Luận văn Sử dụng phần mềm toolbook thiết kế ebook hỗ trợ học sinh tự học môn Hóa học lớp 10 ban cơ bản trung học phổ thông

Hiện nay trên thế giới đang có nhu cầu chuyển hướng sử dụng sách giáo khoa sang sử dụng ebook trong dạy học. Qua đó, ta nhận thấy ebook có vai trò rất quan trọng trong ngành giáo dục hiện nay. Vì thế, lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có những hành động thiết thực để góp phần thúc đẩy việc sử dụng ebook trong dạy học như: - Đầu tư trang thiết bị: máy tính, máy chiếu cho các trường ở vùng sâu, vùng xa. - Thường xuyên mở các lớp huấn luyện thiết kế ebook cho các GV. - Khuyến khích GV sử dụng ebook trong dạy học như thi đua, khen thưởng - Nên có đĩa CD kèm với SGK như môn Anh văn.

pdf159 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1150 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Sử dụng phần mềm toolbook thiết kế ebook hỗ trợ học sinh tự học môn Hóa học lớp 10 ban cơ bản trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rong hợp chất với hidro, kim loại. Giải thích vì sao oxi chỉ có số oxi hóa +2 (trong F2O) và -2 còn lưu huỳnh có số oxi hóa -2, 0, +2, +4, +6? - Nghiên cứu lưu huỳnh và hợp chất cần chú ý: + So sánh cấu tạo phân tử oxi và cấu tạo mạng tinh thể của lưu huỳnh và giải thích tại sao phân tử lưu huỳnh có cấu tạo phức tạp hơn oxi và clo ở cạnh nó. + Về độ hoạt động của lưu huỳnh cần lưu ý tính oxi hóa và tính khử của lưu huỳnh khi tương tác với phi kim hoạt động mạnh hơn và một số chất oxi hóa mạnh hơn. Đối với chương “Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học” [24] - Giúp HS thấy được sự khác nhau về tốc độ phản ứng giữa các phản ứng khác nhau. - Làm cho HS thấy rõ không phải phản ứng hóa học nào cũng xảy ra hoàn toàn, các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng từ đó có thể tìm điều kiện tối ưu cho các quá trình sản xuất. - Việc tính tốc độ trung bình của phản ứng để HS biết rõ ràng hơn khái niệm về tốc độ phản ứng và tốc độ của một phản ứng hoá học giảm dần theo thời gian. - Để tốc độ của phản ứng là đơn trị, khi tính phải lưu ý đến các hệ số khác nhau của các chất trong phương trình hoá học. - Việc biểu thị tốc độ phản ứng bằng độ biến thiên nồng độ theo thời gian chỉ dùng cho chất khí và chất tan trong dung dịch. Đối với chất rắn, người ta biểu thị bằng độ biến thiên khối lượng chất trong một đơn vị thời gian trên một đơn vị diện tích bề mặt. - Thực tế, tốc độ phản ứng chỉ được xác định bằng thực nghiệm. Do đó, công thức tính tốc độ phản ứng cũng chỉ được rút ra từ thực nghiệm, không có công thức chung nào cho mọi phản ứng. - Nếu phản ứng có chất khí thì cân bằng chỉ được thiết lập trong bình kín, nếu không chất khí sẽ lan toả ra khắp môi trường. - Ở trạng thái cân bằng tất cả các chất phản ứng và sản phẩm đều có mặt, nghĩa là không một chất nào biến mất hoàn toàn. Khi một chất nào đó biến mất thì cân bằng không tồn tại. • GV không nên giao bài tập quá nhiều đối với một dạng bài. • GV không nên cho đề kiểm tra giống hoàn toàn trong ebook. • GV cần tìm hiểu cơ sở vật chất với hầu hết học sinh trong lớp để giao nhiệm vụ cho phù hợp.(HS không có máy tính thì giao làm bài tập trong SGK, SBT hoặc cho làm bài theo nhóm). 2.7.4. Chú ý khi học sinh tự học bằng ebook - HS phải tìm hiểu kĩ cách sử dụng ebook (có thể hỏi bạn bè, thầy cô hoặc xem phần hướng dẫn sử dụng ebook trong ebook). - Nên học kĩ lý thuyết, phương trình hóa học và công thức hóa học trước. Sau đó mới làm bài tập. - Để khắc sâu và dễ nhớ bài, HS cần kiểm tra lại lý thuyết vừa học trong sơ đồ tóm tắt lý thuyết. - Nên tập trung vào phần trọng tâm, không nên xa đà vào phần trò chơi và tư liệu. - Nên làm bài tập thật nhiều để rèn luyện kĩ năng làm bài. - Phải tự làm bài tâp, sau đó mới kiểm tra kết quả. TÓM TẮT CHƯƠNG 2 Để hoàn thiện một ebook, tác giả phải có sự chuẩn bị chu đáo và trang bị cho bản thân một lượng kiến thức chuyên môn nhất định. Ngoài ra, tác giả cũng cần nghiên cứu các phần mềm thiết kế ebook một cách thành thạo. Qua quá trình phân tích sản phẩm ebook trước đây và kinh nghiệm của bản thân, ở chương 2, tác giả trình bày các nguyên tắc và các bước thiết kế ebook cụ thể như sau: Các nguyên tắc thiết kế ebook • Nội dung - Bám sát sách giám khoa và sách bài tập. - Đảm bảo tính chính xác - Gắn với thực tiễn đời sống, sản xuất. • Hình thức - Đảm bảo tính thẩm mỹ - Đảm bảo tính nhất quán • Hiệu quả sử dụng: Dễ sử dụng, phù hợp với cơ sở vật chất và trình độ tin học của học sinh. • Tính hiệu quả: Rèn luyện kỹ năng giải bài tập, hỗ trợ tốt cho học sinh tự học, góp phần đổi mới chất lượng dạy học. Các bước thiết kế ebook • Bước 1: Phân tích. • Bước 2: Xây dựng nội dung. • Bước 3: Đa phương tiện hóa kiến thức. • Bước 4: Xây dựng các thư viện tư liệu. • Bước 5: Phác thảo ý tưởng thiết kế. • Bước 6: Thực hiện thiết kế. • Bước 7: Chỉnh sửa, bổ sung. Kết quả ebook ra đời, bao gồm các nội dung cơ bản sau: • Giới thiệu: Tóm tắt sơ lược nội dung ebook và hướng dẫn sử dụng ebook. • Lý thuyết: Các bài học của chương 6 và 7. • Bài tập: Trình bày các công thức, dạng bài tập, phương pháp giải, các bài tập tự luận và trắc nghiệm có hướng dẫn giải cụ. • Thư giãn: Cung cấp các trò chơi vui nhộn và bổ ích. • Tư liệu: Đây là trang tham khảo, mở rộng các kiến thức thực tế liên quan tới môn Hóa học. Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm Xác định tính khả thi và hiệu quả của ebook được thiết kế bằng phần mềm Toolbook. • Tính khả thi Tính khả thi của đề tài được thể hiện qua: - Số liệu tổng kết phiếu tham khảo ý kiến của GV và HS các trường. - Kết quả bài kiểm tra 1 tiết cuối chương “Oxi - Lưu huỳnh” và 15 phút bài “Tốc độ phản ứng” ở các lớp thực nghiệm và đối chứng. • Tính hiệu quả Tính hiệu quả của việc sử dụng ebook được thể hiện qua: - Học sinh mạnh dạn phát biểu và hoàn thành tốt phiếu học tập trên lớp. - Học sinh làm bài tập về nhà đầy đủ và có ý kiến trao đổi với giáo viên hoặc bạn bè. - Kết quả học tập của HS tự học bằng ebook cao hơn HS không tự học bằng ebook (dựa vào kết quả bài kiểm tra 1 tiết và 15 phút). - Mức độ hứng thú và yêu thích môn học thông qua phiếu tham khảo ý kiến. 3.2. Đối tượng thực nghiệm Chúng tôi tổ chức thực nghiệm đối với 406 HS theo chương trình cơ bản khối 10 của 3 trường THPT ở TP.HCM và Biên Hòa. Bảng 3.1. Các lớp thực nghiệm và đối chứng Lớp TN-ĐC Lớp thực tế Sĩ số GV thực nghiệm Trường TN1 10C9 44 Đặng Thị Ngọc Mai THPT Nam Hà, Biên Hòa ĐC1 10C7 45 TN2 10A2 36 Phạm Thị Thùy Dung THPT Đa Phước, Bình Chánh ĐC2 10A3 38 TN3 10A7 35 ĐC3 10A8 33 TN4 10A2 43 Lâm Huỳnh Ngân THPT Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 11 ĐC4 10A1 41 TN5 10A5 45 ĐC5 10A6 46 Đối tượng thực nghiệm dựa trên tiêu chí HS giữa lớp đối chứng (ĐC) và lớp thực nghiệm (TN) có: - Trình độ và sĩ số tương đương nhau. - Đội ngũ GV năng động, nhiệt tình trong công tác giảng dạy. - Cơ sở vật chất đầy đủ: máy chiếu, máy tính 3.3. Phương pháp xử lý kết quả thực nghiệm [6] Các bước xử lý kết quả thực nghiệm: Bước 1: Đúc kết số liệu bằng cách lập bảng phân phối tần số, tần suất và tần số lũy tích. Bước 2: Vẽ đồ thị biễu diễn kết quả. Bước 3: Lập bảng tổng kết phân loại kết quả học tập. Bước 4: Tính những tham số đặc trưng để đánh giá kết quả. a) Trung bình cộng Với n : tổng số n1+ n2+.+ nk ni : là tần số của các giá trị xi b) Phương sai S2 và độ lệch chuẩn S Phương sai S2 và độ lệch chuẩn S là tham số đo mức độ phân tán của các số liệu quanh giá trị trung bình. Chú ý: - S là công cụ để so sánh sự đồng nhất của 2 dãy phân phối. Trong hai hai dãy số liệu, dãy nào có độ lệch chuẩn nhỏ hơn được xem là đồng nhất hơn. - S càng nhỏ thì số liệu càng ít phân tán. ∑ = = +++ +++ = k i ii k kk xn nnnn xnxnxnx 121 2211 1 ... ... ( ) 2 2 1 i in x xS n − = − ∑ 2( ) 1 i in x xS n − = − ∑ c) Hệ số biến thiên V Trong trường hợp tham số trung bình có giá trị khác nhau thì sử dụng độ biến thiên để đo sự phân tán của các số liệu. Chú ý: Độ lệch chuẩn và hệ số biến thiên có đặc điểm giống và khác nhau như bảng 3.2. Bảng 3.2. So sánh độ lệch chuẩn và hệ số biến thiên Khi cần so sánh sai lệch về trọng lượng của sản phẩm với sai lệch về dung tích sản phẩm, ta chỉ dùng hệ số biến thiên V. d) Sai số tiêu chuẩn m: Gía trị trung bình sẽ dao động trong khoảng �̅� ± m. m = S √n e) Đại lượng kiểm định Student: t = (x�TN − x�ĐC ) � nSTN 2 + SĐC 2 Với n: số HS lớp thực nghiệm Chú ý: Chọn xác suất α (0,01 ÷ 0,05) với độ lệch tự do k = 2n-2. Tra bảng phân phối Student, tìm giá trị tα,k - Nếu t ≥ tα,k thì sự khác nhau giữa �̅�𝑇𝑁 𝑣à 𝑥�Đ𝐶 là có ý nghĩa với mức ý nghĩa α. 100%SV x = × Độ lệch chuẩn Hệ số biến thiên Giống nhau S và V càng nhỏ thì độ phân tán càng ít Khác nhau So sánh 2 bảng phân phối có giá trị trung bình giống nhau. So sánh 2 bảng phân phối có giá trị trung bình khác nhau, hoặc 2 mẫu có quy mô rất khác nhau. - Nếu t < tα,k thì sự khác nhau giữa �̅�𝑇𝑁 𝑣à 𝑥�Đ𝐶 là không có ý nghĩa với mức ý nghĩa α. 3.4. Tiến hành thực nghiệm Tác giả tiến hành thực nghiệm theo trình tự các bước sau: • Bước 1: Chọn nội dung, đối tượng và địa bàn thực nghiệm. • Bước 2: Gặp gỡ GV trao đổi về mục đích, cách tiến hành và kế hoạch giảng dạy lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. • Bước 3: Biên soạn đề kiểm tra để tiến hành kiểm tra sau khi dạy xong chương “Oxi- Lưu huỳnh” , “Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học” và phiếu đánh giá ebook. • Bước 4: Gởi đĩa CD ebook, bài kiểm tra và phiếu đánh giá ebook tới các trường tiến hành thực nghiệm. Đồng thời, hướng dẫn GV và HS lớp thực nghiệm cách sử dụng ebook. • Bước 5: Tiến hành ôn tập với ebook theo kế hoạch giảng dạy (bảng 3.3) và các công việc như sau: - Đầu tiên GV yêu cầu HS làm bài tập về nhà và ôn luyện kiến thức đã học. Đối với HS lớp thực nghiệm thì làm trong ebook, còn HS lớp đối chứng làm trong SGK và SBT. - Tiếp theo GV cho HS kiểm tra 1 tiết và 15 phút theo mẫu đề soạn sẵn. - Cuối cùng GV chấm bài kiểm tra và phân tích kết quả. • Bước 6: Tổ chức kiểm tra 1 tiết sau khi học xong chương “Oxi - Lưu huỳnh” và 15 phút sau khi học xong bài “Tốc độ phản ứng”. Phát và thu hồi phiếu đánh giá ebook. • Bước 7: Xử lý số liệu thực nghiệm. Bảng 3.3. Kế hoạch giảng dạy Bài học Kế hoạch giảng dạy của GV đối với lớp TN Oxi-Ozon - Tổ chức giảng dạy bài mới. - Cuối tiết, dặn HS về nhà làm các công việc sau: + Vào thẻ “Lý thuyết”: Xem trước bài “Lưu huỳnh”. + Vào thẻ “Bài tập tự luận”: Giải bài tập số 10, 20. + Vào thẻ “Bài tập trắc nghiệm”: Giải bài tập số 5, 6, 8, 10, 26, 35. Lưu huỳnh - Tổ chức giảng dạy bài mới. - Cuối tiết, dặn HS về nhà làm các công việc sau: + Vào thẻ “Lý thuyết”: Xem trước bài “H2S, SO2, SO3”. + Vào thẻ “Bài tập tự luận”: Giải bài tập số 12,13,16. H2S, SO2, SO3 - Tổ chức giảng dạy bài mới. - Cuối tiết, dặn HS về nhà làm các công việc sau: + Vào thẻ “Lý thuyết”: Xem trước bài “H2SO4, Muối sunfat”. + Vào thẻ “Bài tập tự luận”: Giải bài tập số 5, 6, 7, 8, 9, 11. H2SO4, Muối sunfat - Tổ chức giảng dạy bài mới. - Cuối tiết, dặn HS về nhà làm các công việc sau: Vào thẻ “Bài tập tự luận”: Giải bài tập số1, 2, 8, 9, 10, 18,19. Tốc độ phản ứng - Tổ chức giảng dạy bài mới. - Cuối tiết, dặn HS về nhà làm các công việc sau: + Vào thẻ “Bài tập tự luận”: Giải bài tập số 23, 24, 25. Cân bằng hóa học - Tổ chức giảng dạy bài mới. - Cuối tiết, dặn HS về nhà làm các công việc sau: Vào thẻ “Bài tập tự luận”: Giải bài tập số 23, 24, 25. 