Trà Vinh là tỉnh có nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Khi ngành công nghiệp
chưa phát triển thì rõ ràng vai trò của nông nghiệp là không thể phủ nhận, nó tạo việc làm,
đảm bảo đời sống cho phần lớn dân cư, góp phần ổn định xã hội, đảm bảo vấn đề lương
thực thực phẩm tại chổ và một phần cho xuất khẩu thu ngoại tệ. Trong đó, phát triển vững
mạnh ngành thủy sản trong tỉnh để tận dụng lợi thế vốn có về tiềm năng nuôi trồng và khai
thác thủy sản sẽ là một trong những bước đi đúng đắn góp phần quan trọng vào công cuộc
đổi mới kinh tế - xã hội tỉnh nhà. Do đó, để ngành thủy sản tỉnh Trà Vinh ngày càng ổn định
và phát triển bền vững trong tương lai, tác giả xin đề xuất một số kiến nghị sau:
- Đề nghị Ủy ban nhân dân Tỉnh quan tâm bố trí vốn ngân sách phù hợp cho các dự
án đầu tư cơ sở hạ tầng các vùng nuôi thuỷ sản tập trung, vùng chuyển đổi đất nông nghiệp
kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản; các dự án đầu tư xây dựng trại sản xuất giống, thức
ăn, chế phẩm sinh học phục vụ cho nuôi thuỷ sản; kinh phí cho các hoạt động khoa học
công nghệ và phát triển nguồn nhân lực của ngành. Việc đáp ứng nguồn vốn nhanh chóng,
kịp thời, phù hợp với nhu cầu, mục đích chuyển đổi cụ thể sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động
sản xuất, xuất khẩu đạt hiệu quả cao.
134 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1269 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển thuỷ sản Trà Vinh thời kỳ hội nhập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ần lớn địa giới hành chính của huyện
Duyên Hải, 1 phần của huyện Cầu Ngang và huyện Trà Cú.
- Dân số toàn vùng: 92 ngàn người, mật độ dân số thấp (205 người/km2), bình quân
đất nông nghiệp theo đầu người cao hơn nhiều so với vùng I và vùng II.
Lợi thế và hạn chế:
- Lợi thế: Nguồn tài nguyên thủy sản phong phú, thuận lợi cho phát triển mạnh về
đánh bắt, nuôi trồng thủy sản. Khu vực bờ biển bồi có thể trồng rừng và phát triển NTTS,
khu vực cửa sông cửa Định An có thể xây dựng cảng biển thuận lợi.
- Hạn chế: Đất chủ yếu là mặn nhiều và ngập triều, địa hình chia cắt, nền đất yếu,
chịu ảnh hưởng của sóng biển, gió lớn, thủy triều thường gây tác hại đáng kể đến cơ sở hạ
tầng và cho sản xuất. Cơ sở hạ tầng còn thiếu và yếu so với các vùng khác trong Tỉnh, nhất
là thủy lợi phục vụ NTTS và mạng lưới giao thông nông thôn.
Phương hướng chuyển đổi
Bảng 3.5: Phương hướng chuyển đổi sử dụng đất vùng mặn đến năm 2020
Hiện trạng Quy hoạch chuyển đổi
Hạng mục Quy mô (ha) Hạng mục Quy mô (ha)
1. Đất cây hàng năm 1.413 - Đất cây hàng năm
- Đất phi nông nghiệp
1.190
223
2. Đất cây lâu năm 1.965 - Đất cây lâu năm
- Đất lâm nghiệp
- Đất phi nông nghiệp
650
502
812
3. Đất lâm nghiệp 6.888 - Đất lâm nghiệp
-Lâm nghiệp + NTTS
5.624
1.234
4. Đất nuôi trồng thủy sản 25.474 - Nuôi trồng thủy sản
- Đất làm muối
- Lâm nghiệp
14.368
104
4.094
- Đất phi nông nghiệp 6.908
5. Đất làm muối 296 - Đất làm muối 296
6. Đất chưa sử dụng 38 - Lâm nghiệp 38
Nguồn: Báo cáo quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông lâm diêm nghiệp và nuôi trồng
thủy sản tỉnh Trà Vinh đến năm 2020
Như vậy, theo quy hoạch chuyển đổi sử dụng đất vùng mặn đến năm 2020, toàn vùng
sẽ có 14.368 ha dành cho phát triển NTTS, ngoài ra còn khoảng 1.234 ha dành cho NTTS
kết hợp với trồng rừng ngập mặn.
Vùng cù lao
Một số đặc điểm chính
- Diện tích tự nhiên: 11.684 ha, bao gồm toàn bộ diện tích của Cù Lao Hòa Minh -
Long Hòa thuộc huyện Châu Thành và các cù lao của TP. Trà Vinh, huyện Cầu Ngang.
- Dân số toàn vùng: 17.250 người, mật độ dân số rất thấp (148 người/km2), bình quân
đất nông nghiệp theo đầu người cao hơn nhiều so với tiểu vùng I,II nhưng thấp hơn tiểu
vùng III.
Lợi thế và hạn chế
- Lợi thế: Có điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh phát triển NTTS nước mặn, lợ và nuôi
thủy sản nước ngọt ở phía Bắc.
- Hạn chế: Địa hình chưa ổn định, nền đất yếu, chịu ảnh hưởng của sóng biển, gió
lớn, thủy triều thường gây tác hại đáng kể đến cơ sở hạ tầng và cho sản xuất. Thiếu nguồn
nước ngọt cho sinh hoạt và cho sản xuất.
Phương hướng chuyển đổi
Bảng 3.6: Phương hướng chuyển đổi sử dụng đất vùng cù lao đến năm 2020
Hiện trạng Quy hoạch chuyển đổi
Hạng mục Quy mô
(ha)
Hạng mục Quy mô
(ha)
1. Đất 1 vụ 3.575 - 1 vụ lúa + NTTS
- Đất nuôi trồng thủy sản
- Đất phi nông nghiệp
2.800
275
500
2. Đất cây hàng năm khác 301 - Đất cây hàng năm khác
- Đất nuôi trồng thủy sản
150
151
3. Đất cây lâu năm 150 - Đất cây lâu năm 150
4. Đất lâm nghiệp 65 - Đất lâm nghiệp 65
5. Đất nuôi trồng thủy sản 920 - Đất nuôi trồng thủy sản 920
6. Đất chưa sử dụng 15 - Đất nuôi trồng thủy sản 15
Nguồn: Báo cáo quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông lâm diêm nghiệp và nuôi trồng
thủy sản tỉnh Trà Vinh đến năm 2020
Như vậy, theo quy hoạch chuyển đổi sử dụng đất đến năm 2020, vùng cù lao sẽ dành
1.361 để phát triển NTTS, ngoài ra còn khoảng 2.800 ha nuôi kết hợp lúa + thủy sản.
3.4. Giải pháp phát triển thủy sản tỉnh trà vinh trong thời kỳ hội nhập
3.4.1. Giải pháp phát triển nuôi trồng và khai thác thủy sản, tạo nguồn nguyên
liệu ổn định phục vụ phát triển kinh tế.
Do nguồn tài nguyên ven bờ đang ngày càng cạn kiệt, vì vậy để tạo nguồn nguyên
liệu thủy sản ổn định, bền vững phục vụ cho phát triển kinh tế trong những năm tiếp theo
đòi hỏi Tỉnh cần có những giải pháp tập trung vào khai thác tiềm năng tăng sản lượng đánh
bắt xa bờ và nuôi trồng thủy sản để đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa và tăng nhanh xuất
khẩu trong thời gian tới. Các giải pháp tạo nguồn nguyên liệu thủy sản cần tập trung vào các
phương diện sau:
3.4.1.1. Trong nuôi trồng thủy sản.
Quy hoạch nuôi trồng thủy sản
Quy hoạch đóng một vai trò quan trọng đối với hoạt động nuôi trồng. Nó có ý nghĩa
như kim chỉ nam mở đường cho sự phát triển ngành nuôi trồng thủy sản. Yêu cầu lớn nhất
đối với quy hoạch ngành thủy sản để phát triển xuất khẩu thủy sản là cần đảm bảo tốt quy
hoạch phát triển sản xuất nguyên liệu cho xuất khẩu. Do vậy, tỉnh cần có những giải pháp
hợp lý về quy hoạch để nuôi trồng, phát triển thủy sản theo hướng bền vững
Rà soát và điều chỉnh quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản: Quy hoạch tổng thể
phát triển NTTS; quy hoạch các vùng NTTS trọng tâm ở vùng ngọt, vùng ven biển, vùng
cù lao; quy hoạch vùng nuôi các nhóm đối tượng chủ lực như: tôm sú, tôm thẻ chân trắng,
tôm càng xanh, cá tra, cua biển, nghêu sò,v.v... ; quy hoạch các vùng sản xuất giống tập
trung theo các nhóm đối tượng nuôi chủ lực.
