Sự phát triển của kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong
thời gian qua đã đạt được những kết quả như: từng bước nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh tế tập thể, mà nòng cốt là các hợp tác xã để thu hút cá nhân và hộ gia
đình vào làm ăn tập thể, tạo bước chuyển biến từ kinh tế cá thể, gia đình sang kinh
tế tập thể để phát triển sản xuất hàng hóa lớn, phát triển hợp tác xã đã góp phần
đáp ứng nhu cầu của người lao động và kinh tế hộ, tạo động lực phát triển kinh tế
và chuyển đổi cây trồng vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông
thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời hỗ trợ thúc đẩy chuyển
giao tiến bộ khoa học công nghệ, phát triển kinh tế tập thể còn góp phần thực hiện
có hiệu quả Chương trình giảm hộ nghèo, tăng hộ khá, thực hiện giải quyết việc
làm, nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao
động.
Tuy nhiên, thực trạng phát triển kinh tế tập thể mà nòng cốt là các hợp tác xã
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua cũng cho thấy bên cạnh
một số hợp tác xã làm ăn có hiệu quả, phát triển thực sự bền vững góp phần vào sự
phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố thì sự phát triển của kinh tế tập thể còn
nhiều hạn chế như: số lượng các tổ chức kinh tế tập thể còn ít về số lượng, hiệu
quả hoạt động chưa cao, chưa thu hút mạnh các hộ gia đình, cá nhân, pháp nhân
vào làm ăn tập thể. Nhiều tổ chức kinh tế tập thể được thành lập còn thiếu vốn, cơ
sở vật chất yếu kém, trình độ kỹ thuật, công nghệ thấp,. Nhận thức của chính
quyền các cấp về kinh tế tập thể còn chưa đúng, còn buông lỏng quản lý, tuy đã có
biện pháp hỗ trợ cụ thể cho kinh tế tập thể nhưng chưa nhiều.
114 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 590 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ột chương trình đào tạo chính quy về kinh tế tập thể, hợp
tác xã trong các trường đại học, cao đẳng, góp phần cho việc hình thành lý luận cơ
bản về hợp tác xã, đào tạo đội ngũ kế thừa có nhận thức đầy đủ về hợp tác xã và có
tâm huyết với sự nghiệp phát triển hợp tác xã.
78
+ Việc huy động sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức
kinh tế - xã hội và tổ chức nghề nghiệp vào phát triển kinh tế tập thể tuy đã được
chú ý, song còn chưa đúng tầm, chưa huy động được đầy đủ các nhân tố cần thiết
thúc đẩy hợp tác xã phát triển.
+ Phương pháp tuyên truyền về pháp luật, chính sách đối với hợp tác xã chậm
được đổi mới, chưa mang tính thuyết phục cao để người dân hiểu và tích cực tham
gia hợp tác xã; còn ít mô hình hợp tác xã kiểu mới làm ăn có hiệu quả được phổ
biến, nhân rộng; từ đó, làm cho người dân chưa thật sự tin tưởng vào lợi ích kinh tế
- xã hội do hợp tác xã mang lại.
+ Mặc dù các chính sách hỗ trợ của nhà nước về hợp tác xã đã được ban hành
tuy nhiên hợp tác xã chưa tiếp cận các nguồn vốn này do không có tài sản thế chấp
và chưa xây dựng được phương án sản xuất kinh doanh khả thi.
+ Quá trình đô thị hóa nhanh ở các huyện ngoại thành như: Nhà Bè, Bình
Chánh, Cần Giờ, Củ Chi, Hóc Môn dẫn đến các hợp tác xã nông nghiệp bị thu hẹp
diện tích đất canh tác; sự thay đổi nhanh của môi trường hoạt động làm cho một số
hợp tác xã lúng túng trong chuyển đổi hình thức và phương thức hoạt động cho
phù hợp.
79
Tiểu kết chƣơng 2
Trên cơ sở khung lý thuyết của Chương 1, Chương 2 đã đánh giá thực trạng
quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể với những kết quả, thành tựu và những
hạn chế yếu kém. Trong đó, công tác quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể hiện
nay, còn nhiều mặt hạn chế, bất cập về tổ chức bộ máy và cán bộ, chưa phát huy
tốt vai trò tham mưu; công tác tổng hợp, báo cáo cập nhật thông tin về kinh tế tập
thể chưa đầy đủ, chưa được cập nhật kịp thời do chưa có hệ thống quản lý thống
nhất, xuyên suốt dẫn đến việc buông lỏng, bỏ trống trong việc thực hiện nhiệm vụ;
Nhận thức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành về quan
điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước đối với phát triển
kinh tế tập thể, về bản chất hợp tác xã kiểu mới chưa đầy đủ, sâu sắc. Đây là hai
nguyên nhân chủ yếu dẫn đến kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố kém phát triển
như hiện nay.
Từ những vấn đề bất cập nêu trong Chương 3, Chương 3 sẽ đưa ra những giải
pháp cơ bản nhằm quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố
hồ chí minh giai đoạn 2016 - 2025.
80
Chƣơng 3
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI KINH TẾ TẬP THỂ
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2016 - 2025
3.1. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH
TẾ TẬP THỂ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
3.1.1. Quan điểm phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh
- Trong nhiều năm qua, Đảng và nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương,
đường lối về đổi mới, phát triển kinh tế tập thể mà nòng cốt là hợp tác xã.
+ Từ Nghị quyết Đại hội IV, năm 1976 sau khi phân tích nhược điểm của
công tác tổ chức, quản lý hợp tác xã đã chỉ rõ: “phải phát huy quyền tự chủ của
hợp tác xã và quyền làm chủ của thành viên, khắc phục tệ mệnh lệnh, gò ép trái
với nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi, quản lý dân chủ”.
+ Đến Nghị quyết Đại hội IX, X, XI; Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
giai đoạn 2001 - 2010, 2011 - 2020, Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) nêu rõ
quan điểm cơ bản cho mô hình tổ chức hợp tác xã là: “Trong nông nghiệp, trên cơ
sở phát huy tính tự chủ của hộ gia đình, chú trọng phát triển các hình thức hợp tác
và hợp tác xã cung cấp dịch vụ, vật tư và tiêu thụ sản phẩm cho kinh tế hộ gia đình
và trang trại...Khẳng định nguyên tắc: hợp tác tự nguyện, dân chủ, bình đẳng và
công khai; tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi, hợp tác phát triển cộng
đồng”;.
Đồng thời, Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) đã quán triệt và thống nhất
nhận thức về kinh tế tập thể: “Kinh tế tập thể với nhiều hình thức hợp tác đa dạng
mà nồng cốt là các hợp tác xã dựa trên sở hữu của các thành viên và sở hữu tập
thể, liên kết rộng rãi những người lao động, các hộ sản xuất kinh doanh, các
doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các thành phần kinh tế không giới hạn quy mô,
lĩnh vực và địa bàn...Thành viên kinh tế tập thể bao gồm cá thể nhân và pháp
81
nhân, cả người ít vốn và người nhiều vốn, cùng góp vốn, góp sức trên cơ sở tôn
trọng nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi và quản lý dân chủ”, [2, tr 30].
