Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài chúng tôi có một vài ý kiến đề xuất như sau:
2.1. Với Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Đầu tư hơn nữa các phương tiện kĩ thuật dạy học hiện đại như: máy vi tính, máy
chiếu, các phần mềm, các bộ dụng cụ, xây dựng các phòng học máy, phòng chuẩn.giúp
giáo viên dễ dàng sử dụng lồng ghép graph, SĐTD với các phương tiện hỗ trợ khác tạo
nên hiệu ứng tích hợp trong giảng dạy.- Bồi dưỡng, đào tạo thường xuyên đội ngũ giáo viên. GV cần phải được cập nhật
nhanh chóng các phần mềm, các ứng dụng hỗ trợ trong giảng dạy, phải thực sự đi sâu vào
chất lượng, tránh hình thức. Chúng ta không thể đưa tin học vào bài giảng nếu thiếu
những giáo viên có trình độ về tin học.
- Cần có một quy chuẩn đánh giá giờ dạy luyện tập (không đánh đồng với các dạng
bài khác) đòi hỏi GV phải có sự đầu tư, nghiên cứu sâu hơn nữa để tổng kết, nhân rộng
những mô hình chất lượng.
2.2. Với Trường Trung học phổ thông
- Khuyến khích, động viên kịp thời đối với những GV có nhiều sự đóng góp về tổ
chức phương pháp đồi mới trong giờ dạy, sử dụng sáng tạo và đạt hiệu quả tối đa trong các giờ học.
- Tổ chức xây dựng các bộ graph cho các bài học trong sách giáo khoa đối với từng
tổ bộ môn để HS có khả năng tiếp cận các kiến thức khoa học cơ bản một cách nhẹ nhàng
hiệu quả mà không có áp lực.
- Tạo điều kiện giáo viên học hỏi và trao đổi kinh nghiệm giảng dạy về phương pháp,
về cách thức tổ chức một giờ lên lớp cho hiệu quả và chất lượng, về các phương tiện dạy
học được sử dụng hiện nay.
- Tăng cường nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên bằng các hình thức cho giáo
viên đi tập huấn, đào tạo sau đại học.
161 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 2097 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Sử dụng Graph dạy học và sơ đồ tư duy để nâng cao chất lượng các giờ luyện tập môn Hóa học lớp 11 (ban cơ bản), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g hỗn hợp.
c. Tìm công thức phân tử mỗi ankan biết rằng 2 ankan trong hỗn hợp có thể tích bằng
nhau và ở thể khí.
Bài 12: Đốt cháy hoàn toàn hai hidrocacbon đồng đẳng A, B thu được 4,4g CO2 và
2,52g H2O.
a. Hãy xác định dãy đồng đẳng A, B.
b. Tìm CTPT của A, B biết tổng số nguyên tử cacbon của A, B là 5.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Trong chương 2, chúng tôi đã trình bày được:
- Thực trạng dạy học các giờ luyện tập hóa học hiện nay. Từ đó đề ra các giải pháp để
nâng cao chất lượng giờ luyện tập. Đồng thời nêu lên một số chú ý khi thực hiện giải
pháp. Chúng tôi dựa vào cơ sở đó để thiết lập kế hoạch nâng cao chất lượng giờ luyện tập
hóa học khi có sử dụng graph dạy học và SĐTD.
- Kế hoạch nâng cao chất lượng giờ luyện tập hóa học bao gồm ba bước (cách thức thực
hiện của mỗi bước đã được trình bày cụ thể)
+ Bước 1: Chuẩn bị của GV và HS.
+ Bước 2: Lựa chọn phương pháp dạy học tiết luyện tập thích hợp về nội dung và hình
thức tổ chức trên lớp.
+ Bước 3: Tổ chức quá trình dạy học bài luyện tập có sử dụng graph và SĐTD.
(Các định hướng khi thiết kế graph dạy học và sơ đồ tư duy nhằm nâng cao chất lượng
giờ dạy).
- Đưa ra được quy trình thực hiện tiết luyện tập trên lớp cho hiệu quả bằng graph hoạt
động chung.
- Thiết lập được 8 bộ graph nội dung kiến thức cần nhớ cho 8 bài luyện tập (bao gồm
graph điền khuyết, graph đáp án điền khuyết, graph tổng hợp kiến thức); 8 bộ SĐTD kiến
thức cần nhớ; 8 bộ graph hệ thống bài tập cần rèn luyện; 3 bộ bài tập thiết kế từ dễ đến
khó dựa trên graph hệ thống bài tập để HS ôn luyện về nhà. Đây là cơ sở nền tảng chuẩn
bị cho một giờ luyện tập hiệu quả (sự chuẩn bị của cả GV và HS).
- Lựa chọn 3/8 bài đã soạn vận dụng vào tổ chức quá trình dạy học giờ luyện tập với
mong muốn nâng cao chất lượng bài lên lớp.
Với các graph nội dung và SĐTD đã sử dụng, các bài luyện tập trở nên mới mẻ, khoa
học, các kiến thức đã học được gắn kết với nhau một cách logic, hợp lí về thời gian làm
cho học sinh hoạt động tự giác, chủ động, tích cực và hiểu bài sâu sắc.
CHƯƠNG 3
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm
- Xác nhận khả năng hệ thống, khái quát, tổng hợp kiến thức của HS ở những bài
luyện tập thông qua việc sử dụng graph dạy học và SĐTD.
- Đánh giá hiệu quả và tính khả thi của các graph nội dung và SĐTD đã lập ở một số
bài luyện tập.
- Đánh giá khả năng sử dụng hệ thống graph và SĐTD vào bài luyện tập với mục đích
nâng cao chất lượng các giờ luyện tập.
- Khẳng định hướng đi đúng đắn, cần thiết của đề tài trên cơ sở lí luận, thực tiễn.
3.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm sư phạm
• Về đối tượng thực nghiệm: HS học chương trình hóa học lớp 11 (ban cơ bản).
- Lựa chọn HS các lớp 11 tương đương nhau về chất lượng học tập ở trường THPT đã
chọn.
- Lựa chọn các cặp đối chứng và thực nghiệm theo các yêu cầu tương đương nhau về
các mặt: số lượng học sinh, chất lượng học tập, cùng một giáo viên dạy hóa ở từng cặp
đối chứng và thực nghiệm.
• Về địa bàn thực nghiệm: một số trường THPT tỉnh Đồng Nai; Tp. Hồ Chí Minh.
Bảng 3.1. Danh sách các trường, lớp thực nghiệm
STT Trường THPT
Lớp TN Lớp ĐC
GV dạy học
Lớp Sĩ số Lớp Sĩ số
1
Lê Hồng Phong
Đồng Nai 11B7 40 11B9 40 Nguyễn Thị Thu Oanh
2
Lê Hồng Phong
Đồng Nai
11B3 44 11B4 45 Nguyễn Thị Linh Hương
3
Trấn Biên
Đồng Nai
11A2 47 11A5 48 Phùng Thị Thanh Thủy
4
Vĩnh Lộc
Tp.HCM 11A6 48 11A9 44 Nguyễn Thị Minh Tâm
5
Hoàng Hoa Thám
Tp.HCM 11B1 45 11B4 43 Nguyễn Thanh Phương
3.3. Tiến trình thực nghiệm
3.3.1. Thiết kế chương trình thực nghiệm
Để việc tiến hành thực nghiệm thu được kết quả tốt, chúng tôi đã cùng các GV tiến
hành TN thảo luận về các graph nội dung điền khuyết, SĐTD tổng hợp, giáo án sẽ thực
hiện ở các lớp TN, ĐC và thống nhất như sau:
• Chọn lớp TN và lớp ĐC có số lượng HS gần bằng nhau, trình độ tương đương nhau.
Ở lớp TN sẽ được học theo các bài luyện tập có sử dụng graph và SĐTD đã thiết kế;
còn lớp ĐC học theo bài luyện tập thông thường.
• Kiểm tra để đánh giá chất lượng sau mỗi giờ luyện tập. Thống nhất nội dung kiến
thức bài lên lớp và bài kiểm tra ở lớp TN-ĐC như nhau.
• Về mặt định lượng: kiểm tra lớp TN-ĐC qua bài kiểm tra 15 phút và 1 tiết.
- Đề kiểm tra 45 phút (bài luyện tập 5: Axit - bazơ - muối. Phản ứng trao đổi ion
trong dung dịch các chất điện li).
- Đề kiểm tra 15 phút (bài luyện tập 13: Tính chất của nitơ, photpho và các hợp
chất của chúng).
- Đề kiểm tra 15 phút (bài luyện tập 27: Ankan và xicloankan).
- Chấm bài theo thang điểm 10. Phân loại theo 4 nhóm: Nhóm G (điểm 9, 10);
nhóm K (điểm 7, 8); nhóm TB (điểm 5, 6); nhóm yếu, kém (điểm dưới 5).
• Về mặt định tính: sử dụng phiếu điều tra.
- Phiếu điều tra dành cho GV: đánh giá các graph dạy học và SĐTD thiết kế cho
cho mỗi bài luyện tập hóa học lớp 11 (ban cơ bản).
- Phiếu điều tra dành cho HS: đánh giá mức độ kiến thức mà HS có thể tiếp nhận
được ở mỗi bài luyện tập khi dùng graph và SĐTD.
