Xây dựng NTM là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta nhằm phát triển sản
xuất nông nghiệp, nâng cao mức thu nhập của người dân, nâng cao mức sống của
dân cư ở nông thôn. Để thực hiện chủ trương này, huyện Đức Phổ đã kịp thời cụ thể
hóa trong văn bản và thực tế tại địa phương. Kết quả bước đầu của việc triển khai
phong trào xây dựng NTM đã đạt được những kết quả như: Kinh tế tăng trưởng, hệ
thống kết cấu hạ tầng – xã hội được cải thiện, nâng cấp, thu nhập bình quân đạt tỷ lệ
cao, đời sống vật chất, tinh thần ngày càng được nâng lên. Trong đó, luận văn đã
tiếp cận, làm rõ những nội dung sau:
1. Khái niệm nông thôn, xây dựng NTM, đặc điểm của NTM, yêu cầu xây
dựng NTM, các tiêu chí và nhân tố ảnh hưởng cũng như kinh nghiệm của một số
địa phương trong nước đã hoàn thành chương trình xây dựng NTM và kinh nghiệm
của một số nước trên thế giới về xây dựng NTM
2. Bức tranh tổng thể về quá trình triển khai, thực hiện các tiêu chí xây dựng
NTM ở huyện Đức Phổ đã được phân tích khái quát. Thực tế quá trình xây dựng
NTM ở huyện Đức Phổ đạt được những kết quả, đặc biệt trong các lĩnh vực quy
hoạch, hệ thống các tiêu chí về điện, bưu điện, nhà ở hay hệ thống chính trị ở cơ sở
và an ninh trật tự xã hội ở nông thôn. Bên cạnh những kết quả đạt được, xây dựng
NTM ở Đức Phổ còn nhiều tồn tại, khó khăn chủ yếu liên quan đến việc thực hiện
các tiêu chí về phát triển sản xuất, chuyển đổi ngành nghề, giảm nghèo, vấn đề thu
nhập của người dân. Đây cũng là thực trạng chung của quá trình xây dựng NTM
trên phạm vi cả nước, của tỉnh Quảng Ngãi nói chung và huyện Đức Phổ nói riêng.
Mà nguyên nhân xuất phát từ những yếu tố khách quan và chủ quan. Do hạn chế
trong việc tuyên truyền chủ trương xây dựng NTM, nguồn lực cho xây dựng
NTM nên chủ trương xây dựng NTM trong quá trình triển khai thực hiện còn có
nhiều khó khăn nhất định.
3. Căn cứ vào điều kiện thực tế của huyện Đức Phổ trong xây dựng NTM, các
nhóm giải pháp được đề xuất nhằm đẩy nhanh quá trình xây dựng NTM như đẩy102
mạnh công tác tuyên truyền về xây dựng NTM, về nội dung, ý nghĩa, cách thức, vai
trò của người dân, huy động các nguồn lực đẩy mạnh chuyển đổi hình thức sản
xuất, kinh doanh; tăng cường đào tạo nghề, chú trọng bảo vệ môi trường
Quá trình xây dựng NTM ở nước ta được bắt đầu từ khá lâu. Tuy nhiên, đây là
lần đầu tiên chương trình MTQG về xây dựng NTM được đặt ra một cách toàn diện.
Để có thể xây dựng được NTM với mục tiêu không ngừng nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần của nhân dân đòi hỏi phải có những giải pháp tổng thể mang tính
chiến lược lâu dài; đồng thời, phải có sự chung tay nổ lực của các ngành, các cấp,
các chủ thể, đặc biệt là vai trò của người dân để chương trình đạt hiệu quả, có ý
nghĩa thực sự với cuộc sống của người dân nông thôn.
132 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 687 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
=85%
>=75%
100%
18 Hệ thống tổ
chức chính
trị xã hội
vững mạnh
18.1. Cán bộ, công chức xã đạt chuẩn
18.2. Có đủ các tổ chức trong hệ thống
chính trị cơ sở theo quy định
18.3. Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu
chuẩn "trong sạch, vững mạnh"
18.4. Tổ chức chính trị - xã hội của xã đạt
loại khá trở lên
18.5. Xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo
quy định
18.6. Đảm bảo bình đẳng giới và phòng
chống bạo lực gia đình; bảo vệ và hỗ trợ
những người dễ bị tổn thương trong các
lĩnh vực của gia đình và đời sống xã hội
Đạt
Đạt
Đạt
100%
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
100%
Đạt
Đạt
87
TT Tên tiêu chí Nội dung tiêu chí
Chỉ tiêu
chung
Chỉ tiêu vùng
Duyên hải
Nam Trung
bộ
19 An ninh, trật
tự xã hội
19.1. Xây dựng lực lượng dân quân “vững
mạnh, rộng khắp” và hoàn thành các chỉ
tiêu quốc phòng
19.2. Xã đạt chuẩn an toàn về an ninh,
trật tự xã hội và đảm bảo bình yên: không
có khiếu kiện đông người kéo dài; không
để xảy ra trọng án; tội phạm và tệ nạn xã
hội (ma túy, trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút)
được kiềm chế, giảm liên tục so với các
năm trước
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
( Nguồn: Theo QĐ 1980/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ)
- Một huyện đạt NTM là phải có 75% số xã trong huyện đạt NTM
- Một xã đạt đủ 19 tiêu chí là đạt tiêu chuẩn NTM.
* Chỉ tiêu cụ thể đối với huyện Đức Phổ:
- Đối với huyện Đức Phổ, đến năm 2020 phải có 02-03 xã đạt chuẩn nông
thôn mới, các xã còn lại đạt bình quân từ 13-15 tiêu chí.
- Đối với các xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới trong năm 2017, 2018
mỗi năm tăng từ 2-3 tiêu chí/ năm. Các xã còn lại tăng từ 1-2 tiêu chí/năm.
Ngoài các tiêu chí đã đạt được thì huyện phải tiếp tục hoàn thiện một số tiêu chí:
Tiêu chí số 2: Giao thông, tiếp tục hoàn thiện, nâng cấp các tuyến đường trục
xã, liên xã và trục thôn, xóm. Năm 2017, phấn đấu 5 xã đạt chuẩn, đến năm 2020
có 14 xã đạt chuẩn tiêu chí giao thông.
Tiêu chí số 3: Thủy lợi, cải tạo, xây mới hệ thống thủy lợi trên địa bàn xã
theo sự chỉ đạo của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tập trung thực hiện
kiên cố hóa những đoạn kênh sung yếu, những tuyến kênh tưới gắn với trạm bơm
88
cục bộ. Năm 2017, phấn đấu 4/14 xã đạt chuẩn, đến năm 2020 có 12/14 xã đạt
chuẩn tiêu chí thủy lợi.
Tiêu chí số 6: Cơ sở vật chất văn hóa. hoàn thiện, nâng cấp hệ thống các
công trình phục vụ về hoạt động văn hóa thể thao trên địa bàn xã, thôn, đến năm
2020 có 14/14 xã đạt chuẩn tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa.
Tiêu chí số 10: Thu nhập, triển khai thực hiện hiệu quả Đề án “Tái cơ cấu
ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; tăng cường công tác khuyến nông; đẩy
nhanh cơ giới hóa nông nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch sản xuất nông nghiệp.
Đến năm 2020 có 14/14 xã đạt chuẩn tiêu chí thu nhập.
Tiêu chí số 11: Hộ nghèo, tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các chương
trình an sinh xã hội trên địa bàn xã. Năm 2020, phấn đấu 10/15 xã đạt chuẩn.
Tiêu chí số 12: Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên, bảo tồn, phát triển
các làng nghề truyền thống theo phương châm “ mỗi làng một sản phẩm”, phát triển
các ngành nghề theo thế mạnh của các địa phương; đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao
động nông thôn, giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn. 100%
số xã đạt và giữ vững tiêu chí lao động có việc làm thường xuyên đạt chuẩn.
Tiêu chí số 14: Tiếp tục thực hiện nâng cao chất lượng giáo dục và đào
tạo, đáp ứng yêu cầu Bộ tiêu chí sữa đổi về NTM. Đến năm 2017, 100% số xã
đạt chuẩn.
