Chương trình MTQG về xây dựng NTM là một nhiệm vụ quan trọng
trong quá trình công nhiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay, xây dựng
NTM cũng là cơ sở quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ
vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh quốc phòng. Xây dựng nông thôn
mới không chỉ là công việc của chính quyền các cấp mà là nhiệm vụ của toàn
dân, cần huy động nhân lực, vật lực của toàn xã hội để chung tay xây dựng.
Nội dung của luận văn trên cơ sở quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách
pháp luật của Nhà nước và thực trạng xây dựng nông thôn mới của huyện Cư
Jút, luận văn đã chỉ ra được những vấn đề còn tồn tại trong phát xây dựng
nông thôn mới ở huyện Cư Jút và đưa ra các giải pháp cụ thể để xây dựng
nông thôn mới ở huyện Cư Jút trong thời gian tiếp theo được tốt hơn. Bên
cạnh đó, nội dung của luận văn đã làm rõ được một số kết quả như sau:
Thứ nhất, luận văn đã xác định được xây dựng nông thôn mới là một
chủ trương lớn của Đảng và nhà nước ta và chủ trương này có đầy đủ cơ sở lý
luận cũng như cơ sở thực tiễn để việc tiến hành thực hiện đạt kết quả cao trên
phạm vi huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông nói riêng và cả nước nói chung
Thứ hai, luận văn cũng xác định xây dựng nông thôn mới là công việc
lâu dài, đòi hỏi sự chung tay vào cuộc của toàn thể xã hội và đóng vai trò
quan trọng chính là người nông dân nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Thứ ba, luận văn đã cho thấy thực trạng về xây dựng nông thôn mới ở
huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông trong thời gian qua đã đạt được những kết quả
nhất định. Song vẫn còn nhiều tồn tại hạn chế như công tác quy hoạch nông
thôn còn yếu, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư xây dựng nhưng
còn thiếu và chưa đồng bộ, năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ công chức
làm việc ở nông thôn vẫn còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân của vấn đề này114
được xác định là do sự vào cuộc của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa
phương chưa quyết liệt, nhận thức về vai trò xây dựng nông thôn mới chưa
đầy đủ, công tác quản lý huy động nguồn vốn phát triển nông thôn còn chưa
được thực hiện tốt.
139 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 582 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó hệ thống lý luận soi đường. Quan điểm của Đảng ta về xây dựng nông
thôn mới là sự vận dụng sáng tạo lý luận của Chủ nghĩa Mac-Lê Nin vào thực
tiễn của nước ta trong giai đoạn hiện nay, hướng tới thực hiện mục tiêu cách
mạng xã hội chủ nghĩa, từng bước xóa bỏ sự khác biệt giữa thành thị và nông
thôn, giữa lao động chân tay và lao động trí óc để đi đến kết quả cuối cùng là
giai cấp công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức sẽ trở thành những người lao
động của xã hội cộng sản chủ nghĩa.
96
3.1.2. Quan điểm xây dựng nông thôn mới của huyện Cư Jút
- Thứ nhất, xây dựng nông thôn mới phải gắn với tăng cường sự lãnh
đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, huy động cả hệ thống chính trị cùng
thực hiện. Trước hết cấn tập trung sự lãnh đạo của các cấp ủy, chính quyền từ
huyện đến cơ sở, sự phối hợp giữa các ngành của cả hệ thống chính trị là nhân
tố quyết định sự thành công trong thực hiện Chương trình MTQG xây dựng
NTM ở huyện Cư Jút . Nêu cao vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, các
tổ chức chính trị - xã hội – nghề nghiệp và phát huy ai trò chủ thể của nhân
dân, góp phần thống nhất nhận thức; huy động sự đóng góp về nhân lực, tài
lực, vật lực vào xây dựng NTM. Xây dựng và triển khai các kế hoạch phát
triển nông thôn mới phải cụ thể, chi tiết, phân công rõ trách nhiệm của tập thẻ,
cá nhân trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện, cũng như kiểm
tra, giám sát thực hiện.
Cấp ủy đảng các cấp cần thường xuyên quán triệt và tổ chức triển khai
thực hiện tốt đường lối quản lý xây dựng nông thôn mới được xác định trong
các văn kiện của Đảng cho phù hợp với đặc điểm của từng địa phương, vùng
miền. Chính quyền các cấp từ huyện đến xã cần có trách nhiệm thực tốt các
chương trình, đề án phát triển nông thôn mà Ban Thường vụ Huyện ủy đã đề
ra đó là: Chương trình đào tạo nghề, việc làm và giảm nghèo giai đoạn 2016 –
2020; Chương trình phát triển nông nghiệp hàng hóa hiệu quả cao huyện Cư
Jút giai đoạn 2016 – 2020; Chương trình phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội và
quản lý đô thị Cư Jút từ năm 2015 đến năm 2020; đặc biệt, cần phải gắn xây
dựng nông thôn mới với Đề án thành lập thị xã Cư Jút trong thời gian sớm
nhất và hướng tới xây dựng huyện Cư Jút đạt tiêu chí đô thị loại III vào năm
2020. Ngoài ra, các ban, ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở cần làm tốt công
tác tuyên truyền vận động, hướng dẫn, vận động đoàn viên, hội viên tích cực
tham gia xây dựng nông thôn mới.
97
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nghiên cứu, quán triệt các chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về nông nghiệp,
nông dân, nông thôn để mỗi cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân xác
định được vai trò của mình trong xây dựng nông thôn mới.
Thứ hai, xây dựng nông thôn mới phải gắn liền với quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Công nghiệp hóa, hiện đại
hóa (CNH, HĐH) nông nhiệp, nông thôn là quá trình xây dựng cơ sở vật chất,
kĩ thuật và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo định
hướng sản xuất hàng hóa lớn, hiện đại, gắn nông nghiệp với công nghiệp và
dịch vụ, cho phép phát huy có hiệu quả mọi nguồn lực và lợi thế của nền nông
nghiệp, mở rộng giao lưu trong nước và quốc tế nhằm nâng cao năng suất lao
động xã hội trong nông nghiệp và nông thôn. Điều này được thể hiện rất rõ
trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng “Phải luôn coi
trọng đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn hướng tới xây dựng một
nền nông nghiệp hàng hóa lớn, đa dạng, phát triển nhanh và bền vững, có
năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao, tạo điều kiện để từng bước
hình thành nền nông nghiệp sạch” [4; tr 5].
- Thứ ba, xây dựng nông thôn mới phải lấy phát huy nội lực làm trọng
tâm. Nội lực là sức mạnh, ý chí, sự cương quyết, tính tự chủ, sức chịu đựng và
lòng kiên trì mà mỗi con người, mỗi cộng đồng có được để xây dựng cuộc
sống của mình và cống hiến cho xã hội thành công [5; tr 24]. Nội lực xây
dựng NTM nằm trong sức dân, trong sự đoàn kết, nhất trí, trong sự đồng lòng,
chung sức phát huy tiềm lực, thế mạnh của mỗi địa phương. Vì vậy, nội lực
cộng đồng thể hiện ở trí tuệ, tâm huyết cũng như công sức, tiền của do mỗi
người dân và cả cộng đồng tự bỏ ra để góp sức cùng Nhà nước xây dựng các
công trình phát triển NTM. Trong xây dựng NTM, nội lực được thể hiện cụ
thể ở sự đóng góp, xây dựng các công trình công cộng của làng, xã như
98
đường giao thông, trường học, nhà văn hóa, khu thể thao, trạm y tế, chợ, kiên
cố hóa kênh mương, và việc mỗi gia đình, cộng đồng chung sức xóa nhà
tạm, xây dựng nhà đạt chuẩn; chỉnh trang nơi ở của chính gia đình mình (xây
dựng, nâng cấp nhà ở, nhà bếp; xây dựng công trình vệ sinh; cải tạo, bố trí lại
các công trình phục vụ khu chăn nuôi hợp vệ sinh). Nội lực còn thể hiện bằng
hoạt động tích cực sản xuất, đầu tư cho sản xuất ngoài đồng ruộng, cơ sở sản
xuất tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, cải tạo lại vườn, ao., để tạo ra thu nhập
cao, phát triển kinh tế gia đình; tự giác góp công, đóng góp kinh phí, hiến đất
để làm đường giao thông, kênh mương nội đồng, vệ sinh công cộng
3.1.3. Mục tiêu xây dựng nông thôn mới của huyện Cư Jút
- Mục tiêu tổng quát: Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh
tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản
xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn
phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; an ninh trật tự được giữ vững;
đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao theo
định hướng XHCN. Bên cạnh đó, tập trung nâng cấp, chỉnh trang, xây dựng
cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất hàng hóa và cải thiện đời sống, nâng
cao thu nhập và chất lượng sống của dân cư nông thôn.
