Cùng với sự phát triển của các đô thị khác trong cả nước, thị xã Bắc Ninh cũng ngày càng có
sự thay đổi mọi mặt về kinh tế, văn hoá xã hội. Sự phát triển mạnh mẽ ấy đã tạo ra bộ mặt
mới cho toàn thị xã, đưa thị xã lên một tầm cao mới sánh ngang với các đô thị khác. Tuy
nhiên nó cũng khiến thị xã phải đứng trước những thách thức lớn của sự ô nhiễm và suy thoái
môi trường. Chính vì vậy mà công tác quản lý môi trường nói chung và quản lý rác thải nói
riêng phải được quan tâm hơn lúc nào hết. Để làm được điều này cần phải có sự nỗ lực của
toàn dân, các cơ quan đoàn thể.
Quản lý môi trường là một nhiệm vụ tất yếu khách quan nhằm tìm ra những biện pháp hữu
hiệu nhất để BVMT, giảm thiểu tốt nhất những tác hại mà môi trường có thể gây ra cho con
người, giữ gìn môi trường luôn trong sạch lành mạnh vì sự phát triển của toàn xã hội.
65 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3154 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý rác thải ở khu đô thị Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tệ tại ngân hàng.
Công ty Môi trường và Công trình đô thị Bắc Ninh thực hiện nhiện vụ của doanh nghiệp nhà
nước, hoạt động công ích về phục vụ công cộng đô thị Thị xã Bắc Ninh như: Quản lý, khai
thác, sử dụng, bảo trì, cải tạo và nâng cấp các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị . Vệ sinh môi
trường đô thị , kinh doanh dịch vụ phục vụ các nhu cầu về: Vệ sinh, hoa, cá cảnh, ươm giống
cây, trồng cây xanh, … Nhằm phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của thị xã
tỉnh lỵ. Trên cơ sở tuân thủ chính sách, pháp luật và quy định hiện hành của các cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền .
Chức năng và nhiệm vụ:
Quản lý, khai thác, duy tu, bảo dưỡng đường giao thông nội thị, vỉa hè, đường phố và
hệ thống thoát nước đô thị .
Vệ sinh môi trường đô thị, thu gom, xử lý và chế biến rác thải đô thị
Quản lý, khai thác, bảo trì hệ thống chiếu sáng công cộng, công viên cây xanh, quản trang và
phục vụ tang lễ.
Sửa chữa thường xuyên những phương tiện chuyên dùng vệ sinh môi trường đô thị .
Sửa chữa, nâng cấp các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị của UBND thị xã được tỉnh cấp.
Kinh doanh dịch vụ: Hoa, chim, Cá cảnh, ươm cây giống.
Quyền hạn của công ty
Được Nhà nước cấp kinh phí theo dự đoán hàng năm hoặc theo đơn đặt hàng của nhà nước do
cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, phù hợp với nhiệm vụ kế hoạch nhà nước giao
cho doanh nghiệp .
Được hưởng các chế độ trợ cấp, trợ giá hoặc các chế độ ưu đãi khác của nhà nước khi thực
hiện các nhiệm vụ hoạt động công ích hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ theo chính sách giá
của nhà nước và các chế độ ưu đãi về đầu tư hoặc tái đầu tư theo qui định của nhà nước.
Quản lý và sử dụng vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác do nhà nước giao
theo qui định của pháp luật, để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ hoạt động công ích và kinh
doanh dịch vụ đô thị .
Chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản thuộc quyền quản lý của doanh
nghiệp khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép, trên nguyên tắc bảo toàn và phát
triển vốn .
Ký kết các hợp đồng kinh tế về: Sản xuất và dịch vụ, đào tạo, liên doanh liên kết, hợp
tác đầu tư, góp vốn cổ phần đối với các tổ chức kinh tế, xã hội, cá nhân trong và ngoài nước,
trong phạm vi chuyên ngành vệ sinh môi trường và công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị, khi
được các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép.
Quản lý sử dụng quĩ khấu hao cơ bản của doanh nghiệp, mức và tỷ lệ trích quỹ khấu hao cơ
bản, chế độ sử dụng và quản lý quỹ khấu hao cơ bản theo pháp luật và qui định hiện hành của
nhà nước.
Được huy động vốn và gọi vốn liên doanh, đầu tư vào dự án đã được cơ quan quản lý
Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Sử dụng các nguồn lực được giao để tổ chức hoạt động kinh doanh dịch vụ bổ sung theo quy
định, nhưng không được làm ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ chính của
Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích.
Kí kết các hợp đồng lao động: Dài hạn, ngắn hạn, theo nhu cầu hoạt động sản xuất và kinh
doanh dịch vụ.
Trách nhiệm của công ty:
Sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn, nhận và sử dụng có hiệu quả tài nguyên, đất
đai và các nguồn lực do Nhà nước giao để hoạt động công ích và kinh doanh dịch vụ.
Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký do Nhà nước giao cho Doanh nghiệp hoạt động
công ích, chịu trách nhiệm trước Nhà nước về kết quả hoạt động của Doanh nghiệp và chịu
trách nhiệm trước khách hàng, trước Pháp luật về sản phẩm, dịch vụ kinh doanh,…
Xây dựng định hướng phát triển, kế hoạch sản xuất và kinh doanh hàng năm phù hợp với
nhiệm vụ được Nhà nước giao và nhu cầu của thị trường. Kế hoạch hàng năm của doanh
nghiệp phải trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Đầu tư đổi mới và hiện đại hoá thiết bị, công nghệ và phương thức quản lý thực hiện mục
tiêu, nhiệm vụ hoạt động công ích do Nhà nước giao và kế hoạch kinh dịch vụ của công ty.
Thực hiện đúng các chế độ chính sách về quản lý vốn, tài sản, các loại quỹ về chế độ kế toán,
kiểm toán, chế độ báo cáo, chịu trách nhiệm về tính chính xác và hợp pháp của các số liệu,
các báo cáo về tình hình hoạt động của công ty .
Thực hiện nộp ngân sách các khoản thu phí và các khoản thu khác ( nếu có); tổ chức hạch
toán kinh tế riêng phần hoạt động kinh doanh dịch vụ và chấp hành đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế
kinh doanh dịch vụ theo quy định của pháp luật .
Thực hiện nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của Bộ luật Lao động và những
chính sách hiện hành khác; chăm lo cải thiện đời sống, vật chất, tinh thần của cán bộ công
nhân, viên chức trong công ty .
Bảo vệ công ty, bảo vệ sản xuất, giữ gìn trật tự an toàn chính trị và làm tròn nghĩa vụ quốc
phòng.
Cơ cấu tổ chức của công ty
Giám đốc
Phó giám
đốc
Phó giám
đốc
Phòng
tổ
chức
hành
chính
Phòng
tài
vụ
Phòng
kế
hoạch
kỹ
thuật
Phòng
vật
tư
ATVS
- LĐ
Đội
MT
số
1
Đội
MT
số
2
Đội
giao
thôn
g
thoá
t
nước
Đội
công
viên
cây
xanh
đội
QL-
điện
chiế
u
sáng
Đội
bảo
vệ
Đội
XD
và
KD
dịc
h
vụ
Đội
quản
lý
chất
thải
đô
thị
Đội
xe
và
sửa
chữ
a
Với tổng số cán bộ công nhân viên là:232 người tính đến ngày 01/09/04
Trong đó:
Giám đốc: Ông Nguyễn Đức Hả
Phó Giám đốc: Ông Vũ Đức Thắng
Ông Nguyễn Văn Cảnh
Các phòng ban như sau:
Phòng tổ chức hành chính:
1. Nguyễn Thị Minh Hà- Trưởng phòng
2.Lương Thị Giang
3. Nguyễn Thế Tuân
4. Đỗ Đức Đáng- Phó phòng
Phòng tài vụ :
1 Lê Thị Thu
2 Dương xuân Chung
3 Nguyễn Thị Loan
Phòng kế hoạch - kỹ thuật
1. Hoàng Tuyến Quang
2. Nguyễn Đức Cung
3. Hà Huy Đông
4. Nguyễn Đình Thu
Phòng vật tư và ATVSLĐ
1. Nguyễn Ngọc Thoảng Trưởng phòng
2. Nguyễn Trường Giang
1.2 Các hoạt động chủ yếu của Cơ quan
Mục đích hoạt động của công ty : Công ty Môi
trường và Công trình đô thị Bắc Ninh là doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích. Mục
đích hoạt động của công ty là nhằm đáp ứng các nhu cầu về: Vệ sinh môi trường sinh thái
cảnh quan môi trường đô thị
Quản lý, khai thác sử dụng có hiệu quả các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị .
Sửa chữa, nâng cấp các công trình hạ tầng đô thị .
Góp phần cải thiện sinh hoạt về tinh thần, vui chơi giải trí của nhân dân và đảm bảo an toàn
giao thông, trật tự đô thị .
Đồng thời thông qua hoạt động tăng thêm nguồn thu cho ngân sách bù đắp một phần kinh phí
ngân sách chi cho công tác vệ sinh môi trường đô thị .
Góp phần phát triển kinh tế – xã hội địa phương.
Phạm vi hoạt động của công ty:
Công ty đảm nhận công tác vệ sinh môi trường đô thị cộng thêm địa bàn thị xã Bắc Ninh và
nhận làm dịch vụ vệ sinh môi trường cho các cơ quan, xí nghiệp, trường học, bệnh viện, các
cở sản xuất kinh doanh, dịch vụ …
Sửa chữa, nâng cấp các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị .
Kinh Doanh dịch vụ hoa, cây cảnh, chim, cá cảnh, ươm cây giống trồng cây xanh đô thị phục
nhu cầu trong và ngoài tỉnh .
Nghiên cứu, thăm quan, học tập ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật với cơ các quan, đơn
vị cùng ngành cả trong và ngoài nước. Tham gia sinh hoạt các hội như : Hội môi trường đô
thị Việt Nam, Hội xây dựng đô thị Việt Nam, Hội VAC, Hội sinh vật cảnh
Về tập thể người lao động :
Đại hội công nhân, viên chức là hình thức dân chủ trực tiếp, để người lao động trong công ty
tham gia quản lý công ty. Đại hội đồng nhân dân, viên chức thực hiện các quyền sau:
Tham gia thoả ước lao động tập thể để người đại diện tập thể lao động thương lượng và ký
kết với giám đốc công ty.
Thảo luận và thông qua qui chế sử dụng các quĩ có liên quan trực tiếp đến lợi ích của người
lao động trong công ty .
Thảo luận và góp ý kiến về qui hoạch, kế hoạch, đánh giá hiệu quả quản lý sản xuất kinh
doanh, đề xuất các biện pháp bảo vệ lao động, cải thiện điệu kiện làm việc, đời sống vật chất
và tinh thần, vệ sinh môi trường và đào tạo người lao động của công ty.
Đại hội công nhân, viên chức và hoạt động theo hướng dấn của Tổng liên đoàn lao động tỉnh
Bắc Ninh và Liên đoàn thị xã Bắc Ninh.
Ban thanh tra công nhân do công đoàn của công ty phụ trách có trách nhiệm giám sát các hoạt
động của công ty theo qui định của pháp luật.
Tại thời điểm 1/1/2004 tổng số lao động trong quỹ lương toàn công tylà 188 người, bao gồm
4 phòng nghiệp vụ - kỹ thuật, 8 đội sản xuất.
Để đáp ứng nhu cầu khối lượng nhiệm vụ tỉnh giao năm 2004 công ty đã tuyển dụng thêm 43
lao động, tương ứng tăng 22,87% so với đầu năm. Số lao động trong quỹ lương thực tế dử
dụng bình quân năm là 210 người, bằng 85,7% so với lao động định biên được duyệt.
Tính đến 10/1/2004, Tổng số lao động trong quỹ lương toàn công ty là 231 người trong đó
Đại học 16 người bằng 6,29%, cao đẳng, trung cấp 14 người bằng 6,06%, công nhân kỹ thuật
33 ngươi bằng 14,28%, Lao động phổ thông 168 người bằng 72,74%.
Số lao động được tuyển dụng trên địa bàn thị xã Bắc Ninh bằng 39/43 lao động tuyển dụng
trong năm 2004 bằng 91%. Đại học 6/43 người chiếm 11%, cao đẳng trung cấp 4/43 người
chiếm 9%, Công nhân kỹ 6/43 người thuật chiếm 14%, lao động phổ thông 27/43 người
chiếm 63%. Lao động được tuyển dụng theo đúng quy chế, phát huy tác dụng tốt công việc
được giao.
Vốn và các hoạt động thuộc phạm vi tài chính của công ty.
Công ty hoạt động theo chế độ hoạch toán kinh doanh kinh tế, vừa là Doanh nghiệp nhà nước
hoạt đọng công ích, vừa là kinh doanh dịch vụ.
Vốn Công ty bao gồm: Bằng tiền, bằng tài sản cố định, vật tư do nhà nước cấp . Trong quá
trình hoạt động công ích do yêu cầu nhiệm vụ phát triển hàng năm, được nhà nước bổ sung
kinh phí, phương tiện kỹ thuật nhà xưởng, công ty có trách nhiện bảo toàn vốn , khai thác và
sử dụng vốn có hiệu quả.
Ngoài nhiện vụ công ích được giao, công ty được tận dụng các nguồn lực, kể cả hình thức
huy động vốn theo qui định của nhà nước sau khi hoàn thành nhiệm vụ công ích để tổ chức
hoạt động kinh doanh dịch vụ, phù hợp với khả năng của doanh nghiệp và nhu cầu thị
trường. Với điều kiện không làm ảnh hưởng đến thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ công ích được
nhà nước giao.
Công ty thực hịên chế độ tài chính, kế toán, thống kê, quyết toán và lập báo cáo định kỳ theo
qui định báo cáo thống kê, kế toán hiện hành của nhà nước.
Công ty có trách nhiện nhận và bảo toàn vốn, và phát triển vốn trên cơ sở hoàn thành nhiện
vụ công ích, phân chia các quĩ sử dụng các quĩ theo đúng các qui định của nhà nước.
Công ty được hưởng các chế độ trợ cấp, trợ giá hoạc các chế độ ưu đãi khác của nhà nước.
Công ty chịu sự kiểm tra, giám sát về các hoạt động công ích và kinh doanh dịch vụ của các
cơ quan nhà nước có thẩm quyền qui định .
Mọi thành viên của công ty có trách nhiện bảo quản các tài sản của công ty, ai gây thiêt hại
phải bồi thường.
Tiền lương của cán bộ, công nhân,viên chức trong công ty được tính toán trên cơ sở chế độ
chính sách hiện hành của nhà nước của nhà nước và hiệu quả của công tác, về số lượng sản
phẩm, dịch vụ.
Tiền thường gồm tiền thưởng đột xuất và tiền thưởng định kỳ theo kết quả công tắc của từng
cá nhân do hội đồng thi đua của công ty quyết định
Công ty thực hiện chế độ nâng cấp, nâng bậc lương mọi cán bộ theo qui định của nhà nước
hiện hành .
Công ty có trách nhiện chăm lo cho đời sống vật chất lẫn tinh thần cho mọi cán bộ công nhân
viên đảm bảo động viên mọi người thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị mà nghà nước giao.
1.3 Những đặc điểm khác :
Hiện nay công ty có nhiều mối quan hệ với các đối tác trong hoạt động kinh tế tham gia ký
kết nhiều hoạt động phục vụ cho nhu cầu hoạt động của công ty, tham gia nhiều hoạt động
nhiều hiệp hội phục nhu cầu ngày càng phát triển của công ty.
2. Công tác quản lý rác thải tại Thị xã Bắc Ninh
2.1. Hoạt động thu gom vận chuyển, xử lý rác thải
Mô hình: Công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải
Hiện nay, Công ty đang tổ chức tho gom, vận chuyển xử lý chất thải rắn trên 10 phường, với
hơn 10.872 hộ và 144 cơ quan, đơn vị. Công tác thu gom, vận chuyển rác thải được thực hiện
thường xuyên liên tục 2ca/ngày với 50 tuyến đường chính, với tổng chiều dài là 38,052km
trên diện tích 37,39ha.Lượng thải rắn công ty vận chuyển hàng năm từ 60-75 tấn/ngày ước
đạt khoảng 70-85% lượng rác trên toàn thị xã. Công tác thu gom rác thảicủa công ty còn gặp
nhiều khó khăn do địa bàn rộng lớn, trang thiết bị phục vụ thu gom còn thiếu công ty chỉ có
03xe vận chuyển rác chuyên dụng(05 tấn/xe) hoạt động từ năm1997, 120 xe gom rác đẩy tay,
tuy vậy bằng những lỗ lực của mình 2ca một ngày trên diện tích 675.608m2, với dân số
khoản50.000 người 10,100 hộ.