Tiêu chí số 15: Y tế phải được hoàn thiện, nâng cấp hệ thống các công trình
phục vụ việc chuẩn hóa về y tế trên địa bàn các xã, nâng cao chất lượng khám chữa
bệnh cho nhân dân, khuyến khích người dân mua BHYT.
- Trong phát triển nông nghiệp, trồng trọt vẫn giữ vai trị quan trọng, góp
phần đảm bảo cung cấp đầy đủ lương thực cho nhu cầu của huyện. Tập trung phát
triển sản xuất hàng hóa thành các vùng sản xuất quy mô đủ lớn, sử dụng công
nghệ cao gắn với bảo quản chế biến, đẩy mạnh cơ giới hóa, ứng dụng máy móc
công nghệ hiện đại, tăng sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường. Phát triển
89
mạnh sản xuất rau màu, hoa cây cảnh, cây công nghiệp theo hướng tăng diện tích,
năng suất, chất lượng sản phẩm.
3.2. Một số giải pháp trọng tâm chủ yếu Quản lý nhà nước về xây dựng nông
thôn mới tại huyện Đức Phổ
Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng nông thôn mới, những
kết quả đạt được, hạn chế và khó khăn đã nêu ở chương 2 trong quá trình xây
dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Đức Phổ những năm vừa qua, trên cơ sở
những định hướng và mục tiêu của những năm tiếp theo. Tác giả đưa ra một số
giải pháp trọng tâm, cụ thể và nhóm giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình xây dựng
nông thôn mới trên địa bàn huyện Đức Phổ:
3.2.1. Hoàn thiện công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới
Quy hoạch là khâu trọng tâm đầu tiên trong nội dung xây dựng NTM đến
năm 2020, với đặc điểm Đức Phổ vừa triển khai quy hoạch xây dựng NTM vừa phải
tiến hành quy hoạch không gian chung của huyện đến năm 2017 trở thành thị xã
trực thuộc tỉnh vừa phải dự kiến quy hoạch đô thị. Thông tư liên tịch số 13/TTLT-
BXD-BNN&PTNT–BTN&MT ngày 28/10/2011 quy định việc lập thẩm định phê
duyệt quy hoạch xây dựng nông thôn mới thì: “Quy hoạch nông thôn mới bao gồm
quy hoạch định hướng phát triển không gian; quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết
yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, dịch vụ; quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường theo
chuẩn mới; quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư
hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp”.
Do vậy, khi thực hiện quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch NTM cần:
- Xác định phạm vi không gian quy hoạch trùng lắp: Trước khi quy hoạch
cần xác định rõ những vấn đề vừa nằm trong quy hoạch NTM, vừa nằm trong quy
hoạch vùng đô thị của thị xã trực thuộc tỉnh để thực hiện các nội dung quy hoạch
nhất là về sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật cho phù hợp.
- Lựa chọn đơn vị tư vấn đủ khả năng, năng lực thực hiện như: Trung tâm
quy hoạch đô thị và nông thôn Quảng Ngãi, Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng
90
Thiên Tân. Những công ty này có năng lực, kinh nghiệm, có uy tín đã được khẳng
định trên địa bàn.
- Thực hiện dân chủ, có cơ chế để người dân tham gia ý kiến, bày tỏ ý chí,
nguyện vọng về đè án quy hoạch, nhằm đảm bảo khi tổ chức thực hiện quy hoạch
tạo được sự đồng thuận, sự tự nguyện đóng góp công sức, tiền của, đất đai của
nhân dân cho xây dựng NTM. Tập trung chỉ đạo các cơ quan, ngành chức năng
liên quan tham gia ý kiến, thực hiện các nội dung chủ yếu của quy hoạch, đảm bảo
thống nhất với sự phát triển KT-XH của từng xã, phù hợp với quy hoạch phát triển
vùng đô thị, nông thôn, nhất là vùng sản xuất hàng hóa với quy mô lớn, quy hoạch
công trình giao thông, thủy lợi, vệ sinh môi trường, xây dựng cụm công nghiệp
gắn với làng nghề.
- Trong quá trình triển khai thực hiện lập quy hoạch xây dựng NTM phải có
sự phối hợp chặt chẽ giữa đơn vị tư vấn và Ban quản lý xây dựng NTM xã, không
khoáng trắng cho đơn vị tư vấn.
- Quản lý quy hoạch: Quy hoạch xây dựng NTM sau khi phê duyệt phải sớm
được công khai rộng rãi ở các thôn, tại trung tâm xã để tạo điều kiện cho nhân dân
tham gia quản lý, chấm dứt tình trạng chuyển mục đích sử dụng đất trái phép, hình
thành các khu dân cư ven đường. Thực hiện cấp giấy phép cho các hoạt động xây
dựng ở thôn, đảm bảo thực hiện đúng quy hoạch. Chỉ tiến hành các dự án đầu tư
xây dựng trên địa bàn xã sau khi có quy hoạch xây dựng NTM được phê duyệt.
3.2.2. Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho
người dân
Chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông
nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ; đảm bảo tăng trưởng hợp lý và
bền vững, phấn đấu đến năm 2020 có cơ cấu GDP: Công nghiệp - xây dựng
41,6%; thương mại dịch vụ 40,3%; nông lâm ngư nghiệp 18,1%; tạo bước đột phá
trong phát triển kinh tế, đảm bảo chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.[20]
- Phát triển cụm công nghiệp làng nghề, trang trại chăn nuôi tập trung,
đưa sản xuất, chăn nuôi ra khỏi khu dân cư: Nguyên nhân chính của tình trạng ô
91
nhiễm môi trường trầm trọng như hiện nay ở Đức Phổ là hoạt động sản xuất kinh
doanh của làng nghề, chăn nuôi nhỏ lẻ xen kẻ khu dân cư. Vì vậy, để việc sản
xuất kinh doanh của các làng nghề, ngành chăn nuôi phát triển, phát huy lợi thế,
huyện cần phải:
+ Xây dựng và phát triển các cụm công nghiệp làng nghề: Hiện nay, mới có
02 cụm công nghiệp làng nghề được xây dựng và đi vào hoạt động. Trong khi Đức
Phổ có tới 15 làng nghề. Các cụm công nghiệp làng nghề góp phần quan trọng giải
quyết công ăn việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông thôn, tăng thu
nhập cho người dân, bảo tồn truyền thống.
+ Hỗ trợ chăn nuôi trang trại ngoài khu dân cư: Các địa phương cần quy
hoạch, bố trí một số diện tích đất hợp lý, lập dự án khu chăn nuôi tập trung, khu
nuôi trồng thủy sản kết hợp với chăn nuôi trang trại ở ngoài khu dân cư. Nhằm
phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, tách chăn nuôi ra khỏi khu dân cư, tránh
ô nhiễm môi trường trong nông thôn.
+ Tăng thu nhập bình quân đầu người: Các địa phương phải tập trung phát
triển các ngành kinh tế có thế mạnh. Xây dựng nông thôn mới làm sao để đời sống
vật chất tinh thần người dân ngày một nâng cao. Vì vậy, huyện cần chỉ đạo các xã
lựa chọn thế mạnh trong phát triển kinh tế ở địa phương, lựa chọn các sản phẩm
hàng hóa, ngành nghề thế mạnh đó để tập trung xây dựng kế hoạch chuyển đổi sản
xuất theo hướng chuyên môn hóa, đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản
xuất. Với những địa phương chưa có ngành nghề truyền thống thì chính quyền xã,
người dân cần chủ động tìm nghề thích hợp, thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao
động hợp lý để nâng cao thu nhập của người dân cao hơn giai đoạn 2012 – 2016.
Năm 2016 đạt 32,5 triệu đồng/ năm thì đến năm 2020 phải đạt và vượt 40 triệu
đồng theo tiêu chí.
- Tăng cường liên kết, hợp tác trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao hiệu
quả của các hình thức tổ chức kinh tế ở nông thôn.
Để phát huy vai trò quan trọng của các hình thức tổ chức kinh tế tiên tiến ở
nông thôn, như các tổ chức, hợp tác xã; tích cực hỗ trợ kinh tế hộ, kinh tế trang
92
trại cho phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa và khắc phục những yếu kém của
các hình thức tổ chức kinh tế như hiện nay, phải tập trung triển khai:
+ Tăng cường tuyên truyền, vận động thống nhất nhận thức về các quan
điểm phát triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã, các chủ trương, chính sách của
Đảng, Nhà nước về kinh tế hợp tác.
