Luận văn Quản lý tài chính trong Bảo hiểm xã hội Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

Hoạt động quản lý tài chính là một trong những hoạt động quan trọng và chủ yếu của toàn bộ hoạt động quản lý sự nghiệp BHXH. Nhằm quản lý toàn diện, đồng bộ, thống nhất, tập trung nhưng vẫn đảm bảo dân chủ, công bằng, công khai đối với tất cả các loại vốn và nguồn vốn, tài sản của các đơn vị thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Quản lý tài chính trong hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam là việc thực hiện tính toán, thẩm định, kiểm tra, kiểm soát, hạch toán, kế toán đầy đủ, kịp thời, chính xác tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của các quan hệ kinh tế trong quá trình hình thành và sử dụng quỹ BHXH. Thực hiện tốt công tác quản lý tài chính sẽ góp phần thúc đẩy phát triển bền vững và ổn định sự nghiệp BHXH.

pdf121 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2890 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý tài chính trong Bảo hiểm xã hội Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh, đạt được mục tiêu đầu tư có hiệu quả, tránh thất thoát vốn của Nhà nước, đồng thời tránh gây phiền hà cho chủ đầu tư và các nhà thầu. - Các Ban Quản lý dự án phối hợp tốt hơn nữa với các cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương như Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Tài chính Vật giá, Sở Xây dựng, Sở Địa chính, chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển để tranh thủ được sự giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi trong công tác thực hiện quản lý các dự án đầu tư ở địa phương đảm bảo đúng quy định của Nhà nước. * Chi cho hoạt động thường xuyên của bộ máy quản lý: Cùng với chủ trương đổi mới cơ chế quản lý kinh tế để thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và các đơn vị thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển; Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra nhiều chủ trương và giải pháp để đẩy mạnh cải cách hành chính, xã hội hóa một số hoạt động sự nghiệp và đã đem lại những kết quả nhất định. Tuy nhiên vẫn còn những tồn tại cần tiếp tục phải khắc phục đó là: bộ máy quản lý nhà nước còn cồng kềnh, biên chế nhiều nhưng hiệu quả công việc lại thấp, nhiều thủ tục hành chính còn phiền hà, gây lãng phí nhiều thời gian, tiền của của nhân dân, làm tăng chi phí xã hội, gây thiệt hại cho nền kinh tế. Tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức còn chưa hợp lý, không phản ánh đúng kết quả lao động của từng đơn vị và từng cá nhân, không còn là động lực để thúc đẩy mọi cá nhân, đơn vị phát huy hết năng lực công tác tạo ra năng suất lao động cao; trái lại còn tác động gây cản trở và kìm hãm công cuộc cải cách hành chính của Nhà nước. Hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam đi vào hoạt động từ 1/10/1995, kinh phí chi hoạt động bộ máy được quản lý, sử dụng theo định mức, tiêu chuẩn và do Ngân sách Nhà nước cấp như đối với các đơn vị Hành chính sự nghiệp khác cho đến năm 1997. Từ năm 1998 theo Quyết định số 20/1998/QĐ-TTg ngày 26/1/1998 của Thủ tướng Chính phủ, chi phí quản lý bộ máy của hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam được lấy từ quỹ bảo hiểm xã hội và được trích không quá 6% trên tổng số thực thu bảo hiểm xã hội. Nhưng trong thực tế, hàng năm Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng vẫn chỉ được sử dụng, quản lý kinh phí chi hoạt động bộ máy theo dự toán được Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam giao trên cơ sở định mức, tiêu chuẩn, chế độ chỉ tiêu tính theo số biên chế được giao hàng năm như đối với một đơn vị Hành chính sự nghiệp. Khối lượng công việc của hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam ngày càng tăng cả về quy mô và phạm vi hoạt động; đối tượng tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội ngày càng lớn. Bảo hiểm xã hội Việt Nam là một đơn vị sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ công cộng (không đơn thuần như các đơn vị hành chính) nhưng hiện tại vẫn đang thực hiện chế độ định mức chi tiêu và quản lý biên chế như đơn vị hành chính; vì vậy Bảo hiểm xã hội Việt Nam không có điều kiện và cơ sở để thay đổi phương thức quản lý điều hành sử dụng lao động và kinh phí chi hoạt động bộ máy sao cho có hiệu quả nhất cho xã hội, cho toàn ngành và cho người lao động. Thực hiện Nghị quyết TW7 (khóa VIII), Chính phủ đã có Nghị quyết số 05/2000/NQ-CP ngày 3/4/2000 trong đó quy định về triển khai thực hiện thí điểm khoán biên chế và chi phí quản lý hành chính. Ngày 6/9/2000, Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã có văn bản số 16/BHXH - HĐQL trình Thủ Tướng Chính phủ sửa đổi một số quy định trong quy chế quản lý tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Trên cơ sở đề nghị của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và của các Bộ: Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, Bộ Tư pháp và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; ngày 28/6/2001, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 100/2001/QĐ-TTg về việc sửa đổi bổ sung một số điểm của quy chế tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 20/1998/QĐ-TTg ngày 26/1/1998 của Thủ Tướng Chính phủ. Để tổ chức thực hiện tốt chủ trương khoán biên chế và chi cho hoạt động thường xuyên của bộ máy quản lý theo Quyết định số 100/2001/QĐ-TTg ngày 28/6/2001 của Thủ tướng Chính phủ trong toàn ngành, cần quán triệt và thực hiện tốt một số nội dung sau: Một là: Mục tiêu hoàn thiện bộ máy: + Tạo điều kiện cho Bảo hiểm xã hội các cấp (Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bảo hiểm xã hội các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) và các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam chủ động trong hoạt động, tăng hiệu quả và chất lượng công tác nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Không ngừng mở rộng thêm đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo luật định, đặc biệt là đối với khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh; tổ chức chi trả đúng đối tượng, kịp thời, đầy đủ, góp phần đảm bảo an toàn và ổn định chính trị xã hội. + Tiết kiệm chi và tinh giảm biên chế, khuyến khích sử dụng những người có năng lực, phẩm chất đạo đức tốt, đúng ngành, đúng nghề được đào tạo. + Nâng cao ý thức, trách nhiệm trong công tác quản lý tài chính; khuyến khích và tăng cường việc sử dụng kinh phí tiết kiệm và có hiệu quả. + Tạo động lực khuyến khích, thúc đẩy mọi cán bộ, viên chức trong ngành