Luận văn Phát triển việc sử dụng công cụ chuyển nhượng ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập tài chính quốc tế

Doanh nghiệp là những chủ thể kinh tế trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, trao đổi, kinh doanh h àng hoá và tạo ra của cải vật chất xã hội. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, doanh nghi ệp là chủ thể quan trọng, chính yếu đóng vai trò cầu nối đƣa đất nƣớc hội nhập sâu rộng vào đời sống khu vực và quốc tế. Trên thực tế, thiếu vốn đã và vẫn đang là cản trở không nhỏ thách thức nhiều doanh nghiệp trên con đƣờng phát triển. Và một trong những lý do chủ yếu là do các doanh nghiệp còn chƣa hoặc lúng túng trong việc sử dụng các công cụ tín dụng hiện đại (hối phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu ) bên cạnh phƣơng pháp vay vốn ngân hàng truyền thống. Để các công cụ tín dụng ngắn hạn nhƣ CCCN thực sự trở thành công cụ hiệu quả giúp các doanh nghiệp giải quyết vấn đề khó khăn về vốn và tình trạng nợ nần dây dƣa, bản thân các doanh nghiệp cần đƣa ra một số giải pháp nhƣ:

pdf124 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2607 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển việc sử dụng công cụ chuyển nhượng ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập tài chính quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ụ chấp nhận thƣơng phiếu: Yêu cầu việc chấp nhận thƣơng phiếu phải thể hiện trên mặt trƣớc của thƣơng phiếu từ “chấp nhận” với số tiền, ngày ký chấp nhận và chữ ký của ngƣời chấp nhận tỏ ra không phù hợp với thực tiễn sử dụng. Quy định này có phần quá chặt chẽ, cứng nhắc cần đƣợc điều chỉnh lại cho linh hoạt, tạo thuận lợi hơn cho chủ thể tham gia. * Tăng cƣờng cơ chế giám sát thực thi pháp luật: 92 Trên thực tế các văn bản pháp lý điều chỉnh CCCN đƣợc ban hành không ít, nhƣng Luật, nghị định, thông tƣ hƣớng dẫn còn chậm đƣợc thực thi, hoặc thực thi không đúng với tinh thần của các quy định này. Để phát huy hiệu quả và nâng cao tính ứng dụng thực tế của các văn bản pháp lý có liên quan đến CCCN, công tác thanh tra, giám sát, xử lý các vi phạm trong việc ban hành và lƣu thông CCCN cần đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, nghiêm túc và toàn diện. Có nhƣ vậy, các vi phạm và bất cập trong quá trình sử dụng CCCN mới đƣợc xử lý và điều chỉnh kịp thời, nhằm nhanh chóng đƣa CCCN đi vào đời sống kinh tế. * Xây dựng toà án giải quyết tranh chấp liên quan đến CCCN: Việc sử dụng và phát triển CCCN nói riêng và các công cụ của thị trƣờng tiền tệ, tài chính nói chung phụ thuộc nhiều vào khả năng giải quyết tranh chấp liên quan đến các công cụ tài chính của toà án có nhanh chóng, hiệu quả và công bằng hay không. Do đó, thủ tục truy đòi của ngƣời thụ hƣởng hợp pháp đối với ngƣời có trách nhiệm thanh toán phải đơn giản, nhanh chóng. Một khi ngƣời thụ hƣởng hợp pháp thấy đƣợc quyền lợi của họ đƣợc pháp luật bảo vệ, việc giải quyết tranh chấp đƣợc tiến hành nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, tiền bạc, họ sẽ tích cực tham gia vào quan hệ của CCCN. 3.3.1.2. Thể chế hoá chế độ thanh toán không dùng tiền mặt. Việt Nam vẫn đang ở trong giai đoạn của nền kinh tế tiền mặt với tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt lớn nhất trong khu vực (trung bình 70%), cao hơn rất nhiều so với các nƣớc phát triển (chỉ khoảng 3-4%). Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế chính là tạo cơ sở cho việc sử dụng phổ biến hơn các CCCN trong thanh toán. Thanh toán không dùng tiền mặt là quá trình thanh toán không có sự xuất hiện của tiền mặt, đƣợc thực hiện giữa các tổ chức kinh tế, các cá nhân bằng cách trích chuyển vốn tiền tệ từ tài khoản của ngƣời phải trả sang tài khoản của ngƣời thụ hƣởng, hay bằng cách bù trừ lẫn nhau thông qua vai trò trung gian của ngân hàng, tổ chức tín dụng. Phát triển việc sử dụng CCCN nói riêng và phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt nói chung đang là nhu cầu khách quan và bức thiết của nền kinh tế nƣớc ta, đòi hỏi đẩy mạnh một số giải pháp sau: 93 - Xây dựng cơ chế chính sách về thanh toán một cách đồng bộ, nhất quán, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội. Cần sớm ban hành luật thanh toán để xử lý tổng thể phạm vi và đối tƣợng thanh toán. Đƣa ra các kích thích mang tính đòn bẩy khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt. - Nhà nƣớc cần áp dụng các biện pháp mạnh, có quy định cụ thể đối với tổ chức và cá nhân đƣợc phép thanh toán bằng tiền mặt với mức tiền cụ thể, phù hợp với tình hình phát triển chung của nền kinh tế. Đồng thời có chế tài phạt, xử lý nghiêm những trƣờng hợp vi phạm. - Xây dựng hệ thống thanh toán hiện đại dựa trên nền tảng CNTT. Tận dụng cơ hội và thế mạnh của nƣớc đi sau, ta cần tranh thủ tối đa các nguồn lực để đầu tƣ xây dựng hệ thống thanh toán hiện đại gồm trung tâm xử lý quốc gia và các trung tâm xử lý khu vực, trang bị máy móc đồng bộ, hiện đại, đƣợc quản lý và vận hành bởi đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp trình độ cao, có thể xử lý mọi tình huống, đảm bảo cho hệ thống thanh toán hoạt động thông suốt, không bị ách tắc [3],[10]. - Cải tiến quy trình, thủ tục thanh toán các phƣơng tiện truyền thống, phát triển các phƣơng tiện thanh toán hiện đại. Khi CNTT đƣợc ứng dụng rộng rãi trong hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động thanh toán nói riêng, quy trình tiếp nhận và xử lý chứng từ trong thanh toán và hạch toán cần đƣợc điều chỉnh cho phù hợp, thuận tiện khi thực hiện giao dịch một cửa. Triển khai và mở rộng việc vận hành hệ thống thanh toán giá trị cao và thấp. Xây dựng kho dữ liệu tập trung và hệ thống thanh toán dự phòng để kịp thời xử lý sự cố, giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra trong thanh toán. - Sớm hình thành cổng thanh toán chung của quốc gia nhằm đảm bảo an toàn về thanh toán cho hệ thống thanh toán trong nƣớc và thanh toán quốc tế, qua đó giám sát có hiệu quả nguồn vốn ra vào đất nƣớc. Đây là vấn đề hết sức quan trọng, mang tính quyết định về định hƣớng chiến lƣợc xây dựng và phát triển hệ thống thanh toán quốc gia. - Các NHTM cần đầu tƣ nghiên cứu và đƣa vào sử dụng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt mới nhƣ: chứng chỉ tiền gửi, séc…có thể chuyển nhƣợng đƣợc, nhằm đa dạng hoá các sản phẩm tài chính đáp ứng nhu cầu phong phú trong thanh toán của mọi thành phần kinh tế. Các NHTM cũng cần phát triển dịch vụ 94 ngân hàng trong dân cƣ nhằm thoả mãn nhu cầu của dân cƣ về dịch vụ ngân hàng, góp phần giải quyết vấn đề huy động vốn, mở rộng các nghiệp vụ kinh doanh đem lại nguồn thu cho ngân hàng, đồng thời tạo điều kiện cho ngân hàng kiểm soát lƣợng tiền trong lƣu thông và tình hình kinh doanh của các cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế. - Tiến hành tuyên truyền và nâng cao nhận thức của ngƣời dân về vai trò và ích lợi của việc thanh toán phi tiền mặt thông qua việc sử dụng các CCCN, từ đó xây dựng tập quán sử dụng các CCCN trong thanh toán thay thế cho tập quán sử dụng tiền mặt. 3.3.1.3. Thực hiện công khai, minh bạch hóa tình hình hoạt động và khả năng tài chính của các doanh nghiệp. Để CCCN đƣợc lƣu thông dễ dàng thì tình hình hoạt động và khả năng tài chính của doanh nghiệp phát hành ra nó phải đƣợc công khai và đảm bảo độ minh bạch, chính xác cao. Để làm đƣợc điều này, Nhà nƣớc cần thực hiện một số giải pháp sau: - Xây dựng mạng lưới thông tin hiện đại giữa các cơ quan quản lý Nhà nƣớc, các tổ chức và doanh nghiệp, đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn thông tin đƣợc dễ dàng, nhanh chóng , thuận tiện với chi phí thấp. - Nâng cao vai trò và trách nhiệm kiểm tra, giám sát thông tin của các cơ quan chức năng nhằm đảm bảo thông tin về doanh nghiệp đƣợc chính xác, khách quan. Đồng thời xây dựng chế tài xử lý nghiêm minh các vi phạm về cung cấp, minh bạch hoá thông tin. - Song song với việc xây dựng hệ thống thông tin doanh nghiệp là phát triển hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng với đầy đủ các chức năng vốn có của nó. Bởi lẽ, một CCCN đƣợc ký phát hành và có giá trị lƣu thông (một tính chất không thể thiếu của CCCN để nó có thể phát huy tác dụng) thì năng lực thanh toán, uy tín của ngƣời ký phát hành phải đƣợc khẳng định, phải có cơ sở để tin tƣởng. Và Trung tâm thông tin tín dụng chính là nơi cung cấp các thông tin này. Do đó, cần nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm này nhằm cung cấp chính 95 xác và kịp thời năng lực chi trả, uy tín của các doanh nghiệp có nghĩa vụ thanh toán CCCN, đảm bảo quyền lợi của ngƣời thụ hƣởng. - Thành lập công ty chuyên quản lý thông tin tài chính doanh nghiệp trong điều kiện thông tin tài chính doanh nghiệp ở Việt Nam chƣa đƣợc công khai, thậm chí còn mang tính sai lệch là điều hết sức cần thiết. Trong khi mức độ hiểu biết của công chúng còn hạn chế, các kênh cung cấp thông tin về tình hình hoạt động và khả năng tài chính của doanh nghiệp còn rất ít và nghèo nàn, thì sự ra đời của công ty chuyên trách về thu thập, quản lý, cung cấp thông tin tài chính của các doanh nghiệp sẽ giúp cho nhà đầu tƣ, kinh doanh có cơ sở thông tin tin cậy và hiệu quả. Cơ quan này khi ra đời sẽ hoạt động độc lập, có tính tin cậy, chuyên nghiệp cao, chuyên cung cấp, đánh giá, phân tích một cách khách quan tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và thông tin tài chính doanh nghiệp. Một trong những cơ quan nhƣ vậy là Công ty định mức tín nhiệm (CRA). Tất cả các nƣớc trong khu vực (trừ Lào, Campuchia) đều đã thiết lập CRA dƣới 15 năm. Khối ASEAN cũng đã thànnh lập diễn đàn các doanh nghiệp CRA nhƣ một tổ chức doanh nghiệp ngành nghề các nƣớc Đông Nam Á. Còn ở Việt Nam, CRA mới đang ở giai đoạn hình thành. Đối tƣợng đánh giá của CRA là các tổ chức tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, định chế tài chính phi ngân hàng, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lớn, có niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán, doanh nghiệp phát hành chứng khoán ra công chúng, các tổng công ty nhà nƣớc, doanh nghiệp lớn của nhà nƣớc. Cho đến nay, ở Việt Nam mới có hai doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này là Công ty thông tin tín nhiệm và xếp hạng doanh nghiệp và Trung tâm đánh giá tín nhiệm Vietnamnet mới đi vào hoạt động từ 4/6/2006. Trung tâm này chuyên cung cấp cho doanh nghiệp các dịch vụ thu thập thông tin, đánh giá xếp hạng, định mức tín nhiệm của các tổ chức tài chính, xếp hạng doanh nghiệp. Song, quy mô và loại hình dịch vụ của Trung tâm này còn hạn chế, trong thời gian tới cần có nhiều biện pháp và sự hỗ trợ để nó thực sự đi vào hoạt động hiệu quả, đáp ứng tốt nhu cầu thị trƣờng. - Nhà nƣớc cần nghiên cứu để ban hành các văn bản quy định việc công khai hoá thông tin, trong đó đặc biệt quan trọng là những nội dung cần công khai hoá (chẳng hạn nhƣ báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh) và thời hạn phải 96 công khai hoá. Chế độ hạch toán, kế toán và các quy định liên quan đến việc công khai hoá thông tin cũng phải đƣợc hoàn thiện theo tiêu chuẩn quốc tế. Việc hoàn thiện chế độ kế toán, kiểm toán theo tiêu chuẩn quốc tế sẽ giải quyết sự khác biệt trong việc phân loại nợ và đánh giá tài chính của doanh nghiệp theo chuẩn mực kế toán, kiểm toán quốc tế với chuẩn mực kế toán, kiểm toán Việt Nam. Thực hiện công khai hoá thông tin là một yêu cầu quan trọng giúp tăng cƣờng hiệu quả quản lý giám sát của Nhà nƣớc đối với doanh nghiệp, đồng thời tạo dựng đƣợc lòng tin cho công chúng và các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 3.3.1.4. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến và nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp về CCCN. Nhằm tiến tới việc sử dụng đúng và phổ biến các CCCN trong hoạt động kinh tế, công tác tuyên truyền, phổ biến đóng vai trò rất quan trọng. Vì CCCN là công cụ thanh toán hiện đại mới, luật về CCCN lại mới có hiệu lực, nên việc phổ biến các kiến thức, nghiệp vụ cơ bản và các quy định của Nhà nƣớc về CCCN càng trở nên cần thiết. Giúp cho các doanh nghiệp, cá nhân nhận thức đƣợc tầm quan trọng của CCCN chính là tạo cơ sở khuyến khích sử dụng CCCN thƣờng xuyên hơn. Xuất phát từ thực tế các doanh nghiệp, cá nhân chƣa có thói quen cũng nhƣ hiểu biết còn hạn chế về cách sử dụng đúng và hợp pháp CCCN trong hoạt động thƣơng mại, nên Nhà nƣớc cần phổ biến, hƣớng dẫn về các yêu cầu pháp lý về nội dung, hình thức của CCCN để các chủ thể này có thể tự mình phát hành và sử dụng đúng CCCN. Để công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật và kiến thức về CCCN có hiệu quả hơn, ngoài việc phổ biến tuyên truyền qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng (báo, đài, truyền hình…) Ngân hàng nhà nƣớc cần tổ chức các buổi tập huấn, hội thảo, chuyên đề cho các doanh nghiệp, thƣơng nhân trong nƣớc, đồng thời kết hợp với việc trao đổi, giải đáp thắc mắc về CCCN. Chính phủ cần lập kế hoạch cùng với các tổ chức khác trong việc hỗ trợ, nâng cao