Bên cạnh những điểm mạnh trong quản lý nguồn thu từ đất của huyện Cam Lộ
còn tồn tại một số điểm yếu cơ bản sau đây:
* Bộ máy quản lý tài chính từ đất đai
Bộ máy quản lý vẫn hoạt động độc lập theo chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ
quan mà thiếu sự đồng bộ, liên kết.
Là cơ quan tham mưu UBND huyện Cam Lộ về tài chính nhưng vai trò của
phòng Tài chính – Kế hoạch trong bộ máy quản lý nguồn thu từ đất bị xem nhẹ, cơ
quan này chưa tích cực tham gia việc xây dựng kế hoạch quản lý nguồn thu từ đất,
mới chỉ dừng lại ở việc tham mưu dự toán ngân sách năm, dự toán các công trình
xây dựng cơ bản, kế hoạch thu ngân sách năm mà chưa tham gia việc xây dựng kế
hoạch quản lý nguồn thu từ đất theo kế hoạch 5 năm.
Chi cục thuế huyện chưa chủ động tham mưu trong công tác xây dựng giá đất,
bị động trong việc tính toán nghĩa vụ tài chính từ đất cho đối tượng sử đụng đất.
* Lập kế hoạch thu từ đất
Việc quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch còn các khu nông thôn mới diễn ra khá
nhanh trong thời gian gắn dẫn đến cung về nhà ở đất ở dư thừa làm méo mó thị
trường bất sản gây thâm hụt ngân sách cho những năm sau
98 trang |
Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 1147 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý tài chính từ đất đai trên địa bàn huyện Cam lộ, tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đã khẳng định tính quan trọng không thể thiếu của lệ phí trước bạ vì chúng ta đã
biết, đất đai hiện nay được coi là tài sản có giá trị cao, nhu cầu sử dụng nó càng lớn,
nhất là đất ở đô thị. Việc đứng tên hay sở hữu BĐS nhà, đất có tính chất quyết định,
khẳng định quyền sử dụng đất hợp pháp của người sử dụng đất.
Nhìn chung mức độ tăng của phí này còn chậm là do khoản thu trên giá trị tài
sản đăng ký xuống còn 0,5% dẫn đến thu lệ phí trước bạ giảm. Tuy nhiên việc thực
hiện quản lý thu tốt phí này trong thời gian qua cũng góp phần cho kết quả thu ngân
sách nhà nước và việc quản lý đất đai.
Mặc dù về nguyên tắc nguồn thu này được chi trực tiếp cho cơ quan quản lý
nhưng trên thực tế chỉ có nguồn thu từ lệ phí được trích chuyển một phần về cơ
quan quản lý phần còn lại được chuyển vào ngân sách của Tỉnh sau đó phân bổ chi
chung theo kế hoạch.
Từ năm 2014 đến 2016 lệ phí trước bạ nhà, đất thu được 2.469 triệu đồng,
chiếm 4,19 % nguồn thu ngân sách từ đất đai trên địa bàn huyện. Chi tiết Bảng 2.8.
Tỷ lệ đóng góp của lệ phí trước bạ nhà, đất trong tổng thu ngân sách từ đất đai thể
hiện theo Hình 2.8.
Bảng 2.8. Kết quả thu lệ phí trước bạ trên địa bàn huyện Cam Lộ
giai đoạn 2014 – 2016
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Thu ngân sách từ đất đai Tiền thu lệ phí trước bạ từ đất Tỷ lệ %
2014 14.804 772 5,21
2015 18.379 844 4,59
2016 25.766 853 3,31
Tổng 58.949 2.469
(Nguồn: phòng Tài chính kế hoạch huyện Cam Lộ)
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
66
Hình 2.8. Tỷ lệ đóng góp trong tổng thu ngân sách từ đất đai của lệ phí trước
bạ nhà, đất trên địa bàn huyện Cam Lộ giai đoạn 2014 - 2016
2) Đánh giá công tác quản lý tài chính từ đất đai trên địa bàn huyện Cam Lộ
a) Đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính từ đất đai trên địa bàn -
từ ý kiến của cán bộ thực thi
Tác giả đã thực hiện khảo sát ý kiến bằng phiếu khảo sát 17 cán bộ là đại diện
cho người thực thi quản lý tài chính từ đất đai (trong đó Chi nhánh văn phòng đăng
ký đất đai huyện là 09 cán bộ, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện là 03 cán bộ,
Chi cục thuế huyện là 03 cán bộ, Bộ phận 1 cửa là 02 cán bộ). Số liệu được tổng
hợp với kết quả như sau:
Nhìn chung trong thời gian qua, các cơ quan hành chính nhà nước đã chấp
hành nghiêm túc việc hướng dẫn công dân kê khai hồ sơ thực hiện nghĩa vụ tài
chính đối với từng trường hợp cụ thể, trường hợp hồ sơ chưa đủ thì trả lại ngay sau
khi kiểm tra và hướng dẫn người nộp hoàn thiện hồ sơ theo quy định và việc chuyển
thông tin để xác định nghĩa vụ tài chính chính, việc xác định và ban hành Thông
báo về nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất kịp thời đúng thời gian quy định.
Tuy nhiên, nhiều trường hợp hồ sơ có sai sót hoặc thiếu căn cứ để xác định nghĩa vụ
tài chính không được phát hiện, chuyển đến Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
67
xác định hoặc bổ sung thông tin đầy đủ dẫn đến ra thông báo thuế sai sót. Do đó,
việc điều chỉnh thông báo thuế xảy ra nhiều lần.
Việc luân chuyển thông tin địa chính bằng hồ sơ giấy sẽ tốn thời gian đi lại,
kéo dài thời gian tiếp nhận hồ sơ giữa các cơ quan, bộ phận; hồ sơ lưu trữ đôi lúc
không đầy đủ, dễ thất lạc, thông tin được cập nhật không được kịp thời. Thực hiện
quy trình luân chuyển hồ sơ xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai như sau:
- Cơ quan tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn người sử dụng đất kê khai hồ sơ; tiếp
nhận, kiểm tra tính đầy đủ, thống nhất thông tin của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa
đủ thì trả lại ngay trong ngày làm việc và hướng dẫn người nộp hoàn thiện hồ sơ
theo quy định. Trường hợp hồ sơ đầy đủ thì tiếp nhận và trình cấp có thẩm quyền
ban hành quyết định đối với các hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử
dụng đất và có trách nhiệm luân chuyển hồ sơ đã tiếp nhận cho Chi nhánh văn
phòng đăng ký đất đai để giải quyết theo quy định.
- Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm:
+ Lập Phiếu chuyển thông tin (bao gồm cả trường hợp hồ sơ người sử dụng
đất nộp trực tiếp tại Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai và hồ sơ do các cơ quan
tiếp nhận hồ sơ nêu tại bước 1 chuyển đến).
+ Chịu trách nhiệm về tính chính xác của các Thông tin ghi trên Phiếu.
+ Thực hiện phân loại hồ sơ để luân chuyển như sau: Đối với hồ sơ không có
khoản được trừ thì luân chuyển cho cơ quan thuế. Đối với hồ sơ có khoản được trừ
thì chuyển đồng thời cho cơ quan thuế và cơ quan tài chính.
+ Cung cấp thông tin và hồ sơ bổ sung theo yêu cầu của cơ quan thuế hoặc cơ
quan tài chính đối với trường hợp hồ sơ không đủ thông tin hoặc có sai sót để xác
định nghĩa vụ tài chính, xác định các khoản được trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê
đất theo quy định của pháp luật.
+ Trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận cho người sử
dụng đất theo quy định của pháp luật sau khi người sử dụng đất hoàn thành nghĩa
vụ tài chính về đất đai theo Thông báo của cơ quan thuế.