3.5. Kết quả thực nghiệm 3.5.1. Kết quả về mặt định lượng Tiến hành kiểm tra lớp TN và lớp ĐC bằng bài kiểm tra 15 phút và 1 tiết. • Kết quả điểm kiểm tra 15 phút được thống kê ở bảng 3.4. Bảng 3.4. Điểm bài kiểm tra 15 phút Lớp Số HS Điểm xi Điểm TB 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN1 44 0 0 0 0 0 4 6 11 6 12 5 7.7 ĐC1 45 0 0 0 0 4 7 9 8 12 3 2 6.8 TN2 36 0 0 0 0 1 1 8 14 9 3 0 7.1 ĐC2 38 0 0 1 0 4 11 15 5 1 1 0 5.7 TN3 35 0 0 1 1 5 9 4 8 7 0 0 5.9 ĐC3 33 0 1 2 3 7 3 8 6 2 1 0 5.2 TN4 43 0 0 2 0 1 1 8 10 6 3 12 7.6 ĐC4 41 0 0 4 2 3 3 9 4 6 5 5 6.5 TN5 45 0 0 3 6 8 5 5 5 3 3 7 5.9 ĐC5 46 0 0 6 10 5 10 5 2 3 4 1 4.9 ∑TN 203 0 0 6 7 15 20 31 48 31 21 24 6.9 ∑ĐC 203 0 1 13 15 23 34 46 25 24 14 8 5.8 Bảng 3.5. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra 15 phút Điểm xi Số HS đạt điểm x i % HS đạt điểm x i % HS đạt điểm x i trở xuống TN ĐC TN ĐC TN ĐC 0 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00 1 0 1 0.00 0.49 0.00 0.49 2 6 13 2.96 6.40 2.96 6.89 3 7 15 3.45 7.39 6.41 14.28 4 15 23 7.39 11.33 13.80 25.61 5 20 34 9.85 16.75 23.65 42.36 6 31 46 15.27 22.66 38.92 65.02 7 48 25 23.65 12.32 62.57 77.34 8 31 24 15.27 11.82 77.84 89.16 9 21 14 10.34 6.90 88.18 96.06 10 24 8 11.82 3.94 100.00 100.00 ∑ 203 203 100.00 100.00 Hình 3.1. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra 15 phút .000 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 % H S đạ t đi ểm x i t rở x uố ng Điểm kiểm tra TN ĐC Bảng 3.6. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra 15 phút Lớp % Yếu-Kém % Trung bình % Khá % Giỏi TN 13.79 25.12 38.92 22.17 ĐC 25.62 39.41 24.14 10,84 Hình 3.2. Biểu đồ kết quả bài kiểm tra 15 phút Bảng 3.7. Tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra 15 phút Đối tượng 𝒙� S2 S V% T TN 6.9 4.1 2.02 29.35 5.41 ĐC 5.8 4.3 2.07 35.69 - Chọn xác suất sai lầm α = 0.01 với k = 2*203 - 2 = 404, tra bảng phân phối Student tìm được giá trị tα,k = 2.60. Với t = 5.41 > tα,k = 2.60 cho thấy bài kiểm tra giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng là có ý nghĩa (với mức ý nghĩa α = 0.01). • Kết quả điểm kiểm tra 1 tiết được thống kê ở bảng 3.8. Bảng 3.8. Điểm bài kiểm tra 1 tiết 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 % Yếu-Kém % Trung bình % Khá % Giỏi TN ĐC Lớp Số HS Điểm xi Điểm TB 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN1 44 0 0 0 0 0 1 2 6 21 14 0 8.0 ĐC1 45 0 0 0 0 0 1 3 24 16 1 0 7.3 TN2 36 0 0 0 0 2 5 4 13 11 1 0 6.8 ĐC2 38 0 0 2 4 4 8 9 7 2 2 0 5.5 TN3 35 0 0 2 4 1 8 8 6 5 1 0 5.7 ĐC3 33 1 1 1 0 5 7 10 7 1 0 0 5.3 TN4 43 0 0 1 1 5 10 4 5 7 3 7 6.7 ĐC4 41 0 0 1 4 6 8 9 4 4 4 1 5.8 TN5 45 0 0 2 2 13 8 7 4 3 4 2 5.6 ĐC5 46 0 0 6 9 12 8 3 4 2 2 0 4.5 ∑TN 203 0 0 5 7 21 32 25 34 47 23 9 6.6 ∑ĐC 203 1 1 10 17 27 32 34 46 25 9 1 5.7 Bảng 3.9. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra 1 tiết Điểm xi Số HS đạt điểm xi % HS đạt điểm x i % HS đạt điểm x i trở xuống TN ĐC TN ĐC TN ĐC 0 0 1 0.00 0.49 0.00 0.49 1 0 1 0.00 0.49 0.00 0.98 2 5 10 2.46 4.93 2.46 5.91 3 7 17 3.45 8.37 5.91 14.28 4 21 27 10.34 13.30 16.25 27.58 5 32 32 15.76 15.76 32.01 43.34 6 25 34 12.32 16.75 44.33 60.09 7 34 46 16.75 22.66 61.08 82.75 8 47 25 23.15 12.32 84.23 95.07 9 23 9 11.33 4.43 95.56 99.51 10 9 1 4.43 0.49 100.00 100.00 ∑ 203 203 100.00 100.00 Hình 3.3. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra 1 tiết Bảng 3.10. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra 1 tiết Lớp % Yếu-Kém % Trung bình % Khá % Giỏi TN 16.26 28.08 39.9 15.76 ĐC 27.59 33.51 34.98 4.93 Hình 3.4. Biểu đồ kết quả bài kiểm tra 1 tiết Bảng 3.11. Tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra 1 tiết .000 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 % H S đạ t đi ểm x i t rở x uố ng Điểm kiểm tra TN ĐC 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 % Yếu-Kém % Trung bình % Khá % Giỏi TN ĐC Đối tượng 𝒙� S2 S V% t TN 6.6 3.3 1.82 27.58 4.88 ĐC 5.7 3.6 1.90 33.33 - Chọn xác suất sai lầm α = 0.01 với k = 2*203 -2 = 404, tra bảng phân phối student tìm được giá trị tα, = 2.60. Với t = 4.88 > tα,k = 2.60 cho thấy bài kiểm tra giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng là có ý nghĩa (với mức ý nghĩa α = 0.01). 3.5.2. Kết quả về mặt định tính a) Nhận xét của học sinh về ebook Sau khi phát phiếu tham khảo ý kiến cho HS, tác giả nhận được 111/115 phiếu nhận xét của HS về ebook. Bảng 3.12. Thống kê số liệu phiếu nhận xét của HS về ebook STT Lớp Số phiếu nhận/ Sĩ số Trường THPT 1 10C9 44/44 Nam Hà 2 10A2 36/36 Đa Phước 3 10A7 31/35 Đa Phước Kết quả số phiếu thu được từ các vấn đề tham khảo 1. Theo em việc ứng dụng CNTT vào dạy học hiện nay là rất cần thiết. cần thiết. chưa cần thiết. 