Luận văn Quá trình đô thị hóa ở quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh từ 1986 đến 2010

Những thành tựu, hạn chế và những bài học kinh nghiệm trong 25 năm qua (1986 – 2010), sẽ là hành trang quý báu của các thế hệ tiếp theo trên con đường xây dựng Gò Vấp thật sự là một quận đô thị phát triển ổn định và bền vững của Thành phố Hồ Chí Minh. Gò Vấp trong tương lai không xa sẽ là một quận nội thành với những nét phong phú, đa dạng, đặc sắc: sản xuất công nghiệp phát triển, nhà ở khang trang, đường phố sạch đẹp, làng hoa truyền thống rực rỡ, khu nghỉ dưỡng, du lịch thoáng mát nên thơ góp phần xây dựng thành phố ngày một văn minh, hiện đại.

pdf156 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 2287 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quá trình đô thị hóa ở quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh từ 1986 đến 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
những biểu hiện cho thấy sự phát triển đô thị theo chiều sâu. Gò Vấp đang trở thành quận nội thị đúng nghĩa với chức năng công nghiệp, kể cả xuất khẩu, chế biến nông sản, nhưng những mặt mạnh về nông nghiệp của Gò Vấp như rau, hoa tươi, cây kiểng sẽ cần được gìn giữ, vì đó là nguồn thu nhập rất lớn của cư dân địa phương và cũng là nhu cầu bức thiết của một đô thị thiếu cây xanh. Thứ tư: Đô thị hóa ở Gò Vấp tuy chịu áp lực của quá trình đô thị hóa tự phát, nhưng cơ bản vẫn là quá trình đô thị hóa theo quy hoạch của Quận và Thành phố. Quận Gò Vấp là quận nội thành của thành phố Hồ Chí Minh, do đó những kế hoạch, định hướng phát triển của quận phải căn cứ vào những chủ trương và định hướng chung của thành phố, của Đảng và nhà nước đã vạch ra. Đồng thời, phải căn cứ vào các quy luật khách quan về điều kiện tự nhiên, đất đai, sinh thái, môi trường cùng các điều kiện về hiện trạng và tiềm năng kinh tế - xã hội các mặt của quận Gò Vấp. Đó là những yêu cầu của quá trình đô thị hóa tự giác. Trong những năm qua, quận Gò Vấp đã cùng Ủy ban Khoa học Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh, Viện Khoa học Xã hội thành phố Hồ Chí Minh, Viện quy hoạch Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh tiến hành xây dựng những đề án về “quy hoạch tổng thể định hướng phát triển kinh tế - xã hội quận Gò Vấp đến năm 2010” và “quy hoạch tổng thể định hướng phát triển kinh tế - xã hội quận Gò Vấp sau năm 2010 - 2020” với những định hướng phát triển như sau: “Quận có chức năng khu đô thị là chủ yếu, khai thác có hiệu 118 quả quỹ đất hiện có, chuyển đổi chức năng sử dụng đất đai được nhiều hơn vào chức năng dân dụng, tăng thêm diện tích cho giao thông, công trình phúc lợi công cộng và công viên cây xanh. Chú trọng thêm vào tính chất mới là trung tâm thương mại dịch vụ, là khu đô thị phía Bắc thành phố. Cơ cấu kinh tế theo định hướng công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp trong giai đoạn 2006 – 2010 chuyển sang cơ cấu dịch vụ - công nghiệp từ sau năm 2010”. Song song với quá trình đô thị hóa tự giác là quá trình đô thị hóa tự phát, thường là những việc làm của người dân không theo quy hoạch tổng thể, nằm ngoài sự kiểm soát của chính quyền và luôn ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phát triển. Cụ thể, như việc xây dựng tràn lan, không phép, không theo quy hoạch, lấn chiếm kênh rạch, gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên đô thị hóa tự giác vẫn giữ vai trò quyết định xu hướng phát triển của quận. Thứ năm: Quá trình đô thị hóa cũng là quá trình chuyển hoá Gò Vấp thành nơi “đất lành” cho nhiều tầng lớp dân cư tụ về sinh cơ lập nghiệp. Dân số của Gò Vấp tăng liên tục đặt biệt là sự gia tăng dân số cơ học: Từ những năm 1995 – 1996 khi tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh thì Gò Vấp là quận có số dân đứng thứ 3 toàn thành phố, năm 1998 tỷ lệ dân số cơ học là 7,18%. Đến năm 2010 với số dân 548.000 người thì dân số Gò Vấp đứng thứ hai toàn thành sau quận Bình Tân. Các lớp dân cư ở Gò Vấp, tuy xuất phát từ nhiều miền quê khác nhau, nhưng khi đã chọn đây là quê hương họ đã cùng đoàn kết đánh bại quân thù bảo vệ quê hương trong chiến tranh, còn trong thời kỳ xây dựng CNXH cũng với tính cách và sức sống ấy đang góp phần đưa Gò Vấp phát triển nhanh trên đường đô thị hóa: Gò Vấp trước đổi mới là một trong những quận nghèo nhất thành phố thì trong giai đoạn 2005 – 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của quận đạt mức cao là 18,73% so với các quận Bình Thạnh 10%, Tân Bình 15%; Cùng với sự phát triển kinh tế, giáo dục Gò Vấp cũng nhanh chóng vươn lên dẫn đầu trong việc phổ cập giáo dục cùng với các quận nội thành cũ, trở thành “điểm sáng” của thành phố. Thứ sáu: Quá trình đô thị hóa ở Gò Vấp đã thu được những kết quả trên nhiều lĩnh vực, nhưng còn tồn tại nhiều hạn chế. Đô thị hóa ở Gò Vấp đưa đến sự chuyển cơ cấu kinh tế: công nghiệp, TM – DV thay thế dần cho nông nghiệp, nhà máy xí nghiệp xây dựng ngày càng nhiều, máy móc hiện đại được đưa vào sản xuất đã ảnh hưởng đến ngành tiểu thủ công nghiệp truyền thống. Ở Gò Vấp từng có những lò thuộc da, nấu đường, trại cưa xẻ gỗ, xưởng dệt và xưởng xay xát gạo hoạt động rất nhộn nhịp. Sau giải phóng và nhất là trong giai đoạn đổi mới và hội nhập, 119 những ngành tiểu thủ công nghiệp truyền thống này lụi tàn dần bởi vì thiết bị và công nghệ quá lạc hậu, sản phẩm không thể cạnh tranh với thị trường. Lao động ở các ngành này buộc phải tìm phương tiện khác để kiếm sống, thậm chí phải chấp nhận thất nghiệp vì không đủ điều kiện và khả năng tiếp cận với công việc mới. Đô thị hóa diễn ra quá nhanh ở Gò Vấp đang thu hẹp dần mặt bằng đặc biệt là diện tích đất nông nghiệp. Trước năm 1996, trong 12 phường ở Gò Vấp chỉ có 3 phường là không có đất nông nghiệp (phường 1, 4, 7), còn các phường hầu hết đều có đất nông nghiệp, thậm chí có phường diện tích đất nông nghiệp trên dưới 40% diện tích của phường đó là phường 11, 12, 13, 15. Thế mà hiện nay phần đất nông nghiệp ở đây chỉ là những lõm nhỏ xen kẽ với những khu chung cư, nhà cao tầng của các gia đình từ phố thị dạt ra sau chiến dịch giải tỏa, hàng quán, trụ sở công ty, xí nghiệp. Tình hình này dần dần phá vỡ cơ cấu sản xuất truyền thống của các làng nghề mà tiêu biểu là nghề trồng hoa, nghề đan chiếu, nghề trồng thuốc lá.... “Cơn sốt đất” lan đến Gò Vấp vào khoảng năm 1995 làm nhịp độ mua bán đất sôi động hẳn lên, làm diện tích làng