Luận văn Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hoá

Dựa trên những đặc điều về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Thanh Hoá, ta có thể thấy rằng, đây là tỉnh có thế mạnh trong phát triển chăn nuôi, lâm nghiệp, thuỷ sản gắn với công nghiệp chế biến và sự giao thương hàng hoá. Tuy nhiên, tỉnh vẫn gặp phải những khó khăn lớn trong quá trình phát triển KTNN như: sản xuất nông nghiệp vẫn còn tự túc, manh mún, kém115 hiệu quả, thiếu tính bền vững chưa thực sự chú trọng nhiều đến sản xuất hàng hoá và tăng thu nhập trên đơn vị đất canh tác. Bằng những phân tích và thực tế ta thấy được nguyên nhân chủ yếu là do công tác QLNN vẫn còn nhiều bất cập: Công tác quy hoạch còn nhiều hạn chế, thiếu tính sát thực, chưa gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ và đầu tư kết cấu hạ tầng. Hệ thống chính sách chưa đồng bộ, việc triển khai các chính sách còn chậm, thiếu tâm huyết và giải pháp cụ thể. Việc bố chí cán bộ trong công tác nông nghiệp không phù hợp, năng lực đội ngũ cán bộ cấp cơ sở còn nhiều hạn chế, chưa chủ động tham mưu phù hợp cho cơ quan cấp trên. Công tác thanh tra giám sát chưa được quan tâm thường xuyên nên chưa kịp thời giải quyết những vướng mắc ở cơ sở. Muốn KTNN ở tỉnh Thanh Hoá phát triển theo hướng hàng hoá bền vững thì đòi hỏi phải nâng cao vai trò QLNN về KTNN. Thông qua sự quản lý của nhà nước sẽ giúp mở rộng thị trường nông sản, tăng cường hỗ trợ đầu tư vốn cho nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất; rà soát, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, phát triển nông nghiệp gắn với chế biến, tiêu thụ và quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng. Qua đó thực hiện vai trò quản lý, điều tiết, hướng dẫn của Nhà nước, tạo điều kiện thúc đẩy KTNN phát triển nhanh và bền vững. Qua đây, tác giả mong muốn bằng những đóng góp ở một số vấn đề vừa mang tính lý luận vừa mang tính thực tiễn cũng như kiến thức, kỹ năng và hiểu biết trong công tác QLNN về KTNN được trình bày trong luận văn sẽ đóng góp phần nào trong công tác QLNN về KTNN trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá./.

pdf130 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 657 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đặc sản. - Thiết lập các vành đai cung cấp thực phẩm lớn cho các đô thị, khu công nghiệp lớn trên cơ sở các chuỗi liên kết ở các mức độ khác nhau để hướng tới khép kín chuỗi giá trị sản phẩm chăn nuôi từ trang trại đến bàn ăn. Giám sát và kiểm soát dịch bệnh hiệu quả; tăng cường dịch vụ thú y; quy định chặt chẽ việc quản lý và sử dụng thuốc thú y; áp dụng tiêu chuẩn an toàn thực phẩm theo chuỗi giá trị, phát triển công nghiệp chế biến đa dạng sản phẩm. b) Mục tiêu phát triển - Đưa tỷ trọng ngành chăn nuôi trong tổng GTSX ngành nông nghiệp lên 45% năm 2020 và 50% năm 2025. - Tập trung sản xuất ngành chăn nuôi theo vùng, ngành hàng theo các sản phẩm có lợi thế - Phát triển chăn nuôi kết hợp giữa hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội, tạo ra nhiều việc làm trong xã hội và bảo vệ môi trường. * Quy hoạch phát triển chăn nuôi a) Phát triển chăn nuôi lợn Phát triển đàn lợn hướng nạc đến năm 2020 đạt 520 nghìn con, đến năm 91 2025 đạt 780 nghìn con. Hình thành các vùng chăn nuôi lợn ngoại trang trại tập trung có tỷ lệ nạc cao theo hướng chăn nuôi công nghiệp khép kín, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu; đến năm 2020 phát triển khoảng 40 trang trại có công suất từ 1-5 nghìn nái ngoại hướng nạc. Đối với chăn nuôi nông hộ, phát triển chăn nuôi lợn lai có tỷ lệ nạc cao. b) Phát triển chăn nuôi bò: Tập trung phát triển đàn bò để khai thác thế mạnh của tỉnh về đất đai và đồng cỏ (nhất là phát triển đàn bò sữa và bò thịt). Đến năm 2020 tổng đàn bò có 280 nghìn (trong đó bò sữa 50 nghìn con); năm 2025 có 340 nghìn con (trong đó bò sữa 75 nghìn con); tốc độ tăng đàn bình quân đạt 3,8%/năm. Phấn đấu nâng tỷ lệ bò lai Zebu lên 66% năm 2020 và 75% năm 2025. Tổng sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng năm 2020 đạt khoảng 19,8 nghìn tấn và 22,5 nghìn tấn năm 2025. Sản lượng sữa năm 2020 đạt 126 nghìn tấn và 200 nghìn tấn năm 2025. c) Phát triển chăn nuôi trâu Phát triển đàn trâu trong những năm tới ngoài nhu cầu phục vụ sức kéo (ở các vùng mức độ cơ giới hóa trong sản xuất thấp) còn để lấy thịt đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của tỉnh và các vùng phụ cận. Đến năm 2020 và 2025 duy trì ổn định đàn trâu khoảng 200 nghìn con, trong đó đàn trâu thịt năm 2020 đạt 50 nghìn con, năm 2025 đạt 52 nghìn con. Sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng năm 2020 đạt khoảng 15 nghìn tấn, năm 2025 đạt khoảng 15,5 nghìn tấn. d) Phát triển chăn nuôi gia cầm: Phát triển chăn nuôi gia cầm tại tất cả các vùng trong tỉnh. Đến năm 2020 tổng đàn có 23 triệu con, năm 2025 có 26 triệu con, tăng bình quân 3,2%/năm. Áp dụng biện pháp nuôi thâm canh tập trung, tăng số lứa gia cầm xuất chuồng. Sản lượng thịt gia cầm xuất chuồng năm 2020 đạt 47,4 nghìn tấn, năm 2025 đạt 53,6 nghìn tấn; Sản lượng trứng năm 2020 đạt 250 triệu quả, năm 2025 đạt 283 92 triệu quả. e) Chăn nuôi khác: - Nuôi dê: Đến năm 2020 toàn tỉnh có 104 nghìn con, đến năm 2025 có 120 nghìn con, tập trung ở các huyện vùng trung du miền núi (chiếm trên 70% tổng đàn). - Khuyến khích xây dựng các mô hình chăn nuôi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao như: mô hình nuôi con đặc sản, mô hình nuôi thỏ, nuôi ong lấy mật, nhím, đà điểu, gà sao, chim trĩ, ba ba...ở các khu vực có điều kiện thích hợp. 3.1.3. Quy hoạch phát triển lâm nghiệp * Định hướng, mục tiêu chính: a) Định hướng phát triển Phát triển lâm nghiệp bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường; từng bước chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực canh tranh. Nâng cao chất lượng rừng, sớm hình thành vùng sản xuất rừng gỗ lớn, vùng luồng thâm canh tập trung, gắn với chế biến lâm sản và tiêu thụ sản phẩm. Khuyến khích thực hiện các biện pháp thâm canh rừng; cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng cao su, trồng lại rừng bằng cây đa tác dụng, năng suất cao. Phát triển ngành chế biến sâu theo hướng công nghiệp hiện đại, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao để xuất khẩu, thay thế dần các sản phẩm thô (dăm gỗ, nhựa thông, nứa thanh) như hiện nay. Đẩy mạnh thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. b) Mục tiêu phát triển: - Giai đoạn 2016-2020 duy trì độ che phủ rừng từ 52,5-52,6%, giai đoạn 2021-2025 duy trì ổn định 52,6%. - Tốc độ tăng trưởng GTSX (giá so