Quản lý vốn đầu tư xây dựng KCHTKT từ NSNN có vai trò rất quan trọng nhưng cũng là lĩnh vực đang còn rất nhiều tồn tại. Do đó, cần có quan điểm đổi mới và tăng cường hơn nữa công tác lãnh đạo, quản lý, cũng như cơ chế, chính sách phù hợp, có hiệu quả nhằm nâng cao hiệu quả quản lý ở lĩnh vực này, qua đó góp phần phát triển hệ thống KCHTKT và hiệu quả chỉ tiêu NSNN. Đây là một vấn đề tương đối phức tạp, đòi hỏi phải hoàn thiện đồng bộ nhưng từng bước, đặc biệt, đối với một tỉnh như Hải Dương.
Vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, luận văn đã trình bày những luận cứ khoa học và luận giải một cách có hệ thống các vấn đề sau:
Luận văn đã hệ thống hoá lý luận cơ bản về quản lý vốn đầu tư xây dựng KCHTKT từ NSNN ở cấp độ toàn quốc nói chung và cấp độ một địa phương (tỉnh) nói riêng. Làm rõ nội dung chủ yếu trong quản lý vốn đầu tư xây dựng KCHTKT từ NSNN, đồng thời trọng tâm ở đây là nêu được những kinh nghiệm nổi bật trong quản lý vốn đầu tư xây dựng KCHTKT từ NSNN ở một số địa phương lân cận và có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội tương đồng với Hải Dương, từ đó làm cơ sở vận dụng hợp lý trên địa bàn tỉnh.
Luận văn còn phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện quản lý vốn đầu tư xây dựng KCHTKT từ NSNN trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006-2010, chỉ ra những mặt đạt được và hạn chế, từ đó xác định được nguyên nhân của những hạn chế đó.
Cuối cùng, trên cơ sở phân tích mục tiêu, phương hướng nhiệm vụ phát triển hệ thống KCHTKT giai đoạn 2011 - 2020, luận văn đã luận chứng các giải pháp nhằm đổi mới quản lý vốn đầu tư xây dựng KCHTKT từ NSNN ở tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011 - 2020, với mong mỏi góp phần vào việc thực hiện có hiệu quả công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng KCHTKT từ NSNN trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong thời kỳ mới.
Việc thực hiện những giải pháp đối với quản lý vốn đầu tư xây dựng KCHTKT đòi hỏi nỗ lực cao của toàn bộ hệ thống quản lý nhà nước cấp địa phương và trung ương. Chúng tôi cho rằng, trong giai đoạn tới, với không khí tiếp tục đổi mới của Đại hội Đảng lần thứ XI, các giải pháp được nêu ra trong luận văn sẽ được thực hiện ở tỉnh và hiệu quả quản lý lĩnh vực này sẽ được cải thiện một bước.
100 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 677 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o năng lực cả về chất lượng và số lượng. Trình độ và năng lực cán bộ quản lý đầu tư XDCB đã được nâng lên. Hàng năm, đều có chương trình tập huấn cho các cán bộ chuyên môn, chủ đầu tư về quản lý đầu tư.
Bảy là, tăng cường hoạt động giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương - Hội đồng nhân dân tỉnh; hoạt động của các cơ quan thanh tra như thanh tra nhà nước tỉnh, thanh tra tài chính, thanh tra các sở, ngành ngày càng được tăng cường về số lượng, chất lượng các cuộc thanh tra, quy trình, phương pháp thanh tra, góp phần quan trọng trong hạn chế, đẩy lùi các hành vi tham nhũng, thất thoát, lãng phí, nợ đọng, đầu tư dàn trải trong hoạt động xây dựng sử dụng NSNN.
2.3.2. Những hạn chế chủ yếu
Quản lý vốn đầu tư xây dựng KCHTKT từ NSNN giai đoạn 2006 - 2010 còn bộc lộ những hạn chế chủ yếu sau:
Một là, quản lý vốn đầu tư xây dựng KCHTKT từ NSNN chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu của quản lý nhà nước đối với KCHTKT của tỉnh.
- Kết quả đầu ra ở một số công trình xây dựng KCHTKT từ NSNN chưa đạt mục tiêu đề ra khi trình và phê duyệt dự án, vẫn còn xảy ra tình trạng thất thoát, sai phạm, lãng phí NSNN.
- Nhiều công trình chưa đánh giá hết hiệu quả kinh tế - xã hội và tác động tiêu cực đến môi trường. Một số dự án chưa đủ thủ tục bố trí kế hoạch vốn vẫn được Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính bố trí kế hoạch vốn; công tác thẩm định được tiến hành một cách hình thức để phê duyệt đưa vào kế hoạch đầu tư hàng năm; nợ khối lượng xây dựng hoàn thành...
Hai là, chất lượng công tác quy hoạch KCHTKT của tỉnh còn thấp, tốc độ triển khai thực hiện phủ kín quy hoạch chưa đảm bảo theo kế hoạch đặt ra. Công tác quy hoạch còn chồng chéo, việc phối hợp còn thiếu sự đồng bộ giữa quy hoạch xây dựng đô thị, cụm, khu công nghiệp với các quy hoạch ngành như quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch thủy lợi, quy hoạch giao thông, quy hoạch điện lực, quy hoạch bưu chính, viễn thông.
Ba là, khung khổ pháp luật quản lý vốn đầu tư xây dựng KCHTKT từ NSNN ở tỉnh còn bộc lộ nhiều bất cập. Hệ thống văn bản pháp luật về quản lý vốn đầu tư từ NSNN còn chưa đẩy đủ, chưa đồng bộ giữa các luật điều chỉnh. Việc ban hành các nghị định hướng dẫn luật, thống tư hướng dẫn các nghị định chưa kịp thời, thay đổi thường xuyên, Luật Xây dựng ban hành tháng 11/2003, đến tháng 2/2005 mới ban hành Nghị định số 16, đến năm 2006 mới ban hành Nghị định số 112, năm 2007 ban hành Nghị định số 99, năm 2008 ban hành Nghị định số 03, năm 2009 ban hành Nghị định số 12... Ở một số văn bản quy định câu chữ không rõ nghĩa gây khó khăn cho việc áp dụng, dưới cơ sở phải chờ văn bản hướng dẫn, làm chậm tiến độ thực hiện đầu tư xây dựng.
Bốn là, cơ chế, chính sách đối với đầu tư KCHTKT còn nhiều hạn chế.
- Việc phân cấp, ủy quyền quyết định đầu tư đối với các dự án KCHTKT từ NSNN còn chồng chéo: chủ đầu tư xây dựng công trình vừa là chủ đầu tư vừa là người quyết định đầu tư theo ủy quyền trong khi theo quy định, người quyết định đầu tư có các quyền và nghĩa vụ khác cao hơn chủ đầu tư, dẫn đến sự lẫn lộn thẩm quyền trong điều hành hoạt động tại các dự án sử dụng vốn NSNN.
- Việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án còn mang tính hình thức, chạy theo số lượng; chưa gắn trách nhiệm thẩm định, quyết định dự án của người có thẩm quyền và trách nhiệm của chủ đầu tư đối với việc quản lý dự án xây dựng công trình KCHTKT nên không có căn cứ để quy kết trách nhiệm cụ thể, rõ ràng nếu tổ chức, cá nhân thẩm định dự án vi phạm quy định của nhà nước, tạo kẽ hở trong cơ chế và tạo điều kiện cho sai phạm.
- Cơ chế, chính sách quản lý, cấp phát, thanh quyết toán vốn tại các dự án xây dựng KCHTKT từ NSNN còn phức tạp, nhiều thủ tục dẫn đến thanh toán vốn thường chậm, kéo dài, xảy ra hiện tượng vốn chờ công trình. Đối với khối lượng xây lắp hoàn thành, các điều khoản về hồ sơ thanh toán, phương thức và điều kiện thanh toán chưa được chủ đầu tư, cơ quan quản lý, cấp phát vốn đầu tư thực hiện nghiêm túc. Công tác quyết toán vốn đầu tư đối với dự án xây dựng hoàn thành còn rất chậm.