phát huy hết khả năng lao động, nâng cao hiệu quả và năng suất công tác. Trên cơ sở đó tăng thu nhập chính đáng theo kết quả công tác của từng đơn vị và từng người trong đơn vị. + Đảm bảo công bằng, công khai, dân chủ trong hoạt động chuyên môn, trong công tác cán bộ và quản lý tài chính trong toàn hệ thống. Hai là: Nguyên tắc sử dụng kinh phí cho hoạt động của bộ máy: + Toàn ngành phải phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, quản lý tài chính chặt chẽ, chi tiêu đúng chế độ, định mức, tiêu chuẩn quy định. Sử dụng kinh phí có hiệu quả, trước hết kinh phí dùng để chi phục vụ đầy đủ cho hoạt động chuyên môn, trang bị mua sắm tài sản để từng bước hiện đại hóa hoạt động của toàn ngành. + Hạn chế tối đa việc tuyển dụng thêm biên chế. Trường hợp thật cần thiết cần tuyển dụng thêm thì phải thực hiện đúng quy định và nằm trong số biên chế được giao. + Việc tăng tiền lương, tiền công cho cán bộ, viên chức trong ngành (không quá một lần tiền lương theo quy định) phải căn cứ vào số kinh phí tiết kiệm được và kết quả lao động của từng đơn vị, từng cá nhân. Có chế độ thưởng, phạt thích đáng để khuyến khích từng đơn vị, cá nhân đạt thành tích cao trong công tác; đồng thời những đơn vị, cá nhân mắc phải vi phạm, khuyết điểm trong công tác thì không thực hiện tăng tiền lương. Những cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc trong ngành thì được thưởng xứng đáng. Ba là: Tổ chức triển khai cụ thể trong tất cả các đơn vị của hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam: + Quán triệt đầy đủ các quy định trong các văn bản của Thủ tướng Chính phủ, của Bộ Tài chính và của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Xây dựng và tổ chức thảo luận phương án khoán chi, kế hoạch triển khai cụ thể của đơn vị với tinh thần dân chủ, công khai để mọi người trong đơn vị thống nhất cùng thực hiện. + Rà soát lại chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị, từng bộ phận trong đơn vị; xây dựng lề lối làm việc, phân công trách nhiệm rõ ràng cho từng bộ phận, từng đơn vị. Bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức đúng người, đúng việc. Xây dựng định mức, khối lượng công việc và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ, công chức, viên chức theo đúng chức danh của họ. Định kỳ tháng, quý, năm đánh giá kết quả lao động (thời gian làm việc, khối lượng, chất lượng công việc hoàn thành...) của từng người, từng bộ phận và từng đơn vị để xếp loại và làm căn cứ tính tiền lương và tiền công được hưởng. + Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện tiết kiệm kinh phí đối với những khoản chi: điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm, tiếp khách, hội nghị, công tác phí, xăng xe... + Kịp thời tổng kết, đánh giá những mặt được, những tồn tại, vướng mắc và nguyên nhân. Đề xuất, kiến nghị biện pháp khắc phục; nhằm từng bước bổ sung, hoàn chỉnh phương thức quản lý cho phù hợp với đặc điểm hoạt động của ngành. BHXH các cấp phải chấn chỉnh lại toàn bộ công tác lập, kiểm tra, kiểm soát và tổ chức kiểm toán hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán, hạch toán và báo cáo quyết toán. Nhằm đảm bảo mọi nội dung kinh tế phát sinh phải được phản ánh một cách trung thực, đầy đủ tính pháp lý, trên chứng từ sổ sách kế toán và báo cáo quyết toán. Quản lý an toàn, có hiệu quả các nguồn kinh phí để góp phần tích cực làm lành mạnh hoạt động quản lý tài chính trong ngành. 3.3.4. Hoàn thiện phương thức hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH Để hoạt động đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội đạt hiệu quả, nhằm bảo toàn, tăng trưởng quỹ, đảm bảo sự an toàn và có đủ nguồn lực tài chính đáp ứng kịp thời yêu cầu chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Cần thiết phải tiếp tục nghiên cứu, xem xét để bổ sung, hoàn thiện về cơ chế, chính sách đối với hoạt động đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội: Thứ nhất: Tạo hành lang pháp lý cho hoạt động đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội: Đề nghị Thủ tướng Chính phủ có quy định cụ thể hơn để phân cấp thẩm quyền quyết định (của Thủ tướng Chính phủ, của Hội đồng Quản lý và của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam) dùng quỹ bảo hiểm xã hội tạm thời nhàn rỗi để hoạt động đầu tư, gồm có các nội dung sau: + Lĩnh vực đầu tư (trong đó quy định tỷ lệ đầu tư vào từng lĩnh vực). + Hình thức đầu tư (thông qua các tổ chức tài chính, tiền tệ của Nhà nước hay đầu tư trực tiếp; tỷ lệ đầu tư theo từng hình thức). + Thời hạn đầu tư và lãi suất tối thiểu khi đầu tư vào từng lĩnh vực, từng hình thức và từng dự án. + Quy trình xây dựng, thẩm định, quyết định phương án (hoặc dự án) đầu tư và quản lý đầu tư. Thứ hai: Về tỷ lệ dùng quỹ BHXH nhàn rỗi để đầu tư: Theo khuyến nghị của Ngân hàng Thế giới thì chỉ nên sử dụng khoảng 80% quỹ bảo hiểm xã hội nhàn rỗi để đầu tư vào lĩnh vực đầu tư an toàn mà chủ yếu là đầu tư thông qua các tổ chức tài chính, tiền tệ của Nhà nước (cho Ngân sách Nhà nước vay, mua trái phiếu, kỳ phiếu của Nhà nước, của các tổ chức tài chính, ngân hàng Nhà nước phát hành,...). Chỉ sử dụng không quá 20% quỹ bảo hiểm xã hội nhàn rỗi để đầu tư vào các lĩnh vực khác có khả năng thu được lợi nhuận cao hơn nhưng cũng có nhiều rủi ro hơn. Chẳng hạn như đầu tư kinh doanh bất động sản, tham gia thị trường chứng khoán, trực tiếp đầu tư vào các dự án sản xuất kinh doanh (hoặc góp vốn kinh doanh), đầu tư hoạt động thuê mua tài chính. Có thể áp dụng cả hình thức đầu tư qua thị trường tài chính ở nước ngoài. Nhưng đối với nước ta hiện nay và trong thời gian một vài năm tới, không nên dùng quỹ bảo hiểm xã hội để đầu tư ra nước ngoài vì thị trường tài chính trong nước đang cần thu hút nhiều vốn đặc biệt là nguồn vốn trong nước. Mặt khác, chúng ta đang khuyến khích nước ngoài đầu tư vào nước ta. Chỉ nên dùng không quá 10% quỹ bảo hiểm xã hội tạm thời nhàn rỗi để đầu tư vào các lĩnh vực đầu tư có khả năng thu lợi nhuận cao hơn khi đầu tư thông qua các tổ chức tài chính, tiền tệ của Nhà nước. Bởi vì thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán mặc dù đã hoạt động nhưng tính ổn định còn chưa cao, quy mô còn nhỏ và các doanh nghiệp lớn của Nhà nước hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả còn chưa cao, chưa ổn định. Thứ ba: Về phân cấp quyết định đầu tư: + Đối với các hình thức đầu tư: cho Ngân sách Nhà nước, cho các Ngân hàng thương mại Nhà nước, Quỹ hỗ trợ phát triển vay; mua kỳ phiếu, trái phiếu, công trái do Kho bạc Nhà nước và các Ngân