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
68
- Trách nhiệm của cơ quan tài chính: Xác định các khoản mà người sử dụng
đất được trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp trên cơ sở hồ sơ do Chi
nhánh văn phòng đăng ký đất đai chuyển đến.
- Trách nhiệm của cơ quan thuế:
+ Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ do Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai chuyển
đến. Trường hợp phát hiện hồ sơ có sai sót hoặc thiếu căn cứ để xác định nghĩa vụ
tài chính thì cơ quan thuế đề nghị Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai xác định
hoặc bổ sung thông tin.
+ Tiếp nhận thông tin về các khoản người sử dụng đất được trừ vào tiền sử
dụng đất, tiền thuê đất phải nộp do cơ quan tài chính chuyển đến (nếu có).
+ Xác định và ban hành Thông báo về nghĩa vụ tài chính của người sử dụng
đất. Thời hạn xác định và ban hành Thông báo như sau: Không quá 05 ngày làm
việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đối với trường hợp không có khoản mà người sử
dụng đất được trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp. Không quá 03 ngày
làm việc kể từ ngày nhận được kết quả xác định các khoản mà người sử dụng đất
được trừ theo quy định của pháp luật do cơ quan tài chính chuyển đến đối với
trường hợp có khoản mà người sử dụng đất được trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê
đất phải nộp.
+ Trong thời hạn không quá hai (02) ngày làm việc kể từ ngày ban hành
Thông báo về nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất, cơ quan thuế phải thực hiện
chuyển Thông báo đến người sử dụng đất.
+ Phối hợp với Kho bạc nhà nước theo dõi, đôn đốc, cập nhật kết quả người sử
dụng đất đã thực hiện nghĩa vụ tài chính theo các tiêu chí: số tiền đã nộp, số tiền
còn nợ, số tiền chậm nộp.
+ Phối hợp với phòng Tài nguyên và Môi trường và cơ quan tài chính rà soát
các trường hợp thuộc đối tượng phải điều chỉnh đơn giá thuê đất theo quy định của
pháp luật để xác định và thông báo số tiền thuê đất phải nộp cho người sử dụng đất.
+ Thực hiện xác nhận việc người được Nhà nước cho thuê đất trả tiền hàng
năm đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính về tiền thuê đất đối với trường hợp đã được
Đại học Kinh tế Huế
Đại học inh tế Huế
69
quy đổi số tiền đã ứng trước để bồi thường, giải phóng mặt bằng hoặc tiền đã nộp
ngân sách nhà nước
+ Thực hiện quyết toán số tiền thuê đất mà người sử dụng đất đã tạm nộp và
ban hành Thông báo nộp tiền thuê đất.
- Trách nhiệm của Kho bạc nhà nước:
+ Thực hiện thu tiền theo Thông báo do cơ quan thuế ban hành và cung cấp
chứng từ thu cho người nộp.
+ Đối chiếu số tiền và thời hạn ghi trên Thông báo do cơ quan thuế ban hành
để xác định số ngày chậm nộp, số tiền còn nợ và thông báo bằng văn bản ngay trong
ngày cho cơ quan thuế để tính tiền chậm nộp và đôn đốc thu nộp (nếu có). Đối với
các trường hợp đã được cơ quan thuế tính số tiền chậm nộp thì cơ quan thu tiền căn
cứ cách tính của cơ quan thuế xác định ngay số tiền chậm nộp để thu nếu người sử
dụng đất tiếp tục chậm nộp.
+ Mở sổ theo dõi việc tiếp nhận Thông báo nộp các khoản nghĩa vụ tài chính
do cơ quan thuế chuyển đến để theo dõi thu nộp tiền vào ngân sách nhà nước.
Kết quả đánh giá trình độ, nhận thức về pháp luật của đội ngũ cán bộ chuyển
thông tin địa chính của Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai và Cán bộ trực tiếp
tham mưu ra thông báo nghĩa vụ tài chính của Chi cục thuế huyện được thể hiện
thông qua Bảng 2.9. Kết quả cho thấy ý kiến của 17 cán bộ chiếm tỷ lệ 100%
thường xuyên tìm hiểu pháp luật việc thu nghĩa vụ tài chính về đất đai, trao đổi với
đồng nghiệp, tự tìm hiểu qua các phương tiện thông tin đại chúng, tìm hiểu các văn
bản pháp luật liên quan, cập nhật hàng ngày tin tức về đất đai, 100% tham gia vào
công tác tuyên truyền pháp luật đất đai của địa phương và có trực tiếp giải thích cụ
thể cho hộ dân những thắc mắc mà họ gặp phải.
Đội ngũ làm công tác chuyển thông tin địa chính luôn tham mưu hồ sơ kịp
thời, đồng thời tiếp thu, lắng nghe ý kiến công dân và hướng dẫn, giải thích cụ thể
các khoản tiền, phí, lệ phí mà công dân phải thực hiện đối với nhà nước. Trường
hợp công dân chưa hiểu rõ pháp luật và không thực hiện nghĩa vụ tài chính cho nhà
nước do đó Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai phối hợp với Chi cục thuế huyện
Đại học Kinh tế Huế
Đại học ki h tế Huế
70
giải quyết những hồ sơ có tính chất phức tạp và có báo cáo lại kết quả cho Chủ tịch
UBND huyện biết để trả lời cho công dân theo quy định.
Bảng 2.9. Tình hình tìm hiểu, cập nhật pháp luật về nghĩa vụ tài chính đất đai
của cán bộ các cơ quan liên quan tại huyện Cam Lộ năm 2016
STT Nội dung
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
1 Thường xuyên tìm hiểu pháp luật về đất đai 17 100%
2
Tìm hiểu pháp luật về đất đai bằng nhiều hình thức:
bạn bè, đồng nghiệp, qua sách báo, tra cứu Internet,
các văn bản pháp luật, cập nhật tin tức hàng ngày.
17 100%
3
Tham gia công tác tuyên truyền đất đai ở địa phương,
giải thích cụ thể cho hộ dân về các loại nghĩa vụ tài
chính mà công dân phải thực hiện đối với nhà nước
17 100%
4
Việc chuyển thông tin để xác định nghĩa vụ tài chính
đúng thời hạn luật định
17 100%
5
Quy trình tiếp nhận, luân chuyển hồ sơ xác định nghĩa
vụ tài chính đúng thời hạn luật định
17 100%
6
Việc ra thông báo nghĩa vụ tài chính đúng thời hạn luật
định
17 100%
(Nguồn: Kết quả điều tra cán bộ và xử lý số liệu của tác giả)
Thu tiền SDĐ đóng góp đáng kể vào thu NSNN. Khoản thu này chiếm tỷ
trọng lớn nhất trong tổng thu từ BĐS và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu NSNN.
Thu tiền SDĐ là công cụ tài chính góp phần điều tiết việc SDĐ. Khoản thu này
buộc người được giao đất để sử dụng ổn định, lâu dài nên họ phải tính toán giữa
nhu cầu SDĐ được giao với số tiền SDĐ phải nộp sao cho thu được lợi nhuận, tức
là SDĐ tiết kiệm, hiệu quả.
Đại học Kinh tế Huế
Đại ọc kinh tế Huế
71
Bảng 2.10. Khó khăn trong công tác thu tiền sử dụng đất theo đánh giá
của cán bộ liên quan
STT Nội dung Số lượng Tỷ lệ (%)
1 Văn bản chồng chéo, bổ sung nhiều lần 6 35,3
2 Sự hiểu biết về chính sách đất đai của người
sử dụng đất
5 29,4
3 Cả 2 khó khăn trên 6 35,3
Tổng cộng 17 100
(Nguồn: Kết quả điều tra cán bộ và xử lý số liệu của tác giả)
Theo đánh giá của cán bộ, có 35,3% ý kiến đánh giá các văn bản pháp luật
hướng dẫn thực hiện tiền sử dụng đất phức tạp, chồng chéo, thay đổi bổ sung nhiều
lần, gây khó khăn cho người dân nắm bắt để thực hiện nghĩa vụ; 29,4% cán bộ đánh
giá một số trường hợp người sử dụng đất chưa thật sự am hiểu về chính sách đất đai
và có 35,3% cán bộ đánh giá cả hai vấn đề trên ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện
nghĩa vụ của người sử dụng đất.
