Luận văn Quản lý nhà nước về thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh

Thu BHXH là khâu đầu tiên và có ý nghĩa quan trọng nhất trong hệ thống cơ quan BHXH, nhờ có thu mới đảm bảo cho công tác chi trả các chế độ BHXH hiện hành một cách đầy đủ và kịp thời. Việc thu BHXH nhƣ thế nào sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến quyền lợi của NLĐ ở hiện tại và trong tƣơng lai; bên cạnh đó đối tƣợng của thu BHXH là tiền nên rất dễ xảy ra sai phạm, do đó việc tăng cƣờng quản lý thu là điều cần thiết để làm giảm tình trạng trốn đóng, nợ đọng BHXH, đảm bảo thu đúng đối tƣợng, thu đủ theo quy định của Nhà nƣớc. Trong phạm vi nghiên cứu của Luận văn, tác giả đã đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc về thu BHXH bắt buộc trên địa bàn quận Gò Vấp từ năm 2012 đến năm 2016 cho thấy đối tƣợng tham gia, số thu BHXH bắt buộc đều gia tăng qua thời gian, tuy nhiên chƣa khai thác đƣợc hết tiềm năng của quận; số đơn vị nợ đọng và trốn đóng BHXH cũng tăng theo; nguyên nhân chủ yếu là do tình hình kinh tế khó khăn, sự thiếu hiểu biết của ngƣời SDLĐ và NLĐ về chính sách BHXH; sự quản lý của ngành BHXH chƣa chặt chẽ. Qua đó, để tăng cƣờng quản lý thu BHXH bắt buộc trên địa bàn quận Gò Vấp cần thực hiện một số giải pháp: (1) Tăng cƣờng công tác tuyên truyền về chính sách BHXH bắt buộc; (2) Phát triển đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc; (3) Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức BHXH đáp ứng đƣợc yêu cầu của công việc; (4) Tăng cƣờng công tác phối hợp, thanh tra, kiểm tra; (5) Cải cách thủ tục hành chính; (6) Phát triển hệ thống CNTT. Ngoài ra, tác giả còn đƣa ra một số kiến nghị đối với Quốc hội, Tổng LĐLĐ Việt Nam, cơ quan BHXH và một số cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền.

pdf108 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 439 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hạn chế: Số lƣợng các DN ngoài quốc doanh và NLĐ tham gia BHXH còn thấp; tình trạng nợ đọng có chiều hƣớng gia tăng; công tác quản lý thu, đôn đốc thu nợ, thanh tra kiểm tra và tuyên truyền nên hiệu quả chƣa cao. + Nguyên nhân hạn chế: Nguyên nhân khách quan từ cuộc khủng hoảng kinh tế; nguyên nhân chủ quan từ ngƣời SDLĐ và NLĐ; Hệ thống pháp lý về thu BHXH còn lỏng lẻo, chƣa chặt chẽ; sự phối hợp giữa các phòng ban chức năng chƣa hiệu quả; tình trạng các DN nợ tiền BHXH kéo dài vẫn còn tiếp diễn; công tác thanh tra, kiểm tra còn nhiều hạn chế nhƣ số lƣợng chƣa nhiều, chất lƣợng không cao; chế tài xử phạt vi phạm BHXH chƣa đủ sức răn đe; nhân sự chuyên về công tác đôn đốc nợ, thanh tra kiểm tra còn mỏng; công tác tuyên truyền chƣa đạt đƣợc hiệu quả cao; việc ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý thu BHXH chƣa có sự đồng nhất, tƣơng thích về phần mềm; doanh nghiệp vẫn còn quen với cách làm cũ. 76 3 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ THU BHXH BẮT BUỘC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN GÒ VẤP 3.1 Cơ sở dự báo xu hƣớng phát triển của BHXH quận Gò Vấp trong những năm tới 3.1.1 Quan điểm của Đảng và nhà nước ta về chính sách ASXH Có thể khẳng định chính sách BHXH và BHYT là những chính sách quan trọng, có vai trò trụ cột trong hệ thống chính sách ASXH; tác động đến đời sống kinh tế và chăm sóc sức khỏe của hầu hết các thành viên trong xã hội. Ngay từ những ngày đầu thành lập Nhà nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (02/09/1945), Quốc hội đã thông qua Hiến pháp về chính sách BHXH, BHYT. Hiến pháp xác định rõ: “Những ngƣời công dân già cả hoặc tàn tật không làm đƣợc việc thì đƣợc giúp đỡ. Trẻ con đƣợc săn sóc về mặt giáo dƣỡng”. Sau đó Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký các Sắc lệnh quy định về chế độ BHXH, điều kiện nghỉ hƣu, quỹ hƣu trí, mức hƣởng thụ và các cơ quan tổ chức thực hiện chính sách BHXH. Đây là những định hƣớng về chính sách BHXH, BHYT đầu tiên của nƣớc ta, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc và cao đẹp, thể hiện tầm nhìn chiến lƣợc của Đảng, Nhà nƣớc và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Xuất phát từ tầm quan trọng của chính sách BHXH, BHYT đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc, trong những năm qua, Đảng và Nhà nƣớc đã kịp thời ban hành các văn bản để tăng cƣờng lãnh đạo và thực hiện các chế độ BHXH, BHYT trong tình hình mới nhƣ: Chỉ thị 15-CT/TW ngày 26/05/1997 của Bộ Chính trị về tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng thực hiện chính sách BHXH, Chỉ thị 38- CT/TW ngày 07/09/2009 của Ban bí thƣ về "Đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới". Đặc biệt, thể chế hóa các quan điểm của Đảng, Quốc hội đã thông qua Luật BHXH năm 2006, Luật BHYT năm 2008. Nhƣ vậy, hệ thống chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT từng bƣớc đƣợc hoàn thiện phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Ngày 22/11/2012, Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XI ban hành Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 về tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với 77 công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 - 2020. Nghị quyết thể hiện sự quan tâm sâu sắc và sự lãnh đạo toàn diện của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT. Nghị quyết còn xác định rõ tầm quan trọng, vai trò trụ cột của chính sách BHXH, BHYT trong hệ thống ASXH; quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển BHXH, BHYT đến năm 2020. 3.1.2 Chiến lược phát triển ngành BHXH Việt Nam đến năm 2020 Ngày 23/07/2013, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1215/QĐ-TTg phê duyệt chiến lƣợc phát triển ngành BHXH Việt Nam đến năm 2020. Một số mục tiêu đƣợc đƣa ra: + Phát triển ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo hƣớng hiện đại, đảm bảo đủ năng lực và điều kiện để nâng cao chất lƣợng, hiệu quả phục vụ và tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHYT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. + Phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 50% lực lƣợng lao động tham gia BHXH; 35% lực lƣợng lao động tham gia BHTN và trên 80% dân số tham gia BHYT. + Tiêu chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ và quản lý đối tƣợng, đảm bảo chậm nhất đến năm 2015 phải hoàn thành việc áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan trong toàn ngành; mỗi công dân tham gia BHXH, BHYT đƣợc cấp một số định danh và thống nhất với số định danh công dân do Nhà nƣớc quy định để phục vụ và quản lý quá trình