Luận văn Quản lý nhà nước đối với các trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

Kiên Giang có tiềm năng phát triển kinh tế với bờ biển dài, nhiều sông núi và hải đảo, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, vị trí và điều kiện tự nhiên thuận lợi đã tạo cho tỉnh nhiều tiềm năng và lợi thế kinh tế phong phú, đa dạng như: kinh tế nông-lâm nghiệp, kinh tế biển, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến nông-thủy sản và du lịch; nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử, văn hóa tiêu biểu. Ngoài ra, với vị thế là cửa ngõ ở phía Tây Nam thông ra Vịnh Thái Lan, Kiên Giang còn có tiềm năng lớn về kinh tế cửa khẩu, hàng hải và mậu dịch quốc tế. Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm khai thác các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh có ý nghĩa chiến lược trong giai đoạn hiện nay. Bậc học cao đẳng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của nước nhà. Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đòi hỏi nguồn nhân lực của mỗi quốc gia cần phải được nâng tầm về chất lượng. Trong nền kinh tế thế kỷ XXI, nguồn nhân lực chất lượng cao mới tạo nên lợi thế cạnh tranh, tạo nên thế mạnh cho mỗi quốc gia. Chính vì vậy, quản lý nhà nước đối với tỉnh Kiên Giang nói riêng và các tỉnh/thành trong cả nước nói chung có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nghiên cứu đề tài “Quản lý nhà nước đối với các trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang”, luận văn thu được kết quả như sau: Trên cơ sở nghiên cứu hệ thống lý luận về các khái niệm chính của đề tài, phân tích yếu tố cốt lõi về nội dung quản lý nhà nước đối với trường cao đẳng và luận giải các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với trường cao đẳng. Đề tài cố gắng đánh giá đ ng và khách quan thực trạng quản lý nhà nước đối với các trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Thực trạng cho thấy những hạn chế, yếu kém trong quản lý nhà nước đối với các trường89 cao đẳng tại tỉnh Kiên Giang nổi bật nhất về bộ máy quản lý, đội ngũ quản lý, thể chế cũng như việc kiểm định, kiểm tra, đánh giá, nguồn lực để hoạt động trong trường cao đẳng còn hạn chế điều này đã đặt ra những vấn đề về quản lý nhà nước đối với các trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Từ thực trạng – ưu điểm, yếu kém và những bất cập về quản lý nhà nước đối với các trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang hiện nay, đòi hỏi phải quán triệt toàn diện các quan điểm và triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm huy động tối đa, khai thác và sử dụng tối ưu các nguồn lực để nâng cao chất lượng đào tạo bậc cao đẳng. Đây vừa là vấn đề mang tính thời sự cấp thiết, vừa là nhiệm vụ cơ bản mang tính lâu dài. Vì vậy, cần có sự đồng thuận, thống nhất nhận thức và hành động của Nhà nước, các cấp, các ngành, chính quyền và từ bản thân mỗi trường cao đẳng.

pdf117 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 595 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước đối với các trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n việc nâng cao trình độ trong hoạt động lập pháp, lập quy, trình độ pháp lý, chất lượng luật pháp, tính khả thi của pháp luật có liên quan đến công tác quản lý nhà nước về kiểm định chất lượng đào tạo cao đẳng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Để đạt được các điều đó có nhiều yếu tố quyết định như: tư duy pháp lý giáo dục và đào tạo mới, đường lối chính sách của Đảng, trình độ năng lực của các cán bộ luật pháp và cơ quan pháp luật, cơ quan quản lý giáo dục, sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, dân chủ hóa hoạt động lập pháp, hành pháp Trong đó, cần tập trung giải quyết một số vấn đề sau: Thứ nhất, nâng cao trình độ trong hoạt động xây dựng văn bản, nâng cao trình độ pháp lý trong quản lý các trường cao đẳng bằng pháp luật và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải xây dựng được một hệ thống văn bản pháp luật về giáo dục cao đẳng hoàn chỉnh về số lượng và đảm bảo về chất lượng. Thứ hai, cần phải xây dựng một đội ngũ cán bộ pháp lý có tri thức tổng hợp về giáo dục, kinh tế, pháp luật và chính trị, có trình độ soạn thảo văn bản và có năng lực thực hiện pháp luật trong điều kiện cơ chế mới. Các thuật ngữ dùng trong các văn bản pháp luật về quản lý nhà nước đối với các trường cao đẳng cần rõ ràng, ngắn gọn, chính xác và dễ hiểu, không dùng những thuật ngữ khó nhận thức, đa nghĩa dễ dẫn tới việc có thể thực hiện không được nhất quán và dễ tạo ra sơ hở, bị xuyên tạc, lợi dụng. Ngoài ra với mục tiêu thực hiện hiệu quả công tác kiểm định, đánh giá chất lượng giáo dục cao đẳng hướng đến một nền giáo dục chất lượng và chuyên nghiệp, ngành giáo dục cần chú trọng đào tạo các chuyên gia, kiểm định viên không chỉ giỏi 75 chuyên môn mà còn là vị “quan tòa” liêm chính, là chuyên gia tư vấn, sẵn sàng gi p các cơ sở giáo dục giải quyết khó khăn trong quá trình áp dụng các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng. Thứ ba, để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước, cần có kế hoạch đào tạo, bồi dư ng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về chất lượng giáo dục cao đẳng chất lượng. Hàng năm, Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang cần dành một khoản ngân sách để khuyến khích cán bộ, công chức học tập lĩnh vực kiểm định, đánh giá, nâng cao chất lượng và hiệu quả trường học. Việc này sẽ giúp phát triển nguồn nhân lực cần thiết nhằm thực hiện các sáng kiến và nỗ lực cải tiến chất lượng cho giáo dục cao đẳng của tỉnh nhà trong tương lai. Việc đào tạo có thể được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau (đào tạo dài hạn, ngắn hạn; chương trình đào tạo có bằng cấp hoặc không có bằng cấp...). Thứ tƣ, cùng với việc nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về chất lượng giáo dục cao đẳng thì vấn đề đạo đức công vụ cũng cần được ch ý. Đội ngũ cán bộ, công chức phải thực sự công tâm, khách quan trong quá trình quản lý, đánh giá, có tinh thần trách nhiệm với công việc của mình. Thứ năm, hiện nay, đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về các trường cao đẳng ở tỉnh Kiên Giang chưa thật đảm bảo tính “vừa hồng, vừa chuyên”. Do vậy, phải tiến hành bồi dư ng, đào tạo nâng cao nghiệp vụ quản lý chuyên ngành, giúp cho họ am hiểu sâu về công tác quản lý mang tính đặc thù này và là điều kiện thiết yếu bảo đảm tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước. Trong hoạt động chuyên ngành, hiệu quả quản lý nhà nước được thể hiện bằng thước đo là hiệu quả thực tiễn và sự hài lòng của cộng đồng xã hội với chất lượng giáo dục cao đẳng tại tỉnh Kiên Giang. 