Trên đây là một vài giải pháp đề xuất trong tiếp cận, xây dựng và phát triển
nền kinh tế tri thức. Có thể khẳng định trong tương lai gần kinh tế tri thức là đặc
trưng của toàn nhân loại. Vì vậy để có thể tiến nhanh đến nền kinh tế tri thức
không có cách nào khác hơn là đầu tư cho sự phát triển con người nhất là cho các
trường đại học mà cụ thể là sinh viên.
14 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2603 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Phép biện chứng triết học Mac-Lênin vào quá trình xây dựng nền kinh tế tri thức giữa thời cơ và thách thức của nước ta hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Phép biện chứng triết học Mac-lênin vào quá
trình xây dựng nền kinh tế tri thức giữa thời
cơ và thách thức của nước ta hiện nay
phần i : lời nói đầu
Thế giới đã bước sang năm 2002 , loài người đang đi những bước đi vững
chắc của mình trong công cuộc làm chủ thế giới .Những cuộc cách mạng khoa học
kĩ thuật , những phát minh , những thành tựu trong mọi lĩnh vực không ngừng gia
tăng và ngày càng được áp dụng nhiều trong thục tiễn. Đất cước chúng ta cùng tồn
tại trong một thế giới không ngừng biến đổi vận động ấy.Chúng ta đang sống
trong thời đại mà sự biến đổi diễn ra sâu sắc mạnh mẽ chưa từng có trong lịch sử
.Tính đến nay đất nước đã trải qua hai thập liên của nền kinh tế tri thức ,các công
nghệ cao phát triển như vũ bão và đã đạt được những thành tựu kì diệu mà trước
đâu vài thập liên con người chưa dự báo được và cũng ít dãm mơ ước tới . Đặc
biệt là trong thập liên 90 các thành tựu về công nghệ thông tin như công nghệ web,
internet , thực tế ảo , thương mại điện tử ...Cùng với những thành tựu về công
nghệ sinh học : công nghệ gen , nhân bản vô tính ... đang tác động mạnh mẽ ,sâu
sắc làm đảo lộn toàn bộ nền kinh tế thế giới và toàn bộ xã hội loài người đưa con
gnười vào thời đại tri thức . Mặc dù đã đạt được những thành tựu nhưng vấn đề
của nền kih tế tri thức luôn luôn đặt ra những thách thức cho các nhà nghiên cứu
khoa học .Nước ta so với thế giới vẫn là một nước nghèo vì thế mà nền kinh tế tri
thức vẫn còn gặp phải những mặt yêú kém và hạn chế . Chính vì vậy mà chúng ta
phải nghiên cứu nền kinh tế tri thức tìm hướng đi đúng đắn cho nền kinh tế tri thức
, phù hợp với điều kiện ,hoàn cảnh đất nước ,phù hợp với khu vực ,với thế giới và
thời đại.Điều đó cũng có nghĩa là chúng ta phải phân tích nền kinh tế tri thức giữa
thời cơ và thách thức đối với đất nước ta hiện nay .Trong tổng thể các mối liên hệ
,trong sự phát triển vận động không ngừng của nền kinh tế tri thức cần phải sử
dụng quan điểm lịch sử cụ thể , quan điểm rút ra từ hai nguyên lý cơ bản của phép
biện chứng triết học Mac-lênin vào quá trình xây dựng nền kinh tế tri thức giữa
thời cơ và thách thức của nước ta hiện nay.
phần II- nội dung chính.
Chương i – cơ sở nghiên cứu.
I. Cơ sở lí luận.
1) Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật.
