Du lịch Đắk Nông phát triển không chỉ khai thác lợi thế cạnh tranh của
tỉnh, tạo thêm công ăn việc làm, tăng nguồn thu ngân sách địa phương mà còn
bảo vệ, phát huy các giá trị văn hóa, bảo vệ tài nguyên môi trường.
Trong những năm qua, ngành Du lịch Đắk Nông đã có nhiều kết quả
đáng khích lệ, tuy nhiên trong quá trình phát triển còn gặp nhiều khó
khăn, hạn chế như cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch chưa hoàn
thiện, doanh thu từ du lịch còn thấp, chưa tạo được sản phẩm du lịch gắn
với đặc thù của địa phương, cộng đồng dân cư chưa nhận thức đầy đủ về
vị trí, vai trò của phát triển du lịch và hưởng lợi từ du lịch mang lại,
nguồn nhân lực cho phát triển du lịch còn thiếu về số lượng và yếu về
chất lượng, việc thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch còn khó khăn,
Chính vì vậy, việc hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch
góp phần quan trọng trong việc phát triển các hoạt động du lịch, qua đó
góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá, chỉ ra những nguyên nhân của các
hạn chế, yếu kém trong công quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn
tỉnh, phân tích những tiềm năng, lợi thế của tỉnh, luận văn đã đưa ra
những nhóm giải pháp chính để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà
nước về du lịch trên địa bản tỉnh Đắk Nông đó là:
(i) Tổ chức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về du lịch;
(ii) Nâng cao chất lượng xây dựng quy hoạch phát triển du lịch; (iii) Thu
hút đầu tư phát triển du lịch; (iv) Đa dạng hóa sản phẩm du lịch; (v)
Kiện toàn tổ chức bộ máy và phát triển nguồn nhân lực du lịch của tỉnh;
(vi) Đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến về du lịch, liên kết hợp tác phát triển
du lịch của tỉnh; (vii) Bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch.
Các giải pháp đó cùng với mục tiêu, định hướng rõ ràng, sẽ góp108
phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa
bàn tỉnh Đắk Nông, đóng góp tích cực cho ngành du lịch của tỉnh phát
triển bền vững.
120 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 599 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g phát triển. Bước đầu đã hình thành hệ
thống các khu, điểm du lịch, có sự đầu tư về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật
chất kỹ thuật du lịch, có sự tăng trưởng về doanh thu và khách du lịch.
Luận văn nêu lên tình hình hoạt động du lịch và thực trạng quản lý
nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh. Qua đó cho thấy cơ quan quản lý
nhà nước về du lịch (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tại tỉnh đã làm
được những gì và còn gặp phải những thiếu sót và yếu kém gì trong qlnn
về du lịch. Trong thời gian qua, công tác quản lý nhà nước về du lịch ở
tỉnh đã có bước chuyển biến rất tích cực và đạt những kết quả khả quan,
góp phần thúc đẩy du lịch của tỉnh phát triển. Bên cạnh những kết quả
đạt được đó thì công tác quản lý nhà nước về du lịch còn nhiều hạn chế,
yếu kém và những hạn, yếu kém chế xuất phát từ nguyên nhân khách
quan và nguyên nhân chủ quan. Từ việc phát hiện ra những hạn chế, yếu
kém, nguyên nhân của hạn chế, yếu kém đó tác giả đề ra những nhóm
giải pháp cụ thể trong chương tiếp theo giúp cho công tác quản lý nhà
nước về du lịch trên địa bàn tỉnh ngày càng được đổi mới và hoàn thiện.
85
Chương 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU
LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG
3.1. Phương hướng quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch tại
tỉnh Đắk Nông
3.1.1. Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển du lịch ở tỉnh
Đắk Nông
3.1.1.1. Quan điểm phát triển du lịch ở Đắk Nông
Phát triển du lịch Đắk Nông nhanh và bền vững gắn với yêu cầu, nhiệm
vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Phát triển du lịch cần bảo đảm tính tổng
hợp, liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao (phát triển du lịch Đắk Nông cần
được đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với các tỉnh thuộc tiểu vùng du lịch Tây
Nguyên, đặc biệt với các địa phương như Đăk Lăk, Lâm Đồng, thành phố Hồ
Chí Minh và các tỉnh lân cận), tuân theo quy luật cung – cầu, phù hợp chiến
lược phát triển du lịch của quốc gia và vùng. Phát huy nội lực, huy động các
cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và toàn thể cộng đồng đầu tư
phát triển du lịch. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh
du lịch, dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước.
Phát triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm, chú trọng đến việc đầu tư
kiện toàn đồng bộ các dịch vụ du lịch, đặc biệt chú trọng đến đa dạng hoá sản
phẩm du lịch, loại hình du lịch và chất lượng dịch vụ để tạo ra bước đột phá.
Phát triển du lịch toàn diện, theo hướng kết hợp hài hoà giữa du lịch sinh
thái, du lịch văn hoá với các loại hình du lịch khác. Tập trung khai thác tối đa
tiềm năng, thế mạnh của du lịch Đắk Nông để phát triển các sản phẩm du lịch
đặc thù của tỉnh. Xây dựng các khu, điểm du lịch có chất lượng cao đáp ứng
nhu cầu phát triển thời kỳ hội nhập. Chú trọng phát triển du lịch nội địa, từng
bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật để thu hút khách quốc
86
tế.
Phát triển du lịch một cách bền vững trên cơ sở gìn giữ và tôn tạo tài
nguyên thiên nhiên, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi
trường, tài nguyên du lịch, bảo đảm an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã
hội. Tích cực tham gia thực hiện xóa đói giảm nghèo góp phần chuyển dịch
cơ cấu kinh tế.
Phát triển du lịch lấy hiệu quả kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường làm
mục tiêu phát triển tổng thể, chất lượng sản phẩm và thương hiệu là yếu tố
quyết định, doanh nghiệp là động lực phát triển du lịch, phân cấp quản lý, hợp
tác liên kết các thành phần kinh tế theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của
Nhà nước là trọng tâm, quản lý phát triển du lịch đến năm 2020.
3.1.1.2. Mục tiêu phát triển du lịch ở Đắk Nông
- Mục tiêu tổng quát
Phấn đấu đến năm 2020 đưa ngành du lịch Đắk Nông trở thành ngành
kinh tế động lực, điểm đến hấp dẫn của khu vực Duyên hải Miền Trung - Tây
Nguyên, góp phần vào tăng trưởng kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng GDP du lịch, dịch vụ, tạo ra nhiều việc
làm, tăng thu nhập cho người lao động và cộng đồng dân cư, tăng nguồn thu
ngân sách; hỗ trợ các thành phần kinh tế khác phát triển.
Phát triển đa dạng các loại hình du lịch, từng bước kiện toàn cơ sở hạ
tầng, vật chất kỹ thuật, tạo ra các sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng riêng,
đa dạng hóa các loại hình du lịch. Đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái, văn
hóa kết hợp du lịch tâm linh, hội nghị, hội thảo, khám phá và các dịch vụ vui
chơi giải trí để thu hút khách quốc tế và nội địa.
- Mục tiêu cụ thể
- Về lượt khách: Phấn đấu đến năm 2020 đón được 530.000 lượt khách,
gồm: 485.300 lượt khách nội địa và 44.700 lượt khách quốc tế. Tăng bình
87
quân hàng năm đạt 18,8%/năm.
- Về doanh thu, thu nhập du lịch: Về doanh thu, tăng 20%/năm. Thu
nhập xã hội từ du lịch năm 2020 đạt 880.000 triệu đồng, đưa tổng GDP du
lịch năm 2020 đạt 528 tỷ đồng, đạt 3,5% GDP toàn tỉnh.
