Luận văn Quản lý nhà nước đối với người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

Trong sự nghiệp đổi mới phát triển đất nước nói chung và các tỉnh, thành phố nói riêng, quản lý nhà nước về thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng luôn đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định chính trị, an sinh xã hội, giữ gìn và phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội. Quá trình thực hiện quản lý nhà nước về thực hiện chính sách ưu đãi người trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đã gặp nhiều thuận lợi, song cũng không ít những khó khăn, vướng mắc. Do vậy để tăng cường quản lý nhà nước về thực hiện chính sách ưu đãi người có công trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đòi hỏi phải dựa vào thực tiễn và phát sinh trong tình hình kinh tế - xã hội và những yêu cầu mới đặt ra của tỉnh. Từ đó đề ra các giải pháp có tính khoa học, hiệu quả và đồng bộ nhằm khắc phục những tồn tại, khó khăn trong quá trình tổ chức, thực hiện. Qua nghiên cứu, đề tài “Quản lý nhà nước về ưu đãi người có công trên địa bàn tỉnh hiện nay” đã làm rõ hơn về cơ sở lý luận về ưu đãi người có công, quản lý nhà nước về ưu đãi người có công, trong đó đã phân tích, giải thích cụ thể những nội dung của quản lý nhà nước về ưu đãi người có công cấp tỉnh. Luận văn đã đi sâu phân tích tình hình thực trạng quản lý nhà nước, tình hình thực hiện pháp luật ưu đãi người có công trên địa bàn tỉnh, nêu rõ những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế, vướng mắc chưa khắc phục. Luận văn tập trung đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, cũng như đề xuất, kiến nghị đối với các cấp ủy Đảng, chính quyền để thực hiện tốt các giải pháp nói trên trước mắt cũng như thời gian đến. Từ các giải pháp và kiến nghị trình bày trong Chương 3, với trách nhiệm và sự tri ân của của một công chức làm công tác quản lý nhà nước về thực hiện chính sách ưu đãi người có công tại Sở Lao động- Thương binh và xã hội tỉnh Kiên Giang, bản thân mong muốn đóng góp một phần hiểu biết của mình đối với97 công tác quản lý nhà nước về thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng nói chung và trên địa bàn tỉnh Kiên Giang nói riêng. Tuy vậy, do bản thân còn giới hạn về kiến thức, kinh nghiệm về nghiên cứu khoa học, nên luận văn chắc chắn còn những hạn chế, thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp để có thể đưa các nội dung của luận văn này áp dụng vào thực tiễn cũng như làm căn cứ để các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý tầm vĩ mô lưu tâm trong quá trình hoạch định chính sách và ban hành văn bản pháp luật về ưu đãi người có công nhằm tăng tính hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về thực hiện chính sách ưu đãi người có công

pdf108 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 801 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước đối với người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các đơn vị không đảm bảo, tài liệu thất lạc, có nhiều đơn vị giải thể nên không thể đảm bảo các điều kiện theo quy định. Để giải quyết được hồ sơ liệt sĩ tồn đọng bản than xin đề xuất sửa Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT- BQP-BLĐTBXH ngày 22/10/2013 theo hướng: Thân nhân lập bản khai đề nghị xác nhận liệt sĩ, trong đó nêu đầy đủ các thông tin, lãnh đạo đơn vị hoặc những người cùng đơn vị xác nhận, khi cần thiết chính quyền địa phương cấp xã hoặc cơ quan chức năng thẩm tra xác minh làm rõ từng trường hợp, kết luận đủ tiêu chuẩn thì đề nghị cơ quan có thẩm quyền công nhận liệt sĩ, có như vậy thì mới có thể giải quyết được những trường hợp tồn đọng gây bức xúc hiện nay. Chính sách đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học: Chưa có hướng dẫn với trường hợp thương binh đồng thời là bệnh binh và cũng đồng thời là người mất sức lao động mà bị mắc bệnh, hoặc sinh con dị dạng, dị tật thì có được xem xét giải quyết chế độ chất độc hóa học không và giải quyết hưởng chế độ như thế nào. Đề xuất nên nghiên cứu bổ sung để có căn cứ thực hiện. Về các loại gấy tờ chứng minh thời gian và địa điểm hoạt động kháng chiến, đề xuất mở rộng các loại giấy tờ theo hướng những người đã được cơ quan có thẩm quyền giải quyết chế độ trợ cấp theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ như Quyết định 290/2005/QĐ-TTg, Quyết định 40/2011/QĐ-TTg, Quyết định 188/QĐ- TTgNhững loại hồ sơ này cũng làm căn cứ để xác định thời gian và địa bàn hoạt động để làm cơ sở xác nhận hồ sơ. Về danh mục các bệnh, tật, dị dạng, dị tật do nhiễm chất độc hóa học sử dụng trong chiến tranh, ngành chuyên môn nên có hướng nghiên cứu một các khoa học, cần thiết mời chuyên gia nước ngoài để xác định chính xác, đầy đủ các bệnh tật do phơi nhiễm chất độc hóa học gây nên, trên cơ sở khoa học mà xác định tạo sự đồng thuận trong xã hội. 78 Về thủ tục chồng (vợ) liệt sĩ có vợ (chồng) khác gọi là tái giá được hưởng chế độ hàng tháng phải có xác nhận của gia đình bên chồng xác nhận là nuôi con liệt sĩ đến tuổi trưởng thành hoặc chăm sóc bố mẹ liệt sĩ khi còn sống. Đối với quy định này, trong tổ chức thực hiện đã gặp nhiều vướng mắc, bởi vì thực tế có những trường hợp chồng hoặc vợ liệt sĩ cũng tham gia cách mạng, thực hiện nhiệm vụ cách mạng thì đâu có điều kiện nuôi con, hoặc chăm sóc cha mẹ bên chồng; trường hợp cha mẹ liệt sĩ không có hoặc đã từ trần, hoặc trong trường hợp thân nhân liệt sĩ không còn ai thì làm sao có văn bản xác nhận để xác lập hồ sơ. Trong khi đó, Thông tư liên tịch số 03/2014/TTLT-BNV-BQP-BLĐTBXH ngày 10/10/2014 của Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ và Bộ Lao động - TB&XH hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 56/2013/NĐ-CP ngày 22/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “ Bà mẹ Việt Nam anh hùng quy định xét tặng danh hiệu mẹ Việt Nam anh hùng là vợ liệt sĩ tái giá nhưng vẫn có trách nhiệm chăm sóc bố mẹ và nuôi con của liệt sĩ đến tuổi trưởng thành hoặc vì nhiệm vụ hoạt động cách mạng mà không có điều kiện chăm sóc con hoặc bố mẹ liệt sĩ các trường hợp này phải được chính quyền cấp xã xác nhận . Như vậy, quy định về thủ tục giải quyết trợ cấp cho vợ (chồng) liệt sĩ lấy chồng (vợ) khác còn nhiều bất cập trong thực tế và không thống nhất nhau gữa 2 thông tư hướng dẫn. Đề xuất nên sửa theo hướng việc nuôi con liệt sĩ đến tuổi trưởng thành hoặc chăm sóc cha mẹ bên chồng khi còn sống chỉ cần xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã là được. Các loại giấy tờ làm căn cứ để giải quyết chế độ trợ cấp đối với người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày có nhiều điểm chưa hợp lý đó là thời gian các loại giấy