sánh 2010) giai đoạn 2015-2020 đạt 12,1%, giai đoạn 2021-2025 đạt 11,8%. - Tỷ trọng ngành lâm nghiệp trong tổng GTSX ngành nông nghiệp năm 93 2020 là 8%, năm 2025 là 10%. * Quy hoạch phát triển lâm nghiệp a) Quy hoạch phát triển 3 loại rừng chính Về cơ bản ổn định theo kết quả rà soát, quy hoạch 3 loại rừng ban hành tại Quyết định số 2755/QĐ-UBND ngày 12/9/2007 của Chủ tịch UBND tỉnh tiến hành lập Quy hoạch 3 loại rừng đến năm 2020, trong đó việc rà soát quy hoạch 3 loại rừng theo hướng tiếp tục ổn định lâm phận quy hoạch rừng và đất lâm nghiệp như hiện nay: rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất b) Quy hoạch các vùng sản xuất lâm nghiệp hàng hóa có lợi thế: - Vùng kinh doanh gỗ lớn: Đến năm 2020 diện tích là 55.932 ha và ổn định diện tích này đến năm 2025, trong đó chăm sóc, bảo vệ rừng hiện có 27.800 ha. - Vùng luồng thâm canh tập trung: Đến năm năm 2020 là 29.982 ha, năm 2025 là 45.000 ha. - Phát triển sản phẩm quế: tập trung đến năm 2020 có khoảng 7.500 ha, sản lượng khai thác 37,5 nghìn tấn; đến năm 2025 đạt 20.000 ha. - Phát triển cây dược liệu: Nhu cầu dược liệu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu là rất lớn. Tỉnh phấn đấu đến năm 2020 sản lượng khai thác 500 tấn/năm và ổn định khoảng 1.000 tấn/năm đến năm 2025. - Cây mắc ca: Diện tích phù hợp trồng cây mắc ca trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 khoảng 2 nghìn ha, đến năm 2025 khoảng 5 nghìn ha. c) Quy hoạch các sản phẩm lâm nghiệp khác - Quy hoạch vùng kinh doanh gỗ nguyên liệu: Diện tích quy hoạch đến năm 2020 và 2025 là 88.662 ha. Các loại cây chính gồm: Keo lai, keo lá tràm, mỡ, bạch đàn và thông. - Phát triển lâm sản ngoài gỗ, khai thác có hiệu quả lâm đặc sản; phát triển trang trại lâm nghiệp, góp phần nâng cao giá trị kinh tế. 94 * Công tác bảo vệ rừng - Bảo vệ rừng: Bảo vệ tốt vốn rừng hiện có, bao gồm rừng tự nhiên và rừng trồng thuộc đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ và đất rừng sản xuất đến năm 2020 và 2025 là 609.012 ha. - Quản lý, sử dụng bền vững diện tích rừng tự nhiên; phát triển hệ sinh thái rừng đặc dụng, bảo vệ quỹ gen, bảo tồn đa dạng sinh học. * Công tác khai thác rừng Giảm khai thác rừng tự nhiên và tiến tới đóng cửa khai thác rừng tự nhiên; đẩy mạnh khai thác rừng trồng tập trung và cây trồng phân tán; khai thác có hiệu quả lâm sản ngoài gỗ với mục tiêu: - Khai thác gỗ: Đến năm 2020 đạt 898 ngàn m3, năm 2025 đạt trên 988 ngàn m3. - Khai thác tre, luồng: Đến năm 2020 đạt 54 triệu cây, năm 2025 đạt 61,5 triệu cây. - Khai thác nguyên liệu giấy ngoài gỗ: đến năm 2020 đạt 72 ngàn tấn, năm 2025 đạt 80 ngàn tấn. * Chế biến lâm sản Đầu tư nâng cấp, mở rộng sản xuất các cơ sở chủ yếu sau: Ba nhà máy giấy (Mục Sơn, Lam Kinh, Lam Sơn tổng công suất: 75.500 tấn nguyên liệu/năm). Nhà máy chế biến gỗ công nghiệp Thành Nam (Như Xuân) 150 ngàn m3 sản phẩm gỗ công nghiệp/năm 3.1.4. Quy hoạch phát triển ngành thủy sản * Định hướng, mục tiêu phát triển a) Định hướng phát triển Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu thủy sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sản xuất hàng hóa và phát triển bền vững gắn với việc tổ chức lại sản xuất ngành thủy sản ở tất cả các lĩnh vực: khai thác, nuôi trồng, hậu cần dịch 95 vụ và chế biến thủy sản theo chuỗi giá trị sản phẩm từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến tiêu thụ, nhằm nâng cao hiệu quả trong phát triển thuỷ sản. b) Mục tiêu cụ thể Mục tiêu đến năm 2025: - Tốc độ tăng GTSX thủy sản giai đoạn 2021-2025 đạt 7,5%/năm. - Cơ cấu GTSX thủy sản: Khai thác 47%, nuôi trồng 43%, dịch vụ 10%. - Tỷ trọng ngành thủy sản toàn ngành nông nghiệp đạt 22% năm 2025. - Tổng sản lượng thuỷ sản đạt 220 nghìn tấn; trong đó sản lượng khai thác đạt 140 nghìn tấn (trong đó khai thác xa bờ 104 nghìn tấn), sản lượng nuôi trồng đạt 80 nghìn tấn. * Về khai thác thuỷ sản - Chuyển đổi mạnh cơ cấu khai thác thủy sản theo hướng giảm tàu cá khai thác vùng biển ven bờ (có công suất dưới 20CV) tăng tàu có công suất lớn trên 90CV khai thác xa bờ, viễn dương, trong đó khuyến khích phát triển tàu khai thác hải sản hoạt động xa bờ có tổng công suất máy chính từ 400cv trở lên. Cơ cấu tàu khai thác ven bờ giảm từ 67% năm 2015 xuống còn 57% năm 2020 và 47% năm 2025; tàu khai thác xa bờ tăng từ 21% lên 29% năm 2020 và 37% năm 2025. * Về nuôi trồng thuỷ sản Tổng diện tích nuôi thuỷ sản năm 2020 là 24.000 ha,trong đó nuôi thủy sản nước ngọt là 16.300ha, nuôi thủy sản mặn lợ 7.700 ha; Đến năm 2025 là 29.000ha. Tổng sản lượng năm 2020 đạt 65.000 tấn, năm 2025 đạt 80.000 tấn. a) Đối với nuôi nước mặn Mở rộng và ổn định diện tích nuôi ngao Bến Tre lên 1.500 ha, năng suất đạt 10 tấn/ha trở lên; sản lượng đạt 15 nghìn tấn trở lên. Nuôi ngao tập trung ở các vùng bãi triều. b) Đối với nuôi nước lợ 96 - Tôm he chân trắng: Diện tích tôm he chân trắng năm 2020 đạt 500 ha, năm 2025 tăng lên 750; năng suất bình quân 15 tấn/ha; sản lượng năm 2020 đạt 7,5 nghìn tấn, năm 2025 đạt 11,25 nghìn tấn. - Tôm sú: Diện tích tôm sú giảm năm 2020 còn 3.573ha, năng suất đạt 0,39 tấn/ha, sản lượng đạt 1,8 nghìn tấn; năm 2025 giảm còn 3.323ha, năng suất đạt 0,5 tấn/ha, sản lượng đạt 1,5 nghìn tấn - Đầu tư nuôi cua chủ yếu xen canh, luân canh sau vụ nuôi tôm sú xuân hè ở vùng nội đê, vùng có hạ tầng đảm bảo qui trình kỹ thuật nuôi. Diện tích nuôi ổn định đến năm 2025 là 2.000ha. - Ngoài các đối tượng nuôi chủ lực có thể phát triển nuôi tôm rảo, cá vược, bống bớp, trồng rau câuở những nơi có điều kiện. c) Đối với nuôi nước ngọt - Đẩy mạnh chuyển dịch diện tích ruộng trũng cấy lúa năng suất thấp sang nuôi thuỷ sản; từ nay đến năm 2025 mỗi năm chuyển đổi khoảng 1.000 ha, nâng diện tích nuôi trồng nước ngọt lên 16.300ha năm 2020 và 21.300ha năm 2025. - Phát triển nuôi cá rô phi tập trung thâm canh xuất khẩu đến năm 2020 đạt 1.000ha, năng suất 18 tấn/ha, sản lượng 18 nghìn tấn; năm 2025 đạt 1.500 ha, năng suất 20 tấn/ha, sản lượng 30 nghìn tấn. - Phát triển nghề nuôi cá lồng truyền thống trên các lưu vực sông, suối, eo ngách, vụng của các hồ chứa lớn...Tăng từ 1.800 lồng năm hiện nay lên 2.500 lồng năm 2020 và ổn định đến năm 2025. * Quy hoạch chế biến thuỷ sản - Tiếp tục chuyển đổi hiệu quả cơ cấu sản phẩm trong lĩnh vực chế biến, giảm mạnh các sản phẩm chế biến thô và sơ chế, nâng cao tỷ trọng chế biến các mặt hàng, các sản phẩm bán thẳng vào các siêu thị tại các nước công nghiệp phát triển 97 - Đến năm 2020, chế biến nội địa đạt 60.200 tấn, chế biến xuất khẩu đạt 45.590 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 110 triệu USD; Đến năm 2025 chế biến nội địa đạt 76.000 tấn, chế biến xuất khẩu đạt 65.