- Mục tiêu cụ thể: Tập trung huy động mọi nguồn lực để thực hiện
những tiêu chí còn thiếu là: Cơ sở vật chất văn hóa, trường học đạt chuẩn,
đường giao thông nội đồng, vệ sinh môi trường... đây là những tiêu chí cần
nhiều kinh phí đầu tư. Phấn đấu 100% trường mầm non đạt chuẩn cơ sở vật
chất vào năm 2018; 100% trường phổ thông đạt chuẩn quốc gia vào năm
2019; 100% xã, thị trấn đạt và giữ vững chuẩn quốc gia về y tế xã; 100% hộ
dân nông thôn được sử dụng nước sạch và nước hợp vệ sinh vào năm 2015.
Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2017 đạt 2.500 USD trở lên. Giá trị
sản xuất Nông-Lâm-Ngư nghiệp (giá cố định) đến năm 2017 đạt 380 tỷ đồng
99
trở lên; đến năm 2020 đạt 500 tỷ đồng trở lên. Tốc độ tăng bình quân đến năm
2020 đạt từ 3% trở lên/năm. Mỗi xã đạt thêm từ 2 đến 3 tiêu chí/năm, mỗi
năm có thêm khoảng 1 đến 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới; đến năm 2018,
phấn đấu có 4 xã đạt chuẩn NTM, bằng 71-75% tổng số xã trong huyện. Phấn
đấu đến năm 2020, có 07/07 xã chuẩn nông thôn mới, đạt 100%. Do đó,
huyện Cư Jút được công nhận là huyện nông thôn mới.
3.2. Một số giải pháp chủ yếu quản lý nhà nước về xây dựng nông
thôn mới tại huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông
3.2.1. Về công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành chương trình
- Tiếp tục củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện chương trình
MTQG xây dựng nông thôn mới cấp huyện nhằm nâng cao năng lực chỉ đạo,
điều hành Chương trình cho phù hợp với yêu cầu của từng thời kỳ. Trong đó,
Trưởng Ban Chỉ đạo là đồng chí Chủ tịch UBND cấp huyện; thành phần Ban
chỉ đạo thực hiện chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới cấp huyện
bao gồm thủ trưởng các phòng, ban, đơn vị chuyên môn thuộc UBND huyện,
mời các ngành, đơn vị liên quan làm thành viên, phòng Nông nghiệp và
PTNT huyện là cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo. Nhiệm vụ Ban chỉ đạo
huyện là chỉ đạo việc lập kế hoạch xây dựng nông thôn mới của huyện hàng
năm và cho giai đoạn 2016 - 2020 và đến 2025; hướng dẫn, chỉ đạo, giúp đỡ
các xã tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng nông thôn mới ở xã. Hàng kỳ kế
hoạch lồng ghép chương trình mục tiêu, huy động và cân đối nguồn lực, có
chính sách cho xã có kế hoạch xây dựng nông thôn mới để xã thực hiện.
- Tiếp tục kiện toàn Ban quản lý Chương trình nông thôn mới cấp xã;
Ban quản lý Chương trình nông thôn mới (gọi tắt là Ban Quản lý xã) do Chủ
tịch UBND xã làm Trưởng ban, thành viên là các đồng chí uỷ viên uỷ ban phụ
trách các lĩnh vực: Nông nghiệp, kinh tế, giao thông công chính; đại diện các
tổ chức: Mặt trận, hội nông dân, hội phụ nữ, đoàn Thanh niên, hội cựu chiến
100
binh. Thành lập Ban giám sát cộng đồng gồm đại diện của Hội đồng nhân
dân, Mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội và đại diện của cộng đồng
dân cư hưởng lợi công trình do dân bầu thực hiện giám sát các công trình cơ
sở hạ tầng theo quy định hiện hành về giám sát đầu tư của cộng đồng. Thành
lập thêm Ban chỉ đạo Xây dựng NTM cấp xã do đồng chí Bí thư Đảng ủy xã
làm trưởng ban để phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị cơ sở.
- Cấp thôn, bản: Mỗi thôn, bản thành lập một Ban phát triển thôn làm
nòng cốt trong quá trình thực hiện nội dung xây dựng nông thôn mới trên địa
bàn. Nhiệm vụ là động viên, khuyến khích nhân dân tham gia xây dựng, thực
hiện, giám sát các quá trình xây dựng các nội dung về nông thôn mới ở xóm,
bản.
3.3.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn
- Tiếp tục tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về
Chương trình, tiến độ thực hiện Chương trình tại địa phương mình. Ban hành
kế hoạch thông tin và truyền thông về Chương trình MTQG xây dựng NTM.
Trong đó xác định rõ mục tiêu, định hướng, nội dung và giải pháp thực hiện
nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền để các cấp ủy, chính quyền và các tầng
lớp nhân dân nhận thức đúng về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nước về xây dựng nông thôn mới. Trọng tâm là giới thiệu những
cách làm sáng tạo, những mô hình tốt ở các địa phương để các nơi khác vận
dụng làm theo nhằm động viên, khích lệ phong trào xây dựng NTM.
- UBND và BCĐ, BQL xây dựng NTM các xã, Ban phát triển các thôn
tổ chức tuyên truyền các cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây
dựng nông thôn mới trên hệ thống đài phát thanh của xã, các buổi sinh hoạt
của cộng đồng dân cư, sinh hoạt đoàn thể để nhân dân nhận thức đúng những
chủ chương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phong trào xây dựng nông
thôn mới để tổ chức thực hiện tại cơ sở mình. Tăng cường công tác vận động
101
người dân chung tay góp sức dưới mọi hình thức trên cơ sở đóng góp tự
nguyện của người dân nhằm tăng thêm nguồn lực trong công tác xây dựng
nông thôn mới.
- Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện và Hội đồng Thi đua - Khen thưởng
huyện tăng cường việc kiểm tra, hướng dẫn các xã xây dựng kế hoạch thực
hiện các cuộc vận động thi đua xây dựng NTM; Tăng cường việc gắn kết các
hoạt động về xây dựng nông thôn mới với việc bình xét thi đua, khen thưởng
hàng năm nhằm tạo ra phong trào sâu rộng trong cả nước về xây dựng nông
thôn mới; Xây dựng kế hoạch và tổ chức các cuộc thi văn nghệ, thể thao với
chủ đề nông thôn mới để khích lệ, thúc đẩy phong trào xây dựng nông thôn
mới.
