Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận, khoa học về quản lý nhà nước về đất đai và
quản lý nhà nước về đất đai tại các LTQD, luận giải những nội dung như khái niệm về
quản lý đất đai nói chung và quản lý đất đai tại các LTQD nói riêng; vai trò của quản lý
nhà nước về đất đai, khái niệm nguyên tắc và các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước95
về đất đai tại các LTQD. Trên cơ sở đó, rút ra những vấn đề cần nghiên cứu cho quản lý
nhà nước về đất đai tại các LTQD trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk.
Hai là, phân tích các yếu tố về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội tác động đến quản
lý nhà nước về đất đai tại các LTQD trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk; đánh giá thực trạng quản
lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk nói chung và tại các LTQD nói riêng;
thực trạng quản lý, sử dụng đất tại chính các lâm trường quốc doanh. Đánh giá thực trạng
quản lý nhà nước của các LTQD giai đoạn 2011-2015 về kết quả đạt được, những tồn tại
hạn chế, nguyên nhân của những tồn tại hạn chế.
Ba là, đưa ra định hướng nhằm hoàn hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai tại
các LTQD trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk; đưa ra nhóm giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện,
tăng cường quản lý đất đai tại các LTQD trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk. nêu ra các giải pháp,
kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương tới địa phương; cũng như đối
với các lâm trường quốc doanh nhằm tăng cường việc quản lý, sử dụng đất tại các LTQD
một cách tiết kiệm, hiệu quả theo đúng chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của
Nhà nước.
Trong quá trình viết Luận văn, mặc dù tác giả đã rất cố gắng nhưng do khả năng và
thời gian còn hạn chế, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tác giả rất mong
nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô giáo, quý độc giả để Luận văn được
hoàn thiện hơn.
107 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 668 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về đất đai tại các lâm trường quốc doanh trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ụng đất.
+ Việc quản lý, sử dụng đất đai của các Công ty lâm nghiệp nhìn chung đúng mục
đích và đã được UBND tỉnh giao đất (đất rừng phòng hộ), cho thuê đất (thuê đất rừng sản
xuất) và cấp GCNQSD đất theo quy định của Luật đất đai năm 2003; hiện tại diện tích đất
73
rừng phòng hộ do không thuộc đối tượng phải thực hiện nghĩa vụ tài chính nên các Công
ty đã nhận GCNQSD đất; còn diện tích đất rừng sản xuất, đất sản xuất nông nghiệp phải
chuyển sang hình thức thuê đất theo Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 của
Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước, cơ quan thẩm quyền đã xác lập Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng các Công ty không đến nhận Giấy chứng nhận và
ký hợp đồng thuê đất với nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân do khó khăn về tài
chính, không có điều kiện thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước.
+Theo yêu cầu diện tích bàn giao cho địa phương phải được thống kê chi tiết từng
loại đất và hồ sơ địa chính gồm: điạ chỉ thửa đất, lô, khoảnh, tiểu khu; đơn vị hành chính;
đối tượng sử dụng (giao khoán, giao đất, lấn chiếm,..). Tuy nhiên, do không có kinh phí
đo đạc lập bản đồ địa chính, nên khi bàn giao quỹ đất này vể địa phương quản lý vẫn chưa
cấp GCNQSDĐ cho dân theo quy định và đưa công tác quản lý này vào nề nếp và theo
quy định của pháp luật.
- Nguyên nhân chủ quan
+ Trong thời gian dài, hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty lâm nghiệp thấp, tài
nguyên rừng, đất đai bị xâm hại nhưng chưa được tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và phối hợp
xử lý kịp thời.
+ Việc triển khai xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất, quản lý bảo vệ rừng
nhằm thực hiện phương án sắp xếp, đổi mới lâm trường chưa tập trung giải quyết đồng
thời với cơ chế hoạt động, phương án kinh doanh, tài chính, tín dụng của Công ty lâm
nghiệp;
+ Một số chính sách pháp luật liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất đai nói chung
và quản lý sử dụng đất đai nông lâm trường nói riêng chậm được ban hành hoặc chậm
được điều chỉnh sửa đổi (đến năm 2013, mới sửa đổi được những bất cập của Luật Đất
đai 2003); Luật đất đai chưa có quy định, chế tài riêng, cụ thể để điều chỉnh về đất đai tại
các nông lâm trường trong đó có lâm trường quốc doanh; hiện tại các quy định đều rất
chung chung rất khó thực hiện trên thực tế.
74
+ Nhận thức của một bộ phận cán bộ, kể cả cán bộ lãnh đạo, quản lý và nhân dân về
vai trò, vị trí, tầm quan trọng của LTQD, các công ty lâm nghiệp còn hạn chế. Hiện đang
có những băn khoăn về vai trò và sự tồn tại của các doanh nghiệp lâm nghiệp với quy mô
và diện tích quản lý sử dụng đất đai của Nhà nước giao như thế nào cho hiệu quả; giải
pháp để sắp xếp, đổi mới thực sự đối với các công ty lâm nghiệp.
+ Việc giao đất cho các LTQD trước đây không cụ thể, không được đo đạc, xác định
ranh giới trên thực địa; nhiều trường hợp chỉ khoanh vẽ trên bản đồ độ chính xác thấp,
dẫn đến giao đất chồng lấn lên đất của nhiều tổ chức, cá nhân khác đang sử dụng, đặc biệt
là tại địa bàn của các công ty lâm nghiệp quản lý rừng tự nhiên; hồ sơ đất đai của các
nông, lâm trường chưa được lập và lưu trữ đầy đủ, chặt chẽ là những nguyên nhân cơ bản
của tình trạng giao đất chồng lấn, tranh chấp, lấn chiếm đất đai giữa các lâm trường với
người dân ở địa phương.
+ Sự chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra của các cấp các ngành từ TW đến tỉnh chưa sâu sát,
thiếu quyết liệt, chậm phát hiện, hoặc phát hiện được tình hình nhưng chưa có biện pháp,
chế tài phù hợp để quy trách nhiệm, xử lý những vi phạm của đơn vị và địa phương buông
lỏng quản lý, sử dụng đất đai, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có các vi phạm pháp luật về
quản lý, sử dụng đất đai.
+ Chính quyền các cấp nơi có LTQD còn buông lỏng trách nhiệm quản lý đất đai;
chưa quan tâm đúng mức đến việc thực hiện rà soát, kiểm kê, theo dõi biến động đất đai
thường xuyên; chưa quan tâm phối hợp với doanh nghiệp trong quá trình sắp xếp, đổi mới
lâm trường quốc doanh trên địa bàn; nhất là việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất, đánh giá hiệu quả sử dụng đất, thu hồi đất sử dụng sai mục đích, không hiệu
quảcòn hạn chế, thiếu quyết liệt; công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử
lý các các tranh chấp, vi phạm pháp luật đất đai chưa thường xuyên, chưa kịp thời. Nhiều
nơi chính quyền địa phương còn phó mặc cho lâm trường, công ty lâm nghiệp tự giải
quyết các tranh chấp, vi phạm pháp luật đất đai.
75
+ Việc quản lý, sử dụng đất đai của các lâm trường lỏng lẻo, thiếu kiểm tra việc thực
hiện các hình thức khoán, thiếu đầu tư từ lâm trường, dẫn đến tình trạng lâm trường mất
dần khả năng quản lý đất đai được giao. Đội ngũ cán bộ quản lý của các doanh nghiệp
chưa đáp ứng được yêu cầu của cơ chế mới, còn tư tưởng ỷ lại trông chờ vào Nhà nước,
không tích cực chuyển đổi nội dung và phương thức hoạt động cho phù hợp với cơ chế thị
trường.
