Luận văn Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội
Việt Nam là một quốc gia có nhiều tôn giáo, với 13 tôn giáo và 37 tổ chức tôn giáo và một pháp môn tu hành đã được Nhà nước ta đã công nhận tư cách pháp nhân và cấp đăng ký hoạt động với gần 24 triệu tín đồ chiếm 27% dân số cả nước; khoảng 83 ngàn chức sắc, 250 ngàn chức việc, 46 cơ sở đào tạo chức sắc tôn giáo và hơn 25 ngàn cơ sở thờ tự của các tôn giáo, ở bất kỳ miền quê nào trên đất nước ta cũng có các ngôi chùa, nhà thờ, thánh đường, thánh thất - nơi gửi gắm tâm linh của đồng bào có đạo. Tôn giáo là một thực thể xã hội, luôn gắn liền với đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội và là nhu cầu tâm linh của một bộ phận nhân dân ta. Đảng và Nhà nước ta luôn xác định công tác tôn giáo là vấn đề chiến lược có ý nghĩa quan trọng trong quá trình xây dựng đất nước, Vì “tôn giáo là nhu cầu tín ngưỡng của một bộ phận nhân dân, sẽ tồn tại lâu dài với quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta", đồng thời tôn giáo luôn là vấn đề nhạy cảm và phức tạp, đều có những ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng. Vì vậy, việc thực hiện tốt công tác QLNN đối với hoạt động tôn giáo luôn được đề cao để đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân được thực hiện trên thực tế và làm cho hoạt động tôn giáo và các chức sắc, giáo dân có những đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_nha_nuoc_doi_voi_hoat_dong_ton_giao_tren_di.pdf