Trong luận văn em đã tìm hiểu và nghiên cứu được những kết quả sau:
Tìm hiểu thế nào gọi là cụm sao mở, quá trình hình thành và các đặc trưng của
cụm sao mở.
Trong luận văn em đã trình bày chi tiết các bước lập kế hoạch quan sát để qua đó
biết được cụm sao nào có thể quan sát tại thành phố Hồ Chí Minh trong một khoảng
thời gian bất kỳ, giúp chúng ta có kế hoạch quang trắc tốt nhất.
Các bước điều khiển kính TAKAHASHI để quan sát một cụm sao mở hay cụm
sao cầu cũng được nêu chi tiết trong luận văn.
Nêu cách sử dụng CCD ST7 để chụp cụm sao mở hay cụm sao cầu qua các kính
lọc. Vì kính lọc màu đỏ, xanh dương và xanh da trời bị hỏng nên trong luận văn em
chỉ trình bày cách chụp đối tượng qua kính lọc trắng. Từ đó áp dụng tương tự cho các
kính lọc màu khác.
Em cũng đã trình bày cách sử dụng phần mềm IRIS để xử lý hình ảnh, từ đó tìm
được cấp sao nhìn thấy của từng ngôi sao trong cụm sao quang trắc.
Vì các kính lọc màu bị hỏng, nên em chỉ tìm cấp sao nhìn thấy của các ngôi sao
trong cụm sao mà chưa vẽ họa đồ H – R và tìm nhiệt độ của cụm sao.
105 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1086 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Sử dụng kính Takahashi nghiên cứu quang trắc cụm sao mở rộng - Open Cluster, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nối với máy tính qua một cáp truyền dẫn. Chức
năng của cáp này là truyền các lệnh từ phần mềm đã cài đặt trong máy tính để thiết lập
và điều khiển các lệnh hoạt động của CCD ở vùng nhiệt độ và thời gian đóng mở cửa
bức xạ dọi vào CCD về CPU để máy hiện thị kết quả lên màn hình.
2.1.3. Các đặc tính
2.1.3.1. Readout noise (đọc nhiễu )
Readout noise hay còn gọi là đọc nhiễu, thường được trích dẫn là số electron đưa
vào trên mỗi Pixel gây ra độ nhiễu tín hiệu mà thiết bị nhận được. Nhiễu gồm 2 phần
không tách rời nhau.
Thứ nhất: Sự không hoàn chỉnh khi chuyển đổi từ tín hiệu điện sang số.
Thứ hai: Sự sai lệch khi các electron đi vào miền dẫn.
Hai hiệu ứng đó kết hợp tạo thành giá trị làm cho tín hiệu bị sai lệch.
Kích thước của con chip khếch đại, mạch điện tích hợp, nhiệt độ của mạch khếch
đại và độ nhạy trên mỗi Pixel tạo thành nhiễu của CCD. Thông thường, giảm tốc độ
nhiễu, tạo ra nhiễu thấp hơn nhưng để giảm tốc độ nhiễu phải cân đối toàn bộ chế độ
chu kỳ của máy ảnh. Một nguyên nhân nhỏ là nhiệt độ của bộ khếch đại có thể gây ra
nhiễu giữa tín hiệu đầu và cuối của một hàng giống như một ô tích điện đi qua mạch
hơi nóng. Tăng kích thước của vi mạch khếch đại có thể làm giảm nhiệt độ nhưng
mạch khếch đại lớn phải có một điện dung (dung trở) đầu vào cao hơn, do đó làm giảm
độ nhạy của bộ khếch đại.
Hình 2.4: Gộp các ảnh điểm
44
Luận văn tốt nghiệp 2011 Khoa Vật Lý
Nguyễn Phước
2.1.3.2. Pixel binning
Ngày nay hầu hết CCD đều có chức năng tổng hợp ảnh điểm tùy chọn như một
phần mềm. 2x2 binning làm tăng độ nhạy lên 4 lần nhưng độ phân giải hình ảnh bị
giảm đi một nữa. Hầu hết các Pixel đều có khả năng như một đồng hồ đếm ảnh trên cả
hàng dọc và ngang tạo thành điểm ảnh lớn hơn hoặc “siêu ảnh điểm”, đó là sự số hóa
và lưu trữ hình ảnh cuối cùng (hình 2.4).
Các siêu ảnh điểm đại diện cho diện tích của tất cả các ảnh điểm để tích điện.
2.1.3.3. CCD gain (hệ số của CCD)
Hệ số của CCD được thiết lập bằng lượng điện tử và được xác định là tập hợp tất
cả các điện tử trên mỗi pixel sẽ gây ra tín hiệu số trên hình ảnh đưa ra ngoài. Giá trị
của hệ số thường được đưa ra trong khoảng số điện tử cần thiết để tạo ra một nấc tín
hiệu trong mã chuyển đổi. Số điện tử trên một đơn vị tín hiệu (ADU) thường phổ biến
từ 1 đến 150 photon hay nhiều hơn.
Hình 2.5: Giới hạn photon đi vào
45
Luận văn tốt nghiệp 2011 Khoa Vật Lý
Nguyễn Phước
Tín hiệu số lớn nhất mà CCD có thể cung cấp là số bit trong mã chuyển đổi. Ví
dụ: Nếu bạn có 14 mã chuyển đổi, thì phạm vi số từ 0 đến 16383. Nếu 16 bit phạm vi
số từ 0 đến 65535 tín hiệu số.
(Hình 2.5) là một ví dụ cho biết giới hạn đường cong của CCD. Trong ví dụ,
chúng ta có thể giả sử là 15 bit mã chuyển đổi có khả năng chuyển đổi và cung cấp giá
trị ra bên ngoài trong phạm vi từ 0 đến 32767 tín hiệu, hệ số của thiết bị là 4,5
electron/một mã chuyển đổi (ADU) và sức chứa của mỗi pixel là 150000 electron.
Giới hạn đường cong trong (hình 2.6) là điển hình cho một CCD, là giới hạn số photon
đến CCD. Chú ý các loại CCD có thể đáp ứng để bù vào sự dịch chuyển nhỏ và cũng
có loại CCD nhận với giá trị đi vào lớn.
Người sử dụng phải thành thạo 3 hệ số là giới hạn lớn nhất có thể sử dụng trên
mỗi pixel trong hình ảnh đưa ra ngoài: 2 loại thường xảy ra là bảo hòa mã chuyển đổi
và vượt quá sức chứa của mỗi pixel, thứ 3 là tính phi tuyến. Trong (hình 2.6) mã
chuyển đổi sẽ bảo hòa xảy ra tại giá trị đi ra 32767 x 4,5 = 147451 Photon đi vào. Sức
chứa của mỗi pixel là 150000 electron vì thế pixel sẽ bảo hòa tại giá trị 33333 ADU
(150000/4,5).
Vì thế điều quan trọng là bạn phải biết được giới hạn của CCD của mình và sức
chứa thật của mỗi pixel, mặc dù chúng không bảo hòa nhưng trong phạm vi phi tuyến
do đó cũng không sử dụng được.
Một phương pháp quan sát đường cong giới hạn của CCD là quan sát trường
sáng của một ngôi sao. Thời gian chiếu sáng đạt được là 1, 2, 4, 8, 16 giây, bắt đầu
với thời gian chiếu sáng ngắn nhất cần thiết để cung cấp tốt tỷ lệ tín hiệu nhiễu cho các
ngôi sao và kết thúc khi một hoặc nhiều ngôi sao bắt đầu ngừng chiếu sáng. Từ khi bạn
quan sát dãy với thời gian phơi sáng tăng gấp đôi của mỗi khung hình, thì số lượng
photon thu được trong mỗi lần quan sát sẽ tăng lên 2 lần giúp quan sát tốt hơn. Vẽ sơ
đồ với giá trị tín hiệu đi ra cho mỗi ngôi sao trong thời gian phơi sáng sẽ cho ta giới
hạn đường cong của CCD.
46
Luận văn tốt nghiệp 2011 Khoa Vật Lý
Nguyễn Phước
2.1.3.4. Thermal Noise (nhiễu do nhiệt)
Thuật ngữ thông dụng nhất khi mô tả nhiễu do nhiệt là dòng tối. Điện tích nhiễu do
nhiệt, biểu lộ như một điện tử, được sinh ra trong CCD của máy ảnh cho dù nó tiếp
xúc với ánh sáng hay trong buồn tối.
Nhiễu do nhiệt phụ thuộc vào nhiệt độ (hình 2.6):
Nhiệt độ của CCD cao sẽ làm nhiễu do nhiệt cao hơn.
Nhiệt độ của CCD giảm làm cho nhiễu do nhiệt sẽ thấp.
Nhiễu do nhiệt được hạ xuống bằng cách giảm nhiệt độ CCD.
2.1.4. Các thông số của CCD ST7
Loại bán dẫn silic (1,14 eV – 5eV).
Kích thước CCD: (4590 x 6804)m.
Tổng số pixel: 390150.
Cấp sao giới hạn nhìn được m =14 khi t = 1s, m = + 18 khi t = 1 min.
Dung lượng của mỗi pixel: 105e/1 pixel.
Hình 2.6: Nhiễu do nhiệt
47
Luận văn tốt nghiệp 2011 Khoa Vật Lý
Nguyễn Phước
Độ ổn nhiệt: 1e/ 1pixel/ 1 s ở nhiệt độ 0oC.
Phương thức làm lạnh: bộ T.E (hiệu ứng penche ngược)
Mã chuyển đổi A/D: 16 bit.