73 (65.8%) 16 (14.4%) 2 (1.8%) 2. Ở nhà, các em sử dụng máy tính để học tập. tìm kiến thông tin. gỉai trí. 21 (18.9%) 69 (62.2%) 21 (18.9%) 3. Ở nhà, các em sử dụng máy tính để tự học như thế nào? Thường xuyên. Thỉnh thoảng. Không bao giờ. 90 31 (27.9%) 76 (68.5%) 4 (3.6%) 4. Cảm nhận về ebook Bảng 3.13. Tổng hợp số phiếu của HS tham gia nhận xét về ebook Cảm nhận về E-book Đồng ý Không đồng ý Không ý kiến 1. Nội dung hay, bổ ích, phong phú và thiết thực. 89 (80.2%) 4 (3.6%) 18 (16.2%) 2. Giúp em củng cố và mở rộng kiến thức. 94 (84.7%) 3 (2.7%) 14 (16.2%) 3. Rèn luyện kỹ năng giải bài tập. 79 (71.2%) 9 (8.1%) 23 (20.7%) 4. Giúp em tự tin khi làm bài kiểm tra và bài thi. 51 (45.9%) 20 (18.0%) 40 (36.0%) 5. E-book rất đẹp, sinh động và hấp dẫn. 66 (59.5%) 9 (8.1%) 36 (32.4%) 6. Làm các em yêu thích môn Hóa hơn. 65 (58.6%) 10 (9.0%) 36 (32.4%) 7. Dễ sử dụng, phù hợp với trình độ tin học của em. 74 (66.7%) 9 (8.1%) 28 (25.2%) 8. Nội dung bài tập sơ sài, không hay và khó hiểu. 4 (3.6%) 76 (68.5%) 31 (27.9%) 9. Chữ và hình ảnh nhỏ nên khó học. 10 (9.0%) 62 (55.9%) 39 (35.1%) Cảm nhận cá nhân của một số học sinh 1) Ebook thật sự rất thú vị, cần áp dụng cho nhiều môn học khác. (HS: Dương Thị Bảo Ngân-Lớp 10C9-Trường:THPT Nam Hà.) 2) Ebook dễ dàng tìm kiếm thông tin, học tập dễ hiểu. (HS: Lôi Thành Phát-Lớp 10A7- Trường:THPT Đa Phước.) 3) Ebook giúp kiếm được những thông tin bổ ích. (HS: Nguyễn Hồng Hiếu -Lớp 10A7- Trường:THPT Đa Phước.) 4) Làm việc, giải trí, dễ dàng học tập, tiếp thu nhiều kiến thức.(HS: Lê Nhật Phong -Lớp 10A7-Trường:THPT Đa Phước.) 5) Khi có chương trình này mỗi học sinh dễ dàng tự học hơn. (HS: Nguyễn Phước Vương - Lớp 10A2-Trường:THPT Đa Phước.) 6) Ebook cần bổ sung thêm nhiều bài tập, để em thực hành nhiều hơn. (HS: Lương Minh Phong -Lớp 10A7-Trường:THPT Đa Phước.). Sau khi thu lại phiếu tham khảo ý kiến HS, thống kê số liệu tác giả có các nhận xét như sau: • Về việc sử dụng máy tính trong hoạt động tự học của học sinh - Có tới 65.8% HS nhận thấy được tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT vào dạy học hiện nay là rất cần thiết. - Phần lớn các em (khoảng 62.2%) sử dụng máy tính để truy cập tìm kiếm thông tin. - Tuy nhiên, chỉ có 27.9% HS thường xuyên sử dụng máy tính để tự học, chủ động mở rộng vốn hiểu biết của mình, phần còn lại thì có 68.5% HS thỉnh thoảng và 3.6% HS không bao giờ tự học bằng máy tính. Qua đó, tác giả nhận thấy rằng, hiện nay, ở nhà HS sử dụng máy tính thường xuyên nhưng áp dụng vào việc học tập thì hiếm. Chính vì vậy, GV nên soạn những tài liệu học tập bổ ích, ebook sinh động hấp dẫn để cuốn hút các em thường xuyên tự học bằng máy tính hơn. • Về nội dung ebook - Trên 80% HS đồng ý nội dung ebook hay, bổ ích và phong phú. Bên cạnh đó, ebook còn giúp HS củng cố và mở rộng kiến thức. Qua đó, tác giả nhận thấy ebook có nhiều ưu điểm hơn SGK, nâng cao tinh thần học tập của HS và giữ vai trò quan trọng trong hoạt động tự học của HS. Tuy nhiên, để ebook hoàn thiện hơn GV cần tổng hợp nhiều tài liệu bổ ích. - Trên 70% HS đồng ý rằng, qua việc tự học cùng ebook, HS có thể rèn luyện kỹ năng giải bài tập. Từ kết quả đó, tác giả nhận thấy nội dung bài tập thiết thưc, bổ ích nhưng chưa thật sự hoàn hảo.Tuy các phương pháp giải bài tập được trình bày một cách chi tiết, dễ hiểu. Nhưng cần phát huy thêm nhiều dạng bài tập và nhiều kiểu bài tập mẫu gần với nội dung chương trình. • Về hình thức ebook Đối với phần hình thức, ebook được đánh giá như sau: - Cảm nhận ebook rất đẹp, sinh động và hấp dẫn: có 59.5% HS đồng ý và 8.1% HS không đồng ý. - Cảm nhận ebook có chữ và hình ảnh nhỏ nên khó học: có 9.0% HS đồng ý và 55.9% HS không đồng ý. Qua đó, tác giả nhận thấy rằng, phần nội dung được đánh giá cao hơn phần hình thức. Do đó, GV cần thiết kế giao diện đẹp hơn và phù hợp hơn với lứa tuổi của HS. • Về hiệu quả sử dụng ebook HS tự học từ ebook có kết quả khá tốt. Ebook củng cố cho HS các kiến thức lý thuyết được học ở trường. Với phần thư giãn có nhiều trò chơi sinh động và bổ ích làm các em thích thú với môn học hơn. Và đặc biệt, ebook rất dễ sử dụng, truy cập nhanh, HS cảm thấy rất thú vị. b) Nhận xét của giáo viên về ebook Tác giả tiến hành gởi đĩa CD và phiếu tham khảo ý kiến về ebook tới các GV hóa học ở các địa phương khác nhau. Bảng 3.14. Danh sách GV tham gia nhận xét ebook STT Họ tên giáo viên Trường (Nơi công tác) 1 Trần Thị Ngọc Khánh THPT Hùng Vương, TP.HCM 2 Võ Sĩ Hiện THPT Tư thục Á Châu, TP.HCM 3 Lâm Huỳnh Ngân THPT Nam Kỳ Khởi Nghĩa, TP.HCM 4 Tạ Duy Hùng THPT Nguyễn Khuyến, TP.HCM 5 Trần Thị Thúy Nga THPT Khai Minh, TP.HCM 6 Phạm Ngọc Thùy Dung Quận 3, TP.HCM 7 Nguyễn Văn Anh Quận Tân Phú, TP.HCM 8 Nguyễn Chí Cương THPT Nguyễn Công Trứ, TP.HCM 9 Trần Đình Huy THPT Võ Thị Sáu, TP.HCM 10 Phạm Ngọc Khoa THPT Đa Phước, TP.HCM 11 Phạm Thị Thùy Dung 12 Vũ Thị Phương Thủy THPT Vũng Tàu, Vũng Tàu 13 Bùi Thị Nga THPT Trần Hưng Đạo, Bà Rịa – Vũng Tàu 14 Nguyễn Thị Vân Anh THPT Lương Thế Vinh, Biên Hòa 15 Phạm Thị Bảo Ngọc THPT Nam Hà, Biên Hòa 16 Nguyễn Thị Kim Phương 17 Đặng Thị Ngọc Mai 18 Nguyễn Thị Của 19 Bùi Thị Thanh Phương 20 Lê Đinh Thanh Thanh 21 Nguyễn Thị Nguyệt Minh Đồng Nai 12 Tô Thị Xuân Thu THPT Bảo Lộc, Lâm Đồng 23 Bùi Thị Minh Dương THPT Đông Thạnh, Long An 24 Lê Thị Mộng Nghi THPT Nguyễn Thị Định, Bến Tre 25 Nguyễn Phương Hoài Sơn THPT Phan Bội Châu, Bình Thuận 26 LATSAPHONH Thanh Phong ĐH Chămpasac, Chămpasac Tác giả thu được 26 phiếu của GV các trường với kết quả thống kê ở bảng sau: Bảng 3.15. Tổng kết kết quả nhận xét của GV về ebook Tiêu chí đánh giá Mức độ 1 Kém 2 Yếu 3 TB 4 Khá 5 Tốt TB Về nội dung • Kiến thức chính xác, bám sát sách giáo khoa. • Đầy đủ, phong phú. • Đảm bảo tính khoa học, sư phạm. • Thiết thực, bổ ích. • Câu hỏi, bài tập sắp xếp theo thứ tự hợp lý. 