Luận văn Quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk

Bệnh viện tuyến huyện là cơ sở KCB thuộc Sở Y tế tỉnh, thành phố và các ngành, có trách nhiệm KCB cho nhân dân một huyện hoặc một số huyện, quận trong tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các ngành. Bệnh viện có đội ngũ cán bộ chuyên môn, trang thiết bị và cơ sở hạ tầng phù hợp. Bệnh viện tuyến huyện có vai trò cơ bản trong việc KCB cho nhân dân, thực hiện. Tiếp nhận tất cả các trường hợp người bệnh từ ngoài vào hoặc các bệnh viện khác chuyển đến để cấp cứu, KCB nội trú và ngoại trú. Tổ chức khám sức khoẻ và chứng nhận sức khoẻ theo quy định của Nhà nước. Có trách nhiệm giải quyết toàn bộ các bệnh tật thông thường về nội khoa và các trường hợp cấp cứu về ngoại khoa. Tổ chức khám giám định sức khoẻ, giám định pháp y khi hội đồng giám định y khoa tỉnh, hoặc cơ quan bảo vệ pháp luật trưng cầu. Tổ chức chuyển người bệnh lên tuyến khi vượt quá khả năng của bệnh viện. Trong những năm qua, từ chủ trương Đảng và Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao rõ rệt. Nhân dân đã và đang được nâng cao khả năng tiếp cận loại hình dịch vụ cơ bản, thiết yếu là dịch vụ KCB. Cùng với các địa phương trong cả nước, tỉnh Đắk Lắk đã có những bước đi vững chắc nhằm bảo đảm quyền được tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của đồng bào các dân tộc tỉnh Đắk Lắk. Trong đó, tỉnh cũng đã có những hành động cụ thể và thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả QLNN đối với dịch vụ KCB ở các bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn tỉnh.

pdf108 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 720 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vụ CSSK nhân dân, phát triển ngành Y tế. Nghị quyết số 04-NQ/HNTW của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa VII, về những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân đã xác định năm quan điểm cơ bản nhƣ sau: - Sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con ngƣời và của toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì vậy chúng ta phấn đấu để mọi ngƣời đều đƣợc quan tâm CSSK. - Việc CSSK và giải quyết các vấn đề về bệnh tật cần phải theo quan điểm dự phòng tích cực và chủ động, đẩy mạnh phong trào vệ sinh phòng bệnh, rèn luyện thân thể, đi đôi với nâng cao hiệu quả điều trị. - Kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền dân tộc. - Sự nghiệp CSSK là trách nhiệm của cộng đồng và mỗi ngƣời dân, là trách nhiệm của các cấp uỷ đảng và chính quyền, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội, trong đó ngành Y tế giữ vai trò nòng cốt. 68 - Thực hiện phƣơng châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm", đa dạng hoá các hình thức tổ chức chăm sóc sức khoẻ (nhà nƣớc, tập thể, nhân dân) trong đó y tế Nhà nƣớc là chủ đạo, tận dụng mọi tiềm năng sẵn có trong nƣớc và mở rộng hợp tác quốc tế. Trƣớc yêu cầu của tình hình mới, để củng cố và phát triển mạng lƣới y tế cơ sở, nhất là ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, ngày 22/01/2002, Ban Bí thƣ đã ban hành Chỉ thị số 06/CT-TW về củng cố, hoàn thiện mạng lƣới y tế cơ sở, nội dung chỉ thị nhấn mạnh: - Củng cố tổ chức và đổi mới phƣơng thức hoạt động của ban chăm sóc sức khoẻ nhân dân ở cơ sở; - Tăng cƣờng phối hợp liên ngành, lồng ghép các chƣơng trình, mục tiêu, đẩy mạnh các hoạt động truyền thông - giáo dục sức khoẻ; - Huy động cộng đồng tích cực tham gia các hoạt động vệ sinh, phòng bệnh, CSSK, rèn luyện thân thể, tạo ra phong trào toàn dân vì sức khoẻ. Những quan điểm và định hƣớng trên của Đảng tiếp tục đƣợc khẳng định trong Nghị quyết số 46-NQ/TW của Bộ chính trị ngày 23/2/2005 về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới với các quan điểm: - Đổi mới và hoàn thiện hệ thống y tế theo hƣớng công bằng, hiệu quả và phát triển, nhằm tạo cơ hội thuận lợi cho mọi ngƣời dân đƣợc bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ với chất lƣợng ngày càng cao, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. - Phát triển bảo hiểm y tế toàn dân, nhằm từng bƣớc đạt tới công bằng trong CSSK, thực hiện sự chia sẻ giữa ngƣời khỏe với ngƣời ốm, ngƣời giàu với ngƣời nghèo, ngƣời trong độ tuổi lao động với trẻ em, ngƣời già, công bằng trong đãi ngộ đối với cán bộ y tế. 69 - Thực hiện CSSK toàn diện: gắn phòng bệnh với chữa bệnh, phục hồi chức năng và tập luyện thể dục thể thao nâng cao sức khoẻ. Phát triển đồng thời y tế phổ cập và y tế chuyên sâu, kết hợp Đông y và Tây y. - Xã hội hóa các hoạt động CSSK gắn với tăng cƣờng đầu tƣ của Nhà nƣớc, thực hiện tốt việc trợ giúp cho các đối tƣợng chính sách và ngƣời nghèo trong chăm sóc và nâng cao sức khỏe. - Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ là bổn phận của mỗi ngƣời dân, mỗi gia đình và cộng đồng, là trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội, trong đó ngành y tế giữ vai trò nòng cốt về chuyên môn và kỹ thuật. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tƣ phát triển các dịch vụ chăm sóc và nâng cao sức khỏe. - Nghề y là một nghề đặc biệt, cần đƣợc tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt. Mỗi cán bộ, nhân viên y tế phải không ngừng nâng cao đạo đức nghề nghiệp và năng lực chuyên môn, xứng đáng với sự tin cậy và tôn vinh của xã hội. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X nhấn mạnh: - Nâng cao chất lƣợng CSSK nhân dân và công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình, bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em, chú ý nhiều hơn công tác y tế dự phòng và CSSK nhân dân. - Củng cố và hoàn thiện mạng lƣới y tế cơ sở, nâng cao năng lực của bệnh viện tuyến huyện và tuyến tỉnh, hiện đại hoá một số bệnh viện đầu ngành. - Tăng đầu tƣ nhà nƣớc đồng thời với đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động y tế Quan điểm của Đảng đối với sự nghiệp y tế trong giai đoạn 2011 - 2020 là: 70 - Nâng cao chất lƣợng KCB và phục hồi chức năng ở tất cả các tuyến. - Quan tâm chăm sóc sức khoẻ ban đầu, phát triển hệ thống y tế dự phòng, chủ động phòng bệnh, không để xảy ra dịch bệnh lớn. - Thực hiện đồng bộ các giải pháp khắc phục nhanh tình trạng quá tải bệnh viện. - Tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển y tế ngoài công lập, thí điểm hình thành cơ sở KCB theo hình thức hợp tác công - tƣ và mô hình quản lý bệnh viện nhƣ doanh nghiệp công ích. - Tăng cƣờng quản lý thuốc chữa bệnh. - Đẩy mạnh công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao chất lƣợng cuộc sống, phấn đấu tuổi thọ trung bình đến năm 2020 đạt 74 - 75 tuổi. Những quan điểm trên của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác bảo vệ và CSSK nhân dân có vai trò quan trọng trong phát triển sự nghiệp y tế nói chung và sự nghiệp CSSK nhân dân, là những định hƣớng quan trọng trong việc thực hiện và nâng cao chất lƣợng dịch vụ KCB ở bệnh viện tuyến huyện. 