Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các hướng dẫn triển khai thực hiện quản lý thuốc BVTV phù hợp với sự phát triển của xã hội và cụ thể đến từng Bộ, ngành trong phân cấp quản lý; đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục đến mọi thành phần trong xã hội để biết thực hiện và nâng cao khả năng dự báo được nguy cơ ảnh hưởng của thuốc BVTV tới sức khỏe con người để có biện pháp ứng phó.
| Thứ hai, kiện toàn và củng cố tổ chức bộ máy quản lý về thuốc BVTV ở cấp tỉnh để phù hợp với tính chất quản lý của từng ngành, đồng thời bổ sung bộ máy tổ chức của các cơ quan quản lý cấp huyện, liên huyện và cán bộ chuyên trách cho cấp xà.
Thứ ba, củng cố nguồn cán bộ quản lý và thực thi pháp luật về lĩnh vực VTNN nói chung và thuốc BVTV nói riêng hiện có và xác định rõ nhiệm vụ được giao so với biên chế được bố trí để đảm bảo có đủ lực lượng cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ; đồng thời tăng cường công tác đào tạo, tập huấn để nâng cao trình độ về mọi mặt cho cán bộ trong quá trình quản lý và thi pháp luật về buôn bán thuốc BVTV.
Thứ tư, tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cũng như phổ biến, tuyên truyền giáo dục pháp luật để phù hợp với các yêu cầu của giai đoạn hiện nay về môi trường, điều kiện buôn bán, sử dụng thuốc BVTV cũng như các tăng cường các chế độ ưu đãi thích đáng cho cán bộ quản lý và các chế độ đãi ngộ cho các nhà sản xuất, kinh doanh VTNN.
Thứ năm, tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh thuốc BVTV, nhằm kịp thời phát hiện những thiếu sót để điều chỉnh trong quá trình thực thi chính sách; tăng cường sự phối hợp chặt chẽ trong quá trình quản lý giữa các cơ quan có liên quan, đồng thời kiên quyết xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về hoạt động kinh doanh thuốc BVTV đối với người quản lý và các nhà sản xuất, kinh doanh thuốc BVTVỊ.
138 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 697 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớc trong công tác thanh tra kiểm
tra, giám sát thị trường thuốc BVTV cần bổ sung cán bộ thanh tra Sở NN&PTNT,
thanh tra Chi cục TT&BVTV và cán bộ kỹ thuật BVTV cho các Trạm TT&BVTV
để bảo đảm mỗi huyện có 1 thanh tra Sở NN&PTNT, 1 thanh tra Chi cục
TT&BVTV phụ trách. Mỗi cán bộ Trạm TT&BVTV trung bình quản lý từ 10-12 xã
96
và mỗi Trạm TT&BVTV ít nhất có 1 cán bộ chuyên môn BVTV trình độ cử nhân
hoặc trung cấp BVTV có năng lực và thạo tay nghề.
Hoàn thiện mô hình dịch vụ bảo vệ thực vật chuẩn thí điểm trên mỗi huyện
bằng cách hỗ trợ về kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, kiến thức chuyên môn
BVTV sau đó nhân rộng mô hình lên toàn huyện và toàn tỉnh. Chi cục TT&BVTV
phối hợp với Trung tâm Khuyến nông khảo nghiệm, đánh giá và lựa chọn các nhà
cung cấp có uy tín cung ứng thuốc BVTV trên thị trường.
Nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ cấp cơ sở:
Các bộ quản lý cấp cơ sở là người nắm rõ các cửa hàng buôn bán thuốc
BVTV trên địa bàn quản lý và tham gia tích cực vào giám sát hoạt động buôn bán
và sử dụng thuốc BVTV. Để tăng cường vai trò quản lý của chính quyền cơ sở cần
tăng cường đào tạo, tập huấn tăng cường kiến thức chuyên môn BVTV, kiến thức
pháp luật giúp họ nhận thức rõ vai trò của mình. Cần tăng cường trách nhiệm cũng
như quyền hạn cho cán bộ quản lý cấp cơ sở, nâng cao năng lực quản lý cho Chủ
tịch UBND xã, Chủ nhiệm HTX, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ và hình thành mạng
lưới công tác viên BVTV cho các vị trí tổ trưởng BVTV thôn, tổ trưởng câu lạc bộ
BVTV cụm gia đình.
Cán bộ quản lý cấp cơ sở cần nghiêm túc xem xét địa điểm kinh doanh trước
khi cấp giấy chứng nhận xác nhận về địa điểm kinh doanh theo Luật BV&KDTV
2013, quyết liệt hơn trong việc xử lý các vi phạm diễn ra trên địa bàn, thực hiện chỉ
đạo chuyên môn nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của chủ các cơ sở buôn
bán và người sử dụng thuốc BVTV.
Quy hoạch khu vực, địa điểm đặt cửa hàng VTNN và cửa hàng bán lẻ thuốc
BVTV cho các hộ tư nhân. Ký cam kết và giao nhiệm vụ cung ứng đầy đủ, kịp thời,
bảo đảm số lượng, chất lượng, giá cả thuốc BVTV theo nhu cầu của địa phương.
Phối kết hợp với các cơ quan chức năng đẩy mạnh công tác tập huấn, tuyên truyền
văn bản pháp luật, quản lý giám sát thị trường thuốc BVTV khi cần thiết, định kỳ
hoặc khi có yêu cầu báo cáo kết quả hoạt động giám sát với UBND huyện, Trạm
TT&BVTV và Chi cục TT&BVTV để tổng hợp nhằm tìm giải pháp khắc phục kịp
97
thời những tồn tại.
Đề xuất UBND tỉnh củng cố và chuyển đổi mô hình HTX kiểu cũ thành mô
hình HTX DVNN theo Luật HTX năm 2012 gắn liền mô hình liên kết trong SXNN,
trong đó có Ban chỉ đạo quản lý nhà nước về thị trường thuốc BVTV ngay tại cấp
xã với thành phần như sau: Trưởng ban là Chủ tịch UBND xã, thành viên gồm: chủ
nhiệm HTX, các trưởng thôn, kỹ thuật viên BVTV, khuyến nông viên với các
nhiệm vụ như: tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các vi phạm
trong sản xuất kinh doanh, buôn bán thuốc BVTV.
3.2.3. Nâng cao công tác thực thi pháp luật cho các tác nhân tham gia thị
trường thuốc Bảo vệ thực vật
Nâng cao nhận thức và trách nhiệm xã hội cho cán bộ quản lý:
Tăng cường công tác tập huấn, thực hiện các mô hình, triển khai các chương
trình tiến bộ khoa học kỹ thuật BVTV nhằm nâng cao trình độ chuyên môn BVTV,
kiến thức pháp luật cho lực lượng cán bộ thanh tra chuyên trách và bán chuyên
trách. Nội dung tập huấn cập nhật các văn bản pháp quy mới trong lĩnh vực quản lý
nhà nước về thị trường thuốc BVTV, tập huấn nghiệp vụ thanh tra kiểm tra thị
trường thuốc BVTV, tìm hiểu được các khó khăn vướng mắc, trao đổi kinh nghiệm
trong công tác quản lý thanh tra kiểm tra để có các giải pháp khắc phục kịp thời.
Chính quyền cấp tỉnh, huyện bảo đảm kinh phí khuyến nông để tổ chức đào
tạo bồi dưỡng mọi mặt cho nguồn nhân lực trong đơn vị theo hướng vừa làm vừa
học, nâng cao kỹ năng viết tin bài, kỹ năng xử lý số liệu viết báo cáo, giao lưu liên
kết với các trường các Viện, các đơn vị trong ngành để cập nhật kiến thức cho cán
bộ. Thường xuyên tổ chức các cuộc tập huấn IPM, chuyển giao kỹ thuật theo yêu
cầu thực tế, cũng như kinh phí tổ chức kiểm tra định kỳ để phát hiện thuốc kém chất
lượng, tập huấn tuyên truyền để nâng cao trình độ cho cán bộ BVTV phù hợp với
việc quản lý và sự vận động phát triển không ngừng của sản xuất nông nghiệp.
