Cải thiện hệ thống thông tin, nâng cao khả năng tiếp cận các thể chế chính sách cho người dân. Nâng cao mức lương cho những người quản lí xã hội, những người hoạt động trong các hội đoàn thể chính trị xã hội, tạo điều kiện thuận lợi để họ chú tâm vào việc phát triển cộng đồng.
Xây dựng một chiến lược sinh kế và cải tạo sinh kế riêng cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số gặp khó khăn trong tiếp cận và sử dụng các nguồn vốn sinh kế.
Ngoài ra, Nhà nước cần quan tâm bố trí kinh phí để triển khai thực hiện Dự án khuyến nông, lâm, ngư và hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề để tạo điều kiện phát triển đa dạng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn; hỗ trợ vốn để xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả, những sáng kiến và cách làm mới có tính sáng tạo, phù hợp với từng vùng.
103 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1348 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển sinh kế của đồng bào dân tộc Ê Đê trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ển nông sản ra các điểm thu mua. Ngoài ra, người dân đã biết sắm sửa thêm cái đồ dùng khác như bình xịt thuốc, máy nghiềm lúa, máy xay lúa để phục vụ nhu cầu sản xuất của hộ dân.
3.1.1.5. Nguồn vốn tài chính
Đa phần các hộ dân đều đi vay vốn để ổn định sản xuất của mội gia đình, tuy nhiên mức độ vay vốn lại không đồng đều.
Bảng 3.91: Cơ cấu nguồn vốn vay của người dân
Tổ chức cho vay
Hộ nghèo
Hộ cận nghèo
Hộ khá
BQC (%)
số tiền vay
BQ (%)
số tiền vay
BQ (%)
số tiền vay
BQ (%)
Ngân hàng NN
395
54.63
1245
62.59
726
64.02
60.41
Ngân hàng CSXH
168
23.23
326
16.39
213
18.78
19.47
Ngân hàng TM khác
0
0
250
12.56
195
17.2
9.92
hợp tác xã tín dụng
105
14.52
110
5.53
0
0
6.68
Các chương trình
55
7.62
58
2.93
0
0
3.51
Tổng
723
1989
1134
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả năm 2016
Ở nhóm hộ nghèo, vay ở ngân hàng chính sách với tổng số tiền vay là 395 triệu đồng, chiếm 54.63% trong tổng nguồn vốn vay. Vay ở ngân hàng Chính sách xã hội là 168 triệu, chiếm 23.23% trong tổng vốn vay. Ngoài ra, người dân còn vay ở hợp tác xã tín dụng với 105 triệu, chiếm 14.52% tổng vốn vay và vay từ các chương trình hỗ trợ khác là 55 triệu, chiếm 7.62% tổng vốn vay. Ở nhóm cận nghèo, vốn vay từ ngân hàng nhà nước là 1.245 triệu đồng, chiếm 62.59% trong tổng vốn vay, từ ngân hàng chính sách xã hội là 326 triệu, chiếm 16.39% tổng vốn vay. Ngoài ra, người dân còn vay vốn ở các ngân hàng thương mại khác là 250 triệu, chiếm 12.56% tổng nguồn vốn vay. Vay ở hợp tác xã là 58 triệu, chiếm 2.93% tổng nguồn vốn vay. Nhìn chung, ở hai nhóm hộ này người dân đa phần vay ở ngân hàng nhà nước với vay ở ngân hàng chính sách. Với cuộc sống khó khăn cộng với thu nhập hàng ngày thấp, người dân không đủ khă năng để chi trả thêm các chi phí cho việc trồng cây, chăn nuôi Vì vậy, với sự hỗ trợ từ hai ngân hàng với tỉ lệ lãi suất ưu đãi đã hỗ trợ người dân trong việc cung cấp 1 nguồn vốn để người dân có khả năng chi trả các chi phí phục vụ sản xuất. Ngoài ra, các trương trình ưu đãi vốn chỉ áp dụng với các hộ nghèo và cận nghèo cũng góp phần giúp người dân nâng cao được nguồn vốn để đầu tư vào chăn nuôi và sản xuất.
Bảng 3.102: Phân khúc nguồn vốn vay của người dân
Phân tổ mức vốn vay(trđ)
Số hộ
Tỉ lệ (%)
Hộ nghèo
Hộ cận nghèo
Hộ khá
Số hộ
Tỉ lệ (%)
Số hộ
Tỉ lệ (%)
Số hộ
Tỉ lệ (%)
<=10
20
13.34
5
17.24
14
10.61
1
3.04
10 <Mức vôn vay <=30
71
47.34
10
34.48
49
28.79
12
36.36
30 <Mức vôn vay <=50
53
35.55
14
48.27
25
36.36
14
42.42
>50
6
3.99
0
0
0
0
6
18.18
Tông
150
100
29
100
88
100
33
100
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả năm 2016
Ở nhóm hộ khá, đa số người dân tập trung vay ở hai ngân hàng là ngân hàng chính sách xã hội với 213 triệu, chiếm 18.78% trên tổng số vốn và ở ngân hàng nhà nước là 726 triệu, chiếm 60.41% tổng vốn vay. Ngoài ra, các hộ dân còn vay ở các ngân hàng thương mại khác với số vốn 195 triệu, chiếm 17.2%. Nguồn vốn vay các hộ dùng để đầu tư ban đầu vào việc sản xuất, cuối vụ mùa sau khi thu hoạch người dân bán các nông sản đi và trả nợ lại phía ngân hàng.
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả năm 2016
Biểu đồ 3.7: Biểu đồ phân khúc vốn vay của các hộ dân
Nhìn cung, đa số các hộ vay vốn với số vốn trung bình tầm 10 - 30 triệu đồng, chiếm 47.34% trong phân khúc vốn vay. Nguyên nhân chủ yếu là do người dân chỉ cần vốn trong khoảng thời gian đầu tư sản xuất và chi phí chăm sóc vào thời gian vụ mùa. Sau khi thu hoạch, người dân có tiền trả các ngân hàng và lại vay 1 khoản khác để bắt đầu một quy trình sản xuất mới. Vì thế mà nguồn vốn vay đa phần thường không cao. Mức vốn vay dưới 10 triệu, chỉ chiếm 13.34 % và mức vốn trên 50 triệu chiếm 3.99% trong phân khúc vốn vay.
3.1.2. Thể chế chính sách của Nhà nước và hoạt động khuyến nông
Các chính sách tác động rất lớn đến đời sống của hộ đồng bào dân tộc thiểu số Ê Đê trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk. Thực hiện các chính sách, huyện đã tạo điều kiện cho những hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có con em là học sinh, sinh viên vay vốn tại ngân hàng chính sách để họ có nguồn vốn phát triển kinh tế và có đủ điều kiện phục vụ cho việc học tập con em mình. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cùng với các hội đoàn thể của xã, buôn quản lý, theo dõi và hướng dẫn các hộ gia đình được vay vốn và sử dụng có hiệu quả vốn vay, nhưng nhìn chung việc sử dụng vốn mang lại hiệu quả chưa cao, việc trả tiền gốc và tiền lãi cho ngân hàng quá hạn vẫn còn tồn tại.
Hoạt động khuyến nông trên địa bàn được quan tâm, việc áp dụng khoa học kỷ thuật được chính quyền thường xuyên tạo điều kiện để ứng dụng. Trước yêu cầu của thị trường và mục tiêu nâng cao lợi nhuận, đòi hỏi hộ đồng bào phải quan tâm ứng dụng khoa học kỷ thuật vào sản xuất. Hoạt động khuyến nông chính là cầu nối giúp cho bà con đồng bào dân tộc thiểu số hiểu biết kỷ thuật trong sản xuất, biết áp dụng khoa học kỷ thuật cũng như sử dụng các loại giống cây trồng, vật nuôi cho năng suất, chất lượng cao.