3.3.2. Tiến hành thực nghiệm
• Các GV tiến hành thực nghiệm theo kế hoạch đã đề ra.
• GV tiến hành cho HS làm bài kiểm tra 15 phút, 45 phút, phiếu điều tra theo các đề
và mẫu phiếu ở Phụ lục 1, 2, 3.
3.3.3. Đánh giá kết quả
• Sau khi GV chấm bài kiểm tra ở lớp ĐC và lớp TN, chúng tôi lấy kết quả đem xử lý
bằng phương pháp thống kê toán học để so sánh hiệu quả giảng dạy giữa các cặp lớp
ĐC - TN.
• Quy trình thực hiện:
- Bước 1. Lập các bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích.
- Bước 2. Vẽ đồ thị các đường lũy tích.
- Bước 3. Lập bảng tổng hợp phân loại kết quả học tập.
- Bước 4. Tính các tham số thống kê đặc trưng.
a. Trung bình cộng
=
+ + +
= =
+ + + ∑
k
1 1 2 2 k k
i i
1 2 k i 1
n x n x ... n x 1x n x
n n ... n n
ni: tần số của các giá trị xi n: số HS tham gia thực nghiệm
b. Phương sai S2 và độ lệch chuẩn S là các số đo độ phân tán của sự phân phối. S
càng nhỏ, số liệu càng ít phân tán.
S2 =
2
ii(x x)
n
n 1
−
−
∑
và S =
2
i in (x x)
n 1
−
−
∑
c. Hệ số biến thiên V: đại lượng này dùng để so sánh độ phân tán trong trường
hợp 2 bảng phân phối có giá trị trung bình khác nhau hoặc 2 mẫu có qui mô rất khác
nhau.
V =
S *100%
x
d. Sai số tiêu chuẩn m: giá trị trung bình sẽ dao động trong khoảng x ±m
m = S
n
e. Đại lượng kiểm định Student
t = TN DC 2 2
TN DC
n(x x )
(S S )
−
+
(n là số HS của nhóm thực nghiệm)
- Phép kiểm định Student
+ Chọn α từ 0,01 đến 0,05; tra bảng phân phối Student tìm giá trị tα,k với độ lệch tự do là
k = 2n-2.
+ Nếu t ≥ tα,k thì sự khác nhau giữa X TN và X ĐC là có ý nghĩa với mức ý nghĩa α.
+ Nếu t ≤ tα,k thì sự khác nhau giữa X TN và X ĐC là chưa ý nghĩa với mức ý nghĩa α.
3.4. Kết quả thực nghiệm
3.4.1. Kết quả thực nghiệm về mặt định lượng
Kết quả bài kiểm tra ở các lớp đối chứng và thực nghiệm được tổng hợp qua bảng
điểm ở ba lần kiểm tra như sau:
Bảng 3.2. Bảng điểm bài kiểm tra lần 1
Trường
Lớp Số HS Điểm xi
Điểm
TB
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
LHP
TN1 B7 40 0 0 0 0 0 5 3 16 13 2 1 7,18
ĐC1 B9 40 0 0 0 0 0 7 14 8 8 3 0 6,65
TN2 B3 44 0 0 0 0 2 1 6 10 7 10 8 7,84
ĐC2 B4 45 0 0 0 0 2 5 7 16 14 1 0 6,84
TB TN3 A2
47 0 0 0 0 0 0 5 11 20 10 1 7,81
ĐC3 A5 48 0 0 0 1 3 5 8 13 11 5 2 6,92
VL TN4 A6
48 0 0 0 0 3 6 8 14 7 9 1 6,98
ĐC4 A9 44 0 0 0 1 3 13 10 11 4 1 1 6,09
HHT TN5 B1
45 0 0 0 0 0 0 6 9 18 11 1 7,82
ĐC5 B4 43 0 0 0 1 5 8 4 13 10 1 0 6,21
ΣTN
224 0 0 0 0 5 12 28 60 65 42 12 7,53
ΣĐC
220 0 0 0 3 13 38 43 61 47 11 3 6,55
Bảng 3.3. Bảng điểm bài kiểm tra lần 2
Trường Lớp
Số
HS Điểm xi
Điểm
TB
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
LHP
TN1 B7 40 0 0 0 0 0 2 3 5 4 18 8 8,43
ĐC1 B9 40 0 0 0 0 2 2 7 10 8 10 1 7,35
TN2 B3 44 0 0 0 0 1 3 4 12 16 7 1 7,45
ĐC2 B4 45 0 0 0 0 2 4 7 9 16 4 3 7,27
TB TN3 A2 47 0 0 0 0 1 0 4 7 14 15 6 8,17
ĐC3 A5 48 0 0 0 0 3 5 8 15 12 5 0 6,90
VL TN4 A6 48 0 0 0 0 0 1 8 8 20 8 3 7,73
ĐC4 A9 44 0 0 0 1 2 6 7 12 12 4 0 6,80
HHT TN5 B1 45 0 0 0 0 1 0 5 7 12 12 8 8,16
ĐC5 B4 43 0 0 0 0 3 6 10 12 9 3 0 6,63
ΣTN
224 0 0 0 0 3 6 24 39 66 60 26 7,98
ΣĐC
220 0 0 0 1 12 23 39 58 57 26 4 6,85
Bảng 3.4. Bảng điểm bài kiểm tra lần 3
Trường Lớp Số HS Điểm xi
Điểm
TB
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
LHP
TN1 B7 40 0 0 0 0 0 1 5 4 15 11 4 8,05
ĐC1 B9 40 0 0 0 0 1 3 10 13 10 2 1 6,95
TN2 B3 44 0 0 0 0 1 3 3 8 12 12 5 7,89
ĐC2 B4 45 0 0 0 0 1 4 9 13 10 6 2 7,18
TB TN3 A2 47 0 0 0 0 0 1 2 11 15 9 9 8,19
ĐC3 A5 48 0 0 1 0 3 3 13 11 13 3 1 6,77
VL TN4 A6 48 0 0 0 0 1 4 4 9 14 14 2 7,69
ĐC4 A9 44 0 0 0 2 2 4 11 11 11 2 1 6,66
HHT TN5 B1 45 0 0 0 0 0 1 4 10 15 9 6 8,00
ĐC5 B4 43 0 0 1 0 2 3 14 10 11 1 1 6,65
ΣTN
224 0 0 0 0 2 10 18 42 71 55 26 7,96
ΣĐC
220 0 0 2 2 9 17 57 58 55 14 6 6,84
Bảng 3.5. Kết quả tổng hợp ba bài kiểm tra
Lớp Số bài
kiểm tra
Điểm xi Điểm
TB 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN 672 0 0 0 0 10 28 70 141 202 157 64 7,82
ĐC 660 0 0 2 6 34 78 139 177 159 51 13 6,78
3.4.1.1. Kết quả định lượng bài kiểm tra lần 1
Bảng 3.6. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra lần 1
Điểm
xi
Số HS đạt điểm xi % HS đạt điểm xi % HS đạt điểm xi trở xuống
TN ĐC TN ĐC TN ĐC
0 0 0 0,00 0,00 0,00 0,00
1 0 0 0,00 0,00 0,00 0,00
2 0 0 0,00 0,00 0,00 0,00
3 0 3 0,00 1,36 0,00 1,36
4 5 13 2,23 5,91 2,23 7,27
5 12 38 5,36 17,27 7,59 24,55
6 28 43 12,50 19,55 20,09 44,09
7 60 61 26,79 27,73 46,88 71,82
8 65 47 29,02 21,36 75,89 93,18
9 42 11 18,75 5,00 94,64 98,18
10 12 3 5,36 1,36 100,00 99,55
Σ 224 219 100,00 99,55
Hình 3.1. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra 1
Bảng 3.7. Tổng hợp kết quả bài kiểm tra lần 1
Đối tượng % Yếu, kém % Trung bình % Khá, giỏi
TN 2,23 17,86 79,91
ĐC 7,27 36,82 55,45
Hình 3.2. Biểu đồ trình độ học sinh qua bài kiểm tra 1
3.4.1.2. Kết quả định lượng bài kiểm tra lần 2
Bảng 3.8. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra lần 2
Điểm
xi
Số HS đạt điểm xi % HS đạt điểm xi % HS đạt điểm xi trở xuống
TN ĐC TN ĐC TN ĐC
0 0 0 0,00 0,00 0,00 0,00
1 0 0 0,00 0,00 0,00 0,00
2 0 0 0,00 0,00 0,00 0,00
3 0 1 0,00 0,45 0,00 0,45
4 3 12 1,34 5,45 1,34 5,91
5 6 23 2,68 10,45 4,02 16,36
6 24 39 10,71 17,73 14,73 34,09
7 39 58 17,41 26,36 32,14 60,45
8 66 57 29,46 25,91 61,61 86,36
9 60 26 26,79 11,82 88,39 98,18
10 26 4 11,61 1,82 100,00 100,00
Σ 224 220 100,00 100,00
Hình 3.3. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra lần 2
Bảng 3.9. Tổng hợp kết quả bài kiểm tra lần 2
Đối tượng % Yếu, kém % Trung bình % Khá, giỏi
TN 1,34 13,39 85,27
ĐC 5,91 28,18 65,91
Hình 3.4. Biểu đồ trình độ học sinh qua bài kiểm tra lần 2
3.4.1.3. Kết quả định lượng bài kiểm tra lần 3
Bảng 3.10. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra lần 3
Điểm
xi