thu, giải quyết chính sách, chi trả các chế độ BHXH, BHTN, BHYT một cách chính xác và thuận tiện. + Kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy ngành BHXH Việt Nam, nâng cao năng lực quản lý và thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức để tổ chức thực hiện, góp phần đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững của chính sách BHXH, BHYT. 78 + Hoàn thiện hạ tầng CNTT (mạng máy tính, máy chủ, máy trạm, an ninh mạng, trung tâm dữ liệu ngành và hệ thống phần mềm, cơ sở dữ liệu, dịch vụ công trực tuyến trên mạng Internet) để giải quyết các chính sách, chế độ BHXH, BHYT. + Xây dựng hệ thống trụ sở làm việc khang trang, hiện đại, thuận lợi cho giao dịch và phục vụ; đảm bảo yêu cầu về quy mô và công năng sử dụng lâu dài. 3.1.3 Sự phát triển nền kinh tế nước ta giai đoạn 2016-2020 3.1.3.1 Cả nước Tại hội thảo khoa học quốc tế “Dự báo kinh tế - xã hội phục vụ lập kế hoạch trung hạn trong bối cảnh hội nhập quốc tế” đƣợc tổ chức ngày 02/12/2015 tại Hà Nội, nhóm nghiên cứu của Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (NCIF) đã đƣa ra 3 kịch bản về triển vọng kinh tế Việt Nam 2016 – 2020, trong đó kịch bản trung bình đƣợc coi là kịch bản chủ đạo với khả năng xảy ra cao nhất. Giả thiết tăng trƣởng kinh tế thế giới tiếp tục ổn định ở mức trung bình 4%: + Đầu tƣ khu vực nhà nƣớc đƣợc cải thiện hơn về tốc độ và hiệu quả và giữ vai trò điều tiết nền kinh tế; + Điều hành chính sách có nhiều cải thiện, thủ tục pháp lý và môi trƣờng đầu tƣ tiếp tục đƣợc cải thiện. Tốc độ tăng đầu tƣ trung bình giai đoạn tăng 7%. Mô hình kinh tế phần nào đƣợc chuyển đổi nhƣng về cơ bản vẫn là nền kinh tế tăng trƣởng dựa vào vốn và nhập siêu; + Hệ thống tài chính khá ổn định, điều hành chính sách tài khóa và tiền tệ tƣơng đối linh hoạt. Các hiệp ƣớc quốc tế có hiệu lực, giúp đầu tƣ và xuất khẩu Việt Nam cải thiện hơn. Tăng trƣởng kinh tế toàn giai đoạn 2016-2020 có thể đạt mức 6,67%, trong khi lạm phát duy trì ở mức thấp, khoảng 5% [26]. Bên cạnh đó, trong một phân tích khác từ Ban Phân tích dự báo của NCIF, giai đoạn 2016-2020, nền kinh tế Việt Nam đƣợc dự báo sẽ thoát khỏi giai đoạn suy giảm và bắt đầu vào chu kỳ phục hồi mới nhờ vào sự hỗ trợ từ các hiệp định thƣơng mại, lực đẩy từ các doanh nghiệp FDI và nhu cầu bên ngoài, cùng với quá trình tái cấu trúc nền kinh tế, cải cách về thể chế và môi trƣờng kinh doanh. Cụ thể: 79 + Khu vực công nghiệp – xây dựng: tăng trƣởng mạnh mẽ, trở thành khu vực dẫn dắt tăng trƣởng toàn nền kinh tế khi trƣờng kinh doanh tiếp tục khởi sắc hơn, cầu trong nƣớc cải thiện, và những ảnh hƣởng tích cực từ chính sách hỗ trợ của Chính phủ; + Khu vực dịch vụ: duy trì mức tăng trƣởng vừa phải, có nhiều triển vọng và nhiều tác động tích cực đến việc mở rộng các hoạt động dịch vụ do sự cải thiện cầu tiêu dùng và thực tiễn các Hiệp định thƣơng mại tự do mang lại; + Khu vực nông nghiệp: tăng trƣởng chậm do tác động của biến đổi khí hậu cũng nhƣ chƣa có những giải pháp đột phá giúp chuyển dịch cơ cấu hiệu quả. Trong dài hạn, khu vực này vẫn còn đối mặt với những thách thức do hạn chế về năng suất và khả năng cạnh tranh, chƣa phát huy đƣợc lợi thế so sánh và đối diện với yêu cầu ngày càng khắt khe về tiêu chuẩn chất lƣợng, hàng rào kỹ thuật của thị trƣờng [28]. 3.1.3.2 Thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu khởi động chƣơng trình việc làm thành phố giai đoạn 2017 – 2020, đặc biệt tập trung phát triển 4 ngành công nghiệp chủ lực, 9 ngành kinh tế trọng yếu và phát triển 50.000 doanh nghiệp trong năm 2017. Năm 2017, dự kiến TP.HCM cần khoảng 280.000 chỗ làm việc (tăng 3,7% so với năm 2016), trong đó có khoảng 140.000 chỗ làm việc mới. Nhu cầu tuyển dụng lao động tập trung ở những ngành nghề nhƣ: kinh doanh – marketing – bán hàng, dịch vụ – du lịch – nhà hàng khách sạn, công nghệ thông tin, cơ khí – tự động hóa, v...v. Chỉ tiêu cụ thể của TP HCM giai đoạn 2016 - 2020 là tốc độ tăng trƣởng tổng sản phẩm nội địa (GDP) bình quân hàng năm tăng ít nhất 7,7%, chuyển dịch cơ cấu theo đúng định hƣớng dịch vụ - công nghiệp - xây dựng - nông nghiệp, khu vực dịch vụ chiếm 57% cơ cấu kinh tế. Đến 2020, đóng góp vào tăng trƣởng GDP của thành phố đạt từ 35% trở lên. 3.1.3.3 Quận Gò Vấp Ngày 25/02/2011, UBND quận Gò Vấp ban hành Quyết định Số 109/QĐ- UBND về phê duyệt “Quy hoạch phát triển kinh tế quận Gò Vấp đến năm 2020” theo đó quan điểm, định hƣớng phát triển đƣợc đề ra nhƣ sau: 80 + Phát triển kinh tế theo hƣớng phát triển đô thị văn minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, kết hợp hài hòa phát triển đô thị với phát triển các ngành kinh tế, giữa tăng trƣởng kinh tế với giải quyết việc làm và phát triển mạnh các loại hình dịch vụ xã hội cao cấp (dịch vụ y tế, dịch vụ bệnh viện, dịch vụ văn hóa, dịch vụ giáo dục). + Phát triển kinh tế của quận sẽ theo hƣớng đô thị mở, tăng cƣờng hợp tác đầu tƣ cạnh tranh lành mạnh với các địa phƣơng khác; gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội chung của thành phố trong xu hƣớng mở cửa và hội nhập vào nền kinh tế thế giới và theo hƣớng tận dụng nguồn lực có hạn. + Tốc độ tăng trƣởng bình quân kinh tế của quận dự báo đạt 13% giai đoạn 2016-2020, trong đó, khu vực công nghiệp đƣợc dự báo có tốc độ tăng trƣởng giảm dần do khó có thể phát triển sản xuất công nghiệp trên địa bàn quận trong tƣơng lai vì tỷ suất lợi nhuận các ngành thƣơng mại dịch vụ thƣờng cao hơn nhiều. Dự đoán xu hƣớng phục hồi của nền kinh tế trong những năm tới là tín hiệu lạc quan cho các doanh nghiệp đang hoạt động và cả những doanh nghiệp đang tạm ngƣng hoạt động do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế gây ra, còn là điều kiện thuận lợi đối với các doanh nghiệp mới thành lập. Thành phố Hồ Chí Minh phát triển 500.000 doanh nghiệp trong năm 2017 là cơ hội để thu hút nguồn nhân lực đến với thành phố và cũng là cơ hội rất lớn để phát triển đối tƣợng và doanh nghiệp tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn thành phố. 3.2 Dự báo công tác thu BHXH bắt buộc tại quận Gò Vấp Các cơ sở và điều kiện thuận lợi trên là cơ sở để đƣa ra những dự báo cho công tác thu trong giai đoạn 2017-2020. + Kế hoạch thu: Hằng năm BHXH Tp.HCM thực hiện giao chỉ tiêu thu vào đầu mỗi năm căn cứ theo tình hình thực tế tại quận và chỉ tiêu mỗi năm tăng thêm dao động từ 10%-12%, dự báo số thu trong những năm tới vào khoảng 850-1.200 tỷ đồng. + Phát triển đối trƣợng tham gia BHXH: phát triển đối tƣợng thông qua 2 phƣơng thức là phát triển thêm đối tƣợng ở những DN đang đóng