Thay đổi cách tiêu dùng và sản xuất bền vững là xu hướng đang diễn ra
mạnh mẽ tại rất nhiều quốc gia trên thế giới. Các sản phẩm thân thiện với môi
trường được xem là một sự đầu tư mới mẻ và hiệu quả đang được các nước phát
triển cũng như đang phát triển ứng dụng, nhằm bảo vệ môi trường đang ngày càng ô
nhiễm, suy thoái nghiêm tr ọng. Khi các tiêu chí về sản phẩm thân thiện với môi
trường được đưa ra phù hợp, các tiêu chí về môi trường cũng ngày càng được nâng
lên chặt chẽ hơn, môi trường sẽ được bảo vệ dựa trên sự thúc đầy của thị trường.
Ngoài ra, sản phẩm thân thiện với môi trường còn góp phần nâng cao uy tín,
năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp, tạo dựng hình ảnh tốt về doanh nghiệp
đối với người tiêu dùng, thúc đẩy việc xuất khẩu sản phẩm của các doanh nghiệp tại
những nơi có nhu cầu tiêu thụ những sản phẩm thân thiện cao.
112 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 9734 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Sản phẩm thân thiện với môi trường – xu thế tất yếu trong tiêu dùng hiện đại và hướng đi mới cho các doanh nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a sắm xanh đối với
các nguyên liệu, thiết bị sản xuất và thiết bị văn phòng. Mạng lưới mua sắm xanh
quốc tế (IGPN) đã được thành lập nhằm thúc đẩy mua sắm xanh trên toàn cầu bằng
cách liên kết các tổ chức thực hiện mua sắm xanh vì mục tiêu sản xuất và tiêu dùng
bền vững.
Trung Quốc
Hiện nay Trung Quốc chưa ban hành “Luật mua sắm xanh”, tuy nhiên tại
Điều 9 của Luật Mua sắm công có quy định “Mua sắm công cần thiết hỗ trợ nền
kinh tế quốc gia và các mục tiêu phát triển xã hội, kể cả bảo vệ môi trường, hỗ trợ
các khu vực thiểu số và kém phát triển, thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp
nhỏ…”. Ý nghĩa của bảo vệ môi trường trong điều luật trên được giải thích là “Mua
sắm công cần phải hỗ trợ cải thiện môi trường trong quá trình sản xuất và Chính
phủ cần phải mua sắm các sản phẩm phù hợp với yêu cầu bảo vệ môi trường”.
Chính phủ Trung Quốc đang thực hiện dự án” Xây dựng xã hội thân thiện
môi trường” như một nội dung quan trọng của Kế hoạch 5 năm lần thứ 11, trong đó
sẽ ban hành một loạt các chính sách thúc đẩy mua sắm xanh. Chính phủ đã ban
hành một số chỉ đạo về “Thúc đẩy phát triển nền kinh tế tái sử dụng” vào năm 2005,
trong đó mục 5 nêu rõ “Về tiêu dùng, cần khuyến khích các phương pháp mới nhằm
tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường, tăng cường sử dụng các sản phẩm được
dán nhãn tiết kiệm nước, nhãn tiết kiệm và sử dụng năng lượng hiệu quả, nhãn môi
trường, nhãn thực phẩm xanh và thực phẩm hữu cơ xanh, giảm sử dụng các sản
phẩm dùng nhiều bao bì và sản phẩm chỉ dùng 1 lần. Tất cả các cơ quan Chính phủ
đều phải thực hiện mua sắm xanh”.
83
Bảng 7: Kinh nghiệm xây dựng và thực hiện chính sách mua sắm xanh của
Trung Quốc và một số nước ASEAN
Sản
phẩm/dịch vụ Ngăn ngừa ô nhiễm Vòng đời
Hiệu suất sử dụng
tài nguyên
Lựa chọn các
nguyên liệu
Không độc hại, dễ
phân hủy sinh học,
nguồn gốc sinh thái
Nguyên liệu tái sinh,
tái sử dụng, tái tạo
Tiêu thụ ít nước và
năng lượng, có sử
dụng nguyên liệu tái
sinh
Vận chuyển
Sử dụng nhiên liệu
không có nguồn gốc
dầu mỏ, sản xuất tại
chỗ
Chi phí quản lý và
hành chính
Sử dụng nguyên liệu
tại chỗ, nếu cần thì
vận chuyển bằng
đường sắt hoặc
thuyền tải trọng lớn
Sản xuất
Áp dụng công nghệ
tốt nhất có thể (BAT),
cải tiến liên tục
Hệ thống quản lý
môi trường, tuân thủ
tiêu chuẩn môi
trường
Giảm thiểu chất thải
Đóng gói
Không đóng gói hoặc
đóng gói bằng bao bì
có thể tái sử dụng
Không đòi hỏi quản
lý đặc biệt
Bao bì mỏng, sử
dụng vật liệu tái chế
Sử dụng sản
phẩm
Dễ sửa chữa, có thể
tái sử dụng, chất
lượng tốt, an toàn,
không ô nhiễm
Tuổi thọ cao, bền,
có thể tái sử dụng
Nhu cầu năng lượng
thấp, dễ vận hành,
đạt hiệu quả cao
Kết thúc
vòng đời
Tái sử dụng, ít sự cố Dễ phân hủy (không
cần thiết theo dõi,
quản lý trong thời
gian dài)
Sử dụng được nhiều
loại nhiên liệu
Nguồn: www.nea.gov.vn
Các nước ASEAN
Hiện nay, các nước ASEAN chưa ban hành luật riêng về mua sắm xanh, tuy
nhiên Chính phủ nhiều nước đã có chính sách khuyến khích, thúc đẩy phát triển tiêu
dùng bền vững và nền kinh tế tái sử dụng. Bước khởi động của việc phát triển mua
sắm xanh là thực hiện 3R: tái sử dụng (reuse), giảm thiểu (reduce), tái chế (recycle)
và dán nhãn sinh thái. Ở Malaixia, việc tái chế mới chỉ tập trung vào 4 đối tượng:
giấy, thủy tinh, nhôm và nhựa. Việc phân loại rác thải được thực hiện tại nguồn:
thủy tinh gom vào thùng nâu, nhôm và nhựa vào thùng da cam, giấy vào thùng
84
xanh. Malaixia đã thực hiện dán nhãn sinh thái đối với 4 loại sản phẩm: bao bì bằng
chất dẻo không độc và dễ phân hủy, chất tẩy rửa dễ phân hủy, thiết bị điện tử và
điện dân dụng không có các chất nguy hại, giấy tái chế.
Indonexia đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng nền kinh tế tái sử dụng,
tuy nhiên chưa có phương thức thu gom chất thải và tái chế một cách hệ thống và
chính quy, thường chỉ thông qua đội quân nhặt rác (chủ yếu là nhôm) ở các bãi rác.
Chính phủ Indonexia đã thực hiện dán nhãn sinh thái cho 3 loại sản phẩm là giấy in
báo, bột giặt, hàng dệt may.
Chính phủ Philipin đã ban hành các chính sách liên quan đến tái chế, dán
nhãn sinh thái, giảm thiểu chất thải, bảo tồn thiên nhiên.