trình độ dân trí nhằm tạo nhu cầu về dịch vụ ngân hàng nói chung và nghiệp vụ về CCCN nói riêng. Mặc dù để thay đổi thói quen cũ của ngƣời dân, giúp họ tự giác tiếp cận với 97 các dịch vụ liên quan đến CCCN không phải dễ dàng, nhƣng khách hàng dù là cá nhân hay doanh nghiệp sẽ đón nhận các dịch vụ về CCCN nhƣ bảo lãnh, chiết khấu, nhờ thu,…khi họ thực sự thấy đƣợc lợi ích của những hoạt động này mang lại nhƣ sự an toàn, tiện lợi và hiệu quả. Ngoài đối tƣợng chủ yếu tham gia vào quan hệ CCCN là doanh nghiệp, các nhà sản xuất kinh doanh, Nhà nƣớc cũng cần tuyên truyền, phổ biến để đông đảo nhân dân, dƣ luận, các cơ quan quản lý Nhà nƣớc, cơ quan tƣ pháp hiểu và biết đến CCCN nhiều hơn. 3.3.1.5. Xây dựng hệ thống ngân hàng có khả năng cạnh tranh đáp ứng yêu cầu sử dụng CCCN. Với mục tiêu cải cách căn bản, triệt để và phát triển toàn diện hệ thống ngân hàng theo hƣớng hiện đại, hoạt động đa năng để đạt trình độ phát triển trung bình tiên tiến trong khu vực ASEAN, đồng thời tạo nền tảng đến sau năm 2010 xây dựng đƣợc hệ thống các TCTD hiện đại, đạt trình độ tiên tiến trong khu vực Châu Á, Chính phủ cần thực hiện một số những bƣớc đi sau: - Nâng cao năng lực quản lý vĩ mô và vai trò giám sát của NHNNVN trong bối cảnh hội nhập quốc tế trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Trong mô hình hệ thống ngân hàng hai cấp hiện đại hiện nay, NHNN cần phải phát huy tối đa chức năng quản lý vĩ mô và vai trò giám sát, là “ngân hàng của các ngân hàng”. Hiện nay, ngoài NHNN còn có rất nhiều cơ quan cùng tham gia vào việc quản lý, giám sát hoạt động của các ngân hàng nhƣ Chính phủ (tham gia vào hoạt động cho vay của NHTMNN) và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố (tham gia vào việc cấp giấy phép và giám sát hoạt động của các NHTM trên địa bàn). Điều này dẫn đến sự chồng chéo trong công tác quản lý và làm giảm hiệu lực, hiệu quả của các chính sách của NHNN, ảnh hƣởng đến vai trò độc lập của Ngân hàng Trung ƣơng.[1] - Để tăng hiệu quả sử dụng vốn, giảm thấp và hạn chế nợ quá hạn mới phát sinh, củng cố chất lƣợng tín dụng, NHNN cần gắn chặt việc cho vay tái cấp vốn dƣới hình thức tái chiết khấu với kết quả giảm nợ quá hạn hiện nay của các TCTD xuống mức cho phép (dƣới 5% tổng dƣ nợ). Kiên quyết không cho phép mở rộng bộ máy tổ chức và quy mô hoạt động khi các điều kiện về năng lực không đủ. 98 - Chính phủ và NHNN cần xoá bỏ dần bao cấp, bảo hộ đối với các NHTM trong nƣớc đi đôi với nới lỏng từng bƣớc các quy định hạn chế mang tính hành chính đối với các NHTM nhằm tạo môi trƣờng hoạt động kinh doanh minh bạch, lành mạnh, bình đẳng hơn cho hệ thống NHTMVN. Khi đó, áp lực cạnh tranh giữa các NHTM trong nƣớc với nhau và với các ngân hàng nƣớc ngoài sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho các NHTM này thay đổi và phát triển. Việc xoá bỏ bảo hộ, bao cấp và các quy định hạn chế nhƣ vậy phải gắn với lộ trình và nội dung hội nhập của ngành ngân hàng theo các cam kết khu vực và quốc tế. - Phải kết hợp chặt chẽ phƣơng pháp giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ của NHNN đối với các TCTD. Nâng cao trình độ và khả năng thanh tra của đội ngũ cán bộ thanh tra cùng với việc thiết lập hệ thống thông tin tín dụng bằng việc áp dụng công nghệ tin học hiệu quả. Các phƣơng pháp, công cụ quản lý, thanh tra, giám sát của NHNN cũng phải đƣợc đổi mới để đảm bảo hiệu quả cao hơn. Hiện nay, hoạt động thanh tra, giám sát của NHNN vẫn đƣợc thực hiện chủ yếu theo nguyên tắc kiểm tra tính tuân thủ các quy định hiện hành mà chƣa tập trung phân tích, đánh giá rủi ro tiềm tàng trong hoạt động của ngân hàng. Để tăng cƣờng khả năng phát hiện và ngăn ngừa các rủi ro tiềm tàng, các NHNN có thể nghiên cứu, áp dụng các phƣơng pháp, công cụ giám sát ngân hàng hiện đại hiện nay trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc giám sát của Uỷ ban giám sát ngân hàng BASEL, nhƣ Hệ thống giám sát ngân hàng CAMELS, SEER, và SCOR của Hoa Kỳ, RATE và TRAM của Anh, ORAP và SAABA của Pháp,…[1],[2]. - Thiết lập và hoàn thiện các quy chuẩn theo thông lệ quốc tế về chỉ số an toàn vốn, thực hiện chuẩn mực kế toán quốc tế ở tất cả các ngân hàng. - Chính phủ nên giảm thiểu các quy định có tính can thiệp vào quy trình nghiệp vụ, vào thẩm quyền và trách nhiệm đối với các quyết định kinh doanh và quyền tự chủ. Từng bƣớc trao quyền tự chủ cho các NHTMNN trong hoạt động vay thƣơng mại và hoạt động kinh doanh khác. Song trƣớc mắt vẫn cần tiếp tục hỗ trợ các ngân hàng trong việc cấp vốn điều lệ bổ sung từ nguồn trái phiếu Chính Phủ và xử lý triệt để các khoản nợ xấu, nợ khó đòi nhằm tăng năng lực tàI chính của các ngân hàng này. Tuy nhiên, về lâu dài cần xoá bỏ biện pháp cấp vốn điều lệ bổ sung từ Ngân sách Nhà nƣớc mà thay vào đó tiến hành cổ phần hoá tất cả các 99 NHTMNN nhằm tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các ngân hàng này đối với các hoạt động tài chính và kinh doanh của mình. Thực hiện các biện pháp hỗ trợ an toàn tín dụng, nhƣ tăng cƣờng chất lƣợng dịch vụ của Trung tâm thông tin tín dụng, thực hiện đánh giá tín nhiệm đối với các doanh nghiệp, xây dựng hệ thống cảnh báo sớm. 3.3.1.6. Hỗ trợ các doanh nghiệp phát hành và sử dụng CCCN. Cho đến nay, các doanh nghiệp trong nƣớc hầu nhƣ chƣa sử dụng các CCCN trong hoạt động thƣơng mại nội địa. Vì lẽ đó, trong thời gian đầu đƣa CCCN vào sử dụng, Nhà nƣớc cần có những ƣu đãi hợp lý cho các doanh nghiệp tham gia vào quan hệ CCCN nhằm khuyến khích và tạo thói quen sử dụng CCCN, cụ thể nhƣ: - Nhà nƣớc nên có chế độ hỗ trợ cho các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng CCCN nhƣ thành lập các dự án về xúc tiến các dịch vụ tài chính hỗ trợ các doanh nghiệp trong giao thƣơng, đầu tƣ. - Xây dựng, chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện khung pháp lý về CCCN trên tinh thần đơn giản hoá, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc phát hành và sử dụng CCCN của các doanh nghiệp. - Mở rộng phạm vi điều chỉnh hoạt động CCCN giúp cho tất cả các loại hình doanh nghiệp đều có thể tiếp cận và sử dụng CCCN phục vụ cho hoạt động thƣơng mại của mình. - Có chính sách ƣu đãi về thuế, lệ phí đối với các doanh nghiệp sử dụng CCCN trong thanh toán khi mua bán hàng hoá, dịch vụ, nộp thuế… - Tạo mọi điều kiện để CCCN của các doanh nghiệp có thể lƣu thông dễ dàng trên thị trƣờng bằng cách nới lỏng những tiêu chuẩn để một CCCN đƣợc phép chiết khấu tại NHTM cũng nhƣ tái chiết khấu ở NHNN; áp dụng mức lãi suất chiết khấu, tái chiết khấu, lãi suất tín dụng cầm cố CCCN ƣu đãi; có những quy định đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời thụ hƣởng CCCN… 3.3.2. Các giải pháp vi mô. 3.3.2.1. Các giải pháp đối với Ngân hàng Thương mại: Hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội tốt cho ngành Ngân hàng phát triển mạnh mẽ hơn. Bên cạnh đó, áp lực cạnh tranh từ phía các tổ chức tài chính-ngân hàng nƣớc ngoài cũng nhƣ yêu cầu hội nhập quốc tế cũng đòi hỏi hệ thống Ngân hàng 100 của Việt Nam cần đƣợc cải cách nhằm đáp ứng những nhu cầu ngày càng lớn đối với các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, trong đó có nhu cầu sử dụng CCCN trong hoạt động kinh tế.  