Luận văn Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang

Chương trình MTQG về xây dựng NTM là một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình công nhiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay, xây dựng NTM cũng là cơ sở quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh quốc phòng. Xây dựng nông thôn mới không chỉ là công việc của chính quyền các cấp mà là nhiệm vụ của toàn dân, cần huy động nhân lực, vật lực của toàn xã hội để chung tay xây dựng. Trên cơ sở quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và thực trạng quản lý nhà nước trong xây dựng nông thôn mới của huyện Giang Thành, luận văn đã chỉ ra được những vấn đề còn tồn tại trong quá trình quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Giang Thành và đưa ra các giải pháp cụ thể để xây dựng nông thôn mới ở huyện Giang Thành trong thời gian tiếp theo được tốt hơn. Bên cạnh đó, nội dung của luận văn đã làm rõ được một số kết quả như sau: Thứ nhất, luận văn đã xác định được xây dựng nông thôn mới là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta và chủ trương này có đầy đủ cơ sở lý luận cũng như cơ sở thực tiễn để việc tiến hành thực hiện đạt kết quả cao trên phạm vi huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang nói riêng và cả nước nói chung Thứ hai, luận văn cũng xác định xây dựng nông thôn mới là công việc lâu dài, đòi hỏi sự chung tay vào cuộc của toàn thể xã hội và đóng vai trò quan trọng chính là người nông dân nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

pdf124 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 741 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ính trị, phát triển KT-XH hiệu quả tại xã. [11,tr.3] * Mục tiêu Để xây dựng nông thôn mới ở huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo huyện Giang Thành đã đề ra mục tiêu sau: * Mục tiêu tổng quát: tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền; đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị; tiếp tục phát huy khối đại 88 đoàn kết toàn dân tộc, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng - an ninh, ổn định chính trị, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới. Tranh thủ huy động nhiều nguồn lực đầu tư phát triển. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao giá trị, hiệu quả sản xuất nông nghiệp; chú trọng phát triển thương mại - dịch vụ, kinh tế biên mậu; giải quyết tốt hơn các vấn đề xã hội, bảo vệ mội trường, xóa nghèo bền vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Phấn đấu đến năm 2020 các xã đều ra khỏi vùng khó khăn. * Mục tiêu cụ thể: Áp dụng có hiệu quả cơ chế, chính sách và Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới của Trung ương đối với xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, trong đó sẽ tập trung đầu tư hạ tầng kỹ thuật (kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2016 - 2020) và hỗ trợ sản xuất để nâng cao đời sống nông dân. Trong lãnh đạo thực hiện các tiêu chí cần tạo sự thống nhất cao trong nhân dân, phấn đấu đến năm 2020 có 2/5 xã đạt tiêu chí nông thôn mới (Vĩnh Điều,Tân Khánh Hòa), các xã còn lại đạt trên 70% tiêu chí [8, tr.17]. 2 Một số giải pháp hủ yế hoàn thiện q ản lý nhà nướ trong q á trình xây dựng nông thôn mới ở h yện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang 3.2.1. Giải pháp về đổi mới phương thức lãnh đạo, điều hành trong xây dựng nông thôn mới Để thực hiện đúng quan điểm, mục tiêu trên trước hết cần tập trung sự lãnh đạo của các cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở, sự phối hợp giữa các ngành của cả hệ thống chính trị là nhân tố quyết định sự thành công trong thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM ở huyện Giang Thành. Xây dựng và triển khai các kế hoạch phát triển nông thôn mới phải cụ thể, chi tiết, phân công rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện, cũng như kiểm tra, giám sát thực hiện. 89 Cấp ủy đảng cần thường xuyên quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện tốt đường lối quản lý xây dựng nông thôn mới được xác định trong các văn kiện của Đảng cho phù hợp với đặc điểm của từng địa phương, trong đó tập trung thực hiện Đề án 03 của tỉnh ủy, kế hoạch số 62 của Huyện ủy về “Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng ở nông thôn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đến năm 2020”. Chính quyền các cấp từ huyện đến xã cần có trách nhiệm thực hiện tốt các chương trình, kế hoạch phát triển nông thôn mà Ban Thường vụ Huyện ủy đã đề ra đó là: Chương trình đào tạo nghề, việc làm và giảm nghèo giai đoạn 2016 – 2020; Chương trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng đến năm 2030; Chương trình phát triển kinh tế - xã hội từ năm 2010 đến năm 2020; đặc biệt rà soát, bổ sung quy chế làm việc, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn trong xây dựng NTM nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình tổng thể cải cách hành chính, nâng cao chất lượng thực hiện cơ chế “một cửa” ở từng địa phương, đơn vị. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nghiên cứu, quán triệt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn để mỗi cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân xác định được vai trò của mình trong xây dựng nông thôn mới. Phải thường xuyên kiện toàn và tăng cường hoạt động của Ban chỉ đạo các cấp, định kỳ giao ban các xã và các đơn vị có liên quan để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện ở cơ sở. Tiến hành sơ kết 6 tháng, 1 năm về kết quả thực hiện chương trình, trên cơ sở đó tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện để công tác chỉ đạo đạt hiệu quả cao hơn. 90 Trong quản lý điều hành phải quán triệt nghiêm túc các cơ chế, chính sách của Nhà nước, vận dụng một cách sáng tạo vào điều kiện cụ thể, sát với thực tế của địa phương; xác định rõ những vấn đề bức xúc, nổi cộm để đưa ra bàn bạc, thống nhất với nhân dân và ưu tiên triển khai thực hiện trước. Trong thực tế thời gian qua trong chỉ đạo, điều hành quản lý xây dựng NTM chủ yếu là thực hiện cơ chế chính sách của cấp trên, huyện chưa ban hành cơ chế chính sách cụ thể để thu hút nguồn lực tham gia xây dựng NTM. Do đó Huyện ủy, UBND huyện cần phải có chính sách, chủ trương phù hợp như: - Các chính sách ưu tiên về đất đai, về thuế, về thủ tục v.v nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn nông thôn, ưu tiên cho doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp. Trong đó chú trọng đầu tư khoa học công nghệ, máy móc thiết bị và các dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, cần quan tâm đối với thu hút doanh nghiệp đầu tư vào dịch vụ tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, tạo đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp ổn định. - Chính sách huy động nguồn lực sẵn có trong nhân dân và các tổ chức cá nhân đầu tư, hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới, trong đó chú trọng đến lợi ích của người dân sau khi đóng góp nguồn vốn. - Chính sách thu hút nguồn nhân lực, nhằm thu hút người lao động có trình độ khoa học kỹ thuật về khu vực nông thônCụ thể nhà nước ban hành quy định về hỗ trợ chế độ, chính sách, bố trí việc làm v.v Để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người có trình độ về công tác địa bàn nông thôn, để tập huấn, hướng dẫn, hỗ trợ nông dân trong sản xuất. - Chính sách thúc đẩy phát triển trang trại, kinh tế hợp tác và hợp tác xã Tạo điều kiện để phát triển và nhân rộng các mô hình kinh tế có hiệu quả tại nông thôn. 91 - Chính sách phát triển các làng nghề truyền thống nhằm việc giải quyết việc làm trong thời gian nhàn rỗi, tạo nguồn thu nhập thường xuyên cho gia đình của người nông dân, nhất là trong đồng bào dân tộc. Thực trạng về làng nghề truyền thống ở huyện Giang Thành là nghề đan cỏ bàng. Trong điều kiện thực tế tại địa phương, nhà nước nên huy hoạch, lựa chọn, thiết kế mẫu, những loại sản phẩm hàng hóa đặc trưng quảng bá, nâng cao giá trị sản phẩm có thể sản xuất ổn định với quy mô lớn, đầu ra được đảm bảo. Muốn làm được điều đó, Nhà nước phải tạo điều kiện tiêu chuẩn hóa các loại sản phẩm đảm bảo quy trình sản xuất, đảm bảo tính đặc thù của địa phương mình. Tăng cường quảng bá thương hiệu, tiếp thị sản phẩm cho mọi người biết đến loại sản phẩm của địa phương mình, vấn đề này nhà nước phải tích cực hỗ trợ việc quảng bá thương hiệu cũng như việc tìm kiếm thị trường tại địa phương mình. 3.2.2. Giải pháp về tuyên truyền, vận động - Phải phát động sâu rộng vận động xây dựng nông thôn mới trong toàn đảng bộ và nhân dân tập trung tuyên truyền mục đích, ý nghĩa, nội dung, giải pháp xây dựng nông thôn mới, tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động trong đảng bộ và đồng thuận cao trong xã hội. Đồng thời phân định rõ trách nhiệm những công việc cụ thể của từng cấp, ngành, đoàn thể và những công việc của hộ dân phải làm. Đặc biệt phải làm cho người dân nông thôn nhận thức rõ vai trò chủ thể, hiểu được lợi ích và trách nhiệm của mình trong việc tham gia xây dựng nông thôn mới. Về hình thức tuyên truyền phải đa dạng như bằng hình ảnh trực quan sinh động, cụ thể như: hệ thống băng rol, panô, áp phích, khẩu hiệu tuyên truyền ở các khu dân cư, các tuyến đường chính để người dân dễ nhận thấy, nội dung tuyên truyền phải dễ hiểu, rõ ràng, để người dân dễ nhận thức được. Trong khu vực có nhiều đồng bào dân tộc tài liệu tuyên truyền phải dịch ra chữ Khme, người tuyên truyền, triển khai giải thích bằng tiếng Khme. Tổ 92 chức phát loa cổ động việc thực hiện các phong trào, cấp phát tờ rơi, đĩa ghi hình những mô hình nông thôn mới có hiệu quả, để người dân nâng cao nhận thức. Đài truyền thanh huyện thường xuyên tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng nông thôn mới, các mô hình điểm, các công việc điển hình, Xây dựng chuyên mục cộng tác với Đài truyền hình tỉnh thực hiện các phóng sự về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Đặc biệt đầu tư nâng cấp các trạm truyền thanh của xã, để xã tự chủ động phát tin tuyên truyền. Tổ chức tuyên truyền lồng ghép vào các cuộc họp dân, đặc biệt chú trọng đến tuyên truyền tại cuộc khởi công, khánh thành các công trình, dự án, qua đó cần phân tích sâu về mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng NTM. Với thực trạng trình độ dân trí còn nhiều hạn chế, việc tuyên truyền để người dân thấy được lợi ích trước mắt sẽ dễ thu hút được sự quan tâm của người dân, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền. - UBND và BCĐ, BQL xây dựng NTM các xã, tổ chức tuyên truyền các cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên hệ thống trạm phát thanh của xã, các buổi sinh hoạt của tổ nhân dân tự quản, sinh hoạt đoàn thể ấp để nhân dân nhận thức đúng những chủ chương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phong trào xây dựng nông thôn mới để tổ chức thực hiện tại cơ sở mình. Tăng cường công tác vận động người dân nông thôn tích cực tham gia đóng góp tiền, đất đai, sức lao động; góp ý và giám sát thực hiện quy hoạch; thay đổi tập quán sản xuất không phù hợp; chủ động lựa chọn mô hình sản xuất mới, hiệu quả; tham gia các hình thức liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; thực hiện tốt các tiêu chí nếp sống văn minh, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. - Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện và Ban Thi đua khen thưởng huyện hướng dẫn các xã xây dựng kế hoạch thực hiện các cuộc vận động thi đua xây dựng NTM, nhằm tạo ra phong trào sâu rộng trong cả nước về xây dựng nông 93 thôn mới; Xây dựng kế hoạch tổ chức tốt phong trào thi đua toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới gắn với tuyên truyền, phổ biến nhân rộng và khen thưởng những mô hình tốt và kinh nghiệm hay về xây dựng nông thôn mới. 3.2.3. Giải pháp về rà soát điều chỉnh quy hoạch và thực hiện quy hoạch Lập quy hoạch xây dựng NTM là một trong những nội dung quan trọng trong quá trình xây dựng NTM trong cả nước nói chung và ở huyện Giang Thành nói riêng. Do đó, cần có sự nghiên cứu, đầu tư kỹ lưỡng để có thể đưa ra những giải pháp lập quy hoạch, đề án mang tính khả thi cao, có chất lượng đáp ứng được xu thế phát triển chung của cả huyện. Để thực hiện thành công xây dựng NTM hệ thống quy hoạch đảm bảo đồng bộ, đầy đủ và sát với thực tế, đồng thời phải có tính khả thi cao thì triển khai mới có thể đạt hiệu quả. Để quy hoạch đảm bảo đồng bộ, trong hệ thống quy hoạch của huyện về xây dựng nông thôn mới, trước hết phải tổ chức rà soát quy hoạch đã có, đối chiếu và có sự điều chỉnh phù hợp, tránh có sự chồng chéo lẫn nhau như: giao thông, thủy lợi, điện, hệ thống thoát nước, khu dân cưv.v Cũng trên cơ sở rà soát quy hoạch khẩn trương bổ sung những quy hoạch của ngành, lĩnh vực còn thiếu, đảm bảo có đầy đủ hệ thống quy hoạch từng ngành, lĩnh vực, quy