Thời gian qua, tại Đồng Nai, dưới sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng,
HĐND tỉnh và sự phối hợp của các Sở, ban ngành, các tổ chức đoàn thể chính
trị-xã hội, chính quyền các cấp trong tỉnh đã tăng cường các hoạt động QLNN
về ĐTC, đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và phát triển của địa
phương. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác QLNN về ĐTC còn có
những tồn tại, hạn chế. Có nhiều nguyên nhân đưa đến những tồn tại, hạn chế
ấy, trong đó có nguyên nhân do chính quyền các cấp chưa nhận thức đầy đủ
vai trò của ĐTC và chưa quan tâm đúng mức đến hoạt động QLNN về ĐTC.
Vấn đề đặt ra đối với chính quyền các cấp ở Đồng Nai là: để nâng cao
hiệu quả hoạt động ĐTC thì cần phải hoàn thiện công tác QLNN về ĐTC tại
tỉnh Đồng Nai. Đây cũng là mục đích tác giả đặt ra trong luận văn này.
Trong chương 1, chương lý luận chung về QLNN về ĐTC, tác giả tập
trung phân tích các khái niệm, đặc điểm, vai trò và tính tất yếu, nguyên tắc,
những nội dung và phương thức QLNN về ĐTC. Đây là cơ sở lý luận để xem
xét, đánh giá hoạt động QLNN về ĐTC ở chương 2; đồng thời là cơ sở để tác
giả đề xuất các giải pháp hoàn thiện QLNN về ĐTC tại tỉnh Đồng Nai trong
thời gian tới.
Ở chương 2, sau khi đề cập một số nét khái quát về KT-XH tác động đến
hoạt động QLNN về ĐTC tại tỉnh Đồng Nai, luận văn đi sâu phân tích thực
trạng QLNN về ĐTC tại tỉnh Đồng Nai, dựa trên những nội dung và phương
thức đã nghiên cứu ở chương 1, từ đó đưa ra đánh giá về kết quả đạt được và
hạn chế của hoạt động QLNN về ĐTC tại tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-
2015. Cuối chương 2, luận văn nêu lên nguyên nhân khách quan, chủ quan
của những hạn chế của hoạt động QLNN về ĐTC tại tỉnh Đồng Nai.
Ở chương 3, sau khi đề cập đến quan điểm quản lý và phương hướng
QLNN về ĐTC giai đoạn tới, tác giả đề xuất các giải pháp hoàn thiện QLNN109
về ĐTC tại tỉnh Đồng Nai, dựa trên bài học kinh nghiệm của các nước được
rút ra trong chương 1; và kết quả phân tích thực trạng, nguyên nhân khách
quan, chủ quan đã phân tích trong chương 2. Trong đó có những kiến nghị, đề
xuất đối với các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương, với mong
muốn góp phần nâng cao hiệu quả QLNN về ĐTC tại tỉnh Đồng Nai.
Vấn đề ĐTC nói chung, QLNN về ĐTC nói riêng là một vấn đề phức
tạp, đòi hỏi nhiều kiến thức thời gian để nghiên cứu, phân tích cũng như kinh
nghiệm thực tế trong lĩnh vực này. Do đó, khi nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề
QLNN về ĐTC tại tỉnh Đồng Nai, tác giả đã gặp không ít khó khăn. Theo đó,
có những quan điểm của tác giả đã viết trong luận văn không tránh khỏi
những sai sót. Tác giả mong muốn nhận được sự đóng góp của bất kỳ ai quan
tâm đến ĐTC và QLNN về ĐTC trong cả nước nói chung, và tại Đồng Nai
nói riêng./.
133 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 668 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về đầu tư công tại tỉnh Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n chậm tiến độ và không có khả năng giải ngân hết vốn đầu
tƣ đã đƣợc giao chỉ tiêu kế hoạch, Sở KH&ĐT cần tổng hợp, đề xuất UBND
tỉnh điều chỉnh, giảm chỉ tiêu kế hoạch khi đến kỳ điều chỉnh kế hoạch ĐTC
cuối năm.
- KBNN tỉnh cần tạo điều kiện thuận lợi cho việc thanh toán vốn đầu tƣ,
hƣớng dẫn, giải quyết kịp thời phản ánh của chủ đầu tƣ nhằm đẩy nhanh việc
thanh toán vốn đầu tƣ theo đúng quy định; thƣờng xuyên tổng hợp tình thình
thanh toán vốn, báo cáo nhanh gửi UBND tỉnh, Sở KH&ĐT, Sở Tài chính.
- Các sở, ngành liên quan đến công tác QLNN về ĐTC cần tăng cƣờng
hƣớng dẫn, giúp đỡ các chủ đầu tƣ khi gặp khó khăn vƣớng mắc để thực hiện
nhiệm vụ kế hoạch ĐTC hàng năm.
Công tác thu hồi sau quyết toán thời gian qua chƣa đƣợc các cơ quan
QLNN về ĐTC tỉnh Đồng Nai quan tâm đúng mức. Nhằm chấn chỉnh công
tác trên, góp phần thu hồi tiền nộp vào NSNN:
- Sở Tài chính cần phối hợp với Sở KH&ĐT, KBNN làm việc với các
chủ đầu tƣ có các dự án phải thu hồi sau quyết toán mỗi 06 tháng, nhằm nắm
bắt tình hình thu hồi công nợ, những khó khăn vƣớng mắc để kịp thời báo
cáo, tham mƣu UBND tỉnh xem xét, xử lý.
- Đối với những dự án không còn khả năng thu hồi do nhà thầu đã giải
thể hoặc không thể liên lạc đƣợc, yêu cầu chủ đầu tƣ thực hiện các thủ tục xác
minh nhƣ: gửi văn bản đến các Chi cục thuế và Sở KH&ĐT nơi đăng ký kinh
doanh nhằm xác minh hoạt động và tình trạng giải thể của nhà thầu; cử cán bộ
trực tiếp đến trụ sở của nhà thầu xác minh. Nếu nhà thầu đã giải thể, kiến nghị
UBND tỉnh cho phép xóa nợ đối với những dự án.
94
- Đối với những nhà thầu chây ỳ, không thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho
NSNN: (1) KBNN cả cấp tỉnh và huyện trực tiếp cấn trừ công nợ nếu nhà
thầu có công trình đang thi công trên địa bàn tỉnh và thực hiện thanh toán tại
KBNN; (2) Sở Tài chính thông báo danh sách gửi Sở KH&ĐT để phối hợp
cùng với chủ đầu tƣ cấm đấu thầu, không cho các nhà thầu này tham gia đấu
thầu thi công các dự án ĐTC trên địa bàn tỉnh Đồng Nai theo quy định.
- Kiểm điểm trách nhiệm của KBNN, Sở KH&ĐT cùng cá nhân có liên
quan nếu để các nhà thầu trên vẫn thanh toán tại KBNN hoặc vẫn đƣợc tham
gia thi công các công trình, dự án ĐTC trên địa bàn tỉnh; kiểm điểm, kỷ luật
đối với chủ đầu tƣ để xảy ra tình trạng không thể thu hồi hoặc chậm thu hồi
sau quyết toán.
3.2.2.5. Kiên quyết xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản, tồn đọng các dự án
hoàn thành chậm quyết toán.
Đề giảm tối đa nợ đọng xây dựng cơ bản, tỉnh Đồng Nai cần thực hiện
triệt để các nguyên tắc và giải pháp sau:
- Các dự án đã đƣợc quyết định đầu tƣ phải thực hiện theo mức vốn kế
hoạch đã giao; không cho phép các doanh nghiệp tự bỏ vốn đầu tƣ khi chƣa
đƣợc bố trí vốn kế hoạch hàng năm hoặc bỏ vốn đầu tƣ cao hơn mức vốn kế
hoạch đƣợc giao, dẫn đến hậu quả phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản.
- Chỉ đƣợc tổ chức lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu đã đƣợc bố trí
vốn và theo tiến độ, kế hoạch vốn đƣợc giao. Đối với các gói thầu đã hoàn
thành và bàn giao đƣa vào sử dụng, phải tổ chức nghiệm thu và thanh quyết
toán theo đúng hợp đồng đã ký theo quy định của Luật Đấu thầu và Chỉ thị số
27/CT-TTg ngày 10/10/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ, tránh tình trạng nợ
đọng, chiếm dụng vốn của nhà thầu.
- Lập và điều chỉnh kế hoạch đấu thầu theo tiến độ chung của dự án và
kế hoạch vốn đƣợc giao theo đúng quy định của Luật Đấu thầu và Nghị định
số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/06/2014 của Chính phủ.
95
- Không đƣợc sử dụng vốn ngân sách địa phƣơng vay để bố trí cho các
dự án khởi công mới, khi chƣa xác định hoặc thẩm định đƣợc nguồn vốn để
hoàn trả, các địa phƣơng trong tỉnh cần tự cân đối các nguồn để xử lý dứt
điểm nếu để xảy ra tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản.
