Luận văn Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

ĐTN cho LĐNT là hoạt động có vị trí, vai trò quan trọng đối với phát triển nguồn nhân lực, nâng cao tay nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giảm nghèo nhanh và bền vững, góp phần phát triển KT – XH của tỉnh Kiên Giang. ĐTN là một trong những giải pháp đột phá của chiến lược phát triển KT – XH nhằm phát triển nhanh đội ngũ nhân lực kỹ thuật trực tiếp, phục vụ sự nghiệp CNH – HĐH góp phần bảo đảm an sinh xã hội. Luận văn “Quản lý nhà nước về ĐTN cho LĐNT trên địa bàn tỉnh Kiên Giang” đã đánh giá thực trạng công tác QLNN về ĐTN cho LĐNT và đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế những tồn tại và nâng cao chất lượng QLNN về ĐTN cho LĐNT trên địa bàn tỉnh. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả rút ra một số kết luận chủ yếu sau: - Luận văn đã hệ thống được những lý luận cơ bản về nghề, ĐTN, ĐTN cho LĐNT; QLNN về ĐTN cho LĐNT; sự cần thiết phải có QLNN về ĐTN cho LĐNT; nội dung QLNN về ĐTN cho LĐNT. Đây là cơ sở khoa học để đề ra các giải pháp trong chương 3. Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác QLNN về ĐTN cho LĐNT tại tỉnh Kiên Giang, tác giả có tham khảo kinh nghiệm quản lý, tổ chức thực hiện của một số địa phương và quốc gia. Tuy nhiên, mỗi địa phương, mỗi quốc gia đều có điều kiện, hoàn cảnh, thế mạnh riêng. Vì vậy, tác giả cần tiếp thu có chọn lọc để áp dụng cho phù hợp với điều kiện thực tế tại tỉnh Kiên Giang. - Để đánh giá thực trạng công tác QLNN về ĐTN cho LĐNT trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, luận văn đã đi sâu phân tích thực trạng công tác ĐTN cho LĐNT trên địa bàn; thực trạng công tác QLNN về ĐTN cho LĐNT của tỉnh từ năm 2012 – 2016. Luận văn đã phân tích một cách đầy đủ một số nội dung của QLNN về ĐTN cho LĐNT: ban hành và tổ chức thực hiện thể chế104 và chính sách ĐTN cho LĐNT; Kiện toàn tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ QLNN về ĐTN cho LĐNT; Điều tra khảo sát nhu cầu và quy hoạch mạng lưới các cơ sở ĐTN cho LĐNT; xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên ĐTN cho LĐNT; Hỗ trợ tài chính, trang thiết bị cho cơ sở ĐTN cho LĐNT; thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo vi phạm pháp luật về ĐTN cho LĐNT. Đây chính là cơ sở khoa học để luận văn đưa ra những đánh giá cho công tác QLNN về ĐTN cho LĐNT trên địa bàn tỉnh Kiên Giang trong thời gian qua.

pdf124 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 695 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiệp, thƣơng mại dịch vụ) và cho từng lĩnh vực (kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, an ninh quốc phòng). Cần xác định mục tiêu theo từng loại hình ĐTN và theo nhóm có cùng chức năng của các cơ sở ĐTN. Để thực hiện các nhiệm vụ trên, cần phải có sự tập trung trí tuệ của các nhà khoa học, các nhà quản lý có kinh nghiệm, cần phải thực hiện một cách đồng bộ theo đúng trình tự, trong đó có một số cơ sở cho xây dựng chiến lƣợc nâng cao chất lƣợng nguồn lao động, nhất là cho ĐTN đã đƣợc tiến hành. Đây là thuận lợi rất lớn cho việc xây dựng chiến lƣợc nâng cao chất lƣợng nguồn lao động, cho xây dựng quy hoạch ĐTN cho LĐNT của tỉnh. Tuy nhiên, để cụ thể hóa các quy định, chính sách cần tiến hành rà soát lại nguồn lao động ở tất cả các địa phƣơng, các ngành về số lƣợng và chất lƣợng, đặc biệt là ở khối nông, lâm nghiệp và ở các địa phƣơng vùng núi của tỉnh. Nắm chắc yêu cầu nâng cao chất lƣợng nguồn lao động theo hƣớng CNH – HĐH, yêu cầu của ĐTN cho LĐNT, thực hiện phân tích đánh giá yêu cầu hiện tại và yêu cầu của tƣơng lai, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch đào tạo và đào tạo mới, đào tạo và đào tạo lại, đào tạo và đào tạo nâng cao trình độ. Trƣớc mắt cố gắng bố trí sắp xếp sử dụng hết nguồn lao động đã đƣợc đào tạo và đào tạo đúng ngành, đúng nghề, một mặt để khai thác các tiềm năng hiện có về mặt chất lƣợng của nguồn lao động, mặt khác tạo động lực khuyến khích ngƣời lao động tích cực tham gia vào chiến lƣợc nâng cao chất 84 lƣợng nguồn lao động và ĐTN sau khi đã xây dựng quy hoạch và kế hoạch. Tiếp theo đó là sử dụng đồng bộ hệ thống các giải pháp để thực hiện các mục tiêu và yêu cầu ĐTN theo quy hoạch của tỉnh. 3.2.1.2. Tổ chức thực hiện hiệu quả các quy định, chính sách về đào tạo nghề cho lao động nông thôn phù hợp với nhu cầu thực tiễn của tỉnh  Chính sách với ngƣời học nghề - Chính sách thu hút, sử dụng ngƣời lao động sau đào tạo có vai trò quan trọng kích thích ngƣời LĐNT tham gia học nghề. Các chính sách cụ thể nhƣ: tiền lƣơng, thu nhập, phƣơng tiện làm việc, cải thiện điều kiện lao động, bảo hiểm xã hội đối với lao động chuyên môn kỹ thuật. - Tiếp tục hoàn thiện thể chế ĐTN, nhất là cơ chế tài chính đảm bảo lợi ích cho ngƣời dạy nghề, ngƣời học nghề, ngƣời lao động qua ĐTN, chính sách đối với doanh nghiệp tham gia ĐTN, tạo động lực cho việc dạy và học nghề, có chính sách hỗ trợ phù hợp đối với cả ngƣời học và cơ sở ĐTN. Tỉnh cần tăng cƣờng hơn nữa thực hiện chính sách hỗ trợ cho ngƣời học nghề thuộc đối tƣợng ngƣời có công với cách mạng, bộ đội xuất ngũ, ngƣời dân tộc thiểu số, ngƣời nghèo, ngƣời tàn tật.  Chính sách đối với cơ sở đào tạo - Hoàn thiện cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho các cơ sở đào tạo công lập phát huy tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, về tài chính và các hoạt động khác trong khuôn khổ những quy định của Nhà nƣớc. - Hoàn thiện các quy định về mô hình quy chế hoạt động của các cơ sở ĐTN ngoài công lập, quy định trách nhiệm tài chính và trách nhiệm của các cơ sở ĐTN hoạt động theo cơ chế phi lợi nhuận. Quy định điều kiện, thủ tục chuyển từ loại hình công lập sang loại hình ngoài công lập, thủ tục cổ phần hóa các cơ sở ĐTN thuộc doanh nghiệp Nhà nƣớc. 85 - Xây dựng cơ chế khuyến khích các cơ sở ĐTN ngoài công lập đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật về ĐTN. - Chính sách ƣu đãi về đầu tƣ, cung ứng trang thiết bị đào tạo, đào tạo đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý. - Chính sách thu hút học sinh tốt nghiệp loại giỏi và những ngƣời có năng lực đang làm việc trong các cơ sở sản xuất kinh doanh để đào tạo nhân lực chuyên môn kỹ thuật cao và sử dụng làm giáo viên ở các cơ sở đào tạo. Trên cơ sở đó nhằm bổ sung giáo viên chất lƣợng cao, góp phần nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực. - Xây dựng các chính sách hỗ trợ tài chính cho các cơ sở, khuyến khích cán bộ giáo viên đi học tập nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ, đặc biệt là đƣợc đào tạo kỹ năng nghề ở các nƣớc có sự phát triển về ĐTN nhƣ Đức, Nhật, Hàn Quốc.  