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 6 2 1 4 10 10 7 7 6 15 10 17 18 16 4.5 4.2 4.6 4.7 4.5 Về hình thức • Giao diện đẹp, sinh động và màu sắc hài hòa. • Trình bày rõ ràng, khoa học. • Nhất quán trong cách trình bày • Dễ truy cập các mục của e-book. 0 0 0 0 0 0 0 0 4 0 3 5 10 13 16 9 12 13 7 12 4.3 4.5 4.2 4.3 Về hiệu quả sử dụng E-book • Rèn luyện kỹ năng giải bài tập. • Củng cố kiến thức cho học sinh. • Tăng hứng thú học tập Hóa học cho học sinh. • Hỗ trợ tốt cho học sinh tự học. • Góp phần đổi mới chất lượng dạy học. 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 6 2 2 3 1 8 9 11 10 13 12 15 13 13 12 4.2 4.5 4.4 4.4 4.4 Về tính khả thi • Dễ sử dụng. • Phù hợp với trình độ tin học của GV và HS. • Phù hợp với điều kiện dạy học hiện nay. 0 0 0 0 0 0 4 3 3 11 14 12 11 9 11 4.3 4.2 4.3 Qua bảng phân tích số liệu, nhìn chung tất cả các tiêu chỉ đều được đánh giá khá tốt (trên 4.2). Tuy nhiên, có một số phần tác giả cần chú ý sau: • Phần nội dung được đánh giá với số điểm khá cao, đa số đều từ 4,5 trở lên. Riêng chỉ có tiêu chí đánh giá về “đầy đủ, phong phú” đạt 4.2. Do đó, tác giả cần thu thập nhiều tài liệu, bổ sung cho ebook hoàn thiệu hơn. Các điểm số trên chưa phải là tuyệt đối, nên tác giải cần cố gắng hơn. Cụ thể: - Chủ động trao đổi kinh nghiệm giảng dạy với đồng nghiệm. - Cải thiện vốn ngoại ngữ để học hỏi thành tựu các nước bạn. - Tăng cường tìm nhiều đoạn phim thí nghiệm thiết thực và bổ ích. - Chủ động trao đổi với HS, lắng nghe ý kiến, suy nghĩ các em để ebook đáp ứng được nhu cầu các em hơn. • Phần hình thức được đánh giá không cao so với phần nội dung. Các tiêu chí đánh giá có số điểm dao động từ 4.2 đến 4.5. Qua đó, tác giả nhận thấy rằng: - Nhu cầu thẩm mỹ của GV cũng như HS rất cao. - Cách trình bày của tác giả chưa tuyệt đối thống nhất. - Giao diện màu sắc đẹp nhưng chưa cuốn hút HS. Do đó, tác giả sẽ cẩn thận và quan tâm hơn đến hình thức trong khi thiết kế ebook . • Hiệu quả sử dụng ebook được đánh giá với số điểm 4.4 hay 4.5. Tuy nhiên ở phần củng cố kỹ năng giải bài tập chỉ có 4.2 (khá). Từ đó tác giả có nhận xét như sau: - Hiệu quả học được từ ebook có kết quả khá tốt. Ebook củng cố cho HS các kiến thức lý thuyết được học ở trường. Với phần thư giãn có nhiều trò chơi sinh động và bổ ích làm các em thích thú với môn hóa hơn. - Phần bài tập, tác giả còn hạn chế như: chưa giải chi tiết từng bài tập, số lượng bài tập ít và phải thêm vào ebook nhiều đề thi học kì hay 1 tiết các năm trước. • Tính khả thi: Tác giả chưa nhận biết được trình độ tin học của một số GV lớn tuổi còn hạn chế và phương pháp tự học của HS chưa phù hợp. Nên kết quả đánh giá về tính khả thi của ebook chưa thật sự cao, chỉ xếp ở mức khá tốt (4,2). Do đó, ngoài việc thiết kế ebook, tác giả cần hướng dẫn cụ thể, chi tiết các sử dụng ebook cho HS và GV. Một số nhận xét của GV Qua trao đổi và tham khảo ý kiến với GV các trường về ebook, tác giả tổng kết một số nhận xét như sau: • Thầy Trần Đình Huy – GV hóa trường THPT Võ Thị Sáu, TP.HCM “Ebook là phương tiện dạy học bổ ích, hỗ trợ tốt cho GV. Do đó, GV cần cố gắng học hỏi cách thiết kế và sử dụng để nâng cao chất lượng giáo dục.” • Cô Lâm Huỳnh Ngân – GV hóa trường THPT Nam Kỳ Khởi Nghĩa, TP.HCM “Ebook rất hay và đáp ứng được nhu cầu học tập ở nhà cho HS. Do đó, cần chú trọng vào phần bài tập. Cần bổ sung nhiều dạng và nhiều bài để HS tự học được nhiều hơn.” • Cô Phạm Thị Thùy Dung – GV hóa trường THPT Đa Phước, TP.HCM. “Mỗi lớp không phải HS nào cũng giỏi. HS trung bình và yếu cũng có. Với trình độ khác nhau, cách tiếp thu và phương pháp tự học cũng khác nhau. Do đó, GV cần phân rõ trình độ các em, thiết kế ebook phù hợp với từng nhóm.” • Thầy Tạ Duy Hùng – GV hóa trường THPT Nguyễn Khuyến, TP. HCM “Giáo dục có vai trò rất quan trọng. Nó quyết định đến nguồn nhân lực và kinh tế của mỗi nước. Do đó, nhà nước luôn có những chính sách hỗ trợ tốt cho giáo dục. GV cần yêu cầu nhà trường trang bị cơ sở vật chất hiện đại, thiết thực. Có như thế mới hỗ trợ cho các em học bằng ebook. Vì không phải HS nào cũng có máy tính.” • Cô Đặng Thị Ngọc Mai – GV hóa trường THPT Nam Hà, Biên Hòa “GV cần lập ra kế hoạch cụ thể, rõ ràng để giảng dạy kết hợp với sử dụng ebook. Để khai thác tuyệt đối hiệu quả của ebook cần cho HS hoàn thành nhiều phiếu học tập, tổ chức cho các em học theo nhóm hay thường xuyên kiểm tra việc học của các em ở nhà. Ngoài ra, GV nên trích 40% các bài tập trong ebook vào các bài kiểm tra. Có như thế HS sẽ thấy rõ được vai trò của ebook hơn. Tuy nhiên, các dạng bài tập cần thay đổi số liệu, lời lẽ trong câu hỏi.” TÓM TẮT CHƯƠNG 3 Trong chương 3, tác giả trình bày các nội dung sau: • Mục đích, đối tượng thực nghiệm. • Tiến hành thực nghiệm - Bước 1: Chọn nội dung, đối tượng và địa bàn thực nghiệm. - Bước 2: Gặp gỡ GV trao đổi về mục đích, cách tiến hành và kế hoạch giảng dạy lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. - Bước 3: Biên soạn đề kiểm tra và phiếu đánh giá ebook. - Bước 4: Gởi đĩa CD ebook, bài kiểm tra và phiếu đánh giá ebook tới các trường tiến hành thực nghiệm. Đồng thời, hướng dẫn GV và HS lớp thực nghiệm cách sử dụng ebook. - Bước 5: Tiến hành ôn tập với ebook theo kế hoạch giảng dạy và quy trình thực nghiệm. - Bước 6: Tổ chức kiểm tra 1 tiết sau khi học xong chương “Oxi-Lưu huỳnh” và 15 phút sau khi học xong bài “Tốc độ phản ứng”. Phát và thu hồi phiếu đánh giá ebook. - Bước 7: Xử lý số liệu thực nghiệm. • Kết quả thực nghiệm - Kết quả định lượng Quan sát đồ thị đường lũy tích của lớp TN và lớp ĐC, tác giả nhận thấy, đường lũy tích của lớp TN luôn nằm bên phải đường lũy tích của lớp ĐC. Điều này chứng tỏ lớp TN có kết quả học tập cao hơn lớp ĐC. - Kết quả định tính Theo kết quả điều tra ý kiến GV, ebook được đánh giá tốt về nội dung và hình thức. Đây là nguồn tư liệu phong phú trong quá trình giảng dạy và góp phần đổi mới phương pháp dạy học. Theo kết quả điều tra ý kiến HS, ebook đem lại niềm vui và là người bạn học tập ở nhà đầy thiết thực và bổ ích. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.Kết luận Đối chiếu với mục đích và nhiệm vụ đặt ra, về cơ bản đề tài đã đạt được một số kết quả sau: 1.1. Nghiên cứu một số nội dung làm cơ sở lý luận của đề tài - Nghiên cứu khóa luận, luận văn thiết kế ebook và website về hóa học. - Tìm hiểu xu hướng đổi mới dạy học hiện nay và ứng dụng CNTT trong dạy học hóa học. - Nghiên cứu lý luận và hoạt động tự học. - Nghiên cứu về ebook. - Nghiên cứu phần mềm Toolbook. - Nghiên cứu một số phần mềm hỗ trợ thiết kế ebook. 1.2. Phân tích mục tiêu, cấu trúc, phương pháp dạy học và các vấn đề cần chú ý khi dạy chương “Oxi-Lưu huỳnh”, “Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học”. 1.3. Nghiên cứu và xây dụng các nguyên tắc quy trình thiết kế ebook - Nghiên cứu các tài liệu viết về yêu cầu của ebook phục vụ cho việc tự học của học sinh. - Xây dựng các nguyên tắc cơ bản về nội dung, hình thức, sử dụng và tính hiệu quả của ebook. - Nghiên cứu các bước thiết kế ebook của luận văn cao học các khóa trước và tài liệu trên internet. - Xây dựng trình tự các bước, thao tác thiết kế ebook một cách dễ dàng nhất và tiện dụng nhất. 1.4. Sử dụng phần mềm Toolbook cùng với các phần mềm hỗ trợ khác thiết kế ebook với các nội dung sau: • Hệ thống kiến thức cơ bản: Gồm 6 bài: “Oxi-Ozon”,“Lưu huỳnh”,“H2S,SO2, SO3”, “Axit sunfuric và muối sunfat”, “Tốc độ phản ứng”, “Cân bằng hóa học”. - Ngoài những kiến thức cơ bản trong SGK, ebook còn mở rộng thêm các kiến thức liên quan tới thực tế và đưa vào các hình ảnh hay thí nghiệm minh họa phần tính chất hóa học. - Sau các bài học đều có các sơ đồ củng cố với hình ảnh minh họa. • Hệ thống lý thuyết phần bài tập: Gồm các phần sau: - Công thức hóa học và các vấn đề chú ý khi giải bài tập. - 10 phương pháp giải với từng dạng cụ thể. - Các phương pháp giải từng dạng bài tập trong các chương cũng được ebook liệt kê cụ thể với 10 bài tập minh họa cho các dạng. • Hệ thống bài tập tự luận: Gồm 30 bài tập với các dạng khác nhau có hướng dẫn chi tiết và 20 bài tập áp dụng. Ở mỗi bài đều có hướng dẫn chi tiết ở thanh bên dưới, HS có thể kéo xuống xem tham khảo. • Hệ thống bài tập trắc nghiệm: Gồm 50 câu trắc nghiệm tiêu biểu ở 2 chương, 3 đề thi thử với 30 câu trắc nghiệm và 50 câu trắc nghiệm nâng cao. Ở các đề thi thử có giới hạn về thời gian nên tạo cảm giác thật như các em đang thi. • Hệ thống trò chơi hóa học: Gồm 5 trò chơi: Ném phi lao, tổ ong, ô chữ, tìm vật và ghép câu với 100 câu hỏi trắc nghiệm liên quan tới nội dung 2 chương. • Hóa học và cuộc sống: Viết về vai trò các chất trong cuộc sống, các hiện tượng tự nhiên. • Chuyện kể hóa học : Gồm các câu chuyện về nhà hóa học, chuyện vui hóa học và lịch sử hóa học. • Thí nghiệm vui: Gồm 9 thí nghiệm vui, bổ ích. • Album ảnh hóa học: Gồm các album về hình ảnh hóa chất, dụng cụ thí nghiệm, nhà bác học và các bảng tuần hoàn hóa học. 1.5. Thực nghiệm sư phạm để đánh giá kết quả nghiên cứu. Qua phân tích kết quả bài kiểm tra 15 phút, bài kiểm tra 1 tiết và phiếu khảo sát ý kiến của GV và HS, kết quả cho thấy ebook đã đạt được các yêu cầu sau: - Về nội dung: Ebook đáp ứng nhu cầu nội dung chính xác, thiết thực và là nguồn tài liệu hữu ích cho HS tham khảo.Giúp HS dễ dàng học tập và tiến bộ hơn. - Về hình thức: Ebook có giao diện đẹp, trình bày logic và cuốn hút HS. - Về tính khả thi: Ebook là tài liệu hỗ trợ đắc lực cho GV trong quá trình giảng dạy. Góp phần giúp HS ngày một tiến bộ. - Về tính hiệu quả: Ebook giúp nâng cao kết quả học tập, tạo tinh thần tự tin và góp phần làm làm tăng khả năng lực tự học của HS. Nhìn chung, luận văn đã thực hiện được những mục đích và nhiệm vụ đề tài đặt ra. Kết quả thực nghiệm cũng phần nào khẳng định hướng đi đúng của đề tài. Tuy nhiên, ebook cũng cần phải được chỉnh sửa, bổ sung nhằm khai thác tốt hơn những ưu điểm của việc sử dụng ebook trong dạy học hiện nay. 2.Kiến nghị Qua quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả có một số kiến nghị sau: 2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo Hiện nay trên thế giới đang có nhu cầu chuyển hướng sử dụng sách giáo khoa sang sử dụng ebook trong dạy học. Qua đó, ta nhận thấy ebook có vai trò rất quan trọng trong ngành giáo dục hiện nay. Vì thế, lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có những hành động thiết thực để góp phần thúc đẩy việc sử dụng ebook trong dạy học như: - Đầu tư trang thiết bị: máy tính, máy chiếu cho các trường ở vùng sâu, vùng xa. - Thường xuyên mở các lớp huấn luyện thiết kế ebook cho các GV. - Khuyến khích GV sử dụng ebook trong dạy học như thi đua, khen thưởng - Nên có đĩa CD kèm với SGK như môn Anh văn. 2.2. Đối với nhà trường - Xây dựng phòng tin học cho HS có thể sử dụng ngoài giờ học. Vì gia đình nhiều em còn khó khăn nên chưa đủ kinh tế trang bị cho các em bộ máy vi tính. - Theo dõi và hỗ trợ tốt GV sử dụng ebook trong giảng dạy. - Lắng nghe ý kiến của GV để việc sử dụng ebook được tốt hơn. - Phối hợp cùng phụ huynh học sinh tạo điều kiện cho các em học tập. 2.5. Đối với giáo viên - Chủ động nâng cao kiến thức chuyên môn, tìm nhiều tài liệu bổ ích cho ebook. - Thường xuyên trao dồi kiến thức tin học để thuận lợi trong việc thiết kế ebook. - Hướng dẫn cụ thể, chi tiết cho HS cách sử dụng ebook để đạt hiệu quả nhất. - Tìm hiểu tâm lý HS, xác định tính hiệu quả của ebook mà mình biên soạn để kịp thời sửa chữa, hoàn thiện. 