Luận văn Sử dụng lao động tỉnh Tây Ninh thực trạng và giải pháp

Thông qua thực trạng nguồn lao động của tỉnh Tây Ninh: - Tỉnh có nguồn lao động dồi dào góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế song cũng là một áp lực lớn trong việc giải quyết việc làm cho người lao động. Do đó, vấn đề thiếu việc làm và thất nghiệp của tỉnh Tây Ninh khá cao. - Chất lượng lao động nguồn lao động còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế chung của cả nước. Cơ cấu lao động qua đào tạo, cơ cấu lao động đang làm việc, cơ cấu về trình độ chuyên môn kỹ thuật còn bất hợp lý. Phân bố lao động giữa thành thị và nông thôn có sự chênh lệch mạnh gây ra tình trạng mất cân đối giữa các khu vực. - Cơ cấu lao động theo ngành và theo thành phần kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng vẫn còn chậm. - Trên cơ sở đó luận văn đã đưa ra những dự báo nguồn lao động và những giải pháp thích hợp cho sự phát triển lao động và sử dụng lao động có hiệu quả trong tương lai. Đồng thời đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng cho người lao động.

pdf103 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 3877 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Sử dụng lao động tỉnh Tây Ninh thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
020 là 1.170.830 ngườ 3.2. Dự báo cung - cầu lao động đến năm 2020 3.2.1. Dự báo nguồn lao động giai đoạn 2011-2020 3.2.1.1. Dân số Dân số 2015 toàn tỉnh đến năm 2015 sẽ đạt khoảng 1.119.536 người, năm 2020 là 1.170.830 người. Dân số thành thị tăng nhanh về số tuyệt đối và tương đối, năm 2015 là 188.195 người, chiếm 16,81% dân số, năm 2020 là 231.355 người, chiếm 19,76% dân số. Bảng 3.1. Hiện trạng và dự báo dân số tỉnh Tây Ninh đến năm 2020 CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ Hiện trạng Quy hoạch 2009* 2010 2015 2020 Dân số TB % 1.066.513 1.075.170 1.119.536 1.170.830 Tỷ lệ tăng tự nhiên % 1,09 1,00 0,98 0,95 Tỷ lệ tăng cơ học Người -0,11 -0,09 -0,06 -0,04 Số người độ tuổi lao động Người 738.598 753.045 801.617 829.345 (*)Dân số năm 2009 là dân số điều tra ngày 01/4/2009 Nguồn: Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tây Ninh, 2009 3.2.1.2. Nguồn lao động Dân số tỉnh Tây Ninh từ 15 tuổi trở lên phân theo giới tính Dân số 15 tuổi trở lên đến năm 2015 là 886.516 người chiếm 79,1% tổng dân số, năm 2020 là 950.375 người, chiếm 81,1% tổng dân số. Bảng 3.2: Dự báo nguồn lao động Tây Ninh giai đoạn 2010 – 2020 Đơn vị: Người Năm 2010 2015 2020 Dân số 1.075.170 1.119.536 1.170.830 Dân số hoạt động kinh tế 623.120 698.043 765.147 Dân số không hoạt động kinh tế 196.658 194.590 171.638 Lao động Nông-Lâm-Ngư 612.379 695.237 799.823 Nguồn: Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tây Ninh, 2009 Số người trong độ tuổi lao động Dân số trong độ tuổi lao động tăng bình quân 14,5 ngàn người/năm, đến năm 2015 dân số trong độ tuổi lao động là 771.711 người chiếm 68,93% tổng dân số; năm 2020 là 793.827 người, chiếm 68,12% tổng dân số. Dân số trong độ tuổi lao động của nam cao hơn nữ và tỷ lệ này tương đối ổn định trong giai đoạn từ 2010 - 2020. Năm 2010, dân số trong độ tuổi lao động của nam là 397.843 người, chiếm tỷ lệ 52,83% tổng dân số trong độ tuổi, tăng lên 424.221 người năm 2020 và tỷ lệ 53,44%. Bảng 3.3: Phân bố dân số tỉnh Tây Ninh từ 15 tuổi trở lên theo giới tính Năm Tổng dân số (người) Dân số từ 15 tuổi trở lên (số người) Nam Nữ Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) 2010 1.075.170 818.710 388.265 49,76 392.011 50,24 2011 1.083.771 827.902 411.964 49,76 415.938 50,24 2012 1.092.442 835.950 416.052 49,77 419.898 50,23 2013 1.101.181 852.061 424.071 49,77 427.990 50,23 2014 1.109.991 865.978 431.084 49,78 434.894 50,22 2015 1.119.536 886.516 441.396 49,79 445.120 50,21 2016 1.129.612 893.959 445.192 49,80 448.767 50,20 2017 1.139.778 908.440 452.585 49,82 455.855 50,18 2018 1.150.036 922.689 459.776 49,83 462.913 50,17 2019 1.160.387 938.305 467.745 49,85 470.560 50,15 2020 1.170.830 950.375 473.857 49,86 476.518 50,14 Nguồn: Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tây Ninh, 2009 Số người trên tuổi lao động: Toàn tỉnh tổng số người trên tuổi lao động chiếm bình quân 7,2% tổng dân số. Dân số bước vào tuổi lao động Vào năm 2010 số người bước vào tuổi lao động là 20.335 người, số bước vào tuổi lao động chênh lệch không nhiều trong kỳ dự báo (khoảng 20.208 người mỗi năm). Số ra khỏi tuổi lao động có sự tăng dần từ khoảng 5000 người năm 2009 lên đến gần 7400 người năm 2015. Qua kết quả dự báo cho thấy, tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên không tham gia hoạt động kinh tế được tính toán từ số liệu những năm 1999 đến năm 2009 và lấy các tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên không hoạt động kinh tế năm 2009 làm năm gốc. (Lấy năm 2009 làm năm gốc để ước lượng vì các tỷ lệ ổn định hơn). Bảng 3.4: Tình trạng hoạt động kinh tế của Dân số 15 tuổi trở lên Đơn vị: người Năm Tổng dân số Dân số 15 tuổi trở lên Dân số HĐKT Dân số không HĐKT Số người Tỷ lệ Số người Tỷ lệ 2010 1.075.170 818.710 623.120 76,11 196658 23,89 2011 1.083.771 827.902 637.733 77,03 199.856 22,97 2012 1.092.442 835.950 651.372 77,92 198.789 22,08 2013 1.101.181 852.061 666.397 78,21 193.077 21,79 2014 1.109.991 865.978 681.698 78,72 190.688 21,28 2015 1.119.536 886.516 698.043 78,74 194.590 21,26 2016 1.129.612 893.959 710.876 79,52 189.162 20,48 2017 1.139.778 908.440 726.934 80,02 189.410 19,98 2018 1.150.036 922.689 739.351 80,13 185.737 19,87 2019 1.160.387 938.305 752.708 80,22 184.752 19,78 2020 1.170.830 950.375 765.147 80,51 171.638 19,49 Dân số 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế là cung lao động, năm 2010 là 623.120 và 2015 là 698.043 người. Giai đoạn 2011-2015 tăng bình quân 1,82%/năm tương ứng khoảng 13.000; đến năm 2020 là 765.147 người. Giai đoạn 2011 – 2020: Tăng bình quân 1,48 %/ năm khoảng 12.000 người / năm. Trung bình hàng năm cung LLLĐ trong độ tuổi tăng thêm khoảng 12,5 ngàn người/năm thời kỳ 2011-2020. Đây là một thách thức không nhỏ cho Tỉnh trong việc đào tạo nghề, giải quyết công ăn việc làm cho những người mới gia nhập thị trường lao động. Đồng thời là vấn đề cần giải quyết cho phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu của tỉnh trong giai đoạn tới. 3.2.2 Dự báo cầu lao động thời kỳ 2011-2020 Dự báo cầu về lao động được xây dựng dựa trên dự báo giá trị gia tăng (hoặc GDP theo ngành), tính theo giá cố định của các ngành: nông nghiệp, công nghiêp - xây dựng, thương mại dịch vụ. Sử dụng kết quả dựa báo GDP các ngành theo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tây Ninh đến năm 2020. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2011-2020 khoảng 15,0-15,5%. Trong đó, nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng bình quân 5,5-6,0%, công nghiệp và xây dựng tăng bình quân khoảng 20,0-21,0%, khu vực dịch vụ khoảng 14,5-15,0%. Bảng 3.5: Dự báo GDP và cơ cấu GDP đến năm 2020 Đơn vị: Tr.đồng Năm Tổng số Nông- Lâm-Ngư nghiệp Công nghiệp- xây dựng Dịch vụ GDP Tỷ trọng GDP Tỷ trọng GDP Tỷ trọng 2010 12.989 3.482 26,8 3.763 29,0 5.745 44,2 2015 24.955 4.550 18,2 9.294 37,2 11.110 44,5 2020 51.886 5.947 11,5 23.297 44,9 22.642 43,6 Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh. Định hướng chiến lược phát triển bền vững tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2010 - 2020 Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, tạo chuyển biến mạnh về tốc độ phát triển, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Nâng cao chất lượng nguồn lao động, không ngừng cải thiện nâng cao đời sống nhân dân, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội. Tạo tiền đề để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá nhằm thực hiện thành công mục tiêu tổng quát đến 2020. Với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu lao động, phương án đưa ra ước lượng năng suất lao động trong ngành nông - lâm - ngư nghiệp sẽ tăng nhanh hơn, ngành công nghiệp và xây dựng áp dụng đa dạng cả công nghệ cao và công nghệ trung bình, phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống, nhằm thu hút nhiều lao động từ khu vực nông nghiệp nông thôn. Ngành thương mại dịch vụ đa dạng hoá các lĩnh vực vừa có loại hình dịch vụ cao cấp như phát triển hệ thống Ngân hàng, Bảo hiểm, Tài chính phát triển khách sạn, nhà hàng cùng với mở mang các loại hình dịch vụ cá nhân và công cộng thông thường nhằm thu hút lao động tạo sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu lao động trong nền kinh tế. Biểu đồ 3.1: Dự báo cơ cấu kinh tế tỉnh Tây Ninh (2010-2020) Kết quả dự báo theo mục tiêu gắn với chương trình phát triển mạnh các khu công nghiệp, đẩy nhanh quá trình đô thị hoá. Tây Ninh thuận lợi cho việc phát triển một ngành nông nghiệp sinh thái đa dạng, cùng với phát triển các loại hình thương mại dịch vụ, phục vụ cho các ngành kinh tế tiến tới một nền sản xuất hiện đại, đáp ứng nền kinh tế thị trường cạnh tranh. Ngành thương mại-dịch vụ phát triển đa dạng các loại hình, hình thành các trung tâm thương mại ở thành thị, các cụm thương mại ở nông thôn, hệ thống chợ. Phát triển các hình thức dịch vụ thương mại tiên tiến phù hợp điều kiện địa phương như : dịch vụ mạng, Ngân hàng, Bảo hiểm, Thị trường chứng khoán.... Vì vậy cơ cấu lao động có sự thay đổi tích cực. Với mục tiêu tạo nhiều việc làm, giảm thất nghiệp cho người lao động; giảm và duy trì tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên xuống chỉ còn từ 3-4% trong tổng cung lao động, ngành thương 26.8 29 44.2 0 2010 18.2 37.2 44.5 0 2015 11.5 44.9 43.6 0 2020 Nông-Lâm-Ngư nghiệp Công nghiệp -Xây dựng Dịch vụ mại dịch vụ vừa phát triển theo chiều sâu, vừa phát triển mạnh theo chiều rộng, với mục tiêu đa dạng hoá ngành tạo nhiều công ăn việc làm, thu hút lao động chuyển dịch từ ngành nông- lâm-ngư nghiệp. Theo phương án này, kinh tế Tây Ninh sẽ có bước chuyển biến lớn tiệm cận với trình độ phát triển chung của vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, với đòi hỏi về huy động nguồn lực không quá lớn, có thể thực hiện được. Năm 2015 nhu cầu sử dụng 695.237 lao động, năm 2020 sử dụng 799.823 người. Giai đoạn 2011 – 2015, tốc độ tăng bình quân 1,86% năm, mỗi năm tạo ra khoảng 11.500 chỗ làm việc mới. Giai đoạn 2016 – 2020, tốc độ tăng bình quân 2,27% năm, thu hút khoảng 16.300 người/ năm. Năm 2020 có khả năng thiếu lao động, nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn duy trì trên 15,6% năm. Bảng 3.6: Dự báo nhu cầu lao động và cơ cấu lao động theo ngành Đơn vị: người Năm Tổng số Nông- Lâm- Ngư Công nghiệp-xây dựng Dịch vụ Nhu cầu Tỷ trọng Nhu cầu Tỷ trọng Nhu cầu Tỷ trọng 2010 612.379 284.940 46,5 138.704 22,6 188.735 30,8 2011 633.898 281.134 44,3 150.551 23,7 202.340 31,9 2012 648.706 273.624 42,1 161.398 24,8 213.684 32,9 2013 663.859 264.481 39,8 173.798 26,1 225.646 33,9 2014 679.367 256.529 37,7 184.992 27,2 237.914 35,0 2015 695.237 248.895 35,8 196.335 28,2 250.077 35,9 2016 714.999 241.241 33,7 208.851 29,2 264.979 37,1 2017 735.322 230.744 31,3 222.435 30,2 282.217 38,4 2018 756.223 223.010 29,5 234.051 30,9 299.162 39,6 2019 777.717 219.394 28,2 243.814 31,3 314.509 40,5 2020 799.823 215.392 26,9 254.264 31,8 330.247 41,3 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tây Ninh,2009 Về cơ cấu lao động làm việc trong các ngành kinh tế: năm 2015. Tỷ lệ lao động làm việc trong ngành nông - lâm ngư - nghiệp đã giảm xuống còn 35,80%; tỷ lệ lao động làm việc trong ngành thương mại dịch vụ là cao nhất chiếm tới 35,87%; ngành công nghiệp xây dựng có tỷ lệ lao động trong tổng số chung là 28,24%. Như vậy theo phương án này, cơ cấu lao động đã có sự tiến bộ, lao động trong nông nghiệp chiếm tỷ trọng thấp nhất, với xu hướng phát triển kinh tế và hướng áp dụng khoa học công nghệ như vậy thì lao động trong ngành nông nghiệp sẽ giảm xuống nữa, đến năm 2020 chỉ còn chiếm từ 26-27% trong tổng lao động, ngành thương mại-dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất 41,29%. 