76 3.2.4. Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát và thực hiện kiểm định chất lƣợng đào tạo cao đẳng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và Bộ Giáo dục và Đào tạo thiết lập, triển khai hoạt động hệ thống kiểm định chất lượng đối với trường cao đẳng tại tỉnh Kiên Giang bao gồm: xây dựng và ban hành tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng đối với trường cao đẳng; quy trình kiểm định chất lượng trường cao đẳng; đào tạo, bồi dư ng đội ngũ kiểm định viên chất lượng trường cao đẳng; tổ chức kiểm định chất lượng đào tạo đối với trường cao đẳng. Trên cơ sở đó, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội và Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các cơ sở giáo dục cao đẳng tiến hành hoạt động tự đánh giá căn cứ vào hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng để chỉ ra các mặt mạnh, mặt yếu để từ đó xây dựng kế hoạch và các biện pháp thực hiện nhằm đáp ứng mục tiêu đã đề ra. Giữ gìn kỷ cương, đảm bảo nguyên tắc trong quản lý nhà nước đối với các trường cao đẳng tại tỉnh Kiên Giang; biến quá trình thanh tra, kiểm tra thành quá trình tự thanh tra, kiểm tra trong các cơ sở giáo dục cao đẳng; đảm bảo công bằng và góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo cao đẳng tại tỉnh Kiên Giang. Để tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát và thực hiện kiểm định chất lượng đào tạo cao đẳng cần: Thứ nhất, việc tăng cường và đảm bảo quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các trường cao đẳng tại tỉnh Kiên Giang chỉ thực sự mang lại hiệu quả khi phải tiến hành cùng với việc tăng cường quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo cũng như của các ngành chủ quản khác. Tổ chức hệ thống thanh tra, kiểm tra các trường cao đẳng cần tập trung thanh tra, kiểm tra các nội dung quản lý chủ yếu trong việc chấp hành các quy định về quản lý giáo 77 dục cao đẳng. Hoạt động thanh tra, kiểm tra cần có sự đổi mới về hình thức cũng như phương pháp tiến hành, đảm bảo chất lượng. Thứ hai, trong giai đoạn hiện nay đối với tỉnh Kiên Giang, công tác thanh tra, kiểm tra cần tập trung vào các nội dung quản lý nhà nước đối với các trường cao đẳng. Cần tập trung vào công tác tuyển sinh; chế độ tài chính, học phí, cấp phát văn bằng chứng chỉ và đảm bảo chất lượng đào tạo, nhất là việc liên kết đào tạo giữa các cơ sở đào tạo, đảm bảo quyền lợi người học, tiến độ thực hiện cũng như chất lượng đào tạo... Thứ ba, các hoạt động thanh tra, kiểm tra cần đổi mới theo hướng là “nhà tư vấn” quá trình đào tạo cho các cơ sở giáo dục. Để công tác thanh tra, kiểm tra phát huy được ý nghĩa quan trọng của nó, các đơn vị thanh tra, kiểm tra cần có kế hoạch thanh tra, kiểm tra tập trung vào các vấn đề trọng điểm như việc đảm bảo sự phù hợp nội dung đào tạo với mục tiêu, sứ mệnh của ngành và cơ sở giáo dục. Thứ tƣ, cần chú trọng xây dựng đội ngũ làm công tác thanh tra, kiểm tra có đủ năng lực, kinh nghiệm, dám nghĩ, dám làm, không ngại va chạm và có phẩm chất đạo đức qua việc đào tạo, bồi dư ng về chuyên môn nghiệp vụ, trang bị và cập nhật những kiến thức, kỹ năng, học hỏi kinh nghiệm của các nước có nền giáo dục tiên tiến để đội ngũ làm công tác thanh tra, kiểm tra hoàn thành tốt công tác của mình. Thứ năm, hoàn thiện thể chế về đánh giá chất lượng giáo dục cao đẳng. Nhà nước cần hoàn thiện bộ tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục cao đẳng theo yêu cầu và định hướng chất lượng trong thời gian 5 năm một lần. Điều này đảm bảo cho chúng ta có một bộ tiêu chuẩn kiểm định thống nhất, chuẩn hóa và dễ dàng được các cơ sở giáo dục chấp nhận. Điều này phù hợp với vai trò của cơ quan nhà nước - đề ra các văn bản quy phạm để quản lý. Việc hoàn thiện các tiêu chí đánh giá cần gắn với những mục tiêu chính là: 78 (i) Các trường sử dụng bộ tiêu chí để tự đánh giá từng lĩnh vực hoặc toàn diện hoạt động bảo đảm chất lượng đào tạo của một khoa, một khoá đào tạo hoặc của toàn trường; (ii) Các trường sử dụng bộ tiêu chí để xây dựng kế hoạch chiến lược cho việc bảo đảm chất lượng đào tạo của trường mình; (iii) Các tổ chức kiểm định sử dụng tiêu chí để đánh giá về chất lượng của một cơ sở giáo dục cao đẳng; (iv) Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo sử dụng bộ tiêu chí làm cơ sở để thẩm định, đánh giá, công nhận chất lượng đào tạo và xếp hạng các trường cao đẳng toàn diện hoặc xếp hạng theo từng lĩnh vực. Để cụ thể hóa các mục tiêu trên, các tiêu chí kiểm định chất lượng giáo dục cao đẳng cần được hoàn thiện. Những tiêu chí cần bổ sung như: các hoạt động dịch vụ giáo dục phục vụ xã hội, hoạt động chuyển giao công nghệ, sự tham gia vào hoạt động giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ trong khu vực và trên thế giới, quan hệ với người sử dụng lao động, vai trò, vị trí đối với địa phương nơi trường đóng, sự tuân thủ các quy định của Nhà nước. Trong từng tiêu chuẩn các tiêu chí cần phải được làm rõ như: - Đối với công tác tổ chức và quản lý chúng ta có thể bổ sung các tiêu chí về tầm nhìn, năng lực của lãnh đạo nhà trường trong việc phát huy được quyền tự chủ và tính tự chịu trách nhiệm của nhà trường; trách nhiệm xã hội của nhà trường đối với sản phẩm đào tạo của mình. - Đối với tiêu chuẩn về người học cần đặc biệt ch ý đến các tiêu chí về khả năng tự học, tự nghiên cứu, khả năng đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người học; vấn đề kỹ năng sống, kỹ năng làm việc.... - Tiêu chuẩn về sự gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp, nhà trường với xã hội. 79 Trong giai đoạn trước mắt, để góp phần tăng cường quản lý nhà nước của Bộ và quản lý đào tạo của từng trường nhằm nâng cao chất lượng đào tạo bậc cao đẳng, bảo đảm tính khả thi trong thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục cao đẳng ở tỉnh Kiên Giang, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần đặc biệt ch ý đến các trọng số cho các tiêu chí trong các lĩnh vực đánh giá: công tác tổ chức và quản lý; tỷ lệ sinh viên trên số cán bộ giảng dạy; tỷ lệ cán bộ giảng dạy có học hàm, học vị; năng lực của sinh viên; chương trình học và các tài liệu chuyên môn; phương pháp giảng dạy và học tập; nghiên cứu khoa học; hệ thống cơ sở hạ tầng; kinh phí hàng năm; các hoạt động hợp tác quốc tế phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học. Việc cụ thể các tiêu chí theo lĩnh vực giúp chúng ta xác định những lĩnh vực và tiêu chí liên quan cần được điều chỉnh và tác động để có thể đạt được chất lượng và hiệu quả đào tạo cao nhất. Đồng thời, bộ tiêu chí giúp các trường vạch kế hoạch chiến lược triển khai xây dựng những