hàng thương mại của Nhà nước phát hành (kể cả phát hành qua thị trường chứng khoán), giao cho Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quyết định. + Đối với hình thức đầu tư vốn vào các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh hoặc liên doanh góp vốn đầu tư cùng các doanh nghiệp của Nhà nước; thẩm quyền quyết định đầu tư được phân cấp như đối với các Tổng Công ty 91 quy định tại Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý đầu tư và xây dựng; Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ- CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ. + Đối với hình thức đầu tư qua thị trường chứng khoán để đầu tư mua cổ phiếu của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phát hành do Hội đồng Quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam quyết định. Thứ tư: Đề nghị Nhà nước có chính sách khuyến khích và ưu đãi đối với hoạt động đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội như chính sách ưu đãi về thuế. Ưu tiên một số lĩnh vực, dự án đầu tư bằng quỹ bảo hiểm xã hội mà ở đó vốn đầu tư bảo đảm an toàn, ít có rủi ro, mang lại hiệu quả cao về xã hội và bảo toàn, tăng trưởng được vốn. Chẳng hạn như: đầu tư xây dựng nhà ở bán trả chậm cho dân cư (đặc biệt là những người có thu nhập thấp), dự án sản xuất, cung cấp điện, nước sinh hoạt cho các khu dân cư (kể cả thành thị và nông thôn); đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng có thu phí sử dụng như: cầu, đường giao thông, các công trình về y tế, giáo dục, phúc lợi xã hội và một số dự án mang tính chiến lược của quốc gia. Thứ năm: Hình thành tổ chức đầu tư độc lập trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam khi thực hiện phương thức dùng quỹ bảo hiểm xã hội để đầu tư trực tiếp. Chẳng hạn như thành lập tổ chức đầu tư để thực hiện kinh doanh bất động sản; đầu tư vào các dự án hoặc góp vốn cùng các doanh nghiệp khác để trực tiếp sản xuất kinh doanh; đầu tư trong lĩnh vực thuê, mua tài chính; tham gia vào thị trường chứng khoán... 3.3.5. Kiện toàn tổ chức bộ máy và cán bộ 3.3.5.1. Hoàn thiện phân cấp quản lý và xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm từng cấp, từng đơn vị và từng cá nhân - Hoàn thiện về phân cấp quản lý theo hướng Bảo hiểm xã hội Việt Nam, BHXH các tỉnh, BHXH huyện, Văn phòng Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Trung tâm Thông tin - Khoa học, Tạp chí BHXH và Đại diện Bảo hiểm xã hội Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh là những đơn vị có tư cách pháp nhân đầy đủ. Mỗi đơn vị đều có tổ chức (hoặc bộ phận) thực hiện chức năng quản lý tài chính độc lập, thực hiện quản lý toàn diện các loại vốn và nguồn vốn của đơn vị. Chủ tài khoản và kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán) chịu trách nhiệm trước pháp luật về công tác quản lý tài chính của mình ở đơn vị. Toàn ngành thực hiện quản lý, hạch toán, kế toán theo một hệ thống chế độ kế toán BHXH thống nhất do Bộ Tài chính ban hành. - Xây dựng quy chế, lề lối làm việc của từng đơn vị trực thuộc trong các đơn vị dự toán cấp 1, 2 và 3 cũng như sự phối hợp trong công tác quản lý tài chính giữa các đơn vị đó. Để tránh chồng chéo trong việc quản lý, chỉ đạo, phối hợp giữa cấp trên và cấp dưới và giữa các đơn vị trực thuộc đó với nhau. - Hoàn thiện quy trình luân chuyển chứng từ, quản lý chứng từ giải quyết các chế độ, chính sách giữa Bảo hiểm xã hội Việt Nam với BHXH tỉnh, thành phố và BHXH huyện; giữa các Ban của Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Ban Quản lý chế độ, chính sách, Ban Quản lý thu BHXH, Ban Quản lý chi BHXH, Ban Kế hoạch - Tài chính); giữa các phòng Kế hoạch - Tài chính, phòng Quản lý chế độ, chính sách, phòng Quản lý thu BHXH thuộc BHXH tỉnh để tránh trùng lắp, dễ kiểm tra, kiểm soát và chặt chẽ trong quản lý. Hoàn thiện theo hướng: tất cả mọi chứng từ có liên quan trực tiếp đến việc thu, chi đều được kiểm tra, kiểm soát và lưu giữ tại các đơn vị trực tiếp quản lý tài chính. 3.3.5.2. Xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ Cùng với việc củng cố và kiện toàn tổ chức, bộ máy, trong 5 năm qua, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã chú trọng việc kiện toàn đội ngũ cán bộ, đã đưa ra những tiêu chuẩn cụ thể của từng chức danh cán bộ lãnh đạo, hướng dẫn và triển khai công tác đào tạo, quy hoạch cán bộ trong ngành theo tinh thần của Nghị quyết Trung ương 3 khóa VIII về chiến lược cán bộ. Đồng thời thường xuyên tiến hành rà soát, đánh giá lại đội ngũ công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý trên cơ sở đó bố trí điều chỉnh lại cho phù hợp. Khó khăn lớn nhất của công tác nhân sự trong những ngày đầu mới thành lập là: Chuyên môn, nghiệp vụ của nhiều công chức, viên chức còn hạn chế, không đồng đều và chưa đáp ứng kịp với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong thời kỳ đổi mới. Nhưng do yêu cầu triển khai ngay các mặt hoạt động của ngành nên Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã chỉ đạo Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố thực hiện phương châm vừa làm, vừa học, vừa tổng kết, rút kinh nghiệm để nâng cao dần nghiệp vụ chuyên môn cho công chức, viên chức. Chính vì vậy mà đến nay đội ngũ công chức viên chức của ngành đã không ngừng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng ngày càng tốt hơn những nhiệm vụ được giao. Riêng cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý tài chính (Ban Kế hoạch - Tài chính ở Bảo hiểm xã hội Việt Nam; phòng Kế hoạch - Tài chính ở Bảo hiểm xã hội tỉnh, và cán bộ làm kế toán, tài chính ở Bảo hiểm xã hội huyện) trong toàn ngành có 1.069 người, trong đó đại học và trên đại học chiếm 52,57%; cao đẳng, trung cấp chiếm 42,93%; sơ cấp và chưa qua đào tạo (chủ yếu làm thủ quỹ) 4,5%. Để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao hoàn thành nhiệm vụ trong giai đoạn tới, đòi hỏi cần có những giải pháp về công tác đào tạo và đào tạo lại đối với cán bộ, viên chức như sau: - Phối hợp các trường Đại học kinh tế quốc dân, Tài chính kế toán, Công đoàn và trường Cao đẳng Lao động - Thương binh và Xã hội, khẩn trương hoàn chỉnh giáo trình về các chuyên ngành đào tạo sâu về bảo hiểm xã hội, để chuẩn bị cho việc tiếp nhận và tuyển dụng số học sinh được đào tạo chính quy kế tiếp thay thế số cán bộ hiện có. - Phối hợp với các trường Đại học, Trung học và các trung tâm dạy nghề tổ chức đào tạo lại số cán bộ hiện có, nhất là đối với cán bộ có trình độ trung cấp trở xuống. - Tổ chức tập huấn nghiệp vụ chuyên ngành sâu về quản lý hoạt động bảo hiểm