Dựa trên quy hoạch chi tiết về phát triển nuôi trồng thủy sản, Nhà nước cần có chính
sách phát triển các vùng nuôi thủy sản tập trung quy mô lớn với công nghệ tiên tiến theo
mô hình sinh thái bền vững tại các vùng trọng điểm để có thể kiểm soát môi trường và tạo
nguồn nguyên liệu tập trung với quy mô đủ lớn cho các cơ sở chế biến. Tăng cường năng
lực con người và thiết bị cho các cơ quan kiểm soát chất lượng môi trường các vùng nước
nuôi thủy sản, thường xuyên theo dõi và dự báo về chất lượng nước và dịch bệnh.
Về giống thủy sản:
Có thể khẳng định giống đóng một vai trò hết sức quan trọng quyết định đến năng
suất, sản lượng, chất lượng nuôi trồng thuỷ sản. Để phát triển mạnh hoạt động nuôi trồng
thuỷ sản trong Tỉnh, công tác giống trong thời gian tới cần đảm bảo đủ về số lượng cho nhu
cầu nuôi trồng, mặt khác chất lượng giống phải đảm bảo để có thể đáp ứng cho nhu cầu nuôi
trồng, tạo nguồn nguyên liệu đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Các giải pháp cụ
thể là:
- Đẩy mạnh việc bảo vệ và phát triển các nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên, các hệ sinh thái
và sự đa dạng sinh học nhằm duy trì nguồn vốn gen đa dạng, phục vụ cho việc cung cấp các
giống thuỷ sản ổn định, chất lượng cho sự phát triển nuôi trồng thuỷ sản bền vững của Tỉnh.
- Đẩy mạnh công tác ứng dụng khoa học công nghệ về giống thủy sản có năng suất
chất lượng phù hợp với từng mô hình sản xuất và điều kiện cụ thể của từng tiểu vùng. Tăng
cường nghiên cứu khoa học, nhập khẩu công nghệ, trước hết tập trung vào khâu sản xuất
giống để cho đẻ nhân tạo được các giống nuôi chủ yếu, tiến tới cho đẻ nhân tạo một số
giống đặc sản; nghiên cứu hoàn thiện công nghệ nuôi nước ngọt, lợ và nuôi biển đối với các
đối tượng nuôi chủ lực.
- Đầu tư từ nguồn ngân sách cho các dự án đầu tư phát triển và nâng cấp trại giống
thủy sản của Tỉnh để tạo nguồn giống ổn định và làm nhiệm vụ cung ứng giống cho các cơ
sở nhân giống vệ tinh, kết hợp nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng sản xuất giống mới, di giống
và lưu giữ giống; xây dựng một số trại giống cấp huyện, đặc biệt là xây dựng mạng lưới trại
giống tôm sú ở Duyên Hải, Cầu Ngang, và trại giống cá da trơn ở các huyện vùng ngọt.
Tăng cường trang thiết bị hiện đại, tăng cường đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ nghiên cứu
và ứng dụng công nghệ sản xuất tiên tiến nhằm đáp ứng nhu cầu con giống về số lượng,
chất lượng kịp thời vụ.
- Nhà nước cần hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật khai thác giống thủy sản thông qua
chương trình khuyến ngư, hỗ trợ vốn vay cho những hộ khai thác giống tự nhiên. Trong
trường hợp nhu cầu tiêu thụ giống của các địa phương lớn hơn so với khả năng sản xuất,
cung ứng giống của các trại. Uỷ ban nhân dân của các huyện, thị xã, thành phố, Chi cục bảo
vệ nguồn lợi và thú y thuỷ sản cần tập trung hướng dẫn, tạo điều kiện cho các hộ mua giống
ở các tỉnh ngoài đạt kết quả tốt.
3.4.1.2. Trong khai thác thủy, hải sản
Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu nghề khai thác thủy, hải sản.
Tiếp tục chuyển dịch nhanh cơ cấu nghề khai thác ven bờ theo hướng ổn định sản
lượng khai thác đánh bắt, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chuyển từ nghề khai thác ven bờ sang
nghề khai thác xa bờ, nghề nuôi trồng thủy sản hoặc dịch vụ, du lịch,... Quản lý chặt chẽ
việc đóng mới, cấp giấy phép khai thác để giảm dần số tàu nhỏ khai thác ven bờ, đồng thời
duy trì và củng cố số tàu lớn khai thác xa bờ. Phát triển các mô hình tổ chức kinh tế tập thể
trong nghề khai thác, tổ chức các đội tàu theo nghề để khai thác có hiệu quả và giúp nhau
trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Quy hoạch và tổ chức lại sản xuất
- Thúc đẩy công tác điều tra, khảo sát tiềm năng của từng vùng biển, từng ngư trường
để xác định rõ quy mô, thời điểm khai thác một cách hợp lý nhằm vừa đảm bảo sản lượng
vừa bảo vệ và tái tạo được nguồn lợi hải sản.
- Giảm cường lực khai thác ở các vùng biển, đặc biệt ở ven bờ thông qua việc điều
chỉnh và định biên số lượng tàu khai thác phù hợp với những thông tin cập nhật về nguồn
lợi hải sản tại các vùng biển.
- Quy định và kiểm soát chặt chẽ việc cấm đánh bắt hoàn toàn hoặc có thời hạn tại
một số vùng biển; cấm hẳn hoặc hạn chế số lượng các loại nghề khai thác hải sản có ảnh
hưởng xấu đến nguồn lợi.
- Tăng cường công nghệ sau thu hoạch hải sản. Đầu tư các trang thiết bị và phương
tiện bảo quản để thay đổi công nghệ bảo quản hải sản trên các tàu cá, nhất là các tàu khai
thác dài ngày, sản phẩm khai thác cần được tiến hành phân loại và bảo quản ngay trên tàu.
Các tàu đóng mới của Chương trình đánh bắt xa bờ nhất thiết phải được trang bị ngay từ
khâu thiết kế. Đầu tư đóng mới thử nghiệm tiến đến đóng mới đội tàu chuyên môn hóa vào
việc bảo quản và vận chuyển thủy sản của đội tàu đánh bắt xa bờ, các tàu này được trang bị
các thiết bị cấp đông và khoang bảo quản dung tích lớn.
- Hoàn thiện và tăng cường hiệu lực của các văn bản pháp lý trong nước phù hợp với
luật pháp quốc tế trong quản lý nghề cá; phân biệt rõ ràng chính sách nghề cá nhỏ và nghề
cá thương mại.
- Tăng cường phối hợp liên ngành trong khai thác và quản lý nghề cá và tài nguyên
biển. Đầu tư nâng cấp các cảng, bến cá, các chợ cá đầu mối ở những nơi thích hợp để đảm
bảo lưu thông và tiêu thụ kiệp thời thủy hải sản sau thu hoạch.
3.4.2. Giải pháp về khoa học công nghệ
Tiến hành lựa chọn công nghệ, xác định công nghệ khai thác có hiệu quả, tập trung
vào các nghề khai thác cá nổi di cư, cá nổi đại dương, cá đáy. Bên cạnh đó cần nghiên cứu
ứng dụng hoặc nhập khẩu công nghệ hiện đại của nước ngoài để nâng cao hiệu quả khai
thác hải sản.
Trên cơ sở đặc điểm sinh thái và tiềm năng của từng địa phương, từng vùng mặt
nước, xác định các đối tượng nuôi, công nghệ nuôi và quy mô nuôi cho phù hợp theo hướng
đảm bảo năng suất cao và hiệu quả kinh tế lâu dài. Phát triển nhanh công nghệ về nuôi trồng
thủy sản theo hình thức thâm canh và công nghiệp, nuôi biển các nhóm đối tượng chủ lực.
Đầu tư phát triển công nghệ sản xuất giống, nâng cao chất lượng giống và tạo giống mới các
nhóm đối tượng chủ lực như cá tra, tôm sú, tôm thẻ chân trắng, nhuyễn thể. Tập trung
nghiên cứu công nghệ xử lý nước thải của cơ sở, vùng nuôi thủy sản tập trung, xử lý và tái
sử dụng nền đáy ao nuôi tôm độc canh lâu ngày bị suy thoái, xử lý nguồn nước cấp và giảm
thiểu môi trường nước ao nuôi, cải tạo môi trường, xử lý nước thải, chất thải rắn.