Ở Thái Lan có chính sách tái chế, giảm thiểu chất thải, hệ thống nhãn xanh và
nhãn sinh thái. Hệ thống nhãn xanh được “Hội đồng doanh nhân Thái Lan vì sự
phát triển bền vững” khởi xướng từ năm 1993, sau đó được Bộ Công nghiệp và
Viện Môi trường phối hợp phát động vào tháng 8/1994. Năm 2005, Chính phủ ban
hành chính sách yêu cầu các cơ quan Chính phủ đi đầu trong việc thực hiện mua
sắm xanh và giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chịu trách nhiệm
ban hành các cơ chế thực hiện chính sách này. Cục kiểm soát ô nhiễm Thái Lan đã
tiến hành các nghiên cứu xây dựng các tiêu chí về sản phẩm xanh, trước mắt đối với
5 loại hình sản phẩm và 2 loại hình dịch vụ.
Singapo đã thực hiện dán nhãn sinh thái cho cá c thiết bị điện, khuyến khích
sử dụng xe cộ xanh và nhãn xanh. Một số sáng kiến được thực hiện ở Singapo là kế
hoạch xanh (Chính phủ ưu đãi thuế đối với các ngành công nghiệp tham gia hệ
thống tái chế), hệ thống nhãn xanh đối với 32 loại sản phẩm, giảm thuế đối với các
nhà sản xuất hoặc nhập khẩu xe cộ thân thiện môi trường.
3. Kinh nghiệm về việc xây dựng và quản lý chương trình nhãn sinh thái
Dán nhãn sinh thái là một chương trình lớn có sự tham gia của cả Nhà nước,
doanh nghiệp và người tiêu dùng. Trong đó, nhà nước có vai trò lớn trong việc xây
dựng và thực hiện chương trình nhãn sinh thái. Vai trò của nhà nước tại các chương
trình có thể trực tiếp hoặc gián tiếp. Trong trường hợp gián tiếp, nhà nước đưa ra
định hướng, chiến lược, thực hiện công tác đối ngoại như tham gia vào các tổ chức,
85
công ước, hiệp định quốc tế có liên quan đến nhãn sinh thái và một số công việc
khác mà tư nhân không thể đảm nhiệm được. Trong trường hợp tổ chức tư nhân độc
lập thực hiện toàn bộ việc cấp và quản lý nhãn, các tổ chức này sẽ có trách nhiệm
báo cáo kết quả hoạt động với cơ quan quản lý nhà nước theo quy định như Chương
trình “Con dấu xanh” của Mỹ, “Sự lựa chọn môi trường” của Canada, “Thiên thần
xanh” của Đức, “Con dấu sinh thái” của Nhật Bản, Hàn Quốc,… Nhà nước chỉ tài
trợ một phần cho hoạt động của chương trình. Chương trình tự hạch toán thu chi,
mức thu được dựa trên phí nộp đơn và phí hàng năm của những doanh nghiệp được
cấp nhãn và tài trợ của các tổ chức, cá nhân khác… Trong trường hợp trực tiếp, nhà
nước khởi xướng chương trình, tiến hành tổ chức và quản lý chương trình; các bộ,
ngành, các viện nghiên cứu… được giao trách nhiệm đối với từng công việc cụ thể,
như chương trình nhãn sinh thái của Trung Quốc, Thái Lan,… Tài chính thực hiện
chương trình phần lớn từ ngân sách nhà nước, việc thu phí và tài trợ của các tổ chức
khác chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng mức chi hàng năm.
Một chương trình mới như nhãn sinh thái sẽ khiến không ít các doanh nghiệp
và người tiêu dùng bỡ ngỡ, do vậy sự tiên phong của nhà nước sẽ giúp cho chương
trình suôn sẻ và thành công hơn.
III. CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM THÚC ĐẨY SẢN XUẤT VÀ TIÊU
DÙNG SẢN PHẨM THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
1. Nhóm giải pháp từ phía Nhà nước
1.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý
Hiện nay, hệ thống các quy định đối với vấn đề môi trường và thương mại
của Việt Nam còn chưa đầy đủ, không cập nhật và không đồng bộ. Có rất nhiều tiêu
chuẩn môi trường được xây dựng trên cơ sở tiêu chuẩn quốc tế nên vượt quá khả
năng của các doanh nghiệp trong nước. Sự nỗ lực của các bộ, ngành, sự cố gắng của
Nhà nước trong việc hoàn thiện môi trường pháp lý có ý nghĩa vô cùng quan trọng
đối với việc phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường ở Việt Nam
1.1.1. Xây dựng Luật Thương hiệu
Thương hiệu hay nhãn hiệu hàng hóa thương mại là vấn đề khá cấp bách
hiện nay ở Việt Nam. Đó là do chúng ta chưa có bộ luật về thương hiệu, mặt khác,
86
hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chưa nhận thức được những lợi ích (trực tiếp –
gián tiếp, trước mắt – lâu dài) của thương hiệu, chưa có ý thức xây dựng và bảo vệ
thương hiệu nên đã xảy ra nhiều sự cố đáng tiếc, làm ảnh hưởng đến sự tồn tại và
phát triển của doanh nghiệp. Nếu không có những quy định đủ hiệu lực về thương
hiệu, vấn đề có thể sẽ trở nên phức tạp hơn rất nhiều khi chúng ta phát triển các sản
phẩm thân thiện với môi trường, nhất là các sản phẩm có sự trùng lắp hay tranh
chấp thương hiệu. Thực tế đó đòi hỏi cần nhanh chóng xây dựng Luật Thương hiệu.
Hiện nay nước ta mới chỉ có Luật Sở hữu trí tuệ được Quốc hội thông qua
ngày 29/11/2005 và có hiệu lực ngày 1/7/2006. Điều 3 của Luật Sở hữu trí tuệ quy
định đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ gồm đối tượng quyền tác giả, đối tượng
quyền sở hữu công nghiệp và đối tượng quyền đối với giống cây trồng vật nuôi.
Vấn đề thương hiệu chưa được đề cập chi tiết trong Luật này. Cần phải biết rằng
thương hiệu cũng là vấn đề khá rắc rối. Có rất nhiều loại thương hiệu như thương
hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp hay thương hiệu hàng hóa, thương hiệu
dịch vụ, thương hiệu nhóm, thương hiệu tập thể… Mỗi loại thương hiệu khác nhau
sẽ có những đặc tính khác nhau và đặc trưng cho một tập thể hàng hóa, sản phẩm
hoặc một doanh nghiệp nhất định5
1.1.2. Ban hành quy chế xây dựng và thực hiện chương trình cấp nhãn sinh thái
. Do đó, Luật Thương hiệu ra đời sẽ giúp cho các
doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng hiểu rõ hơn về các vấn đề liên quan.
Tổng cục Môi trường là đơn vị chịu trách nhiệm về nhãn sinh thái, do đó để
thống nhất tổ chức hoạt động và tạo thuận lợi cho các bên liên quan, Tổng cục Môi
trường cần sớm soạn thảo và ban hành quy chế xây dựng và thực hiện chương trình
cấp nhãn sinh thái quốc gia, trong đó cần quy định rõ các nội dung:
- Cơ cấu tổ chức hoạt động của chương trình nhãn sinh thái quốc gia, phân
công, phân cấp cho các bộ, ngành liên quan.
- Thủ tục lựa chọn sản phẩm/ nhóm sản phẩm cấp nhãn sinh thái.
- Thủ tục thiết kế tiêu chí môi trường của sản phẩm.
- Quy trình và thủ tục đăng ký cấp chứng nhận nhãn sinh thái.
- Nội dung và yêu cầu quản lý, giám sát sau cấp nhãn.