2.2. PHẦN MỀM IRIS
Phần mềm IRIS dùng để xử lý hình ảnh, trong phạm vi bài luận văn chỉ sử dụng các
chức năng để: Khử nhiễu, cộng gộp hình ảnh, tìm cấp sao nhìn thấy của ngôi sao.
Khử nhiễu: Ta dùng các chứa năng Processing trong phần mềm IRIS.
Vào Processing chọn các mục (Subtract, Multiply, Divide) để khử nhiễu.
Cộng gộp hình ảnh: Ta dùng chức năng Command trong phần mềm IRIS.
Để gộp 2 tấm hình của một đối tượng quan sát qua lần 2 chụp khác nhau lại thành một,
ta viết câu lệnh: coregister hinh_1 hinh_2. Ta sẽ được một tấm hình với độ sáng của
các ngôi sao hoàn chỉnh hơn.
Tìm cấp sao nhìn thấy của ngôi sao: Dùng chức năng Analysic Aperture
Photometry trong phần mềm IRIS.
2.3. CÁC LOẠI HÌNH ẢNH CHỤP QUA CCD ST7
Có 4 loại hình ảnh được chụp qua CCD: chụp Light, Bias, Dark và Flat Field.
Chụp Light: Ống kính của CCD được mở ra để hứng các ánh sáng từ ngôi sao
chiếu tới.
Chụp Bias: Là loại hình ảnh của CCD mà không được chiếu sáng. Tấm chắn
của CCD đóng lại. Mục đích của chụp Bias là giúp cho người sử dụng xác định nhiễu
ở dưới của mỗi hình ảnh. Độ nhạy của mỗi pixel là không như nhau vì độ phóng đại
của mỗi ảnh điểm là không giống nhau. Nên cần thiết phải chụp từ 10 tấm trở lên sau
đó lấy giá trị trung bình để được tấm ảnh chụp Bias chính xác, để sử dụng trong quá
trình xử lý hình ảnh.
Chụp Dark: Nếu một buồn tối phơi sáng 45 giây thì chúng ta cũng thu được
một hình tối trong 45 giây. Có thể tránh được hình tối bằng giả định độ ồn nhiệt có thể
tăng lên tới giới hạn thời gian và tỷ lệ có thể áp dụng được. Tuy nhiên, điều đó là
48
Luận văn tốt nghiệp 2011 Khoa Vật Lý
Nguyễn Phước
không thực tế. Hình tối là phương pháp có thể đo được nhiễu do nhiệt trong CCD.
Chúng cũng có thể cung cấp cho bạn những thông tin về độ nhiễu trên mỗi ảnh điểm
cũng như cung cấp tốt tỷ lệ ánh sáng từ vũ trụ. Trong phép cộng, các thiết bị rẽ tiền độ
ổn định nhiệt thấp. Trong phép nhân, giá trị trung bình của hình tối cung cấp rất tốt
cho việc xử lý.
Chụp Flat Field: Là hình ảnh chụp bức tường sáng, vòm trời sáng đồng nhất.
Ta đã biết độ nhạy trên mỗi pixel là không giống nhau, nên dựa vào tấm hình chụp ở
chế độ Flat Field ta có thể hiệu chỉnh độ nhạy các pixel cho như nhau.
49
Luận văn tốt nghiệp 2011 Khoa Vật Lý
Nguyễn Phước
CHƯƠNG 3
KÍNH TAKAHASHI EM - 200
3.1. THÔNG SỐ KỸ THUẬT
Kính phản xạ dạng ống, kính tìm, CN – 212 đường kính vật kính 22.5 cm.
Kính khúc xạ dạng ống, kính tìm, FS – 78 đường kính vật kính 12 cm.
Kiểu lấp đặt: Hệ khử nhật động trong hệ tọa độ xích đạo EM – 200.
Trụ đỡ nhôm đường kính 12 – 13 cm, dài 120 cm.
3 đối trọng.
3.2. HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN
Bảng điều khiển (hình 3.1)
1, 2: Đèn báo.
3: Công tắc Motor.
4: Công tác đóng mở ảnh hưởng của máy vi tính.
5: Nguồn vào bảng điều khiển.
6: Nơi nối hợp bảng điều khiển.
7: Nơi nốp kết với máy tính.
8: Nơi nối kết máy kiểm tra hệ thống.
Hình 3.1: Bảng điều khiển
1 và 2
3
4
5
7
8
6
50
Luận văn tốt nghiệp 2011 Khoa Vật Lý
Nguyễn Phước
3.3. TRỤC CỰC THÂN KÍNH ĐẾN SAO BẮC CỰC
3.3.1. Yêu cầu và lý do
Kính được lắp theo kiểu xích đạo nên phải có một trục hướng đến Bắc Cực, vì
vậy yêu cầu phải hướng trục này đến Bắc Cực.
Ở thân kính có ống kính tìm hướng đến sao Bắc Cực. Sử dụng các núm khóa số 1
để chỉnh kính theo chiều ngang và núm số 2 để chỉnh theo độ cao.
3.3.2. Điều chỉnh – tác dụng – yêu cầu của vòng chia độ
Ưu điểm của việc lắp đặt kính theo kiểu xích đạo là nhanh chống tìm ra được
xích vĩ và xích kinh các vật thể để xác định vị trí và tên gọi của chúng vì vậy chúng ta
phải điều chỉnh 2 vòng chia độ được lắp đặt trên máy.
Để đo được giá trị chính xác thì từ vị trí lắp đặt đầu tiên ta hướng kính đến một
vật thể đã biết rõ xích vĩ và xích kinh sau đó hiệu chỉnh hai vòng chia độ theo đúng giá
trị đó. Dùng hộp điều chỉnh bằng tay, hướng ống kính đến một ngôi sao đó, nhìn giá trị
tọa độ của nó trên hai vòng chia độ kết hợp với bảng đồ sao, ta sẽ biết được tên của
ngôi sao đó. (hình 3.2 và 3.3).
3.3.3. Điều khiển bằng tay – hộp điều khiển
Gồm (hình 3.4): Các nút dùng thay đổi tốc độ như trên hình vẽ, nhưng hai nút S1
và S2 rất ít được sử dụng.
Hình 3.2 : Vòng chia độ dùng để xác định xích vĩ và xích kinh của thiên thể
51
Luận văn tốt nghiệp 2011 Khoa Vật Lý
Nguyễn Phước
Hai nút màu xanh được dùng để quay kính theo trục nghiêng song song với trục
cực.
Hai nút màu đỏ được dùng để quay kính theo trục cực.
S1 và S2 Nút dùng để thay
đổi tốc độ dịch
chuyển của hệ thấu
kính
Hình 3.4: Sơ đồ hộp điều khiển bằng tay
Hình 3.3 : Vòng chia độ trên kính thiên văn Takahashi
Vòng chia độ dùng
để xác định xích vĩ
Vòng chia độ dùng
để xác định xích kinh
52
Luận văn tốt nghiệp 2011 Khoa Vật Lý
Nguyễn Phước
CHƯƠNG 4
LẬP KẾ HOẠCH QUAN SÁT VÀ XỬ LÝ KẾT QUẢ QUANG TRẮC
4.1. LẬP DANH SÁCH CỤM SAO CẦU VÀ CỤM SAO MỞ QUAN SÁT
ĐƯỢC
4.1.1. Cơ sở quan sát
4.1.1.1. Địa điểm, thời gian và điều kiện quan sát
Địa điểm tại Thành Phố Hồ Chí Minh (HCM) có vĩ độ và kinh độ là:
= 10045’00’’
= 106040’00’’
Quan sát từ ngày 10/10/2010 đến 1/4/2011. Khoảng thời gian từ 18h đến 3h sáng
ngày hôm sau.
Điều kiện quan sát
Để quan sát được một cụm sao bất kỳ trên bầu trời thì thỏa mãn các điều kiện sau:
Điều kiện 1: Xích kinh của cụm sao đó phải thuộc khoảng giờ sao tại địa phương
trong khoảng thời gian quan sát (18h 3h).
Điều kiện 2: Khoảng cách thiên đỉnh z < 400 vì nếu z có góc lớn thì cụm sao sẽ
gần đường chân trời lúc đó ánh sáng của thành phố, tòa nhà cao tầng, cây cối sẽ ảnh
hướng đến kết quả quan sát.
4.1.1.2. Cách tìm khoảng giờ sao tại nơi quan sát trong một khoảng thời gian
Trước hết ta tìm giờ sao của kinh tuyến giữa của múi số 7 (S) lúc quan sát. 0h
thường ở Việt Nam đến trước 0h quốc tế (múi số 0) 7 tiếng đồng hồ. Sau mỗi giờ
thường thì giờ sao vượt lên phía trước 9s856 (số hiệu chỉnh cho 1h). Vậy số hiệu chỉnh
cho giờ sao từ 0h TP Hồ Chí Minh tới 0h Greenwich là: 9,856s/h. h hay 9,856s/h.7h.
Biết S0G là giờ sao lúc 0h ở Greenwich có thể tìm S07 là giờ sao lúc 0h của múi số 7.
S07 = S0G – 9,856s/h.7h
Hay tổng quát: S0 = S0G – 9,856s/h. h (4.1)
53
Luận văn tốt nghiệp 2011 Khoa Vật Lý
Nguyễn Phước
Nhưng thời điểm cần tính là Th (HCM). Từ 0h đến lúc đó thì giờ sao tại HCM sẽ
vượt thêm T.9s,856. Nghĩa là:
S7 = S07 + Th + Th.9,856s/h (4.2)
Thay (4.1) vào (4.2) ta được:
S7 = S0G – 9,856s/h.7h + T + Th.9,856s/h
S7 = S0G + T + 9,856s/h (Th - h)
Áp dụng: 1 - 2 = S1 – S2 hay qs - múi = Sqs – S7
Sqs = S7 + qs - múi. (4.3)
Tính Sqs lúc 18h và lúc 3h, ứng với T = 18h và T = 3h.