điều kiện để vươn lên đạt chuẩn quốc gia, khu vực và thế giới. Cùng với việc cụ thể hoá trọng số cho các nhóm tiêu chí thì cần phải có thang điểm đánh giá phù hợp cho mỗi tiêu chí. Hiện nay thang điểm đánh giá cho mỗi tiêu chí ở hai mức: mức 1 và mức 2. Với hai mức đánh giá này khó phản ánh hết mặt bằng chất lượng ở mỗi tiêu chí đánh giá. Vì vậy, để tạo ra sự phân tầng trong đánh giá chất lượng, cần cụ thể hoá các mức đánh giá có thể là 3 mức thang điểm để đánh giá. Sự phân định thang đo đánh giá càng cụ thể sẽ càng có tính khu biệt hoá cao về chất lượng của mỗi cơ sở giáo dục. Sự phân định thang đo với mức đánh giá cụ thể cũng tạo ra sự vận động của mỗi cơ sở giáo dục để hướng đến mặt bằng chất lượng ngày càng cao hơn. Để đánh giá, kiểm định chất lượng đào tạo đảm bảo tính khoa học và chính xác, hệ thống tiêu chí đánh giá được xây dựng cần tiến hành điều tra thử với quy mô mẫu hợp lý. Số liệu điều tra được thu thập và phân tích theo nhóm ngành đào tạo, và cơ cấu tổ chức của trường. Tất cả các tiêu chí định lượng và không có tính định lượng được tổng hợp lại và áp dụng những 80 phương pháp xử lý thống kê xã hội học khác nhau để xác định độ tin cậy và độ giá trị của các số liệu thu thập. Sau đó, tính toán hệ số tương quan giữa các quá trình, giữa các lĩnh vực và giữa các tiêu chí đồng thời xác định sự tác động qua lại giữa các tiêu chí, giữa các lĩnh vực. Từ các kết quả đó, xác định quá trình nào, những lĩnh vực nào và những tiêu chí nào có trọng số lớn, có tác dụng quyết định chất lượng đào tạo, những tiêu chí hoặc những chỉ số không tương quan có thể bị loại bỏ. Sau khi đã xác định được những tiêu chí chính và mối tương quan của chúng trong từng lĩnh vực, tức đã có căn cứ để đặt ra các tiêu chí chuẩn (những tiêu chí khung) để đảm bảo chất lượng giáo dục cao đẳng. Các tiêu chí khung chuẩn và trọng số của các tiêu chí có thể sẽ khác nhau, tùy thuộc vào đặc thù của nhóm ngành đào tạo và cơ cấu tổ chức của trường. Các tiêu chí chuẩn chung này sẽ là đích chuẩn để các trường cao đẳng vạch kế hoạch chiến lược đầu tư nguồn lực cho phát triển. Các chuẩn này sẽ dần được nâng cao theo sự phát triển kinh tế-xã hội và sự phát triển của giáo dục cao đẳng Việt Nam nói chung và giáo dục cao đẳng tại tỉnh Kiên Giang nói riêng. Một vấn đề quan trọng trong quá trình xây dựng các tiêu chí kiểm định là Nhà nước cần tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục, các chuyên gia, các tổ chức, doanh nghiệp tham gia xây dựng các tiêu chí đánh giá. Sự tham gia của chủ thể này nhằm nâng cao tính khả thi của các tiêu chí đánh giá, phản ánh đầy đủ hơn những khía cạnh chất lượng giáo dục cao đẳng. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng cần đề ra các quy định về quyền lợi và nghĩa vụ của một cơ sở đã hoàn thành kiểm định chất lượng. Điều này cũng là vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu và giải quyết. Các chính sách này không chỉ th c đẩy các cơ sở giáo dục cao đẳng tham gia quá trình kiểm định mà quan trọng hơn Nhà nước sớm có những thông tin chính xác về mặt bằng chất lượng đào tạo, có cơ sở để định hướng chiến lược cho sự phát triển của giáo dục cao đẳng tại tỉnh Kiên Giang. 81 Thứ sáu, phân cấp quản lý ngân sách nhà nước và các nguồn thu khác. Phân định rõ quyền và trách nhiệm quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước của bộ, ngành và các trường cao đẳng của tỉnh Kiên Giang. Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền cho Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Sở Tài chính điều hành ngân sách nhà nước để xây dựng, phát triển giáo dục cao đẳng của tỉnh Kiên Giang. Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục-Đào tạo phối hợp với Sở Tài chính xây dựng và ban hành các văn bản pháp quy tạo điều kiện cho các trường cao đẳng chủ động trong quyền tự chủ và trách nhiệm để có nhiều nguồn thu và chi hợp lý theo tiến trình phát triển của các trường. 3.2.5. Huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực để nâng cao hiệu lực quản lý nhà nƣớc đối với trƣờng cao đẳng Tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị có vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động giáo dục, đào tạo trường cao đẳng, là yếu tố cần thiết để nâng cao chất lượng trường cao đẳng tại tỉnh Kiên Giang. Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang cần xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia về đào tạo cao đẳng, đại học (bao gồm cả xây dựng cơ bản) để tập trung đầu tư cho các trường cao đẳng trọng điểm góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hỗ trợ đầu tư cho các trường cao đẳng của các tỉnh khó khăn, đồng thời hỗ trợ đầu tư cho các trường cao đẳng đào tạo trọng điểm. Nhà nước có chính sách ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư vào đào tạo các trường cao đẳng và bảo đảm quyền sở hữu theo pháp luật và các quyền lợi của nhà đầu tư. Do vậy, để huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực để nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với trường cao đẳng cần: Thứ nhất, đa dạng và tăng cường nguồn lực đầu tư, đổi mới chính sách, cơ chế tài chính cho các trường cao đẳng. 82 Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang cần huy động mọi nguồn lực đầu tư cho quản lý nhà nước đối với các trường cao đẳng từ các thành phần kinh tế tham gia đào tạo cao đẳng, từ Nhà nước (trung ương, địa phương), doanh nghiệp, người học và từ cộng đồng. Tăng tỷ trọng đầu tư từ xã hội cho đào tạo bậc cao đẳng, trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Các trường cao đẳng chủ động thực hiện đa dạng hóa nguồn thu từ các hợp đồng đào tạo với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; thu từ các hoạt động dịch vụ, sản xuất, kinh doanh phù hợp với ngành nghề đào tạo. [3], [4] Thứ hai, tăng cường đầu tư máy móc, trang thiết bị cho hoạt động đào tạo. Nhà nước tăng cường đầu tư máy móc thiết bị giá trị lớn, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Nhà nước sẽ tập trung đầu tư xây dựng những trường đào tạo chất lượng cao đáp ứng nhu cầu lao động kỹ thuật cho các ngành kinh tế mũi nhọn, công nghiệp mũi nhọn, công nghệ cao, có máy móc thiết bị hiện đại mà các thành phần khác không có khả năng đầu tư. Thứ ba, thu hút sự tham gia đông đảo của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các tổ chức, cá nhân tham gia đào tạo chất lượng cao. Nhà nước cần tạo cơ chế, chính sách cho sự tham gia của các tổ chức xă hội nghề nghiệp mà trước hết là phát huy được vai trò của Hiệp hội các trường cao đẳng, bao gồm Hội các trường cao đẳng ngoài công lập, Hội các trường cao đẳng công lập, Hội của các trường cao đẳng