Trong những năm vừa qua, Hội Nông dân phối hợp với Trạm khuyến nông, Trạm thú y huyện Krông Pắc đã tổ chức bảy lớp về kỷ thuật chăm sóc cà phê, tiêu, chăn nuôi heo, mở lớp hội thảo về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cách sử dụng phân bón hiệu quả. Hiện nay sản xuất nông nghiệp tại địa phương phần nào cũng đã ứng dụng những thành tựu khoa học kỷ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất, đồng thời giảm bớt hao phí lao động. Các giống lúa, ngô lai cho năng suất chất lượng cao được trồng phổ biến. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất cơ bản chỉ trên cơ sở kinh nghiệm của bà con. Nhận thức của hộ đồng bào dân tộc thiểu số về đặc tính sinh lý, sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi còn rất hạn chế nên việc khắc phục các rủi ro về dịch bệnh còn gặp khó khăn, do đó năng suất đạt được chưa cao. Bên cạnh đó, nội dung của các khóa học do Hội khuyến nông tổ chức chưa đáp ứng được nhu cầu, một số hộ đồng bào đã không áp dụng các kiến thức được tập huấn vào quá trình sản xuất của mình.
3.1.3. Bối cảnh dễ bị tổn thương
Ø Sự thay đổi thời tiết khí hậu
Tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu vừa qua là tình trạng hạn hán xuất hiện thường xuyên vào mùa khô. Trong những năm gần đây, Đăk Lăk thường xuyên phải đối phó với hạn hán. Mức độ hạn hán cao và kéo dài không những làm cho năng xuất cây trồng, nhất là cà phê, lúa, hoa màu giảm sút mà còn nhiều diện tích cây trồng mất trắng. Tình trạng chống chịu sâu bệnh của cây trồng, vật nuôi suy giảm. Nguy cơ dịch bệnh gia tăng, gây khó khăn cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số người Ê Đê. Trong khi khả năng phòng và điều trị bệnh, dịch của đồng bào khá thấp vì họ sống xa các trung tâm y tế. Nhiều hộ đồng bào vẫn còn thói quen mời thầy cúng khi có bệnh mà không đi khám chữa bệnh.
Kết quả đánh giá của hộ dân người đồng bào dân tộc thiểu số cho thấy tần suất gặp rủi ro thiên tai ảnh hưởng tới sinh kế của đồng bào trong 5 năm gần đây thì có tới 1/3 số hộ thường xuyên gặp phải thiên tai làm mất mùa, 41% hộ thường xuyên gặp dịch bệnh chăn nuôi như cúm gà, lợn tai xanh, lở mồm long móng, 22.7% hộ thường xuyên bị ảnh hưởng hạn hán và 14.2% thường xuyên bị ảnh hưởng lũ lụt.
Bảng 3.113: Các yếu tố gây tổn thương
Rủi ro
Tần suất %
Thường xuyên
Không thường xuyên
Lũ lụt
4,2
95,8
Hạn hán
22,7
77,3
Dịch bệnh chăn nuôi
41
59
Mất mùa
32
68
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả năm 2016
Kỹ năng và kiến thức về phòng chống dịch bệnh cho cây trồng và vật nuôi của hộ dân tộc thiểu số người Ê Đê còn thấp, trong khi dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi có xu hướng diễn biến phức tạp do biến đổi khí hậu toàn cầu, khô hạn tăng và việc phát triển vật nuôi một cách tự phát, không tuân thủ quy hoạch nên khả năng chống chịu của vật nuôi và cây trồng thấp, nguy cơ sinh bệnh cao.
Ø Thay đổi trong thu nhập và chi tiêu
Yếu tố thời tiết thay đổi củng kéo theo thu nhập và chi tiêu của mỗi hộ gia đình thay đổi.
Để có thể ngăn những sâu bệnh mà thời tiết mang tới hộ gia đình phải mua các loại thuốc có thể ngăn ngừa phòng bệnh, trong trồng trọt thì phải thường xuyên kiểm tra các bệnh xuất hiện như trong cây cà phê, các bệnh hay xuất hiện là nấm, rệt sáp, chết cây, rụng trái đều bắt buộc người dân phải mua thuốc với số tiền rất cao, phải sử dụng tiên tục. Đối với chăn nuôi thì xuất hiện dịch cúm gia cầm, lở mồm long móng củng bắt buộc người dân tìm tới cách phòng bệnh cho gia súc. Đối với cây ăn trái thì xuất hiện những bệnh như chêt vàng, rụng lá, nám cây. Đối với con người khi thời tiết thay đổi thì sức đề kháng con người củng thay đổi trở nên yếu đi dễ phát sinh ra bệnh.
Với những yếu tố trên củng đủ để thu nhập và chi tiêu của mỗi gia đình phải thay đổi nên khó khăn thêm trong đời sống.
Ø Sự thay đổi giá cả thị trường
Khi môi trường khí hậu thay đổi làm cho các dịch bệnh phát sinh mạnh thì các nguồn lương thực phục vụ cho đời sống càng hạn chế hơn, tình hình khan hiếm các nguồn lương thực trở nên khó khăn. Khi đó giá cả thị trường sẽ leo thang, làm cho sự đáp ứng cung cầu thay đổi. Để phục vụ cho quá trình đó thì sẽ xuất hiện những tệ nạn như: dùng chất kích thích để có thể sinh lời, dùng các phương pháp mà Nhà nước không cho phép để phục vụ cho xã hội. Điển hình như trong trái cây thu hoạch khi còn non về ngâm với thuốc để có thể nhanh chín và giữ được lâu. Dùng chất kích thích cho gia súc gia cẩm có thể nhanh lớn để nhanh tung ra thị trường. Giá cả leo thang củng làm cho ý chí mỗi người đều chán nản sinh ra lười biếng, không mún tham gia làm việc, làm cho mọi nhu cầu ngày càng trở nên thiếu thốn.
3.1.4. Chiến lược sinh kế
Chiến lược phát triển sinh kế của hộ đồng bào dân tộc thiểu số Ê Đê là sự kết hợp các hoạt động và những lựa chọn mà hộ đồng bào thực hiện để nhằm đạt đến mục tiêu mưu sinh của họ.
Phần lớn hộ đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện sinh kế thông qua hoạt động sản xuất nông nghiệp là sinh kế phổ biến. Một bộ phận khác thì đi làm thuê cho hộ khác nhưng chủ yếu vẫn là lao động nông nghiệp. Ngoài ra, một số ít hộ đồng bào buôn bán nhỏ lẽ, phục vụ sinh hoạt hàng ngày trong buôn.
3.1.4.1. Hoạt động sản xuất nông nghiệp
Có thể nói buôn Jung A và buôn Kang có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành nông nghiệp, với diện tích đất nông nghiệp chiếm 80% so với tổng diện tích đất tự nhiên của cả buôn. Thêm vào đó hầu hết diện tích đất để nuôi trồng và canh tác màu mỡ rất thuận lợi cho việc phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày. Trong thôn ngoài diện tích đất chuyên dụng dành cho trồng trọt còn có ao hồ, sông suối, đây là điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp kết hợp giữa chăn nuôi và trồng trọt, thay vì nguồn nước ao hồ, sông suối chỉ dùng cho nuôi cá thì người dân tận dụng nguồn nước ấy cho việc tưới tiêu.
Theo niên giám thống kê huyện Krông Pắc, năm 2015 cả hai buôn có tổng sản lượng từ nông nghiệp là 28 tấn, sản lượng lương thực của cả năm là 87,6 tấn, bình quân lương thực trên đầu người của thôn là 300kg/người/năm. So với mấy năm trước đây tình hình sản xuất nông nghiệp của người dân tăng lên rõ rệt. Đây là kết quả của sự lựa chọn hoạt động sinh kế phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng cũng như nhu cầu lương thực, thực phẩm của xã hội đang ngày càng nâng cao mức sống.
