Đầu tư công là hoạt động quan trọng của cả quốc gia và từng địa phương. TP.HCM
với tư cách là đô thị lớn nhất Việt Nam xét trên nhiều phương diện, tuy vậy thành phố
này đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức trong sự phát triển của mình, trong đó có
vấn đề về hệ thống cơ sở hạ tầng đang trở nên quá tải và không thể đáp ứng được nhu cầu
của người dân, cũng như nhu cầu phát triển của thành phố. Điều đó càng khiến cho vấn
đề đầu tư công trên địa bàn TP.HCM trở nên quan trọng và có ý nghĩa hơn đối với thành
phố. Với tư cách là cơ quan QLNN có thẩm quyền lớn nhất trong hệ thống chính quyền
thành phố, UBND TP.HCM đóng vai trò là cơ quan điều hành và quản lý chung đối với
vấn đề đầu tư công trên dịa bàn, góp phần sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư công
hạn chế từ ngân sách thành phố. Tuy nhiên, qua phân tích bảy nhóm nội dung QLNN về
đầu tư công của cơ quan này, gồm: (i) Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy
phạm pháp luật về đầu tư công; (ii) Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chương
trình, kế hoạch, quy hoạch, giải pháp chính sách đầu tư công; (iii) Theo dõi và cung cấp
thông tin về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công; (iv) Đánh giá hiệu quả đầu tư công,
kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về đầu tư công; (v) Xử lý vi phạm, giải quyết
khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân liên quan đến đầu tư công; (vi) Khen thưởng cơ
quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thành tích trong hoạt động đầu tư công; (vii) Hợp tác
quốc tế về đầu tư công, cho thấy UBND TP.HCM chưa thực hiện tốt trách nhiệm của
mình trọng lĩnh vực này. Điều này đã và đang làm giảm hiểu quả đầu tư công trên địa bàn
TP.HCM, khiến cho các vấn đề cơ bản của thành phố vẫn chưa thể giải quyết được, thành
phố đang có nguy cơ tụt hậu xa hơn so với các thành phố trong khu vực. Trên cơ sở
những phân tích về hạn chế, bất cập và nguyên nhân của chúng trong công tác QLNN về
đầu tư công của UBND TP.HCM, chúng tôi đã đề xuất một số nhóm giải pháp nhằm
nâng cao hiệu lực và hiệu quả QLNN về đầu tư công trên địa bàn TP.HCM thời gian tới./
126 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 602 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đủ sức để giải quyết những vấn đề cơ bản hiện nay cho TP.HCM, có lẽ trung ương
đang “ôm” quá nhiều việc của địa phương, trong đó có TP.HCM, thay vào đó, trung ương
chỉ nên tập trung vào một số vấn đề lớn và đóng vai trò giám sát quá trình thực thi của địa
phương hơn là trực tiếp giải quyết các vấn đề sự vụ của địa phương như hiện nay. Do đó,
chúng tôi cho rằng, trong thời gian tới song song với việc thiết lập mô hình chính quyền
đô thị cho TP.HCM là việc triển khai thực hiện một cách thực chất và nghiêm túc các quy
định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 về phân định thẩm quyền giữa trung
ương và địa phương, phân quyền và phân cấp thẩm quyền giữa chính quyền cấp trên và
chính quyền cấp dưới trên tất cả các lĩnh vực QLNN. Chẳng hạn, trong vấn đề về đội ngũ
công chức, trung ương nên giao quyền tự chủ cho TP.HCM trong việc tính toán số lượng
vị trí việc làm và cơ chế trả lương cho công chức, thay vì áp đặt cơ chế lương chung như
hiện nay trên toàn quốc mà không tính đến tính đặc thù và khả năng tự chủ về ngân sách
của mỗi đơn vị hành chính.
Còn một vấn đề liên quan đến việc thiết kế nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền
TP.HCM mà chúng tôi cho rằng trung ương không thể bỏ qua, đó chính là vấn đề tỷ lệ
ngân sách được giữ lại của TP.HCM. Trong bối cảnh nguồn vốn đầu tư công trên địa bàn
TP.HCM là rất eo hẹp như chúng tôi đã chứng minh thì việc trung ương chỉ cho phép
TP.HCM giữa lại khoảng 18% thu ngân sách tăng thêm trên địa bàn của mình như hiện
nay là điều bất hợp lý nghiêm trọng. Đành rằng TP.HCM phải chia sẻ với trung ương và
với các địa phương khác trong bối cảnh thâm hụt ngân sách cả nước đang gia tăng.
Nhưng chính vì sự cào bằng này, theo chúng tôi sẽ triệt tiêu hoặc kìm hãm sự phát triển
của TP.HCM, đến lúc TP.HCM không thể hoặc phát triển rất chậm thì chính phần ngân
sách tăng thêm của TP.HCM mà trung ương có thể điều tiết về sẽ không còn đáng kể, tức
là cả TP.HCM và Trung ương đều bị thiệt hại. Một thành phố lớn nhất nước, một siêu đô
95
thị, thế nhưng hàng năm ngân sách chi cho đầu tư phát triển của TP.HCM không đến một
tỷ đô la, hàng loạt các dự án lớn “đói vốn”, nhiều dự án thiếu vốn không thể tiếp tục triển
khai. Do đó, cần phải tăng tỷ lệ giữ lại cho TP.HCM, ít nhất cũng phải là 50%, thay vì là
18% như hiện nay.
Thứ ba, người đứng đầu thành phố, như chúng tôi đã đề xuất nên là chức thị trưởng
do dân bầu và có thực quyền như một vị tổng giám đốc, thay vì là Chủ tịch UBND không
thực quyền như hiện nay. Tất nhiên, điều này sẽ đòi hỏi cả sự thay đổi về phương thức cầm
quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhưng chúng tôi cho rằng đây là điều tất yếu phải
xảy ra nếu muốn TP.HCM tiếp tục phát triển và có những thay đổi cơ bản. Theo đó, người
đứng đầu thành phố nên do cử tri thành phố bầu ra theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu,
dựa trên việc vận động tranh cử công khai để cư tri lựa chọn, làm việc theo nhiệm kỳ và có
thể bị bãi miễn cũng chính bởi cử tri, hoặc bị cách chức trong những trường hợp luật định
bởi Thủ tướng Chính phủ hoặc Hội đồng thành phố. Người đứng đầu thành phố cần có
quyền quyết định đối với các vấn đề quan trọng của thành phố, trong đó có các quyết định
liên quan đến vấn đề đầu tư công trên địa bàn TP.HCM. Người đứng đầu thành phố cần có
thẩm quyền trong việc bổ nhiệm cấp dưới của mình để đảm bảo tính thông suốt của nên
hành chính và tính nhanh chóng trong việc xử lý các vấn đề nảy sinh trên địa bàn thành phố
cần có sự chỉ đạo xử lý từ người đứng đầu. Việc đề bạt công chức cần dựa trên năng lực
thực sự của họ thay vì tiêu chí chưa từng sai sót. Chúng tôi cho rằng đội ngũ công chức,
viên chức làm việc trong một số Ban quản lý dự án đầu tư công hiện nay (chẳng hạn dự án
Đường sắt đô thị TP.HCM - Metro; Thủ Thiêm; Nam Sài Gòn...) trên địa bàn TP.HCM là
những trường hợp để thử thách cho việc đề bạt vào các vị trí cao hơn dựa trên kết quả hoàn
thành và hiệu quả của các đại dự án đầu tư công này trong tương lai.
Tóm lại, để có thể thay đổi một cách thực chất công tác QLNN về đầu tư công trên
địa bàn TP.HCM nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư công của thành phố này thì việc thiết kế
và tổ chức lại bộ máy tổ chức chính quyền đô thị TP.HCM và trao cho bộ máy ấy những
thẩm quyền phù hợp gắn với trách nhiệm rõ ràng là đòi hỏi cấp thiết cho sự phát triển của
thành phố này trong tương lai.