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 135 triệu USD. * Xây dựng các cơ sở hạ tầng và dịch vụ nghề cá - Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nghề cá, hình thành các trung tâm nghề cá ở khu vực hai bên bờ các cửa lạch lớn và đảo Mê. - Đầu tư nâng cấp xây dựng hệ thống chợ đầu mối tiêu thụ sản phẩm tại các khu vực nuôi trồng thuỷ sản tập trung, cảng cá tại Tĩnh Gia, Sầm Sơn, Hậu Lộc, quy mô 10.000m2/chợ. - Quy hoạch sắp xếp lại hệ thống hệ thống cung ứng dịch vụ vật tư nhiên liệu nghề cá như cơ sở đóng sửa tầu thuyền, cung ứng ngư cụ và các dịch vụ khác. 3.1.5. Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao * Định hướng phát triển chính Tập trung đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ cao trên diện rộng để phát triển các sản phẩm nông nghiệp có lợi thế của tỉnh, nâng tỷ trọng giá trị sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020 đạt 32,7%, năm 2025 đạt 50% tổng GTSX nông nghiệp toàn tỉnh. * Quy hoạch phát triển nông nghiệp công nghệ cao - Triển khai xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Lam Sơn - Sao Vàng, huyện Thọ Xuân, quy mô 800-1.000 ha và Khu nông nghiệp công nghệ cao thị trấn Thống Nhất, huyện Yên Định, quy mô 1.800 ha. - Hình thành vùng sản xuất nông nghiệp tập trung dọc đường Hồ Chí Minh, chủ yếu tại 25 xã ven đường Hồ Chí Minh thuộc 6 huyện: Thạch Thành, Cẩm Thủy, Ngọc Lặc, Thọ Xuân, Thường Xuân và Như Xuân với diện tích tự nhiên 71.250 ha. 98 - Hình thành mía thâm canh tưới công nghệ cao tại các huyện: Thạch Thành, Triệu Sơn, Thọ Xuân, Ngọc Lặc, Như Thanh quy mô 7.000 ha. - Vùng trồng cây ăn quả 6.000 ha tập trung dọc đường Hồ Chí Minh. - Vùng trồng cây thức ăn chăn nuôi 2.000 ha tại Như Thanh. Bằng những định hướng cụ thể như vậy, Thanh Hoá quyết tâm xây dựng thành công CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn, đưa nông nghiệp, nông thôn phát triển, từng bước thay đổi bộ mặt kinh tế nông thôn, xóa đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống của nhân dân, tạo điều kiện cho sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước. 3.2. Một số giải pháp quản lý nhà nước nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hoá Bằng những phân tích cụ thể thực trạng QLNN về KTNN ở phần trước và dựa trên điều kiện hoàn cảnh của tỉnh hiện nay thì tác giả xin đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện công tác QLNN nhằm phát triển KTNN: 3.2.1. Hoàn thiện các văn bản pháp luật về phát triển kinh tế nông nghiệp Nhà nước bằng việc sử dụng công cụ pháp luật để thực hiện công việc quản lý, tạo khuôn khổ pháp lý cho KTNN phát triển. Việc xây dựng và ban hành hệ thống phát luật về KTNN là rất quan trọng. Để làm tốt việc đó, tỉnh cần phải thực hiện một số giải pháp sau: * Tập trung rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, xây dựng và bổ sung thêm các văn bản mới phù hợp với với thực tế hoạt động KTNN tại Thanh Hoá. * Việc ban hành và thực hiện các văn bản hướng dẫn cần tiến hành nhanh chóng trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành tránh tình trạng văn bản hướng dẫn ban hành chậm làm việc triển khai các văn bản 99 pháp luật bị kéo dài so với thời gian quy định như tại một số huyện như: Ngọc Lặc, Cẩm Thuỷ, Nông Cống * Khi ban hành văn bản thì nội dung phải căn cứ vào tình hình thực tế, tránh việc xây dựng và ban hành văn bản chỉ là hình thức, không có những tìm hiểu và nghiên cứu kỹ về nội dung so với thực tế gây lãng phí. * Quan tâm hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra việc tổ chức thực hiện các văn bản có ý nghĩa quan trọng góp phần thực hiện có hiệu quả và là cơ sở quan trọng để sửa đổi, bổ sung các văn bản mới. Với sự phát triển của KTNN ở Thanh Hoá trong những năm vừa qua, cùng với yêu cầu hội nhập ngày càng sâu rộng của nền kinh tế nước ta thì việc xây dựng, hoàn thiện các văn bản pháp luật có ý nghĩa quyết định sự phát triển có hiệu quả và bền vững của sản xuất nông nghiệp. 3.2.2. Tổ chức thực hiện chính sách và tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp Bằng những chủ chương, chính sách cụ thể, các cấp lãnh đạo tỉnh Thanh Hoá đã khuyến khích, hỗ trợ phát triển nông nghiệp, giúp phát huy được tiềm năng, lợi thế của kinh tế ở mỗi vùng trong tỉnh; khuyến khích ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt; phù hợp với đặc điểm sản xuất, tập quán, điều kiện kinh tế; quan tâm hỗ trợ với những vùng sản xuất đang còn khó khăn và khuyến khích các phong trào thi đua trong thâm canh tăng năng xuất, chuyển dịch cơ cấu. UBND tỉnh cần ra soát, bổ sung các cơ chế, chính sách cụ thể sau: 3.2.2.1. Chính sách về đất đai Từ thực tế của quá trình phát triển KTNN đã đặt ra những vấn đề đòi hỏi phải tăng cường, hoàn thiện công tác QLNN về đất đai. Để làm tốt công tác đó cần phải tổ chức thực hiện tốt pháp luật, chính sách về đất đai phù hợp với chủ trương phát triển, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn của tỉnh. 100 * Triển khai và thực hiện tại các huyện như: Hoằng Hoá, Quảng Xương, Nông Cống, Hà Trungchính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào công nghiệp, nông thôn theo Nghị định 61/2010/NĐ-CP ngày 04/6/2010 của chính phủ về hỗ trợ miễn, giảm tiền sử dụng đất; miễn giảm tiền thuê đất, hỗ trợ đào tạo, hỗ trợ tư vấn thị trường cho doanh nghiệp, ưu tiên các doanh nghiệp xây dựng cơ sở chế biến và xuất khẩu các sản phẩm nông sản. Đi cùng vói đó là việc hướng dẫn, tổ chức thực hiện Nghị định 42/2012/NĐ-CP về quản lý và sử dụng đất trồng lúa của Chính phủ; quy định của Luật đất đai năm 2013. * Tổ chức sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, quy mô lớn theo hướng liên kết vùng đối với các sản phẩm có lợi thế của Thanh Hoá; đẩy mạnh dồn điền đổi thửa và có cơ chế, chính sách khuyến khích tích tụ ruộng đất, hỗ trợ các doanh nghiệp, các hộ có điều kiện thuê lại đất của nông dân để phát triển sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng sản xuất theo hình thức cánh đồng mẫu lớn, phát huy mối liên kết 4 nhà, từng bước nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích. * Tiếp tục khuyến khích tích tụ ruộng đất thông qua các hình thức: Chuyển dịch giữa nông dân với nông dân (dồn điền đổi thửa hoặc mua, thuê lại đất của nhau); thông qua HTX (hộ nông dân cùng góp đất để sản xuất, hoặc hộ nông dân không góp đất nhưng đóng góp ý kiến); thông qua các công ty, doanh nghiệp nông nghiệp (nông dân góp vốn bằng quyền sử dụng đất, doanh nghiệp thuê lại đất của nông dân và mô hình cánh đồng mẫu