Về lĩnh vực hoạt động trồng trọt có những biến chuyển đáng kể, số hộ làm vườn trong hai buôn là 56 hộ, sản lượng lúa đạt 13,6 tấn, đủ cung ứng lương thực cho người dân và tăng nguồn thu nhập, sản lượng ngô trong năm 2015 đạt 14,4 tấn, đem về nguồn lợi nhuận hơn 90 triệu cho cả hai buôn, đáng kể đến là nguồn thu nhập từ cây cà phê, tiêu trên địa bàn hai buôn. Nguồn lợi từ rau màu là 300 triệu đồng đạt 95,9% kế hoạch tăng gia sản xuất, sản phẩm từ rau màu chủ yếu được người dân địa phương làm nguồn thức ăn hàng ngày và đi bán ở chợ của xã kiếm thêm nguồn thu nhập bổ sung, cải thiện bữa ăn của người dân. Đặc biệt, ở hai buôn phải kể đến hoạt động sinh kế dựa vào hiệu quả từ cây cà phê, tiêu và sầu riêng, một mô hình kinh kế trọng điểm của cả địa bàn huyện nhà. Tổng diện tích đất trồng cà phê, tiêu và sầu riêng của hai buôn hơn 18,4 ha, chiếm gần 50% diện tích đất canh tác trong nông nghiệp của cả thôn. Năm vừa qua thu nhập từ cây cà phê, tiêu và sầu riêng của cả hai buôn ước tính hơn 2,5 tỉ đồng với sản sản lượng khoảng 55 tấn. Trung bình mỗi tháng người dân của thôn có nguồn lợi từ cây cà phê và sầu riêng trung bình từ 3 - 4,5 triệu đồng. Chính sự hợp lý trong cách lựa chọn loại hình trồng cây vào canh tác trồng trọt phù hợp với điều kiện địa hình, thổ nhưỡng và khí hậu nên hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là trong cơ cấu ngành trồng trọt mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân góp phần vào xây dựng mô hình sinh kế bền vững tại địa phương.
Bảng 3.14: Cơ cấu kinh tế của địa bàn nghiên cứu
Chỉ tiêu
Số hộ tham gia
Tỉ lệ %
Trồng trọt
87
58
Chăn nuôi
37
25
Thương mại, dịch vụ
18
12
Vận chuyển
8
5
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả năm 2016
Số hộ chăn nuôi chiếm 25% trong tổng số hộ dân ở hai buôn. Theo quan sát và số liệu thông kê thì người dân trong hai buôn chủ yếu hoạt động sinh kế dựa vào nuôi heo và đàn gia súc lớn như trâu, bò. Trong năm 2015, số lượng trâu bò trong thôn có khoảng hơn 150 con đạt gần 3 tỷ đồng. Ngoài ra, các hộ trong hai buôn đầu tư vào chăn nuôi gia cầm để cải thiện thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày, bảo đảm dinh dưỡng, sức khỏe phục vụ cho hoạt động sinh kế tăng nguồn thu nhập. Có thể nói tình hình sản xuất chăn nuôi của người dân hai buôn đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân, sự áp dụng khoa học và vốn tri thức bản địa đã tạo nên một mô hình sinh kế bền vững cho người dân.
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả năm 2016
Biểu đổ 3.8: Cơ cấu kinh tế địa bàn nghiên cứu
Mặc dù là một địa phương miền núi nhưng lĩnh vực hoạt động trong lâm nghiệp không phải là một thế mạnh của địa phương, người dân chỉ trồng các loại cây như: Tràm, Mỡ, Tre, Mét, Bạch Đàn,... ở các đồi thấp nằm ven buôn. Tuy nhiên diện tích và số lượng không lớn, chiếm khoảng 15% diện tích đất canh tác của địa phương, sản lượng từ các loại gỗ ấy dùng để bán cho những thương nhân nhỏ, hoặc nhập cho các nhà máy sản xuất giấy về thu mua tại địa phương. Sở dĩ, hoạt động sản xuất trong lĩnh vực lâm nghiệp không phải là thế mạnh đối với người dân hai buôn, bởi lẽ một mặt là diện tích đất của buôn không lớn lắm cho nên người dân không thể đầu tư vào hoạt động này. Mặt khác, khả năng thu hồi và xoay vốn chậm thêm vào đó là năng lực tài chính của người dân không dồi dào cho nên để đầu tư vào hoạt động lâm nghiệp thực sự không phải là một lựa chọn thông minh, và hợp lý trong điều kiện có hạn của người dân.
3.1.4.2. Hoạt động tiểu thủ công nghiệp
Với mục đích gia tăng thu nhập cho gia đình, ngoài các hoạt động chăn nuôi trồng trọt, người dân còn tham gia vào các lĩnh vực như đan lát, thêu thùa thổ cẩm, làm tranh mỹ nghệ, làm đồ gốm... Dựa vào kinh nghiệm sẵn có của dân tộc mình, kết hợp sự hỗ trợ của các đoàn thể, người dân đã tự họp với nhau thành các tổ chuyên thêu tranh, thêu vải thổ cẩm tại nhà. Ngoài những công việc hằng ngày, những người phụ nữ trong buôn tập hợp lại với nhau, cùng nhau đan lát, trò chuyện, tạo thêm tình gắn bó giữa bà con xóm làng.
3.1.4.3. Các hoạt động sinh kế khác
Với mục đích phục vụ nhu cầu của người dân trong thôn về các dịch vụ sử dụng vào lĩnh vực sinh hoạt hàng ngày. Tại đây cũng có các hộ buôn bán nhỏ lẻ các mặt hàng tạp hóa, theo thống kê, tại hai buôn có 10 hộ hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ thương mại, đóng góp cho tổng thu nhập của buôn khoảng 200 triệu đồng/ năm. Tuy nhiên, quy mô hoạt động còn nhỏ lẻ và manh mún, chỉ cung ứng đủ nhu cầu của người dân trên địa bàn buôn.
Ngoài các hoạt động kinh kế kể trên, tại hai buôn còn có 8 hộ hoạt động trong lĩnh vực vận chuyển, ngành vận chuyển trong buôn chủ yếu chở các loại nguyên liệu như: cát, sỏi, gạch, đá... để xây dựng nhà cửa cũng như các công trình nhỏ khác của buôn làng, nguồn thu nhập từ loại hình này khoảng 500 triệu đồng/ năm của cả hai buôn.
Ngoài ra, người dân còn học tập các phương pháp ghép mắt cây, tạo ra các giống cây có năng suất cao như bơ ghép, sầu riêng ghép,
Có thể nói các hoạt động sinh kế của người dân hai buôn Jung A và buôn Kang đa dạng và phong phú, mỗi hình thức sinh kế đều có những thế mạnh và điểm yếu khác nhau. Nhưng tựu trung lại, có thể đánh giá rằng người dân địa phương tập trung chủ yếu vào hoạt động sản xuất gắn liền với cây chè, cũng là sinh kế chính của người dân miền núi trong buôn. Tuy nhiên để phát huy hết tiềm năng sẵn có trong vùng thì cần phải có một chiến lược phát triển lâu dài và hợp lý mới có thể xây dựng nên một mô hình sinh kế bền vững.
3.1.5. Kết quả sinh kế của hộ đồng bào dân tộc Ê Đê trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk.
3.1.5.1. Kết quả sinh kế
Kết quả sinh kế của hộ đồng bào dân tộc Ê Đê bao gồm những gì họ đạt được sau khi sử dụng nguồn vốn, xây dựng những cách thức, và thực hiện các hoạt động sinh kế. Vận dụng các nguồn vốn dưới sự tác động của bối cảnh khách quan, họ thực hiện các hoạt động sinh kế để tạo ra nguồn thu nhập cho bản thân và gia đình. Dựa vào khung sinh kế bền vững, các kết quả sinh kế của hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại địa bàn gồm: mức thu nhập, chất lượng cuộc sống, an ninh lương thực, khả năng chống chọi với những tác động từ các điều kiện khách quan từ bên ngoài.