- Về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: Đến năm 2020 là 2.747 phòng, có
trên 1.648 phòng đạt tiêu chuẩn xếp hạng sao, trong đó loại cao cấp (3 – 5
sao) từ 300 – 400 phòng.
- Về lao động và việc làm: Phấn đấu đến năm 2020 toàn ngành du lịch có
từ 10.400-11.500 lao động, trong đó từ 5.500 – 6.000 lao động trực tiếp phục
vụ ngành du lịch.
- Về nhu cầu vốn phát triển du lịch: Đến năm 2020 cần 2.272.200 triệu
đồng; trong đó nguồn vốn ngân sách Nhà nước chiếm 17%, là 386.274 triệu
đồng; Vốn tự có của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch chiếm 15%, là
340.830 triệu đồng; Vốn huy động xã hội và tín dụng chiếm 38%, là 863.436
triệu đồng; Thu hút vốn đầu tư nước ngoài (Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI
và vốn Hỗ trợ chính thức ODA) chiếm 20%, là 454.440 triệu đồng; Vốn huy
động từ các nguồn hợp pháp khác chiếm 10%, là 227.220 triệu đồng.
3.1.1.3. Định hướng phát triển du lịch ở tỉnh Đắk Nông
- Định hướng về sản phẩm du lịch
Từ nay đến năm 2020, tập trung phát triển các sản phẩm loại hình du lịch
sinh thái và nghỉ dưỡng trong rừng tự nhiên, các thác nước, ven hồ, trên đảo
(Khu du lịch sinh thái văn hóa, lịch sử Nâm Nung, Khu du lịch sinh thái văn
hóa Tà Đùng, khu du lịch sinh thái cụm thác Đray Sáp – Gia Long); Du lịch
văn hóa, nghiên cứu khoa học, địa chất - thủy văn, khám phá, mạo hiểm, tham
quan di tích lịch sử cách mạng, du lịch tín ngưỡng, lễ hội (Di sản văn hóa
công chiêng Tây nguyên, Lễ hội, làng nghề đồng bào dân tộc thiểu số, hệ
thống hang động núi lửa KRông Nô, di tích Ngục Đắk Min, ...); Du lịch
88
MICE (Du lịch hội nghị, hội thảo, triển lãm); Du lịch kết hợp thương mại Khu
kinh tế cửa khẩu, tham quan các công trình kinh tế (Khai thác bô xít – Nhân
cơ).
- Định hướng phát triển không gian du lịch
Không gian du lịch Đăk Nông lấy đô thị Gia Nghĩa làm trọng tâm phát
triển khu vực phía Nam và là trung tâm du lịch chính, là động lực đầu tàu phát
triển du lịch của cả tỉnh. Trung tâm du lịch Gia Nghĩa là điểm dừng quan
trọng trên hành lang du lịch Tây Nguyên và là điểm đầu mối của các hoạt
động du lịch nội tỉnh, là nơi điều hành mọi hoạt động du lịch của toàn tỉnh.
Các cụm không gian du lịch trọng điểm của tỉnh bao gồm Đô thị Gia
Nghĩa và phụ cận, thị trấn Đăk Mil và phụ cận, thị trấn Ea T'Ling và phụ cận,
cụm du lịch sinh thái Nâm Nung, Cụm du lịch Tuy Đức và vùng phụ cận, cụm
du lịch Tà Đùng. Trong đó, các khu, điểm du lịch đột phá chính là khu du lịch
sinh thái văn hoá cụm thác Đray Sáp - Gia Long - Trinh Nữ (thành khu du
lịch quốc gia), Khu du lịch sinh thái - văn hoá - lịch sử Nâm Nung, Công viên
vui chơi giải trí văn hóa Liêng Nung; Khu du lịch sinh thái văn hóa Tà Đùng,
Khu du lịch sinh thái Đắk G’Lun, di tích lịch sử N’Trang Lơng kết hợp với du
lịch cửa khẩu quốc tế Bu Prâng. Trong đó sản phẩm du lịch chính: Hội nghị,
hội thảo, tham quan nghỉ dưỡng, thể thao mạo hiểm và tìm hiểu bản sắc văn
hoá, lịch sử địa phương.
Các trục không gian thuận lợi phát triển du lịch là hành lang nối các
trọng tâm du lịch, dựa theo các trục đường quốc lộ: 14; 14C và 28 trong đó
trục không gian từ Buôn Ma Thuột qua Đăk Mil, Gia Nghĩa và xuống Bình
Phước là trục không gian phát triển chủ đạo. Trục không gian du lịch từ đô thị
Gia Nghĩa theo Quốc lộ 28 tới Di Linh, Lâm Đồng và trục không gian du lịch
theo quốc lộ 14C qua cửa khẩu Bu Prâng nối Vương quốc Cam Bu Chia cũng
có vị trí rất quan trọng.
89
- Định hướng thị trường khách du lịch
Đối với thị trường khách du lịch nội địa: Phát triển thị trường du lịch nội
vùng (các tỉnh thành khu vực Tây Nguyên) và các vùng lân cận ( Khu vực
Tây Nguyên kết nối với vùng Duyên hải miền Trung, Khu vực miền Bắc,
Đông Nam Bộ và miền Tây), phân khúc khách hàng theo chuỗi sản phẩm du
lịch hướng đến các thành phố và các trung tâm du lịch lớn; chú trọng khách
du lịch với mục đích nghiên cứu văn hóa, nông nghiệp công nghệ cao, sinh
thái nghĩ dưỡng, giải trí, nghỉ cuối tuần và du lịch gia đình. Khuyến khích
phát triển, mở rộng thị trường du lịch theo các chuyên đề đặc biệt (vượt thác,
thám hiểm rừng nguyên sinh, leo núi chinh phục đỉnh cao, )
Đối với thị trường khách du lịch quốc tế: Thu hút khách từ thị trường
Trung Quốc, ASEAN; từng bước mở rộng đến thị trường Đông Bắc Á (Nhật
Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, ), thị trường Châu Âu, Châu Mỹ.
- Định hướng đầu tư
Tập trung ưu tiên đầu tư phát triển đối với cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch,
đặc biệt là hệ thống đường giao thông, hệ thống điện đến các khu, điểm du
lịch; phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Đắk Nông; giữ gìn và bảo tồn các
nguồn tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường; xây dựng sản phẩm du lịch độc
đáo, đặc thù mang tính cạnh tranh, tạo dựng thương hiệu cho du lịch Đắk
Nông.
Khu vực ưu tiên đầu tư là các Trung tâm du lịch dịch vụ, các khu, điểm
du lịch trọng điểm để tạo động lực phát triển theo tổ chức không gian du lịch
gồm: Thị xã Gia Nghĩa (Điểm du lịch sinh thái thác Liêng Nung), Thị Trấn
EaT'Linh (điểm du lịch sinh thái thác Trinh nữ), huyện KrôngNô (Khu du lịch
sinh thái cụm thác Đray Sáp - Gia Long, hệ thống hang động núi lửa), huyện
Đắk Song (Điểm du lịch sinh thái Thác Lưu Ly và Thiền viện trúc lâm Đạo
Nguyên thuộc Khu du lịch sinh thái văn hóa, lịch sử Nâm Nung), huyện Đắk
90
G'Long (Khu du lịch sinh thái văn hóa Tà Đùng), huyện Tuy Đức (Điểm du
lịch sinh thái số 1 thác Đắk G'Lun).
- Định hướng về tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về du lịch trên
địa bàn tỉnh.