96
3.2.2. Một số dự án trọng điểm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh cần
đƣợc ƣu tiên đầu tƣ trong thời gian tới
Trong bối cảnh ngân sách chi cho đầu tư phát triển của TP.HCM là rất thấp, không
đáp ứng được nhu cầu phát triển của thành phố này, nhưng số tiền đầu tư ít ỏi đó lại đang
bị dàn trải cho quá nhiều dự án khiến cho hiệu quả đầu tư công đã thấp lại càng thấp hơn,
thì việc xác định những dự án trọng điểm có sức lan tỏa lớn đề ưu tiên tập trung đầu tư là
điều rất cần thiết cho TP.HCM. Dưới đây chúng tôi đề xuất một số dự án mà TP.HCM
cần tập trung nguồn lực để đầu tư:
Thứ nhất, ưu tiên cho các dự án xây dựng hệ thống đường sắt đô thị TP.HCM
Theo các nhà khoa học, một đô thị được tổ chức tốt sẽ bao gồm ba hình thái cấu
trúc sau đây: (i) Khu trung tâm cho các tòa nhà văn phòng và trung tâm thương mại; (ii)
Những hành lang phát triển dọc theo các tuyến vận tải công cộng như: tàu điện ngầm, xe
buýt nhanh và xe điện trên cao; (iii) Những khu nhà phố liền kề hoặc nhà biệt thự với mật
độ thấp. Như vậy, yếu tố về hệ thống vận tải công cộng là tiền đề không thể thiếu để tổ
chức tốt một đô thị theo hướng phát triển hài hòa và bền vững. Nhìn vào thực tế TP.HCM
có thể thấy rõ điều này, hầu hết các dự án mở rộng đường, xây dựng đường mới hoặc xây
cầu vượt để giải quyết tình trạng kẹt xe chỉ là các giải pháp tạm thời, chúng chỉ phát huy
tác dụng trong thời gian ngắn sau khi hoàn thành, và sau đó tất cả vẫn như cũ, kẹt xe lại
tiếp tục gia tăng mà không có dấu hiệu thuyên giảm. Tại sao lại như vậy, trong bối cảnh
thu nhập của người dân tại TP.HCM gia tăng, nhu cầu thay đổi, sắm mới và sắm thêm
phương tiện giao thông cá nhân là điều tất yếu khi không còn hoặc rất khó khăn để lựa
chọn phương tiện giao thông khác. Kết quả là khi đường được mở rộng thì lượng xe cá
nhân mới được đưa vào lưu thông cũng tăng theo, đặc biệt là xe ô tô. Theo số liệu từ Sở
Giao thông vận tải TP.HCM thì trong năm 2016 TP.HCM có khoảng 08 triệu xe gắn máy
(chưa kể khoảng 02 triệu xe máy ngoại tỉnh) và hơn 600.000 xe ô tô các loại[39], cũng
theo tính toán của Sở này, trung bình hàng năm tỷ lệ tăng lượng xe cá nhân gấp 05 lần so
với số diện tích đường tăng thêm[40]. Rõ ràng, nếu TP.HCM chỉ lo chạy theo việc mở
rộng đường, xây đường mới, xây cầu vượt thì trong tương lại tình trạng kẹt xe cũng
không thể giải quyết được. Vấn đề chỉ có thể được giải quyết một cách căn bản khi phần
97
lớn người dân TP.HCM chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.
Phương tiện giao thông công cộng phổ biến và quan trọng nhất tại TP.HCM là xe buýt,
thế nhưng như chúng tôi đã phân tích trong mục 2.3.2 của luận văn, phương tiện này lại
đang trở thành nỗi “ám ảnh” của người dân thành phố, thay vì là phương tiện được ưu tiên
lựa chọn của họ.
Một loại phương tiện vận tải công cộng khác hiện nay đang nhận được nhiều kỳ
vọng có thể giải quyết kẹt xe cho TP.HCM và có thể cho TP.HCM một diện mạo mới là
hệ thống tàu điện ngầm đô thị. Hiện tại, TP.HCM đang triển thực hiện các dự án đường
sắt đô thị. Theo kế hoạch tổng chiều dài của toàn bộ tuyến đường sắt đô thị vào khoảng
220km với tổng vốn đầu tư ước tính 25 tỷ USD để xây dựng 08 tuyến xuyên tâm và vành
khuyên nối các trung tâm chính của thành phố và 03 tuyến xe điện mặt đất hoặc đường
sắt một ray. Hiện có 03 dự án đang được triển khai (gồm Tuyến số 1: Bến Thành - Suối
Tiên; Tuyến số 2 - Giai đoạn 1: Bến Thành - Tham Lương; Tuyến số 5 - Giai đoạn 1: Bảy
Hiền - cầu Sài Gòn với tổng mức đầu tư 6,261 tỷ USD); có 12 dự án đang chuẩn bị đầu tư
và xúc tiến đầu tư với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 19 tỷ USD. Theo tìm hiểu của
chúng tôi, ngoài 03 dự án đang triển khai đã tạm thời có nguồn vốn đầu tư từ các khoản
cho vay ưu đãi của Chính phủ Nhật Bản, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và một số
ngân hàng nước ngoài, thì tất cả các dự án còn lại đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc
kêu gọi đầu tư. Chúng tôi cho rằng, TP.HCM cần quyết liệt trong việc tìm các giải pháp
nhằm huy động vốn cho các dự án này nhằm đảm bảo tiến độ theo kế hoạch, điều này có
thể bao gồm cả việc không hoặc hạn chế đầu tư các dự án mới, tạm ngưng các dự án
không cần thiết, tập trung nguồn ngân sách hạn chế hiện nay cho các dự án xây dựng hệ
thống đường sắt đô thị TP.HCM.
Thứ hai, phát triển khu đô thị mới Thủ Thiêm và khu đô thị mới Nam Thành phố Hồ
Chí Minh
Thực tế cho thấy, khu trung tâm TP.HCM hiện nay đang trở nên quá tải một cách
nghiêm trọng, cho dù xây dựng thêm nhiều tòa nhà cao tầng thì cũng khó có khả năng
giải quyết được những vấn đề đang đặt ra, điều này làm cản trở sự phát triển của
TP.HCM trong mục tiêu hướng tới tầm khu vực. Do đó, việc phát triển khu đô thị mới
98
Thủ Thiêm được kỳ vọng của thể giúp TP.HCM trở thành trung tâm dịch vụ có sức cạnh
tranh toàn cầu khi cung cấp 05 nhóm dịch vụ sau: (i) Nơi đặt trụ sở quốc tế và phối hợp
hoạt động của các công ty toàn cầu; (ii) Trung tâm dịch vụ tài chính; (iii) Trung tâm
nghiên cứu và phát triển phần mềm; (iv) Trung tâm nghiên cứu về khoa học đời sống kết
hợp với nghiên cứu thử nghiệm; (v) Trung tâm dịch vụ chia sẻ cung cấp các dịch vụ cho
các công ty toàn cầu như tài chính, hỗ trợ khách hàng, nguồn nhân lực...
Theo quy hoạch, Khu đô thị mới Thủ Thiêm tọa lạc bên bờ Đông sông Sài Gòn đối
diện Quận 1, với tổng diện tích 657 ha. Khu đô thị mới Thủ Thiêm được quy hoạch là
một trung tâm mới, hiện đại và mở rộng của TP.HCM, với các chức năng chính là trung
tâm tài chính, thương mại, dịch vụ cao cấp của thành phố, khu vực và có vị trí quốc tế, là
trung tâm văn hóa, nghỉ ngơi, giải trí. Thủ Thiêm được quy hoạch là một khu đô thị mới
bền vững kết hợp chặt chẽ với các điều kiện cảnh quan tự nhiên của vùng đất Thủ Thiêm;
đồng thời, tạo ra nhiều không gian mở, các tiện ích, công trình công cộng phục vụ cho
cuộc sống cư dân và người lao động[41]. Để có thể đạt được các mục tiêu nêu trên đòi
hỏi TP.HCM phải nỗ lực trong việc tìm kiếm các nguồn lực nhằm phục vụ cho các dự án
đầu tư đang triển khai và chuẩn bị triển khai trên địa bàn Thủ Thiêm. Chúng tôi cho rằng
nhiều dự án có thể triển khai theo mô hình PPP nhằm tiết kiệm ngân sách cho thành phố,
đồng thời huy động được sự đóng góp của khu vực tư nhân.