3.4.3. Nhận định cung cầu lao động Tây Ninh thời kỳ 2011-2020 Trong giai đoạn 2011-2020, tổng số người có nhu cầu việc làm bình quân hàng năm là 703,026 ngàn, trong khi đó số việc làm được tạo ra từ các chiến lược phát triển Kinh tế - Xã hội là 710,515 ngàn. Như vậy nếu trừ đi số thất nghiệp cho phép (được tính bằng tổng số lao động trong độ tuổi khu vực thành thị nhân với tỷ lệ thất nghiệp cho phép), thì số người cần phải giải quyết việc làm bình quân hàng năm thông qua các chương trình khác (xuất khẩu lao động, chương trình 120...) cho giai đoạn 2011-2015 là 14,176 ngàn. Biểu đồ 3.2: Cung - cầu lao động Tây Ninh 2010-2020 Tuy nhiên, trong giai đoạn từ 2016-2020, do tốc độ phát triển của nền kinh tế vẫn tiếp tục duy trì với tốc độ tăng trưởng cao, trong khi mức tăng cung lao động giảm dần (do tốc độ tăng dân số tự nhiên giai đoạn 2016-2020 thấp) nên Tây Ninh không hề có áp lực giải quyết việc. Cụ thể, từ năm 2016 đến năm 2020 nhu cầu việc làm của nền kinh tế luôn lớn hơn cung lao động của số người trong đô tuổi hoạt động kinh tế, đến năm 2016, Tây Ninh đã thiếu hụt 4,1 ngàn lao động; thậm chí tới năm 2020, Tây Ninh sẽ thiếu hụt khoảng 34,67 ngàn lao động. Hệ thống ngành, nghề đào tạo gắn liền với quá trình phát triển và phân bố lực lượng sản xuất và xu hướng phát triển kinh tế của địa phương. Vì vậy, ngành, nghề đào tạo phải 0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 700,000 800,000 900,000 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 cầu cung phù hợp và dựa trên cơ sở phân bố lực lượng sản xuất, tham gia vào phát triển kinh tế - xã hội. Tây Ninh là tỉnh có quy mô vừa phải về diện tích. Tuy nhiên xét về các điều kiện tự nhiên, các điều kiện và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội trong triển vọng đến năm 2020, Tây Ninh có thể phân thành 3 vùng phát triển kinh tế - xã hội.Trên cơ sở 3 vùng phát triển kinh tế xã hội này; vấn đề hệ thống ngành, nghề đào tạo cần căn cứ với định hướng phát triển; cụ thể như sau: Vùng phía Bắc tỉnh + Phát triển nông nghiệp theo hướng hình thành vùng các cây công nghiệp tập trung bảo đảm cơ sở nguyên liệu cho phát triển công nghiệp chế biến. + Phát triển du lịch theo hướng kết hợp du lịch văn hóa và du lịch sinh thái. + Phát triển kinh tế cửa khẩu với quy mô hợp lý nhằm tạo điều kiện nâng cao tiềm lực kinh tế. + Hình thành các cụm công nghiệp quy mô vừa, hợp lý gắn với việc bố trí lại dân cư theo hướng hình thành các điểm dân cư đô thị. Vùng trung tâm + Tập trung đầu tư phát triển để vùng trở thành trung tâm chính trị kinh tế, xã hội của tỉnh với hạt nhân là Thị xã Tây Ninh (hướng phát triển lên quy mô thành phố trực thuộc). + Tập trung đầu tư phát triển dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ thương mại, bưu chính - viễn thông, tài chính ngân hàng, du lịch... tạo ra sức hút và thúc đẩy các vùng khác phát triển, nhất là vùng phía Bắc tỉnh. + Hình thành và phát triển của các cụm công nghiệp sạch, chất lượng cao, làng nghề tiểu thủ công nghiệp. + Gắn liền sự hình thành phát triển dịch vụ, phát triển các công nghiệp với việc hình thành các khu đô thị và các trung tâm thương mại và dịch vụ hiện đại tại khu vực Trung tâm của tỉnh Vùng phía nam + Tranh thủ các cơ hội lan toả đầu tư từ khu vực thành phố Hồ Chí Minh, tạo ra bước phát triển nhanh chóng trên cơ sở phát triển công nghiệp, dịch vụ. + Xúc tiến đầu tư phát triển các khu, cụm công nghiệp các điểm dân cư đô thị gắn liền sự hình thành và phát triển của các khu, cụm công nghiệp, các trung tâm dịch vụ, trong đó khu công nghiệp Trảng Bàng có vai trò động lực cho sự phát triển. + Phát triển nhanh dịch vụ thương mại, đặc biệt là thương mại quốc tế mà nòng cốt là khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài. + Phát triển các ngành công nghiệp dịch vụ, công nghiệp hướng về xuất khẩu hướng tới khai thác thị trường Căm - Pu -Chia, thị trường Thái Lan... thông qua chương trình hợp tác GMS + Phát triển các khu cụm công nghiệp, nhằm khai thác điều kiện thuận lợi của khu vực phía Nam, nơi có trục đường xuyên á đi qua. + Phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững trên cơ sở khai thác tốt tiềm năng các vùng đất thấp trong vùng. + Hình thành các điểm đô thị, dân cư nông thôn gắn với sự phát triển của các khu cụm công nghiệp và khu kinh tế cưa khẩu, đặc biệt là khu đô thị trong tổng thể khu đô thị Bắc Thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Long An. 3.3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng và sử dụng lao động có hiệu quả phát triển kinh tế tỉnh Tây Ninh 3.3.1. Giải pháp về chính sách, việc làm và cơ chế 3.3.1.1. Giải pháp về chính sách - Có chính sách phát huy các nguồn lực trong tỉnh và đầu tư nước ngoài cho phát triển kinh doanh, nhất là những ngành, lĩnh vực có khả năng thu hút nhiều lao động, trước hết là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các làng nghề, các hộ sản xuất, kinh doanh; - Đẩy mạnh công tác dạy nghề, liên kết đào tạo nghề với các tỉnh, thành phố, giới thiệu việc làm với đa cấp trình độ, chất lượng cao nhằm cung lao động cho thị trường lao động. Đầu tư tập trung nâng cấp trường dạy nghề của tỉnh lên trường Cao đẳng nghề và Trung tâm Dạy nghề Khu vực Nam Tây Ninh thành trung cấp nghề, Thành lập mới Trung tâm Dạy nghề khu vực Bắc Tây Ninh. Đến năm 2010 các cơ sở dạy nghề đủ khả năng đào tạo và cung cấp nguồn tại địa phương, phát triển mạnh các cơ sở dạy nghề ngoài công lập; - Có chính sách miễn, giảm học phí cho lao động học nghề, đặc biệt là lao động do thu hồi đất để sử dụng vào mục đích công, thành lập khu, cụm công nghiệp. Chính sách nhà ở lưu trú cho công nhân nhằm thu hút lao động đáp ứng nhu cầu làm việc tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh. 3.3.1.2. Giải pháp về tạo việc làm - Giải pháp về phát triển kinh tế - xã hội, tạo mở việc làm mới và đảm bảo việc làm + Tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất, đặc biệt là trong nông nghiệp theo hướng đẩy mạnh sản xuất hàng hoá, chú trọng phát triển những sản phẩm có giá trị kinh tế cao, đẩy mạnh công tác xuất khẩu và giữ tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh, bảo đảm duy trì ổn định việc làm cho người lao động đang có việc làm và tạo mở việc làm mới. + Tập trung nguồn lao động đầu tư cơ sở kết cấu hạ tầng cho các cụm khu công nghiệp của tỉnh. Khuyến khích phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ nhằm giải quyết việc làm cho số lao động thất nghiệp, thiếu việc làm và từng bước thu hẹp dần một bộ phận lao động dư thừa trong nông nghiệp, nông thôn. + Thực hiện có hiệu quả các biện pháp quản lý biến động lao động trong các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh tế, bằng việc quy định trách nhiệm thực hiện chế độ báo cáo thống kê tình hình tăng giảm lao động theo định kỳ hàng quý, 6 tháng, năm và chế độ báo cáo thống kê tình hình thu hút lao động của tất cả các chương trình, dự án phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội của các tổ chức hoạt động trên địa bàn tỉnh nhằm kiểm tra chặt chẽ tình hình lao động việc làm trong từng thời điểm và cả kỳ kế hoạch của tỉnh. - Giải pháp về cho vay vốn giải quyết việc làm Mỗi năm Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm đầu tư tạo việc làm cho khoảng 5.000 đến 6.000 lao động , có chính sách đầu tư vốn ưu đãi cho các sở sản xuất thu hút nhiều lao động ( nhất là các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp), đổi