2.6. Đối với phụ huynh - Tạo điều kiện cho con cái có cơ sở học tập tốt nếu có điều kiện. - Quản lý việc học tập trên máy tính của các em. - Khuyến khích, động viên các em học tập. 2.7. Đối với học sinh - Chủ động tự học bằng ebook trên máy tính. - Chú ý nghe hướng dẫn cách sử dụng ebook, có thể hỏi bạn bè hoặc GV. - Sắp xếp thời gian biểu học tập hợp lý. - Thực hiện đúng theo kế hoạch giảng dạy bằng ebook của GV. 3.Hướng phát triển của đề tài - Nghiêm cứu thiết kế hoàn chỉnh ebook hóa học dành cho lớp 10, 11, 12 THPT theo chương trình cơ bản và nâng cao. - Nghiên cứu ebook cho HS yếu giúp các em tiến bộ trong học tập hay ebook giúp nâng cao kiến thức cho HS giỏi. - Nghiên cứu ebook bằng phần mềm Toolbook kết hợp với dạy học trực tuyến. GV có thể trao đổi, hướng hẫn các em trực tiếp qua ebook. Trên đây là những kết quả nghiên cứu của đề tài “Sử dụng phần mềm ToolBook thiết kế ebook hỗ trợ học sinh tự học môn Hóa học lớp 10 ban cơ bản trung học phổ thông”. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian, cơ sở vật chất và khả năng nên tác giả khó tránh khỏi những sai lầm thiếu sót. Mong nhận được sự đóng góp chân thành của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.Tác giả hi vọng rằng, luận văn sẽ được sử dụng phổ biến trong quá trình giảng dạy ở trường THPT và đóng góp một phần nào đó cho công cuộc đổi mới giáo dục ở Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phạm Đức Bình (2005), Phương pháp giải bài tập hóa phi kim, NXB Giáo dục. 2. Trịnh Văn Biều (2003), Các phương pháp dạy học hiệu quả, Đại học Sư phạm Thành phố Hố Chí Minh. 3. Trịnh Văn Biều (2003), Giảng dạy hóa học ở trường phổ thông, Đại học Sư phạm Thành phố Hố Chí Minh. 4. Trịnh Văn Biều (2005), Phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, Đại học Sư phạm Thành phố Hố Chí Minh. 5. Nguyễn Cương ( Chủ biên), Nguyễn Mạnh Dung (2007), Giáo trình phương pháp dạy học Hóa học, tập 1,, NXB ĐHSP. 6. Nguyễn Cương ( 2007), Phương pháp dạy học hóa học ở trường Phổ thông và Đại học, NXB Giáo dục. 7. Vũ Văn Đàm (1999), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Hà Nội. 8. Trần Quốc Đắc (2007), Hướng dẫn thí nghiệm hóa học 10, NXB Giáo dục. 9. Nguyễn Thị Thu Hà (2008), Thiết kế sách điện tử lớp 10 nâng cao chương “nhóm Halogen”, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM. 10. Nguyễn Thị Thanh Hoa (2010), Thiết kế E-book hỗ trợ giáo dục môi trường ở trường THPT, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP TPHCM. 11. Trần Quang Hiếu, Nguyễn Đình Độ, Trần Thu Thảo (2010), Phương pháp Gỉai nhanh bài tập trắc nghiệm hóa học đại cương và vô cơ, NXB ĐHQG TP.HCM. 12. Trần Thành Huế (2006), Tư liệu hóa học 10, NXB Giáo dục. 13. Đàm Thị Thanh Hương (2007), Thiết kế E-Book dạy học hóa học lớp 12, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM. 14. Lê Thị Xuân Hương (2007), Thiết kế Website hỗ trợ việc dạy và tự học chương Halogen lớp 10 trung học phổ thông, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM. 15. Phan Long (chủ biên), Phùng Thị Nguyệt, Phạm Quang Huy (2009), Dạy học trực tuyến và soạn sách điện tử với ToolBook Assistant và Instructor, NXB Giao thông vận tải. 16. Võ Phước Lộc (2008), Mấy suy nghĩ về đổi mới phương pháp dạy học, NXB Giáo dục. 17. Phạm Thùy Linh (2009), Thiết kế ebook hỗ trợ khả năng tự học của HS lớp 12 chương “Đại cương về kim loại” chương trình cơ bản, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP TPHCM. 18. Đặng Nguyễn Phương Khanh (2010), Thiết kế E-book hỗ trợ tự học hóa học lớp 9 trung học cơ sở, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP TPHCM. 19. Hỉ A Mổi (2005), Thiết kế Website tự học môn hóa học lớp 11 chương trình phân ban thí điểm, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TPHCM. 20. Phạm Duy Nghĩa (2006), Thiết kế Website phục vụ việc học tập và ôn tập chương nguyên tử cho HS lớp 10 bằng phần mềm Macromedia Flash và Dreamweaver, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TPHCM. 21. Trần Tuyết Nhung (2009), Thiết kế sách giáo khoa điện tử chương “dung dịch sự điện ly” lớp 10 chuyên hóa học, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP TPHCM. 22. Trung Nguyên (2008), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Giao thông vận tải. 23. Đặng Thị Oanh (chủ biên), Vũ Hồng Nhung, Trần Trung Ninh, Đặng Xuân Thư, Nguyễn Phú Tuấn (2006), Thiết kế bài soạn hóa học 10, NXB Giáo dục. 24. Đặng Thị Oanh, Nguyễn Thị Sửu (2010), Phương pháp dạy học môn hóa học ở trường phổ thông, NXB Hà Nội. 25. Trịnh Lê Hồng Phương (2008), Thiết kế học liệu điện tử chương “Oxi – Lưu huỳnh 10 hỗ trợ hoạt động tự học cho học sinh trung học phổ thông, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM. 26. Đồng Thị Thanh Phương, Nguyễn Thị Ngọc An (2010), Phương pháp nghiêm cứu khoa học, NXB Lao động Xã hội. 27. Nguyễn Thị Sửu (2008), Tổ chức quá trình dạy học hóa học phổ thông, ĐHSP Hà Nội. 28. Lê Quán Tần, Vũ Anh Tuấn (2006), Giới thiệu giáo án hóa học 10, NXB Hà Nội. 29. Nguyễn Xuân Trường (chủ biên) và các cộng sự (2006) Tài liệu bồi dưỡng giáo viện thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 10 trung học phổ thông, NXB Hà Nội. 30. Nguyễn Xuân Trường (chủ biên), Trần Trung Ninh, Đào Đình Thức, Lê Xuân Trọng (2007), Bài tập hóa học 10, NXB Giáo dục. 31. Nguyễn Xuân Trường (tổng chủ biên), Nguyễn Đức Chuy, Lê Mậu Quyền, Lê Xuân Trọng (2006), Hóa học 10, NXB Giáo dục. 32. Nguyễn Xuân Trường (2005), Những điều kì thú của hóa học, NXB Giáo dục. 33. Nguyễn Xuân Trường (2006), Trắc nghiệm và sử dụng trắc nghiệm trong dạy học hóa học ở trường phổ thông, NXB ĐHSP. 34. Nguyễn Trọng Thọ (2002), Ứng dụng tin học trong giảng dạy hóa học, NXB Giáo dục. 35. Lê Trọng Tín (2006), Những phương pháp dạy học tích cực trong dạy học hóa học, ĐHSP TP.HCM. 36. Tống Thanh Tùng (2009), Thiết kế E-book hóa học 12 phần Crom-Sắt-Đồng hỗ trợ học sinh tự học, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP TPHCM. 