Tăng cường đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ BVTV cơ sở để
từng bước đáp ứng nhu cầu của địa phương, mỗi thôn, mỗi xóm phải xây dựng một
nhóm nòng cốt để tuyên truyền IPM đến cộng đồng. Nâng cao ý thức trách nhiệm,
98
đạo đức nghề nghiệp trong việc quản lý chặt chẽ công tác tập huấn cấp chứng chỉ
chuyên môn, giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc BVTV và xử lý nghiêm
minh các trường hợp vi phạm pháp luật.
Nâng cao nhận thức và trách nhiệm xã hội cho chủ các cơ sở sản xuất kinh
doanh, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật:
Tăng cường tập huấn nâng cao nhận thức, hiểu biết về thuốc BVTV cho chủ
các cơ sở kinh doanh để họ thực hiện đúng và bảo đảm các điều kiện của pháp luật
về sản xuất kinh doanh, buôn bán thuốc BVTV. Hàng năm, mỗi huyện nên tổ chức
các buổi tập huấn, hội thảo có sự tham gia của toàn bộ các cơ sở kinh doanh thuốc
BVTV để tổng kết những thuận lợi, khó khăn; những thành tích đã đạt được và
những vấn đề còn vi phạm; phổ biến chính sách mới giúp chủ cửa hàng kinh doanh
thuốc BVTV trên địa bàn nắm được các quy định mới của nhà nước về buôn bán
thuốc BVTV, tổng hợp phân tích các lỗi vi phạm thường gặp trong hoạt động kinh
doanh, buôn bán thuốc BVTV để chủ cửa hàng sửa chữa và hoàn thiện để thấy rõ
trách nhiệm của mình và tuân thủ đúng những quy định của pháp luật. Bên cạnh đó,
tập huấn để tạo sự gần gũi hơn giữa cán bộ quản lý và cơ sở kinh doanh đồng thời
giới thiệu các thuốc BVTV thế hệ mới, an toàn và hiệu quả.
Tăng cuờng xây dựng mô hình cửa hàng buôn bán thuốc BVTV tiêu chuẩn
trên địa bàn xã, thôn nhằm chuẩn hóa hệ thống cung ứng thuốc BVTV theo đúng
quy định của Luật BV&KDTV 2013. Lựa chọn cơ sở có phẩm chất tốt, chưa có vi
phạm nào về kinh doanh thuốc BVTV để các cơ sở khác lấy đó làm chuẩn học tập
và phấn đấu thực hiện. Mỗi huyện chọn 1 xã làm thí điểm, hỗ trợ chủ cơ sở về kiến
thức pháp luật, kiến thức chuyên môn về thuốc BVTV, về cơ sở hạ tầng trang thiết
bị phục vụ kinh doanh. Tuyên truyền kết quả mô hình này tới các cở sở trong và
ngoài xã và các hộ nông dân. Khen thuởng, trao bằng khen, giấy chứng nhận đối với
các cơ sở kinh doanh đạt tiêu chuẩn, nhiều năm liền không vi phạm pháp luật về
kinh doanh thuốc BVTV.
Nâng cao nhận thức và trách nhiệm xã hội cho người sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật:
99
Xây dựng quy định đối với chủ trang trại, nguời sử dụng thuốc BVTV phải
đuợc đào tạo và được cấp chứng chỉ sử dụng thuốc BVTV. Để giúp cho nông dân
nâng cao nhận thức, trách nhiệm cộng đồng các cơ quan quản lý nhà nước cấp cơ sở
cần phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành, phòng NN&PTNT, Chi cục
TT&BVTV, Trung tâm học tập cộng đồng, các đoàn thể Hội phụ nữ, Hội nông
dân... để tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật BVTV cho nguời nông dân. Thuờng
xuyên mở các lớp tập huấn IPM giúp nguời nông dân hiểu biết các kiến thức về
thuốc BVTV, kỹ thuật sử dụng thuốc bảo đảm an toàn, hiệu quả, hiểu về tác hại của
thuốc BVTV mang lại đối con nguời và môi truờng sinh thái để nguời nông dân có
thể tự bắt bệnh cho cây trồng, tự lựa chọn các chủng loại thuốc BVTV không phải
phụ thuộc vào người bán thuốc từ đó nâng cao vai trò trách nhiệm cộng đồng của
nguời sử dụng trong hoạt động quản lý thuốc BVTV.
Tập huấn tuyên truyền nhằm giới thiệu một số thuốc BVTV mới, ít độc hại,
nhanh phân giải, có hiệu lực cao; tổng hợp, phân tích một số lỗi mà nông dân
thường gặp trong quá trình sử dụng thuốc BVTV; khuyến khích nông dân thực hiện
đầy đủ nguyên tắc trong sử dụng thuốc BVTV và giới thiệu các cửa hàng buôn bán
thuốc BVTV uy tín bảo đảm chất lượng, giá cả cho nguời nông dân mua thuốc
BVTV.
Công tác tập huấn nên diễn ra thường xuyên bằng cách tổ chức các cuộc hội
thảo, tập huấn cho người nông dân tại từng tổ/thôn/xóm để đến từng hộ gia đình,
cung cấp thông tin đầy đủ toàn diện, chính xác từ nhiều nguồn khác nhau: in tài
liệu, truyền thông đại chúng, tuyên truyền viên/người bán hàng được đào tạo cơ bản
trên các kênh truyền thông: đài phát thanh truyền hình tỉnh, huyện, hệ thống truyền
thanh của xã, thôn hoặc tổ chức các cuộc thi, diễn đàn để tuyên truyền phổ biến
rộng rãi các chính sách pháp luật, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm hiểu biết về
thuốc BVTV. Nâng cao vai trò tự giám sát lẫn nhau của người sản xuất và giảm bớt
lượng thuốc BVTV trong quá trình sử dụng.
3.2.4. Tăng cường công tác tập huấn, thông tin và tuyên truyền văn bản
pháp luật
100
Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền và phổ biến các văn bản quy
phạm pháp luật cho chủ các cơ sở kinh doanh, buôn bán thuốc BVTV. Tăng cường
công tác khuyến nông, tuyên truyền để giúp người nông dân nâng cao nhận thức
hiểu biết về thuốc BVTV, nguyên tắc sử dụng thuốc BVTV, rủi ro của thuốc BVTV
đối với sức khỏe con người, môi trường và cộng đồng. Các nội dung được tuyên
truyền đến tận thôn xóm, giúp người nông dân nắm bắt được thông tin, bảo đảm
tính kịp thời, hiệu quả, đặc biệt tại các vùng sản xuất rau quả.
Các các cơ quan chuyên môn BVTV cần tăng cường kết hợp với đài truyền
hình, đài truyền thanh, báo Đắk Lắk xây dựng nội dung chương trình khoa giáo, các
chương trình “Nhà nông” hay thông qua bản tin thời tiết nông vụ để hướng dẫn
nông dân kiến thức về thuốc BVTV và kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV để người dân
chủ động lựa chọn thuốc BVTV không phụ thuộc vào người bán hàng. Thực hiện
đưa tin bài trên truyền hình, báo Đắk Lắk, các phóng sự, tọa đàm, các thông báo,
hướng dẫn kỹ thuật bằng xe lưu động cùng với việc phát tờ rơi, phát huy tối đa thời
lượng phát sóng của các đài phát thanh huyện, xã...
Tăng cường thông tin tuyên truyền để người dân trong tỉnh nắm bắt được chủ
trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh, liên kết trong sản xuất, tăng quy mô
đồng ruộng tiến tới cùng sản xuất một loại sản phẩm nhất định, tạo điều kiện cơ giới
hóa, giảm chi phí lao động, công chăm sóc và hạn chế sử dụng thuốc BVTV, bảo
đảm sản phẩm đồng đều nâng cao giá trị nông sản. Tăng quy mô đồng ruộng sẽ tạo
điều kiện thuận lợi cho liên kết giữa doanh nghiệp với các hộ nông dân/tổ hợp tác
hay HTX nhằm xây dựng một số chuỗi giá trị nông sản chính, thuận lợi cho việc
xây dựng thương hiệu và xuất khẩu.