lớn). Đẩy mạnh phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đưa lao động ra khỏi nông thôn không phải chỉ bằng công nghiệp mà bằng cả dịch vụ. * Tiếp tục thực hiện nhanh việc giao đất, khoán rừng trong lâm nghiệp và chính sách khuyến khích cộng đồng thôn, bản, xã, nhân dân tham gia bảo vệ rừng tự nhiên và phát triển rừng kinh tế... 101 * Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư, quản lý đất đai, xây dựng, bãi bỏ các thủ tục phiền hà, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn tại các huyện như: Quảng Xương, Hoằng Hoá, Hà Trung, Nông Cống, Yên Định... * Hạn chế việc thu hồi đất nông nghiệp cho các mục đích khác. Trọng tâm tại các huyện ven Thành phố Thanh Hoá; áp dụng chính sách hỗ trợ, đảm bảo lợi ích chính đáng của người sử dụng đất bị thu hồi; tạo điều kiện thuận lợi về thể chế để nông dân chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong nội bộ ngành nông nghiệp, đạt hiệu quả sử dụng đất cao hơn, bao gồm cả việc thay đổi cây trồng trên đất lúa nhưng không làm mất năng lực sản xuất lúa về lâu dài. * Tăng cường quản lý về đất đai, kiểm tra giám sát việc sử dụng đất. Sau giao đất không sử dụng phải thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Khuyến khích các thành phần kinh tế được giao đất tham gia các dự án đầu tư phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản 3.2.2.2. Chính sách tài chính, tín dụng hỗ trợ sự phát triển của kinh tế nông nghiệp Yếu tố vốn luôn là vấn đề sống còn của mọi đơn vị sản xuất kinh doanh, là điều kiện quyết định đến sự phát triển của cả nền kinh tế nói chung và của KTNN nói riêng. Do đó, để phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa, bền vững ở tỉnh Thanh Hóa cần thực hiện một số giải pháp về chính sách tài chính, tín dụng sau: * Tập trung triển khai thực hiện Nghị định số 41/2010 NĐ-CP của chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, lồng ghép với các chương trình, dự án xây dụng NTM. Theo đó Ngân hàng Nông nghiệp & PTNN, ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức, cá nhân có nhu cầu về vốn phát triển sản xuất, kinh doanh và chế biến nông sản. 102 * Phải gắn tín dụng thương mại với đầu tư phát triển, khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp, hộ sản xuất đầu tư mua máy móc, đổi mới công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. * Huy động sự đóng góp của nhân dân cho nhu cầu đầu tư phát triển, kể cả vốn và công lao động của nhân dân theo phương châm “ Nhà nước và nhân dân cùng làm” để xây dựng hệ thống giao thông nội đồng, thủy lợi nội đồng, xây dựng nhà xưởng, trang thiết bị máy móc, vốn phát triển sản xuất... * Mạnh dạn phát triển đa dạng các hình thức tín dụng nông thôn, khuyến khích mọi hình thức tín dụng nhằm hỗ trợ vốn cho nông dân. Có chính sách ưu đãi cho hộ nghèo, đồng bào dân tộc, vùng núi, vùng sâu, vùng xa... vay vốn để sản xuất, tự vươn lên xóa đói giảm nghèo. Đơn giản hóa thủ tục cho vay, ban hành hệ thống lãi suất tín dụng hợp lý, tạo điều kiện thuận tiện, tin cậy cho nông dân vay vốn và gớp vốn, giúp hộ nông dân phát huy tối đa nội lực để sản xuất nông sản theo hướng hàng hóa. 3.2.2.3. Chính sách khuyến khích đưa khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu lực của các tổ chức khoa học và công nghệ, tạo điều kiện để hình thành các doanh nghiệp khoa học và công nghệ, hình thành các thị trường khoa học và công nghệ trong nông nghiệp: * Đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ cơ chế quản lý, tổ chức, hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư và xây dựng chính sách trọng dụng đội ngũ cán bộ khoa học - công nghệ. * Đẩy mạnh xã hội hóa một số loại hình dịch vụ sự nghiệp công lập theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm; huy động sự tham gia của tất cả các thành phần kinh tế, đặc biệt các doanh nghiệp ngoài nhà nước vào các hoạt động khoa học công nghệ, đào tạo và các dịch vụ nông nghiệp khác; phân cấp mạnh 103 mẽ hoạt động khuyến nông cho các tổ chức nông dân và doanh nghiệp; tăng kinh phí đầu tư cho khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực và khuyến nông. * Xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng khoa học, công nghệ sinh học. Trước mắt ưu tiên tập trung đầu tư nâng cao năng lực cho các Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật giống cây trồng nông nghiệp, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, phát huy vai trò đầu tầu trong nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để nhân, sản xuất các dòng, giống cây trồng, vật nuôi mới đáp ứng yêu cầu phát triển các sản phẩm tỉnh có lợi thế; chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật mới phục vụ phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, tiến tới nghiên cứu thành lập Viện nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật nông, lâm, nghiệp và thủy sản. Tổ chức đánh giá các Trung tâm giống về hiệu quả đầu tư và triển khai các nhiệm vụ được giao; mức độ ứng dụng và công bố các sản phẩm khoa học công nghệ (số giống, quy trình công nghệ đã được công nhận, quy mô áp dụng,...). * Xây dựng, phát triển khu nông nghiệp công nghệ cao trên các huyện có lợi thế như: Hoằng Hoá, Nông Cống, Bỉm Sơn, Ngọc Lặc, Cẩm Thuỷ, Quảng Xương; Đây là nợi tiếp nhận, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, phù hợp với điều kiện của thanh hóa, tạo tiền đề cho việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh; gắn kết hoạt động nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao với việc đào tạo tấp, huấn kỹ thuật và xây dựng chuyển giao mô hình công nghệ cao cho các cá nhân, tổ chức kinh tế trong lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp; Triển khai áp dụng một số khâu về công nghệ cao trong sản xuất thâm canh cây trồng, vật nuôi trên địa bàn toàn tỉnh; Gắn kết các hoạt đông nghiên cứu, đào tạo, chuyên giao với các hoạt động tham quan, du lịch sinh thái trong khu nông nghiệp công nghệ cao. 104 * Mở rộng hợp tác phát triển khoa học và công nghệ với các tỉnh, thành và các nước; phát triển mạnh các hoạt động tư vấn, dịch vụ khoa học và chuyển giao công nghệ. Xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ có trình độ cao, có tâm huyết, trung thực, tận tụy; có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất và năng lực tốt, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp. 3.2.2.4. Chính sách thị trường và tiêu thụ sản phẩm Nông sản phẩm Thanh Hóa được xác định tiêu thụ tại thị trường trong tỉnh là chủ yếu, ngoài ra dành một phần cung cấp cho các tỉnh khác và tham gia xuất khẩu. Tuy nhiên, trước xu