4.1.1.3. Cách tìm khoảng cách thiên đỉnh z
Áp dụng công thức: cosz = sin.sin + cos.cos .cost
Với là xích vĩ của Cụm Sao.
= 10045’00’’ vĩ độ nơi quan sát.
t = Sqs - , xích kinh của Cụm Sao.
Khi ta tính được Sqs lúc 18h và 3h góc giờ (t) của thiên thể lúc quan sát
Khoảng cách từ thiên thể đến thiên đỉnh z.
4.1.2. Danh sách các cụm sao quan sát được trong tháng 10/2010
4.1.2.1. Danh sách các chòm sao quan sát được trên bầu trời vào tháng 10 năm
2010
Dựa vào phần mềm Starry night pro plus 6 để tìm chòm sao nào xuất hiện trên
bầu trời vào tháng 10/2010.
54
Luận văn tốt nghiệp 2011 Khoa Vật Lý
Nguyễn Phước
Bảng 4.1: Chòm sao quan sát được trong tháng 10 tại TP.HCM
Hướng Tên chòm sao Hướng Tên chòm sao
Taurus Grus
Perseus Cetus
Andromeda Sculptor
Triangulum Formax
Aries Eridanus
Pisces Piscis Austrinus
Cetus Pavo
Formax Indus
Sculptor Telescopium
Hướng đông
Eridanus Sagittarius
Aquila Corona
Mieroscopium Capricornus
Sagittarius Phoenix
Corona Tucana
Borealis
Hướng nam
Australis
Telescopium Lyra
Capricornus Herculer
Scutum Cygnus
Serpens Draco
Ophiuchus Cepheus
Hướng tây
Sagitta
Hướng bắc
Lacerta
55
Luận văn tốt nghiệp 2011 Khoa Vật Lý
Nguyễn Phước
Vulpecula Andromeda
Lyra Cassiopeia
Cygnus Camelopardalis
Herculer Perseus
Draco Triangulum
Lacerta
4.1.2.2. Giờ sao tại Greenwich lúc 0h tháng 10/2010
Bảng 4.2: Giờ sao tại Greenwich lúc 0h
4.1.2.3. Giờ sao tại nơi quan sát lúc 18h và 3h
Để thuận lợi trong việc lập danh sách quan sát các cụm sao, ta làm như sau:
Bước 1: Tính giờ sao tại nơi quan sát lúc 18h và 3h ứng với các ngày từ 1/10
31/10/2010.
Ngày Giờ sao tại
Greenwich lúc
0h
Ngày Giờ sao tại
Greenwich lúc
0h
1 – 10 0 h 38 m 27.5 s 17 – 10 1 h 41 m 33.5 s
2 – 10 0 h 42 m 24.1 s 18 – 10 1 h 45 m 30.1 s
3 – 10 0 h 46 m 20.6 s 19 – 10 1 h 49 m 26.6 s
4 – 10 0 h 50 m 17.2 s 20 – 10 1 h 53 m 23.2 s
5 – 10 0 h 54 m 13.7 s 21 – 10 1 h 57 m 19.8 s
6 – 10 0 h 58 m 10.3 s 22 – 10 2 h 01 m 16.3 s
7 – 10 1 h 2 m 6.8 s 23 – 10 2 h 05 m 12.9 s
8 – 10 1 h 6 m 3.4 s 24 – 10 2 h 09 m 09.4 s
9 – 10 1 h 9 m 59.6 s 25 – 10 2 h 13 m 06.0 s
10 – 10 1 h 13 m 57.6 s 26 – 10 2 h 17 m 02.5 s
11 – 10 1 h 17 m 54.2 s 27 – 10 2 h 20 m 59.1 s
12 – 10 1 h 21 m 50.8 s 28 – 10 2 h 24 m 55.6 s
13 – 10 1 h 25 m 47.3 s 29 – 10 2 h 28 m 52.2 s
14 – 10 1 h 29 m 43.9 s 30 – 10 2 h 32 m 48.8 s
15 – 10 1 h 33 m 40.4 s 31 – 10 2 h 36 m 45.3 s
16 – 10 1 h 37 m 37.0 s
56
Luận văn tốt nghiệp 2011 Khoa Vật Lý
Nguyễn Phước
Bước 2: Tính giá trị trung bình giờ sao lúc 18h và 3h trong tháng 10( qsS ).
Bước 3: Tính sai số giờ sao.
Giờ sao tại nơi quan sát (HCM) lúc 18h.
Ví dụ: Tính giờ sao tại HCM lúc 18h vào ngày 10/10/2010.
Áp dụng công thức (4.1) S07 = S0G – 9,856 s/h. 7h
S07 = 1 h 12 m 48.61 s
Áp dụng công thức (4.2) S7 = S07 + T + Th.9,856 s/h
S7 = 19 h 15 m 46.02 s
Áp dụng công thức (4.3) qs - múi = Sqs – S7
Sqs = S7 + qs - múi
Sqs = 19 h 22 m 26.02 s
Tương tự ta tính được giờ sao tại HCM lúc 18h qua các ngày khác nhau:
Bảng 4.3: Giờ sao tại HCM lúc 18h
Ngày Giờ sao tại TP. Hồ
Chí Minh lúc 18h (Sqs)
Ngày Giờ sao tại TP. Hồ Chí
Minh lúc 18h (Sqs)
1 – 10 18 h 46 m 55.92 s 16 – 10
19 h 46 m 5.42 s
2 – 10 18 h 50 m 52.52 s 17 – 10
19 h 50 m 1.92 s
3 – 10 18 h 54 m 49.02 s 18 – 10
19 h 53 m 58.52 s
4 – 10 18 h 58 m 45.62 s 19 – 10
19 h 57 m 55.02 s
5 – 10 19 h 2 m 42.12 s 20 – 10 20 h 1 m 51.62 s
6 – 10 19 h 6 m 38.72 s 21 – 10 20 h 5 m 48.22 s
7 – 10 19 h 10 m 35.22 s 22 – 10 20 h 9 m 44.72 s
57
Luận văn tốt nghiệp 2011 Khoa Vật Lý
Nguyễn Phước
8 – 10 19 h 14 m 31.82 s 23 – 10 20 h 13 m 41.32 s
9 – 10 19 h 18 m 28.02 s 24 – 10 20 h 17 m 37.82 s
10 – 10 19 h 22 m 26.02 s 25 – 10 20 h 21 m 34.42 s
11 – 10 19 h 26 m 22.62 s 26 – 10 20 h 25 m 30.92 s
12 – 10 19 h 30 m 19.22 s 27 – 10 20 h 29 m 27.52 s
13 – 10 19 h 34 m 15.72 s 28 – 10 20 h 33 m 24.02 s
14 – 10 19 h 38 m 12.32 s 29 – 10 20 h 37 m 21.62 s
15 – 10 19 h 42 m 8.82 s 30 – 10 20 h 37 m 21.62 s
31 – 10 20 h 45 m 13.72 s
Giờ sao trung bình tại HCM lúc 18h:
qsS = 10 11 31
...
31
qs qs qsS S S = 19 h 46 m 1.36 s
Sai số của giờ sao tại HCM lúc 18h:
Sqs =
10 11 31...
22
qs qs qsqs qs qsS S S S S S = 0 h 30 m 20.43 s
Giờ sao tại nơi quan sát lúc 3h.
Ví dụ: Tính giờ sao tại nơi quan sát lúc 3h vào ngày 10/10/2010.
Áp dụng công thức (4.1) S07 = S0G – 9,856 s/h. 7h
S07 = 1 h 12 m 48.61 s
Áp dụng công thức (4.2) S7 = S07 + T + Th.9,856 s/h
S7 = 4 h 13 m 18.18 s
Áp dụng công thức (4.3) qs - múi = Sqs – S7
Sqs = S7 + qs - múi
58
Luận văn tốt nghiệp 2011 Khoa Vật Lý
Nguyễn Phước
Sqs = 4 h 19 m 58.18 s
Tương tự ta tính được giờ sao tại HCM lúc 3h qua các ngày khác nhau:
Bảng 4.4: Giờ sao tại HCM lúc 3h
Ngày Giờ sao tại HCM lúc
3h (Sqs)
Ngày Giờ sao tại HCM lúc 3h
(Sqs)
1 – 10 3 h 44 m 28.08 s 16 – 10 4 h 43 m 37.58 s
2 – 10 3 h 48 m 24.68 s 17 – 10 4 h 47 m 34.08 s
3 – 10 3 h 52 m 21.18 s 18 – 10 4 h 51 m 30.68 s
4 – 10 3 h 56 m 17.78 s 19 – 10 4 h 55 m 27.18 s
5 – 10 4 h 0 m 14.28 s 20 – 10 4 h 59 m 23.78 s
6 – 10 4 h 4 m 10.88 s 21 – 10 5 h 3 m 20.38 s
7 – 10 4 h 8 m 7.38 s 22 – 10 5 h 7 m 16.88 s
8 – 10 4 h 12 m 3.98 s 23 – 10 5 h 11 m 13.48 s
9 – 10 4 h 16 m 0.18 s 24 – 10 5 h 15 m 9.98 s
10 – 10 4 h 19 m 58.18 s 25 – 10 5 h 19 m 6.58 s
11 – 10 4 h 23 m 54.78 s 26 – 10 5 h 23 m 3.08 s
12 – 10
4 h 27 m 51.38 s 27 – 10 5 h 26 m 59.68 s
13 – 10 4 h 31 m 47.88 s 28 – 10 5 h 30 m 56.18 s
14 – 10 4 h 35 m 44.48 s 29 – 10 5 h 34 m 52.78 s
15 – 10 4 h 39 m 40.98 s 30 – 10 5 h 38 m 49.38 s
31 – 10 5 h 42 m 45.88 s
Giờ sao trung bình tại HCM lúc 3h trong tháng 10/2010:
59
Luận văn tốt nghiệp 2011 Khoa Vật Lý
Nguyễn Phước
qsS = 4 h 43 m 35.93 s
Sai số của giờ sao tại HCM lúc 3h trong tháng 10/2010:
Sqs = 0 h 30 m 32.82 s
Vậy giờ sao tại HCM lúc 3h và 18h:
Sqs [19 h 46 m 1.36 s 0 h 30 m 20.43 s ; 4 h 43 m 35.93 s 0 h 30 m
32.82 s]
4.1.2.4. Danh sách các cụm sao quan sát được trong tháng 10/2010
Các cụm sao phải thỏa 2 điều kiện:
Điều kiện 1:
cụm sao Sqs= [19 h 46 m 1.36 s 0 h 30 m 20.43 s ; 4 h 43 m 35.93 s 0 h
30 m 32.82 s]
Điều kiện 2: Áp dụng công thức: cosz = sin.sin + cos.cos .cost để tìm z.