Theo quy hoạch của TP.HCM, khu đô thị mới Nam TP.HCM được quy hoạch trên
diện tích 2.965 ha, gồm một tuyến đường xương sống dài 17,8km, lộ giới 120m và 10 làn
xe, bắt đầu từ cửa ngỏ của Khu chế xuất Tân Thuận, xuyên qua quận 7, quận 8, huyện
Bình Chánh, dừng lại tại quốc lộ 1 hướng về vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và 21
phân khu chức năng được xây dựng dọc hai bên đường cấu thành một đô thị hiện đại, hỗn
hợp đa chức năng gồm: trung tâm tài chính, thương mại, dịch vụ, công nghiệp sạch, khoa
học, văn hóa, giáo dục, y tế, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí với quy mô dân số khoảng
500.000 người[42]. Do đó, cùng với khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP.HCM cần tập trung
huy động nguồn lực cho các dự án đầu tư công trên khu đô thị mới này nhằm tạo nên một
cực phát triển mạnh mới, kéo dãn dân cư khu trung tâm cho TP.HCM.
99
Tóm lại, theo quan điểm của chúng tôi trong thời gian tới, TP.HCM cần ưu tiên tập
trung đầu tư cho các dự án đầu tư công có ý nghĩa lớn trên địa bàn, thay vì phân tán
nguồn vốn đầu tư ít ỏi của mình cho quá nhiều dự án, khiến cho hiệu quả đầu tư công trên
địa bàn TP.HCM rất hạn chế như thời gian qua.
3.2.3. Tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm trong quản lý
nhà nƣớc về đầu tƣ công trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Vấn đề về xây dựng chính quyền đô thị cho TP.HCM là một vấn đề lâu dài, trong
khi hoạt động đầu tư công đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ, đòi hỏi UBND TP.HCM và
một số cơ quan nhà nước khác phải thực hiện một cách nghiêm túc, tận tâm và thiện chí
nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong QLNN về đầu tư công. Tuy vậy, trong bối cảnh
nguồn lực hạn chế, cộng với sự trì trệ và sức ỳ của bộ máy QLNN hiện nay đòi hỏi sự
quyết liệt trong khâu chỉ đạo, điều hành của UBND TP.HCM bên cạnh việc thực hiện các
giải pháp mang tính căn cơ, lâu dài thì mới có cơ may đổi mới một cách triệt để và toàn
diện hoạt động đầu tư công trên địa bàn TP.HCM theo hướng thiết thực và hiệu quả hơn.
Theo quy định của Luật Đầu tư công 2014, QLNN về đầu tư công có tất cả 07 nội dung,
mỗi nội dung đều có tầm quan trọng riêng và có mối liên hệ sâu sắc đến các nội dung
khác, cũng như đến những lĩnh vực trong công tác QLNN. Nhưng để không rơi vào tình
trạng phân bổ nguồn lực (con người, thể chế, nguồn vốn, thời gian...) không có trọng tâm,
trọng điểm, UBND TP.HCM cần xác định những nội dung QLNN nào trong 07 nội dung
được Luật quy định là quan trọng hơn và cần ưu tiên thực hiện. Trên cơ sở những gì đã
phân tích trong mục 2.2 của luận văn, chúng tôi đề xuất UBND TP.HCM trong thời gian
trước mắt cần tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau đây nhằm đổi mới và nâng cao hiệu
quả hoạt động QLNN về đầu tư công của mình nói riêng và của các cấp chính quyền trên
địa bàn TP.HCM nói chung:
Thứ nhất, UBND TP,HCM cần chỉ đạo các đơn vị có liên quan phối hợp với Cục
Thống kê TP.HCM thực hiện tốt công tác thống kê tình hình kinh tế - xã hội và tình hình
đầu tư công trên địa bàn TP.HCM
Chúng tôi cho rằng đây là nhiệm vụ đầu tiên phải được quan tâm thực hiện. Thực
trạng mà chúng tôi đã phân tích đã chỉ rõ các số liệu thống kê của TP.HCM hiện nay thiếu
100
sót và rất sơ sài, đô tin cậy không bảo đảm. Rõ ràng không thể ra quyết định quản lý chuẩn
xác khi thông tin về đối tượng quản lý không đầy đủ, không cụ thể và không chính xác. Do
đó, UBND TP.HCM cần chỉ đạo các cơ quan, ban ngành phối hợp với Cục Thống kê
TP.HCM tiến hành rà soát, đánh giá và thực hiện nghiêm túc việc khảo sát, xử lý các số
liệu thống kê cơ bản về tình hình kinh tế - xã hội và tình hình đầu tư công trên địa bàn
TP.HCM trong thời gian qua. Các số liệu kinh tế - xã hội cần được khảo sát, thống kê có
thể là quy mô dân số (bao gồm người nhập cư và khách vãng lai), cơ cấu dân số theo độ
tuổi, theo giới tính, theo trình độ, theo loại hình nghề nghiệp; số liệu về tình hình phương
tiện giao thông cá nhân (bao gồm các xe gắn máy không đăng ký), tính toán chính xác tốc
độ tăng số lượng phương tiện giao thông cá nhân qua từng năm; số liệu về tình trạng kẹt xe
(cần đưa ra bộ tiêu chí chuẩn và rõ ràng để xác định như thế nào là kẹt xe) trên địa bàn
TP.HCM; các số liệu có liên quan đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của TP.HCM...
Các số liệu về đầu tư công trên địa bàn TP.HCM có thể được khảo sát là số lượng dự án đã,
đang triển khai qua các giai đoạn có phân loại theo nhóm dự án, quy mô đầu tư của từng dự
án, chủ đầu tư, thời gian thực hiện dự án thực tế (so với kế hoạch), tổng mức đầu tư giải
ngân trong từng năm phân theo nguồn vốn; thông tin về các dự án đã được phê duyệt chuẩn
bị triển khai; thông tin về các dự án có sử dụng vốn vay ưu đãi hoặc vốn ODA...
Thứ hai, UBND TP.HCM cần chỉ đạo Sở KH&ĐT phối hợp với Sở Tài chính triển
khai việc phổ biến và hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan thực hiện
nghiêm túc các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư công
Như chúng tôi đã đề cập, hiện nay nhiều văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư
công đã được các cơ quan ở trung ương ban hành, đây là những văn bản mới với nhiều
nội dung mới không dễ hiểu và dễ thực hiện nếu không có sự chỉ đạo quyết liệt của các
cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền. Tất nhiên, việc thực hiện quy định của các văn
bản này cần được tiến hành trong thời gian lâu dài. Nhưng trước mắt, có hai vấn đề quan
trọng mà UBND TP.HCM cần chỉ đạo Sở KH&ĐT phối hợp với Sở Tài chính hướng dẫn
các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan thực hiện là: (i) Xây dựng kế hoạch đầu tư công
trung hạn cho TP.HCM (trong bối cảnh trễ hạn như hiện nay có thể điều chỉnh thành giai
đoạn 2018 - 2022); (ii) Xây dựng kế hoạch đầu tư công hàng năm. Nguyên tắc, trình tự,
101
thủ tục, nội dung lập kế hoạch đầu tư công trung hạn cần nghiêm túc tuân thủ các quy
định có liên quan của Luật Đầu tư công và Nghị định số 77/2015/NĐ-CP. Riêng nội dung
kế hoạch đầu tư công trung hạn phải ít nhất thể hiện rõ được hai vấn đề trọng tâm sau: (i)
Khả năng huy động và cân đối các nguồn vốn; dự kiến tổng mức đầu tư để thực hiện các
mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong trung hạn, bao gồm vốn chuẩn bị đầu
tư, thực hiện dự án, hoàn trả các khoản ứng trước, hoàn trả các khoản vốn vay khác của
ngân sách địa phương để đầu tư; (ii) Sắp xếp thứ tự ưu tiên, lựa chọn danh mục dự án và
mức vốn bố trí cụ thể cho từng dự án trong trung hạn phù hợp với khả năng cân đối vốn
đầu tư công và khả năng huy động các nguồn vốn khác để thực hiện các mục tiêu, nhiệm
vụ và định hướng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm. Đối với kế hoạch đầu tư
công hàng năm cũng cần được thực hiện theo các quy định liên quan của Luật Đầu tư
công và Nghị định số 77/2015/NĐ-CP, về nội dung kế hoạch đầu tư công hàng năm ít
nhất cũng phải thể hiện rõ ràng hai nội dung trọng tâm sau: (i) Khả năng huy động và cân
đối các nguồn vốn thực hiện trong năm kế hoạch; (ii) Lựa chọn danh mục dự án và mức
vốn bố trí cụ thể cho từng dự án phù hợp với danh mục dự án thuộc kế hoạch đầu tư công
trung hạn và khả năng cân đối nguồn vốn kế hoạch hằng năm.