Trên cơ sở các văn bản pháp luật, các quy định của Tổng cục Du lịch,
của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông và các ngành có liên quan, Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch soạn thảo các hướng dẫn cụ thể về thể lệ, tiêu chuẩn... đối
với từng đối tượng quản lý, đối với từng loại hình hoạt động. Các văn bản
soạn thảo sau khi được UBND tỉnh phê duyệt sẽ được phổ biến rộng rãi tới
các ban, ngành và các đối tượng hoạt động trong lĩnh vực du lịch để thực
hiện. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tiến hành thực hiện chức năng quản
lý nhà nước theo chuyên ngành trên cơ sở các văn bản cụ thể đó.
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp mang tính liên ngành, liên vùng và xã
hội hoá cao, do đó cần có sự thống nhất phân công trách nhiệm rõ ràng giữa
các cấp, ban, ngành của tỉnh với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để đảm bảo
việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về du lịch có hiệu quả, ngăn ngừa
được những yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã
hội.
3.1.2. Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động
du lịch ở tỉnh Đắk Nông
Thứ nhất, hoàn thiện Quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch gắn với
đổi mới nhận thức và đổi mới tư duy kinh tế về vai trò của du lịch trong phát
triển KT-XH của tỉnh. Xác định du lịch là mủi nhọn đột phá cần tập trung phát
triển. Việc đổi mới trước hết phải làm cho mọi người nhận thức được vai trò
của du lịch trong sự phát triển KT-XH và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng CNH, HĐH. Tỷ trọng của ngành du lịch sẽ ngày càng tăng lên trong cơ
cấu kinh tế của tỉnh. Mặt khác, du lịch được coi là một ngành "công nghiệp
91
không khói", nó không chỉ tạo ra thu nhập mà còn làm thay đổi diện mạo cuộc
sống của người dân nơi diễn ra các hoạt động du lịch.
Thứ hai, hoàn thiện QLNN đối với HĐDL phải đặt trong tiến trình đẩy
mạnh CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh, tạo ra sự phát triển du
lịch với tốc độ cao, góp phần thực hiện thắng lợi các nghị quyết của Đảng bộ
tỉnh lần thứ IX, X, XI đã đề ra.
Thứ ba, đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành nhằm hoàn thiện QLNN về
du lịch. Trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế,
QLNN về du lịch của tỉnh Đắk Nông cần hướng vào việc hoàn thiện chiến
lược, quy hoạch phát triển và cơ chế, chính sách cho phù hợp với những yêu
cầu mới, đặc biệt là những quy định của các tổ chức Thương mại thế giới
(WTO). Đắk Nông cần vận dụng tốt cơ chế, chính sách của Trung ương vào
điều kiện đặc thù của địa phương, tăng cường kiểm tra, thanh tra đối với
HĐDL, cải cách thủ tục hành chính tích cực hơn nữa để tạo ra sự thông
thoáng trong QLNN đối với HĐDL phù hợp với tình hình hiện nay.
Thứ tư, cần đổi mới mạnh mẽ về tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ
QLNN về du lịch của tỉnh. Đổi mới mạnh hơn về tổ chức bộ máy và con
người là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và ngày trở nên quan trọng của
công tác hoàn thiện QLNN về du lịch hiện nay. Theo đó, bộ máy QLNN về du
lịch ở Đắk Nông cần được tổ chức, sắp xếp hợp lý trên cơ sở chức năng,
nhiệm vụ, phân công, phân cấp cụ thể, rõ ràng; tuyển chọn, bố trí sắp xếp lại
đội ngũ cán bộ, công chức; quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ, lợi
ích, quy chế, quy định phối hợp thực hiện.
3.2. Giải pháp quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Đắk Nông
Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn
tỉnh Đắk Nông trong thời gian tới, cần tập trung vào các nhóm giải pháp sau:
3.2.1. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về du lịch
92
Các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể trong tỉnh, nhất là những nơi có
tiềm năng du lịch cần phải tiếp thu, quán triệt các quan điểm, chủ trương của
Đảng, Nhà nước và nhận thức về phát triển du lịch một cách nghiêm túc; đồng
thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến cơ chế, chính sách, pháp luật
du lịch, nhất là Luật Du lịch và các văn bản hướng dẫn thực hiện của Chính
phủ cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh để vừa góp phần đưa các
quy định pháp luật đi vào cuộc sống, tạo môi trường hoạt động du lịch lành
mạnh, vừa nâng cao nhận thức của họ về vai trò, ý nghĩa của hoạt động du
lịch trong phát triển kinh tế - xã hội, về yêu cầu hoàn thiện quản lý nhà nước
đối với hoạt động du lịch trong tình hình mới.
Việc giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật và các cơ chế, chính sách
về du lịch phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, thông qua nhiều hình
thức như: xây dựng chuyên mục phát trên các đài phát thanh - truyền hình
tỉnh, huyện, thị xã; đăng tải nội dung trên báo Trung ương, báo Đắk Nông,
cổng thông tin điện tử của tỉnh, trang thông tin điện tử các huyện, thị xã ; tổ
chức các cuộc tọa đàm, hội thảo chuyên đề về du lịch. Ngoài ra, cũng cần
nâng cao ý thức pháp luật du lịch cho khách du lịch thông qua việc phát hành
các ấn phẩm ngắn gọn và súc tích, trong đó tóm tắt những quy định thiết yếu
chỉ dẫn cho khách du lịch khi đến du lịch và thông qua vai trò của hướng dẫn
viên du lịch giúp cho khách du lịch tuân thủ pháp luật chặt chẽ hơn.
Cần tuyên truyền, vận động nhân dân trong vùng dự án đầu tư phát triển
du lịch thực hiện việc giải phóng mặt bằng; khuyến khích, động viên các
doanh nghiệp du lịch thành lập các hiệp, hội nhằm bảo vệ lợi ích và chia sẻ
trách nhiệm cùng nhau phát triển trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.
Cùng với công tác giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật du lịch,
tỉnh cần đề ra những biện pháp cụ thể, thiết thực để hỗ trợ phục hồi các làng
nghề truyền thống của đồng bào dân tộc tại chỗ như đồng bào M'Nông có
93
nghề dệt thổ cẩm, tại các bon làng của đồng bào M’nông, nhiều phụ nữ có tay
nghề dệt thổ cẩm lâu năm đã ý thức được sự cần thiết phải bảo tồn nghề dệt
thổ cẩm, nên đứng ra phối hợp với chi hội phụ nữ tổ chức các lớp truyền nghề
dệt thổ cẩm cho các chị em trong bon, nhằm bảo tồn ngành nghề truyền thống
của ông cha để lại. Cần gắn lợi ích từ phát triển du lịch mang lại cho người
dân địa phương về giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho các hộ dân và cộng
đồng dân cư nơi có dự án du lịch để cải thiện cuộc sống của người dân, qua
đó nâng cao dần nhận thức cho quần chúng nhân dân về vai trò của hoạt động
du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
3.2.2. Nâng cao chất lượng xây dựng quy hoạch phát triển du lịch
Quy hoạch là một trong những công cụ quản lý quan trọng, giúp các cơ
quan quản lý nhà nước chỉ đạo và điều hành quá trình phát triển du lịch trong
giai đoạn quy hoạch, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước và của tỉnh. Việc thực hiện quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch cần phải
được xây dựng trên cơ sở luật pháp, chính sách, quy định của Nhà nước và
tình hình cụ thể của tỉnh nhằm hướng tới việc huy động các nguồn lực, không
phân biệt thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn;
phát huy tính năng động, sáng tạo, tự chủ của các tổ chức, cá nhân trên địa
bàn; đảm bảo sự phối hợp, thống nhất, có hiệu quả trong việc quản lý, điều
hành đối với các hoạt động du lịch.