Ø Tình hình thu nhập của hộ gia đình
Thu nhập của hộ bao gồm thu nhập hỗn hợp từ sản xuất nông nghiệp và các nguồn thu nhập khác.
Thu nhập hỗn hợp từ sản xuất nông nghiệp của hộ là phần thu nhập sau khi lấy tổng giá trị thu từ sản xuất trừ đi chi phí vật chất, trừ tiền công lao động thuê ngoài và trừ một số chi phí khác. Điiều quan tâm lớn nhất của quá trình sản xuất là lợi ích mà nó mang lại. Với quy mô vốn đầu tư khác nhau và đối tượng sản xuất khác nhau sẽ mang lại cho hộ đồng bào giá trị hỗn hợp khác nhau. Thu nhập hỗn hợp là yếu tố phản ánh kết quả của việc đầu tư, là cơ sở để đánh giá hiệu quả của vốn đầu tư, năng lực tổ chức sản xuất và quản lý của nông hộ.
Qua bảng biểu ta thấy, ở nhóm hộ nghèo và cận nghèo, sau khi cộng tất cả các nguồn thu nhập của cả hộ, trung bình mỗi tháng thu nhập của cả hộ ở nhóm hộ nghèo là 4.900.000 đồng tới 6.000.000 đồng, trong khi đó các chi phí như ăn ở, học tập, sản xuất đã chiếm tới 4.300.000 đồng. Tính ra mỗi hộ ở nhóm hộ nghèo còn dư lại sau khi chi trả các khoản chi phí là 600.000 đồng. Với khoản dư còn lại rất khó để người dân trong nhóm hộ nghèo và cận nghèo tiết kiệm để sắm sửa thêm các tài sản vật chất cần thiết cho sản xuất. Đồng thời, dưới sự tác động của thời tiết và giá cả biến động, người dân ở nhóm hộ nghèo có nguy cơ thâm hụt nguồn vốn để xoay vòng đầu tư vào các lần tiếp theo. Với số dư ít ỏi, người dân nhóm hộ này cũng khó có tiền để đầu tư cho con em mình đi học, nâng cao được kiến thức cũng như sự hiểu biết, dẫn tới tình trạng nghèo vẫn hoàn nghèo ở nhiều hộ dân.
Bảng 3.125: Thu nhập của hộ gia đình
Chỉ tiêu
Hộ nghèo (BQ/hộ/tháng)
Hộ cận nghèo (BQ/hộ/tháng)
Hộ khá (BQ/hộ/tháng)
Chăn nuôi
1.500.000
1.900.000
2.300.000
Trồng trọt
2.100.000
2.300.000
9.300.000
Thương mại dịch vụ
500.000
800.000
2.100.000
Vận chuyển
0
0
3.000.000
Làm thủ công mỹ nghê, đan lát, làm gốm ..vv
800.000
1.000.000
1.300.000
Tổng
4.900.000
6.000.000
15.000.000
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả năm 2016
Ở nhóm hộ khá, thu nhập bình quân của hộ trung bình khoảng 15.000.000đ trong khi đó chi phí hàng tháng của mỗi hộ dao động trung bình khoảng 8.100.000 đồng. Như vậy trung bình mỗi tháng mỗi hộ dân để dành được 6.900.000 đồng. Với khoản dư khá lớn, người dân có thể đầu tư, sắm sửa cho bản thân và gia đình có cuộc sống ổn định hơn, sắm sửa thêm được các công cụ, dụng cụ, mua sách báo về kỹ thuật để phục vụ nhu cầu sản xuất. Đặc biệt với khoản tích lũy cao, các hộ dân có điều kiện cho con em mình học cao tới các bậc cao đẳng, đại hoc. Nâng cao được nhận thức và trình độ con em, từ đó mở rộng khả năng kiếm được các công việc có mức lương cao và ổn định, từ đó ổn định dần cuộc sống sau này.
Bảng 3.136: Chi tiêu của hộ gia đình
Chỉ tiêu
Hộ nghèo
(QB/hộ/tháng)
Hộ cận nghèo (BQ/hộ/tháng)
Hộ khá (BQ/hộ/tháng)
Chi phí ăn ở
2.000.000
2.500.000
3.500.000
Chi phí sản xuất
1.200.000
1.500.000
2.400.000
Chi tiêu học tập và sức khỏe
500.000
800.000
1.200.000
Chi tiêu khác
500.000
700.000
1.000.000
Tổng
4.300.000
5.500.000
8.100.000
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả năm 2016
Ø Mức thu nhập của hộ gia đình có mối quan hệ chặt chẽ với việc sử dụng các nguồn vốn có được và thực hiện các hoạt động sinh kế tạo thu nhập. Hiện tại, qua điều tra chưa có thống kê chính xác về mức thu nhập của từng hộ đồng bào, các số liệu thu thập được chỉ mang tính tương đối bởi vì đặc thù nguồn thu nhập của người hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp không ổn định và đồng đều. Nguồn thu nhập của đồng bào dân tộc thiểu số Ê Đê còn phải chịu tác động của yếu tố tự nhiên và xã hội, nhất là giá cả thị trường.
Khi phân tích kết quả của sản xuất của hộ đồng bào dân tộc Ê Đê trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk, cụ thể là thu nhập của hộ dựa vào phiếu điều tra cho thấy thu nhập tương đối ổn định. Ở nhóm hộ nghèo và cận nghèo, sau khi cộng tất cả các nguồn thu nhập của cả hộ, trung bình mỗi tháng thu nhập của cả hộ ở nhóm hộ nghèo là 4.900.000 đồng tới 6.000.000 đồng. Ở nhóm hộ khá, thu nhập bình quân của hộ trung bình khoảng 15.000.000đ.
Từ các hoạt động sinh kế của hộ đồng bào hai buôn, nguồn thu nhập từ sản lượng tạo ra trong trồng trọt, nguồn lợi từ cây cà phê, tiêu vẫn giữ vai trò quan trọng đối với cuộc sống của hộ. Ngoài ra, các hoạt động sinh kế khác trong các buôn cũng mang lại nguồn thu nhập đáng kể, tuy vậy các ngành ấy không mang tính bền vững và phát triển lâu dài. Bởi vậy, chính quyền cũng như hộ đồng bào cần phải có một chiến lược hợp lý, khoa học mới có thể xây dựng một mô hình sinh kế bền vững.
Ø Việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên như: đất đai trồng hoa màu, đất trồng rừng, nguồn nước tưới tiêu... Tại địa bàn hai buôn đa số hộ đồng bào đã tự ý thức được tầm quan trọng của việc khai thác đi đôi với bảo vệ cho nên họ đã có những cách tính toán mang tính khoa học nhằm góp phàn cải thiện được sự suy thoái, bạc màu của đất đai, và bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm.
Ø Đánh giá về mức độ an toàn xã hội và cuộc sống thì hộ dân đồng bào dân tộc Ê Đê trên địa bàn huyện Krông Pắc đang trong tình trạng ổn định và tương đối an toàn. Đa phần hộ gia đình sống trong những ngôi nhà cố định, tình hình sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh chiếm tỷ lệ cao, trên 80%. Về chất lượng môi trường ở trên địa bàn chưa đến mức độ báo động, bởi vì gần 90% số hộ gia đình trong các buôn hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nên sự tác động rất nhỏ đến môi trường sống xung quanh.