Thứ ba, UBND TP.HCM cần xây dựng chiến lược đầu tư công trên địa bàn
TP.HCM cho từng giai đoạn phát triển của thành phố
Việc xây dựng chiến lược đầu tư công thể hiện khả năng hoạch định chính sách và
điều hành vĩ mô của UBND TP.HCM đối với sự phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh
tế - xã hội của thành phố trong tương lai. Chiến lược đầu tư công là văn bản do UBND
TP.HCM xây dựng và ban hành trên cơ sở Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
của thành phố đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Cần lưu ý rằng, chiến lược tuy là
định hướng chương trình hành động trong lĩnh vực đầu tư công để đạt được các mục tiêu
kinh tế - xã hội của thành phố, nhưng chúng cần được xây dựng một cách nghiêm túc trên
cơ sở các nguồn lực hiện có và khả năng huy động nguồn lực trong tương lai, chúng cũng
cần được xây dựng trên cơ sở đánh giá năng lực và sức cạnh tranh của TP.HCM so với
các đối thủ cạnh tranh trong khu vực, tập trung khai thác được các lợi thế của TP.HCM.
Tránh trường hợp chiến lược đầu tư công được xây dựng một cách cảm tính, đưa ra các
102
mục tiêu và các giải pháp thực hiện quá xa vời, phi thực tế và do đó không thể thực hiện
được. Chúng tôi cho rằng, giải pháp về huy động vốn nhằm thực hiện các dự án đầu tư
công trên địa bàn TP.HCM được nêu trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
TP.HCM đến năm 2020, tầm nhìn 2025 là một trường hợp điển hình cho tính phi thực tế
trong các chiến lược do các cơ quan nhà nước ban hành. Chúng thể hiện sự lạc quan quá
mức, biến thành thái quá của người lãnh đạo, kéo theo đó là hàng loạt dự án được phê
duyệt nhưng sau đó không thể bố trí đủ vốn, gây nên sự lãng phí nghiêm trọng. Chẳng
hạn, theo Quy hoạch trong giai đoạn 2011 - 2015, ngân sách TP.HCM chi cho phát triển
trung bình mỗi năm khoảng 40 ngàn tỷ đồng, tuy nhiên trên thực tế con số này chưa đến
20 ngàn tỷ đồng mỗi năm; trong giai đoạn 2016 - 2020 sẽ khoảng 60 ngàn tỷ đồng mỗi
năm, trên thực tế trong năm 2016 con số này là 19 ngàn tỷ đồng (đã bao gồm 4 ngàn tỷ
đồng vay ưu đãi). Rõ ràng, chiến lược đầu tư công cần được xây dựng một cách thận
trọng, đảm bảo tính xác thực và hợp lý nhằm làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch đầu
tư công trung hạn. Chiến lược đầu tư công có thể được xây dựng trong giai đoạn 10 năm,
hoặc có thể hơn, trong đó nó cũng cần xác định các dự án và công trình trọng điểm cần
tập trung ưu tiên đầu tư.
Thứ tư, UBND TP.HCM cần triển khai xây dựng các chương trình đầu tư công mới
nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển mới của thành phố.
Chương trình đầu tư công là một tập hợp các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp nhằm
thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Chương trình đầu tư công là sự cụ thể
hóa đối với chiến lược đầu tư công, Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố
và kế hoạch đầu tư công trung hạn. Đôi lúc chương trình đầu tư công lại là cơ sở để xây
dựng nên kế hoạch đầu tư công trung hạn. Riêng trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, trong thời
gian qua TP.HCM đã và đang có 04 chương trình đầu tư mà chúng tôi đã có dịp đề cập
đến trong mục 2.2.2 của luận văn. Tuy vậy, những chương trình này đã được ban hành từ
lâu, chúng đã hết thời hạn trong kế hoạch thực hiện và cũng tỏ ra không còn phù hợp với
sự thay đổi của tình hình thực tế. Do đó, chúng tôi cho rằng, UBND TP.HCM cần sớm
chỉ đạo các cơ quan hữu quan tiến hành xây dựng lại các chương trình đầu tư công mới
cho TP.HCM nhằm tập trung phân bổ nguồn vốn cho hiệu quả, đồng thời giải quyết được
103
những vấn đề cấp bách trước mắt, cũng như những vấn đề căn cơ lâu dài trong phát triển
kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của TP.HCM. Những vấn đề cần được ưu tiên tập trung
giải quyết hiện nay của TP.HCM và có thể phát triển thành các chương trình đầu tư công
là: (i) Giải quyết vấn đề kẹt xe (không bao gồm việc thực hiện các dự án đường sắt đô thị
TP.HCM) và mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất; (ii) Giải quyết vấn đề ngập nước khi xảy ra
mưa lớn và triều cường; (iii) Giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường trên và xung
quanh các dòng kênh lớn đang chảy qua địa bàn thành phố, tình trạng ô nhiễm không khí
do khói bụi quanh các khu và cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố; (iv) Giải quyết
vấn đề thu gom, phân loại và xử lý rác thải (bao gồm rác thải sinh hoạt và rác thải công
nghiệp) trên địa bàn thành phố, đặc biệt sau khi nhà máy xử lý rác Đa Phước đóng cửa;
(v) Chỉnh trang và phát triển đô thị kết hợp với việc mở rộng hẻm và giải quyết các khu
nhà “ổ chuột” trên địa bàn thành phố, đặc biệt tại quận 8; (vi) Giải quyết nhà ở xã hội cho
các đối tượng thu nhập thấp và người nhập cư trên địa bàn thành phố; (vii) Giải quyết
tình trạng quá tải tại các bệnh viện công thuộc sự quản lý của thành phố.
Cần lưu ý rằng, nội dung các chương trình đầu tư công không phải chỉ được thể
hiện một cách chung chung, thay vào đó nói thể hiện được rõ ràng các vấn đề sau đây: (i)
Sự cần thiết của chương trình để thực hiện các mục tiêu chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội; (ii) Mục tiêu, phạm vi và quy mô chương trình; (iii) Dự kiến
tổng mức vốn và cơ cấu nguồn lực thực hiện chương trình, bao gồm danh mục dự án
hoặc đối tượng đầu tư, khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công, huy động các nguồn vốn
và nguồn lực khác; (iv) Dự kiến tiến độ thực hiện chương trình phù hợp với điều kiện
thực tế và khả năng huy động các nguồn lực theo thứ tự ưu tiên hợp lý bảo đảm đầu tư
tập trung, có hiệu quả; (v) Xác định chi phí liên quan trong quá trình thực hiện và chi phí
vận hành sau khi chương trình kết thúc; (vi) Phân tích, đánh giá sơ bộ những ảnh hưởng,
tác động về môi trường, xã hội của chương trình, tính toán hiệu quả đầu tư về mặt kinh tế
- xã hội của chương trình; (vii) Phân chia các dự án thành phần của chương trình theo
quy định của pháp luật; (viii) Các giải pháp tổ chức thực hiện. Khác với chiến lược đầu tư
công, các chương trình đầu tư công phải được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm
định một cách kỹ lưỡng trước khi phê duyệt để đưa vào thực hiện.