+ Điều kiện kinh phí của Nhà nước từ Trung ương tới tỉnh và các lâm trường còn
nhiều khó khăn nên việc đầu tư kinh phí để thực hiện nhiệm vụ rà soát đất đai, quy hoạch
sử dụng đất, đo đạc, cắm mốc ranh giới, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất cho các lâm trường còn hạn chế.
+ Khó khăn về tài chính tín dụng:
Công ty lâm nghiệp được thành lập với mục tiêu chủ yếu là quản lý bảo vệ và kinh
doanh rừng sản xuất, nhưng không được tự chủ khai thác gỗ theo phương án kinh doanh.
Diện tích rừng chưa được xác định giá trị để giao vốn cho doanh nghiệp. Việc vay vốn
của ngân hàng thương mại để trồng rừng sản xuất rất khó khăn (lãi suất vay cao, thời hạn
vay ngắn trong khi chu kỳ sản xuất dài). Phần lớn Công ty lâm nghiệp có cơ sở vật chất
nghèo nàn, thiếu vốn trầm trọng, vốn vay ngân hàng hầu như không tiếp cận được vì
không có tài sản thế chấp. Tình trạng này kéo dài nhiều năm đã đặt doanh nghiệp vào
hoàn cảnh hết sức khó khăn vì có đất, có lao động nhưng không phát triển được sản xuất
dẫn đến việc sử dụng đất đai không đúng quy định và kém hiệu quả. Khi xây dựng
phương án sắp xếp, đổi mới các doanh nghiệp đều xây dựng phương án đề nghị bổ sung
vốn nhưng không được đáp ứng.
Nguồn kinh phí quản lý bảo vệ diện tích rừng sản xuất là rừng tự nhiên không
được khai thác gỗ, các doanh nghiệp lâm nghiệp phải tự cân đối theo nguồn thu của đơn
vị và tính theo định mức bình quân chi phí bảo vệ rừng là 200.000 đồng/1ha/năm, không
thể có đủ tiền để trả lương và chi phí khác.
+Về cơ chế khoán:
76
Từ khi thành lập lâm trường quốc doanh được giao quản lý sử dụng diện tích đất
lớn, không phải trả tiền thuê đất nhưng không có vốn đầu tư, năng lực tự tổ chức sản xuất
yếu kém, thực hiện khoán không đúng đối tựơng, khoán chưa tính đến giá trị quyền sử
dụng đất, nhiều đơn vị sử dụng không đúng mục đích, cho thuê, liên doanh liên
kết...không đúng nên chưa đánh giá được hiệu quả sử dụng đất.
+ Về sản xuất kinh doanh
Các Công ty lâm nghiệp rất khó khăn trong sản xuất kinh doanh và bộc lộ nhiều
nhược điểm trong công tác quản lý rừng, điều hành hoạt động theo mô hình truyền thống,
chưa có đổi mới. Các Công ty lâm nghiệp chủ yếu thực hiện công tác quản lý bảo vệ
rừng là chính, nguồn thu chủ yếu của các Công ty Lâm nghiệp vẫn là tiền bán gỗ được
khai thác từ rừng tự nhiên theo kế hoạch hàng năm và nguồn ngân sách Nhà nước hổ trợ;
Trong những năm gần đây, một số Công ty lâm nghiệp không có chỉ tiêu khai thác gỗ
hằng năm nên ảnh hưởng rất lớn đến nguồn vốn hoạt động chi trả lương và hiệu quả sản
xuất kinh doanh thấp, thua lỗ.
Tiểu kết Chương 2
Qua nghiên cứu tìm hiểu thực tế tại Chương 2, tác giả đã tập trung phân tích những
nội dung khoa học chủ yếu sau:
Một là, phân tích các yếu tố về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội tác động đến quản
lý nhà nước về đất đai tại các LTQD trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk.
Hai là, phân tích thực trạng quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk
nói chung và tại các LTQD nói riêng; thực trạng quản lý, sử dụng đất tại chính các lâm
trường quốc doanh khi thực hiện Nghị Quyết 28 và Phương án sử dụng đất của các Công
ty lâm nghiệp khi thực hiện Nghị Quyết 30 của Bộ Chính trị.
Ba là, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước của các LTQD giai đoạn 2011-2015 về
kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế, nguyên nhân của những tồn tại hạn chế. Những
nội dung khoa học trên là căn cứ thực tế cho việc đề ra các giải pháp hoàn thiện ở chương
sau.
77
Chương 3
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT
ĐAI TẠI CÁC LÂM TRƯỜNG QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK
3.1. Định hướng chung về quản lý nhà nước về đất đai tại các lâm trường quốc
doanh
Theo tác giả để làm tốt công tác quản lý nhà nước về đất đai, nâng cao hiệu quả,
tăng cường công tác quản lý về đất đai tại các lâm trường quốc doanh phải kết hợp quán
triệt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước gắn với xây dựng, hoàn
thiện và phê duyệt, thực hiện tốt phương án sắp sếp đổi mới hoạt động sản xuất kinh
doanh (trong đó có Phương án sử dụng đất) của các LTQD theo tinh thần Nghị quyết 30-
NQ/TW, ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị và Nghị định số 118/2014/NĐ-CP, ngày
17/12/2014 của Chính phủ. Đảm bảo các LTQD sau khi được sắp xếp, đổi mới theo
phương án được duyệt, đặc biệt là từ phương án sử dụng đất có thể hoạt động sản xuất
kinh doanh hiệu quả, mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, góp phần đảm bảo cho
doanh nghiệp hoạt động tốt, ngày càng phát triển, nâng cao đời sống tinh thần và vật chất
cho cán bộ, công nhân viên của các LTQD và người dân sống gần các lâm trường, hưởng
lợi từ việc sử dụng đất từ các lâm trường, góp phần cùng với Chính quyền địa phương
phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh trên địa bàn.
3.2. Những giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về đất đai tại các lâm
trường Quốc doanh
3.2.1. Giải pháp về hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật về đất đai
Hiện nay, hệ thống văn bản pháp luật về đất đai còn nhiều bất cập, do đó cần chỉnh
sửa, bổ sung Luật đất đai 2013 cho phù hợp với thực tế. Do một số nguyên nhân sau:
- Thứ nhất, Luật Đất đai năm 2013 chưa có quy định đề cập trực tiếp đến việc quản
lý và sử dụng đất nông, lâm trường. Các quy định về quản lý và sử dụng loại đất này lại
chỉ được ban hành ở các văn bản có giá trị pháp lý thấp hơn như Nghị định, Quyết định
cho thấy dường như đất nông lâm trường chưa được các nhà làm luật coi trọng.
78
- Thứ hai, hệ thống pháp luật về quản lý và sử dụng đất nông, lâm trường có thể nói
“vừa thừa lại vừa thiếu”. Điều này được lý giải như sau: Đã có 2 nghị quyết của Đảng
cùng gần 60 văn bản quy phạm pháp luật được ban hành liên quan đến quản lý nông, lâm
trường quốc doanh. Điều này khó tránh khỏi sự chồng chéo, thiếu đồng bộ, thống nhất
trong nội dung một số quy định của các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử
dụng đất nông, lâm trường.