Nghiên cứu và chuyển giao công nghệ sản xuất trên quy mô lớn các đối tượng thủy
sản có giá trị kinh tế, phục vụ xuất khẩu, đồng thời gắn với các đơn vị chế biến để nghiên
cứu sản xuất những mặt hàng mới có hàm lượng công nghệ cao. Đầu tư nâng cấp xây dựng
mới các doanh nghiệp chế biến với công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm
thủy sản đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường thế giới. Khuyến khích các doanh
nghiệp nhập khẩu công nghệ tiên tiến từ các nước phát triển.
Tập trung chỉ đạo đổi mới công nghệ bảo quản sau thu hoạch thủy sản và khâu vận
chuyển nhằm tăng chất lượng nguyên liệu, giảm thất thoát sau thu hoạch và tăng giá trị sản
phẩm.
3.4.3. Giải pháp về công tác khuyến ngư:
Công tác khuyến ngư được coi là chiếc cầu nối giữa tiến bộ khoa học kỹ thuật, chính
sách, thị trường với những ngưòi tham gia nuôi trồng, khai thác thuỷ sản. Đẩy mạnh đầu tư
cho công tác khuyến ngư được coi như là một trong những giải pháp quan trọng trong phát
triển ngành thủy sản của Tỉnh. Một số giải pháp chủ yếu:
- Cải tiến hình thức, nội dung, phương pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác
khuyến ngư. Tăng cường hình thức khuyến ngư thông qua xây dựng các mô hình trình diễn
về công nghệ nuôi tạo sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, các mô hình sản xuất
và nuôi giống mới.
- Tiếp tục chuyển giao công nghệ sản xuất nuôi giống mới, có giá trị kinh tế cao, có
thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước cho các thành phần kinh tế để góp phần đảm bảo
cung cấp đủ giống với chất lượng cao, giá cả hợp lý cho nhu cầu nuôi các loại mặt nước.
Khuyến cáo các biện pháp canh tác, nuôi trồng tiến bộ, tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá
thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
- Bố trí cán bộ chuyên trách nông nghiệp xã, tăng cường và nâng cao năng lực đội
ngũ cán bộ khuyến ngư cho các trạm cấp huyện, tổ chức mạng lưới khuyến ngư, cộng tác
viên cơ sở nhằm làm tốt vai trò hướng dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu sản xuất có hiệu
quả.
- Tăng cường đầu tư ngân sách, tranh thủ các nguồn vốn tài trợ trong và ngoài nước,
phối hợp chặt chẽ với các viện, trường, các trung tâm, các đoàn thể, các cơ quan thông tin
đại chúng, trên cơ sở phát huy có hiệu quả việc lồng ghép các chương trình nhằm thực hiện
xã hội hóa công tác khuyến nông, khuyến ngư. Khuyến khích các hộ nông dân dự các lớp
tập huấn hướng dẫn phương pháp nuôi trồng, khai thác đạt hiệu quả cao.
- Tăng cường tuyên truyền tập huấn miễn phí về kinh nghiệm và kỹ thuật sử dụng
thuốc hóa chất trong NTTS đến tất cả các các cơ sở, các hộ sản xuất, kinh doanh và sử dụng
thuốc hóa chất trong NTTS. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát các cơ sở kinh doanh thuốc hóa
chất và việc sử dụng thuốc hóa chất tại các vùng NTTS; xử phạt nghiêm các tổ chức, cá
nhân vi phạm các quy định về sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc hóa chất trong NTTS.
3.4.4. Giải pháp nhằm đổi mới, tăng cường năng lực công nghệ chế biến.
3.4.4.1. Tăng cường đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến thủy sản.
Chủ động mở rộng giao lưu hợp tác kinh tế với các tỉnh trong vùng, trong nước và
các tổ chức quốc tế nhằm thu hút vốn đầu tư cho sản xuất, thu mua, chế biến thủy, hải sản.
Tạo điều kiện thuận lợi, cấp giấy phép đầu tư, thủ tục đất đai, chính sách thuế để các nhà
đầu tư trong và ngoài nước mạnh dạn đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến. Triển khai tốt
Luật khuyến khích đầu tư nhằm thu hút các thành phần kinh tế đầu tư cơ sở chế biến vừa và
nhỏ ở các vùng sản xuất tập trung (vùng nuôi tôm sú, nuôi cá da trơn,...) với phương hướng
các cơ sở chế biến được xây dựng sẽ trực tiếp thu mua và chế biến, tiêu thụ nguyên liệu tại
chỗ do người dân sản xuất ra, thông qua việc ký kết hợp đồng với hộ sản xuất, với các hợp
tác xã thủy sản. Khuyến khích việc xây dựng các cơ sở chế biến từ nguồn vốn cổ phần của
người sản xuất. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong Tỉnh
hợp tác liên doanh, liên kết với nhau và với các doanh nghiệp trong khu vực ĐBSCL, TP.
Hồ Chí Minh.
Bên cạnh việc đầu tư phát triển công nghiệp chế biến thủy hải sản, cần tiếp tục kêu
gọi đầu tư phát triển công nghiệp chế biến thức ăn nuôi trồng thủy sản, đảm bảo nguồn thức
ăn dồi dào, đảm bảo chất lượng phục vụ nuôi trồng thủy sản.
3.4.4.2. Đầu tư ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ, nâng cao chất lượng
sản phẩm thủy sản trong chế biến
Để hình thành một ngành công nghiệp chế biến thủy sản vững mạnh, có đủ khả năng
cạnh tranh với các nước trong khu vực cần có những giải pháp sau:
- Ban hành chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư công nghệ hiện đại,
thuê chuyên gia giỏi nước ngoài, đầu tư nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới, phát triển các
mặt hàng mới.
- Hỗ trợ tín dụng ưu đãi cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản đầu tư nâng cấp điều
kiện sản xuất đáp ứng yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm của các nước, nhất là Mỹ và EU.
- Xây dựng, ban hành và triển khai áp dụng các tiêu chuẩn Nhà nước (TCVN) và tiêu
chuẩn ngành về điều kiện sản xuất, an toàn vệ sinh tối thiểu đối với các chợ, các cảng cá,
các cơ sở chế biến thủy sản tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
- Tăng cường hoàn thiện năng lực và hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền về kiểm tra và chứng nhận an toàn vệ sinh thủy sản đối với hoạt động của các cơ sở
chế biến thủy sản. Bắt buộc các cơ sở chế biến thủy sản phải thực hiện hệ thống quản lý chất
lượng tiên tiến nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng và xuất khẩu.
- Khuyến khích các doanh nghiệp chế biến thủy sản tích cực và chủ động đầu tư đổi
mới công nghệ, sửa chữa, cải tạo nâng cấp hiện đại hóa điều kiện sản xuất để áp dụng quản
lý chất lượng theo hệ thống HACCP. Khuyến khích các doanh nghiệp phát triển các mặt
hàng mới có hàm lượng công nghệ cao, xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản lý chất
lượng.
3.4.5. Giải pháp về thương mại và phát triển thị trường xuất khẩu
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường thì vấn đề thị trường tiêu thụ sản phẩm có ý
nghĩa sống còn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là giải pháp mang tính chất trực
tiếp và cực kỳ quan trọng đến việc nâng cao hình ảnh, uy tín sản phẩm, mở rộng đối tác và
phạm vi thị trường xuất khẩu. Hiện chúng ta đang đặt mục tiêu giữ vững thị trường truyền
thống, tăng nhanh tỷ trọng các thị trường Châu Âu, Bắc Mỹ và coi trọng các thị trường thu
nhập cao khác trên thế giới tạo thế cân bằng với thị trường truyền thống, giảm tối đa việc
xuất khẩu các sản phẩm thô và việc xuất khẩu qua thị trường trung gian, tăng xuất khẩu trực
tiếp vào các thị trường trên thế giới. Để thực hiện được giải pháp này chúng ta cần chú trọng
các vấn đề sau:
3.4.5.1. Đẩy mạnh công tác dự báo thông tin thị trường
- Tăng cường công tác thông tin về thị trường thế giới và các cơ chế chính sách
thương mại của các nước. Phát huy vai trò của các sở, ban, ngành trong việc cung cấp thông
tin thị trường, dự báo nhu cầu và diễn biến thị trường cho doanh nghiệp và cho người sản
xuất, phát triển công tác thị trường ở cả tầm vĩ mô và vi mô, phối hợp chặt chẽ giữa Nhà
nước và doanh nghiệp.
