Luận văn Phát triển nông nghiệp hàng hóa ở đồng bằng sông Cửu Long - Thực trạng và giải phá

Phát triển nông nghiệp hàng hóa ở nước ta nói chung, ĐBSCL nói riêng là vấn đề quan trọng không những trong nhận thức lý luận mà còn có ý nghĩa lớn trong thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam, cả trước mắt và lâu dài. Phát triển nông nghiệp hàng hóa sẽ đáp ứng tốt nhu cầu lương thực, thực phẩm cho đời sống toàn xã hội, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, nông sản hàng hóa xuất khẩu, làm tăng dự trữ của nhà nước, nâng cao thu nhập và mức sống cho nông dân, làm thay đổi phong cách, tạo ra sự khôn ngoan, năng động của người nông dân, góp phần to lớn vào sự ổn định kinh tế - xã hội. Ngoài ra, trên cơ sở phát triển nông nghiệp hàng hóa mà dần dần nâng cao năng suất lao động, năng suất đất đai, tạo điều kiện cho phát triển và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, làm cho phân công lao động xã hội trong nông nghiệp sâu sắc hơn, từ đó, rút bớt một lượng lao động đáng kể cho phát triển ngành nghề và dịch vụ nông thôn.

pdf109 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3164 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển nông nghiệp hàng hóa ở đồng bằng sông Cửu Long - Thực trạng và giải phá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iều lượng, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái. Thông qua hệ thống tín dụng ngân hàng và tín dụng tập thể được tổ chức sắp xếp và đổi mới về thủ tục giấy tờ để tổ chức tốt thị trường vốn, nhất là vốn trung hạn và dài hạn với quy mô, thời hạn cho mỗi khoản vay và lãi suất ưu đãi, hợp lý để kinh tế hộ nông dân có điều kiện đổi mới kỹ thuật công nghệ, đầu tư chiều sâu, cải tạo vườn tạp sang vườn cây hàng hóa. Chính quyền địa phương trong vùng cần căn cứ vào Luật lao động để tổ chức và quản lý tốt thị trường sức lao động ở nông thôn. Giải quyết thỏa đáng mối quan hệ về nghĩa vụ và quyền lợi giữa người sử dụng sức lao động và người cung ứng sức lao động trong các trang trại. Từng bước hình thành và phát triển thị trường đất đai dựa trên cơ sở đất đai là sở hữu toàn dân, là tổng hòa các mối quan hệ chuyển nhượng có bồi hoàn quyền sử dụng đất, nói cách khác là để phân phối tài nguyên đất đai thông qua thị trường, trong điều kiện kinh tế hàng hóa. Tất nhiên thị trường đất đai ở đây chỉ là quan hệ chuyển nhượng có bồi hoàn quyền sử dụng đất đai chứ không có sự chuyển dịch quyền sở hữu vì nó thuộc sở hữu toàn dân. Để từng bước mở rộng thị trường đất đai phù hợp với cơ chế thị trường định hướng XHCN, trước mắt phải: - Quán triệt Luật đất đai có sửa đổi vừa qua, thực hiện nghị định về chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất để giúp cho người sử dụng đất có điều kiện khai thác đất đai có hiệu quả. - Đẩy nhanh tốc độ cấp giấy quyền sử dụng đất cho các đối tượng tạo sự an tâm cho người sử dụng đất sản xuất kinh doanh. - Nhà nước cần nghiên cứu và sửa đổi lại giá và khung giá đất cũng như chính sách đền bù cho hợp lý. Đây là vấn đề phức tạp, nếu không giải quyết thỏa đáng, kịp thời sẽ khó kiểm soát được thị trường này. Về thị trường đầu ra: Thị trường đầu ra hay còn gọi là thị trường tiêu thụ nông sản phẩm giữ vai trò quyết định đối với thị trường đầu vào, đối với sự tăng trưởng và phát triển nông nghiệp hàng hóa. Để giải quyết vấn đề mở rộng và phát triển thị trường đầu ra, trong thời gian tới, phải coi trọng và thực hiện đồng bộ các vấn đề sau: Thứ nhất, nâng cao trình độ tiếp cận thị trường và dự báo thông tin về thị trường trong vùng, trong nước và ngoài nước, bao gồm việc củng cố và phát triển thị trường cũ đồng thời tìm kiếm thị trường mới. Từ đó, xác định tính đúng đắn phương hướng sản xuất cái gì, bằng công nghệ gì cho thích hợp. Bởi lẽ người ta chỉ bán cái thị trường cần chứ không phải bán cái mà mình có. Thứ hai, đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến sản phẩm nông, lâm ngư nghiệp (lương thực, tôm cá, trái cây...), vì đầu vào của công nghiệp chế biến lại chính là đầu ra của sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp, với tư cách là nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Thứ ba, mở rộng và phát triển thị trường trong vùng, một vùng với dân số hơn 16 triệu người và tương lai còn sẽ tăng lên do sinh đẻ tăng lên và sẽ tăng nhanh dân số cơ học khi công nghiệp chế biến, dịch vụ các thị tứ, thị trấn hình thành và phát triển đi vào hoạt động. Sự tăng lên về dân số và lao động theo đó là thu nhập dân cư tăng lên dẫn đến dung lượng thị trường trong vùng sẽ tăng lên, sản phẩm nông nghiệp có cơ may phát triển phải đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, giải quyết công ăn việc làm cho mọi người lao động. Từ đó tăng thu nhập, tăng sức mua bằng tiền cho các tầng lớp dân cư trong nước. Đây là vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với việc mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản hàng hóa trong nước. Thứ tư, phải mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản hàng hóa theo hướng: duy trì và phát triển quan hệ với thị trường truyền thống; tìm kiếm và phát triển thị trường mới; phấn đấu thiết lập được thị trường tiêu thụ lớn, ổn định lâu dài cho những mặt hàng quan trọng (gạo, thịt, rau quả, thủy hải sản). Muốn thực hiện được việc mở rộng thị trường ngoài nước, phải có sự đầu tư phát triển sản xuất tạo ra một khối lượng lớn, phải ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất và chế biến để nâng cao chất lượng hàng hóa theo yêu cầu của khách hàng, phải phát triển công nghiệp bao bì, bảo quản, đóng gói, phải sử dụng nhiều hình thức xuất khẩu trực tiếp, gián tiếp, xuất khẩu tại chỗ, phải có sự nghiên cứu tiếp thị... Thứ năm, phải phát triển màng lưới lưu thông hàng nông sản hợp lý, bảo đảm lưu thông trong và ngoài nước, khắc phục tình trạng tranh mua, tranh bán, ép cấp, ép giá hoặc bỏ trống trận địa để cho tư thương chèn ép nông dân. Mở rộng việc giao lưu hàng hóa giữa các vùng trong nước, giữa thành thị và nông thôn, giữa trong và ngoài nước. Thứ sáu, có chính sách bao tiêu hàng nông phẩm. Bao tiêu hàng nông phẩm là việc Nhà nước tổ chức mua vào với khối lượng lớn hàng nông phẩm của nông dân. Về thực chất đó là việc thiết lập một thị trường trung gian tự giác của Nhà nước nhằm nối sản xuất với thị trường, sản xuất với tiêu dùng. Do đặc điểm sản xuất nông nghiệp, cung cầu và giá cả nông phẩm thường hay biến động phức tạp. Để phát huy tính "sở trường" sản