Ø Thực trạng việc trang bị những đồ dùng sinh hoạt trong từng hộ gia đình, phần nào phản ánh được mức sống của các hộ gia đình. Hộ đồng bào trong các buôn hầu hết mua sắm gàn như đầy đủ các phương tiện phục vụ cho đời sống sinh hoạt hàng ngày. So với trước đây, có thể khẳng định được cuộc sống của hộ đồng bào dân tộc thiểu số Ê Đê đã khoác lên diện mạo mới về chất lượng cuộc sống của mỗi hộ gia đình trong buôn.
Như vậy, có thể nói đời sống của hộ đồng bào dân tộc Ê Đê tương đối ổn định. Các hoạt động sinh kế của họ đã phần nào đáp ứng được những nhu cầu về cuộc sống, sức khỏe, an ninh lương thực. Hay nói cách khác, chiến lược sinh kế của người dân đồng bào dân tộc Ê Đê trên địa bàn huyện Krông Pắc tương đối bền vững và kết quả mang lại từ các hoạt động sinh kế ấy là đời sống được cải thiện, chất lượng cuộc sống của họ ngày càng nâng cao.
3.1.5.2. Đánh giá kết quả sinh kế của đồng bào dân tộc Ê Đê
Qua kết quả sinh kế, ta thấy hộ đồng bào dân tộc Ê Đê đã thích ứng với điều kiện để phát triển sinh kế, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, đã xuất hiện nhiều cách thức mưu sinh hiệu quả. Hộ đồng bào dân tộc thiểu số Ê Đê đã tiếp cận được các nguồn lực sinh kế phục vụ cho quá trình phát triển, họ đã biết áp dụng khoa học kỷ thuật vào hoạt động sản xuất, thông qua các hoạt động khuyến nông của các đoàn thể trên địa bàn để tạo ra sản phẩm có năng suất và chất lượng cao. Đời sống của hộ đồng bào được cải thiện, các phương tiện phục vụ nhu cầu cuộc sống được trang bị đầy đủ. Tình hình an ninh và môi trường sống ngày một nâng lên, phù hợp với phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói chung, đồng bào Ê Đê nói riêng.
Tuy nhiên, thu nhập của các hộ trong hai buôn có tăng lên nhưng tốc độ cải thiện còn chậm. Số lượng hộ nghèo giảm đi nhưng tỉ lệ số hộ tái nghèo trong số hộ nghèo vẫn còn. Dịch vụ giáo dục, y tế, văn hóa còn thua kém so với thành thị và vùng đông người Kinh. Vậy nên trình độ của người dân Ê Đê còn thấp hơn so với mặt bằng chung. Dịch vụ y tế chất lượng cao chưa tới được với những hộ ở vùng sâu, vùng xa. Tình trạng thiếu bác sĩ giỏi ở vùng sâu, vùng xa còn phổ biến. Trong khi đó bản sắc văn hóa, tính cộng đồng dân tộc có nguy cơ mai một dần. Khả năng thích ứng và đối phó với các thiên tai, biến động thị trường của các hộ dân trong buôn còn chưa hiệu quả. Những biến động về thời tiết hoặc thị trường tiêu thụ vẫn là những nguy cơ rất lớn làm phá sản sinh kế của người dân, xui khiến họ hoặc chui sâu vào rừng hoặc sa vào tệ nạn xã hội. Tác động của các biến động bất lợi vẫn là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng tái nghèo, nợ nần.
Như vậy, từ khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường, với cơ chế mở, bà con được tạo điều kiện nhiều hơn để phát triển về mọi mặt từ đời sống đến vật chất tinh thần. Những chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà Nước đã tạo điều kiện cho bà con dân tộc được phát huy được nguồn lực sẳn có và tạo ra những ngồn lực mới. Từ cuộc sống thiếu thốn, không đủ ăn đủ mặc nay đồng bào dân tộc tiểu số nói chung và đồng bào dân tộc Ê Đê ở Đăk Lăk nói riêng đã có thể nghỉ đến những nhu cầu cao hơn phục vụ cho đời sống, có những gia đình có thể sắm sữa được ôtô, vừa phục vụ cho đời sống vừa phục vụ cho sinh hoạt, những tiện nghi gia đình như xe máy, tivi, tủ lạnh đã không còn xa lạ với bà con dân tộc. Các hộ gia đình đã có của ăn của để, cuộc sống đã khấm khá lên rất nhiều. Những buôn làng với hệ thống gia thông thuận tiện, những nhà tầng khang trang, những cửa hàng, mua bán dịch vụ đã và đang xuất hiện ngày một nhiều. Bộ mặt của mỗi gia đình được cải thiện rõ rệt.
3.2. Đề xuất giải pháp cải thiện đời sống nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động sinh kế của đồng bào dân tộc Ê Đê trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đăk Lăk
3.2.1. Phân tích SWOT đối với các yếu tố tác động đến chiến lược sinh kế
Việc phân tích sinh kế của đồng bào dân tộc Ê Đê tại huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk là một nội dung quan trọng góp phần nâng cao đời sống của đồng bào; giải quyết việc làm; thực hiện xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện.
Qua đánh giá phân tích thực trạng sinh kế của đồng bào Ê Đê tại địa bàn huyện, ta có thể thấy được những tiềm năng, cơ hội và thách thức trong phát triển sinh kế, nhằm đưa ra các giải pháp chiến lược cho huyện trong giai đoạn sắp tới.
Strengths: Điểm mạnh
- Lao động dồi dào, cần cù, có sức khỏe tốt
- Điều kiện thổ nhưỡng trên địa bàn phù hợp với các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao
- Nhiều dự án sẽ được quan tâm, hỗ trợ trong sản xuất nông nghiệp
Weaknesses: Điểm yếu
- Lao động có trình độ thấp
- Hạn chế nguồn vốn
- Trình độ lao động sản xuất và kỷ năng lao động còn thấp
- Yêu cầu về phương tiện sản xuất ngày càng cao, chưa đáp ứng yêu cầu
- Tình trạng tái nghèo và nghèo mới vẫn diễn ra.
Opportunites: Cơ hội
- Vị trí địa lý rất thuận lợi trong việc tiêu thụ các loại nông sản
- Khí hậu trên địa bàn đa dạng, thích hợp cho nhiều loại cây trồng, vật nuôi
- Sự quan tâm của Chính phủ và chính quyền các cấp. Các chính sách hỗ trợ hộ dân tộc thiểu số trong phát triển sản xuất.
- Khoa học kỷ thuật đang ngày càng phát triển
Threats: Thách thức
- Tình trạng hạn hán vào mùa khô và không đủ nước tưới phục vụ sản xuất
- Dịch bệnh thường xảy ra nên ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân
- Giá vật tư nông nghiệp thường xuyên tăng
- Giá nông sản trên thị trường thường xuyên biến động
3.2.2. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao kết quả sinh kế cho hộ
Căn cứ vào tình hình kết quả và chiến lược sinh kế của hộ đồng bào dân tộc Ê Đê trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk, căn cứ điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội trên địa bàn đã phân tích. Tôi xin đề xuất giải pháp nhằm nâng cao kết quả sinh kế của đồng bào dân tộc Ê Đê như sau:
Ø Giải pháp về phát triển nguồn lực con người
Phát triển bền vững toàn diện nguồn lực sinh kế của hộ đồng bào dân tộc Ê Đê trên địa bàn. Trong đó điều quan trọng là nâng cao chất lượng nguồn lực con người thông qua ưu tiên giáo dục và đào tạo nghề, tăng khả năng tiếp cận các nguồn lực tài chính bằng nguồn vốn ưu đãi, tăng cường nguồn lực vật chất bằng ưu tiên hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng vùng đồng bào sinh sống gắn với giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới.