Với: z < 400.
Ví dụ: Tính z của cụm sao mở Berkeley 88.
Với:
= 480 8’ 22’’ ; = 20 h 21 m 13.6 s ; = 10045’.
t = Sqs - = 19 h 46 m 1.36 s – 20 h 21 m 13.6 s = - 0 h 35 m 12.24 s (- 80 48’
3.6’’).
Từ phương trình cosz = sin.sin + cos.cos .cost z = 380 6’ 42.73’’ có
thể quan sát được cụm sao mở Berkeley 88 vào khoảng 18h.
60
Luận văn tốt nghiệp 2011 Khoa Vật Lý
Nguyễn Phước
Bảng 4.5: Một số Cụm sao mở quan sát được trong tháng 10
ID (tên) z Chòm
sao
(h) (m) (s) (0) ( ') ( '' ) (0) ( ') ( '' )
Berkeley 88 20 21 13.6 +48 08 22 38 6 42.73
Berkeley 89 20 24 28.7 +46 02 46 36 14 5.82
Lyra
(s)
Collinder 419 20 18 4.9 +40 43 36 30 48 1.36
Dolidze 2 20 9.9 00 +41 22 00 31 3 48.62
Dolidze 36 20 2.5 00 +42 06 00 31 33 24.4
Dolidze 38 20 05 34 +41 12 00 30 45 8.41
Dolidze-
Dzimselejsvili
10
20 5.7 00 +40 32 00 30 5 56.68
NGC 6866 20 03 55.1 +44 09 33 27 31 58.81
NGC 6895 20 16 23.3 +50 14 26 33 37 55.15
Berkeley 49 19 59 29.6 +34 38 30 24 5 18.12
Berkeley 51 20 11 54.0 +34 24 6 24 22 42.12
Berkeley 54 21 2 58.6 +40 25 51 34 12 16.82
Berkeley 56 21 17 35.9 +41 49 7 36 58 38.35
Berkeley 84 20 4 42.5 +33 54 9 23 32 38.76
Berkeley 85 20 18 47.6 +37 44 22 27 58 26.1
Berkeley 86 20 20 13.2 +38 40 42 29 2 17.66
Berkeley 87 20 21 37.8 +37 23 24 27 49 2.64
Biurakan 1 20 7 43.5 +35 43 09 25 26 59.57
Cyg
(s)
4.1.3. Danh sách một số cụm sao quan sát được trong tháng 3/2011
Áp dụng tương tự các bước lập danh sách cụm sao trong tháng 10/2010 ta tìm được
cụm sao quan sát được trong tháng 3/2011.
61
Luận văn tốt nghiệp 2011 Khoa Vật Lý
Nguyễn Phước
Bảng 4.6: Một số Cụm Sao Mở quan sát được trong tháng 3
ID (tên) z Chòm sao
(h) (m) (s) (0) ( ') ( '' ) (0) ( ') ( '' )
M93 7 44 6 -23 52 00 39 7 22,6
NGC2539 8 10 82 -12 48 05 34 22 0,04
NGC2423 7 37 15 -13 47 04 29 38 7,68
M47 7 41 08 -14 49 00 38 56 57,42
NGC2422 7 36 06 -14 30 00 37 42 20,24
Puppis (s)
M48 8 13 08 -5 48 00 40 58 27,05 Hydra (s)
M37 5 52 04 32 32 00 21 53 39,08
Auriga
(s)
M41 6 47 00 -20 44 00 35 10 25,68
Canis
Major (s)
NGC2353 7 14 24 -10 10 00 23 46 44,69
Gemini
(s)
M50 6 09 19 -5 51 04 8 8 47,29
NGC2232 6 27 17 -2 10 03 16 55 49,77
Monocer
os (s)
4.2. ĐIỀU KHIỂN KÍNH TAKAHASHI
4.2.1. Cách làm việc tại đài quan sát thiên văn
Mở mái che của đài thiên văn, khóa các chốt của mái che lại để tránh việc mái va
chạm với ống kính.
Tắt hệ thống máy lạnh.
Khởi động máy vi tính.
Bật công tắt nguồn của ổn áp lên.
Bật công tắt của kính thiên văn, chờ vài phút để kính hoạt động bình thường.
62
Luận văn tốt nghiệp 2011 Khoa Vật Lý
Nguyễn Phước
4.2.2. Điền khiển kính thiên văn
Điều khiển kính vào vị trí làm việc (trục kính nằm ngang, ống kính hướng lên
thiên đỉnh).
Cắm các dây cấp giữ liệu của kính thiên văn với máy tính.
Sử dụng chương trình Telescope tracer 2000a (TT2000) để điều khiển kính thiên
văn.
Các bước điều khiển kính đến sao cần quan sát trên bầu trời sử dụng chương
trình TT2000.
Hình 4.2: Chọn tọa độ của Sao
Hình 4.1: Nhập kinh độ, vĩ độ tại nơi quan sát
63
Luận văn tốt nghiệp 2011 Khoa Vật Lý
Nguyễn Phước
Bước 1: Chạy chương trình TT2000, vào file/ port và chọn COM5 (COM5 là cổng
kết nối với kính thiên văn).
Bước 2: Chọn lnit từ bảng điều khiển nhập kinh độ, vĩ độ nơi quan sát (HCM có
= 10045’00’’, = 106040’00’’) như (hình 4.1) chọn “Ok”. Sau đó adjust thiên đỉnh.
Bước 3: Chọn ngôi sao bất kỳ nằm bên hướng đông để kiểm tra kính có chạy
chính xác hay không.
Bước 4: Sau khi kiểm tra, chúng ta chọn bất kỳ sao nào trên màng hình sơ đồ sao
của chương trình, sau đó nháp chuột trái và chọn vào phần tọa độ của sao như (hình 4.2).
Bước 5: Nhập tọa độ xích kinh, xích vĩ của sao cần quan sát vào bảng tọa độ như
(hình 4.3).
Bước 6: Bấm “Go” kính thiên văn sẽ quay đến vị trí sao đã chọn.
Đặc điểm của kính quay:
- Nếu quan sát các sao ở phía đông thì ống kính sẽ quay sang phía tây và ngược lại.
- Nếu quan sát các sao ở phía nam thì ống kính sẽ quay sang phía bắc và ngược lại.
Hình 4.3: Nhập xích vĩ, xích kinh của Sao quan sát
64
Luận văn tốt nghiệp 2011 Khoa Vật Lý
Nguyễn Phước
Chú ý: Trong quá trình kính quay phải xem xét không cho ống kính bị vướng hoặc
va chạm với bất cứ vật gì. Nếu trường hợp xảy ra thì bấm “stop” trên bảng điều khiển để
ngừng hoạt động của kính và dùng thiết bị điều khiển bằng tay để xoay kính ra khỏi vị
trí va chạm.
4.2.3. Khi kết thúc quan sát
Mở máy lạnh ở nhiệt độ 260, ở nhiệt độ đó thì tránh được sự chênh lệch giữa
nhiệt độ bên trong và bên ngoài đài thiên văn hạn chế tác động nhiệt đối với kính.
Tắt hết các thiết bị. Đặc biệt xem xét công tắt nguồn của ổn áp đã tắt hay chưa.
Vì nếu không tắt thì kính thiên văn sẽ tự nhật động và ống kính sẽ va vào mái che dẫn
đến ống kính bị hư hỏng.
4.3. CHỤP ẢNH QUA CCD ST7
4.3.1. Các bước điều chỉnh phần mềm điều khiển CCD
Bước 1: Lấp CCD ST7 (gọi tắt là CCD) vào ống kính thiên văn.
Bước 2: Bật máy biến thế 220 V – 24 V để cung cấp điện áp 24V cho CCD hoạt
động. Đèn phía dưới của CCD sẽ sáng lên, chờ vài giây để CCD hoạt động bình thường.
Bước 3: Sử dụng phần mềm CCD soft CCD Astronomy software version 5 (gọi tắt
CCDsoft) để chụp các đối tượng quang trắc. Chạy phần mềm CCDsoft
camera/control setup như (hình 4.4).
Bước 4: Trong mục camera chọn SBIGST7/7E/7xE sau đó chọn Temperature chọn
nhiệt độ (50) khi chụp như (hình 4.8).
Bước 5: Chụp một ngôi sao có độ sáng vừa phải để chỉnh hội tụ.