5 www.luatgiapham.com
87
1.2. Giải pháp về tài chính nhằm hỗ trợ phát triển các sản phẩm thân thiện với
môi trường
1.2.1. Giải pháp về đầu tư liên doanh liên kết
Nhà nước cần có các biện pháp để chủ động khai thác các nguồn lực, nhất là
nguồn nội lực, đồng thời tạo điều kiện thu hút vồn, công nghệ từ bên ngoài để nâng
cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, của các doanh nghiệp phù hợp với
yêu cầu phát triển và hội nhập. Bên cạnh đó, Nhà nước cần t iếp tục cải thiện môi
trường đầu tư bình đẳng giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước, khuyến khích đẩy
mạnh việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho các hoạt động sản xuất phù
hợp; có chính sách hỗ trợ liên doanh liên kết giữa các doanh nghiệp Việt Nam với
những doanh nghiệp nước ngoài nhằm tranh thủ nguồn vốn, kinh nghiệm và công
nghệ. Chẳng hạn, trong lĩnh vực năng lượng tái tạo thì Đan Mạch và Đức là hai sự
lựa chọn đúng đắn cho chúng ta. Việt Nam cũng nên thu hút nguồn vốn đầu tư từ
các tổ chức chính phủ, phi chính phủ, các cá nhân trong và ngoài nước. Nhà nước
phải có những chương trình, kế hoạch cụ thể về các dự án để kêu gọi liên kết, hỗ trợ
từ một số quốc gia trên thế giới. Có rất nhiều hình thức liên kết, các hình thức BOT,
BTO… trong xây dựng là một ví dụ.
1.2.2. Giải pháp về tín dụng
- Có cơ chế đặc biệt và phù hợp để phát triển các loại hình tín dụng, đáp ứng
nhu cầu cao và đa dạng về nguồn vốn của các doanh nghiệp để đầu tư phát triển các
sản phẩm thân thiện với môi trường.
- Cho phép các địa phương được phát hành trái phiếu đầu tư hoặc vay vốn
nước ngoài dưới sự bảo lãnh có điều kiện của chính phủ để đầu tư cho các chương
trình môi trường.
- Thành lập quỹ hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện sản xuất sạch hơn…
1.2.3. Giải pháp về trợ cấp và hỗ trợ doanh nghiệp
Trợ cấp và hỗ trợ doanh nghiệp là việc làm cần thiết nhằm tạo ra động lực
giúp doanh nghiệp vư ợt qua những khó khăn trước mắt để nhanh chóng phát triển
các sản phẩm thân thiện với môi trường. Trợ cấp và hỗ trợ doanh nghiệp có thể bao
gồm:
88
- Trợ cấp phí: kinh phí cho việc phát triển bao gồm nhập nguyên liệu đầu vào,
đầu tư máy móc, cơ sở hạ tầng… Ngoài ra, còn một số chi phí khác nữa, vì vậy rất
tồn kém trong khi khả năng tài chính của doanh nghiệp lại có hạn. Nhằm giảm bớt
gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp, khuyến khích doanh nghiệp tích cực tham
gia cần có chính sách trợ cấp phù họp. Việc trợ cấp này cũng phải xem xét kỹ lưỡng
để không vi phạm những quy định trong WTO.
- Thực hiện miễn giảm thuế thu nhập đối với doanh nghiệp thuộc các ngành
nghề khác nhau có sử dụng lợi nhuận để đầu tư cho môi trường, phát triển các sản
phẩm thân thiện với môi trường. Tùy từng sản phẩm, mức độ thân thiện với môi
trường và các doanh nghiệp có thể được miễn thuế nhiều hay ít.
- Thực hiện miễn giảm thuế nhập khẩu đối với các doanh nghiệp nhập khẩu
trang thiết bị máy móc để thực hiện các dự án đầu tư ứng dụng công nghệ cao, kỹ
thuật mới tiêu hao ít nguyên nhiên liệu, tạo ra ít chất thải.
- Trợ cấp cho doanh nghiệp dưới các hình thức ưu đãi về vay vốn (lãi suất
thấp, bảo lãnh lãi suất, kéo dài thời hạn trả nợ…).
- Trợ cấp doanh nghiệp đầu tư thực hiện sản xuất sạch hơn, đặc biệt là hỗ trợ
các trang thiết bị đo lường các thông số môi trường có liên quan đến quy trình sản
xuất và sản phẩm.
- Nhà nước có chính sách hỗ trợ về vốn, mở rộng thị trường, xúc tiến thương
mại, cung cấp thông tin, đào tạo đội ngũ cán bộ cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh
nghiệp vừa và nhỏ.
- Nhà nước thực hiện hỗ trợ tư vấn kỹ thuật, môi trường và nâng cao chất
lượng quản lý doanh nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế cho doanh nghiệp thuộc tất
cả các thành phẩn kinh tế.
1.2.4. Tăng cường thiết bị và kỹ thuật chứng nhận sản phẩm thân thiện với môi
trường.
- Kết hợp các cơ quan, tổ chức đang thực hiện công tác đánh giá tiêu chuẩn
chất lượng sản phẩm và môi trường để sử dụng hệ thống thiết bị và kỹ thuật hiện có.
- Triển khai xây dựng thêm các phòng thí nghiệm, kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn
theo các tiêu chí môi trường đã được xác định ở nhiều nơi, trước mắt là ở các địa
89
bàn có sự tập trung công nghiệp và thị trường tiêu thụ sản phẩm và xuất k hẩu để
đáp ứng kịp thời nhu cầu.
2. Nhóm giải pháp từ phía doanh nghiệp
2.1. Chú trọng công tác giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn, hiểu
biết.
Nguồn nhân lực có chuyên môn sâu rộng về các vấn đề môi trường nói
chung, sản phẩm thân thiện với môi trường nói riêng có vai trò quan trọng trong
việc tư vấn, hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện một cách có hệ thống, khoa học
và hiệu quả.
Sản phẩm thân thiện với môi trường là vấn đề rất mới mẻ ỏ Việt Nam, chúng
ta hầu như chưa có nguồn nhân lực đáng kể có khả năng đáp ứng được yêu cầu thực
tế khi triển khai. Vì vậy, công tác giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực có chuyên
môn, hiểu biết và có năng lực hoạt động cho lĩnh vực này cần được chú trọng. Các
doanh nghiệp cần đầu tư hơn nữa vào tìm kiếm và hỗ trợ, khuyến khích người có
chuyên môn tham gia vào doanh nghiệp mình. Hiện nay, những người am hiểu về
sản xuất sạch hơn không nhiều, do đó các doanh nghiệp cần tập trung vào đào tạo
đội ngũ nhân lực tiềm năng, cho họ tham gia các khóa tập huấn nước ngoài để học
hỏi kinh nghiệm các nước phát triển, nhằm ứng dụng tốt hơn vào doanh nghiệp
mình. Ngoài ra, chúng ta nên học hỏi thêm về thiết kế sản phẩm bền vững cũng như
nhãn sinh thái. Nhật Bản, EU… là những ví dụ điển hình trong lĩnh vực này.
2.2. Thành lập trung tâm tư vấn và hệ thống cơ sở dữ liệu về các vấn đề liên
quan đến sản phẩm thân thiện với môi trường
Các chuyên gia tư vấn về môi trường cho các ngành công nghiệp có vai trò
rất quan trọng trong việc phổ biến, hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện công tác
bảo vệ môi trường và các vấn đề liên quan đến sản phẩm thân thiện với môi trường
một cách hệ thống theo phương pháp luận khoa học và đã được kiểm nghiệm qua
thực tiễn. Các chuyên gia tư vấn cũng là nhân tố đưa các tiếp cận môi trường hiệu
quả vào thực tiễn sản xuất kinh doanh.