- BCĐ huyện tiếp tục phối hợp với Ban chỉ đạo tỉnh và Chi cục PTNT
tỉnh tổ chức các lớp tập huấn theo kế hoạch đảm bảo đúng thời gian và chất
lượng. Bên cạnh đó, các xã phải xây dựng kế hoạch đào tạo, tập huấn phù hợp
cho các thành viên các Ban và cán bộ phụ trách.
3.3.3. Về lập quy hoạch
Lập quy hoạch xây dựng NTM là một trong những nội dung đặc biệt
quan trọng trong quá trình xây dựng NTM ở các địa phương trong cả nước
nói chung và ở huyện Cư Jút nói riêng. Do đó, cần có sự nghiên cứu, đầu tư
kỹ lưỡng để có thể đưa ra những giải pháp lập quy hoạch, đề án mang tính
khả thi cao, có chất lượng đáp ứng được xu thế phát triển chung của cả huyện:
- Trước hết về lập quy hoạch không gian toàn xã: đây là yêu cầu đầu
tiên trong phát triển quy hoạch chung của cả huyện. Bởi công tác quy hoạch
tại huyện Cư Jút giai đoạn vừa qua còn nảy sinh nhiều bất cập do quy hoạch
xây dựng NTM mới phải gắn với quy hoạch vũng lõi đô thị và vùng ngoại thị,
chính vì vậy quy hoạch xây dựng NTM phải căn cứ trên quy hoạch chung của
đô thị Cư Jút .
102
+ Quy hoạch tổng thể không gian của một xã cần nghiên cứu các
phương án, cơ cấu tổ chức không gian và lựa chọn giải pháp phù hợp với điều
kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội và hiện trạng của xã. Chính vì vậy quy
hoạch tổng thể không gian toàn xã sẽ bao gồm quy hoạch về sản xuất, quy
hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng.
+ Quy hoạch và tổ chức hệ thống khu dân cư mới trên cơ sở cải tạo các
thôn, xóm cũ dựa trên cơ sở xác định quy mô dân số, chỉ tiêu đất cho từng hộ,
quy mô sử dụng đất và nhu cầu của thôn xóm trên cơ sở khu dân cư cũ.
+ Quy hoạch và tổ chức hệ thống công trình công cộng và bảo tồn các
công trình văn hóa lịch sử, xác định vị trí quy mô, định hướng kiến trúc các
công trình công cộng cấp xã, các khu vực có tính đặc thù khác...
+ Quy hoạch và tổ chức hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật trong
xã kết nối các thôn, xóm với trung tâm xã, các khu vực sản xuất và các vùng
liên xã trong đó bao gồm cả hạ tầng phục vụ đời sống nhân dân và hạ tầng
phục vụ sản xuất)
+ Khi lập quy hoạch, đề án xây dựng NTM cần ưu tiên triển khai các
quy hoạch, đề án nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn như: quy hoạch sử
dụng đất, quy hoạch sản xuất các xã trên địa bàn huyện (khu vực sản xuất
nông nghiệp, khu vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp, khu vực phục vụ công
nghiệp, khu vực cho thương mại – dịch vụ,...), đề án phát triển nông nghiệp
hàng hóa hiệu quả cao huyện Cư Jút giai đoạn 2016 – 2020...
- Để khắc phục tình trạng quy hoạch thiếu, không có cơ chế bắt buộc
thực hiện theo quy hoạch đang gây ra tình trạng tự phát, lộn xộn gây lãng phí
nguồn lực trước mắt cũng như sau này để khắc phục hậu quả. Vì vậy yêu cầu
tiên quyết đó là phải thực hiện quy hoạch tổng thể, làm căn cứ cho các quy
hoạch khác. Khi đã lập được quy hoạch tổng thể cần có mô hình trực quan
103
trưng bày để cán bộ, đảng viên và nhân dân biết và thực hiện theo. Chính vì
vậy, khi chúng ta thực từng mảng quy hoạch trong quy hoạch tổng thể cần:
+ Đối với quy hoạch các khu dân cư, thôn xóm: Trước hết cần xác định
quy mô dân số cũng như số hộ gia đình, các công trình công cộng. Bên cạnh
đó, khi quy hoạch các khu dân cư mới cần tuân thủ quy hoạch chung của
huyện về quy hoạch đô thị, tránh chồng chéo; quy hoạch phải gắn liền với quy
hoạch điện, nước, môi trường phúc lợi, tránh tình trạng quy hoạch khu dân cư
mới nhưng không có điện, nước như đã xảy ra trên địa bàn huyện.
+ Đối với quy hoạch nhà ở dân cư: cần tuyên truyền, vận động nhân dân
thực hiện theo một số mẫu nhà phù hợp với vùng đồng bằng sông hồng, việc
xây dựng cần thực hiện đồng bộ về chiều cao các ngôi nhà, nhằm tạo cảnh
quan mang những nét đặc trưng của đồng bằng bắc bộ. Tuy nhiên, trong quy
hoạch nhất thiết phải xa khu chăn nuôi, có hệ thống thoát nước đồng bộ và có
nơi thu gom rác thải tập trung.
+ Đối với quy hoạch trung tâm xã: cần xác định vị trí, ranh giới, diện
tích đất sử dụng, định hướng kiến trúc đặc trưng đối với khu trung tâm và
từng công trình công cộng.
- Công tác quy hoạch NTM phải được đặt trong tổng thể quy hoạch phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước, của tỉnh và của huyện. Quy hoạch xây
dựng NTM ở huyện Cư Jút cần tính đến việc gắn với quy hoạch huyện phấn
đấu trở thành đô thị loại IV vào năm 2020.
- Quy hoạch NTM cần chú trọng tính liên kết, bảo đảm thống nhất với
quy hoạch xây dựng liên vùng và các quy hoạch chuyên ngành khác để có thể
phát triển và khai thác đồng bộ kết cấu hạ tầng, đáp ứng sản xuất nông nghiệp
ở quy mô lớn.
104
3.3.4. Về xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu
Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội là cơ sở thúc đẩy quá trình sản xuất và
lưu thông hàng hóa, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, góp phần
tăn thu nhập cho người sản xuất kinh doanh hàng hóa. Cơ sở hạ tầng nông
thôn bao gồm nhiều yếu tố như giao thông nông thôn, thủy lợi, hệ thống điện,
trường học, chợ, cơ sở vật chất văn hóa, điểm bưu điện văn hóa, nhà ở dân cư.
Tuy nhiên, xét trên khía cạnh xây dựng NTM, trong thời gian tới, huyện Cư
Jút cần tập trung phát triển các yếu tố sau:
- Tiếp tục phát triển và hoàn thiện hệ thống giao thông nông thôn: Mạng
lưới giao thông nông thôn là khâu quan trọng nhất của cơ sở hạ tầng nông
thôn, nó có tính quyết định đối với sự phát triển của kinh tế - xã hội nông thôn
nói chung và kinh tế - xã hội huyện Cư Jút nói riêng. Vì vậy, phát triển mạng
lưới giao thông nông thôn là một giải pháp đặc biệt quan trọng để thực hiện
xây dựng NTM. Xác định được tầm quan trọng của việc phát triển và hoàn
thiện hệ thống giao thông nông thôn, tỉnh Đăk Nông đã có chủ trương hỗ trợ
các địa phương trong huyện xi măng và huyện Cư Jút đã có chủ trương hỗ trợ
các xã trong huyện đá để làm đường giao thông nông thôn. Bên cạnh đó,
huyện Cư Jút cũng vận động các nguồn xã hội hóa thông qua việc kêu gọi các
doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện, kêu gọi con em quê hương về chung
tay xây dựng NTM; người dân tại các địa phương tham gia ngày công lao
động, giám sát việc thi công, hiến đất làm đường, hiến đất làm các công trình
phúc lợi cho thôn, xã. Việc phát triển và hoàn thiện hệ thống giao thông nông
thôn của huyện Cư Jút trong thời gian tới phải giải quyết những vấn đề cụ thể
sau: Huy động các nguồn lực để rải nhựa hoặc bê tông trục đường liên xã của
các xã: Trúc Sơn đi Cư Knia, Nam Dong đi Đăk D’rông, Đăk Wil đi Ea Pô.