Nội dung nguyên lý: Mọi sự vật hiện tượng của giới tự nhiên, xã hội, tư duy
đều nằm trong mối liên hệ biện chứng với nhau, tác động qua lại lẫn nhau ràng
buộc nương tựa, qui định lẫn nhau làm tiền đề điều kiện cho sự tồn tại và phát
triển của nhau. Mối liên hệ này chẳng những diễn ra ở mọi sự vật hiện tượng trong
tự nhiên, trong xã hội, trong tư duy mà còn diễn ra giữa các yếu tố, các mặt khác
của qú trình của mỗi sự vật hiện tượng. Mối liên hệ trước đây là khách quan, nó
bắt nguồn từ tính thống nhất vật chất của thế giới biểu hiện trong quá trình tự
nhiên, xã hội và tư duy.
Mối quan hệ của sự vật hiện tượng trong thế giới là đa dạng và nhiều vẻ: có
mối liên hệ bên trong và bên ngoài, trực tiếp và gián tiếp, cơ bản và không cơ bản,
chủ yếu và thứ yếu.
a) Nguyên lý về sự phát triển của phép biện chứng.
Nội dung nguyên lý: Mọi sự vật hiện tượng của thế giới đều không ngừng
biến đổi và chuyển hoá lẫn nhau, cái mới kế tiếp cái cũ, giai đoạn sau kế thừa giai
đoạn trước tạo thành quá trình tiến lên mãi mãi. Phát triển là khuynh hướng thống
trị thế giới. Nguồn gốc nguyên nhân của sự phát triển là sự thống nhất và đấu tranh
của các mặt đối lập. Cách thức hình thái của sự phát triển là sự thay đổi về lượng
dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại. Khuynh hướng của sự phát triển là đi từ
thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. Sự phát
triển chỉ hoàn thiện khi ta so sánh các hình thức tồn tại của sự vật ở các thời điểm
khacs nhau trên trục thời gian quá khứ-hiện tại-tương lai.
b) Cơ sở khách quan của quan điển lịch sử cụ thể.
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển là cơ sở hình
thành quan điểm lịch sử cụ thể như mọi sự vật hiện tượng của thế giới vật chất đều
tồn tại vận động và phát triển trong những điều kiện không gian và thời gian cụ thể
xác định. Điều kiện không gian và thời gian có ảnh hưởng trực tiếp đến tính chất,
đặc điểm của sự vật. Cùng một sự vật nhưng nếu tồn tại trong những điều kiện
không gian thời gian cụ thể khác nhau, thậm chí có thể làm thay đổi hẳn bản chất
của sự vật.
c) Không gian và thời gian.
Không gian phản ánh thuộc tính của các đối tượng vật chất, có vị trí, có hình
thức kết cấu, có dộ dài ngắn cao thấp. Không gian biểu hiện sự cùng tồn tại và
tách biệt của các sự vật với nhau, biểu hiện bản tính của chúng, trật tự phân bổ của
chúng.
Thời gian phản ánh thuộc tính của các quá trình vật chất diễn ra nhanh hay
chậm, kế tiếp nhau theo một trật tự nhất định. Thời gian biểu hiện tốc độ và trình
tự diễn biến của quá trình vật chất, tính tách biệt giữa các giai đoạn khác nhau của
quá trình đó, trình tự xuất hiện và mất đi của các sự vật hiện tượng.
Không gian và thời gian như vậy là những hình thức tồn tại của vật chất, là
những thuộc tính chung vốn có của các dạng vật chất cụ thể. Không gian và thời
gian tồn tại khchs quan và có sự biến đổi phụ thuộc vào vật chất vận động.
d) Yêu cầu cảu quan điểm lịch sử cụ thể(có 3 yêu cầu).
Thứ nhất, khi xem xét cải biến sự vật phải đặt nó trong điều kiện không gian
thời gian cụ thể của nó, phải phân tích xem những điều kiện không gian thời gian
ấy có ảnh hưởng như thế nào đến tính chất đặc điểm của sự vật, phải phân tích cụ
thể mọi tình hình cụ thể ảnh hưởng đến sự vật.