Số HS đạt điểm xi % HS đạt điểm xi % HS đạt điểm xi trở xuống
TN ĐC TN ĐC TN ĐC
0 0 0 0 0 0 0
1 0 0 0 0 0 0
2 0 2 0 1 0,00 0,91
3 0 2 0 1 0,00 1,82
4 2 9 1 4 0,89 5,91
5 10 17 4 8 5,36 13,64
6 18 57 8 26 13,39 39,55
7 42 58 19 26,36 32,14 65,91
8 71 55 32 25,00 63,84 90,91
9 55 14 25 6,36 88,39 97,27
10 26 6 12 2,73 100,00 100,00
Σ 224 220 100,00 100,00
Hình 3.5. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra 3
Bảng 3.11. Tổng hợp kết quả bài kiểm tra lần 3
Đối tượng % Yếu, kém % Trung bình % Khá, giỏi
TN 0,89 12,50 86,61
ĐC 5,91 33,64 60,45
Hình 3.6. Biểu đồ trình độ học sinh qua bài kiểm tra 3
3.4.1.4. Kết quả định lượng qua ba bài kiểm tra
Bảng 3.12. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra lần 1
Điểm
xi
Số HS đạt điểm xi % HS đạt điểm xi % HS đạt điểm xi trở xuống
TN ĐC TN ĐC TN ĐC
0 0 0 0,00 0,00 0,00 0,00
1 0 0 0,00 0,00 0,00 0,00
2 0 2 0,00 0,30 0,00 0,30
3 0 6 0,00 0,91 0,00 1,21
4 10 34 1,49 5,15 1,49 6,36
5 28 78 4,17 11,82 5,65 18,18
6 70 139 10,42 21,06 16,07 39,24
7 141 177 20,98 26,82 37,05 66,06
8 202 159 30,06 24,09 67,11 90,15
9 157 51 23,36 7,73 88,39 97,88
10 64 13 9,52 1,97 100,00 99,85
Σ 672 659 100,00 99,85
Hình 3.7. Đồ thị đường lũy tích của ba bài kiểm tra
Bảng 3.13. Tổng hợp kết quả 3 bài kiểm tra
Đối tượng % Yếu, kém % Trung bình % Khá, giỏi
TN 1,49 14,58 83,93
ĐC 6,36 32,88 60,61
Hình 3.8. Biểu đồ trình độ học sinh qua ba bài kiểm tra
3.4.1.5. Phân tích kết quả thực nghiệm về mặt định lượng
Áp dụng công thức tính X, S2, S, V ta tính được các tham số đặc trưng theo từng bài dạy
của hai đối tượng thực nghiệm và đối chứng. Các giá trị đó được thể hiện ở bảng giá trị:
Bảng 3.14. Kết quả các tham số đặc trưng tính được qua các bài kiểm tra
Bài KT Đối tượng x ± m S V% S2 t x m
1 TN 7.72 ± 0,06 0,89 11,77 0,78 10,95 7,53 0,06
ĐC 6.23 ± 0,07 1,00 15,25 1,00
6,55 0,07
2 TN 8.72 ± 0,05 0,58 7,31 0,34 14,61 7,98 0,04
ĐC 7.52 ± 0,08 1,00 14,65 1,01
6,85 0,07
3 TN 8.72 ± 0,03 0,48 6,03 0,23 17,48 7,96 0,03
ĐC 7.52 ± 0,07 0,83 12,11 0,69
6,84 0,06
Tổng
hợp
TN 8.07 ± 0,04 0,91 11,59 0,82 19,98 7,82 0,03
ĐC 7.02 ± 0,05 0,99 14,64 0,99
6,78 0,04
- Kiểm định giả thuyết thống kê t khẳng định sự khác biệt của nhóm TN-ĐC là có ý
nghĩa, dùng phép thử Student. Với α = 0,01 và k = 442 thì tα,k =3.58 Vậy t > tα,k. Sự
khác nhau về kết quả học tập của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng là có ý nghĩa với độ
tin cậy 99%.
Dựa trên các kết quả thực nghiệm sư phạm và thông qua việc xử lý số liệu thực
nghiệm sư phạm thu được chúng tôi nhận thấy:
- Chất lượng học tập của học sinh ở lớp thực nghiệm cao hơn ở lớp đối chứng: tỷ lệ %
HS đạt điểm khá, giỏi ở lớp thực nghiệm cao hơn ở lớp đối chứng; ngược lại tỷ lệ HS đạt
điểm yếu kém và trung bình ở lớp thực nghiệm luôn thấp hơn ở lớp đối chứng.
- Đồ thị đường lũy tích kết quả nhóm thực nghiệm luôn ở phía dưới bên phải của lớp
đối chứng.
- Điểm trung bình cộng của nhóm thực nghiệm bao giờ cũng cao hơn nhóm đối chứng.
- Độ lệch chuẩn của nhóm thực nghiệm bao giờ cũng nhỏ hơn nhóm đối chứng, chứng
tỏ mức độ phân tán quanh giá trị trung bình của nhóm thực nghiệm nhỏ hơn. Các giá trị
V đều nhỏ hơn 30%, chứng tỏ có độ dao động đáng tin cậy.
Từ những nhận xét, đánh giá trên chúng tôi có thể kết luận: việc sử dụng các graph dạy
học và SĐTD mà chúng tôi nghiên cứu đã góp phần nâng cao được kết quả học tập của
học sinh ở lớp thực nghiệm cao hơn so với ở lớp đối chứng. Như vậy là thử nghiệm mới
vào các giờ luyện tập đã có hiệu quả thực sự.
Việc xây dựng graph nội dung và SĐTD bài học đã tạo được hứng thú rất lớn đối với
học sinh, giúp các em tích cực, chủ động, sáng tạo hơn trong học tập. Nó có tác dụng
giúp các em có thể tự tổng kết, khái quát hóa, đào sâu hơn nữa các kiến thức đã học. Mặt
khác graph và SĐTD rất đơn giản, dễ sử dụng, ngay cả khi các em không cần dùng máy
vi tính có thể vẽ bằng tay. Nó tạo cho các em một phương pháp tư duy không chỉ trong
giờ luyện tập môn hóa học mà cả trong từng bài học và các môn học khác.
3.4.2. Kết quả thực nghiệm về mặt định tính
Trong quá trình làm thực nghiệm, chúng tôi đã thu thập ý kiến của GV và HS về việc
sử dụng graph dạy học và SĐTD trong các giờ luyện tập. Cụ thể như sau:
- Đối với GV tham gia thực nghiệm, dạy các bài luyện tập khi sử dụng các graph dạy
học, SĐTD nhanh chóng giúp HS hệ thống lại và khắc sâu kiến thức tổng hợp của một
chương; tranh thủ được yếu tố thời gian chuyển hướng sang bộ graph hệ thống rèn luyện
kỹ năng các bài tập; lúc này HS không còn làm việc một cách thụ động mà tích cực hơn,
tự mình hoàn thành hết mục tiêu yêu cầu của một bài luyện tập. Theo thầy Nguyễn Thanh
Phương (GV thực nghiệm) “với graph ngắn gọn, xúc tích, bắt mắt, dễ hiểu về nội dung lý
thuyết; cộng thêm bộ graph hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng được thiết kế từ dễ đến
khó làm cho HS chương trình căn bản thích thú luyện giải bắt nhịp từ từ đã làm nên
thành công của một tiết luyện tập. Tuy nhiên, qua thực nghiệm cho thấy khi thiết kế
graph và SĐTD GV nên thiết kế những bộ ôn tập kiến thức lý thuyết ở dạng mở, dạng
điền khuyết để HS tự nhớ lại, tự hệ thống lại, tự điền lại. Việc làm đó có ích cho các giờ
luyện tập vừa ôn được lý thuyết vừa ứng dụng vào làm bài tập ”. Với một khoảng thời
gian 45 phút mà hầu hết HS vừa cùng nhau ôn tập lý thuyết tổng hợp vừa nắm vững được
cách giải bài tập của các dạng căn bản, từ đó về nhà HS tự tư duy và nâng cao khả năng
từ từ cho những kiến thức nâng cao.
- Đối với HS tham gia thực nghiệm (224 HS) đã đưa ra một số thông tin phản hồi về các
graph dạy học, SĐTD, bộ graph hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng cho các bài luyện tập
mà chúng tôi đã thiết kế.