hoa mau chóng bị co hẹp lại. Gò Vấp bây giờ không còn những cánh đồng hoa mênh mông bát ngát, mới hơn một thập niên qua mà nhiều người đã không còn biết ở Sài Gòn từng có một làng hoa. Ðể giữ lại làng hoa, Thành phố Hồ Chí Minh và quận Gò Vấp có chủ trương quy hoạch một khu trung tâm vườn hoa với diện tích 20 ha, nhưng dự án này không đứng vững trước sự tấn công của cơn lốc chuyển nhượng đất. Ngoài ra ở Gò Vấp trước đây còn có ruộng thuốc lá, ruộng cói với nghề thái thuốc, dệt chiếu mà địa danh còn lại đến nay như ”xóm thuốc”...Tuy nhiên hiện nay phố xá, khu công nghiệp chiếm chỗ ruộng thuốc, ruộng cói, ngành sản xuất thuốc lá hiện đại, sản xuất đệm mút, chiếu tre, chiếu nhựa chiếm lĩnh thị trường. Đô thị hóa đã làm cho những ngành nghề này có nguy cơ thu hẹp hoặc biến mất. Sự chuyển đổi đất nông nghiệp thành đất đô thị làm cho đất nông nghiệp trở thành thứ hàng hóa có giá trị to lớn, từ đó tình cảm gia đình, gia tộc bị lung lay qua các cuộc tranh chấp đất đai. Đất canh tác bị mua bán bất hợp pháp, kéo theo nhiều quan chức ra vành móng ngựa. Nếu không có những giải pháp tổng thể, đô thị ở Gò Vấp có thể dẫn đến sự mất mát các giá trị văn hóa truyền thống cùng với nạn thất nghiệp gia tăng. Bên cạnh đó, Gò Vấp cũng xuất hiện những mặt tiêu cực của quá trình đô thị hóa nói chung như: Việc gia tăng dân số nhất là dân số cơ học đặt ra những vấn đề nan giải về giải quyết việc làm, thất nghiệp, nhà ở, tệ nạn xã hội.... Tình trạng lội xộn trong quy hoạch xây dựng, việc chiếm đất công, san lấp mặt bằng, kênh rạch, lấn chiếm lòng lề đường, xây nhà 120 trái phép diễn ra hàng ngày (theo cán bộ pḥng quản lý đô thị quận Gò Vấp cho biết: Ngày nay, theo tuyến đường Lê Văn Thọ - phường 11 không ai có thể nhận ra dấu vết của làng hoa Gò Vấp nổi tiếng một thời, thay vào đó là những khu dân cư tự phát với những con đường không ra đường, hẻm không ra hẻm, lầy lội quanh co chồng chéo lên nhau như những nét cọ vụng về trong một bức tranh siêu thực). Việc bất cập, thiếu đồng bộ, thiếu sự phối hợp trong việc xây dựng các cơ sở hạ tầng kỹ thuật như: việc mở rộng, làm mới các tuyến đường với việc lắp đặt các hệ thống cung cấp điện, nước, thoát nước, viễn thông...dẫn đến tình trạng nhiều đoạn đường bị đào bới liên tục, xuống cấp nhanh chóng như đường Nguyễn Thái Sơn, Nguyễn Kiệm.... gây nên sự lãng phí và tình trạng kẹt xe ở một số điểm. Việc thiếu hụt các công trình công cộng, khu vui chơi giải trí, sự xuống cấp của môi trường tự nhiên, môi trường văn hóa và cảnh quan...Đây là những vấn đề bất ổn đối với mong muốn phát triển một xã hội đô thị bền vững. Trên cơ sở này, người viết xin đề xuất một số giải pháp mang tính chất khuyến nghị để các cấp chính quyền có thể xem là một kênh ý kiến nhằm góp phần vào sự phát triển, đi lên của quận: 1. Trước hết, cần xác định chủ trương đô thị hóa không thể chỉ một mình quận Gò Vấp có thể thực hiện được mà phải được sự hỗ trợ đồng tình của thành phố, các ngành các cấp, các đơn vị trú đóng và nhân dân trong quận. Do đó vấn đề cốt lõi là quận phải có chương trình, kế hoạch, bước đi thích hợp, tập hợp xử lý các ý kiến đóng góp và được thành phố thông qua, để tiếp sức trong chỉ đạo tổ chức thực hiện. 2. Vấn đề rất quan trọng là quận phải nhanh chóng cải tiến những thủ tục hành chính, tăng cường việc kiểm tra giám sát nhằm phục vụ yêu cầu đô thị hóa kịp thời, chính xác, hợp lý và thực tế trên cơ sở những văn bản pháp quy của nhà nước nhất là trên các lĩnh vực nhà đất, giao thông công chánh 3. Đô thị hóa ở Gò Vấp phải hết sức chú ý và giải quyết hợp lý giữa yếu tố tăng dân số tự nhiên và tăng dân số cơ học để tiếp tục thu hút được lượng lao động trẻ, dồi dào, có trình độ nhằm phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của quận. Nhưng cũng không để tạo ra tình trạng “bồng bế nhau lên biết ở đâu”. 4. Đô thị hóa một quận ven nội như Gò Vấp phải đảm bảo tỷ lệ hợp lý giữa công nghiệp và nông nghiệp không thể biến toàn vùng thành những khu công nghiệp, thương mại dịch vụChính vai trò của quận ven nội yêu cầu phải có sắc thái riêng, độc đáo trong thực hiện đô thị hóa như: có vành đai thực phẩm, mặt nước, cây xanh hợp lý để bảo vệ môi 121 trường và xây dựng những khu giải trí ,nghỉ dưỡng sinh thái. Thậm chí ngay khuynh hướng kiến trúc ở đây cũng không thể đơn điệu như các quận nội thành mà phần lớn là có cấu tạo nhà vườn với các vùng trồng hoa, cây cảnh, rau xanh góp phần cân bằng sinh thái, còn nhà cao tầng chỉ nên phổ biến ở những cụm trung tâm. Bên cạnh đó, vấn đề thay đổi cơ cấu mục đích sử dụng đất đai cũng cần có tỷ lệ hợp lý giữa đất xây dựng công nghiệp, đất dân dụng, đất sản xuất nông nghiệp nhằm bảo đảm sự cân bằng để thực hiện đúng hướng phát triển là: “công nghiệp, thương mại, dịch vụ và kinh tế vườn”, theo quy hoạch là vành đai xanh, vành đai thực phẩm của thành phố. 5. Vì là vùng ven nội nên Gò Vấp còn quỹ đất tương đối nhiều, do đó là hướng quy hoạch, là “cánh tay nối dài” của thành phố trong việc di chuyển các khu công nghiệp, giăn dân, đầu tư xây dựng Gò Vấp thành một trung tâm phụ trong hệ thống đa trung tâm của thành phố. Tuy nhiên để thực hiện chương trình đô thị hóa hiệu quả, quận cần có chiến lược tiết kiệm đất và quy hoạch đất đai như: Thu hồi toàn bộ đất đai đang sử dụng bất hợp pháp; nghiêm ngặt trong việc xét cấp đất xây dựng mới; ưu tiên đầu tư đất đai cho phát triển công nghiệp chứ không phải thương nghiệp và dịch vụ vì chính công nghiệp mới là động lực của đô thị hóa và đảm bảo cho sự nghiệp đô thị hóa phát triển một cách vững chắc nhất; Đồng thời phải vận dụng nhiều biện pháp chủ động và mềm dẻo để tận dụng tiềm năng đất đai mà nhiều thành phần đang quản lý như: quân đội, tư nhân, tôn giáo, đất nghĩa trang 6. Hiện nay, vấn đề vi phạm quy tắc quản lý đô thị thực sự là mối lo của quận và thành phố, có thể nói tình trạng những con hẻm dày đặc nhà, vi phạm lộ giới, xây đè đường ống nước, tình trạng các đơn vị thi công cấp, thoát nước, đường điện, đục đường phá ràothực sự là là vấn nạn, do đó quận cần phải phát động giáo dục nhân dân hưởng ứng chủ trương “đô thị sạch” do Hội đồng Bộ trưởng phát động. Đồng thời phải khắc phục tình trạng phân công phụ trách hiện nay trong quản lý nhà nước về đô thị có sự chồng chéo và lỏng lẻo về kỷ cương. Ai cũng thấy mình có trách nhiệm, nhưng không ai có quyền hạn và trách nhiệm đầy đủ. Tương lai đô thị hóa ở Gò Vấp nhất