chuyên ngành, cao đẳng khối ngành hay lĩnh vực... cần được Nhà nước cho phép thành lập. Các tổ chức này sẽ tham gia vào quá trình kiểm định chất lượng với các nội dung công việc cụ thể như: - Tư vấn tự đánh giá cho cơ sở giáo dục nào đăng ký thực hiện tự đánh giá; - Thực hiện đánh giá ngoài đối với cơ sở nào đã tiến hành tự đánh giá; 83 - Báo cáo với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo về kết quả kiểm định chất lượng của các cơ sở giáo dục nào đã hoàn thành kiểm định để Bộ cấp chứng nhận kết quả kiểm định cho cơ sở đó. - Chúng ta cần nhận thức được rằng, việc tổ chức kiểm định chất lượng cần kết hợp giữa quản lý nhà nước và tự quản lý của Hiệp hội các cơ sở giáo dục cao đẳng. Điều đó phù hợp với xu thế của thời đại là tăng quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục cao đẳng và cải cách hành chính nhà nước chỉ giữ vai trò quản lý. Thứ tƣ, hoàn thiện thể chế về quyền tự chủ, trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục cao đẳng. Trên cơ sở chủ trương, đường lối đổi mới giáo dục cao đẳng và luật pháp hiện hành của Đảng và Chính phủ, cần phải quy định cụ thể trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục cao đẳng. Các cơ sở giáo dục cao đẳng được quyền tự chủ và chịu trách nhiệm về các hoạt động nghiệp vụ và dịch vụ sau: tự xác định ngành nghề được mở; chương trình và khối lượng kiến thức thông qua các học phần và đơn vị học trình; tổ chức tuyển sinh, quá trình giảng dạy của đội ngũ giảng viên và học tập của sinh viên; đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và định kỳ tiến hành kiểm định, kiểm tra, thanh tra, đánh giá kết quả học tập; tổ chức viết, biên soạn sách giáo khoa, tài liệu tham khảo và phát hành theo luật định của Nhà nước; phát hành, cấp bằng và hủy bằng cho người học sau khi tốt nghiệp thuộc tất cả các trình độ do nhà trường đào tạo; tổ chức nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong và ngoài nước. Các cơ sở giáo dục được tự quyền thiết lập quan hệ với các trường cao đẳng và cơ sở nghiên cứu, đào tạo khác trong khu vực và quốc tế về đào tạo và nghiên cứu khoa học theo luật pháp và quy định của Nhà nước như: được xây dựng trung tâm du học tại chỗ trong trường; được tự cử và quyết định các đoàn ra và đón các đoàn vào theo đ ng luật pháp Nhà nước; có chính sách 84 riêng của trường để thu hút các chuyên gia quốc tế giỏi hỗ trợ trong đào tạo và nghiên cứu; chủ động tham gia thị trường đào tạo nguồn nhân lực quốc tế và xuất khẩu lao động trình độ cao; đảm bảo quyền tự chủ trong học thuật trong trường cao đẳng theo luật pháp Nhà nước. Thứ năm, hoàn thiện chính sách phát triển đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Trước hết, cần tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ giảng viên về tất cả các mặt: số lượng, chất lượng, cơ cấu ngành nghề, bố trí sử dụng và sự chuyển tiếp giữa các thế hệ theo tiêu chí, tiêu chuẩn định mức lao động. Trên cơ sở đó phải dự báo quy mô đào tạo của trường thông qua việc phân tích số lượng, chất lượng học sinh phổ thông và nguyện vọng của họ đối với các lĩnh vực mà trường đào tạo... đồng thời với việc dự báo các ngành nghề mới xuất hiện, quy mô của từng ngành nghề và cơ cấu của mỗi ngành nghề đó. Những định hướng phát triển nguồn nhân lực và chính sách của nhà trường đối với giáo dục cao đẳng cũng như đối với nhân lực cho các trường cao đẳng là một căn cứ quan trọng đối với việc quy hoạch đội ngũ giảng viên của nhà trường. Cách thức quy hoạch cần giải quyết các vấn đề sau: - Quy mô nhà trường và số lượng sinh viên. Để tính toán số lượng giảng viên cần có các thông số như: Số sinh viên/giảng viên (tỷ lệ này không cố định cho môn học khác nhau, ngành nghề khác nhau, tải trọng này phụ thuộc vào các chức danh (giảng viên, giảng viên chính...), phụ thuộc vào quy mô chế độ làm việc đối với giảng viên, phụ thuộc vào đặc điểm của ngành nghệ, khả năng tận dụng chất xám của giảng viên... - Cơ cấu: cơ cấu về độ tuổi, về trình độ... Các biện pháp cụ thể quy hoạch đội ngũ giảng viên gồm: + Rà soát, thẩm định văn bằng, chửng chỉ nhằm khẳng định các chuẩn mực đã đạt được làm căn cứ cho việc xây dựng tháp cơ cấu. 85 + Xây dựng tháp cơ cấu độ tuổi, cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, giới tính...tối ưu cho từng giai đoạn phát triển của nhà trường và của từng đơn vị. + Ấn định việc xem xét, điều chỉnh tháp quy hoạch hàng năm và lên kế hoạch thực hiện quy hoạch đó. + Phân công trách nhiệm cụ thể cho các bộ phận liên quan thực hiện cho kế hoạch đã đề ra thông qua các biện pháp cụ thể, phù hợp. Chất lượng đội ngũ giảng viên có vai trò quyết định trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và đối với bậc cao đẳng nói riêng. Do vậy, việc phát triển đội ngũ giảng viên được coi là giải phát đột phá trong việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. Để phát triển đội ngũ giảng viên đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và có chất lượng, bảo đảm sự kết nối một cách nhuần nhuyễn giữa các thế hệ, trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về chất lượng giảng viên, thực trạng đội ngũ giảng viên hiện nay, cần thực hiện tốt một số chính sách sau: Một là, đổi mới công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch và sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các quy định về tuyển dụng giảng viên; nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách nhằm thu h t đội ngũ sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, sinh viên các lớp cử nhân tài năng, kỹ sư chất lượng cao làm giảng viên; xây dựng chính sách thu hút cán bộ khoa học có trình độ chuyên môn cao ở trong. Hai là, xây dựng bộ tiêu chuẩn nghề nghiệp của giảng viên; đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dư ng, tự đào tạo và đào tạo lại đối với đội ngũ giảng viên nhằm nâng cao chất lượng của giảng viên cả về năng lực chuyên môn lẫn kiến thức, nghiệp vụ sư phạm. Ba là, đổi mới công tác quản lý, sử dụng, đánh giá, sàng lọc đội ngũ giảng viên theo hướng phân công, phân cấp về trách nhiệm, quyền hạn và giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục cao đẳng. 86 Bốn là, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ giảng viên tương xứng với thành tích và năng lực cá nhân; điều chỉnh chính sách lương, phụ cấp ưu đãi, cơ chế đãi ngộ phù hợp để cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, tạo động lực và điều kiện cho đội ngũ giảng viên nâng cao năng lực, trình độ. Đối với cán bộ quản lý phải được đào tạo bài bản, chú trọng năng lực thực tế và các tiêu chuẩn cần thiết khác. Thực tế cho thấy, hầu hết cán bộ quản lý giáo dục các trường cao đẳng tại