Bảng 3.15. Tổng hợp ý kiến tham khảo của HS các lớp thực nghiệm
Nội dung đóng góp ý kiến Số HS Tỉ lệ %
Câu 1: Nhận xét về graph nội dung kiến thức cần nhớ bài luyện tập
Tổng hợp đầy đủ kiến thức 193 85,97%
Thẩm mĩ 93 41,4%
Rõ ràng 180 80,54%
Dễ hiểu 203 90.5%
Khó quan sát, phức tạp 29 13,12%
Câu 2: Nhận xét về SĐTD kiến thức cần nhớ bài luyện tập đã thiết kế
Tổng hợp đầy đủ kiến thức 186 83,03%
Thẩm mĩ 197 88%
Rõ ràng 144 64,47%
Dễ hiểu 176 78,73%
Khó quan sát, phức tạp 27 11,99%
Câu 3: Trong tiết học luyện tập khi thầy (cô) có sử dụng graph dạy học và
SĐTD, đã giúp các em:
Tập trung chú ý hào hứng 152 67,64%
Dễ học, dễ nhớ, dễ vận dụng 198 88,46%
Hệ thống được mọi nội dung lý thuyết tổng hợp 203 90,49%
Hệ thống được mọi dạng bài tập của chương 190 85.06%
Tiết kiệm thời gian 152 68,1%
Về nhà tự giải được các loại bài tương tự và nâng cao hơn 145 64,93%
Chủ động vận dụng lý thuyết vào bài tập 89 39,82%
Qua đó cho thấy khoảng 80% cho rằng graph nội dung và SĐTD được thiết kế về kiến
thức đầy đủ, về bài tập kỹ năng có hệ thống đã phần nào đem lại thành công cho một bài
luyện tập (dạng bài được đánh giá khó tổ chức dạy học một cách thành công). Chứng tỏ
graph dạy học và SĐTD đã thực sự nâng cao được chất lượng HS, nâng cao được hiệu
quả giờ dạy. Tuy nhiên cũng cần chú ý vẫn còn một số HS vẫn chưa thực sự được thuyết
phục lắm nên đòi hỏi các GV phải ngày càng điều chỉnh để các graph nội dung và SĐTD
ngày một hoàn thiện hơn.
3.5. Các bài học kinh nghiệm
Quá trình làm thực nghiệm chúng tôi đã rút ra một số kinh nghiệm để giúp cho việc sử
dụng graph dạy học và SĐTD trong giờ luyện tập hiệu quả hơn:
- Đối với những graph điền khuyết có thể ghép thêm những loại câu hỏi trắc nghiệm
trọng tâm của bài luyện tập đó để HS dễ dàng ôn lại kiến thức cần nhớ và chuyển sang
rèn bài tập. GV nên sử dụng những câu hỏi vấn đáp đơn giản theo hệ thống trong các
graph nội dung để HS thuận tiện, dễ dàng nhớ lại kiến thức nhanh chóng, chính xác, khoa
học. Việc làm đó vừa giúp các HS trung bình, yếu có động lực cố gắng hơn, vừa giúp HS
khá, giỏi củng cố lại được kiến thức toàn chương.
- Nếu có thể GV không chỉ tổ chức hoạt động nhóm mà còn sử dụng các phiếu học tập
được thiết kế theo dạng graph nội dung cho bản thân mỗi HS tự trả lời và ôn lại kiến
thức. Sau đó GV kiểm tra và hệ thống lại các kiến thức một lần nữa bằng graph tổng hợp
hoặc SĐTD. Việc làm này có thể đánh giá đúng được hầu hết sự chuẩn bị của HS, năng
lực của HS, HS nào còn yếu kém để GV tiến hành phụ đạo thêm, nâng cao dần chất
lượng trong giờ luyện tập.
- Ngoài ra, đối với những bài luyện tập có nhiều ứng dụng GV có thể thay đổi hình
thức thiết kế và sử dụng graph, SĐTD bằng cách cho HS các nhóm tự thiết kế, tự trình
bày. GV nhận xét, đánh giá và kiểm tra vào 15 phút cuối giờ luyện tập. Với hình thức này
đòi hỏi HS phải có thời gian chuẩn bị nhiều nên GV cần lựa chọn những bài luyện tập
cho phù hợp.
- Với nhận định của nhiều thầy cô giáo đặc biệt là những thầy cô tham gia thực
nghiệm; graph và SĐTD cần được sử dụng nhiều hơn không chỉ trong mỗi giờ luyện tập
mà còn trong cả kiểu bài truyền thụ kiến thức mới, kiểu bài thực hành...vừa rút ngắn được
thời gian cho các kiến thức lý thuyết vừa dành nhiều thời gian cho các bài tập ứng dụng.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Trong chương này, chúng tôi đã trình bày quá trình và kết quả thực nghiệm sư phạm:
• Số bài luyện tập được tiến hành thực nghiệm : 3
• Số trường tham gia thực nghiệm : 4
• Số lớp tham gia thực nghiệm : 5
• Số giáo viên tham gia thực nghiệm : 5
Việc phân tích kết quả định lượng cho thấy chất lượng học tập ở lớp thực nghiệm cao
hơn lớp đối chứng. Kết quả này phải kể đến hiệu quả của graph nội dung, SĐTD kiến
thức cần nhớ và bộ graph hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng ở mỗi bài luyện tập.
Việc phân tích kết quả định tính cũng cho thấy học sinh lớp thực nghiệm học tập hứng
thú hơn, tổng hợp kiến thức tốt hơn, vận dụng bài tập nhanh và nhiều hơn so với các học
sinh lớp đối chứng.
Như vậy, có thể nói graph dạy học và sơ đồ tư duy đã đem lại chất lượng cao hơn
trong các giờ luyện tập.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Sau một thời gian nghiên cứu đề tài: “Sử dụng graph dạy học và sơ đồ tư duy nâng cao
chất lượng các giờ luyện tập hóa học 11 (ban cơ bản)”, chúng tôi đã thực hiện được các
nhiệm vụ đề ra, cụ thể là:
1.1. Nghiên cứu hệ thống cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài. Trong đó, chúng tôi đã
đóng góp xây dựng cơ sở lí luận của graph dạy học và SĐTD bao gồm:
- Trình bày tổng quan về lý thuyết graph (khái niệm, ưu điểm, cấu trúc graph, quy tắc
xây dựng, các bước thiết kế, ứng dụng trong dạy học).
- Trình bày tổng quan về sơ đồ tư duy (khái niệm, ưu điểm, cấu trúc, quy tắc, các
bước thiết kế, khái quát về phần mềm thiết kế SĐTD, ứng dụng trong dạy học).
- Trình bày đặc điểm phương pháp dạy học cho các giờ luyện tập hóa học. Những
bước chuẩn bị cho bài luyện tập nói chung.
1.2. Nghiên cứu thực trạng sử dụng graph dạy học và SĐTD trong các bài luyện tập hóa
học ở trường THPT hiện nay đối với 102 giáo viên dạy ở các trường thuộc Tp.Hồ Chí
Minh, Đồng Nai, Long An, Ninh Thuận, Tiền Giang...Kết quả cho thấy:
- Có đến 91,18% GV quan niệm bài lên lớp luyện tập là dạng bài khó thực hiện để
thành công về chất lượng nên có tư tưởng ngại nghiên cứu, ngại đầu tư khi dạy loại bài
này.
- Có 9,8% GV đã đầu tư sử dụng công nghệ thông tin lập các graph dạy học và
SĐTD tóm tắt kiến thức cần nhớ cho HS ở mỗi bài luyện tập. Việc sử dụng graph và
SĐTD đã bước đầu được một số nơi sử dụng nhưng chưa thường xuyên; cũng như chưa
được hướng dẫn cách thức thực hiện nên chưa phát huy được ưu điểm của loại hình
phương pháp, phương tiện dạy học này.
1.3. Đã nghiên cứu và xây dựng được 6 giải pháp để nâng cao chất lượng giờ luyện tập
hóa học, nêu lên 3 chú ý khi thực hiện các giải pháp đó, xây dựng quy trình tổ chức tiết
luyện tập có sử dụng graph dạy học và sơ đồ tư duy nhằm nâng cao chất lượng bằng
graph hoạt động cụ thể.
1.4. Thiết lập kế hoạch nâng cao chất lượng giờ luyện tập hóa học bằng 3 bước:
- Bước 1: Chuẩn bị của GV và HS.
- Bước 2: Lựa chọn phương pháp dạy học tiết luyện tập thích hợp về nội dung và
hình thức tổ chức trên lớp). Chú trọng 4 nguyên tắc khi lựa chọn.
- Bước 3: Tổ chức quá trình dạy học bài luyện tập có sử dụng graph và SĐTD.
1.5. Nghiên cứu mục tiêu, nội dung chương trình hóa học lớp 11, ban cơ bản để thiết kế
các graph, SĐTD, các giáo án có sử dụng graph và SĐTD cụ thể.
1.6. Nghiên cứu, xây dựng và lập 8 bộ graph nội dung kiến thức cần nhớ (bao gồm
graph cho HS điền khuyết, graph đáp án hướng dẫn của giáo viên, graph tổng hợp kiến
thức của giáo viên), xây dựng 8 bộ SĐTD kiến thức cần nhớ (sử dụng khi củng cố kiến
thức), thiết kế 8 bộ graph hệ thống các dạng bài tập cần rèn luyện.
1.7. Vận dụng vào tổ chức quá trình dạy học cho 3 bài luyện tập mẫu (dạng bài về hợp
chất vô cơ, dạng bài về phi kim, dạng bài về hidrocacbon).
1.8. Xây dựng và tuyển chọn 2 bài kiểm tra 15 phút, 1 bài kiểm tra 45 phút.
1.9. Đã tiến hành thực nghiệm sư phạm 3 giáo án bài luyện tập ở 4 trường THPT tại Đồng
Nai và Tp. Hồ Chí Minh với 5 cặp lớp thực nghiệm - đối chứng. Tổng số HS tham gia thực
nghiệm là 444 HS (224 HS ở lớp thực nghiệm, 220 HS ở lớp đối chứng).