Chính sách đối với giáo viên và cán bộ quản lý tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp - Cần hoàn chỉnh các quy định về ngạch, bậc lƣơng đối với giáo viên, giảng viên ĐTN (hiện nay chƣa có ngạch, khung, bậc lƣơng cho giảng viên, giáo viên ĐTN ở các trƣờng cao đẳng nghề và trung cấp nghề). - Xây dựng các chính sách hỗ trợ riêng của tỉnh cho các giáo viên ĐTN đƣợc cử đi đào tạo, bồi dƣỡng, nhất là đào tạo trình độ cao (sau đại học). - Thực hiện chính sách ƣu đãi đặc biệt nhằm thu hút nghệ nhân, thợ bậc cao, học sinh, sinh viên tốt nghiệp loại giỏi tham gia công tác ĐTN. 3.2.2. Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước và mạng lưới cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông thôn 3.2.2.1. Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho lao động nông thôn 86 Hoàn thiện và củng cố tổ chức bộ máy QLNN về ĐTN là một yêu cầu cấp bách và có tầm quan trọng đặc biệt trong công cuộc cải cách hành chính ở nƣớc ta. Việc tổ chức lại bộ máy QLNN về ĐTN không chỉ đơn thuần là sắp xếp lại cơ cấu tổ chức mà điều quan trọng hơn là tăng cƣờng hiệu lực và hiệu quả quản lý với một biên chế hợp lý, tránh sự chồng chéo và trùng lắp. ĐTN cho LĐNT là một mảng nhỏ trong lĩnh vực ĐTN, việc tổ chức bộ máy QLNN về ĐTN cho LĐNT nằm trong chuỗi công tác QLNN về ĐTN nói chung. Hoàn thiện tổ chức bộ máy QLNN về ĐTN cho LĐNT sẽ đảm bảo tính hệ thống, có sự phân công, phân cấp hợp lý giữa các cấp, bộ, ngành từ tỉnh đến huyện, xã. Từ đó, góp phần thực hiện các mục tiêu, định hƣớng đã đề ra đối với lĩnh vực ĐTN nói riêng và phát triển KT - XH nói chung. Để hoàn thiện và củng cố bộ máy QLNN về ĐTN cần thống nhất một số giải pháp sau: - Thực hiện phân cấp quản lý ĐTN cho LĐNT. Sở Lao động – TB&XH chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ngành có liên quan chịu trách nhiệm: tham mƣu với Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo về quy hoạch hệ thống ĐTN và hoạt động ĐTN; cụ thể hóa và thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nội dung QLNN về ĐTN cho LĐNT. Phối hợp với các sở, ngành có liên quan xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách chi cho ĐTN hàng năm. - Đầu tƣ đầy đủ về cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc nhƣ máy tính, phƣơng tiện đi lại, phƣơng tiện phục vụ hoạt động chuyên môn cho hoạt động của cán bộ làm công tác QLNN về ĐTN, đặc biệt là những địa bàn còn kém phát triển KT – XH, các huyện, xã nghèo miền núi. - Rà soát lại đội ngũ cán bộ đang đảm nhận công tác ĐTN tại các cấp từ đó quy hoạch đội ngũ cán bộ có năng lực và tâm huyết. Đào tạo, đào tạo lại, 87 bồi dƣỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ QLNN đảm bảo các đối tƣợng này đƣợc trang bị kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ quản lý ĐTN. - Riêng đối với cấp xã, Đảng ủy, chính quyền cần chủ trƣơng thành lập các tổ công tác, huy động sự tham gia của các tổ chức chính trị xã hội. Nhằm mục đích nắm bắt thƣờng xuyên các nhu cầu về học nghề, vận động các đối tƣợng tham gia khóa học, tuyên truyền các chính sách của Đảng, Nhà nƣớc về ĐTN. 3.2.2.2. Hoàn thiện quy hoạch mạng lƣới cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông thôn Hoàn thiện quy hoạch hệ thống mạng lƣới các cơ sở ĐTN trên cơ sở chiến lƣợc, quy hoạch phát triển KT – XH đến năm 2020 của địa phƣơng, đảm bảo yêu cầu đào tạo công nhân kỹ thuật và nâng cao trình độ nghề cho ngƣời lao động với cơ cấu hợp lý về trình độ đào tạo; liên thông giữa các trình độ đào tạo, linh hoạt, dễ tiếp cận và huy động đƣợc các lực lƣợng xã hội tham gia; đáp ứng nhu cầu học nghề của mọi ngƣời, quan tâm các nhóm yếu thế trong xã hội và trên thị trƣờng lao động; gắn với nhu cầu việc làm trong nƣớc và cho xuất khẩu lao động. Các giải pháp để từng bƣớc hình thành hệ thống cơ sở ĐTN hoàn chỉnh, cụ thể: - Phát triển mạng lƣới cơ sở ĐTN theo 3 hƣớng: hình thành các trƣờng cao đẳng, trung cấp có năng lực ĐTN chất lƣợng cao để đáp ứng yêu cầu của các ngành kinh tế mũi nhọn, phục vụ CNH – HĐH của tỉnh. Phát triển các trƣờng cao đẳng, trung cấp có năng lực đào tạo đáp ứng nhu cầu kỹ thuật trực tiếp của địa phƣơng nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, phù hợp với chiến lƣợc phát triển của đại phƣơng. Phát triển các trung tâm ĐTN ở cấp huyện để tạo điều kiện phổ cập nghề, chuyển đổi nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập, 88 nâng cao mức sống cho ngƣời LĐNT, các nhóm đặc thù nhƣ bộ đội xuất ngũ, ngƣời nghèo, ngƣời dân tộc thiểu số, ngƣời bị thu hồi đất. - Các cơ sở ĐTN của Nhà nƣớc, chủ yếu là các trƣờng cao đẳng, trung cấp có quy mô lớn, thiết bị ĐTN hiện đại để dạy các nghề kỹ thuật, công nghệ cao, nghề đặc thù cần đầu tƣ lớn mà nền kinh tế có nhu cầu. - Phát triển mạnh các cơ sở ĐTN trong các doanh nghiệp để ĐTN trong doanh nghiệp và gắn với doanh nghiệp, kết hợp thực hành tại doanh nghiệp là chủ yếu để cập nhật công nghệ áp dụng vào sản xuất và ĐTN theo địa chỉ, gắn với việc làm. - Phát triển các cơ sở ĐTN tƣ thục, ĐTN trong các làng nghề, các cơ sở ĐTN của tổ chức xã hội, đầu tƣ nƣớc ngoài đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng lao động và việc làm cho ngƣời lao động. - Đa dạng hóa các hình thức, loại hình ĐTN (chính quy, thƣờng xuyên, ĐTN tại doanh nghiệp, tại làng nghề) với các chƣơng trình, các khóa đào tạo phù hợp; coi trọng việc ĐTN theo hợp đồng, liên kết đào tạo, đào tạo lại hoặc đặt hàng giữa cơ sở ĐTN với doanh nghiệp sử dụng lao động; đáp ứng nhu cầu học nghề của mọi ngƣời, đặc biệt là LĐNT. 3.2.3. Xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên các cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông thôn Đề án ĐTN cho LĐNT đã đề xuất những nhiệm vụ khá cụ thể cho đầu tƣ phát triển đội ngũ cán bộ và giáo viên ĐTN. Những nhiệm vụ đó cần đƣợc triển khai nghiêm túc ở các cơ sở đào tạo. Cụ thể: - Về phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý ĐTN: + Tiến hành điều tra, khảo sát, đánh giá đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý ĐTN để có kế hoạch đào tạo và tuyển dụng đáp ứng yêu cầu về số lƣợng (mỗi nghề tối thiểu có 01 giáo viên cơ hữu), chất lƣợng và cơ cấu nghề đào tạo. 89 + Huy động các nhà khoa học, nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sƣ, ngƣời lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh, các trung tâm khuyến nông - lâm - ngƣ, nông dân sản xuất giỏi tham gia ĐTN cho LĐNT. + Đào tạo