẩm nông nghiệp, hội thi phát triển giống vật nuôi, nông dân giỏi. Nhà nước chịu trách nhiệm trong việc quản lý, thúc đẩy phát triển các cơ sở hạ tầng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho trang trại hoạt động.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo tình hình kinh tế trang trại huyện Cư M’gar (2015), Chi cục Phát triển Nông thôn Đắk Lắk.
2. Hà Hoàng Dũng (2015), Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk, luận văn thạc sĩ kinh tế.
3. Trần Quốc Đạt (2012), Một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, luận văn thạc sĩ kinh tế.
4. Trần Đức (1995), Trang trại gia đình ở Việt Nam và thế giới, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Pascal Liu, Siobhán Casey, Jean-Joseph Cadilhon, Peter Sousa Hoejskov và Nancy Morgan (2013), Các quy định, tiêu chuẩn và chứng nhận đối với nông sản xuất khẩu, FAO.
6. Nguyễn Thế Nhã (1993), Phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
7. Nguyễn Thế Nhã, Vũ Đình Thắng (2004), Giáo trình kinh tế nông nghiệp, NXB Thống kê, Hà Nội.
8. Phan Ấn Quốc (2011), “Một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại tỉnh Kon Tum”, luận văn thạc sĩ.
9. Nguyễn Đình Văn (2008), Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Bắc Kạn, luận văn thạc sĩ kinh tế.
10. Mai Văn Xuân (2008), Giáo trình kinh tế nông hộ và trang trại, Trường Đại học Kinh tế Huế, Huế.
11. https://www.gso.gov.vn
12.
13. https://kinhtetrunguong.vn
14.
15.
16. EconomistGroup.com
Phụ lục 1.
STT
Họ tên chủ trang trại
Địa chỉ trang trại
Phân loại trang trại
Đất đai của trang trại
Số lượng đàn gia súc, gia cầm
Số lao động của trang trại
Tổng nguồn vốn đầu tư đến năm 2015 của trang trại (tr.đ)
Giá trị sản lượng hàng hóa năm 2015
(tr.đ)
Chi phí
Thu nhập của trang trại năm 2015
(tr.đ)
Loại hình(TT, CN, TS, LN, TH)
Loại cây trồng, vật nuôi (Cà phê, cao su, bò, gà...)
Tổng diện tích
Đã được cấp GCNQSDĐ
Tổng số
LĐ thuê ngoài thường xuyên (người)
LĐ thuê ngoài thời vụ (người)
1
PHAN VĂN LIÊN
Xã Cư M'gar
TH
cao su, bò
8.3
8.3
70
5
2
3
1,300
1,135
624
511
2
NGUYỄN ĐỨC HẢI
Xã Ea H'đing
TT
cà phê
10.6
10.6
8
3
5
3,180
1,696
1,018
678
3
H DLĂK NIÊ
Xã Ea H'đing
TT
cà phê
19.8
19.8
11
7
4
5,940
3,168
1,901
1,267
4
Y GA NIÊ
Xã Ea H'đing
TT
cà phê
10.5
10.5
5
3
2
3,150
1,680
1,092
588
5
Y HEN NIÊ
Xã Ea H'đing
TT
cà phê
9.8
9.8
14
4
10
2,940
1,568
941
627
6
PHẠM BÁ HÙNG
Xã Ea H'đing
TT
cà phê
11.8
11.8
11
8
3
3,540
1,888
1,133
755
7
LÝ A NHÌ
Xã Ea H'đing
TT
cà phê
20
20
10
6
4
6,000
3,200
1,920
1,280
8
Y BLIM NIÊ
TT Ea Pốk
TT
cao su
55
55
20
10
10
16,500
4,455
2,896
1,559
9
Y ON NIÊ
TT Ea Pốk
TT
cao su
20
20
14
6
8
6,000
1,350
810
540
10
VÕ CÔNG HÙNG
Xã Quảng Hiệp
TT
cà phê, cao su,ts
15
15
4
1
3
4,500
1,013
658
354
11
ĐẶNG VĂN DƯƠNG
Xã Quảng Hiệp
TT
tiêu
3.5
3.5
2
1
1
1,050
1,050
683
368
12
NGUYỄN VĂN CƠ
Xã Quảng Hiệp
TT
tiêu
3.4
3.4
3
1
2
1,020
1,224
734
490
13
Y NÊNH NIÊ
Xã Ea Tar
TT
cao su
44
44
18
2
16
13,200
2,970
1,782
1,188
14
Y LÊ NIÊ
Xã Ea Tar
TT
cao su
22
22
24
22
2
6,600
1,287
708
579
15
Y WỮN AYUN
Xã Ea Tul
TT
cao su
30
30
20
10
10
9,000
1,755
965
790
16
NGUYỄN BÁ PHƯỚC
Xã Quảng Tiến
TT
cà phê
10
10
34
4
30
3,000
1,600
1,040
560
17
PHẠM VĂN LIÊN
TT Quảng Phú
TT
cà phê
13
13
25
5
20
3,900
2,080
1,248
832
18
Y DUYÊN NIÊ
Xã Ea Kuêh
TT
cà phê, điều
12
8
2
6
3,600
1,260
756
504
19
CAO KHẢ BẢO