+ Hiện nay, Nghị quyết Đại hội XII của Đảng xác định về kinh tế hợp tác:
“Khuyến khích phát triển bền vững kinh tế hợp tác, nòng cốt là hợp tác xã với
nhiều hình thức, liên kết hợp tác đa dạng; nhân rộng các mô hình kinh tế hợp tác
hiệu quả; tạo điều kiện cho kinh tế hộ phát triển có hiệu quả trên lĩnh vực nông
nghiệp, công nghiệp, dịch vụ góp phần hình thành chuỗi giá trị từ sản phẩm đến
chế biến, tiêu thụ; bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia. Tạo điều kiện
hình thành các tổ hợp nông - công nghiệp - dịch vụ công nghệ cao”, [2, Tr 130].
- Trên cơ sở Nghị quyết của Đảng, Thành uỷ thành phố đã ban hành Chỉ
thị số 16-CT/TU ngày 05 tháng 6 năm 2013 về đẩy mạnh thị hiện Nghị quyết
Trung ƣơng 5 (khoá IX), quan điểm về phát triển kinh tế tập thể đến năm
2025 nhƣ sau:
+ Quán triệt sâu sắc vai trò, tính tất yếu khách quan, bản chất, các quan điểm,
mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế tập thể trong nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, “đưa kinh tế tập thể thực sự là thành phần kinh tế
quan trọng, góp phần cùng với kinh tế nhà nước ngày càng trở thành nền tảng vững
chắc của nền kinh tế quốc dân, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị ở cơ sở và
đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”.
+ Tạo sự thống nhất trong toàn đảng bộ và hệ thống chính trị Thành phố về
phát triển kinh tế tập thể phải gắn với tái cơ cấu kinh tế thành phố, gắn với thực
hiện các chương trình đột phá, chương trình xây dựng nông thôn mới, tạo sự
chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của các cấp, các ngành về bản
chất, vai trò của kinh tế tập thể, hợp tác xã để huy động, khai thác nguồn vốn,
phương tiện, công cụ, sức lao động, kinh nghiệm của hộ gia đình, người lao động
cá thể, các doanh nghiệp nhỏ, tạo điều kiện cho người sản xuất nhỏ, kinh tế hộ liên
kết, hợp tác phát triển, nâng cao khả năng cạnh tranh với các thành phần kinh tế
khác nhằm hạn chế tác động tiêu cực của kinh tế thị trường, góp phần giảm nghèo,
82
tăng hộ khá, phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội thành phố và đất nước theo mục
tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
+ Nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo phát triển kinh tế
tập thể thành phố, quận - huyện; thúc đẩy quan hệ công tác, phối hợp giữa Liên
minh Hợp tác xã với các sở - ngành, quận - huyện chặt chẽ hơn, chỉ đạo rà soát,
giải quyết theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền chính sách, cơ
chế nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đang cản trở sự phát triển kinh tế tập thể;
tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý hợp tác xã
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; tạo điều kiện cho kinh té tập thể mở rộng phạm vi, quy
mô hoạt động, phát triển sản xuất - kinh doanh, nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức
cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế, tốc độ tăng trưởng của khu vực kinh tế tập
thể.
3.1.2. Định hƣớng phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh
3.2.2.1. Đối với tổ hợp tác
- Rà soát, đánh giá số lượng, chất lượng hoạt động của tổ hợp tác theo từng
ngành, từng địa bàn quận, huyện; Trên cơ sở kết quả rà soát, đánh giá, Ban Chỉ đạo
phát triển kinh tế tập thể quận, huyện phối hợp với Liên minh Hợp tác xã Thành
phố xây dựng kế hoạch củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của tổ hợp tác; kế
hoạch phát triển các tổ hợp tác mới phù hợp với nhu cầu và điều kiện của từng địa
phương, từng lĩnh vực.
- Tập trung phát triển các tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp
(chăn nuôi, trồng trọt, ngành nghề nông thôn); lĩnh vực dịch vụ (thu gom rác thải,
vệ sinh môi trường, thủy lợi, cung cấp cây, con giống, vay vốn tín dụng...)
- Thực hiện chính sách cho vay vốn ưu đãi, ưu tiên, giao, thuê đất, nhà xưởng,
bồi dưỡng cán bộ quản lý để khuyến khích các tổ hợp tác phát triển thành hợp tác
xã.
83
3.2.2.2. Đối với hợp tác xã
- Phát triển các hợp tác xã nông nghiệp - dịch vụ đa ngành, kinh doanh tổng
hợp (hoạt động cả trong lĩnh vực thương mại, vệ sinh môi trường); Trong đó, tập
trung vào hoạt động cung cấp các sản phẩm, dịch vụ đầu vào (cây, con giống, vật
tư, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chăm sóc thú y, thức ăn chăn nuôi, chuyển
giao khoa học - kỹ thuật nuôi trồng...), bao tiêu sản phẩm đầu ra cho các xã viên,
hộ gia đình, tham gia các hoạt động dịch vụ vệ sinh trên địa bàn, góp phần bảo vệ
môi trường.
- Xây dựng các hợp tác xã nông nghiệp - làng nghề trồng hoa lan, cây cảnh,
nuôi cá cảnh...có giá trị kinh tế cao, có khả năng xuất khẩu, góp phần chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi ở nông thôn.
- Đẩy mạnh củng cố các hợp tác xã yếu kém, giải thể các hợp tác xã hoạt
động không hiệu quả, sáp nhập các hợp tác xã quy mô nhỏ thành các hợp tác xã có
quy mô lớn; hình thành các hợp tác xã lớn có quy mô cấp huyện và các Liên hiệp
hợp tác xã nông nghiệp - sản xuất - thương mại - dịch vụ trên địa bàn trọng điểm,
nhằm tăng cường liên kết hợp tác; hỗ trợ các hợp tác xã, thành viên, hộ gia đình
trong hoạt động sản xuất, cung ứng sản phẩm - dịch vụ đầu vào và bao tiêu, chế
biến, tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho thành viên, hợp tác xã thành viên.
- Phấn đấu bình quân mỗi năm thành lập mới từ 04 đến 06 hợp tác xã nông
nghiệp - dịch vụ; đến năm 2025, 56/58 xã của thành phố có tổ hợp tác, hợp tác xã
nông nghiệp, thương mại, dịch vụ vệ sinh môi trường, quỹ tín dụng nhân dân hoạt
động hiệu quả và hình thành được chuỗi liên kết giữa các hợp tác xã nông nghiệp
với hệ thống hợp tác xã thương mại, siêu thị để tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho
thành viên.
b) Lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng:
- Tập trung duy trì, củng cố và phát triển các hợp tác xã hiện có, hoạt động
trong các ngành nghề: thêu đan, đồ gỗ mỹ nghệ, sơn mài, gốm sứ, mây tre lá...và
các sản phẩm làng nghề truyền thống; phát triển mới các hợp tác xã làng nghề tại
các địa bàn có làng nghề truyền thống; hợp nhất, sáp nhập các hợp tác xã quy mô
84
nhỏ thành hợp tác xã có qui mô lớn, đủ sức cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
hội nhập;
- Gắn kết các hợp tác xã với chương trình khuyến công để hỗ trợ các hợp tác
xã cùng với các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác thúc đẩy phát triển
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tại các cụm công nghiệp, tạo tiền đề cho việc
hình thành các làng nghề công nghiệp mới, bảo tồn các làng nghề công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp truyền thống.
- Tập trung phát triển hợp tác xã mới từ các hộ gia đình sản xuất tiểu thủ công
nghiệp, hỗ trợ hộ sản xuất gia đình nguồn vật tư, nguyên liệu đầu vào cho sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm đầu ra; hỗ trợ các hợp tác xã thay đổi máy móc, phương tiện,
công cụ, khoa học - công nghệ sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm và các
hoạt động xúc tiến thương mại, xử lý chất thải, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi
trường.