nghiệp vụ sƣ phạm và bồi dƣỡng nâng cao kỹ năng nghề cho giáo viên để bổ sung giáo viên cho các trung tâm ĐTN chƣa đủ giáo viên cơ hữu. + Bồi dƣỡng nghiệp vụ quản lý và tƣ vấn chọn nghề, tìm và tự tạo việc làm cho LĐNT sau học nghề. + Mỗi huyện có 01 biên chế chuyên trách về công tác ĐTN thuộc phòng Lao động - TB&XH. - Về phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên đào tạo: + Xây dựng các tiêu chuẩn, nhiệm vụ, chế độ, chính sách, cơ chế đãi ngộ phù hợp để thu hút những ngƣời giỏi, có năng lực giảng dạy tại các cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức; những ngƣời hoạt động trên các lĩnh vực, mọi thành phần tham gia vào công tác đào tạo, bồi dƣỡng; thu hút những ngƣời có năng lực đang công tác tại các cơ quan đơn vị tham gia giảng dạy theo chế độ kiêm chức. Nghiên cứu kiện toàn tổ chức, biên chế của các cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức, đặc biệt chú trọng đến các trƣờng của cấp tỉnh. + Đào tạo, bồi dƣỡng cho giáo viên, giảng viên của hệ thống các trƣờng chính trị tỉnh, các trung tâm bồi dƣỡng chính trị huyện, các cơ sở đào tạo và của các trƣờng đại học, cao đẳng đáp ứng với chƣơng trình, nội dung giảng dạy. + Đào tạo, bồi dƣỡng giáo viên, giảng viên phƣơng pháp giảng dạy mới, truyền đạt tích cực, chú trọng thực tế thực hành và xử lý các tình huống, phù hợp đối tƣợng giảng dạy. 90 + Kiện toàn tổ chức, biên chế, bổ sung lực lƣợng giáo viên, giảng viên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đào tạo. Những giải pháp nêu trên là rất cơ bản, thực hiện tốt các nhiệm vụ trên sẽ giải quyết cơ bản đƣợc vấn đề về chất lƣợng giáo viên đáp ứng yêu cầu ĐTN của tỉnh. Để đạt đƣợc mục tiêu và nhiệm vụ trên, cần thực hiện đồng bộ hệ thống các giải pháp, trong đó có những giải pháp đột phá về chế độ chính sách, đào tạo và bồi dƣỡng có ý nghĩa hết sức quan trọng. Việc cải cách về chế độ chính sách của tỉnh cần tập trung vào các vấn đề chủ yếu sau: Một là, về chế độ, chính sách đối với giáo viên ĐTN. Cần tiếp tục ban hành những chính sách, chế độ đối với giáo viên ĐTN mang tính đồng bộ nhằm khuyến khích, thu hút những ngƣời có tài, có đức làm giáo viên ĐTN, bao gồm: - Cải cách chế độ tiền lƣơng: xem xét cải cách chế độ tiền lƣơng cho giáo viên ĐTN theo hƣớng có tính đến đặc thù của nghề nghiệp, nhằm thu hút ngƣời có tài, có tâm huyết làm giáo viên ĐTN, cố gắng để giáo viên sống đƣợc với nghề. Đồng thời cần đề cập tới cả chế độ ƣu đãi đối với giáo viên ĐTN công tác ở các cơ sở ĐTN vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn. - Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn các ngạch viên chức giáo viên ĐTN và sắp xếp đội ngũ theo chức danh. Để sắp xếp giáo viên ĐTN theo chức danh, cần sớm xây dựng và ban hành tiêu chuẩn các ngạch viên chức giáo viên ĐTN. Tiêu chuẩn là cơ sở để xây dựng chƣơng trình bồi dƣỡng chuẩn hóa đội ngũ cũng nhƣ xác định nội dung đào tạo giáo viên ĐTN mới phù hợp với chuẩn trình độ. Đồng thời là cơ sở sắp xếp đội ngũ giáo viên ĐTN tạo nên cơ cấu trình độ hợp lý. 91 - Có chính sách tuyển dụng đặc thù theo hƣớng cử tuyển giáo viên ĐTN ở các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn. Nên có sự luân chuyển và đãi ngộ về vật chất để khuyến khích những ngƣời có trình độ chuyên môn cao cho công tác ĐTN nông thôn ở những nơi khó khăn của vùng. - Có chính sách khuyến khích và thu hút nghệ nhân, lao động có tay nghề cao, đã từng trực tiếp tham gia lao động, sản xuất có nguyện vọng làm giáo viên ĐTN để tham gia ĐTN tại các cơ sở ĐTN, các lớp ĐTN gắn với doanh nghiệp. - Xây dựng chính sách đào tạo giáo viên dạy nghề liên thông nhƣ đào tạo giáo viên dạy nghề từ công nhân kỹ thuật, đào tạo giáo viên dạy nghề từ những ngƣời đã có trình độ chuyên môn kỹ thuật, có nguyện vọng trở thành giáo viên dạy nghề. Hai là, về đào tạo đội ngũ giáo viên tƣơng lai cho các cơ sở ĐTN, cần tập trung giải quyết các vấn đề sau, theo từng loại hình cơ sở đào tạo: - Các trƣờng cao đẳng nghề có thế mạnh về cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy, đội ngũ giáo viên ĐTN tâm huyết, nhiệt tình và giàu kinh nghiệm. Cần tận dụng ƣu thế này trong việc phát triển đội ngũ giáo viên ĐTN, không chỉ cho bản thân các trƣờng cao đẳng nghề mà còn cho cả các cơ sở ĐTN khác. - Mở rộng mạng lƣới các cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng giáo viên ĐTN thông qua việc tiếp tục hình thành thêm các khoa sƣ phạm nghề tại một số trƣờng cao đẳng nghề, nhất là các trƣờng cao đẳng nghề mạnh. Các khoa sƣ phạm thuộc trƣờng cao đẳng nghề có nhiệm vụ chủ yếu: đào tạo phần sƣ phạm cho những ngƣời đã có trình độ chuyên môn kỹ thuật và có nguyện vọng làm giáo viên ĐTN. Bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm dạy nghề cho đội ngũ giáo viên ĐTN theo chƣơng trình khung chứng chỉ sƣ phạm dạy nghề, 92 bồi dƣỡng nâng cao kỹ năng nghề, bồi dƣỡng công nghệ mới, bồi dƣỡng về phƣơng pháp giảng dạy cho đội ngũ giáo viên ĐTN. Với việc đa dạng hóa đối tƣợng tuyển sinh và đổi mới hình thức đào tạo, bồi dƣỡng giáo viên ĐTN nhƣ trên mới có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu về số lƣợng giáo viên cho các cơ sở ĐTN. Hơn nữa, phát huy thế mạnh về cơ sở vật chất, trang thiết bị ĐTN của từng trƣờng cao đẳng nghề sẽ cho phép mở rộng ngành nghề đào tạo. - Bên cạnh việc phát huy sức mạnh nội lực để nâng cao chất lƣợng giáo viên ĐTN. Muốn theo kịp với trình độ các nƣớc trong khu vực và trên thế giới cần mở rộng quan hệ quốc tế, nâng cao số lƣợng giáo viên ĐTN đƣợc đi đào tạo và thực tập ở nƣớc ngoài với nguồn lực từ chƣơng trình mục tiêu quốc gia, học bổng do bạn giúp. Đặc biệt các ngành nghề mũi nhọn, các nghề mới mà Việt Nam chƣa có điều kiện để đào tạo giáo viên. Cần có sự tính toán khoa học, lựa chọn chính xác trong việc đƣa ngƣời đi đào tạo, bồi dƣỡng giáo viên ĐTN ở nƣớc ngoài từ ngân sách Nhà nƣớc. Những giáo viên này sau khi đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng sẽ trở thành những giáo viên, hạt nhân, truyền thụ lại những kiến thức đã đƣợc học cho các giáo viên khác. Hàng năm, cần lên kế hoạch chi tiết và dự trù kinh phí thực hiện việc đào tạo, bồi dƣỡng giáo viên ĐTN ở nƣớc ngoài. Ba là, về bồi dƣỡng, nâng cao chất lƣợng giáo viên ĐTN hiện có. Các giải pháp về đào tạo là để chuẩn bị đội ngũ giáo viên cho tƣơng lai. Hiện tại vẫn phải tiếp tục sử dụng đội ngũ giáo viên đƣơng chức. Họ vẫn là lực lƣợng chủ yếu để ĐTN trong vòng 10 năm tới, vì vậy phải có các giải pháp bồi dƣỡng kịp thời để họ đủ sức đáp ứng với nhu cầu về chất lƣợng ngày càng cao