Xây dựng hệ thống thông tin một cách có hiệu quả từ nhiều kênh khác nhau như: thu
thập tại địa bàn, từ internet, từ các thương vụ, cử đại diện ra nước ngoài... Làm tốt công tác
dự báo về cung, cầu, giá cả phục vụ cho các doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường quốc
tế.
- Các doanh nghiệp phải xây dựng bộ phận marketing bao gồm các cán bộ có trình độ
chuyên môn cao, có kinh nghiệm trong nghiên cứu tình hình từng thị trường cụ thể trên cơ
sở đó hoạch định được chiến lược kinh doanh từ khâu đảm bảo nguyên liệu sản xuất đến
đầu tư chế biến nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với yêu cầu của thị trường, của
khách hàng.
3.4.5.2. Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, phát triển thị trường
- Đẩy mạnh công tác quảng cáo tiếp thị hướng dẫn tiêu dùng, tham gia các hội chợ
trong và ngoài nước để quảng bá sản phẩm và tìm đối tác kinh doanh. Bên cạnh chú trọng
thị trường truyền thống đi đôi với mở rộng khảo sát, thăm dò mở rộng thêm thị trường mới
nhằm chủ động phòng ngừa những đột biến của thị trường truyền thống. Đa dạng hóa thị
trường tránh việc lệ thuộc quá nhiều vào một thị trường, phòng ngừa những rủi ro có thể
xảy ra.
- Tiếp tục giữ vững các thị trường lớn như thị trường Nhật Bản, Hoa Kỳ và EU, đồng
thời tăng cường xuất khẩu vào Hồng Kong, Trung Quốc, Hàn Quốc, Australya,... Trong đó
đặc biệt chú trọng thị trường Trung Quốc, đây là thị trường đầy tiềm năng trong khu vực,
nhu cầu tiêu thụ thủy sản ở Trung Quốc có khả năng sẽ tăng nhanh trong những năm sau.
- Hình thành tổ chức xúc tiến thương mại trực thuộc Sở Công Thương với nhiệm vụ
tư vấn kinh doanh đối với các doanh nghiệp về thị trường trong và ngoài nước về mặt hàng,
công nghệ, về pháp luật kinh doanh, cơ chế chính sách... thuộc lĩnh vực thương mại; tổ chức
các chương trình tập huấn ngắn ngày cho doanh nhân thuộc các thành phần kinh tế giúp họ
cập nhật thông tin mới về thị trường, kỹ năng quản trị, từng bước xây dựng đội ngũ doanh
nhân có bản lĩnh, kinh nghiệm và kiến thức đáp ứng yêu cầu trong tiến trình hội nhập vào
kinh tế khu vực và thế giới.
3.4.5.3. Xây dựng phát triển thương hiệu trên thị trường xuất khẩu của doanh
nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản.
Đối với khách hàng, một thương hiệu có uy tín luôn mang lại niềm tin và sự lựa chọn
của khách hàng. Rõ ràng, những sản phẩm mang một thương hiệu nổi tiếng sẽ dễ thuyết
phục khách hàng lựa chọn hơn những sản phẩm cùng loại nhưng mang thương hiệu kém nổi
tiếng hơn.
Xây dựng và phát triển thương hiệu là vấn đề bao gồm nhiều hoạt động đa dạng và
lâu dài ở phạm vi doanh nghiệp. Xuất phát từ điều kiện thực tế hiện nay, một số biện pháp
nhằm phát triển thương hiệu bao gồm:
+ Nâng cao nhận thức trong doanh nghiệp về sự cần thiết và tác dụng của việc tạo lập
thương hiệu của mình. Nhận thức về thương hiệu cần được quán triệt đến toàn thể cán bộ
trong doanh nghiệp.
+ Các doanh nghiệp dành chi phí thích hợp cho việc xây dựng và phát triển thương
hiệu của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn tạo dựng được thương hiệu phải đầu tư đổi
mới công nghệ, nghiên cứu phát triển sản phẩm,... nhằm tạo ra những sản phẩm có chất
lượng với mức giá hợp lý, đồng thời doanh nghiệp phải đầu tư cho hoạt động quảng cáo sản
phẩm, tiếp thị sản phẩm đến người tiêu dùng,... Chính vì vậy, việc xây dựng và phát triển
thương hiệu là hoạt động lâu dài và tốn kém. Do đó, để thực hiện một cách có hiệu quả, các
doanh nghiệp cần phải xem hoạt động này như một bộ phận quan trọng, thậm chí cần phải
xây dựng thành chiến lược phát triển thương hiệu trong chiến lược marketing. Có như vậy
các doanh nghiệp mới có thể đảm bảo cho hoạt động xây dựng và quảng bá thương hiệu
được thực hiện thường xuyên với mức chi phí hợp lý và đảm bảo tính tập trung ở các thị
trường mục tiêu của doanh nghiệp.
+ Tạo dựng được thương hiệu cho doanh nghiệp đã khó, nhưng bảo vệ, giữ gìn và
phát triển thương hiệu một cách lâu dài còn khó khăn hơn nhiều. Để làm được điều đó,
doanh nghiệp cần không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và phát triển mạng lưới bán
hàng, tạo lập uy tín trên thương trường.
3.4.6. Giải pháp phát tiển nguồn nhân lực hoạt động trong ngành thủy sản
Để đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng về số lượng và chất lượng theo yêu cầu hội nhập
quốc tế Tỉnh cần tập trung phát triển nguồn nhân lực cho tất cả các lĩnh vực ngành thủy sản.
Một số vấn đề cần chú ý là:
- Đối với khai thác hải sản: Để sử dụng các tàu đánh bắt có hiệu quả, nhu cầu về lao
động lành nghề là rất lớn, nhất là số cán bộ tàu thuyền có trình độ tay nghề cao (bao gồm
thuyền trưởng, thuyền phó, máy trưởng, máy phó), số cán bộ này cần được đào tạo mới
hoặc bổ túc nghiệp vụ để có đủ khả năng chỉ huy tàu theo hướng chuyên nghiệp; bên cạnh
đó số thủy thủ cũng phải được tuyển chọn, đào tạo lại về nghiệp vụ để đáp ứng cho nhu cầu
khai thác. Tăng cường các hình thức đào tạo ngắn hạn phù hợp với trình độ, tập quán của
lao động nghề cá, đối với một số tàu đánh bắt khơi xa có thể thuê chuyên gia ở các nước đến
hướng dẫn và chuyển giao nghiệp vụ khai thác, sử dụng các thiết bị đi biển tiên tiến.
- Đối với nuôi trồng thủy sản: Thực hiện đào tạo đủ lực lượng để bố trí hoàn thiện
hệ thống khuyến ngư trong các vùng trọng điểm nguyên liệu; nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ kỹ thuật làm công tác giống có chất lượng cao cho nuôi trồng thủy sản. Mặt khác cần
phải nâng cao trình độ kỹ thuật cho người nuôi trồng thuỷ sản thông qua các lớp tập huấn
ngắn hạn tại đơn vị, giúp họ có thể hiểu được cơ bản kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản, tiếp thu
trình độ kỹ thuật - công nghệ tiên tiến, đồng thời nâng cao ý thức trong việc bảo vệ môi
trường vùng nuôi.
- Đối với cán bộ quản lý và các doanh nghiệp: Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ
quản lý và kinh doanh ở các doanh nghiệp, nhằm đủ sức đáp ứng yêu cầu phát triển của
ngành theo hướng hội nhập. Chú trọng tổ chức đào tạo theo hướng chuyên môn hóa cho
người lao động nghề cá, phù hợp với ngành nghề đang hoạt động.
3.4.7. Chính sách huy động nguồn vốn và khuyến khích các thành phần kinh tế
tham gia phát triển sản xuất.
- Rà soát chỉnh sửa và xây dựng chính sách sử dụng đất, mặt nước nuôi trồng thủy
sản. Xây dựng chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng về thủy lợi, giao thông, đường điện,...
cho các khu NTTS thâm canh tập trung; các khu công nghiệp sản xuất giống tập trung. Xây
dựng cơ chế chính sách hỗ trợ , đền bù để xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho các khu
nuôi trồng, sản xuất giống nhỏ lẻ hiện đang nằm trong các khu quy hoạch; các hộ nuôi, sản
xuất giống nhỏ lẻ nằm ngoài khu quy hoạch bắt buộc phải chuyển mục đích sử dụng.
- Xây dựng, rà soát chỉnh sửa các cơ chế chính sách huy động vốn, vay vốn dài hạn,
ngắn hạn với lãi suất thích hợp để đầu tư phát triển thủy sản; chính sách miễn trừ thuế và
phí thủy lợi có thời hạn đối với những vùng mới chuyển đổi, khai hoang lấn biển.