Nguồn vốn con người được củng cố thì khả năng lựa chọn hoạt động sinh kế sẽ phù hợp và hiệu quả hơn. Thay đổi con người trước hết là thay đổi về nhận thức, điều này đòi hỏi cần phải có các chính sách cũng như các chương trình dự án nhằm nâng cao trình độ dân trí. Phải làm thay đổi sâu sắc từ cách nhìn nhận của người dân về giáo dục, làm cho họ hiểu được tri thức chính là nguồn vốn làm thay đổi cuộc sống, góp phàn nâng cao địa vị của họ trong xã hội.
Ø Giải pháp về vốn tài chính
Thiếu nguồn vốn tài chính trong hoạt động sinh kế là đặc trưng của người dân lao động trong lĩnh vực nông nghiệp. Người dân gặp rất nhiều khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn này. Xét về mặt chủ quan, bản thân các hoạt động sinh kế của họ tạo ra nguồn vốn tích lũy không lớn, hơn nữa là trong tiềm thức của mỗi người dân lao động nông nghiệp không dám mạo hiểm đầu tư quy mô lớn. Về mặt khách quan, người dân không có tài sản để thế chấp vay ngân hàng cũng như vay nóng các nguồn từ bên ngoài với số lượng lớn. Vì vậy cần có một cơ chế cho các hộ gia đình đồng bào dân tộc Ê Đê vay vốn phù hợp với điều kiện thực tế của vùng, cụ thể là:
- Cho vay đúng đối tượng: đó là những đối tượng phải có nhu cầu thực sự để phát triển sản xuất, kiểm soát việc sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả, đặc biệt ưu tiên các hộ nghèo.
- Áp dụng những hình thức thế chấp và lãi suất phù hợp: đối với những hộ khá cần có tài sản thế chấp hoặc vật tư đảm bảo một cách phù hợp, đối với những hộ nghèo cần thực hiện chế độ tín dụng tài trợ, sử dụng hình thức cho vay thông qua các hội đoàn thể như: Hội Phụ nữ, Hội Nông dân và có sự ưu đãi về lãi suất cho nhóm hộ này.
- Cần có sự hướng dẫn và giúp đỡ các nông hộ sử dụng vốn vay có hiệu quả, thông qua các hoạt động khuyến nông.
Ø Giải pháp đối với sản xuất nông nghiệp
- Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỷ thuật vào sản xuất. Tăng cường đưa giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với nhu cầu thị trường và thị hiếu người tiêu dùng vào sản xuất. Đồng thời cải tiến hệ thống canh tác, công nghệ sau thu hoạch.
- Cần tập trung thực hiện hệ thống giao thông nông thôn, phát triển các hệ thống dịch vụ hỗ trợ phát triển sản xuất.
- Đào tạo đội ngũ khuyến nông tận tụy, sát thực tiễn, dám làm, dám đổi mới suy nghĩ và có phương cách chỉ đạo tập trung. Nội dung hoạt động của khuyến nông nên hướng tới phát triển một số cây, con với các loại giống mới, có hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời phải tuyên truyền, làm cho bà con biết được vai trò của hoạt động khuyến nông, khuyến khích mọi hộ gia đình tham gia để nâng cao trình độ sản xuất.
- Nhà nước đẩy mạnh thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phát triển nông thôn, chú trọng khai thác các tài nguyên khác của vùng một cách hợp lý.
- Tích cực vận động cũng như nâng cao nhận thức của đồng bào dân tộc Ê Đê về vai trò của các tổ chức chính trị đoàn thể để họ tự giác tham gia.
- Triển khai cuộc vận động xóa đói giảm nghèo gắn với thực hiện chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe, giáo dục đào tạo, xóa mù chữ và các chính sách xã hội khác.
Ø Giải pháp đối với hoạt động tạo thu nhập phi nông nghiệp
- Quỹ đất không thay đổi trong khi lực lượng lao động ngày càng tăng nên tình trạng thiếu việc làm trở nên phổ biến. Do đó, một số lao động trẻ của địa phương cần tham gia học nghề, sáng tạo các hoạt động thu nhập, đặc biệt là các hoạt động phi nông nghiệp để chiến lược sinh kế phong phú hơn.
- Chính quyền địa phương cần phát triển các lớp dạy nghề cho người dân tộc, phát triển tốt các nghề truyền thống, thủ công mỹ nghệ, đan lát, dệt thổ cẩm, mây tre đan cho đồng bào. Đồng thời có chính sách hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất, các tổ chức kinh tế hợp tác, các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả trên địa bàn, tạo điều kiện cho các đơn vị này tạo thêm ngành nghề, việc làm cho người dân tộc tại chỗ.
- Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đồng thời phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp để hoạt động sản xuất đa dạng hơn.
- Hỗ trợ cho người Ê Đê trong vùng được tham gia các khóa bồi dưỡng kiến thức và năng lực giảm nhẹ rủi ro, nâng cao khả năng thích ứng, chủ động chống đỡ với bối cảnh dễ gây tổn thương. Hướng dẫn và khuyến khích đồng bào phát triển hợp lý các hoạt động sinh kế ít rủi ro, có tính bền vững.
Tóm tắt chương 3
Trong chương này, trên cơ sở phân tích thực trạng sinh kế, Luận văn đã làm rõ các nguồn lực của đồng bào dân tộc Ê Đê tại huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk, cùng với các chính sách tác động thông qua hoạt động khuyến nông, đồng bào dân tộc Ê Đê đã lựa chọn cho mình chiến lược sinh kế phù hợp. Kết quả sinh kế của họ đạt được sau khi sử dụng nguồn vốn, xây dựng những cách thức, và thực hiện các hoạt động sinh kế. Vận dụng các nguồn vốn dưới sự tác động của bối cảnh khách quan, họ thực hiện các hoạt động sinh kế để tạo ra nguồn thu nhập cho bản thân và gia đình, từ đó nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc Ê Đê.
Qua kết quả sinh kế, ta thấy hộ đồng bào dân tộc Ê Đê đã thích ứng với điều kiện để phát triển sinh kế, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, đã xuất hiện nhiều cách thức mưu sinh hiệu quả. Hộ đồng bào dân tộc thiểu số Ê Đê đã tiếp cận được các nguồn lực sinh kế phục vụ cho quá trình phát triển, họ đã biết áp dụng khoa học kỷ thuật vào hoạt động sản xuất, thông qua các hoạt động khuyến nông của các đoàn thể trên địa bàn để tạo ra sản phẩm có năng suất và chất lượng cao. Đời sống của hộ đồng bào được cải thiện, các phương tiện phục vụ nhu cầu cuộc sống được trang bị đầy đủ. Tình hình an ninh và môi trường sống ngày một nâng lên, phù hợp với phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói chung, đồng bào Ê Đê nói riêng.
Tuy nhiên, thu nhập của các hộ đồng bào có tăng lên nhưng tốc độ cải thiện còn chậm. Số lượng hộ nghèo giảm đi nhưng tỉ lệ số hộ tái nghèo trong số hộ nghèo vẫn còn. Dịch vụ giáo dục, y tế, văn hóa còn thua kém so với thành thị và vùng đông người Kinh. Vậy nên trình độ của người dân Ê Đê còn thấp hơn so với mặt bằng chung. Dịch vụ y tế chất lượng cao chưa tới được với những hộ ở vùng sâu, vùng xa. Tình trạng thiếu bác sĩ giỏi ở vùng sâu, vùng xa còn phổ biến. Trong khi đó bản sắc văn hóa, tính cộng đồng dân tộc có nguy cơ mai một dần. Khả năng thích ứng và đối phó với các thiên tai, biến động thị trường của các hộ gia đình còn chưa hiệu quả. Những biến động về thời tiết hoặc thị trường tiêu thụ vẫn là những nguy cơ rất lớn làm phá sản sinh kế của đồng bào dân tộc Ê Đê.