thiết cần có một tổ chức quản lý thống nhất, những chính sách quy hoạch với tầm nhìn chiến lược lâu dài và một “nhạc trưởng” điều khiển bản hòa tấu xây dựng đô thị hóa ở đây. Có như vậy, mới tránh được việc phải giải quyết hậu quả nặng nề từ những tác động xấu của quá trình đô thị hóa đem lại. 7. Đặc điểm của quận Gò Vấp là quận có nhiều tiềm năng nhưng thực trạng là dân nghèo, do đó để thực hiện tốt đô thị hóa ở đây thì giải pháp đưa ra là quận Gò Vấp cần phải mạnh dạn đổi mới phương thức đầu tư: vừa tranh thủ vốn trong nước, vừa cần phải có 122 những phương án kêu gọi đầu tư nước ngoài để phát triển sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật. 8. Đẩy mạnh xã hội hóa các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, TDTT để huy động các nguồn lực, chăm lo sức khỏe, nâng cao dân trí, cải thiện chất lượng cuộc sống cho nhân dân. 9. Chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo quản lý, hết lòng hết sức phụng sự tổ quốc và phục vụ nhân dân. Những thành tựu, hạn chế và những bài học kinh nghiệm trong 25 năm qua (1986 – 2010), sẽ là hành trang quý báu của các thế hệ tiếp theo trên con đường xây dựng Gò Vấp thật sự là một quận đô thị phát triển ổn định và bền vững của Thành phố Hồ Chí Minh. Gò Vấp trong tương lai không xa sẽ là một quận nội thành với những nét phong phú, đa dạng, đặc sắc: sản xuất công nghiệp phát triển, nhà ở khang trang, đường phố sạch đẹp, làng hoa truyền thống rực rỡ, khu nghỉ dưỡng, du lịch thoáng mát nên thơ góp phần xây dựng thành phố ngày một văn minh, hiện đại. 123 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thế Anh (1971), Việt Nam dưới thời Pháp đô hộ, Nxb Lửa Thiêng, 2. Sài Gòn. 3. Nguyễn Thế Bá (1999), Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị, Nxb Xây dựng, Hà Nội. 4. Ban chấp hành Đảng Bộ quận Gò Vấp, Lịch sử Đảng bộ quận Gò Vấp 5. (1975 – 2010), Nxb Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh. 6. Ban Thường vụ Quận ủy Gò Vấp (1995), Gò Vấp 20 năm xây dựng và phát triển, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 7. Ban Thường vụ Thành ủy Thành Phố Hồ Chí Minh (1997), Thành phố Hồ Chí Minh 20 năm (1975 – 1995), Nxb TP. Hồ Chí Minh. 8. Phan Xuân Biên, Hồ Bá Thâm, Phan Minh Tân (2004), Nâng cao hiệu lực quản lý đô thị Thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. 9. Phan Xuân Biên, Trần Nhu (2005), Thành phố Hồ Chí Minh 30 năm xây dựng và phát triển, Nxb Giáo dục. 10. Trần Văn Bính (1998), Văn hóa trong quá trình đô thị hóa ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 11. Bộ Xây dựng (1999), Chương trình khung tổ chức thực hiện định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020, Nxb Hà Nội. 12. Trần Ngọc Chính (1999), Quy hoạch xây dựng các đô thị Việt Nam, tập 1, Nxb Xây dựng. 13. Trần Ngọc Chính (1999), Quy hoạch xây dựng các đô thị Việt Nam, tập 2, Nxb Xây dựng. 14. Phạm Ngọc Côn (1999), Kinh tế học đô thị, Nxb Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội. 15. Công ty Điện lực Gò Vấp, Bảng kê các thông số bảo vệ kế hoạch phần đầu tư xây dựng (2009 – 2011). 16. Công ty Điện lực Gò Vấp, Báo cáo các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật ( 2006 – 2010. 17. Công ty TNHH MTV cấp nước Trung An, Báo cáo thống kê tình hình cung cấp và sử dụng nước địa bàn quận Gò Vấp (2006 – 2010). 18. Công ty TNHH MTV cấp nước Trung An, Tổng hợp số liệu phát triển mạng lưới cấp nước địa bàn quận Gò Vấp (2006 – 2010). 124 19. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội. 20. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội. 21. Nguyễn Đình Đầu, Sơn Nam, Huỳnh Phú Sang, Trần Kim Thạch (1998), Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh 300 năm địa chính, Sở địa chính Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản. 22. Lê Quý Đôn (1997), Phủ biên tạp lục, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 23. Trịnh Hoài Đức (1999), Gia Định thành thông chí, Đỗ Mộng Khương - Nguyễn Ngọc Tĩnh dịch, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 24. Mạc Đường (2002), Dân tộc học, Đô thị và những vấn đề đô thị hóa, Nxb Trẻ. 25. Mạc Đường (1995), Làng xã ở Châu Á và ở Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Nxb Tp. Hồ Chí Minh. 26. Mạc Đường - chủ biên (1994), Lịch sử quận Gò Vấp, Nxb Khoa học xã hội. 27. Phạm Kim Giao (1991), Quy hoạch đô thị, Nxb Xây dựng, Hà Nội. 28. Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng (1990), Địa chí Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 29. Trần Văn Hiên, Trần Văn Chữ (đồng chủ biên) (1998), Đô thị hóa và chính sách phát triển đô thị trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội. 30. Nguyễn Minh Hòa (1998), “Một số đặc điểm cơ bản của lối sống đô thị hiện đại”, Tạp chí Khoa học xã hội. 31. Nguyễn Minh Hòa (1998), “Những căn bệnh đô thị trong quá trình đô thị hóa ở TP. Hồ Chí Minh và chiến lược đô thị hóa”, Tạp chí Thông tin lý luận. 32. Nguyễn Minh Hòa (2008), Tiềm năng cho kỳ tích sông Sài Gòn, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. 33. Đặng Thái Hoàng (2002), Lịch sử đô thị, Nxb Xây dựng. 34. Phan Thị Mai Hương (2010), Những biến đổi tâm lý của cư dân vùng ven đô trong quá trình đô thị hóa, Nxb Từ điển Bách khoa. 35. Lê Hồng Kế (2012), “Đô thị hóa - Những hạn chế cần khắc phục”, Tạp chí kiến trúc Việt Nam. 125 36. Hoàng Đạo Kính (2012), “Đô thị hóa và kiến trúc nông thôn - Một vài gạch đầu dòng”, Tạp chí kiến trúc Việt Nam. 37. Lê Hồng Liêm (1995), Sự chuyển biến kinh tế - xã hội của các quận ven thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1975 đến năm 1993 nhìn từ quận Gò Vấp, Luận án phó Tiến sĩ Khoa học Lịch sử, Trường Đại học Tổng Hợp TP Hồ Chí Minh. 38. Lê Hồng Liêm (1995), “Xu hướng đô thị hóa ở vùng ven Thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Nghiên cứu lý luận. 39. Lê Hồng Liêm (1996), Sự chuyển biến kinh tế - xã hội tại các quận ven thành phố Hồ Chí Minh – Một số biện pháp, Đô thị hóa tại Việt Nam và Đông Nam Á, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 40. Trịnh Duy Luân (2005), Xã hội học đô thị, Nxb Khoac học Xã hội. 41. Nguyễn Hải Luân (2007), Quá trình xã hội hóa giáo dục tại quận Gò Vấp thành phố Hồ Chí Minh (1986 – 2006), Luận văn Thạc sĩ Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh. 42. Nguyễn Văn Luận (2012), Quá trình đô thị hóa ở quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh (1986 – 2010), Luận văn Thạc sĩ Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. 