BHXH bắt buộc 81 và phát triển mới đối tƣợng ở những DN chƣa tham gia BHXH bắt buộc. Năm 2016, quận phát triển 704 đơn vị doanh nghiệp với tổng số lao động tăng mới là 3.251 lao động. Trong những năm tới, sự hồi phục nền kinh tế Việt Nam cùng với việc triển khai chƣơng trình việc làm của thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2017 – 2020 là điều kiện thuận lợi để quận có thể tăng thêm 10% -20% số đơn vị và lao động. Dự báo có khoảng 800-1.000 doanh nghiệp và 3.500-5.000 lao động tham gia mới BHXH trong giai đoạn 2017-2020. + Công tác đôn đốc, quản lý nợ: Công tác quản lý, phân loại nợ là tiền đề cho công tác đôn đốc, thanh tra, kiểm tra đơn vị nợ. Tại BHXH Tp.HCM, trƣớc đây phòng Thu đảm nhận công việc chính là quản lý thu và khai thác thu nợ thì nay đƣợc tách thành 2 phòng riêng biệt theo nhiệm vụ công việc cụ thể là phòng Quản lý thu và phòng Khai thác thu nợ. Còn công tác đôn đốc, quản lý nợ thì đƣợc chịu trách nhiệm bởi 2 phòng là phòng Khai thác thu nợ và phòng Thanh tra kiểm tra. Công tác tuyên truyền thì do phòng Tuyên truyền đảm nhiệm. Trong khi đó, tại quận Gò Vấp, tổ Thu với 13 nhân sự (01 phó Giám đốc, 12 chuyên viên chuyên trách) phải kiêm nhiệm tất cả công việc liên quan đến thu BHXH gồm quản lý thu, đôn đốc thu nợ, thanh tra kiểm tra và tuyên truyền nên hiệu quả chƣa cao. Nếu 1-2 nhân sự đƣợc bổ sung thêm để chuyên trách công tác đốc thu, thanh tra kiểm tra thì dự báo có khoảng 10%-15% đơn vị nợ (khoảng 500-600 đơn vị) đƣợc thanh tra, kiểm tra. 3.3 Giải pháp tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về thu BHXH bắt buộc trên địa bàn quận Gò Vấp Để tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về thu BHXH bắt buộc và thực hiện đúng quy định của Luật BHXH nhằm đảm bảo cho sự tăng trƣởng của quỹ BHXH và giải quyết đầy đủ các chế độ cho NLĐ cần thực hiện những giải pháp sau: 3.3.1 Công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH bắt buộc + Phối hợp với Phòng LĐTB & XH hoặc cơ quan Thuế đối chiếu số lao động thuộc diện phải tham gia BHXH bắt buộc theo luật định tại các đơn vị sử dụng lao động đang hoạt động và đóng thuế để xác định số lao động chƣa tham gia 82 BHXH; từ đó, có biện pháp xử lý nghiêm các trƣờng hợp trốn đóng hoặc chƣa tham gia đầy đủ cho những lao động có hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên và yêu cầu các DN đóng bổ sung BHXH cho NLĐ. Việc đối chiếu danh sách lao động do đơn vị đăng ký với Phòng LĐTB & XH quận với danh sách của BHXH còn gặp khó khăn do những bất cập trong văn bản pháp lý. Theo Công văn số 17940/SLĐTBXH-VL ngày 06/11/2014 của Sở LĐTB & XH Tp.HCM về tuyển lao động, quản lý lao động và báo cáo tình hình sử dụng lao động: Đối với doanh nghiệp mới thành lập, ngƣời SDLĐ thực hiện báo cáo khai trình sử dụng lao động trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động. Trong quá trình hoạt động, nếu DN báo cáo tình hình thay đổi lao động (tăng, giảm) thì chỉ thực hiện 6 tháng 1 lần, trƣớc ngày 25/05 và 25/11 hằng năm. Bất cập này dẫn đến số liệu lao động thuộc đối tƣợng tham gia BHXH đối chiếu không chính xác. Vì vậy, cần phải thay đổi quy định khai trình tăng giảm lao động nhƣ trƣớc đây, tức là khi có biến động tăng giảm lao động đơn vị phải thực hiện thông báo ngay đến Phòng LĐTB & XH. + Phối hợp với Sở Kế hoạch - Đầu tƣ hoặc Phòng Kinh tế của UBND Quận lấy thông tin các DN mới thành lập hoặc phối hợp với cơ quan Thuế cùng cấp rà soát những DN có đóng thuế nhƣng chƣa tham gia BHXH từ đó đôn đốc, yêu cầu đơn vị đăng ký tham gia BHXH đầy đủ cho NLĐ. + Hoàn thiện hệ thống trao đổi thông tin với cơ quan Thuế đáp ứng các yêu cầu quản lý của BHXH quận nhƣ phân loại đƣợc danh sách đơn vị, lao động cơ quan Thuế đang quản lý chƣa tham gia BHXH hoặc chƣa tham gia đủ số ngƣời lao động thuộc diện phải tham gia; danh sách đơn vị giải thể, phá sản, bị thu hồi. + BHXH Thành phố cần xây dựng chỉ tiêu phát triển đối tƣợng tham gia BHXH trong nhiệm vụ hằng năm và giao xuống cho các BHXH quận để thực thi. + Hoạt động tuyên truyền cũng là một trong những giải pháp trong công tác khai thác, phát triển đối tƣợng tham gia BHXH. 83 3.3.2 Tăng cường công tác đôn đốc, quản lý nợ, thanh tra, kiểm tra và khởi kiện Công tác quản lý phân loại nợ là tiền đề cho công tác đôn đốc thu, thanh tra, kiểm tra đơn vị nợ. Nội dung công tác phân loại nợ đã đƣợc đề cập tại Chƣơng 1. Một số giải pháp đƣợc đƣa ra là: + Thiết lập trang web công khai thông báo đóng BHXH để đơn vị doanh nghiệp dễ dàng tra cứu và nộp tiền. + Thƣờng xuyên cử chuyên quản trực tiếp đến đơn vị đôn đốc thu kịp thời, không để nợ tiền đóng BHXH; cƣơng quyết xử lý những doanh nghiệp cố tình chây ỳ, chậm đóng BHXH làm ảnh hƣởng đến quyền lợi của NLĐ; xác lập hồ sơ nợ các đơn vị mất tích, giải thể, phá sản (theo Điều 40, Quyết định 959/QĐ-BHXH của BHXH Việt Nam quy định về quản lý thu BHXH, BHYT, BHTN; Quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT) để lập thủ tục giảm số nợ ảo, đƣa các đơn vị nợ khó đòi vào diện quản lý riêng. + Phối hợp với Phòng LĐTB & XH, tham mƣu UBND quận ra quyết định thanh tra việc chấp hành pháp luật đối với các DN nợ tiền đóng BHXH kéo dài từ 03 tháng trở lên trên địa bàn. Đồng thời, tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra các DN có sử dụng, thuê mƣớn và trả lƣơng cho NLĐ nhằm sớm phát hiện ra các trƣờng hợp vi phạm Luật BHXH để có hƣớng xử lý phù hợp, hạn chế hậu quả xảy ra làm ảnh hƣởng đến quyền lợi của NLĐ. + Chủ động cung cấp hồ sơ, thông tin, phối hợp LĐLĐ cùng cấp khởi kiện các đơn vị nợ BHXH từ 6 tháng trở lên ra tòa án theo quy định. + Theo Khoản 1, Điều 14 Luật BHXH 2014, công đoàn có quyền khởi kiện ra tòa đối với hành vi vi phạm pháp luật về BHXH, nhƣng thời gian qua công đoàn chƣa phát huy đƣợc quyền của mình. Vì vậy, giải pháp đƣa ra là tăng cƣờng công tác khởi kiện vi phạm BHXH của Công đoàn thông qua việc tổ chức tập huấn cho cán bộ công đoàn về kỹ năng, trình tự, thủ tục tố tụng, khởi kiện các DN; Sửa đổi, bổ sung, tạo sự đồng bộ trong Bộ luật Lao động, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật 84 BHXH hoặc nếu Công đoàn khởi kiện không hiệu quả, đề xuất giao lại quyền khởi kiện cho BHXH bên cạnh quyền đƣợc thanh tra. - Quy định chặt chẽ về chế tài xử lý vi phạm BHXH bắt buộc + Theo Khoản 1, Điều 7 Nghị định số 86/2010/NĐ-CP ngày 13/08/2010 của Chính phủ quy định những doanh nghiệp nợ đọng BHXH quá hạn, trốn đóng BHXH thì mức phạt tối đa là 30 triệu đồng. Đến ngày 10/10/2013, mức phạt này đƣợc tăng lên theo Điều 26 Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/08/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đƣa ngƣời lao động Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng thành 75 triệu đồng. Mức xử phạt này đƣợc cho là không đủ sức răn đe. Khi kiểm tra phát hiện ra, doanh nghiệp sẵn sàng chịu phạt chứ không thực hiện nghĩa vụ BHXH cho NLĐ. Để tăng hiệu quả của chế tài xử lý vi phạm, cần nâng mức phạt lên tối đa 200 triệu đồng. + Hình sự hóa tội danh chiếm dụng Quỹ BHXH vào Bộ luật hình sự đối với ngƣời đứng đầu cơ quan, tổ chức SDLĐ không nộp BHXH để tăng tính răn đe. + Cần nghiên cứu đƣa quy định buộc doanh nghiệp phải có một khoản quỹ dự phòng khi đăng ký kinh doanh qua một tài khoản tại ngân hàng. Khoản quỹ dự phòng này sẽ đƣợc sử dụng vào việc thanh toán các nghĩa vụ đối với nhà nƣớc và giải quyết các chế độ của ngƣời lao động nhƣ lƣơng, BHXH, BHYT... Nhƣ vậy sẽ khắc phục đƣợc tình trạng sau khi thanh tra, kiểm tra, khởi kiện đơn vị cố tình tẩu tán tài sản, hoặc không có tài sản, dẫn đến không thu hồi nợ đƣợc. 3.3.3 Công tác đào tạo, bồi dưỡng và tổ chức, xây dựng đội ngũ viên chức Phát triển nguồn nhân lực Ngành BHXH đƣợc xem là nhiệm vụ trọng tâm trong Chiến lƣợc phát triển của Ngành BHXH đến năm 2020, điển hình là việc ban hành Quyết định số 133/QĐ-BHXH ngày 07/02/2013 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam về Quy chế đào tạo, bồi dƣỡng công chức, viên chức thuộc hệ thống BHXH Việt Nam. Tại BHXH quận, một số giải pháp đƣợc đƣa ra để đẩy mạnh công tác bồi dƣỡng nguồn nhân lực cho Quận Gò Vấp nhƣ sau: 85 + Thƣờng xuyên tổ chức các khóa đào tạo, bồi dƣỡng, tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ cho viên chức. Trong đó, đặc biệt quan tâm đến một số viên chức làm chuyên môn nghiệp vụ nhƣng mới đạt trình độ cao đẳng, trung cấp. Phấn đấu đến năm 2020, 90% công chức, viên chức BHXH quận có trình độ đại học và sau đại học. + Đối với viên chức làm công tác quản lý, bên cạnh bồi dƣỡng về chuyên môn nghiệp vụ thì phải nâng cao trình độ lý luận chính trị, kỹ năng quản lý nhà nƣớc theo hình thức đƣa đi đào tạo tập trung ở các cơ sở đào tạo chính quy. + Chú trọng đào tạo kiến thức nghiệp vụ cho viên chức mới vào ngành, bố trí viên chức có nghiệp vụ vững vàng làm công tác hƣớng dẫn nghiệp vụ cho viên chức mới trong thời gian tập sự và thực hiện báo cáo công việc thƣờng xuyên để đánh giá mức độ tiếp thu hoàn thành công việc trƣớc khi tiến hành giao quản lý đơn vị. + Thƣờng xuyên phổ biến các kiến thức mới về chính sách pháp luật về BHXH, nâng cao nghiệp vụ chuyên ngành BHXH. + Tập huấn phổ biến ứng dụng CNTT cho viên chức bởi cơ quan BHXH đã thực hiện ứng dụng hồ sơ điện tử trong giải quyết hồ sơ của đơn vị. + Bổ sung nhân sự để thực hiện các công việc chuyên trách về tuyên truyền, đôn đốc nợ, thanh tra, kiểm tra. + Thƣờng xuyên và định kỳ đánh giá chất lƣợng Đảng viên để lựa chọn những viên chức có đủ tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực thực tiễn, mức độ tín nhiệm đƣa vào quy hoạch các chức danh lãnh đạo nhƣ Giám đốc, Phó Giám đốc quận, Tổ trƣởng, Tổ phó các bộ phận. 3.3.4 Công tác tuyên truyền Tuyên truyền là một bộ phận, một tác nghiệp của công tác tƣ tƣởng có vị trí hết sức quan trọng, Chủ Tịch Hồ Chí Minh nói: “Tuyên truyền là đem một việc gì đó nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm. Nếu không đạt mục đích đó, là tuyên truyền thất bại. Nội dung tuyên truyền phải cụ thể, thiết thực; phƣơng thức tuyên truyền phải thích hợp và chú trọng ƣu tiên cho lớp đối tƣợng có trình độ nhận 86 thức, trình độ văn hóa thấp, vì nếu đối tƣợng này hiểu thì các đối tƣợng khác cũng nắm bắt dễ dàng”.Tại BHXH Tp. Hồ Chí Minh có phòng tuyên truyền nhƣng tại quận, huyện thì do cán bộ nghiệp vụ kiêm nhiệm. Chƣơng trình tuyên truyền tại các quận, huyện thì do thành phố gửi nội dung về thông qua băng rôn, pano, áp phích, tờ rơi để phát cho ngƣời dân. Còn thông qua đối thoại trực tiếp thì mỗi năm quận Gò Vấp chỉ tổ chức đƣợc 1-2 đợt. Do vậy mà công tác tuyên truyền chƣa mang lại hiệu quả cao, thiếu tính sâu rộng và chủ động. Trong giai đoạn tới cần thành lập tổ tuyên truyền từ 5-7 ngƣời đƣợc tuyển chọn từ các viên chức có chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng và kỹ năng truyền đạit tốt để kiêm nhiệm công tác này. Nếu mỗi tháng có ít nhất 1 chƣơng trình tuyên truyền thì một năm có thể đạt 12 đến 15 chƣơng trình, nhƣ vậy sẽ tạo đƣợc hiệu quả lan tỏa trong cộng đồng. Khi tổ tuyên truyền đƣợc thành lập thì ngoài các nội dung, chƣơng trình tuyên truyền do BHXH Thành phố chỉ đạo, BHXH quận Gò vấp sẽ có những nội dung, kế hoạch riêng để tạo sự đa dạng. . - Nội dung tuyên truyền: + Tuyên truyền những nội dung cơ bản của Luật BHXH để giúp NLĐ hiểu rõ trách nhiệm và quyền lợi của mình khi tham gia BHXH, biết cách đối phó đòi quyền lợi từ chủ SDLĐ khi quyền lợi của mình bị xâm hại nhƣ: thuộc đối tƣợng tham gia nhƣng chủ SDLĐ không đăng ký, hoặc đã đăng ký nhƣng chậm đóng hoặc trốn đóng thì NLĐ phải biết đến cơ quan nào để đƣợc trợ giúp đòi quyền lợi. Đồng thời, cũng giúp ngƣời SDLĐ hiểu về lợi ích khi tham gia BHXH và những vi phạm pháp luật khi chậm đóng, trốn đóng, đóng không đúng mức lƣơng, chiếm dụng của NLĐ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị khởi kiện. + Tuyên truyền các chế độ, chính sách BHXH nhƣ: các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hƣu trí; tuyên truyền, hƣớng dẫn về mức đóng, mức thụ hƣởng, phƣơng thức tham gia, thủ tục tham gia; tuyên truyền rõ trách nhiệm của các cấp ủy, lãnh đạo cơ quan, đơn vị,... trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện chính sách BHXH. Những nội dung này đƣợc xem là một trong những 87 mối quan tâm hàng đầu của NLĐ do không phải NLĐ nào cũng am hiểu về các thủ tục, chính sách BHXH. + Tuyên truyền thủ tục hành chính, cách thức giao dịch điện tử, hỗ trợ các đơn vị sử dụng lao động trong thực hiện thủ tục hành chính. + Biểu dƣơng gƣơng ngƣời tốt, việc tốt trong thực hiện chế độ, chính sách BHXH; phê phán những hành vi tiêu cực, cố tình vi phạm Luật BHXH góp phần hạn chế, ngăn chặn, phòng ngừa tình trạng trốn đóng, nợ đọng BHXH; bảo vệ quyền lợi của NLĐ. - Hình thức tuyên truyền: + Thiết lập cơ chế phối hợp giữa BHXH với Phòng Lao động Thƣơng binh và xã hội quận, Liên đoàn Lao động quận, Ban Tuyên giáo quận Ủy để tham gia tuyên truyền, phổ biến chủ trƣơng của Đảng, pháp luật của nhà nƣớc về BHXH cho các nhóm đối tƣợng thông qua các hình thức: tổ chức đối thoại trực tiếp, tuyên truyền lồng ghép, báo