- Phát triển các hợp tác xã nhà ở (xây dựng nhà ở và cung cấp dịch vụ cho các
khu nhà ở), góp phần giải quyết vấn đề nhà ở cho thành viên, người lao động có
thu nhập thấp.
c) Lĩnh vực thương mại - dịch vụ:
- Tiếp tục củng cố, hợp nhất, sáp nhập các hợp tác xã có quy mô nhỏ, nhằm
phát triển hệ thống cửa hàng hợp tác xã bán lẻ hàng tiêu dùng theo phương thức
bán hàng văn minh, hiện đại, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và chất lượng
hàng hóa.
- Phát triển các hợp tác xã thương mại bán lẻ mới, phấn đấu đến năm 2025 tất
cả các xã, phường, khu dân cư tập trung, khu công nghiệp đều có các cửa hàng bán
lẻ của hợp tác xã góp phần bình ổn giá thị trường, phục vụ tốt nhu cầu hàng hóa
tiêu dùng thiết yếu cho xã viên, người lao động trên địa bàn phường, xã; phát triển
các hợp tác xã làm tổng đại lý phân phối cho các nhà sản xuất trong và ngoài nước,
hình thành các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động theo phương thức mua
chung, bán riêng.
- Xây dựng chuỗi liên kết giữa các hợp tác xã thương mại với hợp tác xã nông
nghiệp - dịch vụ nông nghiệp, góp phần giải quyết khâu tiêu thụ sản phẩm nông
85
nghiệp và cung cấp hàng hóa công nghệ phẩm, vật tư nông nghiệp cho hộ xã viên
nông nghiệp.
- Phát triển các hợp tác xã quản lý kinh doanh chợ, thu hút đông đảo tiểu
thương tham gia hợp tác xã, nhất là tại các chợ đầu mối để mở thêm các hoạt động
xếp dỡ, vận chuyển hàng hóa; vệ sinh môi trường; bảo vệ; tham gia phân phối hàng
hóa cho các điểm bán lẻ...
- Phát triển mô hình hợp tác xã dịch vụ trong các trường đại học, cao đẳng,
dạy nghề.
d) Lĩnh vực giao thông vận tải, bốc xếp:
- Tiếp tục kiện toàn, củng cố và tổ chức tái cấu trúc các hợp tác xã vận tải, tập
trung chủ yếu vào các hợp tác xã vận tải xe buýt, vận tải hành khách bằng ô tô theo
tuyến cố định và xe taxi nhằm tăng quy mô, nâng cao năng lực quản lý và điều
hành hoạt động đáp ứng yêu cầu thị trường.
- Phát triển các hợp tác xã vận tải hành khách xe buýt, hỗ trợ vốn để các hợp
tác xã tăng số lượng phương tiện mới đạt tiêu chuẩn ngành; ưu tiên phát triển
phương tiện mới sử dụng nhiên liệu sạch thân thiện với môi trường; nâng cao chất
lượng phục vụ hành khách; đẩy mạnh việc đào tạo nghiệp vụ quản lý, điều hành
cho cán bộ quản lý, cán bộ nghiệp vụ, lái xe, nhân viên phục vụ trên xe.
- Tạo điều kiện cho các hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực vận tải hành
khách công cộng bằng xe buýt được ưu tiên về bến bãi, nhằm phù hợp với quy
định và đáp ứng nhu cầu phát triển số lượng phương tiện đến năm 2025; phát triển
thêm các hoạt động dịch vụ của hợp tác xã như sửa chữa phương tiện; cung ứng
vật tư, xăng dầu; kho hàng, bến bãi...nhằm phục vụ hoạt động của thành viên tốt
hơn.
- Phát triển các hợp tác xã bốc xếp, đóng gói, vận chuyển và các dịch vụ khác
tại các cảng, kho bãi, các chợ đầu mối, các khu công nghiệp; hỗ trợ các hợp tác xã
bốc xếp đầu tư các phương tiện, thiết bị bốc xếp, vận chuyển chuyên dùng, thay
bốc xếp thủ công.
đ) Lĩnh vực dịch vụ môi trường:
86
- Chuyển đổi các nghiệp đoàn, tổ thu gom rác dân lập đăng ký thành lập tổ
hợp tác thu gom rác hoạt động theo Nghị định số 151/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng
10 năm 2007 của Chính phủ và Thông tư số 04/2008/TT-BKH ngày 09 tháng 7
năm 2008 của Bộ Kế hoạch Đầu tư; thực hiện các chính sách hỗ trợ về thuế, vay
vốn ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trang bị phương tiện thu gom vận chuyển rác, giao địa
bàn hoạt động...để chuyển đổi các nghiệp đoàn, tổ thu gom rác dân lập thành các
hợp tác xã vệ sinh môi trường.
- Củng cố, phát triển các hợp tác xã vệ sinh môi trường, phấn đấu đến năm
2025 mỗi quận trong thành phố đều có hợp tác xã vệ sinh môi trường hoạt động
trong phạm vi quận hoặc liên phường; xây dựng hợp tác xã nông nghiệp - dịch vụ
ở các quận ven, huyện ngoại thành có hoạt động trong lĩnh vực vệ sinh môi trường;
hình thành Liên hiệp hợp tác xã vệ sinh môi trường nhằm liên kết khép kín hoạt
động các khâu thu gom, vận chuyển, phân loại, tái chế... chất thải rắn thông thường
trên địa bàn Thành phố.
e) Quỹ tín dụng nhân dân:
- Củng cố, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các quỹ tín dụng
nhân dân hiện có trên địa bàn; tập trung vào việc tăng nguồn vốn hoạt động (cả vốn
góp của thành viên và vốn huy động), phát triển thành viên, tăng dư nợ tín dụng;
Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Thành phố phối hợp với Ủy ban nhân dân các
quận, huyện kịp thời củng cố nhân sự, củng cố hoạt động đối với các quỹ tín dụng
nhân dân yếu kém, thua lỗ.
- Giai đoạn 2016 - 2025, tiếp tục mở rộng địa bàn hoạt động của các quỹ tín
dụng nhân dân đang hoạt động đạt hiệu quả cao; phát triển các quỹ tín dụng nhân
dân mới ở những nơi có nhu cầu tại các quận ven, huyện ngoại thành, địa bàn nông
nghiệp, nông thôn theo định hướng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam.
3.1.3. Mục tiêu phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh giai đoạn 2016 - 2025
87
3.1.3.1. Mục tiêu chung
Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; thu hút ngày
càng nhiều cá nhân, hộ gia đình, tổ chức tham gia kinh tế hợp tác, hợp tác xã; đóng
góp ngày càng lớn vào tăng trưởng GDP của Thành phố (1,2%); bảo vệ môi
trường; góp phần giảm nghèo bền vững, cải thiện đời sống nhân dân.
3.1.3.2. Mục tiêu cụ thể
- Phát triển mới 1.500 tổ hợp tác, 175 hợp tác xã, 10 liên hiệp hợp tác xã; tốc
độ tăng trưởng khu vực kinh tế tập thể đạt 10%/năm; tỷ trọng đóng góp vào GDP
Thành phố 1,2%; thu hút thêm 50.000 lao động làm việc trong khu vực kinh tế tập
thể; tỷ lệ cán bộ quản lý hợp tác xã đã qua đào tạo có trình độ đại học 40%; còn lại
đạt trình độ cao đẳng và trung cấp.
- Củng cố, sáp nhập, hợp nhất các hợp tác xã có quy mô nhỏ, vốn điều lệ thấp,
ít xã viên, hoạt động chưa hiệu quả; giải thể các hợp tác xã không tập trung phục
vụ lợi ích xã viên, không đúng nguyên tắc, bản chất hợp tác xã và các hợp tác xã
yếu kém kéo dài.