Bởi lẽ, chúng được ban hành bởi nhiều bộ, ngành khác nhau. Hơn nữa, với một khối
lượng văn bản quy phạm pháp luật khá lớn như vậy sẽ gây khó khăn cho việc triển khai
thi hành do các cơ quan thực thi phải sưu tầm, tra cứu, tìm hiểu, nắm bắt về nội dung các
quy định; Mặc dù có nhiều văn bản quy phạm pháp luật đề cập đến việc quản lý và sử
dụng đất nông, lâm trường, song vấn đề này được lồng ghép trong các quy định về sắp
xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các nông, lâm trường quốc doanh mà
chưa có một văn bản quy phạm pháp luật quy định trực tiếp về quản lý và sử dụng đất tại
các nông lâm trường.
-Thứ ba, Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành chậm thể chế
hóa quan điểm của Đảng về quản lý và sử dụng đất nông, lâm trường được thể hiện trong
Nghị quyết số 30-NQ/TW. Điều này có nghĩa là Nghị quyết số 30-NQ/TW đề cập một
cách có hệ thống và toàn diện quan điểm của Đảng về quản lý và sử dụng đất nông, lâm
trường từ việc rà soát, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất phù hợp với nhiệm vụ sản xuất,
kinh doanh của các công ty nông, lâm nghiệp; đo đạc, lập bản đồ địa chính, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, thuê đất hoặc giao đất; hình thức sử dụng đất; rà soát lại
đối tượng sử dụng đất, diện tích của từng đối tượng đang sử dụng để thực hiện giao lại
hoặc cho thuê đến việc tiếp tục xử lý các trường hợp đất cho thuê, cho mượn, đất bị lấn
chiếm, tranh chấp, đất liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư; đất giao khoán, đất ở, đất kinh
tế hộ gia đình. Trong khi đó, Luật Đất đai năm 2013 và Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy
định rất khái quát, chủ yếu mang tính nguyên tắc về quản lý và sử dụng loại đất này. Còn
thiếu các quy định cụ thể, rõ ràng về vấn đề đo đạc, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng
79
nhận quyền sử dụng đất nông, lâm trường; về cơ chế xử lý các trường hợp đất nông, lâm
trường được cho thuê, cho mượn hoặc bị lấn chiếm, tranh chấp... Điều này được giải thích
bởi nguyên nhân là Luật Đất đai năm 2013 và Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ra đời trước,
trong khi đó, Nghị quyết số 30-NQ/TW được ban hành sau nên chưa thể thể chế hóa được
các quan điểm, chủ trương của Đảng về quản lý và sử dụng đất nông, lâm trường. Chính
vì vậy, dường như chúng ta còn thiếu cơ chế pháp lý đồng bộ, cụ thể về quản lý và sử
dụng đất nông, lâm trường. Hơn nữa, việc không có quy định cụ thể, rõ ràng về nguồn
vốn sử dụng vào việc rà soát, đo đạc, lập hồ sơ và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
đã khiến cho quản lý và sử dụng đất nông, lâm trường không đi vào nền nếp do thiếu cơ
sở pháp lý để xác định tính hợp pháp của quyền sử dụng loại đất này.
Thứ tư, do thiếu quy định cụ thể về vấn đề rà soát quy hoạch sử dụng đất nông, lâm
trường và điều chỉnh phần đất nông, lâm trường dôi dư, sử dụng lãng phí, kém hiệu quả
để giao lại cho đồng bào địa phương sử dụng đã làm nảy sinh một số mâu thuẫn như: (i)
Các nông, lâm trường quốc doanh được Nhà nước giao quản lý và sử dụng diện tích đất
rất lớn lên đến hàng vạn hecta nhưng sử dụng không hợp lý, lãng phí, kém hiệu quả, bỏ
hoang hoặc sang nhượng, cho tổ chức, cá nhân thuê hay để lấn chiếm; trong khi đó,
đồng bào địa phương (đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ) lại thiếu đất hoặc
không có đất sản xuất; (ii) Một số nông, lâm trường quốc doanh rà soát diện tích đất đai
đang quản lý và sử dụng và giao lại một phần đất sử dụng kém hiệu quả, bỏ hoang hóa
cho đồng bào địa phương, song diện tích đất này nằm ở xa đường giao thông, không
thuận lợi cho việc đi lại, tưới tiêu hoặc chất lượng đất xấu khiến cho bà con không thể
canh tác được. Điều này gây ra bất bình, mâu thuẫn giữa nông, lâm trường với bà con địa
phương
Từ những lí do trên, việc nghiên cứu, sửa đổi Luật đất đai 2013 và chính sách quản
lý về đất đai tại các lâm trường quốc doanh là điều hết sức cấp thiết hiện nay.
3.2.2. Nhóm giải pháp khác
- Các cấp, các ngành, các cơ quan quản lý nhà nước cần tiếp tục triển khai thực hiện
80
nghiêm túc Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp
xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp.
Khẩn trương xây dựng, thẩm định và hoàn thành việc phê duyệt đề án sắp xếp, đổi mới
của công ty TNHH MTV lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk để tổ chức thực hiện theo
mô hình mới.
- Các cơ quan nhà nước cần bố trí đủ kinh phí cho tỉnh Đăk Lăk số tiền 236,6 tỷ
đồng để triển khai Đề án đo đạc địa chính và cắm mốc ranh giới các LTQD trên địa bàn
tỉnh, đây là nhiệm vụ hết sức cần thiết nhằm rà soát, xử lý đất đai tranh chấp, lấn chiếm;
Thống kê thực trạng sử dụng đất của các LTQD được chính xác theo từng loại hình sử
dụng như: Đất giao khoán, đất cho thuê, mượn, đất liên doanh, liên kết; chuyển nhượng
đất đai; diện tích chuyển giao về lại địa phương; xác lập đường ranh giới, cắm mốc ranh
giới cho các nông, lâm trường ổn định sử dụng, quản lý đất đai. Làm cơ sở để thực hiện
xong việc lập bản đồ địa chính và hồ sơ ranh giới sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất; thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất, xác định giá đất, thu tiền sử dụng
đất, tiền thuê đất theo đúng quy định của pháp luật đối với các công ty TNHH MTV lâm
nghiệp và các Ban quản lý rừng trên địa bàn tỉnh.
- Các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước cần đề ra giải pháp, xây dựng lộ trình
phương án, kế hoạch giải quyết dứt điểm cơ bản tình hình tranh chấp đất đai; xử lý các vi
phạm pháp luật, đặc biệt là tình trạng lấn chiếm, chuyển nhượng, chuyển mục đích, cho
thuê, cho mượn, giao khoán đất trái pháp luật, không thực hiện hoặc chậm thực hiện nghĩa
vụ tài chính. Tập trung chỉ đạo sớm giải quyết dứt điểm các trường hợp tự ý xây dựng
công trình, nhà ở, cư trú trái pháp luật trong phạm vi đất, rừng do các LTQD quản lý.
- Chính quyền các cấp cần bố trí lại đất đai phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh
doanh của từng doanh nghiệp, quản lý chặt chẽ về đất đai, sử dụng có hiệu quả, bền vững
tài nguyên đất, tài nguyên rừng, vườn cây lâu năm... Rà soát đánh giá lại các hợp đồng
khoán, liên kết giữa công ty với người lao động, xây dựng phương án khoán mang tính
81
bền vững, thể hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên đảm bảo đúng chính sách của nhà
nước, lợi ích của công ty và người lao động.