Để phát huy sức mạnh của đội ngũ chuyên gia và hỗ trợ các doanh nghiệp
một cách thiết thực, hiệu quả, theo kinh nghiệm của một số quốc gia, cần hình thành
90
các trung tâm tư vấn về môi trường và các vấn đề liên quan đến sản phẩm thân thiện
với môi trường. Các trung tâm này, ngoài chức năng trực tiếp tư vấn cho các doanh
nghiệp, còn có thể đóng vai trò trung gian “môi giới” giữa doanh nghiệp với các tổ
chức đánh giá các tiêu chí về môi trường, các ngân hàng (nếu thực hiện “môi giới”
thành công, doanh nghiệp có thể vay được tiền ngân hàng để đầu tư phát triển các
sản phẩm thân thiện với môi trường).
2.3. Quảng bá về các sản phẩm thân thiện với môi trường
Các sản phẩm thân thiện với môi trường cần được quảng bá thường xuyên
trên các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, báo đài, internet.... Ngoài
việc phổ biến các kiến thức, thông tin chung về sản phẩm , những lợi ích sản phẩm
mang lại , cần đặc biệt chú trọng giới thiệu các mô hình, điển hình thành công về
việc phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường để học tập kinh nghiệm. Các
doanh nghiệp cần quảng bá một cách trung thực và đúng mực các sản phẩm thân
thiện với môi trường để mang lại cho người tiêu dùng cái nhìn đúng nhất về sản
phẩm của doanh nghiệp mình, giúp dễ dàng hơn trong việc chọn lựa các sản phẩm
xanh. Việc quảng bá này cũng nên được sự ưu đãi từ phía Nhà nước như giảm hay
miễn phí trên một số kênh nhất định như Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói
Việt Nam… Có như vậy, sản phẩm thân thiện với môi trường mới đến được người
tiêu dùng nhanh và chính xác nhất.
2.4. Nâng cao nhận thức và ý thức của tất cả các thành viên trong doanh nghiệp
về thương hiệu và nhãn sinh thái
Do hạn chế về mặt thông tin, hơn nữa đây là vấn đề mới nên nhiều doanh
nghiệp Việt Nam chưa thấy hết được tầm quan trọng của việc phát triển sản phẩm
thân thiện với môi trường. Các chương trình bảo vệ môi trường chỉ có thể áp dụng
thành công khi người lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp nhận thực được tầm quan
trọng của nó trong sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nâng cao
nhận thức của toàn bộ đội ngũ cán bộ, nhân viên của doanh nghiệp, giúp họ hiểu rõ
về tư tưởng chỉ đạo, các lợi ích của sản phẩm thân thiện với môi trường.
91
2.5. Xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm thân thiện với môi trường phù hợp
với khả năng của doanh nghiệp
Phải chú trọng đến các hoạt động như marketing sản phẩm, mua sắm vật tư,
phát triển sản xuất nhằm giúp doanh nghiệp tồn tại và hoạt động ổn định trên thị
trường trước những biến động liên tục của môi trường kinh doanh.
Chiến lược của doanh nghiệp phải được xây dựng phù hợp với điều kiện và
khả năng của doanh nghiệp trên cơ sở kết hợp xác định và phân tích những xu
hướng biến động của các nhân tố kinh tế - xã hội – môi trường, nhằm giúp doanh
nghiệp kịp thời ứng phó hoặc đón đầu những thay đổi trong tương lai.
Các doanh nghiệp cần có định hướng phát triển các sản phẩm thân thiện với
môi trường. Định hướng này liên quan đến cả việc thiết kế sản phẩm bền vững, sản
xuất sạch hơn và marketing. Ngoài ra doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến hệ
thống quản lý ISO 14001 và nhãn sinh thái. Một hướng đi phù hợp sẽ giúp doanh
nghiệp đối phó dễ dàng hơn với những biến động của thị trường, sẵn sàng tung ra
các sản phẩm xanh khi cần thiết để đạt được lợi nhuận cao nhất.
2.6. Tham gia thương mại điện tử để quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp
Ngày nay thương mại điện tử phổ biến ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới.
Việc kinh doanh trên mạng Internet đã tạo ra khoản lợi nhuận không hề nhỏ cho các
doanh nghiệp. Thương mại điện tử còn là một cơ hội tốt để các doanh nghiệp quảng
bá sản phẩm của mình, mở rộng thị trường cả ở trong nước và quốc tế. Các doanh
nghiệp cần chủ động tham gia thương mại điện tử.
2.7. Chú trọng đào tạo về nghiệp vụ và môi trường
Để phát triển sản phẩm thân thiện với môi trường, các doanh nghiệp cần phải
thay đổi phương thức quản lý môi trường theo cách tiếp cận hệ thống. Đây là
phương thức quản lý còn rất mới đối với các doanh nghiệp Việt Nam, việc triển
khai áp dụng sẽ gặp không ít khó khăn, trong đó có khó khăn trong sự hạn chế về
nghiệp vụ của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay hầu hết
còn nhiều bất cập, thiếu công nhân kỹ thuật có tay nghề cao, kỹ năng nghiệp vụ và
môi trường rất hạn chế. Vì thế, bên cạnh việc nâng cao nhận thức và ý thức của các
thành viên trong doanh nghiệp thì việc đào tạo một lực lư ợng nòng cốt, nắm vững
92
phương pháp luận, am hiểu thực tế sản xuất và công nghệ, tận tâm với công việc,
biết làm việc tập thể là một nhân tố quan trọng quyết định sự thành công của các
sản phẩm thân thiện với môi trường. Các doanh nghiệp cần chú trọng thực hiện các
biện pháp nâng cao tay nghề, nâng cấp trình độ công nghệ, đẩy mạnh hoạt động đào
tạo nghiệp vụ và môi trường.
3. Nhóm giải pháp từ phía người tiêu dùng
3.1. Nâng cao nhận thức người dân trong việc bảo vệ môi trường
Hiện nay, môi trường nước ta đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, một phần
nguyên nhân là do sự thiếu ý thức của người dân. Tại bất cứ đâu chúng ta dễ dàng
bắt gặp những hành động vứt rác bừa bãi: trong công viên, ngoài đường phố, trong
các ngõ xóm, thậm chí trước cửa nhà của mỗi gia đình rác c ũng được vứt ngổn
ngang. Có rất nhiều loại rác, từ bã kẹo cao su, túi nilon, giấy vụn, vỏ chai nước…
Tất cả tạo nên một hình ảnh rất xấu xí về con người Việt Nam. Ở nước ngoài, chẳng
hạn như Singapo, các hành động vứt rác, gây ô nhiễm môi trường sẽ bị phạt tiền. Ở
Việt Nam, những chính sách như thế này rất khó thực hiện. Một khi các chính sách
của Nhà nước hướng đến lợi ích của người dân thì họ sẵn sàng tuân theo. Ngược lại,
càng bắt buộc người dân càng chống đối. Do đó, cách tốt nhất là cho người dân thấy
được tác hại của ô nhiễm môi trường, những lợi ích của một môi trường trong sạch.