Dựa trên những kết quả đó và căn cứ vào mục tiêu phát triển sinh kế đa dạng, nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc Ê Đê trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk, Luận văn đã đề xuất các nhóm giải pháp cụ thể như: Giải pháp về phát triển nguồn lực con người; giải pháp về vốn tài chính; giải pháp đối với sản xuất nông nghiệp; giải pháp đối với hoạt động tạo thu nhập phi nông nghiệp./.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Có nhiều khái niệm sinh kế khác nhau, sinh kế được cấu thành từ năm loại nguồn lực: nguồn lực vật chất, nguồn nhân lực, nguồn lực tài chính, nguồn lực xã hội và nguồn lực tự nhiên. Cơ hội sinh kế được hiểu là trên cơ sở những nguồn lực, điều kiện và khả năng mà con người có được, cũng như những điều kiện thuận lợi do bên ngoài đưa đến thì con người sẽ có được những hoạt động, những quyết định không những để kiếm sống mà còn đạt đến mục tiêu, ước nguyện của họ.
Qua nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng sinh kế của hộ đồng bào dân tộc Ê Đê trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk, tôi rút ra được kết luận sau:
Thực trạng chiến lược sinh kế của hộ đồng bào dân tộc Ê Đê trên địa bàn huyện Krông Pắc còn đơn điệu, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, trong đó trồng trọt chiếm tỷ trọng cao (chiếm 59%). Trong hoạt động trồng trọt, cà phê, tiêu là cây trồng chủ lực. Hoạt động chăn nuôi chưa được bà con chú trọng đầu tư phát triển. Hầu hết các hộ gia đình đều nuôi theo hình thức nhỏ lẻ, tự phát với các loại vật nuôi như bò, heo, gà.
Nguồn thu nhập phi nông nghiệp của hộ còn hạn chế, chủ yếu là buôn bán, dịch vụ phục vụ nhu cầu sinh hoạt trong các buôn là chính, chưa mở rộng kinh doanh vì những hộ đồng bào dân tộc Ê Đê trên địa bàn huyện không dám đầu tư vào lĩnh vực này do thiếu vốn cũng như trình độ quản lý.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược sinh kế của hộ đồng bào dân tộc Ê đê, mỗi yếu tố đều tạo ra những thuận lợi cũng như khó khăn nhất định cho quá trình sản xuất của mỗi hộ dân, có thể nhận thấy rằng đời sống của người dân đang ngày càng được nâng cao. Mặc dù các hoạt động sinh kế của họ chỉ dựa vào sức lao động bằng tay, chân và một số nguồn vốn sẵn có tại địa phương. Việc lựa chọn các hoạt động sinh kế của người dân chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan: Con người, năng lực tài chính của họ, và các yếu tố khách quan như: điều kiện tự nhiên, xã hội, cơ sở vật chất, hạ tầng...
Đồng bào dân tộc Ê Đê ở đây có lực lượng lao động tương đối đông, tuy nhiên trình độ học vấn còn thấp. Tình trạng thiếu việc làm ngoài thời vụ còn phổ biến, chưa mạnh dạn thay đổi công việc đem lại thu nhập hàng ngày cho họ.
Đối với hộ khá, tình hình trang bị phương tiện sản xuất tương đối đầy đủ, những hộ trồng cà phê, tiêu đều có xe cày, phương tiện chính để sản xuất, không phải đi thuê. Tuy nhiên, hộ nghèo lại thiếu thốn về phương tiện sản xuất dẫn đến sản xuất kém hiệu quả.
Các công trình cơ sở hạ tầng đã được định hình cơ bản, tuy nhiên chưa được kiên cố hóa. Điều kiện tự nhiên của địa bàn huyện Krông Pắc phù hợp cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên thời tiết biến đổi thất thường trong những năm gần đây dễ xảy ra tình trạng sâu bệnh trên cây trồng, vật nuôi, gây thiệt hại cho kinh tế hộ.
Hoạt động của các tổ chức đoàn thể, chính trị xã hội phần nào đã tác động tới đời sống vật chất cũng như tinh thần của bà con, tuy nhiên nhận thức của hộ về vai trò của các tổ chức này còn hạn chế. Hoạt động khuyến nông đạt hiệu quả chưa cao nên chưa được người dân nhiệt tình hưởng ứng, tuy nhiên cũng phần nào giúp cho bà con đồng bào dân tộc Ê Đê hiểu biết kỷ thuật trong sản xuất nông nghiệp, tránh được diễn biến thất thường của thời tiết cũng như phòng chống, hạn chế tình trạng sâu bệnh trên cây trồng, vật nuôi.
Như vậy, các hoạt động sinh kế của của hộ đồng bào dân tộc Ê Đê trên địa bàn huyện Krông Pắc hiện nay nhìn chung bền vững, ổn định, mức sống của đồng bào ngày càng được cải thiện. Qua đó, hiệu quả từ các hoạt động sinh kế đã mang lại cho họ có cuộc sống no đủ, chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao. Việc lựa chọn các hoạt động sinh kế của đồng bào dân tộc Ê đê phải chịu tác động lớn của các yếu tố khách quan và chủ quan như: nguồn vốn tự nhiên, nguồn vốn con người, nguồn vốn tài chính, nguồn vốn xã hội... Trong đó đáng kể là sự tác động mạnh mẽ từ nguồn vốn con người và nguồn vốn tài chính.
Để nâng cao kết quả sinh kế của đồng bào dân tộc Ê Đê trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk phát triển lâu dài và bền vững, cần thực hiện các giải pháp cơ bản sau:
Do vị thế yếu của cộng đồng các dân tộc thiểu số trên thị trường nên các giải pháp về nguồn lực sinh kế, ứng phó với bối cảnh tổn thương sinh kế và chiến lược sinh kế nên đòi hỏi phải có tiền đề là cơ chế, chính sách hỗ trợ từ Nhà Nước và sự quan tâm chỉ đạo thực hiện của các cấp chính quyền địa phương. Nghiên cứu chỉ rõ sự cần thiết thực thi các giải pháp về ban hành và thực thi cơ chế, chính sách hỗ trợ đối với các hoạt động sinh kế của người đồng bào dân tộc thiểu số, giúp họ nâng cao nhận thức và có ý chí tự nỗ lực vươn lên. Đồng thời, chú trọng vào chiến lược nâng cao hơn nữa trình độ dân trí của người dân trong các buôn, để từ đó góp phần vào công cuộc xây dựng một cộng đồng xã hội phát triển và thịnh vượng.
Việc thực hiện các hoạt động sinh kế của hộ đồng bào dân tộc Ê Đê cần phải có sự hỗ trợ tích cực từ phía Nhà nước và các tổ chức xã hội về các nguồn lực còn yếu và thiếu, sự hỗ trợ này là rất cần thiết và hữu hiệu khi các nguồn vốn sinh kế của người dân được bổ sung. Các chính sách, các dự án hỗ trợ cho đồng bào cần tính đến cái trước mắt và lâu dài, tạo điều kiện cho họ tham gia vào các dự án phát triển cộng đồng với tư cách là chủ thể trung tâm, bởi chỉ có chính họ mới có thể là nhân tố quan trọng tham gia vào hoạt động sinh kế để nâng cao đời sống, xây dựng mô hình sinh kế nông thôn bền vững.