65
Luận văn tốt nghiệp 2011 Khoa Vật Lý
Nguyễn Phước
Hình 4.8: Chọn các chế độ chụp
Hình 4.4: Cài đặt cho CCD Hình 4.5: Điều chỉnh nhiệt độ CCD
Hình 4.7: Chụp ngôi Sao để chỉnh hội tụ Hình 4.6: Nút chỉnh hội tụ
66
Luận văn tốt nghiệp 2011 Khoa Vật Lý
Nguyễn Phước
Chỉnh hội tụ: Xoay nút như (hình 4.6) để thay đổi khoảng cách giữa gương
cầu và gương phản xạ. Ban đầu chúng ta xoay hết theo chiều kim đồng hồ, sau đó
xoay chậm ngược lại, chụp ngôi sao đến khi nào cho hình ảnh rõ nét như (hình 4.7).
Ghi lại số vòng quay được (7,5 vòng).
Bước 6: Chụp ảnh ở các trạng thái Light, Dark, Flat field.
Vào CCDsoft camera/control Take Image và chọn các lệnh tương ứng với
từng cách chụp ảnh (hình 4.8).
4.3.2. Cách chụp cụm sao qua các kính lọc sắc
Chụp Light:
Lắp 3 kính lọc sắc; màu trắng, màu xanh dương (B), màu xanh lá cây (V).
Đầu tiên chụp ngôi sao gần cụm sao cần chụp qua kính lọc trắng, để đưa hình ảnh
ngôi sao vào giữa hình ảnh một cách nhanh nhất, sau đó điều khiển kính đến đối tượng
quang trắc và chụp với các kính lọc sắc B, V .
Chụp Dark: Ngay sau khi chụp Light.
Chụp Flat field: Chụp bầu trời với các kính lọc sắc B, V khoảng 4h – 4h30 sáng
và chụp Dark ngay sau khi chụp Flat field.
Chú ý:
Thời gian chụp đối tượng ở các chế độ Light, Dark, Flat field phải bằng nhau.
Thời gian phơi ảnh không quá lâu vì chuyển động của kính và ngôi sao không
đồng nhất kết quả chụp không chính xác. Để có kết quả chính xác ta cần chụp nhiều
lần, trong thời gian ngắn.
Ví dụ: Cần chụp cụm sao đó trong 600s chúng ta nên chia 3 lần chụp, chụp trong
60s. Sau đó chúng ta cộng gộp 3 tấm hình đó lại.
4.3.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường đến CCD
Nhiệt độ.
Khi điều chỉnh nhiệt độ của CCD để thực hiện việc chụp ảnh, nên điều chỉnh nhiệt độ
không thấp hơn nhiệt độ mà phần mềm cho phép.
67
Luận văn tốt nghiệp 2011 Khoa Vật Lý
Nguyễn Phước
Như (hình 4.8) trong mục recommended selpoint là giới hạn nhiệt độ hiện tại.
Nhiệt độ càng nhỏ thì làm giảm sự chuyển động nhiệt của các electron tự do (nên
chọn 50).
Nếu nhiệt độ lớn thì electron tự do chuyển động nhanh làm nhiệt độ CCD tăng
lên, độ nhạy trên các ảnh điểm sẽ chênh lệch lớn làm kết quả chụp sẽ không chính xác
và làm khó khăn trong quá trình xử lý kết quả.
Mây, gió, độ rung của tòa nhà.
Các yếu tố mây, gió hay độ rung của tòa nhà đều ảnh hưởng đến hình ảnh chụp
qua CCD. Mây, gió làm cho hình ảnh không rõ nét và bị nhèo. Còn độ rung của tòa
nhà làm ảnh hướng tới thân kính làm sai lệch khi thân kính chuyển động theo ngôi sao.
4.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ ẢNH
4.4.1. Cơ sở lý thuyết
Quá trình xử lý hình ảnh chụp qua CCD chủ yếu là quá trình hiệu chỉnh và khử
nhiễu. Thiết lập hình ảnh với 3 ảnh hiệu chỉnh: bias, dark và flat field và hình ảnh light
của đối tượng quang trắc. Những ảnh tối không chỉ cung cấp các mức độ thông tin và
độ đen tối hiện tại mà nó còn cung cấp những thông tin sai lệch của một hình ảnh.
Việc sử dụng các thiết lập cơ bản để hiệu chỉnh các hình ảnh CCD là như sau: Đầu tiên
trừ đi cho ảnh Dark từ ảnh đối tượng của bạn (light). Sau đó, chia cho kết quả của ảnh
Flat field sau khi đã trừ cho Dark. Đó là tất cả việc cần làm để khử nhiễu của một hình
ảnh. Ở dạng phương trình, quá trình hiệu chỉnh có thể viết như sau:
Để chúng ta vẽ được họa đồ H – R, thấy được phân bố sao trong cụm sao thì phải
dựa vào các ảnh đã qua hiệu chỉnh khi chụp ở các kính lọc U, B, V. Vì các ngôi sao
trong cụm sao mở đều có khoảng cách đến Trái Đất gần như nhau nên chỉ cần chụp
đối tượng quan sát qua hai kính lọc là B, V là có thể đủ cơ sở để biểu diễn sự phân bố
sao trong cụm sao.
Ảnh đã hiệu chỉnh =
Ảnh Light – Ảnh Dark
Ảnh Flat Field – Ảnh Dark
(4.4)
68
Luận văn tốt nghiệp 2011 Khoa Vật Lý
Nguyễn Phước
Khử nhiễu
Để khử nhiễu do CCD và nền trời gây ra, ta lấy hình chụp Light của đối tượng
quang trắc trừ đi cho Dark, sau đó chia cho hình chụp Flat field khi đã trừ Dark. Ta
dùng các chức năng trong mục Processing của phần mềm IRIS như (hình 4.9)
Cộng gộp hình ảnh
Vì ở mỗi lần chụp điều kiện môi trường khác nhau nên độ sáng của ngôi sao ở
mỗi lần chụp sẽ khác nhau nên ta gộp nhiều tấm hình đã khử nhiễu để có tấm hình với
độ sáng của các ngôi sao hoàn chỉnh. Sử dụng chức năng Command trong phần mềm
IRIS.
Ví dụ: Gộp 2 tấm hình M12.5 và M12.6 đã khử nhiễu (hình 4.10) (chụp vào tối
8/3/2011).
Viết câu lệnh trong chức năng Command: “coregister M12.5 M12.6”
Ta được một hình ảnh với độ sáng của các ngôi sao hoàn chỉnh hơn (hình 4.11).
Để có thể vẽ được họa đồ H – R của cụm sao ta phải tìm được cấp sao nhìn thấy
(mB, mV) của các ngôi sao trong cụm sao đó. Dùng phần mềm IRIS, CCDSoft Version
5 hoặc IRAF đều có thể tìm được cấp sao nhìn thấy (m) của ngôi sao.
Hình 4.9: Chọn các chức năng trong Processing
69
Luận văn tốt nghiệp 2011 Khoa Vật Lý
Nguyễn Phước
Tìm cấp sao nhìn thấy của ngôi sao dùng phần mềm IRIS (ví dụ về cụm sao
cầu M12 được chụp vào tối ngày 8/3/2011)
Đầu tiên ta tìm FWHM của ngôi sao đó. Sau đó vào mục Analysic của phần mềm
IRIS vào Aperture Photometry như (hình 4.12). Chọn số vòng, bán kính vòng tròn
và cấp sao giới hạn (m = 16) trong mục Circle number Ok.
Đưa vòng tròn vào chính giữa ngôi sao cần tìm cấp sao rồi nhấp chuột trái. Trong
bảng hiện ra cho ta thông số và cấp sao của ngôi sao đó như (hình 4.14).
Hình 4.10: M12.5 và M12.6
Hình 4.11: Gộp M12.5 và M12.6
70
Luận văn tốt nghiệp 2011 Khoa Vật Lý
Nguyễn Phước
Hình 4.14: Cấp Sao nhìn thấy và thông tin của ngôi sao
Hình 4.16: Họa đồ H – R của cụm sao mở
Hình 4.15: Thứ tự từ trong
ra R1, R2, R3.
Hình 4.12: Aperture photometry Hình 4.13: Chọn Sao để tìm cấp sao
71
Luận văn tốt nghiệp 2011 Khoa Vật Lý
Nguyễn Phước
Để tính được cấp sao nhìn thấy của một ngôi sao dựa trên cơ sở sau (hình 4.15).
Chọn vòng tròn R1 cho diện tích xung quanh sao Aap, R2 và R3 cho diện tích nền
trời. Sau đó ta thực hiện như sau:
Đo số đếm trên mỗi pixel của nền trời Ssky bằng cách lấy tổng số đếm giới hạn
bởi R2, R3, chia cho diện tích nền trời.
Đo tổng số đếm của sao giới hạn bởi R1 là Nap.
Cấp sao được tính theo công thức:
(4.5)
Với C = 23,5 ÷ 26, texp là thời gian mở ống kính khi chụp.
Việc xác định bán kính R1 cần được chọn sao cho toàn bộ thông lượng của sao
phải chứa 100%, R1 = 3.FWHM. Với FWHM là bề rộng một nửa chiều cao của tổng
số đếm của sao. Để xác định vị trí đỉnh và FWHM chúng ta cần phải hiệu chỉnh số
đếm sao theo hàm Gauss ta được hàm PSF (Point spread function).
4.4.2. Các bước xử lý ảnh
Bước 1: Chụp đối tượng quang trắc với các kính lọc B, V ở các chế độ (Light,
Flat Field, Dark).
Bước 2: Khử nhiễu qua công thức (4.4), sau đó gộp các hình ảnh đã khử nhiễu để
được hình ảnh hoàn thiện.