Năm là, còn tồn tại nhiều bất cập trong khâu tổ chức bộ máy và bố trí cán bộ trong quản lý vốn đầu tư xây dựng KCHTKT từ NSNN. Hiện nay, nhà nước quy định Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì trong phân bổ chi NSNN cho đầu tư phát triển, Sở Tài chính chủ trì lập dự toán chi chưa đảm bảo tính khoa học, Kho bạc nhà nước cấp tỉnh chưa có tiêu chí rõ ràng trong việc phân bổ, thanh toán, chưa có quy định thống nhất về các mảng kế hoạch, tổng hợp, kiểm tra, thanh toán... làm chậm tiến độ giải ngân và quyết toán nguồn vốn NSNN. Ở một số sở, ngành, việc bố trí đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng còn yếu về trình độ, năng lực quản lý, số lượng, cơ cấu và phẩm chất đạo đức.
Sáu là, thực tế hiệu quả giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh và cộng đồng đối với vốn đầu tư xây dựng KCHTKT từ NSNN chưa cao. Công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chuyên môn và cộng đồng chưa thường xuyên và chất lượng còn hạn chế.
2.3.3. Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế
Nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý vốn đầu tư xây dựng KCHTKT từ NSNN bao gồm cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan, được lý giải ở nhiều góc độ khác nhau. Song, tựu chung lại có thể chia thành các nhóm nguyên nhân sau:
Một là, nguyên nhân từ cơ chế, chính sách.
- Hệ thống chính sách, pháp luật của nhà nước, các hướng dẫn của trung ương còn thiếu đồng bộ, chưa ổn định và nhất quán, đôi khi chậm thể chế hoá để thực hiện; một số chính sách qua thực hiện bộc lộ những hạn chế, bất hợp lý nhưng chậm được sửa đổi, bổ sung. Quản lý vốn đầu tư xây dựng từ NSNN chưa theo yêu cầu, quy luật của cơ chế thị trường, như: quản lý chi phí và đơn giá xây dựng vẫn căn cứ vào định mức và đơn giá của cơ quan có thẩm quyền ban hành chứ không theo giá thị trường; phân bổ kế hoạch vốn từ NSNN vẫn mang tính “xin - cho”
- Các sở, ban, ngành trong triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, các văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế, chính sách về quản lý vốn đầu tư từ NSNN còn chưa nghiêm túc, lỏng lẻo; thẩm định các dự án đầu tư xây dựng KCHTKT còn mang tính hình thức, chất lượng thẩm định, phê duyệt dự án chưa cao dẫn đến lãng phí nguồn vốn vào nhiều công trình chưa thực sự cấp thiết.
- Khung khổ pháp luật, cơ chế, chính sách đối với xây dựng KCHTKT từ NSNN chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, thường xuyên thay đổi, chưa thực sự phù hợp với nền kinh tế thị trường dẫn tới sự lúng túng, bị động trong xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch các dự án đầu tư xây dựng KCHTKT từ NSNN; lúng túng, bị động trong quản lý vốn đầu tư xây dựng KCHTKT từ NSNN.
Hai là, nguyên nhân từ năng lực bộ máy, cán bộ.
- Năng lực quản lý, lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của đội ngũ cán bộ, công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước còn bất cập về số lượng, chất lượng, cơ cấu không đảm bảo dẫn đến những sai phạm, sai sót trong quá trình thực thi nhiệm vụ theo chức năng.
- Phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ quản lý vốn đầu tư xây dựng từ NSNN còn yếu kém, lợi dụng những kẽ hở của cơ chế, chính sách, lợi dụng vị trí công tác để tham nhũng, trục lợi bất chính, làm thất thoát, lãng phí vốn đầu tư xây dựng từ NSNN. Chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ ở cơ sở còn bất cập, nên chưa phát huy hết vai trò trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ.
Ba là, nguyên nhân trong việc kiểm tra, giám sát, xử lý các vi phạm trong quản lý, sử dụng vốn.
- Thiếu chế tài đủ mạnh đối với các hành vi phê duyệt quy hoạch sai, quyết định đầu tư thiếu căn cứ, phê duyệt dự toán không khoa học, thiếu chính sách, tham nhũng, lãng phí, quyết định đầu tư dàn trải, để tình trạng nợ đọng tại các công trình, dự án xây dựng KCHTKT.
- Nhận thức về vai trò, ý nghĩa của công tác kiểm tra, giám sát của các cơ quan thanh tra chưa thực sự đầy đủ dẫn đến tình trạng đối phó với hoạt động thanh tra, kiểm tra tạo cơ hội cho việc thất thoát vốn NSNN tại các công trình đầu tư xây dựng KCHTKT.
- Một số cơ quan nhà nước, một bộ phận cán bộ, công chức chưa có ý thức thực thi các kiến nghị xử lý sai phạm của các cơ quan nhà nước đặc biệt là người đứng đầu các đơn vị này. Vẫn còn tồn tại tư tưởng nể nang, né tránh trong xử lý các sai phạm về quản lý vốn đầu tư xây dựng từ NSNN.
Chương 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
KẾT CẤU HẠ TẦNG KỸ THUẬT TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2011 - 2020
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG KỸ THUẬT CỦA TỈNH HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2011-2020
3.1.1. Phương hướng phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật của tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011 - 2020 3838 [38]
Giai đoạn 2011 - 2020, với nhiệm vụ quan trọng của tỉnh là tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vì vậy cần tiếp tục tập trung cao cho đầu tư phát triển KCHTKT, từng bước hiện đại hóa KCHTKT tạo tiền đề để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Quan điểm đầu tư phát triển KCHTKT tỉnh Hải Dương giai đoạn này là:
- Phát huy mọi nguồn lực trong đầu tư phát triển KCHTKT, đầu tư có trọng điểm, trong đó vốn ngân sách tập trung đầu tư các công trình quan trọng hoặc hỗ trợ đầu tư để khai thác các nguồn vốn khác cho đầu tư KCHTKT. Có chính sách động viên, huy động các thành phần kinh tế cả trong và ngoài nước đầu tư theo nhiều hình thức để phát triển các công trình KCHTKT có khả năng thu hồi vốn và thu lãi.
- Nâng cao tầm nhìn và tính đồng bộ của công tác quy hoạch đầu tư xây dựng KCHT.
- Tập trung xây dựng KCHTKT, nhất là hệ thống giao thông vận tải nhằm đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thay đổi rõ nét bộ mặt đô thị và nông thôn, tạo thuận lợi thu hút các dự án đầu tư trong và ngoài nước, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, ổn định xã hội, giữ vững an ninh và đảm bảo trật tự an toàn xã hội, cải thiện môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững.
- Xây dựng mục tiêu đầu tư cụ thể cho từng lĩnh vực, trong đó xác định các công trình đầu tư trọng điểm có tác dụng thúc đẩy kinh tế - xã hội không những ở phạm vi một địa phương mà cho phạm vi vùng và toàn tỉnh.
Phương hướng cụ thể cho các lĩnh vực chủ yếu:
Đối với hệ thống điện:
Hải Dương được chia làm 4 tiểu vùng kinh tế: Tiểu vùng dọc đường 18 thuộc huyện Chi Linh; tiểu vùng Nhị Chiểu - Kinh Môn; tiểu vùng dọc hành lang đường 5 và tiểu vùng phía Nam. Nhưng do đặc thù cung cấp điện của 2 tiểu vùng kinh tế dọc đường 18 và vùng Nhị Chiểu - Kinh Môn tương đối giống nhau nên hệ thống lưới truyền tải điện Hải Dương được chia làm
3 vùng:
Bảng 3.1: Phân vùng phụ tải điện Hải Dương đến năm 2015
Vùng phụ tải
Pmax (MW)
2005
2010
2015
Vùng 1
93
165
255
Vùng 2
105
255
425
Vùng 3
22
65
130
Pmax toàn tỉnh
220
485
810
Nguồn: Quy hoạch phát triển điện lực Hải Dương đến năm 2015-Điện lực Hải Dương [18].