Thứ hai, khi nghiên cứu một lý luận, một luận điểm khoa học nào đó cần phải
phân tích nguồn gốc xuất xứ, hoàn cảnh làm nảy sinh lí luận đó. Có như vậy đánh
giá đúng giá trị và hạn chế của lý luận đó.
Thứ ba, khi vận dụng một lý luận nào đó vào thực tiễn giải thích đến điều
kiện cụ thể của nơi được vận dụng.
2) Thế nào là nền kinh tế tri thức?
Loài người đang chứng kiến sự ra đời của một xu hướng phát triển mới, phát
triển nền kinh tế dựa trên tri thức.
Nền kinh tế tri thức đã và đang hoàn thành ở nhiều nước phát triển hiện nay
sẽ trở thành một xu thế quốc tế trong một hoặc hai thập kỷ tới. Xu thế này là thời
cơ và thách thức đối với chúng ta chớp lấy thời cơ và chấp nhận thách thức để phát
triển là quyết tâm của Đảng nhà nước và nhân dân ta. Đó là những vấn đề có lẽ
chúng ta đều chấp nhận. Trên thực tế kinh tế dựa trên tri thức để tự lãnh đạo mình
ở trên những khía cạnh rất cơ bản. Về mặt biểu hiện, đã xuất hiện các yếu tố kinh
tế mới như ngành kinh tế dựa trên tri thức, doanh nghiệp tri thức, công nhân tri
thức... Về mặt lợi ích, hoạt động dựa trên kinh tế tri thức mang lại khoản lợi nhuận
to lớn...
Trước tiên, chúng ta cần tìm hiểu về nền kinh tế tri thức. Kinh tế tri thức là
nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết
định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc
sống. Trong nền kinh tế tri thức vẫn còn nông nghiệp và công nghiệp nhưng hai
nghành này chiếm tỷ lệ thấp. Cũng như trong nền kinh tế công nghiệp vẫn còn
nông nghiệp nhưng nông nghiệp chỉ chiếm một phần nhỏ. Trong nền kinh tế tri
thức chiếm đa số là các ngành kinh tế dựa vào tri thức, dựa vào các thành tựu mới
nhất của khoa học và công nghệ. Đó là những ngành mới như công nghệ thông tin
( công nghiệp phần cứng, công nghiệp phần mềm), các ngành công nghiệp, các
dịch vụ mới dựa vào công nghệ cao. Ví dụ: sản xuất ôtô là một ngành công nghiệp
truyền thống, nhưng nếu sản xuất ra những loại ôtô có độ an toàn cao, những ôtô
thông minh không cần người lái thì ngành sản xuất ôtô có thể coi là ngành kinh tế
tri thức. Như vậy các nhà máy may tự động hoá toàn bộ,những trang trại sản xuất
nông nghiệp dựa vào công nghệ sinh học, tự động điều khiển...là những ngành
kinh tế tri thức.
Kinh tế tri thức xuất hiện trong mọi lĩnh vực, trong toàn bộ cơ cấu nền kinh
tế quốc dân, trong các nước thuộc Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD)
kinh tế tri thức đã chiếm hơn 50% GDP, công nhân tri thức chiếm trên 60% lực
lượng lao động.
I) Cơ sở thực tiễn.
Tại sao phải vận dụng quan điểm lịch sử cụ thể về quá trình xây dựng nền
kinh tế tri thức?
Trước hết chúng ta cần phải khăng định rằng nền kinh tế tri thức cũng là một
dạng vật chất. Theo sự phân loại của triết học Mác-Lênin thì nền kinh tế Việt Nam
là một dạng vật chất xã hội, chính vì thế nền kinh tế tri thức Việt Nam cũng tồn
tại, vận động và phát triển theo những nguyên lý quy luật của triết học Mác mà cụ
thể là trong những điều kiện không gian, thời gian theo quan điểm lịch sử cụ thể.