Ngoài ra, trục đường thôn, ngõ, xóm và đường ra đồng của các xã cũng cần
phải cứng hóa để đảm bảo đi lại, sản xuất kinh doanh thuận lợi, đặc biệt là sau
105
khi hoàn thành dồn thửa đổi ruộng. UBND các xã phải xác định rõ và phân kỳ
đầu tư cụ thể, trong đó cần lựa chọn các đoạn, tuyến đường trọng điểm làm
trước; Đồng thời phải lồng ghép các nguồn vốn để thực hiện các nội dung
thuộc tiêu chí giao thông, đảm bảo 100% đường giao thông nông thôn, 80%
đường trục chính nội đồng đạt chuẩn theo quy định.
- Phát triển hệ thống thủy lợi: Hệ thống thủy lợi phục vụ cho tưới tiêu
nước, tác động trực tiếp đến năng suất, hiệu quả kinh tế nông nghiệp. Vì vậy
nó rất quan trọng trong quá trình xây dựng NTM ở huyện Cư Jút hiện nay
cũng như trong tương lai. Việc phát triển hệ thống thủy lợi của huyện Cư Jút
trong thời gian tới phải giải quyết những vấn đề sau:
+ Tiếp tục xây dựng, hiện đại hóa các công trình đầu mối, đẩy nhanh
việc nạo vét, tu sửa, hoàn chỉnh hệ thống kênh mương nội đồng và đẩy nhanh
tốc độ kiên cố hóa nhằm khắc phục tình trạng rò rỉ làm thất thoát nước, tiết
kiệm đất, giảm chi phí thủy lợi, phấn đấu bê tông hóa 100% hệ thống kênh
mương nội đồng.
+ Chính quyền huyện cần tiếp tục đầu tư để tăng cường nạo vét, tu sửa
các hồ, sông, kênh mương ngoại đồng. Những chỗ dễ suy yếu cần được củng
cố kịp thời để chống đỡ với các điều kiện mưa to, bão lớn.
+ Đẩy nhanh việc thay thế các công trình thủy nông đã xuống cấp, tiếp
tục xây dựng mới và đổi mới kỹ thuật những trạm bơm đã sử dụng lâu năm,
nay không đảm bảo năng lực thiết kế, nhất là những trạm bơm do xí nghiệp
khai thác công trình thủy lợi quản lý cần phải được hiện đại hóa. Chính quyền
huyện cần tạo điều kiện vốn, kỹ thuật để các xã chủ động trong việc tưới, tiêu
nước, nâng cao năng suất và hiệu quả cây trồng, góp phần xây dựng nền nông
nghiệp hàng hóa trên địa bàn huyện Cư Jút .
- Phát triển mạng lưới điện nông thôn: Thuỷ điện có vai trò rất quan
trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói riêng và trong quá
106
trình xây dưng NTM của huyện Cư Jút nói riêng. Đối với Cư Jút trong thời
gian tới, cần phải thực hiện một số biện pháp cụ thể để phát triển mạng lưới
điện nông thôn như sau:
+ Xây dựng, sửa chữa và nâng cấp các trạm biến thế ở các thôn, xã; đặc
biệt là các xã phát triển mạnh về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch
vụ, đảm bảo thường xuyên cung cấp đủ điện cho sản xuất và tiêu dùng.
+ Các tuyến đường điện trong các thôn, xã phải được nâng cấp, kiên cố
hóa hệ thống cột điện, có quy hoạch cụ thể về hành lang an toàn lưới điện
cũng như chất lượng dây dẫn... đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng và dân
cư nông thôn.
+ Các xã cần thực hiện đa dạng hóa các phương thức đầu tư sản xuất
kinh doanh điện; có chính sách thích hợp về sử dụng điện ở nông thôn, giá
điện ở nông thôn.
+ Tăng cường năng lực điện cho nhu cầu các trạm bơm nước, lắp đặt
thêm các loại máy biến thế, thiết bị điện toàn bộ và thiết bị lẻ có công suất từ
nhỏ đến lớn phục vụ đầy đủ, kịp thời và chủ động cho tiêu úng cũng như
chống hạn.
3.3.5. Về đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện chương trình
- Có kế hoạch xây dựng, phát triển, tuyển dụng đội ngũ cán bộ có trình
độ chuyên môn, đáp ứng yêu cầu đề ra; trước mắt cần bố trí, phân công cán
bộ một cách hợp lý, theo đúng khả năng, trình độ, vị trí công tác.
- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, nghiệp vụ chuyên môn cho đội
ngũ cán bộ làm công tác quy hoạch. Vì thông qua đội ngũ này sẽ cho ra
những sản phẩm quy hoạch, đề án xây dựng NTM phù hợp hay không phù
hợp với tình hình thực tiễn của mỗi địa phương. Phần lớn đội ngũ cán bộ xã
trên địa bàn huyện nói chung và đội ngũ cán bộ làm công tác quy hoạch tại
các xã nói riêng còn yếu về công tác này do chưa trải qua thực tiễn. Chính vì
107
vậy bên cạnh việc nghiên cứu xây dựng quy hoạch nông thôn mới huyên Cư
Jút cũng cần chú trọng vào công tác nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ
cán bộ làm công tác quy hoạch tại địa phương.
- Không chỉ đội ngũ cán bộ làm quy hoạch tại các xã phải bồi dưỡng
nâng cao trình độ mà ngay cả đội ngũ cán bộ cấp huyện phụ trách mảng xây
dựng NTM cũng phải luôn cập nhật kiến thức, nhạy bén trước sự thay đổi về
kinh tế - xã hội của huyện, tỉnh và đất nước để kịp thời có những tham mưu
vớ BCĐ huyện điều chỉnh việc tổ chức thực hiện cho phù hợp với tình hình
mới, tránh tình trạng bị động, lỗi thời trong quy hoạch phát triển chung của
huyện.
- Đối với lao động nông thôn cần phải đẩy mạnh việc đào tạo nghề trên
định hướng phát triển của địa phương và theo nhu cầu của người lao động
tứng xã. Bên cạnh đó, nội dung đào tạo phải được chú trọng vào những ngành
nghề phổ biến, gắn liền với nhu cầu của bà con, tạo điều kiện giúp bà con áp
dụng kiến thức ngay vào hiện thực sản xuất. Tiếp tục nâng cao chất lượng
công tác dạy nghề, tạo điều kiện cho các học viên tham quan các mô hình sản
xuất ngay trong quá trình học; phối hợp với các doanh nghiệp sử dụng nhiều
lao động đào tạo theo địa chỉ để cung cấp nhân lực, khuyến khích doanh
nghiệp mở rộng sản xuất ở vùng nông thôn, tạo thêm việc làm, thu nhập ổn
định cho người lao động, góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng NTM trên địa
bàn huyện.
- Đào tạo nghề cho nông dân, các chủ trang trại, cán bộ quản lý hợp tác
xã, cơ sở kinh doanh nông nghiệp: phải trực tiếp giúp họ nâng cao kiến thức
hiểu biết về khoa học kỹ thuật cho sản xuất nông nghiệp để có năng suất, chất
lượng tốt, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, định hướng để người nông dân
làm nghề nông một cách khoa học, có kiến thức thị trường để lựa chọn nghề
sản xuất hiệu quả.