Bảng 2.11. Khó khăn của cán bộ thực thi thu thuế thu nhập từ chuyển quyền
sử dụng đất
STT Nội dung Số lượng Tỷ lệ (%)
1
Giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng thấp
hơn giá thực tế chuyển nhượng
8 47,0
2 Khó kiểm soát được tài sản nhà đất 5 29,4
3 Sử dụng mối quan hệ bắc cầu để trốn thuế 1 5,9
4 Cả 3 khó khăn trên 3 17,7
Tổng cộng 17 100
(Nguồn: Kết quả điều tra cán bộ và xử lý số liệu của tác giả)
Bên cạnh những thuận lợi về việc tính thuế dựa vào thu nhập chịu thuế (thu
nhập thực tế mà người sử dụng đất có được khi chuyển nhượng QSDĐ, chuyển
nhượng quyền thuê đất; giao dịch của hộ gia đình, cá nhân diễn ra rất nhiều trên địa
bàn nhưng tạm thời không thể thu được vào ngân sách đúng giá trị vì không thể xác
định thu nhập của cá nhân trong hoạt động chuyển QSDĐ. Kết quả điều tra, cụ thể:
47,05% cán bộ khảo sát cho biết cả hai bên mua và bên bán thường thương lượng
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
72
thỏa thuận ghi giá giao dịch trên hợp đồng chuyển nhượng thấp hơn thực tế để nộp
thuế ít hơn thực tế số thuế phải nộp. Thực tế trên thị trường BĐS, giá đất mua bán
thường cao hơn giá đất do UBND tỉnh quy định nhưng vì lợi ích của cả người mua
và người bán (bên bán được nộp thuế thu nhập cá nhân ít hơn, bên mua nộp lệ phí
trước bạ thấp hơn), nên họ thường thoả thuận ghi giá trên hợp đồng chuyển nhượng
thấp hơn thực tế. Và để được cơ quan Nhà nước chấp nhận hồ sơ, họ chỉ ghi trên
hợp đồng mức giá ngang bằng hoặc cao hơn chút đỉnh so với giá UBND tỉnh quy
định. Như thế sẽ được nộp thuế thấp hơn số thực tế phải nộp. Kết quả là, cả đôi bên
mua bán đất cùng có lợi, chỉ riêng Nhà nước chịu thất thu thuế. Hơn nữa, cơ quan
chức năng khó có thể kiểm soát được từng cá nhân có bao nhiêu nhà ở, đất ở, trong
khi đó, người chuyển nhượng tự khai và tự chịu trách nhiệm về tính trung thực về
kê khai của mình nên không ít trường hợp đã lợi dụng sự thông thoáng này để lách
luật, trốn thuế, gây thất thu không nhỏ cho NSNN nên không ít người khi chuyển
nhượng cố tình kê khai đó là nhà ở, đất ở duy nhất để được miễn thuế. Tuy nhiên,
trong bối cảnh hệ thống thông tin quản lý cá nhân của cơ quan quản lý nhà nước,
trong đó có ngành thuế còn chưa đáp ứng; công tác kiểm tra, đối chiếu cần rất nhiều
thời gian thì ít nhất trong vài năm đầu, cơ quan chức năng không thể kiểm soát được
từng cá nhân có bao nhiêu nhà ở, đất ở - đặc biệt là đối với việc chuyển nhượng xảy
ra ở địa bàn các tỉnh khác nhau. Đây chính là kẽ hở để không ít người có nhiều nhà
ở, đất ở khi chuyển nhượng sẵn sàng kê khai là tài sản duy nhất để không phải nộp
thuế. 47,05% cán bộ khảo sát đánh giá với những khó khăn trên đã dẫn đến thất
thoát nguồn thu NSNN. Có trường hợp sử dụng mối quan hệ bắc cầu để thốn thuế
của những người trong giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Lợi dụng quy
định tại Khoản 1 Điều 4 Luật Thuế Thu nhập cá nhân quy định: “thu nhập từ
chuyển nhượng BĐS giữa vợ với chồng, cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ
nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông
nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh chị em ruột với
nhau” thì được miễn thuế TNCN, nhiều trường hợp đã sử dụng mối quan hệ bắc cầu
để trốn thuế. Cụ thể, hai chị em dâu chuyển nhượng BĐS cho nhau là đối tượng
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
73
phải nộp thuế. Nhưng để lách luật, người chị dâu làm thủ tục chuyển nhượng cho bố
chồng, sau đó bố chồng lại chuyển nhượng tiếp cho người em dâu. Cả hai lần
chuyển nhượng này đều thuộc đối tượng được miễn thuế. Thế là từ việc phải nộp
thuế, hai chị em dâu chịu khó đi vòng, chuyển nhượng bắc cầu để tránh phải nộp
thuế. Do đó, có thể thấy rằng chỉ có người nộp thuế phải có ý thức tôn trọng pháp
luật, hiểu biết pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình đồng thời có
ý thức đóng thuế từ thu nhập hợp pháp của mình, bảo đảm “ích nước lợi nhà”.
b) Đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính từ đất đai trên địa bàn
huyện Cam Lộ - từ ý kiến của người thực hiện nghĩa vụ tài chính từ đất đai
Tác giả đã thực hiện khảo sát ý kiến các chủ hộ với 103 phiếu được gửi về cho
các trưởng khu phố, trưởng thôn – đại diện cho người thực hiện nghĩa vụ tài chính
và kết quả thu về được 103 phiếu.
Quy trình “liên thông một cửa” giúp cho hộ gia đình, cá nhân thực hiện các
thủ tục hồ sơ không phải đến nhiều cơ quan nhà nước để giao dịch, do đó giảm
nhiều thời gian giao dịch, hạn chế tối đa những phiền hà không đáng có. Đa số
người sử dụng đất đồng tình với những ưu điểm của quy trình thực hiện nghĩa vụ tài
chính hiện nay.
Bảng 2.12. Quy trình thực hiện NVTC theo ý kiến của người sử dụng đất
STT Nội dung Số lượng Tỷ lệ(%)
1 Đơn giản 62 60,2
2 Bình thường 33 32,0
3 Phức tạp 8 7,8
4 Rất phức tạp 0 0
5 Ý kiến khác 0 0
Tổng cộng 103 100
(Nguồn: Kết quả điều tra chủ sử dụng đất và xử lý số liệu của tác giả)
Số liệu bảng 2.12, kết quả điều tra 103 hộ gia đình, cá nhân, có 62 hộ chiếm tỷ
lệ hơn 60% đánh giá quy trình thực hiện nghĩa vụ tài chính đất đai hiện nay theo
quy định mới đơn giản, 32% đánh giá quy trình thực hiện nghĩa vụ tài chính đất đai
Đại học Kinh tế Huế
Đại học ki h ế Huế
74
hiện nay theo quy định là bình thường, người sử dụng đất không phải đến nhiều nơi
để thực hiện đóng thuế.