Trước đây chúng ta nói khoa học là lực lượng sản xuất, điều đó có nghĩa là
khoa học tham gia vào quá trình sản xuất bằng việc tạo ra công nghệ, tạo ra
phương pháp để phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng hiệu
quả của sản xuất, còn bây giờ theo tiên đoán của Mác thì khoa học đã có thể trực
tiếp làm ra sản phẩm, đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và quan trọng hàng
đầu.
Thực tế cho thấy nhờ có công nghệ mới mà nhiều ngành mới, nhất là trong
các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ được tạo ra. Các ngành truyền thống được
hiện đại hoá và tiếp tục phát triển nhưng tỷ lệ trong GDP ngày càng giảm đi. Tỷ lệ
các ngành dịch vụ tăng lên. Năm 1998, tính chung cho toàn thế giới tỷ lệ dịch vụ
trong GDP chiếm 61%(1980 là 56%), nhóm các nước thu nhập thấp và trung bình
là 51%(1980 là 42%), nhóm các nước thu nhập cao là 65% (1980 là 59%), Mĩ,
Pháp: 71%(1980 Mĩ là 64%, Pháp là 62%). Trong khi đó tỷ lệ nông nghiệp tương
ứng là 5%(7%), 12%(18%), 2%(3%), 2%(3-4%). Phát triển mạnh nhất là các
ngành sản xuất và dịch vụ dựa chủ yếu vào tri thức và công nghệ cao - những
ngành kinh tế tri thức, những ngành này có giá trị gia tăng cao nhất, đong vai trò
quan trọng nhất trong tăng trưởng kinh tế. Như vậy khoa học và công nghệ đang
đưa nền sản xuất xã hội từng bước chuyển từ nền sản xuất công nghiệp, dựa chủ
yếu vào máy móc, tài nguyên thiên nhiên sang nền sản xuất tri thức dựa chủ yếu
vào trí lực và thông tin.
Như vậy có thể nói hiện nay thế giới đang bắt đầu quá trình chuyển đổi sang
nền kinh tế tri thức. Các chuyên gia Liên hợp quốc cho rằng công nghệ cao sẽ tác
động mạnh mẽ, sâu rộng đến toàn bộ nền kinh tế của các nước phát triển. Còn
khoảng cách của các nước đang phát triển đến nền kinh tế tri thức thì còn rất xa, vì
khó mà khắc phục được khoảng cách về tri thức đang rất lớn và ngày càng giãn ra
so với các nước phát triển: nếu không thực hiện một chiến lược phát triển nguồn
nhân lực có thể làm chủ được tri thức mới cuả thời đại thì đến nửa sau của thế kỷ
XXI cũng khó mà xây dựng được nền kinh tế tri thức.
Công nghệ thông tin và tri thức, một mặt đã làm cho sự chênh lệch giàu
nghèo gia tăng, nhưng mặt khác công nghệ thông tin và tri thức lại tạo cơ hội
thuận lợi nhât giúp cho sự rút ngắn khoảng cách đó, vị thông tin và tri thức dễ
dàng chia sẻ cho mọi quốc gia, cho mọi người. Trong thời đại ngày nay nếu các
nước nắm bắt kịp thông tin, làm chủ được tri thức thì sẽ theo kịp các nước đi
trước.
Đại hội Đảng IX đã khẳng định nhiệm vụ của nước ta hiện nay là đưa nước ta
cơ bản thành nước công nghiệp và bước sang nền kinh tế tri thức. Đây là một
nhiệm vụ hết sức nặng nề, khó khăn bởi nước ta vẫn đang ở trong tình trạng nghèo
nàn, lạc hậu và kém phát triển, trình độ phát triển chung vẫn còn rất thấp kém.
Hiện nay GDP bình quân đầu người của nước ta bằng khoảng 1/12 mức bình quân
của thế giới, thuộc nhóm các nước nghèo nhất thế giới. Trong khi tốc độ tăng GDP
và GDP tính theo đầu người năm 1997 so vơi năm 1991 của Singapore là 2,58 lần
và 2,48 lần, Trung Quốc là 2,48 lần và 2,32 lần. Malaysia là 2,14 lần và 1,81 lần...
thì Việt Nam chỉ là 1,60 lần và 1,44 lần.