Bước 3: Dùng chức năng Analysic (phân tích) của phần mềm IRIS để tìm cấp sao
nhìn thấy của ngôi sao trong các hình chụp ở chế độ B, V.
Bước 4: Tìm cấp sao nhìn thấy của nhiều ngôi sao trong cụm sao. Từ đó ta tìm
được hiệu mB – mV của từng ngôi sao trong cụm.
Bước 5: Vẽ lên trục ox là mB – mV, oy là mv áp dụng cho từng ngôi sao trong
cụm từ đó ta vẽ được dãy chính của sự phân bố sao trong cụm sao đang quang trắc như
(hình 4.16). Sau đó tìm nhiệt độ của từng ngôi sao trong cụm qua công thức
8540
( ) 0,865B V
KT
m m
(4.6)
exp
2.5lg ap ap sky
N A S
m C
t
72
Luận văn tốt nghiệp 2011 Khoa Vật Lý
Nguyễn Phước
4.5. XỬ LÝ KẾT QUẢ QUANG TRẮC MỘT SỐ CỤM SAO MỞ
Vì kính lọc R, B, V của CCD ST7 trong phòng thiên văn của trường có những
mảng bám lớn do oxi hóa nên ánh sáng không đi qua được (hình 4.17), chỉ sử dụng
được kính lọc trắng. Trong thời gian làm luận văn thì chưa sửa chữa xong các kính lọc
màu, nên trong luận văn xin được trình bày cách xử lý kết quả quang trắc với hình ảnh
chụp được qua kính lọc trắng. Áp dụng cách xử lý tương tự cho hình ảnh chụp qua các
kính lọc sắc.
4.5.1. Kết quả quang trắc
Thời gian quang trắc: 18h đến 3h sáng từ ngày 10/10/2011 đến 1/4/2011.
Những đối tượng đã chụp được trong thời gian nghiên cứu:
Bảng 4.7: Danh sách các đối tượng chụp được
STT Tên Xích kinh Xích vĩ Cấp
sao
texp Thời gian
1 Sirius 6 h 45 m - 160 42’ -1,46 5 s 19/10/2010
2 M50 7 h 3,2 m -80 20’ 5,9 30 s 30/11/2010
3 M44 8 h 40 m 190 59’ 3,1 20 s 7/12/2010
4 NGC2169 6 h 8,4 m 130 57’ 5,9 40 s
5 M45 3 h 47 m 240 7’ 1,6 10 s
6 M44 8 h 40 m 190 59’ 3,1 30 s
7 Hyades 4 h 27 m 150 52’ 0,5 20 s
16/12/2010
Hình 4.17: Kính lọc màu bị hỏng
73
Luận văn tốt nghiệp 2011 Khoa Vật Lý
Nguyễn Phước
8 NGC2232 6 h 28 m - 40 50’ 3,9 20 s
9 NGC2244 6 h 31 m 40 56’ 4,8 10 s
10 Hyades 4 h 27 m 150 52’ 0,5 30 s 19/12/2010
11 M50 7 h 3,2 m -80 20’ 5,9 30 s
12 M44 8 h 40 m 190 59’ 3,1 20 s
13 NGC1918 5 h 19 m - 690 39’ CXĐ 60 s
20/12/2010
14 Mel25Hyades 4 h 27 m 160 00’ 0,5 20 s
15 M45 3 h 47 m 240 7’ 1,6 5 s
16 NGC1981 5 h 35 m - 40 25’ 4,2 30 s
27/12/2010
17 NGC1918 5 h 19 m - 690 39’ CXĐ 30 s
18 NGC2232 6 h 28 m - 40 50’ 3,9 20 s
19 NGC2244 6 h 31 m 40 56’ 4,8 20 s
6/1/2011
20 NGC2232 6 h 28 m - 40 50’ 3,9 60 s 21/1/2011
21 NGC2244 6 h 31 m 40 56’ 4,8 20 s 24/1/2011
22 Ic4665 17 h 46 m 50 43’ 8,27 30 s
23 M5 15 h 18,6m 20 05’ 5,8 30 s
24 M10 16 h 47 m - 40 06’ 6,6 30 s
25 M12 16 h 47 m - 10 56’ 6,6 30 s
26 M18 18 h 19,9m - 170 8’ 7,5 30 s
27 M21 18 h 4,6 m - 220 30’ 6,5 30 s
28 M44 8 h 40,1m 190 59’ 3,7 30 s
29 M67 8 h 40,1m 110 49’ 6,1 30 s
30 NGC6709 18 h 51 m 100 19’ 6,7 30 s
31 M53 5 h 35 m - 40 25’ 4,2 30 s
8/3/2011
4.5.2. Xử lý kết quả quang trắc
Đối tượng chọn để xử lý là cụm sao mở NGC 6709 (chụp vào tối ngày 8/3/2011).
Thông tin về cụm sao mở NGC 6709: Cụm sao mở NGC 6709 có khoảng 60
ngôi sao và có tuổi khoảng 315 triệu năm. Nó nằm khoảng 5° về phía tây nam của sao
74
Luận văn tốt nghiệp 2011 Khoa Vật Lý
Nguyễn Phước
Zeta Aquilae và khoảng 6° đông bắc của cụm mở IC 4756. Ba trong số những ngôi sao
nổi bật nhất của nó tạo thành hình dạng của một tam giác bên phải.
NGC 6709 có:
Xích vĩ: 18h 51m 18s; Xích kinh: +100 19’ 06’’; Kinh độ: 420120’; Vĩ độ: 40715’.
Khoảng cách đến trái đất: 1075 ps ; cấp sao nhìn thấy m = 6,7.
Tuổi của cụm sao: 315 triệu năm.
Kết quả chụp cụm sao mở NGC 6709 qua CCD ST7 với kính lọc màu trắng (hình
4.18):
75
Luận văn tốt nghiệp 2011 Khoa Vật Lý
Nguyễn Phước
Các bước xử lý ảnh của cụm sao NGC6709:
Bước 1: Khử nhiễu
Lấy từng tấm hình của NGC 6709 chụp Light (hình 4.18) trừ Dark ta được (hình
4.20).
Lấy Flat field (hình 4.21) trừ Dark ta được (hình 4.22). Sau đó lấy (hình 4.20)
chia cho (hình 4.22) được (hình 4.23) như thế là ta đã khử nhiễu hình ảnh NGC6709.
Lần lượt khử nhiễu với các tấm hình còn lại.
Hình 4.18: NGC6709 chụp qua kính lọc trắng
76
Luận văn tốt nghiệp 2011 Khoa Vật Lý
Nguyễn Phước
Hình 4.20: NGC6709 – Dark
Hình 4.21: Flat field
Hình 4.19: Dark
77
Luận văn tốt nghiệp 2011 Khoa Vật Lý
Nguyễn Phước
Các tấm hình đã được khử nhiễu của NGC6709 như (hình 4.24).
Hình 4.22: Flat field – Dark
Hình 4.23: NGC6709 đã khử nhiễu
78
Luận văn tốt nghiệp 2011 Khoa Vật Lý
Nguyễn Phước
79
Luận văn tốt nghiệp 2011 Khoa Vật Lý
Nguyễn Phước
Bước 2: Gộp các hình NGC 6709 đã được khử nhiễu (hình 4.24) để được tấm
hình với độ sáng của ngôi sao trong cụm hoàn chỉnh hơn.
Dùng chức năng “command” trong phần mềm IRIS, viết câu lệnh “coregister
ngc6709.13 ngc6709.14” để gộp 2 hình NGC6709.13 và NGC6709.14 (hình 4.25) ta
được (hình 4.26).
Hình 4.24: Cụm sao NGC 6709 đã khử nhiễu
Hình 4.25: NGC6709.13 và NGC 6709.14
80
Luận văn tốt nghiệp 2011 Khoa Vật Lý
Nguyễn Phước
Sau đó ta lấy (hình 4.26), chúng ta tiếp tục gộp với các tấm hình tiếp theo
Ta được kết quả cuối cùng như (hình 4.27).
Bước 3: Fix hàm phân bố xác suất photon đến các phần tử CCD theo phân bố
Gauss.
Hình 4.27: NGC6709 sau khi gộp 10 tấm đã khử nhiễu
Hình 4.26: NGC6709 sau khi gộp NGC6709.13 và NGC6709.14
81
Luận văn tốt nghiệp 2011 Khoa Vật Lý
Nguyễn Phước
Chọn ngôi sao cần fix theo phân bố Gauss (hình 4.28).
Nhấp chuột phải chọn Shape như (hình 4.29).
Sau đó nhấp chuột trái ta fix đồ thị phân bố xác suất photon đến phần tử CCD
theo phân bố Gauss như (hình 4.30), qua đó cho biết thông số để tìm FWHM và diện
tích đỉnh của hàm phân bố.
Hình 4.28: Chọn ngôi sao để fix phân bố theo hàm Gauss
Hình 4.29: Chọn lệnh Shape
82
Luận văn tốt nghiệp 2011 Khoa Vật Lý
Nguyễn Phước
Bước 4: Tìm cấp sao nhìn thấy của từng ngôi sao trong cụm NGC6709.
FWHM của ngôi sao trên là 4,5 chọn R1 = 14.
Trong (hình 4.31) ta tìm được cấp sao nhìn thấy của ngôi sao có X = 258, Y =
377 là m = 3,042.
Với các đối tượng quang trắc được chụp qua kính lọc B, V, ta áp dụng các bước
xử lý tương tự như trên thì ta tìm được cấp sao nhìn thấy của từng ngôi sao trong cụm
sao cần quang trắc, từ đó ta vẽ được họa đồ H – R thể hiện sự phân bố của các ngôi
sao trong cụm sao, đồng thời tìm được nhiệt độ của cụm sao qua công thức
8540
( ) 0,865B V
KT
m m
.