- Xây dựng chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vốn và
công nghệ để phát triển sản xuất kinh doanh trên tất cả các lĩnh vực của ngành; chính sách
cho vay vốn ưu đãi đối với những vùng còn nhiều khó khăn, các xã nghèo; hỗ trợ nông dân
nghèo và ngư dân nghề cá quy mô nhỏ gần bờ chuyển sang NTTS; ưu đãi cho các doanh
nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, dịch vụ nghề cá,... nhằm thu hút các nguồn vốn đầu
tư phát huy tiềm năng của các địa phương, phát triển sản xuất kinh doanh và dịch vụ nghề
cá
- Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất trong ngành thủy sản
theo hướng phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó khuyến khích phát triển mô
hình kinh tế trang trại, các hợp tác xã, tổ hợp tác khai thác, nuôi trồng, chế biến và dịch vụ
hậu cần nhằm tập trung các nguồn vốn, tạo khối lượng hàng hóa và dịch vụ lớn, tăng sức
cạnh tranh; cũng cố một số quốc doanh nhằm giữ vai trò chủ đạo trong lĩnh vực dịch vụ và
chuyển giao công nghệ mới; phát triển kinh tế tư nhân ở các lĩnh vực của nghề cá; khuyến
khích thành lập các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thu hút vốn, công nghệ cao
và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
3.4.8. Quy hoạch phát triển thủy lợi phục vụ phát triển thủy sản.
Cần bổ sung, nâng cấp, cải tạo hoàn thiện hệ thống thủy lợi phục vụ NTTS, tạo được
những vùng sản xuất tập trung để áp dụng công nghệ tiên tiến, tạo sản lượng hàng hóa lớn
và ổn định, đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái. Quy hoạch mạng lưới thủy lợi cho từng
tiểu vùng nhằm phục vụ kịp thời cho sản xuất và sinh hoạt của người dân. Cụ thể như sau:
- Tiểu vùng I (Tiểu vùng ngọt):
Hiện trạng thủy lợi được phát triển tương đối tốt, hệ thống kênh mương đầy đủ, biên
độ triều sông Hậu và sông Cổ Chiên rất lớn nên việc tiêu thoát nước thuận lợi. Tuy nhiên, ở
một số khu vực giáp nước, do các kênh bị bồi lắng, biên độ triều nhỏ nên xảy ra úng cục bộ,
nhưng mức độ ảnh hưởng không lớn.
Việc khắc phục thủy lợi trong tiểu vùng này trong những năm tới cần tập trung vào
các vấn đề:
+ Đầu tư nâng cấp hệ thống cống cấp 1, 2.
+ Nạo vét hệ thống kênh cấp I, II, tiếp tục đào bổ sung và nạo vét hệ thống kênh
mương nội đồng đảm bảo cung cấp đủ nước quanh năm cho NTTS
+ Tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh 2 hệ thống thủy lợi nội đồng: Cái Hóp và Mỹ Văn -
Rùm Sóc
- Tiểu vùng II (Vùng ngọt hóa)
Hiện trạng thủy lợi đã được phát triển, nhưng ở mức độ trung bình đến khá, thấp hơn
so với tiểu vùng I. Nhìn chung việc cấp nước ngọt trong các tháng mùa kiệt là rất khó khăn
do nguồn nước ngọt thượng lưu khi qua tiểu vùng 1 đến địa phận tiểu vùng này là rất yếu;
mặt khác tại các cửa lấy nước từ sông Hậu và sông Cổ Chiên vào các tháng này có độ mặn
lớn, điều này làm cho việc chuyển đổi sản xuất gặp nhiều khó khăn.
Việc khắc phục thủy lợi trong tiểu vùng này trước hết cần bổ sung thêm công trình
nội đồng cho vùng chuyển đổi tôm lúa và tăng cường khả năng dẫn nước vào ruộng cho
vùng tăng vụ, giảm thiểu tổn thất nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất. Tăng cường ngăn mặn
triệt để vùng sản xuất nông nghiệp, từng bước đầu tư các trạm bơm nước để chủ động nguồn
nước trong NTTS vào mùa khô.
- Tiểu vùng III (tiểu vùng ven biển):
Tiểu vùng này đã được đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi theo các dự án khai
hoang phát triển vùng bãi bồi ven biển thuộc chương trình 773, hệ thống kênh đào và rạch
tự nhiên là khá nhiều nhưng so với nhu cầu nuôi tôm cần phải có hệ thống cấp nước, thoát
nước riêng biệt thì vẫn còn thiếu. Vì vậy, công tác thủy lợi trong vùng cần tập trung vào
việc xây dựng bổ sung hệ thống kênh đào cấp nước và thoát nước phục vụ nuôi tôm. Ngoài
ra cần duy tu hệ thống đê biển và đê cửa sông để phòng chống thiên tai. Trong vùng chuyên
tôm, tôm lúa và tôm rừng cần phải triển khai nạo vét các kênh cấp 1, cấp 2, xây dựng mới
bờ bao các ô, các cống kiểm soát nước mặn và tiêu úng cho các ô bao.
- Tiểu vùng IV (tiểu vùng Cù Lao Hòa Minh - Long Hòa):
Đây là vùng cù lao nằm giữa sông Cổ Chiên, nguồn nước dồi dào nhưng thay đổi lúc
ngọt, lúc mặn, đất đai phù sa rất màu mỡ. Giải pháp phát triển thủy lợi phục vụ NTTS trong
tiểu vùng này cần tập trung đầu tư hoàn chỉnh hệ thống đê bao bọc quanh cù lao; tiếp tục
đầu tư xây dựng dự án thủy lợi nội đồng cù lao Long Hòa - Hòa Minh cung cấp nước phục
vụ nuôi tôm - lúa, cá da trơn và kết hợp phát triển giao thông cho tiểu vùng.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu, phân tích thực trạng sản xuất và xuất khẩu thủy sản của tỉnh Trà
Vinh trong thời gian qua ta có thể nhận thấy thủy sản là ngành có tiềm năng rất lớn, đem lại
hiệu quả kinh tế cao, góp phần cải thiện đời sống một bộ phận lớn dân cư nông thôn.
Nhìn chung, tình hình phát triển thủy sản đã đạt được những thành tụ nhất định:
+ Trong nuôi trồng thủy sản: Diện tích và sản lượng thủy sản không ngừng tăng
nhanh qua các năm. Đến năm 2009, diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh đạt 62.000 ha,
sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 83.423 tấn. Đã hình thành nên các vùng quy hoạch
chuyên tôm, cá tra, nghêu sò,...
+ Trong khai thác thủy sản: Năng lực khai thác thủy - hải sản không ngừng gia tăng,
đến năm 2009 toàn tỉnh có 1.310 tàu với tổng công suất đạt 60.500 CV. Cũng trong năm
2009, sản lượng khai thác thủy sản đạt 72.200 tấn (Trong đó khai thác biển chiếm khoảng
77,7%, khai thác nội đồng chiếm 22,3%). Tình hình quản lý và khai thác bến, cảng cá đạt
hiệu quả cao, tạo điều kiện thúc đẩy các hoạt động dịch vụ hậu cần nghề cá phát triển.
+ Trong chế biến: Công nghệ chế biến của các cơ sở chế biến thủy sản trong những
năm gần đây đã tiến bộ nhanh chóng. sản phẩm chế biến không chỉ đáp ứng tốt yêu cầu thị
trường trong nước, thị trường các nước trong khu vực mà bước đầu đã xâm nhập vào các thị
trường khó tính như thị trường Châu Âu, Mỹ, Nhật.
+ Trong xuất khẩu: Tỷ trọng xuất khẩu thủy sản so với tổng kim ngạch xuất khẩu
luôn chiếm trên 60% trong nhiều năm liền. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản đã tăng từ 35,4
triệu USD năm 2005 lên 54 triệu USD vào năm 2009, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hàng
năm 8,14%. Bên cạnh các thị trường truyền thống, các doanh nghiệp luôn chú trọng tìm
kiếm thị trường mới.
Những kết quả đạt được như trên trước hết là nhờ:
+ Đường lối, chủ trương chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước được vận dụng
phù hợp, linh họat vào điều kiện thực tế của sản xuất nông - ngư nghiệp tỉnh Trà Vinh, đáp
ứng được nhu cầu nguyện vọng của nông dân.
+ Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội được đầu tư đáng kể, nhất là hệ thống thủy lợi, giao
thông nông thôn, điện nông thôn, nước sinh hoạt
+ Ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất để nâng cao sản lượng,
chất lượng vật nuôi.