So với nền kinh tế tri thức trên thế giới thì nền kinh tế tri thức ở Việt Nam rất
thấp. Trong điều kiện đó việc tìm ra những phương pháp, những con đường hợp
lý, thích ứng để đạt mục tiêu đã xác định có ý nghĩa rất quan trọng. Chính vì
những lý do đó chúng ta phải vận dụng quan điểm lịch sử cụ thể vào việc nghiên
cứu những cơ hội và thách thức để đưa nước ta tiến vào nền kinh tế dựa trên tri
thức.
chương II - thực trạng vấn đề.
đối diện với nền kinh tế tri thức của nước ta. Những cơ hội và thách thức.
Đại hội VIII của Đảng đã quyết định phải đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại
hoá để đến năm 2020 nước ta về cơ bản trơ thành nước công nghiệp. Nhưng để đạt
được mục tiêu này chúng ta cần phải xem xét, nghiên cứu từng vấn đề, từng khía
cạnh để từ đó có những bước đi đúng đắn. Cơ hội đến với nền kinh tế dựa trên tri
thức của nước ta đang mở ra, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn những thách thức mà
chúng ta sẽ gặp phải.
I) Cơ hội đối với Việt Nam.
Việt Nam đang đứng trước cơ hội tiếp cận với nền kinh tế tri thức, nếu bỏ lỡ,
không biết tận dụng cơ hội, nâng cao năng lực nội sinh, đổi mới cách nghĩ cách
làm, bắt kịp tri thức mới của thời đại, đi tắt vào những ngành kinh tế dựa vào công
nghệ cao, dựa vào tri thức thì sẽ tụt hậu ngày càng xa. Đại hội VIII đã khẳng định
phải “đi tắt đóng đầu”, nếu không làm được thế thì sự tụt hậu là rất dễ xảy ra.
Có ý kiến cho rằng nền kinh tế nước ta phải phát triển theo mô hình 2 tốc độ:
vừa phải lo phát triển nông nghiệp, nâng cao năng lực sản xuất những ngành công
nghiệp cơ bản, lo giải quyết những nhu cầu cơ bản và bức xúc của người dân, vừa
phải phát triển nhanh những ngành kinh tế dựa vào tri thức và công nghệ cao, nhất
là công nghệ thông tin để hiện đại hó và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền
kinh tế, tào nhành nghề mới, việc làm mới, đạt tốc độ tăng trưởng cao, hội nhập có
hiệu quả với nền kinh tế thế giới.
Chúng ta không thể và không nên bắt chước, dập khuôn theo mô hình công
nghiệp hoá của các nước khác. Cũng không nên hiểu công nghiệp hoá là xây dựng
công nghiệp mà phải hiểu đó là sự chuyển nền kinh tế từ tình trạng lạc hậu, năng
suất chất lượng thấp kém, dựa vào phương pháp sản xuất nông nghiệp, lao động
thủ công là chính sang nền kinh tế có năng suất chất lượng hiệu quả cao, theo
phương pháp sản xuất công nghiệp dựa vào tiến bộ khoa học và công nghệ mới
nhất, vì vậy công nghiệp hoá phải đi đôi với hiện đại hoá.
Trong những thập niên tới con người đi nhanh vào nền kinh tế tri thức, nước
ta không thể bỏ lỡ cơ hội lớn đo mà phải đi thẳng vào nền kinh tế tri thức, rút ngắn
khoảng cách với các nước, như vậy nền công nghiệp nước ta phải đồng thời thực
hiện hai nhiệm vụ: Chuyển nền kinh tế từ kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp
và từ công nghiệp sang tri thức. Điều đó có nghĩa là chúng ta phải nắm bắt kịp thời
các tri thức và công nghệ mứoi nhất để hiện đại hóa công nghiệp, đồng thời với
phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ dựa vào tri thức và công nghệ mới
nhất.