+ Tư vấn, giúp đỡ các HTX lựa chọn ngành nghề sản xuất, kinh doanh phù
hợp. Đẩy mạnh quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất, xây dựng kết cấu hạ tầng,
hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với công nghiệp chế biến
theo yêu cầu của thị trường, tạo ra nhu cầu về hợp tác. Tạo điều kiện cho HTX vay
vốn ưu đãi.
+ Điều tra nắm vững tiềm năng thế mạnh của từng ngành, từng vùng, từng
thành phần kinh tế. Thực hiện tốt quy hoạch phát triển kinh tế ngành, kinh tế vùng
và thành phần kinh tế. Nghiêm chỉnh triển khai tốt thực hiện quy hoạch đã đề ra.
Nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, chú trọng năng lực cạnh tranh quốc
gia của từng ngành, lĩnh vực, của từng loại hàng hóa, dịch vụ. Tăng cường ứng
dụng Khoa học công nghệ vào từng ngành, từng sản phẩm.
+ Các xã chủ động xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sử
dụng cán bộ quản lý, nghiệp vụ cho khu vực kinh tế tập thể, có chính sách thu hút
cán bộ quản lý, kỹ thuật về HTX làm việc, đặc biệt là các kỹ sư nông nghiệp.
+ Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện toàn diện, có hiệu quả Nghị định số
88/2005/NĐ-CP của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ khuyến khích phát
triển HTX trên địa bàn huyện.
+ Tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp với HTX, giữa các hợp tác xã
với nhau, thực hiện lồng ghép các chương trình mục tiêu, tạo điều kiện cho HTX
phát triển.
+ Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao vị trí nhà nước, phát huy vai
trò MTTQVN và các đoàn thể chính trị xã hội với phát triển kinh tế tập thể.
3.2.3. Giải pháp huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới
93
Chương trình xây dựng NTM cần một lượng vốn rất lớn, do vậy phải huy
động được nguồn lực của toàn xã hội. Trong điều kiện ngân sách trung ương, ngân
sách tỉnh, huyện còn hạn chế, huy động nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp, cộng
đồng dân cư còn thấp. Để có thể huy động được nguồn vốn cho xây dựng NTM
cần phải:
- Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình, dự án khác với
nguồn vốn thuộc Chương trình NTM để phát huy hiệu quả đầu tư. Đối với nguồn
vốn đầu tư trực tiếp từ Chương trình xây dựng NTM cần ưu tiên đầu tư tập trung
cho các xã đăng ký đạt chuẩn năm 2017, năm 2018. Ưu tiên hỗ trợ thực hiện các
tiêu chí có thể tạo nên sự phát triển đột phá, có tính chất lan toả đối với sự phát triển
KT - XH trên địa bàn. Bên cạnh đó cần tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, giám sát
việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư trực tiếp cho Chương trình theo kế hoạch hằng
năm; đảm bảo việc đầu tư hiệu quả, đúng trọng tâm theo lộ trình đã đề ra trong Đề
án xây dựng NTM.
- Thực hiện tốt chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông
nghiệp, nông thôn theo quy định tại Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày
19/12/2013 của Chính phủ. Thực hiện xã hội hóa đầu tư các công trình cấp nước
sạch, chợ nông thôn, công trình thu gom, xử lý rác thải, một số công trình công ích
khác, nhất là đối với các cồng trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp.
Để xây dựng nông thôn mới thành công cần phải đa dạng hóa việc huy động
các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới.
Hiện nay, ngoài ngân sách của Trung ương, của Tỉnh phân bổ, hàng năm ngân
sách huyện cần cân đối, bố trí cho chương trình xây dựng nông thôn mới phù hợp
với kế hoạch và mục tiêu đề ra, ưu tiên cho các xã đăng ký đạt chuẩn trong năm
2017, 2018. Tuy nhiên, trong thực tế các nguồn vốn còn thấp, chưa đáp ứng được
yêu cầu xây dựng nông thôn mới. Vì vậy trong thời gian tới, cần tiếp tục:
- Huy động đóng góp của cộng đồng dân cư trong việc đầu tư xây dựng các
công trình phúc lợi; quản lý đầu tư xây dựng cơ bản đối với các công trình xây dựng
do dân góp vốn, dân tự làm, phát động nhân dân trước hết là cán bộ đảng viên nêu
94
cao tinh thần vì cộng đồng hiến đất, tự giác giải phóng mặt bằng, tích cực ủng hộ,
tạo thuận lợi cho các chủ đầu tư triển khai các dự án đầu tư trên địa bàn. Xây dựng
bầu không khí đồng thuận trong nhân dân, tạo sự thân thiện hợp tác và sẵn sàng chia
sẻ khó khăn với các nhà đầu tư, các doanh nghiệp để thu hút kêu gọi đầu tư vào địa
bàn phát triển sản xuất.
- Tăng cường huy động vốn trong dân, tuyên truyền, vận động người dân
tham gia đóng góp công sức, tiền của, hiến đất, cây cối, hoa màu, vật kiến trúc để
làm đường giao thông nông thôn và các công trình như nhà văn hoá, khu thể thao,
trường học....
- Huy động sự đóng góp của doanh nghiệp, con em quê hương và các nhà hảo
tâm: Địa phương cần phải có những cơ chế, chính sách để thu hút việc đầu tư của
doanh nghiệp vào nông nghiệp tạo công ăn việc làm cho người dân nông thôn, qua
đó huy động sự tài trợ cho địa phương trong việc xây dựng một số hạng mục về cơ
sở hạ tầng như: Trường học, chợ, trạm y tế..... Bởi vậy, nhiệm vụ trọng tâm của xây
dựng NTM chính là phát triển kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn để nông dân có
điều kiện đóng góp xây dựng NTM.
- Tạo điều kiện cho người dân và các tổ chức kinh tế vay vốn tín dụng trong
lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn theo nghị định số 41/2010/NĐ-CP; Huy động có
hiệu quả nguồn lực từ đấu giá quyền sử dụng đất, cho thuê đất trên địa bàn để lại
cho xã đầu tư xây dựng nông thôn mới theo quy định tại Quyết định số 1600/QĐ-
TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ.
Bảng 3.1: Nguồn vốn huy động xây dựng NTM giai đoạn 2017 - 2020
TT Nội dung đầu tư ĐVT
Dự kiến giai đoạn 2017 – 2020
Khối
lượng
Thành tiền
Tổng số NSTW NSĐP
Doanh
nghiệp
Dân
góp
Nguồn
khác
1 Quy hoạch Km - 1,492 1,492 - - - -
2 Giao thông 21,471 244,030 59,724 127,531 - 34,144 22,631
95
3 Thủy lợi - 88,738 6,400 73,620 - 8,078 640
4 Điện - 12,400 - - - 550 12,300
5 Trường học 12 47,200 25,910 21,290 - - -
6 CSVC văn hóa 1 57,500 24,780 24,920 - 6,100 1,700
7
Cơ sở hạ tầng
thương mại nông
thôn 1 67,000 60,000 7,000
8 Y tế - 10,500 10,000 250 - - 250
9 Môi trường 3 161,650 3,840 5,720 150,500 990 600
10 Nhà ở dân cư 100 31,080 640 160 280 30,000 -
11 Phát triển SX - 28,810 15,000 510 13,300 - -
12 XĐ giảm nghèo -
13 Gq việc làm -
14 PT hình thức SX - 4,454 - 4,429 - - 25
15 Tuyên truyền - 110 - 110 - - -
16 Đào tạo tập huấn - 210 - 210 - - -
17 Khác - 23,521 9,000 3,019 - - 11,502
Tổng cộng 21,588 779,145 156,786 261,769 224,080 79,862 56,648
(Nguồn: Văn phòng NTM-CQTT Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn)
3.2.4. Giải pháp về hoàn thiện cơ chế, chính sách, hệ thống chỉ đạo, điều hành,
quản lý thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới
Chương trình xây dựng NTM là chương trình tổng hợp lồng ghép nhiều
chương trình, huy động nhiều nguồn lực, trong quá trình thực hiện phải hệ thống, rà
soát, điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách có liên quan đảm bảo tính hiệu quả
đối với chương trình:
Các chính sách hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước
96
- Thực hiện Quyết định 1600/QĐ-TTg, hỗ trợ trực tiếp cho Chương trình xây
dựng NTM, trong đó: Hỗ trợ 100% từ ngân sách Nhà nước cho công tác quy hoạch;
tuyên truyền; đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực cho cộng đồng, người dân và cán
bộ xây dựng nông thôn mới; đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Hỗ trợ một phần
cho từ NSNN cho các xã thực hiện xây dựng đường giao thông đến trung tâm xã;
đường giao thông thôn, xóm; giao thông nội đồng; hệ thống thủy lợi nội đồng;
trường học; trạm y tế xã; trung tâm thể thao; nhà văn hóa thôn, bản; các công trình
cấp nước sinh hoạt; thoát nước thải khu dân cư; cải tạo nghĩa trang; cảnh quang môi
trường nông thôn; hoàn thiện xây dựng hệ thống chợ; cơ sở hạ tầng thương mại
nông thôn theo qui định,
- Thực hiện lồng ghép các chương trình MTQG; chương trình sự án hỗ trợ
các mục tiêu đang triển khai và tiếp tục triển khai trong những năm tiếp theo trên
địa bàn nông thôn như: chương trình giảm nghèo, chương trình quốc gia về việc
làm; chương trình nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn; chương trình phòng
chống tội phạm, chương trình dân số KHHGĐ; chương trình thích ứng với biến đổi
khí hậu; văn hóa, giáo dục, đào tạo; hỗ trợ khám chữa bệnh cho người nghèo..., phát
triển giao thông nông thôn, phát triển cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản, làng nghề...