3.2.5. Tăng cường công tác phối hợp thanh tra kiểm tra giữa các cơ quan
quản lý nhà nước đối với kinh doanh thuốc Bảo vệ thực vật
Hoạt động thanh tra kiểm tra cần được tiến hành với tần suất cao hơn bao
gồm cả định kỳ, đột xuất, đơn ngành và liên ngành. Nâng cao chất lượng các cuộc
thanh tra, đặc biệt là thanh tra đột xuất. Các cơ quan chức năng cần nắm bắt được số
lượng các cửa hàng có giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc BVTV,
101
thường xuyên khen thưởng các cơ sở đạt tiêu chuẩn nhiều năm liền không vi phạm
pháp luật về buôn bán thuốc BVTV, đồng thời kiểm tra nhắc nhở đôn đốc hoặc đình
chỉ các cơ sở chưa đủ điều kiện buôn bán thuốc BVTV
Phân công nhiệm vụ cụ thể và phối hợp chặt chẽ công tác thanh tra, giám sát
giữa Chi cục TT&BVTV, Chi cục QLTT với các lực lượng công an (Công an kinh
tế, Công an PCCC, Cảnh sát môi trường), giữa cơ quan quản lý nhà nước với Hội
Nông dân, Trung tâm Khuyến nông... từ tỉnh xuống xã tập trung giải quyết các vấn
đề: i) Siết chặt quản lý các cửa hàng bán lẻ thuốc BVTV bảo đảm về mặt chất
lượng, thông tin, kiến thức và giá bán; ii) Tăng cường đào tạo, cập nhật thông tin
cho các cửa hàng bán lẻ; iii) Tổ chức cán bộ BVTV để hỗ trợ người dân; iv) Tăng
cường kiểm tra, phân loại các cơ sở sản xuất kinh doanh, công tác phòng chống
buôn lậu và gian lận thương mại trên thị trường thuốc BVTV; và v) Tăng cường
kiểm tra giám sát đột xuất, siết chặt quản lý và xử phạt thật nghiêm các đối tượng vi
phạm quy định về sản xuất kinh doanh, buôn bán thuốc BVTV, kể cả cán bộ quản lý
nếu vi phạm, làm rõ trách nhiệm trong kiểm tra giữa cấp các ngành như: Sở Công
Thương, Sở NN&PTNT, UBND huyện...
Tăng cường công tác giám sát cộng đồng, Chi cục TT&BVTV mở một
đường dây nóng, công khai số điện thoại của đường dây nóng để nhân dân phát hiện
các trường hợp cố tình vi phạm điều kiện kinh doanh thuốc BVTV, báo để thanh tra
chuyên ngành phối hợp với quản lý thị trường xử lý ngay và triệt để.
Các kết quả thanh kiểm tra của Chi cục QLTT cần thông báo đến Chi cục
TT&BVTV tỉnh hoặc Trạm TT&BVTV huyện để các cơ quan này nắm được tình
hình, các cơ quan cần thực hiện công tác lập kế hoạch về quản lý thị trường thuốc
BVTV cụ thể, có sự phê duyệt của các cơ quan chủ quản.
UBND cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức, tập huấn về công tác BV&KDTV và
sử dụng thuốc BVTV, tổ chức tuyên truyền phổ biến, giáo dục nhằm nâng cao ý
thức chấp hành pháp luật về BVTV, ý thức trách nhiệm của người sử dụng thuốc
BVTV. UBND cấp tỉnh bố trí kinh phí, chỉ đạo UBND cấp huyện tổ chức thu gom,
xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng, tiêu hủy thuốc BVTV vô chủ tại địa
102
phương.
UBND huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm quản lý trên cơ sở rà soát
và tổ chức sắp xếp lại hệ thống cửa hàng buôn bán thuốc BVTV ở địa phương để
phát huy tốt nhất hiệu quả quản lý và đáp ứng yêu cầu sản xuất ở cơ sở, cấp giấy
phép kinh doanh và chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về tình trạng vi phạm của
các cơ sở kinh doanh thuốc BVTV không có giấy phép kinh doanh; rút giấy phép
kinh doanh các trường hợp vi phạm pháp luật.
UBND cấp xã chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND huyện về tình trạng vi
phạm điều kiện địa điểm kinh doanh, hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV và có trách
nhiệm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của
cơ sở buôn bán thuốc BVTV, người sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả và bảo
vệ môi trường. Kết hợp với các cơ quan chuyên ngành BVTV, QLTT điều tra, giám
sát, hướng dẫn hoạt động sản xuất kinh doanh, buôn bán thuốc BVTV. Đồng thời,
bố trí kinh phí, tổ chức thu gom và xử lý bao gói thuốc BVTV sau khi sử dụng,
kiểm tra hoạt động dịch vụ BVTV, tiêu hủy thuốc BVTV vô chủ.
Đặc biệt, các cơ quan chức năng cần phối hợp với chính quyền cơ sở thường
xuyên thực hiện thanh kiểm tra các cơ sở buôn bán thuốc BVTV trên địa bàn quản
lý; xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật, bảo đảm các cơ sở kinh doanh
tuân thủ theo pháp luật, thanh kiểm tra với tần suất cao hơn và nên tiến hành vào
đầu vụ, đối với đoàn thanh tra chuyên ngành 1 lần/năm/huyện, đoàn thanh tra liên
ngành cần tổ chức 2 lần/năm. Bên cạnh đó, cần có sự liên lạc thường xuyên giữa
cán bộ Trạm TT&BVTV với chủ các cơ sở buôn bán thuốc BVTV để có sự trao đổi
thông tin giữa hai bên. Trạm TT&BVTV sẽ thông báo tới các cơ sở buôn bán thuốc
BVTV về chính sách mới, các loại thuốc mới, diễn biến tình hình dịch hại để cơ sở
chủ động nguồn hàng, bảo đảm đủ thuốc BVTV, nâng cao lợi nhuận cho người kinh
doanh thuốc BVTV.
3.2.6. Tăng cường nguồn lực cho công tác quản lý nhà nước về thị trường
thuốc Bảo vệ thực vật
Bổ sung thêm kinh phí cho công tác tập huấn, thông tin tuyên truyền: nâng
103
cao trình độ chuyên môn BVTV cho đội ngũ cán bộ quản lý đặc biệt là cán bộ quản
lý cấp xã, thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn cho chủ các cơ sở sản xuất kinh
doanh, buôn bán và người sử dụng thuốc BVTV; cập nhật các văn bản pháp quy,
tiến bộ về thuốc BVTV; cấp chứng chỉ hành nghề, giấy chứng nhận đủ điều kiện
buôn bán thuốc BVTV và đầu tư xây dựng kho chứa, các bể chứa vỏ bao bì thuốc
BVTV và lò đốt rác thải BVTV đạt tiêu chuẩn của Cục BVTV.
Bổ sung kinh phí cho công tác thanh tra kiểm tra, giám sát, để tăng cường
trách nhiệm, khuyến khích các cán bộ quản lý, cán bộ chuyên ngành, cán bộ kỹ
thuật tham gia quản lý giám sát thị trường thuốc BVTV cần hỗ trợ kinh phí đi lại
cho công tác quản lý. Cấp kinh phí cho mỗi đợt kiểm tra liên ngành của tỉnh, cấp
vào kinh phí của Chi cục TT&BVTV, Trạm TT&BVTV, huyện bố trí kinh phí cho
công tác quản lý cân đối vào ngân sách huyện hàng năm.
Nhà nước cần có chế độ tiền lương, trợ cấp phù hợp hơn đối với cán bộ
quản lý, cán bộ thanh tra BVTV do họ phải thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc
hại. Nên có thi đua khen thưởng để tạo động lực phấn đấu cho cán bộ quản lý, đồng
thời hỗ trợ kinh phí đào tạo chuyên môn BVTV cho những người đã tốt nghiệp ở
chuyên ngành khác. Ngoài ra, có chính sách tạo điều kiện thuận lợi và chế độ khen
thưởng đối với cơ sở sản xuất kinh doanh, buôn bán thuốc BVTV bảo đảm số
lượng, chất lượng, giá bán, cung ứng kịp thời và hướng dẫn cụ thể cho người sử
dụng thuốc BVTV.
UBND tỉnh Đắk Lắk, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài Chính kết hợp với Sở
NN&PTNT, Chi cục TT&BVTV xem xét, bố trí cấp kinh phí để mua sắm trang
thiết bị phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra phát hiện thuốc giả, thuốc kém chất
lượng, kiểm tra dư lượng thuốc BVTV trong nông sản thực phẩm.