- Tiến hành thống kê định lượng các bài kiểm tra của HS lớp TN-ĐC để khẳng định
chất lượng giờ dạy khi sử dụng graph dạy học và SĐTD.
- Tiến hành phát phiếu điều tra đối với HS và phỏng vấn GV đã tham gia thực nghiệm
để thu nhận thông tin phản hồi. Qua đó nhận thấy, việc sử dụng graph dạy học và SĐTD
đã đẩy chất lượng học tập của HS lên nhanh đáng kể; phần nào nâng cao được chất lượng
giờ lên lớp.
Kết quả thực nghiệm sư phạm chứng tỏ đề tài “ Sử dụng graph dạy học và sơ đồ
tư duy để nâng cao chất lượng các giờ luyện tập hóa học 11 (ban cơ bản)” là cần thiết
và góp phần đổi mới PPDH hóa học, nâng cao chất lượng giờ học.
1.10. Chúng tôi đã đúc kết được 4 bài học kinh nghiệm khi sử dụng graph dạy học và
SĐTD trong giờ luyện tập hóa học để có hiệu quả hơn.
2. Kiến nghị
Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài chúng tôi có một vài ý kiến đề xuất như sau:
2.1. Với Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Đầu tư hơn nữa các phương tiện kĩ thuật dạy học hiện đại như: máy vi tính, máy
chiếu, các phần mềm, các bộ dụng cụ, xây dựng các phòng học máy, phòng chuẩn...giúp
giáo viên dễ dàng sử dụng lồng ghép graph, SĐTD với các phương tiện hỗ trợ khác tạo
nên hiệu ứng tích hợp trong giảng dạy.
- Bồi dưỡng, đào tạo thường xuyên đội ngũ giáo viên. GV cần phải được cập nhật
nhanh chóng các phần mềm, các ứng dụng hỗ trợ trong giảng dạy, phải thực sự đi sâu vào
chất lượng, tránh hình thức. Chúng ta không thể đưa tin học vào bài giảng nếu thiếu
những giáo viên có trình độ về tin học.
- Cần có một quy chuẩn đánh giá giờ dạy luyện tập (không đánh đồng với các dạng
bài khác) đòi hỏi GV phải có sự đầu tư, nghiên cứu sâu hơn nữa để tổng kết, nhân rộng
những mô hình chất lượng.
2.2. Với Trường Trung học phổ thông
- Khuyến khích, động viên kịp thời đối với những GV có nhiều sự đóng góp về tổ
chức phương pháp đồi mới trong giờ dạy, sử dụng sáng tạo và đạt hiệu quả tối đa trong
các giờ học.
- Tổ chức xây dựng các bộ graph cho các bài học trong sách giáo khoa đối với từng
tổ bộ môn để HS có khả năng tiếp cận các kiến thức khoa học cơ bản một cách nhẹ nhàng
hiệu quả mà không có áp lực.
- Tạo điều kiện giáo viên học hỏi và trao đổi kinh nghiệm giảng dạy về phương pháp,
về cách thức tổ chức một giờ lên lớp cho hiệu quả và chất lượng, về các phương tiện dạy
học được sử dụng hiện nay.
- Tăng cường nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên bằng các hình thức cho giáo
viên đi tập huấn, đào tạo sau đại học...
2.3. Với giáo viên
- Để nâng cao chất lượng giờ luyện tập, giáo viên cần tổ chức cho học sinh xây dựng
graph nội dung và SĐTD (dần dần không còn GV thiết kế mà là HS tự thiết kế) kết hợp
với đàm thoại tìm tòi cùng với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Có như vậy hiệu quả
giờ dạy được nâng cao nhiều hơn nữa.
- Mỗi giáo viên chủ động ý thức nâng cao trình độ, tiếp cận với sự phát triển của thời
đại, của giáo dục.
- Thường xuyên lồng ghép nhiều hình thức tổ chức, phương pháp, phương tiện có
tính ứng dụng lớn, tính thực tế tốt trong các giờ luyện tập để dần dần nâng cao chất lượng
giáo dục hiện nay.
- Cố gắng tự mình thiết kế các phương tiện dạy học phù hợp với đối tượng học sinh
mà mình tiếp nhận để vừa kích thích sự phát triển của HS khá giỏi, vừa động viên gây
niềm yêu thích môn học đối với HS yếu kém.
Trên đây là những nghiên cứu ban đầu của chúng tôi về mảng đề tài này, do thời gian
có hạn nên việc triển khai đề tài còn có những hạn chế nhất định. Tôi rất mong được
những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để tiếp tục phát triển
đề tài ngày càng hoàn thiện hơn, có tính ứng dụng rộng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Adam Khoo (1998), I am gifted – so are you (Tôi tài giỏi bạn cũng thế) Người dịch:
Trần Đăng Khoa, Uông Xuân Vy, NXB Phụ nữ.
2. Nguyễn Duy Ái, Đỗ Đình Rãng (1998), Tư liệu giảng dạy hóa học 11, NXB Giáo
dục.
3. Đào Thị Việt Anh (2001), Những phương pháp dạy học tích cực trong dạy học hóa
học ở trường phổ thông, NXB Giáo dục.
4. Tony Buzan ( 2007), Sử dụng trí tuệ của bạn (biên dịch Lê Huy Lâm), Nhà xuất bản
Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh.
5. Tony Buzan (2007), How to mind map (Lập bản đồ tư duy), Công ty sách Alpha.
6. Tony Buzan, Barry Buzan, Lê Huy Lâm (dịch) (2009) Sơ đồ tư duy bằng The
mindmap book, NXB Tổng Hợp Tp.HCM.
7. Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường (2005), Tài liệu hội thảo tập huấn phát triển năng
lực thông qua phương pháp dạy học và phương tiện dạy học. Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Dự án phát triển giáo dục trung học phổ thông.
8. Trịnh Văn Biều (1999), Nâng cao hiệu quả dạy học môn hóa ở trường PTTH, Tài liệu
bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ 1997 – 2000, NXB Đại học Sư phạm Tp.HCM.
9. Trịnh Văn Biều (2003), Giảng dạy hóa học ở trường phổ thông, NXB Đại học Quốc
gia Tp.HCM.
10. Trịnh Văn Biều (2004), Lý luận dạy học hóa học, NXB Đại học Sư phạm Tp.HCM.
11. Trịnh Văn Biều (2005), Các phương pháp dạy học hiệu quả, NXB Đại học Sư phạm
Tp.HCM.
12. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), (Nguyễn Xuân Trường: Tổng chủ biên), SGK hóa
học 11, NXB Giáo dục.
13. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Sách giáo viên hóa học 11, NXB Giáo dục.
14. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Tài liệu bồi dưỡng GV thực hiện chương trình SGK
lớp 11 THPT môn hóa học, NXB Giáo dục.
15. Đỗ Thị Châu (2007), Sơ đồ hóa tài liệu dạy học như là một công cụ chủ yếu trong
dạy học, Tạp chí Giáo dục kì 1 (số 153).
16. Hoàng Chúng, Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục, NXB Giáo
dục.
17. Nguyễn Cương (2007), Phương pháp dạy học hoá học ở trường phổ thông và đại
học. Một số vấn đề cơ bản, NXB Giáo dục.
18. Nguyễn Cương (5/2006), Tiếp tục đổi mới phương pháp ở trường CĐSP, Hội thảo
tập huấn triển khai chương trình giáo trình Cao đẳng Sư phạm, Bộ Giáo dục và Đào
tạo.
19. Nguyễn Cương, Nguyễn Mạnh Dung, Nguyễn Thị Sửu (2000), Phương Pháp dạy
học hoá học tập I , NXB Giáo dục.
20. Nguyễn Cương, Nguyễn Thị Sửu, Nguyễn Đức Dũng, Lê Văn Nam, Hoàng Văn Côi,
Trịnh Văn Biều, Đào Văn Hạnh (1995), “Thực trạng về phương pháp dạy học hoá
học ở các trường trung học phổ thông”, kỷ yếu hội thảo khoa học “Đổi mới phương
pháp dạy học các môn học khoa học tự nhiên ở trường trung học phổ thông theo
hướng hoạt động hóa người học”, ĐHSP, ĐHQG, Hà Nội, tr.37-51.
21. Nguyễn Cương, Nguyễn Đức Chuy, Lê Trọng Tín (2002), “Bước đầu ứng dụng tin
học và CNTT vào việc đổi mới phương pháp dạy học trong bài lên lớp hóa học ở
trường THCS và THPT”, Kỉ yếu hội thảo nâng cao chất lượng đào tạo, Khoa Hóa
ĐHSP Tp.HCM.
22. Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường (2009), Lý luận dạy học hiện đại - Một số vấn đề
về đổi mới phương pháp dạy học. Potsdam – Hà Nội.
23. Trần Trọng Dương (1980), Áp dụng phương pháp graph và algorit hóa để nghiên
cứu cấu trúc và phương pháp giải, xây dựng hệ thống và lập công thức hóa học ở
trường phổ thông, Đại học Sư phạm Hà Nội.
24. Nguyễn Hiền Hoàng, Nguyễn Thanh Lâm (2008), Ứng dụng tin học trong hóa học,
NXB Giáo dục.
25. Nguyễn Hiền Hoàng, Nguyễn Cửu Phúc, Lê Ngọc Tứ (2008), Phương pháp làm bài
tập trắc nghiệm khách quan Hóa học 11, NXB Giáo dục.