Về công nghệ thông tin thì ở Việt Nam, công nghệ thông tin cũng là một
trong các động lực chủ yếu, quan trọng nhất thúc đẩy nền kinh tế tri thức và xã hội
thông tin, con người Việt Nam có nhiều khả năng trong các ngành này. Công nghệ
thông tin phát triển không những góp phần giải phóng năng lực vật chất, trí tuệ của
cả dân tộc mà còn co trình độ trực tiếp đến việc nâng cao tính cạnh tranh của mỗi
doanh nghiệp.
Đầu tư nước ngoài là một trong những con đường dẫn tới hoàn cầu hoá. Toàn
cầu hoá lại tạo ra các cơ hội giúp cho các nước tận dụng được vốn đầu tư nước
ngoài để giải quyết tình trạng thiếu vốn từ nội bộ nền kinh tế. ở Việt Nam trong 13
năm qua kể từ khi có luật đầu tư nước ngoài đã có gần 3000 dự án được đăng kí
voứi số vốn 40 tỷ USD và lượng vốn đã được giải ngân vào khoảng 20 tỷ USD.
Mặc dù còn ít về số lượng, nhỏ bé về qui mô, nhưng chúng ta cũng có được
khoảng vài chục dự án và khoảng nửa tỷ USD được đầu tư ra nước ngoài. Điều
này thúc đẩy quá trình hội nhập của chúng ta vào khu vực và toàn cầu.
II) Những thách thức lớn.
Chúng ta đang sống trong một thời đại bùng nổ thông tin và tri thức. Nói về
tri thức khoa học kĩ thuật trong thế kỉ 19, cứ trong 50 năm thì tăng gấp đôi, giữa
thế kỉ 20: 10 năm, hiện nay là 3-5 năm. Một số nước phát triển sớm bước vào xây
dựng kinh tế tri thức đã đặt các nước đang phát triển trước nhiều bất lợi: tài
nguyên và sức lao động bị giảm rõ rệt dẫn đến làm giảm thu nhập quốc dân( giá
nhiều loại nguyên liệu và nông hải sản gần đây giảm mạnh).
Một vấn đề đáng lo ngại nữa là nạn mất chất xám, làm cho các nước đã
nghèo lại càng nghèo hơn vì nghèo tri thức là nguồn gốc của mọi thứ nghèo. Trên
thế giới khoảng 20% dân số giàu ở các nước phát triển chiếm tới 86% GDP, trong
khi 20% dân số nghèo nhất chỉ chiếm 1% GDP, tương tự ở Việt Nam là 44,5% và
8%. Qua đó có thể thấy sự giãn rộng khoảng cách giàu nghèo đang là một thách
thức đối với các nhà hoạch định và quản lí kinh tế xã hội.
Trong lĩnh vực thông tin thì ở Việt Nam công nghệ thông tin được coi là một
trong những động lực quan trọng nhất của sự phát triển kinh tế tri thức, tuy nhiên
công nghệ thông tin của nước ta vẫn còn đang ở tình trạng lạc hậu kém hơn nhiều
nước trong khu vực, chưa đáp ứng được công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Sở dĩ có tình trạng như vậy là do nhận thức cuả các cấp, các ngành và toàn
xã hội về vai trò của công nghệ thông tin còn chưa đầy đủ. Chính phủ chưa có
những chính sách thoả đáng về công nghệ về đào tạo nguồn nhân lực cho ngành.
Các nhà đầu tư cho rằng môi trường Việt Nam chưa hấp dẫn. Tốc độ truyền dẫn
thấp, phí hoà mạng lại cao làm hạn chế việc truy cập thông tin tri thức ảnh hưởng
đến các hoạt động cuả các ngành kinh tế.