3.1.2. Định hướng của ngành y tế về CSSK và phát triển dịch vụ KCB cho nhân dân Những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác bảo vệ và CSSK nhân dân có vai trò quan trọng, là cơ sở để ngành Y tế xây dựng và thực hiện những định hƣớng quan trọng trong phát triển sự nghiệp y tế và CSSK nhân dân nói chung, trong thực hiện và nâng cao chất lƣợng dịch vụ KCB ở bệnh viện tuyến huyện. Ngày 14/10/2015, Bộ Y tế đã ra Quyết huyện.định số 4276/QĐ-BYT về việc phê duyệt Chƣơng trình hành động quốc gia về nâng cao năng lực quản lý chất lƣợng KCB giai đoạn từ nay đến năm 2025 với những mục tiêu 71 chủ yếu là xây dựng nhằm bảo đảm và cải tiến chất lƣợng dịch vụ y tế trong các cơ sở KCB [11]. Mục tiêu cụ thể và chỉ số đánh giá nhƣ sau: Thứ nhất, xây dựng và hoàn thiện cơ bản khung quản lý, chính sách, hệ thống tổ chức nhằm tăng cƣờng quản lý, chính sách, hệ thống tổ chức nhằm tăng cƣờng quản lý chất lƣợng KCB. - Hoàn thiện cơ bản các thể chế, chính sách về quản lý chất lƣợng, quản lý sự cố y khoa, chính sách khuyến khích nâng cao chất lƣợng KCB vào năm 2020. - Đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật KCB liên quan đến quản lý chất lƣợng và an toàn ngƣời bệnh trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV (2016 - 2021). - Cơ bản hoàn thiện hệ thống quản lý chất lƣợng, lồng ghép quản lý chất lƣợng trong các hoạt động của bệnh viện vào năm 2020. - Thúc đẩy việc thành lập tổ chức chứng nhận chất lƣợng độc lập của Việt Nam trƣớc năm 2020. Thứ hai, xây dựng và ban hành các chuẩn chất lƣợng, các công cụ đánh giá, đo lƣờng chất lƣợng dịch vụ của cơ sở KCB. - Hoàn thiện tối thiểu 5 Bộ chuẩn năng lực ngƣời hành nghề cho 5 nhóm chuyên khoa trƣớc năm 2020. - Ban hành Bộ chuẩn chất lƣợng bệnh viện vào năm 2020, hoàn thiện tối thiểu một Bộ chuẩn chất lƣợng cho cơ sở KCB khác trƣớc năm 2025. - Ban hành và cập nhập thƣờng xuyên hƣớng dẫn chuẩn đoán và điều trị, quy trình kỹ thuật, quy trình chăm sóc cho các bệnh trong danh mục bệnh thƣờng gặp và danh mục kỹ thuật có chi phí lớn vào năm 2020. - Hoàn thiện tối thiểu 1 Bộ chuẩn chất lƣợng trong các lĩnh vực dịch vụ KCB trƣớc năm 2025. 72 - Hoàn thiện Bộ tiêu chí và sổ tay hƣớng dẫn đánh giá chất lƣợng bệnh viện. - Hoàn thiện Bộ chỉ số đo lƣờng đánh giá chất lƣợng bệnh viện. - Hoàn thiện Bộ chuẩn chất lƣợng lâm sàng cho 1 - 5 bệnh thƣờng gặp. - Hoàn thiện hƣớng dẫn đánh giá sự hài lòng của ngƣời bệnh và nhân viên y tế đối với dịch vụ KCB. Thứ ba, thúc đẩy việc áp dụng các phƣơng pháp quản lý chất lƣợng và tiển khai các chƣơng trình can thiệp nâng cao năng lực quản lý chất lƣợng KCB. - Tối thiểu 30% số bệnh viện tham gia chƣơng trình đánh giá của tổ chức chứng nhận chất lƣợng độc lập vào năm 2025. - Trên 50% bệnh viện từ tuyến tỉnh trở lên và 30% bệnh viện tuyến huyện áp dụng tối thiểu một phƣơng pháp quản lý chất lƣợng, phù hợp với đặc điểm của bệnh viện vào năm 2018. - Trên 70% bệnh viện từ tuyến tỉnh trở lên và 50% bệnh viện tuyến huyện có kế hoạch và đề tài cải tiến chất lƣợng vào năm 2018. - Thiết lập các chƣơng trình can thiệp cải tiến chất lƣợng cấp quốc gia trong một số lĩnh vực dich vụ KCB, chăm sóc ngƣời bệnh, kiểm soát nhiễm khuẩn, sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, an toàn phẫu thuật, hệ thống báo cáo sự cố, sai sót y khoa tự nguyện vào năm 2020. - Trên 90% các bệnh viện đƣợc cơ quan quản lý cấp trên đánh giá chất lƣợng bệnh viện và công bố mức chuẩn đạt đƣợc của bệnh viện hàng năm từ năm 2016 - Triển khai thí điểm chƣơng trình kiểm định chất lƣợng lâm sàng cho ít nhất một bệnh vào năm 2016 và mở rộng cho 5 bệnh khác thuộc danh mục các bệnh thƣờng gặp vào năm 2020. 73 - Trên 20% số bệnh viện tuyến tỉnh tiến hành đo lƣờng và công bố chỉ số chất lƣợng vào năm 2018 và 70% vào năm 2025. - Thiết lập hệ thống và thực hiện đánh giá phản hồi của ngƣời bệnh, nhân viên y tế định kỳ từ năm 2016. Thứ tư, nâng cao nhận thức về tăng cƣờng quản lý chất lƣợng KCB, từng bƣớc xây dựng văn hóa chất lƣợng của Sở Y tế đƣợc đào tạo cơ bản về quản lý chất lƣợng và an toàn ngƣời bệnh vào năm 2020. - Đạt tối thiểu 100 cán bộ chuyên trách về quản lý chất lƣợng đƣợc đào tạo và cấp chứng nhận có thể ham gia làm đánh giá viên về chất lƣợng bệnh viện vào năm 2020 và tối thiểu 200 cán bộ vào năm 2025. - Trên 80% cán bộ quản lý trong bệnh viện đƣợc tập huấn và nâng cao nhận thức về việc quản lý chất lƣợng KCB vào năm 2025. - Trên 50 % ngƣời hành nghề KCB đƣợc tập huấn về sự cần thiết tăng cƣờng quản lý chất lƣợng KCB và nắm đƣợc ít nhất 1 phƣơng pháp cải tiến chất lƣợng vào năm 2025. -Trên 80% ngƣời bệnh biết đƣợc quyền và nghĩa vụ khi KCB vào năm 2025. -Trên 80% ngƣời bệnh biết đƣợc quyền và nghĩa vụ khi KCB vào năm 2025. - Trên 80% ngƣời bệnh hài lòng về chất lƣợng KCB vào năm 2025. 3.1.3. Định hướng của tỉnh Đăk Lăk về CSSK và phát triển dịch vụ KCB cho nhân dân Quyết định số 2973/2008/QĐ-UBND ngày 31/12/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2008 - 2020 với các muc tiêu nhƣ sau: - Xây dựng, phát triển tỉnh Đắk Lắk trở thành trung tâm y tế chuyên sâu của khu vực Tây Nguyên, có cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại, 74 tiên tiến, là trung tâm khoa học, công nghệ cao về y học, ngang tầm các trung tâm y tế lớn của cả nƣớc và khu vực. - Giảm các yếu tố nguy cơ gây bệnh, giảm tỷ lệ mức bệnh và chất, nâng cá thể lực, tăng tuổi thọ của ngƣời dân, xây dựng đƣợc tập quán tốt về vệ sinh phòng bệnh, mọi ngƣời đều đƣợc sống trong môi trƣờng và cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể chất và tinh thần. - Xây dựng, phát triển ngành Y tế trở thành ngành dịch vụ chất lƣợng cao, đóng góp lớn vào quá trình phát triển toàn diện con ngƣời, nâng cao mức sống, đẩy nhanh tăng cƣờng kinh tế và phát triển xã hội bền vững. - Xây dựng, phát triển hệ thống tổ chức y tế trên địa bàn theo hƣớng Đắk Lắk là trung tâm dịch vụ y tế chất lƣợng cao của vùng Tây Nguyên, [29]. Định hƣớng QLNN đối với dịch vụ KCB ở các bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk từ nay đến năm 2025 cần đảm bảo một số quan điểm chủ đạo sau: Một là, đề ra chiến lƣợc về QLNN đối với chất lƣợng dịch vụ KCB ở các bệnh viện phù hợp với tiềm năng, lợi thế của các bệnh viện trực