26. Phạm Văn Hoan (2002), Tuyển tập các bài tập hóa học THPT, NXB Giáo dục.
27. Trần Duy Hưng (2000), Quy trình kiến tạo tình huống trong dạy học theo nhóm nhỏ -
Nghiên cứu giáo dục. NXB Giáo dục.
28. Cao Cự Giác (2006), Bài tập lí thuyết và thực nghiệm hóa học, tập 2, Hoá học hữu
cơ, NXB Giáo dục.
29. Gia Linh (2007), Hướng dẫn sử dụng bản đồ tư duy, Nhà xuất bản từ điển Bách
Khoa.
30. Nguyễn Thị Khoa (2009), Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học hóa học ở THPT –
KLTN, cử nhân hóa học chuyên ngành PPGD.
31. Trần Chánh Nguyên (dịch) (2009), Sắp xếp ý tưởng với sơ đồ tư duy. NXB Tổng
Hợp.
32. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, NXB
Đại học Sư phạm.
33. Ngô Quỳnh Nga (2009), Sử dụng phương pháp graph và lược đồ tư duy tổ chức hoạt
động học tập của học sinh trong giờ ôn tập – luyện tập phần kim loại hóa học 12 –
THPT (nâng cao) nhằm nâng cao năng lực nhận thức, tư duy cho học sinh, Luận văn
thạc sĩ.
34. Đặng Thị Oanh, Nguyễn Thị Sửu (2006), Phương pháp dạy học các chương mục
quan trọng trong chương trình - sách giáo khoa hoá học phổ thông, NXB Đại học Sư
phạm.
35. Đặng Thị Oanh, Đặng Xuân Thư, Phạm Đình Hiến, Cao Văn Giang, Phạm Tuấn
Hùng, Phạm Ngọc Bằng (2007), Tuyển tập các câu hỏi trắc nghiệm trung học phổ
thông, NXB Giáo dục.
36. Nguyễn Ngọc Quang (1994), Chuyên đề lí luận dạy học. NXB Hà Nội.
37. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Phương pháp Graph trong dạy học - Tạp chí NCGD,
tháng 4 và tháng 5/1989.
38. Nguyễn Ngọc Quang (1982), Phương pháp graph và lí luận về bài toán hóa học,
Nghiên cứu giáo dục, NXB Hà Nội.
39. Nguyễn Ngọc Quang (1994), Lý luận dạy học Hoá học, tập 1, NXBGD
40. Phạm Tư (1984), Dùng graph nội dung của bài lên lớp để dạy và học chương Nito –
Photpho ở lớp 11 THPT.
41. Trịnh Quang Từ - Sử dụng Graph trong thiết kế phương pháp dạy học - Tạp chí Giáo
dục, số 131, 2/2006.
42. Trần Trung Ninh, Nguyễn Xuân Trường (2006), 555 câu trắc nghiệm hoá học, NXB
ĐHQG Tp.Hồ Chí Minh.
43. Trần Quốc Sơn, Trần Thị Tửu (2000), Danh pháp hợp chất hữu cơ, NXB Giáo dục.
44. Bùi Thọ Thanh (2006), Tin học ứng dụng trong hóa học, Tài liệu môn học, NXB Đại
học Sư phạm Tp.HCM.
45. Nguyễn Trọng Thọ (2002), Ứng dụng tin học trong dạy học hóa học, NXB Đại học
Sư phạm Tp.HCM.
46. Nguyễn Văn Thoại, Vũ Anh Tuấn (2007), Hướng dẫn làm đề thi trắc nghiệm môn
hóa học, NXB Hà Nội.
47. Lý Minh Tiên (chủ biên), Đoàn Văn Điều, Trần Thị Thu Mai, Võ Văn Nam, Đỗ
Hạnh Nga (2006), Kiểm tra và đánh giá thành quả học tập của học sinh bằng trắc
nghiệm khách quan, NXB Giáo dục.
48. Dương Thiệu Tống (1995), Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập, Bộ Giáo
dục và Đào tạo trường Đại học Tổng hợp Tp.Hồ Chí Minh. Trung tâm nghiên cứu và
phát triển chiến lược (2000), NXB Giáo dục.
49. Nguyễn Hữu Đĩnh, Đỗ Đình Rãng (2006), Hóa học hữu cơ Tập -1,2- NXB Giáo dục.
50. Nguyễn Thị Sửu, Chuyên đề: “Nâng cao tích tích cực nhận thức của học sinh thông
qua giảng dạy hóa học ở trường phổ thông”, trường ĐHSP Hà Nội.
51. Trần Quốc Sơn (1986), Cơ sở lí thuyết Hóa hữu cơ, NXB Giáo dục.
52. Quan Hán Thành (2003), Sơ đồ phản ứng hóa học, NXB Đại học Quốc gia Tp.Hồ
Chí Minh.
53. Lê Xuân Trọng, Nguyễn Đức Chuy, Cao Thị Thặng, Từ Ngọc Ánh, Nguyễn Phú
Tuấn (2003), Một số vấn đề, đổi mới phương pháp dạy học môn hóa học ở trường
trung học phổ thông. NXB Giáo dục.
54. Nguyễn Xuân Trường (2006), Sử dụng bài tập trong dạy học hoá học ở trường phổ
thông, NXB Đại học Sư phạm.
55. Nguyễn Xuân Trường (2005), Phương pháp dạy học hoá học ở trường phổ thông,
NXB Giáo dục.
56. Nguyễn Xuân Trường (2005), Xây dựng bài toán hữu cơ có thể giải nhanh để làm
câu trắc nghiệm khách quan, Tạp chí Hóa học và ứng dụng.
57. Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Thị Sửu, Đặng Thị Oanh, Trần Trung Ninh (2005),
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên Giáo viên THPT chu kỳ 3, 2004 – 2007, NXB Đại
học Sư phạm.
58. Nhóm ngành khoa học giáo dục, Sử dụng phương pháp sơ đồ hóa trong dạy học lịch
sử ở trường THPT, Công trình dự thi (2002); trường ĐHSP TPHCM.
59. Nhóm ngành khoa học giáo dục, Sử dụng phương pháp graph trong dạy học toán ở
trường THPT nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh (2002), trường
ĐHSP TPHCM.
60. Sách chuyên khảo – Phương pháp graph trong dạy học sinh học – TS. Nguyễn Phúc
Chỉnh – NXBGD (2005) – Hà Nội.
61. Phần mềm chính: Microsoft Visio 2007, Mindjet Mindmanager 9.0.
62. www.mindjet.com
63. www.edu.net.vn
64. www.mindmap.com
65.
66.
67.
PHỤ LỤC
STT Tên phụ lục Trang
1
Đề và đáp án của bài kiểm tra thực nghiệm lần 1 (Bài luyện tập
5: Axit, bazơ, muối. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất
điện li)
2
2 Đề và đáp án của bài kiểm tra thực nghiệm lần 2 (Bài luyện tập
13: Tính chất của Nitơ, photpho và các hợp chất của chúng)
6
3 Đề và đáp án của bài kiểm tra thực nghiệm lần 3 (Bài luyện tập
27: Ankan và xicloankan)
8
4 Phiếu điều tra thực trạng sử dụng graph dạy học và sơ đồ tư duy
khi dạy học các bài luyện tập
10
5 Phiếu trưng cầu ý kiến của học sinh về việc sử dụng graph dạy
học và sơ đồ tư duy trong các giờ luyện tập
13
Phụ lục 1: Đề và đáp án của bài kiểm tra thực nghiệm lần 1 (Bài luyện tập 5: Axit, bazơ,
muối. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li) – Đề kiểm tra 45’ chương 1.
TRƯỜNG THPT.. KIỂM TRA CHƯƠNG 1
LỚP. Thời gian: 45’
Cho : H=1, C=12, N=14, O=16, Na=23, Mg=24, Al=27, Ca=40, Fe=56, Cu=64, Ba=137.
Câu 1: pH của dung dịch Ba(OH)2 0,001M là
A. 11,30. B. 12,30. C. 13,10. D. 11,00.
Câu 2: pH của dung dịch có [OH-]=1,7.10-3 là
A. 12,32. B. 11,23. C. 11.32 D. 13,21.
Câu 3: Chất nào sau đây có thể dùng để phân biệt các dung dịch sau: NH4NO3, K2S,
Ba(NO3)2?
A. Ba(OH)2. B. Phenolphtalein không màu.
C. H2SO4. D. Quỳ tím.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Khi pha loãng một dung dịch axit thì giá trị pH của dung dịch giảm.
B. Tích số ion của nước có giá trị bằng 1,0.10-7.
C. Phương trình ion rút gọn thể hiện bản chất của phản ứng trao đổi ion trong dung
dịch chất điện li.
D. Khi thêm H+ vào một dung dịch bất kì thì giá trị pH của dung dịch tăng.
Câu 5: Cần phải pha loãng bao nhiêu lần để từ dung dịch NaOH có pH bằng 13 thành
dung dịch có pH bằng 12?
A. 8 lần. B. 7 lần. C. 9 lần. D. 10 lần.
Câu 6: Cho axit một nấc HA (X) 0,01M và bazơ hai nấc M(OH)2 (Y) 0,005M có pH lần
lượt là 2 và 12. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. X là chất điện li yếu, Y là chất điện li yếu.