104
Thứ năm, UBND TP.HCM cần chỉ đạo các cơ quan có liên quan công bố công khai
các thông tin về đầu tư công trên địa bàn TP.HCM
Việc cung cấp thông tin về tình hình đầu tư công, trong đó trọng tâm là việc quản lý
và sử dụng các nguồn vốn đầu tư công trên địa bàn TP.HCM cho công chúng là việc làm
quan trọng và mang nhiều ý nghĩa tích cực. Theo chúng tôi, trong khi chờ đợi quy định
cụ thể của trung ương về hình thức, nội dung công bố, công khai thông tin về đầu tư
công, UBND TP.HCM có thể ban hành văn bản quy định về vấn đề này để áp dụng
chung trên địa bàn TP.HCM. Theo đó, UBND TP.HCM có thể yêu cầu Sở KH&ĐT công
bố, công khai các thông tin về đầu tư công trên địa bàn TP.HCM mà cơ quan này có được
lên trang thông tin điện tử của cơ quan này, hoặc thiết lập một trang thông tin điện tử
riêng do cơ quan này quản lý chuyên cung cấp các thông tin về đầu tư công trên địa bàn
TP.HCM, trang thông tin này có các đường link dẫn đến trang thông tin của các Ban quản
lý dự án hoặc các cơ quan có liên quan trên địa bàn thành phố. UBND TP.HCM cũng cần
yêu cầu các Ban quản lý dự án hiện nay trên địa bàn thành phố cung cấp các thông tin
liên quan đến chương trình, dự án mà các đơn vị này đã quản lý lên trang thông tin điện
tử của cơ quan này. Các thông tin được công khai có thể là tất cả các thông tin có thể
cung cấp, ngoại trừ các thông tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước. Việc cung cấp thông tin
như thế này có thể không giúp ích nhiều cho hoạt động giám sát của nhân dân đối với
tình hình đầu tư công trên địa bàn TP.HCM, nhưng nó có một giá trị khác, đó là thể hiện
thái độ tôn trọng và thiện chí của chính quyền đối với người dân, qua đó tạo nên sự đồng
thuận trong nhân dân đối với những gì chính quyền đang làm. Nhìn nhận một cách khách
quan, những trục trặc trong sự phát triển của TP.HCM ngày hôm nay không chỉ do những
bất cập trong công tác QLNN của các cơ quan nhà nước mà còn bắt nguồn tử “chủ nghĩa
thuận tiện” trong cách thức xây dựng và sinh hoạt của người dân. Hay nói một cách khác,
những gì mà TP.HCM đang có, bao gồm mặt tích cực và hạn chế do kết quả của cả khu
vực công và khu vực tư, không thể chỉ đổ lỗi hoàn toàn cho Nhà nước.
Nhưng đáng tiếc, thực tế hiện nay cho thấy, đâu đâu cũng nghe người dân “nói xấu”
chính quyền, người dân chỉ nhìn vào những cái tiêu cực, cái hạn chế, cái chưa đạt được
của chính quyền nói chung, chính quyền TP.HCM nói riêng để đánh giá, tình trạng đổ lỗi
105
cho khu vực công đang diễn ra phổ biến. Đang có sự thiếu vắng một cách nghiêm trọng
sự tham gia một cách tích cực và hồ hởi của người dân trong quá trình xây dựng đất nước
nói chung, xây dựng TP.HCM nói riêng. Quan sát diễn biến của hàng loạt sự kiện liên
quan đến việc “đòi lại vỉa hè” của chính quyền quận 1 trong khoảng thời gian đầu năm
2017 cho thấy tình trạng này, tình trạng thờ ơ của người dân. Dường như người dân đang
xem việc giải quyết các vấn đề cấp bách hiện nay của thành phố (bao gồm tình trạng kẹt
xe) là việc của chính quyền, hoặc nếu không thì cũng là việc của người khác. Chúng tôi
cho rằng điều này là không có lợi cho hầu hết các vấn đề, chứ không riêng gì vấn đề đầu
tư công trên địa bàn TP.HCM nhằm giải quyết các vấn đề mà thành phố này đang gặp
phải. Do đó, việc công bố, công khai các thông tin về đầu tư công (một lĩnh vực nhạy
cảm liên quan đến sử dụng vốn nhà nước, vốn từ trước đến nay luôn được xem là tham
nhũng nghiêm trọng nhất) là một động thái tích cực đến từ phía chính quyền, thể hiện thái
độ chân thành, thiện chí trong việc phát triển thành phố, giúp người dân phần nào có cái
nhìn và thái độ đúng đắn hơn đối với những gì mà chính quyền đang làm và tham gia
đóng góp vào sự nghiệp này, thay vì khiếu nại, tố cáo đông người liên quan đến chính
sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi chính quyền thu hồi đất nhằm thực hiện các dự án
vì mục đích công cộng như hiện nay.
Thứ sáu, UBND TP.HCM cần chỉ đạo Thanh tra TP.HCM, chỉ đạo Thanh tra Sở
KH&ĐT thông qua Giám đốc Sở KH&ĐT khi xây dựng kế hoạch thanh tra cho những
năm tới ưu tiên cho việc thanh tra các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan trong việc
chấp hành pháp luật về đầu tư công
Thanh tra, kiểm tra là công cụ quản lý không thể thiếu của chủ thể quản lý, thậm chí
thanh tra còn được ví như “tai, mắt” của chủ thể quản lý. Tuy nhiên, như chúng tôi đã đề
cập trong mục 2.2.4 của luận văn, UBND TP.HCM đang gần như buông lỏng hoạt động
này trong lĩnh vực đầu tư công. Với hàng ngàn dự án, trong đó có không ít dự án có số
vốn đầu tư lên đến hàng chục ngàn tỷ đồng được triển khai mỗi năm, nhưng chỉ một đến
một vài cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan đến các dự án được thanh tra mỗi năm, số vi
phạm phát hiện được không có hoặc nếu có thì cũng không đáng kể. Do đó, trong thời
gian tới, thông qua Thanh tra TP.HCM và Thanh tra Sở KH&ĐT, UBND TP.HCM cần
106
tăng cường số cuộc thanh tra, kiểm tra đối với các dự án đầu tư công trên địa bàn
TP.HCM, đặc biệt đối với các dự án nhạy cảm, tiềm ẩn các nguy cơ sai phạm, các dự án
bị báo chí, người dân phản ánh, các dự án phát sinh nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo, đặc
biệt khiếu nại đông người của nhân dân. Với số lượng nhân sự của cơ quan thanh tra rất
hạn chế, trong khi khối lượng công việc phải thực hiện là tương đối lớn, đòi hỏi các cơ
quan thanh tra cần có sự tính toán kỹ lượng trong việc phân bổ số lượng cuộc thanh tra
trong năm, ưu tiên cho các cuộc thanh tra, kiểm tra đối với các dự án đầu tư công trên cơ
sở cắt giảm, hoặc tạm thời cắt giảm các cuộc thanh tra chưa thực sự cần thiết, không
mang tính cấp bách cao. Để làm được điều này đòi hỏi sự nỗ lực, tận tâm và thiện chí của
đội ngũ công chức thanh tra. Bởi đây hầu hết là trách nhiệm chủ động, nên rất khó khăn
để đánh giá và xử lý các cơ quan thanh tra trong trường hợp họ không đi thanh tra. Thanh
tra TP.HCM và Thanh tra Sở KH&ĐT có thể cùng phối hợp với các cơ quan thanh tra
khác trên địa bàn, hoặc đề xuất cùng phối hợp với chính Thanh tra Bộ KH&ĐT để thực
hiện các cuộc thanh tra, kiểm tra liên ngành nhằm đảm bảo hiệu quả và tránh sự chồng
chéo, trùng lắp về nội dung, đối tượng thanh tra sau này.