2.2. Công tác xử lý rác thải
Rác
từ
các
nguồ
n
thu
gom
phát
Đường phố,
nơi công
cộng
Thùng,
túi, xô….
Xe
gom
rác
Điểm
trung
chuyển
Xe trở rác
chuyên
dụng
Bãi
xử
lý
rác
Công tác xử lý rác thải rắn là một nội dung quan trọng, đây chính là khâu cuối cùng, khâu
quan trọng nhất có ý nghĩa quyết định tính hiệu quả trong toàn bộ công tác vệ sinh môi
trường. Bãi chôn lấp rác thải trước đây của thị xã Bắc Ninh được xây dựng năm 1994 theo
quyết định số 1214/CT ngày 30/12/1994 của chủ tịch UBND tỉnh Hà Bắc có diện tích khoảng
9.976m2 cách thị xã 04 km về hướng đông bắc. Bãi rác này hoàn toàn như một bãi rác tự
nhiên(không có lớp lót nền chống thấm, không có hệ thống thu gom nước thải, không tưởng
rào), chưa đạt tiêu chuẩn bãi rác hợp vệ sinh rác thải được tập trung về đây và được chôn lấp
rất thủ công, bãi rác này đã được đóng cửa tháng 9/2001.Sau đó bãi rác được tập trung mở
rộng thêm 1,5ha bên cạnh bãi rác cũ.
Quy trình xử lý rác:
Toàn bộ rác thải được thu gom sẽ được chuyển về bãi rác và được xử lý theo quy trình sau:
+Phân loại sơ bộ giác thải trong quá trình thu gom, công nhân đã tự phân loại để thu hồi
những chất có thể tái chế , tái sử dụng được, khi về đến bãi rác thải lại được phân loại để tái
thu hồi do đội quân “đồng nát” tự thu gom tại bãi chai lọ đò hộp giấy bìa đồ nhựa thuỷ tinh
sắt vụn phần rác còn lại chủ yếu là rác thải hữu cơ và vật liệu xây dựng sẽ được đưa vào bước
tiếp theo để xử lý.
+ San ủi, đầm nén bãi rác đang sử dụng 01 máy ủi xích DT-75 và 01 máy xúc đào để san ủi
và đầm nén rác thải thành từng lớp dày từ 0,5-1,0m sao cho bề mặt rác luôn nghiêng 15-300,
đảm bảo thoát nước bề mặt
+ Xử lý sinh hoá: Dùng chế phẩm EM phun trực tiếp vào rác thải nhờ có các vi sinh vật có
ích trong Em nên rác thải được phân huỷ rất nhanh chóng, không gây mùi hôi thối không gây
độc hại cho môi trường.Ngoài chế phẩm EM công ty còn rắc vôi bột phun thuốc diệt côn
trùng và các loại gặm nhấm có hại…
+ Phủ lớp đất sau khi đã phun qua sử lý sinh học mỗi lớp rác sẽ được một lớp đất để chôn lấp
đất phủ có hàm lượng sét từ 30% để hạn chế bốc mùi hạn chế sự thấm nước mưa.
Stt Tên vật liệu Đơn vị tính Đơn vi
tiêu hao
1 EM thứ cấp Lít 0,10000
2 Bột Bôkashi Kg 0,23500
3 Vôi bột Kg 0,26000
4 Nước khô M3 0,10000
5 Thuốc diệt ruồi Lít 0,00041
6 Đất phủ M3 0,10000
III. Đánh giá hiệu quả xã hội của công tác quản lý rác thải tại Công ty Môi trường và
Công trình đô thị Bắc Ninh
1. Bằng lòng chi trả.
Ta thấy môi trường và xã hội có mối quan hệ rất mật thiết với nhau. Chúng ảnh hưởng qua lại
tác động lẫn nhau, quyết định đến sự tồn vong của nhau. Vậy nên, công tác thu gom rác thải có
ảnh hưởng rất lớn đến xã hội. Hiệu quả xã hội của việc thu gom quản lý rác thải Chính là
những lợi ích xã hội nhận được. Lợi ích này chính là chi phí cơ hội để người công nhân thu
gom rác làm thay phần việc của người khác. Lợi ích này chính là việc đã tạo ra công ăn việc
làm cho một số người lao động có trình độ thấp, hạn chế đươc các tệ nạn xã hội do một số
người khồng có việc làm gây ra. Hơn nữa thu gom quản lý ra thải tốt còn gìm gữ môi trường
sống trong sạch lành mạnh cho con người, tránh được các bệnh do môi trường ô nhiễm mang
lại. Bênh cạnh đó nó còn giúp gữ gìn cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ các khu di tích lịch sử,
danh lam thắng cảnh…Những lợi ích này là rất lớn khó có thể định lượng chính xác được. Ta
chỉ có thể ước lượng một cách tương đối rằng: lợi ích này được tính bằng hiệu số của số tiền
chi trả trung bình cho một ngày với chi phí mà việc thu gom vận chuyển, xử lý rác thải tiêu
tốn. Lợi ích này được tính theo công thức sau:
B= I- E
Trong đó: B là lợi ích xã hội của việc thu gom rác thải.
I là thu nhập của mỗi người tròn xã hội, nếu họ dùng thời gian làm vệ sinh môi trường
để làm viẹc khác
E là chi phí của việc thu gom rác thải
Theo số liệu điều tra với mẫu số là 1000 người sống trong khu vực thị xã về việc sẵn lòng chi
trả bao nhiêu cho việc thu gom rác thải. Có rất nhiều ư kiến khác nhau do mỗi người có vị trí
địa vị, nghề nghiệp khác nhau trong xã hội. Kết quả được thể hiện trong bảng dưới đây.
Bảng 3: Số người và mức bằng lòng chi trả cho việc thu gom rác thải
Nghề nghiệp Số người Tỷ lệ WTP(%) Mức WTP(đồng/ tháng)
Công nhân 215 90 6000
Nông dân 125 50 3000
Thương nhân 250 90 7000
Buôn bán nhỏ 300 85 5000
Thất nghiệp 110 20 1000
(Nguồn: Số liệu điều tra tại Công ty môi trường và công trình đô thị Bắc Ninh)
Qua bảng trên ta tính được số tiền và số người sắn lòng chi trả cho việc thu gom rác thải là:
Bảng 4: Số tiền bằng lòng chi trả cho công tác thu gon rác thải.
Nghề nghiệp
Số người WTP
Mức WTP
(đồng/tháng)
Tổng số tiền thu
được (đồng)
Công nhân 194 6000 1164000
Nông dân 63 3000 189000
Thương nhân 225 7000 1575000
Buôn bán nhỏ 255 5000 1275000
Thất nghiệp 22 1000 22000
Tổng 759 4225000
(Nguồn: số liệu Công ty môi trường và công trình đô thị Bắc Ninh)
Như vậy tổng số tiền bằng lòng chi trả trong một tháng (tính thí điểm cho 1000 người dân
được phỏng vấn) là: I = 4225.000 đồng
H= là tổng chi phí trong việc thu gom vận chuyển xử lý rac thải của công ty môi trường và
công trình đô thị Bắc Ninh (tính cho 1000 người dân)
H=E =3150.000 đồng
Vậy ta có lợi ích xã hội
I = I- E =4225000 - 3150000=1075000 đồng/tháng
Vậy ta thấy nếu rác thải được quản lý thật tốt thì một tháng thị xã sẽ có được một khoản lợi
ích xã hội = (1075000*85152)/1000= 91.538.400đồng/tháng
đây là một con số không hề nhỏ. Vậy nên cần phải quản lý rác thải tốt hơn nữa để đem lại cho
xã hội những khoản lợi ích lớn hơn.
2. Hoạt động của công ty.
Phấn đấu vươn lên với mục tiêu: hiệu quả, chất lượng, giữ gìn và bảo vệ môi trường luôn
trong sáng - xanh - sạch - đẹp, văn minh, hiện đại và bền vững.