xã hội đối với toàn bộ cán bộ, công chức trong ngành. - Tuyển mới và đào tạo cán bộ trong ngành về trình độ quản lý, sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý, hoạt động của toàn ngành. - Đối với cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý tài chính, ngoài việc phải được đào tạo (hoặc đào tạo lại) về lĩnh vực quản lý hoạt động bảo hiểm xã hội nói chung, phải có bằng chuyên môn về tài chính - kế toán. Do đó phải có kế hoạch đào tạo chuyên ngành tài chính - kế toán đối với số cán bộ công chức - viên chức chưa qua đào tạo. Nếu không có khả năng theo học thì phải chuyển công tác khác. Tạo điều kiện cho số cán bộ, công chức, viên chức mới ở trình độ trung cấp, đại học tiếp tục theo học ở trình độ cao hơn. 3.3.6. Về đầu tư, trang bị cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý Để tạo điều kiện về phương tiện, cơ sở vật chất làm việc cho cán bộ, công chức, viên chức trong ngành, đáp ứng nhu cầu và phù hợp với thực tế hoạt động của ngành theo hướng hiện đại hóa cần có một số giải pháp sau: - Đầu tư xây dựng dứt điểm trụ sở làm việc của cả hệ thống (Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố và Bảo hiểm xã hội các huyện) trong năm 2001. - Đầu tư và trang bị hệ thống máy vi tính, công nghệ quản lý hiện đại phù hợp với trình độ quản lý và điều kiện phát triển chung của chương trình công nghệ tin học quốc gia. Việc đầu tư phải đạt mục tiêu không bị lạc hậu và hiệu quả; mỗi cán bộ công chức - viên chức đều thực hiện công tác quản lý, hoạt động nghiệp vụ bằng máy vi tính; nối mạng quản lý trong toàn hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam và hòa mạng của quốc gia. Cung cấp thông tin kịp thời, chính xác đáp ứng được mọi nhu cầu quản lý khác nhau. - Trang bị phương tiện giao thông: ô tô và xuồng máy (cho những tỉnh ở vùng bị lũ lụt) đáp ứng được nhu cầu công tác. - Về trang bị xe máy: Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản không cho hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam trang bị xe máy công phục vụ công tác. Nhưng do đặc điểm hoạt động thực hiện nhiệm vụ thu, chi bảo hiểm xã hội với địa bàn rộng, đối tượng quản lý lớn. Cán bộ, công chức - viên chức trong hệ thống phải thường xuyên đi cơ sở để đôn đốc thu, tổ chức chi trả cho gần 6 triệu người đang lao động và đang hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội trên địa bàn cả nước, hiện nay, mỗi tỉnh chỉ được phép trang bị 3 ô tô phục vụ công tác sẽ không đáp ứng được yêu cầu quản lý. Hơn nữa việc dùng ô tô đi công tác không hợp lý trong một số trường hợp chỉ có 1 đến 2 cán bộ, công chức, viên chức có nhu cầu đi công tác riêng lẻ. Dùng phương tiện công tác bằng xe gắn máy vừa hiệu quả, vừa linh hoạt, phù hợp với đặc điểm giao thông hiện nay của nước ta nhất là đối với vùng sâu, vùng xa có đường giao thông đi lại khó khăn. Mặt khác thu nhập hàng tháng của cán bộ, công chức, viên chức trong ngành còn thấp, chỉ đủ chi dùng sinh hoạt hàng ngày không có tích lũy, vì vậy không có tiền ngay một lúc để mua xe gắn máy. Do đó, giải pháp để giải quyết vấn đề trên là: Dùng một phần trong quỹ phúc lợi của toàn ngành và một phần nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của ngành cho cán bộ, công chức, viên chức trong ngành vay với lãi suất ưu đãi để mua xe gắn máy phục vụ công tác. Cán bộ, công chức viên chức được vay từ 1/2 đến 2/3 trị giá xe máy (khoảng từ 10 đến 15 triệu đồng) và trả dần hàng tháng trong 4 năm hoặc 5 năm. Phương án trên nếu được thực hiện, vừa giải quyết được phương tiện phục vụ công tác, vừa động viên khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức trong ngành phục vụ và gắn bó với sự nghiệp Bảo hiểm xã hội, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ của toàn ngành được Đảng và Nhà nước giao cho. 3.4. Một số kiến nghị 3.4.1. Hoàn thiện các văn bản pháp quy về bảo hiểm xã hội Đề nghị Chính phủ sớm nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội để trình Quốc hội thông qua. Luật Bảo hiểm xã hội được xây dựng trên cơ sở quán triệt một số quan điểm và nguyên tắc sau: Thứ nhất: Về quan điểm: + Luật bảo hiểm xã hội là sự cụ thể của đường lối đổi mới và phát triển chính sách bảo hiểm xã hội của Đảng bằng pháp luật là "từng bước mở rộng vững chắc hệ thống Bảo hiểm và an sinh xã hội. Tiến tới áp dụng chế độ bảo hiểm cho mọi người lao động, mọi tầng lớp nhân dân" [36, tr. 100]. Nhằm đảm bảo cho mọi người lao động sự bình đẳng về quyền lợi và trách nhiệm tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội. Góp phần quan trọng để ổn định cuộc sống cơ bản cho người lao động và gia đình họ, khi người lao động bị suy giảm hoặc mất khả năng lao động. + Hoàn thiện chính sách bảo hiểm xã hội phải được tiến hành đồng bộ cùng với việc hoàn thiện các chính sách xã hội khác. Phải phù hợp với điều kiện của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Nhà nước thống nhất quản lý và tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội đối với tất cả mọi người lao động. Nhà nước ban hành các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội theo hướng tạo ra quyền chủ động trong quản lý và phối hợp giữa quyền lợi và trách nhiệm của Nhà nước, của người sử dụng lao động và của người lao động. Nhà nước thành lập một hệ thống tổ chức thuộc Chính phủ để quản lý thống nhất (từ Trung ương đến tỉnh, huyện, xã) sự nghiệp BHXH. Thứ hai: Về nguyên tắc: + Phải gắn chặt giữa trách nhiệm và quyền lợi. Người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội mới được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội. Chủ sử dụng phải có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội để người lao động được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội. Nhà nước đóng và hỗ trợ quỹ bảo hiểm xã hội trong những trường hợp cần thiết. + Mức hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội phải căn cứ vào thời gian đóng, mức đóng, tình trạng suy giảm sức khỏe và tuổi đời của người lao động. + Quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành chủ yếu từ sự đóng góp của người lao động, chủ sử dụng lao động và lãi từ hoạt động đầu tư tăng trưởng. Quỹ bảo hiểm xã hội được thiết kế theo mô hình tồn tích và có tính chất chuyển dịch thu nhập giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội theo nguyên tắc "lấy số đông bù số ít". - Trong thời gian từ nay đến khi Luật Bảo hiểm xã hội được ban hành và có hiệu lực thi hành, các Bộ, ngành và cơ quan của Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ của mình sớm ban hành văn bản hướng dẫn theo thẩm quyền và cần đề xuất với Chính phủ sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội phù hợp, sâu sát với thực tiễn, đúng đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta; bảo đảm thực sự công bằng cho mọi người lao động có tham gia bảo hiểm xã hội, kể cả đối với những người lao động trong các lĩnh vực đặc thù [35, tr. 3-5]. 