hướng hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt nhất là với hàng hóa nhập khẩu. Để tháo gỡ khó khăn, kích thích sản xuất phát triển, giải pháp thị trường cần tập trung giải quyết các vấn đề sau: * Chú trọng công tác dự báo thị trường nông sản, đặc biệt là dự báo trung và dài hạn về: số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hoá mà thị trường cần; tình hình cung - cầu, giá cả của mỗi chủng loại hàng hoá. Trên cơ sở thông tin thị trường, xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư sản xuất, lựa chọn hình thức và thời điểm tham gia thị trường hiệu quả nhất. * Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, dự báo thị trường, khuyến khích, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, các nhà khoa học trong và ngoài tỉnh ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm để phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản trong nước và từng bước xuất khẩu. Thực hiện tốt chương trình “Liên kết 4 nhà” để đẩy mạnh tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng. * Đầu tư phát triển hệ thống tiêu thụ nông sản như: chợ, siêu thị nông sản, nhanh chóng hình thành những trục, những tụ điểm giao lưu hàng hoá trên địa bàn nông thôn, tiêu thu nông sản. Hướng dẫn, tạo điều kiện để các 105 HTX có thể đảm nhiệm dịch vụ đầu ra cho nông sản hàng hoá. * Hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, HTX, cơ sở, làng nghề xây dựng thương hiệu sản phẩm, xây dựng chỉ dẫn địa lý, đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp... để đảm bảo quyền pháp lý cho thương hiệu, sản phẩm, đáp ứng các tiêu chuẩn, quy định của nước nhập khẩu, cung cấp cho thị trường những sản phẩm nông nghiệp có chất lượng và giá trị cao. Từ nay đến năm 2020, xây dựng các thương hiệu hàng hóa nông sản Xứ Thanh như: lúa gạo, mía, cói, sữa bò, luồng...; xây thương hiệu cho các sản phẩm: Mắm tép Hà Yên - Hà Trung, Tơ Hồng Đô - Thiệu Hóa, Rượu Làng Quảng - TP Thanh Hóa, Nón lá Trường Giang - Nông Cống, Tương Làng Ái - Yên Định, Bánh gai Tứ Trụ - Thọ Xuân, Nước mắm Khúc Phụ - Hoằng Hóa, Nước mắm Do Xuyên - Ba Làng - Tĩnh Gia, Chè lam Phủ Quảng - Vĩnh Lộc. * Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức cho nông dân về việc xây dựng và phát triển nhãn hiệu, thương hiệu hàng hóa nông sản nhất là các thương hiệu đã có chỗ đứng trên thị trường như: nước mắm Ba Làng Tĩnh Gia, mía đường Lam Sơn, chiếu cói Nga Sơn; quảng bá vai trò, tác dụng của sở hữu trí tuệ với việc phát triển đặc sản của nông dân; tăng cường công tác QLNN về sở hữu trí tuệ, nhãn mác, thương hiệu. 3.2.2.5. Chính sách lao động và đào tạo nguồn nhân lực Để phát triển nguồn nhân lực tạo sự phát triển mạnh cả về chiều rộng và chiều sâu cần thiết phải thực hiện các giải pháp sau: * Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Thực hiện các nhiệm vụ đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 23/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó có lựa chọn trọng tâm, trọng điểm như: đào tạo lao động nông thôn có trình độ sơ cấp nghề; kỹ thuật viên cần có chứng chỉ hành nghề; tập huấn kỹ thuật cho lao động trực tiếp sản xuất nông nghiệp; đào tạo lao động nông thôn có 106 chứng chỉ nghề để đủ điều kiện hợp đồng với các doanh nghiệp nông nghiệp. Phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ lao động nông thôn được đào tạo đạt 50%. * Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức: nâng cao chất lượng tuyển dụng, xây dựng điều kiện, tiêu chuẩn đối với công chức, viên chức; xây dựng vị trí việc làm, áp dụng cơ chế điều động, biệt phái, luân chuyển công chức trong hệ thống ngành. * Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý HTX, tổ hợp tác: Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuẩn cho các cán bộ quản lý HTX, tổ hợp tác; phát hiện, tổng kết các mô hình thực tiễn về kinh tế hợp tác, HTX, tổ chức, liên kết sản xuất để phổ biến, nhân rộng thông qua các chương trình bồi dưỡng, tập huấn phù hợp. * Xây dựng đội ngũ chuyên gia và nhà khoa học giỏi trong từng lĩnh vực, từng sản phẩm nông nghiệp tỉnh có lợi thế. Xây dựng đội ngũ trí thức phục vụ nông nghiệp nông thôn; xây dựng quỹ cho trí thức trẻ vay lập nghiệp ở nông thôn (xây dựng doanh nghiệp, xây dựng trang trại, mở dịch vụ khoa học công nghệ, dịch vụ nông nghiệp), thu hút trí thức trẻ về làm việc ở nông thôn. * Thành lập phân hiệu 2 của Học viện Nông nghiệp Việt Nam trên cơ sở nhập Trường Cao đẳng nông lâm Thanh Hóa và Khoa Nông lâm - Trường Đại học Hồng Đức. * Khuyến khích các trường đại học tham gia nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ thông qua việc đẩy mạnh phương thức đặt hàng giao trực tiếp trong lĩnh vực khoa học công nghệ, ưu tiên tạo ra sản phẩm, quy trình công nghệ cao phục vụ phát triển sản phẩm chủ lực của ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn. * Tổ chức rà soát hệ thống khuyến nông từ tỉnh đến huyện, xã; đào tạo tập huấn để nâng cao trình độ cán bộ khuyến nông; xây dựng mạng lưới 107 khuyến nông tham gia trực tiếp vào chuyển giao khoa học công nghệ gắn với đào tạo nghề cho nông dân trên sản phẩm có lợi thế của vùng. * Tập trung nâng cao năng lực và bổ sung chức năng, nhiệm vụ cho đoàn quy hoạch nông, lâm nghiệp Thanh Hóa để làm tốt chức năng dự báo thị trường. * Tập trung nâng cao năng lực và bổ sung chức năng, nhiệm vụ cho Trung tâm phát triển nông thôn Thanh Hóa để tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp, HTX, giúp các doanh nghiệp, HTX lập dự án sản xuất, tiếp cận các nguồn vốn từ chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp của Chính phủ và các nguồn vốn từ quỹ môi trường, quỹ khoa học công nghệ và các dự án ODA. 3.2.2.6. Bảo vệ môi trường Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng công tác bảo vệ môi trường, coi đây là bước đi tất yếu cần thực hiện để hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững và xây dựng NTM trong giai đoạn đẩy mạnh CNH,HĐH đất nước. Trên tinh thần chung đó, tỉnh Thanh Hoá cần chú trọng tới các vấn đề: * Tiến hành đánh giá hiện trạng môi trường đối với toàn bộ các cụm tiểu thủ công nghiệp-làng nghề, các cơ sở sản xuất. Những ngành nghề có gây ô nhiễm cần phải được đưa vào các khu công nghiệp. Kiểm soát nghiêm ngặt nguồn ô nhiễm trong sản xuất các sản phẩm nông nghiệp nông thôn. * Khuyến khích các cơ sở sản xuất, chế biến đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ thiết bị, hiện đại hóa các công nghệ truyền thống theo phương châm kết hợp giữa công nghệ tiên tiến với công nghệ truyền thống. Khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng sạch. * Tạo