Cùng với sự phát triển chung của đất nước, của tỉnh và thị xã Bắc Ninh trong thời kỳ đổi mới
và hội nhập, Công ty Môi trường và Công trình đô thị Bắc Ninh luôn vượt qua khó khăn để
đạt mục tiêu mà UBND thị xã giao. Trong qúa trình hội nhập công ty đã góp phần xứng đáng
cho sự phát triển của đất nước, là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích thành lập
tháng 10/1993, với chức năng, nhiệm vụ: đảm bảo vệ sinh môi trường đô thị, quản lý, khai
thác, sử dụng, bảo trì các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, vật kiến trúc, công trình văn
hoá… với giá trị hàng ngàn tỷ đồng phục vụ cho nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội
và đời sống nhân dân. Tham mưu cho các cấp uỷ đảng, chính quyền, đoàn thể quần chúng.
Nâng cao dân trí trong lĩnh vực bảo vệ môi trường sinh thái, gìn giữ cảnh quan thiên nhiên
bền vững. Những năm qua, công ty đã có nhiều nỗ lực phấn đấu, khắc phục mọi khó khăn
vươn lên hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch được giao. Phát huy những thành quả đã đạt
được trong những năm qua, năm 2004 và những tháng đầu năm 2005, BCH công đoàn đã xây
dựng kế hoạch hoạt động, chương trình công tác, phát động và tổ chức thực hiện toàn diện
các phong trào thi đua, động viên toàn thể cán bộ công nhân viên quyết tâm phấn đấu hoàn
thành xuát sắc nhiệm vụ được giao. Đảm bảo đô thị sáng- xanh- sạch - đẹp- văn minh. Quan
tâm chăm lo đời sống, bảo vệ quyền lợi hợp pháp và chính đáng cho người lao động: 100%
cán bộ công nhân viên có việc làm và có thu nhập ổn định. Giải quyết đúng đủ, kịp thời các
chế độ, chính sách cho người lao động với mức thu nhập bình quân là 850.000 đồng đến
900.000 đồng/người/ tháng. Do làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục nên đơn vị luôn hoành
thành các chỉ tiêu kế hoạch do tỉnh uỷ đề ra. Các nhiệm vụ được hoàn thành tốt thẻ hiện qua
các kết quả cụ thể dưới bảng sau:
stt Nột dung công việc Khối lượng % kế hoạch hoàn thành
1 Thu gom rác 9911ha 107,75
2 Vận chuyển và xử lý rác 24684 tấn 106,9
3 Khơi thông cống rãnh 3655m3 114
(Nguồn công ty môi trường và công trình đô thị Bắc Ninh.)
Ngoài ra công ty còn đảm bảo được việc thu gom rác thải 2 buổi/ngày. Duy trì chăm sóc trên
13000 cây xanh đô thị, một công viên, trên 20 vươn hoa khuôn viên đảm bảo mỹ quan đô thị.
Hệ thống cây cảnh, bồm hoa, thảm cỏ ngày càng đẹp hơn. Khai thác tốt được 44 tuyến đẹn
cao áp với 1400 bóng được duy trì chế độ đóng ngắt theo đúng chế độ. Thường xuyên bảo
dưỡng thay thế sửa chữa đúng yêu cầu tuân thủ đúng quy trĩnh kỹ thuật an toàn vệ sinh lao
động.
Thực hiện chỉ thị số 02/CT- CT ngày 25/04/2003 của chủ tịch UBND thị xã Bắc Ninh, công
đoàn công ty vận động nhân dân tham gia phong trào tổng vệ sinh chiều thứ 6 và thứ 7 hàng
tuần đạt kết quả tốt với 35 buổi, huy động trên 3050 lượt người tham gia tren diện tích
110.000m2. Đảm bảo cán bộ được tham gia BHXH, BHYT, khám chữa sứa khoẻ định kỳ.
Tập huấn an toàn lao động và trang bị bảo hộ lao động kịp thời đúng yêu cầu và phù hợp với
nhiệm vụ. Bằng những cố gắng phấn đấu liên tục trên mọi mặt hoạt động của đơn vị nhờ vậy
mà doanh thu tăng 13,21% so với kế hoạch tỉnh giao, tăng 25,38% so với năm 2003 nộp ngân
sách tăng 12,73% so với kế hoạch , để đáp ứng nhu cầu thị xã trong thời kỳ đổi mới.
IV. Những bất cập trong công tác quản lý rác thải.
1. Sự bùng nổ về dân số.
Theo số liệu thống năm 2003 dân số toàn thị xã là 85152 người. Với tỷ lệ gia tăng dân số
1,87% thì hàng năm lượng dân cư của thị xã tăng lên cũng khá lớn. Dân số gia tăng mạnh sẽ
cản trở sự phát triển của toàn xã hội. Mật độ sẽ ngày càng tăng lên, diện tích đất đai một vụ
sản xuất sẽ ngày càng bị thu hẹp. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến bộ phận dân cư làm nông
nghiệp có mức sống thấp. Mặc dù công tác kế hoạt hoá gia đình đã được thực hiện khá tốt
trên toàn thị xã song hầu như nó chỉ có hiệu quả đối với cán bộ, công nhân viên chức nhà
nước, còn đối với những người làm nông nghiệp thì mọi bịên pháp đều ít hiệu nghiệm. Dân
số ngay một đông đúc kiến cho các nhu cầu về ăn ở sinh hoạt… cũng ngày một tăng. Từ đó
lương rác thai ra cũng ngày một nhiều. Nếu không có những biện pháp quản lý kịp thpì thì
lượng rác khổng lồ này sẽ đe doạ đến môi trường sống của dân cư toàn thị xã
2. Tốc độ phát triển kinh tế
Nến kinh tế ngày càng phát triển, thu nhập của người dân tăng lên. Mức sống được nâng cao
các nhu cầu người dân ngày càng được cải thiện. Đặc biệt là nhu cầu về nhà ở. Khu vui chơi
giải trí tăng lên kiến cho các công trình xây dựng mọc lên ồ ạt tạo sự chuỷên biến lớn trong
bộ mặt xã hội. Bên cạnh đó hàng loạt các nhà máy xí nghiệp, các khu công nhiệp cũng mọc
lên. Toàn thị xã có sự thay đổi rõ nét. Nhưng sự phát triển mạnh mẽ này bên cạnh những lợi
ích to lớn còn kéo theo những mặt trái tác động trực tiếp đến môi trường sống của con người.
Khối lượng rác thỉa xây dựng, rác thải công nghiệp tăng lên một cách nhanh chóng gây khó
khăn và tốn kém rất nhiều cho công tác thu gom vận chuyển và xử lý rác thải.
Kinh tế phát triển mạnh mẽ kéo theo quá trình đô thị hoá cũng diễn ra nhanh chóng. Các khu
đô thị là nơi tập trung đông dân cư, với mật độ dân số cao, là nơi tập trung các thành tựu văn
hoá kinh tế khoa học phát triển với tốc độ lớn, tại các khu vực này cơ sở hạ tầng vật chất kỹ
thuật khá hiện đại. Tuy nhiên quá trình đô thị hoá đã lấn chiếm một diện tích đất nông nghiệp
khá lớn.
tốc độ phát triển kinh tế và qúa trình đô thị hoá quá nhanh đã gây ra những trở ngại lớn đối
với việc quản lý môi trường. Rất nhiều các loại chất ô nhiễm, các chất thải độc hại được thải
vào môi trường. Lượng rác thải tăng lên cả về khối lượng và mức độ độc hại sẽ dẫn đến nguy
cơ ô nhiễm cả môi trường nước,môi trường không khí và môi trường đất. Vậy nên cần thiết
phải có những biện pháp phù hợp để điều chỉnh tốc độ phát triển kinh tế và đô thị hoá hài hoà
với hoạt động quản lý môi trường để hướng tới một tương lai phát triển toàn diện và bền
vững cho thị xã.