3.4.2. Phân định cụ thể chức năng quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội của các cơ quan quản lý nhà nước; chức năng giám sát của tổ chức công đoàn với chức năng quản lý sự nghiệp bảo hiểm xã hội của hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam - Các cơ quan quản lý nhà nước (Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) về bảo hiểm xã hội có nhiệm vụ xây dựng trình Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc tự ban hành theo thẩm quyền các văn bản pháp quy về các chế độ bảo hiểm xã hội, chế độ quản lý quỹ bảo hiểm xã hội. Tổ chức kiểm tra việc tổ chức thực của hệ thống Bảo hiểm xã hội trong việc triển khai chính sách và các chế độ trên đối với người lao động và quản lý quỹ bảo hiểm xã hội. Kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sửa đổi bổ sung, hoặc tự sửa đổi bổ sung (theo thẩm quyền) nếu thấy những chế độ đó chưa hoặc không phù hợp với thực tiễn hoạt động quản lý sự nghiệp bảo hiểm xã hội. Các cơ quan quản lý nhà nước không can thiệp vào các công việc quản lý nghiệp vụ cụ thể của hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam. - Hệ thống thuộc Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam thực hiện chức năng giám sát việc tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội của hệ thống tổ chức Bảo hiểm xã hội đối với người lao động. Kiến nghị với Nhà nước nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các chế độ chính sách bảo hiểm xã hội đối với người lao động. - Hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam giúp Thủ tướng Chính phủ tổ chức triển khai thực hiện quản lý sự nghiệp bảo hiểm xã hội; giải quyết chế độ chính sách cho người lao động, tổ chức quản lý thu bảo hiểm xã hội, chi bảo hiểm xã hội, hoạt động đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội. Kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước hoặc với Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ xem xét sửa đổi, bổ sung các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội và quản lý quỹ bảo hiểm xã hội. Hướng dẫn nội dung, phương pháp quản lý, cách thức tổ chức thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động và quản lý quỹ bảo hiểm xã hội trong hệ thống. 3.4.3. Sửa đổi, bổ sung một số vấn đề cụ thể về chế độ, chính sách BHXH - Về chế độ ốm đau: Cần quy định cụ thể hơn về việc nghỉ ốm đau để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, tránh sự lạm dụng của người lao động và sự tùy tiện của một số cơ sở khám chữa bệnh cấp giấy chứng nhận nghỉ ốm đau. Có thể quy định người lao động ốm phải nghỉ làm việc đến ngày thứ 3 mới được hưởng bảo hiểm xã hội như một số nước trên thế giới đã từng quy định. Có hình thức xử phạt nặng bằng tiền hoặc đình chỉ không cho quyền cấp giấy nghỉ ốm đối với những bác sĩ (hoặc y sĩ) và cơ sở khám chữa bệnh nếu vi phạm nhiều lần hoặc nghiêm trọng. - Về chế độ thai sản: Phải quy định thời gian người lao động đã có đóng góp vào quỹ bảo hiểm xã hội trong một thời gian tối thiểu nào đó mới được hưởng chế độ thai sản. Nếu không đủ thời gian đóng theo quy định thì chỉ được hưởng mức trợ cấp thấp hơn. Chẳng hạn như người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian tối thiểu là 2 năm mới được hưởng đủ chế độ thai sản như hiện nay. - Về chế độ tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp: Quy định thời gian khám định kỳ (khoảng 2 năm 1 lần) đối với chế độ này, nếu mức độ suy giảm sức khỏe tăng hoặc giảm thì được điều chỉnh chế độ hưởng theo mức độ suy giảm thực tế sau khi khám định kỳ. - Về chế độ hưu trí: Không nên điều chỉnh giảm tuổi nghỉ hưu mà phải điều chỉnh tăng lên vì xu hướng tuổi thọ của nước ta sẽ tăng dần theo mức độ phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. - Về chế độ tuất: Cần sửa đổi lại chế độ tuất đối với con còn đi học, không nên quy định đến tuổi 18 mà nếu còn đi học phổ thông trung học thì vẫn được hưởng, vì ở một số miền núi, vùng sâu, vùng xa (nhất là đối với đồng bào dân tộc) thì trẻ thường đi học muộn, quá 18 tuổi vẫn còn đi học phổ thông trung học. - Về mức đóng góp, mức hưởng: + Tăng mức đóng góp của cả chủ sử dụng lao động và người lao động để đảm bảo cân đối với nhu cầu chi các chế độ bảo hiểm xã hội. Khi mức thu nhập của người lao động tăng lên sẽ tăng dần mức đóng góp của người lao động vào quỹ bảo hiểm xã hội. Mức đóng góp của người lao động phải tương ứng với mức đóng góp của chủ sử dụng lao động. + Khi nền kinh tế phát triển, chế độ lương hưu được cải thiện thì từng bước giảm dần tỷ lệ hưởng, nhưng phải đảm bảo được mức sống cho người hưởng lương hưu. + Nâng mức tuất định xuất từ 40% lên 60% và mức tuất nuôi dưỡng từ 70% lên 100% lương tối thiểu. 3.4.4. Về quản lý quỹ bảo hiểm xã hội - Đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam được thực hiện thanh tra và xử phạt đối với những hành vi vi phạm về thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, về trách nhiệm thu nộp, chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội đối với chủ sử dụng lao động và người lao động có vi phạm. - Nâng mức phạt bằng tiền cao hơn gấp từ 5 lần đến 10 lần so với quy định hiện hành trong Nghị định 38/CP ngày 25/06/1996 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động đối với những hành vi vi phạm chính sách bảo hiểm xã hội. - Thực hiện phạt tiền đối với các đơn vị chậm nộp bảo hiểm xã hội (kể cả trường hợp kiểm tra phát hiện phải truy thu bảo hiểm xã hội) đối với đơn vị sử dụng lao động gấp hai lần so với lãi suất của Ngân hàng thương mại cho vay cùng thời hạn vay. - Đề nghị Bộ Tài chính thay đổi hình thức cấp kinh phí chi BHXH do NSNN đảm bảo, từ hình thức cấp bằng hạn mức kinh phí sang hình thức cấp bằng ủy nhiệm chi chuyển thẳng vào tài khoản tiền gửi của BHXHVN. Nếu kiến nghị này được thực hiện sẽ vừa tạo điều kiện cho BHXNVN hoàn toàn chủ động về nguồn kinh phí đáp ứng kịp thời mọi nhu cầu chi về BHXH; vừa góp phần cải cách thủ tục hành chính, tiết kiệm được nhiều chi phí xã hội cho cả hệ thống BHXHVN và hệ thống Kho bạc Nhà nước trong quá trình theo dõi, quản lý, hạch toán, kế toán và thanh quyết toán nguồn kinh phí này. Kết luận Bảo hiểm xã hội là một chính