Việc quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch tổng thể
phát triển du lịch, quy hoạch cụ thể chi tiết các khu, điểm du lịch của tỉnh đã
được xây dựng và sau khi được phê duyệt cần phải nhanh chóng công bố,
cung cấp thông tin về quy hoạch để các tổ chức, cá nhân liên quan triển khai
thực hiện và giám sát việc thực hiện quy hoạch. Việc quy hoạch tổng thể phát
triển du lịch của tỉnh cần dài hơi hơn, tầm nhìn xa hơn.
Hiện nay, cần tập trung hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển du lịch
94
của tỉnh trên cơ sở phù hợp, đồng bộ với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế
- xã hội của tỉnh, quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Tây Nguyên. Các
quy hoạch chuyên ngành trong tỉnh có liên quan như giao thông, phát triển đô
thị, bảo tồn và phát triển văn hoá, phát triển rừng, phát triển thủy điện, xoá đói
giảm nghèo phải gắn với quy hoạch phát triển du lịch trong một thể thống
nhất để đảm bảo phát triển hài hoà, bền vững, không phá vỡ quy hoạch du
lịch.
Triển khai công tác quy hoạch phát triển du lịch ở các huyện, thị trong
tỉnh. Ưu tiên tập trung quy hoạch các trung tâm du lịch, quy hoạch các khu,
điểm du lịch trọng điểm, có tiềm năng nổi bật về du lịch thiên nhiên và nhân
văn để thu hút đầu tư du lịch và đảm bảo sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên du
lịch. Rà soát, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các quy hoạch du lịch chi tiết, các
dự án du lịch đã được phê duyệt. Quản lý và thực hiện có hiệu quả việc đầu tư
theo quy hoạch.
Nâng cao chất lượng công tác xây dựng quy hoạch kế hoạch tập trung
vào hai nội dung là quy hoạch về không gian du lịch và định hướng sản phẩm
du lịch.
Quy hoạch về không gian du lịch: Không gian du lịch của tỉnh lấy đô thị
Gia Nghĩa làm trọng tâm phát triển khu vực phía Nam và là Trung tâm du lịch
chính, là động lực đầu tàu phát triển du lịch của cả tỉnh. Trung tâm du lịch Gia
Nghĩa là điểm dừng quan trọng trên hành lang du lịch Tây Nguyên và là điểm
đầu mối của các hoạt động du lịch nội tỉnh, là nơi điều hành mọi hoạt động du
lịch của toàn tỉnh.
Các cụm không gian du lịch trọng điểm của tỉnh bao gồm Đô thị Gia
Nghĩa và phụ cận, thị trấn Đăk Mil và phụ cận, thị trấn Ea T'Ling và phụ cận,
cụm du lịch sinh thái Nâm Nung, Cụm du lịch Tuy Đức và vùng phụ cận, cụm
du lịch Tà Đùng.
95
Các khu, điểm du lịch đột phá chính là khu du lịch sinh thái văn hoá cụm
thác Đray Sáp - Gia Long - Trinh Nữ (thành khu du lịch quốc gia), Khu du
lịch sinh thái - văn hoá - lịch sử Nâm Nung, Công viên vui chơi giải trí văn
hóa Liêng Nung; Khu du lịch sinh thái văn hóa Tà Đùng, Khu du lịch sinh
thái Đắk G’Lun, di tích lịch sử N’Trang Lơng kết hợp với du lịch cửa khẩu
quốc tế Bu Prâng. Trong đó sản phẩm du lịch chính: Hội nghị, hội thảo, tham
quan nghỉ dưỡng, thể thao mạo hiểm và tìm hiểu bản sắc văn hoá, lịch sử địa
phương.
Các trục không gian thuận lợi phát triển du lịch là hành lang nối các
trọng tâm du lịch, dựa theo các trục đường quốc lộ: 14; 14C và 28 trong đó
trục không gian từ Buôn Ma Thuột qua Đăk Mil, Gia Nghĩa và xuống Bình
Phước là trục không gian phát triển chủ đạo. Trục không gian du lịch từ đô thị
Gia Nghĩa theo Quốc lộ 28 tới Di Linh, Lâm Đồng và trục không gian du lịch
theo quốc lộ 14C qua cửa khẩu Bu Prâng nối Vương quốc Cam Bu Chia cũng
có vị trí rất quan trọng.
Quy hoạch tạo lập sự liên kết bền vững về không gian: Đắk Nông – Đà
Lạt - Ninh Thuận, Đắk Nông – Đắk Lắk – Nha Trang, Đắk Nông – Đắk Lắk –
Gia Lai – Kon Tum, Đắk Nông – Thành Phố Hồ Chí Minh – Bình Thuận, Đắk
Nông – Bình Phước – Mộc Bài – Campuchia; Đắk Nông – Mondulkiri – Siem
Reap, Hình thành các tuyến du lịch “Con đường xanh Tây Nguyên”,
“Đường Hồ Chí Minh huyền thoại và trở về chiến trường xưa” gắn du lịch
Đắk Nông với du lịch các tỉnh khu vực Tây Nguyên, đồng bằng Nam Bộ và
khu vực duyên hải Miền Trung.
Định hướng phát triển các sản phẩm du lịch: Từ nay đến năm 2020, tập
trung phát triển các sản phẩm loại hình du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng trong
rừng tự nhiên, các thác nước, ven hồ, trên đảo (Khu du lịch sinh thái văn hóa,
lịch sử Nâm Nung, Khu du lịch sinh thái văn hóa Tà Đùng, khu du lịch sinh
96
thái cụm thác Đray Sáp – Gia Long); Du lịch văn hóa, nghiên cứu khoa học,
địa chất - thủy văn, khám phá, mạo hiểm, tham quan di tích lịch sử cách
mạng, du lịch tín ngưỡng, lễ hội (Di sản văn hóa công chiêng Tây nguyên, Lễ
hội, làng nghề đồng bào dân tộc thiểu số, hệ thống hang động núi lửa KRông
Nô, di tích Ngục Đắk Min, ...); Du lịch MICE (Du lịch hội nghị, hội thảo,
triển lãm); Du lịch kết hợp thương mại Khu kinh tế cửa khẩu, tham quan các
công trình kinh tế (Khai thác bô xít – Nhân cơ).
Quản lý chặt chẽ việc xây dựng các công trình và bảo vệ môi trường
trong hoạt động du lịch. Khuyến khích khai thác loại hình du lịch cộng đồng
gắn với phát huy bản sắc dân tộc bản địa. Quy hoạch khôi phục và phát triển
các làng nghề truyền thống tiêu biểu, định hướng hệ thống bán hàng lưu niệm
theo các tour du lịch.
3.2.3. Thu hút đầu tư phát triển du lịch
Tập trung vốn ngân sách đầu tư đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm để
kích thích xã hội hoá đầu tư du lịch. Phân kỳ đầu tư theo từng giai đoạn, trước
mắt ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng tại các khu, điểm du
lịch trọng điểm du lịch của tỉnh.
Mở rộng đầu tư theo hướng xã hội hóa, kêu gọi các tổ chức, doanh
nghiệp, cá nhân, góp vốn, tài sản, đất đai, tham gia các hoạt động kinh doanh
phát triển du lịch,Tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách, thủ tục
hành chính, dịch vụ hỗ trợ đầu tư để các thành phần kinh tế tham gia đầu tư
phát triển du lịch. Huy động mọi nguồn lực cho phát triển du lịch, đa dạng
hoá các hình thức thu hút đầu tư cả trong và ngoài nước bằng nhiều hình thức
như: BT, BOT, BTO,
Phối hợp các nguồn vốn khác, đầu tư phát triển các dịch vụ hỗ trợ đảm
bảo đủ điều kiện để tổ chức các sự kiện lớn của tỉnh và khu vực, đáp ứng nhu
cầu của các nhà đầu tư và thu hút khách du lịch. Tích cực khai thác hệ thống
97
giao thông liên tỉnh, liên vùng và cửa khẩu, phục vụ cho nhu cầu liên kết phát
triển tour, tuyến, điểm giữa thị xã Gia Nghĩa với các địa phương trong khu
vực và tỉnh Mondulkiri - Campuchia. Đầu tư nâng cấp hệ thống giao thông
nội tỉnh, nội thị vừa đáp ứng nhu cầu dân sinh, vừa tạo điều kiện khai thác,
phát triển du lịch.