- Yêu cầu các chủ đầu tƣ báo cáo chính xác danh mục và số nợ đọng xây
dựng cơ bản, trong đó nêu rõ số nợ đọng xây dựng cơ bản đã có biên bản
nghiệm thu khối lƣợng thực hiện và các khoản nợ khối lƣợng thực hiện,
nhƣng chƣa có biên bản nghiệm thu đến ngày báo cáo gửi về cho UBND tỉnh,
đồng gửi Sở KH&ĐT, Sở Tài chính vào cuối mỗi quý để các cơ quan QLNN
có những điều chỉnh, dự kiến phƣơng án, lộ trình thanh toán các khoản nợ
đọng xây dựng cơ bản theo từng nguồn vốn, các nguyên tắc, tiêu chí phân bổ
vốn ĐTC.
Trong giai đoạn 2011-2015, UBND tỉnh Đồng Nai đã có những chỉ đạo
quyết liệt nhằm giải quyết tình trạng tồn đọng dự án hoàn thành chậm quyết
toán và đã đạt đƣợc những kết quả tích cực. Tuy nhiên, vẫn còn tồn đọng các
dự án hoàn thành từ năm 2014 trở về trƣớc, nhƣng không thể quyết toán do
nhiều nguyên nhân. Để giải quyết dứt điểm tình trạng này, tỉnh Đồng Nai cần:
- Đối với những dự án do thời gian hoàn thành đã lâu và đơn vị thi công
hiện nay không còn tồn tại: Chủ đầu tƣ tiến hành đi thực tế kiểm tra, quan sát,
lập biên bản tại hiện trƣờng xác nhận các công việc đã hoàn thành theo thực
tế; lập hồ sơ quyết toán căn cứ theo thực tế và tổng số vốn đã thanh toán để
lập hồ sơ quyết toán (không cần bao gồm hồ sơ quyết toán A-B) theo khoản 4,
điều 8 Thông tƣ 09/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016.
- Đối với những dự án hồ sơ bị thất lạc: Cho phép chủ đầu tƣ lập hồ sơ
quyết toán, căn cứ trên những chứng từ còn lại của dự án, liên hệ với KBNN
nơi cấp vốn số liệu để tiến hành đối chiếu thanh toán và xử lý nhƣ trƣờng hợp
quy định tại khoản 4, điều 8, Thông tƣ 09/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016.
- Đối với đơn vị thi công hoặc tƣ vấn quản lý dự án chây ỳ, không lập hồ
96
sơ quyết toán: Chủ đầu tƣ lập hồ sơ quyết toán căn cứ theo thực tế và tổng số
vốn đã thanh toán để lập hồ sơ quyết toán (không cần bao gồm hồ sơ quyết
toán A-B) theo khoản 4, điều 8, Thông tƣ 09/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016,
nhà thầu hoàn toàn chịu các tổn thất, thiệt hại (nếu có) và có trách nhiệm chấp
hành quyết định phê duyệt quyết toán dự án của cấp có thẩm quyền.
- Sở Tài chính cần rà soát, đề xuất mức chế tài xử phạt cụ thể đối với
trƣờng hợp chủ đầu tƣ lập hồ sơ quyết toán công trình chậm, nhà thầu kéo dài
thời gian hoàn thiện hồ sơ, tài liệu phục công tác quyết toán nhƣ quy định tại
Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 của Chính phủ thay vì chỉ
dừng lại ở hình thức phê bình, kiểm điểm trách nhiệm nhƣ thời gian vừa qua.
- Yêu cầu các đơn vị chủ đầu tƣ báo cáo tình hình tồn đọng các dự án
hoàn thành chƣa quyết toán vào cuối mỗi quý, nội dung cần nêu rõ, đầy đủ tên
dự án, ngày nghiệm thu hoàn thành, tổng mức đầu tƣ, dự toán, giá trị thanh
toán và những vƣớng mắc khiến dự án chậm quyết toán để Sở Tài chính tổng
hợp, tham mƣu UBND tỉnh xử lý kịp thời. Ngoài ra, Sở KH&ĐT cần phối
hợp, thông tin đầy đủ cho Sở Tài chính về tình hình giám sát, đánh giá đầu tƣ,
đặc biệt là các dự án hoàn thành trong năm, làm cơ sở để Sở Tài chính nắm
bắt thông tin, đối chiếu tính chính xác của báo cáo của các chủ đầu tƣ.
- Sở KH&ĐT phối hợp cùng Sở Tài chính, các chủ đầu tƣ không cho
phép nhà thầu đang có hợp đồng vi phạm quy định về thời gian lập hồ sơ
quyết toán hợp đồng, đƣợc tham gia đấu thầu dự án mới theo nhƣ chỉ đạo của
Thủ tƣớng tại Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 27/12/2013.
- Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 27/12/2013 của Thủ tƣớng Chính phủ yêu
cầu từ năm 2014 trở đi, không giao dự án đầu tƣ mới cho chủ đầu tƣ, BQLDA
có dự án chậm nộp báo cáo quyết toán từ 24 tháng trở lên, không bố trí vốn để
thanh toán số vốn còn thiếu cho các dự án chậm nộp báo cáo quyết toán từ 12
tháng trở lên.
Biện pháp này dù mang tính răn đe mạnh mẽ nhƣng lại khó thực hiện,
97
không khả thi. Thực tế cho thấy, tỉnh Đồng Nai hiện tại đã thực hiện thành lập
BQLDA Đầu tƣ xây dựng tỉnh (trƣớc đây là 08 BQLDA và Trung tâm, mỗi
đơn vị có chuyên môn để làm chủ đầu tƣ một lĩnh vực riêng biệt), mỗi huyện
lại có một BQLDA cấp huyện. Nếu áp dụng biện pháp này thì chƣơng trình,
dự án ĐTC sẽ giao đơn vị nào làm chủ đầu tƣ hay quản lý dự án? Đơn vị khác
nếu đƣợc giao làm chủ đầu tƣ, quản lý dự án liệu có đủ trình độ, khả năng
chuyên môn để đảm nhận hay không? Mặt khác, nếu không đƣợc bố trí vốn
thanh toán sẽ dẫn đến vi phạm các quy định về nợ đọng xây dựng cơ bản.
Do đó, theo quan điểm của tác giả, UBND tỉnh cần tăng cƣờng xử phạt
theo quy định tại Nghị định số 121/2013/NĐ-CP, ngày 10/10/2013 thay vì
thực hiện các biện pháp trên. Bên cạnh đó, chỉ đạo Sở Tài chính trực tiếp thực
hiện quyết định chế tài xử phạt, bằng cách trừ trực tiếp vào dự toán chi
thƣờng xuyên hàng năm của đơn vị nhằm tăng tính răn đe mạnh mẽ hơn.
3.2.3. Bảo đảm tính công khai, minh bạch mọi hoạt động đầu tư công.
Thực hiện nghiêm nguyên tắc “minh bạch và công khai hóa” tất cả các
khâu liên quan đến ĐTC cho tất cả các đối tƣợng có liên quan, nhất là các đối
tƣợng đƣợc thụ hƣởng. Việc cung cấp thông tin phải đƣợc mở rộng hơn, gắn
với những số liệu để so sánh và các phân tích, lý giải cần thiết để ngƣời tiếp
nhận thông tin có thể hiểu đƣợc và đƣa ra ý kiến của mình. Các cơ quan
QLNN và chủ đầu tƣ, nhà thầu liên quan đến hoạt động ĐTC trên địa bàn tỉnh
cần phải thực hiện nghiêm túc Điều 14, Luật Đầu tƣ công, đó là:
- Thực hiện công khai: (1) Quy hoạch, kế hoạch, chƣơng trình ĐTC trên
địa bàn; vốn bố trí cho từng chƣơng trình theo từng năm, tiến độ thực hiện và
giải ngân vốn chƣơng trình ĐTC; (2) Danh mục dự án trên địa bàn tỉnh, bao
gồm quy mô, tổng mức đầu tƣ, thời gian, địa điểm; (3) Báo cáo đánh giá tác
động tổng thể của dự án tới địa bàn đầu tƣ; (4) Kế hoạch phân bổ vốn ĐTC
trung hạn và hằng năm theo từng nguồn vốn, bao gồm danh mục dự án và
mức vốn ĐTC bố trí cho từng dự án; (5) Tình hình huy động các nguồn lực và
98
nguồn vốn khác tham gia thực hiện dự án ĐTC; tình hình và kết quả thực hiện
kế hoạch, chƣơng trình, dự án; (6) Tiến độ thực hiện và giải ngân các dự án
theo từng nguồn vốn; (7) Kết quả nghiệm thu, đánh giá chƣơng trình, dự
án....qua các trang thông tin điện tử của UBND tỉnh, Sở KH&ĐT, Sở Tài
chính, Công báo của tỉnh Đồng Nai.
Việc công khai hóa các nội dung trên là yêu cầu bắt buộc đối với các cơ
quan liên quan nhằm cung cấp thông tin đến mọi ngƣời dân và các cơ quan
quản lý để thực hiện giám sát, góp phần chống tiêu cực trong ĐTC.
- Công khai các thông tin, quy trình, thủ tục, danh mục dự án vận động
đầu tƣ, tình hình huy động các nguồn lực và nguồn vốn khác tham gia thực
hiện dự án ĐTC, thủ tục hành chính bộ phận một cửa trên trang thông tin điện
tử và niêm yết công khai tại Văn phòng UBND tỉnh, Sở KH&ĐT, Sở Tài
chính, các Sở Xây dựng chuyên ngành. Mặt khác, có hình thức thích hợp
thông báo, phổ biến các quy định pháp luật về ĐTC đến các ban và đại biểu
HĐND, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, đơn vị, chủ đầu tƣ...