hoạch càng chi tiết thì càng thuận tiện cho việc triển khai thực hiện cụ thể đối với huyện Giang Thành cần khẩn trương củng cố và xây dựng hoàn chỉnh các quy hoạch đảm bảo đầy đủ và đồng bộ. Điều cần thiết trong việc quy hoạch khắc phục hạn chế đã qua đó là quy hoạch phải sát với thực tế và có tính khả thi cao, tránh tình trạng quy hoạch nhưng không thực hiện được theo quy hoạch như hiện nay hoặc quy hoạch nhưng chưa biết khi nào sẽ thực hiện gây khó khăn cho hiện tại trong quá 94 trình thực hiện hay nói cách khác là quy hoạch treo, quy hoạch kéo dài, như một số quy hoạch trong thời gian qua đó là: quy hoạch vùng sản xuất lúa chất lượng cao, quy hoạch nhà ở dân cư; quy hoạch hạ tầng đô thị Đầm Chít v.v Việc lập quy hoạch, đề án xây dựng xã nông thôn mới phải có sự kế thừa hợp lý giữa các quy hoạch, cơ sở vật chất đã có; lựa chọn, bố trí công trình hạ tầng phù hợp, khoa học, sát thực tế và có tính đến phương án ứng phó với biến đổi khí hậu. Đối với các công trình hạ tầng của xã, thôn còn giá trị sử dụng lâu dài nhưng chưa đạt chuẩn thì lập kế hoạch cải tạo, nâng cấp. Đối với các công trình xây dựng mới phải đạt chuẩn nông thôn mới; các công trình đòi hỏi nhiều vốn thì thực hiện theo lộ trình nhưng quy hoạch phải đủ chuẩn, bảo đảm yêu cầu phát triển lâu dài. Chính quyền và nhân dân trong xã phải là chủ thể quyết định nội dung quy hoạch và thực hiện quy hoạch nông thôn mới trên địa bàn xã. Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện Giang Thành đến năm 2020, đối với huyện Giang Thành cần chú trọng một số quy hoạch mang tính chất cấp thiết và quyết định cho việc xây dựng nông thôn mới ở Giang Thành hiện nay. - Quy hoạch sản xuất: hiện nay, huyện Giang Thành đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc quy hoạch vùng nguyên liệu sản suất lúa chất lượng cao để bao tiêu sản phẩm lúa chất lượng cao, quy hoạch phát triển cây con có giá trị kinh tế và vùng sản xuất lúa - tôm (mùa nước mặn và mùa nước ngọt). Vì vậy, Nhà nước cần có sự thống nhất trong quy hoạch không để tình trạng vướng mắc. Để khắc phục tình trạng trên yêu cầu tiên quyết đó là phải thực hiện quy hoạch tổng thể, cơ cấu lại ngành nông nghiệp làm căn cứ cho các quy hoạch khác. - Trong sản xuất với đặc điểm điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội như hiện nay, Nhà nước cần tiến hành xây dựng quy hoạch sản xuất phù hợp với 95 từng vùng, lựa chọn loại giống cây có giá trị kinh tế cao, từ đó định hướng sản phẩm trở thành sản phẩm của vùng (xã), phân chia khu vực sản xuất phù hợp như; sản xuất lúa, trồng hoa màu, cây ăn trái, nuôi thủy sản nước ngọt, nuôi thủy sản nước mặn. Thực hiện tốt công tác quy hoạch về sản xuất là cơ sở để đầu tư hệ thống thủy lợi, lưới điện, giao thông và các quy hoạch khác cho phù hợp. - Về hệ thống thủy lợi: xây dựng hệ thống thủy lợi huyện Giang Thành phải phù hợp với quy hoạch thủy lợi chung của vùng Tứ giác Long Xuyên là kiểm soát lũ, ngăn mặn, cung cấp nước với chất lượng đảm bảo phục vụ cho yêu cầu phát triển bền vững, hiệu quả cao của từng tiểu vùng, từng ngành. - Bổ sung quy hoạch về việc xây dựng nhà máy chế biến thủy sản (tôm) khu vực xã Phú Mỹ, đây là quy hoạch hết sức cần thiết để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia vào việc tiêu thụ đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp góp phần nâng cao cho hiệu quả sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân ở địa phương. - Hoàn chỉnh quy hoạch về phát triển mạng lưới giao thông trên địa bàn huyện, trong đó cần có giải pháp về vốn và xác định các tuyến trọng điểm để đẩy nhanh đầu tư, ưu tiên đầu tư, tạo điều kiện để người dân đi lại dễ dàng, phục vụ cho các hoạt động trao đổi, mua bán, giao lưu phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội ở địa phương. - Điều chỉnh quy hoạch hạ tầng khu đô thị Đầm Chít gắn với khu hành chính huyện cho phù hợp xu hướng tới (bao gồm giao thông, hệ thống chiếu sáng, cây xanh, nhà ở dân cư, trung tâm thương mại...) để có điều kiện phấn đấu nâng Đầm Chít lên thị trấn vào năm 2020 theo Nghị quyết. Hoàn thành dự án tuyến dân cư vành đai biên giới giai đoạn 2, 3; tiếp tục thực hiện tốt Quyết định 1776 của Thủ tướng Chính phủ về sắp xếp ổn định dân cư biên giới giai đoạn 2014-2020. 96 Để đảm bảo năm 2020 có 99% hộ được sử dụng điện lưới quốc gia và đủ điện phục vụ sản xuất theo Nghị quyết Đại hội XII Đảng bộ huyện. Phải tiếp tục thực hiện quy hoạch và phát triển lưới điện, hạ thế điện cho nhân dân sử dụng. Đặc biệt là quy hoạch hệ thống điện để phục vụ cho sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi trong sử dụng và giảm chi phí trong quá trình sản xuất của người nông dân, như bơm tưới đồng loạt, gieo sạ đồng loạt, phục vụ cho sản xuất, chú ý nâng cấp hệ thống điện các tuyến kênh T3, T4, T5 (1 pha lên 3 pha) và xóa hết vùng lõm. - Đối với quy hoạch các cụm, tuyến dân cư, thôn xóm: trước hết cần xác định quy mô dân số cũng như số hộ gia đình, các công trình công cộng. Bên cạnh đó, khi quy hoạch các khu dân cư mới cần tuân thủ quy hoạch chung của huyện về quy hoạch đô thị, tránh chồng chéo; hoàn chỉnh và phát huy hiệu quả các cụm tuyến dân cư, chủ động phòng tránh thiên tai lũ lụt để nhân dân yên tâm sinh sống và ổn định sản xuất. Trong đó chú trọng tuyến Quốc lộ N1 có khoảng 65% hộ, còn lại phân bố theo các tuyến và cụm dân cư. Điều chỉnh, quy hoạch lại các cụm tuyến dân cư vành đai biên giới giai đoạn 2, tuyến Nam Vĩnh Tế, Hà Giang. + Đối với quy hoạch nhà ở dân cư: cần tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện theo một số mẫu nhà phù hợp đặc điểm tập quán, việc xây dựng cần thực hiện đồng bộ về chiều cao, kiểu dáng các ngôi nhà, thực hiện phân giới cắm mốc hành lang lộ giới nhằm tạo cảnh quan mang những nét đặc trưng của nông thôn. Tuy nhiên, trong quy hoạch nhất thiết phải xa khu chăn nuôi, có hệ thống thoát nước đồng bộ và có nơi thu gom rác thải tập trung. - Đối với điều chỉnh quy hoạch trung tâm Thị trấn Đầm chít: cần xác định vị trí, ranh giới, diện tích đất sử dụng, định hướng kiến trúc đặc trưng đối với khu trung tâm và từng công trình công cộng. 97 3.2.4. Định hướng phát triển sản xuất, đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ xây dựng nông thôn mới và Đa dạng hóa các hình thức huy động nguồn vốn xây dựng nông thôn mới * Về định hướng phát triển sản xuất, Huyện Giang Thành có nhiều thế mạnh về vị trí địa lý, khí hậu, đất