Thứ bảy, UBND TP.HCM cần thành lập một số hội đồng chuyên trách, chuyên thực
hiện việc đánh giá độc lập, hoặc thuê các tổ chức tư nhân tiến hành đánh giá độc lập đối
với các chương trình, dự án đầu tư công trên địa bàn
Bên cạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về đầu tư công không
được quan tâm, thì hiện nay công tác đánh giá hiệu quả đầu tư công đối với kế hoach,
chương trình, dự án đầu tư công hầu như cũng chưa được UBND TP.HCM quan tâm thực
hiện. Điều này cho thấy công tác hậu kiểm trong lĩnh vực đầu tư công đã không được quan
tâm một cách thỏa đáng. Dường như hiện nay việc quản lý đầu tư công chỉ tập trung vào
khâu tiền kiểm, tức là thực hiện tương đối chặt chẽ và nghiêm túc việc phê duyệt chủ
trương đầu tư, quyết định đầu tư đối với chương trình, dự án đầu tư công. Thế nhưng
những giai đoạn tiếp theo sau đó lại không được quan tâm, khiến cho các chương trình, dự
án đầu tư công rơi vào tình trạng “đầu voi, đuôi chuột”, hiệu quả thực tế mang lại không
đáng kể, gây nên sự lãng phí, thất thoát không đáng có cho nguồn vốn ngân sách. Do đó,
theo chúng tôi, để có cơ sở cho việc xử lý các cá nhân, tổ chức có liên quan, cũng như có
107
cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn, kế hoạch đầu tư công hàng năm
và chương trình đầu tư công, UBND TP.HCM cần thuê ngoài các tổ chức đánh giá độc lập,
hoặc tự mình thành lập ra các hội đồng đánh giá độc lập đối với các chương trình, dự án
đầu tư công trên địa bàn TP.HCM. Trước hết việc đánh giá cần tập trung vào một số dự án
lớn đã hoàn thành và các công trình đã đưa vào sử dụng; kế đến là đánh giá các dự án đầu
tư công có sử dụng vốn vay ưu đãi hoặc vốn ODA để xem xét hiệu quả của việc sử dụng
nguồn vốn này, tránh các gánh nặng nợ nần sau này cho nguồn ngân sách.... Chúng tôi cho
rằng, đây là một việc làm cần thiết và cần được quan tâm nghiên cứu để triển khai một
cách nghiêm túc vì giá trị mà nó mang lại cho các chủ thể quản lý trong việc cung cấp một
cách nhìn chính xác, khách quan và khoa học nhất về thực trạng đầu tư công trên địa bàn
TP.HCM, thay vì chỉ là những nhận định, nhận xét chung chung không mang nhiều giá trị
như hiện nay trong các báo cáo của các cơ quan nhà nước.
Thứ tám, UBND TP.HCM tập trung giải quyết và chỉ đạo các cơ quan có liên quan
cùng tham gia giải quyết các vụ khiếu nại đông người hiện nay trên địa bàn TP.HCM
UBND, Chủ tịch UBND TP.HCM và các cơ quan có liên quan cần quan tâm giải
quyết thấu tình, đạt lý các khiếu nại của người dân liên quan đến vấn đề bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất cho việc thực hiện các dự án đầu tư công để đảm
bảo tiến độ của các dự án. Điều này đòi hỏi dự án trước khi quyết định đầu tư cần được
đánh giá tác động một cách kỹ lưỡng, cần quan tâm việc lấy ý kiến nhân dân khu vực bị
giải tỏa... Hoạt động giải quyết khiếu nại cần tuân thủ nguyên tắc vừa kiên quyết vừa
mềm dẻo, tránh gây nên những sự việc đáng tiếc xảy ra.
Thứ chín, UBND TP.HCM cần thay đổi cách thức làm quy hoạch hiện nay trên địa
bàn thành phố.
Cách thức làm quy hoạch hiện nay trên địa bàn TP.HCM vừa làm tăng tính cục bộ
của các sở, ngành, quận, huyện, vừa làm giảm kỷ luật và khả năng phối hợp của các cơ
quan này với nhau. Kết quả là nguồn lực đầu tư công của thành phố trở nên phân tán,
chồng chéo, kém hiệu quả. Do đó, UBND TP.HCM cần có những chỉ đạo quyết liệt nhằm
thay đổi cách thức làm quy hoạch kiểu này. Theo đó: (i) Xác định rõ ràng các mục tiêu và
ưu tiên của chiến lược đầu tư công để từ đó có cơ sở trong việc loại bỏ những đề xuất đầu
108
tư không thích hợp; (ii) Quy hoạch căn cứ vào nguồn lực thực tế, kiên quyết loại bỏ khỏi
quy hoạch những đề xuất đầu tư không có cơ sở rõ ràng và thuyết phục về nguồn lực; (iii)
Tuân thủ kỷ luật quy hoạch, không cho phép điều chỉnh, bổ sung quy hoạch nếu như
không có luận cứ xác đáng; (iv) Quy hoạch có tính đến sự điều phối giữa các sở, ngành,
giữa các loại quy hoạch phải có đầu mối tổng hợp và phối hợp để tránh sự chồng chéo,
mâu thuẫn, phân tán của các quy hoạch.
3.2.4. Tăng cƣờng hiệu lực và hiệu quả quy trình quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ công
Quy trình quản lý đầu tư công hiện nay được quy định một cách phân tán và không
được thể hiện rõ ràng trong Luật Đầu tư công và các văn bản quy phạm pháp luật có liên
quan. Cần lưu ý rằng, quy trình quản lý đầu tư công không phải là những nội dung
QLNN về đầu tư công mà chúng tôi đã đề cập và phân tích trong mục 1.2.4 và 2.2 của
luận văn. Quy trình quản lý đầu tư công ở đây được hiểu là những bước hoặc công việc
cụ thể mà cơ quan QLNN về đầu tư công và các các cơ quan có liên quan thực hiện nhằm
quản lý một chương trình, hoặc dự án đầu tư công cụ thể. Do đó, các bước và quy trình
quản lý đầu tư công có thể được thể hiện một phần thông qua việc thực hiện các nội dung
QLNN về đầu tư công. Tuy nhiên, vì pháp luật không quy định rõ ràng vấn đề về quy
trình quản lý đầu tư công, thế nên những gì liên quan đến vấn đề này hiện đang trong tình
trạng rời rạc, vì vậy, thực trạng này cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho hiệu
quả đầu tư công trên địa bàn TP.HCM không cao. Điều này chủ yếu bắt nguồn từ việc
pháp luật không quy định cụ thể về quy trình quản lý đầu tư công. Do đó, theo chúng tôi,
trong thời gian tới, Bộ KH&ĐT cần tham mưu cho Chính phủ ban hành một Nghị định
riêng về quy trình quản lý đầu tư công. Theo đó, các quy định của Nghị định này có thể
tập trung vào các vấn đề sau:
Thứ nhất, thẩm định dự án và kiểm tra việc thẩm định dự án một cách độc lập
Việc thẩm định dự án hiện tại đang được giao cho nhiều cơ quan khác nhau, và hiện
nay khi khâu thẩm định đang giao về cho Bộ KH&ĐT nhiều hơn đang gây nên sự phàn
nàn cho nhiều địa phương về việc phải chờ đợi rất lâu mới được bộ thẩm định. Điều này
đòi hỏi Bộ KH&ĐT và thay đổi phương thức hoạt động và cơ cấu tổ chức nhằm đảm bảo
thực hiện tốt những nhiệm vụ mới được giao. Điều đáng quan tâm hiện nay không phải là
109
nên giao cho trung ương hay địa phương thẩm định dự án, mà vấn đề là việc cần thiết
phải áp dụng các chuẩn mực quốc tế để thẩm định đối với tất cả các dự án đầu tư công.
Điều này đòi hỏi Chính phủ phải ban hành một quy chuẩn thẩm định dự án thống nhất để
các cơ quan có liên quan áp dụng. Bên cạnh đó, cần áp dụng chế độ thẩm định khác nhau
đối với một số nhóm dự án sau: (i) Những dự án có quy mô vốn lớn cần thành lập hội
đồng thẩm định độc lập; (ii) Những dự án có tầm quan trọng lớn tuy quy mô vốn có thể
không quá lớn nhưng vượt một ngưỡng quy định thì không cần thành lập hội đồng thẩm
định độc lập, nhưng cần đánh giá lại kết quả thẩm định một cách độc lập; (iii) Đối với
những dự án khác chỉ cần đánh giá lại kết quả thẩm định khi thấy cần thiết.