để các cơ quan, các đại biểu dân cử có căn cứ thực thi trách nhiệm tuyên
truyền, vận động và tham gia giám sát hoạt động ĐTC.
- Các sở chuyên ngành phối hợp với UBND cấp huyện nơi thực hiện dự
án có trách nhiệm công khai các thông tin thông qua hệ thống bảng thông tin
của cấp xã, ấp. Nội dung thông tin phải công khai gồm: Tên dự án và tên vị trí
xây dựng, quy mô công trình, nguồn vốn và tổng mức đầu tƣ, Chủ đầu tƣ,
BQLDA; Danh sách nhà thầu tƣ vấn, Nhà thầu xây lắp; phạm vi thi công gói
thầu, dự án; thời gian khởi công, hoàn thành; địa chỉ, điện thoại liên hệ của
các đơn vị tham gia dự án để nhân dân và các tổ chức biết và giám sát.
- Bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động đấu thầu, thực hiện
nghiêm túc việc cung cấp các thông tin về đấu thầu (kế hoạch đấu thầu, thông
báo mời sơ tuyển, kết quả sơ tuyển; kết quả lựa chọn nhà thầu, thông tin xử lý
vi phạm pháp luật về đấu thầu; văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu hiện
99
hành; các thông tin liên quan khác) để đăng tải trên trang thông tin điện tử về
đấu thầu của Sở KH&ĐT và trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng khác để
tạo thuận tiện trong việc tiếp cận của các tổ chức, cá nhân quan tâm. Thời hạn
cung cấp thông tin và các nội dung liên quan khác theo quy định hiện hành về
đấu thầu.
3.2.4. Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước
về đầu tư công.
Chất lƣợng hoạt động QLNN về ĐTC trong tất cả các khâu từ quy
hoạch, kế hoạch vốn, quản lý nguồn vốn, tổ chức kiểm soát thanh toán vốn
đầu tƣ, đánh giá đầu tƣ, quyết toán vốn và quyết toán dự án hoàn thành... đều
đƣợc quyết định bởi chất lƣợng đội ngũ CBCC làm công tác QLNN về ĐTC.
Để đáp ứng đƣợc sự thay đổi, phát triển nhanh chóng của nền kinh tế hiện
nay, Đồng Nai cần sớm có định hƣớng đào tạo, bồi dƣỡng, thu hút và sắp xếp
cho phù hợp với yêu cầu quản lý theo hƣớng sau:
- Tiến hành rà soát, đánh giá lại một cách cơ bản đội ngũ CBCC đang
làm công tác ở lĩnh vực nêu trên; trên cơ sở đó định hƣớng sắp xếp và bố trí
phù hợp cả về chất và lƣợng, kịp thời thay thế những CBCC năng lực và
phẩm chất kém, không đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ.
- Từng bƣớc nâng cao năng lực, trình độ và chuẩn hóa đội ngũ CBCC,
trang bị cho đội ngũ này đầy đủ kiến thức về lý thuyết và thực tiễn về QLNN,
về kinh tế, kỹ thuật, về xã hội và đặc biệt là quản lý vốn đầu tƣ từ NSNN.
Đồng thời có phẩm chất, đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm với Nhà nƣớc, với
Nhân dân.
- Tăng cƣờng nhân lực và cơ sở vật chất cho công tác lập quy hoạch; đào
tạo, bồi dƣỡng đội ngũ CBCC làm công tác xây dựng và quản lý quy hoạch có
khả năng tiếp thu, vận dụng kinh nghiệm của nƣớc ngoài; thƣờng xuyên mở
lớp bồi dƣỡng ngắn hạn cho CBCC địa phƣơng, nhất là công chức cấp cơ sở
về quản lý quy hoạch, thực hiện quy hoạch.
100
- Tìm kiếm, phát hiện và tuyển chọn những CBCC có nghiệp vụ, phẩm
chất, nhất là những sinh viên mới tốt nghiệp, công chức trẻ, có triển vọng để
bồi dƣỡng, đào tạo chuyên sâu (cả ở trong hoặc ngoài nƣớc) phục vụ lâu dài.
Đồng thời cần có cơ chế đãi ngộ thoả đáng, nhằm thu hút những chuyên gia
giỏi, cán bộ giỏi từ các nơi khác về phục vụ tại Đồng Nai.
- Tăng cƣờng công tác giáo dục, rèn luyện CBCC về phẩm chất chính trị,
đạo đức công vụ trong công tác QLNN về ĐTC, ý thức trách nhiệm trong sử
dụng vốn NSNN. Tập trung xây dựng và củng cố tổ chức bộ máy QLNN về
ĐTC từ cấp trên trở xuống, nâng cao hiệu quả công tác QLNN của đội ngũ
cán bộ trong lĩnh vực này. Tăng cƣờng công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý
các tổ chức, cá nhân có vi phạm trong hoạt động QLNN về ĐTC.
3.2.5. Đa dạng hóa hình thức huy động vốn đầu tư phát triển, chú
trọng hình thức PPP.
Nhằm thực hiện đạt mục tiêu phát triển KT-XH đã xác định của giai
đoạn 2016-2020, Đồng Nai dự kiến huy động tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội đạt
khoảng 416.000-445.000 tỷ đồng, trong đó vốn NSNN 66.000-73.000 tỷ
đồng, ngân sách tỉnh khoảng 26.000-28.000 tỷ. Tổng nguồn vốn ĐTC trung
hạn đƣợc HĐND tỉnh giao là 25.969 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách tập
trung 16.314 tỷ đồng.
Tuy tỷ lệ các nguồn vốn đầu tƣ phát triển giai đoạn 2016-2020 tại Đồng
Nai ít thay đổi so với giai đoạn 2011-2015, nhƣng tổng vốn đầu tƣ giai đoạn
2016-2020 tăng lên hơn 65%, với số tuyệt đối hơn 155.000 tỷ đồng, một con
số quá lớn với nguồn ngân sách tỉnh đƣợc phép chi cho đầu tƣ phát triển.
Để đáp ứng tình hình này, tỉnh Đồng Nai xác định giải pháp chủ yếu là
phải thực hiện đồng bộ các giải pháp, tạo môi trƣờng thuận lợi để thu hút đi
đôi với sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tƣ, qua đó giúp giải quyết áp lực
NSNN, nâng cao hiệu quả và bảo đảm tiến độ triển khai các dự án ĐTC, đáp
ứng yêu cầu bức thiết sự phát triển KT-XH. Trong đó, vốn ngân sách ƣu tiên
101
cho công tác giải phóng mặt bằng, tái định cƣ, vốn đối ứng các dự án ODA và
các công trình thiết yếu quan trọng. Xây dựng danh mục và công khai các dự
án huy động vốn đầu tƣ ngoài NSNN để thu hút các thành phần kinh tế, kể cả
nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tham gia đầu tƣ theo các hình thức PPP.
Từ thực tiễn tình hình huy động các nguồn vốn cho ĐTC thời gian qua,
nhất là các hình thức PPP tại một số dự án, nhƣ: Tổ hợp Bệnh viện đa khoa
Đồng Nai (phần góp vốn của nhà nƣớc 40%), dự án BOT ĐT.768, Đƣờng
tránh TP.Biên Hòa, các dự án BT nhƣ Đƣờng liên phƣờng Trảng Dài-Tân
Hiệp, Đƣờng nối cầu Bửu Hòa-Quốc lộ 1K...cho thấy hình thức PPP sẽ thành
công nếu: (1) Có sự hợp tác chặt chẽ, bình đẳng và chia sẻ rủi ro giữa Nhà
nƣớc và khu vực tƣ; (2) Đảm bảo nghĩa vụ và quyền lợi hài hòa giữa các bên;
(3) Không phải là tƣ nhân hóa, nhà nƣớc vẫn nắm quyền sở hữu, quản lý; (4)
Giảm áp lực cho NSNN.
Tuy nhiên, hình thức PPP cũng đang đặt ra hàng loạt vấn đề phải xử lý,
giải quyết, nhƣ: quy hoạch xây dựng khai thác các khu đất tạo nguồn chƣa
phù hợp nên chƣa thể phê duyệt đề xuất dự án; phải điều chỉnh quy hoạch các
tuyến đƣờng và tìm khu khai thác quỹ đất phù hợp; triển khai cùng lúc các thủ
tục hành chính để rút ngắn thời gian giải quyết, sớm khởi công các dự án
trọng điểm, tránh xảy ra tình trạng chủ đầu tƣ đã chuẩn bị vốn, nhƣng không
thể khởi công vì vƣớng về thủ tục đầu tƣ.
Để từng bƣớc nâng cao hiệu quả các dự án PPP, đồng thời với sự tháo gỡ
của Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ƣơng, nhất là về khung khổ pháp lý,
cũng nhƣ thuận lợi hơn trong huy động vốn ngoài ngân sách cho hình thức
PPP, cần quan tâm các giải pháp sau đây:
- Thấu hiểu nhu cầu của các bên liên quan, nhất là thống nhất đƣợc giải
pháp hợp tác có lợi cho cả chính quyền, các nhà đầu tƣ và cho cộng đồng.