3. Công tác tuyên truyền giáo dục
Mặc dù thị xã đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục thông qua nhiều hình thức, biện
pháp như: Phát thành, tờ rơi biểu ngữ … song công tác này chưa thực sự phát huy được hết
tác dụng. Y thức và tinh thần tự giác giữ gìn, bảo vệ sinh môi trường công cộng chưa trở
thành thói quen trong cách sống của đại bộ phận dân cư. Hiện tượng đổ rác, xả nước thải bừa
bãi dọc các tuưyến đường quốc lộ, ao kênh, mương hồ vẫn còn rất phổ biến. Nhất là ở khu
vực ngoại thị do không được quản lý sát sao nên y thức tự giác của người dân rất thấp. Tập
quán sản xuất nông nghiệp còn lặc hậu cùng với việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật một cách
bừa bãi đã làm ô nhiễm nguồn nước, thoái hoá đất đai, ảnh hưởng lớn đến môi trường nông
thôn. công tác giáo dục BVMT chưa được đưa vào trong hệ thống giáo dục các cấp. Chính vì
lẽ đó mà công tác quản lý môi trường thị xã đã gặp khá nhiều khó khăn. Chỉ khi y thức bảo vệ
môi trường của người dân được nâng cao thì khi đó công tác bảo vệ môi trường mới được xã
hội hoá và thực sự trở thành hoạt động của toàn dân.
4. Về khối lượng rác thải.
Quá trình đô thị hoá mạnh mẽ đã làm tăng mức sống của người dân khiến cho lượng giác thải
ra ngày càng nhiều hơn. Mặc dù Công ty môi trường đô thị Bắc Ninhđã rất nỗ lực song lượng
rác t hu gom được cũng chỉ chiếm 80% đến 85% tổng lượng rác thải ra. Lượng rác tồn đọng
đã làm ảnh hưởng đến môi trường và mỹ quan của các khu đân cư, cơ quan, xí nghiệp… Hầu
như lượng rác ở khu vực ngoại thị không được thu gom một cách triệt để. Do cách khá xa khu
vực trung tâm nên nhiều khi các cơ quan chức năng ở địa phương không tiến hành đôn đốc
kịp thời công tác thu gom. Điều đó đã khiến các đống rác ngày một cao hơn gây mất mỹ quan
và ảnh hưởng đến môi trường không khí, và môi trường nước mặt ở các xóm làng. Hơn nữa ở
khu vực ngoại thị y thức tự giác của người dân chưa cao nên họ thường đổ rác bừa bãi tuỳ
tiện làm cho môi trường nông thôn vốn trong sạch lành mạnh nhưng ngày càng bị ô nhiễm
nặng nề. Tốc độ đô thị hoá quá nhanh cũng làm lượng rác thải khu vực nội thị gia tăng đáng
kể trong khi khả năng thu gom rác thải của công ty vẫn còn hạn chế, đây là một vấn đề cần
được xem xét và giải quyết kịp thời tránh để rác tồn đọng gây ô nhiễm môi trường..
5. Phân loại rác thải
Do điều kiện về mọi mặt còn hạn chế và thị xã Bắc Ninh cũng chỉ là một đô thị nhỏ, nên công
tác thu gom rác thải vẫn còn nhiều hạn chế. Hầu hết rác thải đều được thu gom lẫn lộn với
nhau rỗi chuyển lên các phương tiện chuyên dụng đưa về các bãi chôn lấp. Tất cả các loại rác:
rác hữu cơ, rác thực phẩm, rác thải từ bệnh viện, rác công nghiệp, rác xây dựng…đều được
đổ chung về một bãi. Thị xã chưa tiến hành phân loại rác tại nguồn. Công tác này đòi hỏi chi
phí rất lớn và ưy thức của người dân cũng rất cao nên cũng khó có thể thực hiện được. Trong
thời gian vừa qua công ty môi trường đô thị Bắc Ninhcũng đã tiến hành phân loại rác thải thí
điềm tại làng nghề Vạn Phúc và cũng đã thu được những kết quả khá khả quan song để đưa
vào thực hiện trên địa bàn toàn được những kết quả khả quan song để thực hiện phân loại rác
thải trên địa bàn toàn thị xã thì còn nhiều vấn để phải xem xét. Cũng có một bộ phận rác thải
được phân loại do những người nhặt rác thu lượm riêng để bán cho các cơ sở tái chế tư nhân
song lượng này cũng không lớn. Nếu phân loại được rác tại nguồn thì thị xã sẽ tiết kiệm được
cho mình một nguồn nguyên nhiên liệu khá lớn. Vậy nên, công tác phân loại rác tại nguồn
nên sớm được thực hiện sẽ là rất tối ưu cho Thị xã.
6. Công tác xử lý rác thải.
Do lượng rác thải của toàn thị xã chỉ được xử lý theo một phương pháp duy nhất là phương
pháp chôn lấp nên đã làm lãng phí một diện tích đất chôn lấp rất lớn và cũng làm lãng phí
một nguồn tài nguyên rác thải không nhỏ. Các bãi rác của công ty môi trường đô thị Bắc
Ninh đều là các bãi chôn tạm thời nên không đảm bảo về điều kiện về kỹ thuật. Điều này sẽ
làm ảnh hưởng không nhỏ đến các khu vực dân cư sống quanh đó.
Chương 3: Những dự báo và Giải pháp
I. Dự báo những vấn đề môi trường trong tương lai.
1.Về khối lượng rác thải.
Với tốc độ tăng từ 15% - 20%, lượng rác thải của thị xã sẽ tăng lên một lượng đáng kể. Ta có
thể dự báo lượng rác thải cho thị xã theo công thức tính lượng chất thải rắn trong tương lai
như sau:
N = N0 (1 + r)t
Trong đó:
N0: lượng chất thải hiện tại (m3)
N: lượng chất thải ở năm t.
r: hệ số tăng của lượng chất thải. r phụ thuộc vào các yếu tố sau:
xu thế tăng dân số.
Xu thế tăng dân số và mức phát triển hiện tại.
Xu thế tăng dân số và quy hoạch phát triển
Ta có thể chọn giá trị cho r theo 3 khả năng :
Khả năng 1 : r = 0.05.
Khả năng 2 : r = 0.1.
Khả năng 3 : r = 0.15.
Ta tiến hành dự báo lượng rác thải sinh hoạt trong tương lai theo 3 khả năng trên với khối
lượng rác thải ở thời điểm năm 2003 là 56.520m3 ta có bảng dự báo sau:
Bảng 6: Dự báo lượng rác thải thị xã Bắc Ninh
2005 2006 2007 2008 2009 2010
R = 0.05 62.313 65.429 68.700 72.135 75.742 79.529
R = 0.1 68.389 75.228 82.751 91.026 100.128 110.141
R= 0.15 74.748 85.960 98.854 113.682 130.734 150.344
(Nguồn : số liệu tại Sở khoa học công nghệ Bắc Ninh )
Nói chung việc áp dụng công thức tính lượng rác thải trong tương lai này chỉ mang tính gần
đúng. Song những con số trên cũng cho ta thấy một bức tranh tương đối về tổng lượng chất
thải trong tương lai của thị xã Bắc Ninh . Đó quả thực là những con số không hề nhỏ. Qua
những dự báo này thị xã cần sớm có những phương án kịp thời để chuẩn bị cho một tương lai
phát triển bền vững với một môi trường trong sạch, lành mạnh.
Lượng rác thải gia tăng lớn ấy tiềm ẩn những nguy cơ cũng không nhỏ về mức độ ô nhiễm
môi trường nếu rác thải không được quản lý thật tốt.
2. Công tác thu gom, vận chuyển rác.
Dự án thoát nước và vệ sinh thị xã Bắc Ninh đã đề xuất biện pháp thu gom rác bằng các xe
đẩy tay loại 0,35m3 đến điểm tập kết, sau đó rác được chuyển lên xe cuốn ép 10m3 để vận
chuyển đến khu xử lý.
3. Lựa chọn công nghệ xử lý.
Nhằm mục đích xử lý hiệu quả nguồn rác thải trong tương lai mà thị xã thải ra Công ty Môi
trường và Sở khoa học công nghệ kết hợp cùng nghiên cứu và đưa ra các phương án. Để xử
lý lượng rác thải phát sinh trong toàn thị xã Bắc Ninh trong vòng 15 năm, đưa ra một số
phương án sau:
Phương án 1: Chôn lấp toàn bộ số rác thu gom được.
Phương án 2: Xây dựng nhà máy sản xuất phân vi sinh với công đoạn sàng tuyển rác thủ
công. Rác thải vô cơ được phân loại thành các thành phần, thành phần có thể tái chế và thành
phần không thể tái chế. Loại thành phần không thể tái chế được đem đi chôn lấp.
Phương án 3: Lắp đặt dây chuyền phân loại rác bằng bể thuỷ tinh khí động, rác hữu cơ được
sản xuất thành phân vi sinh, rác vô cơ và một số giác tái chế được, còn lại sẽ đêm đi chôn lấp.