Cơ cấu lại tổ chức và hoạt động: - Sắp xếp lại tổ chức bộ máy của các NHTM từ trung ƣơng đến chi nhánh theo hƣớng nâng cao hiệu quả kinh tế và phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội và thông lệ quốc tế. Việc mở rộng mạng lƣới các chi nhánh, phòng giao dịch cũng phải đƣợc hợp lý hoá trong mối tƣơng quan với định hƣớng, chiến lƣợc phát triển về chiều rộng và nguồn lực hiện có của từng ngân hàng cũng nhƣ với sự gia tăng về nhu cầu của ngƣời tiêu dùng trên từng khu vực thị trƣờng, tránh sự đầu tƣ mở rộng mạng lƣới ồ ạt, dàn trải, gây lãng phí các nguồn lực và làm giảm hiệu quả kinh doanh. Việc áp dụng các công cụ quản lý và công nghệ hiện đại cùng với việc đổi mới mô hình tổ chức hoạt động cần đi đôi với quá trình mở rộng mạng lƣới nhằm tăng hiệu quả quản lý và hiệu quả hoạt động của các chi nhánh, phòng giao dịch mới. Bên cạnh đó, xu thế phát triển mạnh mẽ của các dịch vụ ngân hàng trực tuyến nhƣ Internet Banking, Mobile Banking và E-Banking hiện tại và trong tƣơng lai, nhất là ở các đô thị và thành phố lớn sẽ làm giảm đi tƣơng đối nhu cầu giao dịch ngân hàng theo kiểu truyền thống, do đó cũng làm giảm áp lực về yêu cầu mở rộng mạng lƣới chi nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng. - Mở rộng quan hệ đại lý, hợp tác kinh doanh, phát triển sản phẩm, ứng dụng và chuyển giao công nghệ với các tổ chức tài chính nƣớc ngoài. Xúc tiến hiện diện thƣơng mại (chi nhánh, liên doanh, văn phòng đại diện và hình thức pháp nhân khác) của ngân hàng tại các thị trƣờng tài chính khu vực và quốc tế. - Mở rộng quy mô hoạt động đi đôi với tăng cƣờng năng lực tự kiểm tra, quản lý rủi ro, bảo đảm an toàn và hiệu quả kinh doanh. Phát triển các hệ thống quản lý của NHTM phù hợp với chuẩn mực, thông lệ quốc tế và điều kiện Việt Nam.  Tăng cƣờng năng lực tài chính: Năng lực tài chính của các NHTM nƣớc ta nhìn chung là kém, tất cả các chỉ số đều thấp so với các nƣớc trong khu vực. Do đó, để nâng cao năng lực tài chính, các ngân hàng nên thực hiện một số biện pháp sau: 101 - Tiếp tục hoàn thiện các giải pháp tăng vốn điều lệ của ngân hàng, nhƣ cấp bổ sung hoặc phát hành trái phiếu, cổ phiếu. Xem việc tăng vốn điều lệ nhƣ là một mục tiêu quan trọng. Mặc dù nhu cầu tăng vốn điều lệ để bổ sung vốn tự có nhằm tăng năng lực tài chính, khả năng thanh toán và độ an toàn trong hoạt động kinh doanh hiện nay của các NHTMCP là rất bức thiết, tuy nhiên cần có lộ trình và mức tăng nhất định phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh của từng ngân hàng. Việc tăng vốn cần có sự theo dõi, quản lý sát sao từ phía NHNN sao cho phù hợp với yêu cầu phát triển chung của nền tài chính tiền tệ quốc gia, tránh sự tăng vốn ồ ạt vì mục tiêu cục bộ của các ngân hàng, gây nên tình trạng hỗn loạn không kiểm soát đƣợc và cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng. Từ đầu năm 2006 đến nay, một số NHTMCP đã tăng vốn tự có bằng nguồn lợi nhuận để lại và phát hành cổ phiếu huy động thêm vốn. Bên cạnh đó, cũng có không ít ngân hàng có các cổ đông hiện tại đI vay vốn của ngân hàng khác mà mình có hay không có cổ phần để quay sang bổ sung vốn cho các ngân hàng này. Hiện tƣợng này cần đƣợc kiểm soát kịp thời để tránh gây khủng hoảng cục bộ trong hệ thống ngân hàng.[1] - Để tăng vốn tự có, cần có nhiều giải pháp, nhƣng mạnh dạn phát hành cổ phiếu dƣới dạng cổ phần không tham gia quản lý để tăng vốn điều lệ có khá nhiều tính khả thi. Ngoài việc bổ sung từ nguồn dự trữ và lợi nhuận giữ lại thì các ngân hàng nên tích cực và chủ động thu hút vốn từ phía các cổ đông đại chúng, nhất là các cổ đông nƣớc ngoài trên thị trƣờng OTC hoặc thông qua niêm yết cổ phiếu trên thị trƣờng chứng khoán tập trung, vì các cổ đông nƣớc ngoài có tiềm lực vốn lớn hơn hẳn các cổ đông trong nƣớc. Tính đến hết T9/2006, đã có ít nhất trên 10 tổ chức tài chính nƣớc ngoài, trong đó đa số là các NHTM, công ty tài chính, quỹ đầu tƣ hàng đầu thế giới tham gia sở hữu các NHTMCP lớn nhất Việt Nam với tỷ lệ góp vốn tối đa (30% vốn điều lệ) mà Nhà nƣớc cho phép. Chẳng hạn, 3 cổ đông nƣớc ngoài hiện nay của Sacombank là Quỹ đầu tƣ Dragon Financial Holdings (Anh), Công ty tàI chính IFC thuộc Ngân hàng thế giới WB và Ngân hàng ANZ (Australia). Và các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài khổng lồ khác nhƣ Deutsche Bank (Đức), Cathay Bank, Wachovia (Mỹ), BNP Paribas (Pháp),…cũng đang bày tỏ sự quan tâm đến việc đầu tƣ vào các NHTMCP lớn của Việt Nam nhƣ Eximbank, Techcombank, EAB, SouthernBank. Sự tham gia này cho thấy một tín hiệu đáng 102 mừng cho sự phát triển của các NHTMCP trong thời gian tới, vì ngoài việc đảm bảo nguồn lực tài chính cho các ngân hàng này, các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài còn giúp hoạt động quản trị, điều hành, giám sát của các ngân hàng này lành mạnh, chuyên nghiệp và hiệu quả hơn. - Đối với NHTM Nhà nƣớc hiện nay, Tỷ lệ an toàn vốn = (Vốn tự có / Tổng tài sản có rủi ro) chỉ bằng một nửa tỷ lệ an toàn vốn chuẩn quốc tế là 8%. Do đó, các NHTM cần phải nỗ lực nâng cao tỷ lệ an toàn vốn đạt và vƣợt tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế, đảm bảo sự hoạt động bên vững. Để nâng cao hệ số an toàn vốn, các ngân hàng ngoài việc phải có những biện pháp tăng quy mô vốn tự có còn phải có những chính sách và biện pháp quản lý tài sản hiệu quả để tăng chất lƣợng tài sản và hạn chế đến mức tối đa tài sản có rủi ro. Nhằm nâng cao chất lƣợng tài sản có, trƣớc hết các NHTMVN cần đẩy mạnh việc giải quyết nợ tồn đọng, nợ khó đòi qua đó nâng cao chất lƣợng tín dụng. - Đối với NHTM cổ phần cần có chính sách thúc đẩy, kể cả bắt buộc phải sát nhập để tăng quy mô và chuyên môn hoá hoạt động, tăng tính chuyên nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu cạnh tranh hội nhập. - Từng bƣớc cổ phần hoá theo nguyên tắc