Thứ hai, quy định việc lựa chọn dự án cần phải đi kèm với việc lập dự toán đầu tư
Có một điểm đáng quan ngại là hiện nay, trong quản lý đầu tư công có sự tách rời
giữa một bên là lựa chọn dự án và lập dự toán với bên bố trí nguồn vốn. Do đó, cần có
những quy định rõ ràng cho vấn đề này. Theo đó, cần quy định các nguyên tắc sau: (i)
Chỉ được phê duyệt chủ trương đầu tư nếu dự án có phương án bố trí nguồn vốn đầy đủ
và có tính khả thi; (ii) Bộ Tài chính cần thẩm định chặt chẽ về khả năng bố trí vốn, đặc
biệt đối với các dự án có nguồn vốn đầu tư lớn; (iii) Hạn chế việc ứng trước vốn năm sau
cho các dự án đang triển khai trong năm; (iv) Đối chiếu chi phí của dự án đang xem xét
với các dự án tương tự trong và ngoài nước, tránh tình trạng kê khống chi phí để rút ruột
sau này (tình trạng phổ biến xảy ra trong lĩnh vực xây dựng cơ bản).
Thứ ba, quy định các vấn đề cụ thể nhằm tăng cường hiệu quả việc triển khai các
dự án đầu tư công
Để hạn chế tình trạng các dự án bị chậm tiến độ, làm gia tăng chi phí đầu tư, cần có
các quy định cụ thể về: (i) Thực hiện tốt khâu chuẩn bị dự án, đặc biệt là việc giải phóng
mặt bằng, đền bù, hỗ trợ, tái định cư cho người có đất bị thu hồi; (ii) Theo dõi, giám sát,
đánh giá thường xuyên tiến độ thực hiện dự án, tiến độ giải ngân hoặc bố trí vốn, và
những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện dự án nhằm kịp thời để xuất các giải
pháp giải quyết vấn đề; (iii) Tạo điều kiện cho sự tham gia giám sát của người dân đối
với dự án.
Thứ tư, quy định nhằm thực hiện nghiêm kỷ luật đối với việc điều chỉnh dự án
110
Thời gian qua, không chỉ trên địa bàn TP.HCM mà tại nhiều nơi khác xảy ra tình
trạng phổ biến là nhiều dự án đầu tư công phải điều chỉnh nhiều nội dung, đặc biệt là mức
đầu tư, điều này gây nên nhiều sự khó khăn cho công tác quản lý nhà nước, cũng như
công tác lập kế hoạch và bố trí nguồn vốn. Để giảm thiểu tình trạng này cần quy định: (i)
Hạn chế đến mức tối đa việc điều chỉnh tiến độ, dự toán và phương án huy động vốn để
buộc chủ đầu tư phải tính toán kỹ lưỡng trước khi thực hiện dự án; (ii) Những dự án đề
nghị điều chỉnh phải có đầy đủ cơ sở theo quy định và chúng phải được thẩm định, đánh
giá độc lập trước khi chấp thuận; (iii) Quy định rõ ràng trách nhiệm, trường hợp miễn trách
nhiệm và chế tài cho các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc dự án phải điều chỉnh.
Thứ năm, cần quy định việc quản lý và vận hành dự án như một bước trong quy
trình quản lý đầu tư công
Quy định của pháp luật và thực tế hiện nay cho thấy, việc vận hành dự án không
được xem là một nội dung thuộc phạm vi QLNN về đầu tư công. Điều này khiến cho tình
trạng thất thoát, lãng phí xảy ra một cách nghiêm trọng đối với các dự án đầu tư công. Để
khắc phục điều này, cần quy định: (i) Chủ đầu tư phải có trách nhiệm bảo hành các dự án
mà họ thực hiện; (ii) Hiệu quả của các dự án là cơ sở để họ được tiếp tục làm chủ đầu tư
của các dự án sau (nếu có); (iii) Thực hiện việc đăng ký đối với các tài sản hình thành
trong các dự án đầu tư công; (iv) Theo dõi và hạch toán đầy đủ những thay đổi về giá trị
của những tài sản được đăng ký trong quá trình vận hành chúng; (v) Theo dõi hiệu quả và
chất lượng cung ứng dịch vụ công của dự án đầu tư công; (vi) Dự toán đầy đủ cho chi phí
vận hành, bảo trì, bảo dưỡng công trình sau khi dự án hoàn thành.
Thứ sáu, quy định cụ thể hơn vấn đề kiểm toán và đánh giá dự án sau khi dự án
hoàn thành
Cần hiểu rằng việc đánh giá dự án ở đây là một phần trong nội dung đánh giá hiệu
quả đầu tư công đã được đề cập trong các phần trên. Tuy vậy, với tư cách là một bước
trong quy trình quản lý đầu tư công, bên cạnh quy định bắt buộc về công tác kiểm toán
đối với các dự án đầu tư công sau khi hoàn thành thì việc quy định việc đánh giá bắt buộc
(do một cơ quan chuyên trách thực hiện, đây có thể chính là cơ quan đã tiến hành đánh
giá, thẩm định ban đầu) đối với dự án là điều cần thiết nhằm kiểm điểm lại quá trình thực
111
hiện dự án, đồng thời cung cấp thông tin cần thiết cho các nhà quản lý trong việc đánh
giá hiện trạng đầu tư công trên địa bàn. Mặt khác, việc kiểm toán và đánh giá dự án sau
khi hoàn thành cũng giúp chúng ta so sánh dự án với một số dự án tương tự khác ở trong
cũng như ngoài nước trên một số nội dung, như chi phí, tiến độ, khả năng của dự án..
112
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3
Trong Chương 3 luận văn đã tập trung làm rõ một số định hướng nhằm hướng đến
hoàn thiện quản lý nhà nước về đầu tư công và đề xuất giải pháp nhằm khắc phục nguyên
nhân của những hạn chế, bất cập hiện nay trong công tác quản lý nhà nước về đầu tư
công trên địa bàn TP.HCM.
Việc hoàn thiện công tác QLNN về đầu tư công trên địa bàn TP.HCM phải nhằm đảm
bảo giúp TP.HCM đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội đã đặt ra trong thời gian tới như: (i)
phù hợp với quan điểm phát triển của thành phố; (ii) phù hợp với mục tiêu tổng quát về phát
triển của thành phố; (iii) phù hợp phương hướng phát triển ngành, lĩnh vực của thành phố;
(iv) phù hợp với phương hướng tổ chức không gian phát triển của thành phố.
Đồng thời, các giải pháp tập trung vào bốn nhóm vấn đề, gồm: (i) Xây dựng chính
quyền đô thị TP.HCM nhằm phù hợp với tình hình thực tiễn của thành phố là một siêu đô
thị, đòi hỏi phải có mô hình và cách thức quản lý khác với mô hình hiện tại; (ii) Trong
bối cảnh ngân sách cho đầu tư công hạn chế, TP.HCM cần tập trung đầu tư cho một số dự
án trọng điểm để giải quyết các bức xúc lớn nhất hiện nay của người dân, đồng thời cũng
là những điểm ngẽn trong tăng trưởng của thành phố; (iii) Các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền trên địa bàn thành phố cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm trong
các tác quản lý nhà nước về đầu tư thời gian tới nhằm khắc phục những hạn chế hiện tại
trong công tác này; (iv) Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trên địa bàn TP.HCM cần
có những biện pháp nhằm tăng cường hiệu lực và hiệu quả của việc áp dụng quy trình
quản lý nhà nước về đầu tư công.