Vùng 1(Vùng phụ tải phía Bắc): gồm các thị xã Chí Linh, huyện Kinh Môn và 1 phần của các huyện Nam Sách, Kim Thành, cung cấp điện cho các khu công nghiệp Phả Lại, Cộng Hòa, Văn Đức, Nhị Chiểu; các đô thị Phả Lại, Sao Đỏ, Bến Tắm, An Phụ và các điểm dân cư nông thôn, sản xuất lâm nghiệp trong vùng. Dự kiến đến năm 2015 Pmax là 255 MW.
Vùng 2 (Vùng phụ tải trung tâm): Nằm dọc theo đường Quốc lộ 5, bao gồm thành phố Hải Dương, huyện Cẩm Giàng và một phần của các huyện Nam Sách, Kim Thành, Thanh Hà, Bình Giang và Gia Lộc, cung cấp điện cho các khu công nghiệp và đô thị nằm dọc theo hành lang đường 5 tới Phú Thái, từ Nam Sách tới Gia Lộc. Dự kiến đến năm 2015 Pmax là 455MW.
Vùng 3 (Vùng phụ tải phía Nam): Gồm các huyện Tứ Kỳ, Ninh Giang, Thanh Miện, khu vực phía Nam của ba huyện Gia Lộc, Bình Giang và Thanh Hà. Cung cấp điện cho các khu công nghiệp, đô thị nằm dọc hành lang cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và quốc lộ 20B. Dự kiến đến năm 2015 Pmax là 130 MW.
Để đảm bảo cung cấp đủ điện năng cho sản xuất và tiêu dùng thì từ nay đến 2020 phải xây dựng mới 2 trạm 220KV tại Hải Dương, Chí Linh; xây dựng mới 06 trạm 110KV: Xi măng Phúc Sơn, Nhị Chiểu, Đại An, Tiền Trung, Phúc Điền, Gia Lộc. Đồng thời, với việc xây dựng mới các trạm biến áp, phải xây dựng mới và cải tạo hệ thống lưới điện, hạ thế đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu điện cho sản xuất và sinh hoạt.
Đối với hệ thống giao thông: phát triển giao thông vận tải phải đảm bảo thống nhất, cân đối, đồng bộ giữa đường bộ, đường sắt, đường sông và giữa các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, đường giao thông nông thôn, tiến tới hình thành một mạng lưới thông suốt trên địa bàn cũng như giao thương với các tỉnh, các vùng trong cả nước, đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tạo tiền đề cho xóa đói, giảm nghèo.
Đường bộ:
- Xây dựng mới đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng có chiều dài 94km, qui mô 6 làn xe, đoạn qua tình Hải Dương dài 41km; đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long trong đó đoạn qua thị xã Chí Linh dài 16km.
- Nâng cấp các tuyến quốc lộ phục vụ vùng kinh tế trọng điểm qua địa phận Hải Dương: quốc lộ 5 đạt tiêu chuẩn cấp I, quốc lộ 10, 18 đạt tiêu chuẩn cấp III, quốc lộ 37, 38 đạt tiêu chuẩn cấp IV.
- Nâng cấp các tuyến đường tỉnh quan trọng: tỉnh lộ 392, 391 thành quốc lộ đạt cấp III; huyện lộ 388, 390 thành quốc lộ đạt cấp III; tạo đường trục, vòng cung đi từ Cẩm Giàng - Kẻ Sặt, Phủ - Thái Học, Thanh Miện, Nghĩa An, Tứ Kỳ, Phú Thái tới Kinh Môn, và từ Kinh Môn theo đường trục 360 kéo dài qua sông Kinh Thầy, sông Thái Bình sang Bắc Ninh và vòng về đường 38 thành đường vành đai toàn tỉnh.
- Cải tạo các tuyến tỉnh lộ; nâng cấp huyện lộ 5B cũ, huyện lộ 185 cũ, 39C cũ, 190B cũ, 210 cũ, 17B cũ lên tỉnh lộ. Sau khi nâng cấp đường huyện, nâng cấp 299km đường xã lên đường huyện với tổng số 543,6 m sẽ triển khai cải tạo nâng cấp 100% đạt cấp IV, mặt nhựa hoặc bê tông xi măng; đồng thời cải tạo nâng cấp 85% đường thôn xóm, xây dựng 24 bến xe khách và quy hoạch cảng thông quan nội địa ICD Hải Dương đảm nhận chức năng tập kết hàng hóa phân loại dịch vụ hàng hóa để phục vụ cho hàng hóa xuất nhập khẩu trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
Đến năm 2020, tỉnh phấn đấu các tuyến đường cao tốc qua Hải Dương đạt quy mô 6 làn xe, các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ đạt quy mô cấp III trở lên, đường huyện đạt quy mô cấp IV, mạng lưới đường giao thông nông thôn đảm bảo xe có tải trọng đến 15 tấn vào trung tâm các xã, đường thôn, xóm có mặt nhựa, xi măng, vật liệu cứng, các công trình xây dựng vững chắc đảm bảo cho xe tải loại 5 tấn, xe khách 24 chỗ ngồi đến được trung tâm các thôn. Các công trình giao thông tĩnh được đầu tư xây dựng đảm bảo đủ nơi đỗ, đậu xe tại thành phố Hải Dương và tại các thị trấn, các khu công nghiệp, khu dân cư tập trung đều có bãi đỗ xe phù hợp tùy theo từng khu vực; mỗi xã ít nhất có một điểm đỗ xe đón trả khách và bãi đỗ xe tải.
Đường sắt: Cải tạo, nâng cấp tuyến Hà Nội - Hải Phòng hiện có thành tuyến đường sắt 1435mm quốc gia, điện khí hóa, đường đôi, đoạn qua phạm vi Hải Dương đi trên cao nhằm đảm bảo an toàn giao thông và giảm thiểu ô nhiễm môi trường; xây dựng mới tuyến đường sắt điện khí hóa tốc độ cao quốc gia tuyến Hà Nội - Hải Phòng (Cầu Thanh Trì - Đình Vũ) theo quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đã duyệt; nâng lên cấp chủ yếu tuyến Kép - Hạ Long, khổ 1435mm, tiêu chuẩn ngang tuyến Hà Nội - Hải Phòng.
Đường thủy: Mạng lưới đường thủy sẽ kết nối với hệ thống đường bộ, đường sắt tạo thành một mạng lưới liên hoàn trong tỉnh và với vùng xung quanh. Phát triển giao thông thủy đồng bộ KCHT tuyến luồng, cảng, bến, kho bãi và phương tiện để nâng cao năng suất vận tải đồng thời phối hợp tốt với quy hoạch phát triển thủy lợi, nông nghiệp, thủy hải sản. Nâng cấp, cải tạo các tuyến đường thủy để đến năm 2015 các tuyến sông do trung ương quản lý đảm bảo giao thông thuận lợi cho các phương tiện thủy có trọng tải tới 300 tấn, các tuyến sông địa phương đảm bảo giao thông thuận lợi cho các phương tiện thủy có trọng tải tới 200 tấn.
Nâng cấp cảng Cống Câu trên sông Thái Bình thuộc địa phận thành phố Hải Dương theo hướng hiện đại hóa, đạt công suất 1,6 - 1,7 triệu tấn/năm, đưa cảng này trở thành trung tâm phân phối và kinh doanh tiếp vận. Tiếp tục đầu tư phát triển bến Tiên Kiều trên sông Thái Bình thuộc địa phận huyện Cẩm Giàng thành cảng Tiên Kiều, công suất 1 - 1,5 triệu tấn/năm. Xây dựng bến Ngọc Châu thành bến tàu khách du lịch, cải tạo các bến chuyện dụng Thống Nhất, Phúc Sơn, xi măng Duyên Linh có năng lực > 100.000 T/n. Đầu tư phát triển, nâng cao năng lực bến Ninh Giang, cảng tầu thủy Lai Vu, Phú Thái, Bến Bình...
Giai đoạn 2015 - 2020: tỉnh tập trung đầu tư nâng cấp, mở rộng thêm các tuyến sông Cửu Yên, sông Dầm, sông Lương Điền, sông Ngọc Liên, sông Tứ Kỳ (từ đoạn Cống Câu đến Đồng Tràng) với chiều dài 46 km vào quản lý khai thác vận tải; phối hợp với ngành nông nghiệp cải tạo các đập thủy lợi và các âu thuyền như Cống Chanh, Bá Thủy, Neo, Ngọc Uyên, An Thổ, Cầu Xe...; cải tạo luồng vào cảng Cống Câu đủ đáp ứng cho tàu pha sông biển loại trọng tải từ 400 tấn ra vào cảng thuận lợi.
