Luận văn Quản lý nhà nước về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Một là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới. Trong đó cần sớm ban hành các văn bản hướng dẫn công tác bình đẳng giới cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm quản lý; chính sách hỗ trợ, tư vấn cho nạn nhân bị bạo hành gia đình. Hai là, nâng cao nhận thức về bình đẳng giới cho các cá nhân và tổ chức, cơ quan làm công tác quản lý nhà nước về bình đẳng giới và toàn thể nhân dân thông qua tập huấn, bồi dưỡng kiến thức và các hoạt động truyền thông. Ba là, không ngừng hoàn thiện tổ chức bộ máy, trong đó tập trung củng cố và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ công chức quản lý nhà nước và thực hiện nhiệm vụ về bình đẳng giới đặc biệt là kỹ năng tổng hợp, phân tích đánh giá đặc điểm giới và thực hiện các chương trình, kế hoạch và dự án liên quan đến giới; thực hiện lồng ghép giới trong xây dựng chính sách và ban hành văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới theo đúng quy trình; bố trí kinh phí và làm tốt công tác xã hội hóa nhằm bảo đảm cho hoạt động bình104 đẳng giới, kinh phí phải được sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng và đạt hiệu quả cao. Bốn là, đẩy mạnh, tăng cường công tác phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, nhịp nhàng, hiệu quả giữa các cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội trong tổ chức triển khai thực hiện các giải pháp bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh. Năm là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, sơ tổng kết công tác quản lý nhà nước về bình đẳng giới theo hướng thanh tra về bình đẳng giới do ngành LĐTBXH chủ trì, tổ chức kiểm tra định kỳ giữa năm và cuối năm; giao cấp huyện, thị, thành phố tổ chức đoàn kiểm tra hoạt động bình đẳng giới của các xã, phường, thị trấn thuộc huyện, thị, thành phố hoặc kiểm tra chéo huyện, thị, thành phố khác; tăng cường sự giám sát của Hội đồng nhân dân, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan truyền thông đại chúng và quần chúng nhân dân về công tác bình đẳng giới.

pdf132 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 548 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đối tượng trong xã hội. Thứ ba, trong công tác tuyên truyền cần có sự phối kết hợp thống nhất, chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức để tạo nên sức mạnh tổng hợp nhằm nâng cao nhận thức về giới và ý thức trách nhiệm thực hiện bình đẳng giới cho cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân, lên án, đấu tranh chống tư tưởng coi thường phụ nữ, các hành vi phân biệt đối xử, xâm hại, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ. Thứ tư, cần có sự đầu tư, tạo điều kiện thích đáng cho hoạt động tuyên truyền, giáo dục về bình đẳng giới cho các địa phương, đặc biệt là cấp cơ sở vì đây là cấp hành động, là cấp gần dân nhất. Tạo điều kiện để xây dựng tủ sách pháp luật nói chung, có liên quan đến bình đẳng giới ở cơ sở vì đây là một hoạt động cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng trong công tác tuyên truyền, giáo dục. Các loại sách phải có nội dung đơn giản, dễ đọc, dễ nhớ và phù hợp với từng đối tượng. 92 Thứ năm, cần đẩy mạnh công tác giáo dục về giới trong hệ thống nhà trường phổ thông, giúp cho học sinh, sinh viên nhận thức đúng những vấn đề giới và bình đẳng giới một cách cơ bản và hệ thống. Từ đó, các em có ý thức trách nhiệm về bình đẳng giới trong xây dựng gia đình và xã hội. Bên cạnh đó cần chú trọng việc nêu gương tốt, điển hình trong thực hiện bình đẳng giới qua các hoạt động tuyên truyền, giáo dục đồng thời tạo dư luận xã hội công khai qua công tác tuyên truyền với những vụ việc vi phạm về bình đẳng giới. 3.3.2. Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về bình đẳng giới tỉnh Đồng Nai Hoạt động quản lý nhà nước về bình đẳng giới là một hoạt động rộng lớn, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, chính vì vậy để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với bình đẳng giới cần hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về bình đẳng giới, nâng cao năng lực điều tra và thu thập số liệu về giới, tăng cường về công tác tổ chức nhân sự, cơ sở vật chất kỹ thuật và đẩy mạnh phối hợp giữa cơ quan chủ trì và các đơn vị liên quan nhằm thực hiệc hiệu quả các mục tiêu bình đẳng giới, đáp ứng yêu cầu phát triển và xu hướng hội nhập của đất nước. Để làm được điều này, cần nâng cao năng lực điều tra, thu thập số liệu và xây dựng cơ sở dữ liệu về bình đẳng giới. Trên cơ sở các vấn đề giới có thể nảy sinh, thu thập thông tin số liệu, đánh giá vai trò của nam và nữ, nhu cầu, cơ hội, thách thức đối với vấn đề cần lập kế hoạch giới để xác định mục tiêu, biện pháp nhằm xóa bỏ vấn đề bất bình giới. Xây dựng các biện pháp có thể là các biện pháp áp dụng chung hoặc các biện pháp chuyên biệt cho nam giới và phụ nữ. Bên cạnh đó, tiến hành phân tích giới, nghiên cứu những khác biệt về kinh tế, xã hội giữa nam giới và nữ giới, cụ thể là nghiên cứu những điều kiện, nhu cầu, việc tiếp cận hoặc kiểm soát các nguồn lực, mức độ hưởng lợi từ sự phát triển của xã hội và quá trình ra quyết định của nữ giới và nam giới. 93 Hiện tại tỉnh Đồng Nai đang đánh giá mức độ thực hiện bình đẳng giới thông qua các chỉ tiêu của mục tiêu về bình đẳng giới, ban hành theo Kế hoạch 1134 /KH-UBND ngày 18/2/2016 về việc thực hiện Chiến lược Quốc gia về Bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016-2020. Đây là căn cứ để phấn đấu và đánh giá kết quả thực hiện bình đẳng giới của tỉnh. Tuy nhiên, các chỉ tiêu theo chương trình quốc gia còn ít, chỉ thể hiện một phần các số liệu cơ bản cần có đối với mỗi lĩnh vực chính trị, lao động, y tế, giáo dục, gia đình và năng lực quản lý. Trong khi đó để có cái nhìn toàn diện về tình hình phát triển giới của tỉnh, có căn cứ số liệu phong phú cho việc chứng minh sự phát triển giới cũng như đánh giá tình hình phát triển giới qua các giai đoạn và để góp phần thực hiện có hiệu quả công tác quản lý nhà nước về bình đẳng