tờ chứng minh có hoạt động kháng chiến và bị địch bắt tù, đày như lý lịch, hay giấy tờ khác phải có trước ngày 01/01/1995, còn hồ sơ khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến thì không tính thời gian. Đối với quy định này, đề nghị sửa theo hướng các tài liệu, giấy tờ chứng minh có trước tháng 7/2012 (trước ngày Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13) ra đời. 79 Danh mục nhà tù thuộc tỉnh Kiên Giang ghi trong phụ lục của Thông tư số 16/2014/TT-BLĐTBXH ngày 30/7/2014 của Bộ LĐ-TB&XH hướng dẫn một số nội dung xác nhận và thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng chưa đầy đủ so với số nhà tù và những nơi được coi như của địch trong các thời kỳ kháng chiến trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Vì vậy, nhiều đối tượng khi lập hồ sơ đề nghị xác nhận và giải quyết chế độ do nơi bị tù trong hồ sơ không nằm trong danh mục nên không thể xác nhận và giải quyết chế độ. Đề nghị sớm tổ chức lấy ý kiến từng địa phương để xác định đầy đủ nhà tù, nơi được xem như nhà tù đưa vào danh mục nhà tù một cách đầy đủ, khi đó thì có cơ sở giải quyết chế độ. Đối với những người xác nhận thương binh, trước đây khi ra Hội đồng giám định y khoa tỷ lệ suy giảm khả năng lao động của cơ thể do vết thương gây ra từ 20% trở xuống, những trường hợp này không được công nhận là thương binh mà chỉ được hưởng trợ cấp 01 lần từ 5%- 20%, nhưng do thời gian các vết thương đó tái phát dẫn đến phải cắt bỏ một phần cơ thể hoặc hạn chế chức năng của bộ phận cơ thể nào đó. Mặc dù, chưa công nhận là thương binh nhưng rõ ràng đây là những vết thương do chiến đấu, phục vụ chiến đấu mới bị thương, mà chính những vết thương này tái phát nên đã suy giảm khả năng lao động, vì thế theo tác giả những trường hợp này nên quy định cho họ đi giám định lại tỷ lệ thương tật khi có tái phát. Về quy định chế độ trợ cấp và các chế độ khác đối với người có công với cách mạng: Đối với vợ (chồng) liệt sĩ tái giá thì quy định hiện nay chỉ được hưởng duy nhất chế độ trợ cấp hàng tháng, không được hưởng thêm bất cứ chế độ nào khác như: điều dưỡng, phục hồi sức khỏe, hỗ trợ học tập, bảo hiểm y tế, khi từ trần thìngười mai táng không được hưởng mai táng phíQuy định như hiện nay thiệt thòi cho đối tượng. Vì trong thực tế, cuộc sống gặp nhiều khó khăn, trong trường hợp đủ chồng vợ nuôi con cũng đã gặp nhiều khó khăn huống chi là người đơn thân, việc tái giá cũng để cùng nhau gánh vác việc nuôi con của liệt sĩ cho đến tuổi trưởng thành. Từ phân tích trên, đề xuất sửa lại quy định về thủ tục giải quyết chế độ tái giá theo hướng vợ hoặc chồng của liệt sĩ tái giá nên cho hưởng đầy đủ các chế 80 độ như những thân nhân liệt sĩ khác hoặc ít nhất cũng thêm chế độ bảo hiểm y tế và khi chết người mai táng được hưởng tiền mai táng phí. Đối với người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày: Theo quy định tại Nghị định số 31/2013/NĐ-CP và Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH thì trường hợp hưởng chế độ tù đày được trả trợ cấp theo tháng kể từ ngày 01/9/2012 đối với trường hợp đã hưởng trợ cấp 1 lần (tức là truy nhận từ ngày 01/9/2012), nhưng có trường hợp vừa mới xác nhận hồ sơ thì hưởng từ ngày Giám đốc Sở Lao động- Thương binh và xã hội ra quyết định tạo ra sự so bì giữa các đối tượng. Đối với quy định này đề nghị sửa theo hướng đã công nhận là ù đày thì thời điểm hưởng như nhau (01/9/2012) vì những người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày trãi qua sự gian khổ như nhau. Đối với những người dân (không tham gia cách mạng) nhưng do nuôi chứa, che giấu cán bộ họ bị địch bắt, tù đày hiện nay chưa có quy định giải quyết chính sách cho đối tượng này. Đặc điểm của công cuộc kháng chiến Việt Nam là chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc, khi bình thường họ không tham gia cách mạng, nhưng khi cần thiết họ sẳn sàng hy sinh bản thân để che dấu cán bộ, họ bị địch bắt nhưng kiên quyết không khai, thà hy sinh không để tổn thất cho cách mạng, những người như thế khi đó họ là những chiến sĩ anh hùng, như vậy họ xứng đáng được hưởng vì sự hy sinh đó. Từ đó nên bổ sung quy định giải quyết chế độ trợ cấp tù đày cho những đối tượng này với những trình tự thủ tục phù hợp, không thể khắt khe như những người trực tiếp tham gia kháng chiến được. Hiện nay, còn một nhóm đối tượng là người Việt Nam tham gia kháng chiến, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc làm nghĩa vụ quốc tế, người có công giúp đỡ cách mạng vì lý do nào đó (không phải bất mản chế độ) hiện đang định cư ở nước ngoài, đây là những người có công với nước, đề nghị nghiên cứu có hướng giải quyết chế độ cho nhóm đối tượng này. Quyết định số 24/2016/QĐ-TTg ngày 14/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ về trợ cấp một lần đối với người có thành tích tham gia kháng chiến được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan 81 ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, bằng khen của Chủ tịch của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ quy định đối với người tham gia kháng chiến còn người dân có công giúp đỡ cách mạng được tặng bằng khen chưa quy định giải quyết chế độ, đề nghị nên có chế độ cho họ vì ít hay nhiều gì thì đấy là những người có công với cách mạng. Trong trợ cấp một lần cho đối tượng hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế, vẫn áp dụng mức trợ cấp 120.000 đồng/năm, mức trợ áp dụng từ năm 1995. Mức trợ cấp này bất hợp lý và thấp hơn mức trợ cấp áp dụng cho người hoạt động kháng chiến được tặng Bằng khen được quy định tại Quyết định số 24/2016/QĐ-TTg ngày 14/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ là không còn phù hợp, đề nghị sửa nâng mức trợ cấp cho phù hợp hơn. Lão thành cách mạng, tiền khởi nghĩa là những người đóng góp nhiều công sức cho đất nước, là những người con trung kiên của dân tộc và đã xây dựng nên những hòn gạch đầu tiên của cách mạng đi đến bờ vinh quang của Tổ quốc. Với sự đóng góp to lớn đó cũng có thể sánh với các anh hùng liệt sĩ, hy sinh máu thịt của mình cho nền độc lập của dân tộc; vì thế thân nhân của họ cũng phải được đãi ngộ như những người thân nhân của liệt sĩ, mà cụ thể là chế độ bảo hiểm y tế đối với thân nhân lão thành cách mạng, tiền khởi nghĩa. Đối với Quyết định 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ người có công về nhà ở, theo đó thì những người có công theo Pháp lệnh nếu gặp khó khăn về nhà ở mà không tự khắc phục được thì được nhà nước hỗ trợ, trong đó có thân nhân của liệt sĩ. Quy định này hiện nay trong quá trình tổ chức thực hiện đã gặp nhiều bất cập, đề nghị nên sửa cho phù hợp. Đối với thân nhân liệt sĩ, nhóm đối tượng này kha rộng, hiện