cơ chế khuyến khích các cơ sở phát triển các sản phẩm sạch và an toàn thân thiện với môi trường, khuyến khích sử dụng nguồn nguyên liệu tái sinh. Trong giai đoạn tiếp theo, cần đưa nội dung thẩm định tác động đối với môi trường của các cơ sở sản xuất, chế biến nông lâm thủy sản...trước khi cho 108 phép hoạt động. * Áp dụng công nghệ, kỹ thuật canh tác cao, thân thiện với môi trường. Đối với quỹ đất lúa nước, cần phát huy hiệu quả các giống có năng suất, chất lượng cao hiện có; đồng thời thử nghiệm đưa vào gieo trồng các giống mới cho năng suất cao, chất lượng tốt; tăng cường thực hiện các biện pháp thâm canh cải tiến (quản lý dịch hại tổng hợp; quản lý dinh dưỡng và quản lý nước) trên cơ sở các căn cứ khoa học và thực tiễn sản xuất lúa của tỉnh để đảm bảo an ninh lương thực cho tỉnh. * Thực hiện có hiệu quả các biện pháp quản lý đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, trong đó có khu bảo tồn thiên nhiên. Xây dựng cơ chế khuyến khích ưu đãi người trồng rừng nhằm tăng mật độ che phủ, hạn chế xói mòn, rửa trôi, sạt lở đất. Về dịch vụ môi trường rừng. Tập trung khai thác có hiệu quả dịch vụ môi trường rừng, bao gồm: chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Nghị định số 99/2010/NĐ- CP; triển khai có hiệu quả dự án rừng và đồng bằng do Chính phủ Mỹ tài trợ. Nâng cao năng lực quản lý rừng từng bước tiếp cận thị trường các bon thế giới để xuất khẩu các bon, tạo nguồn lực tài chính tái đầu tư phát triển lâm nghiệp. * Tăng cường công tác bảo vệ môi trường, xử lý ô nhiễm nước biển, hồ ao, mặt nước chuyên dùng, ô nhiễm đất; đẩy mạnh công tác giáo dục bảo vệ môi trường. 3.2.3. Hoàn thiện công tác quy hoạch định hướng phát triển kinh tế nông nghiệp Dựa trên quy hoạch tổng thể phát triển KTXH tỉnh Thanh Hoá đến năm 2020. Việc hoàn thiện quy hoạch, định hướng phát triển KTNN ở tỉnh Thanh Hoá cần phải đảm bảo các yêu cầu và thực hiện các giải pháp cơ bản sau: Đầu tiên đó là công tác quy hoạch phát triển KTNN phải đảm bảo các yêu cầu là quy hoạch sản xuất phải gắn với quy hoạch chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm, gắn với quy hoạch kết cấu hạ tầng tỉnh Thanh Hoá. Bên 109 cạnh đó, việc phát triển vùng nguyên liệu phải được gắn với việc quy hoạch chế biến. Các vùng nguyên liệu chính như: mía đường Lam Sơn, cói Nga Sơnphải được quy hoạch chặt chẽ trên cơ sở đảm bảo các yếu tố thuận lợi: giao thông nội đồng, có cơ sở cung cấp giống, có tổ chức phòng ngừa sâu bênh, thực hiện hợp đồng mua bán chặt chẽ giữa nhà máy với hộ nông dân và chủ trang trại để đảm bảo lợi ích kinh tế cho bà con yên tâm sản xuất. Quy hoạch phát triển các ngành sản xuất thuộc nông nghiệp phải dựa trên cơ sở sinh thái, gắn chặt mối quan hệ hữu cơ phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, phục vụ lợi ích cộng đồng lâu dài và ổn định. Trong quá trình quy hoạch nên lấy ý kiến người dân trong vùng quy hoạch, quan tâm đến việc phân tích các dữ liệu dự báo, có luận cứ khoa học và đặc biệt là quan tâm đến ý kiến phản biện của các chuyên gia, các ngành liên quan để đảm bảo quy hoạch khả thi. Thứ hai, cần phải rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch để hình thành vùng sản xuất chuyên canh tập trung, hàng hóa đối với các sản phẩm có lợi thế như cây mía, sắn, dứa, cao su, thủy sản,... Đối với quy hoạch mía, sắn cần có quy hoạch tổng thể toàn tỉnh để thuận lợi cho công tác quản lý và chỉ đạo sản xuất vì đây là những loại cây trọng tâm của phát triển nông nghiệp tỉnh Thanh Hoá. Cùng với đó sẽ đưa ra những chính sách, quy hoạch tạo điều kiện cho các cây trồng có thế mạnh của tỉnh như: quy hoạch vùng lúa năng suất, chất lượng hiệu quả kinh tế cao tỉnh Thanh Hóa, quy hoạch vùng sản xuất lạc vùng ven biển tập trung, vùng sản xuất cây dược liệu tại khu vực trung du miền núi Thứ ba, các địa phương trên cơ sở các quy hoạch phải được phê duyệt, phát huy các tiềm năng, lợi thế xây dựng vùng sản xuất hàng hóa cho phù hợp với tình hình thực tiễn, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường. Muốn đạt được điều này và khắc phục hạn chế của quá trình chuyển 110 đổi cần nhanh chóng thực hiện việc dồn điền, đổi thửa, khuyến khích các hộ nông dân có ruộng cùng một xứ đồng hợp tác để xây dựng vùng chuyên canh, sản xuất cùng một loại sản phẩm phù hợp với đặc điểm của địa phương và nhu cầu của thị trường. Các hộ trong vùng quy hoạch không có lao động, thiếu thốn, thiếu tư liệu sản xuất có thể chuyển nhượng đất cho hộ các điều kiện tích tụ ruộng đất để đầu tư sản xuất hàng hóa lớn; các hộ cho thuê, góp vốn bằng đất, chuyển nhượng đất chuyển sang sản xuất các ngành nghề phù hợp khác. Sau cùng, các cấp chính quyền địa phương với tư cách là người quản lý, định hướng, nắm giữ trong tay các tiềm lực, thông tin về thi trường, nhất thiết phải đảm bảo thực hiện cân đối cung – cầu ngay từ khâu bố trí sản xuất, nhất là đối với các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị cao. Thông qua hệ thống khuyến nông và hệ thống các cơ quan, trung tâm nghiên cứu khoa học, thực hiện khuyến cáo, địn hướng sản xuất, hỗ trợ, giúp đỡ các chủ hộ sản xuất hàng hóa. Quan tâm hơn nữa đến việc bố trí sản xuất chứ không để người dân tự quyết và chạy theo nhu cầu thị trường dẫn đến tình trạng thiếu, thừa sản phẩm,ảnh hưởng đến vùng hoạch vùng nguyên liệu hay những yêu cầu về hệ sinh thái và môi trường. 3.2.4. Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp * Hệ thống các công trình thuỷ lợi Tập trung đầu tư hoàn thiện hệ thống thủy lợi nội đồng, củng cố hệ thống thủy nông cơ sở đáp ứng yêu cầu sản xuất lúa và cây rau màu, yêu cầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa; ưu tiên đầu tư các vùng đất chuyên canh. Phấn đấu đến năm 2020, nâng tỷ lệ tưới tiết kiệm lên 50% vùng lúa trọng điểm của Thanh Hoá, 50% rau màu và 100% mía thâm canh; 100% vùng nuôi thủy sản thâm canh có hệ thống cơ sở hạ tầng thủy lợi hiện đại. 111 Tiếp tục đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi nhỏ ở các vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, cấp nước tưới và phục vụ sinh hoạt. Phát triển thuỷ lợi phục vụ nuôi trồng thuỷ sản, công nghiệp, sinh hoạt, cải tạo môi trường vùng ven biển; hỗ trợ về công nghệ, dịch vụ tư vấn về các phương pháp tiết kiệm nước; nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác công trình thủy lợi. Đầu tư xây dựng các công trình lớn để điều tiết lũ, kiểm soát triều, ngăn mặn, giữ ngọt, tiêu úng, hạn chế các tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng. * Hạ tầng nông, lâm nghiệp Lĩnh vực nông nghiệp: ưu tiên các chương trình, dự án