trong những năm tới. Để đạt đƣợc mục tiêu này cần phải thực hiện: - Bồi dƣỡng chuẩn hóa, bồi dƣỡng thƣờng xuyên và bồi dƣỡng nâng cao cho đội ngũ giáo viên ĐTN. 93 - Xây dựng các chƣơng trình bồi dƣỡng và cải tiến nội dung bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm dạy nghề cho giáo viên ĐTN. - Hiện nay, chúng ta chƣa xây dựng đƣợc đầy đủ các chƣơng trình bồi dƣỡng cho giáo viên ĐTN. Chƣơng trình bồi dƣỡng công nghệ mới chỉ có ở một số lĩnh vực chung. Cần sớm xây dựng và cải tiến các chƣơng trình để kịp thời triển khai công tác bồi dƣỡng cho đội ngũ giáo viên ĐTN để có thể đáp ứng nhu cầu giáo viên cho các cơ sở ĐTN. - Duy trì và đổi mới nội dung, hình thức các phong trào thi đua dạy tốt, học tốt; tổ chức hội thi, hội giảng các cấp, tạo ra phong trào thi đua nâng cao chất lƣợng giảng dạy. 3.2.4. Tăng hỗ trợ nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất từ ngân sách của tỉnh, Trung ương và huy động xã hội hóa đào tạo nghề cho lao động nông thôn  Tăng cƣờng hỗ trợ nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất từ ngân sách của tỉnh, Trung ƣơng Cần nhận thức rằng đầu tƣ cho giáo dục – đào tạo nói chung, ĐTN cho LĐNT nói riêng là đầu tƣ cho phát triển. Trong thời gian tới cần nâng tỷ lệ chi từ ngân sách Nhà nƣớc cho ĐTN nhằm từng bƣớc đầu tƣ hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị, máy móc phục vụ giảng dạy cho các cơ sở ĐTN theo hƣớng phù hợp với thực tế sản xuất của doanh nghiệp, yêu cầu của thị trƣờng lao động. Việc đầu tƣ cơ sở vật chất, máy móc, thiết bị phải đảm bảo phù hợp với quy mô, ngành nghề đào tạo, đủ về số lƣợng, đảm bảo về chất lƣợng và theo hƣớng tiên tiến, hiện đại. Mặc dù hiện nay ngân sách Nhà nƣớc vẫn giữ vai trò chủ đạo trong đầu tƣ phát triển ĐTN, nhƣng nguồn lực ngân sách là có giới hạn, cho nên việc đầu tƣ cần tập trung vào các cơ sở ĐTN, ngành nghề trọng điểm và các vùng còn nhiều khó khăn, ƣu tiên đầu tƣ đào tạo những ngành nghề phục vụ nhu 94 cầu thị trƣờng lao động tại địa phƣơng. Song song với việc đó, cần thực hiện đổi mới cơ chế quản lý về tài chính theo hƣớng phân cấp quản lý, trao quyền chủ động về tài chính và thực hiện chế độ công khai, minh bạch về tài chính. Bên cạnh đó, Nhà nƣớc cũng cần có giải pháp để huy động sự đóng góp của ngƣời học nghề thông qua học phí, có chính sách huy động sự đóng góp từ phía doanh nghiệp, ngƣời sử dụng LĐNT đã qua ĐTN; huy động sự đóng góp của các cá nhân, tổ chức khác trong xã hội nhằm phát triển sự nghiệp ĐTN cho LĐNT.  Huy động XHH đào tạo nghề cho lao động nông thôn XHH ĐTN là chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc để vận động các tổ chức, cá nhân và toàn xã hội tham gia vào sự phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo và ĐTN. Phát triển rộng rãi các hình thức hoạt động do các tập thể hoặc các cá nhân tiến hành trong khuôn khổ chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc; mở rộng các nguồn đầu tƣ, khai thác các tiềm năng về nhân lực, vật lực và tài lực trong xã hội; phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của nhân dân, tạo điều kiện cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo và ĐTN phát triển nhanh hơn, có chất lƣợng cao hơn. Thực hiện công bằng và bình đẳng về cơ hội hƣởng thụ, góp phần làm cho mọi ngƣời, mọi thành phần xã hội có cơ hội học nghề thƣờng xuyên, liên tục, suốt đời với những mục đích, yêu cầu và hình thức khác nhau. XHH ĐTN là một tƣ tƣởng chiến lƣợc, một bộ phận của đƣờng lối phát triển giáo dục đào tạo của Đảng và Nhà nƣớc. Khái niệm XHH đƣợc dùng trong nhiều lĩnh vực với nhiều ý nghĩa. XHH ĐTN là việc huy động nguồn lực của toàn xã hội tham gia vào lĩnh vực ĐTN để hình thành nền giáo dục nghề nghiệp trong xã hội. XHH ĐTN giúp huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội tham gia vào công tác ĐTN của tỉnh Kiên Giang. 95 Thực hiện chính sách khuyến khích XHH hoạt động ĐTN theo Nghị định 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích XHH đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trƣờng và Thông tƣ 135/2008/TT-BTC ngày 31/12/2008 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn thực hiện Nghị định 69/2008/NĐ-CP, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 401/QĐ-UBND về Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2011 – 2020, đẩy mạnh XHH trong công tác ĐTN cho ngƣời lao động trong tỉnh. Hiện nay, số lƣợng các cơ sở ĐTN trên địa bàn tỉnh còn ít, quy mô còn nhỏ, năng lực về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ giáo viên còn thiếu. Nhân lực đầu tƣ từ ngân sách Nhà nƣớc vẫn chiếm tỷ lệ rất cao trong cơ cấu tổng đầu tƣ cho ĐTN, chƣa huy động đƣợc hết tiềm năng của các tổ chức, cá nhân trong xã hội tham gia đầu tƣ vào lĩnh vực ĐTN. Để khắc phục tình trạng trên, đồng thời đáp ứng đƣợc yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển KT – XH của tỉnh trong thời gian tới cần phải tăng cƣờng nguồn lực đầu tƣ cho ĐTN và XHH là một chủ trƣơng đúng đắn và cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Để có thể huy động XHH ĐTN cho LĐNT, cần có một số giải pháp sau: - Tuyên truyền, phổ biến chủ trƣơng, chính sách XHH ĐTN đến các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể, địa phƣơng, các doanh nghiệp, các cơ sở ĐTN công lập, ngoài công lập và toàn xã hội để có sự nhận thức đúng đắn, đầy đủ, từ đó thu hút ngày càng nhiều lực lƣợng xã hội tham gia vào sự nghiệp XHH ĐTN, thu hút đƣợc nhiều nguồn lực tham gia vào công tác ĐTN. 96 - Không ngừng hoàn thiện các chính sách, pháp luật, nhất là các thủ tục hành chính, theo hƣớng đơn giản, tiện lợi và hỗ trợ tích cực cho các cơ sở ĐTN tƣ thục từ khi bắt đầu thành lập cũng nhƣ trong quá trình hoạt động. - Xây dựng các cơ chế, chính sách về đất đai, tín dụng, thuế, hỗ trợ đầu tƣ nhằm khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia vào ĐTN nhƣ thành lập cơ sở ĐTN tại doanh nghiệp, liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo, tham gia vào việc biên soạn, thẩm định các chƣơng trình đào tạo và thu nhận lao động sau khi đào tạo. - Nhà nƣớc cần xây dựng chính sách hỗ trợ, đầu tƣ cho các cơ sở đào tạo không phân biệt công lập hay tƣ thục khi mở các ngành đào tạo nặng nhọc, độc hại, các ngành đòi hỏi kỹ thuật cao, ngành nghề trọng điểm phục vụ phát triển KT – XH của tỉnh, ĐTN cho LĐNT. - Các chính sách về miễn, giảm học phí hay các chế độ chính sách dành cho học viên cần đƣợc thực hiện bình đẳng cho ngƣời học không phân biệt công lập hay tƣ thục. - Nhà nƣớc tiến hành đặt hàng đào tạo đối với các cơ sở ĐTN tƣ thục đã đƣợc kiểm định chất lƣợng. 