giới, trong thời gian tiếp theo tỉnh cần sớm xây dựng và ban hành bộ tiêu chí phát triển giới làm cơ sở dữ liệu phục vụ lâu dài cho công tác bình đẳng giới và các công tác khác có liên quan, đồng thời xây dựng và hoàn chỉnh bộ chỉ tiêu thống kê phát triển giới theo Quyết định số 56/QĐ-TTg ngày 14/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ để đảm bảo tính thống nhất thống kê và lưu trữ số liệu phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương. Việc ban hành được bộ tiêu chí về bình đẳng giới cần có sự phối hợp của nhiều ngành để đảm bảo số liệu được cung cấp chính xác, đầy đủ, khách quan, thống nhất. Sau khi ban hành bộ chỉ tiêu thống kê phát triển giới, UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa cần phải đôn đốc các ngành, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm theo dõi, nắm số liệu, định kỳ báo cáo để các số liệu được phản ánh trong bộ chỉ tiêu đảm bảo tính trung thực, chính xác, kịp thời. Đây cũng là biện pháp nhằm tăng cường trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc quản lý nhà nước về bình đẳng giới. Bên cạnh đó cần đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, tập huấn 94 thống kê về bình đẳng giới nhằm nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm thu thập, tổng hợp chỉ tiêu thống kê giới cho các cấp, các ngành để công tác thống kê về giới thực sự trở thành thói quen trong công tác chuyên môn của từng cơ quan, đơn vị. Để thực hiện được điều đó, trước mắt, Sở LĐTBXH chủ trì phối hợp Cục Thống kê tỉnh tổ chức tập huấn hướng dẫn nghiệp vụ cụ thể cho đội ngũ cán bộ làm công tác bình đẳng giới ở các cấp, các ngành về thu thập, phương pháp tính, tổng hợp các chỉ tiêu thống kê phát triển giới theo quy định tại Thông tư số 07/2012/TT-BKHĐT về quy định nội dung chỉ tiêu thống kê giới của Quốc gia, bộ chỉ tiêu thống kê phát triển giới cấp tỉnh, huyện và xã. Bên cạnh đó, cần tiếp tục tổ chức thực hiện tốt Kế hoạch số 1134/KH - UBND ngày 18/02/2016 và Kế hoạch số 1133/KH-UBND ngày 18/02/2016 của UBND tỉnh ban hành, trong đó, giao trách nhiệm cụ thể cho các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND các huyện, thành phố Biên Hòa, thị xã Long Khánh thu thập, tổng hợp các chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã theo tiêu chí về mục tiêu thực hiện bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo. Các Sở, ban, ngành, các huyện, thành phố Biên Hòa và thị xã Long Khánh cần đề cao tính chủ động trong việc thực hiện thống kê giới; chấp hành nghiêm túc chế độ báo cáo, biểu mẫu thống kê đầy đủ và kịp thời. Gắn trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan với số liệu thống kê về giới do cơ quan mình thu thập, tổng hợp. Hệ thống chỉ tiêu phát triển giới phải được lồng ghép trong hệ thống chỉ tiêu kế hoạch ngành và lĩnh vực và thực hiện đồng thời với thời gian xây dựng kế hoạch ngành hàng năm. 95 3.3.3. Bồi dưỡng năng lực quản lý và chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý về bình đẳng giới tỉnh Đồng Nai Trong thời gian qua tỉnh Đồng Nai đã xây dựng được đội ngũ nhân sự làm công tác bình đẳng giới từ cấp tỉnh đến cấp xã. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ công chức làm công tác quản lý về bình đẳng giới chỉ có 05 cán bộ thuộc phòng bình đẳng giới, Sở LĐTBXH tỉnh là chuyên trách còn lại cấp huyện, cấp xã và các ngành khác là kiêm nhiệm, bán chuyên trách, trong khi đó ngoài việc tham gia quản lý thì họ còn tham gia vào công tác tham mưu xây dựng chính sách và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật. Chính vì kiêm nhiệm, công việc nhiều, trình độ của nhiều cán bộ cấp cơ sở còn hạn chế, do đó không thể chuyên tâm tập trung vào riêng lĩnh vực bình đẳng giới, ít có điều kiện tìm hiểu, nghiên cứu kỹ lưỡng các tài liệu, tham gia hoạt động mang tính đối phó nên thụ động theo sự chỉ dẫn của cấp trên, gây ảnh hưởng phần nào đến việc tham mưu và tổ chức thực hiện. Để khắc phục những tồn tại hạn chế của đội ngũ cán bộ làm công tác tham mưu, thực hiện lồng ghép giới trong hoạch định chính sách cần củng cố đội ngũ cán bộ công chức làm công tác bình đẳng giới theo hướng chuyên trách ở các cấp, đặc biệt là ở cấp cơ sở. Vì hơn ai hết, họ nắm bắt được những vấn đề về bình đẳng giới của địa phương và sáng tạo ra những cách giải quyết vấn đề phù hợp với thực tế. Bên cạnh đó, thường xuyên tổ chức tập huấn, hội thảo, hội nghị, lồng ghép giới nhằm nâng cao năng lực tham mưu và ra quyết định cho đội ngũ cán bộ công chức làm công tác bình đẳng giới trong các cơ quan, ban ngành, đặc biệt là đội ngũ làm công tác tham mưu xây dựng chính sách và ban hành văn bản quy phạm pháp luật tại địa phương. Ngoài ra, cần đảm bảo đội ngũ làm công tác tham mưu chính sách và ban hành văn bản quy phạm hành chính trong các cơ quan, ban ngành và các cấp chính quyền địa 96 phương phải ổn định, tránh tình trạng lắp ghép thay đổi làm ảnh hưởng đến công tác tham mưu của đội ngũ này. 3.3.4. Tăng hỗ trợ, huy động và sử dụng hiệu quả nguồn tài chính từ ngân sách tỉnh, từ xã hội hóa trong thực hiện bình đẳng giới tỉnh Đồng Nai Kinh phí luôn là một trong những vấn đề đầu tiên và quan trọng nhất để thực hiện công việc. Đảm bảo kinh phí chính là đảm bảo điều kiện vật chất để tiến hành công việc. Từ năm 2011 thực hiện chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015, 2016-2020 tỉnh đã được hỗ trợ ngân sách trung ương để thực hiện các mô hình, dự án trong khuôn khổ chương trình quốc gia, nhìn chung nguồn kinh phí này tương đối đáp ứng nhu cầu hoạt động, tuy nhiên từ năm 2016 thì trung ương không phân bổ kinh phí cho tỉnh mà ngân sách tỉnh phải tự cân đối. Hiện nay, kinh phí hoạt động bình đẳng giới của tỉnh Đồng Nai gồm hai nguồn: ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Theo khoản 1 điều 24 Luật Bình đẳng giới “nguồn tài chính cho hoạt động bình đẳng giới bao gồm ngân sách nhà nước; đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân; các nguồn thu hợp pháp khác” [27, tr.14.]