sách xã hội lớn của Đảng và Nhà nước, triển khai thực hiện chính sách BHXH góp phần quan trọng để ổn định cuộc sống về mặt vật chất và tinh thần cho người lao động, đồng thời đảm bảo an toàn xã hội, đẩy nhanh sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hoạt động quản lý tài chính là một trong những hoạt động quan trọng và chủ yếu của toàn bộ hoạt động quản lý sự nghiệp BHXH. Nhằm quản lý toàn diện, đồng bộ, thống nhất, tập trung nhưng vẫn đảm bảo dân chủ, công bằng, công khai đối với tất cả các loại vốn và nguồn vốn, tài sản của các đơn vị thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Quản lý tài chính trong hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam là việc thực hiện tính toán, thẩm định, kiểm tra, kiểm soát, hạch toán, kế toán đầy đủ, kịp thời, chính xác tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của các quan hệ kinh tế trong quá trình hình thành và sử dụng quỹ BHXH. Thực hiện tốt công tác quản lý tài chính sẽ góp phần thúc đẩy phát triển bền vững và ổn định sự nghiệp BHXH. Những kết quả đề tài nghiên cứu đã đạt được là: làm rõ về khái niệm, bản chất và vai trò của BHXH; mối quan hệ của chính sách BHXH trong hệ thống chính sách xã hội và với chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước. Đề tài đã tổng hợp, phân tích, đánh giá quá trình hình thành, tổ chức thực hiện chính sách BHXH từ năm 1945 đến năm 2000. Tập trung phân tích, đánh giá nội dung, phương thức quản lý tài chính trong toàn bộ quá trình trên, nhất là giai đoạn từ năm 1995 đến nay, từ đó đã tìm ra những hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân (cả chủ quan, cả khách quan) của những tồn tại, vướng mắc đó. Trên cơ sở phân tích khoa học và tổng kết kinh nghiệm từ hoạt động thực tiễn, đưa ra những quan điểm, những nguyên tắc, những giải pháp và những kiến nghị để khắc phục những hạn chế, vướng mắc, hoàn thiện nội dung và phương thức quản lý tài chính trong Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong thời gian tới. Đề tài cũng đã đưa ra một số vấn đề mới cần được tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ, đó là: Mối quan hệ tương quan giữa các nguồn hình thành quỹ BHXH với các nguồn chi ra từ quỹ BHXH, sao cho quỹ BHXH được ổn định, vững chắc trong thời gian dài, đảm bảo đủ nguồn lực kịp thời chi trả các chế độ BHXH cho người được hưởng BHXH. Quan hệ tỷ lệ giữa mức đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động và sự hỗ trợ của Nhà nước, sao cho nguồn hình thành quỹ BHXH chủ yếu do người lao động và người sử dụng lao động phải đóng góp. Quan hệ giữa các điều kiện để người lao động được hưởng các chế độ BHXH và mức hưởng các chế độ BHXH đó. Về hoạt động đầu tư quỹ BHXH trong điều kiện nền kinh tế - xã hội của chúng ta hiện nay và trong xu hướng hội nhập nền kinh tế, tài chính, tiền tệ của khu vực và thế giới. Về sự phân định chức năng quản lý Nhà nước về BHXH với chức năng quản lý hoạt động sự nghiệp BHXH. Hy vọng những kết quả đã đạt được của đề tài nghiên cứu sẽ góp phần hoàn thiện chính sách BHXH và tổ chức thực hiện chính sách BHXH, góp phần quan trọng đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. những công trình của tác giả đã công bố có liên quan đến đề tài luận văn 1. Đỗ Văn Sinh (2000), "Chính sách Bảo hiểm xã hội trong thời kỳ đổi mới", Con số và sự kiện, (10), tr. 25-27. 2. Đỗ Văn Sinh (2001), "Công tác đầu tư xây dựng trụ sở làm việc của hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam 5 năm qua", Bảo hiểm xã hội, (2), tr. 4-6. 3. Đỗ Văn Sinh (2001), "Bảo hiểm xã hội phải được quản lý tập trung, thống nhất", Bảo hiểm xã hội, (3), tr. 8-9. 4. Đỗ Văn Sinh (2001), "Về các loại hình bảo hiểm", Bảo hiểm xã hội, (6), tr. 13-15. 5. Đỗ Văn Sinh (2001), "Quản lý sử dụng kinh phí chi hoạt động bộ máy của hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam", Bảo hiểm xã hội, (8), tr. 10-12. 6. Đỗ Văn Sinh (2001), "Hoạt động đầu tư bảo toàn tăng trưởng quỹ Bảo hiểm xã hội", Bảo hiểm xã hội, (9), tr. 8-9. 7. Tham gia biên tập cuốn sách Chế độ kế toán Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bảo hiểm xã hội Việt Nam xuất bản năm 2000. Danh mục tài liệu tham khảo 1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Chỉ thị số 15/CT/TW ngày 26/5/1997) về tăng cường lãnh đạo thực hiện các chế độ BHXH. 2. Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Báo cáo quyết toán ngân sách các năm 1995, 1996, 1997, 1998, 1999 và 2000. 3. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (1999), Quyết định số 1584/1999/QĐ/BHXH ngày 24 tháng 6 năm 1999 về việc ban hành quy định về hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng các chế độ Bảo hiểm xã hội. 4. Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Báo cáo tổng kết hoạt động của Bảo hiểm xã hội Việt Nam từ năm 1995 – 2000. 5. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (1999), Quyết định số 2902/1999/QĐ-BHXH ngày 23 tháng 11 năm 1999 về việc ban hành quy định quản lý thu BHXH thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam. 6. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2000), Văn bản số 21/BHXH-HĐQL ngày 28 tháng 12 năm 2000 về việc trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển ngành BHXH. 7. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (1999), Quyết định số 2903/1999/QĐ-BHXH ngày 24 tháng 11 năm 1999 về việc ban hành quy định quản lý chi trả các chế độ BHXH thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam. 8. Bộ Chính trị (1962), Nghị quyết số 33 NQ/TW ngày 5/1/1962 về chính sách Bảo hiểm xã hội đối với công nhân viên chức nhà nước. 9. Bộ lao động -Thương binh và Xã hội (1993), Một số công ước của tổ chức lao động quốc tế (ILO), Hà Nội. 10. Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội (1999), Thuật ngữ lao động, thương binh và xã hội, Tập 1, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội. 11. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (1993), Tờ trình số 1/LĐTBXH- BHXH ngày 29/1 trình Thủ tướng Chính phủ về việc cải cách chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội. 12. Bộ luật lao động của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1994), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. 13. Bộ Tài chính (2001), Báo cáo tổng hợp về thí điểm khoán chi hành chính và tình hình thực hiện xã hội hóa các hoạt động sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa thể thao, (tài liệu hội nghị ngành Tài chính). 