3.2.5. Thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm vi phạm trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn Thanh tra, kiểm tra trong công tác ĐTN nhằm làm cho công tác này đảm bảo đƣợc trật tự kỹ cƣơng, tuân thủ đúng các quy định của pháp luật đối với ĐTN. Qua đó kịp thời đƣa ra các giải pháp khi có sự vi phạm, sai sót, hay kịp nhân rộng các mô hình hay, đề xuất khen thƣởng các cá nhân, tập thể tích cực trong công tác ĐTN cho LĐNT. Nhà nƣớc tăng cƣờng hoạt động thanh tra, kiểm tra việc thực hiện luật pháp, quy định về ĐTN, phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể, quần chúng, các hội nghề nghiệp trong việc giám sát các hoạt động ĐTN. Song 97 song đó cần thƣờng xuyên tuyên truyền, phổ biến các chính sách, pháp luật về ĐTN, luật khiếu nại – tố cáo, phòng chống tham nhũng cho các cán bộ làm công tác quản lý, cơ sở ĐTN, ngƣời lao động tham gia học nghề. Thƣờng xuyên kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên cả về số lƣợng, cơ cấu chất lƣợng. Đây là điều kiện bắt buộc đối với việc cho phép thành lập và hoạt động đối với các cơ sở ĐTN. Kiểm tra, giám sát thƣờng xuyên việc thực hiện nội dung, chƣơng trình đào tạo, việc kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo, cấp bằng nghề, chứng chỉ nghề. Kiểm tra việc chấp hành các quy định, thực hiện các chính sách của Nhà nƣớc về học phí, miễn giảm học phí cho các đối tƣợng. Tăng cƣờng việc thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng kinh phí đã đƣợc phân cấp trong hoạt động ĐTN cho LĐNT và kinh phí đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý và ĐTN cho LĐNT. Đặc biệt kiểm tra giám sát về các đối tƣợng hƣởng thụ lợi ích của đề án, trong đó chú ý đến lợi ích của cán bộ, giáo viên và lợi ích của ngƣời học. Sau khi thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, cần tiến hành sơ kết, tổng kết nhằm phân tích, đánh giá đúng thực trạng, những thuận lợi, cũng nhƣ khó khăn trong công tác ĐTN và quản lý ĐTN cho LĐNT. Từ đó đề xuất các bƣớc đi và giải pháp thích hợp. 3.2.6. Xây dựng và thực hiện quy chế phối hợp giữa cơ sở đào tạo nghề và doanh nghiệp sử dụng lao động nông thôn Tỉnh Kiên Giang có tốc độ đô thị hóa cao nên có nhu cầu về lao động có chất lƣợng cao lớn, đó là một thuận lợi cho hoạt động đào tạo nói chung, ĐTN cho LĐNT nói riêng. Tuy nhiên, ĐTN cho LĐNT của tỉnh vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của thực tiễn. Một trong các nguyên nhân của tình trạng 98 trên là chƣa có quy chế phối hợp giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp sử dụng LĐNT có trên địa bàn. Để giải quyết tình trạng trên, cần chú ý giải quyết một số vấn đề chủ yếu sau: Về phía cơ sở ĐTN: - Chủ động xác định số lƣợng nghề đào tạo, quy mô đào tạo trên cơ sở năng lực của cơ sở và nhu cầu của doanh nghiệp; chủ động xây dựng chƣơng trình đào tạo phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp. Đổi mới phƣơng pháp, quy trình đào tạo, lấy học sinh, ngƣời học nghề làm trung tâm và nhu cầu của doanh nghiệp làm định hƣớng đào tạo. - Có sự tham gia của doanh nghiệp trong quá trình đào tạo: trong Hội đồng nhà trƣờng; trong việc xây dựng chƣơng trình, biên soạn giáo trình; trong quá trình giảng dạy; kiểm tra, đánh giá kết quả học tập; phản hồi chất lƣợng “sản phẩm” đào tạo. - Dạy kiến thức nghề cho ngƣời lao động đã có kỹ năng nghề đƣợc đào tạo tại doanh nghiệp hoặc tích lũy đƣợc trong quá trình lao động, để đƣợc cấp phát văn bằng, chứng chỉ nghề. - Hình thành bộ phận quan hệ doanh nghiệp trong các cơ sở ĐTN để nắm bắt nhu cầu của doanh nghiệp và hợp tác với doanh nghiệp trong hoạt động đào tạo; đẩy mạnh việc ký hợp đồng đào tạo với doanh nghiệp, trong đó có quy định về lợi ích và trách nhiệm của ngƣời dạy, ngƣời học. Cơ sở ĐTN phải chủ động điều tra để có đƣợc thông tin về nhu cầu của doanh nghiệp (nghề, trình độ, mức độ kỹ năng) để tổ chức đào tạo phù hợp. - Thực hiện tƣ vấn nghề nghiệp cho ngƣời học. Về phía doanh nghiệp sử dụng LĐNT: - Doanh nghiệp phải có chiến lƣợc, kế hoạch phát triển nhân lực phù hợp với chiến lƣợc, kế hoạch sản xuất kinh doanh. 99 - Phát triển cơ sở ĐTN tại doanh nghiệp; đẩy mạnh ĐTN tại chỗ và bồi dƣỡng, nâng cao tay nghề cho ngƣời lao động. - Doanh nghiệp có trách nhiệm cung cấp thông tin cho cơ sở ĐTN về nhu cầu lao động (quy mô, cơ cấu ngành, nghề, trình độ đào tạo, kỹ năng nghề). - Tạo điều kiện cho học sinh các cơ sở ĐTN thực tập tại các thiết bị của doanh nghiệp; giáo viên ĐTN đƣợc đi thực tế tại doanh nghiệp. - Doanh nghiệp tham gia xây dựng tiêu chuẩn, kỹ năng nghề, thiết kế chƣơng trình và tham gia giảng dạy, đánh giá kết quả học tập của ngƣời học nghề; tham gia đánh giá kỹ năng nghề cho ngƣời lao động qua đào tạo. - Hỗ trợ cung cấp sản phẩm mới của doanh nghiệp cho cơ sở ĐTN làm thiết bị đào tạo. - Tổ chức đào tạo nghề tại doanh nghiệp với nhiều hình thức khác nhau cho những lao động tuyển mới chƣa qua ĐTN và nâng cao kỹ năng nghề; cấp chứng chỉ nghề cho ngƣời lao động. - Tạo điều kiện cho ngƣời lao động đƣợc học tập nâng cao trình độ. Về cơ chế chính sách: - Bổ sung cơ chế chính sách để huy động các doanh nghiệp tham gia ĐTN và phát triển cơ sở ĐTN tại doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có hoạt động ĐTN, các chi phí đào tạo đƣợc tính trong chi phí giá thành; đƣợc miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc đƣợc trích một phần thu nhập trƣớc thuế để thực hiện ĐTN. - Chính sách đối với ngƣời lao động qua ĐTN (tại cơ sở ĐTN tại doanh nghiệp) và tự nâng cao tay nghề trong quá trình làm việc. - Chính sách đối với ngƣời học những nghề đặc thù, nặng nhọc, độc hại khó tuyển dụng. 100 - Có chính sách đầu tƣ đặc biệt cho ĐTN để đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp về số lƣợng, chất lƣợng. - Có chính sách để tăng cƣờng các hoạt động tƣ vấn nghề nghiệp tại cơ sở ĐTN và tại doanh nghiệp, tạo điều kiện cho học viên lựa chọn nghề nghiệp phù hợp khi vào trƣờng; đồng thời những thông tin cần thiết về chỗ làm việc khi sắp tốt nghiệp. 