Kiên Giang không được đào tạo một cách bài bản, đ ng chuyên ngành “quản lý” mà thường được đào tạo ở các chuyên ngành khác hoặc là giảng viên chuyển sang làm quản lý, chính vì thế nhìn chung năng lực chuyên môn nghiệp vụ của họ chưa đáp ứng được với yêu cầu công việc “quản trị trường cao đẳng”. Thực chất đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến chất lượng các trường cao đẳng tỉnh còn hạn chế, tại chương 2 thực trạng cho thấy tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp với tỷ lệ đầu vào chênh lệch cao. Bên cạnh việc tăng cường nâng cao năng lực và chất lượng của giảng viên thì cũng cần chú trọng nâng cao năng lực và chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trong các trường cao đẳng. Cần có kế hoạch rà soát lại đội ngũ cán bộ quản lý để bổ sung, thay thế những cán bộ không đáp ứng được yêu cầu công việc. Cần có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại một cách bài bản cho đội ngũ này, mặt khác phải chú trọng năng lực thực tế của họ để bố trí công việc phù hợp. Thứ sáu, đổi mới chính sách tài chính đối với giáo dục cao đẳng. Định mức phân bổ ngân sách cho các trường cao đẳng về cơ bản vẫn mang nặng tính bao cấp, bình quân và chủ yếu dựa vào các yếu tố “đầu vào” nên chưa gắn kết giữa kết quả sử dụng nguồn lực ngân sách nhà nước với kết quả, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ. Để tháo g và phát huy những kết quả đã đạt được, thời gian tới cần lưu tâm tới các vấn đề, cụ thể như: Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang có văn bản hướng dẫn nhiệm vụ trọng tâm năm học tới các trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh. Ban hành kịp 87 thời các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các trường cao đẳng về thực hiện các hoạt động thu chi tài chính, tuyển dụng nhân sự. Tiểu kết chƣơng 3. Kiên Giang có vị trí chiến lược quan trọng, nằm trong vùng vịnh Thái Lan, gần với các nước thuộc khu vực Đông Nam Á. Kiên Giang có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng giao lưu kinh tế trong khu vực, đồng thời đóng vai trò cầu nối các tỉnh miền Tây Nam Bộ với bên ngoài. Do vậy, quản lý nhà nước đối với các trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang một mặt hoạch định các chính sách phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội của tỉnh, mặt khác đảm bảo cho hoạt động giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh đi đ ng định hướng, chiến lược. Để nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý nhà nước đối với các trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, cần phải đảm bảo đ ng định hướng. Trên cơ sở định hướng, hạn chế thực trạng, tác giả đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang hiện nay như sau: (1) Xây dựng thể chế, chiến lược phát triển trường cao đẳng; (2) Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quản lý nhà nước đối với trường cao đẳng; (3) Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự làm công tác quản lý nhà nước đối với trường cao đẳng; (4) Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát và thực hiện kiểm định chất lượng đào tạo cao đẳng; (5) Huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực để nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với trường cao đẳng. 88 KẾT LUẬN Kiên Giang có tiềm năng phát triển kinh tế với bờ biển dài, nhiều sông núi và hải đảo, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, vị trí và điều kiện tự nhiên thuận lợi đã tạo cho tỉnh nhiều tiềm năng và lợi thế kinh tế phong phú, đa dạng như: kinh tế nông-lâm nghiệp, kinh tế biển, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến nông-thủy sản và du lịch; nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử, văn hóa tiêu biểu. Ngoài ra, với vị thế là cửa ngõ ở phía Tây Nam thông ra Vịnh Thái Lan, Kiên Giang còn có tiềm năng lớn về kinh tế cửa khẩu, hàng hải và mậu dịch quốc tế. Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm khai thác các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh có ý nghĩa chiến lược trong giai đoạn hiện nay. Bậc học cao đẳng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của nước nhà. Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đòi hỏi nguồn nhân lực của mỗi quốc gia cần phải được nâng tầm về chất lượng. Trong nền kinh tế thế kỷ XXI, nguồn nhân lực chất lượng cao mới tạo nên lợi thế cạnh tranh, tạo nên thế mạnh cho mỗi quốc gia. Chính vì vậy, quản lý nhà nước đối với tỉnh Kiên Giang nói riêng và các tỉnh/thành trong cả nước nói chung có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nghiên cứu đề tài “Quản lý nhà nước đối với các trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang”, luận văn thu được kết quả như sau: Trên cơ sở nghiên cứu hệ thống lý luận về các khái niệm chính của đề tài, phân tích yếu tố cốt lõi về nội dung quản lý nhà nước đối với trường cao đẳng và luận giải các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với trường cao đẳng. Đề tài cố gắng đánh giá đ ng và khách quan thực trạng quản lý nhà nước đối với các trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Thực trạng cho thấy những hạn chế, yếu kém trong quản lý nhà nước đối với các trường 89 cao đẳng tại tỉnh Kiên Giang nổi bật nhất về bộ máy quản lý, đội ngũ quản lý, thể chế cũng như việc kiểm định, kiểm tra, đánh giá, nguồn lực để hoạt động trong trường cao đẳng còn hạn chế điều này đã đặt ra những vấn đề về quản lý nhà nước đối với các trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Từ thực trạng – ưu điểm, yếu kém và những bất cập về quản lý nhà nước đối với các trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang hiện nay, đòi hỏi phải quán triệt toàn diện các quan điểm và triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm huy động tối đa, khai thác và sử dụng tối ưu các nguồn lực để nâng cao chất lượng đào tạo bậc cao đẳng. Đây vừa là vấn đề mang tính thời sự cấp thiết, vừa là nhiệm vụ cơ bản mang tính lâu dài. Vì vậy, cần có sự đồng thuận, thống nhất nhận thức và hành động của Nhà nước, các cấp, các ngành, chính quyền và từ bản thân mỗi trường cao đẳng. Trên cơ sở lý luận, hạn chế thực trạng đòi hỏi cần có giải pháp hữu hiệu để hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Từ nhận thức trên, luận văn đưa ra 5 giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, gồm: (1) Xây dựng thể chế, chiến lược phát triển trường cao đẳng; (2) Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quản lý nhà nước đối với trường cao đẳng; (3) Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự làm công tác quản lý nhà nước đối với trường cao