- Tiếp tục thực hiện các chính sách của tỉnh về hỗ trợ sản xuất nông nghiệp
và xây dựng nông thôn: Quyết định 50/2010/QĐ-UBND tỉnh về quy định hỗ trợ xây
dựng khu vực tập kết, vận chuyển rác thải khu vực nông thôn. Quyết định về hỗ trợ
kinh phí cho công tác Dồn điền, đổi thửa giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh
Quảng Ngãi.
- Tích cực tạo nguồn thu ngân sách, chủ động bố trí vốn đối ứng để tiếp nhận
và sử dụng có hiệu quả nguồn đầu tư từ ngân sách cấp trên vào địa bàn.Nâng cao
năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về tài chính ngân sách, về đầu tư xây dựng
cơ bản.Tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra của các cơ quan nhà nước; giám sát
của công đồng, đảm bảo công khai minh bạch với tất cả các khoản đầu tư.
- Bổ sung chính sách quy định tăng tỷ lệ vốn thu được từ đấu giá quyền sử
dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn xã để lại
97
cho ngân sách xã, ít nhất 70% thực hiện các nội dung xây dựng NTM và một số
chính sách khác.
Chính sách hỗ trợ tín dụng.
Vốn tín dụng đầu tư nhà nước được Trung ương phân bổ cho các tỉnh theo
chương trình kiên cố hóa kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, kết
cấu hạ tầng, môi trường thủy sản, làng nghề của nông thôn và theo các danh mục
quy định tại Nghị định số 75/2011/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ. Vốn tín dụng
thương mại theo quy định tại Nghị định số 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ về chính
sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn.
Đối tượng được hưởng bao gồm: hộ gia đình sản xuất, kinh doanh trên địa
bàn nông thôn; cá nhân, chủ trang trại, HTX, tổ hợp trên địa bàn nông thôn; các tổ
chức, cá nhân cung ứng các dịch vụ phục vụ cho trồng trọt, chăn nuôi, tiêu thụ sản
phẩm, chế biến sản phẩm nông nghiệp hoặc kinh doanh sản phẩm phi nông nghiệp
trên địa bàn nông thôn.
Các lĩnh vực ưu tiên vay vốn: Cho vay sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm
nông, lâm, thủy sản, vay phát triển ngành nghề tại nông thôn... vay tiêu dùng nhằm
nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân nông thôn; vay theo các chương trình
KT-XH của Chính phủ.
- Cơ chế đảm bảo cho vay; Cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp
đầu tư, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các quy định của Chính phủ, của Ngân hàng
nhà nước về lãi suất huy động và lãi suất cho vay, về cơ cấu lại nợ cho các khách
hàng vay vốnđẩy mạnh công tác tuyên truyền và thực hiện tốt các quy định của
UBND tỉnh, huyện về các chính sách hỗ trợ đầu tư nói chung, chính sách hỗ trợ lãi
suất tiền vay nói riêng, nhằm tạo điều kiện cho các đối tượng khách hàng trong tiếp
cận các nguồn vốn vay lãi suất thấp.
Tạo cơ chế, chính sách thông thoáng, môi trường hấp dẫn doanh nghiệp đầu
tư. Chuyển một bộ phận dự án sang hình thức đầu tư xây dựng, chuyển giao BT;
hình thức xây dựng, khai thác, chuyển giao BOT nhằm giảm đầu tư công, tăng đầu
tư xã hội.
98
Hoàn thiện hệ thông chỉ đạo, điều hành, quản lý thực hiện chương trình từ
huyện đến thôn. Chương trình xây dựng NTM là chương trình tổng hợp, yêu cầu
phải tập trung đầu mối điều phối chung. Tuy nhiên, hiện nay hệ thống chỉ đạo, quản
lý thực hiện chương trình của huyện còn nhiều bất cập. Ban chỉ đạo được huyện
thành lập nhưng có nhiều biến động về nhân sự chưa được kiện toàn, ở cấp xã ảnh
hưởng về công tác nhân sự tại Đại hội Đảng, Bầu cử Hội Đồng nhân dân các cấp
nên cũng chưa được cũng cố kịp thời. Vì vậy, hệ thống chỉ đạo, quản lý thực hiện
chương trình từ huyện đến xã phải được cũng cố, thiết lập thông suốt để đảm bảo
cho công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý chương trình xây dựng NTM của huyện.
3.2.5. Giải pháp đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ
Xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung, cán bộ chủ chốt và công tác cán bộ là
nhiệm vụ trọng tâm của các cấp ủy đảng, là yêu cầu quan trọng nhất mà cấp ủy đảng
phải nắm chắc để thúc đẩy phong trào của địa phương.
Kinh nghiệm của các nước trên thế giới và các địa phương trong nước, để xây
dựng thành công nông thôn mới đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ vừa giỏi, vừa có
tâm, có uy tín với dân. Do đó, việc tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ
để đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng nông thôn mới là rất quan trọng.
Trên thực tế hiện nay, huyện Đức Phổ chưa chú trọng công tác đào tạo, bồi
dưỡng kiến thức, kỹ năng cơ bản cho đội ngũ cán bộ từ huyện đến xã, thôn tham gia
hệ thống chỉ đạo, quản lý, thực hiện chương trình. Hiện đội ngũ cán bộ cấp huyện
hiểu về Chương trình xây dựng NTM còn rất hạn chế. Trong khi đây là chương
trình lớn, tổng hợp, lực lượng cán bộ tham gia chỉ đạo, quản lý tương đối lớn, đòi
hỏi phải có kiến thức, kỹ năng để chỉ đạo, hướng dẫn người dân tổ chức thực hiện.
Đây cũng là yếu tố quyết định thành công của Chương trình
Trước mắt cần ưu tiên tập trung bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao năng lực tham
mưu, chỉ đạo cho các đối tượng cán bộ sau đây:
* Đối với cán bộ cấp huyện
- Rà soát lại đội ngũ trưởng, phó các phòng, ban ngành, đoàn thể cấp huyện
để ưu tiên đào tạo ngay những cán bộ chưa đạt trình độ chuyên môn đại học, trình
99
độ chính trị cao cấp.
- Lựa chọn một số cán bộ trẻ, có năng lực chuyên môn tốt cho đi đào tạo trên
đại học.
- Bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước cho đội ngũ chuyên viên của
UBND huyện.
* Đối với cán bộ cấp xã
- Rà soát, cử những cán bộ chủ chốt cấp xã có thời gian công tác đang còn
dài (nên từ 2 nhiệm kỳ trở lên) nhưng chưa có trình độ chuyên môn trung cấp đi đào
tạo trung cấp hoặc đại học.
- Cử những cán bộ chủ chốt còn thời gian công tác trên một nhiệm kỳ đi học
chương trình trung cấp lý luận chính trị.