- Phấn đấu đến năm 2025, trên 70% hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã sản xuất
kinh doanh hiệu quả, có chia lãi cho thành viên, có tích lũy tái đầu tư mở rộng sản
xuất; đưa tỷ lệ các hợp tác xã hoạt động thiếu hiệu quả xuống dưới 10%; đến năm
2020, toàn bộ các xã nông thôn mới trên địa bàn có cơ sở kinh tế hợp tác xã sản
xuất kinh doanh có hiệu quả.
3.2. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI KINH TẾ TẬP THỂ
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
3.2.1. Giải pháp về tuyên truyền và phổ biến chính sách, pháp luật về
kinh tế tập thể
- Cần tuyên truyền mạnh mẽ hơn nữa chủ trương, chính sách của đảng, phát
luật của nhà nước về kinh tế tập thể đặc biệt là Luật Hợp tác xã năm 2012 một cách
sâu rộng đến cán bộ, và nhân dân; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ
chức đoàn thể tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong toàn dân về bản
88
chất và vai trò quan trọng của tổ chức hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong xây
dựng và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
- Bên cạnh việc tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng và chính
sách, pháp luật của nhà nước về phát triển hợp tác xã, cần tăng cường giới thiệu
các mô hình hợp tác xã kiểu mới, kinh nghiệm của phong trào hợp tác xã trong khu
vực và quốc tế; tăng cường công tác kiểm tra, tổng kết, nhân rộng các mô hình
kinh tế tập thể làm ăn có hiệu quả đẩy mạnh tuyên truyền, học tập về kinh tế tập
thể, hợp tác xã, hợp tác xã kiểu mới từ thực tiễn; qua đó, làm rõ vị trí, vai trò kinh
tế tập thể trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc
tế.
- Liên minh Hợp tác xã Thành phố nâng cao chất lượng Bản tin Kinh tế hợp
tác, trang thông tin điện tử, phối hợp với cơ quan báo đài tuyên truyền các điển
hình tiên tiến trong khu vực kinh tế tập thể; phối hợp với Đài Truyền hình Thành
phố xây dựng chương trình, phóng sự chuyên đề về hoạt động của khu vực kinh tế
tập thể; tổ chức sâu rộng các đợt thi đua trong khu vực kinh tế tập thể; giới thiệu,
nhân rộng các mô hình điển hình tiên tiến; tổ chức hội nghị tuyên dương các hợp
tác xã, liên hiệp hợp tác xã điển hình tiên tiến, các cán bộ quản lý hợp tác xã và các
xã viên tiêu biểu nhân dịp ngày Hợp tác xã Việt Nam 11 tháng 4 và ngày Quốc tế
Hợp tác xã.
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố, các đoàn thể chính trị - xã
hội, các quần chúng của Thành phố tích cực vận động đoàn viên, hội viên và nhân
dân tự nguyện tham gia phát triển hợp tác xã; tăng cường giám sát, phản biện chính
sách phát triển hợp tác xã của Thành phố; chủ động phối hợp, tạo điều kiện để Liên
minh Hợp tác xã Thành phố thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng và chính
sách, pháp luật của nhà nước; hoàn thành chức năng, nhiệm vụ về đổi mới, phát
triển và nâng cao hiệu quả hợp tác xã.
3.2.2. Giải pháp về xây dựng và tổ chức thực hiện đề án, kế hoạch phát
triển kinh tế tập thể
89
Tiếp tục thực hiện Quyết định số 5512/QĐ-UBND ngày 7 tháng 01 năm 2013
về ban hành Kế hoạch đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể
thành phố Hồ Chí Minh năm 2020, theo đó các quận, huyện hàng năm có kế hoạch
triển khai thực hiện tùy theo điều kiện thực tế của từng địa phương.
Triển khai thực hiện đề án xây dựng mô hình Hợp tác xã nông nghiệp tiên
tiến, hiện đại theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố tại Công văn số số
7448/VP-KT, ngày 29 tháng 7 năm 2016 của Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành
phố trên địa bàn 05 huyện của Thành phố gồm các hợp tác xã: Hợp tác xã Thương
mại - Dịch vụ - Sản xuất - Chăn nuôi bò sữa Tân Thông Hội, Hợp tác xã Chăn nuôi
heo an toàn Tiên Phong, Hợp tác xã Nông nghiệp - Thương mại - Dịch vụ Phước
An, Hợp tác xã Thương mại - Dịch vụ - Sản xuất nông Nghiệp Mai Hoa, Hợp tác
xã Hiệp Thành, Hợp tác xã Nông nghiệp - Thương mại - Dịch vụ - Nuôi trồng thủy
sản Cần Giờ.
Triển khai thực hiện Kế hoạch phối hợp số 07-KHPH/LMHTX-HNDTP ngày
16 tháng 03 năm 2017 của Liên minh hợp tác xã Thành phố và Ban Chấp hành Hội
nông dân Thành phố về đẩy mạnh phát triển các hình thức kinh tế hợp tác trong
nông nghiệp, nông thôn.
3.2.3. Giải pháp về thực hiện chính sách hỗ trợ, phát triển kinh tế tập thể
3.2.3.1. Chính sách nhà, đất các hợp tác xã đang thuê của nhà nước
Tổ chức khảo sát lại 237 địa chỉ nhà đất thuộc sở hữu nhà nước hiện nay do
122 hợp tác xã đang quản lý, sử dụng xây dựng phương án trình Ủy ban nhân dân
thành phố xem xét, quyết định cho hợp tác xã thuê đất sản xuất kinh doanh.
3.2.3.2. Chính sách tài chính, tín dụng
- Xây dựng đề án tăng nguồn vốn của Quỹ Trợ vốn xã viên hợp tác xã thành
phố (được thành lập theo quyết định 2539/QĐ-UB ngày 13 tháng 6 năm 2002 của
Ủy ban nhân dân Thành phố), phấn đấu đến năm 2020, quỹ có nguồn vốn hoạt
động 1.000 tỷ đồng.
- Đẩy mạnh hoạt động tín dụng nội bộ hợp tác xã theo thông tư 04/2004/TT-
NHNN ngày 13 tháng 6 năm 2007 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tiếp tục
90
phát triển các Quỹ Tín dụng nhân dân mới tại các địa bàn có nhu cầu, phấn đấu đến
năm 2025, số thành viên quỹ tín dụng nhân dân tăng gấp 2 lần, tổng nguồn vốn
tăng gấp 3 lần, vốn điều lệ tăng 15% mỗi năm, vốn huy động tăng 4 lần, nợ quá
hạn dưới 1% so với tổng dư nợ (so với năm 2012).
- Tiếp tục hỗ trợ cho Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại thành phố (Saigon
Coop) vay vốn ưu đãi ngắn hạn hàng năm để mua hàng hóa dự trữ phục vụ trong
các dịp lễ, tết và tham gia Chương trình Bình ổn thị trường các mặt hàng tiêu dùng
thiết yếu.