Người Việt Nam chúng ta bị ảnh hưởng bởi thời kỳ bao cấp, khi mà cái ăn cái mặc
trở thành nỗi ám ảnh. Mọi người chỉ cần biết hôm nay được ăn gì, có no không,
không cần quan t âm môi trường quanh mình ra sao. Ngày nay khi cuộc sống đã
được cải thiện, cái ăn cái mặc cũng được nâng tầm thì vấn đề môi trường cũng được
người dân quan tâm hơn. Các bạn trẻ, những người tiếp xúc với nhiều nền văn hóa
trên thế giới, chính là lực lượng tuyên truyền nòng cốt giúp nâng cao nhận thức cho
những người quanh mình. Tôi biết hiện nay có rất nhiều các câu lạc bộ về môi
trường của những người trẻ như câu lạc bộ đạp xe vì môi trường (C4E) mà tôi là
một thành viên, câu lạc bộ EHE của FPT… Các câu lạc bộ này đã có rất nhiều hoạt
động bổ ích để tuyên truyền các vấn đề liên quan đến môi trường, nâng cao nhận
thức người dân cả bằng hình thức hoạt động thực tế cũng như trên mạng internet.
93
Những câu lạc bộ như thế này rất cần được nhân rộng và cần sự quan tâm nhiều hơn
nữa từ phía các nhà lãnh đạo.
3.2. Khuyến khích người dân sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường
Người tiêu dùng ở những nước có thu nhập cao có thể dùng sức mua của
mình mà thúc đẩy thị trường tiêu thụ những hàng hóa ít gây tổn hại cho môi trường
bằng cách thay thế bằng loại hàng khác, hoặc có thể thôi không mua một thứ sản
phẩm đặc biệt nào đó. Là “người tiêu thụ xanh”, mỗi cá nhân có thể làm một việc gì
tích cực, dù cho vấn đề đang nghiêm trọng đến đâu và thái độ của chính phủ là như
thế nào. Những kết quả tích lại của những “hành động xanh” của hàng triệu người
tiêu thụ có thể làm thay đổi lớn trong cách thức tiêu thụ tài nguyên.
Một biện pháp đã được một số nhà nghiên cứu trên thế giới đưa ra là
“Nguyên tắc trả tiền ô nhiễm” và “Nguyên tắc trả tiền tiêu dùng”. Nguyên tắc đầu
đòi hỏi giá thị trường phải phản ánh được toàn bộ chi phí tổn hại đến môi trường do
ô nhiễm (ví dụ, một hầm mỏ hoặc một nhà máy hóa chất phải trả tiền để đảm bảo
cho những ảnh hưởng của nó không làm tổn hại đến nghề cá và gây ra nguy hiểm
cho con người). Kết quả là sẽ tạo ra sự động viên mạnh mẽ các hoạt động có liên
quan với việc hạn chế ô nhiễm. “Nguyên tắc trả tiền tiêu dùng” đòi hỏi giá cả phải
phản ánh toàn bộ chi phí xã hội của việc sử dụng hoặc làm suy thoái một nguồn tài
nguyên. Nguyên tắc này có tác dụng khuyến khích cách sử dụng bền vững, ngăn
chặn tình trạng gây suy thoái không cần thiết (ví dụ ngành khai thác gỗ phải trả giá
cho sự làm mất đất màu, làm mất nước và mất tính đa dạng sinh học do họ gây ra,
cũng như chi phí trực tiếp của việc khai thác gỗ). Cả hai nguyên tắc này đều ngụ ý
bãi bỏ những thứ trợ cấp và những lệch lạc khác về kinh tế, dẫn đến khuyến khích
những hành động làm suy thoái nguồn tài nguyên và môi trường.
Ở nước ta, các sản phẩm thân thiện với môi trường chưa được người dân biết
đến nhiều, do đó việc áp dụng hai nguyên tắc trên là rất khó. Tuy nhiên, nhà nước
cũng cần đưa ra chính sách để khuyến khích người dân sử dụng nhiều hơn nữa các
sản phẩm thân thiện với môi trường như hỗ trợ về giá bởi một số sản phẩm xanh có
giá đắt hơn nhiều so với các sản phẩm cùng loại khiến cho nhiều người tiêu dùng
không thể mua được mặc dù họ cũng muốn mua.
94
Nền kinh tế thế giới đang trong giai đoạn suy thoái, môi trường cũng đang ô
nhiễm nặng nề, việc kết hợp giữa Nhà nước, các doanh nghiệp và người tiêu dùng
trong việc phát triển sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường
là hướng đi hết sức đúng đắn. Tất nhiên để các sản phẩm này được phổ biến ở nước
ta như các nước đang phát triển hiện nay cần thời gian dài và sự nỗ lực của tất cả
mọi người.
Chương III này tập trung đi sâu vào tìm hiểu kinh nghiệm một số nước trên
thế giới để phát triển sản phẩm thân thiện với môi trường. Hầu hết các quốc gia
đều có những kinh nghiệm rất quý báu cho chúng ta học tập. Chương này cũng
đánh giá triển vọng của nước ta trong việc mở rộng các sản phẩm thân thiện với
môi trường. Theo đó, Nhà nước, các doanh nghiệp và người tiêu dùng đang ngày
càng quan tâm đến sản phẩm này. Cả ba bên đều có những hành động xác thực và
đúng đắn, với mong muốn thân thiện hơn với môi trường, làm cho Trái đất “xanh”
hơn. Những giải pháp trong chương này được đưa ra phù hợp với Nhà nước, doanh
nghiệp và cả người tiêu dùng. Hy vọng rằng các giải pháp này được đưa vào thực
tiễn và được đánh giá phù hợp với điều kiện từng doanh nghiệp, cũng như người
dân nâng cao ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường, bắt đầu từ việc sử dụng sản
phẩm thân thiện với môi trường.
95
KẾT LUẬN
Thay đổi cách tiêu dùng và sản xuất bền vững là xu hướ ng đang diễn ra
mạnh mẽ tại rất nhiều quốc gia trên thế giới. Các sản phẩm thân thiện với môi
trường được xem là một sự đầu tư mới mẻ và hiệu quả đang được các nước phát
triển cũng như đang phát triển ứng dụng, nhằm bảo vệ môi trường đang ngày càng ô
nhiễm, suy thoái nghiêm trọng. Khi các tiêu chí về sản phẩm thân thiện với môi
trường được đưa ra phù hợp, các tiêu chí về môi trường cũng ngày càng được nâng
lên chặt chẽ hơn, môi trường sẽ được bảo vệ dựa trên sự thúc đầy của thị trường.
Ngoài ra, sản phẩm thân thiện với môi trường còn góp phần nâng cao uy tín,
năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp, tạo dựng hình ảnh tốt về doanh nghiệp
đối với người tiêu dùng, thúc đẩy việc xuất khẩu sản phẩm của các doanh nghiệp tại
những nơi có nhu cầu tiêu thụ những sản phẩm thân thiện cao.
Trong khuôn khổ bài khóa luận này tôi đã đưa ra một cách tổng quan nhất về
sản phẩm thân thiện với môi trường. Người dân có những nhìn nhận mới về cũng
như các doanh nghiệp có chương trình phát triển sản phẩm thân thiện cho mình.
Ngoài ra, tôi cũng nêu lên một số giải pháp từ phía Nhà nước, doanh nghiệp và
người tiêu dùng. Đây thực sự là những giải pháp gần gũi và khả thi, tất cả chỉ với
mục đích đưa sản phẩm thân thiện với môi trường được sử dụng rộng rãi trong cuộc
sống.