Đối với hệ thống thủy lợi: Phát triển hệ thống thuỷ lợi đảm bảo yêu cầu về tưới, tiêu, chống lũ và tạo nguồn nước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Bảng 3.2: Một số chỉ tiêu về cung cấp và tạo nguồn nước
Hạng mục
Giai đoạn 2010
Giai đoạn 2020
Sản xuất nông nghiệp (ha)
81.039
75.018
Nuôi trồng thuỷ sản (ha)
10.892
12.171
Cấp nước sinh hoạt (người)
1.770.000
1.915.000
Nguồn: Quy hoạch phát triển thuỷ lợi Hải Dưong đến 2010 và định hướng đến 2020, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương [37]
Định hướng chung về phương án cấp nước tưới như sau:
- Bố trí các công trình vừa tập trung, vừa phân tán có tính linh hoạt, triệt để tận dụng nguồn nước tự chảy.
- Thay thế các trạm bơm trục ngang xây dựng từ lâu, tốn điện, hiệu quả thấp.
- Nạo vét các hệ thống sông trục, kiên cố hóa kênh mương.
- Xây dựng mô hình áp dụng công nghệ thuỷ lợi kết hợp tưới nước phù sa để cải tạo đất và tưới tiêu khoa học phục vụ sản xuất lúa chất lượng cao.
Định hướng quy hoạch tiêu nước: Do đặc điểm địa hình Hải Dương thấp nên đại bộ phận phải tiêu bằng động lực, các giải pháp đưa ra như sau: ưu tiên đầu tư nạo vét các trục sông, sông nhánh chính và tu bổ bờ vùng; cải tạo nâng cấp các trạm bơm thiếu công suất, máy lạc hậu, thiếu hiệu quả; bổ sung xây mới các trạm bơm tiêu cho các vùng trũng. Toàn tỉnh cần cải tạo nâng cấp hiện đại hoá 51 trạm bơm, 16 hồ chứa, 24 cống lấy nước; xây dựng mới 9 trạm bơm, 15 cống lấy nước và kiên cố 660 kênh tưới chính cấp 1 và 2. Nạo vét 300km kênh mương tiêu để có thể tiêu cho toàn bộ 149.000 ha cần tiêu. Các khu đô thị, khu công nghiệp cần có hệ thống xử lý nước thải và tiêu thoát riêng, ưu tiên tiêu ra sông ngoài và có hồ điều hoà hợp lý.
Đối với các công trình phòng chống lũ:
- Hoàn chỉnh các tuyến đê đảm bảo đủ yêu cầu chiều cao, đê cấp I, cấp II chiều rộng mặt lớn hơn 6m, đê cấp III chiều rộng mặt lớn hơn 5m, toàn bộ mặt đê được rải cấp phối hoặc bê tông, trồng cây chắn sóng ở các tuyến đê sông Thái Bình, Lai Vu, Kinh Thầy.
- Xây dựng, tu bổ 87 cống dưới đê trong đó ưu tiên làm trước các cống ở tuyến đê sông Thái Bình, sông Kinh Thầy và xây dựng, tu bổ 26 kè, ưu tiên xây dựng mới kè đoạn sông Thái Bình qua thành phố Hải Dương, An Điền - Nam Sách, Sạ Sơn - Kinh Môn.
Đối với hệ thống cấp, thoát nước: Nâng cấp trạm cấp nước khu vực Cầu Ghẽ huyện Cẩm Giàng đáp ứng nhu cầu nước cho khu công nghiệp Phúc Điền và dân cư đô thị thị trấn Ghẽ.
Xây dựng trạm cấp nước khu vực Tiền Trung huyện Nam Sách đáp ứng nhu cầu nước cho khu công nghiệp Nam Sách và dân cư đô thị Tiền Trung.
Xây dựng trạm cấp nước khu vực phía Nam thành phố Hải Dương đáp ứng nhu cầu nước cho dân cư đô thị phía đông, phía Nam thành phố và công nghiệp phía bắc huyện Tứ Kỳ, khu công nghiệp Thạch Khôi - Gia Lộc.
Nâng cấp trạm cấp nước khu vực Sao Đỏ - Chí Linh đáp ứng nhu cầu nước cho dân cư đô thị thị xã Sao Đỏ và công nghiệp thương mại tại trung tâm huyện Chí Linh.
Xây dựng các trạm cấp nước đáp ứng nhu cầu nước cho dân cư tại các thị trấn, khu công nghiệp và dần từng bước xây dựng các trạm cấp nước tại các xã trong tỉnh.
Đảm bảo đủ, chất lượng cung cấp nước sạch cho khu vực đô thị và công nghiệp, cung cấp đủ nước cho sản xuất nông - lâm - thủy - sản, không bị úng ngập về mùa mưa lũ, không bị khô cạn, nhiễm mặn về mùa hanh khô, phấn đấu tới năm 2025 có 100% hộ nông dân sử dụng nước sạch.
3.1.2. Dự báo nhu cầu về vốn đầu tư xây dựng KCHT kỹ thuật của tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011 - 2020 và phương hướng hoàn thiện quản lý đối với vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật từ ngân sách nhà nước ở tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011 - 2020
Trong giai đoạn 2001 - 2005, tỷ lệ tích luỹ nội địa so với GDP trên địa bàn tỉnh đạt bình quân khoảng 33,7%. Giai đoạn kế hoạch 2006 - 2010 tỷ lệ tích luỹ tăng nhẹ, bình quân khoảng 35,5%/GDP. Tiết kiệm nội địa cũng có xu hướng tăng (năm 2005 đạt 37%); tỷ lệ tích luỹ cho đầu tư chung khoảng 25 - 27%.
Bảng 3.3: Dự kiến vốn đầu tư huy động (nghìn tỷ đồng, giá 2005)
Hạng mục
2001 - 2005
2006 - 2010
2011 - 2015
2016 - 2020
Tổng nhu cầu vốn đầu tư
22,615
40,500
68,245
114,997
ICOR
4,7
5,0
5,7
5,6
Tích luỹ cho
đầu tư/GDP (%)
33
35
37
38,5
Cơ cấu nguồn vốn đầu tư (%)
100
100
100
100
Ngân sách nhà nước
21,9
21
20
20
Tín dụng đầu tư
41,3
37
25
15
Đầu tư từ dân
và doanh nghiệp
17,1
20
32
40
Đầu tư nước ngoài
19,7
22
23
25
Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006 - 2020 [38].
Để đảm bảo kinh tế phát triển theo mục tiêu đề ra, phải đầu tư lượng vốn tương đối lớn. Tổng vốn đầu tư phát triển cho giai đoạn 2011 - 2015 sẽ cần khoảng 14 nghìn tỷ đồng/năm, giai đoạn 2016 - 2020 sẽ cần khoảng 23,0 nghìn tỷ đồng/năm. GDP năm 2015 dự kiến đạt 47 nghìn tỷ đồng và năm 2020: 80 nghìn tỷ đồng (giá năm 2005). Hàng năm huy động cho đầu tư phát triển từ tiết kiệm nội tỉnh có thể đáp ứng được khoảng 53 - 58% nhu cầu vốn đầu tư phát triển, phần còn lại là vốn huy động từ nhiều nguồn khác, chủ yếu là vốn đầu tư của nước ngoài và ngoại tỉnh. Trong cơ cấu nguồn vốn nước ngoài, dự kiến nguồn vốn ODA chiếm khoảng 1/3; nguồn vốn FDI chiếm khoảng 2/3 tổng lượng vốn đầu tư từ nước ngoài.
Trong cơ cấu vốn đầu tư phát triển có vốn dành cho phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật. Trong thời gian tới, căn cứ vào quy hoạch và định hướng phát triển hệ thống KCHTKT của tỉnh, nhu cầu vốn đầu tư để phát triển một số lĩnh vực KCHTKT chủ yếu của tỉnh là rất lớn, trong đó vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông là lớn nhất, bởi vì trong thời gian tới sẽ xây dựng đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và Nội Bài - Quảng Ninh đi qua Hải Dương và cũng cần có nguồn vốn đầu tư lớn để nâng cấp các tuyến đường tỉnh, đường huyện, đường giao thông nông thôn.