- Trong xu thế hội nhập nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp cần nâng cao sức
cạnh tranh, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp khi đưa ra tiêu thụ
trên thị trường. Tích cực tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của
LTQD, từng bước củng cố, xây dựng uy tín của doanh nghiệp, xây dựng và quảng bá
thương hiệu.
- Hoàn thiện bộ máy Quản lý tại các lâm trường quốc doanh
Trên cơ sở phương án tổ chức sản xuất kinh doanh, từng công ty tổ chức lại bộ máy
gọn nhẹ, hiệu quả, bố trí lao động hợp lý, ưu tiên sử dụng lao động là người dân tộc thiểu
số tại chỗ để được hưởng chính sách hỗ trợ đối với tổ chức, đơn vị sử dụng lao động theo
Quyết định số 42/2012/QĐ-TTg, ngày 8/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Mạnh dạn
thay đổi nhân sự đặc biệt là nhân sự chủ chốt, đi đôi với tuyển dụng mới có chính sách thu
hút người có năng lực, đào tạo lại, đào tạo bổ sung để nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực.
-Các cấp, các ngành có giải pháp thu hút các nhân lực, nguồn lực xã hội trong quản
lý sử dụng đất tại các lâm trường quốc doanh.
Xây dựng phương án kinh doanh, kêu gọi thu hút các nhà đầu tư tham gia góp vốn
trồng rừng nguyên liệu, cây công nghiệp để thúc đẩy phát triển kinh tế, góp phần giải
quyết việc làm, từng bước nâng cao thu nhập cho CBCNV và người dân sống gần rừng,
góp phần giữ vững an ninh chính trị trên địa bàn.
- Tăng cường kiểm tra, thanh tra giải quyết khiếu nại tố cáo.
+ Tiếp tục xử lý các trường hợp đất cho thuê, cho mượn; lấn chiếm, tranh chấp; đất
giao khoán; đất ở, đất kinh tế hộ gia đình; đất liên doanh, liên kết, hợp đồng hợp tác đầu
tư
* Đối với đất công ty cho thuê hoặc cho mượn: công ty phối hợp với chính quyền
82
địa phương rà soát lại các đối tượng đang thuê, đang mượn đất, làm thủ tục thu hồi bàn
giao đất cho chính quyền địa phương quản lý và xử lý theo hướng sau:
Đối với diện tích đất đang sử dụng đúng mục đích, đúng quy hoạch, có hiệu quả thì
xem xét để giao hoặc cho thuê theo quy định của pháp luật về đất đai;
Đối với diện tích đất đang sử dụng không đúng mục đích và không đúng quy hoạch
thì kiên quyết thu hồi giao về cho địa phương quản lý, sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch
của địa phương.
* Đối với đất bị lấn chiếm: rà soát, xem xét từng đối tượng lấn chiếm đất và xử lý
theo hướng sau:
Đối với đất đồng bào đang xen canh và nằm trong quy hoạch sử dụng đất của công
ty thì xem xét, tiếp nhận và thực hiện giao khoán đất cho đồng bào;
Đối với đất công ty không còn nhu cầu sử dụng và không ảnh hưởng đến quy hoạch
sử dụng đất của công ty thì làm thủ tục giao về địa phương để quản lý, sử dụng theo quy
định của pháp luật.
*Đối với đất bị tranh chấp: rà soát, xem xét từng đối tượng tranh chấp đất và xử lý
theo hướng:
Nếu tranh chấp đất giữa hộ dân sống bằng nghề nông, lâm nghiệp với công ty thì
giao lại cho chính quyền địa phương để quản lý, sử dụng theo quy định của địa phương để
xem xét, giải quyết cho người dân thiếu đất.
Nếu tranh chấp giữa LTQD và tổ chức khác thì căn cứ theo quy hoạch của địa
phương (tỉnh) và chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức để giao hoặc cho thuê đất. Đất
nông, lâm nghiệp chỉ cho thuê hoặc giao cho các tổ chức có chức năng sản xuất nông, lâm
nghiệp. Khi giải quyết tranh chấp đất đai có xem xét tới yếu tố lịch sử, nguồn gốc đất, quá
trình sử dụng đất.
* Đối với diện tích đất giao khoán: diện tích đất giao khoán mà hộ gia đình sử dụng
không đúng mục đích, không đúng quy hoạch, sang nhượng bất hợp pháp thì kiên quyết
thu hồi về công ty hoặc địa phương để sử dụng theo quy định.
83
Diện tích đất giao khoán cho người lao động nhưng công ty không quản lý được sản
phẩm hoặc khoán không có đầu tư thì chuyển giao về cho chính quyền địa phương để rà
soát, xem xét giao hoặc cho thuê theo quy đinh của pháp luật. Đối với tài sản trên đất
(vườn cây, rừng trồng) còn giá trị, còn phần vốn của nhà nước thì đánh giá lại và bán trả
chậm cho người nhận giao khoán (thời gian 5 năm).
* Đối với đất ở, đất kinh tế hộ gia đình công ty đã giao cho cán bộ, công nhân viên:
đối với diện tích đất công ty lâm nghiệp đã bố trí cho hộ gia đình, cá nhân là cán bộ, công
nhân viên công ty lâm nghiệp đang làm việc hoặc đã nghỉ hưu, nghỉ việc theo chế độ để
làm nhà ở (bao gồm cả vườn, ao kèm theo) thì công ty phải bàn giao cho địa phương để
quản lý hoặc quy hoạch lại thành khu dân cư trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi
có đất phê duyệt để thực hiện bố trí lại theo quy hoạch và bàn giao cho địa phương quản
lý.
3.3. Một số kiến nghị.
3.3.1. Đối với Quốc hội
- Yêu cầu Chính phủ có biện pháp chỉ đạo, tổ chức thực hiện các mục tiêu, lộ trình
thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp,
đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp.
Riêng các mục tiêu rà soát, đánh giá thực trạng, nhu cầu sử dụng đất, quản lý rừng; hoàn
thành dứt điểm việc rà soát, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, đo đạc, cắm mốc giới thực
địa, vẽ bản đồ, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối
tượng được giao đất, thuê đất; cổ phần hóa, chuyển đổi phương thức, mô hình quản lý,
quản trị doanh nghiệp;
- Cân đối nguồn lực từ ngân sách Trung ương hỗ trợ các địa phương để đảm bảo cơ
bản việc đo đạc, cắm mốc giới đất đai, vẽ bản đồ, lập hồ sơ địa chính cho các công ty
nông, lâm nghiệp, các ban quản lý rừng. Yêu cầu các địa phương phải bảo đảm cân đối từ
nguồn thu từ đất và một phần của ngân sách địa phương, bố trí ít nhất 10% cho việc đo
84
đạc, cắm mốc giới đất đai, vẽ bản đồ, lập hồ sơ địa chính cho các công ty nông, lâm
nghiệp, các ban quản lý rừng.