- Dành riêng một khoản vốn đầu tƣ từ NSNN, trong kế hoạch ĐTC trung
hạn để làm nguồn vốn hỗ trợ cho các dự án PPP theo đúng quy định tại Nghị
102
định số 15/2015/NĐ-CP, ngày 14/2/2015 của Chính phủ về đầu tƣ PPP.
- Do các dự án PPP thƣờng do nhà đầu tƣ đề xuất chuyển đổi trực tiếp
quyền sử dụng đất, nguồn lực công với một dự án đầu tƣ cụ thể. Việc định giá
quyền sử dụng đất, nguồn lực công, cũng nhƣ định giá chi phí công trình cần
phải ngăn ngừa các nhà đầu tƣ làm giá, phòng ngừa “lợi ích nhóm”, nhất là sự
câu kết giữa “doanh nghiệp sân sau” CBBC có thẩm quyền quyết định đầu tƣ
với nhà đầu tƣ.
- Trƣớc khi quyết định thực hiện dự án theo hình thức PPP, phải nhận
thấy và đánh giá đƣợc hiệu quả của dự án; so sánh giữa hình thức đầu tƣ từ
NSNN với đầu tƣ theo hình thức PPP hiệu quả KT-XH khác nhau nhƣ thế
nào; phải xác định chính xác giá trị của dự án, giá trị và số năm thu phí, giá trị
quỹ đất... nhằm tránh gây thiệt hại cho Nhà nƣớc, phản ứng của dƣ luận và
ngƣời dân nhất là hiệu ứng xã hội, để lựa chọn hình thức đầu tƣ thích hợp.
- Do nhà đầu tƣ dự án PPP bao giờ cũng coi trọng lợi nhuận, ít quan tâm
đến trách nhiệm xã hội. Chính vì vậy, việc soạn thảo nội dung hợp đồng mời
thầu để chọn nhà đầu tƣ tƣ nhân là khâu cơ bản và khó khăn. Cho nên cần mở
rộng hình thức đấu thầu, hạn chế xảy ra tình trạng mời thầu đóng, không cho
phép các đối tác tiềm năng thể hiện hết năng lực và kinh nghiệm của mình.
Trên cơ sở đó, việc thƣơng lƣợng giữa hai đối tác phải đƣợc thực hiện
một cách nghiêm túc, tìm đƣợc sự cân bằng đảm bảo cho quan hệ đối tác và
xác định đƣợc những điều khoản của hợp đồng. Mặt khác, cần quy định phải
lấy ý kiến, công khai thông tin về hợp đồng PPP, giám sát thực hiện hợp đồng
PPP (bao gồm cả cơ chế giám sát của xã hội) để bảo đảm tính minh bạch của
hợp đồng PPP trƣớc khi ký và trong quá trình thực hiện.
- Quản lý dự án đối với các dự án theo hình thức PPP đƣợc quản lý nhƣ
đối với dự án sử dụng vốn nhà nƣớc ngoài ngân sách, cần thiết phải xây dựng
một bộ chƣơng trình khung cho quản lý dự án.
UBND tỉnh cần có quy định cụ thể hơn về cơ chế phối hợp giữa các cơ
103
quan QLNN có thẩm quyền trong việc thực hiện, quản lý, giám sát...dự án
PPP. Đồng thời phải có các chế tài xử lý những trƣờng hợp không làm hết
trách nhiệm và/hoặc vi phạm các quy định trong quá trình thực hiện nhiệm vụ
của các bên liên quan.
- PPP là hình thức đầu tƣ mà cơ quan QLNN về ĐTC, về quản lý dự án
đầu tƣ còn quá ít kiến thức và kinh nghiệm. Do đó, nhất thiết phải khẩn
trƣơng bồi dƣỡng nhận thức, kiến thức về PPP cũng nhƣ hiểu biết về pháp
luật và năng lực triển khai dự án cho các cán bộ quản lý đảm bảo nhận thức
đúng về loại hình đầu tƣ này.
3.2.6. Tăng tính hiệu lực của kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán
đối với hoạt động đầu tư công.
Kiểm tra, thanh tra, kiểm toán là một phƣơng pháp chủ yếu nhằm điều
chỉnh hoạt động ĐTC diễn ra trong khuôn khổ pháp luật. Hiệu lực của hoạt
động thanh tra, kiểm tra chính là hiệu lực QLNN trong định hƣớng, điều
chỉnh, xử lý sai phạm phát sinh.
Hoạt động kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán đối với hoạt động
ĐTC không chỉ của các cơ quan QLNN, mà còn của cả hệ thống chính trị và
của ngƣời dân trong tỉnh. Vốn ĐTC từ NSNN là tiền của dân, ngƣời dân có
quyền kiểm tra, giám sát chính quyền trong việc sử dụng từng đồng vốn.
Nhằm để hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát ĐTC tại Đồng Nai thật
sự có hiệu lực, hiệu quả, cần thực hiện các biện pháp sau:
- Thanh, kiểm tra tất cả quy trình thực hiện của tổ chức, cá nhân trong
việc lập, thẩm định, phê duyệt chủ trƣơng đầu tƣ, quyết định đầu tƣ, điều
chỉnh tổng mức đầu tƣ và phân bổ, sử dụng nguồn vốn ĐTC; quá trình thực
hiện dự án; nợ đọng vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản, đặc biệt là các dự án điều
chỉnh tổng mức đầu tƣ lớn, các dự án quan trọng, tập trung vào những khâu
yếu kém, dễ xảy ra tiêu cực, phát hiện và làm rõ, xử lý nhanh, dứt điểm,
nghiêm minh các sai trái, vi phạm.
104
- Công bố công khai các kết luận thanh tra, kiểm tra, kiểm toán. Trƣờng
hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về ĐTC, phải kịp thời xử lý theo
thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
Thực hiện nghiêm túc việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các kết
luận thanh tra, kiểm tra theo quy định pháp luật; đề xuất với UBND tỉnh có
chế tài xử lý nghiêm các vi phạm về quản lý, sử dụng vốn ĐTC.
- Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ trong hoạt động của các cơ quan
thanh tra, kiểm toán: Kiểm toán Nhà nƣớc Khu vực XIII, Thanh tra tỉnh,
Thanh tra Sở Xây dựng, Thanh tra Sở Tài chính, Thanh tra Sở KH&ĐTđảm
bảo thanh tra toàn diện, tiết kiệm thời gian, không chồng chéo, hạn chế lãng
phí và đảm bảo hiệu quả. Đồng thời, có chế tài xử lý nghiêm đối với đoàn
thanh tra trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thanh tra, nếu có hành vi dung túng cho
các sai phạm, nể nang, né tránh, thiếu khách quan.
- Kiện toàn bộ máy và lực lƣợng thanh tra, kiểm tra công tác QLNN về
ĐTC; đảm bảo tính độc lập, khách quan cho hoạt động thanh tra; đào tạo, bồi
dƣỡng đội ngũ thanh tra có chuyên môn, nghiệp vụ giỏi trong lĩnh vực đầu tƣ
xây dựng, có phẩm chất đạo đức tốt và trung thực.
- Đẩy mạnh hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội, của HĐND
và các ban của HĐND tỉnh, trên cơ sở kết hợp giám sát định kỳ với giám sát
đột xuất, nhất là đối với một số dự án quan trọng, dự án có biểu hiện sai
phạm. HĐND tỉnh cần đổi mới quy trình giám sát, đổi mới cơ chế cung cấp
thông tin để cơ quan giám sát đƣợc cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác và
kịp thời, chứ không chỉ dựa vào báo cáo của các sở, ngành, địa phƣơng, chủ
đầu tƣ nhƣ hiện nay. Nâng cao chất lƣợng đội ngũ chuyên gia giúp việc cho
Đoàn đại biểu QH trong việc thực hiện chức năng giám sát ĐTC; có chế tài cụ
thể để yêu cầu các đơn vị đƣợc giám sát thực hiện các kết luận sau giám sát.
Đồng thời với hoạt động giám sát của cơ quan dân cử, cần tổ chức giám
sát, tƣ vấn - phản biện và giám định xã hội của Mặt trận Tổ quốc, của các tổ
105
chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp, của cộng đồng đối với các
dự án quan trọng, có tác động lớn đến đời sống của ngƣời dân.
- Với chức năng, thẩm quyền đƣợc giao, Sở KH&ĐT phải chủ động phối
hợp với các sở, ngành liên quan đẩy mạnh công tác giám sát, đánh giá đầu tƣ,
kịp thời phát hiện, xử lý những sai phạm trong quá trình quản lý và thực hiện
dự án ĐTC. Hoạt động giám sát, đánh giá đầu tƣ của các sở, ngành chức năng
phải đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, thực chất, khắc phục tình trạng buông
lỏng quản lý, nể nang, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm.
- Thực hiện nghiêm chế độ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tƣ gắn trách
nhiệm của ngƣời có thẩm quyền với trách nhiệm thực hiện chế độ báo cáo
giám sát, đánh giá đầu tƣ tại các sở, ngành và các chủ đầu tƣ.
Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin nắm bắt tình hình thực hiện các
chƣơng trình, dự án ĐTC của các chủ đầu tƣ, có sự chia sẻ và phối hợp trong
việc cung cấp thông tin giữa các cơ quan QLNN về ĐTC và các cơ quan thực
hiện công tác thanh tra, kiểm toán, giám sát đánh giá đầu tƣ.
- Khuyến khích, khen thƣởng, bảo vệ, đề cao hoạt động giám sát của
cộng đồng, các đoàn thể, hiệp hội, các cơ quan báo chí đối với hoạt động tại
các dự án, nhằm phát hiện, ngăn chặn, phòng, chống, tham nhũng, thất thoát,
lãng phí NSNN, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động QLNN về ĐTC.
3.3. Một số kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ
công.
3.3.1. Kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ và các Bộ.
- Quốc hội sớm nghiên cứu, thảo luận, chỉnh sửa và thông qua Luật Quy
hoạch; Chính phủ và các Bộ liên quan kịp thời ban hành các văn bản hƣớng
dẫn sau khi Luật Quy hoạch đƣợc ban hành làm cơ sở cho việc rà soát, chấn
chỉnh công tác quy hoạch, quản lý chặt chẽ hoạt động quy hoạch.
- Kiến nghị Chính phủ tăng mức phạt đối với chủ đầu tƣ, nhà thầu có
hành vi vi phạm quy định về nghiệm thu, thanh toán khối lƣợng hoàn thành
106
và quyết toán công trình, quy định tại Nghị định số 121/2013/NĐ-CP, ngày
10/10/2013. Đồng thời có những cơ chế, biện pháp mạnh để thực hiện nghiêm
quy định tại Nghị định trên nhằm răn đe các đơn vị vi phạm quy định về
nghiệm thu, thanh toán khối lƣợng hoàn thành và quyết toán công trình.
- Kiến nghị Chính phủ xem xét, bổ sung các quy định về thời hạn thu hồi
đối với những dự án còn phải thu hồi sau quyết toán, chế tài xử phạt đối với
những cơ quan, chủ đầu tƣ, nhà thầu vi phạm đối với việc thu hồi sau quyết
toán. Vì theo quy định mới tại Thông tƣ 09/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016,
không quy định về thời hạn mà chủ đầu tƣ phải thực hiện việc thu hồi nộp trả
NSNN cũng nhƣ các chế tài xử phạt vi phạm.
- Bộ KH&ĐT và Bộ Tài chính cần thƣờng xuyên tổ chức các lớp tập
huấn phổ biến kiến thức quản lý dự án đầu tƣ, phổ biến kiến thức về đầu tƣ
theo hình thức đối tác công tƣ nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ
cho đội ngũ CBCC tại địa phƣơng và hƣớng dẫn cho các doanh nghiệp nắm
bắt các kiến thức đầu tƣ dự án theo hình thức PPP.
- Bộ Xây dựng, Bộ GTVT và các Bộ chuyên ngành thƣờng xuyên cập
nhật, ban hành các định mức, các quy định về quản lý chi phí đầu tƣ làm cơ
sở để các cơ quan QLNN xây dựng, thẩm định, quản lý, kiểm tra dự án ĐTC,
góp phần quản lý chặt chẽ chi phí đầu tƣ, tránh thất thoát, lãng phí trong
ĐTC.
3.3.2. Kiến nghị với HĐND và UBND tỉnh.
Nhằm mục tiêu từng bƣớc nâng cao chất lƣợng QLNN về ĐTC, xin kiến
nghị với HĐND và UBND tỉnh một số nội dung, nhƣ sau:
- Ban hành quy định cụ thể về giám sát, đánh giá các dự án đầu tƣ theo
nguồn vốn đầu tƣ trên địa bàn tỉnh phù hợp với những quy định tại Nghị định
số 84/2015/NĐ-CP ngày 30/9/2015 của Chính phủ về giám sát và đánh giá
đầu tƣ. Trong đó, làm rõ hơn vai trò, trách nhiệm, quyền hạn giám sát, phản
biện của Mặt trận Tổ quốc các cấp trong tỉnh và của cộng đồng dân cƣ.
107
- Ban hành quy chế phối hợp, quy định về trách nhiệm của các sở,
ngành, của BQLDA, của chủ đầu tƣ, cấp trên chủ đầu tƣ, cơ quan tƣ vấn,
giám sát từ khâu thẩm định, phê duyệt, đấu thầu, thi công, nghiệm thu, thanh,
quyết toán dự án ĐTC.
- Trên cơ sở tổng kết, đánh giá hiệu quả KT-XH của các dự án xã hội
hóa ĐTC, để có chính sách phù hợp thu hút vốn đầu tƣ, đi đôi với sử dụng
hiệu quả các nguồn lực đầu tƣ, qua đó giúp giải quyết áp lực NSNN, nâng cao
hiệu quả và bảo đảm tiến độ triển khai các dự án ĐTC, đáp ứng yêu cầu bức
thiết sự phát triển KT-XH. Đặc biệt, chú ý ngăn ngừa các nhà đầu tƣ làm giá,
“lợi ích nhóm”, “doanh nghiệp sân sau” trong các dự án PPP.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3
Trên cơ sở, những mặt đạt đƣợc, chƣa đạt đƣợc, nhất là nguyên nhân chủ
quan của những yếu kém, tồn tại trong QLNN về ĐTC tại Đồng Nai. Đồng
thời, qua tiếp thu lý luận đƣợc học tập, cùng với chủ trƣơng, định hƣớng
củaTỉnh ủy, UBND tỉnh trên lĩnh vực phức tạp và tế nhị này, tại chƣơng 3, tác
giả mạnh dạn đề xuất sáu giải pháp hoàn thiện và một số kiến nghị để hoạt
động QLNN về ĐTC tại tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới ngày càng thiết
thực phục vụ cho phát triển KT-XH của địa phƣơng.
108
KẾT LUẬN
Thời gian qua, tại Đồng Nai, dƣới sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng,
HĐND tỉnh và sự phối hợp của các Sở, ban ngành, các tổ chức đoàn thể chính
trị-xã hội, chính quyền các cấp trong tỉnh đã tăng cƣờng các hoạt động QLNN
về ĐTC, đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và phát triển của địa
phƣơng. Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, công tác QLNN về ĐTC còn có
những tồn tại, hạn chế. Có nhiều nguyên nhân đƣa đến những tồn tại, hạn chế
ấy, trong đó có nguyên nhân do chính quyền các cấp chƣa nhận thức đầy đủ
vai trò của ĐTC và chƣa quan tâm đúng mức đến hoạt động QLNN về ĐTC.
Vấn đề đặt ra đối với chính quyền các cấp ở Đồng Nai là: để nâng cao
hiệu quả hoạt động ĐTC thì cần phải hoàn thiện công tác QLNN về ĐTC tại
tỉnh Đồng Nai. Đây cũng là mục đích tác giả đặt ra trong luận văn này.
Trong chƣơng 1, chƣơng lý luận chung về QLNN về ĐTC, tác giả tập
trung phân tích các khái niệm, đặc điểm, vai trò và tính tất yếu, nguyên tắc,
những nội dung và phƣơng thức QLNN về ĐTC. Đây là cơ sở lý luận để xem
xét, đánh giá hoạt động QLNN về ĐTC ở chƣơng 2; đồng thời là cơ sở để tác
giả đề xuất các giải pháp hoàn thiện QLNN về ĐTC tại tỉnh Đồng Nai trong
thời gian tới.
Ở chƣơng 2, sau khi đề cập một số nét khái quát về KT-XH tác động đến
hoạt động QLNN về ĐTC tại tỉnh Đồng Nai, luận văn đi sâu phân tích thực
trạng QLNN về ĐTC tại tỉnh Đồng Nai, dựa trên những nội dung và phƣơng
thức đã nghiên cứu ở chƣơng 1, từ đó đƣa ra đánh giá về kết quả đạt đƣợc và
hạn chế của hoạt động QLNN về ĐTC tại tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-
2015. Cuối chƣơng 2, luận văn nêu lên nguyên nhân khách quan, chủ quan
của những hạn chế của hoạt động QLNN về ĐTC tại tỉnh Đồng Nai.
Ở chƣơng 3, sau khi đề cập đến quan điểm quản lý và phƣơng hƣớng
QLNN về ĐTC giai đoạn tới, tác giả đề xuất các giải pháp hoàn thiện QLNN
109
về ĐTC tại tỉnh Đồng Nai, dựa trên bài học kinh nghiệm của các nƣớc đƣợc
rút ra trong chƣơng 1; và kết quả phân tích thực trạng, nguyên nhân khách
quan, chủ quan đã phân tích trong chƣơng 2. Trong đó có những kiến nghị, đề
xuất đối với các cấp chính quyền từ Trung ƣơng đến địa phƣơng, với mong
muốn góp phần nâng cao hiệu quả QLNN về ĐTC tại tỉnh Đồng Nai.