43. Huỳnh Lứa (1987), Lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ, Nxb Thành phố Hồ 44. Chí Minh. 45. Trần Thị Thu Lương (2001), “Văn hóa với vấn đề đô thị hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh: Quá khứ và hiện tại”, Tạp chí Khoa học xã hội. 46. Nguyễn Hữu Minh (2003), “Đô thị hóa và sự phát triển nông thôn ở Việt Nam - Một số vấn đề cần quan tâm nghiên cứu”, Tạp chí Xã hội học. 47. Lê Văn Năm (2007) Nông dân ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình đô thị hóa, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. 48. Lê Đức Nga (1994), “Văn hóa ngoại thành trước đô thị hóa”, Tạp chí Khoa học xã hội. 49. Nguyễn Thế Nghĩa - Lê Hồng Liêm (2000), Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh thế kỷ XX, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. 50. Trương Văn Non (2008), Cải cách hành chính về quy hoạch và quản lý quy hoạch để đảm bảo an sinh xã hội và phát triển đô thị bền vững từ thực tiễn tại quận Gò Vấp – TP. Hồ Chí Minh, Kỷ yếu hội thảo Khoa học Đô thị hóa ở Sài Gòn TP. Hồ Chí Minh từ góc nhìn Lịch sử - Văn hóa. 126 51. Phòng kinh tế quận Gò Vấp, Tổng kết tình hình kinh tế quận năm 2004. 52. Phòng kinh tế quận Gò Vấp, Tổng kết tình hình kinh tế quận năm 2005. 53. Phòng kinh tế quận Gò Vấp, Tổng kết tình hình kinh tế quận năm 2006. 54. Phòng kinh tế quận Gò Vấp, Tổng kết tình hình kinh tế quận năm 2007. 55. Phòng kinh tế quận Gò Vấp, Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế quận năm 2008. 56. Phòng kinh tế quận Gò Vấp, Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế quận năm 2009. 57. Phòng kinh tế quận Gò Vấp, Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế quận năm 2010. 58. Phòng Lao động – Thương binh Xã hội, Báo cáo tổng kết công tác giải quyết việc làm, lao động tiền lương các năm 1993 đến năm 2010. 59. Phòng Lao động – Thương binh Xã hội, Báo cáo tổng kết công tác chính sách có công các năm 2005 đến năm 2010. 60. Phòng Thống kê quận Gò Vấp (2000), Gò Vấp 25 năm xây dựng, đổi mới và phát triển (1976 – 2000). 61. Phòng thống kê quận Gò Vấp, Gò Vấp 30 năm xây dựng, đổi mới và phát triển (1975 – 2005). 62. Phòng Văn hóa và Thông tin quận Gò Vấp, Báo cáo tổng kết 10 năm phong trào xây dựng khu dân cư văn hóa (1999 – 2009). 63. Phòng Văn hóa và Thông tin quận Gò Vấp, Báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết TW5 (khóa VIII) về “xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc (1998 – 2012)”. 64. Phòng Văn hóa và Thông tin quận Gò Vấp, Báo cáo tổng kết 7 năm thực hiện Chỉ thị 17/CT – TW của Ban bí thư (khóa IX) (10/2002) và 11 năm thực hiện Nghị quyết 20 – NQ/TU (3/1999) của Thành ủy và phát triển thể dục thế thao đến năm 2010. 65. Cao Xuân Phổ (1999), “Mối quan hệ giữa đô thị hóa bền vững và phát triển nông thôn”. Tham luận tại Hội thảo khoa học quốc tế phát triển đô thị bền vững – vai trò của nghiên cứu và giáo dục, Palnel III. 66. Đàm Trung Phường (1995), Đô thị Việt Nam, tập I, Nxb Xây dựng, Hà Nội. 67. Đàm Trung Phường (1995), Đô thị Việt Nam, tập II, Nxb Xây dựng, Hà Nội. 68. Nguyễn Phan Quang (1997), “Cư dân Sài Gòn”, Tạp chí Xưa và nay. 69. Trương Văn Quảng (2012), “Phát triển bền vững - Yêu cầu chiến lược trong quá trình đô thị hóa ở Việt Nam”, Tạp chí kiến trúc Việt Nam. 127 70. Quận Ủy - Ủy ban Nhân dân quận Gò Vấp (1994), Gò Vấp ngày nay, Nxb Khoa học Xã hội. 71. Quận Ủy - Ủy ban Nhân dân quận Gò Vấp, Nghị quyết về đổi mới và tăng cường chính sách bảo trợ xã hội và xây dựng quỹ bảo trợ xã hội bắt đầu từ 11/04/1992. 72. Quận Ủy Gò Vấp (1997), Nghị quyết về việc tăng cường công tác quản lý dân nhập cư và quản lý xây dựng đến năm 2000, (ngày 10/9/1997). 73. Quận Ủy Gò Vấp, Phụ lục số liệu của Ban chấp hành Đảng bộ quận Gò Vấp khóa V (1989 – 1991). 74. Quận Ủy Gò Vấp, Phụ lục số liệu phục vụ Đại hội Đại biểu Đảng bộ quận Gò Vấp lần thứ VII (1996 – 2000). 75. Quận Ủy Gò Vấp, Phụ lục số liệu phục vụ Đại hội Đại biểu Đảng bộ quận Gò Vấp lần thứ VIII (2000 - 2005). 76. Quận Ủy Gò Vấp, Phụ lục số liệu phục vụ Đại hội Đại biểu Đảng bộ quận Gò Vấp lần thứ IX (2005 – 2010). 77. Lê Thanh Sang (2008), Đô thị hóa và cấu trúc đô thị Việt Nam trước và sau đổi mới 1979 - 1989 và 1989 - 1999, Nxb Khoa học Xã hội. 78. Nguyễn Văn Tài (1995), Những mặt tồn tại trong quá trình đô thị hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Nông Nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh. 79. Tài liệu điện tử, Văn kiện Đảng bộ quận Gò Vấp (Từ Đại hội IV – X). 80. Nguyễn Tấn Tự (2008), Quá trình đô thị hóa huyện Bình Chánh Thành phố Hồ Chí Minh (1986 – 2003), Luận văn Thạc sĩ Lịch sử, Trường Đại học Sư phạmThành phố Hồ Chí Minh. 81. Trương Quang Thao (2003), Đô thị học: Những khái niệm mở đầu, Nxb Xây dựng, Hà Nội. 82. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục. 83. Phạm Thị Xuân Thọ (2000), Địa lí đô thị, Nxb Giáo dục. 84. Thành phố Hồ Chí Minh tự giới thiệu (1998), Các quận huyện trên đường đổi mới và phát triển, tập 2, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 85. Nguyễn Thị Thanh Thủy (1997), Tổ chức và quản lý môi trường cảnh quan đô thị, Nxb Xây dựng, Hà Nội. 128 86. Nguyễn Thị Thủy (2003), Quá trình đô thị hóa ở ven đô Thành phố Hồ Chí Minh 1975 - 1996, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân vănThành phố Hồ Chí Minh. 87. Tôn Nữ Quỳnh Trân (1999), Văn hóa làng xã trước sự thách thức của đô thị hóa tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. 88. Tôn Nữ Quỳnh Trân (2002), Phát triển đô thị bền vững, Nxb Khoa học xã hội. 89. Tôn Nữ Quỳnh Trân (2010), Những giá trị văn hóa đô thị Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. 90. Trung tâm truyền thông - Giáo dục sức khỏe (2001), Y tế Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh 300 năm (1698 - 1998), Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 91. Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á (1996), Đô thị hóa tại Việt Nam và Đông Nam Á, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 92. Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á (1997), Môi trường nhân văn và đô thị hóa tại Việt nam và Đông Nam Á, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 93. Trung tâm Từ điển học (2002), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng. 94. Huỳnh Thị Ngọc Tuyết (1993), Tiểu thủ công nghiệp vùng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định và phụ cận từ 1954 đến 1975, Luận án Phó Tiến sĩ khoa học Lịch sử, Viện Khoa học xã hội, Thành phố Hồ Chí Minh. 95. Ủy ban Nhân dân quận Gò Vấp (1994), Gò Vấp ngày nay, Nxb Khoa học Xã hội thành phố Hồ Chí Minh. 96. Ủy ban Nhân dân quận Gò Vấp, Dự thảo tiềm năng và triển vọng phát triển kinh tế - xã hội, 1992. 97. Ủy ban Nhân dân quận Gò Vấp, Tình hình thực hiện quy hoạch quận Gò Vấp (1991 – 1996) và các chỉ tiêu điều chỉnh đến năm 2000. 98. Ủy ban Nhân dân quận Gò Vấp, Báo cáo tổng hợp tình hình kinh tế - xã hội (2000 – 2005). 99. Ủy ban Nhân dân quận Gò Vấp (tháng 4 năm 2010), Dự thảo báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010; định hướng mục tiêu nhiệm vụ 5 năm 2011 – 2015. 100. Ủy ban Nhân dân quận Gò Vấp, Báo cáo kết quả hoạt động chỉ đạo, điều hành về tình hình kinh tế - xã hội, an ninh – quốc phòng, ngân sách quận năm 2008. 129 101. Ủy ban Nhân dân quận Gò Vấp, Báo cáo kết quả hoạt động chỉ đạo, điều hành về tình hình kinh tế - xã hội, an ninh – quốc phòng, ngân sách quận năm 2009 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2010. 102. Ủy ban Nhân dân quận Gò Vấp, Báo cáo về tình hình thực hiện 5 chương trình, công trình trọng điểm đòn bẩy phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết Đại hội Đại biểu quận lần IX. 103. Ủy ban Nhân dân quận Gò Vấp, Báo cáo kết quả hoạt động chỉ đạo, điều hành về tình hình kinh tế - xã hội, an ninh – quốc phòng, ngân sách quận năm 2010 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2011. 104. Ủy ban Nhân dân quận Gò Vấp – Trung tâm văn hóa Thư viện (2006), Số liệu hoạt động thư viện quận Gò Vấp 30 năm (1976 – 2006). 105. Ủy ban Nhân dân quận Gò Vấp – Trung tâm văn hóa Thư viện, Báo cáo hoạt động thư viện quận Gò Vấp năm 2008. 106. Ủy ban Nhân dân quận Gò Vấp – Trung tâm văn hóa Thư viện, Báo cáo hoạt động thư viện quận Gò Vấp năm 2009. 107. Ủy ban Nhân dân quận Gò Vấp – Trung tâm văn hóa Thư viện, Báo cáo hoạt động thư viện quận Gò Vấp năm 2010. 108. Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2005), Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh 30 năm xây dựng và phát triển (1975 - 2005), Viện Kinh tế xuất bản 109. Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (1996), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010, Tài liệu lưu hành nội bộ. 110. Viện Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (2005), Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh - thực trạng và giải pháp, Viện Kinh tế xuất bản. 111. Viện Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (2002), Hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. 112. Viện Nghiên cứu xã hội Thành phố Hồ Chí Minh (2008), Đô thị hóa ở Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh từ góc nhìn Lịch sử - văn hóa, Nxb 113. Tp. HCM. WEBSITE 130 114. 115. 116. 117. 118. 131 PHỤ LỤC Nguồn: [84, 108] 132 Bản đồ Hành chính quận Gò Vấp trước năm 2006 Nguồn: [ 111] 133 Bản đồ hàn h chín h quậ n Gò Vấp từ năm 200 7 đến nay Ngu ồn: [3, 6] 134 QUY HOẠCH TỔNG THỂ QUẬN GÒ VẤP ĐẾN NĂM 2010. Vừa qua, Ủy ban nhân dân Quận Gò Vấp và Viện Quy Hoạch Thành phố đã nghiên cứu thiết lập. Đồ án quy hoạch tổng mặt bằng cải tạo và xây dựng Quận Gò Vấp theo những giai đoạn trong những năm trước mắt 1993 – 1995 và lâu dài đến năm 2010. Đồ án này được thiết lập phù hợp với quy hoạch tổng mặt bằng của Thành phố, gắn kết với quy hoạch cải tạo, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của Quận Gò Vấp làm cơ sở. 1. Về định hướng phát triển kinh tế Quận Gò Vấp: - Gò Vấp là quận ven thành phố, từ năm 1995 – 2000 sẽ phát triển đô thị hóa rất nhanh, là đầu nối giao thông quan trọng phía bắc của thành phố. - Cơ cấu kinh tế - xã hội của Quận: công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, trồng trọt hoa kiểng, dịch vụ và du lịch. - Qui mô dân số của Quận Gò Vấp đến năm 2010 là 220.000 – 250.000 người, trong đó có một phần đáng kể từ nội thành giãn ra. 2. Về kỹ thuật hạ tầng: Phải coi công tác quy hoạch xây dựng hệ thống kỹ thuật hạ tầng của Quận Gò Vấp là xương sống của quy hoạch tổng thể mặt bằng Quận. đây là vấn đề cần thiết và bức xúc. Những vấn đề cần làm ngay là: - Lên phương án quy hoạch giao thông toàn Quận, tiến hành việc phân đợt đầu tư hợp lý trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt. - Mở tuyến đường Nguyễn Thái Sơn nối dài sang địa bàn Quận Bình Thạnh để làm cơ sở hình thành khu du lịch ven sông. - Về hệ thống cấp thoát nước: tiến hành khảo sát hệ thống thoát nước sẵn có và mới phát hiện để đưa vào cải tạo sử dụng xây dựng hệ thống cấp và thoát nước theo hướng quy hoạch thiết lập. - Ngoài việc cải tạo mạng lưới điện hiện có, trong kế hoạch những năm sắp tới Quận Gò Vấp có hướng xây dựng đồng bộ hệ thống cáp điện từ trạm biến áp đến mạng hạ thế phục vụ cho các khu dân cư mới được xây dựng, tránh trình trạng thi công chồng chéo, gây lãng phí cho ngân sách. - Hết sức lưu ý tới các yếu tố xây dựng liên quan tới việc tới việc quản lý và khai thác sân bay Tân Sơn Nhất. 3. Về công trình phúc lợi xã hội: Hiện nay Quận Gò Vấp chưa hình thành một cách rõ rệt. Ủy ban nhân dân Thành phố 135 chấp thuận chủ trương dời trung tâm hành chính văn hóa của Quận về khu sân vận động Đạt Đức, phường 16 để xây dựng trung tâm mới. trong quy hoạch chi tiết khu ở tại các phường, Ủy ban nhân dân Quận cần có hướng giải quyết đồng bộ các công trình phúc lợi công cộng tại mỗi khu vực để phục vụ đồng bào quần chúng nhân dân. 4. Về nhà ở: Chỉnh trang khu dân cư hiện hữu cho phù hợp với quy hoạch lộ giới đã đề ra và phân khu chức năng chung của Quận, cần chuẩn bị ngay cho việc phát triển khu dân cư mới, gắn liền với cơ cấu kinh tế của Quận Gò Vấp. Mật độ xây dựng khu dân cư của Quận Gò Vấp phải lưu ý đến đặt điểm riêng biệt của Quận: - Khu đô thi phát triển mật độ 50 – 60% - Khu xây dựng nhà có vườn mật độ 30 – 35% - Khu xây dựng nhà có vườn hoa và du lịch mật độ 20 – 25% 5. Ủy ban nhân dân Quận Gò Vấp: Chủ động phối hợp với các đơn vị Quốc phòng đóng trên địa bàn Quận để xác định cụ thể quy mô các công trình Quốc phòng cần thiết giữ lại ( có tính đến khả năng mở rộng và khai thác đất) để tiến hành các bước liên doanh liên kết hay bàn giao hầu sớm tận dụng khai thác quỹ đất và giúp cho quá