Về đầu tư cơ sở hạ tầng xã hội: Tập trung nguồn vốn ngân sách và nguồn
vốn xã hội hóa hoàn thiện các tuyến đường giao thông, tạo điều kiện thuận lợi
cho nhà đầu tư và du khách tiếp cận vùng quy hoạch du lịch của tỉnh; hình
thành tuyến du lịch nội vùng và liên tỉnh.
Về đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch: tập trung vốn đầu tư từ ngân sách Trung
ương và địa phương theo hướng ưu tiên, có trọng tâm, trọng điểm, đồng bộ
tạo điều kiện thuận lợi phát triển du lịch trên địa bàn toàn tỉnh; trước mắt ưu
tiên đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng các cụm du lịch trọng điểm, các trung tâm
du lịch, các khu, điểm du lịch trọng điểm của tỉnh như: Công viên vui chơi
giải trí Liêng Nung, Quy hoạch điều chỉnh, bổ sung khu du lịch sinh thái văn
hóa lịch sử Nâm Nung; Khu du lịch sinh thái văn hóa Tà Đùng; sửa chữa,
nâng cấp hệ thống hạ tầng khu du lịch sinh thái cụm thác Đray Sáp - Gia
Long và điểm du lịch sinh thái thác Trinh Nữ, hệ thống hang động vùng
Krông Nô.
Về đầu tư phát triển hệ thống dịch vụ du lịch: Khuyến khích các thành
phần kinh tế tham gia đầu tư các khu, điểm du lịch; các dịch vụ lưu trú, ẩm
thực; dịch vụ vui chơi giải trí; dịch vụ lữ hành, vận chuyển khách du lịch.
Trong đó, tập trung hoàn thiện, nâng cấp các dự án đã có nhà đầu tư. Huy
động các tổ chức, cá nhân tham gia dịch vụ kinh doanh lữ hành du lịch, vận
chuyển khách du lịch tại tỉnh đặc biệt là kinh doanh lữ hành quốc tế.
Cần duy trì thường xuyên công tác rà soát, kiểm tra và có biện pháp xử
lý các dự án đầu tư du lịch đã được phê duyệt nhưng chưa triển khai hoặc
98
triển khai chậm để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắt, đẩy nhanh
tiến độ đầu tư nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác thu hút đầu
tư và phát triển sản phẩm du lịch.
3.2.4. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch
Tỉnh cần tập trung mọi nguồn lực thúc đẩy các nhà đầu tư triển khai thực
hiện các dự án du lịch trọng điểm của tỉnh, khai thác tối đa nét đặc trưng của
tài nguyên du lịch thiên nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn để hình thành
những sản phẩm độc đáo, mang tính hấp dẫn cao.
Phát triển loại hình du lịch sinh thái, nghĩ dưỡng kết hợp tham quan danh
lam thắng cảnh, tham quan các di tích lịch sử cách mạng, bảo tàng, di chỉ
khảo cổ,... Phát triển du lịch gắn với nông nghiệp công nghệ cao, tham quan
vườn nông sản chất lượng cao như sản phẩm tiêu ở huyện Đắk Song, cà phê,
sầu riêng ở huyện Đắk Min, sản phẩm khoai lang, mắc ca ở huyện Tuy Đức
và các vùng chuyên canh sản xuất sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao mà
Đắk Nông có thế mạnh phát triển.
Phát triển sản phẩm du lịch kết hợp với tham quan các công trình kinh tế
trọng điểm của tỉnh, quốc gia: Khu công nghiệp Tâm Thắng, thuỷ điện Đồng
Nai 3, thuỷ điện Đắk R’Tíh, khu công nghiệp Alumin Nhân Cơ,... Đặc biệt là
sự kết hợp giữa phát triển công nghiệp bô xít và du lịch, bởi vì khi nhắc đến
Đắk Nông du khách nghĩ ngay tới ngành công nghiệp khai thác bô xít, du
khách thường rất tò mò, quan tâm đến sự ảnh hưởng tác động của hoạt động
khai thác đến văn hóa, môi trường. Chính vì vậy, nếu có chiến lược phát triển,
làm tốt công tác bảo vệ môi trường, xây dựng tổ hợp khách sạn, nhà hàng, sản
phẩm lưu niệm được sản xuất từ nhôm để bán, phục vụ du khách thì đó cũng
là sản phẩm đặc trưng, đặc thù thu hút du khách để du lịch Đắk Nông phát
triển.
Từng bước xây dựng hệ thống hang động núi lửa lớn nhất Đông Nam Á
99
ở khu vực Krông Nô trở thành công viên địa chất quốc gia, hướng tới danh
hiệu công viên địa chất toàn cầu và mở cửa đón du khách tham quan.
Bên cạnh đó, cần có sự kết hợp nhiều loại hình du lịch đặc thù của địa
phương như du lịch gắn với các sự kiện thể thao (các giải thể thao mạo hiểm
vượt thác chinh phục thiên nhiên, giải bóng chuyền quốc tế, quốc gia); du lịch
kết hợp hội nghị, hội thảo (Trung tâm Hội nghị của tỉnh nằm ở vị trí trung tâm
Thị xã Gia Nghĩa là địa điểm lý tưởng để tổ chức các sự kiện, hội nghị, hội
thảo tầm cỡ khu vực, quốc gia);
Xây dựng các chương trình khai thác nghệ thuật văn hoá cồng chiêng, lễ
hội mang đậm bản sắc dân tộc bản địa, các làng nghề truyền thống, phát triển
các mặt hàng lưu niệm, văn hoá ẩm thực,... đáp ứng nhu cầu mua sắm và thu
hút du khách.
3.2.5. Kiện toàn tổ chức bộ máy và phát triển nguồn nhân lực du lịch
của tỉnh
Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh cần được tổ chức
ổn định và thống nhất từ tỉnh xuống huyện, thị xã cho đến xã phường, thị trấn
đảm bảo sự phối hợp hiệu quả giữa các ngành, các cấp trong quản lý nhà nước
về du lịch, phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm của mỗi ngành, mỗi cấp
nhằm khắc phục tình trạng chồng chéo, đùn đẩy trong quản lý đảm bảo giải
quyết nhanh gọn các vấn đề phát sinh trong hoạt động du lịch như quản lý quy
hoạch, đầu tư, khai thác tài nguyên du lịch, quản lý trật tự trong hoạt động
kinh doanh du lịch,
Thực hiện việc phân cấp quản lý hoạt động du lịch cho cấp tỉnh, cấp
huyện, cấp xã. Củng cố tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh, Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch sớm tham mưu cho UBND tỉnh thành lập, quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Trung tâm thông tin
xúc tiến du lịch và phòng Quản lý di sản trực thuộc Sở. Thành lập Ban quản
100
lý du lịch tại một số khu vực trọng điểm để trực tiếp quản lý các dự án đầu tư
du lịch. Ngoài ra, cần khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành
lập và hoạt động của Hiệp hội du lịch của tỉnh để làm cầu nối giữa các cá
nhân, tổ chức kinh doanh du lịch và Nhà nước trong việc giải quyết các vấn
đề liên quan đến phát triển du lịch trên địa bàn.