Để hội nhập thành công Việt Nam cần tiếp tục chính sách đối ngoại đa
phương, giảm và tiến tới hàng rào bảo hộ và nâng cao năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp, đồng thời cần đổi nới tư duy về công tác cán bộ có khả năng thích
ứng với cơ chế thị trường và hội nhập ngày nay.
Phần III: những giải pháp chủ yếu cho một chiến lược kinh tế dựa vào tri
thức.
Để đất nước ta có cơ hội hội nhập với nền kinh tế tri thức của nhân loại
chúng ta có những biện pháp sau:
1) Phải đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lí nhằm tạo môi trường xã hội thông
thoáng, phát huy mọi khả năng sáng tạo của người dân có thể làm việc một
cách độc lập, nhưng có sức sáng tạo và hiệu quả kinh tế xã hội cao, góp phận
vào phát triển sản xuất.
2) Chăm lo phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài. Trong
những năm tới phải tăng mạnh đầu tư để phát triển cả giáo dục và phải tiến
hành một cuộc cải cách giáo dục mới.
3) Để phát triển mạnh nền công nghệ thông tin động lực chủ yếu đưa nước ta lên
xã hội thông tin và nền kinh tế tri thức chúng ta phải:
- Đẩy mạnh đào tạo cán bộ công nghệ thông tin bằng nhiều hình thức đa
dạng, tăng cường dạy tin học trong các trường học sử dụng được công nghệ
thông tin.
- Phát triển nhanh ngành viễn thông với tốc độ lớn, thuận lợi, giá rẻ.
- Có những chính sách đặc biệt ưu đãi về thuế, về vay tín dụng, giá đấy sử
dụng cơ sở hạ tầng cho những người làm công nghệ thông tin.
Trên đây là một vài giải pháp đề xuất trong tiếp cận, xây dựng và phát triển
nền kinh tế tri thức. Có thể khẳng định trong tương lai gần kinh tế tri thức là đặc
trưng của toàn nhân loại. Vì vậy để có thể tiến nhanh đến nền kinh tế tri thức
không có cách nào khác hơn là đầu tư cho sự phát triển con người nhất là cho các
trường đại học mà cụ thể là sinh viên.
Phần IV: kết luận.
Qua bài tiểu luận trên chúng ta thấy nền kinh tế tri thức đã và đang trở nên
rất quan trọng trong xã hội loài người. Và nền kinh tế tri thức đang là một mục
tiêu mà Đảng và Nhà nước ta đặt ra quyết tâm phải tiếp cận được. Có nhiều cơ hội
để nước ta nắm bắt lấy và từ đó có thể phát triển nền kinh tế tri thức, theo kịp được
nền kinh tế của các nước phát triển. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn những khó
khăn, thách thức mà chúng ta phải vượt qua. Nước ta phải có những biện pháp để
giải quyết khó khăn trước mắt, vận dụng những điều kiện thuận lợi để đẩy lùi nền
kinh tế nông nghiệp lạc hậu, tiến vào thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất
nước. Tăng cường mở rộng các mối quan hệ ngoại giao, tìm hiểu kinh nghiệm của
các nước tiên tiến. Và một điều quan trọng nữa là phải chăm lo đến cải cách giáo
dục về con người và vật chất nước nhà.
mục lục
Phần i : lời nói đầu
phần ii : Nội dung chính
chương i – cơ sở nghiên cứu
i) cơ sở lý luận
1) Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật
2) Thế nào là nền kinh tế tri thức ?
ii) cơ sở thực tiễn
Chương ii – thực trạng vấn đề
II) cơ hội đối với việt nam
III) thách thức đối với viêt nam
chương iii—những giải pháp chủ yếu cho một chiến lược kinh tế dựa vào tri thức
phần iii : kết luận
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN- Phép biện chứng triết học Mac-lênin vào quá trình xây dựng nền kinh tế tri thức giữa thời cơ và thách thức của nước ta hiện nay.pdf