- Triển khai các biện pháp hỗ trợ, tạo điều kiện để các hợp tác xã được hưởng
chính sách tín dụng theo Quyết định số 04/2016/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân
thành phố về việc ban hành Quy định về khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông
nghiệp đô thị trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2016 - 2021; chính sách vay tín
chấp theo thông tư 44/TT-BTC của Bộ Tài chính và tiếp cận các khoản vốn ưu đãi
theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về
chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
3.2.3.3. Chính sách cán bộ và nguồn nhân lực cho khu vực kinh tế tập thể
- Hàng năm, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ cho các chức danh Hội
đồng Quản trị, Ban Giám đốc, Ban Kiểm soát, Kế toán trưởng, cán bộ quản lý
nghiệp vụ hợp tác xã theo chỉ tiêu 1.500 lượt người/năm (500 thành viên Ban quản
trị, Chủ nhiệm Hợp tác xã; 250 Kiểm soát viên; 250 kế toán trưởng; 500 cán bộ
nghiệp vụ hợp tác xã); kế hoạch đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp cho bộ quản
lý, nghiệp vụ hợp tác xã theo chỉ tiêu như sau: trung học: 40 người; cao đẳng: 30
người; đại học: 30 người. Kinh phí bồi dưỡng, đào tạo cán bộ quản lý, nghiệp vụ
hợp tác xã được ngân sách thành phố hỗ trợ theo quy định.
- Hàng năm, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng về kiến thức pháp luật, kiến thức
quản lý hợp tác xã, các chính sách của nhà nước đối với kinh tế tập thể cho 100 cán
bộ tư vấn, cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế tập thể tại các sở, ngành, quận,
huyện, phường, xã, kinh phí tập huấn do ngân sách thành phố, quận, huyện hỗ trợ
theo quy định.
- Xây dựng Đề án phát triển nguồn nhân lực cho khu vực kinh tế tập thể đến
năm 2025, tầm nhìn đến 2030; trong đó, triển khai các chính sách đãi ngộ (về
91
lương, phụ cấp, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế...) để thu hút sinh viên tốt
nghiệp các trường đại học, cao đẳng, cán bộ trẻ có năng lực, trình độ về làm việc
tại các hợp tác xã, xây dựng Trung tâm giới thiệu việc làm và tư vấn nhân lực cho
kinh tế tập thể.
- Tiếp tục thực hiện đến năm 2025 chính sách hỗ trợ cán bộ quản lý có trình
độ đại học, cao đẳng làm việc tại các hợp tác xã nông nghiệp theo Nghị quyết của
Hội đồng nhân dân thành phố và Quyết định số 3749/QĐ-UBND ngày 24 tháng 8
năm 2010 của Ủy ban nhân dân Thành phố.
- Xây dựng Đề án thành lập Trường cán bộ quản lý hợp tác xã và dạy nghề, là
đơn vị sự nghiệp của thành phố, hoạt động theo các quy định tại Nghị định 43/NĐ-
CP của Chính phủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, trình Ủy ban nhân dân
thành phố xem xét, quyết định chủ trương đầu tư.
3.2.3.4. Chính sách về khuyến khích, hỗ trợ, thúc đẩy phát triển kinh tế tập
thể
- Hỗ trợ xúc tiến thương mại:
+ Xây dựng chương trình xúc tiến thương mại hàng năm cho các hợp tác xã;
xây dựng chương trình quảng bá thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ của các hợp tác
xã trên trang thông tin điện tử của Liên minh và các sở, ngành; hỗ trợ các hợp tác
xã có sản phẩm xuất khẩu tham gia các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước.
+ Tổ chức cho các hợp tác xã đi tham quan, học tập kinh nghiệm quản lý, mô
hình hợp tác xã tiên tiến, hợp tác xã trong lĩnh vực mới (hợp tác xã y tế, hợp tác xã
trường học, hợp tác xã nhà ở, ngân hàng hợp tác xã...) tại các nước và các tỉnh,
thành trong nước.
+ Xây dựng Đề án xây dựng nhà trưng bày, giới thiệu các sản phẩm thủ công
mỹ nghệ, làng nghề (mây tre lá, sơn mài, mỹ nghệ, thêu đan...) của thành phố, kết
hợp làm điểm tham quan của khách du lịch trong và ngoài nước.
- Hỗ trợ ứng dụng, đổi mới nâng cao trình độ công nghệ:
+ Xây dựng kế hoạch và triển khai hỗ trợ các hợp tác xã áp dụng khoa học kỹ
thuật, công nghệ mới trong sản xuất kinh doanh, đặc biệt là trong khâu thu hoạch,
chế biến, đóng gói và bảo quản hàng nông sản thực phẩm nhằm phát triển các hợp
92
tác xã sản xuất, chế biến thực phẩm sạch của thành phố theo chương trình khuyến
công của Chính phủ.
+ Triển khai thực hiện Nghị định 02/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm
2010 của Chính phủ qui định chính sách về chương trình khuyến nông, khuyến
ngư.
+ Triển khai các giải pháp hỗ trợ tổ hợp tác, hợp tác xã ứng dụng, đổi mới
nâng cao trình độ khoa học công nghệ; ưu tiên cho các hợp tác xã, tổ hợp tác tham
gia thực hiện các chương trình, dự án nông nghiệp trọng điểm đã được Ủy ban
nhân dân Thành phố phê duyệt.
- Hỗ trợ hợp tác xã xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm phát triển sản xuất kinh
doanh và tham gia các chương trình phát triển kinh tế - xã hội: hỗ trợ triển khai các
dự án kinh tế xã hội, cùng các hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã tổ chức thực hiện
các dự án đã được Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt, phối hợp với các sở,
ngành, quận, huyện đề xuất với Ủy ban nhân dân Thành phố hỗ trợ xây dựng cơ sở
hạ tầng (cấp điện, cấp nước, đường giao thông, xử lý nước thải, hệ thống thủy lợi
tưới tiêu...) đối với các hợp tác xã có các dự án phát triển sản xuất ở các ngành,
lĩnh vực thiết thực phục vụ đời sống, sinh hoạt của cộng đồng dân cư.
- Xây dựng, triển khai các đề án phát triển hợp tác xã mô hình mới:
+ Xây dựng Đề án phát triển mô hình hợp tác xã nhà ở (hợp tác xã xây dựng
nhà ở cho đối tượng thu nhập thấp và hợp tác xã dịch vụ nhà ở).
+ Hoàn thiện Đề án phát triển mô hình hợp tác vệ sinh môi trường.
+ Xây dựng Đề án phát triển hệ thống hợp tác xã, cửa hàng bán lẻ của hợp tác
xã hoạt động theo phương thức mua chung bán riêng.
+ Nghiên cứu xây dựng đề án và thí điểm triển khai mô hình hợp tác xã y tế,
hợp tác xã trường học của Nhật Bản; hợp tác xã nhà ở của Thụy Điển; Ngân hàng
hợp tác xã của Hàn Quốc; Bảo hiểm xã hội của Singapore.
3.2.4. Giải pháp về tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc đối với kinh tế tập
thể
- Xây dựng một bộ máy chuyên trách để quản lý nhà nước về kinh tế tập thể
từ Thành phố đến phường - xã để thực hiện nghiêm chỉnh và hiệu quả chủ trương
93
chung của Đảng, pháp luật của nhà nước, nhất là các chủ trương của Thành ủy
thành phố Hồ Chí Minh về phát triển hợp tác xã; thực hiện kiểm tra, thanh tra, xử
lý vi phạm, điều chỉnh tổ chức, hoạt động của hợp tác xã theo đúng quy định của
pháp luật, hạn chế tối đa biểu hiện sai lệch bản chất của tổ chức hợp tác xã.
- Tiếp tục bố trí, kiện toàn đủ số cán bộ chuyên trách quản lý nhà nước về
kinh tế tập thể tại các sở - ngành, quận - huyện theo quy định của Chính phủ và
Công văn số 865-CV/VPTU ngày 05 tháng 5 năm 2003 của Thường trực Thành ủy
chỉ đạo về phân công tổ chức - cán bộ quản lý kinh tế tập thể.