nay ngân sách hạn chế, nguồn vốn bố trí không đảm bảo, tạo ra sự so bì thực hiện trước sau, so bì giữa các địa phương với nhau. Mặc khác, những người trực tiếp tham gia kháng chiến trong chiến tranh, hoặc làm nghĩa vụ quốc tế nhưng do không có Huân chương, Huy chương kháng chiến nhưng cuộc sống họ rất khó khăn mà lại không có trong nhóm được hỗ trợ, do đó đề nghị sửa bổ sung thêm nhóm đối tượng này để thực hiện hỗ trợ giảm bớt khó khăn cho họ. 82 3.2.2. Tăng cƣờng tuyên truyền, phổ biến pháp luật ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng tạo sự đồng thuận cao trong xã hội cùng chung tay, góp sức thực hiện, chăm lo ngƣời có công với cách mạng Để hiện thực hóa Nghị quyết của Đảng, các chủ trương, chính sách, quy định của Đảng, Nhà nước về ưu đãi đối với người có công, truyền thống của dân tộc và những thành quả công tác thương binh - liệt sỹ - người có công trong suốt gần 70 năm qua. Việc tuyên truyền đến tất cả các cấp, các ngành, cán bộ đảng viên và tầng lớp nhân dân có vai trò đặc biệt quan trọng. Mục đích của công tác tuyên truyền các nội dung về ưu đãi đối với người có công cần phải đạt được các mục tiêu: - Người có công, thân nhân nhân của họ được xác nhận kịp thời và hưởng đầy đủ các chế độ ưu đãi theo quy định của nhà nước. - Huy động toàn dân tham gia vào việc chăm sóc người có công, gia đình chính sách. - Ngăn chặn, đầy lùi các hiện tượng tiêu cực trong quá trình thực hiện chính sách ưu đãi dối với người có công. - Giáo dục truyền thống, lịch sử dân tộc sao cho mỗi người dân luôn thấm nhuần tinh thần yêu nước, trách nhiệm đối với người có công và đất nước. Để công tác tuyên truyền đạt được các mục tiêu đề ra, cần xây dựng kế hoạch tuyên truyền phong phú, phù hợp với từng nhóm đối tượng cần tuyên truyền để các quy định về ưu đãi người có công đi vào cuộc sống xã hội. Cụ thể: - Đối với toàn xã hội nói chung thì tuyên truyền bằng các hình thức như phát hành tờ rơi, pano, hệ thống truyền thanh, phát thanh, truyền hình, các buổi sinh hoạt cộng đồng tại xóm ấp, tổ dân phố, các tổ chức chính trị - xã hội, các Hội đặc thù, các xã, phường, thị trấn. In sổ tay hỏi đáp, các nội dung về chính sách ưu đãi người có công với cách mạng để triển khai, tuyên truyền đến các Bí thư chi bộ, ban chấp hành các Hội đặc thù, Tổ trưởng dân phố các phường, qua đó phổ biến, thông báo đến các đảng viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân. - Đối với người có công thì bên cạnh các hình thức tuyên truyền nêu trên, cần tổ chức các buổi đối thoại trực tiếp, định kỳ để tư vấn, hướng dẫn do Sở Lao động- Thương binh và xã hội kết hợp các cơ quan, ban ngành liên quan tổ chức. 83 Báo Kiên Giang và Đài Phát thanh và Truyền hình Kiên Giang... mở các chuyên mục hỏi đáp, tư vấn, tọa đàm về chính sách ưu đãi người có công với cách mạng. - Đối với cán bộ, công chức thì tuyên truyền thông qua Nghị quyết, tập huấn, hội thảo cung cấp tài liệu trực tiếp. Hàng năm, duy trì việc tập huấn, trao đổi nghiệp vụ giữa Sở Lao động- Thương binh và xã hội với cán bộ, công chức Lao động- Thương binh và xã hội cấp cơ sở, tổ chức tham quan học hỏi những nơi làm tốt công tác này để rút kinh nghiệm. 3.2.3. Tăng cƣờng nguồn lực và các điều kiện hỗ trợ cho công tác quản lý nhà nƣớc về ngƣời có công với cách mạng Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách và tổ chức thực hiện kịp thời các chính sách ưu đãi đối với người có công nhằm từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho họ, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội. Hệ thống các văn bản chính sách không ngừng được sửa đổi hoàn thiện phù hợp với tình hình thực tế, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước. Quán triệt sâu sắc tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XI và Kết luận Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XI “Một số vấn đề về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công, định hướng cải cách đến năm 2020” trong toàn xã hội về những nội dung chính sách đối với thương binh - liệt sĩ, người có công với cách mạng, tổ chức thực hiện ngày càng hiệu quả các chương trình chăm sóc người có công và thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng là vấn đề có ý nghĩa chính trị - xã hội to lớn. Mặc dù các khoản trợ cấp, phụ cấp, ưu đãi người có công không nằm trong nhóm chi thường xuyên phải tiết kiệm 10% theo các nghị quyết của Đảng và Quốc hội, nhưng trong bối cảnh ngân sách nhà nước thực hiện chính sách trợ cấp, ưu đãi người có công còn hạn hẹp, cần có giải pháp tích cực trong việc đa dạng hóa việc huy động, tăng cường nguồn lực tài chính, sử dụng các quỹ từ nguồn xã hội, doanh nghiệp, người dân đóng góp phải đúng mục đích kết hợp với việc sử dụng ngân sách nhà nước hiện có một cách hiệu quả. 84 Để sử dụng nguồn tài chính từ ngân sách thực hiện ưu đãi người có công hiệu quả, ngoài các quy định, chế tài đối với việc cấp phát sử dụng, quản lý ngân sách, Nhà nước cần tập trung hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về ưu đãi người có công một cách chi tiết, cụ thể, hợp lý để chính sách người có công thực sự là chính sách ưu đãi của Nhà nước, bảo đảm tương quan hợp lý về chính sách giữa những người có công. Việc nghiên cứu cải cách chế độ trợ cấp ưu đãi, mức trợ cấp đối với người có công được bảo đảm công bằng. Đối với huy động nguồn lực tài chính từ xã hội, các tổ chức, doanh nghiệp và người dân cần có chính sách, cơ chế khuyến khích sự tham gia và phát huy vai trò của cá nhân, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức nghề nghiệp cùng thực hiện công tác chăm sóc người có công. Công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” được đẩy mạnh trong quần chúng nhân dân cũng tạo cơ sở cho việc huy động tài chính; duy trì ổn định các mô hình huy động và sử dụng tài chính hiệu quả cho công tác chăm sóc người có công, các mô hình tốt, hữu ích cần được nhân rộng, phổ biến, thậm chí cần được biểu dương, khen thưởng. Các quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” tại địa phương hoặc của các tổ chức cần đa dạng hóa cách thức sử dụng hiệu quả, có chính sách khuyến khích xây dựng quỹ đồng thời quản lý, sử dụng quỹ minh bạch, đúng mục đích và hiệu quả. Để thực hiện việc đa dạng và tăng cường huy động các nguồn lực để thực hiện chính sách ưu đãi người có công trên địa bàn tỉnh, ngoài các biện pháp chung nêu trên, luận văn đưa ra một số giải pháp sau: - Trước hết, các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp cần quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác này. Về quản lý ngân sách Trung ương đối với trợ cấp ưu đãi người có công, duy trì thực hiện tốt công tác chi trả, thực hiện