đẳng; (4) Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát và thực hiện kiểm định chất lượng đào tạo cao đẳng; (5) Huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực để nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với trường cao đẳng. 90 Để các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang phát huy hiệu quả, đáp ứng nhu cầu nâng cao đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh Kiên Giang và các vùng lân cận, tác giả xin đưa ra một số kiến nghị như sau: 1. Đối với Quốc hội Quốc hội cần nghiên cứu, xây dựng Luật Chất lượng giáo dục trong đó có nội dung, tiêu chí về chất lượng cao đẳng nhằm tạo sự đồng thuận chung trong nhận thức, triển khai về chất lượng giáo dục cao đẳng. 2. Đối với Chính phủ Chính phủ cần chỉ đạo các bộ, ngành xác định nhu cầu nguồn nhân lực giáo dục cao đẳng ở các địa phương để giáo dục cao đẳng thực sự đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội trong từng thời kỳ. Việc xác định hiệu quả nhu cầu nguồn nhân lực giáo dục cao đẳng đối với tỉnh Kiên Giang và cả nước nói chung ở mỗi thời kỳ nhằm bảo đảm đầu tư có trọng điểm cho giáo dục cao đẳng, phân luồng học sinh phổ thông trung học và tạo ra sự tương thích giữa đào tạo và thị trường lao động. 3. Đối với Bộ Lao động -Thƣơng binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo Kiến nghị về đổi mới quản lý nhà nước đối với các trường cao đẳng: Tiếp tục đổi mới quản lý nhà nước đối với các trường cao đẳng tỉnh Kiên Giang, coi đổi mới giáo dục cao đẳng là khâu then chốt, tập trung xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đối với các trường cao đẳng, tăng quyền tự chủ cho các trường cao đẳng, coi tự chủ là thuộc tính vốn có các trường cao đẳng, là động lực cho sự phát triển của các trường cao đẳng, gắn tự chủ với trách nhiệm xã hội của các trường cao đẳng. Kiến nghị về chiến lược phát triển đối với các trường cao đẳng: sớm trình Chính phủ phê duyệt Đề án “Đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục nghề 91 nghiệp giai đoạn 2017-2020 và định hướng 2025” để làm cơ sở phát triển hệ thống giáo dục cao đẳng tại tỉnh Kiên Giang, thực hiện thay đổi mô hình tăng trưởng, phát triển giáo dục cao đẳng theo hướng chuyển từ phát triển trên cơ sở quy mô sang phát triển trên cơ sở chất lượng và hiệu quả. Kiến nghị về xây dựng khung đánh giá năng lực nhân lực quốc gia: Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì nghiên cứu xây dựng công cụ đánh giá năng lực cho sinh viên tốt nghiệp cao đẳng. Công cụ này đánh giá năng lực tổng hợp của sinh viên, nhằm cung cấp thông tin về mức độ năng lực của người học sau tốt nghiệp cho các cơ sở giáo dục cao đẳng. 4. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang Ủy ban nhân dân tỉnh cần nghiên cứu tăng cường đầu tư phát triển mạng lưới trường cao đẳng, tăng cường năng lực các trường cao đẳng về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện đào tạo cao đẳng, ưu tiên và công khai quỹ đất cho các trường cao đẳng để nâng cao chất lượng đào tạo bậc cao đẳng của tỉnh và cần thực hiện giải pháp mang tính đột phá trong việc đầu tư cho bậc cao đẳng. Ủy ban nhân dân tỉnh có kế hoạch tập trung đầu tư hơn nữa cho các trường cao đẳng cả về đội ngũ giảng viên và kinh phí hoạt động thường xuyên nhằm đảm bảo quy mô và chất lượng đào tạo các trường cao đẳng. Tăng nguồn kinh phí chi thường xuyên cho đào tạo hệ cao đẳng, kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm máy móc thiết bị cho hoạt động đào tạo bậc cao đẳng. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Chiến lược phát triển giáo dục đào tạo đến năm 2020. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Hội nghị tổng kết 3 năm thực hiện Chỉ thị 296/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và chương trình hành động của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Thông tư số 01/2015/TT-BGDĐT ngày 15/01/2015 ban hành Điều lệ trường cao đẳng. 4. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (2016), Thông tư số 46/2016/TT- BLĐTBXH ngày 28/12/2016 quy định Điều lệ trường cao đẳng. 5. Chính phủ (2006), Nghị định 43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. 6. Chính phủ (2013), Nghị định số 42/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2013 về tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục. 7. Chính phủ (2015), Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập. 8. Chính phủ (2015), Nghị định 48/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2015 quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục nghề nghiệp. 9. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương khoá VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX , Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 12. Nguyễn Hữu Châu (2007), Giáo dục đại học Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI, Nxb Giáo dục đại học, Hà Nội. 13. Phan Thủy Chi (2008), Quản lý và phát triển nguồn nhân lực trong các trường đại học khối kinh tế của Việt Nam thông qua các chương trình hợp tác đào tạo quốc tế, Luận án tiến sĩ, Đại học Quốc Gia Hà Nội. 14. Nguyễn Đức Cường (2009), Hoàn thiện pháp luật về quản lý các trường đại học, cao đẳng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại học Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học. 15. Đinh Tuấn Dũng (2013), “Vai trò của kiểm định chất lượng đối với đào tạo đại học, cao đẳng”, Kỷ yếu hội thảo “Vai trò của các tổ chức kiểm định độc lập trong kiểm định chất lượng giáo dục đại học Việt Nam”, Đại học Quốc gia Hà Nội. 16. Trần Khánh Đức (2000), Công tác kiểm định các điều kiện bảo đảm chất lượng các trường chuyên nghiệp và khả năng ứng dụng ở Việt Nam, Tạp chí Đào tạo nghề. 17. Trần Khánh Đức (2002), Giáo dục kỹ thuật – nghề nghiệp và phát triển nguồn nhân lực, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 18. Trần Khánh Đức (2004), Quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo nhân lực theo ISO và TQM, Nxb Giáo dục. 19. Vũ Ngọc Hải, Đặng Bá Lãm, Trần Khánh Đức (2007), Giáo dục Việt Nam đổi mới và phát triển hiện đại hóa, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 20. Học viện Hành chính Quốc gia (2010), Giáo trình Lý luận hành chính Nhà nước, Hà Nội. 21. Đặng Bá Lãm (chủ biên) (2005), Quản lý nhà nước về giáo dục: Lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 22. Phạm Như Nghệ (2016), Quản lý nhà nước về đào tạo liên thông giáo dục nghề nghiệp-giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu xã hội học tập, Luận án tiến sĩ quản lý giáo dục 23. Hoàng Phê (chủ biên) (2009), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng. 24. Quốc hội (2005), Luật Giáo dục, Số 38/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005. 