B. X là chất điện li mạnh, Y là chất điện li mạnh.
C. X là chất điện li mạnh, Y là chất điện li yếu.
D. X là chất điện li yếu, Y là chất điện li mạnh.
Câu 7: Dung dịch NaOH có thể phản ứng với bao nhiêu chất trong số các chất cho sau:
Al(OH)3, KHCO3, Ba(NO3)2, NH4Cl?
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
Câu 8: Phương trình điện li nào sau đây là đúng?
A. HCO −3 ⇔ H
+ + CO −3 . B. HClO4 ⇔ H
+ + ClO −4 .
C. HS-→ H+ + S2-. D. Al2(SO4)3→2Al3+ + 3SO −24 .
Câu 9: Dãy nào sau đây gồm toàn những chất có pH lớn hơn 7?
A. KCl, NaOH, K2S. B. NH4Cl, CuSO4, HClO.
C. K2CO3, NaOH, H2S. D. Na2CO3, KOH, K2S.
Câu 10: Dung dịch X chứa các ion Al3+, Fe2+, Cl- , SO −24 có số mol lần lượt là 0,1; a; 0,3
và b. Biết khi cô cạn dung dịch thì thu được 28,55g muối khan. a, b có giá trị lần lượt là
A. 0,2 và 0,1mol. B. 0,1 và 0,2mol.
C. 0,1 và 0,1mol. D. 0,2 và 0,2mol.
Câu 11: Dung dịch nào dẫn điện kém nhất trong các dung dịch có cùng nồng độ sau
FeCl3, NaClO, HClO, Na3PO4, Al2(SO4)3?
A. Al2(SO4)3. B. Na3PO4. C. HClO. D. NaClO.
Câu 12: Khi bỏ qua sự điện li của nước, phát biểu nào sau đây sai đối với dung dịch axit
yếu HF có nồng độ 1M ?
A. [ H+ ] <1M. B. [ H+ ] = [F − ]. C. [ H+ ] = 1M. D. [F − ] < 1M.
Câu 13: Cặp chất nào sau đây có phản ứng với nhau?
A. CuS và HCl. B. Ca(HCO3)2 và NaOH.
C. CaCO3 và NaHCO3. D. NH4Cl và KNO3.
Câu 14: Hòa tan hoàn toàn a gam Ba vào 100ml dung dịch HCl 0,021M thì thu được
22,4ml khí (đkc). pH của dung dịch thu được sau phản ứng là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Câu 15: Cho các dung dịch sau: K2S, HNO2, CH3COONa, CuSO4, AgNO3, Ba(NO3)2,
NaClO, K2CO3, Ba(OH)2. Có bao nhiêu dung dịch có pH > 7?
A. 1. B. 5. C. 4. D. 3.
Câu 16: Cho V lít dung dịch NaOH có nồng độ 1M. Tác động nào sau đây làm giảm pH
của dung dịch?
A. Thêm V lít dung dịch KOH có nồng độ 1M.
B. Thêm V lít dung dịch NaOH có nồng độ 1,5M.
C. Thêm V lít dung dịch Ba(OH)2 có nồng độ 0,5M.
D. Thêm V lít dung dịch HCl có nồng độ 1M.
Câu 17: Trộn 10ml dung dịch KOH 1M với 10 ml dung dịch H2SO4 0,5M. pH của dung
dịch thu được bằng bao nhiêu?
A. 13. B. 7. C. 3. D. 12.
Câu 18: Dãy nào sau đây gồm toàn chất điện li yếu:
A. HClO, Mg(OH)2, H2O, HNO3. B. HClO, Ba(OH)2, H2O, HNO3.
C. HClO, Mg(OH)2, H2O, HNO2. D. HClO4, Al(OH)3, H2S, HNO2.
Câu 19: Một dung dịch có [H+]=1,7.10-5. Dung dịch này có môi trường là
A. Lưỡng tính. B. Axit. C. Trung tính. D. Kiềm.
Câu 20: Khi nhỏ từ từ dung dịch KOH vào dung dịch AlCl3 cho đến dư thì hiện tượng
nào sau đây xảy ra?
A. Có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa lập tức tan ngay.
B. Không có hiện tượng gì vì 2 chất này không tác dụng với nhau.
C. Ban đầu xuất hiện kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan dần cho đến hết.
D. Xuất hiện kết tủa keo trắng.
Câu 21: Trộn 30ml dung dịch KOH 0,01M với 30 ml dung dịch HCl 0,012M. pH của
dung dịch thu được bằng bao nhiêu?
A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.
Câu 22: Thể tích của dung dịch HCl 1M cần dùng để khi phản ứng với lượng dư
NaHCO3 sinh ra 2,24 lít khí (đkc) là
A. 150ml. B. 200ml. C. 50ml. D. 100ml.
Câu 23: Cho dung dịch gồm 0,007mol Na+; 0,003mol Ca2+; 0,006mol Cl-; 0,006mol
HCO −3 và 0,001mol NO −3 . Để loại bỏ hết lượng Ca
2+ trong X cần một lượng vừa đủ dung
dịch chứa a gam Ca(OH)2. Giá trị của a là
A. 0,120. B. 0,222. C. 0,180. D. 0,444.
Câu 24: Lượng nước cần thêm vào để pha loãng 10ml dung dịch HCl có pH=2 thành
dung dịch có pH=3 là
A. 90ml. B. 80ml. C. 100ml. D.70 ml.
Câu 25: Cặp chất nào sau đây có thể cùng tồn tại trong một dung dịch?
A. CaCl2, AgNO3. B. NH4NO3, Ba(OH)2.
C. Ba(NO3)2, KOH. D. Cu(NO3)2, NaOH.
Câu 26: Chất nào sau đây không có tính chất lưỡng tính?
A. (NH4)2CO3. B. HCO −3 . C. Sn(OH)2. D. K2SO4.
Câu 27: Cần tối thiểu bao nhiêu ml dung dịch NaOH 1M để phản ứng với 100ml dung
dịch AlCl3 1M để sau phản ứng không còn kết tủa?
A. 200ml. B. 100ml. C. 300ml. D. 400ml.
Câu 28: Phương trình ion rút gọn sau HCO −3 + OH
− → CO −23 + H2O là của phản ứng
giữa hai chất nào?
A. KOH và KHCO3. B. K2CO3 và KOH.
C. Ba(HCO3)2 và Ba(OH)2. D. Ca(HCO3)2 và NaOH.
Câu 29: Khối lượng kết tủa thu được khi cho 100ml dung dịch CuSO4 1M tác dụng với
lượng dư dung dịch Ba(OH)2 là bao nhiêu?
A. 33,1 gam. B. 32,3 gam. C. 9,8 gam. D. 23,3 gam.
Câu 30: Dung dịch nào sau đây không dẫn điện?
A. Dung dịch saccarozơ. B. Dung dịch sắt(III) clorua.
C. Dung dịch nước vôi trong. D. Dung dịch axit nitric.
----------- HẾT ----------
Phụ lục 2: Đề và đáp án của bài kiểm tra thực nghiệm lần 2 (Bài luyện tập 13: Tính chất
của Nitơ, photpho và các hợp chất của chúng) – Bài kiểm tra 15’
TRƯỜNG THPT.. KIỂM TRA CHƯƠNG 2
LỚP. Thời gian: 15’
Cho : H=1, C=12, N=14, O=16, Na=23, Mg=24, Al=27, Ca=40, Fe=56, Cu=64, Ba=137.
Phần đề:
Câu 1: Nhận xét nào sau đây sai về các muối nitrat?
A. Chỉ được sử dụng làm phân bón hóa học.
B. Đều dễ tan trong nước.
C. Đều là chất điện li mạnh, khi tan trong nước phân li ra cation kim loại hay amoni và
anion nitrat.
D. Đều dễ bị nhiệt phân.
Câu 2: Nhận xét nào sau đây đúng?
A. Muối amoni là những tinh thể ion, phân tử gồm cation amoni và anion hidroxit.
B. Mọi muối amoni đều dễ tan trong nước, khi tan điện li hoàn toàn thành cation
amoni và anion gốc axit.
C. Khi nhiệt phân muối amoni luôn có khí amoniac thoát ra.
D. Muối amoni tác dụng với dung dịch kiềm, đặc nóng cho một khí không màu, mùi
khai, làm đỏ quỳ tím.
Câu 3: Nhiệt phân Fe(NO3)2 trong không khí thu được các chất nào?
A. Fe, NO2, O2. B. Fe2O3, NO2. C. FeO, NO2, O2. D. Fe2O3, NO2, O2.
Câu 4: Trong dung dịch axit photphoric có chứa các ion nào?
A. PO43-, H2PO4-, H3PO3, H+. C. PO43-, H+.
B. PO43-, H2PO4-, HPO42-, H+. D. PO43-, H2PO4-, HPO42-, H3PO3, H+.
Câu 5: Axit nitric tinh khiết, không màu để ngoài ánh sáng lâu ngày sẽ chuyển thành
màu gì?