Tăng cường sự phối kết hợp giữa Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch với
các Sở, ngành khác trong quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch cũng
như trong việc tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh về quản lý nhà nước đối
với các hoạt động du lịch trên địa bàn. Quy chế phối hợp với Sở Kế hoạch và
Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Tài Nguyên – Môi trường, Sở Giao thông vận tải và
Ủy ban Nhân dân huyện, thị xã trong quy hoạch tổng thể, chi tiết, kế hoạch
đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất – kỹ thuật du lịch; Quy chế phối hợp với
Công an tỉnh trong việc đảm bảo an ninh trật tự cho hoạt động du lịch; ...
Công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch hiện nay cần phải
đảm bảo đủ về số lượng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và cơ cấu của
từng đối tượng trong thực hiện chức năng quản lý nhà nước về du lịch và
chức năng kinh doanh du lịch:
Đối với nhân lực thực hiện chức năng quản lý nhà nước về du lịch: Cần
tiến hành bồi dưỡng, nâng cao, đào tạo lại và tuyển dụng mới theo hướng
chuẩn hóa trình độ từ cử nhân chuyên ngành trở lên, có kiến thức sâu rộng về
du lịch, thông thạo ít nhất một ngoại ngữ và tin học văn phòng có thể đảm
đương các công việc như: xúc tiến du lịch, hợp tác quốc tế về du lịch, quản lý
khách sạn, quản lý lữ hành, quản lý các khu, điểm du lịch, kế hoạch đầu tư du
lịch, thanh tra du lịch.
Đối với nhân lực thực hiện chức năng kinh doanh du lịch: Bao gồm
nguồn nhân lực thực hiện vai trò quản lý doanh nghiệp và nguồn nhân lực
trực tiếp thực hiện công việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng và hỗ trợ đảm
101
bảo các điều kiện kinh doanh.
Đây là nguồn nhân lực chiếm số lượng lớn trong hoạt động kinh doanh
du lịch, theo như khảo sát thực tế ở tỉnh thì chất lượng nguồn nhân lực quản
lý doanh nghiệp và trực tiếp thực hiện cung cấp dịch vụ còn thấp. Trước hết,
cần tận dụng các nguồn kinh phí ngân sách Trung ương và địa phương, nguồn
xã hội hóa tổ chức các lớp tập huấn nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và quản
lý cho nguồn nhân lực du lịch. Xây dựng và thu hút đầu tư xây dựng các cơ sở
đào tạo du lịch hoặc các trường mở chi nhánh, có ngành nghề du lịch tại địa
phương. Trước mắt ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực tại các khách sạn, nhà
hàng, các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn. Khuyến khích doanh
nghiệp tự đào tạo, trong đó chú trọng nâng cao tính chuyên nghiệp về kỹ năng
giao tiếp, ứng xử phục vụ du khách.
3.2.6. Đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến về du lịch, liên kết hợp tác
phát triển du lịch của tỉnh
Triển khai thực hiện đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền quảng bá,
các kênh quảng bá đến các thị trường du lịch trong và ngoài nước, trước mắt
là các thị trường du lịch trọng điểm của tỉnh: Tp. Hồ Chí Minh, duyên hải
Miền Trung, các tỉnh Nam Bộ bằng các hình thức: Internet, panô áp phích,
xuất bản ấn phẩm, báo chí, phát thanh truyền hình, đĩa DVD, các hội nghị
chuyên đề du lịch để kêu gọi, thu hút đầu tư, tạo thương hiệu du lịch Đắk
Nông. Lồng ghép hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch với các sự kiện
kinh tế, chính trị lớn của tỉnh. Từng bước xây dựng hệ thống các trung tâm,
văn phòng đại diện hướng dẫn và cung cấp thông tin về du lịch tỉnh ở những
đầu mối giao thông quan trọng ở các trọng điểm du lịch.
Đa dạng các hình thức tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm
của các cấp chính quyền và cộng đồng dân cư trong việc bảo vệ cảnh quan,
môi trường du lịch, xây dựng phong cách ứng xử văn hoá, văn minh, lịch sự,
102
thân thiện với du khách.
Triển khai có hiệu quả các chương trình hợp tác phát triển du lịch với địa
phương và tổ chức các sự kiện văn hóa du lịch, kinh tế quảng bá tiềm năng,
thế mạnh văn hóa du lịch, kinh tế địa phương. Tích cực tham gia các sự kiện,
hội chợ, hội thảo về du lịch tại địa phương và các tỉnh trong khu vực, trong đó
ưu tiên tham gia các sự kiện du lịch tại các tỉnh đã ký kết chương trình hợp
tác phát triển du lịch.
Tăng cường xúc tiến kêu gọi đầu tư, hỗ trợ các nhà đầu tư xây dựng cơ
sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng du lịch. Hoàn thiện bộ hồ sơ thông tin một số dự
án du lịch trọng điểm để kêu gọi đầu tư.
Du lịch là ngành kinh tế mang tính liên vùng. Vì vậy, phối hợp liên kết
vùng là hướng mở phát triển du lịch cho các địa phương nói chung và Đắk
Nông nói riêng. Đắk Nông cần tiếp tục duy trì và mở rộng thị trường truyền
thống, hợp tác phát triển với các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên, Duyên hải
Miền Trung; Tp Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Thúc đẩy hợp
tác với các trung tâm du lịch của vùng, nước bạn Campuchia để thu hút khách
quốc tế, liên kết xây dựng tour và sản phẩm du lịch, đào tạo nhân lực du lịch
và nâng cao chất lượng dịch vụ. Khảo sát, xây dựng các tuyến du lịch như:
“Con đường xanh Tây Nguyên”, “Đường Hồ Chí Minh huyền thoại và trở về
chiến trường xưa” gắn du lịch Đắk Nông với du lịch các tỉnh khu vực Tây
Nguyên, đồng bằng Nam Bộ và khu vực duyên hải Miền Trung.
Thực hiện chương trình liên kết phát triển khu vực với các tỉnh Tây
Nguyên - Miền Trung; liên kết với các địa phương lân cận để hình thành tour
du lịch thuộc khu vực tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia;
Chương trình hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh Lâm Đồng, Tp Hồ Chí
Minh, Bình Thuận. Liên kết trao đổi kinh nghiệm, công nghệ quản lý hoạt
động du lịch nâng cao tính cạnh tranh.
103
Tăng cường chủ động hội nhập và mở rộng hợp tác quốc tế, trước hết là
các nước trong khu vực AFTA nhằm tranh thủ các nguồn lực tài chính, nguồn
khách, kinh nghiệm góp phần đảm bảo thực hiện các chỉ tiêu đề ra trong quy
hoạch.
3.2.7. Bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch
Cần tăng cường vai trò và hiệu lực quản lý nhà nước về quản lý môi
trường, tài nguyên du lịch như di tích lịch sử, tài nguyên rừng, danh lam thắng
cảnh,... đặc biệt tại các khu, điểm du lịch trọng điểm của tỉnh, các điểm du
lịch có sức hấp dẫn cao, các khu du lịch sinh thái; khuyến khích và tạo điều
kiện để huy động sự tham gia và đóng góp của các tổ chức, cá nhân vào việc
bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch, đảm bảo phát triển du lịch bền vững.
Phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, ngành trong công tác bảo vệ môi trường chung
của tỉnh với môi trường du lịch. Tuyên truyền nâng cao ý thức về bảo vệ môi
trường, chấp hành Luật Du lịch, Luật bảo vệ môi trường tới cộng đồng dân cư
và du khách. Tăng cường công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ,
hợp tác trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao ứng dụng công nghệ để bảo vệ môi
trường xung quanh cũng như môi trường du lịch. Đảm bảo tính cân đối giữa
phát triển kinh tế du lịch, các ngành kinh tế khác với bảo vệ môi trường. Chú ý
đến việc đầu tư cơ sở hạ tầng, các công trình kinh tế và CSVC-KT hài hoà với
cảnh quan, môi trường du lịch và bản sắc văn hoá để nâng cao giá trị của tài
nguyên du lịch, sản phẩm du lịch cũng như nét đặc trưng về kiến trúc, văn hoá
truyền thống của địa phương và tài nguyên du lịch.
Tăng cường công tác thanh kiểm tra, xử lý những vi phạm của tổ chức,
cá nhân trong việc gây ô nhiễm, hủy hoại nguồn tài nguyên tự nhiên và các
hành vi xâm hại môi trường khác. Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về môi
trường từ tỉnh đến cơ sở để nâng cao hiệu quả quản lý và phối kết hợp giữa
các cấp ngành.
104
3.3. Kiến nghị
3.3.1. Kiến nghị đối đối với Chính phủ và các Bộ ngành Trung ương
Đề nghị Chính phủ ban hành một số chính sách hỗ trợ đặc thù, ưu đãi
hơn cho tỉnh Đắk Nông – một tỉnh nghèo, mới thành lập nhằm thúc đẩy kinh
tế – xã hội nói chung và ngành du lịch của tỉnh nói riêng.
Đề nghị Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan tiếp tục quan tâm hỗ trợ cho
tỉnh về nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch tại các khu du
lịch trọng điểm của tỉnh và các khu, điểm du lịch, đặc biệt là các công trình
trọng điểm đã được phê duyệt nhưng thiếu vốn triển khai. Chính phủ xem xét
tăng vốn hỗ trợ từ nguồn ngân sách Trung ương và ưu đãi đặc thù đối với
vùng Tây Nguyên nói chung và tỉnh Đắk Nông nói riêng nhằm tạo điều kiện
thuận lợi cho các hoạt động thu hút đầu tư và triển khai các dự án đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng du lịch như đường giao thông, hệ thống điện ở các khu du
lịch trọng điểm của tỉnh.
Luật Du lịch (2005), sau hơn 10 năm thực hiện bên cạnh những kết quả
đạt được đã bộc lộ một số bất cập như nhiều quy định liên quan đến chính
sách về ưu đãi, đầu tư, điều kiện kinh doanh lữ hành, hướng dẫn du lịch,
quyền và nghĩa vụ của khách du lịch,... không còn phù hợp với thực tiễn, cần
phải được nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung. Chính phủ đã giao Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch xây dựng dự thảo Luật Du lịch sửa đổi, thời gian tới đề nghị
Chính phủ sớm trình Quốc Hội thông qua Luật du lịch sửa đổi.
3.3.2. Đối với địa phương
Đề nghị UBND tỉnh tiếp tục xây dựng kế hoạch phát triển du lịch giai
đoạn 2016-2020 trên cơ sở Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk Nông lần
thứ XI (nhiệm kỳ 2015-2020); Tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp để
triển khai thực hiện đạt mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết 09-NQ/TU, ngày
20/10/2006 của Tỉnh uỷ (khoá IX) về phát triển du lịch giai đoạn 2006-2010
105
và định hướng đến năm 2020 và Kết luận số 42-KL/TU, ngày 20/4/2011, của
Tỉnh ủy về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU, ngày
23/10/2006, của Tỉnh ủy, về phát triển du lịch giai đoạn 2006-2010 và định
hướng đến năm 2020.
Đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh kịp thời chỉ đạo các Sở, ngành hỗ trợ các
doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ hoàn
thiện dự án án đầu tư du lịch, kiên quyết xử lý nhà đầu tư thiếu năng lực, hoàn
thiện các công trình dở dang về hạ tầng du lịch khi có nguồn vốn triển khai,
nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong hoạt động du lịch, tăng cường công
tác vận động, thanh kiểm tra để doanh nghiệp tuân thủ pháp luật về kinh
doanh du lịch, nghiên cứu đề xuất những chính sách thúc đẩy ngành du lịch
địa phương phát triển để thực hiện tốt các chỉ tiêu phát triển du lịch mà Đại
hội Đảng bộ tỉnh Đắk Nông và cấp trên đã đề ra.
Đề xuất Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trên cơ sở Quy hoạch tổng thể
phát triển du lịch tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng đến
năm 2020, tiếp tục tham mưu dự thảo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch
tỉnh Đắk Nông giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn 2030 và đưa bổ sung hệ
thống hang động núi lửa khu vực Krông Nô vào Quy hoạch tổng thể phát
triển du lịch tỉnh để kêu gọi các nhà đầu tư khai thác phát triển du lịch; Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn các huyện, thị xã phối hợp với các
doanh nghiệp kinh doanh du lịch có kế hoạch khai thác tài nguyên du lịch trên
địa bàn.
Đề xuất Sở Giáo dục và Đào tạo, trong đề án thành lập trường cao đẳng
cộng đồng cần nghiên cứu thành lập Khoa Du lịch để đào tạo nguồn nhân lực
cho phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận.
106
Tiểu kết chương 3
Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về du lịch tại Tỉnh
giai đoạn 2011 - 2015, chương 3 của luận văn đưa ra các phương hướng,
giải pháp hoàn thiện và kiến nghị cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả quản lý
nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Luận văn đã nêu rõ
quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển du lịch của tỉnh Đắk Nông
trong thời gian tới. Du lịch Đắk Nông cần phát triển nhanh và bền vững,
phát triển du lịch phải có trọng tâm, trọng điểm và lấy hiệu quả kinh tế,
văn hóa, xã hội và môi trường làm mục tiêu phát triển. Đề ra phương
hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch, việc hoàn
thiện phải gắn với đổi mới nhận thức, đổi mới tư duy kinh tế về vai trò
của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đổi mới công tác
chỉ đạo điều hành và đổi mới mạnh mẽ về tổ chức bộ máy và đội ngũ cán
bộ quản lý nhà nước về du lịch.
Từ các phương hướng trên đây, giải pháp được đưa ra là: Tổ chức
tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về du lịch; Nâng cao chất lượng
xây dựng quy hoạch phát triển du lịch; Thu hút đầu tư phát triển du lịch; Đa
dạng hóa sản phẩm du lịch; Kiện toàn tổ chức bộ máy và phát triển nguồn
nhân lực du lịch của tỉnh; Đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến về du lịch, liên kết
hợp tác phát triển du lịch của tỉnh; Bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch.
Để công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh đạt hiệu
quả, bên cạnh việc đề xuất các giải pháp, luận văn cũng đưa ra một số
kiến nghị cụ thể đối với Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương và đối với
địa phương. Thông qua những nhóm giải pháp, kiến nghị tác giả mong
muốn đóng góp vào sự thay đổi chính sách, nhằm nâng cao hiệu quả
công tác quản lý nhà nước về du lịch và thúc đẩy du lịch địa phương
phát triển.
107
KẾT LUẬN
Du lịch Đắk Nông phát triển không chỉ khai thác lợi thế cạnh tranh của
tỉnh, tạo thêm công ăn việc làm, tăng nguồn thu ngân sách địa phương mà còn
bảo vệ, phát huy các giá trị văn hóa, bảo vệ tài nguyên môi trường.