Trang bị phần mềm tra cứu Danh mục thuốc BVTV trực tuyến (SPL) cho
hệ thống mạng văn phòng cấp xã và trang web của Chi cục TT&BVTV để nâng cao
khả năng quản lý và hướng dẫn sử cho người nông dân. Phần mềm giúp phân loại
thuốc theo nhiều tiêu chí: thuốc được phép, hạn chế, cấm sử dụng; phân loại theo
mục đích sử dụng (thuốc trừ cỏ, thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh...); phân loại theo
104
nguồn gốc (hóa học, sinh học) và phân loại thuốc theo đối tượng sâu bệnh, đối
tượng cây trồng.
3.2.7. Quy hoạch thị trường thuốc bảo vệ thực vật, khuyến khích phát triển
mô hình tổ dịch vụ Bảo vệ thực vật
Tổ chức quy hoạch, sắp xếp lại hệ thống cửa hàng buôn bán thuốc BVTV.
Hệ thống cung ứng thuốc BVTV chưa được quy hoạch cụ thể, cho nên tình trạng
kinh doanh, buôn bán thuốc BVTV còn diễn ra tràn lan, gây khó khăn cho công tác
quản lý giám sát. Bên cạnh đó, các HTX DVNN chưa phát huy tốt vai trò dịch vụ
phòng trừ sâu bệnh, dẫn đến tình trạng người nông dân nghe theo hướng dẫn của
người bán hàng sử dụng phun kèm một số loại thuốc không cần thiết gây lãng phí
về mặt kinh tế. Do đó, các cơ quan quản lý nhà nước cần có kế hoạch quy hoạch lại
mạng lưới cung ứng thuốc BVTV, chỉ đạo hệ thống HTX DVNN đảm nhận toàn bộ
khâu phòng trừ sâu bệnh, giúp bà con nông dân phòng trừ sâu bệnh có hiệu quả và
giảm đuợc chi phí trong khâu BVTV. Củng cố hệ thống các HTX DVNN hiện có,
chuyển đổi mô hình hoạt động và thành lập các HTX, tổ hợp tác theo Luật HTX
năm 2012 gắn liền với mô hình liên kết trong sản xuất. Tập trung khuyến cáo, tuyên
truyền các nhà cung ứng đủ năng lực, uy tín, thuốc chất lượng cao, để nông dân biết
và sử dụng của các đơn vị này, yêu cầu các cửa hàng buôn bán thuốc BVTV bảo
đảm chất luợng, chấp hành việc niêm yết giá bán lẻ từng loại thuốc. UBND xã tiến
hành kiểm tra, rà soát toàn bộ các cơ sở bán lẻ trên địa bàn quản lý, chính quyền cấp
xã phải vào cuộc siết chặt mạng lưới kinh doanh, buôn bán thuốc BVTV với các chế
tài mạnh mẽ như: thu hồi giấp phép kinh doanh, đóng cửa nếu không đủ điều kiện,
đình chỉ ngay việc kinh doanh của tất cả các cơ sở không có chứng chỉ hành nghề
và không có Giấy chứng chỉ đủ điều kiện buôn bán thuốc BVTV.
Khuyến khích và hỗ trợ phát triển các HTX nông nghiệp kiểu mới trong đó
phát triển mô hình tổ dịch vụ bảo vệ thực vật. Hiện nay, hoạt động của các HTX
DVNN trong tỉnh đã bảo đảm tốt các khâu dịch vụ như: tuới tiêu, BVTV, cung ứng
VTNN nhưng chưa có dịch vụ phun thuốc BVTV, trong thời gian tới UBND tỉnh
Đắk Lắk nên hỗ trợ kinh phí thành lập tổ dịch vụ BVTV - “bác sỹ” cây trồng ở tất
105
cả các xã, địa phương để làm nhiệm vụ tư vấn cho nông dân, tham mưu cho chính
quyền địa phuơng để quản lý việc mua bán và sử dụng thuốc BVTV, tập huấn
nghiệp vụ về BVTV, mua tài liệu cho mỗi thành viên của tổ dịch vụ; hỗ trợ một lần
kinh phí mua máy phun rải thuốc; hỗ trợ thành viên của tổ dịch vụ 100% chi phí
đóng bảo hiểm. Để có thể có phát triển nhiều tổ dịch vụ trong thời gian tới rất cần
sự hỗ trợ và ủng hộ của các bên, nếu làm tốt đuợc IPM kết hợp với mô hình phun
thuốc trừ sâu tập trung với sự hỗ trợ của máy móc sẽ giải quyết hàng loạt vấn đề:
giảm bớt 90% số lượng người đi phun thuốc BVTV, giảm; tiết kiệm thời gian và
giảm 30 - 40% lượng thuốc sử dụng, hạn chế rủi ro thuốc BVTV; giảm bớt gánh
nặng cho các cơ quan quản lý nhà nuớc về tập huấn, hướng dẫn sử dụng thuốc
BVTV cho nông dân dẫn đến giảm số luợng các cửa hàng buôn bán thuốc BVTV.
Thực hiện tốt các giải pháp trên mỗi năm Đắk Lắk sẽ tiết kiệm đuợc cả trăm
tỷ tiền thuốc BVTV, giảm thiểu ô nhiễm môi truờng, phát triển nông nghiệp bền
vững và nâng cao giá trị nông sản.
3.3. Kiến nghị về tăng cường Quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh
thuốc Bảo vệ thực vật ở tỉnh Đắk Lắk
3.3.1. Đối với Trung Ương
Đề nghị Chính phủ, Bộ NN&PTNT và các cơ quan chuyên ngành BVTV tiếp
tục hoàn thiện và đồng bộ văn bản quy phạm pháp luật nhằm tạo hành lang pháp lý
ổn định cho các cơ sở sản xuất kinh doanh, buôn bán thuốc BVTV chấp hành và là
cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nước kiểm soát chặt chẽ thị trường thuốc BVTV ở
Việt Nam trong thời gian tới: i) Tăng cường nguồn kinh phí tập huấn, hướng dẫn
công tác quản lý nhà nước cho cán bộ thanh tra chuyên ngành BVTV và hệ thống
cơ sở sản xuất kinh doanh cũng như người sử dụng thuốc BVTV; ii) Quy hoạch xây
dựng các khu công nghiệp sản xuất thuốc BVTV nhằm giảm thiểu nhập khẩu, đầu
tư kinh phí cho các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về giống, biện
pháp canh tác, quản lý dịch hại tổng hợp (IPM)... iii) Tăng mức xử phạt thích đáng
cho những hành vi sai phạm trong sản xuất kinh doanh, buôn bán tàng trữ, vận
chuyển thuốc BVTV trái quy định pháp luật; iv) Tinh gọn lại danh mục thuốc
106
BVTV được phép sử dụng, loại bỏ dần những thuốc BVTV độc hại, thuốc lạc hậu
và giảm thiểu lượng thuốc BVTV hóa học sử dụng >30%, khuyến khích, hỗ trợ sản
xuất, đăng ký và sử dụng các loại thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học ít độc hại,
những loại thuốc có độ độc nhóm IV hay chiết xuất từ thảo mộc; v) Cần công nghệ
hóa thành quy trình sử dụng thuốc BVTV theo “4 đúng” thay vì sử dụng theo
nguyên tắc “4 đúng” vi) Kiểm soát chặt chẽ việc đăng ký và khảo nghiệm thuốc
BVTV và vii) Bổ sung chức năng thanh tra chuyên ngành BVTV cấp huyện cho cán
bộ Trạm TT&BVTV, tăng cường quyền hạn và chế tài cho lực hượng thanh tra
chuyên ngành để thực sự có hiệu quả trong công việc thanh kiểm tra, giám sát thị
trường thuốc BVTV, tránh chồng chéo, hiệu quả thấp hoặc gây phiền hà cho cả
doanh nghiệp và người sản xuất.