thận trọng, bảo đảm ổn định kinh tế xã hội và an toàn hệ thống ngân hàng. Mạnh dạn cho phép các ngân hàng nƣớc ngoài, ngƣời nƣớc ngoài có tiềm lực tài chính, công nghệ và quản lý tham gia vào quá trình cổ phần hoá một số NHTM quốc doanh. Đây đƣợc coi là biện pháp hiệu quả và quan trọng nhất hiện nay nhằm nâng cao quy mô vốn điều lệ và năng lực tài chính của NHTMNN. Giải pháp này nhận đƣợc nhiều ý kiến ủng hộ từ phía các chuyển gia trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng trong và ngoài nƣớc cũng nhƣ sự đồng tình của dƣ luận. Đây cũng là một giải pháp mà nhiều quốc gia trên thế giới đã áp dụng để tái cơ cấu hệ thống NHTMNN trƣớc khi mở cửa hội nhập tài chính ngân hàng của mình, qua đó tăng cƣờng vốn điều lệ, sức mạnh tài chính của các ngân hàng, đồng thời cải thiện cơ cấu tổ chức, trình độ quản lý điều hành và hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tuy nhiên, do vai trò và tầm ảnh hƣởng đặc biệt của các NHTMNN đối với nền kinh tế nên việc CPH các ngân hàng này đòi hỏi những lộ trình, bƣớc đi thận trọng. Thực tế triển khai CPH các NHTMNN cho thấy có không ít phức tạp, nhất là trong hoàn cảnh nƣớc ta lần đầu tiên thực 103 hiện CPH các NHTMNN. Và tiến trình CPH Vietcombank là một ví dụ điển hình. Cuối năm 2005, Thủ tƣớng Chính Phủ đã ký Quyết định số 230/2005/QĐ-TTg (ngày 21/9/2005) về việc CPH thí điểm Vietcombank. Hiện nay, Vietcombank đang trong quá trình CPH, hiện chƣa thể phát hành cổ phiếu ra công chúng do gặp không ít khó khăn: Thứ nhất là những vƣớng mắc về pháp lý, thứ hai là khó khăn trong việc thu hồi nợ và định giá ngân hàng trƣớc khi CPH, thứ ba là cơ chế quản trị điều hành chậm đƣợc đổi mới và thứ tƣ là việc quy định cụ thể về tỷ lệ vốn góp của Nhà nƣớc tại ngân hàng và vấn đề quản lý phần vốn của Nhà nƣớc. - Nhanh chóng tiến hành cơ cấu lại nợ của ngân hàng, giải quyết những khoản nợ tồn đọng, ngăn chặn nợ xấu phát sinh. Đẩy mạnh xử lý nợ xấu theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Giảm nợ xấu đi đôi với xây dựng cơ chế kiểm soát, giám sát hữu hiệu chất lƣợng tín dụng. Thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo thông lệ quốc tế và lập báo cáo tài chính theo tiêu chuẩn báo cáo tài chính quốc tế (IFRS). - Nếu cần thiết có thể thành lập cơ quan quản lý nợ độc lập (cả nợ Chính Phủ và doanh nghiệp nhà nƣớc) nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nợ và thúc đẩy việc xử lý các khoản nợ xấu, giải phóng vốn tồn đọng. - Tăng cƣờng quản lý các khoản trích lập dự phòng rủi ro nhằm tạo điều kiện hình thành các quỹ dự phòng cho hoạt động tín dụng một cách tập trung và kịp thời.  Đa dạng hoá danh mục các sản phẩm thanh toán và không ngừng nỗ lực nâng cao chất lƣợng sản phẩm dịch vụ thanh toán. Một trong những biện pháp quan trọng để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế lĩnh vực ngân hàng là các ngân hàng cần đa dạng hoá và nâng cao chất lƣợng của các sản phẩm dịch vụ đƣợc cung cấp. Hơn nữa, phát triển các dịch vụ thanh toán sẽ góp phần giúp các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh tiếp cận với các dịch vụ thanh toán hiện đại trong đó có phƣơng thức thanh toán bằng CCCN một cách thƣờng xuyên hơn, tránh đƣợc tình trạng bỡ ngỡ, e ngại: - Để thực hiện đa dạng hoá danh mục các sản phẩm thanh toán, các NHTMVN cần chú ý nghiên cứu, học tập kinh nghiệm các sản phẩm dịch vụ thanh 104 toán đang đƣợc các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới triển khai thành công, mặt khác cần có những điều tra cụ thể về nhu cầu thực tế trong nƣớc để có những sửa đổi, cải tiến cho kịp thời và phù hợp với thị trƣờng Việt Nam. Trên cơ sở đó, xây dựng chiến lƣợc mở rộng dịch vụ với những bƣớc đi cụ thể, có định hƣớng, phù hợp với năng lực, tránh đầu tƣ ồ ạt, dàn trải gây lãng phí các nguồn lực và kém hiệu quả. - Phát triển mạnh các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng trên cơ sở hệ thống công nghệ kỹ thuật và hệ thống thanh toán ngân hàng hiện đại, an toàn, tin cậy, hiệu quả. - Nâng cao các tiện ích thanh toán qua ngân hàng để khuyến khích các thành phần kinh tế, đặc biệt là tầng lớp dân cƣ sử dụng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng nhằm giảm thiểu lƣu thông tiền mặt. - Xem xét và điều chỉnh các quy định liên quan đến phƣơng tiện thanh toán để luôn phù hợp với điều kiện thực tế và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. - Tạo thêm nhiều sản phẩm gia tăng cho khách hàng trong quá trình giao dịch với ngân hàng. Phát triển đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ cũng sẽ góp phần phân tán và hạn chế bớt rủi ro trong quá trình hoạt động.  Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng: Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng và hệ thống thanh toán đã và đang đƣợc thực hiện tại một số NHTM Quốc doanh và những đầu tƣ đáng kể của các NHTMCP vào công nghệ đã cho thấy những nỗ lực đầu tƣ vào công nghệ mới từ phía các NHTM trong nƣớc. Công nghệ ngân hàng nƣớc ta dù đƣợc chú trọng trong thời gian qua nhƣng vẫn bị đánh giá là yếu kém. Hiện nay, nhiều ngân hàng đã triển khai các phần mềm hiện đại với chức năng hoạt động giao dịch trực tuyến (online). Trong thời gian tới, cần chọn lựa hệ thống công nghệ hiện đại, đáp ứng những thông số kỹ thuật theo tiêu chuẩn quốc tế để thực hiện nghiệp vụ kinh doanh và quản lý. Nhìn chung, các phần mềm mà một số NHTM đang ứng dụng đều là những phần mềm thế hệ mới đƣợc nhiều ngân hàng trên thế giới đang sử dụng. Tuy nhiên, công tác triển khai chậm và khi triển khai xong, một số bộ phận lại chƣa tạo 105 đƣợc một cơ chế nhằm khai thác hiệu quả công nghệ đó. Do đó, các NHTM cần đẩy nhanh việc ứng dụng, đào tạo cán bộ đủ khả năng tiếp nhận kỹ thuật mới. Cùng với hiện đại hoá công nghệ, các NHTM cần có chính sách khai thác công nghệ hiệu quả thông qua việc phát triển những sản phẩm và nhóm sản phẩm dựa trên công nghệ cao nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh về sản phẩm. Đẩy mạnh liên doanh, liên kết và hợp tác với các tổ chức trong nƣớc và nƣớc ngoài về kinh doanh, nghiên cứu và phát triển công nghệ kỹ thuật ngân hàng về CCCN để nhanh chóng tiếp cận với các công nghệ, quản trị và dịch vụ ngân hàng mới phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế. Để thực hiện giải pháp này, điều quan trọng là các ngân hàng phải biết tích luỹ và tập trung vốn cho đầu tƣ phát triển công nghệ ngân hàng hiện đại bởi vốn là điều kiện tiên quyết giúp các ngân hàng đổi mới và hiện đại hoá công nghệ ngân hàng.  