. Tuy nhiên, đến nay nguồn tài chính cho hoạt động bình đẳng giới của tỉnh hoàn toàn dựa vào nguồn ngân sách nhà nước, chưa huy động được các nguồn đóng góp từ các tổ chức, cá nhân, chưa khuyến khích các hoạt động tăng nguồn kinh phí. Do đó để tăng cường kinh phí cho hoạt động bình đẳng giới, các cơ quan, tổ chức có thể huy động các nguồn đóng góp, tranh thủ các dự án của các tổ chức nước ngoài theo đúng quy định của pháp luật. Đặc biệt cần chú trọng để làm tốt công tác lồng ghép giới, tranh thủ nguồn kinh phí đầu tư cho các lĩnh vực y tế, giáo dục, lao động việc làm để nâng cao kết quả thực hiện các mục tiêu bình đẳng giới trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. 97 Bình đẳng giới liên quan đến nhiều lĩnh vực, đặc biệt nó là vấn đề phức tạp đòi hỏi phải có sự đầu tư lâu dài. Trước mắt, cần tập trung kinh phí để củng cố tổ chức bộ máy quản lý, xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ cán bộ, công chức làm công tác bình đẳng giới, trong đó kinh phí chủ yếu để trả lương, thanh toán chế độ công tác phí ở cấp cơ sở; trợ cấp cho đội ngũ cộng tác viên. Tiếp theo đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và phát triển hệ thống các dịch vụ hỗ trợ, thúc đẩy bình đẳng giới như trang thiết bị phục vụ công tác bình đẳng giới; xây dựng các nhà tạm lánh, địa chỉ tin cậy, hỗ trợ nạn nhân bị bạo hành gia đình; hỗ trợ xây dựng nhà giữ trẻ tại các khu công nghiệp, khu nhà trọ có đông lao động nữ; trang bị cho địa điểm sinh hoạt của các câu lạc bộ bình đẳng giới ở địa bàn dân cư. Bình đẳng giới có đạt được hay không phụ thuộc chủ yếu vào mức độ nhận thức của người dân, do đó cần đầu tư kinh phí để đẩy mạnh công tác truyền thông, tập trung vào các chiến dịch truyền thông in ấn, phát hành tờ rơi tuyên truyền, các pano, áp phích tuyên truyền; nâng cao chất lượng và số lượng của chuyên mục về bình đẳng giới trên truyền hình đài phát thanh truyền hình tỉnh, đài truyền thanh huyện, trên báo Đồng Nai, báo Lao động Đồng Nai và trên các trang thông tin điện tử của tỉnh, của các sở ngành; mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức và kỹ năng cho những người làm công tác quản lý, xây dựng chính sách và ban hành văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới. Vấn đề đảm bảo kinh phí không phải là cung cấp thật nhiều kinh phí cho hoạt động. Điều quan trọng là phải sử dụng kinh phí thật hiệu quả, tiết kiệm, đầu tư đúng đối tượng, đúng mục đích, đảm bảo kinh phí được triển khai đem lại lợi ích thiết thực tối đa cho những người được hưởng lợi từ các chính sách. Hàng năm và sau khi kết thúc chuyên đề, dự án cần có kiểm tra, tổng kết tình hình sử dụng kinh phí để đánh giá hiệu quả, tính toán kinh phí 98 hợp lý cho các chương trình, kế hoạch tiếp theo. Đảm bảo kinh phí cho hoạt động quản lý nhà nước về bình đẳng giới chính là đáp ứng các điều kiện cần thiết nhằm góp phần hoàn thiện mục tiêu mà tỉnh đã đề ra. 3.3.5. Tiến hành thường xuyên hoạt động thanh tra, kiểm tra, tổng kết, đánh giá và xử lý nghiêm vi phạm trong thực hiện bình đẳng giới tỉnh Đồng Nai Thanh tra, kiểm tra, tổng kết, đánh giá là việc làm cần thiết để đánh giá tình hình hoạt động, nhận xét những ưu điểm, hạn chế, để từ đó tháo gỡ khó khăn, giải quyết những đề xuất, kiến nghị, có cơ sở biểu dương, khen thưởng hoặc xử lý vi phạm các đơn vị được thanh tra, kiểm tra nhằm có kế hoạch, biện pháp thúc đẩy giúp đơn vị hoạt động tốt hơn. Đối với công tác quản lý nhà nước về bình đẳng giới, thì tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra không những là một trong những nội dung quan trọng của hoạt động quản lý nhà nước mà còn thể hiện sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo cấp tỉnh đối với công tác bình đẳng giới, qua đó đôn đốc nhắc nhở các đơn vị quan tâm hơn đến công tác này. Công tác thanh, kiểm tra phải tổ chức theo đúng quy định, quy trình. Công tác này giao cho thanh tra ngành LĐTBXH chủ trì thanh tra hành chính đối với các đơn vị trực thuộc trong việc thực hiện chương trình, mục tiêu, biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới; phối hợp với các đơn vị có liên quan thanh tra việc thực hiện pháp luật bình đẳng giới ở các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, đồng thời giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử phạt theo Nghị định số 55/2009/NĐ-CP của Chính phủ. Việc thanh, kiểm tra có thể tiến hành định kỳ hoặc đột xuất, theo yêu cầu đơn thư khiếu nại, tố cáo. Đồng Nai là tỉnh công nghiệp, nên có nhiều doanh nghiệp hoạt động với lực lượng lao động lớn, dễ nảy sinh nhiều tiêu cực trong thực hiện pháp luật lao động về bình đẳng giới, 99 do đó, trong thời gian tới tỉnh cần tập trung thanh tra các doanh nghiệp để đảm bảo môi trường lao động bình đẳng cho cả nam giới và nữ giới. Tỉnh có thể thực hiện nhiều phương pháp, hình thức thanh tra, kiểm tra để tăng cường hiệu quả công tác này như: Thứ nhất, ngoài việc kiểm tra định kỳ vào cuối năm để đánh giá tình hình hoạt động hàng năm, tỉnh xem xét tổ chức kiểm tra vào giữa năm để đánh giá kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm để kịp thời chấn chỉnh hoạt động của đơn vị được kiểm tra trong 6 tháng cuối năm. Thực tế kiểm tra cho thấy nhiều đơn vị còn chậm trễ, lúng túng trong việc triển khai thực hiện hoạt động quản lý về bình đẳng giới, nhưng do tỉnh triển khai kiểm tra vào cuối năm nên đơn vị không thể kịp thời khắc phục hạn chế, mọi nỗ lực phấn đấu phải bắt đầu từ năm sau. Thứ hai, do thành phần đoàn kiểm tra là công chức cấp tỉnh tiến hành kiểm tra cấp huyện, thị, thành phố và các xã, phường, thị trấn nên hạn chế về nhân sự, thời gian, không thể kiểm tra đồng loạt nhiều đơn vị. Vì vậy tỉnh nên phân công cho cấp huyện tổ chức kiểm tra cấp xã trên địa bàn huyện hoặc kiểm tra chéo các huyện khác, sau đó báo cáo kết quả cho sở LĐTBXH là cơ quan chịu trách nhiệm chủ trì quản lý công tác bình đẳng giới của tỉnh. Tỉnh có thể tổ chức các đoàn kiểm tra liên sở, ngành để kiểm tra cấp huyện hoặc kiểm tra điểm một số xã để đánh giá tình hình hoạt động cấp cơ sở cũng như đánh giá kết quả kiểm tra của các huyện. Việc phân cấp như vậy sẽ đảm bảo tất cả các đơn vị được