Luận văn Quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt tạo điều kiện cho gia đình phát triển tốt. Bước sang thế kỷ 21, bạo lực gia đình vẫn lan rộng và trở thành vấn đề xã hội nghiêm trọng và phổ biến ở nhiều nước trên thế giới và ở Việt Nam, là vấn đề nhức nhối của mỗi gia đình nói riêng và xã hội nói chung. Nó để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho cả nạn nhân, gia đình và xã hội, tác động xấu đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vì vậy, công tác phòng chống bạo lực gia đình là vấn đề có tính chất chiến lược, là mục tiêu quan trọng được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Bạo lực gia đình diễn ra với những hình thức muôn màu, muôn vẻ. Đó có thể là bạo lực vật chất hay tinh thần; bạo lực bằng vũ lực hay ngôn từ; bạo lực của người lớn đối với người nhỏ hay ngược lại và nghiêm trọng nhất hiện nay là bạo lực chống lại phụ nữ do người chồng gây ra Đằng sau những tệ nạn xã hội đó có thể là những lý do sâu xa như trình độ văn hóa thấp, tình trạng kém hiểu biết về pháp luật hay tư tưởng trọng nam, khinh nữ còn quá nặng nề mà bản thân những người trong cuộc cũng chưa nhận thức được. Điều đó đặt ra những yêu cầu đòi hỏi bởi các cơ quan, nhà nước, các cấp chính quyền phải giải quyết thông qua hoạt động quản lý của mình. Chính vì vậy, từ cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình; qua phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, cùng những phân tích về cơ sở lý luận, thực trạng quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình đối với 24 quận, huyện (đại diện quận 10, Bình Thạnh, Gò Vấp) trên địa bàn Thành phố, với 200 mẫu nghiên cứu, học viên mạnh dạn đề xuất 02 nhóm giải pháp lớn (giải pháp cơ bản và giải pháp hỗ trợ). Đồng thời cũng đưa ra 03 kiến nghị đối với Quốc hội, đối với Chính phủ và đối với chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh. Những kiến104 nghị này đều có tính khả thi nhằm giúp UBND Thành phố hoàn thiện quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình. Quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh là một vấn đề mới, cho đến nay vẫn chưa có nhiều công trình, đề tài nghiên cứu chuyên biệt. Trên cơ sở kiến thức quản lý hành chính nhà nước, quản lý các vấn đề xã hội và các văn bản chỉ đạo, quản lý hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình của Trung ương, Thành phố Hồ Chí Minh, luận văn đã tập hợp, hệ thống và phân tích làm rõ nội dung quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình một cách cụ thể, khoa học; làm tiền đề lý luận cho các nghiên cứu chuyên sâu sau này.

pdf117 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 527 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ấp trên nắm bắt tình hình kịp thời đưa ra kế hoạch, chỉ đạo đúng đắn hợp lý và để công tác PCBLGĐ đạt hiệu quả cao. Đưa công tác PCBLGĐ vào nội dung hoạt động của các cấp ủy đảng coi đó là tiêu chuẩn để đánh giá kết quả thực hiện hàng năm của các cán bộ, đảng viên về mức độ hoàn thành nhiệm vụ. Phát huy những ưu điểm và qua đó tìm ra nguyên 85 nhân của những rào cản trong quá trình thực thi công vụ để có hướng giải quyết nhanh và hiệu quả đối với công tác PCBLGĐ. Mặt khác, tăng cường, củng cố và phát huy vai trò của Ban chỉ đạo PCBLGĐ ở các cấp trên địa bàn thành phố; xây dựng kế hoạch và triển khai tổ chức kiểm tra, đánh giá hiệu quả các hoạt động chuyên đề về công tác gia đình nói chung và PCBLGĐ nói riêng; tổ chức kiểm tra giám sát chỉ số đánh giá phòng chống bạo lực gia đình, đánh giá kết quả thực hiện trong hoạt động PCBLGĐ. Thực hiện công tác thu thập thông tin, tình hình về bạo lực gia đình trên từng địa bàn thuộc thành phố để tham mưu chỉ đạo quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình. Khảo sát cập nhật, bổ sung danh sách địa chỉ tin cậy trong cộng đồng, hộ gia đình có nguy cơ xảy ra bạo lực gia đình trên địa bàn. Bên cạnh đó, chính quyền các cấp bảo đảm đầu tư thích đáng về kinh phí, nhân lực, vật lực cho hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước về phòng chống bạo lực gia đình ở địa phương. Củng cố, kiện toàn lại bộ máy QLNN về PCBLGĐ đảm bảo đủ nhân lực phụ trách công tác PCBLGĐ, tránh tình trạng công chức văn hóa xã hội phải phụ trách quá nhiều mảng công việc kiêm thêm PCBLGĐ thì tiến độ làm việc cũng như chất lượng tham mưu, theo dõi, đề xuất các hoạt động liên quan đến PCBLGĐ bị hạn chế rất nhiều dẫn đến hiệu quả trong công tác PCBLGĐ không cao. Mặt khác, cần nâng cao năng lực đội ngũ công chức quản lý nhà nước về PCBLGĐ nhất thiết phải định hướng đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ, công chức làm công tác PCBLGĐ, nhất là với cán bộ, công chức xã, phường trình độ chuyên môn về công tác gia đình nói chung và PCBLGĐ nói riêng chưa được chuẩn hóa. Tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kĩ năng, kiến thức về PCBLGĐ cho cán bộ công chức làm công tác PCBLGĐ các cấp trên địa bàn thành phố. Tập trung vào đội ngũ cán bộ làm công tác hòa giải, tư vấn ở cơ sở để họ có đủ kiến thức về luật pháp, tâm lý, kinh nghiệm công tác xã hội, kĩ năng tư vấn, tiếp cận nạn nhân, am hiểu thực tế địa 86 phương, vì đây là đội ngũ gần với nhân dân nhất có thể kịp thời can thiệp, kịp thời đưa ra những giải pháp hữu ích cho những người cần trợ giúp khi BLGĐ xảy ra. Bảo đảm nội dung bồi dưỡng, tập huấn phải sát với thực tế tình hình, các lớp tập huấn về kiến thức pháp luật, PCBLGĐ phải luôn cập nhật những chủ trương, chương trình, vấn đề mới cho phù hợp với thực tế. Quan tâm chỉ đạo và nhân rộng các mô hình CLB xây dựng Gia đình hạnh phúc, CLB phòng chống bạo lực gia đình, Ngôi nhà bình yên góp phần nâng cao kiến thức về chăm sóc, nuôi dạy con; kỹ năng tổ chức cuộc sống gia đình, bổ sung kiến thức về pháp luật cho phụ nữ. Các câu lạc bộ với nội dung sinh hoạt phong phú như nêu gương, học tập những mô hình gia đình hạnh phúc hoặc bàn cách tháo gỡ các mâu thuẫn những gia đình ở địa phương gặp phải, có nội dung lồng ghép phòng, chống bạo lực gia đình cũng mang lại hiệu quả tốt. Xây dựng các biện pháp phòng chống bạo lực gia đình gắn với việc xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc; nâng cao trách nhiệm của các thành viên trong gia đình, trách nhiệm của chính quyền, đoàn thể trong phòng, chống bạo lực gia đình. Kịp thời tuyên dương khen thưởng những đơn vị làm tốt. 3.2.3. Giải pháp thực hiện các chính sách, chương trình về an sinh xã hội, tăng cường phối hợp giữa các lực lượng chức năng thực thi pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình tại Thành phố Hồ Chí Minh. Giải pháp này đòi hỏi tăng cường trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể trong việc tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia việc làm và dạy nghề giai đoạn 2015 - 2020 và các năm tiếp theo. Một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đền mâu thuẫn, bạo lực gia đình là do gia đình gặp khó khăn về kinh tế. Trong chương trình phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững của mỗi địa phương, cần có chính sách ưu tiên các gia đình thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, khó 87 khăn, tạo điều kiện cho họ có việc làm, có thu nhập. Tổ chức nhiều lớp đào tạo, dạy nghề ngắn hạn, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. Hỗ trợ các gia đình, đặc biệt là các gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, gia đình ở vùng sâu, vùng xa phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình, đảm bảo cho việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em, phụng dưỡng người cao tuổi, thực hiện bình đẳng giới trong đời sống gia đình; tạo điều kiện cho hộ gia đình nghèo, khó khăn tiếp cận đầy đủ các chính sách an sinh xã hội. Thành phố đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác gia đình như thực hiện tốt chương trình tái định cư cho các hộ gia đình trong khu vực giải tỏa phát triển đô thị, chương trình nhà ở xã hội cũng có những bước tiến đáng kể Duy trì, phát triển hộp thư, số điện thoại, đường dây nóng tiếp nhận thông tin về bạo lực gia đình, địa chỉ tin cậy ở cộng đồng. Cung cấp dịch vụ tư vấn, trợ giúp pháp lý chăm sóc sức khỏe cho nạn nhân bạo lực gia đình. Trạm y tế xã, phường, thị trấn thực hiện việc chăm sóc y tế ban đầu, tư vấn về sức khỏe cho nạn nhân bạo lực gia đình; tùy theo khả năng và điều kiện thực tế, bố trí nơi tạm lánh cho nạn nhân bạo lực gia đình trong thời gian không quá một ngày theo yêu cầu của nạn nhân bạo lực gia đình. Tiếp tục thực hiện nhân rộng các mô hình đạt hiệu quả phòng, chống bạo lực gia đình ở cộng đồng. Nghiên cứu, xây dựng các mô hình dịch vụ hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, hỗ trợ người có nguy cơ cao gây bạo lực gia đình. Đẩy mạnh hoạt động đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho người là nạn nhân bạo lực gia đình, người có nguy cơ cao gây bạo lực gia đình nhưng chưa có việc làm. Phát huy hiệu quả hoạt động các tổ hòa giải phòng, chống bạo lực gia đình ở địa phương, hòa giải kịp thời các mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên trong gia đình. Tăng cường trợ giúp pháp lý cho các cá nhân khi có nhu cầu. 88 Ngoài các giải pháp trọng tâm trên, chính quyền TP. Hồ Chí Minh cần kết hợp song song với một số giải pháp hỗ trợ sau nhằm nâng cao hiệu quả QLNN về PCBLGĐ như: Thứ nhất, tăng cường đầu tư ngân sách địa phương và đẩy mạnh xã hội hóa công tác gia đình. Một trong những yếu tố quan trọng để thực hiện tốt quản lý nhà nước về phòng chống bạo lực gia đình và huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính cho công tác gia đình. Do đó, phải xây dựng được kế hoạch hoạt động cho hàng năm, trong đó thể hiện rõ các nhiệm vụ cụ thể phải thực hiện, kèm theo đó là dự toán kinh phí cho cả năm. Cần lưu ý việc phân bổ các hoạt động theo cấp thẩm quyền, cân nhắc, tính toán đề sử dụng kinh phí. Sở Văn hóa và Thông tin, các phòng Văn hóa thông tin có trách nhiệm tham mưu trong việc điều tiết, phân bổ kinh phí hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình sao cho hài hòa, hợp lý giữa các mục chi, tạo điều kiện cho hoạt động gia đình trong năm. Căn cứ Thông tư 143/2011/TTLT/BTC-BVHTTDL ngày 20/10/2011 của Bộ Tài chính, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch quy định chế độ quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước chi cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình; kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ các cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình ngoài công lập, Thành phố, quận huyện và các phường – xã, thị trấn phải đảm bảo kinh phí nghiệp vụ cho công tác gia đình hàng năm. Tính đến cuối năm 2016, 100% phường – xã, thị trấn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đều có kế hoạch công tác gia đình hàng năm, trong đó có trên 90% đơn vị có dự trù kinh phí được phê duyệt. Đặc biệt, cần quan tâm tới chế độ chính sách cho cán bộ chuyên trách thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình. Có quy định cụ thể về chế độ khen thưởng đối với những cá nhân, tập thể làm tốt công tác quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình ở địa phương. Trong việc bố trí 89 kinh phí cho hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình cần lưu ý thực hiện các vấn đề sau: - Một là, phải xây dưng được kế hoạch hoạt động, thể hiện được các nhiệm vụ cụ thể trong năm phải thực hiện; sự cần thiết, tầm quan trọng và quy mô của từng hoạt động, kèm theo đó là dự toán kinh phí cho cả năm. Trong điều kiện khó khăn chung, cần cân nhắc tính toán hoạt động nào cần tổ chức quy mô, sử dụng nhiều kinh phí, hoạt động nào giao về cho cơ sở. - Hai là, bản thân ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch phải mạnh dạn điều tiết, phân bổ kinh phí hài hòa, hợp lý giữa các mục chi của ngành, để tạo điều kiện cho hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình trong năm. Khuyến khích các cơ quan, tổ chức, tổ chức cá nhân, tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ tham gia tài trợ, đóng góp về tài lực, vật lực, nhân lực và các nguồn lực khác thông qua các dự án cho hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình. Huy động và sử dụng kinh phí cho hoạt động phối hợp liên ngành phòng, chống bạo lực gia đình cần phải có sự thay đổi theo hướng tập trung mọi nguồn lực (ngân sách nhà nước, tài trợ quốc tế, hoạt động cộng đồng) về một đầu mối, quản lý và phân bổ theo các hoạt động ưu tiên và được xây dựng trong kế hoạch. UBND các cấp chịu trách nhiệm quản lý và điều tiết nguồn kinh phí cho hoạt động, trao quyền cho cấp dưới trong sử dụng kinh phí sao cho đúng mục đích và đạt hiệu quả. Bạo lực gia đình ngày càng diễn ra phức tạp và phổ biến với mức độ ngày càng nghiêm trọng và trở thành một vấn nạn chung của toàn xã hội, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của các gia đình và xã hội. Trong khi đó, nguồn kinh phí và các nguồn lực về vật lực cũng như nhân lực cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình còn nhiều hạn chế. Do đó, đẩy mạnh xã hội hóa công tác phòng, chống bạo lực gia đình là việc làm hết sức cần thiết. Sự tham gia của cộng đồng dân cư, các tổ chức xã hội vào việc hỗ trợ, tạo điều kiện giúp cho các gia đình nâng cao nhận thức 