Về khu xử lý rác thải:Theo như dự báo thì khối lượng rác thải của thị xã trong năm 2020 là:
Số dân*khối lượng rác thải bình quân người/ngày* chỉ tiêu thu gom
= 154.283*1,2*85% = 157368,66 (kg)/ngày.
Như vậy thì mỗi ngày lượng rác thải công ty thu được là 157.368,66 (kg) do đó đòi hỏi phải
có bãi chôn lấp thích hợp do đó việc quy hoạch bãi rác xử lý là rất cần thiết.
- Tổng lượng rác phát sinh hàng năm:
157.368,66*365 = 57.439.560,9 (kg).
Mà trong đó lượng rác thải hữu co chiến 56% do đó ta có khối lượng rác thải hữu cơ trong
tương lai (tính cho một ngày) là:
= 157368,66*56% = 881264,416 (kg)
Lượng rác thải vô cơ là:
= 157368,66*44% = 69242,184 (kg)
Diện tích khu ủ phân:
Theo nghiên cứu thì trung bình cừ 160kg thì cần 1m3 để ủ và chiều cao của đống ủ là 2,0m.
Do đó thể tích đất là tính cho một ngày
= 881264,416/160 = 5507,9026m3/ngày.
thời gian ủ lên men là 21 ngày, thời gian ủ chín là 29 ngày vậy tổng thời gian ủ là 49 ngày.
II. Đề xuất các giải pháp xử lý triệt để.
Nguyên tắc lựa chọn công nghệ:
Sự lựa chọn công nghệ phải đáp ứng được các nguyên tắc sau:
- Đảm bảo chất lượng sau xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường
- Đảm bảo mức độ an toàn cao khi có sự thay đổi về thời tiết, nhiệt độ độ ẩm…
- Đảm bảo tính đơn giản, dễ vận hành, ổn định, vốn đầu tư cà chi phí thấp
- Phù hợp với điều kiện Việt Nam, mang tính hiện đại và sử dụng lâu dài
1. Đối với rác thải.
Để đảm bảo tốt công tác xử lý rác, qua quá trình hoạt động thực tiễn và kinh nghiệm của các
địa phương lân cận có thể đề xuất một số giải pháp sau:
- Đầu tư trang thiết bị xư lý tại bãi: mua ô tô loại nhỏ để phun chế phẩm EM.
Mua máy phun thuốc diệt côn trùng gây hại. Hiện tại công ty chỉ có một xe công nông để
phun chế phẩn EM nhưng đã rất cũ nát và thường xuyên phải sửa chữa. Chưa có máy phun
huốc diệt côn trùng nên công ty phải thuê ngoài.
- Tiến hành xử lý triệt để từng ô chôn lấp. Ô nào đã đầy tiến hành đóng cửa luôn ô đó theo
đúng quy trình: Phủ một lớp đát dày 0,7m lên trên mặt lớp rác , sau 1 năm tiến hành trồng cây
xanh lên để cải tạo môi trường khu vực đó.
Tiến hành tăng định mức vật liệu xử lý theo bảng sau:
STT Tên vật
liệu
Đơn vị tính Đ/m tiêu hao Đơn giá vật
liệu
Thành
tiền
1 EM thứ
cấp
lít 0,60 3.000 1.800,0
2 Bột
Bôkashi
Kg 0.50 3.000 1.500,0
3 Vôi bột Kg 2,00 150 300,0
4 Nước thô M3 0,10 414 41,4
5 Thuốc diệt
ruồi
lít 0,00041 60.000 24,6
6 Đất phủ M3 0,150 250.000 3.750,0
Cộng
(Nguồn Công ty Môi trường và Công trình đô thị Bắc Ninh)
2. Đối với nước rác.
các số liệu nghiên cứu cho thấy, nước rác chứa nhiều chất ô nhiễm khác nhau. Mỗi loại nước
rác theo đặc điểm, thành phần, tính chất của nó đòi hỏi phải có các phương pháp xử lý khác
nhau. Cụ thể ta có một số biện pháp xử lý sau:
- Phương pháp xử lý cơ học: Các lực trọng trường, lực li tâm được áp dụng để tách các chất
không hoà tan ra khỏi nước thải. Phương pháp xử lý cơ học thường đơn giản, rẻ tiền, có hiệu
quả xử lý chất lơ lửng cao. Các công trình, thiét bị, xử lý cơ học thường dùng như song chắn,
lưới chắn rác, lưới lọc, bể lặng, bể lọc với vật liệu lọc là cát thạch anh… Nhiều khi để tách
các chất lơ lửng không tan và dầu mỡ chúng ta còn dùng bể tuyển nổi.
- Phương pháp xử lý hoá học: Sử dụng các phản ứng hoá học để xử lý nước thải. các công
trình xử lý hoá học thường được kết hợp với công trình xử lý cơ học. Mặc dù có hiệu quả cao,
nhưng phương pháp này thường đắt tiền và đặc biệt thường tạo thành các loại sản phẩm phụ
độc hại.
- Phương pháp xử lý cơ học: với việc phân tích và kiểm soát môi trường thích hợp, hầu hết
các loại nước thải đều có thể được xử lý bằng phương pháp sinh học. Mục đích của phương
pháp này là keo tụ tách các hạt keo không lắng và ổn định .
Việc lựa chọn công nghệ xử lý nước rác dựa trên các yếu tố sau:
lưu lượng và thành phần nước thải.
Tiêu chuẩn thải nước rác sau khi xử lý vào nguồn.
Điều kiện thực tế về quy hoạch, xây dựng và vận hành của bãi chôn lấp.
Điều kiện về địa chất công trình và địa chất thuỷ văn.
Điều kiện về kỹ thuật (xây dựng, lắp ráp, vận hành)
Khả năng về vốn đầu tư.
Công nghệ xử lý phải có khả năng thay đổi dễ dàng khi áp dụng các quá trình xử lý mới có
hiệu quả cao.
Công nghệ xử lý phải có khả năng tái sử dụng các nguồn chất thải (năng lượng, phân bón…).
3. Giải pháp về tuyên truyền, giáo dục BVMT trong cộng đồng dân cư
Đây là việc làm hết sức quan trọng bởi vì phần lớn rác thải của thị xã bắt nguồn từ các khu
dân cư. Công tác thu gom sẽ không hiệu quả nếu không có sự giúp đỡ của nhân dân. Vấn đề
này đòi hỏi công ty môi trường đô thị Bắc Ninh phải có những biện pháp cụ thể, sáng tạo,
đơn giản, dễ hiểu dưới nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Công tác tuyên truyền giáo dục
vệ sinh môi trường trong cộng đồng dân cư thực hiện thông qua các phương tiện thông tin đại
chúng như : Lôgô, khẩu hiệu, áp phích, tờ rơi... tại các khu công cộng, trong từng đường làng,
ngõ xóm, hay thông qua các hoạt động văn nghệ quần chúng, thể dục thể thao. Kết hợp vận
động người dân hưởng ứng tích cực các ngày môi trường như: ngày môi trường thế giới
mùng 5 tháng 6, ngày thứ 7 tình nguyện, thực hiện tốt phong trào từng nhà, từng người làm
vệ sinh đường làng, ngõ xóm. Tóm lại, đây là một việc làm trọng yếu có tính cơ bản lâu dài.
Mục tiêu của các hoạt động này là phải làm sao cho nhân dân thấy được mức độ xâm hại môi
trường trong sinh hoạt hàng ngày của con người. Cùng với mối lo lắng đó là đề ra những biện
pháp tuyên truyền giáo dục kịp thời và hợp lý. Đặc biệt cần phải đưa nội dung giáo dục này
vào tận trong các trường học từ các cấp mẫu giáo, tiểu học đến các cấp lớn hơn. Chỉ có nâng
cao chính y thức bảo vệ môi trường cho từng người dân thì môi trường mới được đảm bảo
một cách lâu dài và bền vững nhất.
4. Giải pháp về phương tiện thu gom rác
Theo như dự báo, thì từ nay đến năm 2010 tổng lượng rác thải của thị xã có thể lên đến 200
tấn/ ngày-đêm, tương đương với 417m3 rác. Hiện nay công ty môi trường đô thị Bắc Ninh có
80 xe gom rác với 240 công nhân làm công tác này. Như vậy, bình quân cứ 3người/xe và
lượng rác trung bình của 80 xe trong một ngày đêm khoảng 75,36 tấn tương đương với
157m3 rác. Như vậy lượng rác tối đa một xe có thể thu gom được trong một ngày đêm là
khoảng 0,9 tấn. Để đạt được mục tiêu là đưa 90 % đến 95% tổng lượng rác thải ra khỏi thị xã
thì nhất thiết phải đầu tư nâng cấp các phương tiện thu gom.