trình đô thị hóa đúng hướng và đạt kết quả cao. 6. Đầu tư xây dựng một số công trình trọng điểm sau: - Cụm du lịch ven sông Bến Cát: quy mô 50 – 60ha. - Trung tâm nuôi trồng bông kiểng xuất khẩu và làng hoa Gò Vấp: qui mô 50 – 60ha thuộc địa bàn phường 11,12. - Lập đồ án quy hoạch trung tâm hành chính văn hóa – xã hội Quận Gò Vấp thuộc địa bàn phường 16 gần sân vận động Đạt Đức. - Quy hoạch chuẩn bị cơ sở hạ tầng cho khu công nghiệp phía Tây Bắc Hương lộ 11 để kêu gọi đầu tư. - Tiến hành khảo sát quy hoạch ven sông Bến Cát từ kênh Tham Lương về cầu An Lộc làm khu nhà nghĩ ven sông. - Xây dựng đường 26/3 kéo dài đoạn từ Nguyễn Văn Lượng đến cầu An Lộc tạo điều kiện cho việc hình thành khu du lịch. - Xây dựng đường Nguyễn Thái Sơn đoạn nối dài đến sông Bến Cát qua Bình Thạnh. Đồ án quy hoạch tổng mặt bằng cải tạo và xây dựng Quận Gò Vấp đã báo cáo Thường 136 Trực Thành Ủy, Thường Trực Ủy ban nhân dân Thành phố cùng các ban ngành chức năng của Thành phố ngày 31tháng 12 năm 1992 và được thông qua trong thông báo số 47/TB – UB của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí minh ngày 21 tháng 5 năm 1993. Nguồn: [111] 137 ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ----- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------- Số: 1062/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 3 năm 2007 QUYẾT ĐỊNH VỀ PHÊ DUYỆT NHIỆM VỤ ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG QUẬN GÒ VẤP, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003. Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003. Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng; Căn cứ Thông tư số 15/2005/TT-BXD ngày 13 tháng 10 năm 2005 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch - xây dựng; Xét nội dung hồ sơ Nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh do Viện Quy hoạch xây dựng thành phố lập; Xét đề nghị của Sở Quy hoạch - Kiến trúc tại Tờ trình số 395/TTr-SQHKT ngày 02 tháng 02 năm 2007 về phê duyệt Nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng quận Gò Vấp, QUYẾT ĐỊNH Điều 1. Duyệt Nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng quận Gò Vấp với các nội dung chính như sau: (đính kèm hồ sơ lập nhiệm vụ quy hoạch chung). 1. Vị trí giới hạn và phạm vi quy hoạch 1.1. Vị trí giới hạn: Quận Gò Vấp nằm ở phía Bắc nội thành thành phố Hồ Chí Minh, có ranh giới như sau: - Phía Đông : giáp quận 12 qua sông Bến Cát, Vàm Thuật; - Phía Tây : giáp quận 12 qua kinh Tham Lương; - Phía Nam : giáp sân bay Tân Sơn Nhất quận Tân Bình, quận Bình Thạnh và Phú Nhuận. 138 - Phía Bắc : giáp quận 12 qua sông Bến Cát. 1.2. Quy mô diện tích và dân số nghiên cứu: - Quy mô diện tích đất toàn quận: 1.975,85ha (Theo Quy hoạch chung đã duyệt 1998 là: 1948,6ha chênh lệnh là 27,25ha). - Quy mô dân số: + Dân số hiện trạng năm 2005 là 468.463 người; + Dân số dự kiến: năm 2010: 560.000 người; năm 2015: 610.000 người; năm 2020: 670.000 người. 1.3. Lý do điều chỉnh: Xuất phát từ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hồ Chí Minh là tạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh nhóm ngành dịch vụ, quận Gò Vấp đã định hướng lại chiến lược phát triển kinh tế - xã hội có sự thay đổi cơ cấu từ: công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ và du lịch trước đây sang định hướng cơ cấu: dịch vụ - công nghiệp. Do tác động của quá trình đô thị hóa đã dẫn đến việc dân số gia tăng quá nhanh nằm ngoài dự báo, cùng với sự phát triển của các nhóm ngành kinh tế và các vấn đề tồn tại trong quản lý dẫn đến nền tảng hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội chưa theo kịp tốc độ đô thị hóa đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển ổn định bền vững của đô thị. Do mối liên hệ và sự kết nối không gian đô thị trong cơ cấu tổng mặt bằng chung của quận có một số thay đổi, đồng thời tổng diện tích đất tự nhiên quận và ranh giới hành chính phường trong địa bàn quận cũng có thay đổi, dự kiến còn phải điều chỉnh tiếp cho phù hợp. 2. Tính chất, chức năng quy hoạch Quận Gò Vấp tiếp tục được xác định là quận có chức năng khu ở đô thị là chủ yếu và tiếp tục thực hiện theo mục tiêu của điều chỉnh quy hoạch chung quận Gò vấp năm 1998 là khai thác có hiệu quả quỹ đất hiện có, chuyển đổi chức năng sử dụng đất đai được nhiều hơn vào chức năng dân dụng, tăng thêm diện tích cho giao thông, công trình phúc lợi công cộng và công viên cây xanh. Chú trọng thêm vào tính chất mới là trung tâm thương mại dịch vụ, là khu đô thị Bắc thành phố, một trung tâm phụ trong hệ thống đa trung tâm của thành phố. Cơ cấu kinh tế phát triển theo định hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp trong giai đoạn 2006 - 2010 và dần dần chuyển đổi sang cơ cấu: dịch vụ - công nghiệp từ sau 2010. 139 3. Định hướng quy hoạch 3.1. Phân bổ dân cư: Đến năm 2020 dự kiến dân số quận khoảng 670.000 người, trong đó gồm 2 cụm đô thị chính với 4 khu vực: Cụm 1: gồm khu vực 1 và 2. Là cụm đô thị trung tâm hành chính, văn hóa, dịch vụ, thương mại. Cụm 1 chịu ảnh hưởng trực tiếp của sân bay Tân Sơn Nhất nên quy hoạch không gian sẽ bị hạn chế phát triển về chiều cao. Diện tích 942,89ha, dự kiến quy mô dân số khoảng 317.000 người. + Khu vực 1 gồm: phường 1, 3, 4, 5, 7. Đây vẫn là khu vực đô thị chỉnh trang với trung tâm phát triển sẽ là khu vực đất quốc phòng chuyển đổi và khu đô thị chỉnh trang, phát triển mới tại phường 5. Diện tích 495,81ha, dự kiến quy mô dân số khoảng 166.000 người. + Khu vực 2 gồm: phường 10, 17 và phường 6 (mới, tách ra từ phường 17). Đây vẫn là khu vực trung tâm quận bao gồm trung tâm hành chính, văn hóa đã hình thành và trung tâm đô thị mới, thương mại, dịch vụ, sẽ được hình thành từ đất quốc phòng chuyển đổi. Diện tích 447,08ha, dự kiến quy mô dân số khoảng 151.000 người. Cụm 2: gồm khu vực 3 và 4. Là cụm đô thị ở, quy hoạch cải tạo, phát triển tầng cao. Diện tích 1.032,96ha, dự kiến quy mô dân số khoảng 353.000 người. + Khu vực 3 gồm: phường 11 (có điều chỉnh ranh), 13, 15, 16. Đây là khu vực đô thị ở với trung tâm sẽ là khu đô thị mới Ấp Doi tại phường 15. Diện tích 468,94ha, dự kiến quy mô dân số khoảng 163.000 người. + Khu vực 4 gồm: phường 12 (điều chỉnh lại ranh), phường 8, 9 (mới tách ra từ phường 11 và 12) và phường 14 (tách ra từ phường 12). Một số khu vực là dân cư mới, khu quy hoạch cải tạo chỉnh trang, trung tâm phát triển sẽ là khu đô thị phường 14 dọc kênh Tham Lương, Bến Cát với quỹ đất phát triển từ đất nông nghiệp và công nghiệp di dời, chuyển đổi. Diện tích 564,02ha, dự kiến quy mô dân số khoảng 190.000 người. 3.2. Khu trung tâm quận, hệ thống công trình công cộng: Trên cơ sở ổn định trung tâm hành chính quận, các hệ thống trung tâm thương mại dịch vụ, các cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa - thể dục thể thao, hiện có, từng bước lập kế hoạch sử dụng đất, phát triển không gian đô thị theo từng giai đoạn như sau: a) Giai đoạn từ nay đến năm 2010: + Xây dựng trụ sở các phường mới khi được tách ra. 140 + Quy hoạch các trung tâm thương mại, dịch vụ tại khu Ấp Doi phường 15 và đất Nhà máy Quốc phòng di dời tại phường 7, 10. Thực hiện xây dựng các khu thương mại đã và đang được triển khai như khu thương mại Công ty 59 Bộ Quốc phòng tại phường 3. + Ổn định hệ thống thương mại theo các tuyến đường chính hiện có, các trung tâm thương mại ngã sáu Gò Vấp và khu trung tâm thương mại Hạnh Thông Tây, ổn định chỉnh trang các chợ đã quy hoạch (chợ Gò Vấp, Xóm Mới, An Nhơn và Tân Sơn Nhất) và tiếp tục di dời các chợ tự phát lấn chiếm. + Chuẩn bị pháp lý, lập kế hoạch đầu tư cho các tuyến thương mại dịch vụ kết hợp với chỉnh trang đô thị dọc hai bên đường Dương Quảng Hàm và Quang Trung. + Lưu ý kế hoạch sử dụng đất và phát triển đô thị liên kết dọc theo hành lang các tuyến giao thông công cộng cấp khu vực đi qua địa bàn quận. + Xây dựng đợt đầu ít nhất 7 trường học. Lập kế hoạch quy hoạch xây dựng hơn 30 trường với diện tích hơn 30ha. + Xây dựng lại một số Trạm Y tế do di dời như phường 3, 5, 15 và các Trạm Y tế mới phục vụ cho các phường khi tách ra. Xây dựng Bệnh viện quận và một số bệnh viện tư nhân đang được triển khai. Đạt chuẩn quốc gia về y tế (Trung tâm Y tế và các Trạm Y tế phường). Tổng quỹ đất y tế xây dựng trong đợt đầu khoảng hơn 3ha. + Quy hoạch xây dựng mới 4 cụm nhà văn hóa liên phường. + Chỉnh trang cải tạo đô thị các khu vực cây xanh cho các nhóm nhà. + Đầu tư xây dựng hoàn chỉnh khu công viên văn hóa phường 17. + Quy hoạch khu cây xanh trong đô thị Ấp Doi. b) Giai đoạn từ 2010 đến năm 2015: + Hoàn chỉnh được quần thể trung tâm thương mại dịch vụ tại Ấp Doi và đất nhà máy quốc phòng di dời tại phường 10, hình thành tuyến thương mại dịch vụ kết hợp với chỉnh trang đô thị dọc hai bên đường Dương Quảng Hàm và Quang Trung. + Dựa trên các dự án đường sắt đô thị do nước ngoài đầu tư để làm cơ sở thực hiện, hình thành phát triển đô thị liên kết dọc theo hành lang các tuyến giao thông công cộng đi qua địa bàn quận. Những yếu tố trên sẽ làm cơ sở để kết hợp xây dựng các trung tâm thương mại dịch vụ với các khu phức hợp, nhà ở cao tầng. + Tiếp tục có các kế hoạch, quy hoạch các đất nông nghiệp, công nghiệp di dời, dành thêm quỹ đất cho các công trình giáo dục, văn hoá thể dục thể thao nhằm đạt chuẩn cho đến năm 2020. 141 + Đầu tư khai thác tạo cảnh quan hệ thống công viên cây xanh ven sông. c) Giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2020: + Đảm bảo chỉ tiêu quy hoạch, tuân thủ việc sử dụng khai thác các quỹ đất nông nghiệp, công nghiệp di dời và đất quốc phòng chuyển đổi. + Từng bước tiếp tục biến chuyển, cải tạo từng khu ở, đơn vị ở qua đó xây dựng hoàn thiện hệ thống công cộng tương ứng, đáp ứng nhu cầu cuộc sống ngày càng cao của đô thị. + Đến năm 2020 quận Gò Vấp sẽ hoàn chỉnh ổn định về cơ cấu hệ thống công trình công cộng, cơ sở hạ tầng xã hội, bao gồm: - Công trình hành chính: bao gồm trung tâm hành chính quận và các cơ sở hành chính, trụ sở cơ quan phường, công trình sự nghiệp tại 16 phường. - Thương mại - dịch vụ: bao gồm hệ thống thương mại dịch vụ tại các tuyến đườngtrung tâm Quang Trung, Nguyễn Oanh - Nguyễn Kiệm, Dương Quảng Hàm, trung tâm thương mại Ngã Sáu, trung tâm thương mại Ấp Doi, trung tâm thương mại phường 14 (khu công nghiệp phường 12 hiện nay), trung tâm thương mại phường 10, - Giáo dục đào tạo: đảm bảo đủ quy mô, chỉ tiêu đất giáo dục theo định hướng phát triển của quy hoạch ngành. - Y tế: hoàn thiện hệ thống y tế, đạt chuẩn quốc gia tất cả các cơ sở y tế. - Văn hóa: có nhiều cụm văn hóa, nhà văn hóa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của các khu vực ở theo các cụm dân cư. - Thể dục thể thao: đạt chuẩn, đảm bảo chỉ tiêu theo quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở vật chất ngành thể dục thể thao thành phố đến năm 2020. 3.3. Công viên cây xanh: + Hoàn chỉnh công viên văn hóa quận tại phường 17. + Đầu tư phát triển hệ thống cây xanh ven sông. + Hình thành hệ thống công viên tại khu đô thị mới Ấp Doi. + Bổ sung thêm công viên cây xanh tập trung cho khu vực dân cư, theo các dự án chỉnh trang hoặc đô thị mới để đảm bảo chỉ tiêu cây xanh. 3.4. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: + Không phát triển thêm chỉ giữ lại cụm công nghiệp Công ty liên doanh Mercedes Benz, Công ty ôtô Isuzu có diện tích 19ha. + Cụm công nghiệp tại phường 12 có diện tích 40ha, duy trì trong giai đoạn đầu và dần dần chuyển đổi chức năng trong dài hạn. 142 + Di dời các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm, các cơ sở công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp hiện hữu không gây ô nhiễm môi trường xen cài trong dân cư được giữ lại nhằm tạo việc làm phát triển kinh tế. 4. Các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc và hạ tầng kỹ thuật đến năm 2020: + Đất đô thị: : 30 - 35m2/người + Đất dân dụng: : 25 - 30m2/người - Đất khu ở : 15 - 16m2/người - Đất công trình công cộng : 2,0 - 3,0m2/người - Đất cây xanh : 2,0 - 2,5m2/người - Đất giao thông : 5,0 - 7,0m2/người + Đất ngoài dân dụng : 1,0 - 1,2m2/người + Tầng cao xây dựng tối đa : 12 tầng (45m) Lưu ý: Tùy theo vị trí có thể xây dựng với chiều cao lớn hơn 45m nhưng phải căn cứ theo Quyết định số 100/2003/QĐ-UB ngày 20 tháng 6 năm 2003 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc quy định các bề mặt hạn chế chướng ngại vật tại sân bay Tân Sơn Nhất và ý kiến của Cụm cảng Hàng không miền Nam. + Mật độ xây dựng bình quân : 40 - 60% (khu dân cư hiện hữu) : 30 - 45% (khu dân cư phát triển) : 30 - 40% (công trình công cộng) + Chỉ tiêu sàn nhà ở : ≥ 15m2/người + Chỉ tiêu cấp điện : 1.500 kwh/người/năm + Chỉ tiêu cấp nước sinh hoạt : 200 l/người/ngày + Chỉ tiêu thoát nước bẩn sinh hoạt : 200 l/người/ngày + Tiêu chuẩn thải rác: 1 - 1,2 kg/người/ngày đêm. 5. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật 5.1. Giao thông: + Tổ chức phát triển hệ thống giao thông trên cơ sở kế thừa các quy định pháp lý đã có trước đây và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo giao thông thông suốt và đạt quy chuẩn tối thiểu về diện tích giao thông. + Giao thông đối ngoại: bao gồm tuyến đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi là tuyến vành đai trong thành phố, tuyến Nguyễn Oanh - Nguyễn Kiệm, đường Quang Trung nối sang quận 12, tuyến vành đai Dương Quảng Hàm. 143 + Giao thông đô thị: xem xét đánh giá các tuyến đường quy hoạch đã duyệt trước đây theo hướng giữ lại hoặc điều chỉnh cho phù hợp. + Giao thông thủy: bao gồm hệ thống kênh Tham Lương, sông Bến Cát, Vàm Thuật có chức năng giao thông thủy, kết hợp xem xét sử dụng quỹ đất dọc hành lang bờ để khai thác hiệu quả. + Đường sắt: mở rộng đảm bảo khoảng cách an toàn. + Giao thông công cộng: Lưu ý quy hoạch các tuyến đường sắt đô thị đi qua địa bàn quận theo quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt gồm 1 tuyến xe điện ngầm (Metro) đi theo hành lang đường Nguyễn Kiệm, Nguyễn Oanh và 1 tuyến xe điện (Monorail) theo hành lang đường Quang Trung nối với công viên phần mềm Quang Trung quận 12. 5.2. Chuẩn bị kỹ thuật: + Quy hoạch chiều cao: Cao độ xây dựng chọn ≥ 2,0m (theo hệ cao độ quốc gia Hòn Dấu). Tôn nền cho khu vực xây dựng mới ven rạch Tham Lương - Bến Cát, các khu vực có nền đất cao còn lại chỉ san ủi tại chỗ khi xây dựng công trình. + Quy hoạch thoát nước: Vẫn sử dụng hệ thống cống chung, nước thải sẽ được tách ra đưa về trạm xử lý. Hướng thoát theo hướng dốc địa hình tự nhiên ra rạch Tham Lương - Bến Cát - Vàm Thuật. 5.3. Cấp nước: + Nguồn nước cấp: sử dụng nguồn nước máy thành phố, chủ yếu dựa vào: - Hệ thống cấp nước Nhà máy nước Thủ Đức; - Hệ thống cấp nước Nhà máy nước Sông Sài Gòn; - Hệ thống cấp nước Nhà máy nước BOO Thủ Đức; - Trạm cấp nước ngầm Gò Vấp. + Mạng cấp nước: - Từ Nhà máy nước Thủ Đức đưa về với tuyến ống cấp nước chính đi trên đường Nguyễn Kiệm - Nguyễn Thái Sơn - Nguyễn Oanh - Nguyễn Văn Nghi. - Từ Nhà máy nước Sông Sài Gòn đưa về với tuyến ống cấp nước chính đi trên đường Quang Trung - Phan Huy Ích - Lê Đức Thọ - Thống Nhất - Hà Huy Giáp. - Từ Nhà máy nước BOO Thủ Đức đưa về với tuyến ống cấp nước chính đi trên đường Nguyễn Thái Sơn. - Xây dựng các tuyến ống phân phối mạng cấp II và cấp III. 144 5.4. Cấp điện: + Nguồn điện: Từ Trạm 110/15-22KV Gò Vấp 1. Dự kiến đến năm 2008 sẽ xây dựng Trạm 110/15-22KV Gò Vấp 2. + Lưới điện: Cải tạo và ngầm hóa lưới điện trung hạ thế hiện có. Xây dựng thêm lưới điện mới cho các khu dân cư phát triển. Cải tạo các tuyến 110KV hiện có để đảm bảo an toàn cách điện. Xây dựng mới nhánh rẽ 110KV cấp cho Trạm Gò Vấp 2. 5.5. Thoát nước thải và vệ sinh môi trường: + Hệ thống thoát nước thải: sử dụng hệ thống cống thoát nước riêng để thu gom nước thải đưa về nhà máy xử lý theo hai hướng: - Khu vực phía Đông, nước thải được đưa về nhà máy xử lý nước thải của thành phố lưu vực Tham Lương - Bến Cát đặt tại phường An Phú Đông quận 12. - Khu vực phía Tây, nước thải được đưa về nhà máy xử lý nước thải của thành phố lưu vực Tây Sài Gòn đặt tại phường 16 quận Tân Bình. - Vệ sinh đô thị. - Xây dựng hoàn chỉnh trạm trung chuyển rác tại phường 12 diện tích 1,1ha. - Rác được vận chuyển đến khu xử lý rác Tam Tân tại xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi. 6. Các vấn đề cần lưu ý: Khi triển khai nghiên cứu đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng quận Gò Vấp, cần tiếp tục làm rõ các vấn đề sau: - Về phân bổ dân cư: gắn liền với việc tổ chức ở trong điều kiện xây dựng đô thị có sự phát triển nhà ở cao tầng, cụ thể là việc xác định rõ các khu vực có thể xây dựng chung cư để tính toán lại sự phân bố dân cư, khi thực hiện các dự án mở rộng các trục đường chính lớn hoặc có kết hợp với hệ thống giao thông công cộng đô thị đi qua địa bàn như: đường Dương Quảng Hàm, Nguyễn Oanh, Nguyễn Kiệm, Tân SơnNhất - Bình Lợi - Vành đai 2, tuyến đường sắt đô thị số 4, tuyến tàu điện hoặc Monorail trên đường Quang Trung kết hợp để thực hiện chỉnh trang, bố trí, tổ chức quy hoạch xây dựng và nghiên cứu thiết kế đô thị, điều chỉnh quy hoạch ở từng khu vực. - Về quy hoạch cây xanh: ngoài diện tích quy hoạch cây xanh đã có trên địa bàn quận, cần nghiên cứu dành đất thêm công viên cây xanh khi chuyển hóa đất nông nghiệp, di dời công nghiệp ô nhiễm .v.v - Về đất dành riêng cho giao thông: tính toán ưu tiên cho chỉ tiêu đất giao thông, riêng đất dành cho khu vực làm depot của dự án tuyến đường sắt đô thị số 4, cần được nghiên cứu 145 trong điều kiện trên địa bàn quận Gò Vấp đã thiếu đất dành cho xây dựng công trình công cộng, hạ tầng xã hội và mật độ dân số cũng như xây dựng rất cao. - Về hạ tầng kỹ thuật: phải xác định rõ các hướng thoát nước, cốt nền xây dựng, quy hoạch hồ điều hòa tại khu vực có đủ điều kiện trên địa bàn quận. Điều 2. Trên cơ sở nội dung Nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng được duyệt, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Ủy ban nhân dân quận Gò Vấp và Viện Quy hoạch xây dựng triển khai thực hiện nghiên cứu đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng quận Gò Vấp và trình duyệt theo quy định. Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân quận G̣ Vấp xác lập ranh đất quy hoạch, thực hiện tốt quản lư đất trong phạm vi quy hoạch. Điều 3. Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Xây dựng, Giám đốc Sở Giao thông - Công chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Gò Vấp chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Nguyễn Hữu Tín Nguồn: [111] 146 Cụm cao ốc căn hộ Khang Gia (phường 14) Căn hộ Sunview 3, đường Phạm Văn Chiêu (phường 14) Nguồn: [110] 147 Căn hộ Phú Gia Hưng (phường 15 ) Nguồn: [ 110] Chợ Gò Vấp (có lịch sử hàng trăm năm; phường 4) 148 Nguồn: [3, phụ lục] 149 Nguồn: [ 3, phụ lục] Trung tâm văn hóa quận Gò Vấp (phường 13) Nguồn: [111] Nguồn: [ 3, phụ lục] 150 Nguồn: [3, phụ lục] 151 Nguồn: [3, phụ lục] 152 Đường Quang Trung Siêu thị Văn hóa Văn Lang Nguồn: [111] 153 Trường THPT Gò Vấp Nguồn: [111] 154 Sắc xuân Gò Vấp Làng hoa Gò Vấp giờ đã lên phố thị Nguồn: [111]

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflv_qua_trinh_do_thi_hoa_o_quan_go_vap_thanh_pho_ho_chi_minh_tu_1986_den_2010_0949.pdf
Luận văn liên quan