Những nghiên cứu, tìm tòi của tôi trong bài khóa luận này về sản phẩm thân
thiện với môi trường còn chưa đầy đủ nhưng phần nào tôi đã nêu ra những ý cơ bản
và thiết thực nhất cho mọi người về các vấn đề liên quan đến sản phẩm thân thiện
với môi trường. Hy vọng rằng người tiêu dùng sẽ tìm thấy những lợi ích của sản
phẩm thân thiện với môi trường và sẽ sử chúng nhiều hơn. Các doanh nghiệp, nhất
là những doanh nghiệp mới sẽ có được hướng phát triển cũng như từng bước xây
dựng được quy trình phát triển sản phẩm thân thiện với môi trường phù hợp với
doanh nghiệp mình. Nhà nước cũng có cái nhìn thoáng hơn, táo bạo hơn để đi tiên
phong và giúp đỡ các doanh nghiệp, người tiêu dùng tiếp cận được với sản phẩm
thân thiện với môi trường dễ dàng hơn.
96
Trong tương lai, sản phẩm thân t hiện với môi trường sẽ ngày càng phổ biến
hơn nữa ở Việt Nam. Đây là một hướng đi đúng đắn và sáng tạo cho Việt Nam.
Tiếp tục phát huy những thuận lợi và khắc phục những khó khăn cho vấn đề sản
phẩm thân thiện với môi trường, tôi tin rằng nhóm sản phẩm này sẽ góp phần làm
cho môi trường sinh thái và chất lượng cuộc sống tăng lên, thị trường hàng hóa xuất
khẩu sẽ được mở rộng hơn. Đây là một điều đáng mừng để nhanh chóng đưa Việt
Nam thành một quốc gia công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì vậy, ngay từ bây giờ tất
cả mọi người nên vào cuộc để tận dụng, khai thác tối đa những nguồn lực sẵn có,
bắt đầu từ những sản phẩm đơn giản nhất, từ sự cải tiến ít nhất trong nguyên vật
liệu, sản xuất và tung ra thị trường để từng bước một đưa sản phẩm thân thiện với
môi trường trở thành sản phẩm được ưa chuộng của người dân Việt Nam.
97
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo môi trường quốc gia (2007), Môi trường không khí đô thị Việt Nam.
2. Department for Environment, Food and Rural Affairs (DEFRA), UK (2003)
Changing Patterns UK Government Framework for Sustainable Consumption and
Production.
3. Hợp phần sản xuất sạch hơn trong công nghiệp, Trung tâm sản xuất sạch hơn
Việt Nam, Tài liệu hướng dẫn sản xuất sạch hơn.
4. Jean – Yves Martin (2002), Phát triển bền vững? Học thuyết, thực tiễn, đánh giá,
NXB Thế giới.
5. TS.Nguyễn Hữu Khải (2005), Nhãn sinh thái đối với hàng hóa xuất khẩu và tiêu
dùng nội địa, NXB Lý luận chính trị.
6. Trung tâm nghiên cứu Năng lượng và Môi trường (RCEE) (2005), Thúc đẩy tiêu
dùng bền vững ở châu Á (sách hướng dẫn).
7. Trung tâm tài nguyên và môi trường, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (dịch và
giới thiệu) (1993), Cứu lấy Trái đất – chiến lược cho cuộc sống bền vững, NXB
Khoa học kỹ thuật.
8. Trung tâm thông tin công nghiệp và thương mại – Bộ Công thương (2008) Bản
tin thông tin thương mại CP, số chuyên đề 10 ngày 30 tháng 12 năm 2008.
9. Trung tâm thông tin công nghiệp và thương mại – Bộ Công thương (2008) Tạp
chí Thương mại và Môi trường số 11,12.
10. Viện nghiên cứu môi trường (2008), Các quy định và tiêu chuẩn môi trường của
một số nước đối với các nhóm hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam, NXB Thế
giới.
98
Các website:
1. Báo Diễn đàn doanh nghiệp:
2. Bộ Công thương:
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường:
4. Chương trình xúc tiến hàng Việt Nam chất lượng cao:
5. Mạng thông tin khoa học và công nghệ Việt Nam:
6. Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp:
7. Sở Tài nguyên và Môi trường Tp.Hồ Chí Minh:
8. Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng:
9. Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam:
10. Viện Khoa học công nghệ Việt Nam:
99
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bản điều tra
SẢN PHẨM THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG VÀ NHÃN SINH THÁI
Phần 1: Câu hỏi chung
1. Bạn có nghĩ rằng sự nóng lên của Trái đất hay biến đổi khí hậu là do
các hoạt động của con người gây ra?
a.□ Hoàn toàn do con người gây ra (56%)
b.□ Một phần (44%)
c.□ Không (0%)
2. Bạn đã từng mắc sai phạm làm ảnh hưởng đến môi trường chưa?
(chẳng hạn như xả rác bừa bãi, dùng các sản phẩm gây ô nhiễm môi
trường…). Bạn có thể kể ra được không?
a. □ Chưa từng (4%)
b. □ Có, nhưng ít (83%)
c. □ Thường xuyên (13%)
3. Bạn có biết rằng thế giới đang phải đối mặt với những cuộc khủng
hoảng (như khủng hoảng năng lượng, khủng hoảng lương thực…)
a. □ Biết rất rõ (43%)
b. □ Biết ít (52%)
c. □ Không biết gì (5%)
4. Bạn có sẵn sàng thay đổi một vài thói quen để tiêu dùng bền vững hơn
không?
a. □ Tôi sẵn sàng thay đổi những thói quen xấu (57%)
b. □ Thay đổi nếu phù hợp (39%)
c. □ Không thay đổi (4%)
100
Nếu như bạn thực sự quan tâm đến môi trường, rất mong bạn sẽ tiếp tục tìm hiểu về
các Sản phẩm thân thiện với môi trường bằng cách trả lời các câu hỏi dưới đây:
Phần 2: Các sản phẩm thân thiện với môi trường
1. Bạn đã biết gì về Sản phẩm thân thiện với môi trường chưa? (Nếu biết
bạn có thể kể ra được không?)
a. □ Biết nhiều lắm (8%)
b. □ Biết một ít (74%)
c. □ Không biết gì (13%)
d. □ Không quan tâm (5%)
2. Báo cáo của công ty về môi trường có ảnh hưởng đến quyết định mua
hàng của bạn không?
a. □ Có chứ. Tôi rất quan tâm đến môi trường mà (42%)
b. □ Cũng tùy từng mặt hàng. Cụ thể: (32%)
c. □ Tôi không quan tâm (9%)
d. □ Không thấy các công ty có báo cáo về vấn đề này (17%)
3. Các tiêu chí để bạn chọn mua một sản phẩm (Bạn có thể chọn nhiều
đáp án theo mức độ ưu tiên giảm dần)
a. □ Giá cả (31%)
b. □ Chất lượng (38%)
c. □ Là sản phẩm sạch (25%)
d. □ Ý kiến khác (chi tiết) (6%)
4. Giả sử bạn mua sản phẩm sạch, tiêu chí nào để bạn lựa chọn (Bạn có
thể chọn nhiều đáp án theo mức độ ưu tiên giảm dần)
a. □ Không có thành phần hóa chất độc hại (37%)
b. □ Bao bì được làm từ vật liệu tái chế (9%)
c. □ Sản phẩm giảm tác động tới môi trường trong quá trình sử dụng
(20%)
d. □ Sản phẩm được làm từ nguyên vật liệu thân thiện với môi trường
(34%)
101
5. Khi mua một sản phẩm, bạn có đặt lợi ích môi trường lên lợi ích cá
nhân không?