90 và có thêm cơ hội, điều kiện tham gia vào các hoạt động xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Khuyến khích đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trong việc hỗ trợ các gia đình phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống phù hợp với quy hoạch phát triển, yêu cầu, đặc điểm của địa phương và quy định của pháp luật. Các hoạt động hợp tác song phương, đa phương với các nước, các tổ chức quốc tế, trong đó ưu tiên các hoạt động nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm, đào tạo về hoạch định chính sách, quản lý, kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, tuyên truyền, giáo dục và cung cấp dịch vụ có chất lượng cũng được hết sức quan tâm. UBND cần phải huy động sự tham gia tích cực của các ngành, đoàn thể và các tổ chức xã hội vào công tác phòng, chống bạo lực gia đình. Hướng dẫn và khuyến khích cộng đồng, các khu phố, tổ dân phố - mặt trận xây dựng các quy ước nhằm tạo phong trào toàn dân thực hiện các mục tiêu về công tác này. Trong điều kiện hiện nay, cần huy động sức dân trong việc xây dựng và duy trì hoạt động các câu lạc bộ liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình như: CLB xây dựng gia đình hạnh phúc, CLB Ông bà gương mẫu, con cháu thảo hiền, CLB phòng chống bạo lực gia đình Vận động xã hội hóa để nâng cấp cơ sở vật chất các địa chỉ tin cậy tại cộng đồng; in ấn các tài liệu tuyên truyền; giúp vốn sản xuất, bảo trợ, tặng quà cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn Thứ hai, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về phòng, chống bạo lực gia đình. Giải pháp này tập trung thực hiện công tác tuyên truyền, tư vấn, giáo dục nhằm chuyển đổi nhận thức, thái độ, hành vi của cộng đồng, gia đình và từng cá nhân về bản chất của bạo lực gia đình và công tác phòng, chống bạo lực gia đình. 91 Nhằm giúp xã hội nhận thức được vai trò, trách nhiệm trong phòng chống bạo lực gia đình, công tác tuyên truyền cần tập trung vào các nội dung nâng cao nhận thức về giới, bình đẳng giới cho người dân, tuyên truyền giáo dục pháp luật, các quy định của pháp luật về đảm bảo tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của phụ nữ Đồng thời tuyên truyền, phổ biến các nội dung giáo dục đời sống gia đình, xây dựng mối quan hệ thân thiện, đoàn kết với các thành viên trong gia đình. Công tác tuyên truyền cần thực hiện đồng bộ ở các cấp, đặc biệt chú ý đến truyền thông đại chúng và các kênh thông tin. Tăng cường giáo dục lối sống, kỹ năng sống trong nhà trường, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng tuyên truyền hòa giải cho các thành viên CLB. Tuy nhiên, công tác tuyên truyền, phổ biến cũng cần phải làm tốt nhiệm vụ của mình bằng cách chỉ ra nguyên nhân cơ bản của bạo lực gia đình, vận động xã hội hiểu biết về quyền bình đẳng, nâng cao kiến thức, nhận thức của phụ nữ để họ hiểu được quyền của mình, từ đó có ý thức tự bảo vệ, nâng cao vị trí, vai trò trong gia đình và ngoài xã hội. Các tổ chức chính trị xã hội và cộng đồng cần thực hiện phương châm tuyên truyền phòng là chính, tập trung vào các nhóm gia đình có nguy cơ bạo lực cao trong cộng đồng. Phát huy và duy trì mô hình phường văn minh đô thị, khu phố văn hóa, tổ dân phố văn hóa, gia đình văn hóa nhằm ngăn ngừa và xóa bỏ bạo lực trong cộng đồng. Điều cần quan tâm thực hiện là tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng tuyên truyền hòa giải cho thành viên các câu lạc bộ để nâng cao chất lượng hòa giải cấp cơ sở. Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng chống bạo lực gia đình đến mọi thành viên trong xã hội. Có như vậy sẽ dần dần chuyển biến nhận thức và hành vi của từng cá nhân, của cộng đồng dân cư về giới và bình đẳng giới trong quan hệ đối xử giữa nam và nữ, trong thực hiện kế hoạch hoá gia đình, trong lựa chọn sinh con theo giới tính, về vị thế của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội. 92 Việc tuyên truyền về bình đẳng giới không chỉ cho phụ nữ mà phải mở rộng sang nam giới - đối tượng chính gây nên nạn BLGĐ. Đặc biệt cần có những chiến dịch trước mắt và lâu dài với mọi thành viên của cộng đồng ở thành thị, những vùng nông thôn, vùng xâu, vùng xa. Tuyên truyền nâng cao nhận thức về giới, bình đẳng giới cho người dân, ở tất cả các nhóm tuổi, các nhóm xã hội khác nhau, đặc biệt phải tập trung tuyên truyền trong thanh niên chưa lập gia đình, thành viên CLB Tiền hôn nhân để họ nhận thức được vị trí, vai trò và trách nhiệm của mình trong xã hội, trong phòng, chống bạo lực gia đình. Để bạo lực gia đình không bị coi là “chuyện nhỏ”, “chuyện nội bộ” của các gia đình, hay là vấn đề “cá nhân”, mà phải nhận thức đó là vấn đề xã hội và cần được giải quyết bằng các chính sách, luật pháp thích hợp. Để làm tốt công tác này, cần đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền về bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình theo phương châm “dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện”. Chú trọng truyền thông, tuyên truyền giáo dục pháp luật, các quy định của pháp luật về bảo đảm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của phụ nữ như Hiến pháp 2013, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật phòng, chống bạo lực gia đình, Đồng thời cần tuyên truyền các nội dung giáo dục đời sống gia đình, xây dựng mối quan hệ thân thiện, đoàn kết với các thành viên trong gia đình. Biểu dương những điển hình xây dựng gia đình văn minh, hạnh phúc, những gương người chồng mẫu mực trong các tổ dân phố tại địa phương. Tập trung biên soạn, in ấn tài liệu tham khảo về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình, phát hành tờ rơi, tài liệu dùng cho tuyên truyền viên về Luật phòng, chống bạo lực gia đình, tài liệu truyền thông... Tuyên truyền sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng, các buổi sinh hoạt Tổ dân phố - mặt trận, sinh hoạt CLB cho cán bộ, hội viên phụ nữ, Nhân dân về bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình. Nêu những tấm gương hiếu thảo, những cặp vợ chồng 93 hạnh phúc, đồng thời phải có những biện pháp xử lý nghiêm những đối tượng gây bạo lực gia đình nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự như phạt hành chính, kiểm điểm trước Tổ dân phố - mặt trận. Việc tuyên truyền cần thực hiện ở các cấp, song cần lưu ý đến việc truyền thông đại chúng và các kênh thông tin với chức năng xã hội hóa. Mục tiêu đặt ra là các hình ảnh và thông điệp trên phương tiện thông tin đại chúng, trước hết là truyền hình, cần có tác dụng lên án các hành vi vi phạm, bạo lực gia đình, loại bỏ định kiến giới, phê phán các yếu tố dẫn đến bạo lực. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh quan tâm tuyên truyền ở cơ sở bằng các hình thức phù hợp, với các thông điệp nhấn mạnh đến quyền và việc bảo vệ quyền của phụ nữ, trẻ em nói chung. Cần kết hợp tốt giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc tuyên truyền, phòng, chống bạo lực gia đình. Truyền thông cũng cần chỉ ra nguyên nhân cơ bản của bạo lực gia đình chủ yếu là sự bất bình đẳng giới. Tăng cường giáo dục lối sống, kỹ năng sống trong nhà trường, xã hội. Nâng cao hiệu quả của thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình nhằm thay đổi nhận thức, hành vi các thành viên trong gia đình, góp phần tiến tới xóa bỏ bạo lực gia đình, đồng thời nâng cao nhận thức về truyền thống tốt đẹp của con người, gia đình Việt Nam. Chính vì vậy, công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về phòng, chống bạo lực gia đình qua các kênh thông tin, dưới nhiều hình thức phong phú, dễ nhớ, dễ hiểu sẽ phần nào giảm bớt vấn nạn bạo lực gia đình. Thứ ba, xây dựng mạng lưới cung cấp dịch vụ gia đình. Thực hiện có hiệu quả hơn công tác phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn Thành phố thông qua việc phát triển các dịch vụ hỗ trợ gia đình về chăm sóc sức khỏe, bảo vệ trẻ em, chăm sóc người cao tuổi, tư vấn pháp luật – tâm lý, các dịch vụ hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, dịch vụ tư vấn cho người gây bạo lực gia đình; góp phần nâng cao hiệu quả lao động, sản xuất, xây dựng gia đình ngày càng 94 no ấm, tiến bộ, hạnh phúc. Kiện toàn và nâng cao chất lượng dịch vụ gia đình kết hợp với biện pháp quản lý, tác động cần thiết bảo đảm cho việc nâng cao chất lượng, phát huy hiệu quả của các dịch vụ. Mạng lưới hỗ trợ trong cuộc sống cộng đồng có vai trò quan trọng. Điều quan trọng nhất là sự quan tâm, chia sẻ trong xây dựng kinh tế gia đình cũng như những khó khăn trong cuộc sống. Nói cách khác, các tổ chức ở cộng đồng có vai trò rất quan trọng trong phát hiện và can thiệp sớm các hành vi bạo lực gia đình. Trong thực tế ở một vài tình huống, sự can thiệp của các đoàn thể, tổ dân phố lại mang lại hiệu quả hơn so với gia đình hay họ hàng. Nhận thức được vai trò, chức năng của mạng lưới hỗ trợ và hoạt động can thiệp giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình trong cộng đồng, nên việc tiếp tục xây dựng khu phố văn hóa là một biện pháp hiệu quả, quan trọng nhằm gắn kết cộng đồng. Việc xây dựng các mô hình phòng chống bạo lực gia đình là một giải pháp được tập trung thực hiện, mang lại nhiều ý nghĩa trong việc ngăn chặn, can thiệp các vụ việc bạo lực gia đình. Theo báo cáo của UBND Thành phố Hồ Chí Minh thì toàn thành phố có 276 phường – xã, thị trấn có địa chỉ tin cậy ở cộng đồng có điều kiện tạm lánh; 8.425 tổ hòa giải cơ sở tham gia hòa giải về gia đình; toàn thành phố đã phối hợp cùng Hội LHPN cùng cấp đưa 2.746 câu lạc bộ gia đình tham gia hoạt động tuyên truyền giáo dục đời sống gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình. Ở một số địa phương thực hiện hệ thống đường dây nóng gọi khẩn cấp để báo các trường hợp xảy ra bạo lực gia đình nhưng hạn chế của phương pháp này là chưa thể phân công người trực ngoài giờ làm việc do đó sự trợ giúp không đến kịp thời, hiệu quả. Vì vậy, cần thiết lập một đường dây nóng chung, nối đến từng địa phương, dễ nhớ, dễ liên lạc để người dân được sử dụng thuận lợi, kịp thời. Trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã có nhiều địa phương xây dựng và thực hiện các địa chỉ tạm lánh mang lại hiệu quả cao như quận Tân Phú, Bình Tân. 95 Tuy nhiên cần thí điểm mở rộng cơ sở y tế phường – xã, thị trấn thành trung tâm hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, vừa là nơi hỗ trợ về y tế, vừa là nơi trú tạm thời và tư vấn cho các nạn nhân. Trong điều kiện chưa có nhiều nhà đầu tư khai thác các loại hình dịch vụ dành riêng cho gia đình, Thành phố Hồ Chí Minh cần củng cố và tăng cường hoạt động của các trung tâm hiện có theo hướng xác định rõ nhiệm vụ cung cấp dịch vụ và hỗ trợ gia đình; đồng thời thông tin, quảng cáo để người dân biết, tham gia sử dụng. Đặc biệt chú trọng các dịch vụ tư vấn pháp luật, hôn nhân gia đình; tư vấn tâm lý, tình cảm cho mọi lứa tuổi. Nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ, thái độ giao tiếp, ứng xử của các cán bộ, viên chức làm việc tại các trung tâm để tạo tâm lý thoải mái, tin tưởng cho người dân khi đến làm việc. Tập trung triển khai mô hình “Bác sĩ gia đình”. Hiện nay, mô hình này còn xa lạ với người dân. Do vậy, Thành phố Hồ Chí Minh cần củng cố hoạt động của mô hình này, tổ chức học tập kinh nghiệm các tỉnh đã thực hiện thành công; đồng thời, tăng cường tuyên truyền để người dân biết, tiếp cận dịch vụ. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội cần quan tâm đến nhu cầu của một số gia đình có điều kiện sống cao: nhu cầu về dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, giữ trẻ nhỏ, giúp việc nhà, gia sư, dọn dẹp vệ sinh nhà cửa, giặt ủi Hiện nay, các dịch vụ này chưa thật sự phát triển theo quy hoạch, chủ yếu là tự phát, thông tin rất yếu và thiếu nên đa số các hộ gia đình còn hạn chế trong tiếp cận và sử dụng các dịch vụ. Tóm lại, các giải pháp trên liên quan chặt chẽ với nhau, hỗ trợ lẫn nhau. Việc thay đổi nhận thức là nền tảng của thay đổi lối sống. Việc ban hành các đạo luật, quy định có tính pháp lý là khung quy chiếu cho sự thay đổi nhận thức và lối sống của các gia đình, đồng thời là khung pháp lý cho hoạt động của các tổ chức xã hội, chính quyền trong ngăn chặn là đẩy lùi tệ nạn bạo lực gia đình đối với phụ nữ. Ngược lại, pháp luật khó có thể được thực thi nếu nhận thức của người dân không 96 được nâng cao, hoàn cảnh sống của họ không được cải thiện. Chính vì vậy, các giải pháp phải được thực hiện một cách đồng bộ, liên tục và nhất quán thì công tác phòng, chống bạo lực gia đình mới đạt kết quả như mong muốn. 3.3. Các kiến nghị về hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về phòng, chống bạo lực gia đình Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác phòng chống bạo lực gia đình, đồng thời thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình, học viên đề xuất một số kiến nghị như sau: 3.3.1. Đối với Quốc hội Ngoài việc tăng cường khung pháp lý và chính sách quốc gia theo các thỏa thuận quốc tế thì việc sửa đổi, bổ sung một số điều trong Luật phòng chống bạo lực gia đình cho phù hợp với thực tế hiện nay là vô cùng cần thiết, đặc biệt là nội dung xử lý vi phạm luật phòng chống bạo lực gia đình. Nội dung này trước đây chưa quy định cụ thể việc xử lý các cơ quan, cá nhân chậm trễ trong thực hiện nhiệm vụ công tác