108
- Bồi dưỡng kiến thức xây dựng NTM để giúp nông dân tham gia vào
quá trình xây dựng và phát triển NTM tại làng, xã; tự gác đóng góp và quản lý
sau xây dựng các công trình công cộng. Việc đào tạo thông qua các hình thức
như sinh hoạt câu lạc bộ tại nhà văn hóa, tham gia học các mô hình mẫu do
Hội Nông dân, phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức.
3.3.6. Về quản lý, sử dụng và huy động vốn
- Trước hết các xã, các ngành phải nỗ lực hơn nữa trong việc huy động
các nguồn lực để tập trung xây dựng nông thôn mới trong đó có nguồn lực tài
chính. Thực hiện đa dạng hóa các nguồn vốn huy động để triển khai thực
hiện. Trong đó cùng với thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các chương
trình mục tiêu quốc gia, các chương trình dự án hỗ trợ trên địa bàn và nguồn
vốn ngân sách hỗ trợ trực tiếp của Chương trình, cần huy động tối đa các
nguồn lực của địa phương.
- Đối với nguồn vốn từ ngân sách nhà nước: Trong những năm qua, mặt
dù nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho xây dựng NTM còn ít nhưng
đã chứng tỏ được vai trò rất quan trọng trong công cuộc xây dựng NTM. Đối
với huyện Cư Jút trong giai đoạn hiện nay nguồn vốn ngân sách cần tập trung
vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, trước hết là giao thông nông thôn,
xây dựng và cải tạo các công trình thủy lợi, giáo dục và đào tạo, phát triển
nguồn nhân lực; trong đó cần ưu tiên cho các trung tâm dạy nghề, khuyến
nông, tiểu thủ công nghiệp và đầu tư cho các ngành công nghiệp phục vụ
nông nghiệp như: chế tạo máy, phân bón, thuốc trừ sâu...
+ Nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước bên cạnh việc phục vụ xây dựng
cơ sở hạ tầng thiết yếu cần giúp đỡ các chủ thể kinh tế, đặc biệt là các hộ
nông dân sử dụng hiệu quả đồng vốn. Thực tế đã cho thấy, vốn đầu tư từ ngân
sách nhà nước nói chung bị thất thoát rất nhiều, gây ảnh hưởng nghiêm trọng
đến việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế nói chung và các chương
109
trình, dự án ở nông thôn nói riêng. Do đó, cấp ủy đảng từ huyện đến cơ sở cần
tăng cường đào tạo, bồi dưỡng năng lực quản lý, nâng cao năng lực chuyên
môn cho đội ngũ cán bộ quản lý; sử dụng đúng người, đúng việc, thường
xuyên thanh tra, kiểm tra việc sử dụng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà
nước.
- Ngoài ra, huyện cần huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp đối với
các công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp; các khoản đóng góp tự
nguyện của nhân dân và các nguồn vốn tín dụng, các khoản viện trợ không
hoàn lại của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài huyện cho các
dự án đầu tư...
- Việc sử dụng nguồn lực vào các công trình công cộng phải được
người dân bàn bạc dân chủ và thống nhất, có giám sát cộng đồng đảm bảo
công khai minh bạch.
3.3.7. Về đôn đốc, kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện
xây dựng nông thôn mới
- Các thành viên Ban chỉ đạo cấp huyện, các ngành căn cứ chức năng,
nhiệm vụ được giao phải thường xuyên tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả
thực hiện chương trình theo kế hoạch quý, 6 tháng, 9 tháng và năm về kết quả
thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới của các xã; kịp thời hướng dẫn,
giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện xây dựng
nông thôn mới. Ban chỉ đạo huyện phải thường xuyên xuống cơ sở để kiểm
tra, đôn đốc việc thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới ở
các xã (đặc biệt là các xã khó khăn) xây dựng nông thôn mới để kịp thời nắm
bắt được những khó khăn, vướng mắc trên cở sở đó đề ra những hướng giải
quyết hợp lý.
- Tăng cường vai trò giám sát của người dân trong quá trình xây dựng
nông thôn mới. Đi đôi với biện pháp tuyên tuyền, nâng cao ý thức, trách
110
nhiệm là chính sách hỗ trợ hoạt động cho ban giám sát cộng đồng để các
thành viên tích cực, chủ động hơn trong công việc.
- Qua theo dõi ở nhiều xã cho thấy ở nơi nào làm tốt công tác kiểm tra
giám sát nhất là giám sát của cộng đồng, thực hiện công khai minh bạch ở tất
cả các khâu từ xây dựng, thực hiện quy hoạch đến quản lý vốn và tài chính,
phát hiện kịp thời những sai phạm để chấn chỉnh thì ở những xã đó quá trình
chỉ đạo xây dựng nông thôn mới diễn ra sôi động có kết quả rõ nét, tình hình
vẫn ổn định được nhân dân đồng tình ủng hộ. Thông qua kiểm tra giám sát
góp phần nâng cao vai trò, trách nhiệm của các Ban giám sát của cộng đồng,
qua đó kịp thời xử lý những sai phạm, bảo đảm đoàn kết trong nội bộ nhân
dân. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kiểm điểm trách nhiệm từng tập
thể, cá nhân đối với việc chỉ đạo, thực hiện chương trình; coi trọng chỉ đạo
việc sơ kết, đánh giá rút kinh nghiệm; kịp thời giải quyết các vướng mắc, tồn
tại trong quá trình thực hiện.
3.3. Một số kiến nghị
Qua thực tế nghiên cứu thực hiện đề tài luận văn tại huyện, tác giả có
một số kiến nghị sau đây:
3.4.1. Đối với Chính phủ
- Chính phủ cần quy định rõ trách nhiệm của ngành điện trong việc
thực hiện các tiêu chí Điện nông thôn; đồng thời chỉ đạo xem xét điều
chỉnh nội dung hướng dẫn thực hiện tiêu chí điện.
- Chỉ đạo hệ thống Ngân hàng Nhà nước đẩy mạnh triển khai có
hiệu quả Nghị định số 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ
nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; các văn bản hướng dẫn thực
hiện của Ngân hàng Nhà nước tập trung và ưu tiên vốn nhằm hỗ trợ cho
vay phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân.
111
3.4.2. Đối với UBND tỉnh Đăk Nông
- Đề nghị UBND, BCĐ tỉnh tăng cường công tác kiểm tra, chỉ đạo thực
hiện Chương trình xây dựng NTM tại các địa phương nhằm nắm bắt thông
tin, tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc tại địa phương.
- Ngoài Chương trình hỗ trợ xi măng, đề nghị tỉnh quan tâm hỗ trợ phát
triển sản xuất, đặc biệt là các Chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất nông
nghiệp như: cơ giới hóa nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông
nghiệp...
- Chương trình cần có sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa của các cấp, các
ngành, của cả hệ thống chính trị, thực hiện lồng ghép các lĩnh vực, các
chương trình MTQG gắn với chương trình xây dựng NTM, cụ thể hóa các
nhiệm vụ, mục tiêu của từng ngành, từng lĩnh vực gắn với bộ tiêu chí NTM.
- Đổi mới phương pháp tập huấn cho đội ngũ cán bộ các cấp trong thực
hiện chương trình; cần lồng ghép việc học tập lý luận đi kèm với nghiên cứu
thực tế các mô hình sản xuất, phát triển kinh tế trong và ngoài tỉnh; Công tác
tập huấn cần mời giáo viên là những lãnh đạo địa phương tỉnh khác (xã điểm
NTM) có nhiều kết quả trong chỉ đạo thực tiễn, phù hợp với tình hình thực tế
của địa phương.