cáo, cung cấp tài liệu tuyên truyền tại hội nghị, hội thảo, tập huấn, tổ chức các cuộc thảo luận nhóm, tới thăm hộ gia đình để tuyên truyền, vận động ngƣời dân tích cực tham gia BHXH. + Ký kết chƣơng trình liên tịch với Liên đoàn lao động quận để phát huy hiệu quả đội ngũ tuyên truyền viên trong hệ thống công đoàn, đặc biệt là tại các doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc vào thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền BHXH bắt buộc. + Phối hợp với cơ quan thông tấn, báo chí duy trì các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền BHXH; chủ động biên soạn bài, bản tin phản ánh tình hình tham gia BHXH của đơn vị trên địa bàn quận trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng. + Tổ chức công tác tuyên truyền, giải thích, phổ biến pháp luật qua kênh truyền thông website BHXH quận hoặc qua các ấn phẩm trực quan nhƣ pano, khẩu hiệu, áp phích, tranh cổ động, tờ rơi, tờ gấp, sách cẩm nang... + Thực hiện các chƣơng trình tọa đàm, đối thoại doanh nghiệp, các cuộc thi, gameshow truyền hình tìm hiểu chính sách, pháp luật về BHXH. 88 + Tổ chức các đội tuyên truyền lƣu động, tuyên truyền trực quan nhân dịp lễ lớn: Kỷ niệm ngày thành lập BHXH Việt Nam (16/02) hay Ngày pháp luật Việt Nam (09/11). - Địa điểm tuyên truyền: Tuyên truyền tại những khu vực tập trung nhiều dân cƣ nhƣ UBND quận, UBND 16 phƣờng, trung tâm văn hóa quận, liên đoàn lao động quận hay tại công ty có số lƣợng lớn lao động nhƣ Công ty giày da Huê Phong với gần 9 nghìn lao động, Công ty TNHH May Top One với 1 nghìn lao động. 3.3.5 Cải cách về thủ tục hành chính Công tác cải cách thủ tục hành chính tiếp tục đƣợc triển khai; từng bƣớc hoàn thiện quy trình nghiệp vụ về quản lý thu BHXH nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng phát triển của ngành BHXH. + Rà soát giảm bớt các thủ tục hành chính không cần thiết, công khai minh bạch những quy định, quy trình quản lý, thủ tục hồ sơ về thu, nộp và giải quyết các chế độ BHXH, hạn chế những nhũng nhiễu, tiêu cực của công chức, viên chức BHXH, tạo điều kiện thuận lợi cho NLĐ và ngƣời SDLĐ tham gia BHXH. + Nâng cao chất lƣợng phục vụ, chất lƣợng làm việc của cán bộ, viên chức ngành BHXH, chuyển từ cách làm việc từ hành chính thụ động sang chủ động phục vụ tốt cho đối tƣợng tham gia và thụ hƣởng BHXH nhằm nâng cao đƣợc vị thế và vai trò của ngành BHXH cũng nhƣ tạo đƣợc niềm tin của NLĐ và ngƣời SDLĐ đối với cơ quan BHXH. + Xử lý nghiêm viên chức thiếu trách nhiệm, gây phiền hà cho ngƣời dân và doanh nghiệp. + Tăng cƣờng triển khai giao dịch hồ sơ điện tử, dịch vụ phát chuyển hồ sơ bằng đƣờng Bƣu điện đảm bảo tính an toàn và chuyên nghiệp; nhằm giảm thời gian đi lại cho NLĐ và chủ SDLĐ. + Thiết lập hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý kiến nghị và kết quả giải quyết thủ tục hành chính để ngƣời dân và doanh nghiệp đánh giá, phản ảnh về chính 89 sách, thủ tục hành chính và việc thực thi công vụ của cán bộ, công chức trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính. 3.3.6 Phát triển hệ thống CNTT của ngành Bên cạnh những giải pháp đã đƣa ra để tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc về thu BHXH, ứng dụng CNTT, thực hiện tin học hóa trong quản lý, giải quyết các chế độ chính sách cũng đƣợc BHXH Việt Nam đặc biệt chú trọng và đƣợc đề cập cụ thể trong các văn bản nhƣ: Quyết định số 08/2015/QĐ-TTg ngày 09/03/2015 của Thủ tƣớng Chính phủ thí điểm về giao dịch điện tử trong việc thực hiện thủ tục tham gia BHXH, BHYT, BHTN và đề nghị cấp sổ BHXH, thẻ BHYT; Quyết định số 1499/QĐ-BHXH ngày 10/12/2015 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam về việc ban hành kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử giai đoạn 2016-2020. + Ban hành quy định về giao dịch hồ sơ điện tử, quy định các yêu cầu trong thực hiện giao dịch hồ sơ điện tử, thống nhất sử dụng cùng một phần mềm đồng bộ, đảm bảo tốt cho việc quản lý đối tƣợng tham gia BHXH. Hiện nay, các chƣơng trình xử lý nghiệp vụ thu, chi của ngành BHXH chƣa liên thông với nhau, chƣơng trình quản lý thu BHXH (SMS) cũng chƣa liên thông trên toàn quốc; do đó, công tác quản lý thu BHXH gặp không ít khó khăn. Trong thời gian tới, tiếp tục hoàn thiện các phần mềm quản lý, đẩy mạnh đầu tƣ ứng dụng CNTT; nâng cấp, cải tạo lại mạng LAN và phát triển các phần mềm ứng dụng tiến tới kết nối cơ sở dữ liệu trong toàn hệ thống nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và điều hành. + Xây dựng phần mềm liên thông cơ sở dữ liệu với các bộ, ngành, đơn vị có liên quan nhƣ UBND, Thuế, Kế hoạch và Đầu tƣ, Tài chính, LĐTB & XH, Y tế, Ngân hàng, Bƣu điện, cơ quan thi hành án, cơ sở khám chữa bệnh, đơn vị SDLĐ nhằm trao đổi thông tin về đơn vị SDLĐ và ngƣời tham gia BHXH trong việc thực hiện các thủ tục kê khai, thu nộp, chi trả và giải quyết các chế độ BHXH. 90 3.4 Kiến nghị 3.4.1 Đối với Quốc hội + Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về BHXH, đảm bảo tính khả thi, phù hợp với tình hình thực tế và quan trọng là bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho NLĐ. + Cần tham khảo ý kiến NLĐ trƣớc khi ban hành chính sách pháp luật về BHXH vì nó ảnh hƣởng trực tiếp đến quyền lợi của NLĐ, tránh trƣờng hợp đáng tiếc xảy ra nhƣ Luật BHXH 2014 Chính phủ chƣa có hiệu lực nhƣng phải sửa đổi Điều 60 về hƣởng trợ cấp một lần vì không nhận đƣợc sự đồng tình của một bộ phận NLĐ chủ yếu ở một số tỉnh, thành phố ở phía nam. + Quy định chế tài xử phạt chặt chẽ, nhƣ Khoản 7, Điều 21, Luật BHXH 2014 quy định trách nhiệm của ngƣời SDLĐ có nội dung: “Định kỳ 6 tháng, niêm yết công khai thông tin về việc đóng BHXH cho NLĐ”, nhƣng không quy định chế tài xử phạt trong trƣờng hợp ngƣời SDLĐ không thực hiện theo đúng quy định.. + Cần bổ sung thêm trách nhiệm của cơ quan BHXH tại Điều 23 Luật BHXH 2014: Thông báo công khai và rộng rãi cho NLĐ trong đơn vị biết thông qua tổ chức Công đoàn cơ sở khi đơn vị có hiện tƣợng chậm đóng tiền BHXH. Vì hầu hết NLĐ đều không biết tình hình nợ BHXH của DN chỉ đến khi DN tuyên bố ngừng hoạt động cho NLĐ nghỉ việc và NLĐ không lấy đƣợc sổ BHXH thì họ mới biết DN mình nợ tiền BHXH. + Sửa Luật BHXH và giao quyền khởi kiện doanh nghiệp nợ BHXH cho cơ quan BHXH bên cạnh chức năng thanh tra. Từ tháng 01/2016 khi Luật BHXH 2014 có hiệu lực thì cơ quan BHXH không đƣợc khởi kiện. Công tác khởi kiện đƣợc giao cho tổ chức Công đoàn nhƣng đến nay tổ chức Công đoàn chƣa khởi kiện thành công vụ án nào. Hồ sơ đã đƣợc tổ chức Công đoàn nộp cho Tòa án nhƣng bị trả lại với