- Tăng cường hoạt động xây dựng luật; quan tâm đánh giá, tiếp tục hoàn thiện hệ
thống chính sách, pháp luật. Trước mắt đề nghị đưa vào chương trình xây dựng luật năm
2016 - 2017 nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo vệ và Phát triển
rừng (năm 2004) cho phù hợp với Hiến pháp và Luật Đất đai (sửa đổi, bổ sung năm
2013), đặc biệt là quy định đề cập trực tiếp đến việc quản lý và sử dụng đất nông, lâm
trường; quy định giải quyết các bất cập giữa Luật đất đai năm 2013 (khoản 1, Điều 135)
với Luật Bảo vệ và Phát triển rừng về thẩm quyền của nhà nước trong việc giao đất
rừng sản xuất là rừng tự nhiên, không thu tiền sử dụng đất rừng cho các đối tượng là tổ
chức, cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng quản lý, bảo vệ, phát triển rừng. Đây cũng chính
là cơ sở để các công ty lâm nghiệp thực hiện Nghị quyết 30 của Bộ Chính trị về nội
dung giao đất sản xuất cho người dân.
- Tăng cường hoạt động giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội thông qua
các hình thức giám sát tối cao, chất vấn, giải trình đối với Chính phủ, các bộ ngành về
quản lý, sử dụng đất đai tại các công ty lâm nghiệp, các ban quản lý rừng, vườn quốc gia,
khu bảo tồn. Quan tâm giám sát, đôn đốc việc thực hiện trách nhiệm kiểm toán, thanh tra,
kiểm tra và xử lý các vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai tại các cơ quan, đơn
vị, tổ chức, cá nhân có quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp .
3.3.2. Đối với Chính phủ
- Chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu xây dựng các văn bản có quy phạm
pháp luật, đề xuất giải pháp khắc phục các nội dung bất cập, mâu thuẫn giữa các luật hiện
hành với Hiến pháp và Luật Đất đai (năm 2013); sớm đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Bảo
vệ và Phát triển rừng để giải quyết sự thiếu đồng bộ, bất cập, chồng chéo trong các quy
định của chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tài nguyên rừng.
- Trên cơ sở các đánh giá, bài học rút ra từ kết quả thực hiện Nghị quyết 28-NQ/TW
của Bộ Chính trị, khẩn trương chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương nghiêm túc triển khai
85
thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị định số 118/2014/NĐ-CP
của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công
ty lâm nghiệp.
- Yêu cầu các địa phương phải bảo đảm cân đối từ nguồn thu từ đất và một phần của
ngân sách địa phương, bố trí ít nhất 10% cho việc đo đạc, cắm mốc giới đất đai, vẽ bản
đồ, lập hồ sơ địa chính cho các công ty lâm nghiệp, các ban quản lý rừng. Chỉ đạo các bộ
ngành liên quan và có giải pháp khả thi để thực hiện, hoàn thành các nhiệm vụ này trong
năm 2017.
- Cần có các giải pháp kiên quyết và đủ mạnh, đồng bộ để sắp xếp, đổi mới và phát
triển, nâng cao hiệu quả hoạt động, hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp của các công ty lâm
nghiệp, ban quản lý rừng. Trên cơ sở rà soát, đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ, quản lý sử dụng đất đai của các công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng, tập
trung chỉ đạo phát triển các mô hình sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ hiệu quả; đồng
thời kiên quyết giải thể, cho phá sản đối các công ty lâm nghiệp sản xuất, kinh doanh kém
hiệu quả, thua lỗ kéo dài, không quản lý được đất đai, giao khoán trắng, hoặc giao khoán
đất sử dụng không hiệu quả, sai mục đích, không thực hiện được các nghĩa vụ về tài chính
doanh nghiệp, tài chính đất đai...
- Nghiên cứu, ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù để giải quyết những tồn
đọng, bất cập mà nguyên nhân là do cơ chế chính sách để bảo đảm thực hiện Nghị quyết
số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị định số118/2014/NĐ-CP của Chính phủ về sắp
xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp
(Chính sách giao khoán sử dụng đất theo Nghị định 01/1995/NĐ-CP với thời hạn giao
khoán 50 năm; chính sách khoán theo Nghị định 135/2005/NĐ-CP; chính sách thí điểm
bán vườn cây, đàn gia súc...)
- Chỉ đạo Bộ Nông nghiệp & PTNT, các địa phương tiến hành rà soát, đánh giá
chính xác hiện trạng đất nông, lâm nghiệp; kết hợp rà soát, xác định diện tích 3 loại rừng,
xây dựng phương án quản lý, sử dụng phù hợp với quy hoạch phát triển và mục tiêu, định
86
hướng phát triển rừng, bảo vệ môi trường của từng địa phương và cả nước. Kiến nghị
chuyển đổi mục đích sử dụng đối với một phần diện tích rừng phòng hộ ít xung yếu,
nghèo kiệt, chuyển sang phát triển rừng sản xuất, giao đất cho hộ gia đình, cá nhân, tổ
chức sử dụng, thuê đất theo quy định của Luật Đất đai.
- Thống nhất giải pháp, thực hiện cân đối, bố trí đủ kinh phí từ ngân sách Trung
ương trong năm 2017 để hỗ trợ tỉnh Đăk Lăk bảo đảm thực hiện kế hoạch đo đạc, cắm
mốc giới, vẽ bản đồ, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các
công ty nông, lâm nghiệp thực hiện sắp xếp, đổi mới theo Nghị quyết 28-NQ/TW. Quan
tâm cân đối, tăng tỷ lệ hỗ trợ từ Trung ương đối với tỉnh để thực hiện việc xác định, cắm
mốc giới, đo đạc, lập bản đồ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các
ban quản lý rừng và các công ty lâm nghiệp.
- Giao cho các bộ ngành nghiên cứu, tham mưu, sớm ban hành các cơ chế, chính
sách đặc thù về bảo vệ phát triển rừng, bảo vệ môi trường sinh thái gắn với chính sách
giảm nghèo bền vững; chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, người trồng rừng,
quản lý, bảo vệ rừng có thu nhập từ rừng để đảm bảo ổn định cuộc sống.
3.3.3. Với các bộ, ngành Trung ương
3.3.3.1. Với Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Chủ động phối hợp với Bộ NN&PTNT, các bộ ngành trong việc ban hành các văn
bản triển khai, hướng dẫn chỉ đạo các địa phương, doanh nghiệp thực hiện Nghị quyết số
30-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị định số 118 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và
phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp.
- Tăng cường hoạt động hướng dẫn, kiểm tra các địa phương, doanh nghiệp trong
công tác quản lý đất đai, thực hiện rà soát, cắm mốc giới, đo đạc lập bản đồ địa chính, lập
phương án sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đối với các ban quản lý
rừng, các công ty nông, lâm nghiệp không thuộc diện thực hiện sắp xếp theo Nghị
định 118/2014/NĐ-CP.
87
- Tiếp tục rà soát việc quản lý, sử dụng đất nông, lâm nghiệp đối với các loại hình
giao khoán, cho thuê đất gắn với các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, dịch vụ.
Thực hiện các thủ tục giao đất, chuyển hình thức giao đất từ không thu tiền sang hình
thức giao đất có thu tiền, cho thuê đất đồng bộ với việc cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất cho các công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng.
3.3.3.2. Với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ động phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ ngành trong việc ban
hành các văn bản triển khai, hướng dẫn chỉ đạo các địa phương, doanh nghiệp thực hiện
Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị định 118/2014/NĐ-CP của Chính
phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm
nghiệp.
- Đề xuất cụ thể các nội dung cần sửa đổi, bổ sung các luật, các văn bản quy phạm
pháp luật liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất nông, lâm nghiệp, giao đất rừng, định
giá rừng, các tiêu chuẩn, định mức về quản lý, bảo vệ rừng, trồng, chăm sóc, khai thác và
sử dụng sản phẩm từ rừng; rà soát, xác định và điều chỉnh diện tích 3 loại rừng, đồng thời
rà soát lại diện tích đất rừng (hiện đang giao cho UBND xã quản lý), đề nghị Chính phủ
xem xét việc chuyển đổi mục đích sử dụng diện tích đất này để giao cho các hộ dân quản
lý, sử dụng.