112
Tiểu kết chương 3
Trên cơ sở thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới
huyện Cư Jút và định hướng xây dựng nông thôn mới của tỉnh Đăk Nông và
huyện Cư Jút, luận văn đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện
quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, bao gồm: thực
hiện định hướng xây dựng nông thôn mới huyện; hoàn thiện công tác tổ chức
thực hiện quản lý xây dựng nông thôn mới (Về công tác quản lý, chỉ đạo, điều
hành chương trình; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn; lập quy
hoạch kế hoạch; xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu; xây dựng
đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện chương trình; quản lý việc sử dụng và
huy động vốn;) và tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động xây dựng
nông thôn mới.
Các giải pháp trên muốn được thực hiện đều cần đến sự chuẩn bị một
cách chu đáo, đầu tư thích đáng và sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan có
thẩm quyền, các tổ chức và cá nhân cùng sự phân định một cách rõ ràng vai
trò, nhiệm vụ của từng đối tượng.
Hy vọng những ý tưởng và giải pháp nêu trên sẽ góp phần hữu ích, giúp
các cơ quan quản lý nhà nước nghiên cứu vận dụng, thúc đẩy hoạt động xây
dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Cư Jút đạt hiệu quả.
113
KẾT LUẬN
Chương trình MTQG về xây dựng NTM là một nhiệm vụ quan trọng
trong quá trình công nhiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay, xây dựng
NTM cũng là cơ sở quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ
vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh quốc phòng. Xây dựng nông thôn
mới không chỉ là công việc của chính quyền các cấp mà là nhiệm vụ của toàn
dân, cần huy động nhân lực, vật lực của toàn xã hội để chung tay xây dựng.
Nội dung của luận văn trên cơ sở quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách
pháp luật của Nhà nước và thực trạng xây dựng nông thôn mới của huyện Cư
Jút, luận văn đã chỉ ra được những vấn đề còn tồn tại trong phát xây dựng
nông thôn mới ở huyện Cư Jút và đưa ra các giải pháp cụ thể để xây dựng
nông thôn mới ở huyện Cư Jút trong thời gian tiếp theo được tốt hơn. Bên
cạnh đó, nội dung của luận văn đã làm rõ được một số kết quả như sau:
Thứ nhất, luận văn đã xác định được xây dựng nông thôn mới là một
chủ trương lớn của Đảng và nhà nước ta và chủ trương này có đầy đủ cơ sở lý
luận cũng như cơ sở thực tiễn để việc tiến hành thực hiện đạt kết quả cao trên
phạm vi huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông nói riêng và cả nước nói chung
Thứ hai, luận văn cũng xác định xây dựng nông thôn mới là công việc
lâu dài, đòi hỏi sự chung tay vào cuộc của toàn thể xã hội và đóng vai trò
quan trọng chính là người nông dân nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Thứ ba, luận văn đã cho thấy thực trạng về xây dựng nông thôn mới ở
huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông trong thời gian qua đã đạt được những kết quả
nhất định. Song vẫn còn nhiều tồn tại hạn chế như công tác quy hoạch nông
thôn còn yếu, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư xây dựng nhưng
còn thiếu và chưa đồng bộ, năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ công chức
làm việc ở nông thôn vẫn còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân của vấn đề này
114
được xác định là do sự vào cuộc của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa
phương chưa quyết liệt, nhận thức về vai trò xây dựng nông thôn mới chưa
đầy đủ, công tác quản lý huy động nguồn vốn phát triển nông thôn còn chưa
được thực hiện tốt.
Tóm lại, xây dựng nông thôn mới trong thời đại công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước đã trở thành một yêu cầu bắt buộc và cấp bách phải thực
hiện. Chính vì vậy, xây dựng nông thôn mới cần phải được đầu tư, quan tâm
nhiều hơn nữa, sát sao hơn nữa dựa trên đặc thù của nông thôn từng địa
phương, qua đó để đưa ra được những phương hướng cách thức xây dựng
khoa học và có hiệu quả. Để làm được điều này không hề đơn giản, mà nó đòi
hỏi sự nỗ lực cố gắng phát huy sức mạnh tổng hợp từ các nguồn lực chung,
các chủ thể của quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới. Nó đòi hỏi sự
phối kết hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan ban ngành, các tổ chức chính trị -
xã hội và quan trọng nhất chính là người nông dân – chủ thể chính của
chương trình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2008), Nghị quyết số 26 – NQ/TW
ngày 05/8/2008 Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt
Nam khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Hà Nội.
2. Báo cáo số: 15/BC-BCĐ-VPĐP, Kết quả 05 năm thực hiện Chương
trình xây dựng nông thôn mới; Mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm
giai đoạn 2016 – 2020, ngày 26 tháng 4 năm 2016.
3. Chương trình số: 05/CTr – UBND, Chương trình Mục tiêu quốc gia
xây dựng NTM huyện Cư Jút giai đoạn 2016 – 2020, ngày 26 tháng 4 năm
2016.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ X, NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội.
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XI, NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XII, NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội.
7. Hội đồng chỉ đạo xuất bản sách xã, phường, thị trấn, Điểm sáng xây
dựng nông thôn mới, tập I, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Nhà xuất bản
Văn hóa dân tộc.
8. Nghị quyết số: 01–NQ/HU, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ
huyện Cư Jút lần thứ VI, nhiệm kỳ 2015 – 2020, ngày 4 tháng 8 năm 2015.
9. Nguyễn Văn Sáu, Hồ Văn Thông (2001), Cộng đồng làng xã Việt
Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10. Bộ nông nghiệp & Phát triển nông thôn (2015). Một số văn bản phát
luật hiện hành về phát triển nông nghiệp, nông thôn. NXB lao động – xã hội.
11. Lê Thị Nghệ (2015). Tổng quan lý luận và thực tiễn về mô hình
phát triển nông thôn cấp xã.
12. Đặng Kim Sơn - Hoàng Thu Hoà (2013). Một số vấn đề về phát
triển nông nghiệp và nông thôn. NXB thống kê.
13. Đặng Kim Sơn (2014). Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam
hôm nay và mai sau. NXB Chính trị quốc gia.
14. Cát Chí Hoa (2011), Từ nông thôn mới đến đất nước mới, NXB
Giang Tô.
15. Lê Đình Thắng (2015). Chính sách phát triển nông nghiệp và nông
thôn sau Nghị quyết 10 của Bộ chính trị. NXB Chính trị quốc gia.
16. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Viện Chính trị học
(2014), Tập bài giảng chính trị.
17. Vũ Trọng Khải (chủ biên) (2015), Phát triển nông thôn Việt Nam
từ làng xã truyền thống đến văn minh thời đại, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
18. Nguyễn Văn Bích (2016), Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam
sau hai mươi năm đổi mới quá khứ và hiện tại, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.
19. Thủ tướng Chính phủ - Quyết định 491/QĐ-TTg, “Về việc ban hành
Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, ngày16/04/2009.
20. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định 695/QĐ-TTg, “Sửa đổi nguyên
tắc cơ chế hỗ trợ vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020”, ngày12/6/2012.
21. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định 800/QĐ-TTg “Về việc phê duyệt
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-
2020”, ngày 04/06/2010.
22. Trần Ngọc Bút (2016), Chính sách nông nghiệp nông thôn Việt
Nam nửa cuối thế kỷ XX và một số định hướng đến năm 2020, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
23. Phan Đại Doãn (2011), Quản lý xã hội nông thôn nước ta hiện nay
- một số vấn đề và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
24. Vũ Văn Ninh (2016), “Nhìn lại hơn 3 năm thực hiện Chương trình
Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới: kết quả và một số bài học
kinh nghiệm”, Tạp chí Cộng sản, (số 94), tr.8-14.
* Các trang/cổng thông tin điện tử:
25. Cổng thông tin điện tử
26. Cổng thông tin điện tử
27. Cổng thông tin điện tử
28. Trang điện tử
29. Trang điện tử
thon-moi/tin-tuc-su-kien/cu-jut-di-dau-xay-dung-nong-thon-moi-o-dak-nong-
180327.html
30.