Xây dựng và hoàn thiện nghiệp vụ liên quan đến CCCN: Trong điều kiện hội nhập tài chính quốc tế, các NHTM phải đối mặt với mức độ cạnh tranh ngày một khốc liệt. Ngày nay, cạnh tranh giữa các ngân hàng không chỉ bằng lãi suất, biểu phí, mà ƣu thế của các ngân hàng còn nằm ở việc cung cấp các dịch vụ, sản phẩm mới nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. CCCN là phƣơng tiện thanh toán hiện đại mới mẻ ở Việt Nam nhƣng đã đƣợc sử dụng phổ biến ở nhiều nƣớc trên thế giới, đặc biệt là trong các nghiệp vụ chuyên môn của ngân hàng. Việc xây dụng và hoàn thiện các nghiệp vụ có sử dụng CCCN ở các NHTM không chỉ nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế mà còn đem lại cho các NHTM nguồn thu đáng kể. Các NHTM nên mở rộng các hoạt động dịch vụ mới, đa dạng hoá các hình thức tài trợ của ngân hàng gắn liền với CCCN, cũng nhƣ các nghiệp vụ liên quan đến CCCN nhƣ: chiết khấu, bảo lãnh thanh toán, chấp nhận và chấp nhận hoàn trả, cho vay thấu chi, bao thanh toán… - Nghiệp vụ bảo lãnh: Các NHTM Việt Nam mới chỉ có nghiệp vụ bảo lãnh vay nợ nƣớc ngoài kèm sử dụng kỳ phiếu mà chƣa có nghiệp vụ bảo lãnh thƣơng phiếu riêng biệt. Trên thực tế nhu cầu cần NHTM đứng ra bảo lãnh thƣơng phiếu không phải là ít. Thƣơng phiếu đƣợc sự bảo lãnh của ngân hàng sẽ lƣu thông dễ dàng hơn, cũng nhƣ tạo đƣợc sự tin tƣởng cho ngƣời thụ hƣởng thƣơng phiếu. 106 Khách hàng đƣợc NHTM bảo lãnh thƣơng phiếu gồm: ngƣời bị ký phát, ngƣời phát hành, ngƣời chuyển nhƣợng là các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức có nhu cầu. - Nghiệp vụ bao thanh toán: Thực tế ở Việt Nam, các NHTM chủ yếu cung cấp các giải pháp tài trợ thƣơng mại truyền thống nhƣ phƣơng thức tín dụng chứng từ, cho vay thế chấp tài sản là hàng hoá hoặc nhà xƣởng. Trong khi đó, bao thanh toán- một phƣơng thức tài trợ thƣơng mại hiệu quả đã rất phát triển trên thế giới- vẫn chƣa đƣợc nhiều ngân hàng phát triển đúng mức. - Nghiệp vụ nhờ thu: Ngƣời thụ hƣởng có thể ký hậu chuyển nhƣợng quyền thu tiền CCCN cho ngân hàng để nhờ ngân hàng thu hộ tiền. Ngân hàng thu hộ sẽ thu phí nhờ thu và tuân thủ đúng các quy trình, thủ tục theo quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam. - Nghiệp vụ chấp nhận: NHTM xem xét cấp tín dụng cho doanh nghiệp mua hàng hoá, dịch vụ thông qua việc ký chấp nhận những hối phiếu đòi nợ họ. Đến hạn thanh toán, hối phiếu đã đƣợc NHTM ký chấp nhận sẽ đƣợc ngân hàng thanh toán cho ngƣời thụ hƣởng và ngân hàng sẽ thu hồi nợ theo thoả thuận với khách hàng. NHTM đứng ra ký chấp nhận sẽ thu một khoản phí gọi là phí dịch vụ chấp nhận thƣơng phiếu. Để phát triển các nghiệp vụ trên, nhìn chung trong thời gian tới các NHTM cần: + Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện quy trình, thủ tục tiến hành nghiệp vụ liên quan CCCN đƣợc hiệu quả hơn. Xây dựng các quy trình riêng về cung cấp dịch vụ bảo lãnh, chiết khấu, bao thanh toán CCCN. Căn cứ vào các quy định của pháp luật về CCCN để xây dựng các quy trình này cho phù hợp với tình hình hoạt động, quy mô, năng lực và định hƣớng phát triển của từng ngân hàng. + Cải cách hệ thống kế toán ngân hàng trong hạch toán các nghiệp vụ liên quan CCCN phù hợp chuẩn mực kế toán quốc tế. + Xây dựng hệ thống phí các dịch vụ liên quan CCCN nhằm đảm bảo tính cạnh tranh, hiệu quả, tránh các khoản thu phí bất hợp lý đối với khách hàng, cũng nhƣ ngăn chặn hiện tƣợng tiêu cực phát sinh trong quá trình thực hiện nghiệp vụ của nhân viên ngân hàng. 107 + Chuẩn bị tốt các điều kiện về vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, cũng nhƣ về con ngƣời nhằm tạo cơ sở thuận lợi cho việc thực hiện các nghiệp vụ.  Nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhân viên ngân hàng: Xây dựng chiến lƣợc đào tạo và sử dụng cán bộ có nghiệp vụ chuyên môn cao nên đƣợc các NHTM coi là mục tiêu, động lực phát triển trong những năm tới đây. Các NHTM nên có các chƣơng trình đào tạo và đào tạo lại cán bộ nhằm thực hiện tốt các nghiệp vụ ngân hàng hiện đại. Các cán bộ ngân hàng phải thực sự hiểu về bản chất của CCCN, nắm vững quy trình nghiệp vụ thao tác, có khả năng đƣa ra những giải pháp xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình sử dụng CCCN, qua đó giảm thiểu rủi ro và nâng cao tính hiệu quả, chính xác trong nghiệp vụ liên quan đến CCCN. Tuy nhiên, việc bồi dƣỡng, nâng cao trình độ, năng lực của cán bộ cần phải đƣợc chú trọng cả về kiến thức lẫn kinh nghiệm thực tế. Các NHTMVN nên thƣờng xuyên tổ chức các khoá, các chƣơng trình đào tạo mới và đào tạo nâng cao đối với cán bộ công nhân viên với sự tham gia giảng dạy của các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực tài chính ngân hàng cũng nhƣ các lĩnh vực khác có liên quan nhằm không ngừng nâng cao trình độ nhận thức và kỹ năng nghiệp vụ của họ, nhất là các kỹ năng, kiến thức về nghiệp vụ giao dịch ngân hàng hiện đại, về chính sách, pháp luật có liên quan đến thanh toán quốc tế của các quốc gia và quốc tế nhằm đáp ứng yêu cầu của công việc trong thời kỳ hội nhập. Các ngân hàng cần khuyến khích các cán bộ ngân hàng nghiên cứu áp dụng thuần thục các quy định, luật quốc gia, quốc tế và tập quán thƣơng mại về CCCN cũng là giải pháp giúp nâng cao chất lƣợng chuyên môn sử dụng CCCN. Ngoài ra, ngân hàng có thể hỗ trợ và tạo điều kiện giúp đỡ cho cán bộ nhân viên tự học hỏi và nâng cao trình độ thông qua các khoá đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ trong và ngoài nƣớc. Công tác nghiên cứu khoa học trong nội nộ các ngân hàng cũng cần đƣợc quan tâm và đầu tƣ thích đáng nhằm cổ vũ tinh thần ham học hỏi, tinh thần sáng tạo và đóng góp sáng kiến, giải pháp hữu ích của đội ngũ cán bộ nhân viên, thông qua có chế độ hỗ trợ nghiên cứu khoa học và thƣởng cho những ý kiến sáng tạo của nhân viên. 108 3.3.2.2. Giải pháp đối với các doanh nghiệp Doanh nghiệp là những chủ thể kinh tế trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, trao đổi, kinh doanh hàng hoá và tạo ra của cải vật chất xã hội. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, doanh nghiệp là chủ thể quan trọng, chính yếu đóng vai trò cầu nối đƣa đất nƣớc hội nhập sâu rộng vào đời sống khu vực và quốc tế. Trên thực tế, thiếu vốn đã và vẫn đang là cản trở không nhỏ thách thức nhiều doanh nghiệp trên con đƣờng phát triển. Và một trong những lý do chủ yếu là do các doanh nghiệp còn chƣa hoặc lúng túng trong việc sử dụng các công cụ tín dụng hiện đại (hối phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu…) bên cạnh phƣơng pháp vay vốn ngân hàng truyền thống. Để các công cụ tín dụng ngắn hạn nhƣ CCCN thực sự trở thành công cụ hiệu quả giúp các doanh nghiệp giải quyết vấn đề khó khăn về vốn và tình trạng nợ nần dây dƣa, bản thân các doanh nghiệp cần đƣa ra một số giải pháp nhƣ:  Nâng cao nhận thức về CCCN Ý thức đƣợc tầm quan trọng của CCCN sẽ là cơ sở khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng chúng một cách thƣờng xuyên hơn trong giao dịch thƣơng mại của mình. Thực tế ở Việt Nam cho thấy, các doanh nghiệp còn hiểu biết rất mơ hồ và hạn chế về CCCN. Cán bộ nghiệp vụ, đặc biệt là cấp quản lý của doanh nghiệp cần có những hiểu biết cơ bản nhất định về CCCN và những nghiệp vụ liên quan đến CCCN. Doanh nghiệp cần phải nhất quán trong nhận thức coi CCCN là công cụ tín dụng ngắn hạn hữu hiệu, qua đó thấy đƣợc cơ hội và lợi ích mà việc sử dụng CCCN sẽ đem lại cho doanh nghiệp.  Chủ động tìm hiểu các quy định pháp luật về CCCN: Nhằm sử dụng đúng, hợp pháp và phát huy hiệu quả mà CCCN đem lại, các doanh nghiệp, chủ thể tham gia trực tiếp vào quan hệ CCCN, cần tìm hiểu và nắm rõ các quy định, văn bản pháp lý điều chỉnh CCCN. Trong quá trình sử dụng CCCN, dựa trên kinh nghiệm và thực tế áp dụng, các doanh nghiệp có thể đóng góp, xây dựng ý kiến nhằm đƣa các quy định pháp luật về CCCN gần gũi và thiết 109 thực hơn với đời sống kinh tế. Đến lƣợt mình, các quy định này lại tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh.  Thực hiện công khai minh bạch hoá tài chính: Để nâng cao hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trƣờng thì công khai minh bạch hoá tài chính là một hƣớng đi đúng đắn. Công khai tài chính nhằm đảm bảo minh bạch tình hình tài chính, số liệu thông tin trung thực, khách quan và phát hiện kịp thời hành vi vi phạm chế độ quản lý tài chính, chế độ kế toán của doanh nghiệp. Với thông tin công khai tài chính, các chủ nợ có thông tin để giám sát đánh giá khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp, qua đó giảm thiểu rủi ro và tăng tính an toàn, hiệu quả trong quá trình sử dụng CCCN nhƣ là một công cụ cho vay ngắn hạn giữa các doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với các tổ chức, cá nhân khác.  Nâng cao năng lực vốn của doanh nghiệp: Số liệu của Tổng cục thống kê cho thấy, tính đến hết ngày 1/1/2004, cả nƣớc có 72.012 doanh nghiệp thực tế hoạt động với tổng số vốn là 1.724.558 tỷ đồng (nếu quy đổi ra đô la Mỹ (thời điểm năm 2003) thì quy mô vốn của các doanh nghiệp ở Việt Nam chỉ tƣơng đƣơng với một tập đoàn đa quốc gia cỡ trung bình trên thế giới) Nhƣ vậy, có thể thấy đại đa số các doanh nghiệp đang hoạt động trong tình trạng không đủ vốn cần thiết, đã ảnh hƣởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh cũng nhƣ năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế. Đây là điều đáng lo khi các chính sách - bảo hộ của Nhà nƣớc từ năm 2006 hầu nhƣ không còn nữa vì theo lịch trình giảm thuế quan cho khu vực mậu dịch tự do ASEAN - AFTA. Những khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn của các doanh nghiệp là rất lớn, trong khi vốn tồn đọng còn nhiều trong các nguồn và việc huy động vốn trong dân vào đầu tƣ sản xuất, kinh doanh chƣa đƣợc cải thiện. Các doanh nghiệp Nhà nƣớc đƣợc ƣu đãi hơn về vốn trƣớc hết là đƣợc cấp vốn ban đầu từ ngân sách, cấp đất xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh... Còn các doanh nghiệp ngoài Nhà nƣớc, doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài chủ yếu dựa vào vốn tự có của cá nhân. Với khả năng tiếp cận nguồn vốn hạn chế, 110 các doanh nghiệp có tình trạng phổ biến là chiếm đụng vốn lẫn nhau, làm lây nhiễm rủi ro giữa các doanh nghiệp. 111 KẾT LUẬN Từ những kết quả nghiên cứu đã đƣợc trình bày, đề tài đi đến một số kết luận sau: Công cụ chuyển nhƣợng ra đời trên cơ sở tín dụng thƣơng mại và tín dụng ngân hàng. Với đặc tính là một chứng chỉ có giá và khả năng dễ dạng chuyển nhƣợng, CCCN trở thành một phƣơng tiện thanh toán và công cụ tín dụng quan trọng trong hoạt động kinh tế. Ngày nay, CCCN đƣợc sử dụng rất phổ biến trong quan hệ thƣơng mại quốc tế, thƣơng mại nội địa và các giao dịch vay nợ quốc tế của nhiều nƣớc trên thế giới. Trong xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá và đứng trƣớc yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế trong đó có hội nhập thị trƣờng tài chính thế giới, việc đƣa các loại CCCN với tƣ cách là phƣơng tiện thanh toán, công cụ tín dụng phổ biến trong nền kinh tế thị trƣờng vào nền kinh tế nƣớc ta là đòi hỏi khách quan và cấp thiết. Phát triển việc sử dụng CCCN ở Việt Nam trong những năm tới là hƣớng đi đúng đắn góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của quá trình hội nhập. Đi vào phân tích thực trạng sử dụng CCCN ở Việt Nam hiện nay có thể thấy các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến CCCN đƣợc ban hành nhiều song chƣa thực sự khuyến khích việc phát hành và lƣu thông CCCN. Việc sử dụng CCCN còn hạn chế ở cả chủng loại, nghiệp vụ và đối tƣợng tham gia. Các CCCN hầu nhƣ chƣa đi vào cuộc sống, chƣa thực sự phát huy hết vai trò và chức năng của nó đối với nền kinh tế quốc dân. Thực tiễn cho thấy các CCCN chƣa phát triển ở nƣớc ta là do một số nguyên nhân nhất định, song chủ yếu là do nội tại yếu kém của nền kinh tế cộng thêm nhận thức, hiểu biết hạn chế và chƣa có thói quen sử dụng các công cụ thanh toán hiện đại nhƣ CCCN của ngƣời dân. Trên cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng sử dụng CCCN ở Việt Nam trong thời gian qua, đề tài đề xuất một số các giải pháp đồng bộ trên cơ sở định hƣớng của Đảng- Nhà nƣớc, phù hợp với thực tại của nền kinh tế nƣớc ta, nhằm góp phần phát triển việc sử dụng CCCN đáp ứng yêu cầu hội nhập tài chính quốc tế. Trong những giải pháp này, không có giải pháp nào là quan trọng nhất và mỗi giải pháp đều có những tác động tích cực và tiêu cực nhất định, đòi hỏi phải đƣợc vận dụng một cách đồng bộ, linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế. Dự báo trong tƣơng lai, khi những giải pháp này đƣợc thực hiện thành công, chúng ta hoàn toàn có thể tin tƣởng CCCN sẽ trở 112 thành một phƣơng tiện thanh toán và công cụ tín dụng đƣợc sử dụng thƣờng xuyên và phổ biến ở nƣớc ta. 113 KIẾN NGHỊ Trong năm 2006, Chính phủ chƣa ban hành Nghị định hƣớng dẫn thực hiện Luật các CCCN. Từ đó NHNN Việt Nam không thể ban hành thông tƣ hƣớng dẫn thi hành Luật các CCCN. Tuy nhiên, để việc thực thi Luật có hiệu quả, trƣớc hết, Chính phủ và