- Hàng năm, tổ chức bồi dưỡng pháp luật về hợp tác xã, tổ hợp tác, các chính
sách hỗ trợ của Nhà nước riêng đối với kinh tế tập thể cho cán bộ quản lý Nhà
nước về kinh tế tập thể tại các sở - ngành, quận - huyện, thực hiện việc xây dựng
quy hoạch và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đối với số cán bộ này.
- Đẩy mạnh hoạt động của Ban Chỉ đạo Phát triển kinh tế tập thể Thành phố
và Ban Chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể 24 quận - huyện; cụ thể: giao Sở Nội vụ,
Liên minh Hợp tác xã Thành phố phối hợp với Học viện Cán bộ Thành phố tổ
chức các khóa, lớp đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp cao đẳng và đại học
cho đối tượng là cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ trong các hợp tác
xã; tổ chức các lớp bồi dưỡng về kinh tế tập thể cho đối tượng là cán bộ chuyên
trách kinh tế tập thể tại các sở - ngành, quận - huyện.
3.2.5. Giải pháp về tổ chức thành lập và quản lý kinh tế tập thể
- Hướng dẫn thụ tục đăng ký thành lập hợp tác xã mới theo Thông tư số
03/2014/TT-BKHĐT ngày 26 tháng 05 năm 2014 về đăng ký hợp tác xã và chế độ
báo cáo tình hình hoạt động của hợp tác xã.
- Tổ chức, củng cố lại hoạt động của các hợp tác xã theo đúng bản chất hợp
tác xã, Luật Hợp tác xã năm 2012 và các văn bản hướng dẫn; phát huy vai trò làm
chủ của thành viên; vận động thành viên hợp tác xã góp vốn và nâng mức vốn góp;
vận động hợp tác xã thu hút thêm thành viên, hợp nhất, sáp nhập hợp tác xã cùng
ngành nghề và địa bàn hoạt động để tăng tiềm lực tài chính và quy mô hoạt động
của hợp tác xã. Giải thể các hợp tác xã hoạt động kém hiệu quả, hoạt động mang
tính hình thức.
94
- Thành lập đoàn kiểm tra liên ngành, để tiến hành kiểm tra, chấn chỉnh hoạt
động của các hợp tác xã sau khi chuyển đổi để hoạt động đúng với quy định Luật
Hợp tác xã 2012.
- Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp
luật về hợp tác xã, góp phần lành mạnh hóa tổ chức hoạt động của hợp tác xã, thúc
đẩy khu vực hợp tác xã phát triển. Kiên quyết xử phạt vi phạm hành chính đối với
hợp tác xã theo Nghị định 155/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 3013 của
Chính phủ.
Đẩy mạnh liên kết, hợp tác quốc tế với các tổ chức quốc tế như Canada, Nhật
Bản, Hàn Quốc,nhằm tranh thủ các nguồn lực, chuyên môn, kinh nghiệm, công
nghệ để thực hiện các chương trình, dự án, đề án phát triển kinh tế tập thể.
3.3. GIẢI PHÁP ĐỘT PHÁ
Nghị quyết 13-NQ/TW, ngày 18 tháng 3 năm 2002 của Hội nghị lần thứ Chấp
hành Trung ương Đảng (khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu
quả kinh tế tập thể đã đề ra nhiệm vụ phải nâng cao vai trò quản lý nhà nước:
“Các bộ, ngành, các cấp chỉnh quyền địa phương trên cơ sở quy hoạch phát
triển chung, quy hoạch phát triển ngành và vùng, xây dựng chương trình phát triển
kinh tế tập thể; rà soát, bổ sung, xây dựng các chính sách khuyến khích phát triển
kinh tế tập thể thuộc phạm vi quản lý của mình; có bộ máy chuyên trách thích hợp
(các bộ có vụ, các sở có phòng quản lý kinh tế tập thể) để theo dõi, hướng dẫn thực
hiện chính sách, nghiệp vụ đổi khu vực kinh tế tập thể; tổng kết kinh nghiệm thực
tiễn, tuyên truyền, nhân rộng mô hình làm ăn có hiệu quả; xây dựng kế hoạch và tổ
chức đào tạo cán bộ cho kinh tế tập thể ”[4. Tr5].
Kết luận số 56-KL/TW ngày 21 tháng 2 năm 2013 của Bộ Chính trị về đẩy
mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển
và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể đã nêu ra giải pháp tiếp tục đẩy mạnh việc
thực hiện Nghị quyết trong thời gian tới: “Kiện toàn, nâng cao năng lực, hiệu quả
hoạt động hệ thống bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế tập thể như tinh thần Nghị
quyết và quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012, bảo đảm tính hiệu lực, hiệu quả,
tập trung và thống nhất từ Trung ương đến địa phương; xác định rõ chức năng,
nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn và cơ chế phối hợp của các bộ, ban, ngành,
95
đoàn thể Trung ương và địa phương trong phát triển kinh tế tập thể; chú trọng
công tác đào tạo, bồi dưỡng và có chính sách cán bộ phù hợp, bảo đảm nâng cao
chất lượng và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế tập thể;
tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý kịp thời các vi phạm
pháp luật về kinh tế tập thể” [2 Tr2].
Vì vậy, để thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Chính trị về đẩy mạnh thực hiện Nghị
quyết Trung ương 5 (khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả
kinh tế tập thể, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cần phải thành lập Phòng
Quản lý kinh tế hợp tác thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối quản lý nhà
nước đối với kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, các Sở Giao
thông vận tải, Sở Công thương phân công cho chuyên viên chuyên trách quản lý
nhà nước đối với kinh tế tập thể, chỉ đạo Ủy ban nhân dân quận - huyện phân công
cán bộ chuyên trách làm công tác quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể, ở cấp
xã - phường, phân công cán bộ chuyên trách quản lý nhà nước cấp xã, làm tốt công
tác thống kê tình hình phát triển kinh tế tập thể ở địa phương nhằm giúp báo cáo
chính xác thực trạng phát triển kinh tế tập thể để đề ra kế hoạch củng cố, hỗ trợ
kinh tế tập thể phát triển.
96
Tiểu kết chƣơng 3
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu ở Chương 2, trong Chương 3 này, tác giả tập
trung nghiên cứu quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế tập thể trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh của Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí
Minh và đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước đối
với kinh tế tập thể, như:
- Giải pháp về tuyên truyền và phổ biến chính sách, pháp luật về kinh tế tập
thể;
- Giải pháp về xây dựng và tổ chức thực hiện đề án, kế hoạch phát triển kinh
tế tập thể;
- Giải pháp về thực hiện chính sách hỗ trợ, phát triển kinh tế tập thể;
+ Chính sách nhà, đất các hợp tác xã đang thuê của nhà nước.
+ Chính sách về tài chính, tín dụng.
+ Chính sách về cán bộ và nguồn nhân lực cho khu vực kinh tế tập thể.
+ Chính sách về khuyến khích, hỗ trợ, thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể.
- Giải pháp về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể;
- Giải pháp về tổ chức thành lập và quản lý kinh tế tập thể.