thuộc Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy và tăng cƣờng chất lƣợng, hiệu quả góp phần vào sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho nhân dân, đồng thời gớp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk. Hai là, ban hành các văn bản pháp luật, xây dựng chính sách, chiến lƣợc, quy định, kế hoạch cải tiến và nâng cao chất lƣợng dịch vụ KCB cho các bệnh viện theo hƣớng hiện đại, đảm bảo chất lƣợng dịch vụ KCB của các bệnh viện hội nhập với khu vực và quốc tế. Ba là, các cấp QLNN cần tập trung huy động nguồn lực từ mọi thành phần kinh tế để phát triển các bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk trở thành 75 các bệnh viện chuyên khoa có chất lƣợng cao, đáp ứng nhu cầu KCB của nhân dân trong tỉnh và trong khu vực. Từ cơ sở lý luận đã đƣợc nghiên cứu tại chƣơng 1, từ thực trạng QLNN về dịch vụ KCB tại các bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk đã đƣợc tác giả nghiên cứu tại chƣơng 2, mục tiêu và định hƣớng hoàn thiện QLNN về dịch vụ KCB tại các bệnh viện tuyến huyện đƣợc xác định: Mục tiêu tổng quát là cải thiện và nâng cao chất lƣợng dịch vụ KCB tại các bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk. Mục tiêu cụ thể cần đạt đƣợc nhƣ sau: Một là, nâng cao nhận thức cho lãnh đạo và toàn thể cán bộ viên chức, ngƣời lao động trong các bệnh viện về chất lƣợng dịch vụ KCB và QLNN về chất lƣợng dịch vụ KCB tại các bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk. Hai là, xây dựng cơ chế chính sách để thu hút nguồn lực để phát triển dịch vụ KCB có chất lƣợng cao tại các bệnh viện tuyến huyện. Ba là, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chất lƣợng KCB. Bốn là, tăng cƣờng hệ thống thông tin quản lý bệnh viện. Năm là, thực hiện đẩy đủ các quy định, phƣơng phƣớng quản lý chất lƣợng. Để đảm bảo cho hoạt động cải tiến và nâng cao chất lƣợng dịch vụ KCB ở các bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk cần xây dựng phƣơng hƣớng cụ thể nhƣ sau: Môt là, xây dựng cơ chế, tổ chức, tổ chức và nguồn lực thực hiện quản lý chất lƣợng tại bệnh viện - Xây dựng chƣơng trình, kế hoạch, đề án tổng thể về cải tiến chất lƣợng bệnh viện. 76 - Lập đề án hỗ trợ thành lập tổ chức chứng nhận chất lƣợng theo quy định của Luật KCB. - Triển khai thông tƣ hƣớng dẫn về quản lý chất lƣợng tại các bệnh viện, trong đó thiết lập hội đồng quản lý chất lƣợng, phòng/tổ quản lý chất lƣợng để làm đầu mối thực thi các hoạt động cải tiến chất lƣợng bệnh viện. - Tập trung ƣu tiên cải tiến khoa khám bệnh và khoa lâm sàng, triển khái các đề án cải tiến tập trung vào cải tiến quy trình và trọng tâm vào các mục tiêu giảm thời gian chờ, an toàn ngƣời bệnh, cải cách thủ tục hành chính, triển khai đề án thí điểm áp dụng phƣơng pháp quản lý và cải tiến chất lƣợng. Xây dựng đề án đánh giá sự hài lòng của ngƣời bệnh và triển khai thí điểm. - Đƣa chủ đề quản lý chất lƣợng vào chƣơng trình đào tạo quản lý bệnh viên, quản lý điều dƣỡng. Tăng cƣờng đào tạo cán bộ chuyên trách về kiểm soát nhiễm khuẩn. Tăng cƣờng NNL và đầu tƣ cho công tác kiểm soát nhiền khuẩn. Tăng cƣờng nhân lực về điều dƣỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên bệnh viện. Nghiên cứu đề xuất cải tiến chế độ đãi ngộ đối với nhân viên y tế theo kinh nghiệm quốc tế. Hai là, tăng cƣờng xây dựng và cập nhật các hƣớng dẫn điều trị, hƣớng dẫn chuyên môn. Nội dung nên tập trung vào nguyên tắc và giao các bệnh viện xây dựng quy trình chuẩn, hƣớng dẫn cụ thể và phù hợp. Tổ chức đào tạo/huấn luyện cách xây dựng hƣớng dẫn chuyên môn cho các bệnh viện. Ba là, tiến hành thí điểm đánh giá chứng nhận chất lƣợng bệnh viện và rút kinh nghiệm. - Nghiên cứu hợp nhất các hội đồng có liên quan đến chất lƣợng và an toàn thành hội đồng quản lý chất lƣợng với trách nhiệm thực thi các đề án 77 cải tiến chất lƣợng trong bệnh viện. Triển khai đánh giá sự hài lòng của ngƣời bệnh ở cấp quốc gia và cấp bệnh viện một cách có hệ thống. - Nghiên cứu áp dụng các phƣơng pháp và mô hình chất lƣợng phù hợp với từng loại hình bệnh viện, phổ biến việc áp dụng công cụ chất lƣợng tại các bệnh viện. - Đào tạo quản lý chất lƣợng lồng ghép trong các trƣờng y dƣợc và đào tạo cán bộ quản lý bệnh viện, phổ biến việc áp dụng các loại hình đào tạo, đào tạo liên tục về quản lý chất lƣợng. - Nghiên cứu điều chỉnh và giao nhiệm vụ xây dựng và cập nhật hƣớng dẫn chuyên môn cho các hội chuyên ngành trình Bộ Y tế phê chuẩn. - Xây dựng cơ chế viễn chi phí có tính đến dinh dƣỡng bệnh viện là một biện pháp điều trị nhằm nâng cáo tính khả thi trong việc thực hiện chế độ ăn bệnh lý, cung cấp khẩu phần cho ngƣời bệnh và tăng cƣờng công tác dinh dƣỡng bệnh viện. Bốn là, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chất lƣợng KCB. - Xây dựng đề án tổng thể ứng dụng công nghệ thông tin trong bệnh viện - Xây dựng chuẩn công nghề thông tin trong ngành Y tế - Nghiên cứu xây dựng chƣơng trình đào tạo tin học ứng dụng trong y tế. - Xây dựng cơ chế khuyến khích, hành lang pháp lý cho bệnh án điện tử. - Triển khai các đề án ứng dụng công nghệ thông tin thông quản lý bệnh viện, bệnh án điện tử, telemecdicine, smartcard. Áp dụng thí điểm bệnh án điện tử, smartcard ở một số bệnh biện và rút kinh nghiệm, triển khai nhân rộng, tăng cƣờng đào tạo nhân lực công nghệ thông tin chuyên về y tế. 78 Mở rộng triển khai ứng dụng các phần mềm hỗ trợ trong sử dụng thuốc, kê đơn điện tử, phần mềm tƣơng tác thuốc. Năm là, tăng cƣờng hệ thống thông tin quản lý bệnh viện - Thiết lập hệ thống và tìm hiểu nguyên nhân mang tính hệ thống để đƣa ra các giải pháp phòng ngừa. - Xây dựng bộ tiêu chuẩn chất lƣợng bệnh viện phù hợp với điều kiện nguồn lực của Việt Nam với sự cùng tham gia của các bệnh viên. - Xây dựng bộ chỉ số chất lƣợng bệnh viện quốc gia làm cơ sở cho việc đánh giá chất lƣợng và triển khai các đề án cải tiến. - Tiến hành đo lƣờng chỉ số chất lƣợng bệnh viện và thực hiện các đề án cải tiến. Xây dựng bộ chỉ số chất lƣợng cho các cơ sở KCB khác. Triển khai báo cáo tổng kết thông qua báo cáo chất lƣợng. Sáu là, thực hiện đầy đủ các quy định, phƣơng pháp quản lý chất lƣợng: - Triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cáo chất lƣợng dịch vụ KCB theo chƣơng trình đƣợc phê duyệt. - Triển khai mở rộng chƣơng trình an toàn ngƣời bệnh, áp dụng rộng rãi bảng kiểm an toàn phẫu thuật. - Sửa đổi bổ sung quy chế truyền máu và tăng cƣờng hƣớng dẫn thực hiện, kiểm tra, giám sát. - Kiểm tra việc thực hiện Thông tƣ 18/2009/TT-BYT ngày 14 tháng 10 năm 2009 của bộ y tế về kiểm soát nhiễm khuẩn. tăng cƣờng giáo dục và nâng cao nhận thức về vai trò của