mới trang thiết bị, công nghệ để phát triển sản xuất nhằm khai thác tiềm năng lao động làm việc tại chỗ người lao động, điều chỉnh mức vốn vay, thời hạn vay, phù hợp với chu kỳ sản xuất, xây dựng các tổ chức tín dụng nông thôn. - Giải pháp giải quyết việc làm thông qua việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng + Tiếp tục tuyên truyền sâu rộng đến cấp Ủy Đảng, Chính quyền các đoàn thể xã hội trong quần chúng nhân dân về chủ trương, chính sách, ý nghĩa tầm quan trọng của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo - việc làm của tỉnh để mọi người hiểu đầy đủ về quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia xuất khẩu lao động. + Hàng năm trích một phần ngân sách tỉnh lập quỹ để hỗ trợ tài chính đối với công tác đưa người lao động đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng, thực hiện chính sách hỗ trợ tài chính đối với người lao động của địa phương đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài nhằm khuyến khích tạo điều kiện cho mọi người lao động có nguyện vọng và có cơ hội tham gia làm việc có thời hạn tại nước ngoài, trong đó đặc biệt ưu tiên đối với người lao động nghèo, diện chính sách và đồng bào dân tộc. - Giải pháp đào tạo nghề gắn với việc làm Giai đoạn 2006-2010 phấn đấu dạy nghề gắn với tạo việc làm mới và dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn khoảng 10.000 lao động để đến cuối năm 2010 tỷ lệ lao động qua đào tạo và dạy nghề đạt 50% ( lao động qua đào tạo nghề 35%). Để người lao động nghèo có điều kiện thuận lợi tham gia học nghề, đồng thời các cơ sở dạy nghề có nguồn thu đủ bù đắp chi phí và có tích lũy để tồn tại và phát triển ngày càng mạnh, đủ sức đáp ứng nhu cầu dạy và học nghề của xã hội ngày càng phát triển. - Giải pháp dịch vụ việc làm + Giới thiệu việc làm: Trực tiếp giới thiệu người lao động đến tổ chức, cá nhân cần tuyển dụng khi người lao động đáp ứng được các điều kiện cần thiết theo yêu cầu của người sử dụng lao động. + Tư vấn về thị trường lao động: Cung cấp các thông tin về thị trường lao động trong nước và thị trường lao động ở nước ngoài cho người lao động và các tổ chức, cá nhân tuyển dụng lao động về các vấn đề như số lượng lao động thất nghiệp ở từng vùng, tuổi, giới tính, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, văn hóa, sức khỏe, nhu cầu tuyển dụng lao động - Giải pháp thông tin thị trường lao động + Tổ chức đăng ký nhu cầu tìm việc làm của người lao động, nhu cầu thuê mướn lao động của các tổ chức, cá nhân cần sử dụng lao động. + Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn mẫu đăng ký nhu cầu tìm việc làm và nhu cầu tuyển dụng lao động theo các chỉ tiêu cơ bản phù hợp với nhu cầu thị trường lao động thống nhất trong toàn Tỉnh. + Tổ chức sàn giao dịch việc làm nhằm giúp cho người lao động có điều kiện tìm việc làm phù hợp, doanh nghiệp tuyển dụng được lao động đáp ứng nhu cầu sản xuất. - Giải pháp nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác quản lý lao động -việc làm Tổ chức tập huấn về các văn bản mới, phương pháp triển khai thực hiện chương trình việc làm; phương pháp xây dựng dự án, quản lý cho vay vốn quỹ cho vay tạo việc làm cho cán bộ làm công tác lao động -việc làm của các Phòng Nội vụ - Lao động - Thương binh và Xã hội của các huyện, thị xã, cán bộ xã phường, thị trấn. 3.3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lao động 3.3.2.1. Khai thác tiềm năng thế mạnh của tỉnh Tây Ninh để phát triển kinh tế - xã hội tạo ra nhiều việc làm cho người lao động Xây dựng Tây Ninh trở thành một tỉnh công nghiệp vào năm 2020 với hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tương đối hiện đại và đồng bộ, gắn liền với sự phát triển kết cấu hạ tầng của Vùng đô thị Thành phố Hồ Chí Minh và toàn Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Nâng cao tiềm lực và sức cạnh tranh của toàn nền kinh tế, hội nhập thành công, nắm bắt những cơ hội thuận lợi do hội nhập kinh tế quốc tế mang lại nhằm phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững. Để đạt được mục tiêu, căn cứ vào các chính sách của Đảng và Nhà nước đã và sẽ ban hành về công cụ khuyến khích và thúc đẩy phát triển lao động để tỉnh xây dựng cơ chế thông thoáng, giải quyết thủ tục nhanh chóng, nhiệt tình với các nhà đầu tư để thu hút các dự án đầu tư. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, xây dựng chính sách khuyến khích đầu tư của tỉnh phù hợp với từng lĩnh vực với mức ưu đãi cao nhất trong khung pháp lý chung của nhà nước, chú trọng các hình thức đầu tư mới gắn quyền lợi với trách của nhà đầu tư; tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh, tăng thêm nguồn thu mới cho ngân sách tỉnh. Thực hiện chế độ ưu đãi về sử dụng đất đai, giảm tiền thuê đất, vay vốn ưu đãi để đầu tư xây dựng các cơ sở phát triển nhân lực, cấp kinh phí mua sắm trang thiết bị giảng dạy, có chế độ ưu đãi với giáo viên Tây Ninh hiện đã và đang lựa chọn các dự án đầu tư có kỹ thuật và công nghệ hiện đại, sử dụng nhân lực có chuyên môn, tay nghề cao. Do đó, sự hỗ trợ cũng tính tới các ngành, nghề, doanh nghiệp cần đào tạo phù hợp với cơ cấu nhân lực và xu thế phát triển của các ngành mũi nhọn trong tương lai, tỉnh định hướng những ngành mũi nhọn để phấn đấu trong những năm tới sẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phù hợp là công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ điện tử viễn thông, dịch vụ tài chính ngân hàng, bảo hiểm 3.3.2.2. Hợp tác quốc tế Bằng các mối quan hệ với đại sứ quán các nước tại Việt Nam, thông qua các tổ chức phi chính phủ, qua các nhà đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Tây Ninh, qua Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các tổ chức liên quan khác để có chiến lược tăng cường hoạt động đào tạo, chuyển giao nhân lực với các nước nhằm mang lại điều kiện tốt nhất cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. - Đưa học sinh, sinh viên học nghề ra nước ngoài đào tạo những nghề kỹ thuật, công nghệ mới, công nghệ cao. - Tích cực tham gia các hoạt động về dạy nghề của các tổ chức quốc tế: APEC, ILO, ASEAN, Hội thi tay nghề. 3.3.2.3. Tổ chức các dịch vụ việc làm liên tỉnh, liên vùng  Phối hợp dạy nghề với phát triển phổ cập giáo dục phổ thông Sở Lao động-Thương binh và Xã hội cần phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo trong công tác đào tạo nghề gắn liền với phát triển phổ cập trung học cơ sở và trung học phổ thông - Phát triển mạng lưới trường