Trong Chương 3, tác giả nêu ra giải pháp đột phá: Thành lập Phòng Quản lý
kinh tế hợp tác thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối quản lý nhà nước đối
với kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
97
KẾT LUẬN
Sự phát triển của kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong
thời gian qua đã đạt được những kết quả như: từng bước nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh tế tập thể, mà nòng cốt là các hợp tác xã để thu hút cá nhân và hộ gia
đình vào làm ăn tập thể, tạo bước chuyển biến từ kinh tế cá thể, gia đình sang kinh
tế tập thể để phát triển sản xuất hàng hóa lớn, phát triển hợp tác xã đã góp phần
đáp ứng nhu cầu của người lao động và kinh tế hộ, tạo động lực phát triển kinh tế
và chuyển đổi cây trồng vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông
thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời hỗ trợ thúc đẩy chuyển
giao tiến bộ khoa học công nghệ, phát triển kinh tế tập thể còn góp phần thực hiện
có hiệu quả Chương trình giảm hộ nghèo, tăng hộ khá, thực hiện giải quyết việc
làm, nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao
động.
Tuy nhiên, thực trạng phát triển kinh tế tập thể mà nòng cốt là các hợp tác xã
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua cũng cho thấy bên cạnh
một số hợp tác xã làm ăn có hiệu quả, phát triển thực sự bền vững góp phần vào sự
phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố thì sự phát triển của kinh tế tập thể còn
nhiều hạn chế như: số lượng các tổ chức kinh tế tập thể còn ít về số lượng, hiệu
quả hoạt động chưa cao, chưa thu hút mạnh các hộ gia đình, cá nhân, pháp nhân
vào làm ăn tập thể. Nhiều tổ chức kinh tế tập thể được thành lập còn thiếu vốn, cơ
sở vật chất yếu kém, trình độ kỹ thuật, công nghệ thấp,... Nhận thức của chính
quyền các cấp về kinh tế tập thể còn chưa đúng, còn buông lỏng quản lý, tuy đã có
biện pháp hỗ trợ cụ thể cho kinh tế tập thể nhưng chưa nhiều.
Để khắc phục những hạn chế trên, các cấp chính quyền Thành phố cần phải
quán triệt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về phát triển
kinh tế tập thể, phải triển khai thực hiện có hiệu quả Luật Hợp tác xã năm 2012,
đẩy mạnh tuyên truyền, vận động cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân vào làm ăn tập
thể, chứng minh được làm ăn tập thể sẽ có hiệu quả hơn so với làm ăn cá thể riêng
lẻ bằng việc xây dựng các tổ chức kinh tế tập thể tiên tiến, điển hình để làm gương.
98
Tạo điều kiện cho các hợp tác xã thành lập trước ngày 01 tháng 7 năm 2012
chuyển đổi hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012. Ủy ban nhân dân thành phố
Hồ Chí Minh cần tăng cường hơn nữa các chính sách hỗ trợ cho kinh tế tập thể
như: hỗ trợ cơ sở vật chất, vốn, kỹ thuật, đạo tạo cán bộ quản lý hợp tác xã,.. tăng
cường công tác quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể như: thành lập bộ máy
chuyên trách quản lý nhà nước từ Thành phố đến xã, phường, thị trấn để quản lý,
theo dõi hỗ trợ và chấn chỉnh kịp thời hoạt động của hợp tác xã, đảm bảo đúng
Luật Hợp tác xã năm 2012.
Từ thực trạng trên, Luận văn đã đi sâu vào phân tích những nguyên nhân
ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế tập thể, hợp tác xã trong thời gian vừa qua,
để phân tích, luận giải những vấn đề đặt ra trong phát triển kinh tế tập thể, hợp tác
xã của Thành phố, nhất là thực trạng quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể, hợp
tác xã trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; trên cơ sở những quan điểm chỉ đạo
quá trình phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã của Thành phố, Luận văn đề xuất
một số các giải pháp góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế tập thể của Thành phố
đến năm 2025, đặc biệt là giải pháp công tác quản lý nhà nước đối với kinh tế tập
thể nhằm tăng cường vai trò của bộ máy nhà nước trong việc đổi mới và nâng cao
hiệu quả hoạt động của kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh./.
99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2008), Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 02 tháng 01
năm 2008 về tăng cường lãnh đạo thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khóa
IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, Hà Nội.
2. Ban Chấp hành Trung ương (2002), Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 18 tháng 3
năm 2002 về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng qua hiệu quả kinh tế tập thể, Hà Nội.
3. Ban Chấp hành Trung ương (2013), Kết luận số 56-KL/TW ngày 21 tháng
02 năm 2013 về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục
đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, Hà Nội.
4. Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hồ Chí Minh
(2014) thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế tập thể trong lĩnh vực nông nghiệp tại
các xã xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí
Minh
5. Ban Kinh tế Trung ương (2005), Báo cáo tóm tắt sơ kết 3 năm thực hiện Nghị
quyết Trung ương 5 (khoá IX) về kinh tế tập thể trong nông nghiệp, Việt Nam.
6. Báo Lao động (2007), Hội thảo "Tư tưởng Hồ Chí Minh về Hợp tác xã -
Những vấn đề lý luận và thực tiễn", số 219, ngày 21/09/2007, Hà Nội.
7. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2003), những kinh nghiệm của
Hợp tác xã nông nghiệp Nhật Bản, Nhà xuất bản Nông nghiệp”, Việt Nam.
8. Bộ Tài chính (2015), Thông tư số 83/TT/2015/TT-BTC ngày 28 tháng 5
năm 2015 về hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với hợp tác xã, Việt Nam.
9. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2016), Thông tư số 15/2016/TT-
BNNPTNT ngày 10 tháng 6 năm 2016 về hướng dẫn điều kiện và tiêu chí thụ
hưởng hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đối với hợp tác xã nông nghiệp, Việt
Nam.
10. Ban Kinh tế Trung ương (2015), Báo cáo số 137-BC/BKTTW ngày
14/9/2015 sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận số 56-KL/TW của Bộ Chính trị về đẩy
mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 5, Khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển
và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, Hà Nội.
100
11. Bộ Công thương (2016), Tài liệu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hợp tác xã,
tổ hợp tác, Việt Nam.
12. Ban Chấp hành Trung ương (2017), Kế hoạch số 08-KH/BCĐ ngày 08
tháng 02 năm 2017 về nghiên cứu Đề án phát triển hợp tác xã kiểu mới gắn với tái
cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, Hà Nội.
13. Công trình nghiên cứu của tập thể tác giả Nguyễn Văn Bình, Chu Tiến
Quang, Lưu Văn Sùng: “Kinh tế hợp tác, hợp tác xã ở Việt Nam - thực trạng và định
hướng phát triển”, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 2001.
14. Công trình nghiên cứu của Vụ Hợp tác xã trong cuốn sách: “Một số nội dung
chủ yếu cơ bản và các văn bản quy phạm pháp luật chủ yếu về hợp tác xã”, Nhà xuất
bản Đại học quốc gia Hà Nội, 2014.
15. Các tác giả John R.Dunn, Anthony C.Croooks, Donald A.Frederick, Tracey
L.Kennedy, James J.Wadsworth (2002) trong công trình: “Argricultural Co-operatives
in the 21st Century”.
16. Chính phủ (2013), Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm
2013 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật hợp tác xã, Việt Nam.
17. Chi Cục phát triển nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh (2014), Báo cáo Kết
quả điều tra cập nhật cơ sở dữ liệu hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh.
18. Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (1997), Nghị định số 15/NĐ-
CP ngày 21 ngày 02 tháng 1997 về một số chính sách ưu đãi, khuyến khích phát triển
hợp tác xã”. Việt Nam.
19. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Nghị định
số 88/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 về một số chính sách hỗ trợ, khuyến
khích phát triển hợp tác xã, Việt Nam.
20. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Nghị định
số 41/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 về chính sách tín dụng phục vụ phát
triển nông nghiệp, nông thôn, Việt Nam.
21. Đại học Kinh tế quốc dân (2005), Giáo trình quản lý nhà nước về kinh tế, Nhà
xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội.
101
22. Luận văn: “Quản lý Nhà nước về hợp tác xã trên địa bàn thành phố Hà Nội”,
của tác giả Phùng Khánh Toàn. Luận văn Thạc sĩ Quản lý công, Học viện Hành chính
Quốc gia, 2015.
23. Luận văn: “Hoàn thiện pháp luật về quản lý nhà nước đối với hợp tác xã ở
Việt Nam hiện nay", của tác giả Doãn Thị Văn Anh, Luận văn Thạc sĩ Luật Học, 2014.
24. Liên minh Hợp tác xã Việt Nam (2015), Kế hoạch số 870/KH-
LMHTXVN ngày 17 tháng 12 năm 2015 về tổ chức cuộc thi “Tìm hiểu mô hình
hợp tác xã kiểu mới”, thành phố Hồ Chí Minh.
25. Liên minh Hợp tác xã thành phố Hồ Chí Minh (2017), Báo cáo số 07/BC-
LM ngày 10 tháng 01 năm 2017 về kết quả khảo sát tình hình hoạt động của hợp
tác xã trong khu vực thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh.
26. Giáo trình của TS. Võ Thị Kim Sa - Trưởng khoa Khuyến nông và Phát
triển nông thôn về: “Đổi mới hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã năm 2012, hướng
dẫn thành lập và báo cáo tình hình hoạt động của hợp tác xã”. Giáo trình dành
cho cán bộ quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể, 2014.
27. Liên minh Hợp tác xã thành phố Hồ Chí Minh (2017), Báo cáo số 07/BC-
LM ngày 10 tháng 01 năm 2017 về kết quả khảo sát tình hình hoạt động của hợp
tác xã trong khu vực thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh.
28. Quốc hội Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2001), Hiến pháp nước
cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992, sửa đổi bổ sung năm 2001, Việt Nam.
29. Quốc hội Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Hiến pháp nước
cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, Việt Nam.
30. Quốc hội Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1996), Luật Hợp tác xã
năm 1996, Việt Nam.
31. Quốc hội Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật Hợp tác xã
năm 2003, Việt Nam.
32. Quốc hội Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Luật Hợp tác xã
năm 2012, Việt Nam.
33. Tác giả Eddie Oczkowski (2005) với công trình:“New argricutural Co-
operatives Model”.
102
34. Tác giả GF Ortmann & RP King, Agrekon (2005) với công trình:
“Agricultural Cooperatives I: History, Theory and Problems”.
35. Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định số 2261/QĐ-TTG ngày 15 tháng
12 năm 2014 về phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn
2015 -2020, Việt Nam.
36. Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định số 445/QS9-TTG ngày 21 tháng
3 năm 2016 về phê duyệt Đề án “Thí điểm hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác
xã kiểu mới tại vùng đồng bằng sông Cửu Long giai doạn 2016 - 2020”, Việt Nam.
37. Thủ tướng Chính phủ (2015), Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 24 tháng 7 năm
2015 về đẩy mạnh triển khai Luật Hợp tác xã, Việt Nam.
38. Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh (2002), Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày
04 tháng 7 năm 2002 về Chương trình hành động của Thành ủy thực hiện nghị
quyết trung ương 5 (khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả
kinh tế tập thể, thành phố Hồ Chí Minh.
39. Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh (2007), Chỉ thị số 07-CT/TU ngày 23
tháng 11 năm 2007 về tăng cường lãnh đạo củng cố, xây dựng và phát triển kinh tế
tập thể Thành phố, thành phố Hồ Chí Minh.
40. Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh (2013), Chỉ thị số 16-CT/TU ngày 05
tháng 6 năm 2013 về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX), tiếp
tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả khu vực kinh tế tập thể của Thành phố
đến năm 2020, thành phố Hồ Chí Minh.
41. Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (2013), Quyết định số
5512/QĐ-UBND ngày 07 tháng 10 năm 2013 về Kế hoạch đổi mới, phát triển và
nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, thành
phố Hồ Chí Minh.
42. Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (2013), Quyết định số 43/2013/QĐ-
UBND ngày 09 ngày 10 tháng 2013 về phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực cho khu vực kinh tế tập thể TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2013-2020, thành phố Hồ
Chí Minh.
103
43. Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (2008), Kế hoạch số 1250/KH-
UBND ngày 26 tháng 02 năm 2008 triển khai thực hiện Chỉ thị số 07-CT/TU, thành phố
Hồ Chí Minh.
44. Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (2015), Quyết định số
2868/QĐ-UBND ngày 12 tháng 6 năm 2015 về ban hành kế hoạch Đổi mới phát
triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp trên địa bàn Thành
phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2015-2020, thành phố Hồ Chí Minh.
45. Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2012), Quyết định số
5442/QĐ-UBND ngày 24 tháng 10 năm 2013 về ban hành Kế hoạch phát triển
kinh tế tập thể Thành phố năm 2012, thành phố Hồ Chí Minh.
46. Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2015), Quyết định số
1244/QĐ-UBND ngày 23 tháng 3 năm 2015 về ban hành Kế hoạch phát triển kinh
tế tập thể Thành phố năm 2016, thành phố Hồ Chí Minh.
47. Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2016), Quyết định số 944/QĐ-
UBND ngày 04 tháng 03 năm 2016 về ban hành Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể
Thành phố năm 2016, thành phố Hồ Chí Minh.
48. Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (2015), Quyết định số
26/2015/QĐ-UBND ngày 08 tháng 6 năm 2015 về việc ban hành chính sách hỗ trợ
cơ sở vật chất ban đầu cho các Hợp tác xã Nông nghiệp – Dịch vụ thành lập mới
trên địa bàn thành phố giai đoạn 2010-2015, thành phố Hồ Chí Minh.
49. Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2016), Quyết định số
04/2016/QĐ-UBND, ngày 23 tháng 02 năm 2016 về ban hành Quy định khuyến
khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị trên địa bàn Thành phố giai đoạn
2016 – 2020, thành phố Hồ Chí Minh.
50. Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (2016), Báo cáo số 3165/BC-
UBND ngày 22 tháng 6 năm 2016 về việc báo cáo sơ kết 03 năm thực hiện Kết
luận số 56-KL/TW ngày 21 tháng 02 năm 2013 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh thực
hiện Nghị quyết Trung ương 5 Khoá IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao
hiệu quả kinh tế tập thể, thành phố Hồ Chí Minh.
Địa chỉ tài liệu internet
104
51. www.vca.org.vn, trang Web của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam.
52. www.dpi.hochiminhcity.gov.vn, trang Web của Sở Kế hoạch và Đầu tư
thành phố Hồ Chí Minh.
53. www.pso.hochiminhcity.gov.vn, trang Web của Cục Thống kê thành phố
Hồ Chí Minh.
54. www.lienminhhtxtphcm.com.vn, trang Web của Liên minh Hợp tác xã
thành phố Hồ Chí Minh.
55. www.sonongnghiep.hochiminhcity.gov.vn, trang Web của Sở Nông
nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Hồ Chí Minh.
56. www.chicucphattriennongthon.hochiminhcity.gov.vn, trang Web của Chi
cục phát triển nông thôn thành phố Hồ Chí Minh.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_nha_nuoc_doi_voi_kinh_te_tap_the_tren_dia_b.pdf