chế độ chính sách đối với người có công với cách mạng và thân nhân của họ đúng, đủ, kịp thời. Cần có biện pháp giám sát công khai, chặt chẽ công tác chi trả chế độ của cán bộ Lao động- Thương binh và xã hội với bộ phận Tư pháp (thực hiện công tác khai tử) và gia đình người có công đối với trường hợp người có công và thân nhân mới từ trần, thôi hưởng tuất hàng tháng do hết tuổi hưởng để tránh trường hợp cán bộ chiếm dụng 85 kinh phí chi trả làm mất lòng tin của người có công, nhân dân và các đơn vị, tổ chức, làm ảnh hưởng đến công tác huy động các nguồn lực thực hiện chính sách ưu đãi người có công. - Tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp, sửa chữa dứt diểm các hạng mục hư hỏng của các công trình nghĩa trang liệt sỹ, các công trình ghi công liệt sỹ. Hàng năm, tỉnh cần bố trí thêm kinh phí cùng với Trung ương để thực hiện công tác này. - Đa dạng hóa việc sử dụng Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”. Hầu hết các địa phương đều sử dụng Quỹ cho công tác thăm, hỏi, tặng quà người có công, gia đình chính sách, thăm viếng nghĩa trang nhân các dịp Lễ, Tết. Có thể sử dụng nguồn Quỹ để thực hiện các hoạt động khác như hỗ trợ, cấp học bổng cho con em các gia đình thương binh, liệt sĩ, các gia đình chính sách để các cháu có điều kiện học tập tốt và giúp đỡ, tạo việc làm cho các cháu khi ra trường. Để tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống cho người có công sản xuất, mua bán nhỏ... mời chuyên gia tập huấn và hướng dẫn hỗ trợ vốn, hướng dẫn các mô hình phát triển kinh tế...cho các gia đình chính sách, trợ cấp, giúp đỡ những người có công bị bệnh nặng, có hoàn cảnh khó khăn. Qua đó nhân dân, các tổ chức chính trị - xã hội, các Hội đặc thù, người có công thấy được vai trò và phương pháp sử dụng hiệu quả, thiết thực của Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, từ đó công tác huy động Quỹ được nhiều thành phần trong xã hội quan tâm và đóng góp. Công tác biểu dương, khen thưởng, nhân rộng gương người có công làm kinh tế giỏi cũng cần được quan tâm thường xuyên. Có thể hỗ trợ tài chính cho người có công làm kinh tế thông qua việc cho vay vốn, tích cực hỗ trợ và hướng dẫn về mô hình cũng như các phương pháp, kỹ thuật, kinh nghiệm làm kinh tế. Khi thành công, bản thân người có công chia sẻ với đồng đội (thông qua Hội Cựu chiến binh), giúp đỡ cho nhân dân nơi cư trú về công ăn việc làm... 86 3.2.4. Nâng cao năng lực, trách nhiệm của cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nƣớc về ngƣời có công với cách mạng Hồ Chí Minh xác định “Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng”. Về mặt hình thức, đội ngũ cán bộ công chức thực hiện pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh hiện nay đã cơ bản. Về chất lượng cũng đã cơ bản chuẩn hóa. Song việc chuẩn hóa vẫn còn có nơi mang tính hình thức. Để nâng cao trách nhiệm, tính tích cực của cán bộ, công chức thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng không chỉ xem xét phương diện hình thức mà cần chú trọng đến chất lượng, cần phải có hệ thống các giải pháp cụ thể, đồng bộ. Các giải pháp đó bao gồm: Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, hoàn thiện cơ chế, chính sách và hệ thống pháp luật đối với cán bộ, công chức Lao động- Thương binh và xã hội. Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện thể chế pháp luật trong đó quy định rõ quyền lợi, trách nhiệm của cán bộ, công chức các ngành trong đó có ngành Lao động- Thương binh và xã hội; xác định các tiêu chí đào tạo, tuyển dụng cán bộ công chức Lao động- Thương binh và xã hội sao cho phù hợp với nhiệm vụ của cán bộ công chức và ngành nghề mà họ được đào tạo; đánh giá, khen thưởng, xử phạt kịp thời, đúng người, đúng công lao. Giải quyết tốt chính sách tiền lương, chế độ phụ cấp cho cán bộ, công chức Lao động- Thương binh và xã hội, đó chính là cái gốc của vấn đề, là điều kiện tiên quyết để nâng cao trách nhiệm, tính tích cực lao động của cán bộ, công chức. Trách nhiệm và quyền lợi là không thể tách rời, không thể coi trọng hoặc xem nhẹ mặt nào. Chưa thể nói tới việc đòi hỏi một cán bộ, công chức hết lòng vì công việc, tận tâm tận lực với việc của nhân dân nói chung, người có công và gia đình chính sách nói riêng khi Nhà nước chưa quan tâm giải quyết thỏa đáng các chế độ chính sách cho họ ở mức đủ để sống. 87 Thứ hai, nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn cho cán bộ, công chức Lao động- Thương binh và xã hội. Hàng năm, ngành Lao động- Thương binh và xã hội duy trì công tác tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành, bổ sung nội dung tập huấn kỹ năng thực hiện, hướng dẫn chế độ chính sách ưu đãi đối với người có công và thân nhân cả họ. Sở Lao động- Thương binh và xã hội tăng cường công tác kiểm tra, thực tế ở cơ sở để nắm bắt tình hình thực hiện chế độ, chính sách ưu đãi người có công. Qua đó, kịp thời nhân rộng những điển hình cán bộ, công chức làm tốt công tác chính sách; điều chỉnh, khắc phục, hướng dẫn kịp thời những vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện. Thứ ba, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức cán bộ làm công tác Lao động- Thương binh và xã hội. Đây là giải pháp then chốt để nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức Lao động- Thương binh và xã hội trên địa bàn tỉnh hiện nay. Cần xác định rõ danh mục công việc cho từng vị trí công chức làm công tác văn hóa – xã hội tại các xã, phường, thị trấn phải có một "bản mô tả công việc" trong đó nêu rõ vị trí công việc là gì, nhiệm vụ chính là gì, chịu trách nhiệm như thế nào để cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ đến nơi đến chốn. Bên cạnh đó, cần bố trí phù hợp công việc cho cán bộ, công chức Lao động- Thương binh và xã hội cấp xã phần lớn phải phụ trách tất cả các lĩnh vực lao động, việc làm, các chế độ, chính sách xã hội, người có công, chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới. Có xã với số lượng người có công đông đồng thời phải phụ trách nhiều lĩnh vực dẫn đến tình trạng công việc quá tải ảnh hưởng rất lớn đến kết quả, chất lượng thực hiện nhiệm vụ được giao. Phải công bằng, khách quan, minh bạch trong tuyển chọn, đánh giá, đề bạt cán bộ, công chức; cần xem xét, phát hiện, đào tạo, quy hoạch và bố trí cán bộ để khắc phục những "lỗ hổng" về nhân sự phụ trách công tác chính sách. Thứ tư, xây dựng và nâng cao vai trò của văn hoá công sở đối với cán bộ, công chức nói chung và cán bộ, công chức Lao động- Thương binh và xã hội nói riêng. 