Bảng 2.13. Thời gian để hoàn thành các thủ tục NVTC theo ý kiến của người
sử dụng đất
STT Nội dung Số lượng Tỷ lệ(%)
1 Nhanh chóng 41 39,8
2 Bình thường 53 51,46
3 Dài 9 8,7
4 Rất dài 0 0
5 Ý kiến khác 0 0
Tổng cộng 103 100
(Nguồn: Kết quả điều tra chủ sử dụng đất và xử lý số liệu của tác giả)
Số liệu bảng 2.13, kết quả điều tra về thời gian hoàn thành các thủ tục NVTC
theo ý kiến phản hồi của người sử dụng đất là tích cực. Chỉ có 8,7% ý kiến đánh giá
thời gian hoàn thành các thủ tục NVCT là dài. Như vậy, kết quả điều tra giữa cán bộ
quản lý và người sử dụng đất có sự đồng thuận cao về quy trình thực hiện nghĩa vụ
tài chính hiện nay đơn giản, thời gian thực hiện nhanh chóng, phù hợp với tình hình
thực tế hơn so với quy định trước đây.
Bảng 2.14. Đánh giá về các văn bản hướng dẫn thực hiện NVTC của người sử
dụng đất
STT Nội dung Số lượng Tỷ lệ (%)
1 Dễ hiểu 13 12,62
2 Hiểu được 32 31,07
3 Khó hiểu 44 42,71
4 Rất khó 11 13,6
5 Ý kiến khác 0 0
Tổng cộng 103 100
(Nguồn: Kết quả điều tra cán bộ và xử lý số liệu của tác giả)
Số liệu bảng 2.14, kết quả điều tra theo đánh giá của người sử dụng đất, chỉ
có 12,62% ý kiến đánh giá các văn bản pháp luật hướng dẫn thực hiện tiền sử dụng
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
75
đất dễ hiểu, 31,07% ý kiến đánh giá hiểu được, trong khi đó có đến 42,71% ý kiến
đánh giá người sử dụng đất chưa thật sự am hiểu về các văn bản hướng dẫn thực
hiện NVTC và có 13,6% ý kiến đánh giá rất khó hiểu. Từ số liệu bảng 2.10 và 2.14,
kết quả điều tra giữa cán bộ quản lý và người sử dụng đất có sự đồng thuận cao. Kết
quả này nhận thấy mặc dù đã có sự hỗ trọ của công nghệ thông tin, tuy nhiên văn
bản pháp luật về thực hiện NVTC phức tạp, chồng chéo, thay đổi bổ sung nhiều lần,
gây khó khăn cho người dân nắm bắt để thực hiện nghĩa vụ, dẫn đến việc chậm trễ
nộp nghĩa vụ tài chính.
Bảng 2.15. Tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất
STT Nội dung Số hộ Tỷ lệ %
1 Đã nộp 74 71,84
2 Nhận thông báo nhưng chưa nộp tiền 31 28,16
3 Chưa nhận thông báo thực hiện nghĩa vụ tài chính 0 0
Tổng cộng 103 100
(Nguồn: Kết quả điều tra chủ sử dụng đất và xử lý số liệu của tác giả)
Kết quả điều tra trong bảng 2.15 cho thấy, có 71,84% hộ gia đình và cá nhân
đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước theo thông báo của cơ quan
thuế và khoảng 28,16% đã nhận thông báo nhưng chưa nộp tiền, một số hộ chưa
hiểu hết các quy định về việc thực hiện NVTC, số khác chưa đủ khả năng đóng tiền
chủ yếu do chuyển mục đích sử dụng đất theo hệ số điều chỉnh giá đất hàng năm
được UBND tỉnh ban hành. Điều này cũng gây khó khăn cho cơ quan thuế đảm bảo
số thu theo chỉ tiêu pháp lệnh của tỉnh đề ra vì tình trạng chậm nộp thuế của các đối
tượng sử dụng đất chịu thuế.
Trong thời gian vừa qua, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đã đóng góp số thu
NSNN khá ổn định. Đại bộ phận người sử dụng đất, đặc biệt là hộ dân chưa được
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng sử dụng đất ổn định từ trước đến nay
đều có ý thức chấp hành việc thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước. Thuế
sử dụng đất phi nông nghiệp góp phần tăng cường quản lý nhà nước đối với việc
SDĐ. Bên cạnh với việc thu thuế đất ổn định, nhà nước cũng quản lý được các diện
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
76
tích đất ở, đất vườn, đất ao (sử dụng lâu dài), hộ gia đình, cá nhân phải có trách
nhiệm kê khai tình hình SDĐ với cơ quan thuế (kể cả trường hợp có sự thay đổi).
Điều này, vừa giúp nhà nước có kế hoạch tổng thể trong việc quy hoạch các cơ sở
hạ tầng, vừa làm cho việc SDĐ của hộ gia đình, cá nhân trở nên hiệu quả hơn (vì
nếu không SDĐ vẫn phải nộp thuế nên người sử dụng sẽ cho thuê lại hoặc chuyển
nhượng..).
Bảng 2.16. Tình hình thực hiện đóng lệ phí phi nông nghiệp của người sử dụng đất
TT Nội dung
Tống
số
hộ
Lệ phí phi nông nghiệp
hàng năm
Có đóng Không đóng
1 Đã có giấy chứng nhận QSD đất 98 98 0
2 Chưa có giấy chứng nhận QSD đất 5 0 5
Tổng cộng 103 98 5
(Nguồn: Kết quả điều tra cán bộ, chủ sử dụng đất và xử lý số liệu của tác giả)
Qua kết quả điều tra ở bảng trên cho thấy, 100% số hộ có giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất đóng đầy đủ lệ phí phi nông nghiệp hàng năm cho nhà nước; 5
trường hợp chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và cũng chưa thực
hiện đầy đủ việc đóng lệ phí phi nông nghiệp đối với nhà nước. Nguyên nhân chính
của việc không đóng lệ phí phi nông nghiệp là do sai sót trong quản lý việc sử dụng
đất của chính quyền cấp xã nên không có thông tin SDĐ dẫn đến không có thông
báo nộp thuế hàng năm đến chủ SDĐ.
c) Điểm mạnh và yếu trong quản lý tài chính từ đất đai của chính quyền
cấp huyện
Điểm mạnh trong quản lý tài chính từ đất đai
* Bộ máy quản lý tài chính từ đất đai
UBND huyện luôn sát sao chỉ đạo các phòng, ban trực thuộc thực hiện tốt
công tác tham mưu định giá đất cũng như quản lý nguồn thu từ đất, đồng thời
thường xuyên chỉ đạo, tháo gớ vướng mắc trong quá trình thực hiện.
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
77
Với vai trò là cơ quan thường trực, tham mưu chính cho UBND huyện, phòng
Tài nguyên và Môi trường, chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện đã có trách
nhiệm phối hợp với, phòng Tài chính – Kế hoạch, chi cục Thuế xây dựng kế hoạch
sử dụng đất cụ thể đến từng năm. Phòng Tài nguyên và Môi trường, phối hợp với
phòng Tài chính - Kế hoạch, cơ quan thuế, UBND các phường, xã để thực hiện
nhiệm vụ hướng dẫn, thu các loại thuế liên quan đến đất đai.
Cơ quan thuế đã tích cực phối hợp với phòng Tài nguyên và Môi trường,
phòng Tài chính – Kế hoạch tính toán chi tiết cụ thể giá trị các khoản thu tới tùng
người sử dụng đất (cá nhân, tổ chức).
Phòng Tài chính kế hoạch chủ trì phối hợp với các đơn vị trên đồng thời tham
mưu UBND huyện phương án sử dụng nguồn thu từ đất cho các công trình, dự án
cụ thể.
* Lập kế hoạch thu từ đất
Việc lập kế hoạch về cơ bản bám sát quy hoạch của huyện, đảm bảo đủ nhu
cầu về vốn cho hoạt động đầu tư cơ bản, xây dựng hạ tầng. Về căn bản việc lập kế
hoạch thu từ đất đã bám sát thực tiễn cũng như nhu cầu của thị trường BĐS.