Bảng 3.4: Nhu cầu vốn phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật đến 2020
Loại KCHTKT
2006 - 2010
2011 - 2015
2016 - 2020
Giao thông
5.650
9.700
12.500
Thuỷ lợi
1.140
1.600
2.700
Bưu chính viễn thông
1.800
2.300
3.200
Điện lực
860
1.200
2.200
Cung cấp nước sạch
1.020
1.100
2.500
Cộng
10.470
15.900
23.100
Nguồn: Tổng hợp từ quy hoạch phát triển các ngành tỉnh Hải Dương.
Để chủ động và có kế hoạch quản lý, khai thác, huy động tốt các nguồn vốn cho phát triển KCHTKT trong thời gian tới cần phải xác định phạm vi sử dụng các nguồn vốn:
- Vốn trung ương dùng chủ yếu để đầu tư các công trình KCHTKT do trung ương quản lý, các chương trình mục tiêu và hỗ trợ một số công trình của địa phương.
- Ngân sách tỉnh được đầu tư chủ yếu cho cải tạo các tuyến đường tỉnh, đường huyện, các hệ thống thuỷ lợi, công trình phòng chống lụt bão, hỗ trợ phát triển KCHTKT nông thôn.
- Kết cấu hạ tầng điện lực, bưu chính viễn thông chủ yếu vốn do Tập đoàn Điện lực, Tập đoàn Bưu chính viễn thông và một số doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực này đầu tư là chính, ngân sách tỉnh chỉ hỗ trợ một phần.
- Các hình thức đầu tư hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), hợp đồng xây dựng chuyển giao (BT), đổi đất lấy công trình được áp dụng để xây dựng các tuyến đường giao thông mới, xây dựng lại các cầu yếu, các công trình cung cấp nước sạch.
- Các công trình KCHTKT nông thôn như đường giao thông nông thôn, kênh mương nội đồng thực hiện theo phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm” nguồn lực từ dân là chính, nhà nước hỗ trợ.
Để hoàn thiện quản lý vốn đầu tư xây dựng KCHTKT từ NSNN ở tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011 - 2020 đặt ra hướng phấn đấu như sau:
- Quản lý vốn đầu tư xây dựng KCHTKT từ NSNN phải phù hợp với mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hóa của tỉnh
- Quản lý vốn đầu tư xây dựng KCHTKT từ NSNN phải căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong từng giai đoạn.
- Quản lý vốn đầu tư xây dựng KCHTKT từ NSNN gắn với cải cách hành chính của tỉnh. Tất cả các dự án xây dựng KCHT kỹ thuật của tỉnh phải thực hiện nghiêm túc quy chế đấu thầu và thực hiện hình thức đấu thầu công khai mở rộng. Đồng thời, làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư, thiết kế, dự toán và xác định đúng giá thầu để làm cơ sở cho việc nâng cao chất lượng công tác đấu thầu.
- Quản lý vốn đầu tư xây dựng KCHTKT từ NSNN phải đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả. Tăng cường công tác giám định đầu tư, kiểm tra chất lượng sản phẩm XDCB trên công trường và thực hiện nghiệm thu chặt chẽ nhằm hạn chế thất thoát, chống lãng phí, đảm bảo chất lượng cho công trình. Tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại các cán bộ làm công tác quản lý trong các dự án xây dựng KCHT kỹ thuật về chuyên môn kỹ thuật, ngoại ngữ và trau dồi kinh nghiệm quản lý.
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG KỸ THUẬT TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2011-2020
3.2.1. Đổi mới công tác kế hoạch vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh
Một là, nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch phát triển các dự án xây dựng KCHTKT và chất lượng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành. Rà soát, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, trong đó xác định các luận cứ khoa học để định rõ hướng ưu tiên chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong giai đoạn đến năm 2020 và các năm tiếp theo.
- Tạo khung khổ pháp lý đồng bộ cho công tác quy hoạch, kế hoạch, kiện toàn công tác lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch ở tất cả các ngành, các cấp. Chú trọng công tác dự báo và cung cấp thông tin đầy đủ, đa chiều cho các ngành, các cấp; tuân thủ các quy luật của thị trường, nâng cao chất lượng của tổ chức tư vấn đồng thời có chế tài đủ mạnh gắn quyền lợi, trách nhiệm của tổ chức tư vấn quy hoạch đối với sản phẩm quy hoạch của họ; đảm bảo kết hợp hài hòa, hợp lý, thống nhất giữa quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành với quy hoạch xây dựng và quy hoạch sử dụng đất; giữa quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm; đồng thời chú trọng tính kết nối giữa các loại quy hoạch ngành, vùng, quy hoạch của các tỉnh trong khu vực.
- Công khai, minh bạch, tăng cường công tác giám sát, tham gia của cộng đồng với quy hoạch, kế hoạch. Các báo cáo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm cần có sự tham gia của các tầng lớp dân cư nhằm tập hợp trí tuệ tập thể, hạn chế sai sót. Công khai bản đồ quy hoạch để chủ đầu tư dễ dàng tiếp cận, sử dụng trong quá trình lập dự án đầu tư xây dựng KCHTKT.
- Gắn trách nhiệm kinh tế, chính trị với chất lượng quyết định phê duyệt quy hoạch của người có thẩm quyền: cách chức, đền bù vật chất, hoặc thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự tùy từng hậu quả của mỗi dự án đầu tư xây dựng; xóa bỏ tư tưởng làm quy hoạch theo nhiệm kỳ, theo ý đồ cá nhân, cục bộ của người có thẩm quyền.
- Ngân sách tỉnh cố gắng bố trí đủ cho công tác lập quy hoạch, kế hoạch. Chủ trương đầu tư đối với mỗi dự án xây dựng KCHTKT là đúng hay sai phụ thuộc vào chất lượng công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng. Vì vậy, chính quyền địa phương cần bố trí hợp lý vốn NSNN cho công tác quy hoạch, kế hoạch ( hiện nay chỉ khoảng 0,004% tổng vốn xây dựng hàng năm). Đội ngũ cán bộ từ cấp cao tới những cán bộ tham gia vào công tác quy hoạch, kế hoạch đều phải nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác quy hoạch, kế hoạch nhằm tránh tình trạng vốn NSNN không giải ngân được vì không có khối lượng công tác quy hoạch hoàn thành như hiện nay.
Hai là, nâng cao chất lượng lập và giao kế hoạch vốn đầu tư xây dựng từ NSNN.
- Lập và giao kế hoạch vốn đầu tư phải đảm bảo đúng quy định của Nhà nước. Giao kế hoạch vốn đầu tư phải gắn với nhu cầu thực tế của công trình phù hợp với tiến độ thi công của các hạn mục công trình, tránh tình trạng cấp phát vốn tràn lan dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn không cao. Việc giao kế hoạch vốn tràn lan thừa so với yêu cầu vốn để thực hiện xây dựng công trình đó, nhưng lại thiếu vốn cho công trình khác, qua đó dẫn đến tình trạng chỗ thiếu chỗ thừa, nơi thì khối lượng vốn nợ đọng không thanh quyết toán được công trình, nơi thì thất thoát vốn. Nghiêm cấm việc ứng vốn nợ khối lượng dẫn đến quản lý vốn không chặt chẽ. Đây là hiện tượng xin ứng trước vốn khi mà khối lượng công trình thực hiện chưa đảm bảo chưa thực hiện nghiệm thu.
- Công tác giao kế hoạch vốn đầu tư có thể theo hướng cụ thể như sau để đảm bảo vốn cho các công trình có thể thực hiện theo đúng tiến độ: Dành 40% để thanh toán nợ XDCB hoàn thành; dành 45% để phân bổ cho các công trình chuyển tiếp; dành 15% để phân bổ cho các công trình mới đã đủ thủ tục đầu tư theo quy định. Đảm bảo đủ vốn để hoàn thành công trình nhóm C trong 2 năm công trình nhóm B trong 4 năm kể từ khi khởi công.