- Thường xuyên mở những lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý Nhà nước cho
đội ngũ công chức cấp xã.
* Số lượng cán bộ, công chức cần bồi dưỡng trình độ chuyên môn:
- Cấp huyện là: 75 người
- Cấp xã, thị trấn là 236 người.
Cơ quan chịu trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng: Giao cho Phòng Nông Nghiệp
PTNT chủ trì xây dựng kế hoạch phối hợp với các trường, cục, vụ, viện xây dựng,
các Sở liên quan để thực hiện. Trên cơ sở đó có thể tính toán được số cán bộ các cấp
huyện cần đào tạo, bồi dưỡng.
Đẩy mạnh hỗ trợ dạy nghề, giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động
nông thôn.
Ngoài việc đào tạo về chuyên môn và chính trị, tất cả đội ngũ cán bộ trong
hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở cần được bồi dưỡng các kiến thức về nông
thôn mới theo Chương trình khung được phê duyệt tại Quyết định 4044/QĐ-BNN-
PTNT ngày 12/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT.
100
Kết luận Chương 3
Ở chương 3, luận văn đã định hướng về xây dựng NTM của huyện Đức Phổ
phải có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ
chức sản xuất hợp lý...; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí
được nâng cao; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng
cường. Xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh công nhân - nông dân - trí thức
vững mạnh, tạo nền tảng kinh tế - xã hội và chính trị vững chắc cho sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.. Từ
đó đã đưa ra những mục tiêu cụ thể, để đạt được đơn vị NTM thì phải thực hiện tốt
19 tiêu chí xây dựng NTM cấp xã theo Quyết định số 491/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ và Quyết định số 342/QĐ-TTg; Quyết định số 1600/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ sửa đổi 5 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về NTM. Qua đó, tác
giả đưa ra một số giải pháp cụ thể, trọng tâm cũng như biện pháp nhằm đẩy nhanh
quá trình xây dựng NTM trong thời gian đến. Để đạt được mục tiêu đến năm 2017,
2018 mỗi năm tăng từ 2-3 tiêu chí/năm. Các xã còn lại tăng từ 1 – 2 tiêu chí; đến
năm 2020 phải có 02 -03 xã đạt NTM, các xã còn lại đạt bình quân từ 13-15 tiêu
chí. Để đạt được chỉ tiêu này đòi hỏi huyện phải lựa chọn cách làm phù hợp, phát
huy được tiềm năng lợi thế của huyện; phải thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong
đó triệt để nguyên tắc lựa chọn “Dễ làm trước” như theo các tiêu chí ưu tiên: Đảng
bộ trong sạch, vững mạnh; Độ ngũ cán bộ lãnh đạo xã, thôn đoàn kết thống nhất, có
năng lực, trình độ, nhiệt tình và nhân dân đồng tình ủng hộ xây dựng NTM; Cơ sở
đảm bảo quỹ đất xây dựng các hạ tầng giao thong; Huy động vốn đóng góp của
nhân dân cùng với rà soát tiêu chí xây dựng NTM.
101
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Xây dựng NTM là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta nhằm phát triển sản
xuất nông nghiệp, nâng cao mức thu nhập của người dân, nâng cao mức sống của
dân cư ở nông thôn. Để thực hiện chủ trương này, huyện Đức Phổ đã kịp thời cụ thể
hóa trong văn bản và thực tế tại địa phương. Kết quả bước đầu của việc triển khai
phong trào xây dựng NTM đã đạt được những kết quả như: Kinh tế tăng trưởng, hệ
thống kết cấu hạ tầng – xã hội được cải thiện, nâng cấp, thu nhập bình quân đạt tỷ lệ
cao, đời sống vật chất, tinh thần ngày càng được nâng lên. Trong đó, luận văn đã
tiếp cận, làm rõ những nội dung sau:
1. Khái niệm nông thôn, xây dựng NTM, đặc điểm của NTM, yêu cầu xây
dựng NTM, các tiêu chí và nhân tố ảnh hưởng cũng như kinh nghiệm của một số
địa phương trong nước đã hoàn thành chương trình xây dựng NTM và kinh nghiệm
của một số nước trên thế giới về xây dựng NTM
2. Bức tranh tổng thể về quá trình triển khai, thực hiện các tiêu chí xây dựng
NTM ở huyện Đức Phổ đã được phân tích khái quát. Thực tế quá trình xây dựng
NTM ở huyện Đức Phổ đạt được những kết quả, đặc biệt trong các lĩnh vực quy
hoạch, hệ thống các tiêu chí về điện, bưu điện, nhà ở hay hệ thống chính trị ở cơ sở
và an ninh trật tự xã hội ở nông thôn. Bên cạnh những kết quả đạt được, xây dựng
NTM ở Đức Phổ còn nhiều tồn tại, khó khăn chủ yếu liên quan đến việc thực hiện
các tiêu chí về phát triển sản xuất, chuyển đổi ngành nghề, giảm nghèo, vấn đề thu
nhập của người dân. Đây cũng là thực trạng chung của quá trình xây dựng NTM
trên phạm vi cả nước, của tỉnh Quảng Ngãi nói chung và huyện Đức Phổ nói riêng.
Mà nguyên nhân xuất phát từ những yếu tố khách quan và chủ quan. Do hạn chế
trong việc tuyên truyền chủ trương xây dựng NTM, nguồn lực cho xây dựng
NTM nên chủ trương xây dựng NTM trong quá trình triển khai thực hiện còn có
nhiều khó khăn nhất định.
3. Căn cứ vào điều kiện thực tế của huyện Đức Phổ trong xây dựng NTM, các
nhóm giải pháp được đề xuất nhằm đẩy nhanh quá trình xây dựng NTM như đẩy
102
mạnh công tác tuyên truyền về xây dựng NTM, về nội dung, ý nghĩa, cách thức, vai
trò của người dân, huy động các nguồn lực đẩy mạnh chuyển đổi hình thức sản
xuất, kinh doanh; tăng cường đào tạo nghề, chú trọng bảo vệ môi trường
Quá trình xây dựng NTM ở nước ta được bắt đầu từ khá lâu. Tuy nhiên, đây là
lần đầu tiên chương trình MTQG về xây dựng NTM được đặt ra một cách toàn diện.
Để có thể xây dựng được NTM với mục tiêu không ngừng nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần của nhân dân đòi hỏi phải có những giải pháp tổng thể mang tính
chiến lược lâu dài; đồng thời, phải có sự chung tay nổ lực của các ngành, các cấp,
các chủ thể, đặc biệt là vai trò của người dân để chương trình đạt hiệu quả, có ý
nghĩa thực sự với cuộc sống của người dân nông thôn.
2. Kiến nghị
2.1. Đối với Trung ương:
Cần điều chỉnh một số cơ chế, chính sách được quy định trong nghị định
đang được triển khai: Nghị định 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 về quản lý và sử
dụng đất lúa; Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển
nông nghiệp, nông thôn; Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 17/12/2013 qui định
một số điều Luật HTX năm 2012.
Ban hành cơ chế chính sách hỗ trợ cho đội ngũ cán bộ làm công tác xây
dựng NTM các cấp đặc biệt cấp huyện, xã, thôn.
2.2. Đối với tỉnh Quảng Ngãi
Đề nghị UBND chỉ đạo các sở, ban, ngành chức năng sớm ban hành hướng
dẫn cụ thể về cơ chế, chính sách tạo nguồn vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới.
Các sở chuyên môn ban hành hướng dẫn về cơ chế dồn đổi, tích tụ ruộng đất; cơ
chế hỗ trợ và quản lý công trình xây dựng; các chương trình, dự án phát triển kinh
tế - xã hội sớm ban hành và hướng dẫn cụ thể... để huyện có cơ sở xây dựng kế
hoạch và tổ chức thực hiện hàng năm.
UBND tỉnh cần khẩn trương bố trí vốn còn thiếu trong quy hoạch, đề án ở
các xã (như chỉ đạo Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên - Môi trường và Nông nghiệp-
Phát triển nông thôn có hướng dẫn cụ thể về định mức quy hoạch “ 3 trong 1”,
103
trong đó, quy hoạch chi tiết phải có kinh phí khảo sát thực địa. Việc bố trị vốn
phải căn cứ vào dân số, diện tích không bố trí bình quân/xã, dẫn đến tình trạng xã
thừa, xã thiếu kinh phí).