- Tăng cường hoạt động hướng dẫn, kiểm tra các địa phương, doanh nghiệp trong
công tác quản lý đất đai, quản lý hoạt động đối với các Công ty lâm nghiệp. Chỉ đạo thực
hiện tốt công tác quản lý đất nông, lâm nghiệp gắn với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
đai của ngành và từng địa phương.
- Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ ngành, địa phương có các giải
pháp giải quyết dứt điểm những vụ việc vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai, lấn
chiếm, tranh chấp đất đai tại các công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng.
- Phối hợp với các địa phương quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện, cơ chế xây dựng,
phát triển các mô hình quản trị doanh nghiệp, quản lý, sử dụng đất nông, lâm nghiệp hiệu
88
quả, ứng dụng khoa học công nghệ cao, gắn với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-
xã hội của vùng, địa phương.
3.3.3.3. Với Bộ Tài chính
- Chủ động, phối hợp với các bộ, tham mưu cho Chính phủ các cơ chế, chính sách
tài chính đặc thù để tháo gỡ các khó khăn trong quá trình thực hiện Nghị quyết 28-
NQ/TW và Nghị quyết 30-NQ/TW của Bộ Chính trị.
- Chủ động tham mưu cho Chính phủ cân đối, bố trí nguồn kinh phí từ trung ương
và địa phương cho việc đo đạc, cắm mốc giới, vẽ bản đồ, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất cho các công ty lâm nghiệp thuộc diện sắp xếp theo Nghị
quyết 28-NQ/TW trong năm 2017 và cho các ban quản lý rừng và các công ty lâm nghiệp
khác trong những năm tiếp theo.
- Đánh giá nguyên nhân, làm rõ trách nhiệm đối với các địa phương, doanh nghiệp,
tổ chức trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về nghĩa vụ tài chính đất đai.
Kiến nghị Chính phủ biện pháp xử lý đối với các công ty lâm nghiệp, đơn vị đang nợ,
chậm, trốn nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của pháp luật.
3.3.3.4. Với Thanh tra Chính phủ
- Thanh tra Chính phủ chỉ đạo UBND tỉnh Đăk Lăk giao Thanh tra tỉnh tiến hành
thanh tra toàn diện đối với các công ty lâm nghiệp về thực hiện chính sách, pháp luật
trong quản lý, sử dụng đất nông, lâm nghiệp; trước mắt tập trung thanh tra đối với các
công ty lâm nghiệp sản xuất kinh doanh không hiệu quả, có biểu hiện thất thóat, lãng phí
tài nguyên đất đai, vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai, tài chính đất đai, tài
nguyên rừng.
3.3.4. Đối với tỉnh Đắk Lắk
- Cấp ủy, chính quyền các cấp cần nghiêm túc triển khai thực hiện Nghị quyết số 30-
NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị định số 118/2014/NĐ-CP của Chính phủ về sắp xếp,
đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp.
89
- Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các tỉnh tăng cường
giám sát, thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm trong thực hiện
chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai của các công ty lâm nghiệp, ban quản lý
rừng, vườn quốc gia tại địa phương.
- Ủy ban nhân dân các tỉnh Đăk Lăk:
+ Rà soát lại công tác quản lý nhà nước về đất đai và quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất nông, lâm nghiệp; bố trí đủ kinh phí thuộc nhiệm vụ của địa phương cho việc đo đạc,
cắm mốc giới thực địa, vẽ bản đồ, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất cho các công ty nông, lâm nghiệp theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP của
Chính phủ trong năm 2017-2018.
+ Chủ động quy hoạch, xây dựng các điểm dân cư tập trung, quy định định mức diện
tích đất ở vùng nông thôn; có kế hoạch khắc phục tình trạng di cư tự phát, dân cư trú phân
tán trên diện rộng trong diện tích đất do các công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng quản lý,
sử dụng; đề xuất các giải pháp, phương án sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu
quả hoạt động, hiệu quả sử dụng đất nông, lâm nghiệp của các công ty lâm nghiệp. Xây
dựng phương án tăng cường quản lý đất đai đối với toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp tại
địa phương.
+ Tạo điều kiện, cơ chế thu hút, khuyến khích đầu tư, phát triển các mô hình quản trị
doanh nghiệp mới, sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ nông lâm nghiệp hiệu quả.
+ Chủ động phối hợp và tạo điều kiện cho các công ty lâm nghiệp thực hiện rà soát,
đánh giá hiệu quả và nhu cầu sử dụng đất; định giá tài sản, các diện tích đất ở, đất không
sử dụng, chưa sử dụng, sử dụng không đúng mục đích, không hiệu quả, thu hồi, giao cho
chính quyền địa phương để quản lý, sử dụng, giao cho các tổ chức, cá nhân thuê đất, giao
cho các hộ gia đình tại địa phương thiếu đất ở, đất sản xuất.
+ Chủ động, phối hợp với các Bộ ngành, cơ quan chủ quản và các công ty lâm
nghiệp rà soát, thống nhất giải pháp giải quyết dứt điểm các trường hợp xâm canh, lấn
chiếm, chồng lấn, tranh chấp đất đất đai, xây dựng nhà ở trong diện tích đất giao cho các
90
Công ty quản lý. Kiên quyết thu hồi diện tích đất chưa sử dụng, sử dụng không đúng mục
đích, không hiệu quả, hoặc có hiệu quả nhưng thấp hơn mức trung bình của địa phương
để bàn giao cho chính quyền địa phương quản lý, sử dụng, ưu tiên giao đất cho đồng bào
dân tộc thiểu số ở địa phương không có đất hoặc thiếu đất ở, đất sản xuất; giao đất cho
các tổ chức, cá nhân thuê đất theo quy định của Luật Đất đai
+ Đề ra giải pháp, xây dựng lộ trình phương án, kế hoạch giải quyết dứt điểm cơ bản
tình hình tranh chấp đất đai; xử lý các vi phạm pháp luật, đặc biệt là tình trạng lấn chiếm,
chuyển nhượng, chuyển mục đích, cho thuê, cho mượn, giao khoán đất trái pháp luật,
không thực hiện hoặc chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính. Tập trung chỉ đạo sớm giải
quyết dứt điểm các trường hợp tự ý xây dựng công trình, nhà ở, cư trú trái pháp luật trong
phạm vi đất, rừng do các công ty nông, lâm nghiệp quản lý. Thu hồi tài sản, đất đai và tài
chính cho Nhà nước theo quy định của pháp luật.
+ Xây dựng và hoàn thiện đề án tăng cường quản lý đối với đất đai có nguồn gốc từ
các nông trường, lâm trường quốc doanh hiện do các công ty lâm nghiệp không thuộc
diện sắp xếp lại theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP, ban quản lý rừng và các tổ chức sự
nghiệp khác, hộ gia đình, cá nhân sử dụng. Tổ chức thực hiện nghiêm túc đề án trong giai
đoạn 2016 - 2020. Quy hoạch, sắp xếp các điểm dân cư tập trung, tách ra khỏi diện tích
đất đã giao cho các công ty nông, lâm nghiệp quản lý theo quy định của pháp luật. Tiếp
tục rà soát, thu hồi diện tích đất sử dụng không hiệu quả, sử dụng không đúng mục đích
giao lại địa phương để giao cho người dân, nhất là hộ đồng bào dân tộc thiểu số thiếu
hoặc không có đất ở, đất sản xuất ở địa phương quản lý, sử dụng theo quy định của pháp
luật về đất đai. Xây dựng, hoàn chỉnh chính sách bảo đảm thực hiện tốt việc giao đất, thu
đúng, thu đủ tiền thuê đất, sử dụng đất.