0575/kinh-nghiem-trong-xay-dung-nong-thon-moi-o-tien-
du.html;jsessionid=A4609F2741C37AF047D0EA6DDCFD6B2D
31.
thon/2012/14689/Kinh-nghiem-xay-dung-nong-thon-moi-o-mot-so-nuoc-
tren.aspx
PHỤ LỤC
Phụ lục 01: Phiếu điều tra tình hình thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia
về nông thôn mới (đến hết tháng 12-2016)
Xã:......................................................................
Tiêu chí Yêu cầu của tiêu chí
Khối lượng thực
hiện
Đánh giá
theo Bộ tiêu
chí
25%
đến
50%
51%
đến
75%
76%
đến
100%
Đạt
Chưa
đạt
Tiêu chí 1:
Quy hoạch
và thực
hiện Quy
hoạch
1.1. Quy hoạch sử dụng
đất và hạ tầng thiết yếu
cho phát triển sản xuất
nông nghiệp hàng hóa,
công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp, dịch vụ
1.2. Quy hoạch phát
triển hạ tầng kinh tế - xã
hội – môi trường theo
chuẩn mới
1.3. Quy hoạch phát
triển các khu dân cư
mới và chỉnh trang các
khu dân cư hiện có theo
hướng văn minh, bảo
tồn được bản sắc văn
hóa tốt đẹp
Tiêu chí Yêu cầu của tiêu chí
Khối lượng thực
hiện
Đánh giá
theo Bộ tiêu
chí
25%
đến
50%
51%
đến
75%
76%
đến
100%
Đạt
Chưa
đạt
Tiêu chí 2:
Giao thông
2.1. Tỷ lệ km đường
trục xã, liên xã được
nhựa hóa hoặc bê tông
hóa đạt chuẩn theo cấp
kỹ thuật của Bộ GTVT
2.2. Tỷ lệ km đường
trục thôn, xóm được
cứng hóa đạt chuẩn theo
cấp kỹ thuật của Bộ
GTVT
2.3. Tỷ lệ km đường
ngõ, xóm sạch và không
lầy lội vào mùa mưa.
(50% cứng hoá)
2.4. Tỷ lệ km đường
trục chính nội đồng
được cứng hóa, xe cơ
giới đi lại thuận tiện
Tiêu chí 3:
Thủy lợi
3.1. Hệ thống thủy lợi cơ
bản đáp ứng yêu cầu SX
và dân sinh
Tiêu chí Yêu cầu của tiêu chí
Khối lượng thực
hiện
Đánh giá
theo Bộ tiêu
chí
25%
đến
50%
51%
đến
75%
76%
đến
100%
Đạt
Chưa
đạt
3.2. Tỷ lệ km trên
mương do xã quản lý
được kiên cố hóa
Tiêu chí 4:
Điện nông
thôn
4.1. Hệ thống điện đảm
bảo yêu cầu kỹ thuật của
ngành điện
4.2. Tỷ lệ hộ sử dụng
điện thường xuyên, an
toàn từ các nguồn
Tiêu chí 5:
Trường học
Tỷ lệ trường học các
cấp: mầm non, mẫu
giáo, tiểu học, THCS có
cơ sở vật chất đạt chuẩn
quốc gia
Tiêu chí 6:
Cơ sở vật
chất văn
hóa
6.1. Nhà văn hóa và khu
thể thao xã đạt chuẩn
của Bộ VH-TT-DL
6.2. Tỷ lệ thôn có nhà
văn hóa và khu thể thao
thôn đạt quy định của
Bộ VH-TT-DL
Tiêu chí Yêu cầu của tiêu chí
Khối lượng thực
hiện
Đánh giá
theo Bộ tiêu
chí
25%
đến
50%
51%
đến
75%
76%
đến
100%
Đạt
Chưa
đạt
Tiêu chí 7:
Chợ nông
thôn
Chợ theo quy hoạch, đạt
chuẩn theo quy định
Tiêu chí 8:
Bưu điện
8.1. Có điểm phục vụ
bưu chính viễn thông.
8.2. Có Internet đến
thôn
Tiêu chí 9:
Nhà ở dân
cư
9.1. Nhà tạm, dột nát
9.2. Tỷ lệ hộ có nhà ở
đạt tiêu chuẩn Bộ Xây
dựng
Tiêu chí 10:
Thu nhập
Thu nhập bình quân đầu
người khu vực nông
thôn
Tiêu chí 11:
Hộ nghèo
Tỷ lệ hộ nghèo
Tiêu chí 12:
Cơ cấu lao
động
Tỷ lệ lao động có việc
làm thường xuyên
Tiêu chí 13: Có tổ hợp tác hoặc hợp
Tiêu chí Yêu cầu của tiêu chí
Khối lượng thực
hiện
Đánh giá
theo Bộ tiêu
chí
25%
đến
50%
51%
đến
75%
76%
đến
100%
Đạt
Chưa
đạt
Hình thức
tổ chức SX
tác xã hoạt động có hiệu
quả
Tiêu chí 14:
Giáo dục
14.1. Phổ cập giáo dục
trung học cơ sở
14.2. Tỷ lệ học sinh tốt
nghiệp THCS được tiếp
tục học trung học (phổ
thông, bổ túc, học nghề)
14.3. Tỷ lệ lao động qua
đào tạo
Tiêu chí 15:
Y tế
15.1. Tỷ lệ người dân
tham gia bảo hiểm y tế
15.2. Y tế xã đạt chuẩn
quốc gia
Tiêu chí 16:
Văn hóa
Xã có từ 70% số thôn,
bản trở lên đạt tiêu
chuẩn làng văn hóa theo
quy định của Bộ VH-
TT-DL
Tiêu chí 17:
Môi trường
17.1. Tỷ lệ hộ được sử
dụng nước sạch hợp vệ
Tiêu chí Yêu cầu của tiêu chí
Khối lượng thực
hiện
Đánh giá
theo Bộ tiêu
chí
25%
đến
50%
51%
đến
75%
76%
đến
100%
Đạt
Chưa
đạt
sinh theo quy chuẩn
Quốc gia
17.2. Các cơ sở SX-KD
đạt tiêu chuẩn về môi
trường
17.3. Không có các hoạt
động suy giảm môi
trường và có các hoạt
động phát triển môi
trường xanh, sạch, đẹp
17.4. Nghĩa trang được
xây dựng theo quy
hoạch
17.5. Chất thải, nước
thải được thu gom và xử
lý theo quy định
Tiêu chí 18:
Hệ thống tổ
chức CT
18.1. Cán bộ xã đạt
chuẩn
18.2. Có đủ các tổ chức
trong hệ thống chính trị
cơ sở theo quy định.
Tiêu chí Yêu cầu của tiêu chí
Khối lượng thực
hiện
Đánh giá
theo Bộ tiêu
chí
25%
đến
50%
51%
đến
75%
76%
đến
100%
Đạt
Chưa
đạt
18.3. Đảng bộ, chính
quyền xã đạt tiêu chuẩn
“trong sạch, vững
mạnh”
18.4. Các tổ chức đoàn
thể chính trị của xã đều
đạt danh hiệu tiên tiến
trở lên
Tiêu chí 19:
Quốc
phòng an
ninh
Quốc phòng an ninh
được giữ vững
Phụ lục 02
PHIẾU LẤY Ý KIẾN
ĐỐI VỚI CÁN BỘ PHÒNG, BAN HUYỆN VÀ XÃ
VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Họ và tên: ....................................................................................................
Chức vụ: ......................................................................................................
Đơn vị công tác: ..........................................................................................