113
KẾT LUẬN
Đầu tư công là hoạt động quan trọng của cả quốc gia và từng địa phương. TP.HCM
với tư cách là đô thị lớn nhất Việt Nam xét trên nhiều phương diện, tuy vậy thành phố
này đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức trong sự phát triển của mình, trong đó có
vấn đề về hệ thống cơ sở hạ tầng đang trở nên quá tải và không thể đáp ứng được nhu cầu
của người dân, cũng như nhu cầu phát triển của thành phố. Điều đó càng khiến cho vấn
đề đầu tư công trên địa bàn TP.HCM trở nên quan trọng và có ý nghĩa hơn đối với thành
phố. Với tư cách là cơ quan QLNN có thẩm quyền lớn nhất trong hệ thống chính quyền
thành phố, UBND TP.HCM đóng vai trò là cơ quan điều hành và quản lý chung đối với
vấn đề đầu tư công trên dịa bàn, góp phần sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư công
hạn chế từ ngân sách thành phố. Tuy nhiên, qua phân tích bảy nhóm nội dung QLNN về
đầu tư công của cơ quan này, gồm: (i) Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy
phạm pháp luật về đầu tư công; (ii) Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chương
trình, kế hoạch, quy hoạch, giải pháp chính sách đầu tư công; (iii) Theo dõi và cung cấp
thông tin về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công; (iv) Đánh giá hiệu quả đầu tư công,
kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về đầu tư công; (v) Xử lý vi phạm, giải quyết
khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân liên quan đến đầu tư công; (vi) Khen thưởng cơ
quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thành tích trong hoạt động đầu tư công; (vii) Hợp tác
quốc tế về đầu tư công, cho thấy UBND TP.HCM chưa thực hiện tốt trách nhiệm của
mình trọng lĩnh vực này. Điều này đã và đang làm giảm hiểu quả đầu tư công trên địa bàn
TP.HCM, khiến cho các vấn đề cơ bản của thành phố vẫn chưa thể giải quyết được, thành
phố đang có nguy cơ tụt hậu xa hơn so với các thành phố trong khu vực. Trên cơ sở
những phân tích về hạn chế, bất cập và nguyên nhân của chúng trong công tác QLNN về
đầu tư công của UBND TP.HCM, chúng tôi đã đề xuất một số nhóm giải pháp nhằm
nâng cao hiệu lực và hiệu quả QLNN về đầu tư công trên địa bàn TP.HCM thời gian tới./.
114
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
A. Văn bản quy phạm pháp luật
1. Luật Khiếu nại (Luật số 02/2011/QH13) ngày 11 tháng 11 năm 2011;
2. Luật Tố cáo (Luật số 03/2011/QH13) ngày 11 tháng 11 năm 2011;
3. Luật thi đua, khen thưởng (Luật số 15/2003/QH11) ngày 26 tháng 11 năm 2003
đã được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 47/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005,
Luật số 32/2009/QH12 ngày 18 tháng 6 năm 2009 của Quốc hội, Luật số
39/2013/QH13 ngày 16 tháng 11 năm 2013;
4. Luật Đầu tư công (Luật số 49/2014/QH13) ngày 18 tháng 6 năm 2014;
5. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (Luật số 80/2015/QH13) ngày 22
tháng 6 năm 2015;
6. Luật Tiếp cận thông tin (Luật số 104/2016/QH13) ngày 06 tháng 4 năm 2016;
7. Nghị quyết về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 (Nghị
quyết số 26/2016/QH14) ngày 10 tháng 11 năm 2016;
8. Nghị định số 90/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 08 tháng 8 năm 2013 quy
định trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn được giao;
B. Tài liệu tham khảo
9. Chính phủ (2013), Báo cáo tổng hợp kinh nghiệm quốc tế về đầu tư công, Hà
Nội;
10. Huỳnh Thế Du và các cộng sự (2016), Đánh giá sức cạnh tranh của TP.HCM
và gợi ý định hướng chiến lược phát triển đến năm 2025, tầm nhìn 2045,
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, TP.HCM;
11. Võ Đại Lược - Nguyễn Văn Cường (2012), Đổi mới cơ chế phân cấp quản lý
đầu tư công hiện nay, Tạp chí Kinh tế và Chính trị thế giới, Số 6 (194);
115
12. Đặng Thị Minh (2014), Chính sách phát triển trường đại học tư thục ở Việt
Nam, Luận án tiến sĩ chuyên ngành quản lý hành chính công, Học viện Hành
chính Quốc gia;
13. Võ Kim Sơn (2004), Phân cấp quản lý nhà nước - Lý luận và thực tiễn, Nxb.
Chính trị Quốc gia, Hà Nội;
14. Nguyễn Đức Thành và Đinh Tuấn Minh (2011), Đổi mới thể chế, cơ chế và
những giải pháp chấn chỉnh, hoàn thiện, tái cấu trúc lĩnh vực đầu tư công (Bài
thảo luận chính sách CS-07), Trung tâm nghiên cứu Kinh tế và Chính sách,
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội;
15. Nguyễn Xuân Thành (2013), Vấn đề tranh chấp và giải quyết tranh chấp giữa
nhà đầu tư và nhà nước trong hoạt động đối tác công - tư tại Việt Nam: Nghiên
cứu tình huống dự án BOT Cầu Phú Mỹ và kinh nghiệm quốc tế, Fulbright
Economics Teaching Program, TP.HCM;
16. Đỗ Thiên Anh Tuấn (2015), Ghi chú bài giảng 7: Đầu tư công và quản lý đầu
tư công ở Việt Nam, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khóa 2015
- 2016, TP.HCM;
17. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2005), Giáo trình quản lý dự án đầu tư,
Nxb. Lao động - xã hội, Hà Nội;
18. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2007), Giáo trình Kinh tế đầu tư, Nxb. Đại
học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội;
19. Bộ Tư pháp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2014), Đề cương giới thiệu Luật Đầu tư
công, Hà Nội;
20. Viện Ngôn ngữ học (2006), Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng;
21. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2013), Thông tin chuyên đề: Đầu
tư công, nợ công và mức độ bền vững ngân sách ở Việt Nam, Hà Nội;
22. Nguyễn Cửu Việt - Chủ biên (2014), Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam,
Nxb. Hồng Đức, TP.HCM;
116
23. Ủy ban nhân dân TP.HCM (2012), Quyết định số 1104/QĐ-UBND về giao kế
hoạch đầu tư xây dựng năm 2012 (đợt 1) nguồn vốn ngân sách thành phố và vốn
viện trợ phát triển (ODA), TP.HCM;
24. Ủy ban nhân dân TP.HCM (2013), Quyết định số 630/QĐ-UBND về giao kế
hoạch đầu tư xây dựng năm 2013 (đợt 1) nguồn vốn ngân sách tập trung, nguồn
vốn xổ số kiến thiết và vốn viện trợ phát triển (ODA), TP.HCM;
25. Ủy ban nhân dân TP.HCM (2014), Quyết định số 459/QĐ-UBND về giao kế
hoạch đầu tư xây dựng năm 2014 (đợt 1) nguồn vốn ngân sách tập trung, nguồn
vốn xổ số kiến thiết và vốn viện trợ phát triển (ODA), TP.HCM;
26. Ủy ban nhân dân TP.HCM (2015), Quyết định số 325/QĐ-UBND về giao kế
hoạch đầu tư xây dựng năm 2015 (đợt 1) nguồn vốn ngân sách thành phố và
nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), TP.HCM;
27. Ủy ban nhân dân TP.HCM (2016), Quyết định số 192/QĐ-UBND về giao kế
hoạch đầu tư xây dựng cơ bản năm 2016 (đợt 1) nguồn vốn ngân sách thành
phố, nguồn vốn xổ số kiến thiết và nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức
(ODA), TP.HCM;
C. Website
28.
20160424124019672.htm;
29.
30.
the-gioi-nu-len-ngoi-tre-vuot-gia-359470.html;
31. https://vi.wikipedia.org/wiki/;
32.
33.
chuyen-gia-kinh-te-noi-gi;
34.
va-phat-trien;
35.
117
36.
cong/c/19649602.epi;
37.
tphcm.html;
38.
Chi-Minh-d-xu-t-thanh-l-p-4-thanh-ph-v-tinh.aspx;
39.
cao-nhat-nuoc/1033000.html;
40.
41.
42.
43.
tam-my-duc-367942.html;
Tiếng Anh
44. Leo Dobes (2013), The World Bank’s public investment management
framework,
45. Mark Miller and Shakira Mustapha (2016), Public Investment Management: A
public finacial management introductory guide, London;
46. The World Bank (2006), A Diagnostic Framework for Assessing Public
Investment Management, Washington D.C;
47. The World Bank (2014), Public Investment Management Systems: An Overview
and an Agenda,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_dau_tu_cong_tai_thanh_pho_ho_ch.pdf