THCS, THPT, tăng tỉ lệ học sinh dân lập ở các huyện, thị, vùng kinh tế phát triển, khu công nghiệp tạo điều kiện cho mọi đối tượng trong xã hội đạt trình độ học vấn THCS và tiến tới đa số đạt THPT. Tăng cường phổ cập, bổ túc văn hóa cho lao động nông thôn, lao động chưa có việc làm tạo điều kiện cho người lao động có đủ trình độ văn hoá để học nghề. - Ưu tiên đầu tư, hỗ trợ ngân sách cho các huyện còn khó khăn, vùng sâu. vùng xa để hoàn thành tiêu chuẩn phổ cập THCS. - Xây dựng kế hoạch phân luồng sau trung học cơ sở, trung học phổ thông để thu hút số học sinh sau khi tốt nghiệp đi vào học nghề phù hợp với việc phát triển hệ thống dạy nghề, các loại hình đào tạo nghề của tỉnh. Phối hợp trong việc giáo dục hướng nghiệp nghề, đạo đức nghề cho học sinh phổ thông; định hướng nghề nghiệp theo khả năng, sở thích của học sinh và theo nhu cầu của thị trường lao động; tăng cường phối hợp tuyên truyền hướng nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng để vận động học sinh tốt nghiệp các cấp vào học các trường nghề.  Thiết lập và tăng cường mối quan hệ chặt chẽ, bền vững giữa các cơ sở đào tạo nghề với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất Đào tạo nghề của các cơ sở dạy nghề phải gắn liền với nhu cầu giải quyết việc làm cho lao động ở các doanh nghiệp, các khu công nghiệp, khu chế xuất trong và ngoài Tỉnh. Vì vậy, cần thực hiện tốt những vấn đề sau Chuyển đổi và hoàn thiện đào tạo nghề từ hướng “cung” sang hướng “cầu” của thị trường lao động từ việc tuyển sinh, xây dựng chương trình đến hình thức đào tạo; dạy nghề theo cơ chế đặt hàng của doanh nghiệp. Khuyến khích, cấp phép cho các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp thành lập cơ sở đào tạo nghề nhằm đáp ứng yêu cầu lao động có tay nghề, kỹ thuật phù hợp với công nghệ sản xuất và sát với thị trường lao động, đồng thời gắn đào tạo với nhu cầu giải quyết việc làm, khắc phục được tình trạng thiếu giáo viên hướng dẫn thực hành, thiếu thiết bị, tạo điều kiện cho học viên thực tập nghề. Tăng cường phối hợp giữa doanh nghiệp với cơ sở dạy nghề dưới các hình thức: doanh nghiệp gửi lao động đến cơ sở dạy nghề học lý thuyết nghề, sau đó về thực tập tại doanh nghiệp; doanh nghiệp cung cấp một số trang thiết bị cho cơ sở dạy nghề để học viên thực tập, cử chuyên viên hoặc công nhân lành nghề, có kinh nghiệm đến giảng bài; các cơ sở dạy nghề gửi học viên vào doanh nghiệp để thực tập và sau khi ra trường họ có thể được nhận vào làm việc; doanh nghiệp “đặt hàng” với cơ sở dạy nghề với số lượng, trình độ và ngành nghề cụ thể. Phối hợp với doanh nghiệp trong việc xác định danh mục nghề đào tạo, chương trình đào tạo, thời gian đào tạo, hình thức đào tạo và tổ chức thực hành nghề cho người học, coi doanh nghiệp là một bộ phận, một công đoạn của quá trình đào tạo nghề. Phối hợp trong việc xác định nhu cầu và khả năng sử dụng lao động thực tế tại các doanh nghiệp, để có kế hoạch đào tạo ngành nghề phù hợp; Phối hợp trong việc xây dựng giáo trình, chương trình đào tạo nghề phù hợp với từng đối tượng lao động tại các doanh nghiệp; Phối hợp tổ chức bồi dưỡng nâng bậc nghề, tập huấn nâng cao kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động; Phối hợp trong việc đánh giá chất lượng đào tạo nghề qua kết quả công việc của học viên mới tốt nghiệp vào làm việc ở doanh nghiệp.  Đa dạng hóa hoạt động dạy nghề và học nghề - Đổi mới nội dung và đa dạng hóa hoạt động hướng nghiệp trong các trường phổ thông, nhất là các lớp cuối cấp phổ thông cơ sở và phổ thông trung học. - Nghiên cứu hình thức vừa dạy nghề vừa dạy thêm văn hóa. Hình thành trường vừa dạy nghề vừa dạy văn hoá đối với học sinh đã tốt nghiệp phổ thông cơ sở để sau khi ra trường học sinh đạt trình độ phổ thông trung học và tay nghề đáp ứng yêu cầu, thực tế của sản xuất. - Đổi mới công tác tuyển sinh học nghề theo hướng các cơ sở dạy nghề được tuyển sinh nhiều lần trong năm tuỳ theo khả năng đào tạo của đơn vị, thời gian của khóa học và nhu cầu của người học nghề, của doanh nghiệp. - Người học nghề được lựa chọn cách học nghề phù hợp; được học liên thông lên trình độ đào tạo nghề cao hơn; được học nghề theo cách tích lũy mô đun. - Tăng cường nghiên cứu khoa học về dạy nghề, nghiên cứu ứng dụng các công nghệ dạy nghề tiên tiến của các trường trong khu vực. - Xây dựng cơ chế phối hợp đào tạo giữa cơ sở đào tạo nghề với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất để các đơn vị này nối tiếp quá trình đào tạo nhằm giúp học viên tiếp cận kỹ năng lẫn tác phong nghề nghiệp, đồng thời giáo viên có điều kiện thường xuyên cập nhật, củng cố kiến thức và kinh nghiệm về kỹ năng thực hành.  Đào tạo nghề theo dự án, theo địa chỉ và coi trọng việc kết hợp giữa đào tạo với giải quyết việc làm cho học viên - Đào tạo nghề theo các dự án phải gắn liền với giải quyết việc làm như: đào tạo nghề cho lao động nông thôn; đào tạo nghề cho doanh nghiệp; đào tạo nghề cho lao động làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất trong và ngoài Tỉnh; đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ; đào tạo nghề cho người sau cai nghiện; đào tạo nghề cho các đối tượng xã hội khác - Phối hợp với Ban quản lý các khu công nghiệp để thường xuyên, kịp thời điều chỉnh kế hoạch cung ứng, đào tạo lao động kỹ thuật cho các khu công nghiệp trong Tỉnh. - Hỗ trợ cho học viên sau khi đào tạo nghề được giải quyết việc làm miễn phí, được vay vốn từ quĩ quốc gia giải quyết việc làm, quĩ xoá đói giảm nghèo, chương trình xuất khẩu lao động - Tư vấn nghề nghiệp và học nghề cho thanh niên, nhất là thanh niên nông thôn, Phối hợp đồng bộ giữa: đào tạo nghề với dịch vụ việc làm, chương trình quốc gia giải quyết việc làm, chương trình xoá đói giảm nghèo, chương trình xuất khẩu lao động và các chương trình hỗ trợ khác.  