Trong những năm qua, ngành Du lịch Đắk Nông đã có nhiều kết quả
đáng khích lệ, tuy nhiên trong quá trình phát triển còn gặp nhiều khó
khăn, hạn chế như cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch chưa hoàn
thiện, doanh thu từ du lịch còn thấp, chưa tạo được sản phẩm du lịch gắn
với đặc thù của địa phương, cộng đồng dân cư chưa nhận thức đầy đủ về
vị trí, vai trò của phát triển du lịch và hưởng lợi từ du lịch mang lại,
nguồn nhân lực cho phát triển du lịch còn thiếu về số lượng và yếu về
chất lượng, việc thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch còn khó khăn,
Chính vì vậy, việc hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch
góp phần quan trọng trong việc phát triển các hoạt động du lịch, qua đó
góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá, chỉ ra những nguyên nhân của các
hạn chế, yếu kém trong công quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn
tỉnh, phân tích những tiềm năng, lợi thế của tỉnh, luận văn đã đưa ra
những nhóm giải pháp chính để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà
nước về du lịch trên địa bản tỉnh Đắk Nông đó là:
(i) Tổ chức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về du lịch;
(ii) Nâng cao chất lượng xây dựng quy hoạch phát triển du lịch; (iii) Thu
hút đầu tư phát triển du lịch; (iv) Đa dạng hóa sản phẩm du lịch; (v)
Kiện toàn tổ chức bộ máy và phát triển nguồn nhân lực du lịch của tỉnh;
(vi) Đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến về du lịch, liên kết hợp tác phát triển
du lịch của tỉnh; (vii) Bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch.
Các giải pháp đó cùng với mục tiêu, định hướng rõ ràng, sẽ góp
108
phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa
bàn tỉnh Đắk Nông, đóng góp tích cực cho ngành du lịch của tỉnh phát
triển bền vững.
109
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Xuân Ảnh (2007), "Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước
về thị trường du lịch", Tạp chí Quản lý nhà nước, (132).
2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2007), Quyết định số 564/QĐ-
BVHTTDL, Ban hành Chương trình hành động của ngành du lịch thực
hiện chương trình hành động của Chính phủ sau khi Việt Nam gia nhập
Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) giai đoạn 2007-2012.
3. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Bộ Nội vụ (2015), Thông tư
liên tịch số 07/2015/TTLT-BVHTTDL-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
thuộc UBND tỉnh, Phòng Văn hóa và thông tin thuộc UBND huyện,
quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
4. Bùi Quang Mích (2016) ''Thực trạng và giải pháp phát triển du
lịch trên địa bàn tỉnh Đắk Nông'' tại Hội nghị xúc tiến đầu tư và quảng
bá du lịch tỉnh Đắk Nông.
5. Chính phủ (2000), Nghị định số 39/2000/NĐ-CP về cơ sở lưu trú
Du lịch.
6. Chính phủ (2001), Nghị định số 27/2001/NĐ-CP về kinh doanh lữ
hành, hướng dẫn du lịch.
7. Chính phủ (2007), Nghị định số 92/2007/NĐ-CP quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật Du lịch.
8. Chính phủ (2007), Nghị định số 149/2007/NĐ-CP về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch.
9. Chính phủ (2013), Nghị định số 180/2013/NĐ-CP ngày sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 06
năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Du lịch.
110
10. Cục thống kê tỉnh Đắk Nông (2013) Đắk Nông 10 năm xây dựng
và phát triển 2004 – 2014, NXB Thanh Niên, Thành phố HCM.
11. Đảng bộ tỉnh Đắk Nông (2005), Văn kiện Đại hội đại biểu lần
thứ IX
12. Đảng bộ tỉnh Đắk Nông (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu lần
thứ X
13. Đảng bộ tỉnh Đắk Nông (2015), Văn kiện Đại hội đại biểu lần
thứ XI
14. Nguyễn Minh Đức (2007), “Quản lý nhà nước đối với hoạt động
thương mại, du lịch tỉnh Sơn La trong quá trình CNH, HĐH”, Luận án
tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
15. HĐND tỉnh Đắk Nông (2006) Nghị quyết số 11/2006/NQ-HĐND
về việc thông qua đề án quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Đắk
Nông giai đoạn 2006 – 2010 và đinh hướng đến năm 2020”.
16. HĐND tỉnh Đắk Nông (2012) Nghị quyết số 09/2012/NQ-HĐND
về việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh
Đắk Nông giai đoạn 2011 – 2015 và đinh hướng đến năm 2020”.
17. HĐND Đắk Nông (2015) Nghị quyết số 22/2015/NQ-HĐND
Nghị quyết thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai
đoạn 2016-2020 tỉnh Đắk Nông.
18. Nguyễn Văn Mạnh (2007), “Để du lịch Việt Nam phát triển
nhanh và bền vững sau khi gia nhập WTO”, Tạp chí Kinh tế và phát
triển, số 115.
19. Lê Văn Một (2015), Quản lý nhà nước về thu hút đầu tư trên địa
bàn tỉnh Đắk Nông, Luận văn thạc sĩ Quản lý công, Học viện hành chính
quốc gia.
20. Quốc hội Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2013), Hiến pháp
111
2013.
21. Quốc hội Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2005), Luật Du
lịch, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
22. Quốc hội Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2005), Luật Doanh
nghiệp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
23. Quốc hội Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2001), Luật Di sản
văn hóa, Hà Nội.
24. Quốc hội Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2005), Luật Bảo vệ
môi trường, Hà Nội.
28. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Nông (2011), Báo cáo
tình hình hoạt động du lịch năm 2011 và phương hướng năm 2012.
29. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Nông (2012), Báo
cáo tình hình hoạt động du lịch năm 2012 và phương hướng năm 2013.
30. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Nông (2013), Báo
cáo tình hình hoạt động du lịch năm 2013 và phương hướng năm 2014.
31. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Nông (2014), Báo
cáo tình hình hoạt động du lịch năm 2014 và phương hướng năm 2015.
32. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Nông (2015), Báo
cáo tình hình hoạt động du lịch năm 2015 và phương hướng năm 2016.
33. Tổng Cục du lịch (2001), Thông tư số 01/2001/TT-TCDL ngày
27-4, hướng dẫn thực hiện Nghị định số 39/2000/NĐ-CP ngày 24-8-2000
của Chính phủ về cơ sở lưu trú du lịch.
34. Tổng Cục du lịch (2001), Thông tư số 04/2001/TT-TCDL ngày
24-12, hướng dẫn thực hiện Nghị định số 27/2001/NĐ-CP ngày 05-6-
2001 của Chính phủ về kinh doanh lữ hành, hướng dẫn du lịch.
35. Thủ tướng chính phủ (2013), Quyết định số 1942/QĐ-TTg ngày
22/10/2013 Quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -
112
xã hội tỉnh Đắk Nông đến năm 2020.
36. Tỉnh ủy Đắk Nông (2006) Nghị quyết phát triển du lịch giai
đoạn 2006 – 2010 và định hướng đến năm 2020.
37. Trịnh Đăng Thanh (2004), Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối
với hoạt động du lịch ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, Học viện
chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
38. Trịnh Đăng Thanh (2004), “Một số suy nghĩ về công tác quản lý
nhà nước đối với ngành du lịch”, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 98.
39. Hoàng Anh Tuấn (2007), “Du lịch Việt Nam - Thành tựu và phát
triển”, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 133.
40. Trần Nguyễn Tuyên (2005), “Du lịch Việt Nam phát triển theo
hướng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”, Tạp chí Quản lý nhà nước, số
114.
41. UBND tỉnh Đắk Nông (2014), Báo cáo tình hình phát triền kinh
tế - xã hội của tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2010 – 2015.
42. UBND tỉnh Đắk Nông (2012) Quyết định ban hành kế hoạch
phát triển du lịch tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2012 – 2015.
43. UBND tỉnh Đắk Nông (2016) Quyết định ban hành Quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch.
44. Vũ Khoan (2005), “Đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn vào năm 2010”, Tạp chí Du lịch, số 11.
45. www.bvhttdl.gov.vn
46. www.baodaknong.org.vn
47. www.daknong.gov.vn
48. www.dulichvietnam.com.vn
49. www.vietnamtourism.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_du_lich_tren_dia_ban_tinh_dak_n.pdf