3.3.1. Đối với địa phương
Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các cấp, các ngành tăng cường công tác quản lý
nhà nước về thị trường thuốc BVTV thuộc lĩnh vực đơn vị phụ trách. (i) Bổ sung
thêm cán bộ thanh tra Chi cục TT&BVTV, thanh tra sở NN&PTNT, cán bộ chuyên
môn BVTV cho Trạm TT&BVTV và đào tạo cán bộ chuyên trách BVTV cấp xã,
phường. Đặc biệt chỉ đạo chính quyền cấp xã phát huy hơn nữa vai trò quản lý hoạt
động sản xuất kinh doanh, buôn bán và hướng dẫn người nông dân lựa chọn và sử
dụng thuốc BVTV và xử lý nghiêm các trường hợp tái vi phạm tại địa phương. (ii)
Tăng cường tập huấn, thông tin, tuyên truyền pháp luật và các quy định về quản lý
thị trường thuốc BVTV cho các tác nhân tham gia thị trường thuốc BVTV. Tổ chức
rà soát, quy hoạch mạng lưới cung ứng thuốc BVTV (mỗi xã chỉ nên quy hoạch 2
đến 3 cơ sở), quản lý chặt chẽ cơ sở kinh doanh buôn bán thuốc BVTV, cương
quyết đình chỉ, thu hồi giấy phép của các cơ sở sản xuất kinh doanh không đủ điều
kiện. Gắn kết trách nhiệm của người bán thuốc với người sử dụng về nguyên tắc sử
dụng thuốc BVTV. (iii) Phát huy vai trò của mạng văn phòng cấp xã và đầu tư phần
mềm tra cứu danh mục thuốc BVTV. Chi cục TT&BVTV thành lập trang web để
gửi thông báo hỗ trợ địa phương về diễn biến tình hình sâu bệnh và biện pháp
phòng trừ. (iv) Thành lập các tổ dịch vụ BVTV, HTX nông nghiệp kiểu mới sẽ đảm
107
nhận vai trò “bác sỹ” cây trồng và các khâu dịch vụ vật tư nông nghiệp và phun
thuốc BVTV. Áp dụng mô hình sản xuất nông nghiệp sạch sử dụng thuốc trừ sâu
thảo mộc (gừng, tỏi, ớt...) hoặc mô hình thay thế thuốc BVTV bằng công nghệ nước
điện hóa của Australia.
108
Tiểu tiết chương 3
Trên cơ sở quan điểm, định hướng phát triển nông nghiệp của Đảng và Nhà
nước ta; quan điểm và mục tiêu quản lý về quản lý VTNN của tỉnh Đắk Lắk đến
năm 2020; thực trạng QLNN về VTNN trên địa bàn tỉnh được thể hiện trong Luận
văn đã bộc lộ những tồn tại và hạn chế. Từ những yêu cầu cấp thiết trong hoạt động
quản lý VTNN mà thuốc BVTV là một phần trong đó của địa phương, tác giả đưa
ra một số giải pháp chủ yếu nhằm góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả của hoạt
động QLNN về thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, đó là: Giải pháp về việc
xây dựng, ban hành, hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch, chính
sách pháp luật; giải pháp về tổ chức bộ máy quản lý; giải pháp về thực thi pháp luật
về quản lý; giải pháp về đào tạo, tuyên truyền, tập huấn pháp luật; giải pháp tăng
cường thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về kinh doanh thuốc BVTV; giải pháp
về nguồn lực cho quản lý; giải pháp về quy hoạch thị trường kinh doanh thuốc
BVTV...
Tất cả các giải pháp trong Luận văn được xây dựng trên cơ sở các văn bản
quy phạm pháp luật, các kinh nghiệm được tổng kết và từ các ý tưởng để giải quyết
những khiếm khuyết của thực tiễn quản lý thời gian qua; với hy vọng được góp
phần tích cực để giúp các cơ quan QLNN nghiên cứu vận dụng vào quá trình quản
lý thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ngày càng được chặt chẽ, bền vững để
đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng.
109
KẾT LUẬN
Quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh thuốc BVTV là hoaṭ đôṇg tuyên
truyền, giáo dục, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đánh giá, xử lý của cơ quan QLNN
về viêc̣ thưc̣ hiêṇ chính sách, pháp luâṭ đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan
trong kinh doanh thuốc BVTV, đươc̣ thưc̣ hiêṇ bởi cơ quan chuyên trách theo môṭ
trình tư,̣ thủ tuc̣ do pháp luâṭ quy điṇh, nhằm phòng ngừa, phát hiêṇ và xử lý các
hành vi vi phaṃ pháp luâṭ, phát hiêṇ những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách,
pháp luâṭ để kiến nghi ̣ các biêṇ pháp khắc phuc̣; phát huy nhân tố tích cưc̣, góp
phần nâng cao hiêụ lưc̣, hiêụ quả của hoaṭ đôṇg QLNN, bảo vệ lơị ích của Nhà
nước, các quyền và lơị ích hơp̣ pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Hiêṇ nay, Đảng và Nhà nước ta đăc̣ biêṭ quan tâm đến viêc̣ nâng cao hiêụ
quả quản lý của Nhà nước để thưc̣ hiêṇ muc̣ tiêu xây dưṇg, hoàn thiêṇ Nhà nước
pháp quyền, xa ̃hôị chủ nghiã. Trong đó, QLNN về VTNN mà thuốc BVTV là một
nhân tố quan trọng là nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu và đa ̃đaṭ đươc̣ nhiều kết quả
đáng khích lệ; đối với tỉnh Đắk Lắk bước đầu đã nâng cao được nhận thức của
người sử dụng, nỗ lực trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, từ đó đã
hạn chế phần nào những loại thuốc BVTV không đảm bảo chất lượng và an toàn
được tiêu thụ ngoài thị trường, góp phần phát triển kinh tế - xa ̃hôị của địa phương.
Tuy nhiên, quá trình quản lý về hoạt động kinh doanh thuốc BVTV, vâñ còn găp̣
không ít khó khăn trong viêc̣ thưc̣ hiêṇ nhiêṃ vu ̣của mình; đó là do có một số văn
bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách vâñ còn chồng chéo, bất câp̣; bên cạnh
đó thì có môṭ bô ̣ phâṇ cán bô,̣ nhân dân còn mang năṇg tính chủ quan duy ý chí,
chưa nhâṇ thức hết tầm quan troṇg về việc sử dụng thuốc BVTV, cùng với đó là
vấn đề tổ chức bô ̣máy, đôị ngũ cán bô,̣ môi trường làm viêc̣ và chế độ đaĩ ngô ̣chưa
phù hơp̣ đa ̃làm ảnh hưởng không ít đến hoạt động này.
Trên cơ sở phân tích những ưu điểm và hạn chế của quá trình quản lý hoạt
động kinh doanh thuốc BVTV tại địa phương, đồng thời đây cũng là vấn đề mang
tính thời sự và cấp bách. Do đó, để đảm bảo việc quản lý thuốc BVTV trên điạ bàn
tỉnh Đắk Lắk đạt hiệu quả cao hơn, tác giả rút ra một số kết luận sau:
110
Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật và
các hướng dẫn triển khai thực hiện quản lý thuốc BVTV phù hợp với sự phát triển
của xã hội và cụ thể đến từng Bộ, ngành trong phân cấp quản lý; đồng thời tăng
cường công tác tuyên truyền, giáo dục đến mọi thành phần trong xã hội để biết thực
hiện và nâng cao khả năng dự báo được nguy cơ ảnh hưởng của thuốc BVTV tới
sức khỏe con người để có biện pháp ứng phó.
Thứ hai, kiện toàn và củng cố tổ chức bộ máy quản lý về thuốc BVTV ở cấp
tỉnh để phù hợp với tính chất quản lý của từng ngành, đồng thời bổ sung bộ máy tổ
chức của các cơ quan quản lý cấp huyện, liên huyện và cán bộ chuyên trách cho cấp
xã.
Thứ ba, củng cố nguồn cán bộ quản lý và thực thi pháp luật về lĩnh vực
VTNN nói chung và thuốc BVTV nói riêng hiện có và xác điṇh rõ nhiêṃ vu ̣đươc̣
giao so với biên chế đươc̣ bố trí để đảm bảo có đủ lưc̣ lươṇg cán bô,̣ công chức thưc̣
hiêṇ nhiêṃ vu;̣ đồng thời tăng cường công tác đào tạo, tập huấn để nâng cao trình
độ về mọi mặt cho cán bộ trong quá trình quản lý và thi pháp luật về buôn bán thuốc
BVTV.
Thứ tư, tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cũng như phổ biến,
tuyên truyền giáo dục pháp luật để phù hợp với các yêu cầu của giai đoạn hiện nay
về môi trường, điều kiện buôn bán, sử dụng thuốc BVTV cũng như các tăng cường
các chế độ ưu đãi thích đáng cho cán bộ quản lý và các chế độ đãi ngộ cho các nhà
sản xuất, kinh doanh VTNN.