Ba là, thực hiện tiến độ các công trình xây dựng KCHTKT từ NSNN. Trước mắt, tập trung rà soát, đánh giá các dự án phát triển kết cấu hạ tầng quan trọng (như: giao thông, điện, thuỷ lợi,..) đang triển khai, có tác động trực tiếp tới thu hút đầu tư và phát triển có tính liên vùng giữa các địa phương trong tỉnh cũng như giữa tỉnh với vùng kinh tế trọng điểm Bắc BộLập danh mục các dự án ưu tiên đầu tư; tập trung nguồn lực để sớm hoàn thành đưa vào sử dụng. Lựa chọn đầu tư xây dựng thí điểm 1 khu công nghiệp công nghệ cao với hệ thống hạ tầng đồng bộ; kết nối phát triển các khu công nghiệp với đô thị hoá.
- Tiến hành rà soát, kiểm tra, xác minh các khoản nợ đọng vốn đầu tư xây dựng, trên cơ sở đó bố trí nguồn vốn để thanh toán dứt điểm đối với các công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng nhưng chưa được thanh toán. Kho bạc nhà nước cần thường xuyên chuẩn bị, sẵn sàng các nguồn vốn để có thể thanh toán ngay khi khối lượng XDCB hoàn thành đủ điều kiện thanh toán, đảm bảo tiến độ công trình.
3.2.2. Hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với quản lý vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật từ ngân sách nhà nước
Một là, hoàn thiện cơ chế, chính sách lập, thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư KCHTKT.
- Các chủ đầu tư, cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức nhà nước phải thực hiện nghiêm túc trình tự, nội dung lập, thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư KCHTKT từ NSNN; khắc phục triệt để tình trạng bố trí đầu tư dàn trải, lãng phí, kém hiệu quả. Nâng cao chất lượng thẩm định các dự án, chú trọng đến vấn đề môi trường và công nghệ của các dự án.
- Gắn trách nhiệm cụ thể, rõ ràng, quy định hình thức và mức xử lý đối với cá nhân, tổ chức nếu làm lãng phí, thất thoát vốn NSNN cho các dự án xây dựng KCHTKT từ khâu tiếp nhận hồ sơ, đến thẩm định dự án, phê duyệt dự án: phạt vi phạm hành chính, đền bù vật chất, chuyển công tác, cách chức hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tuỳ mức độ vi phạm.
- Căn cứ Luật Xây dựng và các luật có liên quan, bám sát thực tiễn địa phương để ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư KCHTKT từ NSNN đáp ứng yêu cầu pháp lý và thực tiễn; thường xuyên rà soát, bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung kịp thời các văn bản liên quan đến hoạt động đầu tư thuộc thẩm quyền ban hành của tỉnh không còn phù hợp.
- Bổ sung và tăng nặng mức xử phạt vi phạm đối với những hành vi vi phạm trong hoạt động xây dựng, đặc biệt quy định rõ đối với chủ đầu tư là cơ quan, đơn vị, trách nhiệm của người đứng đầu để răn đe, đẩy lùi các hành vi vi phạm trong quản lý dự án đầu tư xây dựng KCHTKT từ NSNN.
Hai là, hoàn thiện cơ chế, chính sách lập và giao kế hoạch vốn đầu tư xây dựng từ NSNN; cấp phát, quyết toán vốn NSNN cho các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng từ NSNN.
- Bố trí kế hoạch vốn theo chương trình phát triển các dự án xây dựng KCHTKT từ NSNN đã xây dựng, được phê duyệt; theo tổng dự toán được duyệt, tiến độ thực hiện dự án, khối lượng thực hiện hàng năm. Trong chỉ đạo điều hành, phải kiên quyết khắc phục tình trạng bố trí kế hoạch vốn theo kiểu bình quân, dàn trải; giải quyết dứt điểm tình trạng nợ đọng trong các dự án đầu tư xây dựng từ NSNN.
- Tỉnh phải tiến hành xây dựng chế tài cụ thể để thực hiện quản lý chặt chẽ quá trình đầu tư, bố trí kế hoạch đầu tư đối với dự án đầy đủ thủ tục đầu tư xây dựng (quyết định đầu tư, thiết kế, dự toán được phê duyệt) đúng thời gian quy định; chấm dứt tình trạng dự án được bố trí ngoài kế hoạch.
- Chính quyền địa phương sớm đổi mới cơ chế lập và giao kế hoạch vốn NSNN cho các dự án xây dựng KCHTKT, theo định hướng phân bổ vốn theo đời dự án. Tức là, đối với các dự án có trong chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, sau quá trình lập và thẩm định, được cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án, đủ các thủ tục, trình tự đầu tư xây dựng thì được chấp nhận phân bổ vốn NSNN cho toàn bộ dự án; việc phân bổ vốn NSNN hàng năm căn cứ vào phân kỳ thời gian thực hiện dự án, tiến độ thực hiện dự án và dự kiến khối lượng công việc thực hiện theo tiến độ thực hiện dự án; năm cuối cùng khi dự án hoàn thành bố trí vốn NSNN cho dự án bằng tổng mức vốn cả đời dự án trừ đi số vốn NSNN đã được bố trí từ các năm trước. Như vậy, hàng năm, các cơ quan chuyên ngành có thẩm quyền chỉ cần tổng hợp danh mục dự án đã được phê duyệt, tiến độ thực hiện dự án và khối lượng giá trị công việc hoàn thành để chuyển nhu cầu vốn NSNN cần bố trí cho Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tổng hợp trình uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét và giao kế hoạch vốn NSNN cho từng dự án. Trên cơ sở đó, uỷ ban nhân dân tỉnh giao cho các sở, ngành tổng mức vốn và danh mục dự án triển khai trong năm kế hoạch, sở, ngành căn cứ vào đó phân bổ vốn cụ thể tới từng dự án, có thể điều hòa, điều chỉnh vốn phù hợp với từng dự án của ngành mình.
- Tỉnh phải hoàn thiện các quy định liên quan tới cấp phát, thanh toán chi phí đầu tư xây dựng các dự án KCHTKT từ NSNN theo hướng đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu, dễ kiểm tra, dễ thực hiện nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho việc giải ngân vốn NSNN cho các dự án, hạn chế thấp nhất tình trạng vốn chờ công trình như đã và đang diễn ra; đồng thời, quy định rõ ràng, rành mạch về trách nhiệm quyết toán chi phí xây dựng của chủ đầu tư với nhà thầu và quyết toán vốn đầu tư của chủ đầu tư với nhà nước; thể hiện rõ sự bình đẳng giữa chủ đầu tư, ban quản lý dự án với nhà thầu, chủ đầu tư với các tổ chức cấp phát, thanh toán vốn đầu tư (kho bạc nhà nước). Tăng cường phân cấp trong quản lý đầu tư, gắn liền với nâng cao năng lực, trách nhiệm của cán bộ cấp cơ sở.
- Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng theo hướng tăng mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm việc lập và phê duyệt báo cáo quyết toán đối với các dự án xây dựng hoàn thành nhằm chấm dứt tình trạng chậm quyết toán vốn đầu tư đang diễn ra phổ biến hiện nay.
3.2.3. Đổi mới phương thức quản lý vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng từ ngân sách nhà nước theo đầu ra của các dự án
Đầu ra của hoạt động đầu tư xây dựng tại các dự án xây dựng KCHTKT từ NSNN là các hạng mục công trình hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng. Thời gian để hoàn thành hạng mục công trình xây dựng thường là dài, vì vậy, hàng năm sẽ có các đầu ra trung gian (khối lượng công việc chuẩn bị đầu tư xây dựng, khối lượng xây lắp hoàn thành được nghiệm thu giữa chủ đầu tư với các nhà thầu). Để có các đầu ra của các dự án đầu tư xây dựng KCHTKT từ NSNN thì cần phải có sự phối hợp các yếu tố đầu vào đầu vào, đó chính là các nguồn lực (nhân lực, vật lực và vốn NSNN) được các chủ thể hoạt động đầu tư xây dựng sử dụng để thực hiện các hoạt động sản xuất xây dựng. Vì vậy, việc quản lý có hiệu quả nguồn lực đầu vào, cụ thể là vốn NSNN hiệu quả sẽ đạt được kết quả đầu ra của dự án xây dựng.