A. Không chuyển màu. C. Màu trắng đục.
B. Màu vàng. D. Màu đen sẫm.
Câu 6: Cho phản ứng: Zn + HNO3 NH4NO3 + Zn(NO3)2 + H2O. Sau khi cân bằng thì
tổng hệ số các chất tham gia phản ứng là
A. 14. B. 12. C. 22. D. 18.
Câu 7: Thuốc thử dùng để nhận biết 3 dung dịch HCl, HNO3, H3PO4 là
A. Cu. B. Quỳ tím. C. Cu và AgNO3. D. AgNO3.
Câu 8: Để điều chế được 8,5g NH3 với hiệu suất phản ứng 20% thì cần tối thiểu:
A. 16,8 lit H2 (đkc). C. 28 lit N2 (đkc).
B. 5,6 lit N2 (đkc) . D. Tất cả đều đúng.
Câu 9: Khối lượng Al phản ứng vừa đủ với dung dịch axit nitric để tạo thành 5,6 lit hỗn
hợp NO2 và NO theo tỉ lệ mol 3:2 là
A. 6,75g. B. 2,25g. C. 4,05g. D. Kết quả khác.
Câu 10: Dẫn khí NH3 qua 15g CuO nung nóng được hỗn hợp rắn X và khí Y. Để phản
ứng hết với X thì cần 37,5ml dung dịch H2SO4 1M. Thể tích N2 (đkc) có trong hỗn hợp
khí Y là
A. 5,6 lit. B. 1,12 lit. C. 11,2 lit. D. 2,24 lit.
----------- HẾT ----------
Phụ lục 3: Đề và đáp án của bài kiểm tra thực nghiệm lần 3 (Bài luyện tập 27: Ankan và
xicloankan).
TRƯỜNG THPT.. KIỂM TRA CHƯƠNG 5
LỚP. Thời gian: 15’
Cho : H=1, C=12, N=14, O=16, Na=23, Mg=24, Al=27, Ca=40, Fe=56, Cu=64, Ba=137.
Phần đề:
Câu 1: Câu nào sau đây sai?
A. Hidrocacbon chỉ có liên kết đơn trong phân tử là ankan.
B. Mọi ankan đều có công thức phân tử dạng CnH2n+2.
C. Mọi chất có công thức phân tử dạng CnH2n+2 đều là ankan.
D. Mọi ankan đều chỉ có liên kết đơn trong phân tử.
Câu 2: Tính chất nào sau đây không đúng với pentan?
A. Có nhiệt độ sôi cao hơn butan. B. Không tan và nhẹ hơn nước.
C. Được dùng làm nhiên liệu. D. Là chất khí ở điều kiện thường.
Câu 3: Hidrocacbon nào sau đây có phản ứng cộng?
A. Xiclopentan. B. Butan. C. Xiclopropan. D. Propan.
Câu 4: Chất (CH3)3C-CH2-CH3 có tên gọi là
A. 1,1,1 - Trimetylpropan. C. 3,3,3 - Trimetylpropan.
B. 3,3 - Đimetylbutan. D. 2,2 - Đimetylbutan.
Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn hidrocacbon X thu được số mol H2O lớn hơn số mol CO2. X
thuộc dãy đồng đẳng nào?
A. Xicloankan. B. Ankan. C. Anken. D. Ankin.
Câu 6: C5H12 có số đồng phân ankan là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 7: Khi cho butan tác dụng với clo có chiếu sáng thu được tối đa dẫn xuất monoclo là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 8: Ankan X có chứa 81,82% C về khối lượng. Công thức phân tử của X là
A. C2H6. B. C3H8. C. C4H10. D. C5H12.
Câu 9: Dẫn hỗn hợp gồm xiclopropan và xiclobutan đi qua chậm dung dịch Br2 dư. Hiện
tượng quan sát được là
A. Dung dịch nhạt màu, không có khí bay ra.
B. Dung dịch nhạt màu, có khí bay ra.
C. Dung dịch không đổi màu, có khí bay ra.
D. Dung dịch mất màu, không có khí bay ra.
Câu 10: Metan không thể được điều chế trực tiếp từ chất nào sau đây?
A. C3H8. B. Al4C3. C. CH3COONa. D. C2H6.
----------- HẾT ----------
Phụ lục 4: Phiếu điều tra số 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LỚP LL & PPDH Hóa học – K19
-----------------------
PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN
Kính chào quý thầy (cô)!
Hiện nay, chúng tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học nội dung liên quan
đến "giờ luyện tập có sử dụng graph dạy học và sơ đồ tư duy’’. Chúng tôi xin gửi đến
quý thầy (cô) ‘‘Phiếu tham khảo ý kiến’’ với mong muốn tìm hiểu thực trạng của việc sử
dụng graph dạy học và sơ đồ tư duy trong tiết luyện tập. Rất mong được sự đóng góp
nhiệt tình của quý thầy (cô).
Kính mong thầy (cô) cho biết ý kiến, quan điểm của mình bằng cách đánh dấu (X) vào
các ô lựa chọn.
I. THÔNG TIN CÁ NHÂN
Họ và tên:Số điện thoại:.
Trình độ đào tạo: Đại học □ Đang học sau đại học □ Thạc sĩ □
Nơi công tác: Tỉnh (thành phố):
Địa điểm trường: Thành phố □ Tỉnh □ Nông thôn, vùng sâu □
Loại hình trường: Chuyên □ Công lập □ Dân lập/Tư thục □
Số năm giảng dạy:.
II. CÁC VẤN ĐỂ THAM KHẢO Ý KIẾN VỀ VIỆC SỬ DỤNG GRAPH VÀ SƠ
ĐỒ TƯ DUY TRONG GIỜ LUYỆN TẬP
Câu 1
Theo thầy (cô) bài lên lớp luyện tập là một dạng bài:
- Khó thực hiện. □
- Thực hiện đơn giản hơn các dạng bài khác. □
Câu 2
Thầy (cô) thường dạy một tiết luyện tập như thế nào?
- Giống như một tiết sửa bài tập. □
- Giống như một tiết kiểm tra bài cũ. □
- Giống như một tiết ôn tập cho bài kiểm tra. □
Ngoài ra, GV đưa ra ý kiến thêm:
Câu 3
Khi dạy học bài luyện tập, thầy (cô) có đầu tư lập graph nội dung hoặc
SĐTD tóm tắt kiến thức cần nhớ?
- Không bao giờ lập. □
- Thỉnh thoảng lập. □
- Thường xuyên. □
- Rất thường xuyên. □
Câu 4
Theo ý kiến thầy (cô) việc sử dụng graph dạy học và SĐTD vào dạy học các
bài luyện tập là
- Rất cần thiết. □
- Cần thiết. □
- Không cần thiết lắm. □
- Hoàn toàn không sử dụng. □
Câu 5
Theo ý kiến thầy cô, graph dạy học và SĐTD trong bài luyện tập dùng để:
- Soạn giáo án. □
- Soạn hệ thống bài tập theo dạng. □
- Soạn hệ thống câu hỏi lý thuyết. □
- Soạn tóm tắt nội dung lý thuyết. □
Câu 6
Khi dạy học bài luyện tập, thầy (cô) rèn luyện kỹ năng giải bài tập cho HS
bằng cách:
- Hệ thống thành graph các dạng bài tập rõ ràng, dễ hiểu. □
- Giải các bài tập trong SGK. □
- Giải các bài tập thông dụng. □
- Thực hiện cách khác. □
Câu 7
Nếu đưa graph dạy học và SĐTD vào bài luyện tập theo thầy (cô) có cần
thiết sử dụng kết hợp với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin:
- Rất cần thiết. □
- Cần thiết. □
- Không cần thiết lắm. □
- Hoàn toàn không. □
Xin chân thành cảm ơn quý thầy (cô). Rất mong nhận được thông tin phản hồi của quý
thầy cô về vấn đề này.
Phụ lục 5: Phiếu điều tra số 2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LỚP LL & PPDH Hóa học – K19
-----------------------
PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN
Để góp phần nâng cao chất lượng giờ luyện tập môn hóa học ở trường THPT, mong các
em học sinh cho biết ý kiến của mình về các vấn đề sau:
Họ và tên:
Trường:Lớp:
Học sinh cho biết ý kiến của mình bằng cách đánh dấu (X) vào các ô lựa chọn.
Câu 1: Nhận xét về graph nội dung kiến thức cần nhớ bài luyện tập đã thiết kế
Tổng hợp đầy đủ kiến thức
Thẩm mĩ
Rõ ràng
Dễ hiểu
Khó quan sát, phức tạp
Câu 2: Nhận xét về SĐTD kiến thức cần nhớ bài luyện tập đã thiết kế
Tổng hợp đầy đủ kiến thức
Thẩm mĩ
Rõ ràng
Dễ hiểu
Khó quan sát, phức tạp
Câu 3: Trong tiết học luyện tập khi thầy (cô) có sử dụng graph dạy học và SĐTD,
đã giúp các em:
Tập trung chú ý hào hứng
Dễ học, dễ nhớ, dễ vận dụng
Hệ thống được mọi nội dung lý thuyết tổng hợp
Hệ thống được mọi dạng bài tập của chương
Tiết kiệm thời gian
Về nhà tự giải được các loại bài tương tự và nâng cao hơn
Chủ động vận dụng lý thuyết vào bài tập
Xin chân thành cảm ơn các em học sinh!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- su_dung_graph_day_hoc_va_so_do_tu_duy_de_nang_cao_chat_luong_cac_gio_luyen_tap_mon_hoa_hoc_lop_11_ba.pdf