Đề nghị các Sở, ngành của tỉnh ngoài hỗ trợ xi măng cần hỗ trợ cát, đá để
đầu tư xây dựng các công trình đường thôn, xóm, đường ra đồng thực hiện xây
dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016- 2020. Khi xây dựng kế hoạch
hàng năm, các sở, ngành của tỉnh cần gắn với công việc của ngành mình và có cơ
chế về kinh phí để thực hiện, hoàn thành tiêu chí theo lộ trình chung của tỉnh.
Đề nghị tỉnh cần đổi mới phương pháp tập huấn cho đội ngũ cán bộ các cấp
xây dựng NTM; cần lồng ghép việc học tập lý luận đi kèm với nghiên cứu thực tế
các mô hình trong và ngoài tỉnh.
2.3. Đối với huyện
Các Ban, ngành, đoàn thể của huyện chủ động xây dựng kế hoạch và hướng
dẫn các xã về tiêu chí liên quan của ngành mình, phối hợp với cơ quan thường
trực Ban chỉ đạo của huyện tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, vận động,
tập huấn về xây dựng nông thôn mới, thu hút nhiều hội viên, đoàn viên và nhân
dân tham gia góp công, góp sức, góp của cải... cùng với chính quyền địa phương
để hoàn thành kế hoạch đề ra.
Huyện cần bố trí nguồn vốn cho Ban chỉ đạo của huyện để tổ chức các đơn
vị đi nghiên cứu thực tế tại một số xã điểm quốc gia xây dựng NTM nhằm nâng
cao kiến thức lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành. Huyện cần tiếp tục bố trí kinh phí riêng
để hỗ trợ 01 xã điểm để đạt chuẩn nông thôn mới trong năm 2017 và một số xã
khó khăn trong việc xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, giao thông nông thôn,
giao thông nội đồng, cơ sở vật chất văn hóa, môi trường...
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tuấn Anh (2012), Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở một số nước trên thế
giới, Tạp chí Cộng sản, ngày 09/02/2012.
2. Ban Dân vận Trung ương (2012), Công tác dân vận với Chương trình xây dựng
nông thôn mới, NXB Lao động.
3. Bộ Nông nghiệp & PTNT (2012), Xây dựng nông mới, Nxb Văn hóa- Thông
tin, Hà Nội.
4. Trần Thị Minh Châu (2007), Về chính sách nông nghiệp ở nước ta hiện nay,
Nxb Chính trị quốc gia.
5. Chính phủ (2009), Quyết định số 491/QĐ-TTg về việc ban hành Bộ tiêu chí
quốc gia về nông thôn mới.
6. Chính phủ (2009), Quyết định số 342/QĐ-TTg về sửa đổi một số tiêu chí của Bộ
tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới.
7. Chính phủ (2010), Nghị định số 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục
vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
8. Chính phủ (2010), Quyết định số 800/QĐ-TTg về Chương trình mục tiêu Quốc
gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020;
9. Chính phủ (2016), Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 ban hành Bộ
tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020;
10. Chính phủ (2016), Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 ban hành Bộ
tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020;
11. Chính phủ (2016), Quyết định số 412016/QĐ-TTg ngày 10/10/2016 ban hành
qui chế quản lý, điều hành thực hiện các Chương trình MTQG xây dựng nông
thôn mới;
12. Tô Xuân Dân (2013), “ Xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam”: Tầm nhìn mới,
tổ chức quản lý mới, bước đi mới”, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy BCH Trung
ương khóa VII, Lưu hành nội bộ, Hà Nội.
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2015), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. Phạm Ngọc Dũng (2011), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn từ lý luận đến thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
17. Cù Ngọc Hưởng (2006), Lý luận và thực tiễn xây dựng nông thôn mới Xã hội
chủ nghĩa, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương.
18. Nguyễn Đình Long, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp
nông thôn, Hiện trạng nông thôn và thực hiện Nghị quyết 26 khóa X (Nông
nghiệp, nông dân, nông thôn).
19. Vũ Văn Phúc (2012), Xây dựng nông thôn mới- những vấn đề lý luận và thực
tiễn, Nxb Chính trị quốc gia. Đánh giá sâu sắc về thực tiễn xây dựng nông thôn
mới ở Việt Nam, kinh nghiệp quốc tế về xây dựng nông thôn mới.
20. UBND huyện Đức Phổ (2015), Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ
huyện Đức Phổ khóa XIX trình đại hội XX, nhiệm kỳ 2015 – 2020.
21. UBND huyện Đức Phổ (2015), Báo cáo tổng kết 05 năm thực hiện chương trình
mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
22. UBND huyện Đức Phổ (2015), Báo cáo thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã
hội 2015. Phương hướng, mục tiêu nhiệm vụ 2016- 2020 của huyện Đức Phổ.
23. Văn kiện Đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XIX, nhiệm kỳ
2015 – 2020.
24. Trường Chính trị Hà Tĩnh ( 2013), Tài liệu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xây dựng
nông thôn mới.
25. Chu Hữu Qúy,( 2009) “ Phát triển toàn diện KT-XH nông thôn, nông nghiệp
Việt Nam”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
26. Nguyễn Thị Tố Quyên, (2012) “ Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong mô
hình tăng trưởng kinh tế mới giai đoạn 2011- 2020”, Nxb Chính trị quốc gia-
Sự thật.
27. Phạm Xuân Nam,(1997) “ Phát triển nông thôn”, Nxb Hà Nội.
28. Lê Quốc Lý, (2012) “ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn-
vấn đề và giải pháp”, Nxb Chính trị quốc gia- Sự thật.
29. Đoàn Phạm Hà Trang, (2013) “ Xây dựng NTM: Vấn đề quy hoạch và huy động
các nguồn tài chính”, Tạp chí Cộng sản.
30. Luận văn cao học(2016) về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Phú
Ninh, tỉnh Quảng Nam của tác giả Huỳnh Trung Nam;
31. Luận văn cao học(2016) về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng
Bình của tác giả Nguyễn Minh Vũ.