đai, con người, kinh nghiệm truyền thống để có thể phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho người dân thông qua việc phát triển nền nông nghiệp hàng hóa theo hướng đa canh, tăng năng suất và chất lượng cây trồng vật nuôi đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, thời gian qua, nền nông nghiệp Giang Thành chưa thực sự phát huy được thế mạnh đó. Vì vậy, để thực hiện được giải pháp này, huyện Giang Thành cần phải giải quyết theo hướng sau: - Khuyến khích đầu tư phát triển nông nghiệp và các ngành kinh tế nông thôn khác như chế biến, tiểu thủ công nghiệp, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, thu mua nông sản của nông dân, tạo sự gắn kết chặt chẽ trong sản xuất nông nghiệp, hình thành các vùng sản xuất tập trung, giá trị cao, góp phần đẩy mạnh sản xuất, nâng cao hiệu quả nông nghiệp, cải thiện đời sống nhân dân. - Đối với sản xuất lương thực: + Thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ người trồng lúa theo Nghị định 35/NĐ-CP của Chính phủ để bảo vệ quỹ đất trồng lúa, đồng thời khuyến khích nông dân tăng cường đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi trên nền đất lúa, cụ thể thực hiện tốt Quyết định 915/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ giống bắp trồng luân canh trên nền đất lúa. + Xây dựng các vùng sản xuất lúa hàng hóa tập trung chất lượng cao, phù hợp với điều kiện sinh thái của huyện. Nên phát triển vùng sử dụng giống lúa chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu với diện tích khoảng 25.000 ha thuộc địa bàn các vùng như: tiểu vùng T4, T5, Đồng Cơ, Mẹt Lung 98 – xã Vĩnh Phú; Tràm Trổi, Nha Sáp, Vĩnh Lợi, Tà Êm – xã Vĩnh Điều; Tân Khánh, Khánh Tân, Khánh Hòa – xã Tân Khánh Hòa; Cỏ Quen, Cả Ngay - xã Phú Lợi, Trần Thệ - xã Phú Mỹ. + Ưu tiên đầu tư hoàn thiện hệ thống đê bao, bờ bao, kết hợp với đầu tư hệ thống trạm bơm điện vừa và nhỏ, trong đó ưu tiên các tiểu vùng trũng của Vĩnh Điều, Tân Khánh Hòa và Phú Lợi đầu tư trước; bên cạnh đó đầu tư trạm bơm điện ở 5/5 xã. + Hoàn chỉnh thủy lợi nội đồng, điều chỉnh cơ cấu giống cây trồng phù hợp với điều kiện sinh thái từng tiểu vùng, có năng suất cao, kháng sâu bệnh, đặc biệt là các loại giống có khả năng chịu phèn, mặn; cơ cấu lại thời vụ và đa dạng hóa cây trồng vật nuôi trên nền đất lúa để nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác lúa. + Khuyến khích nông dân mở rộng diện tích mô hình luân canh lúa - màu, áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác 3 giảm - 3 tăng, 1 phải - 5 giảm nhằm giảm chi phí đầu tư, bảo vệ độ phì nhiêu cho đất. + Đầu tư cơ giới hóa đồng bộ, tập trung mời gọi đầu tư các khâu có mức độ trang bị cơ giới hóa còn thấp, yêu cầu sử dụng lao động nhiều và có tính thời vụ cao, tỷ lệ hao hụt sản phẩm nhiều như khâu thu hoạch, phơi sấy và vận chuyển. - Về sản xuất rau quả và hoa các loại: tập trung triển khai thí điểm các mô hình luân canh cây màu trên nền đất lúa và nhân rộng nhanh vào năm 2020 với cơ cấu Đông xuân lúa – Xuân hè màu – Hè thu lúa, hoặc Đông xuân lúa – Hè thu màu. Chú trọng phát triển mạnh cây bắp, nhất là bắp lai, kế tiếp là cây mè, dưa các loại. Riêng dưa hấu, dưa các loại phát triển theo hướng luân canh trên nền đất lúa với cơ cấu mùa vụ Dưa Đông xuân – lúa Hè thu, hoặc Đông xuân lúa - Xuân hè dưa – Hè thu dưa. 99 - Đối với cây rau, màu khác phát triển theo hướng nông hộ với mô hình từng bước chuyên canh, đồng thời có thể luân canh trên nền đất lúa. Từng bước nâng cao trình độ canh tác rau theo hướng rau an toàn phục vụ cho khu du lịch Thị xã Hà Tiên - Phú Quốc, khu công nghiệp Kiên Lương. - Về chăn nuôi: trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước, nhu cầu về sản phẩm chăn nuôi ở trong nước ngày càng tăng, đồng thời nhu cầu xuất khẩu cũng rất lớn. Trong khi đó, nông thôn Giang Thành là nơi rất có điều kiện phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm lấy thịt, lấy trứng Vì vậy, trong thời gian tới phải đẩy mạnh phát triển đàn gia súc, gia cầm; nhất là tăng về số lượng và chất lượng đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong huyện và cung thị trường, tạo việc làm, nâng cao đời sống dân cư nông thôn trong huyện. Định hướng phát triển chuyển dần từ nông hộ sang tập trung theo hướng trang trại, tổ hợp tác có đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ sinh học. Tập trung phát triển mạnh đối với đàn bò - loại con phù hợp với địa phương và hiệu quả kinh tế tương đối ổn định về lâu dài. Định hướng phát triển nuôi heo chuyển dần từ nông hộ sang trang trại tập trung, có sự đầu tư kỹ thuật công nghệ hiện đại. Dự kiến đến năm 2020 tổng đàn heo đạt 11.500 con; tập trung nhiều ở xã Vĩnh Phú, Vĩnh Điều .Từ nay, đến năm 2020 tập trung cải tạo nâng chất lượng giống đối với đàn chăn nuôi của địa phương, nhất là đối với giống bò. Tổ chức thực hiện hiệu quả các chính sách khuyến khích trong lĩnh vực chăn nuôi, cụ thể như Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020. Phát triển nâng dần từ hình thức nuôi nông hộ, mô hình VAC lên chuyên hóa thành trang trại, tổ hợp tác và hợp tác xã. Từng bước khuyến khích hộ dân, doanh nghiệp xây dựng thương hiệu về sản phẩm chăn nuôi, trong đó chủ lực là sản phẩm từ thịt trâu - bò. 100 * Về đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ xây dựng nông thôn mới Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội là cơ sở thúc đẩy quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, góp phần tăn thu nhập cho người sản xuất kinh doanh hàng hóa. Kết cấu hạ tầng nông thôn bao gồm nhiều yếu tố như giao thông nông thôn, thủy lợi, hệ thống điện, trường học, chợ, cơ sở vật chất văn hóa, điểm bưu điện văn hóa, nhà ở dân cư. Tuy nhiên, xét trên khía cạnh xây dựng NTM, trong thời gian tới, huyện Giang Thành cần tập trung phát triển các yếu tố sau: - Tiếp tục phát triển và hoàn thiện hệ thống giao thông nông thôn: mạng lưới giao thông nông thôn là khâu quan trọng nhất của cơ sở hạ tầng nông thôn, nó có tính quyết định đối với sự phát triển của kinh tế - xã hội nông thôn nói chung và kinh tế - xã hội huyện Giang Thành nói riêng. Vì vậy, phát triển mạng lưới giao thông nông thôn là một giải pháp đặc biệt quan trọng để thực hiện xây dựng NTM. Xác định được tầm quan trọng của việc phát triển và hoàn thiện hệ thống giao thông nông thôn. Bên cạnh đó, huyện Giang Thành cũng vận động các nguồn xã hội hóa thông qua việc kêu gọi các doanh