* Tổ chức thực hiện kế hoạch thu từ đất
Trong quá trình thực hiện quản lý để đảm bảo việc thu thuế được thuận lợi và
đạt hiệu quả ngoài chức trách nhiệm vụ được phân công giữa các đơn vị trong bộ
máy quản lý, còn có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị với nhau, với các đơn vị
khác thuộc hệ thống chính trị từ tỉnh đến các phường xã, khối thôn như: Công an,
Mặt trận tổ quốc, đoàn thanh niên, công đoàn
Từng bước đơn giản hóa thủ tục hành chính đặc biệt là thủ tục hành chính liên
quan đến đất đai đảm bảo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân thực hiện quyền
và nghĩa vụ của mình.
* Kiểm soát thu từ đất
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị, ngoài việc thanh tra, giám sát
theo vụ việc cụ thể còn tiến hành kiểm tra, giám sát theo yêu cầu của cấp trên, theo
kế hoạch. Từ năm 2011 đến nay, huyện Cam Lộ liên tục được kiểm tra giám sát của
Đại học Kinh tế Huế
Đại họ kinh tế Huế
78
Thanh tra chính phủ, thanh tra Tỉnh, thanh tra sở Tài nguyên và Môi trường. Mặc dù
đến nay các cuộc kiểm tra, giám sát chưa có kết luận chính thức nhưng nhìn chung
điều được đánh giá ban đầu huyện Cam Lộ đã chấp hành đúng các quy định của
pháp luật quản lý nguồn thu từ đất.
Điểm yếu trong quản lý tài chính từ đất đai và nguyên nhân
Bên cạnh những điểm mạnh trong quản lý nguồn thu từ đất của huyện Cam Lộ
còn tồn tại một số điểm yếu cơ bản sau đây:
* Bộ máy quản lý tài chính từ đất đai
Bộ máy quản lý vẫn hoạt động độc lập theo chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ
quan mà thiếu sự đồng bộ, liên kết.
Là cơ quan tham mưu UBND huyện Cam Lộ về tài chính nhưng vai trò của
phòng Tài chính – Kế hoạch trong bộ máy quản lý nguồn thu từ đất bị xem nhẹ, cơ
quan này chưa tích cực tham gia việc xây dựng kế hoạch quản lý nguồn thu từ đất,
mới chỉ dừng lại ở việc tham mưu dự toán ngân sách năm, dự toán các công trình
xây dựng cơ bản, kế hoạch thu ngân sách năm mà chưa tham gia việc xây dựng kế
hoạch quản lý nguồn thu từ đất theo kế hoạch 5 năm.
Chi cục thuế huyện chưa chủ động tham mưu trong công tác xây dựng giá đất,
bị động trong việc tính toán nghĩa vụ tài chính từ đất cho đối tượng sử đụng đất.
* Lập kế hoạch thu từ đất
Việc quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch còn các khu nông thôn mới diễn ra khá
nhanh trong thời gian gắn dẫn đến cung về nhà ở đất ở dư thừa làm méo mó thị
trường bất sản gây thâm hụt ngân sách cho những năm sau.
Đất đai là nguồn lực vô cùng quý giá, cần phải được sử dụng hợp lý và hiệu
quả nhất. Tuy nhiên, trong những năm vừa qua, do công tác tổ chức quy hoạch và
xây dựng quy hoạch sử dụng và quản lý đất đai chưa tốt đã dẫn đến tồn tại các khu
quy hoạch treo, đất đai không được sử dụng đúng mục đích, tình trạng đất công còn
bị để hoang hoá rất nhiều. Việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch quản lý nguồn thu từ
đất chưa chú trọng sử dụng đất theo hướng bền vững đảm bảo đồng bộ giữa phát
triển đô thị, công nghiệp và bảo vệ môi trường
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
79
* Tổ chức thực hiện kế hoạch thu từ đất
Hệ thống bản đồ, hồ sơ địa chính tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện còn
nhiều bất cập việc chỉnh lý, cập nhật biến động không được truy cập thường xuyên.
Công tác dồn điền đổi thửa ở một số xã chưa được thực hiện triệt để, tình trạng
manh mún ruộng đất vẫn còn tồn tại. Tình trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất
còn tự phát không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, chuyển nhượng quyền sử
dụng đất trái phép, lấn chiếm, chiếm dụng đất đai vẫn còn diễn ra và chậm được xử
lý
Chưa chủ động quỹ nhà tái định cư phục vụ công tác giải phóng mặt bằng trên
địa bàn, nhất là các dự án giao thông lớn của các Bộ ngành trung ương; thiếu các
giải pháp hữu hiệu mang tính chiến lược đảm bảo cho người di chuyển có cuộc sống
ổn định. Tình hình đó gây hệ quả làm giảm hiệu quả quản lý nguồn thu từ đất.
* Về cơ chế thu
Giá trị tài sản quyền sử dụng đất thường được tính bằng cách áp giá quy định
của UBND Tỉnh, giá này và giá trị thực tế có sự chênh lệch rất lớn, do đối tượng kê
khai nộp lệ phí trước bạ chủ yếu là những cá nhân chuyển nhượng, đã kê khai
không đúng với thực tế hoặc giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng chỉ ghi là theo
thỏa thuận, hơn nữa chưa có những cơ chế xác định giá phù hợp dẫn đến thất thu
NSNN đối với khoản thu này. Cán bộ quản lý và các điều kiện, cơ sở xác định các
căn cứ tính thuế chưa đầy đủ đã làm cho việc quản lý thu khoản lệ phí này gặp
nhiều khó khăn. Bên cạnh đó thủ tục, hồ sơ kê khai phức tạp đã gây nhiều khó khăn
cho các đối tượng có tài sản phải đăng ký trước bạ.
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
80
CHƯƠNG 3:
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TỪ
ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CAM LỘ - TỈNH QUẢNG TRỊ
Chính sách tài chính về đất đai không chỉ là một công cụ quan trọng để điều
tiết nguồn lợi từ đất đai mà còn góp phần thúc đẩy quản lý, sử dụng nguồn tài
nguyên đất đai một cách tiết kiệm, hiệu quả. Trên cơ sở thực trạng vừa nêu, nhằm
quản lý có hiệu quả tài chính từ đất đai, tăng thu từ nguồn đất đai của huyện trong
những năm tới, tôi xin đưa ra một số giải pháp như sau:
3. 1. Giải pháp về chính sách, pháp luật
Để nâng cao hiệu quả về chính sách, pháp luật hiện nay, huyện Cam Lộ cần
thực hiện:
3.1.1. Hoàn thiện công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Quy hoạch SDĐ là cơ sở quan trọng để bố trí quỹ đất cho các nhu cầu phát
triển của địa phương về KT-XH, cơ sở hạ tầng... Do đó việc lập quy hoạch SDĐ
hợp lý sẽ là điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý SDĐ theo hướng bền vững, sao
cho vừa đáp ứng nhu cầu SDĐ, vừa khai thác và sử dụng có hiệu quả quỹ đất của
địa phương. Để thực hiện được những việc đó, huyện Cam Lộ cần tổ chức chặt chẽ
và hiệu quả các quy hoạch của huyện đã được phê duyệt:
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đến năm 2030; Quy hoạch sử
dụng đất huyện Cam Lộ đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất từng năm; Quy
hoạch phát triển các ngành (công nghiệp, nông nghiệp, thương mại dịch vụ...).
- Lập quy hoạch sử dụng đất các cấp theo đúng tiến độ và có chất lượng.
Tăng cường kiểm tra tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp
dưới, kiểm tra tình hình sử dụng đất công, có biện pháp xử lý cụ thể đối với các
trường hợp cố tình chậm triển khai thực hiện hoặc sử dụng đất sai mục đích khi
được Nhà nước giao đất, cho thuê đất.
- Kiểm tra, rà soát lại các danh mục và tiến độ thực hiện đối với tất cả các dự
án nhà ở, dự án khu đô thị mới; kiên quyết thu hồi đất đối với các chủ đầu tư dự án
giao đất hoặc cho thuê đất nhưng chưa triển khai thực hiện hoặc triển khai chậm
tiến độ theo quy định của pháp luật đất đai.