xuất của nông dân và hạn chế tính "sở đoản" của họ là việc phải đối mặt với thị trường, cần phải tổ chức bao tiêu hàng nông phẩm của nông dân nhằm hạn chế rủi ro, bị chèn ép trong tiêu thụ nông phẩm, khuyến khích và định hướng cho nông dân đẩy mạnh sản xuất nông phẩm hàng hóa, cung ứng ngày càng nhiều nông phẩm cho thị trường, tăng thu nhập cho nông dân. Kinh nghiệm của nhiều quốc gia cho thấy, trong chiến lược phát triển nông nghiệp của mình, nhiều nước đã thực hiện chính sách bao tiêu hàng nông phẩm cho nông dân với mức độ bao tiêu và mặt hàng bao tiêu khác nhau, riêng lương thực, thực phẩm thì hầu như các nước đều có chính sách bao tiêu tích cực. Đối với ĐBSCL, trong những năm qua, nông phẩm sản xuất chưa phải là nhiều so với tiềm năng nông nghiệp của vùng, nhưng rất khó tiêu thụ, nhất là lúa gạo, mía, trái cây. Vì vậy, bao tiêu nông phẩm của nông dân ĐBSCL trong thời gian tới sẽ tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp vùng này phát triển, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho nông dân. Tuy nhiên, muốn thực hiện được điều này đòi hỏi phải có điều kiện cơ bản: Nhà nước cần thiết lập được hệ thống thị trường tiêu thụ nông phẩm mang tính quốc gia phát triển tốt. Nghĩa là phải thực liên kết các tổ chức kinh doanh tiêu thụ nông phẩm giữa các vùng trong nước, giữa thị trường trong nước với thị trường nước ngoài thành một hệ thống bao gồm các tổ chức dịch vụ tiêu thụ ở địa bàn nông thôn, đến các công ty kinh doanh nông phẩm của Nhà nước từ địa phương đến Trung ương. Thông qua hệ thống tổ chức này Nhà nước thực hiện bao tiêu, điều khiển thị trường nông phẩm của vùng. Làm được điều này đòi hỏi Nhà nước có nguồn ngân sách đủ mạnh. Thực tế cho thấy, trong 2 năm (1996 - 1997) giá lúa gạo ở ĐBSCL giảm mạnh, thậm chí thấp hơn chi phí sản xuất, Nhà nước đã chi ra mỗi năm từ 500 - 600 tỷ đồng bù lỗ cho các đơn vị quốc doanh mua lúa dự trữ lưu thông theo giá sàn, đảm bảo cho có lãi 30-40%. Từ đó đã làm cho sản xuất lúa gạo ở ĐBSCL tiếp tục phát triển. Và đầu năm 2000 đến nay Nhà nước đang phải đối mặt với tình hình giá lúa gạo đang ngày một giảm mạnh ở ĐBSCL, có nơi giá lúa trong tháng 4/2000 chỉ có 1.300 đồng/kg so với giá sàn là 1.500 đồng/kg. Thứ bảy, chính sách hỗ trợ vốn cho quỹ dự trữ lưu thông nông phẩm. Để cho thị trường tiêu thụ nông phẩm ổn định và phát triển, cần phải có lượng hàng nông phẩm dự trữ lưu thông khá mạnh, để kịp thời điều hòa cung, cầu khi giá cả biến động. Trong hàng hóa dự trữ lưu thông, thì lương thực là mặt hàng quan trọng nhất, vì nó có vai trò đặc biệt quan trọng đối với quốc kế dân sinh. Sự mất ổn định của nó về cung cầu và giá cả có thể gây ra sự phản ứng dây chuyền đến nhiều mặt hàng khác đang lưu thông trên thị trường, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Kinh nghiệm của nhiều quốc gia cho thấy, để bảo đảm sự ổn định về kinh tế và chính trị của đất nước, Chính phủ thường "can thiệp" vào thị trường lương thực, trong đó nổi bật là việc giải quyết nhu cầu về vốn, nhất là vốn vay với lãi suất ưu đãi để các tổ chức kinh doanh lương thực của Nhà nước xây dựng quỹ dự trữ lưu thông làm nhiệm vụ điều hòa cung, cầu khi giá cả thị trường đột biến. Hiện nay, sản xuất lương thực hàng hóa ở ĐBSCL là nguồn thu nhập chính của nông dân, nó cung ứng trên dưới 90% lượng gạo xuất khẩu hàng năm của cả nước và đảm nhận vai trò chủ yếu trong chiến lược an ninh lương thực quốc gia. Vì thế xây dựng quỹ lương thực dự trữ lưu thông để các tổ chức kinh doanh lương thực của Nhà nước làm nhiệm vụ điều hòa cung, cầu lương thực trên thị trường ĐBSCL và cả nước là hết sức cần thiết. 3.2.4. Tiếp tục hoàn thiện và chỉ đạo tốt một số chính sách kinh tế Muốn cho sản xuất nông sản hàng hóa phát triển với nhịp độ cao và đúng hướng, phải tăng cường hiệu lực quản lý của nhà nước. Trong cơ chế thị trường, cùng với việc đề ra chiến lược phát triển nền nông nghiệp hàng hóa và hệ thống pháp luật kinh tế, thì chính sách kinh tế là công cụ rất quan trọng để tăng cường hiệu lực quản lý của nhà nước đối với sự phát triển sản xuất nông sản hàng hóa. Chính sách kinh tế của nhà nước, một mặt, hướng dẫn, điều tiết, sự phát triển sản xuất nông sản hàng hóa theo định hướng XHCN; mặt khác, nó tạo ra môi trường và điều kiện thuận lợi cho sự phát triển đó với nhịp độ cao. Thực tiễn ở nước ta và nhiều nước trên thế giới đều khẳng định vai trò quan trọng của chính sách kinh tế đối vơí phát triển nền kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng. Trong những năm gần đây, chính nhờ có chính sách thông thoáng, cởi mở của nhà nước mà sản xuất nông nghiệp hàng hóa ở nước ta có được sự chuyển biến và tiến bộ đáng khích lệ. Tuy nhiên sự chuyển biến và tiến bộ đó cũng chỉ là bước đầu. Hiện tại, việc phát triển sản xuất nông sản hàng hóa còn nhiều mặt yếu kém. Để khắc phục những khó khăn yếu kém, tạo điều kiện và kích thích sản xuất nông sản hàng hóa tiếp tục phát triển hơn nữa, nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện và chỉ đạo tốt một số chính sách kinh tế chủ yếu sau đây: 3.2.4.1. Chính sách về ruộng đất cho hộ nông dân - Để tạo điều kiện cho kinh tế hộ nông dân phát triển sản xuất hàng hóa, nông dân yên tâm sản xuất lâu dài, đầu tư sản xuất theo chiều sâu thì Nhà nước cần khẩn trương tiếp tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài cho nông dân. Ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu trong nông nghiệp, là tài sản có giá trị nhất đối với người nông dân. Trong nền sản xuất hàng hóa, "tấc đất tấc vàng", "đất đai là mẹ của mọi của cải vật chất" - ruộng đất mang lại nguồn thu nhập chủ yếu đối với kinh tế hộ nông dân. Song, đất đai đối với mỗi địa phương, mỗi quốc gia trong mỗi thời điểm lịch sử luôn là hữu hạn. Vì thế, nó phản ánh mọi sự biến động về chính trị, kinh tế - xã hội trong quá trình phát triển của quốc gia. Việc nhà nước cấp giấy phép sử dụng đất đai tạo cơ sở pháp lý cho nông dân, khẳng định 5 quyền năng: quyền sử dụng ruộng đất, quyền chuyển nhượng, quyền chuyển đổi, thừa kế, cho thuê và thế chấp đất đai, sẽ chấm dứt tình trạng đất "vô chủ", hạn chế khắc phục từng bước đi đến chấm dứt các hiện tượng tranh chấp, lấn chiếm, xâm canh. Mặt khác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, còn làm cho các hộ nông dân yên tâm khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn lực đất đai, xây dựng cơ sở hạ tầng của sản xuất; đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất lao động, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa. Đến đầu năm 1999, các địa phương ở ĐBSCL chỉ mới cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 2.332.737 hộ nông dân trong 1.257 xã. Hiện nay ở ĐBSCL còn 461.000 hộ với 395 ngàn ha chưa được cấp giấy chứng nhận. Trong thời gian tới cần khẩn trương hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ nông dân còn lại. Có thể nói, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một động lực, là điều kiện có ý nghĩa rất quan trọng. Song điều quan trọng hơn là sớm cụ thể hóa và tạo điều kiện thuận lợi cho nông hộ thực hiện đầy đủ các quyền khi được giao đất: quyền sử dụng đất, quyền thừa kế, quyền chuyển nhượng, quyền thế chấp và quyền định đoạt trong sản xuất. - Nguồn lực đất đai là có hạn, do đó con người muốn đi lên và làm giàu từ đất, đòi hỏi họ phải biết khai thác sử dụng nó một cách hợp lý và khoa học sẽ mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao. ĐBSCL đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh chịu sự tác động của cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và sự tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa. Trong điều kiện đó việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong kinh tế hộ nông dân từ đất canh tác từ hiệu quả thấp thành hiệu quả cao; từ đất ruộng thành đất vườn; từ ruộng thành ao nuôi trồng cây, con đặc sản; thậm chí đất sản xuất thành nơi kinh doanh công, thương nghiệp và dịch vụ... thường xuyên xảy ra. Tình hình này thường xuyên diễn ra trên các trực lộ giao thông, dù trái với quy định hiện hành, nhưng trong cơ chế thị trường giá trị và hiệu quả đang là một tất yếu, mà bất cứ một sự cưỡng chế phi kinh tế nào cũng khó thực hiện. Rõ ràng đất đai cũng đang di chuyển theo hướng năng động gắn với quá trình tìm kiếm lợi nhuận cuả kinh tế hộ nông dân. ở đây muốn nói lên trong chính sách ruộng đất của Nhà nước cần có sự cân nhắc hợp tình, hợp lý để hộ nông dân lựa chọn mục đích sử dụng ruộng đất như thế nào cho vừa có lợi cho họ vừa "đảm bảo an toàn lương thực" cho toàn vùng và cho cả nước. - Vấn đề tích tụ ruộng đất và nông dân không có ruộng. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sự phát triển của kinh tế thị trường, ruộng đất có sự phân hóa theo 2 hướng: hiện tượng tập trung, tích tụ ruộng đất và hiện tượng hộ nông dân không có hoặc thiếu đất sản xuất. Sự tích tụ đất đai đã và sẽ còn tiếp tục diễn ra. ở đây vấn đề hạn điền phải được quy định một cách vừa hợp lý với tình hình, điều kiện cụ thể các địa phương khác nhau, vừa đảm bảo được tính chất sở hữu nhà nước - quốc gia về đất đai. Những nơi tích tụ đất mà không tạo ra được ưu thế gì hơn so với cá thể nhỏ thì nên hạn chế tích tụ, còn những nơi mà tích tụ tùy điều kiện cụ thể có thể mở rộng mức hạn điền. ở những vùng còn nhiều đất hoang hóa như vùng Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên thì cần khuyến khích và có chính sách hỗ trợ để đất đai được đưa vào sử dụng càng nhiều càng tốt. Việc phát triển kinh tế trang trại sẽ góp phần tích cực thúc đẩy nông nghiệp hàng hóa. Đó là xu hướng chung nhưng điều đó không có nghĩa đất đai được tích tụ lại ở một số ít chủ sử dụng đất. Vấn đề nông dân không có đất hoặc có ít ruộng đất là một thực tế và có rất nhiều nguyên nhân đưa đến tình hình là một số nông dân ở ĐBSCL không có đất, hoặc có ít đất (ở ĐBSCL có đến 135.338 hộ nông dân không có đất và 208.712 hộ thiếu đất sản xuất) [29, 45]. Để khắc phục tình trạng vô sản hóa ở nông thôn ngày càng gia tăng này, theo chúng tôi, cần phải: + Nghiên cứu khắc phục việc thế hệ sau phải mua đất ở, đất sản xuất nông nghiệp; phải có cách tạo ra quỹ đất, có thể vừa giao cho nông dân sử dụng ổn định nhất định và dễ luân chuyển. + Giúp nông dân nghèo phương pháp làm ăn, giúp họ tìm ra phương án sản xuất và sử dụng đất có hiệu quả như giúp họ phương pháp sản xuất, chọn phương pháp sản xuất có hiệu quả, giúp kinh nghiệm sản xuất, giúp họ vốn và cách họ sử dụng vốn có hiệu quả; giúp họ chuộc lại đất họ đã gán nợ... + Phát triển công nghiệp nông thôn, mở mang dịch vụ thương mại ở nông thôn để thu hút lực lượng lao động nông nhàn... + Cho phát triển kinh tế trang trại một cách thích hợp để kết hợp được người giầu, người có tài kinh doanh với người lao động nghèo, người giàu giúp đỡ người nghèo. 3.2.4.2. Chính sách đầu tư và tín dụng Vốn là yếu tố sống còn của mọi đơn vị sản xuất kinh doanh, là điều kiện quyết định đến sự phát triển nông nghiệp hàng hóa. Thực tiễn phát triển nền nông nghiệp ở nước ta nói chung, ở ĐBSCL nói riêng cho thấy: do thiếu vốn nên hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ nông nghiệp, nhất là thủy nông xuống cấp, không đáp ứng được yêu cầu thâm canh cao và phát triển bền vững. Lũ lụt và mưa lớn năm 1996, bão số 5 năm 1997, hạn hán kéo dài suốt năm 1998 và lụt lớn ở miền Trung năm 1999 đã bộc lộ sự yếu kém của các công trình thủy nông hiện nay, kể cả ở vùng trọng điểm sản xuất hàng hóa như ĐBSCL, ĐBSH và Tây Nguyên. Cũng do thiếu vốn, nên các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư chậm được thực hiện, những tiến bộ khoa học - công nghệ chậm áp dụng vào sản xuất, năng suất, chất lượng và hiệu quả nông nghiệp thấp, sức cạnh tranh trên thị trường thấp... Trong những năm qua, vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho nông nghiệp tuy có tăng về số lượng tuyệt đối, nhưng tỷ trọng không tăng, thậm chí giảm. Nếu những năm 1986 - 1990 tỷ trọng đầu tư cho nông nghiệp là 20% tổng số vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân, thì trong 3 năm 1996 - 1998 giảm xuống còn 11-12%. Theo yêu cầu của hệ số ICOR, thì tỷ lệ đó phải 21-23%, nếu muốn duy trì tốc độ tăng trưởng nông nghiệp 4,5 - 5%/năm. Đảng ta đã khẳng định cần phải tăng tỷ lệ đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn. Việc tăng tỷ trọng đầu tư phải đi đôi với nâng cao hiệu quả đầu tư, tránh trường hợp "rải mành mành" như trước đây. Trong những năm tới để tăng cường vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, nhà nước cần: - Tăng cường vốn đầu tư từ ngân sách cho nông - lâm - thủy sản và nông thôn; tập trung chủ yếu vào một số lĩnh vực: xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất (thủy lợi, giao thông, điện); khai hoang phục hóa; đầu tư vào các ngành công nghiệp phục vụ nông - lâm nghiệp (sản xuất phân bón, thuốc, hóa chất, cơ khí trang bị chế biến nông - lâm - thủy sản); đầu tư đào tạo bồi dưỡng cán bộ, nghiên cứu khoa