88 Tác phong của người công chức có văn hóa ở công sở thể hiện cách giải quyết công việc dứt khoát, có nguyên tắc nhưng nhẹ nhàng, tôn trọng người giao tiếp: nói năng mạch lạc, đi đứng đàng hoàng, ánh mắt thiện cảm, xa lạ với việc nhận của đút lót, hối lộ... Văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính thể hiện ở quyền được thông tin và cách thức cung cấp thông tin cho công chúng. Công dân đến công sở phải có quyền nhận được những thông tin mà họ cần. Thực hành dân chủ cơ sở chính là biểu hiện của việc nâng cao văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính Nhà nước. Văn hóa công sở có vai trò rất quan trọng trong việc tạo niềm tin của nhân dân đối với nền hành chính và đặc biệt hơn trong công tác thực hiện chế độ, chính sách, giao tiếp, hướng dẫn đối với người có công với cách mạng và thân nhân của họ. Để thực hiện được yêu cầu nói trên trong lĩnh vực Lao động- Thương binh và xã hội, hàng năm cần đưa chương trình bồi dưỡng về văn hóa công sở vào chương trình đào tạo, tập huấn chuyên ngành. Lãnh đạo các đơn vị phải tạo được cơ chế tốt để các cán bộ, công chức có điều kiện phát triển, một môi trường hòa đồng, thân thiện có tính đoàn kết cao. Và điều cốt lõi là người lãnh đạo cần giải quyết tốt được các quyền lợi của mỗi thành viên trong cơ quan sao cho công bằng, phù hợp với năng lực làm việc và khả năng cống hiến của từng người. Thứ năm, cải thiện thu nhập, chăm lo đời sống vật chất và điều kiện làm việc cho cán bộ, công chức Lao động- Thương binh và xã hội. Lợi ích kinh tế vẫn là động lực quan trọng nhất đối với việc kích thích trách nhiệm, tính tích cực lao động của cán bộ, công chức hiện nay. Thực tế cho thấy, khi cuộc sống của cán bộ, công chức ổn định thì họ mới toàn tâm, toàn ý làm việc, nâng cao tinh thần trách nhiệm và làm việc có hiệu quả. Thu nhập cá nhân cho cán bộ, công chức là vấn đề nhạy cảm có tác động làm lay động tâm tư, tình cảm, tư tưởng của họ. Do đó, nguồn ngân sách của Nhà nước có thể đáp ứng việc chi trả lương cho cán bộ, công chức Lao động- Thương binh và xã hội nói riêng sao cho mức lương phải đạt ở mức trung bình khá của xã hội thì mới có thể yêu cầu cao về trách nhiệm đối với công việc của họ. Thực tế cán bộ, công chức Lao động- Thương binh và xã hội của tỉnh cho thấy, đội ngũ làm cán bộ làm công tác chính sách hầu hết trẻ, trong 89 khi nhu cầu cuộc sống ngày càng cao. Với đặc thù công tác thực hiện chế độ, chính sách tại địa phương, cán bộ, công chức Lao động- Thương binh và xã hội vừa quản lý đối tượng người có công vừa quản lý kinh phí chi trả trợ cấp, trong khi quy định về công tác quản lý kinh phí trợ cấp hàng tháng của người có công ( không may đã từ trần) chưa chặt chẽ. Chính vì vậy, nếu không vững tâm trước cám dỗ của đồng tiền, cán bộ, công chức dễ xâm tiêu kinh phí. Để cải thiện thu nhập, chăm lo đời sống vật chất của cán bộ, công chức trong điều kiện nguồn ngân sách Nhà nước còn hạn chế, trong việc quản lý tài chính công cần phải quản lý, tính toán hợp lý sao cho tiết kiệm chi tiêu hơn, lấy nguồn đó để tăng thêm thu nhập cho cán bộ, công chức. Thứ sáu, giáo dục, nâng cao giá trị nghề nghiệp đối với cán bộ, công chức Lao động- Thương binh và xã hội. Người có công với cách mạng là những người đã hy sinh tuổi thanh xuân, hy sinh cuộc sống của bản thân, của gia đình để giành lại độc lập, tự do cho dân tộc, hạnh phúc, ấm no nhân dân. Đến nay, trong mỗi người dân Việt Nam, chúng ta luôn ghi nhớ công ơn của họ, toàn Đảng, toàn dân luôn luôn giành những gì tốt đẹp nhất để tri ân công lao to lớn của người có công. Cũng là công dân Việt Nam, là cán bộ, công chức thực hiện công tác chính sách ưu đãi người có công càng hiểu rõ điều đó, hơn ai hết họ là những người đi đầu trong công cuộc thực hiện công tác “Đền ơn đáp nghĩa”, là người thay mặt Nhà nước truyền đạt tinh thần, chủ trương “đền ơn đáp nghĩa” của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với người có công, thực hiện pháp luật ưu đãi người có công và nắm rõ tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của người có công. Tuy nhiên, thực tế trong lĩnh vực ưu đãi người có công trên địa bàn tỉnh, không phải cán bộ, công chức chính sách nào cũng ý thức được điều đó. Vì vậy , cần phải giáo dục, nâng cao giá trị công việc, nghề nghiệp họ đang làm. Muốn vậy, ít nhất việc tuyển dụng cán bộ, công chức phải thực hiện nghiêm túc tuyển dụng dự theo năng lực, Nhà nước tôn trọng và cần đến sự cống hiến hết mình của họ. Khi tuyển dụng và trong quá trình công tác cần định hướng, giáo dục giá trị nghề nghiệp, vai trò của họ trong công tác thực hiện chính sách ưu đãi người có công, giúp họ hướng đến các giá trị như: trách nhiệm, liêm chính, khách quan, công bằng, 90 uy tín, phục vụ nhân dân nói chung và người có công nói riêng chuyên nghiệp, hiệu quả. Bên cạnh đó, cần thường xuyên theo dõi, đánh giá cán bộ, công chức làm công tác chính sách thông qua hòm thư góp ý của nhân dân về thái độ, khả năng phục vụ nhân dân của cán bộ , công chức. Trên cơ sở đó, tiếp tục giáo dục và nâng cao năng lực của cán bộ, công chức hoặc bố trí, điều chuyển, khen thưởng, kỷ luật kịp thời. 3.2.5. Phân cấp mạnh hơn nữa trong công tác quản lý, thực thi chính sách ƣu đãi đối với ngƣời có công Việc phân cấp trong thực thi chính sách người có công gần đây đã được Bộ Lao động- Thương binh và xã hội thực hiện khá mạnh cho chính quyền địa phương các cấp nhất là cấp tỉnh, đây là tiến bộ. Tuy nhiên, nhìn nhận lại việc phân cấp hiện nay trong việc thực hiện chế độ chính sách cho người có công thì việc phân cấp cho cấp huyện, xã rất ít, đã tạo ra sự ùng tắc nhiều việc cấp tỉnh phải thực hiện kéo dài thời gian giải quyết, tốn kém cho đối tượng về vật chất, tiền của đi lại và cả thời gian. Những việc thiết nghĩ nên phân cấp cho cấp huyện mà hiện nay tỉnh đang làm như: việc xác định xét duyệt danh sách người có công và thân nhân của họ được mua bảo hiểm y tế, việc ra quyết định và thực hiện trợ cấp mai táng phí, quyết định hưởng trợ cấp tiền thờ cúng hàng năm cho liệt sĩ không còn thân nhân hưởng trợ cấp hàng thángnhững việc này phân cấp cho huyện thực hiện, báo cáo về tỉnh (Sở Lao động- thương binh và xã hội) theo dõi kiểm tra sẽ tốt hơn, thời gian còn lại cấp tỉnh nghiên cứu giải pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng quản lý nhà nước, hướng dẫn thực hiện tốt hơn chính sách người có công với cách mạng. 3.2.6. Tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính Hiện nay, hồ sơ người có công với cách mạng qua các thời kỳ của tỉnh Kiên Giang được lưu trữ đầy đủ tại Sở Lao động- Thương binh và xã hội theo quy định, Sở Lao động- Thương binh và xã hội đã có chuyển giao (photo copy) hồ sơ người có công về cho các huyện thị, thành phố nhưng vẫn không đủ. Phần mềm quản lý thông tin hồ sơ người có công không chứa đựng đầy đủ thông tin của người có