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
81
3.1.2. Xây dựng hoàn thiện hệ thống đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất
Nhằm hoàn thiện về tính pháp lý và đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, huyện cần
phải:
- Hoàn thiện việc lập hồ sơ địa chính; tiến hành đo đạc lập bản đồ địa chính
bổ sung đối với những vùng có biến động do quy hoạch.
- Hoàn thành công tác đo đạc lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận, xây
dựng cơ sở dữ liệu đất đai dạng số phục quản lý, khai thác thông tin đất đai thuận lợi.
- Hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý thống nhất, đồng bộ về nhà, đất
tạo điều kiện cho công tác quản lý nhà nước về nhà, đất và hỗ trợ công tác quản lý
thuế đối với các giao dịch chuyển nhượng.
3.1.3. Chính sách thu hút tài chính từ đất để nâng cấp kết cấu hạ tầng
Cam Lộ là địa phương có nguồn vốn đầu tư của ngân sách có hạn, xây dựng,
nâng cấp cơ sở hạ tầng cần đòi hỏi vốn lớn nên hình thức đấu giá quyền sử dụng đất
là một chính sách rất tốt để khai thác nguồn lực tài chính đất đai của địa phương.
Bên cạnh đó, cần cho phép đa dạng các tổ chức, cá nhân có đủ năng lực tài chính có
thể tham gia vào các dự án đổi quyền sử dụng đất lấy cơ sở hạ tầng. Nếu thực hiện
như vậy sẽ giảm bớt gánh nặng cho NSNN về đầu tư kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện
cho các hoạt động kinh tế khác của địa phương phát triển.
3.1.4. Chính sách thuê đất
Mặc dù đã quy hoạch hoàn thiện 3 cụm công nghiệp với diện tích gần
150, quỹ đất quy hoạch cũng như diện tích mặt nước còn để trống nhiều. UBND
huyện Cam Lộ cần có chủ trương, chính sách và kế hoạch phát triển, thu hút
doanh nghiệp hơn nữa để doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng đất lấp đầy những
vùng quy hoạch này, cụ thể như:
- Tạo mọi thuận lợi để thu hút các dự án đầu tư trực tiếp từ nước ngoài và từ
các tỉnh khác vào huyện, khuyến khích các dự án đang hoạt động tiếp tục đầu tư,
mở rộng sản xuất.
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
82
- Xây dựng tiêu chí để lựa chọn nhà đầu tư như: mục đích sử dụng đất, mật
độ xây dựng, năng lực tài chính, kinh nghiệm, tiến độ đầu tư, phương thức kinh
doanh... và tiền sử dụng đất, tiền thuê đất nhà đầu tư phải nộp vào ngân sách Nhà
nước. Sự lựa cọn các tiêu chuẩn xét duyệt công khai, minh bạch, rõ ràng.
- Điều chỉnh giá thuê đất thích hợp, đặc biệt giá đất tại các cụm công nghiệp.
- Có chính sách khuyến khích đối tượng hộ gia đình, cá nhân thuê đất để sản
xuất kinh doanh, phát triển dịch vụ.
3.1.5. Đối với nghĩa vụ tài chính đất đai tại huyện
UBND huyện đã chỉ đạo các cấp, các ngành có liên quan quản lý chặt chẽ
việc thực hiện từng loại NVTC. Mặc dù vậy, qua kết quả khảo sát của cán bộ thực
thi thu thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất tại bảng 2.11 nhận thấy huyện
cần quản lý hơn việc chuyển nhượng, kê khai tài sản cá nhân của đối tượng sử dụng
đất, chỉ đạo các cơ quan liên quan trong việc kiểm kê tài sản nhà đất của người sử
dụng đất minh bạch, công khai để thực hiện nghĩa vụ tài chính.
3.2. Giải pháp về cải cách hành chính
Để mọi đối tượng liên quan đến thực hiện NVTC từ đất đai có thể tiếp cận và
giải quyết nhanh thủ tục tài chính đất đai, chính quyền UBND huyện cần có những
cải cách hành chính hơn nữa, cụ thể như:
- Tiếp tục đơn giản hóa các thủ tục hành chính, vừa bảo đảm yêu cầu quản lý
chặt chẽ của Nhà nước, vừa thuận tiện cho người dân và doanh nghiệp. Rà soát và
cải cách các thủ tục hành chính còn rườm rà, phức tạp, chồng chéo, trùng lặp; kiến
nghị sửa đổi những quy định không còn phù hợp.
- Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước
trong việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính về lĩnh vực đất đai. Xử lý nghiêm
những tổ chức, cá nhân tùy tiện đặt ra các quy định trái pháp luật, gây phiền hà,
nhũng nhiễu đối với người dân và các tổ chức.
- Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện có hiệu quả cơ chế một cửa, một cửa liên
thông tại các cơ quan hành chính nhà nước, cần có kế hoạch đưa cơ quan thuế vào
Bộ phận một cửa để thuận tiện cho người dân liên hệ.
Đại học Kinh tế Huế
Đại học ki h tế Huế
83
3.3. Giải pháp về công nghệ, kỹ thuật
Bên cạnh những yếu tố về chính sách và con người, giải pháp về công nghệ,
kỹ thuật cũng quan trọng không kém trong việc hoàn thiện quản lý tài chính từ đất
đai trên địa bàn huyện Cam Lộ:
- Cần đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu, hạ tầng thông tin về đất đai và tài sản
gắn liền với đất theo hướng hiện đại, công khai, minh bạch, phục vụ đa mục tiêu;
từng bước chuyển sang giao dịch điện tử trong lĩnh vực đất đai, hoàn thành việc xây
dựng hệ thống thông tin dữ liệu đất đai dạng số hiện đại trên địa bàn toàn huyện.
- Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và hệ thống ứng dụng công nghệ thông
tin để trao đổi thông tin theo hình thức điện tử giữa Chi nhánh Văn phòng đăng ký
đất đai huyện và Chi cục thuế huyện khi xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai của
người sử dụng đất.
- Trang cấp thiết bị máy tính ở cấp xã để kết nối mạng 3 cấp, đầu tư hệ thống
máy đo đạc hiện đại cho để thực hiện công tác đo đạc, chỉnh lý hồ sơ địa chính kịp thời.
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
84
Phần 3:
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Từ kết quả nghiên cứu của đề tài ““Quản lý tài chính từ đất đai trên địa bàn
huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng trị”, rút ra một số kết luận như sau:
Trong lĩnh vực quản lý đất đai trên địa bàn huyện Cam Lộ đã dần đi vào nề
nếp, thể hiện được vai trò quản lý Nhà nước về đất đai. Cụ thể, việc quản lý đất đai
thông qua cơ chế thực hiện chính sách tài chính làm thức dậy nguồn tiềm năng từ đất.
Kết quả nghiên cứu cho thấy xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời
gian qua trên địa bàn huyện có chuyển biến tích cực, phù hợp với xu hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta trong thời kỳ hội nhập. Cơ cấu kinh tế của
huyện chuyển dịch đáng kể theo hướng tăng cơ cấu ngành công nghiệp - xây dựng,
ổn định cơ cấu ngành dịch vụ và giảm cơ cấu ngành nông - lâm - thủy sản. Các
ngành kinh tế đều có giá trị đạt và vượt so với kế hoạch đề ra hàng năm. Kinh tế
phát triển đã đem lại sự phát triển dân sinh, đô thị và giải quyết việc làm. Thu nhập
bình quân đầu người tăng nhanh qua các năm.
Để phát triển thêm nữa, huyện Cam Lộ đang tập trung huy động các nguồn
lực tài chính để đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp, dịch vụ, trong đó
nguồn tài chính từ đất đai có ảnh hưởng rất lớn đến thu ngân sách hàng năm của
Cam Lộ.