Vấn đề ĐTC nói chung, QLNN về ĐTC nói riêng là một vấn đề phức
tạp, đòi hỏi nhiều kiến thức thời gian để nghiên cứu, phân tích cũng nhƣ kinh
nghiệm thực tế trong lĩnh vực này. Do đó, khi nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề
QLNN về ĐTC tại tỉnh Đồng Nai, tác giả đã gặp không ít khó khăn. Theo đó,
có những quan điểm của tác giả đã viết trong luận văn không tránh khỏi
những sai sót. Tác giả mong muốn nhận đƣợc sự đóng góp của bất kỳ ai quan
tâm đến ĐTC và QLNN về ĐTC trong cả nƣớc nói chung, và tại Đồng Nai
nói riêng./.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2017
110
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Hoàng Anh (2008), Hiệu quả quản lý đầu tư công ở Thành phố
Hồ Chí Minh: Vấn đề và giải pháp, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế, Trƣờng
Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Vũ Tuấn Anh (2010), Tóm tắt tình hình đầu tư công ở Việt Nam trong
mười năm qua, Báo cáo chuyên đề cho Viện Kinh tế Việt Nam.
3. Vũ Tuấn Anh, Nguyễn Quang Thái, (2011), Đầu tư công thực trạng và
tái cơ cấu, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội.
4. Vũ Thành Tự Anh, Quản lý và phân cấp quản lý đầu tư công – Thực
trạng ở Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế, Chƣơng trình giảng dạy kinh
tế Fullbright.
5. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (2014), Một số vấn đề về cải thiện cơ cấu và đổi
mới chính sách đầu tư nhằm thúc đẩy chuyển đổi mô hình tăng trưởng
của Việt Nam, Trung tâm Thông tin và tƣ liệu–Bộ KH&ĐT, số 01/2014.
6. Chính phủ (2015), Nghị định về giám sát và đánh giá đầu tư.
7. Chính phủ (2015), Nghị định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
8. Chính phủ (2015), Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
9. Chính phủ (2015), Nghị định về hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Đầu tư công.
10. Nguyễn Đình Cung (2010), “Cơ cấu lại và nâng cao hiệu quả đầu tƣ nhà
nƣớc - một yêu cầu cấp bách của tái cơ cấu kinh tế”, Báo cáo hội thảo
“Tái cơ cấu đầu tư công trong bối cảnh đổi mới mô hình tăng trưởng và
tái cấu trúc nền kinh tế”.
11. Vũ Cƣơng (2014), “Tăng cƣờng hiệu lực của hệ thống quản lý đầu tƣ
công theo tinh thần Luật Đầu tƣ công tại Việt Nam”, Tạp chí Phát triển
Kinh tế, (số 206).
12. Đảng bộ tỉnh Bình Dƣơng (2015), Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ X.
13. Đảng bộ tỉnh Đồng Nai (2010), Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ IX.
111
14. Đảng bộ tỉnh Đồng Nai (2015), Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ X.
15. Đảng bộ tỉnh Đồng Nai, (2016), Tổng kết một số vấn đề lý luận - thực
tiễn qua 30 năm đổi mới (1986-2016) trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XI, Nxb. Sự thật, Hà Nội.
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XII, Nxb. Sự thật, Hà Nội.
18. Nguyễn Thị Phú Hà (2014), “Tác động của Luật Đầu tƣ công”,Tạp chí
Kinh tế và Dự báo, (số 18).
19. Nguyễn Thụy Hải (2014), Quản lý đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách
nhà nước tại tỉnh Hà Nam, Luận văn thạc sỹ Quản lý kinh tế, Trƣờng
Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
20. Nguyễn Thị Ngọc Hân (2010), Vai trò của nhà nước đối với đầu tư công
ở Việt Nam, Luận văn thạc sỹ Kinh tế Chính trị, Trƣờng Đại học Kinh tế
- Đại học Quốc gia Hà Nội.
21. HĐND tỉnh Đồng Nai (2010), Nghị quyết về định mức phân bổ chi ngân
sách địa phương và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia nguồn ngân sách tỉnh
Đồng Nai năm 2011, giai đoạn 2011-2015.
22. HĐND tỉnh Đồng Nai (2013), Nghị quyết về điều chỉnh quy hoạch phát
triển kinh tế-xã hội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025.
23. HĐND tỉnh Đồng Nai (2016), Nghị quyết phê duyệt Kế hoạch đầu tư
công trung hạn giai đoạn 2016-2020.
24. Vƣơng Đình Huệ (2014), “Thực hiện chủ trƣơng cơ cấu lại đầu tƣ, trọng
tâm là đầu tƣ công gắn với đổi mới mô hình tăng trƣởng, cơ cấu lại nền
kinh tế”, Tạp chí Cộng sản.
25. Phạm Văn Hùng (2012), “Đổi mới công tác quản lý hoạt động đầu tƣ
nhằm thực hiện tái cấu trúc đầu tƣ công tại Việt Nam”, Tạp chí Phát
triển Kinh tế, (số 177).
112
26. Trần Thị Thanh Hƣơng (2015), Quản lý nhà nước về đầu tư công của
tỉnh Hà Giang, Luận văn thạc sỹ Quản lý kinh tế, Trƣờng Đại học Kinh
tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
27. Nguyễn Đức Kiên (2014), Tái cơ cấu đầu tư công để phát triển bền
vững, Nxb. Giao thông vận tải.
28. Vũ Bá Anh Linh,” Một số khó khăn khi lập kế hoạch đầu tƣ công trung
hạn giai đoạn 2016-2020”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (số 07).
29. Trần Bửu Long (2015), Vai trò của Nhà nước đối với sự phát triển đầu
tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Luận án
tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế - Luật, Thành phố Hồ Chí Minh.
30. Ngô Thắng Lợi (2012), “Tái cơ cấu đầu tƣ công: Kinh nghiệm thực tiễn
một số nƣớc và khuyến nghị với Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế & Phát
triển, (số 177).
31. Diệp Gia Luật (2015), “Nâng cao chất lƣợng và hiệu quả đầu tƣ công ở
Việt Nam đến năm 2020”, Tạp chí Phát triển Kinh tế.
32. Võ Đại Lƣợc (2012), “Đổi mới cơ chế phân cấp quản lý đầu tƣ công
trong quá trình tái cấu trúc đầu tƣ công”, Hội thảo Tái cấu trúc đầu tư
công và tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước, Hà Nội.
33. Võ Đại Lƣợc, Nguyễn Văn Cƣờng (2012), “Đổi mới cơ chế phân cấp
quản lý đầu tƣ công hiện nay”, Tạp chí Kinh tế và Chính trị thế giới, (số
6).
34. Nguyễn Ngọc Mai (1995), Phân tích và quản lý các dự án đầu tư, Nxb.
Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
35. Nguyễn Công Nghiệp (2010), "Bàn về hiệu quả quản lý vốn đầu tƣ từ
ngân sách nhà nƣớc", Tạp chí Tài chính, (số 5).
36. Nguyễn Minh Phong (2012), “Nâng cao hiệu quả đầu tƣ công ở Việt
Nam”, Viện nghiên cứu phát triển Kinh tế - Xã hội Hà Nội.
113
37. Thân Đăng Phong (2013), Quản lý nhà nước các dự án đầu tư bằng
nguồn vốn NSNN ở huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Luận văn
thạc sỹ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia.
38. Phạm Xuân Phú (2014), “Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu
tƣ công, nhìn từ hệ thống văn bản pháp luật”, Tạp chí Thị trường Tài
chính Tiền tệ, (số 11).
39. Quốc hội (2014), Luật Đấu thầu, Cổng thông tin điện tử Chính phủ.
40. Quốc hội (2014), Luật Đầu tư công, Cổng thông tin điện tử Chính phủ.
41. Quốc hội (2015), Luật Ngân sách Nhà nước, Cổng thông tin điện tử
Chính phủ.
42. Quốc hội (2015), Luật Xây dựng, Cổng thông tin điện tử Chính phủ.
43. Phạm Ngọc Sơn (2013), “Tái cơ cấu đầu tƣ công: Thực trạng và một số
khuyến nghị”, Tạp chí Tài chính.
44. Nguyễn Ngọc Sơn (2014), “Cơ cấu đầu tƣ công ở Việt Nam hiện nay”,
Tạp chí Khoa học Xã hội, (số 2).
45. Vũ Nhữ Thăng (2012), Đổi mới đầu tư công ở Việt Nam giai đoạn 2011-
2020, Viện Chiến lƣợc và Chính sách Tài chính - Bộ Tài chính.
46. Thủ tƣớng Chính phủ (2015), Quyết định Phê duyệt Điều chỉnh Quy
hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2025.
47. Huỳnh Quốc Thuấn (2015), Quản lý nhà nước về dự án đầu tư xây dựng
tại huyện Cờ Đỏ, Thành phố Cần Thơ, Luận văn thạc sĩ Quản lý công,
Học viện Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.
48. Đỗ Thiên Anh Tuấn, Đầu tư công và quản lý đầu tư công ở Việt Nam,
Chƣơng trình giảng dạy kinh tế Fullbright.
49. Trần Đình Ty (Chủ nhiệm) (2005), Đổi mới cơ chế quản lý vốn đầu tư từ
NSNN của Việt Nam, Nxb. Lao động, Hà Nội.
