Luận văn Quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội của Ủy ban nhân dân phường tại Quận 12, thành phố Hồ Chí Minh

Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội, là một bộ phận trong Quản lý Nhà nước về An ninh, trật tự, vì vậy, mục đích của công tác này cũng phải được định hướng và nhằm góp phần thực hiện mục đích chung. Theo đó, mục đích cuối cùng của Quản lý Nhà nước về An ninh trật tự nói chung là bảo vệ vững chắc nền an ninh trật tự của Tổ quốc, bảo đảm sự ổn định và bình yên của xã hội, thực hiện thắng lợi mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Thực tiễn chứng minh rằng, nếu như quản lý trên lĩnh vực An ninh chính trị nhằm đảm bảo thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam, bảo vệ chế độ chính trị, bảo vệ nhà nước XHCN, kịp thời phát hiện và dập tắt mọi âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch chống phá CNXH, chống phá cách mạng Việt Nam, thì quản lý về Trật tự an toàn xã hội giành ưu tiên cho mục tiêu đảm bảo cho các quá trình xã hội, các hoạt động trong đời sống xã hội, đời sống cá nhân trong cộng đồng. được diễn ra một cách bình thường, an toàn. trên cơ sở tôn trọng và tuân thủ các quy định của pháp luật và các quy tắc của lối sống, đạo đức XHCN. Giữa An ninh quốc gia và Trật tự an toàn xã hội có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau. An ninh quốc gia được bảo vệ vững chắc mới tạo điều kiện cơ bản thuận lợi để bảo vệ tốt trật tự an toàn xã hội. Ngược lại, Trật tự an toàn xã hội được giữ vững sẽ góp phần tích cực vào việc bảo vệ vững chắc An ninh quốc gia, tăng cường lòng tin của quần chúng vào Đảng, Nhà nước, vào chế độ XHCN. Cần nhấn mạnh rằng: Nếu tình hình Trật tự an toàn xã hội diễn biến phức tạp, nghiêm trọng kéo dài, không kiểm soát được sẽ gây ảnh hưởng rất xấu, thậm chí chuyển hóa thành vấn đề chống đối chính trị, điều đó rõ ràng tác động tiêu cực đến An ninh quốc gia.

pdf118 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 829 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội của Ủy ban nhân dân phường tại Quận 12, thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
pháp luật, nghiệp vụ cho lực lƣợng Bảo vệ dân phố để nắm vững về nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức hoạt động, chế độ chính sách và trang thiết bị để thực hiện tốt nhiệm vụ; duy trì chế độ giao ban hàng tháng lực lƣợng Bảo vệ dân phố do đồng chí Trƣởng Công an Phƣờng chủ trì nhằm kịp thời quán triệt, triển khai công tác Quản lý Nhà nƣớc về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phƣờng. Thƣờng xuyên kiểm tra, đôn đốc công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại các đơn vị, địa phƣơng. Thực hiện có hiệu quả công tác thi đua, khen thƣởng, kịp thời động viên những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc. Tiến hành nhiều cuộc vận động quần chúng khác nhau để giải quyết những nhiệm vụ khác nhau. Giữa các phong trào hành động cách mạng khác của nhân dân với phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc có mối quan hệ khăng khít, tác động, hỗ trợ lẫn nhau; các phong trào hành động cách mạng khác của nhân dân giải quyết nhiệm vụ phát triển kinh tế văn hóa, xã hội là nền tảng vững chắc để phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc đƣợc phát động và duy trì thƣờng xuyên, mạnh mẽ. Ngƣợc lại phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc đƣợc nâng cao góp phần phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh kịp thời với bọn tội phạm, ổn định đƣợc tình hình an ninh trật tự, là điều kiện thuận lợi để phát triển các phong trào hành động cách mạng khác của nhân dân đạt kết quả tốt. Nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc, trong đó tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động của các mô hình tự quản, quảng bá và thực hiện tốt chƣơng trình “Vì Quận 12 bình yên”, Trung tâm xử lý hình ảnh của Công an quận 12, phần mềm quản lý cƣ trú triển khai 84 thực hiện ở UBND 11 phƣờng.... góp phần phòng ngừa tội phạm, bài trừ tệ nạn xã hội. Đây là một hình thức vận động nhân dân ở mức độ cao, đã trở thành ý thức tự giác cao độ của đông đảo quần chúng nhân dân dƣới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nƣớc, sự tổ chức vận động hƣớng dẫn nghiệp vụ của lực lƣợng Công an nhân dân. Sức mạnh, khả năng sáng tạo của nhân dân là rất to lớn, song sức mạnh và khả năng đó chỉ đƣợc phát huy khi nhân dân đƣợc tổ chức thành phong trào hành động cách mạng cụ thể. Chính bằng phong trào và thông qua phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc, nhân dân mới có điều kiện tham gia vào công việc xây dựng, quản lý nền an ninh trật tự nhiều hơn, tốt hơn và trực tiếp hơn. Vì vậy phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc là hình thức cơ bản để tập hợp thu hút đông đảo nhân dân, phát huy quyền làm chủ của họ trên lĩnh vực bảo vệ an ninh - trật tự. * Đề xuất, kiến nghị quận và thành phố thành lập “Câu lạc bộ phòng, chống tội phạm” tƣơng tự nhƣ Câu lạc bộ phòng, chống tội phạm tỉnh Bình Dƣơng, gồm: + Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ: Ban chủ nhiệm do Chủ tịch UBND quận quyết định bổ nhiệm; Chủ tịch UBND phƣờng làm chủ nhiệm, Trƣởng Công an phƣờng làm phó chủ nhiệm thƣờng trực – Đội trƣởng Đội xung kích phòng, chống tội phạm; Công chức tƣ pháp – hộ tịch phƣờng phó chủ nhiệm – Đội trƣởng Đội tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; + Đội xung kích phòng, chống tội phạm với thành viên từ cơ quan quân sự, đoàn thanh niên, khu phố, ngƣời dân tích cực... do UBND phƣờng quyết định. + Đội tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật với thành viên từ MTTQ và các đoàn thể phƣờng, đảng viên có kiến thức pháp luật... do UBND phƣờng quyết định. 85 Quyết định ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Câu lạc bộ phòng, chống tội phạm do Chủ tịch UBND thành phố ký; quy định về tổ chức và hoạt động, vị trí, chức năng, mục đích, nguyên tắc hoạt động; cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ quyền hạn làm cơ sở pháp lý thành lập Câu lạc bộ phòng, chống tội phạm ở các phƣờng, xã, thị trấn thuộc 24 quận, huyện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh để xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. 