phát triển giống cây, con năng suất, chất lượng cao và khả năng chống chịu với sâu bệnh, biến đổi khí hậu; đầu tư các dự án giám sát, phòng ngừa và kiểm soát sâu bệnh, dịch bệnh; hỗ trợ đầu tư bảo quản, chế biến, giảm tổn thất sau thu hoạch và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Lĩnh vực lâm nghiệp: Ưu tiên đầu tư phát triển các giống cây lâm nghiệp phục vụ trồng rừng kinh tế; hợp tác chặt chẽ với các công ty giống tư nhân nhằm nhân rộng và phát triển hệ thống cung cấp giống; đầu tư nâng cao năng lực phòng cháy chữa cháy rừng; đầu tư phát triển mô hình quản lý lâm nghiệp cộng đồng và phát triển dịch vụ môi trường rừng. * Hệ thống hạ tầng thủy sản Tăng đầu tư cơ sở hạ tầng cho nuôi trồng thủy sản tập trung (tôm he chân trắng quy mô công nghiệp, cá rô phi xuất khẩu), phát triển giống thủy sản, hệ thống cảnh báo và giám sát môi trường, hệ thống quản lý dịch bệnh và thú y thủy sản; tiếp tục đầu tư sắp xếp quy hoạch các dự án cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão, trong đó ưu tiên nâng cấp Cảng cá Lạch Hới lên cảng cá loại 1 để tranh thủ vốn đầu tư của Trung ương. Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đài trạm thông tin ven biển phục vụ tàu 112 thuyền đánh bắt hải sản, chủ động cảnh báo kịp thời ứng phó với các cơn bão, sóng thần và các tai nạn, rủi ro trên biển, cứu hộ cứu nạn, tăng cường bảo vệ, hỗ trợ đảm bảo an toàn cho ngư dân hoạt động trên biển. Xây dựng lực lượng kiểm ngư đủ mạnh để bảo vệ nguồn lợi hải sản gắn với hỗ trợ ngư dân khai thác xa bờ. * Hệ thống giao thông phục vụ sản xuất nông nghiệp Tiếp tục hiện đầu tư quy hoạch giao thông nông thôn gắn với xây dựng NTM theo Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Thanh Hoá đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã được phê duyệt tại Quyết định số 584/QĐ-UBND ngày 6/3/2006. Nhằm đảm bảo cho nông nghiệp, nông thôn có đủ điều kiện phát triển cơ giới hóa trong các khâu trước, trong và sau quy hoạch, cơ giới hóa thủy lợi, (tưới, tiêu), phát triển công nghiệp, ngành nghề nông thôn... cần phát huy mọi nguồn có thể khai thác. 3.2.5. Phát triển các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp Để phát triển KTNN, Thanh Hoá cần triển khai tốt việc phát triển kinh tế trang trại, kinh tế tập thể và thực hiện luật doanh nghiệp nhằm đa dạng hóa các loại hình tổ chức sản xuất nông nghiệp trong cơ chế thị trường. Phát triển các loại hình kinh tế trong nông nghiệp gồm các vấn đề sau: - Phát triển mạnh mẽ kinh tế trang trại, nông trại gia đình, đặc biệt tại các huyện có nhiều lợi thế như: Thọ Xuân, Nga Sơn, Tĩnh Gia, Hà Trung và khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư để phát triển nông nghiệp. Đồng thời tăng cường vai trò kinh tế nhà nước. Tổ chức thực hiện có hiệu quả việc sắp xếp lại các nông, lâm trường quốc doanh theo Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 26 tháng 6 năm 2003 của Bộ chính trị, để thực sự trở thành trung tâm hướng dẫn khoa học, kỹ thuật, thúc đẩy phát triển kinh tế trung du, miền núi. 113 - Khuyến khích thành lập các HTX chuyên doanh, đẩy nhanh phát triển kinh tế trang trại theo hướng sản xuất hàng hóa. Thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cho các chủ hộ, chủ ttrang trại và chủ các doanh nghiệp. - Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTX nông nghiệp. Cần tuyên dương những nỗ lực vươn lên trong giai đoạn khó khăn của các HTX như: HTX Phú Lộc (Hậu Lộc), HTX Cẩm Thạch (Cẩm Thủy), HTX Xuân Tín (Thọ Xuân), HTX Quỳ Chữ (Hoằng Hóa) để từ đó làm cơ sở, động lực để các HTX đang còn khó khăn phấn đấu; hỗ trợ giải quyết khó khăn vướng mắc cho các HTX, tuyên truyền, vận động xây dựng các HTX mới trên cơ sở liên kết, hợp tác tự nguyện giữa các hộ, trang trại, doanh nghiệp bằng nhiều hình thức, quy mô, cấp độ; tổ chức đào tạo cán bộ HTX. - Thúc đẩy nhanh việc thực hiện sắp xếp, đổi mới các nông, lâm trường để nâng cao hiệu quả sử dụng đất và hình thành các trung tâm hướng dẫn khoa học kỹ thuật cho khu vực trung du miền núi. - Thành lập mới và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ hợp tác và HTX trong lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp mà trọng tâm là dịch vụ thủy lợi và tiêu thụ nông sản cho nông dân. - Các cấp ban ngành của tỉnh Thanh Hoá phải là cầu nối thực hiện liên kết sản xuất giữa nông dân, các nhà khoa học và doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả sản xuất – kinh doanh trong nông nghiệp. 114 KẾT LUẬN Nông nghiệp giữ một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế đất nước, tạo ra nhiều công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho số đông dân cư, nông dân, bảo đảm an sinh xã hội và là chỗ dựa quan trọng cho kinh tế Việt Nam vươn lên sau thời kỳ suy giảm kinh tế. Với vị trí quan trọng như vậy, trong quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, Việt Nam cần nhìn nhận đúng vai trò của lĩnh vưc này và xây dựng được chiến lược phát triển nông nghiệp hợp lý đặt trong cơ cấu ngành tổng thể của nền kinh tế, thì sẽ tận dụng có hiệu quả thế mạnh của nông nghiệp. Để KTNN phát triển đúng định hướng và đạt các mục tiêu đặt ra thì việc QLNN về KTNN đóng vai trò đặc biệt quan trọng. QLNN về KTNN là sự quản lý vĩ mô của nhà nước đối với nông nghiệp thông qua các công cụ quy hoạch, kế hoạch, pháp luật và các chính sách để tạo điều kiện và tiền đề thuận lợi nhất cho các hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp hướng tới mục tiêu chung của toàn bộ nền kinh tế. QLNN về KTNN bao gồm cả việc xử lý những việc ngoài khả năng tự giải quyết của đơn vị kinh tế trong quá trình hoạt động kinh tế trên tất cả các lĩnh vực sản xuất, luu thông, phân phối, tiêu dung các sản phẩm nông nghiệp. Bên cạnh đó, QLNN về KTNN còn điều tiết các lợi ích giữa các vùng, các ngành, sản phẩm nông nghiệp, giữa nông nghiệp với toàn bộ nền kinh tế. Và sau cùng, sự quản lý của nhà nước còn kiếm soát đối với tất cả các hoạt động trong nền nông nghiệp và kinh tế nông thôn, làm ổn định và lành mạnh mối quan hệ KTXH. Dựa trên những đặc điều về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Thanh Hoá, ta có thể thấy rằng, đây là tỉnh có thế mạnh trong phát triển chăn nuôi, lâm nghiệp, thuỷ sản gắn với công nghiệp chế biến và sự giao thương hàng hoá. Tuy nhiên, tỉnh vẫn gặp phải những khó khăn lớn trong quá trình phát triển KTNN như: sản xuất nông nghiệp vẫn còn tự túc, manh mún, kém 115 hiệu quả, thiếu tính bền vữngchưa thực sự chú trọng nhiều đến sản xuất hàng hoá và tăng thu nhập trên đơn vị đất canh tác. Bằng những phân tích và thực tế ta thấy