- Trong quá trình xây dựng kế hoạch xây dựng các dự án đầu tư KCHTKT từ NSNN và phân bổ mức vốn NSNN hàng năm, cần xem xét, xác định các đầu ra trung gian và đầu ra cuối cùng để bố trí NSNN cho từng dự án theo thứ tự ưu tiên đã xác định, tránh dàn trải trong bố trí kế hoạch vốn.
- Các sở, ngành tự xây dựng một hệ thống theo dõi, đánh giá, giám sát đầu tư theo đầu ra của sở, ngành mình để phục vụ cho công tác lập kế hoạch, phân bổ vốn đầu tư, tổ chức, chỉ đạo thực hiện các dự án xây dựng KCHTKT; đồng thời, phục vụ cho việc giải trình với Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh trong quá trình lập và giao dự toán chi NSNN cho các dự án xây dựng KCHTKT, quá trình tổ chức, điều hành thực hiện các dự án xây dựng KCHTKT, mình bạch hóa hoạt động tại các dự án xây dựng KCHTKT.
- Các cơ quan kiểm toán, kiểm tra, kiểm soát tiến hành theo dõi đánh giá việc sử dụng nguồn lực NSNN tại các dự án xây dựng KCHTKT trên cơ sở đánh giá đầu ra của mỗi công trình.
3.2.4. Nâng cao năng lực bộ máy và cán bộ quản lý vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật từ ngân sách nhà nước
- Đổi mới tổ chức bộ máy và xác định chức năng quản lý của các cơ quan chuyên trách và phối hợp, đảm bảo sự phối kết hợp chặt chẽ, nhịp nhàng, thống nhất giữa các cơ quan nhà nước trong quá trình thực hiện chức năng quản lý, hạn chế thấp nhất những chồng chéo, lấn sân lẫn nhau. Muốn vậy, tỉnh phải xây dựng một quy chế phối hợp giữa Uỷ ban nhân dân tỉnh với các sở, ban, ngành, doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực KCHTKT như Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Giao thông - Vận tải, công ty TNHH một thành viên Điện lực Hải Dương, công ty TNHH 1 thành viên Kinh doanh nước sạch Hải dương,
- Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý vốn đầu tư xây dựng KCHTKT từ NSNN; chú trọng công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý. Cần trang bị cho đội ngũ cán bộ quản lý đầy đủ kiến thức về lý thuyết và thực tiễn vê quản lý, đặc biệt là quản lý vốn đầu tư từ NSNN, vừa có kiến thức về xã hội vừa có kiến thức về kinh tế, kỹ thuật; đồng thời có phẩm chất đạo đức tốt; phân bổ hợp lý nguồn cán bộ quản lý phù hợp với trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
Để thực hiện nội dung này, cần phải rà soát lại đội ngũ cán bộ, công chức hiện có, kiên quyết xử lý những cán bộ yếu về năng lực, kém về phẩm chất đạo đức; đồng thời có kế hoạch cụ thể về tuyển dụng, đào tạo và đào tạo lại, bố trí sắp xếp hợp lý đội ngũ cán bộ công chức trong bộ máy quản lý nhà nước. Tăng cường hơn nữa đội ngũ cán bộ quản lý và làm công tác chuyên môn trên các lĩnh vực thuộc KCHTKT, như chuyên viên uỷ ban nhân dân tỉnh, các ban giám sát của hội đồng nhân dân tỉnh, Ban Quản lý dự án, Phòng Ngân sách - Sở Tài chính, Phòng Thẩm định - Sở Kế hoạch và Đầu tư
3.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật từ ngân sách nhà nước
Một là, tăng cường hoạt động giám sát các dự án đầu tư xây dựng KCHTKT từ NSNN.
Luật NSNN cũng như các văn bản pháp quy có liên quan đến đầu tư từ nguồn vốn NSNN đã quy định rất chặt chẽ quy trình, cơ chế quản lý đầu tư từ khâu lập kế hoạch, xét duyệt, thẩm định kế hoạch, dự án đến khâu cấp pháp quản lý vốn và quyết toán. Nói chung quy trình thủ tục đại bộ phận các cơ quan đơn vị liên quan đều tuân thủ một cách nghiêm ngặt, nhưng nhiều khi còn mang tính chất hình thức, đầu tư còn dàn trải theo cảm tính, thất thoát còn lớn, hiện tượng tiêu cực, tham nhũng còn xảy ra, nguồn vốn NSNN chưa được sử dụng có hiệu quả. Do đó, cần hoàn thiện cơ chế giám sát vốn đầu tư từ NSNN như sau:
- Tăng cường hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh theo hướng: có kế hoạch giám sát thường xuyên hàng năm theo nhiệm kỳ hội đồng nhân dân, kết hợp giám sát định kỳ với giám sát đột xuất đối với một số dự án trọng điểm của tỉnh, giám sát hoạt động tại các dự án đầu tư xây dựng KCHTKT từ NSNN trong những trường hợp cụ thể nhắm tạo ra yêu cầu, áp lực cao cho các cơ quan chức năng trong quá trình thực thì quản lý vốn đầu tư xây dựng KCHTKT từ NSNN.
- Tăng cường chế độ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư gắn trách nhiệm của người có thẩm quyền với trách nhiệm thực hiện chế độ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư tại các sở, ngành. Quy định trách nhiệm cá nhân đối với người có thẩm quyền quyết định đầu tư, xử lý kỷ luật đồng thời xử phạt hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư nếu không chấp hành nghiêm túc chế độ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư. Việc thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư giúp các sở, ngành phân tích đánh giá đúng tình hình đầu tư xây dựng KCHTKT sử dụng vốn NSNN nhằm có phương án chỉ đạo điều hành một cách phù hợp, để sửa đổi, bổ sung kịp thời cơ chế, chính sách quản lý đối với lĩnh vực này.
Hai là, nâng cao chất lượng công tác thanh tra của các cơ quan thanh tra.
- Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ trong hoạt động của các cơ quan thanh tra: thanh tra cấp tỉnh, thanh tra xây dựng, thanh tra tài chính, thanh tra sở Kế hoạch và Đầu tư đảm bảo thanh tra toàn diện, tiết kiệm thời gian, không chồng chéo, hạn chế lãng phí và đảm bảo hiệu quả.
- Nâng cao chất lượng thanh tra, tránh nể nang, khép kín, thiếu khách quan khi thực hiện thanh tra các dự án xây dựng KCHTKT từ NSNN do chính nội bộ ngành thực hiện. Có chế tài xử lý nghiêm đối với trưởng đoàn thanh tra và thanh tra viên trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thanh tra nếu có hành vi dung túng cho các sai phạm.
- Tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan thanh tra, từ đó nâng cao công tác thanh tra. Uỷ ban nhân dân tỉnh cần phải kiện toàn lực lượng thanh tra, kiểm tra công tác đầu tư xây dựng đủ mạnh, có chuyên môn nghiệp vụ và là những chuyên gia giỏi của các lĩnh vực đầu tư xây dựng cán bộ phải có phẩm chất đạo đức có uy tín và trung thực.
Ba là, phát huy vai trò giám sát của cộng đồng.
- Các sở, ngành cần thực hiện nghiêm túc các quy định về công khai, minh bạch hoạt động tại các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn NSNN của mình. Xử lý vi phạm hành chính đối với các chủ đầu tư và nhà thầu không treo biển báo hoặc biển báo thiếu thông tin theo quy định của Luật Xây dựng năm 2003 [28], tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giám sát của mọi tầng lớp dân cư.
- Cơ quan mặt trận tổ quốc chỉ đạo ban thanh tra nhân dân xã, phường, thị trấn tuyên truyền vận động các tổ chức, công dân tham gia giám sát việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng KCHTKT từ NSNN.
- Có cơ chế khuyến khích, khen thưởng và bảo vệ, đề cao vai trò giám sát của cộng đồng (đại diện là mặt trận tổ quốc), các đoàn thể, hiệp hội, các cơ quan báo chí đối với hoạt động tại các dự án đầu tư xây dựng KCHTKT từ NSNN, nhằm phát hiện, ngăn chặn, phòng, chống, tham nhũng, thất thoát, lãng phí ngân sách, tiền và tài sản nhà nước, góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý vốn đầu tư xây dựng KCHTKT từ NSNN.