Xin Ông (Bà) vui lòng cho biết ý kiến của mình về những vấn đề sau
đây:
1. Những thuận lợi trong việc xây dựng nông thôn mới ở địa phương là
gì? (khoanh tròn vào những ý được cho là đúng)
a. Được Đảng và Nhà nước, cấp trên quan tâm chỉ đạo
b. Có sự kế thừa từ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
c. Địa phương có nhiều thế mạnh, giàu truyền thống cách mạng.
d. Học tập được kinh nghiệm của nhiều nơi
Những thuận lợi khác: .................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
2. Những khó khăn trong việc xây dựng nông thôn mới ở địa phương là
gì? (khoanh tròn vào những ý được cho là đúng)
a. Nguồn lực của địa phương có hạn
b. Đội ngũ cán bộ còn hạn chế về số lượng, chất lượng
c. Tình hình kinh tế có nhiều biến động
d. Ruộng đất manh mún, khó khăn cho việc phát triển nông nghiệp hàng
hóa
e. Khu sinh hoạt cộng đồng dân cư thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu
f. Hệ thống cơ sở hạ tầng thiếu và yếu
g. Các doanh nghiệp ở địa phương nhỏ và gặp nhiều khó khăn
h. Khó khăn trong việc huy động đóng góp của nhân dân
Những khó khăn khác: ................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
3. Để đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở địa phương trong thời gian
tới, theo Ông (bà) cần áp dụng những giải pháp nào sau đây? (khoanh tròn
vào những ý được cho là đúng):
a. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nhân dân hiểu và thực hiện
b. Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nâng cao hiệu quả của
Ban chỉ đạo các cấp
c. Xây dựng và phát triển các tổ chức đoàn thể ở nông thôn
d. Phát huy vai trò của MTTQ và các đoàn thể, vận động nhân dân hiến
đất để xây dựng nông thôn mới
e. Tăng cường phát triển sản xuất, nâng cao đời sống của nhân dân
f. Đẩy nhanh việc quy hoạch và xây dựng hạ tầng khu đô thị
g. Hoàn chỉnh quy hoạch và thực hiện quản lý theo quy hoạch
h. Phát huy tính năng động, sáng tạo của người dân
i. Xây dựng cơ chế để huy động và tiếp nhận các nguồn lực xây dựng
nông thôn mới
k. Tiếp tục đẩy mạnh công tác chuyển giao Khoa học công nghệ, ứng
dụng khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất.
l. Xây dựng cơ chế khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực phát triển công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn
Các giải pháp khác ......................................................................................
Phụ lục 03
PHIẾU KHẢO SÁT
CÁC HỘ NÔNG DÂN VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Xin Ông (Bà) vui lòng cho biết ý kiến của mình về những vấn đề sau
đây (khoanh tròn vào những ý được cho là đúng):
1. Ông (bà) đã được nghe giới thiệu về mục đích, ý nghĩa và các nội
dung xây dựng nông thôn mới chưa?
a. Đã được nghe đầy đủ;
b. Đã được nghe nhưng chưa nhiều lắm;
c. Chưa được nghe.
2. Ông (bà) đã hiểu được mục đích, ý nghĩa và các nội dung xây dựng
nông thôn mới chưa?
a. Đã hiểu được;
b. Chưa thật hiểu lắm;
c. Chưa hiểu gì cả.
3. Ông (bà) có sẵn sàng đóng góp công, của để xây dựng nông thôn
mới không?
a. Sẵn sàng đóng góp;
b. Còn tùy;
c. Không muốn đóng góp.
4. Nếu không muốn đóng góp công, của để xây dựng nông thôn mới thì
lý do là gì?
a. Do nghèo;
b. Do không tin tưởng vào việc xây dựng nông thôn mới;
c. Do sợ tham nhũng;cho rằng đây là việc của Chính phủ
5. Ông (bà) có sẵn sàng hiến đất để mở rộng đường giao thông trong
thôn, xóm không?
a. Sẵn sàng;
b. Còn tùy;
c. Không hiến đất.
Nếu không ngại, xin Ông (bà) cho biết:
- Họ và tên: ................................................................................................
- Giới tính: .................................................................................................
- Năm sinh: ................................................................................................
- Địa chỉ: ..................................................................................................
Xin trân trọng cảm ơn Ông (bà) đã cộng tác.
Phụ lục 04
TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐIỀU TRA NHÓM CHUYÊN ĐỀ
- Tổng số lần lấy ý kiến: 3.
- Tổng số người tham gia: 60.
Số
TT
Nội dung, phương án
Số phương
án đồng ý
Tỷ lệ
(%)
1
Những thuận lợi trong việc XD nông thôn mới ở
địa phương
a.
Được Đảng và Nhà nước cấp trên quan tâm chỉ
đạo
52 92,8
b.
Có sự kế thừa thành quả từ công cuộc CNH-
HĐH đất nước
29 51,8
c.
Địa phương có nhiều thế mạnh về nông nghiệp,
giàu truyền thống CM
32 57,1
d. Học tập được kinh nghiệm của nhiều nơi 25 44,6
e. Vị trí địa lý thuận lợi phát triển kinh tế tập trung 52 92,8
f. Trình độ dân trí đã được nâng lên 46 82,1
g. Cán bộ năng động, nhiệt tình 26 46,4
h Các doanh nghiệp tham gia tích cực 22 39,3
2.
Những khó khăn trong việc xây dựng nông
thôn mới ở địa phương
a. Nguồn lực của địa phương có hạn 56 100
b.
Đội ngũ cán bộ còn hạn chế về số lượng, chất
lượng
21 37,5
c. Tình hình kinh tế có nhiều biến động tiêu cực 15 26,8
d. Ruộng đất manh mún, khó khăn cho việc phát 35 62,5
Số
TT
Nội dung, phương án
Số phương
án đồng ý
Tỷ lệ
(%)
triển nông nghiệp hàng hóa
e.
Khu sinh hoạt cộng đồng thiếu, chưa đáp ứng yêu
cầu
23 41
f. Hệ thống cơ sở hạ tầng thiếu và yếu 19 33,9
g.
Các doanh nghiệp ở địa phương nhỏ và gặp khó
khăn
30 53,5
h.
Khó khăn trong việc huy động đóng góp của
nhân dân
17 30,3
3.
Các giải pháp để đẩy mạnh xây dựng NTM
trong thời gian tới
a.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nhân dân hiểu và
thực hiện
54 96,4
b. Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ 51 91
c.
Xây dựng và phát triển các tổ chức chính trị ở
nông thôn
45 80,3
d.
Phát huy vai trò của MTTQ và các đoàn thể, vận
động nhân dân hiến đất để xây dựng nông thôn
mới
51 91
e.
Tăng cường phát triển SX, nâng cao đời sống của
nhân dân
52 92,8
f.
Đẩy nhanh việc quy hoạch và xây dựng khu đô
thị
27 48,2
g. Hoàn chỉnh quy hoạch và quản lý theo quy hoạch 46 82,1
h. Phát huy tính năng động, sáng tạo của người dân 54 96,4
Số
TT
Nội dung, phương án
Số phương
án đồng ý
Tỷ lệ
(%)
i.
Xây dựng cơ chế để huy động nguồn lực và tiếp
nhận nguồn lực để xây dựng NTM
55 98,2
k.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác chuyển giao khoa
học công nghệ, ứng dụng khoa học kỹ thuật phục
vụ sản xuất
52 92,8
l.
Xây dựng cơ chế khuyến khích đầu tư vào các
lĩnh vực phát triển CN, tiểu thủ công nghiệp và
dịch vụ ở nông thôn
51 91
m.
Ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật về
xây dựng nông thôn mới
21 37,5
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_xay_dung_nong_thon_moi_tren_dia.pdf