Hình 4.30: Fix theo phân bố Gauss
83
Luận văn tốt nghiệp 2011 Khoa Vật Lý
Nguyễn Phước
Cấp sao của các sao trong cụm sao mở NGC 6709
Bảng 4.8: Số liệu các sao trong NGC 6709
STT X Y R1 R2 R3 Cấp sao
1 258 377 14 20 25 3,042
2 765 401 14 20 25 3,050
3 289 368 14 20 25 1,927
4 249 449 14 20 25 3,092
5 458 380 14 20 25 3,991
6 618 430 14 20 25 3,989
7 623 335 14 20 25 4,712
8 53 344 14 20 25 5,124
9 39 241 14 20 25 4,419
10 422 65 14 20 25 4,402
11 407 128 14 20 25 5,059
12 492 455 14 20 25 4,839
13 181 325 14 20 25 4,661
Hình 4.31: Cấp sao nhìn thấy của một ngôi sao trong
cụm NGC6709
84
Luận văn tốt nghiệp 2011 Khoa Vật Lý
Nguyễn Phước
14 378 484 14 20 25 4,873
15 296 156 14 20 25 3,865
16 206 156 15 20 25 5,892
17 109 183 15 20 25 6,185
18 97 246 15 20 25 6,047
19 198 227 15 20 25 6,250
20 378 363 15 20 25 5,941
21 560 97 15 20 25 5,609
22 541 316 15 20 25 5,609
23 758 413 15 20 25 6,505
24 165 161 15 20 25 6,363
25 525 356 15 20 25 6,287
26 303 289 15 20 25 6,863
27 396 440 15 20 25 6,256
28 138 298 15 20 25 7,823
29 311 248 15 20 25 7,177
30 596 244 15 20 25 8,153
31 543 315 15 20 25 6,370
Cấp sao nhìn thấy trung bình của cụm sao NGC6709 chụp được qua kính
Takahashi và CCD ST7: m = 5,09.
85
Luận văn tốt nghiệp 2011 Khoa Vật Lý
Nguyễn Phước
PHỤ LỤC
Danh sách các cụm sao chụp được và so sánh với hình ảnh trên Internet
1. Ngày 19/10/2010
Đối tượng quang trắc: Sao sirius, có xích vĩ -16042’58,017’’; xích kinh 6 h 45 m. Cấp
sao nhìn thấy m = - 1,46.
Cấp sao nhìn thấy tính được m = - 1,50.
2. Ngày 30/11/2010
Đối tượng quang trắc: Cụm Sao mở M50, có xích vĩ -80 20’ ; xích kinh 7 h 3,2 m.
Hình 1: Sirius chụp qua kính
Takahashi và CCD ST7 trường
ĐH Sư Phạm TP.HCM
Hình 2: Sirius trên trang wikipedia
Hình 4: M50 trên trang seds.org Hình 3: M50 chụp qua kính
Takahashi và CCD ST7 trường
ĐH Sư Phạm TP.HCM
86
Luận văn tốt nghiệp 2011 Khoa Vật Lý
Nguyễn Phước
3. Ngày 7/12/2010
Đối tượng quang trắc: Cụm Sao mở M44, có xích vĩ 190 59’; xích kinh 8 h 40 m.
4. Ngày 16/12/2010
Đối tượng quang trắc: Cụm Sao mở Hyades, M44, M45, NGC2169, NGC2232,
NGC2244.
Cụm sao mở Hyades
Có: Xích vĩ 150 52’; xích kinh 4 h 27 m.
Hình 6: M44 trên trang nightskyinfo Hình 5: M44 chụp qua kính
Takahashi và CCD ST7 trường
ĐH Sư Phạm TP.HCM
Hình 7: Hyades chụp qua kính
Takahashi và CCD ST7 trường
ĐH Sư Phạm TP.HCM
Hình 8: Hyades trên trang wikipedia
87
Luận văn tốt nghiệp 2011 Khoa Vật Lý
Nguyễn Phước
Cụm sao mở M44
Có: Xích vĩ 190 59’; xích kinh 8 h 40 m.
Cụm sao mở M45
Có: Xích vĩ 240 7’ ; xích kinh 3 h 47 m
Hình 9: M44 chụp qua kính
Takahashi và CCD ST7 trường
ĐH Sư Phạm TP.HCM
Hình 10: M44 trên trang nightskyinfo
Hình 11: M45 chụp qua kính
Takahashi và CCD ST7 trường
ĐH Sư Phạm TP.HCM
Hình 12: M45 trên trang wikipedia
88
Luận văn tốt nghiệp 2011 Khoa Vật Lý
Nguyễn Phước
Cụm sao mở NGC2169
Có: Xích vĩ 130 57’ ; xích kinh 6 h 8,4 m.
Cụm sao mở NGC2232
Có: Xích vĩ - 40 50’ ; xích kinh 6 h 28 m.
Hình 15: NGC2232 chụp qua kính
Takahashi và CCD ST7 trường
ĐH Sư Phạm TP.HCM
Hình 16: NGC2232 trên trang wikipedia
Hình 13: NGC2169 chụp qua kính
Takahashi và CCD ST7 trường
ĐH Sư Phạm TP.HCM
Hình 14: NGC2169 trên trang wikipedia
89
Luận văn tốt nghiệp 2011 Khoa Vật Lý
Nguyễn Phước
Cụm sao mở NGC2244
Có: Xích vĩ 40 56’ ; xích kinh 6 h 31 m.
5. Ngày 19/12/2010
Đối tượng quang trắc: Cụm Sao mở Hyades, có xích vĩ 150 52’; xích kinh 4 h 27 m.
Hình 18: NGC2244 trên trang Univice.ac Hình 17: NGC2244 chụp qua kính
Takahashi và CCD ST7 trường
ĐH Sư Phạm TP.HCM
Hình 19: Hyades chụp qua kính
Takahashi và CCD ST7 trường
ĐH Sư Phạm TP.HCM
Hình 20: Hyades trên trang wikipedia
90
Luận văn tốt nghiệp 2011 Khoa Vật Lý
Nguyễn Phước
6. Ngày 20/12/2010
Đối tượng quang trắc: Cụm Sao mở M44, M50, NGC1918
Cụm sao mở M44
Có: Xích vĩ 190 59’ ; xích kinh 8 h 40 m.
Cụm sao mở M50
Có: Xích vĩ -80 20’ ; xích kinh 7 h 3,2 m.
Hình 22: M44 trên trang nightskyinfo Hình 21: M44 chụp qua kính
Takahashi và CCD ST7 trường
ĐH Sư Phạm TP.HCM
Hình 23: M50 chụp qua kính
Takahashi và CCD ST7 trường
ĐH Sư Phạm TP.HCM
Hình 24: M50 trên trang seds.org
91
Luận văn tốt nghiệp 2011 Khoa Vật Lý
Nguyễn Phước
Cụm sao mở NGC1918
Có: Xích vĩ - 690 39’ ; xích kinh 5 h 19 m.
7. Ngày 27/12/2010
Đối tượng quang trắc: Cụm Sao mở Mel25 hyades, M45, NGC1981.
Cụm sao mở Mel25 hyades.
Có: Xích vĩ 160 00’ ; xích kinh 4 h 31 m.
Hình 25: NGC1918 chụp qua kính Takahashi và CCD ST7
trường ĐH Sư Phạm TP.HCM
Hình 26: Mel25hyades chụp qua
kính Takahashi và CCD ST7
trường ĐH Sư Phạm TP.HCM
Hình 27: Mel25hyades trên trang
seds.org
92
Luận văn tốt nghiệp 2011 Khoa Vật Lý
Nguyễn Phước
Cụm sao mở M45
Có: Xích vĩ 240 7’ ; xích kinh 3 h 47 m.
Cụm sao mở NGC1981
Có: Xích vĩ - 40 25’ ; xích kinh 5 h 35 m.
Hình 29: M45 trên trang wikipedia Hình 28: M45 chụp qua kính
Takahashi và CCD ST7 trường
ĐH Sư Phạm TP.HCM
Hình 30: NGC1981 chụp qua kính
Takahashi và CCD ST7 trường
ĐH Sư Phạm TP.HCM
Hình 31: NGC1981 trên trang wikipedia
93
Luận văn tốt nghiệp 2011 Khoa Vật Lý
Nguyễn Phước
8. Ngày 6/1/2011
Đối tượng quang trắc: Cụm Sao mở NGC1918, NGC2232, NGC2244
Cụm sao mở NGC1918
Có: Xích vĩ - 690 39’ ; xích kinh 5 h 19 m.
Cụm sao mở NGC2232
Có: Xích vĩ - 40 50’ ; xích kinh 6 h 28 m.
Hình 32: NGC1918 chụp qua kính Takahashi và CCD ST7
trường ĐH Sư Phạm TP.HCM
Hình 34: NGC2232 trên trang wikipedia Hình 33: NGC2232 chụp qua kính
Takahashi và CCD ST7 trường
ĐH Sư Phạm TP.HCM
94
Luận văn tốt nghiệp 2011 Khoa Vật Lý
Nguyễn Phước
Cụm sao mở NGC2244
Có: Xích vĩ 40 56’ ; xích kinh 6 h 31 m.
9. Ngày 21/1/2011
Đối tượng quang trắc: Cụm Sao NGC2232, có xích vĩ - 40 50’ ; xích kinh 6 h 28 m.
10. Ngày 24/1/2011
Đối tượng quang trắc: Cụm Sao mở NGC2244, có xích vĩ 40 56’ ; xích kinh 6 h 31 m.