các cơ quan Nhà nƣớc có liên quan cần nhanh chóng ban hành Thông tƣ, Nghị định hƣớng dẫn thi hành Luật để làm rõ thêm một số nội dung đƣợc quy định trong Luật, một số nội dung mang tính kỹ thuật, nghiệp vụ cần có văn bản hƣớng dẫn thêm nhƣ thủ tục nhờ thu hối phiếu qua ngƣời thu hộ, chiết khấu, tái chiết khấu hối phiếu,…Xây dựng cơ sở pháp lý chặt chẽ, rõ ràng, hợp lý sẽ tạo niềm tin và kích thích, khuyến khích cho các doanh nghiệp sử dụng CCCN trong thực tế. Đối với các NHTM, trƣớc mắt nên hoàn thiện, nâng cao chất lƣợng các nghiệp vụ liên quan CCCN nhƣ nghiệp vụ chiết khấu, bảo lãnh và tiến tới phát triển các dịch vụ cao hơn là Factoring, Forfaiting. Căn cứ vào các quy định, Nghị định và văn bản hƣớng dẫn về CCCN, các NHTM cần xây dựng và hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ cho phù hợp với tình hình hoạt động, khả năng và định hƣớng phát triển của ngân hàng mình. Để khuyến khích hơn nữa việc sử dụng CCCN trong hoạt động thƣơng mại nội địa, NHTM nên áp dụng một cơ chế lãi suất chiết khấu CCCN và biểu phí ƣu đãi, kết hợp với gia tăng hạn mức cho vay cầm cố CCCN. Đồng thời, các NHTM cũng cần chuẩn bị mọi điều kiện về vật chất, hạ tầng kỹ thuật, nghiệp vụ và con ngƣời để đƣa CCCN vào sử dụng rộng rãi trong hoạt động tín dụng thƣơng mại và tín dụng ngân hàng. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp bán hàng hoá thể hiện bằng: (1) Hoá đơn do Tổng cục thuế in và nhƣợng lại cho doanh nghiệp (hoá đơn đỏ); (2) Hoá đơn bán hàng chính thống, do doanh nghiệp tự in, có sự chuẩn y của Tổng cục thuế nhƣ hoá đơn thu cƣớc điện thoại, tiền điện lực đang sử dụng…(3) Hoá đơn bán hàng không chính thống. Vậy, câu hỏi đặt ra là: (i) Hối phiếu đòi nợ, nhận nợ do cơ quan quản lý Nhà nƣớc nào in ấn, quản lý và nhƣợng lại cho doanh nghiệp; (ii) Doanh nghiệp sử dụng hối phiếu đòi nợ, khi giao hàng cho bên mua bên bán hàng có phải viết hoá đơn bán hàng (hoá đơn đỏ) do tổng cục thuế in hay không. Trong 114 bộ hồ sơ xuất khẩu hàng hoá, giấy tờ minh chứng cho việc xuất khẩu hàng hoá là hoá đơn bán hàng do Tổng cục thuế in và nhƣợng lại cho doanh nghiệp. Vậy theo Luật các CCCN, khi bán hàng chịu (tín dụng thƣơng mại) bên bán hàng vừa viết hoá đơn do Tổng cục thuế in, vừa phải viết hối phiếu đòi nợ hay sao? Muốn Luật CCCN đi vào cuộc sống, Chính phủ và các Bộ ngành liên quan cần làm rõ trƣờng hợp nào sử dụng hối phiếu nhận nợ, trƣờng hợp nào sử dụng hối phiếu đòi nợ. Thiết nghĩ, các doanh nghiệp có thể dùng hoá đơn do tổng cục thuế in để làm hối phiếu đòi nợ hoặc kỳ phiếu và dùng con dấu có cụm từ “hối phiếu” hoặc “kỳ phiếu” đóng lên hoá đơn đỏ bán hàng chịu là đủ. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng nên xây dựng quỹ dự phòng thanh toán CCCN. Bởi lẽ, quan hệ CCCN đƣợc xây dựng trên cơ sở tín dụng thƣơng mại. Rủi ro đối với CCCN phát sinh là do ngƣời trả tiền CCCN không thanh toán đúng hạn hoặc thanh toán không đầy đủ. Trong trƣờng hợp CCCN đƣợc chuyển nhƣợng mà không đƣợc ngƣời trả tiền thanh toán đầy đủ hoặc đúng hạn thì ngƣời ký phát CCCN phảI thanh toán CCCN đó cho ngƣời thụ hƣởng. Rủi ro là một hiện tƣợng khách quan liên quan đến hoặc có ảnh hƣởng đến việc thanh toán CCCN mà ngƣời ký phát có thể thấy đƣợc, nhƣng lại không biết đƣợc rủi ro này xảy ra vào lúc nào, ở đâu và hậu quả của rủi ro ảnh hƣởng đến việc thanh toán CCCN đến mức độ nào. Vì vậy, việc thành lập quỹ dự phòng rủi ro để phòng ngừa rủi ro đối với CCCN mà mình ký phát là biện pháp hữu ích giúp cho doanh nghiệp chủ động ứng phó khi gặp khó khăn đồng thời giảm thiểu thiệt hại có thể xảy ra. 115 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt: 1. Phạm Thanh Bình (2005), Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 2. Lê Văn Hinh, Trần Đại Bằng (2006), Tương lai về loại hình ngân hàng thương mại nhà nước ở Việt Nam, NXB Thống kê, tr.24-131, Hà Nội. 3. Đào Mạnh Hùng (2006), “Bàn về phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của các NHTM”, Tập san Ngân hàng Nhà nước, (Số 8). 4. Nguyễn Thị Mùi (2006), “Hoàn thiện các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng”, Tạp chí nghiên cứu tài chính kế toán, (Số 9). 5. Trần Hoàng Ngân (2006), “Giải pháp phát triển sử dụng séc cá nhân trong hoạt động thanh toán tại Việt nam”, Tạp chí Ngân hàng, (Số 12). 6. Hoàng Hoa Sơn (2006), Tìm hiểu Luật các công cụ chuyển nhượng, NXB Lao động, Hà nội. 7. Lê Văn Tề (2004), Thanh toán quốc tế, NXB Lao động-Xã hội, Hà Nội. 8. Đào Minh Tú (2006), “Một số vấn đề nhằm ổn định và phát triển thị trƣờng tín dụng ở nƣớc ta”, Tạp chí Ngân hàng, (Số 1). 9. Đinh Xuân Trình (2002), Giáo trình Thanh toán quốc tế, NXB Giáo dục, Hà Nội. 10. Đinh Xuân Trình, Đặng Thị Nhàn (2006), Thị trường thương phiếu ở Việt Nam, NXB Lao động-Xã hội, Hà Nội. 11. Đinh Xuân Trình (2005), Giải pháp phát triển thị trường thương phiếu nhằm phát triển hoạt động thương mại ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Trƣờng Đại học Ngoại thƣơng, Hà nội. 12. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2005), Quy định về tỉ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, Hà Nội. 116 13. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2005), Quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, Hà Nội. 14. Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam (2005), Luật Các Công cụ chuyển nhượng, Hà Nội. 15. Văn phòng quốc hội-Vụ kinh tế và ngân sách (2006), Đề cương giới thiệu luật các công cụ chuyển nhượng, Vụ phổ biến giáo dục pháp luật, Bộ Tƣ pháp, Hà Nội. 16. UNDP (2005), Báo cáo đánh giá danh mục nợ, Dự án của chính phủ Việt Nam VIE/01/010 Tăng cƣờng năng lực quản lý nợ nƣớc ngoài hiệu quả và bền vững,. 17. Báo cáo thƣờng niên của các NHTM Việt Nam các năm 1999, 2000, 2001, 2002, 2003, 2004, 2005, 2006 18. Báo cáo Vụ quản lý Ngoại hối, Ngân hàng Nhà nƣớc các năm 1999, 2000, 2001, 2002, 2003, 2004, 2005, 2006 19. Luật Thƣơng mại Việt Nam 1997 20. Luật các Tổ chức tín dụng 1997 21. Luật Ngân hàng Nhà nƣớc 1997 22. Pháp lệnh thƣơng phiếu 1999 Tài liệu tiếng Anh: 23. Law of Bill of Exchange of England (1882) 24. Law of the People’s Republic of China on Negotiable Instrument (1996) 25. Uniform Commercial Codes 1995 Revision of America (1995) Các trang Website: www.federalreserve.gov www.mof.gov.vn www.mot.gov.vn www.negotiableinstruments.net www.stb.gov.vn 117 www.uncitral.org www.undp.org.vn www.vir.com.vn www.vneconomy.com.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3167_4655.pdf
Luận văn liên quan