114
50. UBND tỉnh Đồng Nai (2015), Báo cáo đánh giá tình hình phát triển
Kinh tế xã hội 5 năm 2011-2015; Phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp
phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Đồng Nai 5 năm 2016-2020.
51. UBND tỉnh Đồng Nai (2013), Báo cáo tổng hợp điều chỉnh quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai thời kỳ đến 2020 và
tầm nhìn đến 2025.
52. UBND tỉnh Đồng Nai (2016), Quyết định Về việc quy định thẩm quyền
quyết định đầu tư, thẩm định dự án đầu tư, quyết định phê duyệt thiết kế
và dự toán, thẩm định thiết kế và dự toán dự án đầu tư công trên địa bàn
tỉnh Đồng Nai.
53. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ƣơng (2012), Đề án “Tái cơ cấu
kinh tế với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao hiệu
quả, năng suất và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế”.
Phụ lục 1
DANH SÁCH CÁC DỰ ÁN PHẢI THU HỒI SAU QUYẾT TOÁN
(NGUỒN NGÂN SÁCH TỈNH QUẢN LÝ)
TÍNH ĐẾN NGÀY 31/12/2015
(ĐVT: Đồng)
ST
T
Tên dự án Chủ đầu tƣ
Năm
quyết
toán
Số tiền phải thu
hồi
1
Hạ tầng làng nghề sản xuất
gạch ngói Hố Nai 3
Ban QLDA Xây
dựng DDCN
2010 56.054.000
2
Chỉnh trang nghĩa trang liệt
sỹ tỉnh
Sở Lao động
TBXH
2010 57.526.000
3
Nâng cấp đƣờng Phƣớc
Tân, Long Thành
UBND H.Long
Thành
2010 246.178.000
4
Các cầu giao thông nông
thôn huyện Nhơn Trạch
UBND H.Nhơn
Trạch
2011 92.873.000
5
Hệ thống chống sét VP KP1
thị trấn Vĩnh An và Trƣờng
TH Thiện Tân, Vĩnh Cửu
Sở Khoa học và
Công nghệ
2013 154.953.000
6
Sửa chữa nâng cấp đƣờng
763 đoạn Km13+950 đến
Km14+300, huyện Xuân
Lộc
Khu Quản lý
Đƣờng bộ,
Đƣờng thủy
2014 77.005.000
7
Nâng cấp cổng thông tin
điện tử tỉnh Đồng Nai
Sở Thông tin và
Truyền thông
2014 40.997.000
8
Trang bị phòng học ngoại
ngữ cho các trƣờng trên địa
bàn tỉnh Đồng Nai
Sở Giáo dục và
Đào tạo
2014 32.058.000
9
Các hạng mục còn lại thuộc
Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh
Bộ Chỉ huy
Quân sự tỉnh
2014 1.363.397.000
10
Nâng cấp mạng nội bộ Sở
Công thƣơng
Sở Công
Thƣơng
2015 4.208.000
11
Trung tâm kỹ thuật hƣớng
nghiệp tổng hợp huyện
Nhơn Trạch
Sở Giáo dục và
Đào tạo
2015 165.720.000
12
Nâng cấp Bệnh viện Đa
khoa Khu vực Long Thành
Sở Y tế 2015 637.985.000
Tổng cộng 2.928.954.000
(Nguồn số liệu: Phòng Đầu tư – Sở Tài chính tỉnh Đồng Nai)
Phụ lục 2
DANH SÁCH MỘT SỐ DỰ ÁN ĐỂ XẢY RA SAI SÓT TRONG QUẢN LÝ
VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƢ CÔNG TẠI TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2011-2015
(ĐVT: Triệu đồng)
STT Tên dự án Sai sót
1 Trƣờng Tiểu học Núi Tƣợng
- Dự toán xây lắp sai về khối lƣợng (thừa, thiếu, trùng lặp)
- Nghiệm thu không đúng khối lƣợng thực tế.
2 Đƣờng trục chính thị trấn Gia Ray
- Chậm tiến độ (kéo dài 7 năm), làm tăng tổng mức đầu tƣ
(tăng 150,5%)
- Hồ sơ dự thầu của nhà thầu xây lắp trúng thầu không đáp
ứng các yêu cầu mời thầu.
3 Trƣờng dạy nghề 26/3
- Hồ sơ dự án chƣa phân tích các phƣơng án để so sánh lựa
chọn phƣơng án tối ƣu.
- Công tác thiết kế chƣa đảm bảo yêu cầu quy định của các
quy trình, tiêu chuẩn thiết kế, hồ sơ thiết kế không thể hiện
các chi tiết kết cấu.
- Tƣ vấn giám sát không thực hiện đúng quy định của Tiêu
chuẩn Việt Nam TCVN 4453-1995.
4
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật GĐ1, Khu tái định
cƣ xã Bảo Vinh
- Quyết định phê duyệt không xác định phƣơng án huy động
các nguồn vốn mà chỉ liệt kê các nguồn vốn, thời gian thực
hiện và bố trí vốn chƣa đúng quy định.
- Hồ sơ mời thầu không thống nhất giữa bản vẽ và tiên lƣợng
mời thầu.
5 Nâng cấp đƣờng Hƣng Lộc-xã Lộ 25
- Quyết định phê duyệt không xác định phƣơng án huy động
các nguồn vốn mà chỉ liệt kê các nguồn vốn, thời gian thực
hiện và bố trí vốn chƣa đúng quy định.
- Công tác thiết kế chƣa đảm bảo yêu cầu quy định của các
quy trình, tiêu chuẩn thiết kế, hồ sơ thiết kế không thể hiện
các chi tiết kết cấu.
6 Đƣờng liên huyện Xuân Định-Lâm San
- Công tác thiết kế chƣa đảm bảo yêu cầu quy định của các
quy trình, tiêu chuẩn thiết kế, hồ sơ thiết kế không thể hiện
các chi tiết kết cấu.
7 Trƣờng TH Phú Thanh
- Công tác thẩm định, phê duyệt dự án chƣa nêu rõ khả năng
thu xếp vốn và khả năng cấp vốn theo tiến độ.
- Kết quả khảo sát địa hình, địa chất chƣa đảm bảo độ tin cậy.
8 Nâng câp đƣờng Phú Xuân-Phú Tƣợng
- Công tác thẩm định, phê duyệt dự án chƣa nêu rõ khả năng
thu xếp vốn và khả năng cấp vốn theo tiến độ.
- Nghiệm thu thanh toán sai khối lƣợng.
9 Bệnh viện Đa khoa khu vực Xuân Lộc
- Công tác thẩm định, phê duyệt dự án chƣa nêu rõ khả năng
thu xếp vốn và khả năng cấp vốn theo tiến độ.
- Kết quả khảo sát địa hình, địa chất chƣa đảm bảo độ tin cậy.
- Chƣa nêu cơ sở và thuyết minh tính toán để xác định giá trị
dự phòng trong tổng mức đầu tƣ.
- Áp dụng sai định mức dự toán, nghiệm thu thanh toán sai
khối lƣợng.
10 Bệnh viện Đa khoa Tân Phú
- Công tác thẩm định, phê duyệt dự án chƣa nêu rõ khả năng
thu xếp vốn và khả năng cấp vốn theo tiến độ.
- Kết quả khảo sát địa hình, địa chất chƣa đảm bảo độ tin cậy.
- Chƣa nêu cơ sở và thuyết minh tính toán để xác định giá trị
dự phòng trong tổng mức đầu tƣ.
- Tính toán ký kết hợp đồng sai khối lƣợng.
11
Hạ tầng kỹ thuật Trung tâm ứng dụng công
nghệ sinh học Đồng Nai
- Công tác thẩm định, phê duyệt dự án chƣa nêu rõ khả năng
thu xếp vốn và khả năng cấp vốn theo tiến độ.
- Kết quả khảo sát địa hình, địa chất chƣa đảm bảo độ tin cậy.
- Thiết kế không khả thi phải tiến hành điều chình.
- Bản tiên lƣợng còn sai sót so với thiết kế, áp dụng công tác
không phù hợp với công việc, nghiệm thu thanh toán sai khối
lƣợng.
12 Nạo vét suối Săn Máu, Tp.Biên Hòa
- Công tác thẩm định, phê duyệt dự án chƣa nêu rõ khả năng
thu xếp vốn và khả năng cấp vốn theo tiến độ.
- Kết quả khảo sát địa hình, địa chất chƣa đảm bảo độ tin cậy.
- Công tác thiết kế và thẩm định thiết kế không tốt nên phải
điều chỉnh, tăng chi phí đầu tƣ.
- Tính toán, ký kết hợp đồng sai khối lƣợng. Nghiệm thu,
thanh toán sai đơn giá.