Thứ năm, tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh
thuốc BVTV, nhằm kịp thời phát hiện những thiếu sót để điều chỉnh trong quá trình
thực thi chính sách; tăng cường sự phối hợp chặt chẽ trong quá trình quản lý giữa
các cơ quan có liên quan, đồng thời kiên quyết xử lý nghiêm các vi phaṃ pháp luật
về hoạt động kinh doanh thuốc BVTV đối với người quản lý và các nhà sản xuất,
kinh doanh thuốc BVTV./.
111
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Công thương - Bộ Nội vụ (2015), Thông tư liên tịch 34/2015/TTLT-
BCT-BNV ngày 27/10/2015 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Quản lý thị trường địa phương, Hà Nội.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2012 - 2016), Ban hành Danh
mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam và công bố
mã HS đối với thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam
từ năm 2012 - 2016, Hà Nội.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2014), Thông tư số 45/2014/TT-
BNNPTNT ngày 03/12/2014 quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật
tư nông nghiệp và kiểm tra chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy
sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Hà Nội.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2015), Thông tư số
21/2015/TT - BNNPTNT Ngày 08 tháng 06 năm 2015 về Quản lý thuốc bảo vệ
thực vật, Hà Nội.
5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Nội vụ (2015), Thông tư
liên tịch 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV ngày 25/3/2015 hướng dẫn chức năng
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các cơ quan chuyên môn về NN&PTNN
thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện, Hà Nội.
6. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Đắk Lắk (2016a), Báo cáo công tác
thanh tra chuyên ngành Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật từ năm 2012 đến năm 2016,
Đắk Lắk.
7. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Đắk Lắk (2016b), Báo cáo tổng kết
công tác Trồng trọt và Bảo vệ thực vật từ năm 2012 đến năm 2016, Đắk Lắk.
8. Chính phủ (2002), Nghị định số 58/2002/NĐ-CP Ban hành Điều lệ bảo vệ
thực vật, Điều lệ kiểm dịch thực vật và Điều lệ quản lý thuốc bảo vệ thực vật, Hà
Nội.
9. Chính phủ (2016), Nghị định số 66/2016/NĐ-CP quy định điều kiện đầu tư
kinh doanh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; giống cây trồng; nuôi động vật rừng
112
thông thường; chăn nuôi; thủy sản; thực phẩm, Hà Nội.
10. Cục Thống kê tỉnh Đắk Lắk (2015), Niên giám thống kê năm 2015, Đắk
Lắk.
11. HĐND tỉnh Lâm Đồng (2015), Tăng cường hoạt động quản lý nhà nước
về phân bón, thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh, Lâm Đồng. Truy cập ngày 18/01/2017
tại địa chỉ
12. Nguyễn Thị Thu Hà (2015), Quản lý nhà nước về thuốc Bảo vệ thực vật
trên địa bàn thành phố Bắc Giang, Tỉnh Bắc Giang, Khóa luận tốt nghiệp, Học viện
Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội.
13. Nguyễn Hữu Hải (2014), Cơ sở lý luận và thực tiễn về hành chính quốc
gia nhà nước, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
14. Nguyễn Quang Hiếu (2014), Bản kiến nghị về giải pháp giảm thiểu thuốc
bảo vệ thực vật độc hại trong sản xuất nông nghiệp, Hội Khoa học kỹ thuật BVTV
Việt Nam, Hà Nội.
15. Nguyễn Văn Hoàng (2009), Nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với
thị trường nhà ở và đất ở đô thị (ứng dụng tại Hà Nội), Luận án tiến sỹ, Trường Đại
học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
16. Nguyễn Thị Nhật Linh (2015), Quản lý Nhà nước hoạt động kinh doanh
thuốc BVTV trên địa bàn huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, Luận văn thạc sỹ, Học viện
Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội.
17. Nguyễn Phuợng Lê (2013), Giải pháp kinh tế - kỹ thuật giảm thiểu rủi ro
thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất rau ở Đồng bằng sông Hồng, Đề tài cấp bộ, Hà
Nội.
18. Trần Thị Ngọc Lan (2016), Nghiên cứu ảnh hưởng Quản lý nhà nước về
thị trường thuốc BVTV ở tỉnh Thái Bình, Luận án tiến sỹ, Học viện Nông nghiệp
Việt Nam, Hà Nội.
19. Trần Thị Ngọc Lan, Nguyễn Phượng Lê và Nguyễn Thanh Phong (2014),
Quản lý nhà nước về sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật của hộ nông dân ở tỉnh Thái
Bình, Đề án nghiên cứu, Hà Nội.
113
20. Lê Văn Thành - Chi cục TT&BVTV Đắk Lắk (2015), Điều tra thực trạng
kinh doanh thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, Chuyên đề tốt nghiệp, Trường
Đại Học Tây Nguyên, Hà Nội.
21. Trần Quang Trung (2012), Nghiên cứu tăng cường quản lý nhà nước
hoạt động kinh doanh thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, Luận văn thạc sỹ
kinh tế, Trường Đại Học Nông nghiệp Hà Nội, Hà Nội.
22. Tỉnh ủy Đắk Lắk (2015), Dự thảo Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ
tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2015-2020, Tỉnh ủy, Đắk Lắk.
23. Trung tâm nghiên cứu khoa học - Viện nghiên cứu lập pháp (2013), Một
số vấn đề về Bảo vệ, Kiểm dịch thực vật, Chuyên đề nghiên cứu, Hà Nội.
24. Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Khóa XIII
(2013), Luật số 41/2013/QH13 ngày 25/11/2013 về Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực
vật, Hà Nội.
25. Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Khóa XIII
(2014), Luật Doanh Nghiệp, Hà Nội.
26. Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Khóa XIII
(2015), Luật số 80/2015/QH13 ngày 22/6/2015 về Luật Ban hành văn bản quy
phạm pháp luật, Hà Nội.
27. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Thuận (2014), Báo cáo
tình hình sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón, thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh,
Bình Thuận. Truy cập ngày 20/01/2017 tại địa chỉ
28. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội (2013). Tăng cường
công tác quản lý nhà nước về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn thành
phố Hà Nội, Hà Nội. Truy cập ngày 18/01/2017 tại địa chỉ
29. UBND tỉnh Đắk Lắk khóa XIII (2013), Đề án phát triển nông nghiệp
ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, Đắk Lắk.
30. Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII (2013), Đánh giá thực trạng
114
quản lý nhà nước đối với vấn đề thuốc BVTV, Hà Nội. Truy cập ngày 03/02/2017 tại
địa chỉ
31. Võ Sỹ Sáu (2015). Quản lý nhà nước về chất lượng An toàn thực phẩm
nông sản ở tỉnh Đắk Lắk. Luận văn thạc sỹ. Học viện Hành chính Quốc gia.
32. www.daklak.gov.vn
115
PHỤ LỤC
Phụ lục 01: HỆ THỐNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ THUỐC BVTV
STT
Loại văn
bản
Số hiệu văn bản
Ngày tháng ban
hành văn bản
Cơ quan ban
hành
Trích yếu nội dung văn bản
I. DANH MỤC VBQPPL DO QUỐC HỘI, UBTV QUỐC HỘI BAN HÀNH
1 Luật 68/2006/QH11 29/6/2006 Quốc Hội Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
2 Luật 05/2007/QH12 21/11/2007 Quốc Hội Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá.
3 Luâṭ 56/2010/QH12 15/11/2010 Quốc Hội Luâṭ Thanh tra.
4 Luâṭ 03/2011/QH13 11/11/2011 Quốc Hội Luâṭ Tố cáo.
5 Luâṭ 02/2011/QH13 11/11/2011 Quốc Hội Luâṭ Khiếu naị.
6 Luâṭ 15/2012/QH13 20/6/2012 Quốc Hội Luâṭ Xử lý vi phaṃ hành chính.
7 Luật 14/2012/QH13 20/6/2012 Quốc Hội Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật.
8 Luật 41/2013/QH13 25/11/2013 Quốc Hội Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật.
II. DANH MỤC VBQPPL DO CHÍNH PHỦ, THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ BAN HÀNH
9 Nghi ̣điṇh 37/2005/NĐ-CP 18/3/2005 Chính phủ
Quy điṇh thủ tuc̣ áp duṇg các biêṇ pháp cưỡng
chế thi hành quyết điṇh xử phaṭ Vi phaṃ hành
chính.