+ Công tác khuyến ngư được quan tâm, góp phần đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học
kĩ thuật tiến bộ vào sản xuất.
Tuy đạt được những thành tựu lớn nhưng đến nay Trà Vinh vẫn còn trong tình trạng
kém phát triển, tụt hậu so với các tỉnh trong vùng. Hoạt động sản xuất và xuất khẩu thủy sản
hiện nay còn phải đối mặt với không ít khó khăn. Đó là mức độ chiếm lĩnh thị trường còn
hạn chế, nguồn cung cấp nguyên liệu phục vụ cho công tác sản xuất chế biến còn chưa đáp
ứng được cả về số lượng và chất lượng, chất lượng sản phẩm còn thấp, giá cả bị chèn ép, giá
nhiên liệu không ngừng tăng lên làm ảnh hưởng tới khai thác và chế biến thủy sản,... Tuy
vậy, trong tình hình ngành thủy sản thế giới trong thời gian tới sẽ phát triển hết sức sôi động
vì sự tăng trưởng dân số, cùng với sự xuất hiện của những căn bệnh ở gia cầm, gia súc khiến
cho xu hướng chuyển sang tiêu dùng thủy sản ngày càng tăng lên. Ngành thủy sản tỉnh Trà
Vinh hiện nay còn nhiều lợi thế để phát triển, đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng thủy sản là một
trong những hướng đi quan trọng trong tình hình hiện nay.
2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
Trà Vinh là tỉnh có nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Khi ngành công nghiệp
chưa phát triển thì rõ ràng vai trò của nông nghiệp là không thể phủ nhận, nó tạo việc làm,
đảm bảo đời sống cho phần lớn dân cư, góp phần ổn định xã hội, đảm bảo vấn đề lương
thực thực phẩm tại chổ và một phần cho xuất khẩu thu ngoại tệ. Trong đó, phát triển vững
mạnh ngành thủy sản trong tỉnh để tận dụng lợi thế vốn có về tiềm năng nuôi trồng và khai
thác thủy sản sẽ là một trong những bước đi đúng đắn góp phần quan trọng vào công cuộc
đổi mới kinh tế - xã hội tỉnh nhà. Do đó, để ngành thủy sản tỉnh Trà Vinh ngày càng ổn định
và phát triển bền vững trong tương lai, tác giả xin đề xuất một số kiến nghị sau:
- Đề nghị Ủy ban nhân dân Tỉnh quan tâm bố trí vốn ngân sách phù hợp cho các dự
án đầu tư cơ sở hạ tầng các vùng nuôi thuỷ sản tập trung, vùng chuyển đổi đất nông nghiệp
kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản; các dự án đầu tư xây dựng trại sản xuất giống, thức
ăn, chế phẩm sinh học phục vụ cho nuôi thuỷ sản; kinh phí cho các hoạt động khoa học
công nghệ và phát triển nguồn nhân lực của ngành. Việc đáp ứng nguồn vốn nhanh chóng,
kịp thời, phù hợp với nhu cầu, mục đích chuyển đổi cụ thể sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động
sản xuất, xuất khẩu đạt hiệu quả cao.
- Nhà nước cần hoàn thiện quy hoạch phát triển mô hình nuôi tôm công nghiệp, đầu
tư xây dựng những vùng nuôi lớn để người nuôi đấu thầu thuê đất. Thúc đẩy quá trình tích
tụ đất để xây dựng những trang trại lớn thông qua hình thức HTX, hiệp hội, hay các công ty
cổ phần, v.v...
- Cần có chiến lược phát triển lâu dài để chủ động nguồn tôm giống, cá giống chất
lượng cao, nâng cao hiệu quả của hoạt động NTTS. Giảm số lượng trại giống nhỏ, nâng cao
công suất trại giống vì những trại giống lớn mới đủ sức đầu tư nâng cấp kỹ thuật để sản xuất
ra con giống chất lượng cao, sạch bệnh đồng thời việc quản lý chất lượng giống đơn giản và
hiệu quả hơn.
- Cần xây dựng đội tàu làm dịch vụ hậu cần vững mạnh nhằm cung cấp những nhu
yếu phẩm cần thiết cho đội tàu đánh bắt xa bờ, đồng thời trực tiếp thu mua sản lượng thủy
sản khai thác. Ngoài ra, nhằm giảm chi phí nhiên liệu trong thời buổi giá nhiên liệu tăng cao
như hiện nay, bên cạnh việc trang bị các máy móc hiện đại, các tàu đánh bắt xa bờ có thể
trang bị thêm những cánh buồm để lợi dụng sức gió di chuyển khi cần thiết.
- Cần tăng cường hoạt động tài trợ xuất khẩu và thành lập quỹ hỗ trợ sản xuất, xuất
khẩu thủy sản. Hàng thủy sản thuộc nhóm hàng xuất khẩu truyền thống của Tỉnh, tiềm năng
phát triển còn lớn. Tuy nhiên, những lợi thế cạnh tranh trong thời gian gần đây đã giảm đi
rất nhiều do chi phí tàu thuyền, chi phí nhiên liệu ngày càng cao, giá lao động tăng lên nhiều
trong khi khả năng tự đầu tư đổi mới trang thiết bị của các doanh nghiệp, các hộ nuôi trồng
và khai thác thủy sản có hạn, vì vậy để tăng cường sức cạnh tranh của các doanh nghiệp, các
hộ sản xuất thì Nhà Nước cần có những chính sách thuế thỏa đáng, chính sách cho vay vốn
ưu đãi, linh động đáp ứng nhu cầu về vốn cho mọi thành phần tham gia sản xuất.
- Đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp chế biến trong vùng nguyên liệu nhằm
giảm chi phí vận chuyển, tăng giá trị sản phẩm. Cần có chiến lược thị trường nắm bắt một
cách nhạy bén tình hình cung cầu để hướng dẫn người dân sản xuất để tránh tình trạng hàng
hóa lúc khan hiếm, lúc lại trở nên dư thừa.
- Phải có sự liên kết chặt chẽ giữa 4 nhà: Nhà nước- nhà nông- nhà khoa học- nhà
doanh nghiệp trong khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủy sản.
- Phát triển sản xuất theo hướng sinh thái, bảo vệ môi trường. Trong tình hình hiện
nay tuy khó thực hiện nhưng phải hướng tới, trong đó có sự cân bằng sinh thái giữa gia tăng
sản xuất và môi trường, tìm được sự điều chỉnh chung, đảm bảo sự không ô nhiễm, chú
trọng đến một nền sản xuất sạch, lâu dài và bền vững.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cục thống kê Trà Vinh (2005), "Niên giám thống kê 2005", Trà Vinh
2. Cục thống kê Trà Vinh (2009), "Niên giám thống kê 2009", Trà Vinh
3. Chi Cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tiỉnh Trà Vinh "Báo cáo tổng kết
công tác năm 2005, 2006, 2007, 2008, 2009", Trà Vinh
4. PGS.TS Nguyễn Chu Hồi (2008), "Chính sách ngành thủy sản Việt Nam", NXB
Nông nghiệp
5. Cao Văn Công (2007), "Mối quan hệ giữa dân số và phát triển kinh tế tỉnh Trà
Vinh", luận văn tốt nghiệp, trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh
6. Thạch Thanh Hiền (2007), "Tình hình sản xuất nông - ngư nghiệp tỉnh Trà Vinh giai
đoạn 2001 - 2005 và định hướng đến năm 2010", luận văn tốt nghiệp, trường Đại
học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh
7. Lê Văn Lộc (2008), "Thực trạng và định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp tỉnh Đồng Tháp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa", luận văn thạc
sĩ Địa lí học, trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh
8. Lê Thị Ngọc Linh (2003), "Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và an ninh
lương thực của tỉnh An Giang", luận văn thạc sĩ Địa lí học, trường Đại học Sư
phạm TP. Hồ Chí Minh
9. Tổng cục thống kê, "Niên giám thống kê Việt Nam năm 2008", Việt Nam
10. Đào Minh Thu (2008), "Thực trạng và giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh
Quảng Ninh", luận văn tốt nghiệp, trường Đại học Sư phạm Hà Nội
11. PGS.TS Nguyễn Đình Thắng, KS. Nguyễn Viết Trung (2005), "Giáo trình kinh tế
thủy sản", Trường Đại học Kinh tế quốc dân, NXB Lao động - Xã hội
12. Lê Thông (Chủ biên), "Địa lí 10", Bộ giáo dục và đào tạo, NXB Giáo Dục
13. PGS.TS Đặng Văn Phan (2008), "Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Việt Nam", NXB
Giáo dục
14. PGG. TS Nguyễn Văn Phan (2005), "Thị trường xuất - nhập khẩu thủy sản", NXB
Thống Kê, Hà Nội
15. Lê Xuân sinh, "Nghiên cứu thị trường hỗ trợ phát triển ngành hàng nghêu ở tỉnh
Trà Vinh trong mối quan hệ với các tỉnh ven biển khu vực phía nam Việt Nam",
UBND huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh
16. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh (5/2009), "Báo cáo quy
hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông - lâm - diêm nghiệp và nuôi trồng thủy
sản tỉnh Trà Vinh đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020", Trà Vinh
17. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh (2003), "Quy hoạch chi tiết
nuôi thủy sản huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh đến năm 2010 và tầm nhìn đến
năm 2020", Trà Vinh
18. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tr Vinh (2007), “Quy hoạch chi tiết
nuôi thuỷ sản huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh đến năm 2010 và tầm nhìn đến
2020” , Trà Vinh.