Việc áp dụng các chính sách tài chính đất đai đã được các cấp chính quyền
quan tâm, thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả. Song trong thực tế vẫn chưa quan tâm
nhiều đến công tác quy hoạch tạo quỹ đất kinh doanh, dịch vụ để cho hộ gia đình,
cá nhân thuê đất, phát huy lợi thế về du lịch, dịch vụ của Cam Lộ; chưa đẩy mạnh
cơ chế sử dụng quỹ đất tạo vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng theo hình thức đấu
giá quyền sử dụng đất.
Luận văn này đã thực hiện được các nội dung chủ yếu như sau:
Thứ nhất, đã nghiên cứu luận giải cơ sở kinh tế phát sinh nghĩa vụ tài chính
đối với việc sử dụng đất.
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
85
Thứ hai, hệ thống hóa, đánh giá lại các hình thức từ đối tượng thực thi và
đối tượng thực hiện nghĩa vụ tài chính.
Thứ ba, đã nghiên cứu về cơ chế và bộ máy quản lý tài chính từ đất đai của
chính quyền huyện Cam Lộ, những kết quả đạt được, những vấn đề còn tồn tại, hạn
chế trong quá trình thực hiện.
Thứ tư, Luận văn này đã đề xuất được một số giải pháp (về mặt chính sách
pháp luật, quy hoạch, về tổ chức bộ máy và phát triển nguồn nhân lực, cải cách
hành chính, kỹ thuật công nghệ và tài chính) nhằm góp phần hoàn thiện công tác
quản lý tài chính, chống thất thu ngân sách từ đất đai trên địa bàn huyện Cam Lộ,
tỉnh Quảng Trị.
2. KIẾN NGHỊ
Qua quá trình thực hiện đề tài, tôi đề xuất một số kiến nghị sau:
2.1. Đối với Trung ương
Quy định về thu thuế sử dụng đất luỹ tiến, mức thuế suất đối với những
trường hợp đầu cơ đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhiều lần.
Quy định xây dựng khung giá đất của Chính phủ, bảng giá đất của UBND
cấp tỉnh, các trường hợp phải áp dụng bảng giá đất và hệ số điều chỉnh do UBND
cấp tỉnh để xác định nghĩa vụ tài chính; những trường hợp phải định giá theo thị
trường để tránh thất thu từ đất đai.
2.2. Đối với tỉnh Quảng Trị
Để thu hút nhiều doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân thuê đất và khai thác sử
dụng có hiệu quả quỹ đất, UBND tỉnh Quảng Trị cần quy định đơn giá thuê đất phù
hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Cam Lộ trong từng giai đoạn.
Bên cạnh đó, để giảm mức chênh lệch giữa giá đất thực tế trên thị trường so
với giá đất do UBND tỉnh quy định, UBND tỉnh Quảng Trị cần xây dựng hệ số
điều chỉnh giá đất hàng năm phù hợp với thực tế tại địa phương; Tăng cường công
tác tuyên truyền về chính sách, pháp luật về đất đai, rà soát lại các chính sách có
liên quan đến nghĩa vụ tài chính; Tăng cường quản lý đối với hoạt động kinh doanh
BĐS, quy hoạch sử dụng đất hợp lý để có căn cứ bố trí quỹ đất cho phát triển các
khu đô thị, khu dân cư đảm bảo đáp ứng đúng và đủ về nhu cầu nhà ở.
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
86
2.3. Đối với chính quyền huyện Cam Lộ
Để quản lý tài chính từ đất đai hiệu quả và bền vững, chính quyền huyện
Cam Lộ cần đảm bảo xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường có sự điều tiết của
Nhà nước; đẩy mạnh thu hồi đất theo quy hoạch, tạo quỹ đất “sạch” để đấu giá, thúc
đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh; đồng thời giảm dần sự phụ thuộc
quá nhiều vào nguồn thu tiền sử dụng đất, phát triển, tăng tỷ lệ thu từ cho thuê đất,
thu nhập cá nhân; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính về đất đai, tập trung tháo
gỡ vướng mắc trong khâu tổ chức thực hiện nhất là trong việc giao đất, cho thuê
đất, đấu giá quyền sử dụng đất, xác định giá đất, nghĩa vụ tài chính đất đai và bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất; rà soát thực hiện nghiêm việc
thu hồi đất bị sử dụng lãng phí, sai mục đích và có phương án cụ thể để khai thác,
sử dụng có hiệu quả đối với đất sau thu hồi... Chủ động tham mưu UBND tỉnh điều
tiết giá đất trong thị trường;
2.4. Đối với người sử dụng đất
Tuân thủ các chính sách của nhà nước liên quan đến công tác quản lý SDĐ
đai; SDĐ theo đúng pháp luật quy định, tôn trọng việc thực hiện SDĐ theo quy
hoạch đã được duyệt
Thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất nhất là trong
quá trình thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai.
Khi được giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất cần thực hiện
sử dụng đất đúng tiến độ, hiệu quả tiết kiệm.
Có tinh thần, thái độ hợp tác với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các tổ
chức trong quá trình điều tra xây dựng bảng giá đất, giá thị trường chuyển nhượng.
Do thời gian và kinh nghiệm nghiên cứu có hạn nên đề tài chưa thể đi sâu
phân tích một cách toàn diện, cụ thể về các chính sách đất đai, điều kiện kinh tế -
xã hội ảnh hưởng đến việc thực hiện các chính sách quản lý tài chính đất trên địa
bàn. Do vậy, đề tài cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn theo hướng tiếp cận được nhiều
nguồn thông tin đa chiều, tiếp thu các kinh nghiệm trong quá trình nghiên cứu tác
động của chính sách đất đai đến thu ngân sách...
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
87
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài chính (2011), Thông tư 153/2011/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm
2011 Hướng dẫn về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.
2. Bộ Tài chính (2014), Thông tư số 36/2014/TT-BCT ngày 30 tháng 6 năm
2014 quy định chi tiết phương pháp định giá đất; xây dựng, điều chỉnh bảng
giá đất; định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất.
3. Bộ Tài chính - Cục Quản lý công sản (2011), Chính sách tài chính đất đai –
di dời, Hà Nội.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010), Chính sách đất đai với thị trường
BĐS, Tài liệu hội thảo, TP. HCM.
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Tổng hợp kinh nghiệm nước ngoài về
quản lý đất đai.
6. Lê Thanh Bồn (2009), Khoa học đất, Trường Đại học Nông Lâm Huế.
7. Ngô Đức Cát (2000), Kinh tế tài nguyên đất, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
8. Chính phủ (2004), Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của
Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.
9. Chính phủ (2014), Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 quy
định về giá đất.
10. Chính phủ (2014), Nghị định 45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014
quy định về thu tiền sử dụng đất.
11. Chính phủ (2014), Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014
quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.
12. Cục thống kê Đà Nẵng, Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng từ năm
2010 đến năm 2016.
13. Cục thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế, Niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên
Huế từ năm 2010 đến năm 2016.
14. Trần Thanh Hùng (2007), Bài giảng môn kinh tế đất, Trường Đại học Nông
lâm TP.HCM.
15. Lương Văn Hinh (2003), Quy hoạch sử dụng đất đai, Trường Đại học Nông
lâm Thái Nguyên.
16. Tôn Gia Huyên, Nguyễn Đình Bồng (2006), Quản lý đất đai và thị trường
bất động sản, NXB Bản đồ, Hà Nội.
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
88
17. Hồ Kiệt, Trần Trọng Tấn (2012), Giáo trình Quy hoạch đô thị và khu dân cư
nông thôn, NXB Nông nghiệp, TP.Hồ Chí Minh.