công (chỉ có những thông tin cơ bản), do đó khi cần khai thác hồ sơ phải vào kho lưu trữ 91 lấy hồ sơ mới giải quyết được công việc. Trong những năm gần đây, khi chính sách được mở rộng nên người có công, thân nhân người có công liên hệ để được hưởng các chế độ như thờ cúng liệt sĩ, đính chính thông tin trong hồ sơ người có công đảm bảo trùng khớp với giấy tờ hộ tịch tịch để hưởng chế độ bảo hiểm y tế, đối chiếu thông tin xác nhận hồ sơ bà mẹ Việt Nam anh hùng, chế độ mai táng phí, tù đàytất cả những công việc này phải cần trực tiếp rút hồ sơ thì mới thực hiện được, trong khi đó nhân sự phòng Người có công của Sở Lao động- Thương Binh và xã hội ít (04 người) thì việc rút hồ sơ là một việc vô cùng mất thời gian và vất vả. Để thực hiện tốt công tác quản lý hồ sơ, quản lý việc thực hiện các chế độ và thông tin về mộ, thân nhân, đời sống người có công, thiết nghĩ nên nghiên cứu viết và tích hợp các dữ liệu vào phần mền đó và tất cả các cấp từ Trung ương đến xã, phường, thị trấn đều có thể vào để tra cứu thông tin được để phục vụ tốt cho công tác quản lý và thực hiện chính sách tốt hơn, còn hiện tại tồn tại ít nhất 03 phần mềm nhưng vẫn không đủ thông tin và hiệu quả có thể nói là thấp. Bộ Lao động- Thương binh và xã hội đã công bố bộ thủ tục hành chính giải quyết hồ sơ người có công, theo đó cấp tỉnh có 32 thủ tục, cấp huyện 03 thủ tục, cấp xã 02 thủ tục, nhưng theo tác giả thấy những thủ tục này còn những điểm rườm rà cần phải được nghiên cứu giảm bớt, có những thủ tục quy định loại giấy tờ quá cứng nhắc, gây khó khăn cho người có công khó mà cung cấp được theo yêu cầu. 3.2.7. Huy động sự tham gia của các tổ chức, cộng đồng xã hội vào việc chăm lo cho ngƣời có công với cách mạng Đảng bộ, chính quyền tỉnh Kiên Giang luôn xác định việc quan tâm, chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng vừa là trách nhiệm của Nhà nước, vừa là trách nhiệm của cộng đồng, của toàn xã hội. Do nguồn lực của Trung ương dành cho người có công vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu đầy đủ của người có công. Tuy vậy, Đảng bộ, chính quyền, Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh luôn phát huy truyền thống, đạo lý của dân tộc, động viên, khuyến khích toàn dân tham gia vào công cuộc xã hội hóa công tác chăm sóc người có công và gia đình chính sách. 92 Xã hội hóa chính là việc huy động sự tham gia của các tổ chức và của toàn xã hội cùng Nhà nước tham gia chăm sóc người có công đó chính là vừa thể hiện trách nhiệm, vừa là đạo lý cần phải biến nó thành ý chí của toàn xã hội. Xã hội hóa được xác định là ngày càng quan trọng đối với tất cả lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội của từng địa phương nói chung và lĩnh vực ưu đãi người có công nói riêng nhằm huy động tối đa các thành phần của xã hội tham gia vào công tác chăm sóc người có công và thực hiện các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”. Với tầm quan trọng như vậy, để xã hội hóa công tác chăm sóc người có công tác chăm sóc người có công và thực hiện các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” đạt hiệu quả cao hơn. Luận văn đưa ra một số giải pháp sau: - Huy động các nguồn lực để chăm lo tốt hơn đời sống vật chất và tinh thần đối với người có công và thân nhân người có công. Để thực hiện nội dung này, không nhất thiết phải triển khai thực hiện một cách máy móc, rập khuôn theo các chương trình, phong trào “đền ơn đáp nghĩa” của Trung ương, bởi có những phong trào không phù hợp với thực tiễn địa phương như vậy vừa không có hiệu quả, vừa mang bệnh hình thức. Vì vậy, muốn thực hiện có hiệu quả, trước hết các cơ quan có trách nhiệm phải dựa trên tình hình thực tế đời sống người có công ở từng địa phương, từng hộ gia đình. Làm sao nắm bắt được tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của họ để xây dựng những chương trình, phát động các phong trào “đền ơn đáp nghĩa” phù hợp. Từ đó kết nối được nhu cầu của người có công với điều kiện của từng đơn vị, doanh nghiệp, cộng đồng xã hội, có như thế việc xã hội hóa mới có hiệu quả và đúng ý nghĩa. - Huy động các tổ chức, đoàn thể, cộng đồng, các cá nhân trong xã hội tham gia giám sát, phối hợp cùng cơ quan hành chính Nhà nước thực hiện tốt pháp luật ưu đãi người có công. Bên cạnh huy động sức mạnh của đoàn thể, cộng đồng trong việc chăm sóc thì việc phát huy sức mạnh của đoàn thể, của cộng đồng trong việc giám sát, phối hợp thực hiện tốt pháp luật ưu đãi người có công cũng không kém phần quan trọng. Bởi chỉ có cộng đồng dân cư mới sát gần với người có công nhất, nắm rõ công trạng, tình hình đời sống của người có công nhất, cho nên phát huy sức mạnh ở đây một mặt để phát hiện 93 những trường hợp lợi dụng chính sách để được hưởng lợi song mặt khác giúp những trường hợp có công nhưng chưa được công nhận, xác nhận có điều kiện thụ hưởng ưu đãi của nhà nước. Để làm tốt việc này trước hết cần tuyên truyền để nâng cao ý thức pháp luật nói chung và nhận thức về pháp luật người có công nói riêng để cộng đồng xã hội nhận thức rõ các quy định của pháp luật về ưu đãi người có công. Khi có ý thức, am hiểu pháp luật thì việc xây dựng, áp dụng thực hiện pháp luật mới thực sự có hiệu quả trong đời sống xã hội. 3.2.8. Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát Tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát công tác thực hiện chính sách ưu đãi người có công trên địa bàn tỉnh một cách toàn diện. Nội dung kiểm tra, thanh tra cần tập trung vào những vấn đề như: Việc tổ chức triển khai quán triệt tuyên truyền chủ trương chính sách về người có công, việc tổ chức cụ thể hóa thành các chương trình, dự án, đề án, kế hoạch dài hạn, ngắn hạn, việc bố trí nguồn lực thực hiện công tác chính sách đối với người có công, tổ chức xét duyệt và sự chấp hành các chế độ, nguyên tắc, thủ tục, quy trình... Quá trình kiểm tra, thanh tra và xử lý những sai sót, tiêu cực về thực hiện chính sách phải nắm vững phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, dựa vào nhân dân, dư luận xã hội, làm cơ sở để tiến hành. Việc kiểm tra phải có nền nếp, giữ vững nguyên tắc, bám sát cơ sở, theo hướng: tăng cường công tác giám sát của cấp trên với cấp dưới, giữa các bộ phận như bộ phận tài chính với bộ phận thực hiện chính sách và ngược lại, bộ phận tư pháp, bộ phận một cửa với cán bộ chính sách ở các xã, phường, thị trấn...; giữa các tổ chức chính trị - xã hội với công tác thực hiện chính sách ưu đãi người có công ở địa phương, đơn vị, kết hợp kiểm tra, thanh tra thường xuyên, định kỳ với đột xuất. Khi thanh tra, kiểm tra cần phải căn cứ vào pháp luật, các văn bản hướng dẫn liên quan đến chính sách. Quá trình thanh tra phải tuân thủ đúng