+ Sớm hoàn thành việc phê duyệt Phương án sử dụng đất của các Công ty TNHH
MTV lâm nghiệp, bố trí lại đất đai phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của từng
doanh nghiệp, quản lý chặt chẽ về đất đai, sử dụng có hiệu quả, bền vững tài nguyên đất,
tài nguyên rừng, vườn cây lâu năm... tạo điều kiện để các doanh nghiệp hoàn thành công
91
tác sắp xếp đổi mới theo tinh thần Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị
định số 118/2014/NĐ-CP của Chính phủ.
+ Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai
tại địa phương; hoàn thành việc phê duyệt phương án đổi mới, sắp xếp phát triển từng
LTQD gắn với đổi mới mô hình quản trị doanh nghiệp, tái cơ cấu sản xuất ngành nông
nghiệp, phát triển bền vững, kết hợp với giảm nghèo. Triển khai các giải pháp cụ thể, phù
hợp với địa bàn để thực hiện có hiệu quả công tác quản lý, sử dụng đất đai tại các công ty
lâm nghiệp, các tổ chức, cá nhân khác; công khai việc quản lý, sử dụng đất đai ở các công
ty lâm nghiệp; phát huy dân chủ, minh bạch trong quá trình thực hiện chính sách, pháp
luật về đất đai tại địa phương.
+ Tiếp tục xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật và tình hình thực tế tại địa
phương các trường hợp đất cho thuê, cho mượn; lấn chiếm, tranh chấp; đất giao khoán;
đất ở, đất kinh tế hộ gia đình; đất liên doanh, liên kết, hợp đồng hợp tác đầu tư tại các
LTQD.
3.3.5. Đối với các công ty TNHH MTV lâm nghiệp, các Ban quản lý rừng
- Các công ty lâm nghiệp cần nghiêm túc triển khai thực hiện Nghị quyết số 30-
NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị định số 118/2014/NĐ-CP của Chính phủ về sắp xếp,
đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp; tích
cực, khẩn trương hoàn thiện phương án sắp xếp đổi mới, trong đó có phương án quản lý
sử dụng đất của các doanh nghiệp trình UBND tỉnh phê duyệt để tổ chức thực hiện.
- Chủ động phối hợp với các cấp chính quyền địa phương trong việc xây dựng
phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; rà soát, đánh giá nhu cầu, phương án sử dụng
đất nông, lâm nghiệp phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị và quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất, phát triển kinh tế- xã hội của địa phương. Chủ động bàn giao về địa
phương quản lý, sử dụng các diện tích đất không phù hợp nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh
của đơn vị.
92
- Tích cực, đổi mới phương thức quản trị doanh nghiệp, quản lý, sử dụng đất tại các
đơn vị theo phương án được cấp thẩm quyền phê duyệt theo tinh thần Nghị quyết số 30-
NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị định số 118/2014/NĐ-CP của Chính phủ.
- Trên cơ sở phương án tổ chức sản xuất kinh doanh, từng công ty tổ chức lại bộ
máy gọn nhẹ, hiệu quả, bố trí lao động hợp lý, ưu tiên sử dụng lao động là người dân tộc
thiểu số tại chỗ để được hưởng chính sách hỗ trợ đối với tổ chức, đơn vị sử dụng lao động
theo Quyết định số 42/2012/QĐ-TTg, ngày 8/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Mạnh
dạn thay đổi nhân sự đặc biệt là nhân sự chủ chốt, đi đôi với tuyển dụng mới có chính
sách thu hút người có năng lực, đào tạo lại, đào tạo bổ sung để nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực.
- Xây dựng phương án kinh doanh, kêu gọi thu hút các nhà đầu tư tham gia góp vốn
trồng rừng nguyên liệu, cây công nghiệp để thúc đẩy LTQD phát triển kinh tế, góp phần
giải quyết việc làm, từng bước nâng cao thu nhập cho CBCNV và người dân sống gần
rừng, góp phần giữ vững an ninh chính trị trên địa bàn.
- Cần nghiên cứu, tìm hiểu thị trường trong và ngoài nước, tập trung sản xuất các
mặt hàng phù hợp với năng lực và điều kiện của doanh nghiệp. Trong xu thế hội nhập nền
kinh tế thị trường, các Công ty cần nâng cao sức cạnh tranh, nâng cao chất lượng sản
phẩm hàng hóa của doanh nghiệp khi đưa ra tiêu thụ trên thị trường. Tích cực tìm kiếm và
mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp, từng bước củng cố, xây
dựng uy tín của doanh nghiệp, xây dựng và quảng bá thương hiệu.
- Sau khi phương án sử dụng đất được phê duyệt, cần xây dựng phương án cụ thể để
đưa đất vào sử dụng đúng mục đích; Tích cực phối hợp với địa phương trong quản lý, sử
dụng đất, phát hiện, giải quyết các vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai; tăng cường công
tác quản lý diện tích đất của đơn vị, phối hợp với chính quyền địa phương thường xuyên
tổ chức kiểm tra đất đai do đơn vị quản lý, không để tái diễn tình trạng xâm canh, lấn
chiếm đất đai tại các LTQD như thời gian qua.
93
Tiểu kết Chương 3
Chương 3 của Luận văn đề cập đến những nội dung khoa học chủ yếu sau đây:
Một là, đưa ra định hướng nhằm hoàn hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai tại
các LTQD trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk.
Hai là, từ cơ sở lý luận của Chương 1, thực trạng tại Chương 2, tác giả đưa ra nhóm
giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện, tăng cường quản lý đất đai tại các LTQD trên địa bàn
tỉnh Đăk Lăk. Đây được coi là đóng góp quan trọng và mới mẻ về mặt thực tiễn của Luận
văn.
Ba là, nêu ra các giải pháp, kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung
ương tới địa phương; cũng như đối với các lâm trường quốc doanh nhằm tăng cường việc
quản lý, sử dụng đất tại các LTQD một cách tiết kiệm, hiệu quả theo đúng chủ trương của
Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
94
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu đề tài: “ Quản lý Nhà nước về đất đai tại các lâm trường quốc
doanh trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” tác giả nhận rút ra một số kết luận sau:
Nhìn chung các LTQD đã tiến hành rà soát, sắp xếp đổi mới theo các Nghị quyết của
TW, các Nghị định của Chính phủ; các LTQD đã chủ động rà soát, lập phương án sử dụng
đất qua từng thời kỳ trình cấp thẩm quyền phê duyệt. Đã làm rõ về thực trạng, hiện trạng
quản lý, sử dụng đất đai, lập quy hoạch sử dụng đất gắn với phương án sắp xếp lại các lâm
trường; xác định được diện tích cần thiết giữ lại và chuyển sang thuê đất, diện tích bàn giao
về cho địa phương tổ chức sản xuất có hiệu quả.