(Nguồn số liệu:Tác giả tổng hợp từ các báo cáo thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành – Phòng Đầu tư, Sở Tài
chính Đồng Nai)
Phụ lục 3
DANH SÁCH MỘT SỐ DỰ ÁN CÓ NỢ ĐỌNG XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI TỈNH ĐỒNG NAI
TÍNH ĐẾN NGÀY 31/12/2013
(ĐVT: Triệu đồng)
Stt Tên dự án
Tổng mức
đầu tƣ
Số nợ đọng
XDCB
Stt Tên dự án
Tổng mức
đầu tƣ
Số nợ đọng
XDCB
1
Đƣờng Xuân Định-
Lâm San
87.280 37.534 7
Đƣờng Xuân Lập-
Bàu Sao
43.942 5.283
2
Cải tạo tuyến đƣờng
hiện hữu vào khu nghĩa
trang Campuchia
4.670 1.716 8
Nâng cấp đƣờng
Hƣng Lộc-xã Lộ 25
34.827 5.773
3
Đƣờng D29, D30, D31
khu trung tâm hành
chính huyện Cẩm Mỹ
10.971 1.411 9
Đƣờng Hùng Vƣơng
nối dài
22.256 975
4
Đƣờng N6 nói dài khu
trung tâm hành chính
huyện Cẩm Mỹ
16.829 6.085 10
Đƣờng Cua Heo-Bình
Lộc
25.425
5
Đƣờng giao thông khu
vực phía bắc huyên
Trảng Bom
36.350 1.351 11
Trụ sở chỉ huy quân
sự huyện
34.012 2.289
6
Đƣờng từ Trung tâm
dạy nghề đi trƣờng
mầm non Minh Khai
22.530 9.328 12
Trug tâm TDTT
huyện Xuân Lộc
24.083 1.912
13
Trung tâm VHTT
huyện Long Thành
99.399 3.335 22
Trung tâm KTTHHN
Định Quán
34.438 6.154
14
Nhà thi đấu đa năng
huyện Tân Phú
42.391 5.663 23
Trƣờng Trung cấp
nghề 26/3
114.421 6.280
15
Đƣờng 319B đoạn qua
KCN Nhơn Trạch
297.255 7.322 24
Xây dựng trụ sở làm
việc và lƣu trữ hồ sơ
VPĐK đất đai
25.310 6.147
16
Đƣờng Hố Nai 4 – Trị
An
133.538 83 25
Sửa chữa trụ sở Đảng
ủy khối doanh nghiệp
3.846 2.112
17
Nâng cấp mở rộng
đƣờng Hƣơng lộ 10
đoạn CM-LT
126.309 3.326 26
Khu nhà ăn ở vận
động viên năng khiếu
tỉnh Đồng Nai
18.037 2.238
18
Cầu Long Tân trên
TL25A
26.341 1.689 27
Nhà diễn tập và biểu
diễn Đoàn nghệ thuật
cải lƣơng
26.533 4.116
19
Nâng cấp mở rộng
Trƣờng Trung cấp
nghề Khu vực LT-NT
71.511 8.726 28
Tu bổ, tôn tạo mộ cự
thạch Hàng Gòn
32.724 1.247
20
Trƣờng DTNT huyện
Xuân Lộc
87.323 18.493 29
Vƣờn sƣu tập Trung
tâm Lâm nghiệp BH
1.021 122
21
Trƣờng THPT Tam
Phƣớc
70.114 10.950 30
Bệnh viện Đa khoa
KV Long Thành
118.174 1.252
31
Trung tâm KTTHHN
Long Thành
37.493 10.649 40
Bệnh viện Đa khoa
huyện Vĩnh Cửu
102.817 1.093
32
Bệnh viện Đa khoa
huyện Trảng Bom
148.786 9.704 41
Các hạng mục còn lại
Khu dân cƣ đƣờng
Đồng Khởi
6.794 1.736
33
Bệnh viện Đa khoa
huyện Xuân Lộc
138.846 3.356 42
Hệ thống cấp nƣớc thị
trấn Định Quán
25.527 1.275
34
Trung tâm y tế huyện
Nhơn Trạch
41.117 950 43
Hệ thống cấp nƣớc
phƣờng Tân Biên
13.493 345
35
Trung tâm y tế huyện
Tân Phú
45.157 687 44
Hệ thống cấp nƣớc
Hóa An-Tân Hạnh
32.046 147
36
Trung tâm y tế huyện
Trảng Bom
48.892 575 45
Xây dựng Bãi chôn
rác sinh hoạt và công
nghiệp
58.230 1.283
37
Đƣờng vào nghĩa trang
thành phố Biên Hòa
22.222 92 46
Xây dựng lò đốt rác y
tế
23.193 4.327
38
Đƣờng vào khu xử lý
chất thải sinh hoạt và
công nghiệp
18 47
Sửa chữa một số hạng
mục Trƣờng Trung
cấp nghề KV LT-NT
4.086 587
39
Cầu Hóa An, Tp.Biên
Hòa
1.174.593 56.196 Tổng cộng 281.266
(Nguồn: Số liệu thanh tra về quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng từ nguồn vốn NSNN, TPCP – Thanh tra tỉnh Đồng Nai)
Phụ lục 4
DANH SÁCH MỘT SỐ DỰ ÁN HOÀN THÀNH CHẬM QUYẾT TOÁN TẠI TỈNH ĐỒNG NAI
(Tính đến ngày 31/12/2015)
(ĐVT: Triệu đồng)
STT Tên dự án
Thời gian
hoàn
thành
Tổng
mức
đầu tƣ
Tổng
vốn đã
thanh
toán
Nguyên nhân chậm quyết toán
1
Thoát nƣớc Vƣờn Mít (Phần
chi phí đền bù)
11/09/2001 17.660 9.255 Mất hồ sơ, chứng từ phần chi phí đền bù
2
Đƣờng Hai Bà Trƣng (GĐ1),
thị trấn Xuân Lộc
13/05/2005 4.545 4.309
Nhà thầu không cung cấp hồ sơ quyết toán,
bản vẽ, biên bản nghiệm thu khối lƣợng
3
Kiên cố hóa đập Hòa bình xã
Bàu Trâm
14/06/2005 701 551
Dự án hoàn thành đã lâu, đơn vị thi công
không còn tồn tại
4
Đại tƣ, nâng cấp đƣờng Lý
Thƣờng Kiệt
18/07/2006 4.116 883
Hồ sơ quyết toán khối lƣợng không đúng
với thực tế thi công
5
Nâng cấp đƣờng Nguyễn
Văn Bé đi Xuân Định
18/07/2006 9.330 883
Chủ đầu tƣ chậm lập hồ sơ quyết toán do
vƣớng bù giá vật liệu
6 Đƣờng Cua Heo-Bình Lộc 20/05/2010 155.010 142.979
Chủ đầu tƣ chậm lập hồ sơ quyết toán do
vƣớng bù giá vật liệu
7
Dự án Bảo tồn, tôn tạo di tích
lịch sử Căn cứ trung ƣơng
Cục Miền Nam (1961-1962)
GĐ2
20/12/2010 3.182 2.491 Chủ đầu tƣ chậm lập hồ sơ quyết toán
8 Nhà quân sự thị trấn Vĩnh An 12/2010 1.620 1.333
Thay đổi nhân sự trong thời gian dài, hồ sơ
bị thất lại
9 Đƣờng Miễu Bình Thiền 04/11/2011 45.941 36.421
Đơn vị thi công không hợp tác thực hiện lập
hồ sơ quyết toán
10
Đƣờng tỉnh 25A( ĐT769 từ
bến phà Cát Lái - ngã 3 quốc
lộ 51) ( Quyết toán đợt 2)
31/12/2012 707.103 340.647 Chủ đầu tƣ chậm lập hồ sơ quyết toán
11 Đƣờng hẻm số 5 07/05/2013 1.211 1.071
Đơn vị quản lý dự án không lập và giao hồ
sơ quyết toán
12 Trƣờng Tiểu học Xuân Bình 30/07/2013 20.975 19.272 Chủ đầu tƣ chậm lập hồ sơ quyết toán
13 Đƣờng Đặng Văn Trơn 22/08/2013 87.703 67.306 Chủ đầu tƣ chậm lập hồ sơ quyết toán
14 Trƣờng THCS Xuân Lập 31/08/2013 37.795 34.530 Đơn vị thi công chậm lập hồ sơ quyết toán
15 Đƣờng Ruộng Tre – Thọ An 31/12/2013 48.931 47.319 Chủ đầu tƣ chậm lập hồ sơ quyết toán
16
Hội nghị truyền hình trực
tuyến của Đảng và Nhà nƣớc
trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
(GĐ1)
02/06/2014 20.577 9.473 Vƣớng mắc trong công tác điều chỉnh dự án
17
Đƣờng dây Hạ thế TBA3x50
Kva Trung tâm VHTT huyện
24/06/2014 898 741
Đơn vị thi công không lập và gửi hồ sơ
quyết toán gói thầu xây lắp, thiết bị
18
Tiểu dự án Bồi thƣờng,
GPMB dự án cầu Hóa An
24/07/2014 111.325 82.490 Chủ đầu tƣ chậm lập hồ sơ quyết toán
19
Phòng tiếp dân, tiếp nhận và
trả kết quả
12/2014 2.865 2.748 Mất một số chứng từ hồ sơ pháp lý
20
Hạ tầng Khu Tái định cƣ xã
Tân Hạnh
09/12/2014 35.850 27.570 Đơn vị thi công chậm lập hồ sơ quyết toán
(Nguồn số liệu: Phòng Đầu tư - Sở Tài chính Đồng Nai)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_dau_tu_cong_tai_tinh_dong_nai.pdf