Trên cơ sở nhận thức lý luận và kinh nghiệm của một số địa bàn lân cận về vấn đề phát triến kinh tế, đảm bảo sinh kế cho các hộ dân nói chung và cho đồng bào dân tộc Ê Đê nói riêng, Luận văn nêu ra phương hướng, đề xuất giải pháp nhằm thúc đấy việc đảm bảo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc Ê đê trên địa bàn huyện Krông Pắc. Các giải pháp mà Luận văn đề xuất mang tính đồng bộ, có tác dụng hỗ trợ nhau nhằm mục tiêu đảm bảo sinh kế bền vững, từ đó thúc đấy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Mặc dù đã rất cố gắng tìm hiếu, nghiên cứu đế viết luận văn, nhưng do trình độ và thời gian có hạn, nên luận văn không thế tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Một trong những hạn chế của Luận văn là chọn mẫu địa bàn nghiên cứu của hai buôn là buôn Jung của xã Ea Yông và buôn Kang của xã Ea Knuếc của huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk cách xa nhau, nhưng hai buôn này thể hiện đầy đủ điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế và xã hội, phản ánh chân thực đời sống cơ bản của hộ đồng bào dân tộc Ê Đê trên địa bàn huyện.
2. Một số khuyến nghị
Ø Về xây dựng chiến lược sinh kế bền vững:
Cần hướng tới việc xây dựng sinh kế mang tính bền vững, đào tạo, tập huấn nâng cao những kĩ năng, phương thức trong hoạt động sản xuất nông nghiệp nói riêng và các hoạt động sinh kế khác nói chung cho đồng bào dân tộc thiểu số. Đồng thời tập trung nâng cao năng lực cho tầng lớp thanh thiếu niên để thay đổi chiến lược sinh kế trong tương lai gần.
Tuyên truyền, nâng cao ý thức và tạo điều kiện để người dân tham gia vào xây dựng mô hình phát triển kinh tế, đa dạng hóa các hoạt động sinh kế tận dụng hết nguồn lực sẵn có tại địa phương.
Ø Về xây dựng hệ thống chính sách:
Cải thiện hệ thống thông tin, nâng cao khả năng tiếp cận các thể chế chính sách cho người dân. Nâng cao mức lương cho những người quản lí xã hội, những người hoạt động trong các hội đoàn thể chính trị xã hội, tạo điều kiện thuận lợi để họ chú tâm vào việc phát triển cộng đồng.
Xây dựng một chiến lược sinh kế và cải tạo sinh kế riêng cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số gặp khó khăn trong tiếp cận và sử dụng các nguồn vốn sinh kế.
Ngoài ra, Nhà nước cần quan tâm bố trí kinh phí để triển khai thực hiện Dự án khuyến nông, lâm, ngư và hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề để tạo điều kiện phát triển đa dạng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn; hỗ trợ vốn để xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả, những sáng kiến và cách làm mới có tính sáng tạo, phù hợp với từng vùng.
Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành đối với công tác dân tộc; cấp ủy, chính quyền các cấp phải quán triệt đầy đủ trách nhiệm và vai trò lãnh đạo của mình, phải huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội để thực hiện đồng bộ và kịp thời các chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Khuyến khích, kêu gọi các doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất kinh doanh trên địa bàn, nhằm ưu tiên giải quyết việc làm cho lao động người dân tộc thiểu số, đặc biệt là hộ nghèo, hỗ trợ về vốn, kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm cho người dân./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
Lê Xuân Bá, Chu Tiến Quang, Nguyễn Hữu Tiến và Lê Xuân Đình (2001), Nghèo đói và xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam, NXB nông nghiệp.
Ban chấp hành Trung ương Đảng, 2004, Nghị quyết TW7 khóa 9 về công tác dân tộc.
Chi cục thống kê huyện Krông Pắc năm 2016, Niên giám thống kê năm 2015.
Cục thống kê tỉnh Đắk Lắk năm 2016, Niên giám thống kê năm 2015.
Tuyết Hoa Niê Kdăm, Bài giảng phân tích chính sách nông nghiệp, trường Đại học Tây Nguyên.
Tuyết Hoa Niê Kdăm, (2012), Kinh tế phát triển nông thôn, Đại học Tây Nguyên.
PGS.TS Bảo Huy và cộng sự, (2005), Lâm nghiệp, giảm nghèo và sinh kế nông thôn ở Việt Nam.
Trần Tiến Khai, Nguyễn Ngọc Danh, (2012), Quan hệ giữa sinh kế và tình trạng nghèo ở nông thôn Việt Nam.
Nguyễn Đức Minh, (2011), “Đánh giá hoạt động sinh kế của người dân miền núi xã Cẩm Sơn”, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An.
Lê Kim Lan (2007), Bài giảng phát triển cộng đồng, Đại học khoa học Huế.
Mlo Thu Nhung, (1998), “Những đặc trưng văn hóa xã hội truyền thống của cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên”, Báo cáo tại Hội nghị phát triển kinh tế xã hội Tây Nguyên.
Lê Đức Niêm, (2010), Bài giảng phương pháp nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Tây Nguyên.
Nguyễn Thị Thu Phương, (2008), Sự phát triển kinh tế của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, Viện nghiên cứu phát triển/Trung tâm phân tích dự bảo.
Hoàng Mạnh Quân, (2006), Đặc tính văn hóa, kiến thức bản địa và chiến lược sinh kế của cộng đồng dân tộc thiểu số ở huyện Dăk Rông, tỉnh Quảng Trị.
Phạm Văn Quyết, Nguyễn Quý Thanh (2001), Phương pháp nghiên cứu xã hội học, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
Tô Dũng Tiến, Bài giảng Phương pháp nghiên cứu kinh tế, trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội.
Nguyễn Mỹ Vân (2009), Bài giảng sinh kế bền vững, Đại học khoa học Huế.
ESRC-DFID, (2008), Báo cáo tổng hợp về sự phát triển kinh tế của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam.
Nghị định số: 05/2011/NĐ-CP của Chính phủ về công tác dân tộc
Bộ kế hoạch và Đầu tư (2003), sử dụng phương pháp tiếp cận sinh kế và khung phân tích.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (2015), Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình giảm nghèo bền vứng tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2011 - 2015.
Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Đắk Lắk (2015), Quy hoạch chi tiết nông nghiệp và PTNT huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
UBND huyện Krông Pắc (2013, 2014, 2015), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh của huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk.
UBND huyện Krông Pắc (2015), Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình xây dựng Nông thôn mới huyện Krông Pắc.
UBND huyện Krông Pắc (2016), Báo cáo sơ kết 9 tháng đầu năm và kế hoạch thực hiện 3 tháng cuối năm 2016.
UBND xã Ea Knuếc (2014, 2015), Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế - xã hội.
UBND xã Ea Yông (2013, 2014), Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế - xã hội.
Tiếng Anh
Chambers, R. and Conway G.R. (1991). Sustainable rural livelihood: practical concepts for the 21st century.
DFID (2001). Documentation sustainable livelihoods (Tài liệu hướng dẫn sinh kế bền vững), London: DFID
Frank Ellis, (2000), The Determinants of Rural Livelihood Diversification in Developing Countries.
Scoones, I. (1998). Rural Sustainable Livelihoods Analysis Framework (Sinh kế bền vững nông thôn: Khung phân tích), IDS Working paper No.72. Brighton
Nguồn Internet
Bảo đảm quyền của các dân tộc thiểu số:
ápx
Cổng thông tin điện tử Ủy ban dân tộc:
www.cema.gov.vn.
Chương trình 135
Đặc điểm người dân tộc Ê Đê
Nguyễn Văn Linh, Sinh kế và chiến lược sinh kế bền vững
(Nghiên cứu Phát triển nông thôn bền vững ở Việt Nam).
Quyết định 134
Quyết định 167
Quyết định 1592
Các văn bản của Chính phủ
Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31 tháng 7 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa.
Quyết định số 551/QĐ-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn.
Quyết định số 449/QĐ-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020.
Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020.
Quyết định số 75/QĐ-UBDT ngày 29/02/2016 của Ủy ban Dân tộc về việc phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn vào diện đầu tư của chương trình 135 năm 2016.
Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg ngày 08/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016 - 2020 và hỗ trợ vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp điển hình
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_thac_si_cua_tan_6_01_2017_da_dong_tap_9208.doc