Nếu gọi số xe thu gom cần có trong giai đoạn này là x ta sẽ có
200 tấn x 90% / 0,9 tấn < x < 200 tấn x 95% / 0,9 tấn
200 xe < x < 211 xe.
Vậy đến năm 2010 công ty cần được trang bị thêm khoảng từ 120 xe đến 131 xe thu gom.
5. Giải pháp trong công tác vận chuyển.
Mục tiêu của việc tổ chức vận chuyển rác là cố gắng chuyển thẳng rác đã thu gom được đến
khu xử lý nhiều nhất với giá cước vận chuyển hợp lý nhất. Thực tế cho thấy rằng, phải hạn
chế các xe có sức chở nhỏ tham gia vận chuyển thẳng đến khu xử lý do chi phí vận tải 1tấn
rác cho loại xe này là khá cao. Mặt khác các xe này phù hợp với giao thông nội thị và cách
thức vận chuyển đến các điểm xả rác trong khoảng cách ngắn. Công suất của chúng sẽ giảm
đi khi khoảng cách vận chuyển tăng lên. Trong vận tải hàng hoá đường dài (trên 50 km)
thường sử dụng xe có trọng tải lớn thì chi phí sẽ nhỏ hơn xe có trọng tải nhỏ. Thực tế cho
thấy, đối với các xe có tải trọng nhỏ hơn 4 tấn có chi phí vận tải lớn hơn xe có sức trở từ 4 tấn
trở lên.
Do đặc thù của hàng hoá là rác thải, kết hợp thu gom và vận chuyển lên bãi chôn lấp. Khu xử
lý lại nằm xa nên có hai phương thức vận chuyển sau:
Vận tải trung chuyển.
Vận tải thẳng từ nơi thu gom đến nơi xử lý.
Nếu chưa có nhiều các điểm trung chuyển rác thải thì phương án 2 là hợp lý nhất. Để vận
chuyển thẳng rác từ điểm thu gom đến khu xử lý ta cũng có hai phương án sau:
Phương án 1: Công ty môi trường đo thị Bắc Ninh tự vận chuyển.
Theo phương án này, công ty môi trường đô thị Bắc Ninh xin được đầu tư thêm về xe, lái xe,
phụ xe, để đảm bảo có đủ phương tiện vận chuyển tất cả rác thải thu gom được đi thăng từ
nội thị đến các bãi chôn lấp.
Phương án 2: Công ty môi trường đô thị Bắc Ninh tổ chức việc vận chuyển.
Theo phương án này, công ty tiến hành sử dụng các xe hiện có của mình để vận chuyển rác
tới mức tối đa về các khu xử lý. Phần còn lại công ty sẽ thuê các đơn vị khác tham gia vận
chuyển.
Hai phương án này có những ưu, nhược điểm khác nhau. Để hiểu hơn về hai phương án này
nhằm chon ra một phương án tối ưu nhất trong từng điều kiện cụ thể ta theo dõi bảng so sánh
dưới đây:
Bảng 10: Những thuận lợi và khó khăn của 2 phương án trên.
STT Chỉ tiêu so sánh Phương án 1 Phương án 2
1 Khả năng vận chuyển Vận chuyển hết Vận chuyển hết
2 Chủ động trong vận chuyển Cao Không cao
3 Môi trường Dễ kiểm soát Dễ kiểm soát
4 Khả năng vận chuyển khi có
đột xuất
Không cao Cao
5 Khả năng phối hợp với thu
gom
Cao Trung bình
6 Phí vận chuyển Tính cạnh tranh
không cao
Tính cạnh trạnh
không cao
7 Nhu cầu đầu tư Đầu tư thêm xe. Không
Thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải là hoạt động phục vụ mục đích công ích. Qua so sánh
trên ta thấy rằng: việc thu gom rác thải phải gắn liền với việc vận chuyển và phải đảm bảo vệ
sinh môi trường. Nhưng trong điều kiện thực tế hiện nay thì thị xã Bắc Ninh đang gặp những
khó khăn về vốn đầu tư nên tạm thời phương án 2 là hợp lý nhất. Trong quá trình thực hiện
cần tiếp tục đầu tư thêm xe để tiến tới chuyển sang vận chuyển bằng phương án 1 để đảm bảo
tính chủ động trong khâu vận chuyển.
6. Điều chỉnh qui trình thu gom rác thải.
* Thời gian thu gom
- Ca ngày: công nhân thu gom chia làm hai kíp:
+ Kíp 1: Từ 5h 30 - 10h30
+ Kíp 2: Từ 13h -16h
- Ca đêm:
+ Kíp 1: Từ 17h - 20h
+ Kíp 2: Từ 21h - 24h
Đầu giờ của kíp làm việc công nhân tập trung thu dọn các đống rác trên đường phố nhằm
đảm bảo đủ lượng rác cho các xe ôtô cẩu chuyển đến đổ tại các bãi rác. Sau đó công nhân
chuyển sang các công việc khác của quy trình công nghệ.
7. Đầu tư về trang thiết bị, xe cộ, máy móc
Việc tổ chức vận chuyển theo phương án 2 chỉ là tạm thời trong khi chưa được đầu tư. Để
tăng dần khả năng vận chuyển rác của công ty tiến tới đảm nhận tự tổ chức chuyên trở toàn
bộ lượng rác thu gom được đến khu xử lý công ty môi trường đô thị cần được đầu tư một số
trang thiết bị như :
- Đầu tư các thùng rác có nắp đậy và có thể cẩu đổ vào xe vận chuyển cho các cơ quan, chợ,
khu dân cư và nhà cao tầng.
Đầu tư nâng cấp tổ cơ khí dịch vụ để có thể bảo dưỡng sửa chữa xe, mưáy móc cho công ty
Cải tạo nâng cấp xe đảm bảo sức chở bình quân từ 4 tấn/xe trở lên nhằm tham gia vận chuyển
rác từ nội thị đến các khu xử lý
8. Phân loại rác thải ngay tại nguồn.
Do lượng rác thải phát sinh chủ yếu bắt nguồn từ khu vực dân cư nên phân loại rác thải tại
nguồn có thể được xem xét như là phân loại rác thải ngay tại hộ gia đình. Rác thải sinh hoạt
hiện nay hầu hết không được phân loại mà đổ lẫn lộn vào nhau gây mùi hôi thối. Nó vừa lãng
phí vừa rất độc hại cho người thu gom, vận chuyển và xử lý rác. Nguyên nhân chủ yếu là do
thành phần hữu cơ trong rác chiếm tỷ trọng khá lớn như: rau quả thức ăn thừa …Hơn nữa
thùng rác của các hộ gia đình hầu như không có nắp đậy nên khi để trong nhà thường gây ô
nhiễm môi trường sống, tạo mùi hôi thối, là diều kiện cho ruồi bọ, vi khuẩn gây bệnh và phát
triển. Đặc biệt các hộ gia đình ở các khu tập thể thường để các thùng đựng rác ở cầu thang
hoặc cạnh lối đi gây mùi khó chịu cho cả người đi đường và các hộ dân cư sống quanh đó.
Rác thải nếu được phân loại ngay tại nguồn phát sinh không những có thể tiết kiệm được một
phần phế liệu cho việc tái chế mà còn có thể phân loại các thành phần hữu cơ để sản xuất
phân vi sinh. Trong thành phần của rác thải còn có khoảng 10% các loại phế liệu có thể tái
chế và sử dụng như: kim loại, thuỷ tinh, nhựa… Riêng thành phần hữu cơ chiếm tới 52%
trong tổng lượng thải phát sinh. còn lại là các nguyên liệu không thể tái chế được nhưng cũng
có thể được dùng vào các mục đích khác. Như vậy, nếu phân loại được rác hữu cơ để đem đi
xử lý thành phân bón cho cây trồng thì rất tốt mà không gây nguy hại như một số loại phân
bón hoá học khác.