được nguyên nhân chủ yếu là do công tác QLNN vẫn còn nhiều bất cập: Công tác quy hoạch còn nhiều hạn chế, thiếu tính sát thực, chưa gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ và đầu tư kết cấu hạ tầng. Hệ thống chính sách chưa đồng bộ, việc triển khai các chính sách còn chậm, thiếu tâm huyết và giải pháp cụ thể. Việc bố chí cán bộ trong công tác nông nghiệp không phù hợp, năng lực đội ngũ cán bộ cấp cơ sở còn nhiều hạn chế, chưa chủ động tham mưu phù hợp cho cơ quan cấp trên. Công tác thanh tra giám sát chưa được quan tâm thường xuyên nên chưa kịp thời giải quyết những vướng mắc ở cơ sở. Muốn KTNN ở tỉnh Thanh Hoá phát triển theo hướng hàng hoá bền vững thì đòi hỏi phải nâng cao vai trò QLNN về KTNN. Thông qua sự quản lý của nhà nước sẽ giúp mở rộng thị trường nông sản, tăng cường hỗ trợ đầu tư vốn cho nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất; rà soát, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, phát triển nông nghiệp gắn với chế biến, tiêu thụ và quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng. Qua đó thực hiện vai trò quản lý, điều tiết, hướng dẫn của Nhà nước, tạo điều kiện thúc đẩy KTNN phát triển nhanh và bền vững. Qua đây, tác giả mong muốn bằng những đóng góp ở một số vấn đề vừa mang tính lý luận vừa mang tính thực tiễn cũng như kiến thức, kỹ năng và hiểu biết trong công tác QLNN về KTNN được trình bày trong luận văn sẽ đóng góp phần nào trong công tác QLNN về KTNN trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá./. 116 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa X , Nghị quyết 26- NQ/TƯ; “về nông nghiệp nông dân và nông thôn” . 2. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, chiến lược phát triển KTXH 2011 – 2020 3. Tác giả: Thịnh Văn Khoa, Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với kinh tế trang trại hiện, Luận văn thạc sĩ Quản lý nhà nước, Học viện Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2002. 4. Tác giả: Đoàn Tranh, Phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010 - 2020 (2012), Luận án Tiến sỹ. 5. Các Mác – Ph. Ăng ghen, toàn tập, tập 23, trang 23, “ Một nhạc công tự điều khiển mình, nhưng một dàn nhạc phải có nhạc trưởng ”. 6. Học viện hành chính quốc gia, Giáo trình quản lý hành chính nhà nước 7. Chi cục thống kê, Niêm giám thông kê từ năm 2010-2016. 8. Cổng thông tin điện thử, 9. Học viện hành chính quốc gia, Tài liệu bồi dưỡng về quản lý hành chính nhà nước ngạch chuyên viên 10. Đặng Kim Sơn, Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam hôm nay và mai sau 11. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình 135, Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững. 12. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010- 2020. 13. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 phê duyệt Đề án “Đào taọ nghề cho lao đôṇg nông thôn đến năm 2020”. 117 14. Chính phủ, Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. 15. UBND tỉnh Thanh Hoá, Chính sách xây dựng vùng thâm canh lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, giai đoạn 2009-2013 theo Quyết định số 1304/2009/QĐ-UBND ngày 29/4/2009 . 16. UBND tỉnh Thanh Hoá, Quyết định 1457/2011/QĐ-UBND ngày 11/5/2011 về hướng dẫn lập quy hoạch “3 trong 1”. 17.UBND tỉnh Thanh Hoá, Quyết định số 145/2013/QĐ-UBND ngày 10/01/2013 về trình tự, thủ tục xét công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới. 18. UBND tỉnh Thanh Hóa, Quyết định số 1304/2009/QĐ-UBND về “cơ chế, chính sách xây dựng vùng lúa thâm canh năng xuất, chất lượng, hiệu quả cao tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2009 – 2013”. 19. UBND tỉnh Thanh Hóa, Quyết định số 430/QĐ-UBND ngày 12/3/2009 phê duyệt quy hoạch vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn đến năm 2015; quy hoạch vùng nguyên liệu mía đường Nông Cống. 20. UBND tỉnh Thanh Hóa, Quyết định số 700/QĐ-UBND ngày 9/3/2009 về việc phê duyệt kết quả rà soát, bổ sung quy hoạch trồng cao su đến năm 2015. 21. UBND tỉnh Thanh Hóa, Quyết định số 4152/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch phát triển vùng sản xuất rau an toàn tập trung trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, đến 2015 định hướng 2020. 22. UBND tỉnh Thanh Hóa, Quyết định số 2241/QĐ-UBND ngày 18/7/2012 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển vùng cói tỉnh Thanh Hóa, đến năm 2020 ban hành quy hoạch vung nguyên liệu cói. 23. UBND tỉnh Thanh Hóa, Quyết định số: 4548/2013/QĐ-UBND ngày 20/12/2013 về “quy định về trách nhiệm và quy trình thực hiện chính sách miễn thuỷ lợi phí trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá”. 24. Thanh tra tỉnh Thanh Hoá, Kết luận số 636/KL-TTTH ngày 24/11/2011 . 118 25. Chính Phủ, Nghị định 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2011-2015. 26. UBND tỉnh Thanh Hóa, Quyết định số 4589 ngày 22/12/2014 về việc thành lập Ban chỉ đạo kết nối sản xuất, phân phối và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa. 27. UBND tỉnh Thanh Hoá, Quyết định số 1190/QĐ-UBND ngày 23/04/2007 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp tỉnh Thanh Hoá đến năm 2016 và định hướng 2020. 28. Thủ tướng chính phủ, Quyết định số 1956/QĐ-TTg bản hành ngày 27/11/2009 về việc phê duyệt đề án “ đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. 29. UBND tỉnh Thanh Hoá, Quyết định số 4179/QĐ-UBND ngày 25/11/2010 về việc phê duyêt mức chi phí hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn. 39. UBND tỉnh Thanh Hoá, Quyết định số 1742/QĐ-UBND ngày 13/5/2015 về việc kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện đề án “ Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Thanh Hoá đến năm 2020”. 31. Bộ nội vụ, thông tư liên tịch số 61/2008/TTLT-BNN-BNV ngày 15/5/2008 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ nội vụ hướng dẫn chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ QLNN của UBND cấp xã về nông nghiệp và phát triển nông thôn. 32. Thủ tướng chính phủ, Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ban hành ngày 24/06/2002 nhằm phát triển nông nghiệp bền vững, với chủ trương “liên kết 4 nhà”. 33. Nguyễn Từ, “ Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến phát triển nông nghiệp Việt Nam”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2010. 34. Quộc hội, Luật Đất đại, Hà Nội năm 2013 119 35. Quốc hội, Luật HTX, Hà Nội năm 2003 36. Quốc hội, Luật Đất đầu tư, Hà Nội năm 2005 37. https://vi.wikipedia.org 38. 39. 40. 41. 42.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_kinh_te_nong_nghiep_o_tinh_than.pdf
Luận văn liên quan