lý do thiếu giấy ủy quyền của NLĐ hoặc giấy ủy quyền của tổ chức Công đoàn cơ sở. Có nơi, Tòa án nhân dân đã thụ lý vụ án rồi lại ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự với lý do ngƣời khởi kiện không có quyền khởi kiện theo quy định tại Điều 186 và Điều 187 của Bộ luật Tố tụng Dân sự. 91 + Hiện nay, so với một số nƣớc trên thế giới tỷ lệ thu BHXH bắt buộc của Việt Nam ở mức trung bình tuy nhiên có sự chênh lệch lớn giữa NLĐ và ngƣời SDLĐ, trong thời gian tới cần phải từng bƣớc điều chỉnh tỷ lệ này cho hài hòa giữa NLĐ và chủ SDLĐ. + Để mang tính răn đe đối với các trƣờng hợp cố tình chây ỳ nợ hoặc trốn đóng BHXH, đề nghị cơ quan có thẩm quyền nên xem BHXH nhƣ là một loại thuế, các trƣờng hợp trốn đóng, chậm nộp, gian lận hoặc chiếm dụng tiền BHXH của NLĐ cần phải bị xử lý hình sự; Nhanh chóng hình sự hóa hành vi vi phạm vào Bộ luật hình sự 2015 để đƣa Bộ luật hình sự vào trong đời sống, làm chế tài răn đe xử lý nghiêm về những hành vi vi phạm pháp luật về BHXH, làm ảnh hƣởng đến quyền lợi của NLĐ. 3.4.2 Đối với Tổng liên đoàn lao động Việt Nam Ở hầu hết các DN đều thành lập các tổ chức công đoàn tuy nhiên Chủ tịch công đoàn cơ sở là do chính chủ SDLĐ trả lƣơng, do vậy họ sẽ không dám đứng ra bảo vệ quyền lợi chính đáng cho NLĐ vì sợ bị mất việc mà phải đứng về phía chủ SDLĐ. Do đó, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam cần có chế độ ƣu đãi đối với những ngƣời làm công tác công đoàn, bảo vệ quyền lợi cho họ. 3.4.3 Bảo hiểm xã hội Việt Nam và BHXH Tp. Hồ Chí Minh 3.4.3.1 Đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam + Hoàn thiện các văn bản về nghiệp vụ thu BHXH bắt buộc; các quy trình, thủ tục hồ sơ về thu, nộp BHXH cần đơn giản dễ làm, dễ hiểu. Hiện nay, về văn bản hƣớng dẫn nghiệp vụ tƣơng đối đầy đủ, tuy nhiên về quy trình đóng BHXH còn phức tạp. + Phối hợp chặt chẽ giữa các Ban của BHXH Việt Nam, tránh việc chồng chéo khi ban hành các văn bản hƣớng dẫn nghiệp vụ chuyên môn. Các văn bản ban hành về chế độ cần rõ ràng dễ hiểu, hiện nay do có quá nhiều văn bản hƣớng dẫn nên đôi khi gây nhầm lẫn cho ngƣời thực hiện. + Giao chỉ tiêu phát triển đơn vị mới cho từng cơ quan BHXH trực thuộc vào Kế hoạch thu - chi BHXH hằng năm căn cứ theo tình hình phát triển kinh tế - xã hội 92 của địa phƣơng; chỉ tiêu này dùng để đánh giá kết quả hoàn thành kế hoạch vào cuối năm. + Cần có những chế độ thu hút nhân tài vào làm việc trong ngành BHXH, công khai xét tuyển đối với các trƣờng hợp ứng viên tốt nghiệp ở các trƣờng có uy tín ở nƣớc ngoài hoặc ngƣời có trình độ thạc sỹ, tiến sỹ để cho chất lƣợng cán bộ, viên chức BHXH ngày càng đƣợc nâng lên. Trong khâu tuyển dụng phải đƣa ra các tiêu chuẩn rõ ràng, cụ thể về trình độ chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng đƣợc yêu cầu chức danh công việc. Từng bƣớc xây dựng đội ngũ cán bộ viên chức ngành BHXH có đủ tài, đức để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý thu BHXH trong giai đoạn mới. Khi phân bổ biên chế cho cơ quan BHXH cấp dƣới cần căn cứ vào số thu hàng năm, một quận lớn ở thành phố Hồ Chí Minh số thu BHXH một năm có thể gần bằng số thu BHXH của một tỉnh nhỏ, trong khi đó số biên chế làm việc ở quận chỉ bằng 1/10 ở tỉnh, do vậy ở các thành phố lớn cán bộ BHXH luôn ở trong tình trạng công việc bị quá tải. + Đẩy mạnh công tác quy hoạch cán bộ, đổi mới phƣơng thức đánh giá và bổ nhiệm cán bộ quản lý; xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức có bản lĩnh chính trị vững vàng, có kiến thức chuyên sâu về chuyên môn nghiệp vụ, chuyên nghiệp về phong cách phục vụ. Định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra việc thực thi nhiệm vụ của cán bộ, viên chức BHXH nhằm chấn chỉnh kịp thời những sai sót trong nghiệp vụ. 3.4.3.2 Đối với BHXH thành phố Hồ Chí Minh + Thƣờng xuyên tổ chức các lớp tập huấn nhằm bồi dƣỡng, nâng cao trình độ năng lực chuyên môn cho cán bộ làm công tác BHXH nói chung và cán bộ quản lý thu BHXH nói riêng. Hiện nay, trình độ cán bộ, viên chức ngành BHXH đã đƣợc đƣợc cải thiện, tuy nhiên số cán bộ viên chức đƣợc đào tạo đúng chuyên ngành BHXH rất ít, do đó BHXH Việt Nam cần có kế hoạch cụ thể cho các cán bộ, viên chức chƣa có bằng cấp đúng chuyên ngành BHXH đƣợc đi học các lớp nghiệp vụ về BHXH tại Trƣờng đào tạo nghiệp vụ BHXB - Đơn vị sự nghiệp trực thuộc 93 BHXH Việt Nam. Tổ chức cho cán bộ BHXH trực tiếp làm nghiệp vụ đi học tập kinh nghiệm làm việc của địa phƣơng bạn. + Định kỳ cần tổ chức các cuộc đối thoại với DN và NLĐ nhằm giải đáp thắc mắc và lắng nghe ý kiến của ngƣời tham gia BHXH; kịp thời tháo gỡ khó khăn vƣớng mắc cho DN nhằm nâng cao hiệu lực quản lý thu BHXH. Thƣờng xuyên tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra sớm phát hiện ra những trƣờng hợp gian lận trong thu nộp BHXH nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho NLĐ. + Định kỳ hàng năm, cần tổ chức các hội nghị tổng kết để khen thƣởng các đơn vị thực hiện tốt việc thu đúng, nộp đủ tiền BHXH cho cơ quan BHXH, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, đồng thời phê phán và xử lý nghiêm các trƣờng hợp vi phạm pháp luật về BHXH. + Hàng tháng, thông báo danh sách các đơn vị nợ tiền BHXH trên các phƣơng tiện truyền thông để cho NLĐ biết đƣợc tình hình nợ tiền BHXH của các đơn vị. Nhiều trƣờng hợp, đơn vị có trích từ tiền lƣơng của NLĐ để đóng BHXH nhƣng thực tế thì không nộp cho cơ quan BHXH nhƣng ngƣời lao động không hề biết, chỉ đến khi chủ DN bỏ trốn hoặc tuyên bố phá sản thì lúc đó NLĐ mới biết. + Thành lập tổ chuyên thu nợ BHXH, khởi kiện. Hiện nay do khối lƣợng công việc nhiều nên hầu hết tại các bộ phận nghiệp vụ của BHXH hay bị quá tải, đặc biệt là tại BHXH các quận có số thu lớn nhƣ: quận 1, quận 3, quận Tân Bình, quận Bình Thạnh, quận Gò Vấp, quận Bình Tân. Bên cạnh đó, do lực lƣợng viên chức không đủ nên tại BHXH các quận, huyện chƣa bố trí cán bộ chuyên phụ trách đốc thu, khởi kiện, xác nhận nợ, mà do các chuyên quản thu kiêm nhiệm. Vì vậy, hầu hết các cán bộ làm công tác quản lý thu chỉ chú trọng đến số lƣợng chứ chƣa quan tâm đến chất lƣợng nên các công việc đều hoàn thành nhƣng hiệu quả chƣa cao. + Thiết lập đƣờng dây nóng để NLĐ có thể gọi điện thoại trực tiếp báo cáo hoặc gửi mail tố cáo các trƣờng hợp vi phạm pháp luật về BHXH giống nhƣ ở Singapore. 