14. Bộ Tài chính (1996), Quyết định số 1124 Bộ Tài chính/QĐ/CĐKT ngày 12 tháng 12 năm 1996 về việc ban hành hệ thống chế độ kế toán Bảo hiểm xã hội. 15. Bộ Tài chính - Tổng Công đoàn Việt Nam (1962), Thông tư liên bộ số 17- TT/LB ngày 9 tháng 6 năm 1962 hướng dẫn cách thức tính nộp kinh phí cho quỹ BHXH. 16. Bộ Tài chính (1998), Thông tư số 85/1998/TT-BTC ngày 25 tháng 6 năm 1998 hướng dẫn quy chế quản lý tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam. 17. Bộ Tài chính (1998), Thông tư số 66/2001/TT-BTC ngày 22 tháng 8 năm 2001 hướng dẫn sửa đổi một số điều của Thông tư số 85/1998/TT-BTC ngày 25/6/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn quy chế quản lý tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam. 18. Nguyễn Văn Châu (1996), Thực trạng quản lý thu BHXH hiện nay và các biện pháp nhằm nâng cao hiệu qu công tác thu, Đề tài khoa học cấp bộ, mã số 96-01-01/ĐT. 19. Chính phủ (1993), Nghị định số 43-CP ngày 22 tháng 6 năm 1993 quy định tạm thời chế độ BHXH. 20. Chính phủ (1993), Nghị định số 66-CP ngày 30 tháng 9 năm 1993 quy định tạm thời chế độ BHXH đối với lực lượng vũ trang. 21. Chính phủ (1995), Nghị định số 12-CP ngày 26 tháng 1 năm 1995 về việc ban hành Điều lệ BHXH. 22. Chính phủ (1995), Nghị định số 19-CP ngày 26 tháng 2 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Bảo hiểm xã hội Việt Nam. 23. Chính phủ (1995), Nghị định số 45-CP ngày 15 tháng 7 năm 1995 về việc ban hành Điều lệ BHXH đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và công an nhân dân. 24. Chính phủ (1996), Nghị định số 38/CP ngày 25 tháng 6 năm 1996 quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động. 25. Chính phủ (1998), Nghị định số 93/1998/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 1998 về việc sửa đổi, bổ sung một số diều của Điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26 tháng 1 năm 1995 của Chính phủ. 26. Chính phủ (1999), Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8 tháng 7 năm 1999 về việc ban hành quy chế quản lý đầu tư và xây dựng. 27. Chính phủ (1999), Nghị định số 14/1999/NĐ-CP ngày 5 tháng 5 năm 1999 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 1/9/1999 của Chính phủ. 28. Chính phủ (1999), Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ về chính sách khuyến kích xã hội hóa đối với hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao. 29. Chính phủ (1999), Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 1 tháng 9 năm 1999 về việc ban hành quy chế đấu thầu. 30. Chính phủ (2000), Nghị định số 12/2000/ NĐ-CP ngày 5 tháng 5 năm 2000 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ. 31. Chủ tịch Chính phủ lâm thời (1945), Sắc lệnh số 54 ngày 3 tháng 11 năm 1945. 32. Chủ tịch Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa (1947), Sắc lệnh số 29 ngày 12 tháng 3 năm 1947. 33. Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (1950), Sắc lệnh số 76-SL ngày 20 tháng 5 năm 1950. 34. Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (1950), Sắc lệnh số 77 ngày 22 tháng 5 năm 1950. 35. Nguyễn Tấn Dũng (1998), "Sự nghiệp BHXH là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta", Thông tin Bảo hiểm xã hội, (3), tr 3-5. 36. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. 37. Hội đồng Bộ trưởng (1985), Nghị định số 236-HĐBT nộp BHXH ngày 18 tháng 9 năm 1985 về việc bổ sung, sửa đổi một số chế độ, chính sách về thương binh và xã hội. 38. Hội đồng Bộ trưởng (1986), Quyết định 131-HĐBT ngày 30 tháng 10 năm 1986 về việc sửa đổi tỷ lệ tính nộp kinh phí BHXH do Tổng Công đoàn Việt Nam quản lý. 39. Hội đồng Bộ trưởng (1989), Quyết định số 176-HĐBT ngày 19 tháng 10 năm 1989 về sắp xếp lại lao động trong các đơn vị kinh tế quốc doanh. 40. Hội đồng Bộ trưởng (1990), Quyết định số 60-HĐBT ngày 01 tháng 3 năm 1990 về việc sửa đổi chế độ trợ cấp đối với công nhân viên chức nghỉ việc vì mất sức lao động. 41. Hội đồng Bộ trưởng (1998), Quyết định số 40/HĐBT ngày 16 tháng 3 năm 1998 về việc sửa đổi tỷ lệ tính nộp kinh phí BHXH do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý. 42. Hội đồng Chính phủ (1961), Nghị định số 218-CP ngày 27 tháng12 năm 1961 ban hành Điều lệ tạm thời về các chế độ BHXH đối với công nhân viên chức nhà nước. 43. Hội đồng Chính phủ (1962), Nghị định số 39/CP ngày 23 tháng 3 năm 1962 quy định nội dung thu chi quỹ BHXH. 44. Hội đồng Chính phủ (1963), Nghị định số 31/CP ngày 10 tháng 3 năm 1963 về việc điều chỉnh một số nhiệm vụ giữa Bộ Nội vụ, Bộ Lao động, Bộ Công an, Bộ Y tế và Tổng Công đoàn Việt Nam. 45. Hội đồng Chính phủ (1975), Quyết định số 130-CP ngày 20 tháng 6 năm 1975 bổ sung chính sách, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ xã. 46. Hội đồng Chính phủ (1994), Quyết định số 62/CP ngày 10 tháng 4 năm 1994 về việc tính nộp một phần quỹ BHXH giao cho Bộ Nội vụ quản lý. 47. Liên bộ Lao động- Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính (1998), Thông tư liên bộ số 11/TT-LB ngày 9 tháng 6 năm 1998 hướng dẫn thu nộp BHXH do Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội quản lý. 48. Liên bộ Tài chính - Lao động-Thương binh và Xã hội (1989), Thông tư liên bộ số 22/TT-LB ngày 16 tháng 6 năm 1989 sửa đổi phưng pháp nộp BHXH do ngành Lao động-Thương binh và Xã hội. 49. Liên bộ Tài chính - Lao động- Thương binh và Xã hội (1994), Thông tư liên bộ số 19 ngày 7 tháng 3 năm 1994 hướng dẫn tạm thời về thu quỹ 15% BHXH do ngành Lao động-Thương binh và Xã hội quản lý. 50. Liên bộ Tài chính - Lao động-Thương binh và Xã hội (1990), Thông tư liên bộ số 29/TT-LB ngày 25 tháng 7 năm 1990 hướng dẫn việc cấp phát và quản lý các khoản lương hưu, trợ cấp thương binh- xã hội. 51. Liên bộ Tài chính - Lao động- Thương binh và Xã hội (1994), Thông tư liên bộ số 33/TT-LB ngày 14 tháng 4 năm 1994 hướng dẫn bổ sung Thông tư số 19 TT/LB ngày 7/3/1994 về việc quản lý thu- chi quỹ BHXH do ngành Lao động- Thương binh và Xã hội quản lý. 52. Luật kinh doanh Bảo hiểm (2001), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. 53. Thủ tướng Chính phủ (1995), Quyết định số 606/TTg ngày 29/6/1995 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. 54. Thủ tướng Chính phủ (2001), Quyết định số 37/2001/QĐ-TTg ngày 21 tháng 3 năm 2001 về việc nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ cho người lao động tham gia BHXH. 55. Nguyễn Thanh Thủy (2001), "Bảo hiểm xã hội góp phần tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội", Bảo hiểm xã hội, (5), tr. 14-15. 