116
10 Nghi ̣điṇh 89/2006/NĐ-CP 30/8/2006 Chính phủ Về nhañ hàng hóa.
11 Nghi ̣điṇh 127/2007/NĐ-CP 01/8/2007 Chính phủ
Quy điṇh chi tiết thi hành một số điều của Luâṭ
Tiêu chuẩn và Quy chuẩn ky ̃thuâṭ.
12 Nghị định 06/2008/NĐ-CP 16/01/2008 Chính phủ
Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong
hoạt động thương mại.
13 Nghi ̣điṇh 132/2008/NĐ-CP 31/12/2008 Chính phủ
Quy điṇh chi tiết thi hành một số điều của Luâṭ
Chất lươṇg sản phẩm, hàng hóa.
14 Nghị định 67/2009/NĐ-CP 03/8/2009 Chính phủ
Sửa đổi một số điều của Nghị định số
127/2007/NĐ-CP ngày 01/08/2007 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và Nghị
định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
15 Nghi ̣điṇh 41/2010/NĐ-CP 12/4/2010 Chính phủ
Về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông
nghiệp, nông thôn.
16 Nghị định 112/2010/NĐ-CP 01/12/2010 Chính phủ
Sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số
06/2008/NĐ-CP ngày 16/01/2008 quy định về xử
phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương
mại.
117
17 Nghị định 55/2011/NĐ-CP 04/7/2011 Chính phủ
Quy điṇh chức năng, nhiêṃ vu,̣ quyền haṇ và tổ
chức bô ̣máy của tổ chức pháp chế.
18 Nghị định 86/2011/NĐ-CP 22/9/2011 Chính phủ
Quy điṇh chi tiết và Hướng dâñ thi hành một số
điều của Luâṭ Thanh tra.
19 Nghị định 97/2011/NĐ-CP 21/10/2011 Chính phủ
Quy điṇh về Thanh tra viên và Côṇg tác viên
thanh tra.
20 Nghi ̣điṇh 07/2012/NĐ-CP 09/2/2012 Chính phủ
Quy điṇh về cơ quan đươc̣ giao thưc̣ hiêṇ chức
năng thanh tra chuyên ngành và hoaṭ đôṇg thanh
tra chuyên ngành.
21 Nghi ̣điṇh 75/2012/NĐ-CP 03/10/2012 Chính phủ Quy điṇh chi tiết một số điều của Luâṭ Khiếu naị.
22 Nghi ̣điṇh 76/2012/NĐ-CP 03/10/2012 Chính phủ
Quy điṇh chi tiết thi hành một số điều của Luâṭ
Tố cáo.
23 Nghi ̣điṇh 08/2013/NĐ-CP 10/01/2013 Chính phủ
Quy điṇh xử phạt vi phạm hành chính đối với
hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả.
24 Nghi ̣điṇh 48/2013/NĐ-CP 14/5/2013 Chính phủ
Sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghi ̣ điṇh
liên quan đến kiểm soát thủ tuc̣ hành chính.
25 Nghi ̣điṇh 80/2013/NĐ-CP 19/7/2013 Chính Phủ
Quy điṇh về xử phaṭ vi phaṃ hành chính trong
liñh vưc̣ tiêu chuẩn, đo lường và chất lươṇg sản
phẩm, hàng hóa.
118
26 Nghi ̣điṇh 81/2013/NĐ-CP 19/7/2013 Chính phủ
Quy điṇh chi tiết một số điều và biêṇ pháp thi
hành luâṭ xử lý vi phaṃ hành chính.
27 Nghị định 166/2013/NĐ-CP 12/11/2013 Chính phủ
Quy định về cưỡng chế thi hành Quyết định xử
phạt vi phạm hành chính
28 Nghi ̣điṇh 185/2013/NĐ-CP 15/11/2013 Chính phủ
Quy điṇh về xử phaṭ Vi phaṃ hành chính trong
hoaṭ đôṇg thương maị, sản xuất, buôn bán hàng
giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng.
29 Nghi ̣điṇh 185/2013/NĐ-CP 15/11/2013 Chính phủ
Quy điṇh về xử phaṭ Vi phaṃ hành chính trong
hoaṭ đôṇg thương maị, sản xuất, buôn bán hàng
giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng.
30 Nghi ̣điṇh 31/2016/NĐ-CP 06/5/2016 Chính phủ
Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực
vật.
31 Nghi ̣điṇh 66/2016/NĐ-CP 01/7/2016 Chính phủ
Quy định điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ
và kiểm dịch thực vật; giống cây trồng; nuôi động
vật rừng thông thường; chăn nuôi; thủy sản; thực
phẩm.
32 Quyết định 149/2007/QĐ-TTg 10/9/2007 Thủ tướng
Về việc phê duyệt chương trình mục tiêu Quốc
gia giai đoạn 2006-2010.
33 Quyết định 36/2010/QĐ-TTg 14/4/2010 Thủ tướng
Về việc ban hành quy chế phối hợp kiểm tra chất
lượng sản phẩm, hàng hoá.
119
34 Quyết định 712/QĐ-TTg 21/5/2010 Thủ tướng
Về việc phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia
nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng
hoá của Doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020.
35 Quyết định 68/2013/QĐ-TTg 14/11/2013 Thủ tướng
Về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong
nông nghiệp.
III. DANH MỤC VBQPPL VÀ VẮN BẢN HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN BAN HÀNH
36 Thông tư
15/2009/TT-
BNNPTNT
17/3/2009
Bộ
NN&PTNT
Danh muc̣ thuốc, hóa chất, kháng sinh cấm sử
duṇg, haṇ chế sử duṇg.
37 Thông tư
29/2009/TT-
BNNPTNT
04/6/2009
Bộ
NN&PTNT
Bổ sung sửa đổi Thông tư số 15/2009/TT-BNN
ngày 17/3/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
và PTNT ban hành Danh mục thuốc, hoá chất,
kháng sinh cấm sử dụng, hạn chế sử dụng.
38 Thông tư
50/2009/TT-
BNNPTNT
18/8/2009
Bộ
NN&PTNT
Ban hành Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả
năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
39 Thông tư
83/2009/TT-
BNNPTNT
25/12/2009
Bộ
NN&PTNT
Hướng dẫn về hoạt động chứng nhận hợp quy,
công bố hợp quy thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
120
40 Thông tư
20/2010/TT-
BNNPTNT
02/4/2010
Bộ
NN&PTNT
Bổ sung, sửa đổi Thông tư số 15/2009/TT-BNN
ngày 17/3/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
và PTNT ban hành Danh mục thuốc, hoá chất,
kháng sinh cấm sử dụng, hạn chế sử dụng.
41 Thông tư
20/2010/TT-
BNNPTNT
29/12/2010
Bộ
NN&PTNT
Quy định về tổ chức, quản lý và điều hành
Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và
chất lượng sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp
Việt Nam đến năm 2020”.
42 Thông tư
53/2011/TT-
BNNPTNT
02/8/2011
Bộ
NN&PTNT
Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 14/2011/TT-
BNNPTNT ngày 29/3/2011 quy định việc kiểm
tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư
nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thuỷ sản.
43 Thông tư
03/2012/TT-
BNNPTNT
16/01/2012
Bộ
NN&PTNT
Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 15/2009/TT-BNN
ngày 17/3/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn ban hành Danh mục thuốc, hoá chất,
kháng sinh cấm sử dụng, hạn chế sử dụng.
44 Thông tư
35/2012/TT-
BNNPTNT
27/7/2012
Bộ
NN&PTNT
Bổ sung Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT
ngày 29/3/2011 quy định việc kiểm tra, đánh giá
cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và
sản phẩm nông lâm thủy sản.