Hình 36: NGC2244 trên trang Univice.ac Hình 35: NGC2244 chụp qua kính
Takahashi và CCD ST7 trường
ĐH Sư Phạm TP.HCM
Hình 38: NGC2232 trên trang wikipedia Hình 37: NGC2232 chụp qua kính
Takahashi và CCD ST7 trường
ĐH Sư Phạm TP.HCM
95
Luận văn tốt nghiệp 2011 Khoa Vật Lý
Nguyễn Phước
11. Ngày 8/3/2011
Đối tượng quang trắc: Cụm Sao mở IC4665, M18, M21, M44, M67.
Cụm sao cầu M5, M10, M12, M53.
Cụm sao mở IC4665
Có: Xích vĩ 50 43’ ; xích kinh 17 h 46 m.
Cụm sao mở M18
Hình 34: NGC2244 trên trang Univice.ac
Hình 41: IC4665 chụp qua kính
Takahashi và CCD ST7 trường
ĐH Sư Phạm TP.HCM
Hình 42: IC4665 trên trang Univice.ac
Hình 39: NGC2244 chụp qua kính
Takahashi và CCD ST7 trường
ĐH Sư Phạm TP.HCM
Hình 40: NGC2244 trên trang Univice.ac
96
Luận văn tốt nghiệp 2011 Khoa Vật Lý
Nguyễn Phước
Có: Xích vĩ - 170 8’ ; xích kinh 18 h 19,9m.
Cụm sao mở M21
Có: xích vĩ - 220 30’ ; xích kinh 18 h 4,6 m.
Cụm sao mở M44
Có: Xích vĩ 190 59’ ; xích kinh 8 h 40,1m.
Hình 43: M18 chụp qua kính
Takahashi và CCD ST7 trường
ĐH Sư Phạm TP.HCM
Hình 44: M18 trên trang wikipedia
Hình 45: M21 chụp qua kính
Takahashi và CCD ST7 trường
ĐH Sư Phạm TP.HCM
Hình 46: M21 trên trang wikipedia
97
Luận văn tốt nghiệp 2011 Khoa Vật Lý
Nguyễn Phước
Cụm sao mở M67
Có: Xích vĩ 110 49’ ; xích kinh 8 h 40,1m.
Cụm sao mở NGC6709
Có: Xích vĩ 100 19’ ; xích kinh 18 h 51 m.
Hình 47: M44 chụp qua kính
Takahashi và CCD ST7 trường
ĐH Sư Phạm TP.HCM
Hình 48: M44 trên trang nightskyinfo
Hình 49: M67 chụp qua kính
Takahashi và CCD ST7 trường
ĐH Sư Phạm TP.HCM
Hình 50: M67 trên trang nightskyinfo
98
Luận văn tốt nghiệp 2011 Khoa Vật Lý
Nguyễn Phước
Cụm sao cầu M5
Có: Xích vĩ 20 05’ ; xích kinh 15 h 18,6 m.
Cụm sao cầu M10
Có: Xích vĩ - 40 06’ ; xích kinh 16 h 47 m.
Hình 51: NGC6709 chụp qua kính
Takahashi và CCD ST7 trường
ĐH Sư Phạm TP.HCM
Hình 52: NGC6709 trên trang wikipedia
Hình 53: M5 chụp qua kính
Takahashi và CCD ST7 trường
ĐH Sư Phạm TP.HCM
Hình 54: M5 trên trang wikipedia
99
Luận văn tốt nghiệp 2011 Khoa Vật Lý
Nguyễn Phước
Cụm sao cầu M12
Có: Xích vĩ - 10 56’ ; xích kinh 16 h 47 m.
Cụm sao cầu M53
Có: Xích vĩ - 40 25’ ; xích kinh 5 h 35 m.
Hình 55: M10 chụp qua kính
Takahashi và CCD ST7 trường
ĐH Sư Phạm TP.HCM
Hình 56: M10 trên trang wikipedia
Hình 57: M12 chụp qua kính
Takahashi và CCD ST7 trường
ĐH Sư Phạm TP.HCM
Hình 58: M12 trên trang wikipedia
100
Luận văn tốt nghiệp 2011 Khoa Vật Lý
Nguyễn Phước
Hình 59: M53 chụp qua kính
Takahashi và CCD ST7 trường
ĐH Sư Phạm TP.HCM
Hình 60: M53 trên trang wikipedia
101
Luận văn tốt nghiệp 2011 Khoa Vật Lý
Nguyễn Phước
KẾT LUẬN
Trong luận văn em đã tìm hiểu và nghiên cứu được những kết quả sau:
Tìm hiểu thế nào gọi là cụm sao mở, quá trình hình thành và các đặc trưng của
cụm sao mở.
Trong luận văn em đã trình bày chi tiết các bước lập kế hoạch quan sát để qua đó
biết được cụm sao nào có thể quan sát tại thành phố Hồ Chí Minh trong một khoảng
thời gian bất kỳ, giúp chúng ta có kế hoạch quang trắc tốt nhất.
Các bước điều khiển kính TAKAHASHI để quan sát một cụm sao mở hay cụm
sao cầu cũng được nêu chi tiết trong luận văn.
Nêu cách sử dụng CCD ST7 để chụp cụm sao mở hay cụm sao cầu qua các kính
lọc. Vì kính lọc màu đỏ, xanh dương và xanh da trời bị hỏng nên trong luận văn em
chỉ trình bày cách chụp đối tượng qua kính lọc trắng. Từ đó áp dụng tương tự cho các
kính lọc màu khác.
Em cũng đã trình bày cách sử dụng phần mềm IRIS để xử lý hình ảnh, từ đó tìm
được cấp sao nhìn thấy của từng ngôi sao trong cụm sao quang trắc.
Vì các kính lọc màu bị hỏng, nên em chỉ tìm cấp sao nhìn thấy của các ngôi sao
trong cụm sao mà chưa vẽ họa đồ H – R và tìm nhiệt độ của cụm sao.
Vì đề tài phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, nhưng khi nhận đề tài thì ở thành phố
Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng của 2 cơn bão ở Miền Trung và nhiều ngày áp thấp nhiệt
đới làm cho em và Thầy hướng dẫn gặp nhiều khó khăn để thực hiện công việc của
mình. Vì thời gian làm luận văn không dài, điều kiện thời tiết không thuận lợi; tìm
hiểu phương pháp quang trắc và sử dụng các phần mềm điều khiển rất bỡ ngỡ với em,
nên trong luận văn khó tránh khỏi những sai sót, em kính mong các Thầy, Cô sửa chữa
và góp ý để em rút ra những kinh nghiệm và hoàn thiện hơn sau này.
102
Luận văn tốt nghiệp 2011 Khoa Vật Lý
Nguyễn Phước
KIẾN NGHỊ VỀ NHỮNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO
Em có 4 kiến nghị để nghiên cứu tiếp lĩnh vực đã tìm hiểu được thông qua đề tài
này.
Thứ nhất: Mong khoa và nhà trường tạo điều kiện cho đài thiên văn của khoa Vật
Lý được trang bị các kính lọc đã bị hỏng. Qua đó có thể chụp cụm sao cầu và cụm sao
mở qua các kính lọc từ đó vẽ được họa đồ H – R và tìm nhiệt độ cụm sao quan sát mà
trong đề tài em còn thiếu sót.
Thứ hai: Sử dụng kính TAKAHASHI chụp cụm sao mở, cụm sao cầu qua thiết bị
trắc phổ từ đó đi phân tích phổ của cụm sao từ đó biết được các thông số như: Độ
trưng, nhiệt độ, cấp sao nhìn thấy, khoảng cách đến Trái Đất và tuổi của cụm sao đó.
Thứ ba: Cái gì là nguồn gốc của quang phổ khối lượng sao.
Thứ tư: Nghiên cứu kỹ hơn về sự hình thành sao và hành tinh.
Em rất mong có cơ hội để nghiên cứu nhiều hơn nữa các lĩnh vực thuộc về Thiên
Văn Học.
103
Luận văn tốt nghiệp 2011 Khoa Vật Lý
Nguyễn Phước
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
[1] Trần Quốc Hà (2008), Giáo Trình Thiên Văn Học Đại Cương, Ban ấn bản phát
hành nội bộ Đại Học Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.
[2] Lê Thị Thu Huệ (2010), Luận Văn Tốt Nghiệp, Trường Đại Học Sư Phạm TP. Hồ
Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.
[3] Đặng Mộng Lân, Ngô Quốc Quýnh (1976), Từ Điển Vật Lý Anh – Việt, Nhà xuất
bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội, TP. Hà Nội.
[4] Lê Phước Lộc (1993), Bài Tập Và Hướng Dẫn Quan Sát Thiên Văn, Trường Đại
Học Cần Thơ Khoa Toán Lý, TP. Cần Thơ.
[5] Nguyễn Đình Noãn, Phan Văn Đồng, Nguyễn Đình Huân, Nguyễn Quỳnh Lan
(2008), Giáo Trình Vật Lý Thiên Văn, Nhà xuất bản giáo dục, TP. Việt Trì - Phú Thọ.
Tiếng Anh
[6] A. C. Phillips (2003), The Physics Of Stars, Department of Physics and Astronomy
the University of Manchester, England.
[7] H. B. Ann and S. H. Lee (2002), BOAO Photometric Survey Of Galactic Open
Cluster. Physical Parameters Of 12 Open Cluster, Department of Earth science Pussan
National University, Korea.
[8] Stenve B.Howell (2000), Handbook Of CCD Astronomy, Cambridge University
Press, New York.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- su_dung_kinh_takahashi_nghien_cuu_quang_trac_cum_sao_mo_rong_open_cluster_8976.pdf