học, cán bộ khuyến nông, các chương trình phát triển nông thôn về giáo dục, y tế, văn hóa... - Có chính sách khuyến khích huy động vốn trong dân, vốn của các thành phần kinh tế đầu tư vào thâm canh trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng, khai hoang, nuôi trồng thủy sản, phát triển công nghiệp nông thôn. - Phát triển đa dạng các hình thức tín dụng nông thôn, khuyến khích mọi hình thức tín dụng nhằm hỗ trợ vốn cho nông dân. Có chính sách ưu đãi cho hộ nghèo, đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa... vay vốn để sản xuất, tự vươn lên xóa đói giảm nghèo. Đơn giản hóa các thủ tục vay mượn. Ban hành hệ thống lãi suất tín dụng hợp lý, tạo điều kiện thuận tiện, tin cậy cho nông dân vay vốn và góp vốn. - Có chính sách thu hút các nguồn vốn nước ngoài dưới nhiều hình thức: hợp tác liên doanh, chế biến và bao tiêu sản phẩm; cho thuê đất để mở cơ sở sản xuất, vay vốn nước ngoài...; dành vốn ưu đãi của các tổ chức quốc tế đầu tư phát triển nông - lâm - ngư nghiệp, vùng sâu, vùng xa. Đầu vào nông nghiệp là lĩnh vực rủi ro lớn do ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố thiên nhiên, thêm vào đó nhà nước ta chưa có chính sách ưu đãi thỏa đáng, thủ tục hành chính còn nhiều phiền hà, nên nông, lâm, ngư nghiệp kém sức hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy, đã đến lúc cần nghiên cứu và hoàn thiện chính sách nông nghiệp để thu hút các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài một cách mạnh mẽ hơn. 3.2.4.3. Chính sách khoa học công nghệ và khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư Khoa học công nghệ rất cần thiết đối với sản xuất nông nghiệp. Chính sách khoa học công nghệ cần được chú trọng vào các mặt sau đây; - Chú trọng đầu tư phát triển công nghệ sau thu hoạch, bao gồm: chế biến, bảo quản sản phẩm nông nghiệp. - Tập trung nghiên cứu lai tạo, tuyển chọn các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt thích nghi với các vùng sinh thái khác nhau và đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu. - Đầu tư có trọng điểm cho khoa học ứng dụng nhanh các thành tựu của công nghệ sinh học. - Tổ chức đào tạo thêm, đào tạo lại cán bộ khoa học phục vụ nông nghiệp. Tổ chức đưa cán bộ khoa học về giúp nông thôn, nông dân ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ. Đổi mới chính sách sử dụng và đãi ngộ thỏa đáng cán bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp, nông thôn, nhất là đối với những sáng tạo về khoa học công nghệ, các ứng dụng khoa học công nghệ có hiệu quả vào thực tiễn sản xuất. Có chính sách thu hút cán bộ khoa học kỹ thuật giỏi ở các địa phương khác đến công tác và làm việc tại ĐBSCL. Song song với hoạt động nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh, hoạt động khuyến nông cũng đóng vai trò quan trọng, có thể xem nó là cầu nối giữa nghiên cứu khoa học công nghệ và ứng dụng nó vào thực tiễn. Thực chất đó là quá trình dịch vụ thông tin, truyền bá kiến thức và đào tạo dạy nghề cho nông dân giúp họ có khả năng tự giải quyết các vấn đề đặt ra trong sản xuất kinh doanh. Trong thời gian tới, chính sách khuyến nông, lâm, ngư cần tập trung làm tốt các mặt: + Truyền bá những tiến bộ kỹ thuật thâm canh cây trồng vật nuôi, công nghệ chế biến, bảo quản nông sản... cả tiếp thị, tiêu thụ. + Đa dạng hóa các hoạt động khuyến nông, lâm, ngư: xây dựng mô hình trình diễn, phổ biến kinh nghiệm của điển hình sản xuất giỏi, mở lớp về kỹ thuật canh tác, tổ chức các câu lạc bộ nghề nghiệp, câu lạc bộ nông dân sản xuất giỏi... + Cần dành nguồn vốn thỏa đáng cho chương trình khuyến nông, đồng thời có chính sách thu hút của các ngành ngân hàng, các cơ sở kinh doanh nông sản và các nguồn tài trợ quốc tế tham gia đầu tư vào công tác khuyến nông. + Đào tạo đội ngũ cán bộ khuyến nông, lâm, ngư có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, nhiệt tình công tác... Có chính sách tiền lương và phụ cấp hợp lý cho cán bộ khuyến nông... 3.2.4.4. Chính sách trợ giá nông sản hợp lý Hiện nay sản xuất và lưu thông sản phẩm nông nghiệp vẫn còn nhiều biến động gây bất lợi cho nông dân, do đó, nhà nước có chính sách trợ giá hợp lý là nhằm hạn chết bớt khó khăn của sản xuất nông nghiệp, khắc phục tính tự phát của thị trường, chủ động tạo điều kiện cho nông dân yên tâm đầu tư phát triển sản xuất tạo ra nhiều nông phẩm hàng hóa cung cấp cho thị trường. Kinh nghiệm của nhiều quốc gia cho thấy, những nước thành công trong đường lối ổn định và phát triển nông nghiệp nông thôn đạt hiệu quả, thông qua chính sách bảo trợ hàng nông phẩm theo 2 phương pháp: Phương pháp bảo trợ trực tiếp, Nhà nước dùng ngân sách của mình can thiệp vào quá trình sản xuất, lưu thông các loại nông phẩm hàng hóa được bảo trợ trên thị trường bằng cách trực tiếp quy định giá để hướng dẫn thị trường. Điều kiện để áp dụng mô hình này là Nhà nước phải có nguồn tài chính dồi dào để bù lỗ cho sản xuất, tiêu dùng và điều khiển thị trường. Mô hình này đầu tiên được áp dụng ở các nước công nghiệp phát triển (OECD) như Nhật, Tây Âu và Mỹ, đến nay châu á một số nước như Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc, Thái Lan và Malaysia cũng đang thực hiện phương pháp này (Thái Lan trợ giá cho mỗi tấn lúa là 300 bạt; Malaysia quỹ nâng đỡ phát triển nông nghiệp chiếm 20% ngân sách của Liên bang; Phương pháp bảo trợ gián tiếp, Nhà nước thông qua hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô để tác động vào quá trình sản xuất và lưu thông nông phẩm nhằm khuyến khích, định hướng và bảo trợ hàng nông phẩm để đạt sự ổn định và phát triển. Những biện pháp trợ giá gián tiếp chủ yếu gồm: bảo trợ giá, hỗ trợ về vốn, ưu đãi về thuế, giúp nông dân tìm thị trường tiêu thụ... trong đó việc bảo trợ giá là quan trọng nhất. Bởi lẽ giá cả là tính hiệu quả quan trọng nhất đối với sản xuất nông phẩm. Giá cả hợp lý ổn định thì sản xuất nông phẩm và thị trường tiêu thụ nông phẩm cũng ổn định và phát triển, lợi ích của nông dân, người lưu thông và người tiêu thụ nông phẩm cũng được thực hiện thỏa đáng. ở nước ta, do ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, nên Nhà nước thực hiện bảo trợ hàng nông phẩm cho ĐBSCL bằng phương pháp bảo trợ gián tiếp, nhất là giá đầu ra theo tinh thần bảo hộ có chọn lọc, có điều kiện và có thời hạn. Thực hiện bảo trợ hàng nông phẩm bằng phương pháp gián tiếp, Nhà nước không trực tiếp quy định giá, mà chỉ điều hành giá thông qua hệ cung cầu trên thị trường. Chính sách này đòi hỏi Nhà nước