18. Nguyễn Trọng Nghĩa (2009), Chính sách thuế BĐS ở Việt Nam, Trường Đại
học kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
19. Nguyễn Hữu Ngữ (2010), Quy hoạch sử dụng đất, Trường Đại học Nông
Lâm Huế.
20. Phòng Thống kê huyện Cam Lộ, Niên giám thống kê huyện Cam Lộ từ năm
2014 đến năm 2016, Quảng Trị.
21. Âu Minh Phương (2015), “luận văn thạc sỹ đề tài Thực trạng nguồn thu từ
đất trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội”, Học viện Nông
nghiệp Việt Nam.
22. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1993), Luật Đất đai
năm 1993, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
23. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật Đất đai
năm 2003, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
24. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Luật Đất đai
năm 2013, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
25. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2007), Luật Thuế thu
nhập cá nhân năm 2007, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
26. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật thuế sử
dụng đất phi nông nghiệp năm 2010, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
27. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều Luật Thuế thu nhập cá nhân ngày 22/11/2012, NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
28. Đặng Vũ Sơn (2013), “luận văn thạc sỹ đề tài Quản lý nguồn thu từ đất của
chính quyền thành phố Hải Dương”, trường Đại học Kinh tế Quốc Dân.
29. Lê Đình Thắng (2002), Nguyên lý thị trường nhà đất, NXB Chính trị Quốc
gia.
30. UBND huyện Cam Lộ (2014), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, an ninh -
quốc phòng năm 2014.
31. UBND huyện Cam Lộ (2015), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, an ninh -
quốc phòng năm 2015.
32. UBND huyện Cam Lộ (2016), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, an ninh -
quốc phòng năm 2016.
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kin tế Huế
89
33. UBND tỉnh Quảng Trị (2016), Quyết định số 17/2016/QĐ-UBND ngày
11/5/2016 ban hành quy định về giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Quảng
Trị năm 2016.
34.
35.
chinh-tu-dat-dai-o-Viet-Nam-Nhung-thanh-cong-va-han-che/5694.tctc
36. https://cafeland.vn/quy-hoach/dot-pha-trong-khai-thac-nguon-luc-tai-chinh-
dat-dai-o-da-nang-29153.html
37. www.gso.gov.vn – Tổng cục thống kê Việt Nam.
38. www.monre.gov.vn – Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam.
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
90
PHỤ LỤC 1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN
(Dành cho người thực hiện nghĩa vụ tài chính)
Kính chào Quý Ông/Bà!
Hiện nay, tôi đang thực hiện nghiên cứu về lĩnh vực: “Nghiên cứu việc quản
lý tài chính từ đất đai trên địa bàn huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị”.
Để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý tài chính từ đất đai trên địa bàn huyện
Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, tôi rất mong được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của Quý
Ông/Bà với tư cách là chủ hộ về các ý kiến dưới đây.
Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác của Quý Ông/Bà!
MỤC 1: THÔNG TIN CHỦ SỬ DỤNG ĐẤT
1.1. Tên chủ hộ: ............................................................Nam/Nữ: .................
1.2. Địa chỉ: Thôn (Khu phố)............................xã (thị trấn)...........................
MỤC 2: QUY TRÌNH VÀ VIỆC THỰC HIỆN NGHĨA VỤ TÀI CHÍNH CỦA
NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT
2.1. Theo ông/bà, quy trình, thủ tục thực hiện các nghĩa vụ tài chính hiện nay:
- Đơn giản - Bình thường
- Phức tạp - Rất phức tạp
- Ý kiến khác..
2.2. Theo ông/bà, thời gian để hoàn thành các thủ tục thực hiện nghĩa vụ tài
chính hiện nay:
- Nhanh chóng - Bình thường
- Dài - Rất dài
- Ý kiến khác..
Phiếu số :
..........................
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
91
2.3. Theo ông/bà, các văn bản hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ tài chính hiện
nay là:
- Dễ hiểu - Hiểu được
- Khó hiểu - Rất khó
- Ý kiến khác..
2.4. Ông/bà đã thực hiện đóng tiền sử dụng đất/thuế phi nông nghiệp/lệ phí
trước bạ/thuế thu nhập cá nhân cho nhà nước:
- Đã nộp
- Nhận thông báo nhưng chưa nộp tiền
- Chưa nhận thông báo thực hiện NVTC
2.5. Ông/bà đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
- Đã có
- Chưa có
2.6. Ông/Bà thực hiện đóng lệ phí phi nông nghiệp hàng năm cho nhà nước:
- Có đóng
- Không đóng
2.7. Ý kiến đề nghị của chủ hộ về công tác thu tài chính từ đất đai:
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
92
PHỤ LỤC 2
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN
(Dành cho cán bộ có liên quan đến công tác quản lý tài chính)
Chào Quý Anh/Chị!
Hiện nay tôi đang thực hiện nghiên cứu về lĩnh vực: “Nghiên cứu việc thực
hiện chính sách tài chính về đất đai tại huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị”.
Để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý tài chính đất đai trên địa bàn huyện
Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị tôi rất mong được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của Quý
Anh/Chị vào các nội dung xin ý kiến dưới đây. Chúng tôi xin cam kết những thông
tin này chỉ phục vụ duy nhất cho mục đích nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn!
Anh/Chị vui lòng cho biết một số thông tin sau:
Họ và tên:................................................ Nam/nữ:............................................
Cơ quan công tác: ......................................................................................................
1. Ông (Bà) có thường xuyên tìm hiểu, cập nhật pháp luật đất đai, đặc biệt là
pháp luật quy định việc thu nghĩa vụ tài chính về đất đai hay không?
Thường xuyên Không thường xuyên Rất ít
2. Ông (Bà) tìm hiểu pháp luật đất đai bằng hình thức nào? (có thể nhiều lựa
chọn)
+ Hỏi người thân,bạn bè
+ Hỏi đồng nghiệp
+ Tự tìm hiểu thông qua sách, báo, tra cứu Internet
+ Tham gia công tác tuyên truyền pháp luật đất đai của địa phương
+ Hình thức khác
Phiếu số :
..........................
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
93
3. Tại đơn vị, Anh/Chị công tác có thường xuyên tham gia tuyên truyền pháp
luật đất đai, giải thích cụ thể cho hộ dân về các loại nghĩa vụ tài chính mà công dân
phải thực hiện đối với nhà nước không?
Có Không
4. Anh/Chị đánh giá thế nào về việc chuyển thông tin xác định nghĩa vụ tài
chính về đất đai?
Đúng thời hạn Chậm trễ
5. Anh/Chị đánh giá thế nào về quy trình tiếp nhận, luân chuyển hồ sơ xác
định nghĩa vụ tài chính về đất đai?
Đơn giản và đúng thời hạn Chậm trễ
6. Anh/Chị đánh giá thế nào về việc ra thông báo nghĩa vụ tài chính?
Đúng thời hạn luật định Chậm trễ
7. Anh/Chị đánh giá công tác thu tiền sử dụng đất như thế nào?
+ Văn bản chồng chéo, bổ sung nhiều lần
+ Sự hiểu biết về chính sách đất đai của người sử dụng đất
+ Cả 2 khó khăn trên
8. Theo Anh/Chị, khó khăn của cán bộ thực thi thu thuế thu nhập từ chuyển
quyền sử dụng đất huện nay là gì?
+ Giá ghi trên hợp đồng thấp hơn giá thực tế chuyển nhượng
+ Khó kiểm soát được tài sản nhà đất
+ Sử dụng mối quan hệ bắc cầu để trốn thuế
+ Cả 3 khó khăn trên
9. Anh/Chị có đề xuất gì nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính từ đất đai
trên địa bàn huyện Cam Lộ?
........
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quan_ly_tai_chinh_tu_dat_dai_tren_dia_ban_huyen_cam_lo_tinh_quang_tri_5466_2077300.pdf