Diện tích đất tranh chấp, lấn chiếm và diện tích đất chưa được sử dụng tại các
LTQD vẫn còn nhiều. Các LTQD xây dựng được phương án sử dụng và tổ chức sản xuất
đối với diện tích đất này sau khi rà soát, sắp xếp lại. Tuy nhiên, tính khả thi chưa cao, do
chưa xây dựng được phương án giải quyết dứt điểm được việc tranh chấp, lấn chiếm.
Hoàn thiện Quản lý Nhà nước về đất đai tại các lâm trường quốc doanh trên địa bàn
tỉnh Đắk Lắk là một yêu cầu cấp thiết có tính khách quan. Điều này không chỉ bắt nguồn
từ sự hạn chế yếu kém trong quá trình thực hiện công tác này mà còn là sự đòi hỏi của các
quy luật, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về đổi mới cơ chế
quản lý Nhà nước. Đây là một hoạt động quản lý có liên quan đến mọi cấp, mọi ngành, có
ý nghĩa quan trọng trên nhiều mặt, tác động, quyết định và chi phối đến quá trình phát
triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk. Do vậy, cần phải được quan tâm đúng mức.
Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý Nhà nước về đất đai tại các lâm trường quốc
doanh trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, Luận văn đã làm rõ khắc họa những nết nổi bật sau:
Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận, khoa học về quản lý nhà nước về đất đai và
quản lý nhà nước về đất đai tại các LTQD, luận giải những nội dung như khái niệm về
quản lý đất đai nói chung và quản lý đất đai tại các LTQD nói riêng; vai trò của quản lý
nhà nước về đất đai, khái niệm nguyên tắc và các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước
95
về đất đai tại các LTQD. Trên cơ sở đó, rút ra những vấn đề cần nghiên cứu cho quản lý
nhà nước về đất đai tại các LTQD trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk.
Hai là, phân tích các yếu tố về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội tác động đến quản
lý nhà nước về đất đai tại các LTQD trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk; đánh giá thực trạng quản
lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk nói chung và tại các LTQD nói riêng;
thực trạng quản lý, sử dụng đất tại chính các lâm trường quốc doanh. Đánh giá thực trạng
quản lý nhà nước của các LTQD giai đoạn 2011-2015 về kết quả đạt được, những tồn tại
hạn chế, nguyên nhân của những tồn tại hạn chế.
Ba là, đưa ra định hướng nhằm hoàn hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai tại
các LTQD trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk; đưa ra nhóm giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện,
tăng cường quản lý đất đai tại các LTQD trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk. nêu ra các giải pháp,
kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương tới địa phương; cũng như đối
với các lâm trường quốc doanh nhằm tăng cường việc quản lý, sử dụng đất tại các LTQD
một cách tiết kiệm, hiệu quả theo đúng chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của
Nhà nước.
Trong quá trình viết Luận văn, mặc dù tác giả đã rất cố gắng nhưng do khả năng và
thời gian còn hạn chế, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tác giả rất mong
nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô giáo, quý độc giả để Luận văn được
hoàn thiện hơn.
96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban chấp hành trung ương (2003), Nghị quyết số 28-NQ/TW của Bộ Chính trị
khóa IX về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm trường quốc doanh.
2. Ban chấp hành trung ương (2014), Nghị định số 30-NQ/TW ngày 12-3-2013 của
Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của
công ty nông, lâm nghiệp.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015), Thông tư 07/2015/TT-BTNMT, quy định quy
định lập phương án sử đụng dất, lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất, đo đạc lập bản đồ địa
chính, xác định giá thuê đất; giao đất và cho thuê đất, cấp GCNQSDĐ đối với các nông
lâm trường quốc doanh.
4. Bộ Tài nguyên và môi trường (2012), Kinh nghiệm nước ngoài về quản lý và
pháp luật Đất đai, Hà Nội;
5. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2013), Báo cáo tổng kết thực hiện
Nghị Quyết số 28-NQ-CP của Bộ chính trị; Nghị định số 170/2004/NĐ-CP và Nghị
định số 200/2004/NĐ-CP về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển nông ,lâm trường
quốc doanh.
6. Chính phủ (2005), Nghị định số 200/2004/NĐ-CP ngày 03-12-2004 của Chính phủ
về sắp xếp, đổi mới và phát triển lâm trường quốc doanh.
7. Chính phủ (2005), Nghị định số 135/2005/NĐ-CP ngày 08-11-2005 của Chính phủ
về việc giao khoán đất nông nghiệp, đất rừng sản xuất và đất có mặt nước nuôi trồng thủy
sản trong các nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh.
8. Chính phủ (2014), Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của
Luật đất đai 2013.
9. Chính phủ (2014), Nghị định 118/2014/NĐ-CP về sắp xếp đổi mới, phát triển
và nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông lâm nghiệp.
10. Cục thống kê tỉnh Đắk Lắk (2015), Niên giám thống kê tỉnh Đắk Lắk, Đắk Lắk.
97
11. Dương Viết Trình ( 2008), Giáo trình quản lý đất lâm nghiệp, Huế.
12. Phạm Quốc Doanh (2016), Công ty nông, lâm nghiệp 25 năm đổi mới (1988-
2013), Hà Nội.
13. Quốc hội (2003), Luật Đất đai 2003.
14. Quốc hội (2013), Luật Đất đai 2013.
15. Sở Tài nguyên và Môi Trường (2015), Số liệu kiểm kê đất đai tỉnh Đắk Lắk
đến ngày 01/01/2015;
16. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2016), Báo cáo về tình hình triển
khai thực hiện Nghị định số 118/2014/NĐ-CP, ngày 17/12/2014 của Chính phủ về
sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm
nghiệp.
17. Trần Văn Thương (2015), Quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn thị xã Gia
Nghĩa tỉnh Đắk Nông, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đà Nẵng.
18. Tô Xuân Phúc, Phan Đình Nhã, Phạm Quang Tú (2013), Mâu thuẫn đất đai giữa
Công ty lâm nghiệp và người dân địa phương, Hà nội.
19. Ủy ban thường vụ Quốc hội - Quốc hội khóa XIII (2015), Báo cáo kết quả
giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai tại các
nông lâm trường quốc doanh giai đoạn 2004-2014, Hà Nội.
20. Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2015), Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy
hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 05 năm (2011-2015) tỉnh
Đắk Lắk.
21. Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2016), Báo cáo thuyết minh tổng hợp Điều
chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 05 năm kỳ cuối
(2016-2020) tỉnh Đắk Lắk.
22. Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2015), Báo cáo tình hình quản lý và sử dụng
đất của các nông, lâm trường và phương án xếp sắp đổi mới các nông, lâm trường
trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
98
23. Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2015), Báo cáo về thực hiện chính sách, pháp
luật về quản lý, sử dụng đất đai tại các nông lâm trường quốc doanh giai đoạn 2004-
2014.
24. Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2015), Báo cáo Hiện trạng kinh tế - xã hội tỉnh
Đắk Lắk năm 2015 và Phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2016.
25. Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2015), Báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch
phát triển KTXH đảm bảo quốc phòng an ninh 2011-2015 và Phương hướng phát triển
KTXH đảm bảo quốc phòng an ninh giai đoạn 2016-2020 tỉnh Đắk Lắk.
26. Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2015), Báo cáo công tác quản lý, sử dụng đất
đai trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2011-2015.
27. Cổng Thông tin điện tử tỉnh Đắk Lắk:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_dat_dai_tai_cac_lam_truong_quoc.pdf