PHỤ LỤC
Phụ lục 01
Bảng: Tổng hợp các chỉ tiêu phát triển KT-XH năm 2016
Nội dung Đơn vị tính
Kế hoạch
năm báo
cáo
Thực hiện
cùng kỳ
năm trước
Thực
hiện kỳ báo
cáo
% so sánh
So với kế
hoạch năm
So với cùng kỳ
năm trước
I. TỔNG GIÁ TRỊ SẢN XUẤT
1. Tổng giá trị sản xuất theo giá hiện hành Triệu đồng 7,780.1 9,121.3 117.24
1.1. Nông, lâm nghiệp và thủy sản " 3,192.2 3,309.6 103.68
Nông nghiệp " 918.5 1,032.5 112.41
Trong đó: Trồng trọt " 560.1 766.3 136.81
Chăn nuôi " 250.3 266.2 106.35
Lâm nghiệp " 68.4 49.5 72.37
Thủy sản " 2,205.3 2,227.6 101.01
1.2. Công nghiệp - xây dựng " 3,268.9 4,386.5 134.19
Công nghiệp " 2,119.0 2,545.3 120.12
Xây dựng " 1,149.9 1,841.0 160.10
1.3. Dịch vụ " 1,319.0 1,425.2 108.05
2. Tổng giá trị sản xuất theo giá so sánh 2010 Triệu đồng 6,577.9 7,769.5 118.12
2.1. Nông, lâm nghiệp và thủy sản " 2,369.3 2,374.7 100.23
Nội dung Đơn vị tính
Kế hoạch
năm báo
cáo
Thực hiện
cùng kỳ
năm trước
Thực
hiện kỳ báo
cáo
% so sánh
So với kế
hoạch năm
So với cùng kỳ
năm trước
Nông nghiệp " 709.7 712.4 100.38
Trong đó: Trồng trọt " 444.8 520.2 116.95
Chăn nuôi " 180.7 192.2 106.36
Lâm nghiệp " 48.8 35.3 72.34
Thủy sản " 1,610.8 1,627.0 101.01
2.2. Công nghiệp - xây dựng " 3,250.3 4,361.5 134.19
Công nghiệp " 2,100.4 2,523.0 120.12
Xây dựng " 1,149.4 1,838.5 159.95
2.3. Dịch vụ " 956.3 1,033.3 108.05
II. NÔNG, LÂM NGHIỆP VÀ THUỶ SẢN
1. Nông nghiệp
1.1. Sản lượng lương thực có hạt Tấn 58,694 60,506 103.09
Trong đó: Thóc Tấn 57,252 58,770 102.65
1.2. Một số cây trồng hàng năm chủ yếu
* Lúa
Diện tích Ha 10,320 10,221 99.04
Nội dung Đơn vị tính
Kế hoạch
năm báo
cáo
Thực hiện
cùng kỳ
năm trước
Thực
hiện kỳ báo
cáo
% so sánh
So với kế
hoạch năm
So với cùng kỳ
năm trước
Năng suất Tạ/Ha 55.50 57.5 103.60
Sản lượng Tấn 57,252.0 58,770 102.65
* Ngô
Diện tích Ha 287.0 327.0 113.94
Năng suất Tạ/Ha 50.2 53.1 105.78
Sản lượng Tấn 1,442.0 1,736.0 120.39
* Rau các loại
Diện tích Ha 724.0 677.0 93.51
Năng suất Tạ/Ha 184.1 185.1 100.54
Sản lượng Tấn 13,330 12,540 94.07
* Đậu các loại
Diện tích Ha 27.0 25.0 92.59
Năng suất Tạ/Ha 12.0 12.6 105.00
Sản lượng Tấn 33.0 32.0 96.97
* Sắn
Diện tích Ha 1,350.0 1,300.0 96.30
Nội dung Đơn vị tính
Kế hoạch
năm báo
cáo
Thực hiện
cùng kỳ
năm trước
Thực
hiện kỳ báo
cáo
% so sánh
So với kế
hoạch năm
So với cùng kỳ
năm trước
Năng suất Tạ/Ha 182.0 170.0 93.41
Sản lượng Tấn 24,570.0 22,100 89.95
* Lạc
Diện tích Ha 395.0 370.0 93.67
Năng suất Tạ/Ha 17.10 17.7 103.51
Sản lượng Tấn 675.0 656.0 97.19
* Mía
Diện tích Ha 832.00 627.0 75.36
Năng suất Tạ/Ha 550 480.0 87.27
Sản lượng Tấn 45,760.0 30,096 65.77
2. Lâm nghiệp
2.1. Diện tích rừng trồng tập trung Ha 750 600.0 80.00
Trong đó: Rừng sản xuất Ha 600 600.0
Rừng phòng hộ Ha
2.2. Diện tích rừng được khoanh nuôi tái sinh Ha 1,320.0 900 68.18
Trong đó: Rừng sản xuất (Bảo vệ rừng) Ha 1,320.0 900 68.18
Nội dung Đơn vị tính
Kế hoạch
năm báo
cáo
Thực hiện
cùng kỳ
năm trước
Thực
hiện kỳ báo
cáo
% so sánh
So với kế
hoạch năm
So với cùng kỳ
năm trước
Rừng phòng hộ (Bảo vệ rừng) Ha
2.3. Sản lượng gỗ khai thác m3 45,000 36,800 81.78
Trong đó: Gỗ rừng trồng m3 45,000 36,800 81.78
3. Thủy sản
3.1. Sản lượng khai thác Tấn 63,372.0 65,065 102.67
Trong đó: Khai thác hải sản Tấn 59,870 61,530
3.2. Diện tích nuôi trồng Ha 656.0 658 100.30
Trong đó: Tôm nuôi Ha 290.0 310 106.90
3.3. Sản lượng nuôi trồng Tấn 3,502.0 3,535 100.94
Trong đó: Tôm nuôi Tấn 2,580 2,510.0 97.29
III. CÔNG NGHIỆP - XÂY DỰNG
* Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu
- Thủy sản chế biến Tấn 14,000 103.57
- Đường RS Tấn 24,260 76.51
- Bia Ngàn lít
- Quần áo may sẵn Ngàn cái 16,000 105.00
Nội dung Đơn vị tính
Kế hoạch
năm báo
cáo
Thực hiện
cùng kỳ
năm trước
Thực
hiện kỳ báo
cáo
% so sánh
So với kế
hoạch năm
So với cùng kỳ
năm trước
- Giấy bìa các loại Tấn
- Gạch xây Ngàn viên 21,000 166.12
- Gạch lát Ngàn m2
- Phân bón Tấn
- Bánh kẹo các loại Tấn 1.60 1.65 103.13
- Nước ngọt Ngàn lít
- Nước khoáng và nước tinh khiết Ngàn lít 7,100 7,500.0 105.63
- Đá khai thác Ngàn m3 34,000 34,000 100.00
- Nước mắm Ngàn lít 4,100 4,200.0 102.44
- Rượu trắng Ngàn lít 63 64 100.95
- Gỗ xẻ Ngàn m3 0.905 0.246 27.23
- Nước máy Ngàn m3 370 412.0 111.35
IV. THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ Triệu đồng 5,234 7,287 139.22
V. GIAO THÔNG VẬN TẢI
1.Sản lượng vận tải
Nội dung Đơn vị tính
Kế hoạch
năm báo
cáo
Thực hiện
cùng kỳ
năm trước
Thực
hiện kỳ báo
cáo
% so sánh
So với kế
hoạch năm
So với cùng kỳ
năm trước
1.1. Vận tải hàng hóa
- Vận chuyển 1000Tấn 8.3 14.7 176.51
- Luân chuyển 1000Tấn.KM 787.4 1,567.5 199.07
1.2. Vận tải hành khách
- Vận chuyển 1000HK 42.100 43.650 103.68
- Luân chuyển 1000HK.KM 18.269 18.944 103.69
2. Doanh thu vận tải Triệu đồng 5,820 5,936.0 101.99
VI. TÀI CHÍNH - TÍN DỤNG
1. Tổng thu ngân sách trên địa bàn Triệu đồng 89.2 124.2 139.20
Trong đó: Thu thuế "
2. Tổng chi ngân sách " 337.0 503.1 149.29
Trong đó: + Chi đầu tư phát triển " 76
+ Chi thường xuyên " 427
VII. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN Triệu đồng 2,860 2,950 103.15
1. Vốn ngân sách nhà nước cấp huyện " 86.0 76 88.93
2. Vốn ngân sách nhà nước cấp xã "
Nội dung Đơn vị tính
Kế hoạch
năm báo
cáo
Thực hiện
cùng kỳ
năm trước
Thực
hiện kỳ báo
cáo
% so sánh
So với kế
hoạch năm
So với cùng kỳ
năm trước
VIII. VĂN HÓA - XÃ HỘI
1. Dân số trung bình Người 147,700 147,900 100.14
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ‰ 1.00 0.84 -0.16
Mức giảm tỷ lệ sinh ‰ 1.00 0.20 -0.80
2. Giáo dục
Số học sinh mầm non .... Học sinh 4,038 3,957.0
Số học sinh phổ thông ..... "
- Tiểu học " 10,227 99.34
- Trung học cơ sở " 7,755 7,777.0 100.28
- Trung học phổ thông " 4,023 3,427.0 85.19
Tổng số trường học Trường
- Mầm non " 15 15 100.00
- Tiểu học " 20 21 105.00
- Trung học cơ sở " 15 15 100.00
- Trung học phổ thông Trường 3 3 100.00
Số trường đạt chuẩn quốc gia "
Nội dung Đơn vị tính
Kế hoạch
năm báo
cáo
Thực hiện
cùng kỳ
năm trước
Thực
hiện kỳ báo
cáo
% so sánh
So với kế
hoạch năm
So với cùng kỳ
năm trước
- Mầm non " 5 9 180.00
- Tiểu học " 20 20 100.00
- Trung học cơ sở " 15 15 100.00
- Trung học phổ thông " 1 1 100.00
Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia %
- Mầm non % 33.30 60.00 26.7
- Tiểu học % 95.2 95.2 0.0
- Trung học cơ sở % 100.00 100.00 0.0
- Trung học phổ thông % 33.30 33.30 0.0
3. Y tế
Số giường bệnh Giường 210 260.0 123.8
Số bác sĩ Bác sĩ 58 63.0 108.6
Số giường bệnh/10.000 dân Giường 14.2 17.60 123.9
Số bác sĩ/10.000 dân Bác sĩ 3.96 4.20 106.0
Tỷ lệ trạm y tế có bác sĩ % 100.0 100.0
Số lượt người được khám và điều trị bệnh Người 239,801 301,054 225.5
Nội dung Đơn vị tính
Kế hoạch
năm báo
cáo
Thực hiện
cùng kỳ
năm trước
Thực
hiện kỳ báo
cáo
% so sánh
So với kế
hoạch năm
So với cùng kỳ
năm trước
Trong đó: + Điều trị nội trú " 12,388 15,762 127.2
+ Điều trị ngoại trú " 62,933 120,292 191.0
Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi % 10.0 8.0 -2.0
4. Tỷ lệ hộ nghèo % 7.60 4.0 -3.6
Số hộ nghèo giảm trong kỳ Hộ 1,250 1,396.0 111.7
(Nguồn: Văn phòng HĐND và UBND huyện Đức Phổ)
Phụ lục 02
Bảng: Kết quả huy động nguồn lực thực hiện chương trình từ 2012- 2016.