nghiệp trong và ngoài địa bàn huyện chung tay xây dựng NTM; người dân tại các xã tham gia ngày công lao động, giám sát việc thi công, hiến đất làm đường, hiến đất làm các công trình phúc lợi cho ấp, xã. Theo quy hoạch đến năm 2020 là 5/5 xã của huyện Giang Thành đều đạt chuẩn tiêu chí giao thông nông thôn. Do đó, giao thông nông thôn của huyện phấn đấu đến năm 2019 sẽ đạt chuẩn. Cụ thể: + Đối với đường trục chính, liên ấp và liên xã được bê tông hóa đạt loại B theo cấp đường giao thông nông thôn với bề mặt rộng từ 2,5-3,5m. + Khối lượng cần đầu tư 110 km đường bê tông giai đoạn 2016-2020. Phấn đấu đến năm 2030 các tuyến đường trục chính, liên thôn và liên xã 101 100% đều được bê tông hóa đạt loại B. + Các tuyến đường liên huyện T3, Nông Trường đã có chủ trương đầu tư theo hướng giao thông nông thôn bê tông hóa, bề mặt rộng 3,5m. Sau năm 2020, kiến nghị đầu tư đường T3 đảm bảo cho quốc phòng và kinh tế vùng. + Ngoài ra, trục đường ấp, ngõ, xóm của các xã cũng cần phải cứng hóa để đảm bảo đi lại, sản xuất kinh doanh thuận lợi. UBND các xã phải xác định rõ và phân kỳ đầu tư cụ thể, trong đó cần lựa chọn các đoạn, tuyến đường trọng điểm làm trước; Đồng thời phải lồng ghép các nguồn vốn để thực hiện các nội dung thuộc tiêu chí giao thông đạt chuẩn theo quy định. - Phát triển hệ thống thủy lợi: hệ thống thủy lợi phục vụ cho tưới tiêu nước, tác động trực tiếp đến năng suất, hiệu quả kinh tế nông nghiệp. Vì vậy nó rất quan trọng trong quá trình xây dựng NTM ở huyện Giang Thành hiện nay cũng như trong tương lai. Việc phát triển hệ thống thủy lợi của huyện Giang Thành trong thời gian tới phải giải quyết những vấn đề sau: + Chủ yếu là nạo vét kênh mương, đầu tư nâng cấp và xây mới một số cống, đặp ngăn mặn. Tập trung các công trình thủy lợi chủ lực phục vụ cho phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Khai thác sử dụng có hiệu quả hệ thống dự án thủy lợi Vàm Răng - Ba Hòn đối với các công trình bố trí trên địa bàn huyện. + Tiếp tục xây dựng, hiện đại hóa các công trình đầu mối, đẩy nhanh việc nạo vét, tu sửa, hoàn chỉnh hệ thống kênh mương nội đồng. + Công trình nội đồng: nâng cấp và xây mới các tuyến bờ bao, hoàn thiện các kênh nội đồng để chủ động chống ngập úng khi có lũ hoặc mưa cục bộ với quy mô hợp lý là khoảng mỗi bờ bao từ 50-500 ha; xây dựng hệ thống cống, bố trí trạm bơm điện đảm bảo phục vụ vừa lấy nước, thoát phèn và tiêu nước cho cây màu. 102 + Huyện cần kiến nghị tỉnh sớm nạo vét và mở rộng kênh Vĩnh Tế (từ Châu Đốc - Hà Tiên) để đảm bảo cung cấp đủ nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân, vì hiện nay kênh Vĩnh Tế đã bị bồi lắng nhiều. Đối với hệ thống cống dọc theo tuyến quốc lộ N1 (HT6 - xã Phú Mỹ, HN1 - xã Phú Lợi, HT2 - xã Tân Khánh Hòa và Nha Sáp - xã Vĩnh Điều), tỉnh nên có hướng bố trí thay bằng cầu để tạo thuận lợi cho việc tháo phèn lấy nước ngọt và lưu thông thủy. - Phát triển mạng lưới điện nông thôn: điện năng có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và trong quá trình xây dựng NTM của huyện Giang Thành nói riêng. Đối với Giang Thành, trong thời gian tới, cần phải thực hiện một số biện pháp cụ thể để phát triển mạng lưới điện nông thôn như sau: + Đảm bảo đưa điện đến tất cả vùng lõm cụm tuyến dân cư theo quy hoạch đảm bảo hoàn thành tốt chương trình điện khí hóa nông thôn. Phấn đấu đến năm 2018 tỷ lệ hộ dân sử dụng điện an toàn của mạng lưới điện quốc gia của huyện đạt trên 98%. Đồng thời từng bước nâng cấp dần sang 3 pha để phục vụ sản xuất, phát triển hệ thống trạm bơm điện, làng nghề nông thôn. + Các tuyến đường điện trong các ấp, xã phải được kiên cố hóa hệ thống cột điện, có quy hoạch cụ thể về hành lang an toàn lưới điện cũng như chất lượng dây dẫn... đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng và dân cư nông thôn. * Đa dạng hóa các hình thức huy động nguồn vốn xây dựng nông thôn mới - Nguồn vốn là điều kiện quan trọng, mang tính quyết định đối với công tác xây dựng nông thôn mới. Thực tế đối với huyện Giang Thành cần xác định rõ nguồn vốn đầu tư bao gồm: vốn ngân sách huyện, vốn hỗ trợ từ Tỉnh, Trung ương gọi chung là vốn ngân sách Nhà nước; vốn tín dụng từ các ngân 103 hàng; vốn tài trợ từ các tổ chức, cá nhân; vốn đầu tư của các doanh nghiệp và vốn đóng góp của nhân dân. Nhưng với điều kiện nguồn kinh phí ngân sách của huyện còn nhiều hạn chế, việc đầu tư hỗ trợ của cấp trên còn ít, trong khi nguồn vốn đầu tư đòi hỏi là rất lớn. Vì vậy, đối với huyện cần có giải pháp để huy động từng nguồn vốn, phối hợp sử dụng nguồn vốn có hiệu quả nhất. Với nguồn vốn ngân sách của huyện hàng năm, cân đối thu chi ngân sách phục vụ cho phát triển kinh tế của huyện theo quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện, bố trí một khoản kinh phí ưu tiên để đầu tư cho xây dựng nông thôn mới tương xứng với mục đích ý nghĩa của nó, có chính sách ưu tiên đầu tư cho khu vực nông thôn. Bên cạnh đó, huyện cần chủ động xác định các công trình dự án bức xúc, cần thiết, nguồn vốn lớn, mục đích công cộng, gián tiếp phục vụ cho lợi ích của nhân dân, để đề xuất, kiến nghị nhằm tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách tỉnh, ngân sách trung ương để đầu tư. Như đã xác định, xây dựng nông thôn mới người dân là nhân tố chính để thực hiện với sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước. Vì vậy, trong các nguồn vốn đó vốn đóng góp của nhân dân là rất quan trọng. Để huy động được nguồn vốn này, trước hết là sự đồng thuận của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới và đồng thuận trong việc thực hiện các công trình, dự án cụ thể, từ đó nhân dân mới tự nguyện đóng góp để xây dựng. Với điều kiện trình độ dân trí còn hạn chế như hiện tại, để tranh thủ được sự đồng thuận trong nhân dân đóng góp về nguồn vốn đầu tư thực hiện các công trình, trước hết cần xác định loại công trình nào cần có sự đóng góp của nhân dân, cụ thể là xác định những loại công trình, dự án có lợi ích trực tiếp đến người dân như lộ giao thông nông thôn, hệ thống thủy lợi trực tiếp phục vụ cho sản xuất của nguời dân, dự án cải tạo đất đaiđể người dân dể nhìn thấy được lợi ích của mình trong việc thực hiện dự án đầu tư đó và dễ dàng chấp nhận. 104 Bên cạnh đó, cần phát huy dân chủ của nhân dân trong việc thực hiện các dự án đầu tư ở nông thôn, người dân phải được tham gia quyết định các vấn đề, tham gia giám sát quá trình thực hiện các công trình, trực tiếp phục vụ cho lợi ích của người dân từ đó người dân thấy được lợi ích của mình phát huy vai trò của mình đóng góp cho sự phát triển chung của địa phương. Nhà nước tạo điều kiện để người dân đóng góp bằng nhiều hình thức, tùy theo điều kiện của từng hộ gia đình như đất đai, ngày công lao động, tiền mặt, vật kiến trúc, hoa màu Nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp là hết sức quan trọng, đây là nguồn vốn lớn và tương đối tập trung, Nhà nước cần có giải pháp thu hút các doanh nghiệp bỏ vốn vào đầu tư khu vực nông thôn, để làm được điều đó với điều kiện hiện tại huyện cần thực hiện tốt các giải pháp như sau: - Trước hết huyện cần xác định danh mục dự án cần phải huy động nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp, cụ thể một số lĩnh vực như: đầu tư hệ thống thủy lợi, đầu tư các nhà máy chế biến hàng hóa nông sản, đầu tư phát triển dịch vụ phục vụ cho phát triển nông nghiệp nông thôn Để từ đó huyện chủ động kêu gọi đầu tư từ các doanh nghiệp bằng nhiều hình thức, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, tranh thủ sự tạo điều kiện của cơ quan nhà nước ở những nơi có doanh nghiệp có khả năng đầu tư như Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Cần Thơ - Cùng với việc xây dựng cơ chế, chính sách để ưu đãi, ưu tiên cho các doanh nghiệp khi đầu tư vào khu vực nông thôn của huyện, cụ thể như giảm thuế thuê đất, ưu tiên vị trí, giúp đỡ, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khi đầu tư vào khu vực nông thôn về thủ tục v.v Ngoài ra, xúc tiến các hoạt động kêu gọi đầu tư thu hút nguồn vốn doanh nghiệp với hình thức doanh nghiệp liên kết với nhân dân trong việc đầu tư các dự án công trình, có sự phân chia lợi ích hợp lý giữa doanh nghiệp và nhân dân, cụ thể là: người 105 dân có thể góp vốn bằng đất đai, doanh nghiệp góp vốn bằng tiền mặt để cùng thực hiện phương án sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nào đó. Huyện cần tạo điều kiện thuận lợi để người dân và doanh nghiệp có thể tranh thủ được nguồn vốn đầu tư từ hệ thống ngân hàng, như ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngân hàng chính sách xã hội, các ngân hàng thương mại theo phương thức cho vay tín chấp, nhà nước hỗ trợ lãi suất hoặc không lãi hoặc lãi suất ưu đãi để bù giá vật tư nông nghiệp, giá bán nông sản hàng hóa cho nông dân. Nguồn vốn này đầu tư trực tiếp cho người nông dân vay với lãi suất ưu đãi để phát triển sản xuất nông nghiệp, mua bán phân bón, mua giống, mua máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, phục vụ cơ sở hạ tầng nông thôn. Ngoài ra, các ngân hàng này còn đầu tư cho các doanh nghiệp vay để mua nông sản các hộ nông dân với giá trần hợp lý, bù đắp một phần thua thiệt của họ khi giá nông sản trên thị trường xuống quá thấp. Tuy nhiên để sử dụng hiệu quả nguồn vốn này chính quyền địa phương cần phối hợp chặt chẽ với ngân hàng thẩm định phương án sản xuất, kiểm tra thực tế nhằm đảm bảo người nông dân sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, đạt hiệu quả. Tránh tình trạng người dân sử dụng không đúng mục đích, không mang lại hiệu quả, đẩy người dân lâm vào cảnh nợ nần. Ngoài ra, huyện cần tranh thủ huy động nguồn vốn tài trợ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư cho khu vực nông thôn nói chung và công tác xây dựng nông thôn mới nói riêng. Việc sử dụng nguồn lực vào các công trình công cộng phải được người dân bàn bạc dân chủ và thống nhất, có giám sát cộng đồng đảm bảo công khai minh bạch. 106 3.2.5. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý xây dựng nông thôn mới Để nâng cao trình độ cán bộ quản lý và chất lượng lao động, trong thời gian tới, huyện Giang Thành cần: - Có kế hoạch xây dựng, phát triển, tuyển dụng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, đáp ứng yêu cầu đề ra; trước mắt cần bố trí, phân công cán bộ một cách hợp lý, theo đúng khả năng, trình độ, vị trí công tác. Những nơi cán bộ công chức chuyên trách chưa đạt chuẩn vị trí việc làm thực hiện điều động, luân chuyển những cán bộ có năng lực về đảm nhiệm để tạo ra động lực mới. - Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ làm công tác quy hoạch. Vì thông qua đội ngũ này sẽ cho ra những sản phẩm quy hoạch, đề án xây dựng NTM phù hợp hay không phù hợp với tình hình thực tiễn của mỗi địa phương. Phần lớn đội ngũ cán bộ huyện nói chung và đội ngũ cán bộ làm công tác quy hoạch tại các xã nói riêng còn yếu về công tác này do chưa trải qua thực tiễn nhiều. Chính vì vậy bên cạnh việc nghiên cứu xây dựng quy hoạch nông thôn mới huyện Giang Thành cũng cần chú trọng vào công tác nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác quy hoạch tại địa phương. - Không chỉ đội ngũ cán bộ làm quy hoạch tại các xã phải bồi dưỡng nâng cao trình độ mà ngay cả đội ngũ cán bộ huyện phụ trách mảng xây dựng NTM cũng phải luôn cập nhật kiến thức, nhạy bén trước sự thay đổi về kinh tế - xã hội của huyện, tỉnh và đất nước để kịp thời có những tham mưu BCĐ huyện điều chỉnh việc tổ chức thực hiện cho phù hợp với tình hình mới, tránh tình trạng bị động, lỗi thời trong quy hoạch phát triển chung của huyện. - Đối với lao động nông thôn cần phải đẩy mạnh việc đào tạo nghề theo định hướng phát triển của địa phương và theo nhu cầu của người lao động 107 từng xã. Bên cạnh đó, nội dung đào tạo phải được chú trọng vào những ngành nghề phổ biến, gắn liền với nhu cầu của người dân, tạo điều kiện giúp họ áp dụng kiến thức ngay vào thực tế sản xuất. Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác dạy nghề, tạo điều kiện cho các học viên tham quan các mô hình sản xuất ngay trong quá trình học; phối hợp với các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động đào tạo theo địa chỉ để cung nguồn nhân lực, khuyến khích doanh nghiệp mở rộng sản xuất ở vùng nông thôn, tạo thêm việc làm, thu nhập ổn định cho người lao động, góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện. - Đào tạo nghề cho nông dân, các chủ trang trại, cán bộ quản lý hợp tác xã, cơ sở kinh doanh nông nghiệp: phải trực tiếp giúp họ nâng cao kiến thức hiểu biết về khoa học kỹ thuật cho sản xuất nông nghiệp để có năng suất, chất lượng tốt, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, định hướng để người nông dân làm nghề nông một cách khoa học, có kiến thức thị trường để lựa chọn nghề sản xuất hiệu quả. - Bồi dưỡng kiến thức xây dựng NTM để giúp nông dân tham gia vào quá trình xây dựng và phát triển NTM tại ấp, xã; tự giác đóng góp và quản lý sau xây dựng các công trình công cộng. Việc đào tạo thông qua các hình thức như sinh hoạt câu lạc bộ tại nhà văn hóa, tham gia học các mô hình mẫu do Hội Nông dân, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức. 3.2.6. Giải pháp kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện xây dựng nông thôn mới - Kiểm tra, giám sát là chức năng rất quan trọng của Đảng và Nhà nước, đảm bảo việc triển khai thực hiện đúng chủ trương, chính sách, chương trình, kế hoạch đề ra, kịp thời phát hiện và khắc phục những hạn chế, nâng cao hiệu quả thực hiện các công việc. Trong xây dựng nông thôn mới, đối với lãnh đạo và Ban Chỉ đạo cấp huyện cần có kế hoạch thường xuyên kiểm tra việc triển 108 khai thực hiện tại các xã, địa bàn dân cư về xây dựng nông thôn mới bằng các hình thức như: kiểm tra định kỳ hàng tháng, hàng quý và kiểm tra đột xuất. - Trong quá trình kiểm tra không chỉ xem xét qua báo cáo mà cần có phương pháp kiểm tra một cách chặt chẽ, có hiệu quả đảm bảo nắm bắt, phản ánh được thực trạng, kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới của từng xã, từng địa bàn dân cư, kiểm tra theo từng nội dụng cụ thể, tránh việc chạy theo thành tích và báo cáo không sát với thực tế kết quả thực hiện. Qua đó phát hiện những mặt tích cực, phù hợp, hiệu quả để phát huy. Kịp thời phát hiện những khó khăn, hạn chế, vướng mắc, để có giải pháp khắc phục cho phù hợp, đảm bảo việc xây dựng nông thôn mới đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước và mang lại hiệu quả cao. - Tăng cường hoạt động giám sát của HĐND các cấp, MTTQ và các đoàn thể nhân dân. Phát huy vai trò giám sát của nhân dân để Nhà nước tạo điều kiện khuyến khích, hỗ trợ cho các hoạt động giám sát. Nghiêm túc lắng nghe và kiểm tra chấn chỉnh, khắc phục những hạn chế do HĐND, MTTQ và các đoàn thể của nhân dân phản ánh. - Các thành viên Ban chỉ đạo cấp huyện, các ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao phải thường xuyên tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện chương trình theo kế hoạch 3 tháng, 6 tháng và 1 năm về kết quả thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới của các xã; kịp thời hướng dẫn, giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới. - Ban chỉ đạo huyện phải thường xuyên xuống cơ sở để kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới ở các xã (đặc biệt là các xã khó khăn) xây dựng nông thôn mới để kịp thời nắm bắt được những khó khăn, vướng mắc trên cở sở đó đề ra những hướng giải quyết hợp lý. 109 - Thông qua kiểm tra giám sát góp phần nâng cao vai trò, trách nhiệm của các Ban giám sát của cộng đồng, qua đó kịp thời xử lý những sai phạm, bảo đảm đoàn kết trong nội bộ nhân dân. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kiểm điểm trách nhiệm từng tập thể, cá nhân đối với việc chỉ đạo, thực hiện chương trình; coi trọng chỉ đạo việc sơ kết, đánh giá rút kinh nghiệm; kịp thời giải quyết các vướng mắc, tồn tại trong quá trình thực hiện. Một số đề x ất, kiến nghị Qua thực tế nghiên cứu thực hiện đề tài luận văn tại huyện, tác giả có một số đề xuất kiến nghị sau đây: 3.3.1. Đối với Trung ương - Chính phủ ban hành Nghị định mới thay thế Nghị định số 92/2009/NĐ-CP (về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã) theo hướng tăng số lượng cán bộ công chức trong đó có công chức chuyên trách NTM và giảm số người hoạt động không chuyên trách. - Tăng vốn đầu tư phát triển và vốn tín dụng ưu đãi cho chương trình xây dựng nông thôn mới đối với các huyện, các xã nghèo, xã biên giới, đông đồng bào dân tộc thiểu số do đặc điểm diện tích các xã tương đối lớn; kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội còn hạn chế,Vì vậy, cần đầu tư từ ngân sách nhiều hơn để hoàn thành nhiệm vụ chung cả nước năm 2020 tỉ lệ bình quân chung đạt 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới. 3.3.2. Đối với tỉnh Kiên Giang - Xem xét sớm điều chỉnh Quyết định số 1857/QĐ-UBND, ngày 29/7/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang về ban hành Bộ tiêu chí về nông thôn mới tỉnh Kiên Giang cho phù hợp đặc thù của tỉnh Kiên giang. Theo hướng về tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa xã, ấp, quy mô trung tâm xã 110 không nhất thiết phải có đủ các khu thể thao, không nhất thiết ấp nào cũng có nhà văn hóa; về tiêu chí nghĩa trang, chợ nông thôn xã nào có nhu cầu mới xây dựng để tránh lãng phí vốn đầu tư. - Sớm đầu tư đồng bộ về cơ sở vật chất văn hóa theo lộ trình quy hoạch, bệnh viện đa khoa của huyện, nâng cấp trạm y tế các xã, trường chuẩn theo lộ trình, đường giao thông liên huyện (đường kênh T3, kênh Nông Trường),.. để đến 2018 cơ bản xã điểm của huyện (xã Vĩnh Điều) mới đạt tiêu chí. - Theo quy hoạch, Trung tâm y tế huyện Giang Thành đặt tại xã Phú Lợi chỉ là tạm thời, sẽ xây dựng bệnh viện đa khoa huyện, trung tâm y tế huyện tại khu vực Trung tâm hành chính huyện (ấp Khánh Hòa - xã Tân Khánh Hòa). Do đó, trong thời gian thực hiện quy hoạch theo lộ trình, đề nghị Sở Y tế tỉnh xem xét lại các tiêu chí đánh giá đạt chuẩn quốc gia của trạm y tế xã Phú Lợi. - Việc phân cấp một số vốn đầu tư phát triển cho xã, theo Thông tư số 03, của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (đầu tư dưới 3 tỷ Ban quản lý xây dựng NTM xã làm chủ đầu tư) tính khả thi không cao, do năng lực cán bộ cơ sở không có chuyên môn (cả kỹ thuật), nên đề nghị xã làm chủ đầu tư những công trình thuộc nguồn vốn dân tự đóng góp, các công trình có vốn đầu tư dưới 1 tỷ là phù hợp với xã vùng sâu, xa, khó khăn. - Có chủ trương đào tạo chuyên sâu đội ngũ cán bộ nòng cốt ở các cấp, về xây dựng quy hoạch, thẩm định quy hoạch, lập quy hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng nông thôn mới nhất là đội ngũ cán bộ cơ sở làm công tác xây dựng NTM. Đồng thời ban hành chính sách khuyến khích, thu hút cán bộ trẻ được đào tạo đủ tiêu chuẩn theo quy định trên về công tác ở các xã, nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới. 111 Tiểu kết chương 3 Trên cơ sở thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới huyện Giang Thành và định hướng xây dựng nông thôn mới của tỉnh Kiên Giang và huyện Giang Thành, luận văn đưa ra một số định hướng, quan điểm giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới huyện Giang Thành. Các giải pháp trên muốn được thực hiện đều cần đến sự chuẩn bị một cách chu đáo, đầu tư thích đáng và sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan có thẩm quyền, các tổ chức và cá nhân cùng sự phân định một cách rõ ràng vai trò, nhiệm vụ của từng đối tượng. 