Tăng cường sự phối kết hợp giữa các cấp, sở ngành, các tổ chức xã hội và các doanh nghiệp trong công tác đào tạo nghề, gắn với giải quyết việc làm. - Xây dựng kế hoạch đào tạo nghề gắn với chương trình giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, phấn đấu ít nhất 85% học viên phát huy và ứng dụng được những kiến thức đã học. - Việc tổ chức đào tạo phải linh hoạt, có thể tổ chức tại cơ sở dạy nghề cũng có thể tổ chức đào tạo lưu động ngay tại các vùng nông thôn để người lao động dễ dàng có cơ hội tiếp cận, tham gia học nghề và áp dụng ngay vào thực tế sản xuất. Bảo đảm lao động nông thôn (dưới 35 tuổi) được học các nghề phi nông nghiệp và tăng thời gian đào tạo nghề cho đối tượng này để họ có thể chuyển đổi được nghề nghiệp, thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Tỉnh. - Hợp đồng dạy nghề ngắn hạn với doanh nghiệp: thông qua hợp đồng đào tạo và cung cấp lao động giữa Hội Nông dân với các doanh nghiệp tổ chức dạy nghề ngắn hạn theo nhu cầu của doanh nghiệp và sử dụng lao động này sau khi đào tạo. 3.3.2.4. Xây dựng chính sách bảo hiểm thất nghiệp  Chính sách việc làm, bảo hiểm, bảo trợ xã hội Tuyên truyền làm chuyển đổi nhận thức của xã hội về vấn đề việc làm và phương thức giải quyết việc làm trong nền kinh tế thị trường. Trong cơ chế mới, nhà nước đóng vai trò tạo dựng môi trường luật pháp, chính sách nhằm khuyến khích đầu tư tạo mở việc làm; khuyến khích người lao động tự tìm việc làm, tự tạo việc làm cho mình và cho người khác. Để đảm bảo an sinh xã hội, Nhà nước luôn có chính sách tạo việc làm, hỗ trợ đối tượng nghèo khi tham gia các loại hình bảo hiểm, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động khi bị mất việc làm để đảm bảo đời sống cho họ và tạo điều kiện tìm việc làm mới.  Chính sách hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm Mục tiêu chung của chính sách hỗ trợ là tăng cường công tác đào tạo nghề cho phụ nữ, góp phần bảo đảm quyền được học nghề và có việc làm của phụ nữ trong Luật Bình đẳng giới; tăng tỷ lệ lao động nữ được đào tạo nghề và nâng cao chất lượng, hiệu quả sức cạnh tranh của lao động nữ; tạo cơ hội để phụ nữ có thể tìm kiếm việc làm có thu nhập ổn định, giúp xóa đói, giảm nghèo và nâng cao vị thế cho phụ nữ; đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Tỉnh tiếp tục dành ngân sách phù hợp cho đầu tư phát triển dạy nghề, tạo việc làm cho phụ nữ; có chính sách huy động mọi nguồn lực trong xã hội quan tâm dạy nghề, tạo việc làm cho phụ nữ; chú trọng đầu tư phát triển các cơ sở dạy nghề thu hút nhiều lao động nữ, đặc biệt là các cơ sở dạy nghề thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ. Trung tâm Dịch vụ Việc làm Phụ nữ.  Bảo hiểm y tế - bảo hiểm xã hội Tiếp tục triển khai các chế độ bảo hiểm y tế – bảo hiểm xã hội, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ pháp luật về bảo hiểm tại các doanh nghiệp, tuyên truyền, thông tin cho người lao động về các quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động và hướng dẫn người lao động sử dụng các công cụ xã hội - pháp lý để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. 3.3.2.5. Chương trình cho vay vốn giải quyết việc làm Sử dụng vốn ngân sách hiệu quả thông qua các giải pháp xây dựng đồng bộ các công trình kết cấu hạ tầng trên từng địa bàn (khu vui chơi, giải trí, văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao; hệ thống cấp thoát nước, cung cấp nước sạch cho dân...). Thực hiện tốt các chủ trương, chính sách về phát triển giáo dục và đào tạo, kết hợp chặt chẽ với thực hiện chương trình phát triển Dân số và kế họach hóa gia đình, nhằm nâng cao chất lương nguồn nhân lực toàn diện cả về sức khỏe và trí tuệ. Trước mắt, cần tăng cường các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, là cơ sở để nâng cao trình độ học vấn và trình độ dân trí cho toàn dân; đồng thời chi ngân sách hỗ trợ kinh phí cho đào tạo cần trở thành một khoản mục chi thường xuyên của ngân sách tỉnh. Tăng đầu tư từ ngân sách nhà nước, huy động mọi nguồn lực trong xã hội để phát triển nhân lực; đổi mới cơ chế quản lý tài chính. Ngân sách nhà nước là nguồn tài chính chủ yếu của giáo dục, đào tạo. Nhà nước ưu tiên đầu tư cho phát triển nhân lực trong tương quan với các ngành khác. Ngân sách củ tỉnh chịu phần lớn việc đầu tư cho kết cấu nền để nâng cao dân trí, giáo dục tiểu học và trung học (hệ thống trường lớp; đội ngũ giáo viên; chương trình nội dung, tư liệu thông tin; thiết bị giảng dạy; các chính sách ...). Tạo cơ chế khuyến khích, hỗ trợ đào tạo nhân lực có tri thức để thực hiện có hiệu quả mục tiêu đào tạo nhân tài (chế độ học bổng; tu nghiệp nâng cao trình độ và tay nghề dài hạn gửi người đi học cả ngành mũi nhọn ở một số nước...). Đối với việc đào tạo nhân lực có tay nghề kỹ thuật, tỉnh không những chỉ mở trường chính qui, trung tâm chất lượng cao, mà rất cần qui định cụ thể để doanh nghiệp sử dụng lao động phải cùng đầu tư đào tạo theo những tỷ lệ nhất định.  Đẩy mạnh thực hiện các giải pháp huy động vốn đầu tư Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh, tăng thêm nguồn thu mới cho ngân sách. Thực hiện thu đúng, thu đủ, nuôi dưỡng nguồn thu, tăng tỷ lệ vốn ngân sách cho đầu tư phát triển. Sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, xây dựng đồng bộ các công trình kết cấu hạ tầng trên từng địa bàn. Đẩy mạnh thực hiện chủ trương xã hội hóa trong đầu tư phát triển giáo dục đào tạo.Tạo môi trường đầu tư thuận lợi, đẩy mạnh chủ trương tạo vốn từ quỹ đất để xây dựng, thành lập các trường, cơ sở giáo dục đào tạo cho các thành phần xã hội. Hoàn thành việc lập thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các trường, các cơ sở giáo dục và đào tạo trong và ngoài công lập. Tăng cường các hoạt động kinh tế đối ngoại và xúc tiến đầu tư, thu hút nguồn vốn ODA và các nguồn viện trợ khác. Huy động nguồn lực khác của các doanh nghiệp, của người học, của các nhà đầu tư. Mở rộng mối liên kết, hợp tác giữa các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực với các cơ sở sử dụng nguồn nhân lực. 3.3.2.6. Xây dựng chính sách thu hút nhân tài Xây dựng chính sách thu hút “chất xám”, khuyến khích những người có trình độ kỹ thuật cao, các nhà đầu tư đến tỉnh định cư bằng cách trả lương cao, hổ trợ nhà ở, tạo điều kiện thoải mái để thu hút nhân tài trong và ngoài nước đến phục vụ tại tỉnh Tây Ninh. Ngoài ra có nhiều chính sách khuyến khích lao động có tay nghề và có trình độ chuyên môn kỹ thuật đến vùng sâu công tác nhằm nâng coa hiệu quả sản xuất tăng thu nhập ở vùng nông thôn. Tiểu kết chương 3 Từ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và Tây Ninh nói riêng, từ kết quả dư báo dân số, nguồn lao động, chổ làm việc của tỉnh Tây Ninh. Luận văn đã đưa ra một số giải pháp về nguồn lao động và sử dụng nguồn lao động. Do đó, tỉnh phải có chiến lược cụ thể để nâng cao chất lượng lao động nhằm giải quyết tình trạng thất nghiệp hiện nay. Đồng thời nâng cao đời sống cho người dân góp phần chuyển đổi cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế một cách toàn diên. Phát huy tiềm năng thế mạnh của tỉnh để phát triển kinh tế - xã hội và hợp tác quốc tế. KẾT LUẬN Nguồn lao động được xem là