quy định, thủ tục, nguyên tắc, chặt chẽ và giải quyết phải thấu tình đạt lý... 94 Kiên quyết xử lý nghiêm các vụ việc tiêu cực, giải quyết dứt điểm khiếu nại của các đối tượng chính sách, không để dây dưa kéo dài, hình thành và tích tụ các vấn đề bức xúc, tiềm ẩn sự mất ổn định chính trị - xã hội, ảnh hưởng đến mối quan hệ đoàn kết nội bộ các đơn vị, địa phương và niềm tin của nhân dân, của người có công đối với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa. Tăng cường công tác giải quyết khiếu nại có liên quan đến chính sách người có công, quan điểm giải quyết có tình, có lý nhằm tránh oan sai, tạo sự công bằng và đồng thuận trong xã hội. 3.3. Kiến nghị 3.3.1. Đối với Bộ Lao động- Thƣơng binh và xã hội Thông qua việc tổ chức thực hiện Pháp lệnh ưu đãi đối với người có công với cách mạng, Bộ Lao động- Thương binh và xã hội nên chủ động tham mưu với Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổng kết đánh giá lại kết quả thực hiện, đánh giá lại sự phù hợp của Pháp lệnh đối với điều kiện kinh tế- xã hội ngày nay của đất nước từ đó đề xuất hướng sửa đổi bổ sung cho phù hợp. Trong thời gian trước mắt, Bộ Lao động- Thương binh và xã hội nên tham mưu đề xuất kịp thời sửa đổi, bổ sung Nghị định số 31/2013/NĐ-CP và các Thông tư hướng dẫn theo hướng sửa đổi toàn diện, có tính kế thừa, phù hợp với thực tiễn, nên gắn với cải cách thủ tục hành chính, nhằm kịp thời xác nhận và giải quyết chế độ đối với người có công và thân nhân của họ. Tập trung tham mưu cho Chính phủ giải quyết tồn đọng trong chiến tranh, vì nhóm đối tượng này không sớm tập trung giải quyết thì sau này muốn giải quyết chế độ cho họ thì cũng không thể giải quyết được. Tăng cường hơn nữa công tác đào tạo đội ngũ cán bộ công chức thực hiện công tác chính sách người có công; thường xuyên tổ chức hội thảo chuyên đề trong việc tổ chức thực hiện các chính sách; tăng cương trao đổi, hướng dẫn kịp thời chuyên môn, nghiệp vụ, phối hợp với địa phương trong giải quyết những vướng mắc của địa phương. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách đối với người có công. 95 3.3.2. Đối với Ủy ban Trung ƣơng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trong hai năm (2014- 2015), Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã chủ trì phối hợp cùng với Bộ Lao động- Thương binh và xã hội cùng với các tổ chức thành viên đã triển khai Tổng rà soát việc thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng, qua rà soát 7 nhóm đối tượng đã xác định được số lượng người hưởng dung, đủ chế độ, hưởng thiếu chế độ, hưởng sai chế độ, số người chưa được công nhận. Đã giúp cho các ngành các cấp thực hiện tốt hơn công tác chính sách cho người có công. Trong thời gian tới Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc tăng cường công tác rà soát, giám sát việc tổ chức thực hiện công tác chính sách người có công nhằm làm tốt hơn vai trò của mình là giám sát, phản biện xã hội, giúp cho cơ quan nhà nước thực hiện tốt hơn công tác quản lý nhà nước của mình. 3.3.3. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh - Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh thường xuyên tăng cường công tác chỉ đạo hoạt động quản lý nhà nước về ưu đãi người có công với cách mạng đối với Ủy ban nhân dân tỉnh huyện, thị, thành phố. Tăng cương công tác đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, bố trí cán bộ công chức có năng lực tốt làm công tác chính sách người có công. Tăng cường nguồn lực cho công tác chính sách người có công. - Tăng cường phối hợp với Ủy ban mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện tốt hơn nữa công tác chăm sóc đời sống người có công, thực hiện các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” trên địa bàn tỉnh. TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 Chương 3 của luận văn nêu định hướng quản lý nhà nước về thực hiện chính sách ưu đãi người có công hiện nay và đề ra các giải pháp tăng cường hoạt động quản lý nhà nước về thực hiện chính sách ưu đãi người có công trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Các kiến nghị đối với các cấp trung ương và địa phương để thực hiện hiệu quả các giải pháp đã nêu. 96 KẾT LUẬN Trong sự nghiệp đổi mới phát triển đất nước nói chung và các tỉnh, thành phố nói riêng, quản lý nhà nước về thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng luôn đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định chính trị, an sinh xã hội, giữ gìn và phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội. Quá trình thực hiện quản lý nhà nước về thực hiện chính sách ưu đãi người trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đã gặp nhiều thuận lợi, song cũng không ít những khó khăn, vướng mắc. Do vậy để tăng cường quản lý nhà nước về thực hiện chính sách ưu đãi người có công trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đòi hỏi phải dựa vào thực tiễn và phát sinh trong tình hình kinh tế - xã hội và những yêu cầu mới đặt ra của tỉnh. Từ đó đề ra các giải pháp có tính khoa học, hiệu quả và đồng bộ nhằm khắc phục những tồn tại, khó khăn trong quá trình tổ chức, thực hiện. Qua nghiên cứu, đề tài “Quản lý nhà nước về ưu đãi người có công trên địa bàn tỉnh hiện nay” đã làm rõ hơn về cơ sở lý luận về ưu đãi người có công, quản lý nhà nước về ưu đãi người có công, trong đó đã phân tích, giải thích cụ thể những nội dung của quản lý nhà nước về ưu đãi người có công cấp tỉnh. Luận văn đã đi sâu phân tích tình hình thực trạng quản lý nhà nước, tình hình thực hiện pháp luật ưu đãi người có công trên địa bàn tỉnh, nêu rõ những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế, vướng mắc chưa khắc phục. Luận văn tập trung đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, cũng như đề xuất, kiến nghị đối với các cấp ủy Đảng, chính quyền để thực hiện tốt các giải pháp nói trên trước mắt cũng như thời gian đến. Từ các giải pháp và kiến nghị trình bày trong Chương 3, với trách nhiệm và sự tri ân của của một công chức làm công tác quản lý nhà nước về thực hiện chính sách ưu đãi người có công tại Sở Lao động- Thương binh và xã hội tỉnh Kiên Giang, bản thân mong muốn đóng góp một phần hiểu biết của mình đối với 97 công tác quản lý nhà nước về thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng nói chung và trên địa bàn tỉnh Kiên Giang nói riêng. Tuy vậy, do bản thân còn giới hạn về kiến thức, kinh nghiệm về nghiên cứu khoa học, nên luận văn chắc chắn còn những hạn chế, thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp để có thể đưa các nội dung của luận văn này áp dụng vào thực tiễn cũng như làm căn cứ để các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý tầm vĩ mô lưu tâm