101 Tiểu kết chƣơng 3 Xuất phát từ thực trạng ĐTN và công tác QLNN của tỉnh Kiên Giang đối với ĐTN cho LĐNT, luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn, vƣớng mắc để nâng cao hiệu quả công tác QLNN đối với ĐTN cho LĐNT trên địa bàn tỉnh. Trong quá trình thực hiện, cần vận dụng các giải pháp trên một cách đồng bộ, hợp lý và khoa học. Dựa trên thực tế của từng giai đoạn cụ thể để thực hiện những giải pháp đó một cách tích cực nhất. Kết quả công tác ĐTN cho LĐNT của tỉnh Kiên Giang từ năm 2011 – 2015 và định hƣớng đến năm 2020 là phát triển mạnh cả về quy mô và hiệu quả, chất lƣợng đào tạo nhằm tạo ra một đội ngũ công nhân kỹ thuật có trình độ tay nghề vững vàng, có khả năng tiếp cận với công nghệ sản xuất tiên tiến, thiết bị kỹ thuật hiện đại. Quan điểm xuyên suốt của Đảng và Nhà nƣớc để tăng cƣờng công tác QLNN về ĐTN cho LĐNT trong thời gian tới là phải quản lý theo hƣớng nhu cầu sử dụng của thị trƣờng lao động, đa dạng hóa các loại hình ĐTN; chuẩn hóa, XHH công tác ĐTN, đổi mới tƣ duy trong quản lý ĐTN; đổi mới chính sách, cơ chế quản lý, tổ chức bộ máy QLNN về ĐTN. Để tăng cƣờng công tác QLNN về ĐTN cho LĐNT tỉnh Kiên Giang cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau: tiếp tục hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch phù hợp với nhu cầu và thực tiễn về ĐTN cho LĐNT; hoàn thiện và tổ chức thực hiện hiệu quả chính sách ĐTN cho LĐNT; tiếp tục kiện toàn bộ máy QLNN và mạng lƣới cơ sở ĐTN; nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên ĐTN; tăng cƣờng hỗ trợ nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất, đẩy mạnh XHH ĐTN; thƣờng xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các vi phạm trong công tác ĐTN cho LĐNT; gắn kết chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong công tác ĐTN cho LĐNT. 102 Điều quan trọng hơn hết quyết định sự thành công của công tác QLNN đối với ĐTN cho LĐNT là sự vào cuộc, quyết tâm trong công tác chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền và sự đồng thuận của nhân dân trên toàn tỉnh. 103 KẾT LUẬN ĐTN cho LĐNT là hoạt động có vị trí, vai trò quan trọng đối với phát triển nguồn nhân lực, nâng cao tay nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời lao động, giảm nghèo nhanh và bền vững, góp phần phát triển KT – XH của tỉnh Kiên Giang. ĐTN là một trong những giải pháp đột phá của chiến lƣợc phát triển KT – XH nhằm phát triển nhanh đội ngũ nhân lực kỹ thuật trực tiếp, phục vụ sự nghiệp CNH – HĐH góp phần bảo đảm an sinh xã hội. Luận văn “Quản lý nhà nƣớc về ĐTN cho LĐNT trên địa bàn tỉnh Kiên Giang” đã đánh giá thực trạng công tác QLNN về ĐTN cho LĐNT và đƣa ra một số giải pháp nhằm hạn chế những tồn tại và nâng cao chất lƣợng QLNN về ĐTN cho LĐNT trên địa bàn tỉnh. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả rút ra một số kết luận chủ yếu sau: - Luận văn đã hệ thống đƣợc những lý luận cơ bản về nghề, ĐTN, ĐTN cho LĐNT; QLNN về ĐTN cho LĐNT; sự cần thiết phải có QLNN về ĐTN cho LĐNT; nội dung QLNN về ĐTN cho LĐNT. Đây là cơ sở khoa học để đề ra các giải pháp trong chƣơng 3. Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác QLNN về ĐTN cho LĐNT tại tỉnh Kiên Giang, tác giả có tham khảo kinh nghiệm quản lý, tổ chức thực hiện của một số địa phƣơng và quốc gia. Tuy nhiên, mỗi địa phƣơng, mỗi quốc gia đều có điều kiện, hoàn cảnh, thế mạnh riêng. Vì vậy, tác giả cần tiếp thu có chọn lọc để áp dụng cho phù hợp với điều kiện thực tế tại tỉnh Kiên Giang. - Để đánh giá thực trạng công tác QLNN về ĐTN cho LĐNT trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, luận văn đã đi sâu phân tích thực trạng công tác ĐTN cho LĐNT trên địa bàn; thực trạng công tác QLNN về ĐTN cho LĐNT của tỉnh từ năm 2012 – 2016. Luận văn đã phân tích một cách đầy đủ một số nội dung của QLNN về ĐTN cho LĐNT: ban hành và tổ chức thực hiện thể chế 104 và chính sách ĐTN cho LĐNT; Kiện toàn tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ QLNN về ĐTN cho LĐNT; Điều tra khảo sát nhu cầu và quy hoạch mạng lƣới các cơ sở ĐTN cho LĐNT; xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên ĐTN cho LĐNT; Hỗ trợ tài chính, trang thiết bị cho cơ sở ĐTN cho LĐNT; thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo vi phạm pháp luật về ĐTN cho LĐNT. Đây chính là cơ sở khoa học để luận văn đƣa ra những đánh giá cho công tác QLNN về ĐTN cho LĐNT trên địa bàn tỉnh Kiên Giang trong thời gian qua. - Công tác QLNN về ĐTN cho LĐNT của tỉnh Kiên Giang từ năm 2012 - 2016 đã đạt đƣợc nhiều kết quả đáng khích lệ: mạng lƣới cơ sở ĐTN đƣợc thành lập ngày càng nhiều và phân bố rộng khắp các huyện, thành phố; XHH ĐTN đã có bƣớc chuyển biến rõ rệt. Nhờ đó quy mô và chất lƣợng ĐTN LĐNT đƣợc nâng lên, LĐNT qua đào tạo đã nâng cao đƣợc tay nghề, tìm đƣợc việc làm, tăng thu nhập cho gia đình, đáp ứng nhu cầu nhân lực của các khu kinh tế, khu công nghiệp tại địa phƣơng. - Mặc dù công tác QLNN về ĐTN cho LĐNT của tỉnh Kiên Giang trong những năm qua đã đạt đƣợc nhiều kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều yếu kém. Việc ban hành, tổ chức thực hiện thể chế và chính sách ĐTN cho LĐNT còn thiếu thống nhất; công tác khảo sát, dự báo nhu cầu học nghề cho LĐNT thực hiện chƣa tốt, quy hoạch mạng lƣới các cơ sở ĐTN còn chƣa đƣợc đầu tƣ đúng mức; đội ngũ giáo viên tại các cơ sở ĐTN vừa thiếu, vừa yếu; đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị cho cơ sở ĐTN còn hạn chế, chƣa đầu tƣ cho các cơ sở ĐTN ngoài công lập; công tác thanh tra, kiểm tra giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về ĐTN nhìn chung còn ít. - Để công tác QLNN về ĐTN cho LĐNT đạt đƣợc mục tiêu đã đề ra, tác giả đã đƣa ra một số giải pháp nhằm giải quyết hạn chế cho các cơ quan 105 QLNN trong giai đoạn hiện nay. Các giải pháp tuy mang tính độc lập tƣơng đối về khả năng, phát huy tác dụng ở từng thời điểm, điều kiện cụ thể nhƣng lại có mối quan hệ, tác động qua lại, hỗ trợ, gắn kết với nhau. Việc phát huy tác dụng của các giải pháp trên phụ thuộc vào sự vận dụng nhuần nhuyễn, linh hoạt, đồng bộ một cách hợp lý vào thực tiễn công tác QLNN về ĐTN cho LĐNT trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Luận văn đƣợc thực hiện với sự cố gắng của bản thân tác giả và mong muốn góp phần vào đẩy mạnh công tác QLNN về ĐTN cho LĐNT trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Kết quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu hữu ích cho công tác quản lý ĐTN cho LĐNT của bản thân, đồng thời cũng góp phần vào sự nghiệp phát triển nguồn nhân lực, phục vụ tốt yêu cầu CNH – HĐH của tỉnh nhà./. 