112 KẾT LUẬN Chương trình MTQG về xây dựng NTM là một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình công nhiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay, xây dựng NTM cũng là cơ sở quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh quốc phòng. Xây dựng nông thôn mới không chỉ là công việc của chính quyền các cấp mà là nhiệm vụ của toàn dân, cần huy động nhân lực, vật lực của toàn xã hội để chung tay xây dựng. Trên cơ sở quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và thực trạng quản lý nhà nước trong xây dựng nông thôn mới của huyện Giang Thành, luận văn đã chỉ ra được những vấn đề còn tồn tại trong quá trình quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Giang Thành và đưa ra các giải pháp cụ thể để xây dựng nông thôn mới ở huyện Giang Thành trong thời gian tiếp theo được tốt hơn. Bên cạnh đó, nội dung của luận văn đã làm rõ được một số kết quả như sau: Thứ nhất, luận văn đã xác định được xây dựng nông thôn mới là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta và chủ trương này có đầy đủ cơ sở lý luận cũng như cơ sở thực tiễn để việc tiến hành thực hiện đạt kết quả cao trên phạm vi huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang nói riêng và cả nước nói chung Thứ hai, luận văn cũng xác định xây dựng nông thôn mới là công việc lâu dài, đòi hỏi sự chung tay vào cuộc của toàn thể xã hội và đóng vai trò quan trọng chính là người nông dân nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Thứ ba, luận văn đã cho thấy thực trạng về quản lý nhà nước trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang trong thời gian qua đã đạt được những kết quả nhất định. Song vẫn còn nhiều hạn chế như: công tác quy hoạch nông thôn còn yếu, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được 113 đầu tư xây dựng nhưng còn thiếu và chưa đồng bộ, năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ công chức làm việc ở nông thôn vẫn còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân của vấn đề này được xác định là do sự vào cuộc của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương chưa quyết liệt, công tác quản lý huy động nguồn vốn phát triển nông thôn còn chưa được thực hiện tốt, nhận thức của một số cấp ủy chính quyền và một bộ phận nhân dân về vai trò xây dựng nông thôn mới chưa đầy đủ. Tóm lại, xây dựng nông thôn mới trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã trở thành một yêu cầu bắt buộc và cấp bách phải thực hiện. Chính vì vậy, xây dựng nông thôn mới cần phải được đầu tư, quan tâm nhiều hơn nữa, sát sao hơn nữa dựa trên đặc thù của nông thôn từng địa phương, qua đó để đưa ra được những phương hướng cách thức xây dựng khoa học và có hiệu quả. Để làm được điều này không hề đơn giản, mà nó đòi hỏi sự nỗ lực cố gắng phát huy sức mạnh tổng hợp từ các nguồn lực chung, các chủ thể của quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới. Nó đòi hỏi sự phối kết hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan ban ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và quan trọng nhất chính là người nông dân – chủ thể chính của chương trình. 114 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2008), Nghị quyết số 26 – NQ/TW ngày 05/8/2008 Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Hà Nội. 2. Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Gò Quao tỉnh Kiên Giang (2015), Báo cáo tổng kết thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015. 3. Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang (2016), Báo cáo tổng kết thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015.. 4. Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Kiên Giang (2016), Báo cáo tổng kết thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015. 5. Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang (2016), Báo cáo tổng kết thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015. 6. Bộ Xây dựng - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), Thông tư liên tịch số 13/2011/TTL T-BXD- BNNPTNT-BTN&MT ngày 28/10/2011 quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới, Hà Nội. 7. Cục Thống kê tỉnh Kiên Giang(2016), Niên giám thống kê huyện Giang Thành 2015. 8. Đảng bộ huyện Giang Thành (2015), Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XII. 9. Đảng bộ huyện Giang Thành (2015), Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Giang Thành lần thứ XII nhiệm kỳ 2015 – 2020. 10. Đảng bộ Tỉnh Kiên Giang (2015), Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ Tỉnh Kiên Giang lần thứ X nhiệm kỳ 2015 – 2020. 115 11. Huyện ủy Giang Thành (2013), Kế hoạch Số 62-KH/HU xây dựng xã nông thôn mới giai đoạn 2012-2015 và tầm nhìn đến năm 2020. 12. Huyện ủy Giang Thành (2012), Nghị quyết số 05 về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2012-2015 và tầm nhìn đến năm 2020. 13. Phạm Văn Lâm (2016), Đề tài xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên, Luận văn thạc sĩ quản lý công, Học viện Hành chính Quôc gia. 14. Thủ tướng chính phủ (2010), Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020, Hà Nội. 15. Ngô Huyền Trang (2015), Xây dựng Nông thôn mới cấp xã tại huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang, Luận văn Thạc sỹ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia. 16. UBND tỉnh Kiên Giang (2013), Quyết định số 1857/QĐ-UBND, ngày 29/7/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang về ban hành Bộ tiêu chí về nông thôn mới tỉnh Kiên Giang. 17. UBND tỉnh Kiên Giang (2013), Quyết định số 2453/QĐ-UBND, ngày 14/10/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, về việc ban hành hướng dẫn thực hiện cơ chế đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo Thông tư 03/2013/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch Đầu tư. 18. UBMT Tổ quốc Việt Nam( 2015), Báo cáo tổng kết phong trào thi đua thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015. 19. thon/2012/14689/Kinh-nghiem-xay-dung-nong-thon-moi-o-mot-so-nuoc- tren.aspx. 20. https://giangthanh.kiengiang.gov.vn/trang/TinTuc/11/456/Gioi-thieu- tong-quan-huyen-Giang-Thanh.html.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_xay_dung_nong_thon_moi_tren_dia.pdf
Luận văn liên quan