a. □ Có. Môi trường điều tôi quan tâm nhất (37%)
b. □ Tùy từng sản phẩm. Cụ thể… (46%)
c. □ Không (17%)
Để giúp các bạn rõ ràng hơn trong cách nhận biết đâu là sản phẩm thân thiện với
môi trường, chúng tôi sẽ đưa ra phần câu hỏi liên quan đến nhãn sinh thái (các sản
phẩm được dán nhãn sinh thái là các sản phẩm thân thiện với môi trường)
Phần 3: Nhãn sinh thái
1. Nhãn sinh thái là gì?
a. □ Nhãn hàng của một loại sản phẩm (1%)
b. □ Nhãn ghi nhận chất lượng môi trường của sản phẩm (76%)
c. □ Không biết (23%)
2. Bạn đã biết sản phẩm nào (của Việt Nam) được dán nhãn sinh thái
chưa (Bạn có thể nêu ra)?
a. □ Tôi chưa biết (84%)
b. □ Tôi có biết (16%)
3. Bạn có sẵn sàng trả giá cao hơn các sản phẩm tương tự nếu sản phẩm
đó được dán nhãn sinh thái không?
a. □ Có chứ (39%)
b. □ Tùy sản phẩm (bạn có thể nêu cụ thể, chẳng hạn như sản phẩm
tiêu dùng hàng ngày, đồ điện tử…) (53%)
c. □ Không, giá cả là quan trọng nhất (8%)
102
Phụ lục 2: TCVN 5937-2005: Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh
Đơn vị: Microgam trên mét khối (μg/m3)
Thông số
Trung bình 1
giờ
Trung bình 8
giờ
Trung bình 24
giờ
Trung bình
năm (Trung
bình số học)
SO2 350 - 125 50
CO 30.000 10.000 - -
NO2 200 - - 40
O3 180 120 80 -
Bụi lơ lửng
(TSP)
300 - 200 140
Bụi PM10 - - 150 50
Pb - - 1,5 0,5
Chú thích
PM10: Bụi lơ lửng có kích thước khí động học nhỏ hơn hoặc bằng
10μm;
(-): Không quy định
Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia 2007
103
Phụ lục 3: TCVN 5949-1998: Giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn khu vực
công cộng và dân cư (theo mức âm tương đương)
Đơn vị: dBA
Khu vực
Thời gian
Từ 6 giờ đến
18 giờ
Từ 18 giờ
đến 22 giờ
Từ 22 giờ
đến 6 giờ
1. Khu vực cần đặc biệt yên tĩnh: Bệnh
viện, thư viện, nhà điều dưỡng, nhà
trẻ, trường học, nhà thờ, chùa chiền
50
45
40
2. Khu dân cư, khách sạn, nhà nghỉ, cơ
quan hành chính
60
55
50
3. Khu dân cư xen kẽ trong khu vực
thương mại, dịch vụ, sản xuất
75
70
50
Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia 2007
104
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ SẢN PHẨM THÂN THIỆN VỚI MÔI
TRƯỜNG ............................................................................................................... 4
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ SẢN PHẨM THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG
................................................................................................................................ 4
1. Tiêu dùng bền vững ....................................................................................... 4
1.1. Khái niệm tiêu dùng bền vững ................................................................... 4
1.2. Tầm quan trọng của tiêu dùng bền vững .................................................... 5
1.3. Những vấn đề chính trong việc thúc đẩy tiêu dùng bền vững ..................... 6
1.4. Các công cụ tiêu dùng bền vững ................................................................ 8
2. Sản phẩm thân thiện với môi trường .......................................................... 14
2.1. Khái niệm sản phẩm thân thiện với môi trường ....................................... 14
2.2. Các tiêu chí sản phẩm thân thiện với môi trường ..................................... 15
2.3. Ý nghĩa sản phẩm thân thiện với môi trường ........................................... 16
II. SẢN PHẨM THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG – XU THẾ TẤT YẾU
TRONG TIÊU DÙNG HIỆN ĐẠI ...................................................................... 18
1. Tình hình môi trường Việt Nam hiện nay ................................................... 18
1.1. Tình chung về môi trường Việt Nam ....................................................... 18
1.2. Tác hại của ô nhiễm không khí ................................................................ 20
2. Xu hướng tiêu dùng sản phẩm thân thiện với môi trường ......................... 23
3. Những khó khăn của người tiêu dùng trong việc tiếp cận sản phẩm thân
thiện với môi trường ........................................................................................ 25
3.1. Khó khăn trong việc chọn lựa sản phẩm .................................................. 25
3.2. Cân nhắc giữa giá cả và những lợi ích đi kèm .......................................... 29
II. MỐI QUAN HỆ GIỮA SẢN PHẨM THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG
VỚI CÁC DOANH NGHIỆP .............................................................................. 30
105
1. Xu hướng sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường trong các doanh
nghiệp ............................................................................................................... 30
1.1. Sản phẩm thân thiện với môi trường – mối quan tâm chung của các doanh
nghiệp Việt Nam ............................................................................................ 30
1.2. Sản phẩm thân thiện với môi trường – xu hướng phát triển của các doanh
nghiệp Việt Nam ............................................................................................ 32
2. Điều kiện để các doanh nghiệp phát triển sản phẩm thân thiện với môi
trường ............................................................................................................... 33
2.1. Thực hiện những quy tắc về biến đổi khí hậu ........................................... 33
2.2. Tập trung vào hoạt động nghiên cứu nghiên cứu và phát triển ................. 35
CHƯƠNG II: SẢN PHẨM THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG – HƯỚNG ĐI
MỚI CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM .............................................. 39
I. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG
Ở CÁC DOANH NGHIỆP TRONG THỜI GIAN QUA ................................... 39
1. Hoạt động sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường ở các doanh
nghiệp Việt Nam trong thời gian qua .............................................................. 39
2. Một số doanh nghiệp đi đầu trong sản xuất sản phẩm thân thiện với môi
trường ............................................................................................................... 42
2.1. Công ty Honda Việt Nam ........................................................................ 42
2.2. Công ty Unilever Việt Nam ..................................................................... 43
3. Đánh giá tổng quan tình hình sản xuất sản phẩm thân thiện với môi
trường ở các doanh nghiệp Việt Nam ............................................................. 44
II. CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM THÂN THIỆN VỚI MÔI
TRƯỜNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ..................................... 45
1. Chương trình thiết kế sản phẩm bền vững ................................................ 46
1.1. Sự cần thiết của thiết kế sản phẩm bền vững ............................................ 46
1.2. Thiết kế sản phẩm bền vững mang lại những gì ....................................... 48
2. Sản xuất sạch hơn ........................................................................................ 49
2.1. Vài nét về sản xuất sạch hơn .................................................................... 49
2.2. Lợi ích của sản xuất sạch hơn .................................................................. 49
106
2.3. Chương trình sản xuất sạch hơn cho các doanh nghiệp ............................ 51
3. Marketing xanh ............................................................................................ 54
3.1. Marketing xanh là gì? .............................................................................. 54
3.2. Khởi nguồn marketing xanh .................................................................... 54
3.3. Quy trình cơ bản của marketing xanh ...................................................... 55