94 3.4.4 Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền + Xây dựng một hệ thống mạng quản lý DN chung, thống nhất giữa các cơ quan ban ngành để tiện cho việc quản lý DN; các thông tin về DN mới thành lập, chuyển địa điểm kinh doanh, ngừng hoạt động hoặc giải thể đều phải đƣợc công bố trên hệ thống để tiện cho việc tra cứu và tìm kiếm về thông tin của DN tránh trƣờng hợp đơn vị chuyển địa điểm hoạt động cũng không báo cho cơ quan BHXH nên khi đơn vị nợ tiền cơ quan BHXH không xác định đƣợc địa chỉ cụ thể để trực tiếp xuống đơ đốc, kiểm tra, thanh tra dơn vị. + Biện pháp xử lý răn đe đối với những trƣờng hợp DN có quyết định xử phạt hành chính về nợ tiền BHXH nhƣng vẫn không chịu thực hiện, thậm chí đã bị khởi kiện ra tòa nhƣng DN vẫn không thực hiện theo phán quyết của Tòa án. Một số biện pháp xử phạt nhƣ: thông báo công khai lên phƣơng tiện thông tin truyền thông, tạm thời tịch thu Giấy phép đăng ký kinh doanh, cƣỡng chế tịch thu tài sản của đơn vị, nặng hơn có thể tịch thu vĩnh viễn Giấy phép kinh doanh của DN. + Xem xét trách nhiệm của các cơ quan ban ngành có liên quan từ Trung ƣơng đến địa phƣơng trong việc tuyên truyền và thực hiện chính sách BHXH; vì BHXH là chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc nhằm thể hiện tính nhân văn của chế độ xã hội chủ nghĩa chứ không phải của riêng ngành BHXH. Hiện nay, việc này đƣợc xem nhƣ là việc của riêng cơ quan BHXH và chỉ có bản thân cơ quan BHXH nỗ lực, cố gắng nên hiệu quả của việc tuyên truyền và thực hiện về chính sách BHXH chƣa cao. + Ngân hàng Nhà nƣớc cần tích cực chỉ đạo các Ngân hàng thƣơng mại thực hiện nghiêm túc việc trích tiền từ tài khoản của các đơn vị nợ tiền BHXH để thanh toán tiền BHXH theo đúng quy định tại Thông tƣ Liên tịch số 03/2008/TTLT- BLĐTBXH-BTC-NHNN của Bộ LĐTB & XH – Bộ Tài Chính – NHNN hƣớng dẫn thủ tục buộc trích tiền từ tài khoản của ngƣời SDLĐ để nộp tiền BHXH chƣa đóng, chậm đóng và tiền lãi phát sinh do thời gian qua các Ngân hàng thƣơng mại thực hiện việc này chƣa triệt để và chƣa có hiệu quả. 95 TÓM TẮT CHƢƠNG 3 Nội dung chƣơng 3 tác giả đƣa ra dự báo về công tác thu BHXH bắt buộc tại quận Gò Vấp trong giai đoạn tới; dựa vào cơ sở lý luận ở chƣơng 1 và những hạn chế rút ra từ việc phân tích, đánh giá về thực trạng quản lý thu BHXH bắt buộc trên địa bàn quận Gò Vấp ở chƣơng 2, tác giả đã đề ra những giải pháp và kiến nghị để tăng cƣờng quản lý thu BHXH bắt buộc, cụ thể: Giải pháp: Về công tác phát triển đối tƣợng tham gia BHXH; tăng cƣờng công tác phối hợp, thanh tra, kiểm tra; công tác tổ chức cán bộ và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, viên chức ngành BHXH; công tác tuyên truyền; cải cách về thủ tục hành chính; phát triển hệ thống CNTT của ngành BHXH. Một số kiến nghị đối với Quốc hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Cơ quan BHXH các cấp và cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền. 96 KẾT LUẬN Thu BHXH là khâu đầu tiên và có ý nghĩa quan trọng nhất trong hệ thống cơ quan BHXH, nhờ có thu mới đảm bảo cho công tác chi trả các chế độ BHXH hiện hành một cách đầy đủ và kịp thời. Việc thu BHXH nhƣ thế nào sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến quyền lợi của NLĐ ở hiện tại và trong tƣơng lai; bên cạnh đó đối tƣợng của thu BHXH là tiền nên rất dễ xảy ra sai phạm, do đó việc tăng cƣờng quản lý thu là điều cần thiết để làm giảm tình trạng trốn đóng, nợ đọng BHXH, đảm bảo thu đúng đối tƣợng, thu đủ theo quy định của Nhà nƣớc. Trong phạm vi nghiên cứu của Luận văn, tác giả đã đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc về thu BHXH bắt buộc trên địa bàn quận Gò Vấp từ năm 2012 đến năm 2016 cho thấy đối tƣợng tham gia, số thu BHXH bắt buộc đều gia tăng qua thời gian, tuy nhiên chƣa khai thác đƣợc hết tiềm năng của quận; số đơn vị nợ đọng và trốn đóng BHXH cũng tăng theo; nguyên nhân chủ yếu là do tình hình kinh tế khó khăn, sự thiếu hiểu biết của ngƣời SDLĐ và NLĐ về chính sách BHXH; sự quản lý của ngành BHXH chƣa chặt chẽ. Qua đó, để tăng cƣờng quản lý thu BHXH bắt buộc trên địa bàn quận Gò Vấp cần thực hiện một số giải pháp: (1) Tăng cƣờng công tác tuyên truyền về chính sách BHXH bắt buộc; (2) Phát triển đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc; (3) Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức BHXH đáp ứng đƣợc yêu cầu của công việc; (4) Tăng cƣờng công tác phối hợp, thanh tra, kiểm tra; (5) Cải cách thủ tục hành chính; (6) Phát triển hệ thống CNTT. Ngoài ra, tác giả còn đƣa ra một số kiến nghị đối với Quốc hội, Tổng LĐLĐ Việt Nam, cơ quan BHXH và một số cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền. 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Bảo hiểm xã hội quận Gò Vấp, Báo cáo tình hình thu BHXH, BHYT các năm 2012, 2013, 2014, 2015, 2016, quận Gò Vấp. 2. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2015), Quyết định số 99/QĐ-BHXH ngày 28/01/2015 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu của BHXH địa phương, Hà Nội. 3. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2015), Quyết định số 959/QĐ-BHXH ngày 09/09/2015 Quy định về Quản lý thu BHXH, BHYT, BHTN; Quản lý sổ BHXH, BHYT, Hà Nội. 4. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2016), Công văn số 1379/BHXH-BT ngày 20/04/2016 Quy định về việc hướng dẫn thi hành tính lãi chậm đóng, truy thu BHXH, BHYT, BHTN và thu BHXH tự nguyện, Hà Nội. 5. Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh (2017), “Cả nƣớc có hơn 13 triệu lao động tham gia BHXH”, lao-dong-tham-gia-bhxh-678626.html, truy cập 09/07/2017. 6. Chính phủ (2006), Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 Hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc, Hà Nội. 7. Chính phủ (2015), Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 Quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc, Hà Nội. 8. Cổng Thông tin Điện tử Chính phủ (2017), “Nội dung tọa đàm về khởi kiện doanh nghiệp trốn đóng BHXH”, hoi/Noi-dung-Toa-dam-ve-khoi-kien-doanh-nghiep-tron-dong- BHXH/305221.vgp, truy cập 09/07/2017. 9. Cổng Thông tin Điện tử BHXH TP. Đà Nẵng (2017), “BHXH thành phố Đà Nẵng tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức năm 2017”, to-chuc-Hoi-nghi-can-bo,-cong-chuc,-vien-chuc-nam-2017, truy cập 09/07/2017. 98 10. Cổng Thông tin Điện tử BHXH TP. Hà Nội (2017), “BHXH Thành phố Hà Nội: Nỗ lực thực hiện chính sách an sinh xã hội”, e/183/Default.aspx?TopMenuId=6&keysearch=&cMenu0=0&cMenu1=15& cMenu2=183, truy cập 09/07/2017. 11. Cổng Thông tin Điện tử BHXH TP. Hà Nội (2017), “BHXH TP. Hà Nội: Triển khai nhiệm vụ công tác năm 2017”, e/15/TopMenuId/15/Default.aspx, truy cập 09/07/2017. 