công tác kiểm soát nhiễm khuẩn. Đào tạo chuyên khoa kiểm soát nhiễm khuẩn với các cấp độ khác nhau cho các đối tƣợng khác, đào tạo chuyên đề. - Hoàn thiện văn bản quy định về quản lý chất lƣợng xét nghiệm (thông tƣ hƣớng dẫn và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phòng xét nghiệm y 79 học). Tăng cƣờng hoạt động của 3 trung tâm kiểm tra tiêu chuẩn chất lƣợng xét nghiệm, xây dựng đề án labo tham chiếu. - Tăng cƣờng kiểm tra chuyên đề về sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hoạt động của hội đồng thuốc và điều trị. - Xây dựng chƣơng trình, tài liệu và đào tạo về tiêm truyền. - Kiểm tra đánh giá về chăm sóc ngƣời bệnh với lộ trình và chỉ tiêu cụ thể. Tăng cƣờng phƣơng tiện chăm sóc ngƣời bệnh và nhân rộng mô hình chăm sóc ngƣời bệnh theo nhóm, đội chăm sóc. Nghiên cứu áp dụng thí điểm thƣ ký y khoa thực hiện các nhiệm vụ về hành chính, tài chính để cho điều dƣỡng có thể thời gian chăm sóc ngƣời bệnh và làm đúng chức năng của điều dƣỡng. - Tăng cƣờng giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho nhân viên y tế, bao gồm cả học sinh, sinh viên các trƣờng y, dƣợc. Hƣớng dẫn thực hiện quy tắc ứng xử, kỹ năng giao tiếp. - Xây dựng giáo trình đào tạo liên tục về an toàn ngƣời bệnh. Đƣa nội dung an toàn ngƣời bệnh vào chƣơng trình đào tạo các trƣờng y dƣợc (bác sĩ, điều dƣỡng, hộ sinh, KTV, dƣợc sĩ). Tăng cƣờng kiểm tra thực hiện các quy định về an toàn truyền máu. Nghiên cứu áp dụng cấp chứng chỉ truyền dịch trị liệu. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống kiểm tra tiêu chuẩn chất lƣợng xét nghiệm quốc gia theo chƣơng trình hành động quốc gia về nâng cao chất lƣợng xét nghiệm. Xây dựng và triển khai áp dụng hƣớng dẫn sử dụng kháng sinh dự phòng hợp lý. Áp dụng tiêu chuẩn chất lƣợng chăm sóc ngƣời bệnh, triển khai thực hiện thành công kế hoạch hành động quốc gia về điều dƣỡng, hộ sinh giai đoạn 2012 - 2020. Xây dựng chƣơng trình hành động quốc gia về dinh dƣỡng bệnh viện với mục tiêu ngƣời bệnh đƣợc cung cấp dinh dƣỡng tại bệnh viện, không phải tự lo tìm hiểu chế độ dinh dƣỡng tùy tiện. 80 3.2. Giải pháp hoàn thiện QLNN về dịch vụ KCB ở bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk 3.2.1. Tổ chức thực hiện kịp thời và hiệu quả thể chế và chính sách về dịch vụ KCB ở bệnh viện tuyến huyện  Xây dựng và ban hành các chuẩn chất lượng, công cụ đánh giá, đo lường chất lượng dịch vụ của các bệnh viện tuyến huyện. Các bệnh viện cần đề xuất với các cấp QLNN sớm tiêu chuẩn chất lƣợng dịch vụ KCB ở các bệnh viện. Thiếu một quy chuẩn thống nhất là điều đang tồn tại rất rõ đối với chất lƣợng dịch vụ KCB ở các bệnh viện. Cho đến nay, khái niệm dịch vụ KCB mới chỉ đƣợc đề cập đến trong Luật KCB nhƣ là một văn bản chính thức thừa nhận sự hiện diện của ngành này. Song ở cấp độ quản lý và điều hành thì chƣa hề có một quy chuẩn cụ thể cho ngành dịch vụ này. Bản thân điều này cũng đòi hỏi một quá trình dài bởi dịch vụ KCB chỉ mới đƣợc đề cập ở Việt Nam và các cơ sở KCB những năm gần đây. Tuy vậy, chúng ta có thể học hỏi kinh nghiệm về QLNN của nhiều nƣớc đã đi trƣớc để xây dựng một hệ tiêu chuẩn hƣớng dẫn cho các bệnh viện mà vai trò của Nhà nƣớc và các hiệp hội liên quan đến chất lƣợng dịch vụ KCB là rất cần thiết. Xây dựng chuẩn năng lực ngƣời hành nghề, bác sĩ đa khoa, bác sỹ răng hàm mặt, hộ sinh, bác sĩ y học cổ truyền, bác sĩ chuyên khoa nhi, bác sĩ chuyên khoa phụ sản, kỹ thuật viên y học, kỹ thuật viên chẩn đoán hình ảnh. Xây dựng danh mục bệnh thƣờng gặp chiếm 80% tổng số lƣợc KCB nội, ngoại trú và danh mục kỹ thuật có chi phí lớn chiếm 80% tổng chi phí điều trị nội trú và ngoài trú. Xây dựng và ban hành hƣớng dẫn chẩn đoán và điều trị, quy trình kỹ thuật, quy trình chăm sóc cho các bệnh nhân và các kỹ thuật đƣợc liệt kê 81 trong danh mục bệnh thƣờng gặp và danh mục kỹ thuật có chi phí lớn. Cập nhật các hƣớng dẫn thuộc danh mục trên với thời gian 2 năm một lần. Xây dựng Bộ chuẩn chất lƣợng cho một số lĩnh vực dịch vụ KCB, Chăm sóc ngƣời bệnh, kiểm soát nhiễm khuẩn, sử dụng thuốc an toàn hợp lý, an toàn phẫu thuật, hồi sức cấp cứu. Xây dựng, triển khai đánh giá thử nghiệm, áp dụng đo lƣờng và công bố Bộ chỉ số chất lƣợng bệnh viện. Thực hiện đánh giá định kỳ sự hài lòng của ngƣời bệnh và nhân viên y tế. Tạo cơ sở dữ liệu về nhân lực, tài chính, hoạt động chuyên môn của cơ sở KCB và các phần mềm quản lý, phần mềm hỗ trọ cho thầy thuốc trong KCB. Cần hình thành hệ thống các tiêu chí thống kê đối với dịch vụ KCB ở các bệnh viện tuyến huyện. Hoàn thiện nội dung, danh mục cụ thể hệ thống văn bản QLNN đối với dịch vụ KCB ở các bệnh viện tuyến huyện phù hợp với yêu cầu thực tế và khả năng QLNN của các cấp làm căn cứ quản lý, kiểm tra giám sát hệ thống. 3.2.2. Bồi dưỡng năng lực quản lý và nghiệp vụ cho cán bộ cho cán bộ quản lý, nhân viên y tế thực hiện dịch vụ KCB ở bệnh viện tuyến huyện Trong những năm gần đây, các bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk đã và đang phát triển rất nhanh chóng, đã cung cấp dịch vụ KCB cho nhân dân tỉnh Đắk Lắk và các địa phƣơng lân cận trong và ngoài tỉnh. Đòi hỏi QLNN về dịch vụ KCB tại các bệnh viện tuyến huyện phải có NNL đủ mạnh để quản lý. Nâng cao năng lực QLNN một cách toàn diện về các hoạt động y tế, trong đó có việc thực hiện phân cấp đầy đủ cho các tuyến y tế để chủ động trong công tác CSSK nhân dân, chỉ đạo có hiệu quả các chƣơng trình y tế quốc gia, các dự án phát triển y tế của tỉnh. Thực hiện cải cách hành chính ở 82 tất cả các khâu trong quá trình KCB nhằm nâng cao năng suất lao động của đội ngũ nhân viên y tế và tạo thuận lợi cho việc phục vụ CSSK ngƣời dân.  