106 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Ngọc Ánh (2013), Quản lý nhà nước về dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, Luận văn Thạc sĩ Quản lý Hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội. 2. Ban Chấp hành Trung ƣơng (2008), Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Hà Nội. 3. Ban Chấp hành Trung ƣơng (2012), Chỉ thị số 19-CT/TW ngày 05/11/2012 Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dạy nghề cho lao động nông thôn, Hà Nội. 4. Ban Chấp hành Trung ƣơng (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Hà Nội. 5. Ban Chỉ đạo Trung ƣơng thực hiện Quyết định 1956 (2013), Sơ kết 3 năm (2010-2012) thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, nhiệm vụ năm 2013 và 3 năm (2013-2015), Hà Nội. 6. Phạm Quốc Bình (2008), Thực trạng công tác tổ chức trong quản lý nhà nước về dạy nghề ở Việt Nam, Tạp chí khoa học giáo dục, Hà Nội. 7. Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội – Tổng cục Dạy nghề (2010), Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ cán bộ quản lý dạy nghề, Nhà xuất bản tự điển bách khoa, Hà Nội. 8. Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội (2010), Công văn số 664/BLĐTBXH-TCDN ngày 09/3/2010 Về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch triển khai Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, Hà Nội. 107 9. Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội (2010), Thông tư số 30/2010/TT-BLĐTBXH ngày 29/9/2010 Quy định chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề, Hà Nội. 10. Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội (2011), Quyết định số 1582/QĐ-LĐTBXH ngày 02/12/2011 Về việc ban hành một số chỉ tiêu giám sát, đánh giá thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 theo Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội. 11. Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội (2011), Thông tư số 42/2011/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2011 Quy định về quy trình thực hiện kiểm định chất lượng dạy nghề, Hà Nội. 12. Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội – Bộ Nội vụ – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Bộ Công thƣơng – Bộ Thông tin và Truyền thông (2012), Thông tư liên tịch số 30/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV- BNN&PTNT-BCT-BTTT ngày 12/12/2012 Hướng dẫn trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, Hà Nội. 13. Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội (2015), Thông tư số 40/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 Quy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ và chế độ làm việc của nhà giáo dạy trình độ sơ cấp, Hà Nội. 14. Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội (2015), Thông tư số 41/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 Quy định chuẩn về sử dụng, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao đối với nhà giáo dạy trình độ sơ cấp, Hà Nội. 108 15. Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội (2015), Thông tư số 43/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 Quy định về đào tạo thường xuyên, Hà Nội. 16. Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội (2016), Công văn số 1046/LĐTBXH-TCDN ngày 01/4/2016 Báo cáo sơ kết 6 năm thực hiện Đề án 1956, Hà Nội. 17. Bộ Tài chính – Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội (2010), Thông tư liên tịch số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/7/2010 Hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” ban hành theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội. 18. Bộ Tài chính – Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội (2012), Thông tư liên tịch số 128/2012/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 09/8/2012 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 112/2010/TTLT-BTC- BLĐTBXH ngày 30/7/2010 hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội. 19. Chính phủ (2008), Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 Về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường, Hà Nội. 20. Chính phủ (2008), Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 Ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Hà Nội. 21. Chính phủ (2009), Nghị định số 70/2009/NĐ-CP ngày 21/8/2009 Quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về dạy nghề, Hà Nội. 109 22. Chính phủ (2009), Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 Phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, Hà Nội. 23. Chính phủ (2012), Quyết định số 630/QĐ-TTg ngày 29/5/2012 Phê duyệt chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011 – 2020, Hà Nội. 24. Chính phủ (2014), Nghị định số 59/2014/NĐ-CP ngày 16/6/2014 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường, Hà Nội. 25. Chính phủ (2015), Nghị định số 48/NĐ-CP ngày 15/5/2015 Quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục nghề nghiệp, Hà Nội. 26. Chính phủ (2015), Quyết định số 971/QĐ-TTg ngày 01/7/2015 Sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, Hà Nội. 27. Chính phủ (2015), Quyết định số 46/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 Quy định về chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng, Hà Nội. 28. Chính phủ (2015), Nghị định số 113/NĐ-CP ngày 09/11/2015 Quy định phụ cấp đặc thù, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, Hà Nội. 29. Nguyễn Bá Dƣơng (1999), Tâm lý học quản lý dành cho người lãnh đạo, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 30. Nguyễn Văn Đại (2010), Vấn đề đào tạo nghề cho lao động nông thôn, Đề tài cấp Bộ mã số CB 2009 - 02 - BS, Hà Nội. 110 31. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 32. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội 33. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 34. Học viện Hành chính (2011), Tài liệu bồi dưỡng về Quản lý hành chính nhà nước (Chương trình chuyên viên), Phần II Hành chính nhà nước và công nghệ hành chính, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 35. Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang (2010), Nghị quyết số 149/2010/NQ-HĐND ngày 10/12/2010 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Về việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2011 – 2015 và định hướng đến năm 2020, Kiên Giang. 36. Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang (2016), Nghị quyết số 43/2016/NQ-HĐND ngày 01/8/2016 Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2016-2020, Kiên Giang. 37. Trần Thị Minh Ngọc (2010), Việc làm của nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2020, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 38. Trần Xuân Nhất (2013), Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động ở khu vực nông thôn (Từ thực tiễn tỉnh Vĩnh Long), Luận văn Thạc sĩ Quản lý Hành chính công, Học viện Hành chính Quốc Gia, Hà Nội. 39. Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật Dạy nghề, Hà Nội. 40. Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật Giáo dục nghề nghiệp, Hà Nội. 111 41. Sở Lao động – Thƣơng binh và Xã hội tỉnh Kiên Giang (2016), Đề án số 1239/LĐTBXH-ĐA ngày 09/8/2016 Đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2016 – 2020 tỉnh Kiên Giang, Kiên Giang. 42. Tổng cục Dạy nghề (2008), Định hướng nghề nghiệp và việc làm, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 43. Tổng cục Dạy nghề (2015), Tài liệu bồi dưỡng quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp, Hà Nội. 44. Nguyễn Đức Tĩnh (2010), Quản lý nhà nước về đầu tư phát triển đào tạo nghề ở Việt Nam, Nhà xuất bản Dân trí, Hà Nội. 45. Từ điển bách khoa toàn thƣ Wikipedia. 46. Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang (2011), Quyết định số 347/QĐ- UBND ngày 29/01/2011 Về phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020 tỉnh Kiên Giang, Kiên Giang 47. Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang (2014), Kế hoạch số 106/KH- UBND ngày 11/11/2014 Đào tạo lao động có tay nghề làm việc tại các khu, cụm công nghiệp và khu du lịch đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, Kiên Giang. 48. Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang (2016), Quyết định số 1817/QĐ- UBND ngày 15/8/2016 Về việc phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2016-2020 tỉnh Kiên Giang, Kiên Giang. 49. Viện nghiên cứu khoa học dạy nghề (2011), Mô hình dạy nghề và giải quyết việc làm cho lao động ở khu vực chuyển đổi mục đích sử dụng đất, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội. 112 PHỤ LỤC 1 DANH MỤC NGHỀ ĐÀO TẠO CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỈNH KIÊN GIANG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 TT Nghề đào tạo Thời gian thực học (giờ) A. Nghề nông nghiệp I Dạy nghề thƣờng xuyên 01 Nhóm nghề trồng trọt Từ 100 – 188 02 Nhóm nghề nuôi trồng thủy sản Từ 100 – 188 03 Nhóm nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm Từ 100 – 188 04 Nghề dƣợc lý thú y thủy sản 276 II Trình độ sơ cấp 01 Nhóm nghề cơ khí, sửa chữa 540 02 Nhóm nghề sản xuất chế biến 540 03 Nhóm nghề mua bán, quản lý nông nghiệp – thủy sản 540 04 Nhóm nghề trồng cây ăn quả 540 05 Nghề nuôi ong mật 540 06 Nhóm nghề đánh bắt thủy sản xa bờ, điều khiển tàu cá, thuyền trƣởng, máy trƣởng tàu cá hạng tƣ 540 B. Nghề phi nông nghiệp I Dạy nghề thƣờng xuyên 01 Nhóm nghề điện, điện tử, cơ khí, sửa chữa Từ 100 – 188 02 Nhóm nghề đan lát, thủ công mỹ nghệ Từ 100 – 188 03 Nghề sản xuất gạch theo công nghệ Tuynel 188 04 Nghề may công nghiệp Từ 188 – 364 05 Trang điểm, thẩm mỹ 276 06 Nghề lắp đặt bảng hiệu, sửa chữa vận hành thiết bị điện 276 07 Nhóm nghề pha chế thức uống, nghiệp vụ buồng, bàn 276 II Trình độ sơ cấp 01 Nhóm nghề xây dựng 540 02 Nhóm nghề hàn, tiện, sửa chữa động cơ, xe máy 540 03 Nhóm nghề sửa chữa hệ thống tín hiệu, đèn chiếu sáng, hệ thống lạnh xe ô tô, hệ thống lạnh gia đình 540 04 Nghề giúp việc nhà 540 05 Nhóm nghề kỹ thuật nấu ăn, nghiệp vụ lễ tân, hƣớng dẫn du lịch, phục vụ buồng, bàn 540 06 Nhóm nghề khảm trai hoa văn, đan, móc thủ công tinh xảo 540 07 Nhóm nghề kinh doanh sản phẩm nông nghiệp, quản lý điện nông thôn 540 08 Nhóm nghề sửa chữa, lắp đặt mạng, cấp thoát nƣớc, điện nội thất, công trình thủy lợi, sửa chữa điện, điện tử, sửa chữa điện tàu biển 540 09 Nhóm nghề sơ chế và bảo quản sản phẩm cây công nghiệp, cây lƣơng thực, bảo quản hoa màu 540 10 Nhóm nghề cắt may và trang điểm thẩm mỹ 540 11 Nghề in lụa 540 12 Nghề vệ sĩ 540 13 Nghề sửa chữa điện thoại di động 716 14 Nhóm nghề sửa chữa, bảo trì hệ thống lạnh, sửa chữa cơ điện nông thôn, sửa chữa điện, điện tử chuyên sâu 716 15 Nghề kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật và thú y 716 16 Nghề chăm sóc da 716 17 Nhóm nghề sửa chữa máy nông nghiệp 716 18 Nhóm nghề gia công thành phẩm từ gỗ 716 113 19 Nghề sửa chữa thiết bị may gia đình 804 20 Thiết kế tạo mẫu tóc 892 21 Thủ công mỹ nghệ từ gỗ 1.068 114 PHỤ LỤC 2 KẾT QUẢ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỈNH KIÊN GIANG GIAI ĐOẠN 2012 – 2016 T T Lĩnh vực đào tạo Số ngƣời đƣợc học nghề Hiệu quả sau học nghề Tổng số Nữ Đối tƣợng 1 Đối tƣợng 2 Đối tƣợng 3 Tổng số ngƣời đã học xong Tổng số ngƣời có việc làm Đƣợc doanh nghiệp / đơn vị tuyển dụng Đƣợc doanh nghiệp / đơn vị bao tiêu sản phẩm Tự tạo việc làm Thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp Thuộc hộ thoát nghèo Số ngƣời có thu nhập khá Số ngƣời thực tế thuộc đối tƣợng 1 Ngƣời có công với cách mạng Ngƣời dân tộc thiểu số Ngƣời thuộc hộ nghèo Ngƣời thuộc hộ bị thu hồi đất Ngƣời khuyết tật Ngƣời thuộc hộ cận nghèo LĐNT khác Tổng số 55.034 27.241 20.175 1.867 15.101 2.843 168 197 2.812 32.047 55.034 46.230 3.578 1.643 40.346 663 540 2.654 Nông nghiệp 32.942 11.522 13.155 1.275 9.684 2.061 66 69 1.776 15.045 29.976 26.395 707 465 24.845 378 303 1.567 Phi nông nghiệp 24.250 15.719 7.020 592 5.417 781 102 128 1.036 17.002 25.058 19.835 2.871 1.178 15.501 285 237 1.067 1 Năm 2012 11.104 5.695 4.613 407 3.178 934 67 27 845 5.646 11.104 8.442 992 0 7.418 32 320 184 Nông nghiệp 9.310 2.481 3.341 246 2.402 667 7 19 611 2.392 6.344 5.065 348 0 4.704 13 192 110 Phi nông nghiệp 3.952 3.214 1.272 161 776 267 60 8 234 3.254 4.760 3.377 644 0 2.714 19 128 74 2 Năm 2013 12.461 5.928 4.048 407 2.900 684 25 32 574 7.839 12.461 10.621 366 366 9.555 334 70 281 Nông nghiệp 5.847 2.155 2.708 303 1.910 473 6 16 368 2.771 5.847 5.428 259 26 5.022 121 30 113 Phi nông nghiệp 6.614 3.773 1.340 104 990 211 19 16 206 5.068 6.614 5.193 107 340 4.533 213 40 148 3 Năm 2014 10.493 5.638 3.790 336 2.894 507 39 14 615 6.088 10.493 8.918 337 428 8.151 2 70 250 Nông nghiệp 5.724 2.157 2.574 225 1.964 352 24 9 314 2.836 5.724 4.865 60 0 4.803 2 40 172 Phi nông nghiệp 4.769 3.481 1.216 111 930 155 15 5 301 3.252 4.769 4.053 277 428 3.348 0 30 78 4 Năm 2015 10.415 4.931 3.711 347 2.933 348 13 70 363 6.341 10.415 9.061 964 333 7.628 136 33 923 Nông nghiệp 6.115 2.398 2.304 233 1.769 276 10 16 216 3.595 6.115 5.596 6 127 5.348 115 12 552 Phi nông nghiệp 4.300 2.533 1.407 114 1.164 72 3 54 147 2.746 4.300 3.465 958 206 2.280 21 21 371 5 Năm 2016 10.561 5.049 4.013 370 3.196 370 24 54 415 6.133 10.561 9.188 919 516 7.594 159 47 1.016 Nông nghiệp 5.946 2.331 2.228 268 1.639 293 19 9 267 3.451 5.946 5.441 34 312 4.968 127 29 620 Phi nông nghiệp 4.615 2.718 1.785 102 1.557 76 5 45 148 2.682 4.615 3.747 885 204 2.626 32 18 396

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_dao_tao_nghe_cho_lao_dong_nong.pdf
Luận văn liên quan