12. Cục thống kê Thành phố Hồ Chí Minh, Niên giám thống kê thành phố Hồ Chí Minh năm 2012, 2013, 2014, 2015, Thành phố Hồ Chí Minh. 13. Phạm Trƣờng Giang (2010), Hoàn thiện cơ chế thu Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân. 14. Nguyễn Thị Hào (2015), Đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân. 15. Mai Hiền (2016), “Doanh nghiệp nợ BHXH chiếm 77,16% trong tổng số nợ”, Pháp luật Việt Nam, số 349 (6.601), tr. 8. 16. Phạm Thị Hƣờng (2015), Quản lý nhà nước đối với Bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Luận văn Thạc sĩ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia. 17. Nông Thị Luyến (2013), Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ đọng BHXH, trường hợp thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Trƣờng Đại học Kinh tế TP. HCM. 18. Nguyễn Thị Kim Nga (2007), Biện pháp quản lý và chống thất thu BHXH trên địa bàn quận 12, thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Trƣờng Đại học Kinh tế TP. HCM. 19. Phòng Lao động Thƣơng binh và Xã hội quận Gò Vấp, Báo cáo tổng kết năm của Phòng LĐTB & XH quận Gò Vấp năm 2012, 2013, 2014, 2015, 2016, quận Gò Vấp. 99 20. Quốc hội nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật Bảo hiểm xã hội, Hà Nội. 21. Quốc hội nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật Bảo hiểm xã hội, Hà Nội. 22. Đỗ Văn Sinh (2005), Hoàn thiện quản lý quỹ BHXH ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. 23. Võ Thành Tâm (2013), Giáo trình Bảo hiểm xã hội, Nxb Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh. 24. Phạm Minh Thành (2010), Quản lý tài chính BHXH trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Trƣờng Đại học Kinh tế TP. HCM. 25. Thủ tƣớng Chính phủ (2013), Quyết định số 1215/QĐ-TTg ngày 23/07/2013 về việc phê duyệt chiến lược phát triển ngành BHXH Việt Nam đến năm 2020, Hà Nội. 26. Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - xã hội quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (2016), “Triển vọng kinh tế Việt Nam trung hạn giai đoạn 2016- 2020”, truy cập 09/07/2017. 27. Ủy ban nhân dân quận Gò Vấp (2011), Quyết định số 109/QĐ-UBND ngày 25/02/2011 về phê duyệt Quy hoạch phát triển kinh tế quận Gò Vấp đến năm 2020, quận Gò Vấp. 28. Ủy ban nhân dân quận Gò Vấp (2016), Báo cáo số 301/BC-UBND ngày 14/10/2016 về Hoạt động chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân quận, tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội, quốc phòng, an ninh tháng 10 và trọng tâm công tác tháng 11/2016, quận Gò Vấp. Tiếng Anh 29. Department of the Treasury, Internal Revenue Service (2017), Employer’s Tax Guide, Publication 15, pp. 29. 100 30. International Labour Organization (1952), Social Security (Minimum Standards) Convention, 1952 (No.102), Geneva. 31. Government of Singapore (2013), Central Provident Fund Act 2013, Singapore. 32. Trading Economics, “Social Security Rate”, https://tradingeconomics.com/country-list/social-security-rate, cập 09/07/2017. 33. Trading Economics, “Social Security Rate for Companies”, https://tradingeconomics.com/country-list/social-security-rate-for- companies, truy cập 09/07/2017. 34. Trading Economics, “Social Security Rate for Companies”, https://tradingeconomics.com/country-list/social-security-rate-for- employees, truy cập 09/07/2017. 101 PHỤ LỤC DANH SÁCH CHI TIẾT CÁC ĐƠN VỊ ĐÃ KHỞI KIỆN NĂM 2016 Số TT TÊN ĐƠN VỊ Mã đơn vị Số tiền nợ Nợ từ tháng Đến tháng Số tháng nợ 1 CTY TNHH GPQLKD QUỐC TẾ TM2654M 53,103,107 05/2014 12/2015 17 2 CTY TNHH CCTP NAM ANH TM2587M 81,132,084 06/2015 12/2015 7 3 CTY TNHH SX-TM- DV CFSG TM2691M 54,981,468 04/2015 12/2015 9 4 CTY TNHH BULK TM4400M 50,363,856 02/2015 12/2015 11 5 CTY TNHH Y KHOA NHÂN SINH TM4595M 178,066,461 04/2015 12/2015 9 6 CTY TNHH TB Y TẾ BEAUTY SCIENCE TM4450M 67,272,263 01/2015 12/2015 12 7 CTY TNHH TM-XD- VT HOÀNG PHÚC TM4260M 66,323,314 12/2014 12/2015 13 8 CTY TNHH SX-TM- DV ĐẶNG GIA TRANG TM4394M 74,863,196 03/2015 12/2015 10 9 CTY TNHH DVBV LONG HẢI VIỆT NAM TM4192M 74,854,245 12/2014 12/2015 13 10 CTY TNHH SX TRẦN DŨNG TM4001M 54,838,987 08/2014 12/2015 17 11 CTY TNHH MỸ NGHỆ VĨNH ĐẠT TM4066M 68,669,478 09/2014 12/2015 16 102 12 CTY TNHH TM-DV XNK ĐẠI TÍN NGHĨA TM4165M 62,705,756 06/2014 12/2015 19 13 CTY TNHH ĐẠI TAM ANH TM3177M 84,303,000 06/2015 12/2015 7 14 CTY TNHH SX-TM & DV PHÚ BÌNH PHƢƠNG TM3274M 77,333,020 03/2015 01/2016 11 15 CTY TNHH TM-KTMT CHẤN HƢNG TM3135M 60,870,296 06/2014 01/2016 8 16 CTY TNHH XD PHÚC MINH HOÀNG TM2365M 53,394,762 11/2013 12/2015 26 17 CTY TNHH MTV HƢƠNG THẢO LINH TM2684M 55,199,349 05/2014 12/2015 20 18 TRƢỜNG TH TƢ THỤC NHỰT TÂN NM0099M 112,481,992 08/2015 12/2015 5 19 CTY CP KÍNH XANH TM3246M 72,289,612 11/2014 01/2016 15 20 CTY TNHH TM-DV- XD THUẬN HÒA PHÁT TM2847M 65,274,387 05/2015 01/2016 9 21 CTY TNHH MTV TM TOÀN CẦU VẠN AN TM4392M 50,505,512 04/2015 12/2015 9 22 CTY TNHH TK-XD APA TM3182M 64,506,581 10/2013 01/2016 16 23 CTY TNHH TM-DV- CN VẠN PHÚC TM4691M 64,724,168 06/2015 01/2016 8 24 CTY TNHH XD&TM PHÚ BẮC TM0712M 78,460,283 04/2015 12/2015 9 25 CTY TNHH SX-TM- TM1655M 120,156,607 06/2015 02/2016 9 103 DV-KT TÂN CHÍNH 26 CTY TNHH SX-TM- DV CMYK TM3590M 62,038,450 04/2015 01/2016 10 27 CTY TNHH TV-ĐT- TM VIỆT PHÁT TM3503M 64,634,178 03/2015 01/2016 11 28 CTY TNHH PT-TM- DV GREEN LIGHT TM4199M 53,231,557 07/2014 01/2016 19 29 CTY TNHH MTV SX- TM-DV MM GIĂT ỦI HỒNG ANH TM4125M 137,482,073 05/2014 01/2016 21 30 CTY TNHH DVBV VIỆT NAM YUKI SEPRE 24 TM3797M 102,390,416 09/2015 01/2016 5 31 CTY CP SX-TM-DV ĐỨC TÙNG TM3569M 86,666,200 10/2013 01/2016 28 32 CTY CP ĐT-XD SHP TM3653M 55,575,690 04/2014 01/2016 22 33 CTY TNHH KT & CN H.A.T TM4311M 87,763,681 03/2015 12/2015 10 34 CTY CP KIM HOÀN VŨ TM4313M 52,380,960 03/2015 12/2015 10 35 CTY TNHH MTV IN ẤN THIÊN PHÚC TM4263M 51,466,439 09/2014 12/2015 16 36 CTY TNHH XD-TM TÍN LỢI TM2690M 75,088,670 05/2015 02/2016 10 37 CTY CP XNK VŨ GIA TM1915M 77,246,892 11/2014 03/2016 16 38 CTY TNHH TM KHANG NGUYỄN TM1845M 76,631,466 12/2014 03/2016 15 39 CTY CP ĐT&XD TM1747M 166,896,881 07/2015 03/2016 9 104 HOÀNG GIANG 40 DNTN S TÂM PHÚC LỘC TM1733M 57,696,963 02/2015 03/2016 14 41 CTY CP TV-ĐT MINH THÔNG TM1547M 195,274,324 06/2015 03/2016 10 42 CN CTY TNHH TM- DV IN AN MINH TM2899M 72,489,134 01/2015 03/2016 15 43 CTY TNHH SX-TM TBGD VẠN LỢI TM4150M 95,929,477 03/2015 02/2016 12 44 CTY TNHH TM-DV SỬA CHỮA TIẾN MINH TM4231M 57,418,967 09/2014 02/2016 19 TỔNG CỘNG 30,110,000, 000

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_thu_bao_hiem_xa_hoi_bat_buoc_tr.pdf
Luận văn liên quan