phòng, chống bạo lực gia đình, mức xử lý vi phạm đối với người gây ra hành vi bạo lực gia đình chưa đủ sức răn đe, giáo dục. 3.3.2. Đối với Chính phủ Cần tiến hành nghiên cứu sâu về bạo lực trên cơ sở giới để hiểu sâu hơn vấn đề về PCBLGĐ ở mọi khía cạnh làm cơ sở cho việc ban hành những chính sách thực sự thích hợp, mang tính hiệu quả cao. Giao nhiệm vụ cho các Bộ, ngành có liên quan trình Chính phủ ban hành bổ sung và hướng dẫn thực hiện các chính sách khuyến khích xã hội hóa trên lĩnh vực gia đình. Tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng bạo lực gia đình, từ đó có giải pháp ngăn chặn, phòng ngừa cho phù hợp với thực tế. Tăng cường công tác nghiên cứu nhằm cung cấp những cơ sở khoa học cho công tác hoạch định chính sách và thiết kế các hoạt động can thiệp nhằm giảm bạo lực gia đình. Các thông tin, dữ liệu 97 kết quả của các công trình nghiên cứu cần được thu thập định k , xử lý một cách hệ thống và lưu giữ, phổ biến kịp thời đến các tầng lớp khác nhau. Tăng cường quản lý nhà nước ở trung ương và địa phương về các hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình. Huy động sự tham gia của cộng đồng và chính quyền địa phương trong việc giải quyết bạo lực và thúc đẩy bình đẳng giới. Xây dựng mạng lưới xã hội sâu rộng để hợp tác cùng nhau trong phát hiện, phòng ngừa và xử lí nghiêm minh những hành vi bạo lực trong gia đình để dần đi đến loại trừ tệ nạn xã hội này. Chủ động xây dựng và đề ra chiến lược đối phó với bạo lực gia đình, trong đó có phân công, phân nhiệm cụ thể. Nâng cao năng lực hệ thống tư pháp nhằm thực hiện các chính sách và pháp luật có liên quan đến bạo lực gia đình. Lồng ghép vấn đề phòng, chống bạo lực gia đình vào hệ thống giáo dục nhằm thay đổi nhận thức của thanh niên về bình đẳng giới. Cần tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình. Thứ nhất, quy định về hình thức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình. Nghị định số 167/2013/NĐ- CP của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng, chống chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình đã đưa ra những chế tài cần thiết đối với người thực hiện hành vi bạo lực gia đình, các mức phạt đối với các hành vi vi phạm đã được điều chỉnh hợp lý hơn, khắc phục những tồn tại của các quy định cũ. Tuy nhiên, vẫn còn một số quy định về hình thức phạt tiền của Nghị định này chưa thực sự hợp lý và không có tính khả thi, cụ thể như: 98 + “Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: 1). Cưỡng ép người khác kết hôn, ly hôn, tảo hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần hoặc bằng thủ đoạn khác. 2) Cản trở người khác kết hôn, ly hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác”. Mức phạt như vậy là quá thấp, không tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi, vì đối với những người có điều kiện kinh tế thì mức phạt tiền như trên là không có ý nghĩa giáo dục với họ. Còn đối với người có điều kiện kinh tế khó khăn thì biện pháp phạt tiền lại càng phản tác dụng do người có hành vi bạo lực vì phải nộp phạt mà trút giận lên nạn nhân bằng những hành vi bạo lực kinh khủng hơn, tinh vi hơn. Ngoài ra, trong trường hợp người có hành vi bạo lực không có thu nhập thì việc phạt tiền với họ là không khả thi, không có tác dụng, do họ không có công ăn việc làm, thường xuyên nhậu nhẹt, say xỉn và đánh đập vợ để lấy tiền uống rượu, khi bị xử phạt thì người phải bỏ tiền nộp phạt chính là nạn nhân (vợ, con). + “Phạt tiền từ 500 nghìn đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình” (Khoản 1 Điều 51 Nghị định số 167). Vậy mức độ lăng mạ, chửi bới thành viên trong gia đình như thế nào thì sẽ bị xử lý? Muốn có căn cứ để xử phạt cần có bằng chứng, có người đứng ra tố giác hoặc cơ quan chức năng phát hiện và xử lý. Trong khi đó, sự lăng mạ thực hiện bằng lời nói mà thường thì “lời nói gió bay” lấy gì làm căn cứ; liệu lực lượng cán bộ xã, công an có đủ để theo sát từng nhà, phát hiện hành vi để xử lý trong khi tâm lý chung của người dân Việt Nam là không thích “vạch áo cho người xem lưng”? Mặt khác như đã phân tích ở trên, với mức xử phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng, đối với người có điều kiện thì họ sẵn sàng nộp phạt và coi như hết trách nhiệm, như vậy, tính răn đe sẽ không cao. Còn nếu rơi vào gia 99 đình có hoàn cảnh khó khăn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế của gia đình họ. Vì vậy, chắc chắn người người bị lăng mạ không dại gì lại đi khai báo với cơ quan chức năng chỉ vì một câu nói xúc phạm của chồng (vợ) để bị mất tiền, ảnh hưởng đến kinh tế của gia đình. Xuất phát từ những bất cập nêu trên, bản thân học viên cho rằng, có thể bỏ chế tài phạt tiền người chồng hoặc vợ khi có hành vi bạo hành mà dùng hình thức chế tài khác như lao động công ích tại địa phương... Nếu phạt chỉ làm trầm trọng thêm vấn đề tài chính mà chính nạn nhân lại là người gánh chịu, như vậy sẽ không đạt được mục đích của biện pháp chế tài hành chính này. Việc xử phạt lao động công ích tại địa phương cũng chạm được đến lòng tự trọng của họ, tạo nên tiếng nói dư luận, do đó họ sẽ cố gắng tránh bằng cách không thực hiện hành vi vi phạm, vì thế hiệu quả phòng, chống bạo lực gia đình sẽ cao hơn. Thứ hai, theo quy định về xử lý hình sự đối với hành vi bạo lực gia đình. Theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015, khung hình phạt hiện nay đối với một số tội liên quan đến những hành vi bạo lực trong gia đình như: đối với tội bức tử (Điều 100) cao nhất là bảy năm tù, còn các tội khác mức hình phạt cao nhất cũng chỉ tới ba năm tù là chưa nghiêm, chưa đủ để mang tính răn đe. Cần quy định mức hình phạt đối với các hành vi bạo lực gia đình cao hơn mới có tác dụng ngăn chặn tình trạng bạo lực gia đình hiện nay ở Việt Nam. Đối với các tội giết người (Điều 93), tội cố ý gây thương tích (Điều 104) thì không có sự khác biệt giữa người thực hiện hành vi là thành viên gia đình hay không phải thành viên gia đình. Do đó pháp luật hình sự cần bổ sung thêm các tình tiết định khung như: "phạm tội đối với vợ, chồng, con cái" và "gây tổn hại sức khỏe cho các thành viên trong gia đình" vào các tội danh trên. Hành vi hành hạ, ngược đãi gây thương tích, tước đoạt tính mạng của người khác đều là những hành vi mang tính chất đặc biệt nguy hiểm vì nó vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, tính mạng - một 100 trong những quyền cơ bản của con người, ảnh hưởng xấu cho gia đình và xã hội, làm băng hoại các giá trị đạo đức. Những hành vi này nếu đặt trong quan hệ gia đình thì nó càng mang tính chất nguy hiểm nhiều hơn và cần phải có sự trừng trị nghiêm khắc hơn, bởi những thành viên trong gia đình là những người đã luôn yêu thương, chăm sóc nhau và gắn bó với nhau suốt cuộc đời. 3.3.3. Đối với chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh Tiếp tục kiện toàn hệ thống bộ máy, cán bộ làm công tác gia đình các cấp, đặc biệt là cấp quận, huyện và phường xã đủ mạnh để đảm bảo quản lý, tổ chức thực hiện hiệu quả công tác phòng chống bạo lực gia đình. Chỉ đạo các sở, ngành, các tổ chức chính trị xã hội phối hợp và tạo điều kiện cho Sở Văn hóa Thể thao thực hiện tốt các hoạt động về phòng, chống bạo lực gia đình. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, kỹ năng can thiệp, hỗ trợ về phòng, chống bạo lực gia đình cho đội ngũ cán bộ làm hoặc tham gia công tác phòng, chống bạo lực gia đình trong phạm vi quản lý; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho nhân viên y tế của Trạm y tế phường – xã, thị trấn về chuyên môn chăm sóc y tế ban đầu, tư vấn về sức khỏe cho nạn nhân bạo lực gia đình. Tiếp tục chỉ đạo việc phổ biến pháp luật, chính sách về phòng, chống bạo lực gia đình đến hộ gia đình trên địa bàn dân cư; có giải pháp nâng cao chất lượng các hoạt động của mô hình phòng, chống bạo lực gia đình ở phường – xã, thị trấn. Tiếp tục nhân rộng những mô hình, các câu lạc bộ phòng chống bạo lực gia đình có hiệu quả trên địa bàn Thành phố. Tăng cường năng lực và phát huy hoạt động địa chỉ tin cậy ở cộng đồng trong tiếp cận và trợ giúp cho nạn nhân bạo lực gia đình, nâng cao tính hiệu quả trong tiếp nhận và xử lý thông tin về bạo lực gia đình trên địa bàn phường – xã, thị trấn. 101 Tạo điều kiện và chỉ đạo UBND quận – huyện, phường – xã, thị trấn tạo điều kiện cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn thực hiện có hiệu quả việc chăm sóc y tế và tư vấn sức khỏe cho nạn nhân bạo lực gia đình; quản lý và phát huy chức năng trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình của cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình trên địa bàn trong cung cấp dịch vụ chăm sóc, tư vấn tâm lý, bố trí nơi tạm lánh và hỗ trợ các điều kiện cần thiết cho nạn nhân bạo lực gia đình. UBND Thành phố chỉ đạo UBND phường – xã, thị trấn giúp đỡ, tạo điều kiện cho người đứng đầu cộng đồng dân cư tổ chức góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư đối với người có hành vi bạo lực gia đình theo quy định của pháp luật. Kêu gọi báo chí, đài phát thanh, truyền hình tham gia nhiều hơn, tích cực hơn nữa vào cuộc đấu tranh chống bạo lực gia đình, công chúng cần được tiếp cận nhiều hơn nữa với các phương tiện truyền thông này. Làm sao thông tin được các nội dung, chủ đề về bạo lực gia đình và phòng chống bạo lực gia đình đến được với người dân tận thôn, bản, khu phố. 102 TIỂU KẾT CHƢƠNG III Chương III đã lần lượt trình bày các giải pháp và các kiến nghị về hoàn thiện quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình. Để công tác quản lý nhà nước về phòng chống bạo lực gia đình trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đạt hiệu quả cao, cần thiết phải thực hiện đồng bộ những giải pháp mà tác giả đã đề ra, đồng thời phải có sự chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy Đảng các cấp, sự phối hợp tích cực, chặt chẽ của hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương. Việc thực hiện các nhóm giải pháp sẽ góp phần giải quyết các vấn đề bức xúc mà nạn nhân của bạo lực gia đình phải gánh chịu, đồng thời giúp cho hoạt động quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình được thuận lợi hơn và đạt kết quả theo yêu cầu đề ra. 103 KẾT LUẬN Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt tạo điều kiện cho gia đình phát triển tốt. Bước sang thế kỷ 21, bạo lực gia đình vẫn lan rộng và trở thành vấn đề xã hội nghiêm trọng và phổ biến ở nhiều nước trên thế giới và ở Việt Nam, là vấn đề nhức nhối của mỗi gia đình nói riêng và xã hội nói chung. Nó để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho cả nạn nhân, gia đình và xã hội, tác động xấu đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vì vậy, công tác phòng chống bạo lực gia đình là vấn đề có tính chất chiến lược, là mục tiêu quan trọng được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Bạo lực gia đình diễn ra với những hình thức muôn màu, muôn vẻ. Đó có thể là bạo lực vật chất hay tinh thần; bạo lực bằng vũ lực hay ngôn từ; bạo lực của người lớn đối với người nhỏ hay ngược lại và nghiêm trọng nhất hiện nay là bạo lực chống lại phụ nữ do người chồng gây ra Đằng sau những tệ nạn xã hội đó có thể là những lý do sâu xa như trình độ văn hóa thấp, tình trạng kém hiểu biết về pháp luật hay tư tưởng trọng nam, khinh nữ còn quá nặng nề mà bản thân những người trong cuộc cũng chưa nhận thức được. Điều đó đặt ra những yêu cầu đòi hỏi bởi các cơ quan, nhà nước, các cấp chính quyền phải giải quyết thông qua hoạt động quản lý của mình. Chính vì vậy, từ cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình; qua phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, cùng những phân tích về cơ sở lý luận, thực trạng quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình đối với 24 quận, huyện (đại diện quận 10, Bình Thạnh, Gò Vấp) trên địa bàn Thành phố, với 200 mẫu nghiên cứu, học viên mạnh dạn đề xuất 02 nhóm giải pháp lớn (giải pháp cơ bản và giải pháp hỗ trợ). Đồng thời cũng đưa ra 03 kiến nghị đối với Quốc hội, đối với Chính phủ và đối với chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh. Những kiến 104 nghị này đều có tính khả thi nhằm giúp UBND Thành phố hoàn thiện quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình. Quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh là một vấn đề mới, cho đến nay vẫn chưa có nhiều công trình, đề tài nghiên cứu chuyên biệt. Trên cơ sở kiến thức quản lý hành chính nhà nước, quản lý các vấn đề xã hội và các văn bản chỉ đạo, quản lý hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình của Trung ương, Thành phố Hồ Chí Minh, luận văn đã tập hợp, hệ thống và phân tích làm rõ nội dung quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình một cách cụ thể, khoa học; làm tiền đề lý luận cho các nghiên cứu chuyên sâu sau này. 105 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX (2005), Chỉ thị số 49-CT/TW ngày 21 tháng 02 năm 2005 về xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Hà Nội. 2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (2011), Thông báo số 26- TB/TW ngày 09 tháng 5 năm 2011 thông báo Kết luận của Ban Bí thư v/v sơ kết Chỉ thị số 49-CT/TW ngày 21 tháng 02 năm 2005 về xây dựng gia đình thời kỳ, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Hà Nội. 3. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2010), Thông tư số 02/2010/TT- BVHTTDL ngày 16 tháng 3 năm 2010 quy định chi tiết về thủ tục đăng ký hoạt động giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân BLGĐ; cơ sở tư vấn về PCBLGĐ; tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn; chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc, tư vấn và tập huấn PCBLGĐ, Hà Nội. 4. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2011), Thông tư số 23/2011/TT- BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2011 quy định thu thập, xử lý thông tin về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình, Hà Nội. 5. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2011), Thông tư số 24/2011/TT- BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2011 quy định về tiêu chuẩn, điều kiện khen thưởng cá nhân, tập thể tham gia PCBLGĐ; đối tượng, điều kiện, cơ quan hoàn trả thiệt hại về giá trị tài sản cho người trực tiếp tham gia PCBLGĐ, Hà Nội. 6. Bộ Tài chính và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2011), Thông tư số 143/2011/TTLT/BTC-BVHTTDL ngày 21 tháng 10 năm 2011 quy định chế độ quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước chi cho công tác PCBLGĐ; kinh phí 106 ngân sách Nhà nước hỗ trợ cho các cơ sở hỗ trợ nạn nhân BLGĐ, cơ sở tư vấn về PCBLGĐ ngoài công lập, Hà Nội. 7. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2014), Thông tư số 23/2014/TT- BVHTTDL ngày 22 tháng 12 năm 2014 v/v sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ VHTTDL quy định chi tiết về thủ tục đăng ký hoạt động giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân BLGĐ; cơ sở tư vấn về PCBLGĐ; tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn; chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc, tư vấn và tập huấn PCBLGĐ, Hà Nội. 8. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2011), Hướng dẫn số 1467/BVHTTDL-GĐ ngày 13 tháng 5 năm 2011 v/v Hướng dẫn tổ chức hoạt động của Mô hình phòng, chống bạo lực gia đình, Hà Nội. 9. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2011), Hướng dẫn số 4404/BVHTTDL-GĐ ngày 22 tháng 12 năm 2011 v/v Hướng dẫn công tác phối hợp liên ngành trong phòng, chống bạo lực gia đình, Hà Nội. 10. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2008), Quyết định số 4415/QĐ- BVHTTDL ngày 16 tháng 10 năm 2008 ban hành Kế hoạch hành động PCBLGĐ giai đoạn 2008-2015, Hà Nội. 11. Chính phủ (2009), Nghị định 08/2009/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống bạo lực gia đình, Hà Nội. 12. Chính phủ (2013), Nghị định 02/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ quy định về công tác gia đình, Hà Nội. 13. Chính phủ (2013), Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an 107 ninh trật tự an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội, phòng cháy chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình, Hà Nội. 14. Dự án về xây dựng Luật phòng chống bạo lực gia đình do Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, 2006, Hà Nội. 15. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Hà Nội. 16. Đề án “Tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020” (2010), Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 17. G.Endrweit và G.Trommsdorff (2002), Từ điển xã hội học, Nxb Thế giới, Hà Nội. 18. Nguyễn Hữu Hải (2012), Giáo trình hành chính nhà nước, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 19. Học viện Hành chính quốc gia (2012), Giáo trình Lý luận hành chính nhà nước (dùng cho đào tạo Đại học), Nxb Khoa học và Xã hội, Hà Nội. 20. Học viện Hành chính quốc gia (2009), Giáo trình Quản lý học đại cương, Nxb Khoa học và Xã hội, Hà Nội. 21. Hồ Chí Minh toàn tập (2011) (In và Tái bản lần thứ 3), Tập 4, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội. 22. GS.TS Đặng Cảnh Khanh - PGS.TS Lê Thị Quý (2007), Gia đình học, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 23. ThS. Trương Thị Ngọc Lan (2015), Cẩm nang về phòng, chống bạo lực gia đình, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 24. Nguyễn Thị Lệ (Hà Nội, 2010), Luận văn thạc sĩ Luật học "Luật phòng chống bạo lực gia đình với việc hạn chế ly hôn do bạo lực gia đình". 108 25. Đinh Thị Hồng Minh (Hà Nội, 2011), Luận văn cao học “Một số vấn đề pháp lý về bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay”. 26. Nguyễn Thị Kim Phụng (2009), Tổng quan về bạo lực và pháp luật phòng, chống bạo lực đối với phụ nữ, trẻ em, Tạp chí Luật học. 27. PGS.TS Lê Thị Quý, Đặng Vũ Cảnh Linh (2007), Bạo lực gia đình, một sự sai lệch giá trị, Nxb Khoa học và Xã hội, Hà Nội. 28. Nguyễn Kim Quý (Hà Nội, 2012), Luận văn thạc sỹ Quản lý hành chính công "Quản lý nhà nước về phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ trên địa bàn Thành phố Hà Nội". 29. Quốc hội (2007), Luật Phòng, chống bạo lực gia đình số 02/2007/QH12, Hà Nội. 30. Quốc hội (2013), Luật Hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13, Hà Nội. 31. Nguyễn Thị Trang (2016), Giải pháp nâng cao hiệu quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình ở Việt Nam,Tạp chí Quản lý nhà nước, Số 3/2016. 32. PGS.TS Phạm Ngọc Trung (2015), Văn hóa gia đình Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 33. Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (2016), Báo cáo Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 49-CT/TW của Ban Bí thư “Về xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, TP.HCM. 34. Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định số 215/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình đến năm 2020, Hà Nội. 109 35. Từ điển Tiếng Việt (2007), Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 36. Ủy ban nhân dân TP.HCM (2015), Báo cáo số 99/BC-UBND ngày 27 tháng 4 năm 2015 báo cáo Kết quả năm 2014 về triển khai Chương trình hành động quốc gia phòng, chống BLGĐ đến năm 2020 của TP. Hồ Chí Minh, TP.HCM. 37. Ủy ban nhân dân TP.HCM (2015), Quyết định số 2084/QĐ-UBND ngày 05 tháng 5 năm 2015 ban hành Chương trình hành động phòng, chống bạo lực gia đình đến năm 2020 trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, TP.HCM. 38. Ủy ban nhân dân TP.HCM (2016), Báo cáo số 09/BC-UBND ngày 18 tháng 01 năm 2016 báo cáo Tình hình triển khai Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2020 và các văn bản, đề án thực hiện công tác gia đình giai đoạn 2011-2015 của TP.HCM, TP.HCM. 39. Văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm k 2015- 2020, TP.HCM. 40. Viện Nghiên cứu hành chính – Học viện Hành chính quốc gia (2002), Thuật ngữ Hành chính, Hà Nội. 110 PHỤ LỤC Bạo lực gia đình đã gây nên những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của người phụ nữ. Nhằm giúp chúng tôi có căn cứ đánh giá thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, chúng tôi rất mong Quý Anh/Chị vui lòng trả lời các câu hỏi được liệt kê dưới đây bằng cách đánh dấu × vào ô tương ứng, có thể chọn nhiều phương án cho mỗi tiêu chí đánh giá. Chúng tôi cam kết bảo mật toàn bộ thông tin trong phiếu khảo sát và chỉ sử dụng các nội dung này vào mục đích nghiên cứu khoa học. Phụ lục 1 THÔNG TIN CHUNG 1. Anh/Chị vui lòng cho biết tình trạng hôn nhân hiện nay của mình: - Độc thân  - Đã kết hôn  - Ly hôn/Ly thân  - Góa  - Không đăng ký kết hôn nhưng chung sống như vợ/chồng với người khác giới  2. Cho biết số con anh/chị đang có: - 01 con  - 02 con  - 03 con  - Khác:.............................................................................. 