kiểm tra hàng năm, tránh tình trạng năm được kiểm tra thì đơn vị thực hiện tốt, sau đó lại thực hiện không tốt vì biết trước không bị kiểm tra trong vài năm tới. Việc phân cấp kiểm tra còn tăng cường trách nhiệm của cấp huyện. Nếu tổ chức kiểm tra chéo còn giúp các huyện, thị, thành phố đánh giá được thực trạng hoạt động của địa phương mình trong mối 100 tương quan với các địa phương khác, có thể học tập những kinh nghiệm, mô hình hay, phù hợp để vận dụng cho địa phương mình. Thứ ba, đối với hoạt động giám sát việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới, bên cạnh việc giám sát của HĐND, UBND, các tổ chức chính trị xã hội như MTTQ, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Công đoàn, Hội LHPN cần huy động sự giám sát của các cơ quan truyền thông đại chúng và quần chúng nhân dân để đảm bảo hoạt động quản lý nhà nước về bình đẳng giới được thực hiện tốt, có hiệu quả, đồng thời tăng cường trách nhiệm của toàn xã hội đối với công tác này. Ngoài ra, cần tiếp tục quan tâm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác sơ, tổng kết hoạt động bình đẳng giới các cấp, nhất là cấp huyện và cấp cơ sở, phải được tiến hành thường xuyên 6 tháng, hàng năm; qua đó đánh giá hiệu quả hoạt động, kịp thời biểu dương tập thể, cá nhân làm tốt, chấn chỉnh những nội dung, công việc chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa tốt, đồng thời kịp thời đề xuất, kiến nghị những khó khăn, vướng mắc lên cấp trên nhất là những nội dung liên quan đến thực hiện Luật bình đẳng giới, Nghị định xử lý vi phạm hành chính về bình đẳng giới 3.3.6. Xây dựng và thực hiện hiệu quả quy chế phối hợp các cơ quan trong hoạt động bình đẳng giới tỉnh Đồng Nai. Quản lý nhà nước về bình đẳng giới bao gồm nhiều nội dung, do nhiều cơ quan khác nhau phối hợp thực hiện. Do đó, nhà nước phải xây dựng quy chế phối hợp công tác giữa các cơ quan này. Mỗi cơ quan được giao nhiệm vụ căn cứ vào chức năng, lĩnh vực được phân công phụ trách và thực hiện việc phối hợp công tác theo quy định nhằm hướng đến mục tiêu chung là bình đẳng giới. Cơ quan được giao trách nhiệm quản lý nhà nước về bình đẳng giới sẽ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan. 101 Quy chế phối hợp phải do cơ quan có thẩm quyền chung quy định để đảm bảo tính hợp lý. Các hoạt động phối hợp do cơ quan quản lý về bình đẳng giới chủ trì thực hiện dưới sự chỉ đạo của cơ quan thẩm quyền chung. Quy chế phải xác định rõ nội dung, tiến độ, trách nhiệm phối hợp và cách thức đánh giá định kỳ hoặc theo chuyên đề nhất định. Nội dung phối hợp thông thường là thực hiện các nhiệm vụ theo quy định, quy chế; báo cáo kết quả thực hiện; tham gia quyết định các vấn đề quan trọng như xây dựng kế hoạch, dự án về bình đẳng giới, hội thảo các chuyên đề về bình đẳng giới; giải trình hoặc chất vấn các nội dung liên quan đến bình đẳng giới; tham gia đoàn kiểm tra liên ngành. Tiểu kết chƣơng 3 Quản lý nhà nước về bình đẳng giới là một nhiệm vụ quan trọng góp phần phát huy năng lực quản lý nhà nước, thúc đẩy sự tiến bộ và công bằng xã hội, hoàn thành thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội mà tỉnh Đồng Nai đã đặt ra. Để nâng cao năng lực quản lý nhà nước về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh có nhiều giải pháp đồng bộ được tổ chức thực hiện như hoàn thiện thể chế và tổ chức thực hiện hiệu quả chính sách về bình đẳng giới; kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về bình đẳng giới; bồi dưỡng năng lực quản lý và chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý về bình đẳng giới; tăng hỗ trợ, huy động và sử dụng hiệu quả nguồn tài chính từ ngân sách của tỉnh, từ xã hội hóa trong thực hiện mục tiêu bình đẳng giới tỉnh Đồng Nai; tiến hành thường xuyên hoạt động thanh tra, kiểm tra, tổng kết, đánh giá và xử lý nghiêm vi phạm trong thực hiện bình đẳng giới; xây dựng và thực hiện hiệu quả quy chế phối hợp các cơ quan trong hoạt động bình đẳng giới. Đây là những biện pháp thiết thực, phù hợp với tình hình thực tiễn tại Đồng Nai để quản lý nhà nước về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đạt hiệu quả. 102 KẾT LUẬN Bình đẳng giới là vấn đề đã và đang rất được quan tâm trong giai đoạn hiện nay không chỉ trong nước mà còn trên toàn thế giới. Bình đẳng giới là nền tảng của ổn định, dân chủ và tiến bộ xã hội, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, địa phương. Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó. Bình đẳng giới là bình đẳng cho cả nam và nữ. Đồng Nai là một tỉnh công nghiệp, có dân số nữ chiếm 50,8% tổng số dân, trong đó lao động nữ chiếm khoảng trên 50% lực lượng lao động. Nữ giới đóng góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, ổn định trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên, trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, phụ nữ vẫn chịu nhiều thiệt thòi so với nam giới. Tỷ lệ nữ tham gia vào các vị trí lãnh đạo các cấp ủy, chính quyền địa phương, quản lý trong các cơ quan nhà nước còn thấp, họ phải chịu trách nhiệm chăm sóc người thân, ngoài xã hội thì vai trò của nữ giới chưa được đánh giá đúng mức, áp lực định kiến giới vẫn còn tồn tại trong nhân dân đã gây nên khó khăn trong việc triển khai thực hiện chính sách pháp luật về bình đẳng giới. Công tác quản lý nhà nước về bình đẳng giới được triển khai, bước đầu đã mang lại một số hiệu quả nhất định, thu hút được sự chú ý của các cấp, các ngành, người dân về việc thực hiện bình đẳng giới. Một số nội dung quản lý nhà nước về bình đẳng giới đã được thực hiện tương đối tốt, như công tác lồng ghép giới trong việc xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật; công tác chủ động xây dựng các chương trình hành động thực hiện bình đẳng giới của các cấp chính quyền địa phương, công tác tuyên truyền được thực hiện sâu rộng trong nhân dân; công tác phối hợp giữa các cơ quan, 103 đơn vị liên quan trong việc tổ chức thực hiện bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định như: kết quả thực hiện bình đẳng giới chưa cao; một số điạ phương, đơn vị chưa thật sự quan