Những vấn đề được đề cập như trên có mục đích nhằm nâng cao chất lượng môi trường và
cảnh quan đô thị. Vì vậy, để đảm bảo được vệ sinh môi trường cho chính mình và cho cả
cộng đồng thì mỗi gia đình cần được cung cấp các vật dụng thu gom rác thải đủ tiêu chuẩn.
Cụ thể mỗi gia đình nên được cung cấp hai thùng rác: một thùng đựng rác hữu cơ, một thùng
đựng rác vô cơ. Các chất thải hữu cơ như: rau, củ, quả, xác động vật, thức ăn thừa… Các chất
thải vô cơ như: kim loại, đất cát, ni lông…Các thùng rác này phải dảm bảo đúng quy cách
như: thùng được làm bằng nhựa có nắp đậy, nhẹ, không nhìn rõ được, không ngửi thấy mùi
lại thuận tiện khi xê dịch vận chuyển, không bị rò rỉ nước rác khi đem đi đổ. Trên thùng còn
có những quy định chung để tránh nhân dân sử dụng vào mục đích khác.
9. Giải pháp về quy trình xử lý rác thải.
Hiện tại, theo tính toán thì lượng rác thải ra trên địa bàn thị xã khoảng 130 tấn/ ngày đêm.
Khối lượng này là khá lớn và sẽ còn tiếp tục tăng trong tương lai. Song hiện nay, thị xã chỉ có
một biện pháp duy nhất để xử lý lượng rác thải được thu gom này là: chôn lấp. Biện pháp này
chỉ là biện pháp tạm thời trước mắt và không hiệu quả cả về kinh tế, môi trường cũng như xã
hội. Vậy nên rất cần phải có những biện pháp xử lý tối ưu hơn cho thị xã.
Công ty môi trường đô thị
Bắc Ninh cần có sự phối kết hợp chặt chẽ với sở KHCN Bắc Ninh để có sự giúp đỡ về mặt
kỹ thuật kịp thời.
Trước tiên thị xã cần phải xây dựng các bãi chôn lấp rác thải có qui mô lớn hơn để có thể kéo
dài hơn tuổi thọ cho các bãi chôn lấp, giảm thiểu tối đa các chi phí ban đầu khi phải liên tục
xây dựng các bãi chôn lấp mới khi bãi chôn lấp cũ đã bị lấp đầy. Hơn nữa, các bãi chôn lấp
cũng cần được xây dựng đúng tiêu chuẩn kỹ thuật để sao cho khi chôn lấp rác thải, nước thải
sẽ không để lại mùi hôi thối và nước rò rỉ khắp nơi làm ảnh hưởng nhiều đến môi trường
xung quanh. Cụ thể nó phải được thiết kế theo quy trình công nghệ: có hồ lắng, hồ chứa, có
lớp lót chống thấm dưới đất, có hệ thống thoát khí và thu gom khí… Đặc biệt phải xây dựng
các khu chôn lấp cách xa các khu dân cư, tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng. Sau khi
các hố đầy rác được lấp đất sau một thời gian ta nên tiến hành trồng cây xanh lên trên để tạo
môi trường trong lành hơn cho bãi chôn lấp và giúp bảo vệ lớp đất đó, giúp đất không bị rửa
trôi khi mùa mưa đến, đảm bảo cho rác được chôn lấp hợp vệ sinh.
Cần có các biện pháp quản lý thật tốt đối với các bãi chôn lấp. Tránh tình trạng để người dân
xung quanh vào bãi bới rác một cách bừa bãi, vừa làm ảnh hưởng đến công tác xử lý rác thải
vừa ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của chính người nhặt rác.
Ngoài biện pháp chôn lấp, thị xã cần đầu tư trang thiết bị, công nghệ, tài chính để tiến tới tiến
hành xử lý rác thải theo nhiều phương pháp khác nữa như:
- Sử dụng phương pháp xử lý rác thải tại chỗ, tức là chúng ta tiến hành chôn lấp hợp vệ sinh
ngay tại nguồn phát thải. Phương pháp này sẽ giúp giảm một phần chi phí không nhỏ cho
công tác vận chuyển rác thải lên bãi chôn lấp chung để xử lý. Khi thực hiện phương pháp này
cần lưu y tránh các khu vực nhạy cảm như: khu vực chùa chiền, hang động, danh lam thắng
cảnh… để đảm bảo mỹ quan cho các khu du lịch này.
- Công ty cần khảo sát, nghiên cứu, thiết kế để tiến hành xây dựng các lò đốt rác. Phương
pháp này vừa giúp tiết kiệm một diện tích đất khá lớn cho công tác chôn lấp của thị xã vừa
tạo ra nguồn nhiệt năng không nhỏ phục vụ cho nhiều hoạt động sinh hoạt, sản xuất khác của
người dân.
- Một biện pháp cũng khá kinh tế khác nhằm tiết kiệm nguồn tài nguyên rác thải đó là phương
pháp tái chế rác thải. Rác thải sau khi được phân loại sẽ tiến hành đưa vào tái chế. Từ các loại
rác thải như : nhựa. giấy, thuỷ tinh, cao su… ta có thể tái chế lại các vật dụng phục vụ cho
sinh hoạt, sản xuất của con người như : chai, lọ, hộp, dép đi, túi nilông, thau, chậu… Ngoài ra
các loại rác thực phẩm ta có thể đem chế biến thành phân vi sinh để quay ngược trở lại phục
vụ sản xuất nông nghiệp. Có thể nói đây là phương pháp tối ưu, kinh tế nhất hiện nay. Hiện
tại phương pháp này đang được sử dụng khá phổ biến tại các nước phát triển có công nghệ
cao như: Nhật Bản, Singapo… Nếu thị xã Bắc Ninh được đầu tư thoả đáng cả về kỹ thuật,
công nghệ và tài chính để thực hiện phương pháp này thì thực sự Bắc Ninh đã biến rác thải từ
chỗ vô nghĩa, tốn chi phí xử lý lại trở thành rất có giá trị mà vẫn đảm bảo môi trường luôn
trong sạch lành mạnh cho thị xã.
kết luận
Cùng với sự phát triển của các đô thị khác trong cả nước, thị xã Bắc Ninh cũng ngày càng có
sự thay đổi mọi mặt về kinh tế, văn hoá xã hội. Sự phát triển mạnh mẽ ấy đã tạo ra bộ mặt
mới cho toàn thị xã, đưa thị xã lên một tầm cao mới sánh ngang với các đô thị khác. Tuy
nhiên nó cũng khiến thị xã phải đứng trước những thách thức lớn của sự ô nhiễm và suy thoái
môi trường. Chính vì vậy mà công tác quản lý môi trường nói chung và quản lý rác thải nói
riêng phải được quan tâm hơn lúc nào hết. Để làm được điều này cần phải có sự nỗ lực của
toàn dân, các cơ quan đoàn thể.
Quản lý môi trường là một nhiệm vụ tất yếu khách quan nhằm tìm ra những biện pháp hữu
hiệu nhất để BVMT, giảm thiểu tốt nhất những tác hại mà môi trường có thể gây ra cho con
người, giữ gìn môi trường luôn trong sạch lành mạnh vì sự phát triển của toàn xã hội.
Đứng trước vấn đề cấp bách ấy việc nghiên cứu thực trạng môi trường đặc biệt là công tác
quản lý rác thải ở khu đô thị cho thị xã Bắc Ninh là rất cần thiết và nên là.Từ đó nhằm đưa ra
các giải pháp, các mô hình quản lý tốt nhất cho thị xã nhằm tác động tích cực vào môi trường
hướng tới một sự phát triển bền vững lâu dài cho cả hiện tại và tương lai.
Tài liệu tham khảo.
1.PGS - TS Nguyễn Thế Chinh (2003): Giáo trình Kinh tế và quản lý môi trường - Trường
ĐHKTQD.
2.GVC - Lê Trọng Hoa: Bài giảng quản lý môi trường - ĐHKTQD (2003).
3. GVC - Nguyễn Duy Hồng: Bài giảng đánh giá tác động môi trường - ĐHKTQD (2004).
4.Luật bảo vệ môi trường Việt Nam.
5. Báo cáo Tổng kết hoạt động công ích năm 2004 - Công ty Môi Trường và Công Trình đô
thị Bắc Ninh.
6. Tài liệu kinh tế chất thải trong phát triển bền vững - NXB Chính trị quốc gia.
7. Tài liệu nghiên cứu khả thi quản lý chất thải rắn thành phố Hà Nội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1285_6182.pdf