3.2.4. Tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý hành chính để đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở Củng cố, mở rộng thế trận An ninh nhân dân cùng thế trận Quốc phòng toàn dân, tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chƣơng trình quốc gia phòng chống tội phạm. Triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh và xử lý nghiêm với các loại tội phạm trên địa bàn, nhất là các phƣờng còn nông thôn; tập trung thực hiện có hiệu quả các kế hoạch chuyên đề phòng, chống tội phạm cƣớp có vũ khí, cƣớp giật, trộm cắp tài sản, tội phạm trong lứa tuổi thanh thiếu niên, tội phạm có tổ chức theo kiểu xã hội đen, tội phạm xâm phạm sở hữu tài sản, tội xâm phạm nhân thân. Từ thực tế thực hiện quản lý Nhà nƣớc trên địa bàn, phát hiện kịp thời những sơ hở, thiếu sót, bất cập... trong các văn bản qui định hiện hành; nghiên cứu, phân tích các nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm để làm cơ sở; từ đó đề xuất ý kiến để điều chỉnh các chính sách, quy định, quy chế đồng bộ, căn cơ, đảm bảo xứ lý có hiệu quả và chủ động đối với diễn biến tình hình TTXH mới trên địa bàn nhằm làm giảm thiểu những điều kiện, nguyên nhân làm nảy sinh, gia tăng tình trạng vi phạm pháp luật. Đảng ủy, HĐND và UBND phƣờng chủ động xây dựng, hoàn thiện kế hoạch giải quyết dứt điểm những điểm nóng, tụ điểm phức tạp về tội phạm, tệ nạn trên địa bàn. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; đổi mới quy trình quản lý, rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục hành chính, đảm bảo công khai, minh bạch và 86 tăng cƣờng trách nhiệm của cán bộ, công chức trong giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền, nhất là trong lĩnh vực quản lý liên quan đến hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp và công dân nhằm tạo cơ hội việc làm, góp phần giảm nghèo bền vững. Tích cực lãnh đạo, chỉ đạo phòng ngừa, chủ động tiến công, tấn công kiên quyết và liên tục vào các loại tội phạm và những vi phạm pháp luật khác. Giao Công an phƣờng thƣờng xuyên gọi hỏi, răn đe các loại đối tƣợng, bố trí mạng lƣới nhân dân, cơ sở bí mật để giám sát, theo dõi những biểu hiện hoạt động của đối tƣợng. Lập hồ sơ những đối tƣợng không tiến bộ đề nghị đƣa vào những cơ sở giáo dục, trƣờng giáo dƣỡng. Thực hiện tốt công tác quản lý đối tƣợng, thƣờng xuyên và có biện pháp phù hợp trong giáo dục, cải tạo các đối tƣợng trong diện quản lý tại địa bàn phƣờng. Đảng ủy, ủy ban nhân dân phƣờng cần chỉ đạo sát sao các ban ngành, đoàn thể phối hợp, tạo điều kiện cho Công an phƣờng trong công tác quản lý, giáo dục đối tƣợng theo Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30/9/2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phƣờng, thị trấn; Nghị định số 02/2014/NĐ-CP ngày 10/01/2014 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng, thi hành biện pháp xử lý hành chính đƣa vào trƣờng giáo dƣỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc; và Nghị định số 56/2016/NĐ-CP ngày 29/6/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30/9/2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phƣờng, thị trấn nhằm hạn chế tỉ lệ tái phạm. 3.2.5. Tổ chức phòng chống ma túy và tệ nạn xã hội Tuyên truyền sâu rộng tác hại của ma túy, pháp luật phòng chống ma túy, các biện pháp phòng ngừa ma túy trong các cụm dân cƣ, các cơ quan, trƣờng học bằng nhiều hình thức khác nhau, phù hợp với từng loại đối tƣợng. 87 Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ phƣờng, duy trì hoạt động của lực lƣợng tình nguyện viên trong phòng chống ma túy, đặc biệt là hoạt động mô hình “6+1”, “Gậy an ninh trật tự”, “Nhóm hộ tự quản về an ninh trật tự”, “Nhóm nhà trọ sinh viên tự quản về an ninh trật tự”, “came giám sát an ninh trật tự”, “xe ôm tự quản”..., các mô hình tự quản hoạt động có nhiều hiệu quả, góp phần kéo giảm phạm pháp hình sự, tệ nạn xã hội. UBND phƣờng chỉ đạo Công an phƣờng và Tổ liên ngành VHTT phƣờng tăng cƣờng công tác điều tra cơ bản, nắm chắc tình hình, đánh giá cụ thể về đối tƣợng, tụ điểm mua bán, sử dụng ma túy, đặc biệt số đối tƣợng đến thuê trọ, đối tƣợng hoạt động ở các địa điểm công cộng nhƣ công viên, khu đang xây dựng, khu dự án; Tiến hành hoạt động kiểm tra hành chính theo qui định, kịp thời phát hiện, xử lý các tụ điểm mại dâm ở các nhà nghỉ, quán karaoke, cắt tóc gội đầu thƣ giãn; Tăng cƣờng tuyên truyền phòng chống tệ cờ bạc, lô đề, cá độ bóng đá... Trực tiếp mời, gặp chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện về ANTT để hƣớng dẫn viết cam kết theo mẫu (đƣợc chuẩn hóa theo quy định); việc gặp, cho làm cam kết phải có biên bản làm việc, bản cam kết đƣợc lập thành 02 bản (Công an phƣờng giữ 01 bản và chủ cơ sở giữ 01 bản). Xử lý nghiêm minh những vi phạm mang tính chuyên nghiệp, những tụ điểm hoạt động có tổ chức. Lập hồ sơ số ngƣời nghiện ma túy để kết hợp gia đình, cộng đồng trong tổ chức cai nghiện cho họ theo Nghị định số 94/2010/NĐ-CP ngày 09/9/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng, Nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày 09/9/2010 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đƣa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và Nghị định số 136/2016/NĐ-CP ngày 09/9/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày 88 09/9/2010 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đƣa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. 3.2.6. Tổ chức công tác giữ gìn trật tự công cộng 3.2.6.1. Về Trật tự xã hội Tăng cƣờng chất lƣợng quản lý công tác đăng ký, quản lý hộ khẩu. Làm tốt công tác nắm tình hình di biến động về nhân khẩu, hộ khẩu, đặc biệt số hộ đến tái định cƣ, số mới chuyển đến, ngƣời nƣớc ngoài đến cƣ trú, ngƣời ngoại tỉnh đến tạm trú...Làm tốt công tác hòa giải đối với những va chạm, mâu thuẫn từ lúc mới phát sinh, không để phức tạp, kéo dài dẫn đến hậu quả đáng tiếc. Thực hiện nghiêm túc công tác quản lý các ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự theo quy định. Tăng cƣờng kiểm tra tạm trú, tạm vắng tại các địa bàn, cụm dân cƣ có nhà thuê trọ, nhà nghỉ, khách sạn, cơ sở kinh doanh nhạy cảm...Tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị định 72/2009/NĐ- CP ngày 03/9/2009 của Chính phủ quy định điều kiện về an ninh trật tự đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, duy trì tỉ lệ 100% số hộ kinh doanh thuộc diện này phải mở hồ sơ theo quy định, thực hiện quản lý chặt chẽ và thƣờng xuyên kiểm tra việc kinh doanh của các hộ này theo các quy định hiện hành. Thƣờng xuyên vận động, tuyên truyền về Nghị định số 47/1996/NĐ-CP ngày 12/8/1996 của Chính phủ về quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; Thông tƣ số 05/TT-BNV của Bộ Nội vụ (C13) ngày 28/9/1996 về việc hƣớng dẫn thực hiện một số vấn đề trong Nghị định số 47/1996/NĐ-CP và Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp trong nhân dân và các cơ sở kinh doanh có liên quan. Lựa chọn những biện pháp, hình thức, địa điểm phù hợp, an toàn để ngƣời dân thực hiện việc giao nộp vũ khí, chất nổ, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ còn lƣu giữ hoặc mới phát hiện. Tổ chức cho nhân dân ký cam kết không tàng trữ vũ khí, không sử dụng vật 89 liệu nổ, pháo trong những lễ, tết.. 3.2.6.2. Về Phòng cháy, chữa cháy Làm tốt công tác tham mƣu, đề xuất với Quận, Thành phố và cơ quan Cảnh sát phòng cháy chữa cháy những vấn đề có liên quan đến công tác này trên địa bàn phƣờng mình phụ trách, đặc biệt những khu vực có nguy cơ xảy ra cháy cao hoặc rất phức tạp, khó khăn trong xử lý khi cháy xảy ra nhƣ các chợ truyền thống, khu công nghiệp Tân Thới Hiệp, cụm công nghiệp Tân Thới Nhất và Hiệp thành, các khu chung cƣ cao tầng... Tuyên truyền sâu rộng trong các cơ quan, tổ chức và cụm dân cƣ về các văn bản, quy định của Nhà nƣớc nhƣ Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 4/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng cháy, chữa cháy; Nghị định số 123/2003/NĐ-CP ngày 05/10/2003 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy... nhằm nâng cao sự hiểu biết của nhân dân về vấn đề này, xây dựng ý thức chấp hành nghiêm chỉnh các qui định về công tác phòng cháy, chữa cháy và những kiến thức cơ bản, cần thiết trong xử lý tình huống khi vụ cháy xảy ra. Nâng cao ý thức trách nhiệm của ngƣời đứng đầu địa phƣơng, cơ quan, đơn vị trên địa bàn trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng cháy, chữa cháy; đẩy mạnh thu hút, vận động các tổ chức, cá nhân tình nguyện tham gia phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Nâng cao chất lƣợng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy, chữa cháy; thực hiện có hiệu quả phƣơng châm “bốn tại chổ” (lực lƣợng tại chổ, chỉ huy tại chổ, phƣơng tiện tại chổ, vật tƣ hậu cần tại chổ) trong tổ chức, hoạt động phòng cháy, chữa cháy tại phƣờng, làm tốt công tác phòng ngừa không để xảy ra cháy, nổ. Nghiên cứu và nhân rộng mô hình “Cụm doanh nghiệp an toàn phòng cháy, chữa cháy”, “Cụm dân cƣ an toàn phòng, cháy, chữa cháy”, “Tuyến phố an toàn phòng cháy, chữa cháy” trên địa bàn. Phát huy vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể đối với UBND phƣờng 90 và lực lƣợng phòng cháy, chữa cháy về trách nhiệm tổ chức hoạt động phòng cháy, chữa cháy theo chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao. Tăng cƣờng kiểm tra và phối hợp với lực lƣợng chức năng trong kiểm tra công tác phòng cháy, chữa cháy tại địa bàn, chú trọng những điểm có nguy cơ dễ xảy ra cháy. Xây dựng, huấn luyện công tác phòng cháy, chữa cháy cho lực lƣợng bảo vệ dân phố, dân phòng của phƣờng; thƣờng xuyên tổ chức diễn tập phối hợp phòng cháy, chữa cháy với các cơ quan chức năng, các đơn vị phƣờng bạn; tăng cƣờng phƣơng tiện đảm bảo cần thiết cho công tác phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn phƣờng. Kiểm tra, phát hiện, xử lý kịp thời các cơ quan, đơn vị, cá nhân... trên địa bàn phƣờng có những vi phạm về phòng cháy, chữa cháy. Kiên quyết áp dụng Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy đối với những đơn vị, tổ chức, cá nhân vi phạm (sau khi đã có văn bản nhắc nhở). 3.2.6.3. Về Trật tự, an toàn giao thông Cả hệ thống chính trị và bộ máy chính quyền phƣờng, nhất là công tác tuyên truyền miệng, bản tin phƣờng... tập trung tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông nhằm nâng cao hơn nữa ý thức chấp hành luật giao thông cho nhân dân. Cần làm cho ngƣời dân trên địa bàn nhận thức đƣợc rằng, nguyên nhân chủ yếu của sự ách tắc, tai nạn giao thông hiện nay trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, quận 12 là từ phía ngƣời tham gia giao thông, điều khiển phƣơng tiện giao thông. Tổ chức cho các cơ quan, đoàn thể, gia đình, trƣờng học... ký cam kết thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 32/2007/NQ- CP ngày 26/06/2007 của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách kiềm chế tai nạn giao thông và giảm ùn tắc giao thông Tập trung phối hợp ban ngành phƣờng, khu phố rà soát các tuyến giao thông trên địa bàn, kiến nghị quận đề xuất Sở Giao thông vận tải tổ chức lại 91 giao thông các khu vực, vị trí bất cập, hoặc không còn phù hợp thực trạng giao thông có nguy cơ xảy ra ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông; bổ sung đầy đủ hệ thống báo hiệu đƣờng bộ đúng theo tiêu chuẩn báo hiệu đƣờng bộ. Trong công tác tuần tra địa bàn kịp thời kiểm tra, phát hiện và xử lý nhanh các sự cố về kết cấu hạ tầng giao thông đô thị, hệ thống giao thông nông thôn (bờ bao, đê điều), đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn. Tiếp tục vận động thực hiện tuyến đƣờng liên phƣờng, thực hiện “bê tông hóa” theo chƣơng trình trọng điểm Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Quận lần thứ V và vận động Nhân dân, các doanh nghiệp tham gia thực hiện chủ trƣơng của Nhà nƣớc về “xã hội hóa”, “Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm” đáp ứng việc đi lại thuận lợi, góp phần làm giảm áp lực giao thông. Tham mƣu Đảng ủy, HĐND và UBND phƣờng quán triệt, nêu cao ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ đảng viên, cán bộ, công chức trong thực thi công vụ. Xây dựng và thực hiện tốt nội quy, quy chế cơ quan, đơn vị đảm bảo văn minh công sở; kịp thời khen thƣởng, động viên những cán bộ, công chức, thực hiện tốt nhiệm vụ bảo đảm trật tự đô thị, xử lý nghiêm những trƣờng hợp cán bộ vi phạm trong thực thi công vụ. Ngƣời đứng đầu cấp ủy, chính quyền phƣờng phải chịu trách nhiệm cao nhất trong việc bảo đảm trật tự đô thị khi để xảy ra tình trạng vi phạm quy định về buôn bán lấn chiếm trái phép lòng đƣờng, vỉa hè trên địa bàn quản lý. Quá trình lập, triển khai các kế hoạch kiểm tra, chấn chỉnh tình trạng lấn chiếm lòng, lề đƣờng, vỉa hè cần có phƣơng án tổ chức lấy ý kiến của đại diện Nhân dân nhằm tạo sự đồng thuận, chuyển biến tích cực và ủng hộ việc thiết lập trật tự đô thị. UBND phƣờng thành lập các tổ kiểm tra liên ngành, tiến hành kiểm tra, giám sát thƣờng xuyên việc thực hiện công tác bảo đảm trật tự đô thị trên địa bàn; tăng cƣờng thực hiện quy định về quản lý và sử dụng lòng đƣờng, vỉa hè; triển khai việc kẻ vạch sơn, lắp đặt biển báo các khu vực vỉa hè cấm để xe, 92 buôn bán và thông tin rộng rãi để có cơ sở giảm sát và xử lý vi phạm; thông báo đến nhân dân danh mục các tuyến đƣờng cho phép sử dụng tạm thời một phần vỉa hè làm bãi giữ xe công cộng có thu