56. Trần Quốc Toàn (1999), Quản lý tài chính BHXH trên địa bàn tỉnh Nghệ An, Luận văn Thạc sĩ khoa học kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội 57. Tổng Công Đoàn Việt Nam (1962), Quyết định số 364 ngày 02/04/1962 về nguyên tắc quản lý và chi tiết về nội dung thu, chi quỹ Bảo hiểm xã hội Nhà nước. 58. Tổng Công đoàn Việt Nam (1962), Quy định số 364/QĐ ngày 2 tháng 4 năm 1962 về nguyên tắc quản lý và chi tiết về nội dung thu chi quỹ BHXH Nhà nước. 59. Dương Xuân Triệu (1996), Thực trạng và định hướng hoàn thiện tác nghiệp chi trả các chế độ BHXH hiện nay, Đề tài khoa học cấp bộ, mã số 96-03- 03/ĐTT. Biểu 1 Tình hình thu, chi quỹ bảo hiểm xã hội do ngành lao động - thương binh Và xã hội quản lý từ năm 1964 đến năm 1994 Đơn vị : 1000 đồng Năm Tổng số chi một năm Số thu BHXH NSNN cấp Thực thu So với chi (%) Thực cấp So với chi (%) 1964 4.418.000 4.418.000 100,00 - - 1965 7.326.000 4.586.000 62,60 2.740.000 37,40 1966 9.719.000 5.680.000 58,44 4.039.000 41,56 1967 11.379.000 5.979.000 52,54 5.400.000 47,46 1968 14.967.000 6.765.000 45,20 8.202.000 54,80 1969 18.670.000 7.699.000 41,24 10.971.000 58,76 1970 26.768.000 7.955.000 29,72 18.813.000 70,28 1971 43.959.000 8.636.000 19,65 35.323.000 80,35 1972 51.104.000 7.987.000 15,63 43.117.000 84,37 1973 57.425.000 9.016.000 15,70 48.409.000 84,30 1974 62.477.000 9.885.000 15,82 52.592.000 84,18 1975 69.174.000 10.705.000 15,48 58.469.000 84,52 1976 74.340.000 12.521.000 16,84 61.819.000 83,16 1977 82.053.000 13.749.000 16,76 68.304.000 83,24 1978 91.585.000 19.192.000 20,96 72.393.000 79,04 1979 115.059.000 20.560.000 17,87 94.499.000 82,13 1980 146.389.000 23.125.000 15,80 123.264.000 84,20 1981 285.171.000 30.796.000 10,80 254.375.000 89,20 1982 502.667.000 40.661.000 8,09 462.006.000 91,91 1983 902.669.000 54.632.000 6,05 848.037.000 93,95 1984 1.227.924.000 78.936.000 6,43 1.148.988.00 0 93,57 1985 5.069.683.000 153.417.000 3,03 4.916.266.00 0 96,97 1986 3.057.677.000 98.555.000 3,22 2.959.122.00 0 96,78 1987 13.077.000 306.400 2,34 12.770.600 97,66 1988 50.577.000 14.686.000 29,04 35.891.000 70,96 1989 277.341.000 90.403.000 32,60 186.938.000 67,40 1990 382.136.000 95.259.000 24,93 286.877.000 75,07 1991 505.383.000 117.963.000 23,34 387.420.000 76,66 1992 710.346.000 205.143.000 28,88 505.203.000 71,12 1993 2.300.000.000 279.079.000 12,13 2.020.921.00 0 87,87 1994 4.400.000.000 1.294.000.00 0 29,41 3.106.000.00 0 70,59 Tổng số 20.571.463.00 0 2.732.294.40 0 13,28 17.839.168.60 0 86,72 Nguồn: [18]. Biểu 2 số người hưởng các chế độ bhxh từ năm 1962 đến năm 1994 (Không kể người hưởng trợ cấp một lần) Đơn vị : người Năm Tổng số Hưu trí Mất sức lao động Tai nạn lao động Tuất 1962-1964 14.933 7.183 6.914 17 819 1965 22.280 10.311 10.588 21 1.360 1966 27.037 12.047 12.475 25 2.490 1967 31.807 13.725 14.130 31 3.921 1968 39.810 16.775 16.574 62 6.399 1969 49.525 21.522 19.232 94 8.677 1970 80.834 39.908 30.327 113 10.486 1971 116.743 59.657 44.735 140 12.211 1972 132.183 66.530 50.478 173 15.002 1973 140.222 71.055 52.807 197 16.163 1974 153.807 77.695 57.695 205 18.212 1975 167.812 84.843 62.353 210 20.406 1976 187.745 96.323 67.850 211 23.361 1977 209.280 109.653 73.080 213 26.334 1978 232.817 123.939 77.839 218 30.821 1979 252.828 133.599 86.315 225 32.689 1980 304.813 170.457 97.486 255 36.615 1981 390.867 222.553 128.180 321 39.813 1982 451.917 260.721 148.204 330 42.662 1983 529.760 308.907 175.964 356 44.533 1984 585.539 340.252 197.392 376 47.519 1985 652.077 381.083 221.164 401 49.429 1986 727.158 446.689 226.976 134 53.359 1987 872.937 567.065 244.656 418 60.798 1988 959.574 620.045 270.202 648 68.679 1989 1.117.241 713.720 309.045 991 93.485 1990 1.151.019 760.729 293.271 1.353 95.666 1991 1.384.042 926.240 339.047 2.062 116.693 1992 1.481.219 997.765 342.454 2.618 138.382 1993 1.645.987 1.097.674 387.489 3.785 157.039 1994 1.770.708 1.189.939 406.360 5.560 168.849 Nguồn: [18]. Biểu 3 tổng số thu bhxh do tlđlđvn quản lý (Từ năm 1962 đến tháng 9 năm 1995) Đơn vị : đồng Năm Tổng số Trong đó Thu 5% NSNN hỗ trợ 1962 13.055.761 13.055.761 - 1963 20.597.338 20.597.338 - 1964 19.915.363 19.915.363 - 1965 18.590.544 18.590.544 - 1966 21.149.219 21.149.219 - 1967 26.294.431 23.294.431 3.000.000 1968 27.364.362 21.364.362 6.000.000 1969 37.044.088 25.044.088 12.000.000 1970 49.310.314 29.310.314 20.000.000 1971 57.639.638 30.639.638 27.000.000 1972 48.659.179 31.159.179 17.500.000 1973 51.946.473 34.946.473 17.000.000 1974 54.180.095 39.180.095 15.000.000 1975 65.884.519 42.884.519 23.000.000 1976 69.198.785 47.198.785 22.000.000 1977 85.764.201 64.764.201 21.000.000 1978 95.019.320 73.019.320 22.000.000 1979 92.112.048 79.112.048 13.000.000 1980 96.547.295 81.547.295 15.000.000 1981 163.416.950 127.416.950 36.000.000 1982 240.877.840 219.877.840 21.000.000 1983 380.303.534 310.303.534 70.000.000 1984 497.857.078 445.857.078 52.000.000 1985 227.547.022 208.147.022 19.400.000 1986 1.050.841.922 940.841.922 110.000.000 1987 4.847.599.981 4.742.599.981 105.000.000 1988 16.572.170.255 16.472.170.255 100.000.000 1989 56.738.665.796 56.738.665.796 - 1990 58.638.660.592 58.638.660.592 - 1991 60.130.000.000 60.130.000.000 - 1992 159.736.000.000 159.736.000.000 - 1993 201.019.000.000 196.019.000.000 5.000.000.000 1994 250.395.000.000 250.395.000.000 - 9-1995 152.530.000.000 152.530.000.000 - Cộng 964.118.213.943 958.371.313.943 5.746.900.000 Nguồn: [18]. Mục lục Trang mở đầu 1 Chương 1: Những vấn đề cơ bản về bảo hiểm xã hội và quản lý tài chính trong bảo hiểm xã hội Việt Nam 5 1.1. Những vấn đề cơ bản về Bảo hiểm xã hội 5 1.2. Quản lý tài chính trong hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam 19 Chương 2: Thực trạng công tác quản lý tài chính trong bảo hiểm xã hội Việt Nam 30 2.1. Quá trình hình thành và tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội qua các giai đoạn 30 2.2. Thực trạng quản lý tài chính 41 2.3. Đánh giá chung 62 Chương 3: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính trong bảo hiểm xã hội Việt Nam 86 3.1. Mục tiêu chiến lược phát triển ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam 86 3.2. Quan điểm hoàn thiện quản lý tài chính trong Bảo hiểm xã hội Việt Nam 90 3.3. Giải pháp chủ yếu hoàn thiện quản lý tài chính trong Bảo hiểm xã hội Việt Nam 93 3.4. Một số kiến nghị 108 Kết luận 114 những công trình của tác giả đã công bố có liên quan đến đề tài luận văn 116 Danh mục các tài liệu tham khảo 117

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN- Quản lý tài chính trong Bảo hiểm xã hội Việt Nam - Thực trạng và giải pháp.pdf
Luận văn liên quan