phải xây dựng mức giá tín hiệu (giá tín hiệu = chi phí sản xuất + lợi nhuận) ở 2 cực, tối đa và tối thiểu (giá trần và giá sàn); đồng thời xây dựng được hệ thống kho đệm, quỹ dự trữ lưu thông để tạo điều kiện vật chất cho việc điều tiết cung, cầu trên thị trường theo hai phương thức: Thứ nhất, là bảo trợ giá đầu vào của hàng nông phẩm, phương thức này được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng, nhất là các nước đang phát triển, vì nó ít tốn kém cho ngân sách hơn bảo trợ giá đầu ra. Bảo trợ giá đầu vào của hàng nông phẩm chủ yếu là bảo trợ giá bán vật tư nông nghiệp cho nông dân. Tuy nhiên về nguyên tắc, đối với vật tư nhập khẩu thì giá bán vật tư bằng giá vật tư nhập khẩu nhân cho tỷ giá hối đoái và cộng thêm các khoản chi phí thị trường chấp nhận; đối với vật tư sản xuất trong nước, giá bán vật tư bằng chi phí sản xuất cộng với lợi nhuận bình quân. Trong điều kiện bình thường, các tổ chức thương mại thực hiện việc mua bán hàng hóa theo giá cả thị trường, chỉ khi nào có dấu hiệu giá vật tư nông nghiệp trên thị trường tăng đột biến, thì Nhà nước phát giá tín hiệu định hướng, đồng thời đưa lực lượng dự trữ ra bán theo giá định hướng để bình ổn giá. Mặt khác tiến hành kiểm tra, đánh thuế tồn kho đối với các công ty có dự trữ hàng lớn mà không chịu đưa hàng ra bán. Mở rộng hạn ngạch nhập khẩu, miễn thuế nhập khẩu vật tư nông nghiệp trong thời gian nhất định. Khi giá cả vật tư nông nghiệp cơ bản đã xuống xoay quanh giá tín hiệu, thì Nhà nước dừng can thiệp và các doanh nghiệp thực hiện việc mua bán theo giá thị trường. Trước mắt, để thực hiện được điều trên, Nhà nước cần có chính sách ưu đãi về vốn, lãi suất, thuế cho các tổ chức lưu thông vật tư nông nghiệp, bảo đảm hình thành hệ thống kho "đệm", tăng cường dự trữ lưu thông để đủ sức điều hòa cung, cầu, bình ổn giá vật tư cho nông dân. Quản lý tốt nguồn vật tư nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu (quota), nhất là đối với những đơn vị doanh nghiệp Nhà nước đầu mối, chấm dứt tình trạng các tổ chức này bán quota cho tư nhân hoặc vay trả chậm của nước ngoài (phân bón) để bán lại cho tư thương thu lợi bất chính. Về lâu dài, Nhà nước cần khuyến khích phát triển các cơ sở sản xuất vật tư nông nghiệp trong nước bằng cách hỗ trợ vốn vay dài hạn với lãi suất ưu đãi, giảm miễn thuế có thời hạn cho các cơ sở này, để công nghiệp hỗ trợ cho nông nghiệp nhằm chủ động nguồn cung. Giá cả vật tư nông nghiệp là biện pháp cơ bản, lâu dài của việc trợ giá đầu vào cho sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL. Thứ hai, bảo trợ giá đầu ra của hàng nông phẩm. Trong nền kinh tế thị trường, nỗi lo lớn nhất của nông dân là giá đầu ra của nông phẩm. Bảo trợ giá đầu ra của nông phẩm là nhằm giúp nông dân trong vùng giảm bớt nỗi lo ấy theo hướng: khi giá thị trường hàng nông phẩm xuống thấp, thậm chí dưới giá thành sản xuất, nhà nước phát ra tín hiệu và tiến hành mua vào với khối lượng lớn theo giá thị trường trong một thời gian ngắn dự trữ phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu để kích thích giá thị trường tăng lên, khi xoay quanh giá tín hiệu thì dừng lại. Đồng thời, nhà nước mở rộng hạn ngạch xuất khẩu, giúp nông dân tìm kiếm thị trường tiêu thụ, đàm phán ký kết hợp đồng trả nợ bằng nông phẩm và tạm thời giảm hoặc miễn thuế xuất khẩu, tạm dừng việc thu thuế, thu nợ tín dụng đối với nông dân. Để xác định đúng đối tượng cần bảo trợ và bảo trợ hợp lý, Nhà nước cần căn cứ vai trò, từng loại nông phẩm trong nền kinh tế và khả năng về tài chính của Nhà nước để lựa chọn loại nông phẩm cần bảo trợ, hiệu quả sản xuất của mỗi loại nông phẩm; xu hướng biến động của thị trường trong nước và ngoài nước. Đối với ĐBSCL hiện nay, do khả năng tài chính, ngân sách của Nhà nước có hạn, nên Nhà nước cần tập trung bảo trợ một số mặt hàng nông phẩm có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống dân cư trong vùng như lúa gạo, mía, trái cây, tôm cá nuôi. Đối với mặt hàng nông phẩm xuất khẩu của ĐBSCL, đặc biệt là gạo, Nhà nước thực hiện trên nguyên tắc "lấy lúc xuất khẩu được giá cao, bù cho lúc xuất khẩu giá thấp" trong đó, bảo trợ giá tối thiểu (giá sàn) là quan trọng nhất, nhằm ổn định nguồn cung cấp nguồn xuất khẩu thu ngoại tệ cho quốc gia. Đồng thời, cùng với trợ giá, Nhà nước cần thực hiện hàng rào thuế quan và phi thuế quan để bảo trợ sản xuất nông nghiệp trong vùng, nhất là khi nước ta hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. 3.2.4.5 Tăng cường hiệu quả các chính sách xã hội ở nông thôn Để phát triển nông nghiệp hàng hóa ở ĐBSCL, cần phải kết hợp chặt chẽ việc thực hiện chính sách kinh tế với chính sách xã hội, phải kết hợp ngay từ đầu tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội (như vấn đề việc làm, phân hóa giàu - nghèo, phát triển y tế, giáo dục, chống tệ nạn xã hội và tội phạm...). Vì vậy, khi hoạch định chính sách kinh tế cho việc đẩy nhanh sự phát triển nền nông nghiệp hàng hóa, cần phải tính đến các chính sách xã hội. Bởi vì, việc tạo ra những yếu tố xã hội, khung cảnh xã hội thích hợp, thuận lợi sẽ có tác động tích cực tới phát triển nông nghiệp hàng hóa. Để thực hiện chính sách xã hội ở nông thôn, phải quán triệt quan điểm "dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh" đi đôi với xóa đói giảm nghèo, người nghèo thì đủ ăn; người đủ ăn thì khá giầu; người khá, giàu thì giầu thêm. Chính sách xã hội ở nông thôn cần phải nhấn mạnh một số nội dung chủ yếu sau: Thứ nhất, thực hiện tốt chương trình quốc gia về xóa đói giảm nghèo. Thứ hai, chính sách dân số, lao động và việc làm: thực hiện sinh đẻ có kế hoạch, đi đôi với việc vận động, giáo dục cần có sự đầu tư và những biện pháp nhằm hạn chế tỷ lệ sinh đẻ ở nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo. Nghiên cứu thị trường lao động nông thôn, tính quy luật hoạt động của nó, dự báo nguồn lao động, việc làm và thất nghiệp ở nông thôn. Tạo nhiều ngành nghề mới để thu hút lao động, thực hiện phân công lao động trên phạm vi toàn xã hội, giữa các vùng và phân công lao động tại chỗ. Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghề nghiệp cho người lao động ở nông thôn. Thứ ba, phát huy dân chủ và bảo đảm công bằng xã hội ở nông thôn: quan tâm hơn nữa những đối tượng thuộc diện chính sách ở nông thôn (các gia đình liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng); đối tượng hưởng chế độ bảo hiểm xã hội (hưu trí, mất sức lao động), đặc biệt là ở vùng kinh tế khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Trợ giúp xã hội đối với những người có nhiều thiệt thòi, rủi ro trong cuộc sống ở nông thôn, giúp họ có cơ hội và kinh doanh hòa nhập vào cộng đồng. Thực hiện chế độ bảo hiểm tuổi già cho nông dân. Khuyến khích nông dân lập quỹ bảo trợ tuổi già (bằng góp từ một phần thu nhập hàng vụ, hàng năm), quỹ tương trợ, quỹ bảo thọ, các hội từ thiện... với nhiều hình thức đa dạng phù hợp với từng vùng. Thứ bốn, xây dựng kết cấu hạ tầng (công trình thủy lợi, nước sinh hoạt, giao thông, điện...) để phục vụ yêu cầu của sản xuất, đời sống, giao lưu hàng hóa thuận lợi, làm cho nông thôn trở thành thị trường rộng lớn của công - nông nghiệp. Phát triển các công trình phúc lợi công cộng, cải thiện điều kiện ăn ở, đi lại, học tập, chữa bệnh của cư dân nông thôn. Cần có những biện pháp mạnh mẽ, tin cậy để nâng cao dân trí, xóa nạn mù chữ và tái mù chữ, nhất là ở miền núi và hải đảo... Phát huy những truyền thống tốt đẹp, tính cộng đồng, bài trừ những hủ tục mê tín dị đoan, tệ nạn xã hội... xây dựng nông thôn văn minh, dân chủ, công bằng. Thứ năm, tạo mọi điều kiện để các hộ nông dân đều có cơ hội tiếp cận nhanh hơn và rộng hơn với sản xuất hàng hóa và kinh tế thị trường. Đó không chỉ là các biện pháp nhằm phát triển cơ sở hạ tầng vật chất, mà còn cần phải mở rộng hệ thống đào tạo kỹ thuật và hoạt động khuyến nông, khuyến khích các hộ nông dân tham gia các tổ chức, hiệp hội, như nhóm tín dụng, các hội ngành nghề. Phải triệt để khắc phục tâm lý trông chờ, ỷ lại, hẹp hòi, đố kỵ, bảo thủ, cầu toàn quá đáng, tạo ra một phong cách dân chủ, kỷ cương, thói quen dám nghĩ, dám làm, năng động và sáng tạo, nhanh nhạy nắm bắt thị trường, biết tận dụng lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh trong phát triển kinh tế, từ đó mà quan tâm hơn đến năng suất, chất lượng, hiệu quả, sử dụng hợp lý các nguồn lực cho sự phát triển toàn diện kinh tế - xã hội nông nghiệp, nông thôn. Thực tiễn sản xuất luôn luôn biến động, điều kiện kinh tế - xã hội không ngừng thay đổi, các chính sách của nhà nước đối với sản xuất nông sản hàng hóa cũng phải thường xuyên bổ sung và hoàn thiện, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho sản xuất và lưu thông nông sản hàng hóa phát triển. Cuối cùng, điều quan trọng hơn cả là phải quan tâm tổ chức thực hiện tốt các chính sách, biến nó thành hiện thực. Đây cũng chính là mặt yếu của ta trong thời gian qua, cần được khắc phục sớm. Kết luận 1. Phát triển nông nghiệp hàng hóa ở nước ta nói chung, ĐBSCL nói riêng là vấn đề quan trọng không những trong nhận thức lý luận mà còn có ý nghĩa lớn trong thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam, cả trước mắt và lâu dài. Phát triển nông nghiệp hàng hóa sẽ đáp ứng tốt nhu cầu lương thực, thực phẩm cho đời sống toàn xã hội, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, nông sản hàng hóa xuất khẩu, làm tăng dự trữ của nhà nước, nâng cao thu nhập và mức sống cho nông dân, làm thay đổi phong cách, tạo ra sự khôn ngoan, năng động của người nông dân, góp phần to lớn vào sự ổn định kinh tế - xã hội. Ngoài ra, trên cơ sở phát triển nông nghiệp hàng hóa mà dần dần nâng cao năng suất lao động, năng suất đất đai, tạo điều kiện cho phát triển và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, làm cho phân công lao động xã hội trong nông nghiệp sâu sắc hơn, từ đó, rút bớt một lượng lao động đáng kể cho phát triển ngành nghề và dịch vụ nông thôn. 2. ĐBSCL có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển nông nghiệp hàng hóa theo hướng chuyên canh, đa canh, đa dạng hóa sản phẩm gắn với đặc điểm các vùng sinh thái. Nhưng suốt một thời gian dài trước thời kỳ đổi mới, nền nông nghiệp tuy có sự chuyển biến nhất định, song về cơ bản vẫn là nền nông nghiệp mang nặng tính chất thuần nông và độc canh lương thực. Tình hình này do nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ yếu là do bị kìm hãm bởi cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, người nông dân - chủ thể tích cực và năng động của sản xuất hàng hóa - trên thực tế về kinh tế, không được tự chủ sản xuất và trao đổi nông sản, nên không phát huy được thế mạnh, sức sản xuất bị kìm hãm, sản lượng nông nghiệp tăng chậm... Chỉ sau đổi mới trở lại đây, sản xuất nông sản hàng hóa mới có một bước tiến đáng kể. Điều này được thể hiện trên nhiều mặt, nhưng nét nổi bật là tỷ suất và khối lượng nông sản hàng hóa ngày càng tăng lên, góp phần to lớn vào đảm bảo được an ninh lương thực quốc gia và lương thực xuất khẩu. Thu nhập của dân cư tăng lên, đời sống được cải thiện hơn. Nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến cũng dồi dào hơn, bước đầu chúng ta đã tạo được một số mặt hàng nông sản mũi nhọn (gạo, thủy hải sản, xuất khẩu...) đã và đang chiếm lĩnh được thị trường thế giới và khu vực. Song nhìn chung, nông nghiệp ĐBSCL còn có những hạn chế ở cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất nông nghiệp còn yếu kém, đầu tư của nhà nước cho nông nghiệp còn hạn hẹp, chất lượng hàng hóa nông sản chưa cao, thị trường và giá cả có những diễn biến phức tạp bất lợi cho nông dân. Nhìn chung nông nghiệp ĐBSCL phát triển chưa ngang tầm với nhiệm vụ và yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 3. Vấn đề cấp bách đặt ra là phải đẩy nhanh quá trình phát triển nền nông nghiệp hàng hóa. Để đẩy nhanh nhịp độ phát triển nền nông nghiệp hàng hóa trong những năm tới ở ĐBSCL cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp chủ yếu: phải xây dựng hộ nông dân thật sự trở thành đơn vị sản xuất hàng hóa, gắn liền với đổi mới triệt để nội dung và hình thức của kinh tế hợp tác và HTX, nâng cao hiệu quả phục vụ nông nghiệp của các doanh nghiệp nông nghiệp nhà nước; nâng cao và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật trong nông nghiệp và kết cấu hạ tầng sản xuất ở nông thôn; mở rộng và phát triển đồng bộ các loại thị trường ở nông thôn và tiếp tục hoàn thiện và chỉ đạo tốt chính sách kinh tế, kích thích phát triển sản xuất nông sản hàng hóa (như chính sách về ruộng đất, chính sách đầu tư và tín dụng, chính sách trợ giá nông sản, chính sách khoa học kỹ thuật công nghệ, nâng cao hiệu quả chính sách xã hội ở nông thôn...). Đó là những vấn đề đặt ra và được giải quyết trong luận án này. danh mục tài liệu tham khảo [1]. Nguyễn Thanh Bạch, Chính sách và giải pháp phát triển nông nghiệp, nông thôn hiện nay. Tạp chí Phát triển kinh tế, số 101, 3/1999. [2]. Nguyễn Thanh Bạch, Một số vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn hiện nay. Tạp chí Phát triển kinh tế, số 99, 1/1999. [3]. Mai Văn Bảo, Phát triển nông nghiệp hàng hóa trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Luận án tiến sĩ. [4]. Nguyễn Văn Chiển, Về việc giải quyết vấn đề ruộng đất cho kinh tế hộ nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long hiện nay. Tạp chí Cộng sản, số 13 (7-1999). [5]. Nguyễn Sinh Cúc, Nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long 25 năm sau giải phóng (1995 - 2000). Tạp chí Nông thôn mới, số 45 (4-2000). [6]. Nguyễn Sinh Cúc, Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn Việt Nam là một đòi hỏi bức bách hiện nay. Tạp chí Cộng sản, số 14 (7-1998). [7]. Trần Kim Cúc, Một số luận điểm của C. Mác, Ph. Ăngghen và V.I. Lênin về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Tạp chí Nghiên cứu lý luận, số 10-1999. [8]. Cục Thống kê tỉnh Cần Thơ, Số liệu kinh tế xã hội các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, biên soạn tháng 4/1998. [9]. Cục Thống kê tỉnh Cần Thơ, Số liệu kinh tế xã hội các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, biên soạn tháng 4/1999. [10]. Phan Xuân Dũng, Khoa học - công nghệ cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Tạp chí Cộng sản, số (6-1999). [11]. Đảng Cộng sản Việt Nam, Chiến lược ổn định phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000. Nxb Sự thật, Hà Nội, 1999. [12]. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (khóa IV), tháng 3/1979. [13]. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (khóa VI) về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp, tháng 4/1988. [14]. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị Trung ương lần thứ 2 và lần thứ 5 (khóa VII), năm 1992 và 1993. [15]. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ (khóa VII), ngày 25/1/1994. [16]. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV. Nxb Sự thật, Hà Nội, 1976. [17]. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI. Nxb Sự thật Hà Nội, 1987. [18]. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII. Nxb Sự thật Hà Nội, 1991. [19]. Đảng Cộng sản Việt Nam, Một số Văn kiện của Đảng về phát triển nông thôn. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993. [20]. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996. [21]. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết 06 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về một số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998. [22]. Lê Khả Đấu, Quản lý, sử dụng đất nông trường quốc doanh - vấn đề và giải pháp. Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 250. Tạp chí Cộng sản, số 10 (5-1999). [23]. Trần Đức, Sau mấy chuyến đi tìm hiểu những nông trường quốc doanh nông - lâm nghiệp. Tạp chí Cộng sản, số 10 (5-1999). [24]. Võ Văn Đức, Nghị quyết 10/BCT khởi nguồn của sự đổi mới kinh tế nông nghiệp. Tạp chí Kinh tế nông nghiệp, số 12/1999. [25]. Đoàn Thị Mỹ Hạnh, Những giải pháp mở rộng thị trường cây ăn quả. Tạp chí Phát triển kinh tế, số 105, 7/1999. [26]. Ngô Đức Hồng, Phát triển nông nghiệp hàng hóa trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Cần Thơ. Luận văn thạc sĩ. [27]. Nguyễn Mạnh Huấn, Suy giảm năng lực nội sinh phát triển nông thôn nước ta hiện nay và một số giải pháp cấp bách. Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 255, 8/1999. [28]. Lê Mạnh Hùng cùng tập thể, Kinh tế xã hội Việt Nam - thực trạng, xu thế và giải pháp. Nxb Thống kê, Hà Nội, 1996. [29]. Lê Mạnh Hùng (Chủ biên), Kinh tế xã hội Việt Nam 3 năm (1996 -1998) và dự báo năm 2000. Nxb Thống kê, Hà Nội, 1999. [30]. Lâm Quang Huyên, Trang trại là xu hướng phát triển tất yếu của nông nghiệp nước ta. Tạp chí Phát triển kinh tế, số 102, 4/1999. [31]. Nguyễn Đình Hương (chủ biên), Sản xuất và đời sống của hộ nông dân không có đất hoặc thiếu đất ở đồng bằng sông Cửu Long - thực trạng và giải pháp. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999. [32]. Đặng Trọng Khánh, Về vấn đề an toàn lương thực ở nước ta. Tạp chí Cộng sản, số 6 (3-1999). [33]. V.I. Lê-nin, Toàn tập, tập 22, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1963. [34]. V.I. Lê-nin, Toàn tập, tập 3, Nxb Tiến Bộ, Mát-xcơ-va, 1976. [35]. V.I. Lê-nin, Toàn tập, tập 44, Nxb Tiến Bộ, Mát-xcơ-va, 1978. [36]. Nguyễn Đình Long, Sản xuất nông nghiệp những giải pháp trong thời gian tới. Tạp chí Kinh tế nông nghiệp, số 12/1999. [37]. Nguyễn Đình Long và tập thể, Một số giải pháp về phát triển sản xuất và nhập khẩu nông sản. Tạp chí Kinh tế nông nghiệp, số 10/1999. [38]. Nguyễn Thiện Luân - Bùi Tất Tiếp, Vai trò "Bà đỡ" của doanh nghiệp nhà nước là động lực phát triển hợp tác xã nông nghiệp. Tạp chí Kinh tế nông nghiệp, số 11/1999. [39]. Bùi Danh Lưu, Tiềm năng đất đai - nguồn nội lực quan trọng. Tạp chí Cộng sản, số 10 (5-1999). [40]. Các Mác, Góp phần phê phán KTCT. Nxb Sự thật, Hà Nội, 1971. [41]. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 10. Nxb Chính trị quốc gia, 1996. [42]. Lê Huy Ngọ, Đẩy mạnh phát triển một số hàng nông sản xuất khẩu có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Tạp chí Kinh tế nông nghiệp, số 2/1998. [43]. Lê Huy Ngọ, Sản xuất và tiêu thụ nông sản. Tạp chí Kinh tế nông nghiệp, số 12/1999. [44]. Lê Huy Ngọ, Khoa học - công nghệ phải là động lực mạnh mẽ đưa nông nghiệp, nông thôn sang bước phát triển mới. Tạp chí Cộng sản, số 3 (2-1999). [45]. Chu Tuấn Nhạ, Khoa học - công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Tạp chí Cộng sản, số 2 (1-1999). [46]. Nguyễn Thiện Nhân, Suy nghĩ về con đường của Việt Nam công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhanh với chi phí thấp. Tạp chí Phát triển kinh tế, số 101, 3/1999. [47]. Quang Nhận, Cây lúa Kiên Giang hành trình đi lên 2 triệu tấn. Tạp chí Thông tin khuyến nông Việt nam, số 2-2000. [48]. Nguyễn Nhiệm, Đồng bằng sông Cửu Long thiên nhiên và con người. Tạp chí Kinh tế nông nghiệp, số 4/1998. [49]. Nguyễn Huy Oánh, Tìm hiểu tư tưởng của Hồ Chí Minh về nông nghiệp. Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 252, 5/1999. [50]. Vũ Văn Phúc, Một số vấn đề về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Tạp chí Cộng sản, số 7 (4-1999). [51]. Chu Hữu Quý - Nguyễn Kế Tuấn, Chính sách thị trường với phát triển nông nghiệp và nông thôn. Tạp chí Cộng sản, số 20 (10-1998). [52]. Lê Cao Thanh, Vấn đề tiêu thụ một số sản phẩm chăn nuôi chủ yếu hiện nay. Tạp chí Phát triển kinh tế, số 105, 7/1999. [53]. Nguyễn Hữu Thảo, Đầu ra cho sản phẩm, những vấn đề cần giải quyết trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn hiện nay ở Việt Nam. Tạp chí Phát triển kinh tế, số 101, 3/1999. [54]. Thông tin những vấn đề kinh tế phục vụ cán bộ lãnh đạo Viện TTKT, Học viện CTQG, số 20-21, 1998, tr.5. [55]. Lê Trọng - Ngô Huy Liêm, Làm thế nào để hộ nông dân xóa đói, giảm nghèo có hiệu quả. Tạp chí cộng sản số 8 (4-1999). [56]. Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê 1980. Nxb Thống kê, Hà Nội, 1980. [57]. Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê 1990. Nxb Thống kê, Hà Nội, 1990. [58]. Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê 1995. Nxb Thống kê, Hà Nội, 1996. [59]. Tổng cục Thống kê, Thực trạng CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn Việt Nam. Nxb Thống kê, 1998. [60]. Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê 1998. Nxb Thống kê, Hà Nội, 1999. [61]. Tổng cục Thống kê, Tình hình kinh tế - xã hội 5 năm 1986 - 1990. Nxb Thống kê, Hà Nội, 6/1990. [62]. Tổng cục Thống kê, Số liệu thống kê nông - lâm nghiệp - thủy sản Việt Nam 1985 - 1995. Nxb Thống kê, Hà Nội, 1996. [63]. Tổng cục Thống kê, Số liệu thống kê tình hình cơ bản và cơ sở hạ tầng nông thôn Việt Nam. Nxb Thống kê, Hà Nội, 1995. [64]. Nguyễn Văn Tư, Đôi điều suy nghĩ từ thực tiễn phát triển ở tỉnh Cần Thơ và Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Cộng sản, số 15 (8-1999). [65]. Viện Nghiên cứu Hành chính - Học viện Hành chính Quốc gia, Xây dựng và phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tài liệu Hội thảo, 1998. Phụ lục 1 Diện tích sản xuất nông nghiệp của các tỉnh ĐBSCL TT Địa phương Diện tích tự nhiên (km2) Diện tích đất nông nghiệp (nghìn ha) Diện tích lúa cả năm (nghìn ha) Dịe tích cây ăn quả lâu năm (nghìn ha) Diện tích rừng tập trung (nghìn ha) Diện tích nuôi thủy sản (nghìn ha) 39.582, 6 2.709, 0 4.009, 8 208,9 29,8 375,5 1 Long An 4.448,0 237,0 441,2 2,7 1,2 3,5 2 Đồng Tháp 3.227,0 212,2 442,7 17,5 4,5 2,0 3 Tiền Giang 2.327,9 169,0 477,0 36,7 0,9 9,5 4 Bến Tre 2.46,9 154,1 285,5 28,2 0,9 24,6 5 Trà Vinh 2.373,0 164,8 224,2 12,0 1,0 50,0 6 Vĩnh Long 1.473,5 118,3 234,2 22,1 - 1,8 7 Cần Thơ 2.965,0 144,5 101,0 30,8 0,8 11,9 8 An Giang 3.406,0 241,2 521,2 6,3 2,9 9,0 9 Kiên Giang 6.222,0 335,4 466,6 11,3 7,6 29,3 10 Sóc Trăng 3.199,7 226,9 356,5 11,9 1,5 37,3 11 Bạc Liêu 2.482,6 252,3 206,2 7,3 0,5 35,1 12 Cà Mau 5.211,0 320,3 252,9 8,1 8,0 161,5 Nguồn: - Niên giám thống kê toàn quốc, Nxb Thống kê 1999. - Số liệu kinh tế xã hội 12 tỉnh ĐBSCL (1995 - 1999), của Cục Thống kê tỉnh Cần Thơ, tháng 4/2000. Phụ lục 2 Dân số và đơn vị hành chính của các tỉnh ĐBSCL TT Địa phương Đơn vị hành chính Số dân (ngàn người) Số TP, thị xã, huyện thuộc tỉnh Số xã, phường và thị trấn Tổng số dân ở thành thị ở nông thôn 107 1.416 16.132,0 2.752,6 13.379,4 1 Long An 14 183 1.306,2 215,0 1.091,1 2 Đồng Tháp 11 139 1.576,9 226,9 1.338,0 3 Tiền Giang 09 163 1.605,1 213,3 1.391,8 4 Bến Tre 08 159 1.299,5 109,8 1.187,0 5 Trà Vinh 08 088 965,7 125,1 841,0 6 Vĩnh Long 07 107 1.012,8 145,2 865,2 7 Cần Thơ 08 105 1.815,2 385,3 1.425,8 8 An Giang 11 140 2.097,4 403,3 1.645,7 9 Kiên Giang 13 111 1.517,9 330,1 1.164,2 10 Sóc Trăng 07 098 1.178,7 210,0 963,8 11 Bạc Liêu 04 048 736,3 108,6 555,7 12 Cà Mau 07 076 1.124,0 207,8 910,0 Nguồn: Số liệu kinh tế xã hội 12 tỉnh ĐBSCL (1995 - 1999) của Cục Thống kê tỉnh Cần Thơ, tháng 4/2000. Phụ lục 3 Giá trị sản xuất nông, lâm và thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long (Giá cố định năm 1994) Triệu đồng 1995 1996 1997 1998 1999 So với cả nước năm 1999 đạt 1. Giá trị sản xuất nông nghiệp 35.251.7 67 37.318.5 31 37.161.9 01 39.431.9 38 40.690.8 24 39,5% - Giá trị sản xuất nông nghiệp phần trồng trọt 29.944.7 24 31.532.6 05 30.968.8 98 29.934.8 82 20.483.0 68 24,7% - Giá trị sản xuất nông nghiệp phần chăn nuôi 3.443.33 3 3.752.18 3 3.934.79 7 3.527.57 2 2.929.71 4 16,8% 2. Giá trị sản xuất lâm nghiệp 638.665 751.182 880.893 964.100 954.000 16,1! 3. Giá trị sản xuất thủy sản 7.980.80 0 9.435.90 0 9.952.60 0 10.481.5 000 10.981.0 00 62,1% Nguồn: - Niên giám thống kê toàn quốc, Nxb Thống kê năm 1999. - Số liệu kinh tế xã hội 12 tỉnh ĐBSCL (1995 - 1999) của Cục Thống kê tỉnh Cần Thơ, tháng 4/2000. Phụ lục 4: Diện tích đất sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long Nghìn ha 1978 1985 1989 1990 1995 1996 1997 1998 1999 So với cả nước năm 1999 Diện tích các loại cây trồng - 2.402,8 3.031,0 2.317,5 3.872,3 4.104,1 4.103,7 4.363,8 4.599,0 37% Diện tích cây hàng năm - 2.130,0 2.662,4 1.969,8 3.582,1 3.792,0 3.762,5 4.022,5 4.289,4 41% Diện tích cây lâu năm - - - - 289,3 312,1 314,2 341,2 318,4 17% Diện tích cây lương thực - 2.298,8 2.493,3 2.846,3 3.347,5 3.562,1 3.533,8 3.775,9 4.046,4 46% Diện tích lúa cả năm 2.061,7 2.250,8 2.444,8 2.580,0 3.302,5 3.515,9 3.493,0 3.736,3 4.009,8 52% Diện tích màu lương thực 48,6 49,6 39,3 45,0 46,1 40,7 39,5 36,5 - Diện tích rừng tập trung - - - - 39,5 37,0 27,7 23,8 29,8 - 1 0 5 Diện tích nuôi trồng thủy sản 309,3 290,1 322,6 348,3 375,5 70% Nguồn: - Số liệu thống kê nông - lâm nghiệp - thủy sản Việt Nam năm 1985 - 1995, Nxb Thống kê Hà Nội, 1996. - Số liệu kinh tế xã hội 12 tỉnh ĐBSCL (1995 - 1999) của Cục Thống kê tỉnh Cần Thơ, tháng 4/2000. Phụ lục 5: Sản lượng sản xuất nông nghiệp và thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long Tấn 1978 1985 1989 1990 1995 1996 1997 1998 1999 So với cả nước năm 1999 1. Sản lượng lương thực quy thóc 3.611,0 7.200,7 9.022,3 10.350, 9 14.017, 8 14.665, 9 14.049, 3 15.822, 0 16.820, 9 49% - Sản lượng lúa cả năm 3.417,3 6.859,5 8.883,1 10.350, 9 13.853, 5 14.484, 1 13.906, 7 15.686, 9 16.699, 5 53% 2. Sản lượng thủy, hải sản - - - - 814.313 885.602 865.840 957.080 937.319 52% -Sản lượng hải sản đánh bắt - - - - 396.337 442.804 451.529 542.769 608.374 - Sản lượng thủy sản đánh bắt - - - - 142.790 160.878 172.949 159.070 162.404 - Sản lượng thủy sản nuôi trồng - 127.400 164.917 241.500 275.186 281.920 255.037 255.241 252.741 3. Sản lượng trái cây - - - - - - - - 2.000.0 00 Nguồn: - Số liệu thống kê nông - lâm nghiệp - thủy sản Việt Nam năm 1985 - 1995, Nxb Thống kê Hà Nội, 1996. - Số liệu kinh tế xã hội 12 tỉnh ĐBSCL (1995 - 1999) của Cục Thống kê tỉnh Cần Thơ, tháng 4/2000. 1 0 6

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf10_1566.pdf
Luận văn liên quan