phí, phục vụ kinh doanh dịch vụ, buôn bán hàng hóa và cho phép đỗ xe dƣới lòng đƣờng có thu phí; ứng dụng công nghệ thông tin, hệ thống camera giám sát, quản lý ở những nơi thƣờng xuyên vi phạm, phức tạp và khu vực các tuyến đƣờng, đoạn đƣờng, khu vực có thu phí. Chủ tịch UBND phƣờng thực hiện kiểm tra, xử lý triệt để các điểm lấn chiếm lòng, lề đƣờng, vỉa hè để kinh doanh, buôn bán, nhất là các điểm buôn bán tự phát, khu vực trƣớc cổng trƣờng học, bệnh viện, công ty, doanh nghiệp, các điểm dừng chờ xe buýt và các vị trí có nguy cơ cao dễ dẫn đến mất trật tự an toàn giao thông; tăng cƣờng tổ chức kiểm tra, rà soát và có biện pháp giải quyết tình trạng xe ô tô dừng, đỗ không đúng nơi quy định tại các khu vực trung tâm hành chính, các giao lộ, tuyến đƣờng thƣờng xuyên bị ùn tắc giao thông; xử lý nghiêm các trƣờng hợp dừng, đỗ xe trái phép, để phƣơng tiện không đúng nơi qui định, không đảm bảo an toàn giao thông, ảnh hƣởng vệ sinh môi trƣờng và mỹ quan đô thị; kiểm soát, xử lý, giải quyết các trƣờng hợp ngƣời ăn xin, buôn bán hàng rong, chèo kéo kháchh; thực hiện thƣờng xuyên công tác duy tu, sửa chữa, nâng cấp vỉa hè các tuyến đƣờng, đảm bảo lƣu thông an toàn cho ngƣời đi bộ. Sắp xếp, bố trí các cửa hàng tiện ích, khu vực chợ, không để tình trạng họp chợ tự phát; di dời, tái bố trí tiểu thƣơng, ngƣời dân buôn bán tại những khu vực qui định; yêu cầu các cá nhân, hộ kinh doanh, đơn vị trong quá trình hoạt động kinh doanh phải bố trí, sắp xếp chỗ đậu xe đảm bảo không lấn chiếm trái phép lòng đƣờng, vỉa hè gây mất trật tự an toàn giao thông. Yêu cầu các cơ quan, trƣờng học, cơ sở đào tạo, bệnh viện, doanh nghiệp, chủ động phối hợp với chính quyền địa phƣơng thực hiện các giải 93 pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông trƣớc cơ quan, đơn vị; bố trí xe đƣa đón nhân viên và học sinh ; sắp xếp, bố trí khu vực nhà để xe, nơi đƣa đón học sinh trong khuôn viên trƣờng, khuôn viên đơn vị nhằm phục vụ nhu cầu ngƣời dân; nhắc nhở không cho dừng, đậu xe dƣới lòng đƣờng gây ảnh hƣởng đến trật tự an toàn giao thông, an ninh trật tự khu vực. Phối hợp các lực lƣợng chức năng xây dựng phƣơng án và thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng chống đua xe trên các tuyến phố thuộc địa bàn phƣờng quản lý. Vận động nhân dân không tụ tập xem và cổ vũ đua xe cũng nhƣ quản lý, giáo dục con em mình không tham gia đua hoặc cổ vũ cho hành vi đua xe trái phép. CSKV phối hợp các ban ngành, đoàn thể địa phƣơng tuyên truyền, vận động các hộ kinh doanh ăn uống, giải khát, mua bán tạp hóa dọc theo các tuyến đƣờng chính cam kết không sử dụng lòng lề đƣờng làm nơi buôn bán, để hàng hóa, để xe cho khách; tuyên truyền và phát động phong trào đấu tranh phòng, chống tội phạm đinh tặc trên các tuyến quốc lộ trong nhân dân. Tiến hành kiên quyết việc xử lý những vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đƣờng bộ theo Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đƣờng bộ và đƣờng sắt, Nghị định số 27/2010/NĐ-CP ngày 24/3/2010 của Chính phủ quy định việc huy động các lực lƣợng cảnh sát khác và công an xã phối hợp với cảnh sát giao thông đƣờng bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đƣờng bộ trong trƣờng hợp cần thiết. Chỉ đạo Công an phƣờng tổ chức rà soát, điều tra cơ bản, lập danh sách đối với số thanh niên sử dụng các loại “xe độ”; các tiệm sửa xe có dấu hiệu “độ xe”; điểm đại lý bán vật liệu sắt thép, đại lý bia, thực phẩm... sử dụng xe thô sơ, 3, 4 bánh tự chế... Tham mƣu lập tổ công tác tiến hành kiểm tra, nghiên cứu vận dụng các quy định pháp luật để xử lý nghiêm các cơ sở, hộ kinh doanh vi phạm nhƣ tiệm sửa xe làm xe “độ xe”, “đôn zên”, “xoáy nòng”, lắp ráp “xe mù, 94 xe mờ”... CSKV qua công tác quản lý địa bàn, phát hiện số thanh thiếu niên sử dụng xe có biểu hiện “độ xe, đôn zên, xoáy nòng”, tiến hành xác minh làm rõ nguồn gốc xe, các giấy tờ liên quan, phối hợp Đội Cảnh sát giao thông quận kiểm tra xử lý ngay tại cơ sở, không để sử dụng các loại xe trên lƣu thông trên đƣờng. Tiếp tục tổ chức điều tra cơ bản chuyên sâu về hoàn cảnh, thành phần gia đình, quê quán, độ tuổi, giới tính, tôn giáo... của ngƣời mua bán lấn chiếm lòng lề đƣờng để phân tích, đánh giá có giải pháp vận động phù hợp; tính toán biện pháp hỗ trợ vốn chuyển ngành nghề hoặc bố trí vào các chợ truyền thống. Chủ tịch UBND phƣờng xây dựng các mô hình tự quản về an toàn giao thông tại địa phƣơng nhƣ: “Tổ tự quản về trật tự an toàn giao thông”, “đoạn đƣờng, ngõ phố tự quản” Đồng thời phân công Tổ Trật tự đô thị phƣờng chủ động phối hợp Công an phƣờng, Bảo vệ dân phố thƣờng xuyên kiểm tra thiết lập lại trật tự lòng lề đƣờng, không để xảy ra tình trạng tái lấn chiếm tại các khu vực buôn bán tự phát đã giải tỏa, nhất là vào các ngày nghỉ, ngoài giờ hành chính. Các phƣờng có sông, rạch thì UBND phƣờng chỉ đạo ban ngành, đoàn thể tuyên truyền, vận động nhân dân sinh trên sông và ven sông chấp hành nghiêm các quy định về an toàn giao thông đƣờng thủy. 3.2.6.4. Về phòng, chống thiên tai, dịch bệnh Đảm bảo cho cuộc sống xã hội đƣợc an toàn, việc phòng ngừa, giảm nhẹ thiên tai, dịch bệnh đƣợc tiến hành thƣờng xuyên. Luôn quán triệt và thực hiện có hiệu quả phƣơng châm “bốn tại chổ” (chỉ huy tại chổ; lực lƣợng tại chổ; vật tƣ, phƣơng tiện và kinh phí tại chổ; hậu cần tại chổ) và “ba sẵn sàng” (chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, khắc phục khẩn trƣơng và có hiệu quả). Ngoài việc tập trung tuyên truyền vận động là chính, cần thiết áp dụng biện pháp xử lý hành chính để chế tài những hành vi phạm sau khi đã tuyên truyền để pháp luật nghiêm minh. 95 3.2.5.5. Về Bảo vệ môi trường sinh thái Tuyên truyền giáo dục nhân dân trong phƣờng nâng cao ý thức trách nhiệm trong tham gia bảo vệ, giữ gìn môi trƣờng sinh thái ngay tại nơi mình đang sinh sống, làm ăn, cƣ trú... Có kế hoạch kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động thu gom rác dân lập do tổ thu gom rác dân lập phƣờng quản lý, cam kết thu đúng giá, lấy rác đúng giờ... Vận động ngƣời dân cam kết đổ rác đúng quy định, phân loại rác tại nhà, tích cực tham gia lao động “Ngày Chủ nhật xanh” do thành phố, quận, phƣờng tổ chức nhằm chỉnh trang thành phố, giữ gìn cảnh quan đô thị, xây dựng tuyến phố, khu phố văn minh, sạch đẹp... Phát hiện kịp thời những khu vực, những địa điểm thuộc địa bàn mình phụ trách có vi phạm về môi trƣờng hoặc có nguy cơ về môi trƣờng sinh thái nhƣ khu công nghiệp Tân Thới Hiệp, cụm công nghiệp Tân Thới Nhất và Hiệp Thành. Chủ động đề xuất ý kiến với cơ quan chức năng và