tâm đến việc thực hiện bình đẳng giới; đội ngũ cán bộ công chức làm công tác quản lý nhà nước về bình đẳng giới còn kiêm nhiệm, thiếu tính ổn định lâu dài đặc biệt là ở cấp cơ sở; chưa đánh giá đúng thực chất tình hình quản lý về bình đẳng giới; công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm về bình đẳng giới còn mang tính hình thức; tài liệu tuyên truyền, tập huấn còn ít. Chính những điều này đã làm hạn chế hiệu quả thực hiện của công tác quản lý nhà nước về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh. Do vậy, trong thời gian tới để công tác quản lý nhà nước về bình đẳng giới đạt hiệu quả cao hơn cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau: Một là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới. Trong đó cần sớm ban hành các văn bản hướng dẫn công tác bình đẳng giới cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm quản lý; chính sách hỗ trợ, tư vấn cho nạn nhân bị bạo hành gia đình. Hai là, nâng cao nhận thức về bình đẳng giới cho các cá nhân và tổ chức, cơ quan làm công tác quản lý nhà nước về bình đẳng giới và toàn thể nhân dân thông qua tập huấn, bồi dưỡng kiến thức và các hoạt động truyền thông. Ba là, không ngừng hoàn thiện tổ chức bộ máy, trong đó tập trung củng cố và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ công chức quản lý nhà nước và thực hiện nhiệm vụ về bình đẳng giới đặc biệt là kỹ năng tổng hợp, phân tích đánh giá đặc điểm giới và thực hiện các chương trình, kế hoạch và dự án liên quan đến giới; thực hiện lồng ghép giới trong xây dựng chính sách và ban hành văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới theo đúng quy trình; bố trí kinh phí và làm tốt công tác xã hội hóa nhằm bảo đảm cho hoạt động bình 104 đẳng giới, kinh phí phải được sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng và đạt hiệu quả cao. Bốn là, đẩy mạnh, tăng cường công tác phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, nhịp nhàng, hiệu quả giữa các cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội trong tổ chức triển khai thực hiện các giải pháp bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh. Năm là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, sơ tổng kết công tác quản lý nhà nước về bình đẳng giới theo hướng thanh tra về bình đẳng giới do ngành LĐTBXH chủ trì, tổ chức kiểm tra định kỳ giữa năm và cuối năm; giao cấp huyện, thị, thành phố tổ chức đoàn kiểm tra hoạt động bình đẳng giới của các xã, phường, thị trấn thuộc huyện, thị, thành phố hoặc kiểm tra chéo huyện, thị, thành phố khác; tăng cường sự giám sát của Hội đồng nhân dân, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan truyền thông đại chúng và quần chúng nhân dân về công tác bình đẳng giới. 105 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2007), nghị quyết của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Hà Nội. 2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2015), thông báo kết luận của Ban Bí thư về Đề án tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ trong tình hình mới, Hà Nội. 3. Ban vì sự tiến bộ phụ nữ tỉnh Đồng Nai (2016), kế hoạch triển khai thực hiện chiến lược và chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh Đồng Nai năm 2016, Đồng Nai. 4. Ban vì sự tiến bộ phụ nữ tỉnh Đồng Nai (2016), báo cáo tổng kết hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ năm 2016 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2017, Đồng Nai. 5. Bộ Lao động thương binh và xã hội (2012), Cẩm nang về Bình Đẳng giới, Hà Nội. 6. Bộ Lao động thương binh và xã hội – cơ quan liên hiệp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (2014), báo cáo phân tích năng lực bình đẳng giới của bộ phận làm công tác bình đẳng giới cấp tỉnh, thành phố, Hà Nội. 7. Chính phủ (2008), Nghị định số 70/2008/NĐ-CP ngày 04/6/2008 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bình đẳng giới, cổng thông tin điện tử Bộ tư pháp 8. Chính phủ (2009), Nghị định số 48/2008/NĐ-CP ngày 19/5/2009 Quy định các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới, cổng thông tin điện tử Bộ tư pháp 106 9. Chính phủ (2009), Nghị định số 55/2009/NĐ-CP ngày 10/6/2009 Quy định xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới, Hà Nội. 10. Chính phủ (2010), Chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020, Hà Nội. 11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 15. Bích Điểm (2016), Đảm bảo quyền của phụ nữ theo tinh thần Nghị quyết XII của Đảng, đăng ngày 18/7/2016. 16. Hội LHPN Việt Nam (2017), Điều lệ Hội LHPN Việt Nam, NXB Phụ nữ, Hà Nội. 17. Hội LHPN Việt Nam (2012), Quyền của Phụ nữ theo quy định của Pháp Luật và Công ước CEDAW về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ và pháp luật Việt Nam, Tài liệu lưu hành nội bộ. 18. Hội LHPN Việt Nam (2016), Thông tin phụ nữ và Bình đẳng giới, NXB Hồng Đức, Tài liệu lưu hành nội bộ. 19. Hội LHPN Việt Nam (2017), văn kiện Đại hội đại biểu phụ nữ Toàn quốc lần thứ XII, Tài liệu lưu hành nội bộ. 107 20. Nguyễn Hữu Minh (2014), Bảo đảm quyền bình đẳng giới ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, đăng ngày 04/8/2014. 21. Bùi Thị Mỹ Ngân (2013), Quản lý nhà nước về bình đẳng giới tại tỉnh Bình Dương, Luận văn thạc sỹ Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính, TP.Hồ Chí Minh. 22. Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1946), Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cổng thông tin Bộ Tư pháp, 23. Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1959), Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cổng thông tin Bộ Tư pháp, 24. Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1980), Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cổng thông tin Bộ Tư pháp, 25. Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992), Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cổng thông tin Bộ Tư pháp, 26. Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 27. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật Bình đẳng giới nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam , cổng thông tin Bộ Tư pháp, 28. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật việc làm, cổng thông tin Bộ Tư pháp, 108 29. Sở Lao động thương binh xã hội tỉnh Đồng Nai (2013), báo cáo tình hình thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2013, Đồng Nai. 30. Sở Lao động thương binh xã hội tỉnh Đồng Nai (2016), báo cáo kết quả khảo sát thực trạng nhận thức về bình đẳng giới đối với người lao động trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2016, Đồng Nai. 31. Tỉnh ủy Đồng Nai (2010), văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IX, nhiệm kỳ 2010-2015, Đồng Nai. 32. Tỉnh ủy Đồng Nai (2015), văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X, nhiệm kỳ 2015-2020, Đồng Nai. 33. Tỉnh ủy Đồng Nai (2015), công văn về việc thực hiện thông báo kết luận của Ban Bí thư về Đề án tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ trong tình hình mới, Đồng Nai. 34. Tỉnh ủy Đồng Nai (2016), kết luận của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về Đề án tăng cường công tác lãnh đạo, quản lý và phát huy vai trò của phụ nữ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016-2020, Đồng Nai. 35. Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai (2010), Chỉ thị triển khai thực hiện Nghị định số 70/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Binh đẳng giới trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, Đồng Nai. 36. Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai (2011), Quyết định phê duyệt chương trình hành động về bình đẳng giới tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015, Đồng Nai. 37. Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai (2011), Kế hoạch thực hiện chiến lược quốc gia về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2015, Đồng Nai. 109 38. Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai (2016), Kế hoạch thực hiện chiến lược quốc gia về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016- 2020, Đồng Nai. 39. Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai (2016), Kế hoạch thực hiện chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016-2020, Đồng Nai. 40. Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai (2010), Kế hoạch thực hiện thực hiện Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 01/12/2009 của Chính phủ về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, Đồng Nai. 41. Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai (2016), Kế hoạch thực hiện biện pháp bảo đảm bình đẳng giới đối với nữ cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016-2020, Đồng Nai. 42. Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai (2011), Báo cáo tổng kết thực hiện chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam và kế hoạch hành động vì sự tiến bộ phụ nữ tỉnh Đồng Nai đến năm 2010, Đồng Nai. 43. Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai (2015), Báo cáo đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai 5 năm 2016-2020, Đồng Nai. 44. Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai (2015), báo cáo kết quả thực hiện chiến lược quốc gia về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015, Đồng Nai. 45. Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai (2015), tình hình triển khai thực hiện Chương trình quốc gia về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015, Đồng Nai. 110 46. Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai (2017), Kế hoạch thực hiện đề án “phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016- 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh, Đồng Nai. 47. Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai (2015), Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện đề án “xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020” trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, Đồng Nai. 48. Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai (2012), Quyết định thành lập các đoàn kiểm tra thực hiện công tác Bình đẳng giới và hoạt động vì sự tiến bộ phụ nữ năm 2012, Đồng Nai. 49. Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai (2015), Quyết định thành lập các đoàn kiểm tra thực hiện công tác Bình đẳng giới và hoạt động vì sự tiến bộ phụ nữ năm 2015, Đồng Nai. 111 Phụ lục 1: CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 CÓ LỒNG GHÉP VẤN ĐỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI I. Năm 2011: 1. Luật Phòng, chống mua bán người; 2. Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự; 3. Nghị định số 02/2011/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản; 4. Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ về công tác dân tộc; 5. Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức; 6. Nghị định số 40/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 49/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục; 7. Nghị định số 58/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính; 8. Nghị định số 61/2011/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 135/2004/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ quy định về chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người chưa thành niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh; 112 9. Nghị định số 66/2011/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ quy định việc áp dụng Luật cán bộ, công chức đối với chức danh lãnh đạo, quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và người được cử làm đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước; 10. Nghị định số 69/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về y tế dự phòng, môi trường y tế và phòng, chống HIV/AIDS; 11. Nghị định số 94/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 147/2003/NĐ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định về điều kiện, thủ tục cấp phép và quản lý hoạt động của các cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện; 12. Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn; 13. Nghị định số 117/2011/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ quy định về tổ chức quản lý phạm nhân và chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế. II. Năm 2012 14. Luật Giáo dục đại học; 15. Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá; 16. Bộ luật Lao động sửa đổi; 17. Luật Công đoàn; 18. Luật Phổ biến giáo dục pháp luật; 19. Luật Xử lý vi phạm hành chính; 113 20. Luật Xuất bản; 21. Luật Quảng cáo; 22. Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16 tháng 7 năm 2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2007; 23. Pháp lệnh số 05/2012/UBTVQH13 ngày 20 tháng 10 năm 2012 củaỦy ban Thường vụ Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước "Bà mẹViệt Nam anh hùng". Nghị định 02/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ quy định về công tác gia đình; 24. Nghị định 09/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống mua bán người; 25. Nghị định 14/2013/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 07/2007/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật trợ giúp pháp lý; 26. Nghị định 18/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ quy định tiêu chuẩn vật chất hậu cần đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ đang phục vụ trong lực lượng công an nhân dân; 27. Nghị định 19/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 61/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; 114 28. Nghị định 24/2013/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài; 29. Nghị định 27/2012/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức; 30. Nghị định 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy đinh chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật; 31. Nghị định 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức; 32. Nghị định 30/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện; 33. Nghị định 32/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định về quản lý các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh; 34. Nghị định 37/2012/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao; 35. Nghị định 59/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật; 36. Nghị định 60/2012/NĐ-CP ngày 30 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Nghị quyết 29/2012/QH13 ngày 21 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội về ban hành một số chính sách thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho tổ chức và cá nhân; 115 37. Nghị định 62/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định căn cứ xác định nạn nhân và bảo vệ an toàn cho nạn nhân, người thân thích của họ. III. Năm 2013 38. Hiến pháp; 39. Luật Việc làm; 40. Luật Phòng chống thiên tai; 41. Luật Hòa giải cơ sở; 42. Luật Đất Đai; 43. Luật Khoa học và công nghệ; 44. Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế; 45. Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp; 46. Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình. IV. Năm 2014 47. Luật Hộ tịch; 48. Luật Hôn nhân và gia đình; 49. Luật Giáo dục nghề nghiệp; 50. Luật Bảo hiểm xã hội; 116 51. Luật Khí tượng thủy văn; 52. Nghị định số 15/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hòa giải cơ sở; 53. Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai; 54. Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình. V. Năm 2015 55. Luật Tổ chức Chính phủ; 56. Luật Tổ chức chính quyền địa phương; 57. Luật Nghĩa vụ quân sự; 58. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; 59. Luật An toàn, vệ sinh lao động; 60. Luật Bầu cử đại biểu quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân; 61. Nghị định số 53/2015/NĐ-CP ngày 29 tháng 5 năm 2015 quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức; 62. Nghị định số 85/2015/NĐ-CP ngày 01 tháng10 năm 2015 quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về chính sách đối với lao động nữ; 63. Nghị định số 39/2015/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2015 quy định chính sách hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số. 117 Phụ lục 2: kết quả khảo sát số liệu bình đẳng giới về tham gia các hoạt động và công việc trong gia đình 1. Tỷ lệ cha, mẹ, con trai và con gái trong gia đình tham gia các công việc của cộng đồng, họ hàng và các hoạt động xã hội đơn vị tính:% Nguồn: Báo cáo khảo sát nhận thức về bình đẳng giới của người lao động trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2016 của Sở LĐTBXH tỉnh Đồng Nai Thành viên gia đình Nội dung Cha Mẹ Con trai Con gái Đi họp (ở ấp, khu phố) 31,63 41,8 1,7 1,15 Tham dự các buổi tuyên truyền pháp luật 18,94 40,9 10,2 4,7 Thường nghe đài, xem thời sự, tin tức 35,8 39,3 9,5 10,8 Quan hệ công việc họ hàng 30,7 47,9 7,3 7,06 Tham gia công việc xã hội khác 26,6 44,8 13,3 7,76 118 2. Mức độ tham gia của nam giới trong công việc nhà Đơn vị tính: % Nội dung Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ Nấu ăn 30 60,75 0,74 Giặt giũ 21,8 64,75 1,12 Dọn dẹp nhà cửa 30,5 58,58 19,36 Trông con 30,8 58,60 0,66 Đi chợ 19,4 61,49 14,8 Dạy con học 41,7 47,4 0,83 Nguồn: Báo cáo khảo sát nhận thức về bình đẳng giới của người lao động trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2016 của Sở LĐTBXH tỉnh Đồng Nai 1 Phụ lục 1: DANH SÁCH CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 CÓ LỒNG GHÉP VẤN ĐỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI I. Năm 2011: 1. Luật Phòng, chống mua bán người 2. Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự 3. Nghị định số 02/2011/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản 4. Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ về công tác dân tộc 5. Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức 6. Nghị định số 40/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 49/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục 7. Nghị định số 58/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính 8. Nghị định số 61/2011/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 135/2004/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ quy định về chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người chưa thành niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh 2 9. Nghị định số 66/2011/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ quy định việc áp dụng Luật cán bộ, công chức đối với chức danh lãnh đạo, quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và người được cử làm đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước 10. Nghị định số 69/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về y tế dự phòng, môi trường y tế và phòng, chống HIV/AIDS 11. Nghị định số 94/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 147/2003/NĐ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định về điều kiện, thủ tục cấp phép và quản lý hoạt động của các cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện 12. Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn 13. Nghị định số 117/2011/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ quy định về tổ chức quản lý phạm nhân và chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế II. Năm 2012 14. Luật Giáo dục đại học 15. Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá 16. Bộ luật Lao động sửa đổi 17. Luật Công đoàn 18. Luật Phổ biến giáo dục pháp luật 19. Luật Xử lý vi phạm hành chính 20. Luật Xuất bản 3 21. Luật Quảng cáo 22. Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16 tháng 7 năm 2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2007 23. Pháp lệnh số 05/2012/UBTVQH13 ngày 20 tháng 10 năm 2012 củaỦy ban Thường vụ Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước "Bà mẹViệt Nam anh hùng". Nghị định 02/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ quy định về công tác gia đình. 24. Nghị định 09/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống mua bán người 25. Nghị định 14/2013/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 07/2007/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật trợ giúp pháp lý 26. Nghị định 18/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ quy định tiêu chuẩn vật chất hậu cần đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ đang phục vụ trong lực lượng công an nhân dân. 27. Nghị định 19/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 61/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. 4 28. Nghị định 24/2013/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. 29. Nghị định 27/2012/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức 30. Nghị định 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy đinh chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật 31. Nghị định 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức 32. Nghị định 30/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện 33. Nghị định 32/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định về quản lý các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh 34. Nghị định 37/2012/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao 35. Nghị định 59/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật 36. Nghị định 60/2012/NĐ-CP ngày 30 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Nghị quyết 29/2012/QH13 ngày 21 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội về ban hành một số chính sách thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho tổ chức và cá nhân 5 37. Nghị định 62/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định căn cứ xác định nạn nhân và bảo vệ an toàn cho nạn nhân, người thân thích của họ III. Năm 2013 38. Hiến pháp 39. Luật Việc làm 40. Luật Phòng chống thiên tai 41. Luật Hòa giải cơ sở 42. Luật Đất Đai 43. Luật Khoa học và công nghệ 44. Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế 45. Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 46. Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình IV. Năm 2014 47. Luật Hộ tịch 48. Luật Hôn nhân và gia đình 49. Luật Giáo dục nghề nghiệp 50. Luật Bảo hiểm xã hội 51. Luật Khí tượng thủy văn 6 52. Nghị định số 15/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hòa giải cơ sở. 53. Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai. 54. Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình. V. Năm 2015 55. Luật Tổ chức Chính phủ 56. Luật Tổ chức chính quyền địa phương 57. Luật Nghĩa vụ quân sự 58. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 59. Luật An toàn, vệ sinh lao động 60. Luật Bầu cử đại biểu quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân 61. Nghị định số 53/2015/NĐ-CP ngày 29 tháng 5 năm 2015 quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức 62. Nghị định số 85/2015/NĐ-CP ngày 01 tháng10 năm 2015 quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về chính sách đối với lao động nữ 63. Nghị định số 39/2015/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2015 quy định chính sách hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số 7 Phụ lục 2: kết quả khảo sát số liệu bình đẳng giới về tham gia các hoạt động và công việc trong gia đình 1. Tỷ lệ cha, mẹ, con trai và con gái trong gia đình tham gia các công việc của cộng đồng, họ hàng và các hoạt động xã hội đơn vị tính:% Nguồn: Báo cáo khảo sát nhận thức về bình đẳng giới của người lao động trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2016 của Sở LĐTBXH tỉnh Đồng Nai Nội dung Thành viên gia đình Cha Mẹ Con trai Con gái Đi họp (ở ấp, khu phố) 31,63 41,8 1,7 1,15 Tham dự các buổi tuyên truyền pháp luật 18,94 40,9 10,2 4,7 Thường nghe đài, xem thời sự, tin tức 35,8 39,3 9,5 10,8 Quan hệ công việc họ hàng 30,7 47,9 7,3 7,06 Tham gia công việc xã hội khác 26,6 44,8 13,3 7,76 8 2. Mức độ tham gia của nam giới trong công việc nhà Đơn vị tính: % Nội dung Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ Nấu ăn 30 60,75 0,74 Giặt giũ 21,8 64,75 1,12 Dọn dẹp nhà cửa 30,5 58,58 19,36 Trông con 30,8 58,60 0,66 Đi chợ 19,4 61,49 14,8 Dạy con học 41,7 47,4 0,83 Nguồn: Báo cáo khảo sát nhận thức về bình đẳng giới của người lao động trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2016 của Sở LĐTBXH tỉnh Đồng Nai

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_binh_dang_gioi_tren_dia_ban_tin.pdf
Luận văn liên quan