nhân tố quan trọng nhất trong quá trình phát triển kinh tế. Nằm trong vùng trọng điểm phía Nam, Tây Ninh có nhiều thuận lợi có nguồn lao động trẻ, dồi dào và có trình độ góp phần vào hoàn thiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. Do đó, luận văn nghiên cứu về vấn đề lao động của tỉnh Tây Ninh đã phân tích thực trạng nguồn lao động và việc sử dụng nguồn lao động ở Tây Ninh, nhằm đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng và sử dụng nguồn lao động đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Kết quả nghiên cứu đạt được Thông qua thực trạng nguồn lao động của tỉnh Tây Ninh: - Tỉnh có nguồn lao động dồi dào góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế song cũng là một áp lực lớn trong việc giải quyết việc làm cho người lao động. Do đó, vấn đề thiếu việc làm và thất nghiệp của tỉnh Tây Ninh khá cao. - Chất lượng lao động nguồn lao động còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế chung của cả nước. Cơ cấu lao động qua đào tạo, cơ cấu lao động đang làm việc, cơ cấu về trình độ chuyên môn kỹ thuật còn bất hợp lý. Phân bố lao động giữa thành thị và nông thôn có sự chênh lệch mạnh gây ra tình trạng mất cân đối giữa các khu vực. - Cơ cấu lao động theo ngành và theo thành phần kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng vẫn còn chậm. - Trên cơ sở đó luận văn đã đưa ra những dự báo nguồn lao động và những giải pháp thích hợp cho sự phát triển lao động và sử dụng lao động có hiệu quả trong tương lai. Đồng thời đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng cho người lao động. Những hạn chế của luận văn - Tài liệu thống kê chưa đồng bộ gây khó khăn cho việc phân tích, dự báo các yếu tố của vấn đề lao động và sử dụng nguồn lao động. Đây là vấn đề kinh tế - xã hội phức tạp và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chính sách dân số, chính sách phát triển kinh tế nên rất kho khăn trong phân tích và dư báo, đôi khi chỉ phân tích mang tính định tính. - Với những nghiên cứu trên về nguồn lao động và những giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lao động. tôi hy vọng sẽ góp phần vào sự phát triển kinh của tỉnh nhà. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo phát triển con người Việt Nam (2001), Đổi mới và sự nghiệp phát triển con người, Nxb Chính trị Quốc gia. 2. Lê Huy Bá (2006), Tài nguyên môi trường và phát triển bền vững, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Tp. Hồ Chí Minh. 3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2001), Thực trạng và giải pháp phát triển thị trường lao động ở Việt Nam, Nxb Lao động – xã hội. 4. Bộ Lao Đông - Thương Binh và Xã Hội (1997), Thực trạng lao động và việc làm ở Việt Nam, Nxb Lao động – xã hội. 5. Bộ Lao Động – Thương Binh và Xã Hội (2001), Thuật ngữ lao động - thương binh và xã hội, tập 1, Nxb Lao động – xã hội, Hà Nội. 6. Cục Thống kê Tây Ninh (1999), Niên giám thống kê Tây Ninh năm 1999. 7. Cục Thống kê Tây Ninh (2009), Niên giám thống kê Tây Ninh năm 2009. 8. Nguyễn Đình Cử (1998), Giáo trình dân số và phát triển, Nxb Nông nghiệp Hà Nội. 9. Nguyễn Trọng Chuẩn (1994), Phát triển kinh tế tư nhân định hướng xã hội chủ nghĩa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 10. Hoàng Văn Chức (1999), Dân cư, nguồn lao động trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng duyên hải Nam Trung Bộ, Luận án tiến sĩ Địa Lý, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 11. Đàm Thị Thùy Dương (2004), Nguồn lao động và sử dụng nguồn lao động ở Thành phố Hồ Chí Minh, Luận án Tiến sĩ Địa lí, trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 12. Đinh Đăng Định (2004), Một số vấn đề về lao động, việc làm và đời sống người lao động ở Việt Nam hiện nay, NXB Lao Động. 13. Phạm Xuân Hậu (1997), Địa Lý kinh tế - xã hội Việt Nam, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. 14. Trần Thị Bích Hằng (200), Vấn đề tạo nguồn nhân lực tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội. 15. Trần Đình Hoan, Lê Mạnh Khoa (1991), Sử dụng lao động và giải quyết việc làm ở Việt Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội. 16. Nguyễn Kim Hồng (1994), Sự phát triển dân số và mối quan hệ phát triển với kinh tế - xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh, Luận án tiến sĩ Địa Lý, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 17. Nguyễn Kim Hồng (1997), Giáo trình dân số học, Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. 18. Trần Hoàn Kim (1996), Kinh tế Việt Nam chặng đường 1945 – 1995 và triển vọng đến năm 2020, Nxb Thống kê Hà Nội. 19. Đặng Văn Phan (2008), Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam thời kì hội nhâp, Trường Đại học Cửu Long. 20. Đặng Văn Phan (2008), Tổ chức lãnh thổ, Nxb Giáo dục, TP HCM. 21. Đặng Văn Phan (2008), Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Việt Nam, Nxb Giáo dục, TP HCM. 22. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Tây Ninh, (1995 - 2010), về thực trạng và việc làm tỉnh Tây Ninh năm 2009. 23. Phạm Thị Xuân Thọ (2002), Di dân ở Thành phố Hồ Chí Minh và tác động của nó đối với sự phát triển kinh tế xã hội, Luận án tiến sĩ Địa lý, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội. 24. Phạm Thị Xuân Thọ (2007), Giáo trình địa lí đô thị, Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. 25. Lê Bá Thảo (1998), Việt Nam lãnh thổ và các vùng địa lý, Nxb Thế giới, Hà Nội. 26. Lê Thông (2001), Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 27. Lê Thông (chủ biên), (2001), Giáo trình dân số môi trường tài nguyên, Nxb Giáo Dục. 28. Nguyễn Minh Tuệ (1992), Dân số và phát triển kinh tế xã hội, Nxb Hà Nội. 29. Tổng cục thống kê (2010), Niên giám thống kê 2009. 30. Tổng cục thống kê (2005), Điều tra di cư Việt Nam năm 2004. 31. Tổng cục thống kê, Dự báo dân số Việt Nam 2009 32. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Phát triển nhân lực tỉnh Tây Ninh đến năm 2020. PHỤ LỤC Phụ lục 1 Đơn vị hành chính, diện tích và dân số(2009) Tổng số Diện tích (Km2) Dân số (Người) Mật độ dân số (người/km2) 4.035,45 1.067.674 264,57 Thị xã 140,00 126.539 903,85 Huyện Tân Biên 853,33 91.946 107,75 Huyện Tân Châu 1.110,39 121.333 109,27 Huyện D.M.C 453,11 104.492 230,61 Huyện Châu Thành 571,25 129.605 266,88 Huyện Hòa Thành 83,12 139.482 1.678,08 Huyện Gò Dầu 250,70 137.803 549,67 Huyện Bến Cầu 233,32 62.900 269,59 Huyện Trảng Bàng 340,23 153.574 451,38 Nguồn: Niên giám thống kê qua các năm Phụ lục 2 Lao động Tây Ninh theo trình độ chuyên môn (2009) Huyện Tổng lao động Chưa đào tạo Sơ cấp, Trung cấp Cao đẳng, trên đại học Tx 85426 21976 53072 10378 Tân Biên 53107 30928 15901 6278 Tân châu 82196 69018 8901 4277 D.M.C 63191 40185 20585 2421 Châu Thành 68308 39269 25015 4024 Hòa Thành 76013 48902 25081 2030 Gò Dầu 56792 24798 31692 302 Bến Cầu 25138 6565 18451 122 Trảng Bàng 97370 76869 10964 9537 Nguồn: Niên giám thống kê qua các năm Phụ lục 3 Thực trạng năng suất lao động theo ngành Các ngành 2005 2006 2007 2008 2009 2010 1. Tổng GDP (tỷ-giá 94) 6.699 7.874 9.209 10.491 11.654 12.989 - Nông-lâm-ngư nghiệp 2.562 2.761 2.962 3.172 3.351 3.481 - Công nghiệp-xây dựng 1.679 2.082 2.419 2.668 3.157 3.763 - Thương mại-dịch vụ 2.458 3.032 3.827 4.652 5.146 5.745 2. Lao động (người) 579.034 599.886 602.886 609.995 607.541 612.379 - Nông-lâm-ngư nghiệp 272.097 340.387 271.197 284.310 297.215 299.143 - Công nghiệp-xây dựng 141.967 119.062 142.805 128.775 132.303 131.263 - Thương mại-dịch vụ 164.970 140.437 188.884 196.910 178.023 181.973 3. Năng suất (tr/người) 11,57 13,13 15,27 17,20 19,18 21,21 - Nông-lâm-ngư nghiệp 9,42 8,11 10,92 11,16 11,27 11,64 - Công nghiệp-xây dựng 11,82 17,49 16,94 20,72 23,86 28,67 - Thương mại-dịch vụ 14,90 21,59 20,26 23,63 28,91 31,57 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tây Ninh Phụ lục 4 Dân số trung bình phân theo giới tính, nhóm tuổi, thành thị, nông thôn ĐVT : người Năm Tổng số Phân theo giới tính Phân theo thành thị, nông thôn Phân theo nhóm tuổi Nam Nữ Thành thị Nông thôn Nhóm 0-14 Nhóm 15 tuổi trở lên 2000 983.304 482.891 500.413 135.832 847.472 2001 996.546 489.394 507.152 139.722 856.824 2002 1.007.206 494.629 512.577 143.331 863.875 2003 1.017.942 499.606 518.336 147.027 870.915 2004 1.029.226 506.505 522.721 150.882 878.344 2005 1.038.211 508.723 529.488 154.478 883.733 2006 1.046.358 514.937 531.421 158.021 888.337 2007 1.052.971 518.191 534.780 161.400 891.571 216.617 836.354 2008 1.060.485 525.034 535.451 164.985 895.500 212.440 848.045 2009 1.067.674 531.761 535.913 168.590 899.084 254.106 813.568 Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh Tây Ninh năm 2009 Phụ lục 5 Hoạt động kinh tế của nhân lực 15 tuổi trở lên CHỈ TIÊU 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Dân số trung bình 1.038.211 1.046.358 1.052.971 1.060.485 1.067.674 1.075.170 I Dân số từ 15 tuổi trở lên 794.735 827.671 836.354 848.045 813.568 818.710 Trong đó: Nữ 411.837 421.668 423.022 424.406 414.087 416.711 1 Số người HĐKT thường xuyên 591.622 608.843 616.802 618.269 616.163 622.502 1. 1 Có việc làm thường xuyên 579.034 599.886 602.886 609.995 607.541 612.379 1. 2 Không có việc làm thường xuyên 12.588 8.957 13.916 8.274 8.622 10.123 2 Số người không HĐKT 203.113 218.828 219.552 229.776 197.405 196.208 2. 1 Nội trợ 48.675 78.558 79.120 79.680 79.994 78.394 2. 2 Đi học 64.702 45.203 45.200 60.513 55.319 56.757 2. 3 Không có khả năng lao động 82.375 87.269 87.337 67.158 43.342 44.642 2. 4 Không làm việc, không có nhu cầu L/V 7.361 7.798 7.895 22.425 18.750 16.415 II Lực lượng trong độ tuổi 662.867 683.019 703.254 724.153 738.598 753.045 Tỷ lệ so với dân số (%) 63,3 62,6 64,1 62,4 63,7 64 III Lực lượng lao động đang LV 579.034 599.886 602.886 609.995 607.541 612.376 Trong đó: Nữ 271.707 262.134 259.279 262.337 268.162 270.394 1 Nông, lâm, thủy sản 272.097 340.387 271.197 284.310 297.215 299.143 2 Công nghiệp 132.716 111.241 104.891 95.440 97.001 94.780 3 Xây dựng 9.251 7.821 37.914 33.335 35.302 36.483 4 Dịch vụ: 164.970 140.437 188.884 196.910 178.023 181.973 IV Cơ cấu lao động (%) 100 100 100 100 100 100 1 Nông, lâm, thủy sản 46,99 56,74 44,98 46,61 48,92 48,85 2 Công nghiệp, Xây dựng 24,52 19,85 23,69 21,11 21,78 21,43 3 Dịch vụ 28,49 23,41 31,33 32,28 29,3 29,72 (Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh Tây Ninh năm 1995, 2009) Phụ lục 6 Lao động theo ngành, nghề và thành phần kinh tế Đơn vị: người TT Các chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng số lao động làm việc 579.034 599.886 602.886 609.995 607.541 612.379 I Khu vực Nhà nước 40.082 38.912 37.741 34.778 36.069 36.261 1 Nông – Lâm – Ngư nghiệp 6.298 6.571 6.843 6.705 6.632 6.597 2 Công nghiệp –Xây dựng 9.722 8.264 6.805 3.064 3.010 2.994 3 Thương mại – Dịch vụ 3.021 2.910 2.799 2.856 2.868 2.856 4 Khối Đảng-QLNN và ANQP 5.706 5.816 5.925 6.069 6.245 6.384 5 Giáo dục và đào tạo 12.720 12.651 12.581 13.289 13.913 14.012 6 Y tế 2.277 2.258 2.238 2.169 2.783 2.798 7 Văn hóa thể thao 314 418 522 595 588 591 8 Khác 24 26 28 31 30 29 II Khu vực ngoài Nhà nước 538.952 560.975 565.145 575.217 571.472 576.118 1 Nông – Lâm – Ngư nghiệp 276.698 281.721 281.838 283.697 279.564 268.068 2 Công nghiệp –Xây dựng 108.383 117.188 118.793 123.844 124.467 130.491 3 Thương mại – Dịch vụ 153.871 162.066 164.514 167.676 167.441 177.560 Nguồn: Niên giám thống kê Tỉnh Tây Ninh Phụ lục 7 Dân số trong độ tuổi lao động theo giới tính Đơn vị: người Năm Chung Nam Nữ Số lượng Tỷ lệ trong tổng dân số (%) Số lượng % Số lượng % 2010 753.045 70,04 397.834 52,83 355.211 47,17 2011 766.107 70,69 398.222 51,98 367.885 48,02 2012 753.323 68,96 392.933 52,16 360.390 47,84 2013 761.019 69,11 398.317 52,34 362.702 47,66 2014 765.737 68,99 402.088 52,51 363.649 47,49 2015 771.711 68,93 406.460 52,67 365.251 47,33 2016 778.371 68,91 411.213 52,83 367.158 47,17 2017 781.969 68,61 414.131 52,96 367.838 47,04 2018 786.084 68,35 417.725 53,14 368.359 46,86 2019 790.470 68,12 421.795 53,36 368.675 46,64 2020 793.827 67,80 424.221 53,44 369.606 46,56 Nguồn: Niên giám thống kê Tỉnh Tây Ninh Phụ lục 8 Kết quả dự báo tổng cung lao động Tây Ninh đến năm 2020 Năm Dân số Dân số từ 15 tuổi trở lên Cung lực LLLĐ Chung Nữ Chung Nữ LLLĐ/ dân số 2010 1.075.170 818.710 392.011 623.120 310.065 58,0 2011 1.083.771 827.902 415.938 637.733 317.336 58,8 2012 1.092.442 835.950 419.898 651.372 324.188 59,6 2013 1.101.181 852.061 427.990 666.397 331.666 60,5 2014 1.109.991 865.978 434.894 681.698 339.349 61,4 2015 1.119.536 886.516 445.120 698.043 347.556 62,4 2016 1.129.612 893.959 448.767 710.876 354.016 62,9 2017 1.139.778 908.440 455.855 726.934 362.159 63,8 2018 1.150.036 922.689 462.913 739.351 368.419 64,3 2019 1.160.387 938.305 470.560 752.708 375.225 64,9 2020 1.170.830 950.375 476.518 765.147 381.502 65,4

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfsu_dung_lao_dong_tinh_tay_ninh_thuc_trang_va_giai_phap_9101.pdf
Luận văn liên quan