cấp có thẩm quyền Quản lý Nhà nƣớc về môi trƣờng sinh thái đối với những cơ quan, cơ sở... mà hoạt động của họ có nguy cơ gây ra những hiểm họa, tác hại về môi trƣờng sinh thái địa bàn phƣờng, đặc biệt là chất thải từ bệnh viện, từ dịch vụ ăn uống tại nhà hàng... Tiếp tục thí điểm chƣơng trình “Phân loại chất thải rắn tại nguồn” tại một số phƣờng. Kiên quyết di dời ra khỏi khu vực dân cƣ các doanh nghiệp (05 đơn vị) gây ô nhiễm môi trƣờng tại khu phố 4, 5 phƣờng Đông Hƣng Thuận. Thƣờng xuyên tiến hành kiểm tra, phát hiện, xử lý những vi phạm pháp luật về môi trƣờng trên địa bàn phƣờng theo chức năng thẩm quyền của phƣờng căn cứ vào Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng. 3.2.7. Tổ chức quản lý, giáo dục các đối tượng theo quy định của pháp luật tại địa phương Để bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội ở địa bàn, Chủ tịch UBND 96 phƣờng chỉ đạo Công an phƣờng phối hợp tốt với bộ phận, ban ngành, đoàn thể tổ chức tốt công tác quản lý, giáo dục các đối tƣợng sau đây, nhƣ: đối tƣợng bị phạt tù nhƣng cho hƣởng án treo, quản chế, cƣ trú bắt buộc; đối tƣợng có tiền án, tiền sự đang cƣ trú tại địa phƣơng... thông qua việc thực hiện đúng quy chế phối hợp giữa CSKV với các ban ngành, đoàn thể, nhân dân và các lực lƣợng nghiệp vụ CSND về tình hình hoạt động của các đối tƣợng quản lý theo pháp luật quy định ở địa bàn cơ sở. Khi nhận đựơc bản án hoặc quyết định xử lý của pháp luật đối với đối tƣợng và có nội dung giao cho chính quyền địa phƣơng quản lý, giáo dục UBND phƣờng phải có biên bản tiếp nhận đối tƣợng, nói rõ cho đối tƣợng nắm đƣợc quyền và nghĩa vụ của họ trong khi chấp hành án hoặc quyết định xử lý ở địa phƣơng; động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện cho đối tƣợng hòa nhập với cộng đồng. Giao cho Công an phƣờng, trƣởng ban điều hành khu phố, tổ trƣởng tổ dân phố, ngƣời đứng đầu các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội và gia đình phải có biện pháp cụ thể để quản lý, giáo dục, giám sát sự tiến bộ trong việc phấn đấu cải tạo của đối tƣợng. Trong quá trình quản lý đối tƣợng nếu đối tƣợng không có biểu hiện tiến bộ, UBND phƣờng có thể ra quyết định đƣa đối tƣợng ra kiểm điểm trƣớc nhân dân nơi cƣ trú, nếu đối tƣợng có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy mức độ UBND phƣờng có thể ra quyết định xử lý hành chính hoặc đề nghị xử lý đối tƣợng bằng pháp luật. Khi đối tƣợng hết thời hạn bị quản lý thì chính quyền điạ phƣơng phải có nhận xét, đánh giá về sự tiến bộ của đối tƣợng, làm thủ tục thông báo cho đối tƣợng và nhân dân nơi cƣ trú biết. 3.2.8. Xây dựng, chỉ đạo lực lượng Công an phường Đảng ủy, HĐND và UBND phƣờng lãnh đạo tăng cƣờng giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, chuyên môn ngiệp vụ cho Công an phƣờng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. 97 Lực lƣợng Công an nhân dân đƣợc xác định là lực lƣợng xung kích, nòng cốt trong bảo đảm trật tự an toàn xã hội tại địa phƣơng. Để hoàn thành đƣợc nhiệm vụ vẻ vang này, các cán bộ, chiến sĩ Công an phƣờng quán triệt sâu sắc Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 30 tháng 10 năm 2016 của Hội nghị lần thứ tƣ Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XII về tăng cƣờng xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tƣ tƣởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; kế hoạch số 12- KH/ĐU, ngày 01/11/2016 của Đảng ủy Công an quận về triển khai thực hiện Chỉ thị số 05/CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “đẩy mạnh học tập và làm theo tƣ tƣởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; kế hoạch số 3623/KH-CAQ12-CTHC ngày 27/12/2016 của Công an quận về triển khai thực hiện Chỉ thị số 27/CT-TTg, ngày 08/9/2016 của Thủ tƣớng Chính phủ về đẩy mạnh học tập và làm theo tƣ tƣởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; kế hoạch số 592/KH-CAQ12-CTHC ngày 23/3/2017 của Công an quận về triển khai thực hiện Chỉ thị số 07/CT-BCA-X11, ngày 26/10/2016 của Bộ trƣởng Bộ Công an về tăng cƣờng lãnh đạo nâng cao văn hóa ứng xử CAND trong tình hình mới; kế hoạch số 302/KH-CAQ12-CTHC ngày 20/02/2017 của Công an quận về tổ chức thực hiện cuộc vận động “Xây dựng phong cách ngƣời Công an nhân dân bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ”; các quy định về tƣ thế, lễ tiết, tác phong theo điều lệnh CAND; 5 lời thề danh dự, 10 điều kỷ luật của CAND Việt Nam; 11 điều cán bộ, chiến sĩ Công an không đƣợc làm và chuẩn mực đạo đức theo 6 điều Bác Hồ dạy CAND. Đảng ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ và đoàn thể chính trị - xã hội lãnh đạo, hỗ trợ, giúp Công an phƣờng quán triệt đầy đủ, sâu sắc tiêu chí phong cách ngƣời CAND bản lĩnh về chính trị; phong cách ngƣời CAND bản lĩnh trong thi hành công vụ; phong cách ngƣời CAND bản lĩnh trong quan hệ xã hội và trong sinh hoạt cộng động; phong cách ngƣời CAND nhân văn, vì nhân dân 98 phục vụ. Trƣởng Công an phƣờng thƣờng xuyên nhắc nhở, chấn chỉnh việc thực hiện tƣ thế, lễ tiết, tác phong chính quy trong công tác, chiến đấu, học tập, sinh hoạt theo quy định của điều lệnh CAND, kỷ luật, kỷ cƣơng, tinh thần trách nhiệm vì nhân dân phục vụ của cán bộ, chiến sĩ, nhằm ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái về tƣ tƣởng chính trị, đạo đức, lối sống; những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; xây dựng bản lĩnh chính trị tƣ tƣởng vững vàng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; trung thành tuyệt đối với Đảng, Tổ quốc và nhân dân; không sa ngã, dao động trƣớc sự mua chuộc, lôi kéo, cám dỗ về vật chất của các thế lực thù địch và tội phạm. Tổ chức cho cán bộ, chiến sĩ viết bản cam kết thực hiện “Xây dựng phong cách ngƣời Công an nhân dân bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ”; nghe đọc tài liệu, học tập về gƣơng ngƣời tốt, việc tốt, các buổi nghe nói chuyện chuyên đề, tập huấn kỹ năng giao tiếp ứng xử và kinh nghiệm xử lý các tình huống khi tiếp xúc, giải quyết các công việc cho tổ chức và công dân (các chuyên đề: Những vấn đề chung về công tác dân vận của lực lƣợng công an và phƣơng pháp thực hiện công tác dân vận của cán bộ, chiến sĩ công an tại cơ sở trong giai đoạn hiện nay; Kỷ năng giao tiếp, văn hóa ứng xử, tiếp xúc đối thoại với nhân dân và đồng nghiệp; Kỷ năng nắm bắt dƣ luận xã hội, xây dựng lực lƣợng chính trị nòng cốt cơ sở tham gia xử lý tình huống trên địa bàn; Kỹ năng vận động nhân dân tham gia và phát triển các mô hình hiệu quả tại cơ sở trong xây dựng phong trào toàn dân tham gia bảo vệ ANTQ...) và những “việc tử tế” của cán bộ, chiến sĩ công an trong các buổi giao ban hằng ngày, hằng tuần của đơn vị. Qua đó, kiểm điểm, đánh giá việc thực hiện các nhóm tiêu chí sau: + Phong cách ngƣời CAND bản lĩnh về chính trị. + Phong cách ngƣời CAND bản lĩnh khi thi hành công vụ. + Phong cách ngƣời CAND bản lĩnh trong quan hệ xã hội và sinh hoạt 99 cộng đồng. + Phong cách ngƣời CAND bản lĩnh nhân văn, vì nhân dân phục vụ. Đẩy mạnh các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, xây dựng môi trƣờng văn hóa lành mạnh; xây dựng “Đơn vị văn hóa, gƣơng mẫu chấp hành điều lệnh CAND”, gắn với triển khai thực hiện “Xây dựng phong cách ngƣời CAND bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ”. Tăng cƣờng các hoạt động xã hội từ thiện, giúp đỡ nhân dân nhƣ: thăm hỏi, tặng quà các gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng; giúp đỡ tặng quà cho đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới hải đảo, vùng khó khăn, vùng bị thiên tai lũ lụt; vận động cán bộ, chiến sĩ nguyên góp xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thƣơng, nhà nghĩa tình đồng đội và Nhân dân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; vận động cán bộ, chiến sĩ tích cực tham gia phong trào xây dựng “đô thị văn minh”, phát huy phong trào “mỗi ngày làm thêm nhiều việc tốt, việc tử tế vì nhân dân phục vụ” để xây dựng hình ảnh đẹp của ngƣời chiến sĩ CAND trong lòng ngƣời dân. Nâng cao ý thức chấp hành kỷ luật, điều lệnh, tác phong lễ tiết, tƣ thế của ngƣời cán bộ Công an trong thực thi pháp luật với tổ chức, cá nhân và nhân dân “Công an nhân dân chấp hành nghiêm điều lệnh, xây dựng nếp sống văn hóa vì nhân dân phục vụ”, công an ra sức xây dựng hình ảnh đẹp trong mắt dân, thực hiện tốt công tác nghĩa tình đồng đội và quyết tâm kéo giảm phạm pháp hình sự, nâng cao tỷ lệ khám phá án”, đặc biệt trong quan hệ tiếp xúc với các tầng lớp nhân dân phƣờng. Xây dựng quy định, quy chế cụ thể gồm những điều cần thực hiện trong giao tiếp với nhân dân, trong quá trình xử lý những vi phạm của ngƣời dân, trong giải quyết những mâu thuẫn nội bộ nhân dân ở các khu, các cụm dân cƣ thuộc địa bàn phƣờng... theo phƣơng châm tận tụy, trách nhiệm, hiệu quả với công việc; kính trọng, lễ phép với ngƣời dân, triển khai thực hiện khẩu lệnh “ xây dựng hình ảnh công an phƣờng đẹp trong mắt ngƣời dân”; tôn 100 trọng và đề cao pháp luật. Động viên, tạo điều kiện cho cán bộ, chiến sĩ Công an Phƣờng tự học tập, bồi dƣỡng nâng cao trình độ, năng lực công tác chuyên môn. Cấp ủy, Ban chỉ huy Công an Phƣờng cần họp bàn thống nhất, lập kế hoạch về công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ và tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, chiến sĩ phấn đấu theo kế hoạch đó. Mặt khác, cần kiên quyết đề xuất với lãnh đạo Quận, Thành phố xây dựng kế hoạch bố trí, luân chuyển công tác từ quận xuống phƣờng và ngƣợc lại, tăng cƣờng cán bộ giỏi cho cơ sở để công an phƣờng mạnh thì Công an quận vững, thay thế ngay đối với những cán bộ, chiến sĩ không hoàn thành nhiệm vụ, không có ý chí phấn đấu, trình độ năng lực kém, tinh thần trách nhiệm, hiệu quả công tác thấp, gây mất đoàn kết nội bộ, làm suy giảm uy tín của lực lƣợng Công an Phƣờng nói riêng, Công an nhân dân nói chung. Coi trọng công tác thi đua, khen thƣởng, biểu dƣơng kịp thời những “ Ngƣời tốt, việc tốt” trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và tham gia các phong trào tại cơ sở. Cần đảm bảo tính khách quan, công bằng trong đánh giá thành tích và xét chọn điển hình để tạo khí thế thi đua sôi nổi, học tập kinh nghiệm và thành tích của nhau trong đơn vị. Cấp ủy, Ban chỉ huy Công an phƣờng cần chú ý phát hiện những nhân tố tích cực trong hoạt động thực tiễn và phong trào thi đua, có kế hoạch bồi dƣỡng, tạo điều kiện cho những cá nhân, tập thể đó phấn đấu trở thành điển hình, qua đó nhân rộng thành phong trào trong Công an Phƣờng. Kịp thời báo cáo đề xuất cấp trên có hình thức khen thƣởng thƣờng xuyên và đột xuất, xứng đáng đối với thành tích của quần chúng nhân dân, cán bộ, chiến sĩ Công an Phƣờng trên lĩnh vực giữ gìn trật tự an toàn xã hội qua chƣơng trình “Vì Quận 12 bình yên”. 101 3.2.9. Nâng cao hiệu quả hoạt động hệ của thống chính trị phường trong thực thi pháp luật, tạo sức mạnh đồng bộ để tổng tấn công trấn áp tội phạm hình sự, bài trừ tệ nạn xã hội Trên cơ sở đánh giá tình hình và kết quả công tác an ninh trật tự trên địa bàn mình phụ trách, UBND phƣờng giao Công an phƣờng tham mƣu tổ chức khảo sát, rà soát toàn diện tình hình địa bàn, có đánh giá, phân tích nhằm xác định cụ thể những tuyến đƣờng, địa bàn, đối tƣợng, lĩnh vực trọng điểm, phức tạp cần tập trung đấu tranh, chuyển hóa. Đảng ủy, UBND phƣờng phân công, giao trách nhiệm cho các bộ phận, ban ngành, đoàn thể phƣờng và khu phố tham gia tổng hợp các biện pháp phòng ngừa đấu tranh nhƣ: tăng cƣờng công tác phát động phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc, củng cố lực lƣợng an ninh cơ sở, phát huy hiệu quả các mô hình tự quản, tự phòng; nâng cao hiệu quả công tác QLNN về TTATXH, đẩy mạnh tuần tra, kiểm tra, triệt xóa tụ điểm phức tạp trên địa bàn... Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện kế hoạch đấu tranh chuyển hóa địa bàn (kết hợp củng cố Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ phƣờng, Ban Chỉ đạo an toàn giao thông phƣờng) thành một Ban Chỉ đạo do Bí thƣ đảng ủy phƣờng làm Trƣởng ban, Chủ tịch UBND phƣờng làm Phó Trƣởng ban thƣờng trực, Trƣởng Công an phƣờng làm Phó Trƣởng ban, thành viên là Phó Chủ tịch UBND phƣờng phụ trách văn hóa – xã hội và Trƣởng các đơn vị: quân sự, Ủy ban MTTQ, Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Ban bảo vệ dân phố và Bí thƣ chi bộ khu phố. Ban hành nghị quyết, kế hoạch chuyển hóa địa bàn đƣợc quán triệt, triển khai thực hiện đến các cấp ủy, cán bộ, đảng viên. Triển khai công tác chuyển hóa địa bàn theo các giai đoạn: Khảo sát (xác định cụ thể các tụ điểm, khu vực, tuyến đƣờng, khu phố, đối tƣợng phức tạp về tội phạm, ma túy, tệ nạn mãi dâm, cơ bạc). Xây dựng kế hoạch, triển khai thực 102 hiện. Thực hiện công tác chuyển hóa (đấu tranh triệt xóa, lập hồ sơ đối sách đối với từng tụ điểm, khu vực, tuyến đƣờng, khu phố, đối tƣợng... ) Thẩm định kết quả đấu tranh chuyển hóa. Tổ chức sơ kết. Hằng tháng sơ kết, Trƣởng Ban Chỉ đạo chủ trì tổ chức giao ban đánh giá tình hình, kết quả để kịp thời khắc phục tụ điểm, khu vực, tuyến đƣờng, khu phố, đối tƣợng những yếu kém tụ điểm, khu vực, tuyến đƣờng, khu phố, đối tƣợng để bổ sung, điều chỉnh kế