Cần nâng cao nhận thức của lãnh đạo về dịch vụ KCB ở các bệnh viện tuyến huyện. Trong tƣ duy của nhiều ngƣời lãnh đạo thì dịch vụ KCB chỉ là những mảnh ghép của hoạt động KCB. Điều này làm giảm tầm ảnh hƣởng mang tính chiến lƣợc đến sự tồn tại và phát triển của các bệnh viện. Hơn thế nữa, chúng ta đang từng bƣớc định hình quản lý chất lƣợng dịch vụ KCB chất lƣợng cao, với năng lực QLNN mang tinh hệ thống và chiến lƣợc đối với chất lƣợng dịch vụ KCB Bản chất chất của QLNN đối với dịch vụ KCB là QLNN đối với toàn bô hệ thống quản lý chất lƣợng dịch vụ KCB, nó là sự sâu chuỗi các quá trình rời rạc lại với nhau bằng hệ thống các văn bản pháp luật để tiết kiệm thời gian và chi phí. Một công việc thƣờng gồm công đoạn khác nhau, nếu tiến hành độc lập với nhau, không để ý đến công đoạn khác nhau, thì sẽ dẫn đến sự lãng phí thời gian, công sức và chi phí. Thực hiện chế độ QLNN hợp lý thì việc thực hiện đƣợc công việc đó nhanh hơn, tốn ít chi phí hơn, làm cho các hoạt động trở nên hiệu quả hơn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tiềm năng phát triển về chất lƣợng dịch vụ KCB là rất lớn, song, muốn phát triển đƣợc dịch vụ này, trƣớc mắt các cơ quan QLNN về dịch vụ KCB ở tỉnh Đắk Lắk nói chung và ở các bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk nói riêng cần giải quyết vấn đề nhận thức về tầm quan trọng của nó, Trƣớc hết phải là nhận thức của lãnh đạo, ngƣời làm công tác quản lý tỉnh Đắk Lắk, để từ đó có chủ trƣơng, có chiến lƣợc phát triển lâu dài cho y tế tuyến huyện của tỉnh. Từ quyết tâm của những ngƣời đứng đầu, ảnh hƣởng đó sẽ lan tỏa sang các cơ quan chức năng, các tổ chức, các cơ sở KCB, từ đó xác định chiến lƣợc và định hƣớng bằng hệ thống các văn bản 83 chính cho các tổ chức, các cơ sở KCB đầu tƣ trọng tâm nâng cao chất lƣợng dịch vụ KCB. Vai trò, ý chí, trình độ, tâm huyết của ngƣời đứng đầu, chỉ đạo sáng suốt, điều hành nhịp nhàng với quyết tâm cao của lãnh đạo tỉnh là điều kiện tiên quyết cho QLNN đối với chất lƣợng dịch vụ KCB ở các bệnh viện hiệu quả. Đó là cơ sở để xây dựng kế hoạch, bƣớc đi và biện pháp cho công tác quản lý chất lƣợng dịch vụ KCB trong tƣơng lai theo định hƣớng chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020. Đổi mới nhận thức QLNN đối với chất lƣợng dịch vụ KCB của lãnh đạo tỉnh sẽ là động lực cho sự tác động đến các cấp bộ, ngành, Chính phủ trong việc xây dựng chiến lƣợc chung cho phát triển trung tâm y tế chuyên sâu tại miền trung với chất lƣợng dịch vụ KCB cao. Một số cơ sở KCB đã nhận thức tốt vai trò của quản lý dịch vụ KCB và ứng dụng công nghệ hiện đại vào quản trị dịch vụ KCB, tuy nhiên đó mới chỉ là những bƣớc đi của từng cá nhân đơn lẻ và không hề mang tính hệ thống và toàn diện đòi hỏi phải tập trung tuyên truyền về nhận thức sâu, rộng có tầm nhìn đối với tất cả các cơ sở KCB để cùng chung sức thực hiện chiến lƣợc chung. Do đó rất cần những hội thảo hay các khóa học đào tạo về quản lý chất lƣợng dịch vụ KCB dành cho lãnh đạo nhằm nâng cao nhận thức và vai trò tất yếu của QLNN đối với chất lƣợng dịch vụ KCB ở các cơ sở KCB. Để có NNL đảm bảo cung cấp đủ về lƣợng và chất hỗ trợ tốt cho QLNN đối với dịch vụ KCB ở các bệnh viện, các cấp QLNN cần thực hện một số giải pháp: Thứ nhất, các cấp QLNN cần quan tâm và có chiến lƣợc lâu dài nhằm bối dƣỡng và phát triển nguồn lực quan trọng nhất là đội ngũ cán bộ quản lý trẻ, có trình độ chính trị, chuyên môn, đƣợc bổ sung kinh nghiệm QLNN, kinh nghiệm quản lý bệnh viện. Lực lƣợng này trong tƣơng lai gần sẽ là nguồn bổ sung và tiếp nối các thế hệ đi trƣớc, năng động hơn, xông xáo và 84 ham học hỏi. Đồng thờ có cơ chế chính sách nhằm phát huy kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ QLNN đang điều hành trong các cơ quan NN là cán bộ chủ chốt ở các sở, ban, ngành, địa phƣơng. Đội ngũ cán bộ này là đội ngũ có thâm niên kinh nghiệm trong ngành. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại phong cách quản lý cũ, cần bồi dƣỡng để thích ứng với môi trƣờng mới. Thứ hai, các cấp QLNN cần nghiên cứu và xây dựng các chƣơng trình nhằm mở các lớp bồi dƣỡng để trang bị kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực dịch vụ KCB đối với đội ngũ nhân viên tác nghiệp, phần lớn tốt nghiệp đại học nhƣng không chuyên về QLNN, về quản lý dịch vụ KCB, phải tự nâng cao trình độ nghiệp vụ trong quá trình làm việc. Lực lƣợng trẻ này chƣa tham gia nhiều vào hoạch định đƣờng lối, chính sách, ít tham gia đóng góp ý kiến QLNN để xây dựng và phát triển ngành. Thứ ba, cần đầu tƣ trang bị kỹ năng và tƣ duy làm việc hiện đại đối với đội ngũ nhân lực trong QLNN lĩnh vực chất lƣợng dịch vụ KCB, tạo tác phong công nghiệp, nắm bắt và sử dụng phƣơng tiện máy móc tiên tiến đáp ứng nhu cầu QLNN trong quá trình hội nhập và phát triển. Thứ tư, các cấp QLNN cần định hƣớng và đầu tƣ cho chƣơng trình đạo tạo, nâng cao tay nghề đối với lực lƣợng nhân sự của các bệnh viện nhằm đáp ứng đòi hỏi của chất lƣợng dịch vụ KCB ở các bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk hiện nay, cần đƣợc thực hiện ở 3 cấp độ: - Tại các cơ sở đào tạo chính thức là các trƣờng đại học, cao đẳng; - Đào tạo theo chƣơng trình bồi dƣỡng, tập huấn do các hiệp hội tổ chức; - Đào tạo nội bộ trong bệnh viện. Trong chiến lƣợc dài hạn, chính quyền tỉnh Đắk Lắk và các cơ quan chức năng cần tăng cƣờng quan tâm, hỗ trợ xây dụng và hoạch định chính sách liên quan đến chất lƣợng dịch vụ KCB ở các bệnh viện. Tìm kiếm các 85 nguồn tài trợ trong nƣớc và quốc tế cho các chƣơng trình đào tạo ngắn hạn trong và ngoài nƣớc, phối hợp và tranh thủ hợp tác với các tổ chức phi chính phủ khác đề có nguồn kinh phí đào tạo thƣờng xuyên hơn Các cấp chính quyền cần tập trung hỗ trợ cho các cơ sơ hiện đang đào tạo về quản lý dịch vụ KCB, đây là một việc hết sức cần thiết nhằm tạo điều kiện đổi mới tƣ duy QLNN cần có sự khuyến khích nhất về tài chính cho ngƣời học và các cơ sở đào tạo. Cần thành lập bộ phận nghiên cứu chất lƣợng dịch vụ KCB tại một trong số các cơ sở nghiên cứu chuyên môn của tỉnh để phục vụ cho mục tiêu QLNN đối với dịch vụ KCB ở trình độ cao. Cần có quỹ hỗ trợ đầu tƣ để khuyến khích cán bộ, nhân viên đang làm việc, nghiên cứu trong lĩnh vực này tham gia đào tạo lại và đào tạo bổ sung các kiến thức liên quan đến QLNN, định hƣớng QLNN đối với dịch vụ KCB theo hƣớng hiện đại. Có các chƣơng trình gửi cán bộ QLNN, quản lý bệnh viện, nhân viên điều hành tại các bệnh viện về quản lý chất lƣợng dịch vụ KCB đi học tập tại nƣớc ngoài để tiếp cận với phƣơng pháp QLNN tiên tiến, công nghẹ mới và đặc biệt là để đổi mới QLNN đối với dịch vụ KCB ở các bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk. Thực hiện tốt giải pháp có tính định hƣớng nói trên sẽ góp phần đổi mới triệt để công tác QLNN đối với dịch vụ KCB ở các bệnh viên tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk, nâng cao chất lƣợng dịch vụ trong điều kiện mở cửa thị trƣờng và hội nhập. 3.2.3. Huy động, thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính cho dịch vụ KCB ở bệnh viện tuyến huyện QLNN về dịch vụ KCB ở bệnh viện tuyến huyện cần đƣợc tập trung ƣu tiên đầu tƣ phát triển mạnh. QLNN về dịch vụ KCB ở các bệnh viện 86 tuyến huyện cần đƣợc đƣa vào chƣơng trình công tác của Bộ Y tế, Cục quản lý KCB, UBND tỉnh và Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk. Huy động nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất, trang thiết bị cho dịch vụ KCB ở bệnh viện tuyến huyện cần phải năng động, sáng tạo, thu hút từ nhiều hƣớng khác nhau, nhƣ nguồn lực trung ƣơng, nguồn lực địa phƣơng, nguồn lực xã hội hóa, nguồn lực khác. Tăng cƣờng huy động và sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn vốn, trong đó ngân sách nhà nƣớc tập trung đầu tƣ cho các bệnh viện tuyến huyện phấn đấu đảm bảo nhu cầu vốn đầu tƣ cho phát triển ngành Y tế. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong hoạt động y tế thông qua việc huy động vốn từ các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc, nguồn viện trợ không hoàn toàn lại và vốn vay với lãi suất thấp. Tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động tự thiện, nhân đạo của các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức kinh tế và tƣ nhân triển khai công tác CSSK ở cộng đồng. Tăng cƣờng hợp tác với các tổ chức, chuyên gia kỹ thuật của quốc tế và các nƣớc về chất lƣợng y tế nhằm đào tạo nhân lực, hỗ trợ kỹ thuật và tài chính trong việc triển khai các đề án cải tiến chất lƣợng. 3.2.4. Thanh tra, kiểm tra, giám sát thường xuyên và xử lý nghiêm vi phạm về dịch vụ KCB ở bệnh viện tuyến huyện Thanh tra, kiểm tra, giám sát là một trong những nội dung và công cụ quan trọng trong QLNN. Hoạt động này giúp phát hiện những thiếu sót, sai phạm, vƣớng mắt trong hoạt động quản lý nói chung và hoạt động quản lý về dịch vụ KCB ở bệnh viện tuyến huyện nói riêng để từ đó tìm ra các giải pháp nhằm tăng cƣờng hiệu lực, hiệu quả quản lý. Nội dung kiểm tra tập trung vào việc thực hiện các quy định của pháp luật và các văn bản hƣớng dẫn thi hành về dịch vụ KCB ở bệnh viện tuyến 87 huyện. Kiểm tra việc triển khai thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế ở bệnh viện tuyến huyện theo quy định của pháp luật. Kiểm tra việc thực hiện quy chế đánh giá viên chức trong thực hiện dịch vụ KCB ở bệnh viện tuyến huyện. Trên cơ sở những thông tin thu thập đƣợc từ thực hiện dịch vụ KCB ở các bệnh viện tuyến huyện, đề xuất các biện pháp khắc phục nhằm sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện những quy định, chính sách về dịch vụ KCB ở bệnh viện tuyến huyện, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời dân, đồng thời phát hiện những khiếm khuyết để bổ sung, sửa đổi những chính sách phù hợp đối với cán bộ quản lý và viên chức y tế thực hiện hoạt động cung ứng dịch vụ KCB ở bệnh viện tuyến huyện. Hội đồng thi đua khen thƣởng, các khoa phòng phải tổ chức kiểm tra, giám sát, phát động phong trào thi đua, tập huấn quy định về quy tắc ứng xử theo thông tƣ số 07/2014/TT-BYT ngày 25 tháng 2 nắm 2014, tổ chức hội thi tay nghề, đánh giá, khen thƣởng đảm bảo tính khách quan, trung thực, chính xác. Chấn chỉnh kịp thời các thiếu sót ảnh hƣởng đến sự hài lòng của ngƣời bệnh. 3.2.5. Đánh giá sự hài lòng và chuẩn hóa hệ thống báo cáo thông tin về dịch vụ KCB ở bệnh viện tuyến huyện Đánh giá sự đáp ứng của bệnh viện tuyến huyện đối với những mong đợi của ngƣời bệnh về KCB. Đánh giá mức độ hài lòng của ngƣời bệnh đối với các dịch vụ KCB đƣợc cung cấp ở bệnh viện tuyến huyện. Xác định những vấn đề ngƣời bệnh chƣa hài lòng về dịch vụ KCB tại bệnh viện tuyến huyện để tiến hành cải tiến chất lƣợng. Cần lập các đoàn khảo sát để tiến hành các hoạt động khảo sát sự hài lòng của ngƣời bệnh điều trị nội trú để chủ động nắm bắt những thông tin phản 88 ánh về giao tiếp ứng xử, về y đức, về các dịch vụ KCB, chuyên môn kỹ thuật và các điều kiện thực hiện công tác KCB tại bệnh viện tuyến huyện. Dựa trên kết quả khảo sát, đoàn khảo sát đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu dịch vụ KCB cho nhân dân, phân tích mặt mạnh, mặt yếu, nêu rõ nguyên nhân, các biện pháp khắc phục, phƣơng hƣớng thực hiện trong thời gian tới. Kết quả phân tích này cần đƣợc đƣavào trong báo cáo hoạt động chuyên môn định kỳ 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và 12 tháng của đơn vị. Tổ chức các giải thƣởng đối với các bệnh viện tuyến huyện trong cung ứng tốt dịch vụ KCB. Thực hiện thi đua, khen thƣởng đối với tổ chức cơ sở KCB, cá nhân ngƣời hành nghề có chất lƣợng, có năng lực chuyên môn và tuân thủ các hƣớng dẫn chuyên môn. Các cấp QLNN phải xây dựng hệ thống thông tin hiện đại, cơ sở dữ liệu phải mạnh để trở thành công cụ tuyên truyền, là cầu nối giữa các cấp QLNN đối với dịch vụ KCB với các bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk cũng nhƣ trong cả nƣớc. Nhằm hỗ trợ nhiều cho các cơ sở KCB, cập nhật dữ liệu thông tin thƣờng xuyên, phong phú, thỏa mãn nhu cầu của QLNN. QLNN về dịch vụ KCB ở các bệnh viện tuyến huyện phải hƣớng tới hình thành mô hình chất lƣợng dịch vụ KCB điện tử. QLNN theo hƣớng chất lƣợng dịch vụ KCB điện tử là dựa trên cơ sở ứng dụng triệt để công nghệ thông tin và các thành quả của công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả QLNN đối với chất lƣợng dịch vụ KCB, đặc biệt là tận dụng hệ thống mạng internet. Đây là xu hƣớng chung của các nƣớc trên thế giới trong QLNN đối với dịch vụ KCB và cũng là điều kiện tiên quyết cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh đối với dịch vụ KCB ở các bệnh viện tuyến huyện. Các cấp QLNN cần quy định và xây dựng cơ sở dữ liệu công nghệ thông tin phục vụ riêng cho QLNN về dịch vụ KCB ở các bệnh viện tuyến 89 huyện, cần động viên, khuyến khích các bệnh viện tuyến huyện trong việc xây dựng các trang web của mình có chất lƣợng. 3.3. Một số khuyến nghị đối với ngành y tế và chính quyền địa phƣơng 3.3.1. Đối với ngành Y tế Cần nâng cao chất lƣợng giáo dục đào tạo để giáo dục đào tạo thực sự trở thành quốc sách hàng đầu. Nhà nƣớc cần sát sao với việc giáo dục đào tạo gắn với chiến lƣợc phát triển NNL, mở rộng quy mô đào tạo đội ngũ y, bác sỹ đi kèm với chất lƣợng tránh tình trạng chạy theo bằng cấp. Có chính sách đầu tƣ hợp lý và sử dụng có hiệu quả NNL cho giáo dục và đào tạo để tạo chất lƣợng cao trong công tác đào tạo của bệnh viện đồng thời nâng cao dân trí, làm giảm áp lực ngành. Nhà nƣớc cần đa dạng hóa các chuyên ngành đào tạo để đáp ứng nhu cầu của ngành Y tế đi kèm với đó là sự thống nhất trong cách đặt tên các chuyên ngành và các nội dung đào tạo từng chuyên ngành để thuận lợi cho quá trình tuyển dụng và sử dụng sau khi tuyển dụng. Nhà nƣớc cần xây dựng mức lƣơng tối thiểu phù hợp với tình hình thực tế để có sự tƣơng xứng giữa khu vực Nhà nƣớc và khu vực ngoài Nhà nƣớc nhằm đảm bảo đời sống cho ngƣời lao động làm việc trong khu vực Nhà nƣớc nói chung, đồng thời tạo hứng thú cho đội ngũ y, bác sỹ trình độ cao tìm đến với các bệnh viện công. Cần đổi mới chế độ tiền lƣơng, xây dựng lại bảng lƣơng cán bộ, công chức, viên chức, ngƣời