KẾT LUẬN
Quản lý vốn đầu tư xây dựng KCHTKT từ NSNN có vai trò rất quan trọng nhưng cũng là lĩnh vực đang còn rất nhiều tồn tại. Do đó, cần có quan điểm đổi mới và tăng cường hơn nữa công tác lãnh đạo, quản lý, cũng như cơ chế, chính sách phù hợp, có hiệu quả nhằm nâng cao hiệu quả quản lý ở lĩnh vực này, qua đó góp phần phát triển hệ thống KCHTKT và hiệu quả chỉ tiêu NSNN. Đây là một vấn đề tương đối phức tạp, đòi hỏi phải hoàn thiện đồng bộ nhưng từng bước, đặc biệt, đối với một tỉnh như Hải Dương.
Vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, luận văn đã trình bày những luận cứ khoa học và luận giải một cách có hệ thống các vấn đề sau:
Luận văn đã hệ thống hoá lý luận cơ bản về quản lý vốn đầu tư xây dựng KCHTKT từ NSNN ở cấp độ toàn quốc nói chung và cấp độ một địa phương (tỉnh) nói riêng. Làm rõ nội dung chủ yếu trong quản lý vốn đầu tư xây dựng KCHTKT từ NSNN, đồng thời trọng tâm ở đây là nêu được những kinh nghiệm nổi bật trong quản lý vốn đầu tư xây dựng KCHTKT từ NSNN ở một số địa phương lân cận và có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội tương đồng với Hải Dương, từ đó làm cơ sở vận dụng hợp lý trên địa bàn tỉnh.
Luận văn còn phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện quản lý vốn đầu tư xây dựng KCHTKT từ NSNN trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006-2010, chỉ ra những mặt đạt được và hạn chế, từ đó xác định được nguyên nhân của những hạn chế đó.
Cuối cùng, trên cơ sở phân tích mục tiêu, phương hướng nhiệm vụ phát triển hệ thống KCHTKT giai đoạn 2011 - 2020, luận văn đã luận chứng các giải pháp nhằm đổi mới quản lý vốn đầu tư xây dựng KCHTKT từ NSNN ở tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011 - 2020, với mong mỏi góp phần vào việc thực hiện có hiệu quả công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng KCHTKT từ NSNN trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong thời kỳ mới.
Việc thực hiện những giải pháp đối với quản lý vốn đầu tư xây dựng KCHTKT đòi hỏi nỗ lực cao của toàn bộ hệ thống quản lý nhà nước cấp địa phương và trung ương. Chúng tôi cho rằng, trong giai đoạn tới, với không khí tiếp tục đổi mới của Đại hội Đảng lần thứ XI, các giải pháp được nêu ra trong luận văn sẽ được thực hiện ở tỉnh và hiệu quả quản lý lĩnh vực này sẽ được cải thiện một bước.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Tuấn Anh, Nguyễn Viết Chiến (2005), "Hiện đại hóa hệ thống thủy nông đâu là giải pháp", Tạp chí hoạt động khoa học, (5).
2. Đinh Văn Ân (Chủ biên 2005), Quan niệm và thực tiễn phát triển kinh tế xã hội tốc độ nhanh, bền vững, chất lượng cao ở Việt Nam, Nxb Thống kê, Hà Nội.
3. Ban Tư tưởng văn hóa Trung ương (2006), Chuyên đề nghiên cứu Nghị quyết Đại hội X của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Ban Chấp hành Tỉnh ủy Hải Dương (2010), Báo cáo Chính trị Đại hội đảng bộ tỉnh Hải Dương khóa XV.
5.Ban kết cấu hạ tầng và đô thị, Viện Chiến lược phát triển (1999), Một số vấn đề về chiến lược phát triển kết cấu hạ tầng đô thị lớn ở Việt Nam đến năm 2010, đề tài khoa học cấp bộ.
6. Phạm Đăng Bình, Nguyễn Văn Lập (1995), Từ điển kinh tế, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
7. Bộ Giao thông vận tải (2005), Quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ.
8. Bộ Kế hoạch và đầu tư (2003), Phát triển kết cấu hạ tầng quy mô lớn phục vụ tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo, Tài liệu hội thảo tổ chức tại Hà Nội ngày 25/9/2003.
9. Bộ Kế hoạch và đầu tư (2007), Sách tham khảo Bàn về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong thời kỳ mới, Hà Nội.
10. Chính phủ (2006), Nghị định số 108/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
11. Chính phủ, Ngân hàng thế giới (2005), Việt Nam quản lý chi tiêu công để tăng trưởng và giảm nghèo, Nxb Tài chính, Hà Nội.
12. Cục Thống kê Hải Dương (2010), Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương năm 2009, Nxb Thống kê, Hà Nội.
13. Nguyễn Việt Cường (2000), Đổi mới cơ chế phân cấp quản lý NSNN, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội.
14. Trần Mạnh Dũng (1998), Sự hình thành và phát triển thị trường vốn ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh, năm 1998.
15. Lê Dư (2000), "Thủy lợi, bài toán đang cần lời giải", Tạp chí Thị trường giá cả, (7).
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17. Tống Quốc Đạt (2005), "Về định hướng chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta", Tạp chí Kinh tế và dự báo, (4).
18. Điện lực Hải Dương (2005), Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Hải Dương giai đoạn 2004 - 2010 có xét tới 2015.
19. Nguyễn Đức Độ (2001), Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế và vai trò của nó đối với củng cố quốc phòng ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quân sự, Hà Nội.
20. Lê Hà (2006), "Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc", Tạp chí Giao thông vận tải, (3).
21. Nguyễn Xuân Hòe (2003), "Những hướng đi mới cho cấp nước và vệ sinh nông thôn", Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, (12).
22. Nguyễn Mạnh Hưng (2005), "Cơ chế sử dụng quỹ đất nhằm tạo vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở Việt Nam thời gian qua", Tạp chí Thông tin tài chính, (4).
23. I.D.Udanxốp và F.I.Pôlianxki (1994), Lịch sử tư tưởng kinh tế, phần thứ nhất, tập 2, Nxb Khoa học - xã hội, Hà Nội.
24. Phan Tú Lan (2002), Khai thác và quản lý vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị tại Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính Hà Nội.
25. Hồ Văn Mộc, Điêu Quốc Tín (1994), Chú giải thuật ngữ kế toán Mỹ, Nxb Đồng Nai.
26. Đinh Văn Phượng (2000), Thu hút vốn và sử dụng vốn đầu tư để phát triển kinh tế miền núi phía bắc nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
27. Quốc hội (2002), Luật NSNN số 01/2002/QH12, Hà Nội.
28. Quốc hội (2003), Luật Xây dựng số 16/2003/QH11, Hà Nội.
29. Quốc hội (2005), Luật Đầu tư số 59/2005/QH11, Hà Nội.
30. Quốc hội (2005), Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11, Hà Nội.
31. Quốc hội (2005), Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí số 48/2005/QH11, Hà Nội.
32. Quốc hội (2003), Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân số 11/2003/QH11, Hà Nội.
33. Phạm Thị Tuý (2006), "Tác động của việc phát triển kết cấu hạ tầng đối với giảm nghèo", Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (1).
34. UBND tỉnh Bắc Ninh, Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2006, 2007, 2008, 2009, 2010.
35. UBND tỉnh Hải Dương, Báo cáo đầu tư xây dựng cơ bản năm 2010.
36. UBND tỉnh Hải Dương, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006 - 2010.
37. UBND tỉnh Hải Dương, Quy hoạch phát triển thuỷ lợi Hải Dưong đến 2010 và định hướng đến 2020.
38. UBND tỉnh Hải Dương, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Hải Dương giai đoạn 2006 - 2020.
39. UBND tỉnh Hưng Yên, Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2006, 2007, 2008, 2009, 2010.
40. UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2006, 2007, 2008, 2009, 2010.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_von_dau_tu_xay_dung_ket_cau_ha_tang_ky_thua.doc