TT Nội dung đầu tư ĐVT
Lũy kế thực hiện đến 31/12/2016
Khối
lượng
Thành tiền
Tổng số
Vốn đầu tư trực tiếp Lồng
ghép
Tín
dụng
Doanh
nghiệp
Dân
góp
Nguồn
khác Tổng số NSTW NSĐP
1 QUY HOẠCH NTM Km - 3,601 3,601 1,497 2,104 - - - - -
1.1 Quy hoạch 3,601 3,601 1,497 2,104
2 GIAO THÔNG
137,14
9
118,92
9
5,582 113,347 - 1,650 - 7,316 9,254
2.1 Đường xã 44,459 44,459 5,582 38,877
2.2 Đường thôn 73,455 73,455 73,455
2.3 Ngõ xóm km 7,316 - 7,316
2.4 Đường nội đồng 1,015 1,015 1,015
3 THỦY LỢI 12,608 9,142 3,700 5,442 2,900 - - 566 -
3.1 KCH kênh mương 11,208 9,142 3,700 5,442 1,500 566
3.2 Đập bê tong 1,400 - 1,400
4 ĐIỆN 1,194 877 - 877 - - - 317 -
4.1 Điện 988 877 877 111
TT Nội dung đầu tư ĐVT
Lũy kế thực hiện đến 31/12/2016
Khối
lượng
Thành tiền
Tổng số
Vốn đầu tư trực tiếp Lồng
ghép
Tín
dụng
Doanh
nghiệp
Dân
góp
Nguồn
khác Tổng số NSTW NSĐP
4.2 Điện chiếu sáng công cộng 206 - 206
5 TRƯỜNG HỌC 12,220 9,400 - 9,400 2,330 - 460 30 -
5.1 Trường Mầm non 9,080 6,400 6,400 2,330 320 30
5.2 Trường Tiểu học 3,090 3,000 3,000 90
5.3 Trường THCS 50 - 50
6 CSVC VĂN HÓA 20,144 13,337 - 13,337 - - - 6,132 675
6.1 Cơ sở VCVH 914 914 914
6.2 Nhà văn hóa xã 3,492 2,817 2,817 675
6.3 Khu thể thao xã - -
6.4 Nhà văn hóa thôn 9,388 4,906 4,906 4,482
6.5 Khu thể thao thôn - -
6.6 Hội trường UBND xã 4,700 4,700 4,700
6.7 Nhà SH khu dân cư 1,650 - 1,650
7 CHỢ 2,961 961 961 2,000
7.1 Nâng cấp chợ
TT Nội dung đầu tư ĐVT
Lũy kế thực hiện đến 31/12/2016
Khối
lượng
Thành tiền
Tổng số
Vốn đầu tư trực tiếp Lồng
ghép
Tín
dụng
Doanh
nghiệp
Dân
góp
Nguồn
khác Tổng số NSTW NSĐP
8 Y TẾ 22,477 16,829
10,14
5 6,684 4,848 - - - 800
8.1 Y tế 3,330 - 3,330
8.2 Trạm y tế
phòn
g 11 19,147 16,829
10,14
5 6,684 1,518 800
8.3 Khác - -
9 MÔI TRƯỜNG 3,388 979 - 979 1,131 - 800 261 217
9.1 HT xử lý chất thải 217 - 217
9.2 HT Nước sinh hoạt 1,242 - 1,131 111
9.3 Hệ thống thoát nước - -
9.4 Nghĩa trang 1,929 979 979 800 150
10 NHÀ Ở DÂN CƯ 3,377 1,130 416 714 - - 900 - 1,347
10.1 Nhà ở dân cư nhà 116 2,857 610 610 900 1,347
10.2
Xây dựng nhà ở cho người có
công
520 520
416 104
TT Nội dung đầu tư ĐVT
Lũy kế thực hiện đến 31/12/2016
Khối
lượng
Thành tiền
Tổng số
Vốn đầu tư trực tiếp Lồng
ghép
Tín
dụng
Doanh
nghiệp
Dân
góp
Nguồn
khác Tổng số NSTW NSĐP
11 PHÁT TRIỂN SX 3,035 1,131 471 660 - 1,500 - 404 -
11.2 Phát triển SX 545 141 141 404
11.2 Trồng trọt( HT giống, tập huấn) 640 140 140 500
11.3 Máy làm đất phục vụ SX 130 130 130
11.4 Lâm nghiệp(HT giống, tập huấn) 570 70 70 500
11.5 Chăn nuôi Bò sinh sản 200 200 200
11.6
Ngành nghề NN(ĐT vốn, tập
huấn)
620 120
120 500
11.7 Mua máy gặt máy - -
11.8 Khác 330 330 330
12 XĐ GIẢM NGHÈO 11,000 - 11,000
13 GQ VIỆC LÀM 11,000 - 11,000
14 PT HÌNH THỨC SX 181 176 - 176 - - - - 5
14.2
Dồn điền, đổi thửa, chỉnh trang
đồng ruộng
181 176 176 5
TT Nội dung đầu tư ĐVT
Lũy kế thực hiện đến 31/12/2016
Khối
lượng
Thành tiền
Tổng số
Vốn đầu tư trực tiếp Lồng
ghép
Tín
dụng
Doanh
nghiệp
Dân
góp
Nguồn
khác Tổng số NSTW NSĐP
15 TUYÊN TRUYỀN 140 140 32 108 - - - - -
15.1 tuyên truyền buổi 49 100 100 32 68
15.2 Về công tác XD NTM 40 40 40
16 ĐÀO TẠO TẬP HUẤN 462 462 5 457 - - - - -
16.1 Đào tạo, tập huấn 412 412 5 407
16.2 Đào tạo tập huấn cán bộ 50 50 50
17 KHÁC 11,451 7,991 2,513 5,478 400 - 60 21 2,979
17.1 Kè Đồng muối km 1 2,430 2,409 2,409 21
17.2 Trụ sở UBND xã 6,919 5,582 2,513 3,069 400 937
17.3 Xây dựng nhà cho hộ nghèo 60 - 60
17.4 XD các khu dân cư 2,042 - 2,042
Tổng cộng
256,38
6
185,08
4
24,36
0
160,724 13,609 25,150 2,220 15,047 15,277
Phụ lục 03
PHIẾU ĐIỀU TRA
Phiếu số
Người thực hiện.............................................................................................................
Địa chỉ ...........................................................................................................................
Ngày điều tra .................................................................................................................
Ông/bà vui long cho biết ý kiến bằng cách đánh dấu X vào các ô trống.
Họ và tên: ......................................................................................................................
Giới tính ........................................................................................................................
Địa chỉ: .........................................................................................................................
Tuổi: ..............................................................................................................................
Trình độ học vấn:
[ ] cấp 1 [ ] cấp 2 [ ] cấp 3
[ ] trung cấp
[ ] Cao đẳng, đại học
Nghề nghiệp: .................................................................................................................
[ ] Trồng trọt [ ] Chăn nuôi
[ ] Thủy sản [ ] Tiểu thủ công nghiệp
[ ] Khác
Ông/bà sẳn sàng đóng góp nguồn lực để xây dựng nông thôn mới ?
[ ] Sẳn sàng
[ ] Còn tùy
[ ] Không muốn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_xay_dung_nong_thon_moi_tai_huye.pdf