Xã Ea Kuêh
TT
cà phê, điều
20
9
7
2
6,000
2,800
1,680
1,120
20
Y BLUK NIÊ
Xã Ea Kuêh
TT
cà phê, điều
10
5.4
6
2
4
3,000
1,200
720
480
21
Y NƯƠNG NIÊ
Xã Ea Kuêh
TT
cà phê, điều
10
5
3
2
3,000
1,200
720
480
22
Y JĂK AYUN
Xã Ea Kuêh
TT
cà phê, điều
16
4
17
2
15
4,800
2,560
1,536
1,024
23
PHAN XUÂN SƠN
Xã Cư suê
CN
gà
1.5
1.5
68,000
2
1
1
1,000
5,400
3,780
1,620
24
PHAN XUÂN BÌNH
Xã Cư suê
CN
gà
0.3
0.3
35,200
3
1
2
1,200
2,640
1,584
1,056
25
NGUYỄN THỊ HÀ
Xã Cư suê
CN
gà
1.6
1.6
35,200
3
1
2
1,700
2,816
1,971
845
26
PHAN XUÂN THỦY
Xã Cư suê
CN
gà
1.5
1.5
35,200
3
1
2
1,800
2,640
1,848
792
27
PHAN KHẮC TRUNG
Xã Cư suê
CN
gà
0.8
0.8
35,200
3
1
2
2,000
2,816
1,690
1,126
28
ĐẶNG VĂN VIÊN
Xã Cư suê
TT
cà phê
10
10
13
3
10
3,000
1,600
880
720
29
Y DJIHÔ NIÊ
Xã Cuôr Đăng
TT
cao su
37
37
25
10
15
11,100
2,165
974
1,190
30
Y KUÔL Ê BAN
Xã Cuôr Đăng
TT
cao su
25
25
22
12
10
7,500
1,463
878
585
31
Y BRIH ÊBAN
Xã Cuôr Đăng
TT
cao su, cà phê
12.5
12.5
9
2
7
3,750
1,406
633
773
32
LƯU VĂN ĐỨC
Ea M'đroh
CN
Heo
1.2
1.2
1000
3
2
1
1,000
2,000
1,600
400
Tổng cộng
466.1
407.5
209870
359
145
214
145270
67084
41401
25682
PHIẾU ĐIỀU TRA TRANG TRẠI
(Tôi tên là: Trần Thị Mỹ Duyên. Học viên Cao học lớp Kinh tế nông nghiệp K09. Các thông tin được điều tra sẽ phục vụ cho mục đích nghiên cứu và sẽ được bảo mật)
Số phiếu:
PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG
1. Thông tin về chủ trang trại:
- Họ và tên chủ trang trại:
- Tuổi.......................... Giới tính: Dân tộc:.
- Trình độ chuyên môn:...
2. Thông tin về trang trại:
- Loại hình:
- Nguồn lực:
STT
Họ tên
Địa chỉ trang trại
Phân loại trang trại
Đất đai của trang trại
Số lượng đàn gia súc, gia cầm
Tổng nguồn vốn
(tr.đ)
Giá trị sản lượng năm 2015
(tr.đ)
Chi phí
(tr.đ)
Thu nhập năm 2015
(tr.đ)
Loại hình
Loại cây trồng, vật nuôi
Tổng diện tích
Đã được cấp GCNQSDĐ
3. Ý kiến của chủ trang trại về thuận lợi, khó khăn của trang trại mình?
- Thuận lợi:
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
- Khó khăn:
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
4. Anh chị có thực hiện việc liên kết không? Nếu có thì liên kết với bao nhiêu đơn vị? Nếu không thì tại sao?
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
5. Anh chị mong muốn được hỗ trợ chính sách như thế nào từ Nhà Nước?
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ NÔNG DÂN
(Tôi tên là: Trần Thị Mỹ Duyên. Học viên Cao học lớp Kinh tế nông nghiệp K09. Các thông tin được điều tra sẽ phục vụ cho mục đích nghiên cứu và sẽ được bảo mật)
Số phiếu:
PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG
1. Thông tin về chủ hộ nông dân:
- Họ và tên chủ nông dân:
- Tuổi..........................
- Địa chỉ:...
2. Thông tin về nguyên nhân chưa chuyển đổi thành mô hình trang trại:
- Anh chị đã nghe nói đến mô hình kinh tế trang trại và điều kiện để trở thành trang trại chưa?
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
- Anh chị có biết lợi ích của mô hình kinh tế trang trại là gì không?
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
- Nếu có, tại sao anh chị chưa chuyển đổi sang mô hình này?
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
- Nếu được giúp đỡ, trong tương lai, anh chị có chuyển đổi sang mô hình này hay không?
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tran_thi_my_duyen_luan_van_final_9028.docx