25. Quốc hội (2014), Luật Giáo dục nghề nghiệp, Số 74/2014/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2014. 26. Nguyễn Viết Sự (2005), Giáo dục cao đẳng, đại học-Những vấn đề và giải pháp, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 27. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 121/2007/QĐ-TTg ngày 27 tháng 7 năm 2007 phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các trường đại học và cao đẳng giai đoạn 2006 -2020. 28. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 phê duyệt “Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020”. 29. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 121/2007/QĐ-TTg ngày 27 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch mạng lưới các trường đại học và cao đẳng giai đoạn 2006-2020”. 30. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ năm 2012 phê duyệt “Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020”. 31. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 37/2013/QĐ-TTg ngày 26 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2006-2020. 32. Nguyễn Khánh Tường (2017), Quản lý nhà nước đối với giáo dục đại học, cao đẳng thư thục ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ. 33. Đặng Ứng Vận (2006), Phát triển giáo dục Việt Nam trong cơ chế thị trường, Báo cáo tổng hợp kết quả đề tài nghiên cứu khoa học do Văn phòng Hội đồng quốc gia Giáo dục đại học chủ trì. 34. Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục (2002), Chiến lược phát triển giáo dục: kinh nghiệm của các quốc gia, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 35. Viện Từ điển học và Bách khoa toàn thư Việt Nam (2006), Từ điển học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. 36. Hồ Văn Vinh (2004), Giáo trình khoa học quản lý, Nxb Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Hà Nội. PHỤ LỤC Phụ lục I PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN (Dành cho cán bộ quản lý và giảng viên) Kính thưa quý Thầy/Cô! Để nghiên cứu hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, xin Thầy/Cô vui lòng cho biết ý kiến của mình về một số nội dung dưới đây bằng cách đánh dấu “X” vào ô lựa chọn hoặc hoặc ghi phần trả lời theo yêu cầu của câu hỏi. Ý kiến của Thầy/Cô chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học. Rất mong nhận được sự hợp tác của quý Thầy/Cô. Trân trọng cảm ơn! I. NỘI DUNG KHẢO SÁT Câu 1. Đánh giá về xây dựng và ban hành các văn bản, chính sách trong QLLNN đối với các trường cao đẳng? TT Nội dung Các mức độ Không hài lòng Ít hài lòng Hài lòng Rất hài lòng 1 Xây dựng cơ chế, chính sách cho hoạt động giáo dục cao đẳng 2 Xác định rõ vai trò đào tạo cao đẳng trong hệ thống giáo dục quốc dân 3 Quy định về phạm vi, mục tiêu, nội dung, văn bằng chứng chỉ 4 Quy định trách nhiệm cũng như phân định nhiệm vụ các cơ quan ngang Bộ trong quản lý nhà nước đối với trường cao đẳng 5 Quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở giáo dục đại học, hoạt động khoa học và công nghệ, hoạt động hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng giáo dục, giảng viên, người học, tài chính, tài sản của cơ sở giáo dục đại học và quản lý nhà nước về giáo dục đại học nói chung và cao đẳng, chế độ làm việc với giảng viên 6 Quy định nhiệm vụ và quyền hạn; tổ chức và quản lý trường cao đẳng; hoạt động của trường cao đẳng; giảng viên và người học; tài chính và tài sản 7 Ban hành quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy, quy định về chương trình đào tạo, các học phần và đơn vị học trình, tổ chức đào tạo, kiểm tra và thi học phần 8 Xây dựng và ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế đối với đơn vị sự nghiệp công lập giáo dục và đào tạo 9 Xây dựng và ban hành Thông tư xác định chỉ tiêu tuyển sinh 10 Ban hành Quy chế văn bằng, chứng chỉ Câu 2. Đánh giá việc tổ chức thực hiện các văn bản trong quản lý nhà nước đối với trường cao đẳng? TT Nội dung Các mức độ Không hài lòng Ít hài lòng Hài lòng Rất hài lòng 1 Xây dựng hệ thống phân cấp quản lý nhà nước đối với trường cao đẳng 2 Xác định và phân công các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng cấp (trung ương, tỉnh, trường) 3 Cơ quan quản lý nhà nước trung ương quy định khung cơ cấu tổ chức bộ máy cơ sở giáo dục theo từng loại hình, hạng trường 4 Cơ sở giáo dục phải xây dựng và thiết kế cơ cấu tổ chức bộ máy của mình trình cơ quan QLNN theo thẩm quyền phê duyệt nhằm đảm bảo cơ cấu tổ chức theo cơ cấu quy định đồng thời gắn với loại hình hoạt động của cơ sở giáo dục. 5 Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về cán bộ, công chức 6 Xây dựng kế hoạch, quy hoạch cán bộ, công chức; Quy định chức danh và cơ cấu cán bộ 7 Quy định ngạch, chức danh, mã số công chức; mô tả, quy định vị trí việc làm và cơ cấu công chức để xác định số lượng biên chế đối với công chức trong các cơ quan, bộ, ban, ngành theo hàng dọc Câu 3. Đánh giá về đội ngũ nhân sự thực hiện, nguồn lực tài chính đối với các trường cao đẳng TT Nội dung Các mức độ Chƣa đạt Trung bình Khá Tốt 1 Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về cán bộ, công chức 2 Xây dựng kế hoạch, quy hoạch cán bộ, công chức; Quy định chức danh và cơ cấu cán bộ 3 Quy định ngạch, chức danh, mã số công chức; mô tả, quy định vị trí việc làm và cơ cấu công chức để xác định số lượng biên chế đối với công chức trong các cơ quan, bộ, ban, ngành theo hàng dọc. 4 Quy định rõ định mức biên chế, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ theo vị trí việc làm trong cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục 6 Lãnh đạo các trường thực hiện việc tuyển dụng nhân sự theo yêu cầu công việc của đơn vị mình gắn với tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ được quy định 7 Xây dựng và quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó có trường cao đẳng Câu 4. Đánh giá việc thanh tra, kiểm tra của quản lý Nhà nước đối với trường cao đẳng? TT Nội dung Các mức độ Chƣa đạt Trung bình Khá Tốt 1 Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì kiểm tra, đánh giá, xây dựng các tiêu chí, chỉ tiêu, bộ kiểm định chất lượng trường cao đẳng 2 Tổ chức kiểm tra đánh giá cán bộ, giảng viên trong năm học 3 Công khai chất lượng đào tạo, chỉ tiêu tuyển sinh, cơ sở vật chất 4 Công khai chỉ tiêu, kết quả kiểm tra ngân sách, chuyên môn, đội ngũ 6 Khác ................................................. Câu 5. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với trường cao đẳng tại tỉnh Kiên Giang? TT Nội dung Các mức độ Không ảnh hƣởng Ít ảnh hƣởng Ảnh hƣởng Rất ảnh hƣởng 1 Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 2 Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của địa phương 3 Nhu cầu sử dụng của thị trường lao động 4 Quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng 5 Tác động của nhận thức xã hội, của các cấp, các ngành 6 Khác ................................................. II. THÔNG TIN CÁ NHÂN Thầy/Cô vui lòng cho biết một số thông tin dưới đây: 1. Đơn vị công tác: ................................................................................... 2. Giới tính: Nam  Nữ  3. Thầy/Cô là: Ban Giám Hiệu  Tổ trưởng  Giảng viên  4. Thâm niên: Dưới 5 năm  Từ 5 - 10 năm  Trên 10 năm  5. Trình độ: Đại học  Thạc sĩ  Trên Thạc sĩ  Xin chân thành cảm ơn quý thầy/cô! Chúc quý thầy/cô mạnh khỏe, thành đạt! Phụ lục II PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN I. Đối tƣợng, địa bàn khảo sát TT Trƣờng Cán bộ quản lý Giảng viên 01 Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Kiên Giang 10 50 02 Trường CĐ Cộng đồng 10 50 03 Trường CĐ Y tế Kiên Giang 5 50 04 Trường CĐ Sư phạm Kiên Giang 5 50 Tổng cộng 30 200 II. Phƣơng pháp và xử lý kết quả khảo sát Cách quy ước điểm số cho bảng hỏi: Mỗi mục đều có các lựa chọn và được quy ước bằng các mức điểm khác nhau. Chuẩn cho điểm: 1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm Không hài lòng Ít hài lòng Hài lòng Rất hài lòng Chưa đạt Trung bình Khá Tốt Không ảnh hưởng Ít ảnh hưởng Ảnh hưởng Rất ảnh hưởng Cách đánh giá: Việc xử lý kết quả các phiếu trưng cầu dựa vào phương pháp toán thống kê định lượng kết quả nghiên cứu. Đề tài sử dụng hai phương pháp đánh giá là: định lượng theo tỷ lệ % và phương pháp cho điểm. Cụ thể: Chuẩn đánh giá (theo điểm): Câu hỏi 4 mức độ trả lời, đánh giá theo các mức sau: - Mức 1: Tốt, rất ảnh hưởng (Rất hài lòng; Tốt; Rất ảnh hưởng): 3,20 X 4,00  . - Mức 2: Khá (Hài lòng; Khá; Ảnh hưởng; Thường xuyên): 2,50 X 3,19  . - Mức 3: Trung bình (Ít hài lòng; Trung bình; Ít ảnh hưởng): 2,00 X 2,49  . - Mức 4: Yếu, kém (Không hài lòng; Chưa đạt; Không ảnh hưởng): 1,00 X 1,99  . Ý nghĩa sử dụng X : Điểm trung bình trong thống kê biểu hiện mức độ đại biểu theo một tiêu thức số lượng nào đó của tổng thể đồng chất bao gồm nhiều đơn vị cùng loại. Điểm trung bình phản ánh mức độ trung bình của hiện tượng, đồng thời so sánh hai (hay nhiều) tổng thể hiện tượng nghiên cứu cùng loại, không có cùng quy mô. Sử dụng công thức tính điểm trung bình: k i i i n X K X n   X : Điểm trung bình. Xi: Điểm ở mức độ i. Ki: Số người tham gia đánh giá ở mức độ Xi. n: Số người tham gia đánh giá. Thời gian khảo sát: Từ tháng 02 đến tháng 3 năm 2017. Phụ lục III THỐNG KÊ THỰC TRẠNG CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG I. Ngành nghề đào tạo của các trƣờng cao đẳng Cao đẳng Trung cấp chuyên nghiệp Trung cấp nghề Stt Ngành học Stt Ngành học Stt Ngành học 1 Giáo dục Mầm non 1 Pháp luật (Luật) 1 Nghề Kế toán doanh nghiệp 2 Giáo dục đặc biệt 2 Công nghệ Kỹ thuật môi trường 2 Nghề Nuôi trồng thủy sản nước ngọt 3 Giáo dục Thể chất 3 Công nghệ Kỹ thuật chế biến và bảo quản thủy sản 3 Nghề Điện lạnh dân dụng 4 Sư phạm Âm nhạc 4 Y sĩ 4 Công nghệ kỹ thuật xây dựng 5 Sư phạm Tiếng Anh 5 Kỹ thuật xét nghiệm 5 Công nghệ kỹ thuật ô tô 6 Sư phạm Sinh- Hóa 6 Điều dư ng 6 Công nghệ kỹ thuật nhiệt lạnh 7 Sư phạm Sử-Địa 7 Dược sĩ 7 Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử, viễn thông 8 Sư phạm Toán-Tin 8 Kỹ thuật sửa, láp ráp máy vi tính 9 Sư phạm Ngữ văn 9 Tin học ứng dụng 10 Công nghệ thực phẩm 10 Quản trị mạng máy tính 11 Nuôi trồng thủy sản 11 Hướng dẫn du lịch 12 Chăn nuôi 12 Nghiệp vụ lễ tân 13 Tin học ứng dụng 13 Nghiệp vụ nhà hàng 14 Truyền thông và mạng máy tính 14 Tiếng Anh du lịch 15 Công nghệ Kỹ thuật Điện- Điện tử 16 Kế toán 17 Tài chính - Ngân hàng 18 Quản trị kinh doanh 19 Tiếng Anh 20 Dược 21 Điều dư ng 22 Công nghệ kỹ thuật ô tô 23 Công nghệ kỹ thuật cơ khí 24 Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử 25 Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử, viễn thông 26 Công nghệ kỹ thuật viễn thông 27 Công nghệ kỹ thuật xây dựng 28 Dịch vụ thú y 29 Nuôi trồng thủy sản 30 Quản trị Dịch vụ du lịch, lữ hành 31 Quản trị khách sạn 32 Tiếng Anh du lịch (Nguồn: UBND tỉnh Kiên Giang 2016) II. Số lƣợng đội ngũ cán bộ, giảng viên từ năm 2013 đến năm 2016 Stt Nội dung 2013-2014 2014-2015 2015-2016 Tổng số 523 501 548 1 Giới tính Nam 325 301 311 Nữ 198 200 237 2 Phân theo loại hình Công lập 523 501 548 3 Phân theo cấp quản lý Địa phương 523 501 548 4 Phân theo trình độ chuyên môn Trên đại học 180 187 239 Đại học, cao đẳng 323 287 273 Trình độ khác 20 27 36 (Nguồn: UBND tỉnh Kiên Giang 2016) Thống kê đội ngũ theo cơ cấu phòng, ban, bộ môn Stt Nội dung Số lƣợng Tỷ lệ (%) Phòng ban 32 Khoa 1 Khoa Tự nhiên-Tin học 21 5.07 2 Khoa Tiểu học- Mầm non 25 6.04 3 Khoa Xã hội 20 4.83 4 Khoa Giáo dục chính trị-Tâm lý giáo dục 17 4.11 5 Khoa Y 19 4.59 6 Khoa Dược 12 2.90 7 Khoa Điều dư ng 15 3.62 8 Khoa Khoa học cơ bản 24 5.80 9 Khoa Kỹ thuật công nghiệp 6 1.45 10 Bộ môn Công nghệ 5 1.21 11 Khoa Kinh tế-Xã hội 26 6.28 12 Bộ môn Hóa, Sinh 6 1.45 13 Bộ môn Toán, Lý 6 1.45 14 Khoa Ngoại ngữ 9 2.17 15 Khoa Lý luận chính trị 19 4.59 16 Khoa Kinh tế 25 6.04 17 Khoa Du lịch 10 2.42 18 Khoa Công nghệ thông tin 20 4.83 19 Khoa Điện tử-cơ khí 46 11.11 20 Khoa Nông nghiệp-MT 13 3.14 21 Khoa Xây dựng-Giao thông 13 3.14 22 Trung tâm Đào tạo và Sát hạch Lái xe 41 9.90 (Nguồn: UBND tỉnh Kiên Giang 2016) III. Số lƣợng sinh viên tại các trƣờng cao đẳng qua các năm học Stt Nội dung 2013-2014 2014-2015 2015-2016 Số sinh viên 7980 8035 9271 1 Phân theo giới tính Nam 3660 3690 3730 Nữ 4320 4345 5541 2 Phân theo loại hình Công lập 7980 8035 9271 3 Phân theo cấp quản lý Địa phương 7980 8035 9271 4 Số sinh viên tốt nghiệp Công lập 2443 2397 5720 (Nguồn: UBND tỉnh Kiên Giang 2016) IV. Cơ sở vật chất của các trƣờng cao đẳng TT Nội dung Đơn vị tính Tổng số I Diện tích đất đai ha 43,604 II Diện tích sàn xây dựng 54,011 1 Giảng đƣờng Số phòng phòng 176 Tổng diện tích m 2 18,690 2 Phòng học máy tính Số phòng phòng 22 Tổng diện tích m 2 1,886 3 Phòng học ngoại ngữ Số phòng phòng 8 Tổng diện tích m2 714 4 Thƣ viện m 2 1,498 5 Phòng thí nghiệm Số phòng phòng 4 Tổng diện tích m 2 334 6 Xƣởng thực tập, thực hành Số phòng phòng 61 Tổng diện tích m2 16,762 7 Ký túc xá Số phòng phòng 281 Tổng diện tích m2 13,523 8 Diện tích nhà ăn m 2 1,044 9 Diện tích khác: Hội trường m2 3,394 Sân cầu lông có mái che m2 200 Nhà đa năng m 2 1,499 Khu hiệu bộ m2 750 Sân vận động m2 6.272 (Nguồn: UBND tỉnh Kiên Giang 2016)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_doi_voi_cac_truong_cao_dang_tren_d.pdf
Luận văn liên quan