trong quá trình hoạch định chính sách và ban hành văn bản pháp luật về ưu đãi người có công nhằm tăng tính hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về thực hiện chính sách ưu đãi người có công. 98 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Thị Hải Âu năm (2012), Thực hiện chính sách ưu đãi xã hội đối với người có công ở An Giang, luận văn tốt nghiệp thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội. 2. Bộ Lao động- Thương binh và xã hội (1999), Thuật ngữ Lao động – Thương binh và Xã hội, Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội. 3. Bộ Lao động- Thương binh và xã hội (2002), 55 năm sự nghiệp “Hiếu nghĩa, bác ái”, Hà Nội. 4. Bộ Lao động- Thương binh và xã hội (2014), Thông tư số 16/2014/TT- BLĐTBXH ngày 30/7/2014 hướng dẫn một số nội dung xác nhận và thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, Hà Nội. 5. Bộ Lao động- Thương binh và xã hội (2015), Báo cáo số 19/BC-BLĐTBXH ngày 20/3/2015 báo cáo sơ kết thực hiện Chỉ thị 23/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Chương trình Tổng rà soát việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng”,Hà Nội. 6. Bộ Lao động- Thương binh và xã hội (2016), chế độ chính sách và trợ cấp một lần cho người có công với cách mạng, Hà Nội. 7. Bộ Lao động- Thương binh và xã hội (2016), sổ tay hướng dẫn công tác chăm sóc người có công với cách mạng dành cho cán bộ cấp xã phường thị trấn, Hà Nội. 8. Chính phủ (2006), Nghị định số 54/2006NĐ-CP ngày 26/5/2006 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công, Hà Nội. 9. Chính phủ (2013),Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công, Hà Nội. 10. Đào Ngọc Dung (2016),Tiếp tục hoàn thiện chính sách, nâng cao mức sống người có công với cách mạng, Hà Nội. 11. Giáo trình quản lý hành chính nhà nước (2004), Tập 1. 99 12. Nguyễn Hữu Hải (2014), Chính sách công – Những vấn đề cơ bản, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội. 13. Nguyễn Hữu Hải (2013), Đại cương về chính sách công, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội. 14. Học viện Hành chính Quốc gia(2008), Tài liệu về quản lý hành chính nhà nước phần III - Quản lý đối với ngành, lĩnh vực, Hà Nội. 15. Học viện Hành chính (2010), Lý luận Hành chính Nhà nước,Hà Nội. 16. Phạm Hải Hưng (2007), Nâng cao năng lực cơ quan hành chính Nhà nước trong thực hiện pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng ở nước ta hiện nay, Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ, Học Viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội. 17. Nguyễn Đình Khả (chủ biên), Nguyễn Đức Tuệ (2002), Sổ tay cán bộ làm công tác chính sách người có công với cách mạng ở xã, phường, NXB Lao động Xã hội, Hà Nội. 18. Bùi Hồng Lĩnh (2010), Kết quả thực hiện Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng những năm vừa qua và nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới, Hà Nội. 19. Các Mác – Ph. Ăngghen toàn tập, tập 23. 20. Liên Bộ Lao động- Thương binh và xã hội, Bộ Nội vụ (2015), Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BLĐTBXH-BNV ngày 02/10/2015 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Lao động- Thương binh và xã hội thuộc UBND tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng Lao động- Thương binh và xã hội thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Hà Nội 21. Liên Bộ Lao động- Thương binh và xã hội – Bộ Tài chính (2014), Thông tư số 13/2014/TTLT-BLĐTBXH –BTC ngày của 03/6/2014 hướng dẫn chế độ điều dưỡng, phục hồi sức khỏe, cấp phương tiện trợ giúp dụng cụ chỉnh hình đối với người có công với cách mạng và thân nhân, Hà Nội. 22. Hồ Chí Minh (1995), Về chính sách xã hội, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 23. Hồ Chí Minh (26/7/1951), Thư gửi cụ Bộ trưởng Bộ thương binh, cựu binh,. 100 24. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam sửa đổi bổ sung năm 2013, Hà Nội. 25. Hồ Tấn Sáng; Nguyễn Thị Tâm (2013), Phân tích chính sách công ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 26. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Kiên Giang (2012), Báo cáo Công tác Lao động, Thương binh và Xã hội năm 2012 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2013, Kiên Giang. 27. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Kiên Giang (2013), Báo cáo Công tác Lao động, Thương binh và Xã hội năm 2013 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2014, Kiên Giang. 28. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Kiên Giang (2014), Báo cáo Công tác Lao động, Thương binh và Xã hội năm 2014 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2015, Kiên Giang. 29. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Kiên Giang (2015), Báo cáo Công tác Lao động, Thương binh và Xã hội năm 2015 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2016, Kiên Giang. 30. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Kiên Giang (2016), Báo cáo Công tác Lao động, Thương binh và Xã hội năm 2016 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2017, Kiên Giang. 31. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở, Hà Nội. 32. Từ điển Thuật ngữ Lao động Xã hội (2003). 33. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1994), Pháp lệnh Ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sỹ, gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng ngày 29/8/1994, Hà Nội. 34. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2005), Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH 11 ngày 29/6/2005, Hà Nội. 101 35. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2007), Pháp lệnh số 35/2007/PL/UBTVQH 11 ngày 21/6/2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, Hà Nội. 36. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2012), Pháp lệnh số 04/2012/PL/UBTVQH 13 ngày 16/7/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, Hà Nội. 37. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1994), Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước Bà mẹ Việt Nam anh hùng ngày 29/8/1994, Hà Nội. 38. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2012), Pháp lệnh số 05/2012/UBTVQH13 ngày 20/10/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh Nhà nước Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Hà Nội. 39. Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang (2015), Báo cáo số 253/BC-UBND ngày 14/10/2015 về báo cáo kết quả Tổng rà soát thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, Kiên Giang. 40. Văn kiện các Đại hội Đảng toàn quốc (2015), 41. Website Kiên Giang.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_doi_voi_nguoi_co_cong_voi_cach_man.pdf
Luận văn liên quan