19. Trang Web:
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng quy hoạch diện tích - Sản lượng nuôi trồng thủy sản tỉnh Trà Vinh
đến năm 2020
Số
TT
Hạng mục Đơn vị Năm 2010 Quy hoạch
QH cũ Đ.Chỉnh 2015 2010
I Diện tích Ha 66.167 66.400 71.800 72.200
1 Nuôi nước ngọt Ha 38.394 19.600 22.800 25.600
1.1. Nuôi cá Ha 21.336 16.000 19.100 21.000
+ Nuôi cá da trơn Ha 400 2.700 3.900
+ Ao mương vườn Ha 4.066 1.700 2.300 2.900
+ Cá lúa Ha 17.270 13.900 14.100 14.200
1.2. Nuôi tôm Ha 17.058 3.600 3.700 4.600
Tôm vườn Ha 3.400 600 600 700
Tôm lúa Ha 13.658 3.000 3.100 3.900
2. Nuôi nước mặn lợ Ha 27.773 46.800 49.000 46.600
2.1. Nuôi tôm Ha 22.942 29.900 30.900 27.500
* Tôm chuyên Ha 13.214 21.700 22.200 19.000
+ Quản canh cải tiến Ha 1.969 10.800 8.500 5.600
+ Bán thâm canh Ha 9.345 7.400 7.900 7.200
+ Thâm canh Ha 1.900 3.500 5.800 6.200
* Tôm lúa Ha 6.143 4.800 5.300 6.400
* Tôm rừng Ha 3.585 3.300 3.300 2.000
* Tôm muối Ha
* Cụm SX giống tập trung Ha 100 100 100
2.2. Nuôi cá (sau vụ tôm) Ha 550 900 1.200 1.200
2.3. Nuôi cua Ha 981 12.400 12.200 12.200
2.4. Nuôi nghêu, sò Ha 3.300 3.600 4.700 5.700
II Sản lượng nuôi trồng Tấn 125.892 153.900 307.900 431.600
1 Nuôi nước ngọt Tấn 73.909 95.200 204.700 300.000
1.1. Nuôi cá Tấn 47.276 94.000 203.200 298.100
+ Nuôi cá da trơn Tấn 19.531 58.000 160.500 248.000
+ Ao mương vườn Tấn 15.655 20.100 26.400 33.300
+ Cá lúa Tấn 12.090 15.900 16.300 16.800
1.2 Nuôi tôm Tấn 7.103 1.200 1.500 1.900
Tôm vườn Tấn 3.825 700 1.000 1.200
Tôm lúa Tấn 3.278 500 500 700
2. Nuôi nước mặn lợ Tấn 51.983 58.700 103.200 131.600
2.1. Nuôi tôm Tấn 26.056 31.400 41.000 50.900
Tôm chuyên Tấn 22.770 27.500 37.500 39.900
Quản canh cải tiến Tấn 945 8.200 7.800 5.700
Bán thâm canh Tấn 12.476 10.000 12.500 13.700
Thâm canh Tấn 9.349 9.300 17.200 20.500
Tôm lúa Tấn 2.949 2.900 2.500 10.400
Tôm rừng Tấn 337 1.000 1.000 600
Tôm muối Tấn
2.2. Nuôi cá (sau vụ tôm) Tấn 3.300 6.800 14.300 14.300
2.3. Nuôi cua Tấn 1.177 4.300 4.400 4.600
2.4 Nuôi nghêu, sò Tấn 21.450 16.200 43.500 61.800
Nguồn: Báo cáo quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm, diêm nghiệp và nuôi
trồng thủy sản tỉnh Trà Vinh đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020
Phụ lục 2: Bảng quy hoạch diện tích - Sản lượng nuôi trồng thủy sản phân theo đơn vị
hành chính tỉnh Trà Vinh năm 2010
Số
TT
Hạng mục Đơn
vị
Toàn
Tỉnh
Phân theo đơn vị hành chính
TP
Trà
Vinh
Càng
Long
Cầu
Ngang
Cầu
Kè
Châu
Thành
Duyên
Hải
Tiểu
Cần
Trà
Cú
I Diện tích Ha 66.400 130 6.890 10.320 1.180 6.670 34.320 2.350 4.370
1. Nuôi nước
ngọt
Ha 19.600 130 6.890 5.160 1.180 2.330 500 2.350 1.080
1.1. Nuôi cá Ha 16.000 120 6.710 1.970 1.180 2.250 400 2.350 1.080
+ Nuôi cá da trơn Ha 400 30 100 100 70 100
+ Ao mương
vườn
Ha 1.700 60 610 370 180 180 250 80
+ Cá lúa Ha 13.900 30 6.000 1.600 900 2.000 400 2.000 1.000
1.2 Nuôi tôm Ha 3.600 10 180 3.190 80 100
+ Tôm vườn Ha 600 10 180 300 80
+ Tôm lúa Ha 3.000 2.890 100
2. Nuôi nước
mặn lợ
Ha 46.800 5.160 4.340 33.820 3.290
2.1 Nuôi tôm Ha 29.900 4.310 3.590 18.820 3.000
* Tôm chuyên Ha 21.700 3.830 300 15.470 2.000
+ Quản canh cải
tiến
Ha 10.800 1.230 9.070 450
+ Bán thâm canh Ha 7.400 1.400 4.700 1.280
+ Thâm canh Ha 3.500 1.200 300 1.700 270
* Tôm lúa Ha 4.800 480 3.290 1.000
* Tôm rừng Ha 3.300 3.250
* Tôm muối Ha
* Cụm SX giống Ha 100 100
tập trung
2.2. Nuôi cá (sau vụ
tôm)
Ha 900 50 800 60
2.3. Nuôi cua Ha 12.400 150 12.000 230
2.4. Nuôi nghêu, sò Ha 3.600 800 600 2.200
II Sản lượng
nuôi trồng
Tấn 153.900 5.170 30.330 14.840 17.850 21.400 35.370 19.920 8.880
1. Nuôi nước
ngọt
Tấn 95.200 5.170 30.330 3.010 17.850 14.940 660 19.920 3.270
1.1. Nuôi cá Tấn 94.000 5.100 30.180 2.450 17.850 14.640 600 19.920 3.270
+ Nuôi cá da trơn Tấn 58.000 4.350 14.500 14.500 10.150 14.500
+ Ao mương
vườn
Tấn 20.100 720 9.080 1.330 2.360 2.290 3.220 1.070
+ Cá lúa Tấn 15.900 30 6.600 1.120 990 2.200 600 2.200 2.200
1.2 Nuôi tôm Tấn 1.200 70 150 560 300 60
+ Tôm vườn Tấn 700 50 150 180 300
+ Tôm lúa Tấn 500 20 380 60
2. Nuôi nước
mặn lợ
Tấn 58.700 11.830 6.460 34.710 5.610
2.1 Nuôi tôm Tấn 31.400 6.070 3.610 17.910 3.770
* Tôm chuyên Tấn 27.500 5.920 1.370 16.910 3.290
+ Quản canh cải
tiến
Tấn 8.200 650 7.350 220
+ Bán thâm canh Tấn 10.000 2.470 5.640 1.840
+ Thâm canh Tấn 9.300 2.810 1.370 3.920 1.230
* Tôm lúa Tấn 2.900 140 2.240 480
* Tôm rừng Tấn 1.000 1.000
* Tôm muối Tấn
2.2. Nuôi cá (sau vụ
tôm)
Tấn 6.800 2.070 4.400 330
2.3. Nuôi cua Tấn 4.300 350 2.400 1.510
2.4. Nuôi nghêu, sò Tấn 16.200 3.700 2.500 10.000
Nguồn: Báo cáo quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông lâm diêm nghiệp và nuôi trồng
thủy sản tỉnh Trà Vinh đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020
Phụ lục 3: Bảng quy hoạch diện tích - Sản lượng nuôi trồng thủy sản phân theo đơn vị
hành chính tỉnh Trà Vinh đến năm 2015
Số
TT
Hạng mục Đơn