lao động làm việc trong các cơ quan Nhà nƣớc, cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội một cách khoa học, tính đúng, tính đủ các yếu tố có ảnh hƣởng đến chất lƣợng công việc trong tiền lƣơng. Nếu có thể, Nhà nƣớc có thể tách chế độ tiền lƣơng của cán bộ, viên chức, ngƣời lao động làm trong các đơn vị sự nghiệp riêng, 90 tạo điều kiện thuận lợi trong cổ phần hóa các đơn vị sự nghiệp để họ tăng tính tự chủ trong thu - chi, các chính sách quản trị nhân lực. Bộ Y tế cần thƣờng xuyên tổ chức các cuộc họp, hội thảo về nhân lực y tế để giúp các Bệnh viện tuyến huyện nắm bắt những thông tin kịp thời, từ đó các bệnh viện tuyến huyện của tỉnh Đăk Lắk có thể xây dựng kế hoạch nhân lực hợp lý và đƣa ra những giải pháp để duy trì, phát triển NNL hiệu quả. Bộ Y tế cần phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền triển khai xây dựng văn bản hƣớng dẫn chuyển ngạch, nâng ngạch để các y, bác sỹ sau khi đƣợc đào tạo, có văn bằng, chứng chỉ trình độ cao hơn có thể đƣợc chuyển ngạch nhanh chóng, giúp đảm bảo chế độ phù hợp với chuyên môn và sự cống hiến của các y, bác sỹ, tránh tình trạng y, bác sỹ có chuyên môn cao nhƣng vẫn giữ ngạch thấp, khi đó sẽ không có điều kiện tự thể hiện bản thân. 3.3.2. Đối với cơ quan QLNN về y tế ở tỉnh Đăk Lắc  Đối với UBND tỉnh, huyện và cơ quan y tế tỉnh, huyện Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk cần thƣờng xuyên mở các lớp tập huấn về chuyên môn để đội ngũ y, bác sỹ trong toàn ngành trên địa bàn học tập kinh nghiệm lẫn nhau để cùng tiến bộ, cùng phát triển, giúp nâng cao chất lƣợng đội ngũ y, bác sỹ toàn ngành nói chung và của bệnh viện đa khoa huyện nói riêng. Các cơ quan cấp trên, đặc biệt là Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk cần đơn giản các thủ tục hành chính và giải quyết nhanh chóng, kịp thời các thủ tục, hồ sơ nhƣ hồ sơ cử cán bộ đi học để đảm bảo kịp thời trong công tác đào tạo, hồ sơ nâng lƣơng tạo sự khích lệ cho những y, bác sỹ trong đợt nâng lƣơng. Đảm bảo sự luân chuyển cán bộ giữa các đơn vị trực thuộc Sở Y tế đƣợc diễn ra đúng quy trình, thủ tục đơn giản. Đối với các danh hiệu thi 91 đua, cần nhanh chóng xem xét, giải quyết để kịp thời khen thƣởng cho các cá nhân, tập thể, tránh để tình trạng để quá lâu, khi đó sẽ làm giảm giá trị của việc khen thƣởng. Khi khen thƣởng kịp thời, hợp lý sẽ động viên, khích lệ ngƣời lao động hăng hái, nhiệt tình trong lao động, đảm bảo kết quả tốt nhất. Để làm đƣợc nhƣ vậy cần có sự trao đổi thẳng thắn, hợp tác giữa bên gửi hồ sơ và bên nhận hồ sơ để quá trình hoàn thiện diễn ra nhanh hơn. Trong chọn cử y, bác sỹ đi đào tạo nâng cao trình độ, Sở Y tế cần giải quyết thủ tục nhanh chóng để tạo điều kiện cho cán bộ đảm bảo tiến độ nộp hồ sơ tại trƣờng, tránh tình trạng gây phiền hà, sách nhiễu. UBND các huyện và Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk cần phải xây dựng đề án, chƣơng trình nâng cao chất lƣợng dịch vụ KCB trình UBND tỉnh phê duyệt. Tăng cƣờng công tác QLNN về chất lƣợng dịch vụ KCB nhƣ, thành lập ban chỉ đạo, tăng cƣờng tuyên truyền, kiểm tra giám sát các cơ sở hành nghề y dƣợc nói chung và các bệnh viện nói riêng.  Đối với các bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk Ngƣời đứng đầu đơn vị cần phải đặc biệt quan tâm đến công tác này bởi suy cho cùng, khi lãnh đạo thực sự quan tâm, thì công tác quản lý chất lƣợng mới có thể đƣợc cải thiện và nâng cao.  Đối với các viên chức, nhân viên ngành Y tế Viên chức và nhân viên ngành Y tế cũng phải có sự hiểu biết nhất định, quyết tâm cùng lãnh đạo để cải tiến nâng cao chất lƣợng dịch vụ KCB, thƣờng xuyên trau dồi kiến thức chuyên môn nghiệp vụ và y đức nghề nghiệp, thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ đƣợc giao trong quá trình KCB. 92 Tiểu kết chƣơng 3 Trên cơ sở những quan điểm của Đảng, định hƣớng của Nhà nƣớc, các chƣơng trình và quy hoạch của Bộ, tỉnh, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lƣợng KCB, nâng cao y đức, thực hiện quy tắc ứng xử trong ngành y tế, thay đổi phong cách thái độ làm việc của cán bộ viên chức ngành Y tế hƣớng tới sự hài lòng của ngƣời bệnh, học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh Qua nghiên cứu, từ thực trạng hoạt động QLNNN đối với dịch vụ KCB tại các bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk từ khi có Luật KCB năm 2009 đến nay, trong chƣơng 3 tác giả đã đề ra phƣơng hƣớng, mục tiêu và đề xuất một số nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác QLNN đối với dịch vụ KCB ở các bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk. Các giải pháp đề xuất mang tính đồng bộ từ trung ƣơng đến địa phƣơng, cả về mặt lý luận và thực tiễn cho thấy cần có sự quan tâm của cả hệ thống chính trị và toàn xã đối với công tác này. 93 KẾT LUẬN Bệnh viện tuyến huyện là cơ sở KCB thuộc Sở Y tế tỉnh, thành phố và các ngành, có trách nhiệm KCB cho nhân dân một huyện hoặc một số huyện, quận trong tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng và các ngành. Bệnh viện có đội ngũ cán bộ chuyên môn, trang thiết bị và cơ sở hạ tầng phù hợp. Bệnh viện tuyến huyện có vai trò cơ bản trong việc KCB cho nhân dân, thực hiện. Tiếp nhận tất cả các trƣờng hợp ngƣời bệnh từ ngoài vào hoặc các bệnh viện khác chuyển đến để cấp cứu, KCB nội trú và ngoại trú. Tổ chức khám sức khoẻ và chứng nhận sức khoẻ theo quy định của Nhà nƣớc. Có trách nhiệm giải quyết toàn bộ các bệnh tật thông thƣờng về nội khoa và các trƣờng hợp cấp cứu về ngoại khoa. Tổ chức khám giám định sức khoẻ, giám định pháp y khi hội đồng giám định y khoa tỉnh, hoặc cơ quan bảo vệ pháp luật trƣng cầu. Tổ chức chuyển ngƣời bệnh lên tuyến khi vƣợt quá khả năng của bệnh viện. Trong những năm qua, từ chủ trƣơng Đảng và Nhà nƣớc trong phát triển kinh tế - xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đƣợc nâng cao rõ rệt. Nhân dân đã và đang đƣợc nâng cao khả năng tiếp cận loại hình dịch vụ cơ bản, thiết yếu là dịch vụ KCB. Cùng với các địa phƣơng trong cả nƣớc, tỉnh Đắk Lắk đã có những bƣớc đi vững chắc nhằm bảo đảm quyền đƣợc tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của đồng bào các dân tộc tỉnh Đắk Lắk. Trong đó, tỉnh cũng đã có những hành động cụ thể và thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả QLNN đối với dịch vụ KCB ở các bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn tỉnh. Trên nền tảng lý luận về QLNN đối với dịch vụ KCB ở bệnh viện tuyến huyện đã đƣợc trình bày ở chƣơng 1, tác giả luận văn tập trung phân tích thực trạng QLNN đối với dịch vụ KCB ở các bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk qua đó có thể thấy rằng, bên cạnh việc ngành y tế 94 tỉnh Đắk Lắk cố gắng đảm bảo cung ứng khá tốt dịch vụ KCB thì công tác QLNN đối với loại hình dịch vụ này vẫn còn có những hạn chế cần phải đƣợc khắc phục nhằm phục vụ tốt hơn nữa nhu cầu KCB của nhân dân tỉnh Đắk Lắk. Vấn đề mà luận văn này nghiên cứu, nội dung tuy không phải là mới nhƣ vẫn luôn mang tính thời sự và có góc nhìn mới. Đó là nhìn từ góc độ tiếp cận QLNN đối với dịch vụ KCB ở các bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Trên cơ sở đối chiếu việc QLNN về dịch vụ KCB và chất lƣợng cung ứng dịch vụ, luận văn đánh giá đƣợc những điểm mạnh và điểm yếu trong hoạt động QLNN đối với dịch vụ KCB ở các bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk từ đó mạnh dạn đề xuất một số giải pháp cơ bản qua đó góp phần hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về nâng cao chất lƣợng cung ứng dịch vụ KCB của bệnh viện tuyến huyện. Trong khuôn khổ một luận văn thạc sỹ quản lý công tác giả đã vận dụng kiến thức lý luận đƣợc tiếp thu từ nhà trƣờng nghiên cứu nguồn tài liệu đi sâu tìm hiểu khảo sát và qua thực tế công tác tại bệnh viện. Tuy vậy, công tác QLNN đối với dịch vụ KCB là nội dung rộng lớn khó khăn và phức tạp nên những nội dung và đề xuất mà tác giả nêu trong luận văn chƣa thể bao quát hết tất cả những vấn đề thuộc lĩnh vực này. Đồng thời, luận văn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, nên rất mong nhận đƣợc ý kiến tham gia, góp ý của thầy, cô giáo và đồng nghiệp để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn và mang tính ứng dụng cao hơn. 95 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Y tế, Báo cáo chất lượng cung cấp dịch vụ KCB năm 2016, Hà Nội 2. Bộ Y tế (2009) Chƣơng trình số 527/CTr-BYT ngày 18/6/2009 về việc năng cao chất lƣợng KCB tại các cơ sở KCB vì mục tiêu đáp ứng sự hài lòng của ngƣơi bệnh bảo hiểm y tế, Hà Nội 2009. 4. Bộ Y tế và Bộ Nội, Thông tư liên tịch số 51/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 11/12/2015 vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Phòng Y tế thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Hà Nội 5. Bộ y tế, Thông tư 19/2013/TT-BYT ngày 12/7/2103 của Bộ Y tế về việc quản lý chất lượng dịch vụ KCB tại các bệnh viện, Hà Nội. 6. Bộ y tế, Quyết định số 4858/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 01/12/2013 về việc ban hành dự thảo tiêu chí chất lượng bệnh viện, Hà Nội 7. Bộ Y tế, Chỉ thị số 05/CT-BYT ngày 10/9/2012 về việc tăng cường thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng khám bệnh, Hà Nội. 8. Bộ Y tế, Quyết định số 1313/QĐ-BYT ngày 22/4/2013 của Bộ Y tế, ban hành Hướng dẫn quy trình khám bệnh tại Khoa Khám bệnh của bệnh viện, Hà Nội. 9. Bộ Y tế, Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BYT-BTC về ban hành khung giá tối đa một số dịch vụ y tế một cách công khai, minh bạch, Hà Nội. 10. Bộ Y tế, Quyết định số 4276/QĐ-BYT về việc phê duyệt Chương trình hành động Quốc gia về nâng cao năng lực quản lý chất lượng KCB giai đoạn từ nay đến năm 2025, Hà Nội. 96 11. Chính phủ, Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hà Nội. 12. Chính phủ, Nghị định số 87/2011/NĐ-CP ngày 27/9/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khám bệnh, Hà Nội 13. Chính Phủ, Nghị định 85/2012/NĐ-CP về đổi mới cơ chế tài chính của các cơ sở y tế công lập trong đó có bệnh viện tuyến huyện. Hà Nội 14. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyệt số 15-NQ/TW ngày 01/6/2012 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về một vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020. 15. Đắk Lắk, Niên giám thống kê tỉnh Đắk Lắk năm 2016, NXB Thống kê, Hà Nội 16. Lê Chi Mai (2003), Cải cách dịch vụ công ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 17. Lê Chi Mai (2006), Dịch vụ hành chính công, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 18. Nguyễn Thị Tuyết Mai (2014), Chất lượng dịch vụ và sự ảnh hưởng của nó tới sự hài lòng, của người bệnh, Luận văn thạc sỹ, Trƣờng ĐH Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 19. Nguyễn Ngọc Hiến (2002), Vai trò của Nhà nước trong cung ứng dịch vụ công - Nhận thức, thực trạng và giải pháp, NXB Văn hoá - Thông tin, Hà Nội. 20. Tống Thị Thanh Hoa (2011), Nâng cao chất lượng dịch vụ KCB tại Trung tâm Da liễu tỉnh Thái Bình, Luận văn thạc sỹ, Trƣờng ĐH Kinh tế Quốc dân. 97 23. Chu Văn Thành (2004), Dịch vụ công và xã hội hóa dịch vụ công một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 24. Chu Văn Thành (2004), Đổi mới quản lý và tổ chức cung ứng ở Việt Nam hiện nay, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 25. Nguyễn Đình Phan (2010), Nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công ở Thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu hội nhập, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 26. Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk, Báo cáo thống kê công tác đào tạo NNL y tế tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2010 - 2016. 27. Sở Y tế, Báo cáo kết quả thực hiện công tác bảo vệ và CSSKND giai đoạn 2010 - 2015 định hướng 2016 - 2020 của Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk. 28. Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk, Báo cáo kết quả 6 tháng đầu năm 2016 về đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành y tế tỉnh Đắk Lắk. 29. Phan Chí Anh và cộng sự (2013), Nghiên cứu các mô hình đánh giá chất lƣợng dịch vụ, Tạp chí Khoa học Kinh tế và Kinh doanh, Số 1, Đại học Quốc gia Hà Nội. 30. Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk, Quyết định số 2973/2008/QĐ-UBND ngày 31/12/2008 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Y tế tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2008 - 2020. 30. Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk, Kế hoạch số 136/KH-UBND ngày 11/12/2015 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc thực hiện lộ trình tới bảo hiểm y tế toàn dân giai đoạn 2015-2020 31. Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk, Quyết định số 3226/QĐ-UBND về việc Ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn, và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế, ngày 28/10/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk. 32. Nguyễn Xuân Vỹ (2011), Nâng cao chất lượng dịch vụ KCB tại Bệnh viện Đa khoa Phú Yên, Luận văn thạc sỹ, Trƣờng Đại học Nha trang. 98 33. 34.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_dich_vu_kham_chua_benh_o_benh_v.pdf
Luận văn liên quan