3.4. Các nguyên tắc của marketing xanh ......................................................... 56
3.5. Những dự đoán marketing xanh năm 2009 .............................................. 57
4. Áp dụng tiêu chuẩn quốc tế về quản lý môi trường ISO 14001 ................. 58
4.1. Lợi ích khi áp dụng ISO 14001 ................................................................ 58
4.2. Tình hình áp dụng ISO 14001 tại Việt Nam ............................................. 59
5. Nhãn sinh thái .............................................................................................. 61
5.1. Khái niệm về nhãn sinh thái..................................................................... 61
5.2. Vị trí, vai trò của nhãn sinh thái đối với hoạt động thương mại ................ 63
5.3. Xây dựng chương trình cấp nhãn sinh thái cho các doanh nghiệp Việt Nam
....................................................................................................................... 65
III. NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC SẢN
XUẤT SẢN PHẨM THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG ................................ 68
1. Khó khăn trong thiết kế sản phẩm bền vững ............................................. 68
2. Khó khăn trong việc áp dụng sản xuất sạch hơn ........................................ 69
3. Khó khăn trong tiếp thị sản phẩm “xanh” ................................................. 70
4. Khó khăn trong việc áp dụng ISO 14001 .................................................... 71
5. Khó khăn trong việc áp dụng dán nhãn sinh thái ...................................... 73
5.1. Khó khăn trong lựa chọn sản phẩm/nhóm sản phẩm ............................... 73
5.2. Khó khăn trong xác lập tiêu chí ............................................................... 74
CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM THÚC ĐẨY SẢN XUẤT
VÀ TIÊU DÙNG SẢN PHẨM THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT
NAM ..................................................................................................................... 77
I. TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM THÂN THIỆN VỚI MÔI
TRƯỜNG Ở VIỆT NAM .................................................................................... 77
1. Triển vọng từ phía Nhà nước ...................................................................... 77
107
2. Triển vọng từ phía các doanh nghiệp .......................................................... 78
3. Triển vọng từ phía người tiêu dùng ............................................................ 79
II. KINH NGHIỆM SẢN XUẤT VÀ TIÊU DÙNG SẢN PHẨM THÂN THIỆN
VỚI MÔI TRƯỜNG TRÊN THẾ GIỚI ............................................................ 80
1. Khuyến khích sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo ................................ 81
2. Kinh nghiêm các nước về mua sắm xanh .................................................... 82
3. Kinh nghiệm về việc xây dựng và quản lý chương trình nhãn sinh thái ... 84
III. CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM THÚC ĐẨY SẢN XUẤT VÀ TIÊU
DÙNG SẢN PHẨM THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM ....... 85
1. Nhóm giải pháp từ phía Nhà nước .............................................................. 85
1.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý ................................................................ 85
1.2. Giải pháp về tài chính nhằm hỗ trợ phát triển các sản phẩm thân thiện với
môi trường ..................................................................................................... 87
2. Nhóm giải pháp từ phía doanh nghiệp ........................................................ 89
2.1. Chú trọng công tác giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn,
hiểu biết. ........................................................................................................ 89
2.2. Thành lập trung tâm tư vấn và hệ thống cơ sở dữ liệu về các vấn đề liên
quan đến sản phẩm thân thiện với môi trường ................................................ 89
2.3. Quảng bá về các sản phẩm thân thiện với môi trường .............................. 90
2.4. Nâng cao nhận thức và ý thức của tất cả các thành viên trong doanh nghiệp
về thương hiệu và nhãn sinh thái .................................................................... 90
2.5. Xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm thân thiện với môi trường phù
hợp với khả năng của doanh nghiệp ................................................................ 91
2.6. Tham gia thương mại điện tử để quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp ... 91
2.7. Chú trọng đào tạo về nghiệp vụ và môi trường ........................................ 91
3. Nhóm giải pháp từ phía người tiêu dùng .................................................... 92
3.1. Nâng cao nhận thức người dân trong việc bảo vệ môi trường .................. 92
3.2. Khuyến khích người dân sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường
....................................................................................................................... 93
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 95
108
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 97
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 99
109
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
STT Tên bảng biểu, sơ đồ Trang
1 Bảng 1: Một số công cụ chính sách về tiêu dùng bền vững 10
2
Bảng 2: Danh sách các NSDS (chiến lược phát triển bền vững
quốc gia) và PRS (chiến lươc giảm nghèo) của các nước tham
gia Dự án Tiêu dùng bền vững châu Á (SC.Asia)
13
3
Bảng 3: Ước tính thải lượng các chất gây ô nhiễm từ các nguồn
thải chính của Việt Nam năm 2005
18
4
Bảng 4: Số người mắc và tỷ lệ mắc các bệnh liên quan đến ô
nhiễm không khí
21
5 Bảng 5: Lượng ô tô, xe máy ước tính đến năm 2010 và 2020 22
6
Bảng 6: Dự báo số trường hợp bị ảnh hưởng đến sức khỏe liên
quan đến ô nhiễm không khí ở Hà Nội
23
7
Bảng 7: Kinh nghiệm xây dựng và thực hiện chính sách mua
sắm xanh của Trung Quốc và một số nước ASEAN
82
8
Biểu đồ 1: Cơ cấu tiêu thụ xăng dầu theo các ngành của Việt
Nam
20
9
Biểu đồ 2: Số lượng xe máy trên 1000 dân ở các thành phố lớn
của Việt Nam năm 2006
22
10
Biểu đồ 3: Mức độ mắc sai phạm ảnh hưởng đến môi trường
của người dân
26
11
Biểu đồ 4: Mức độ hiểu biết về sản phẩm thân thiện với môi
trường
27
12 Biểu đồ 5: Tiêu chí lựa chọn sản phẩm của người tiêu dùng 27
13
Biểu đồ 6: Tiêu chí lựa chọn sản phẩm xanh của người tiêu
dùng
28
14
Biều đồ 7: Tỷ lệ lạm phát khí nhà kính toàn cầu năm 2000 (quy
ra CO2 tương đương)
34
110
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TT
Ký hiệu
viết tắt
Tiếng Anh Tiếng Việt
1 ASEAN
Association of Southeast Asia
Nations
Hiệp hội các Quốc gia Đông
Nam Á
2 C4E
Cycling for Environment Club Câu lạc bộ Đạp xe vì Môi
trường
3 CITES
Convention on International
Trade in Endangered Species
Công ước về buôn bán quốc
tế các loài động, thực vật
hoang dã nguy cấp
4 EHE
Energy, Health, Environment
Club
Câu lạc bộ Năng lượng, Sức
khỏe, Môi trường
5 EU European Union Liên minh châu Âu
6 IGPN
International Green Purchasing
Network
Mạng lưới mua sắm xanh
7 IMS
Information Management
System
Hệ thống quản lý thông tin
nội bộ
8 ISO
International Organization for
Standization
Hệ thống quản lý chất lượng
9 LCA Life – Cycle Assessment Đánh giá vòng đời sản phẩm
10 R&D Research and Development Nghiên cứu và phát triển
11 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
12 UNEP
United Nations Environment
Programme
Chương trình Môi trường
Liên Hiệp Quốc
14 UNFPA
United Nations Population
Fund
Quỹ dân số Liên Hiệp Quốc
15 WCED
World Commission on
Environment and Development
Ủy ban Môi trường và Phát
triển Liên Hiệp Quốc
16 WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới
111
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luanvancuaxen_0312.pdf