3. Tình trạng nhà ở của anh/chị: - Có nhà ở  - Nhà thuê/mượn  - Khác:.............................................................................. 111 4. Trình độ học vấn của anh/chị: - Phổ thông  - Sơ cấp nghề  - Trung cấp nghề/chuyên nghiệp  - Cao đẳng/Cao đẳng nghề  - Đại học  - Trên đại học  - Không được đi học  - Khác:.............................................................................. 5. Tình trạng công việc hiện nay của anh/chị: - Có việc làm ổn định  - Không có việc làm ổn định  - Thất nghiệp và đang tìm việc làm  - Sinh viên/đang đi đào tạo  - Đã nghỉ hưu  - Khác:.............................................................................. 6. Nghề nghiệp hiện tại của anh/chị: - Nông dân  - Công nhân  - Công chức/Viên chức  - Giáo viên  - Bác sĩ  - Bộ đội, Công an, Công nhân viên quốc phòng  - Nhà văn, nhà báo, phóng viên  - Kinh doanh  - Làm nghề tự do  - Học sinh, sinh viên  112 - Nội trợ  - Khác:.............................................................................. 7. Thu nhập hiện tại của anh/chị: - Dưới 1 triệu đồng/tháng  - Từ 1-3 triệu đồng/tháng  - Từ 3-5 triệu đồng/tháng  - Từ 5-7 triệu đồng/tháng  - Khác:.............................................................................. 8. Gia đình anh/chị thuộc loại hộ gia đình nào? - Hộ nghèo  - Hộ cận nghèo  - Hộ có mức thu nhập trung bình  - Hộ có mức thu nhập cao  - Khác:................................................................................ 113 Phụ lục 2 PHIẾU ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC 9. Bạo lực gia đình đang là một vấn để bức xúc được toàn xã hội quan tâm. Anh/chị đã từng chứng kiến hay được biết về bạo lực gia đình ở địa phương mình sinh sống không? Có  Không  10. Trong cuộc sống, các anh/chị đã bao giờ chịu hoặc chứng kiến bạo lực gia đình? - Mắng chửi  - Ép quan hệ tình dục khi bạn không muốn  - Quản lý về kinh tế  - Đánh đập dã man  - Tát, đấm  - Ghen tuông mù quáng  - Không cho đi làm  - Không cho tham gia các hoạt động xã hội  - Không cho giao tiếp với bạn bè, hàng xóm, họ hàng  11. Trong cuộc sống vợ chồng, anh/chị đã từng bị bạo lực gì, số lần bao nhiêu? - Bạo lực thể chất (đấm, đá, tát, đánh đập, các hành vi xâm hại đến sức khỏe...) Chưa bao giờ  01 lần  Trên 02 lần  - Bạo lực tinh thần (mắng chửi, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm) Chưa bao giờ  01 lần  Trên 02 lần  - Bạo lực tình dục (cưỡng ép quan hệ tình dục) Chưa bao giờ  01 lần  Trên 02 lần  - Bạo lực kinh tế (lao động quá sức, kiểm soát thu, chi tài chính, thâu tóm kinh tế gia đình) 114 Chưa bao giờ  01 lần  Trên 02 lần  - Bạo lực xã hội (không cho đi làm, không cho tham gia các hoạt động xã hội, không cho giao tiếp với bạn bè, họ hàng...) Chưa bao giờ  01 lần  Trên 02 lần  115 Phụ lục 3 PHIẾU ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC 13. Theo anh/chị, khi xảy ra bạo lực gia đình đối với phụ nữ thì các cơ quan, tổ chức chính trị xã hội nào sẽ tham gia vào công tác phòng, chống bạo lực gia đình? - Hội Liên hiệp phụ nữ  - Đoàn TNCSHCM  - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc  - Tổ dân phố - mặt trận  - Tổ hòa giải  - Ủy ban nhân dân phường  - Công an phường  - Khác: ....................................... 14. Theo anh/chị, ngoài các hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ của các cơ quan, tổ chức chính trị, xã hội thì cộng đồng có các hành động nào góp phần tham gia phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ không? - Quan tâm, giúp đỡ nạn nhân bị BLGĐ  - Bảo vệ, can thiệp trực tiếp  - Gọi báo cho người có trách nhiệm  - Góp ý trong các cuộc họp tại nơi cư trú  - Tránh né, thờ ơ  - Không có động thái gì  15. Anh/Chị có biết đến các mô hình hỗ trợ, ngăn ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại địa phương mình cư trú không? Có  Không  Nếu có, vui lòng trả lời tiếp các câu sau: 16. Anh/Chị biết đến hoạt động của các mô hình hỗ trợ thông qua kênh thông tin nào? 116 - Qua tài liệu tuyên truyền (tờ rơi, băng-rôn, áp-phích...)  - Qua bảng tin được thông báo tại nơi cư trú  - Bạn bè/người quen giới thiệu  - Các lớp tập huấn, nói chuyện chuyên đề, sinh hoạt CLB  - Qua báo đài, internet  - Qua mạng xã hội  - Khác:............................................................................... 17. Xin anh/chị cho biết có được tham gia hoặc đã được hỗ trợ từ những hoạt động nào dưới đây? - Cán bộ trực đường dây nóng về BLGĐ đối với phụ nữ  - Tổ phòng, chống BLGĐ  - Địa chỉ tin cậy, nhà tạm lánh, ngôi nhà bình yên...  - Câu lạc bộ ngăn ngừa, giảm thiểu tác hại của BLGĐ  - Tuyên truyền, tập huấn về BLGĐ  18. Nếu anh/chị đã từng được hỗ trợ hoặc tham gia vào một trong số các hoạt động nêu trên, anh/chị vui lòng cho biết về hiệu quả của hoạt động đó. - Rất tốt/rất hiệu quả  - Bình thường  - Chưa tốt/kém hiệu quả, còn hình thức  - Khác:............................................................................................... 19. Anh/Chị đánh giá thế nào về chất lượng đội ngũ cán bộ chuyên trách phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại địa phương? - Thái độ của cán bộ chuyên trách khi tiếp xúc với nạn nhân BLGĐ:  Có thái độ hòa nhã, ân cần  Bình thường  Hời hợt, thiếu trách nhiệm 117 - Sự linh hoạt, nhạy bén trong tư vấn, giải quyết các tình huống BLGĐ đối với phụ nữ:  Linh hoạt, nhạy bén  Thấu hiểu, đồng cảm  Bình thường  Nguyên tắc, cứng nhắc - Về khả năng nắm bắt các chủ trương, đường lối chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước để giải thích, hướng dẫn cho nạn nhân BLGĐ là phụ nữ:  Rất am hiểu, tường tận  Tạm được  Còn yếu kém Xin trân trọng cảm ơn Anh/Chị!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_phong_chong_bao_luc_gia_dinh_tr.pdf
Luận văn liên quan