vị
Toàn
Tỉnh
Phân theo đơn vị hành chính
TP
Trà
Vinh
Càng
Long
Cầu
Ngang
Cầu
Kè
Châu
Thành
Duyên
Hải
Tiểu
Cần
Trà
Cú
I Diện tích Ha 71.800 410 8.220 12.350 1.570 8.010 35.290 2.850 3.120
1. Nuôi nước
ngọt
Ha 22.800 410 8.220 5.270 1.570 2.860 550 2.850 1.120
1.1. Nuôi cá Ha 19.100 400 8.040 2.000 1.570 2.710 450 2.850 1.120
+ Nuôi cá da trơn Ha 2.700 250 1.090 410 460 500
+ Ao mương
vườn
Ha 2.300 100 850 400 260 250 350 120
+ Cá lúa Ha 14.100 50 6.100 1.600 900 2.000 450 2.000 1.000
1.2 Nuôi tôm Ha 3.700 10 180 3.270 150 100
+ Tôm vườn Ha 600 10 180 270 150
+ Tôm lúa Ha 3.100 3.000 100
2. Nuôi nước
mặn lợ
Ha 49.000 7080 5.150 34.740 2.000
2.1 Nuôi tôm Ha 30.900 5.980 4.150 18.790 2.000
* Tôm chuyên Ha 22.200 5.500 300 15.440 1.000
+ Quản canh cải
tiến
Ha 8.500 8.540
+ Bán thâm canh Ha 7.900 2.300 4.900 730
+ Thâm canh Ha 5.800 3.200 300 2.000 270
* Tôm lúa Ha 5.300 480 3.850 1.000
* Tôm rừng Ha 3.300 3.250
* Tôm muối Ha
* Cụm SX giống
tập trung
Ha 100 100
2.2. Nuôi cá (sau
vụ tôm)
Ha 1.200 200 1.000
2.3. Nuôi cua Ha 12.200 150 12.000
2.4. Nuôi nghêu, sò Ha 4.700 900 850 2.950
II Sản lượng
nuôi trồng
Tấn 307.900 16.430 83.390 29.210 33.120 40.760 67.830 30.430 6.570
1. Nuôi nước
ngọt
Tấn 204.700 16.430 83.390 3.110 33.120 33.590 810 30.430 3.810
1.1. Nuôi cá Tấn 203.200 16.360 83.190 2.560 33.120 33.020 740 30.430 3.810
+ Nuôi cá da trơn Tấn 160.500 15.000 65.400 28.800 27.600 23.700
+ Ao mương
vườn
Tấn 26.400 1.300 11.080 1.440 3.320 3.220 4.530 1.510
+ Cá lúa Tấn 16.300 60 6.710 1.120 990 2.200 740 2.200 2.300
1.2 Nuôi tôm Tấn 1.500 80 200 550 570 70
+ Tôm vườn Tấn 1.000 50 200 160 570
+ Tôm lúa Tấn 500 30 390 70
2. Nuôi nước
mặn lợ
Tấn 103.200 26.100 7.160 67.020 2.760
2.1 Nuôi tôm Tấn 41.000 12.840 3.210 22.120 2.760
* Tôm chuyên Tấn 37.500 12.690 1.370 21.120 2.280
+ Quản canh cải
tiến
Tấn 7.800 7.770
+ Bán thâm canh Tấn 12.500 4.050 7.350 1.050
+ Thâm canh Tấn 17.200 8.640 1.370 6.000 1.230
* Tôm lúa Tấn 2.500 140 1.850 480
* Tôm rừng Tấn 1.000 1.000
* Tôm muối Tấn
2.2. Nuôi cá (sau
vụ tôm)
Tấn 14.300 8.260 6.000
2.3. Nuôi cua Tấn 4.400 350 4.000
2.4. Nuôi nghêu, sò Tấn 43.500 5.000 3.600 34.900
Nguồn: Báo cáo quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông lâm diêm nghiệp và nuôi trồng
thủy sản tỉnh Trà Vinh đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020
Phụ lục 4: Bảng Quy hoạch diện tích - Sản lượng nuôi trồng thủy sản phân theo đơn vị
hành chính tỉnh Trà Vinh đến năm 2020
Số
TT
Hạng mục Đơn
vị
Toàn
Tỉnh
Phân theo đơn vị hành chính
TP
Trà
Vinh
Càng
Long
Cầu
Ngang
Cầu
Kè
Châu
Thành
Duyên
Hải
Tiểu
Cần
Trà
Cú
I Diện tích Ha 72.200 480 9.030 13.500 1.850 9.460 32.250 3.250 2.150
1. Nuôi nước ngọt Ha 25.600 480 9.030 6.070 1.850 3.110 550 3.250 1.150
1.1. Nuôi cá Ha 21.000 470 8.860 2.030 1.850 2.910 450 3.250 1.150
+ Nuôi cá da trơn Ha 3.900 300 1.560 620 590 800
+ Ao mương
vườn
Ha 2.900 100 1.100 400 330 320 450 150
+ Cá lúa Ha 14.200 70 6.200 1.630 900 2.000 450 2.000 1.000
1.2 Nuôi tôm Ha 4.600 10 170 4.040 200 100
+ Tôm vườn Ha 700 10 170 270 200
+ Tôm lúa Ha 3.900 3.770 100
2. Nuôi nước mặn
lợ
Ha 46.600 7.440 6.350 31.700 1.000
2.1 Nuôi tôm Ha 27.500 6.240 5.100 15.100 1.000
* Tôm chuyên Ha 19.000 5.680 300 13.000
+ Quản canh cải
tiến
Ha 5.600 5.600
+ Bán thâm canh Ha 7.200 2.300 4.900
+ Thâm canh Ha 6.200 3.380 300 2.500
* Tôm lúa Ha 6.400 560 4.800 1.000
* Tôm rừng Ha 2.000 2.000
* Tôm muối Ha
* Cụm SX giống
tập trung
Ha 100 100
2.2. Nuôi cá (sau vụ
tôm)
Ha 1.200 200 1.000
2.3. Nuôi cua Ha 12.200 150 12.000
2.4. Nuôi nghêu, sò Ha 5.700 1.000 1.100 3.600
II Sản lượng nuôi
trồng
Tấn 431.600 20.463 120.250 32.370 54.960 55.730 91.960 50.850 4.930
1. Nuôi nước ngọt Tấn 300.000 20.463 120.250 3.360 54.960 44.740 980 50.850 4.450
1.1. Nuôi cá Tấn 298.100 20.377 120.050 2.600 54.960 43.980 900 50.850 4.450
+ Nuôi cá da trơn Tấn 248.000 19.000 98.930 49.680 37.620 42.800
+ Ao mương
vườn
Tấn 33.300 1.300 14.300 1.460 4.290 4.160 5.850 1.950
+ Cá lúa Tấn 16.800 77 6.820 1.140 990 2.200 900 2.200 2.500
1.2 Nuôi tôm Tấn 1.900 86 200 760 760 80
+ Tôm vườn Tấn 1.200 50 200 200 760
+ Tôm lúa Tấn 700 36 570 80
2. Nuôi nước mặn
lợ
Tấn 131.600 29.020 10.990 90.980 480
2.1 Nuôi tôm Tấn 50.900 14.160 4.640 31.580 480
* Tôm chuyên Tấn 39.900 13.990 1.370 24.480
+ Quản canh cải
tiến
Tấn 5.700 5.650
+ Bán thâm canh Tấn 13.700 4.880 8.830
+ Thâm canh Tấn 20.500 9.110 1.370 10.000
* Tôm lúa Tấn 10.400 170 3.270 6.500 480
* Tôm rừng Tấn 600 600
* Tôm muối Tấn
2.2. Nuôi cá (sau vụ
tôm)
Tấn 14.300 8.260 6.000
2.3. Nuôi cua Tấn 4.600 350 4.200
2.4. Nuôi nghêu, sò Tấn 61.800 6.600 6.000 49.200
Nguồn: Báo cáo quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông lâm diêm nghiệp và nuôi trồng
thủy sản tỉnh Trà Vinh đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phat_trien_thuy_san_tra_vinh_thoi_ki_hoi_nhap_4451.pdf