hoạch; Công an phƣờng tham mƣu Đảng ủy, UBND phƣờng có phƣơng án, kế hoạch, biện pháp giải quyết trong thời gian tiếp theo. Ngoài ra, chỉ đạo phối hợp Công an phƣờng trong thực thi pháp luật, phối hợp cùng ban ngành, đoàn thể tiếp thu ý kiến của nhân dân; Đảng ủy, HĐND và UBND phƣờng kiến nghị quận, thành phố kiên quyết áp dụng các biện pháp xử lý nhằm đẩy nhanh tiến độ các dự án “treo”, “trùm mền” trên địa bàn mình phụ trách, tránh gây lãng phí trong khai thác sử dụng và đảm bảo mỹ quan đô thị tại khu dân cƣ, tạo điều kiện hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật đô thị, hạ tầng xã hội, phục vụ phát triển kinh tế xã hội, tạo công ăn việc làm cho ngƣời lao động; yêu cầu chủ đầu tƣ dự án nhanh chóng triển khai thực hiện dự án theo đúng nội dung giấy phép xây dựng đã cấp trong thời hạn 6 tháng, để sớm hoàn thành công trình đƣa vào sử dụng, đảm bảo mỹ quan đô thị. Trƣờng hợp, chủ đầu tƣ dự án vẫn chƣa triển khai lại dự án thì thực hiện xử phạt vi phạm hành chính hoặc thu hồi dự án theo đúng quy định hiện hành. * Đề xuất thành lập Tổ Cảnh sát trật tự thuộc Công an phường Trên địa bàn các phƣờng có công viên, bến xe, bãi xe lớn, khu vực công cộng phục vụ sinh hoạt chung của cộng đồng nên tội phạm, các đối tƣợng từ các địa phƣơng khác đến tiếp tục lợi dụng nơi này, tối vắng, địa bàn phức tạp về trật tự... để hoạt động vi phạm pháp luật; tình hình trật tự đô thị vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, nhiều tuyến đƣờng tổ chức giao thông chƣa hợp lý, 103 không đảm bảo vệ sinh môi trƣờng; tình trạng lấn chiếm lòng, lề đƣờng, vỉa hè để kinh doanh, buôn bán, để xe còn diễn ra; quảng cáo, rao vặt tùy tiện, nhiều nơi hè phố, lòng lề đƣờng chƣa thông thoáng, mất trật tự mỹ quan đô thị. Nguyên nhân của tình trạng trên là do công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền phƣờng chƣa quyết liệt, thiếu thƣờng xuyên, liên tục; công tác phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành trong quản lý, xử phạt các hành vi vi phạm chƣa thống nhất, đồng bộ... Mặt khác, thiếu một lực lƣợng chuyên trách làm tham mƣu, trực tiếp tuần tra, kiểm tra, xử lý ở cơ sở là Tổ Cảnh sát trật tự. Nhằm nắm chắc tình hình an ninh trật tự, hoạt động của các loại tội phạm, tệ nạn xã hội và các hoạt động khác liên quan đến ANTT ở địa bàn phƣờng; tham mƣu, đề xuất quyết định các chủ trƣơng, phƣơng án, kế hoạch, biện pháp giải quyết. Giữ gìn an ninh trật tự, phòng ngừa tội phạm, tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật khác xảy ra ở các khu vực công cộng. Phối hợp thực hiện công tác bảo vệ tuyệt đối an toàn cán bộ cấp cao của Đảng, Nhà nƣớc và các đoàn khách quốc tế đến công tác hoặc đi qua địa bàn phƣờng. Bảo vệ các hoạt động lễ hội, các sự kiện chính trị quan trọng diễn ra trên địa bàn. Phối hợp đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, vệ sinh môi trƣờng và tham mƣu đề xuất xử lý các hành vi vi phạm. Tham gia phối hợp trong cƣỡng chế thi hành án và cƣỡng chế thi hành các quyết định xử phạt hành chính theo qui định của pháp luật; cấp cứu ngƣời bị nạn, bảo vệ hiện trƣờng, đảm bảo trật tự nơi xảy ra các vụ tai nạn giao thông, cháy nổ hoặc các vụ vi phạm pháp luật khác. Tình hình hiện nay, là điều kiện và rất cần thiết để thành lập Tổ Cảnh sát trật tự trực thuộc Công an phƣờng. 104 TIỂU KẾT CHƢƠNG III Chủ động, tích cực hội nhập và mở rộng quan hệ hợp tác về mọi mặt kinh tế, xã hội với các nƣớc trên thế giới là vấn đề đƣợc quan tâm của Nhà nƣớc. Quận 12 là của ngõ giao thƣơng của Thành phố với các tỉnh thành cả nƣớc, trong những năm gần đây đã vƣơn lên mạnh mẽ khẳng định vị thế của một quận đang phát triển nhanh. Thành phố Hồ Chí Minh, Quận 12 sẽ tiếp tục phát triển nhanh về mọi mặt theo hƣớng xây dựng đô thị hiện đại, văn minh, nghĩa tình sẽ tiếp tục quá trình đô thị hóa với tốc độ nhanh. Vì vậy cần đẩy mạnh kiện toàn và nâng cao chất lƣợng hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở nhằm tăng cƣờng vai trò, hiệu lực của chủ thể QLNN về TTATXH trên địa bàn. Đồng thời tăng cƣờng giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, các quy định về giữ gìn an ninh, trật tự. Từ đó cần xác định rõ những vấn đề trọng tâm, trọng điểm trên các lĩnh vực chủ yếu của QLNN về TTATXH trên địa bàn Phƣờng để tập trung trí tuệ, lực lƣợng giải quyết và đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên địa bàn phƣờng, đƣa phong trào vào chiều sâu, tạo sự chuyển biến rõ rệt về hiệu quả công tác QLNN về TTATXH trên các lĩnh vực chủ yếu. UBND phƣờng tại Quận 12 cần làm tốt hơn nữa công tác Xây dựng Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức thực sự trong sạch, vững mạnh về mọi mặt, xứng đáng với vai trò, vị trí quan trọng của chính quyền địa phƣơng, là chủ thể quan trọng trong QLNN về TTATXH trên địa bàn mình phụ trách trong tình hình mới. 105 KẾT LUẬN Quản lý Nhà nƣớc về Trật tự an toàn xã hội, là một bộ phận trong Quản lý Nhà nƣớc về An ninh, trật tự, vì vậy, mục đích của công tác này cũng phải đƣợc định hƣớng và nhằm góp phần thực hiện mục đích chung. Theo đó, mục đích cuối cùng của Quản lý Nhà nƣớc về An ninh trật tự nói chung là bảo vệ vững chắc nền an ninh trật tự của Tổ quốc, bảo đảm sự ổn định và bình yên của xã hội, thực hiện thắng lợi mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nƣớc mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Thực tiễn chứng minh rằng, nếu nhƣ quản lý trên lĩnh vực An ninh chính trị nhằm đảm bảo thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam, bảo vệ chế độ chính trị, bảo vệ nhà nƣớc XHCN, kịp thời phát hiện và dập tắt mọi âm mƣu, hoạt động của các thế lực thù địch chống phá CNXH, chống phá cách mạng Việt Nam, thì quản lý về Trật tự an toàn xã hội giành ƣu tiên cho mục tiêu đảm bảo cho các quá trình xã hội, các hoạt động trong đời sống xã hội, đời sống cá nhân trong cộng đồng... đƣợc diễn ra một cách bình thƣờng, an toàn... trên cơ sở tôn trọng và tuân thủ các quy định của pháp luật và các quy tắc của lối sống, đạo đức XHCN. Giữa An ninh quốc gia và Trật tự an toàn xã hội có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau. An ninh quốc gia đƣợc bảo vệ vững chắc mới tạo điều kiện cơ bản thuận lợi để bảo vệ tốt trật tự an toàn xã hội. Ngƣợc lại, Trật tự an toàn xã hội đƣợc giữ vững sẽ góp phần tích cực vào việc bảo vệ vững chắc An ninh quốc gia, tăng cƣờng lòng tin của quần chúng vào Đảng, Nhà nƣớc, vào chế độ XHCN. Cần nhấn mạnh rằng: Nếu tình hình Trật tự an toàn xã hội diễn biến phức tạp, nghiêm trọng kéo dài, không kiểm soát đƣợc sẽ gây ảnh hƣởng rất xấu, thậm chí chuyển hóa thành vấn đề chống đối chính trị, điều đó rõ ràng tác động tiêu cực đến An ninh quốc gia. Mục tiêu cụ thể của Quản lý Nhà nƣớc về Trật tự an toàn xã hội là nhằm 106 thực hiện tốt các nhiệm vụ bảo vệ an toàn các cơ quan nhà nƣớc, các tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật và các kỷ cƣơng xã hội, đấu tranh có hiệu quả đối với tình trạng phạm tội, với các vi phạm pháp luật và các loại tệ nạn xã hội, giữ cho xã hội luôn luôn ở trong trạng thái bình yên, trật tự, nề nếp kỷ cƣơng... Đó là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, đặt dƣới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý thống nhất của Nhà nƣớc từ Trung ƣơng đến cơ sở, đặc biệt là tầm quan trọng của chính quyền địa phƣơng. Trật tự an toàn xã hội phải đƣợc đảm bảo từ cơ sở, nói cách khác, các địa phƣơng, địa bàn cơ sở giữ gìn đƣợc trạng thái trật tự an toàn của mình, điều đó trực tiếp quyết định đến trạng thái trật tự, an toàn của toàn bộ xã hội. Vì vậy vấn đề nâng cao hiệu lực QLNN về TTATXH tại cơ sở có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nhận thức sâu sắc điều đó, luận văn đã lựa chọn địa bàn cơ sở là từ UBND phƣờng của Quận 12 để tiến hành việc nghiên cứu lý luận cũng nhƣ khảo sát ứng dụng vào thực tế. Đến nay, luận văn đã đạt đƣợc những kết quả chủ yếu sau: Luận văn đã khái quát đƣợc những vấn đề cơ bản thuộc lý luận về Quản lý Nhà nƣớc nói chung, QLNN về TTATXH nói riêng nhƣ khái niệm, nội dung, các quan điểm cần quán triệt, các biện pháp tiến hành, chủ thể quản lý. Luận văn đã làm rõ vai trò, vị trí chính quyền cấp cở sở, đặc biệt nhiệm vụ, chức năng UBND phƣờng trong QLNN về TTATXH tại địa bàn. Luận văn đã khái quát, lƣợc sử quá trình hình thành, phát triển và những đặc điểm của Quận 12 có liên quan, tác động và ảnh hƣởng đến hiệu quả, hiệu lực công tác QLNN về TTATXH của hệ thống chính trị. Luận văn tiến hành khảo sát, hệ thống những hoạt động chủ yếu của UBND quận, phƣờng huy động sức dân trên lĩnh vực QLNN về TTATXH trên địa bàn cơ sở, từ đó luận văn đã khái quát rút ra những nhận xét đánh giá về ƣu, nhƣợc của những hoạt động đó, đồng thời chỉ rõ nguyên nhân khách quan và chủ quan của những tồn 107 tại, hạn chế. Luận văn đã đƣa ra những dự báo tình hình có liên quan trực tiếp đến công tác QLNN về TTATXH của chính quyền địa phƣơng. Những dự báo này cùng với những đánh giá thực trạng và nguyên nhân của những hạn chế, đã đƣợc sử dụng làm cơ sở cho những đề xuất về phƣơng hƣớng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực QLNN về TTATXH trên địa bàn quần. Những phƣơng hƣớng là toàn diện từ kiện toàn, tăng cƣờng sự lãnh đạo, chỉ đạo của hệ thống chính trị phƣờng đến tăng cƣờng vận động nhân dân tham gia. Đặc biệt luận văn giành phần đề xuất để đƣa ra những giải pháp khá cụ thể tăng cƣờng hiệu quả công tác QLNN về TTATXH của chính quyền địa phƣơng. Tác giả hy vọng kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần tích cực vào việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống lý luận về QLNN lĩnh vực TTATXH cấp chính quyền địa phƣơng cũng nhƣ nâng cao chất lƣợng, hiệu quả và hiệu lực QLNN về TTATXH của UBND phƣờng tại Quận 12 trên thực tế công tác. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, do những nguyên nhân khách quan và những hạn chế không tránh khỏi của bản thân, luận văn có thể còn nhiều thiếu sót, tác giả mong muốn các thầy giáo, các nhà khoa học, nhà quản lý đóng góp ý kiến để nội dung đề tài đƣợc hoàn thiện hơn. 108 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khoá XI (2013), Nghị quyết số 28- NQ/TW ngày 25/10/2013 về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. 2. Bộ Công an (2005), Từ điển bách khoa Công an Nhân dân Việt Nam, Nxb Công an Nhân dân, Hà nội. 3. Bộ Công an (2005), Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội, Nxb Công an nhân dân; 4. Chính phủ (2009), Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 12/5/2009 về Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020. 5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 7. Học viện Cảnh sát nhân dân (2003), Giáo trình một số lý luận cơ bản về hoạt động nghiệp vụ của lực lượng cảnh sát quản lý hành chính. 8. Học viện Cảnh sát nhân dân (2007), Giáo trình quản lý nhà nước về an ninh trật tự, Lƣu hành nội bộ. 9. Nguyễn Duy Hùng, Hồ Trọng Ngữ (1997), Những vấn đề lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về an ninh trật tự, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Hà nội. 10. Hồ Chí Minh toàn tập (1995), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 11. Hồ Chí Minh toàn tập (1996), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 12. Quốc hội (2015), Nghị quyết số 111/2015/QH 13 ngày 27/11/2015 về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác của Viện kiểm sát nhân dân, của Toà án nhân dân và công tác thi hành án năm 2016 và các năm tiếp theo. 13. Trần Đại Quang (1996), Tăng cường quản lý nhà nước về an ninh quốc gia ở nước ta hiện nay, Luận án phó tiến sĩ luật học, Hà nội. 14. Lê Thế Tiệm (1995), Tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật về TTATXH trong hoạt đông của lực lượng công an Nhân dân, Luận án 109 phó tiến sĩ luật học, Hà nội. 15. Ủy ban nhân dân quận 12 (2011), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh. 16. Ủy ban nhân dân quận 12 (2012), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh. 17. Ủy ban nhân dân quận 12 (2013), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh. 18. Ủy ban nhân dân quận 12 (2014), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh. 19. Ủy ban nhân dân quận 12 (2015), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh. 20. Ủy ban nhân dân quận 12 (2016), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 05 năm giai đoạn 2011-2015 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm giai đoạn 2016-2020. 21. Ủy ban nhân dân quận 12 (2017), Báo cáo tổng kết 20 năm Quận 12 xây dựng và phát triển (1997 - 2017). 22. Ủy ban nhân dân quận 12 (2016), Báo cáo tổng kết 10 năm công tác xây dựng, nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc giai đoạn 2006-2016. 23. Ủy ban nhân dân quận 12 (2016), Báo cáo sơ kết 05 năm thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới”. 24. Nguyễn Xuân Yêm (1998), Một số vấn đề quản lý nhà nước về an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, Nxb Công an Nhân dân, Hà nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_trat_tu_an_toan_xa_hoi_cua_uy_b.pdf
Luận văn liên quan