121
45 Thông tư
55/2012/TT-
BNNPTNT
31/10/2012
Bộ
NN&PTNT
Hướng dẫn thủ tục chỉ định tổ chức chứng nhận
hợp quy và công bố hợp quy thuộc phạm vi quản
lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
46 Thông tư
01/2013/TT-
BNNPTNT
04/1/2013
Bộ
NN&PTNT
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 quy định
việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh
vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy
sản và thay thế một số biểu mẫu được ban hành
kèm theo Thông tư số 53/2011/TT-BNNPTNT
ngày 02/8/2011 sửa đổi, bổ sung Thông tư số
14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011
47 Thông tư
34/2013/TT-
BNNPTNT
24/6/2013
Bộ
NN&PTNT
Hướng dâñ về bô ̣ phâṇ tham mưu; tiêu chuẩn,
trang phuc̣, thẻ của người đươc̣ giao thưc̣ hiêṇ
nhiêṃ vu ̣thanh tra chuyên ngành nông nghiêp̣ và
phát triển nông thôn.
48 Thông tư
08/2014/TT-
BNNPTNT
20/3/2014
Bộ
NN&PTNT
Hướng dâñ thực hiện một số điều của Quyết định
số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ
tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm
tổn thất trong nông nghiệp.
49 Thông tư
45/2014/TT-
BNNPTNT
03/12/2014
Bộ
NN&PTNT
Quy điṇh viêc̣ kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh
doanh vật tư nông nghiệp và chứng nhận cơ sở
sản xuất, kinh doanh nông lâm thuỷ sản đủ điều
kiện ATTP.
122
50 Thông tư
21/2015/TT-
BNNPTNT
08/6/2015
Bộ
NN&PTNT
Về quản lý thuốc Bảo vệ thực vật.
51 Thông tư
03/2016/TT-
BNNPTNT
21/4/2016
Bộ
NN&PTNT
Ban hành Danh mục thuốc BVTV và công bố mã
HS đối với thuốc BVTV được phép sử dụng, cấm
sử dụng tại Việt Nam.
52 Thông tư
31/2016/TT-
BNNPTNT
06/5/2016
Bộ
NN&PTNT
Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực
vật.
53 Thông tư
33/2016/TT-
BNNPTNT
31/10/2016
Bộ
NN&PTNT
Quy định về trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc
thanh tra chuyên ngành và trang phục, thẻ công
chức thanh tra chuyên ngành nông nghiệp và phát
triển nông thôn.
54 Quyết định
2374/QĐ-BNN-
QLCL
21/8/2009
Bộ
NN&PTNT
Ban hành Đề án tăng cường Quản lý chất lượng
Nông Lâm Thuỷ sản đảm bảo vệ sinh an toàn
thực phẩm đến năm 2015, định hướng đến năm
2020.
55 Quyết định
3408/QĐ-BNN-
QLCL
20/12/2010
Bộ
NN&PTNT
Phân công tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra,
giám sát chất lượng vật tư nông nghiệp và ATTP
nông lâm thuỷ sản thuộc phạm vi quản lý của Bộ
NN&PTNT.
123
56 Chỉ thị
1159/CT-BNN-
QLCL
27/4/2011
Bộ
NN&PTNT
Triển khai kiểm tra đánh giá cơ sở sản xuất kinh
doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm
thuỷ sản.
57 Chỉ thị
167/CT-
BNNPTNT
20/01/2014
Bộ
NN&PTNT
Về việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra
chất lượng vật tư nông nghiệp và ATTP nông lâm
thủy sản.
58
Văn bản Hợp
nhất
05/VBHN-
BNNPTNT
14/02/2014
Bộ
NN&PTNT
Quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất,
kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông
lâm thủy sản.
VI. DANH MỤC VBQPPL VÀ VẮN BẢN HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DO BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, BỘ TÀI
CHÍNH VÀ THANH TRA CHÍNH PHỦ BAN HÀNH
59 Quyết điṇh
1131/2008/QĐ-
TTCP
18/6/2008
Thanh tra
Chính phủ
Về viêc̣ ban hành mẫu văn bản trong hoaṭ đôṇg
thanh tra, giải quyết khiếu naị, tố cáo.
60 Thông tư 01/2009/TT-TTCP 15/12/2009
Thanh tra
Chính phủ
Quy điṇh quy trình giải quyết Tố cáo.
61 Thông tư 02/2010/TT-TTCP 02/3/2010
Thanh tra
Chính phủ
Quy định quy trình tiến hành một cuộc thanh tra.
62 Thông tư 04/2010/TT-TTCP 26/8/2010
Thanh tra
Chính phủ
Quy định Quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố
cáo, đơn phản ánh, kiến nghị liên quan đến khiếu
nại, tố cáo
63 Thông tư 07/2011/TT-TTCP 28/7/2011
Thanh tra
Chính phủ
Hướng dâñ Quy trình tiếp công dân.
124
64 Thông tư
26/2012/TT-
BKHCN
12/12/2012 Bộ KHCN
Quy điṇh viêc̣ kiểm tra nhà nước về chất lươṇg
hàng hóa lưu thông trên thi ̣ trường.
65 Thông tư 01/2013/TT-TTCP 12/3/2013
Thanh tra
Chính phủ
Quy định về hoạt động theo dõi, đôn đốc, kiểm
tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định
xử lý về thanh tra.
66 Thông tư 153/2013/TT-BTC 31/10/2013 Bộ Tài chính
Quy định về thủ tục thu, nộp tiền phạt, biên lai
thu tiền phạt và kinh phí từ ngân sách nhà nước
bảo đảm hoạt động của các lực lượng xử phạt vi
phạm hành chính.
67 Thông tư 173/2013/TT-BTC 20/11/2013 Bộ Tài chính
Hướng dẫn thực hiện một số nội dung về quản lý,
xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị
tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính.
68 Thông tư 231/2016/TT-BTC 11/11/2016 Bộ Tài chính
Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử
dụng phí trong lĩnh vực Bảo vệ thực vật. Thông
tư này áp dụng đối với người nộp, tổ chức thu phí
trong lĩnh vực Bảo vệ thực vật và các tổ chức, cá
nhân khác có liên quan đến việc thu, nộp, quản lý
và sử dụng phí trong lĩnh vực Bảo vệ thực vật.
Nguồn: Chi cục Trồng trọt và BVTV năm 2016 và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đăk Lăk năm 2016
125
Phụ lục 02: HỆ THỐNG VĂN BẢN DO TỈNH ĐĂK LĂK BAN HÀNH LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ THUỐC BVTV
STT
Loại văn
bản
Số hiệu văn bản
Ngày, tháng ban
hành văn bản
Cơ quan ban
hành
Trích yếu nội dung văn bản
1 Quyết định 2187/QĐ-UBND 19/8/2009
UBND tỉnh Đăk
Lăk
Về việc công bố thủ tục hành chính thuộc
thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn tỉnh Đăk Lăk.
2 Quyết định 2189/QĐ-UBND 19/8/2009
UBND tỉnh Đăk
Lăk
Về việc công bố thủ tục hành chính thuộc
thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương
tỉnh Đăk Lăk.
3 Chỉ thị 10/2011/CT-UBND 08/8/2011
UBND tỉnh Đăk
Lăk
Về việc đẩy mạnh công tác đấu tranh
phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận
thương mại trên địa bàn tỉnh.
4 Quyết định 24/QĐ-UBND 13/9/2011
UBND tỉnh Đăk
Lăk
Ban hành quy chế về trách nhiệm và quan
hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan
quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh
phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận
thương mại trên địa bàn tỉnh.
5 Công văn 4733/UBND-NN&MT 19/9/2011
UBND tỉnh Đăk
Lăk
Chủ trương xây dựng Dự án tuyên truyền
đào tạo tập huấn phục vụ quản lý VTNN và
ATVSTP.
126
6 Nghị quyết 43/2011/NQ-HĐND 22/01/2012
Hội đồng nhân
dân tỉnh Đắk Lắk
về việc Phát triển Khoa học và Công nghệ
giai đoạn 2011 – 2015.
7 Chỉ thị 12/CT-UBND 27/11/2013
UBND tỉnh Đăk
Lăk
Tăng cường năng lực quản lý chất lượng vật
tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thuỷ
sản trên địa bàn tỉnh.
8 Chỉ thị 16/CT-UBND 05/12/2016
UBND tỉnh Đăk
Lăk
Tăng cường công tác quản lý buôn bán, sử
dụng thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh
Đắk Lắk.
Nguồn: Chi cục Trồng trọt và BVTV năm 2016 và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đăk Lăk năm 2016
127
Phụ lục 03: BỘ MÁY QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THUỐC BVTV
Nguồn: [18, tr. 125]
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_hoat_dong_kinh_doanh_thuoc_bao.pdf