37. Nguyễn Vịnh, Huỳnh Bé (2002), 299 câu hỏi và bài tập hóa học, NXB Trẻ. 38. Phan Thị Bích Vương (2009), Phân loại và phương pháp giải các bài tập hóa học 10, NXB ĐHQG TP.HCM. 39. Trung tâm tin học ĐHSP (2006), Bài giảng thiết kế Wed (Dream Weaver). 40. Dự án Việt- Bỉ (2009), Nghiên cứu Khoa học sư phạm ứng dụng, NXB Giáo dục. 41. Huỳnh Văn Út (2007), Đố vui hóa học, NXB Giáo dục. Các Website 42. 43. 44. 45. http:// chemistry.com. 46. 47. 48. 49. 50. 51. 52. 53. 54. 55. 56. 57. 58. 59. 60. 61. 62. 63. 64. 65. 66. 67. 68. 69. 70. Các phần mềm 71. Mindjet MindManager Pro 7. 72. Flash Effect Maker. 73. QuizCreator 74. Toolbook Instructor 9.5. PHỤ LỤC Phụ lục 1. Hướng dẫn cài đặt phần mềm Toolbook ................................................... 111 Phụ lục 2. Hướng dẫn cài ebook vào máy tính........................................................... 113 Phụ lục 3. Phiếu tham khảo ý kiến của giáo viên ....................................................... 116 Phụ lục 4. Phiếu tham khảo ý kiến của học sinh ........................................................ 118 Phụ lục 5. Đề kiểm tra 1 tiết chương “Oxi - Lưu huỳnh” .......................................... 120 Phụ lục 6. Đề kiểm tra 15 phút bài “ Tốc độ phản ứng” ............................................ 125 Phụ lục 1 HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT PHẦN MỀM TOOLBOOK Phần mềm Toolbook có thể được tải về từ Internet hoặc mua đĩa CD từ các cửa hàng bán phần mềm ứng dụng trong dạy học. Các bước cài đặt chương trình: • Mở files “ToolBook.Instructor.v9.5.0.244”/ Click vào “Toolbook95setup.exe”. • Đợi chương trình chạy như hình bên dưới. • Click liên tiếp vào “Next”. • Cuối cùng, Click vào “Finish”. Như thế đã cài xong phần mềm. Phụ lục 2 HƯỚNG DẪN CÀI EBOOK VÀO MÁY TÍNH Để cài ebook vào máy tính, ta thực hiện theo các bước sau: • Đầu tiên, mở đĩa CD. Tiếp theo click vào folder “EBOOK HÓA HỌC 10”/ click tiếp vào folder “Setup”/ cuối cùng click vào để cài ebook vào máy. • Hộp thoại sau hiện ra, click vào “Next”. • Kéo thanh cuộn tìm nơi lưu ebook và click “Next”. Ví dụ, ta lưu ở Desktop. • Tiếp theo, ta cứ click “Next”. • Đợi chương trình chạy và click vào “Ignore” 2 lần liên tiếp. • Và cuối cùng click vào “Finish” đã hoàn tất việc cài đặt. Lưu ý: - Phần cài đặt ebook vào máy có hướng dẫn chi tiết bằng file flash (video) trong đĩa CD, có thể theo dõi trong đĩa. - Không cần cài phần mềm chỉ cần cài ebook vào máy là có thể đọc được ebook. Phụ lục 3 PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN GIÁO VIÊN Kính gởi quý thầy (cô) giáo! Để góp phần nâng cao hiệu quả dạy học Hóa học ở trường Phổ thông, rất mong thầy (cô) cho biết ý kiến đánh giá của mình khi sử dụng E-book trong quá trình giảng dạy. I/ Thông tin cá nhân Họ tên giáo viên: Số năm giảng dạy: Trình độ chuyên môn: Đại học Cao học Tiến sĩ Nơi công tác:Tỉnh (thành phố) II/ Tiêu chí đánh giá (Gíao viên đánh dấu X vào mức độ lựa chọn) Tiêu chí đánh giá Mức độ 1 (Kém) 2 (Yếu) 3 (TB) 4 (Khá) 5 (Tốt) Về nội dung • Kiến thức chính xác, bám sát sách giáo khoa. • Đầy đủ, phong phú. • Đảm bảo tính khoa học, sư phạm. • Thiết thực, bổ ích. • Câu hỏi, bài tập sắp xếp theo thứ tự hợp lý. Về hình thức • Giao diện đẹp, sinh động và màu sắc hài hòa. • Trình bày rõ ràng, khoa học. • Nhất quán trong cách trình bày • Dễ truy cập các mục của e-book. Về hiệu quả sử dụng E-book • Rèn luyện kỹ năng giải bài tập. • Củng cố kiến thức cho học sinh. 1 1 1 1 1 2 2 2 2 2 3 3 3 3 3 4 4 4 4 4 5 5 5 5 5 1 1 1 1 2 2 2 2 3 3 3 3 4 4 4 4 5 5 5 5 1 1 1 2 2 2 3 3 3 4 4 4 5 5 5 1 1 2 2 3 3 4 4 5 5 • Tăng hứng thú học tập Hóa học cho học sinh. • Hỗ trợ tốt cho học sinh tự học. • Góp phần đổi mới chất lượng dạy học. Về tính khả thi • Dễ sử dụng. • Phù hợp với trình độ tin học của GV và HS. • Phù hợp với điều kiện dạy học hiện nay. III/ Ý kiến đóng góp Kính mong thầy cô vui lòng đóng góp ý kiến về E-book, phần nào chưa hợp lý, phần nào cần phát huy để E-book được hoàn thiện hơn. Chân thành cảm ơn quý thầy,cô!Rất mong nhận được thông tin phản hồi từ vấn đề . Xin liên hệ:Văn Thị Trà My. Email: vanthitramy@gmail.com. ĐT: 01212043699 1 1 2 2 3 3 4 4 5 5 1 2 3 4 5 Phụ lục 4 PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN HỌC SINH Thân gởi các em học sinh! Để góp phần nâng cao hiệu quả dạy học Hóa học ở trường Phổ thông, rất mong các em cho biết ý kiến của mình khi tự học bằng E-book “Chương: Oxi-Ozon và Tốc độ phản ứng ,cân bằng Hóa học”. I/ Thông tin cá nhân Họ tên học sinh: ..Lớp: Trường: Tỉnh (thành phố).. II/ Vấn đề tham khảo ý kiến (Học sinh đánh dấu X vào ô lựa chọn phù hợp) 1. Theo em việc ứng dụng CNTT vào dạy học hiện nay là Rất cần thiết Cần thiết Chưa cần thiết 2. Ở nhà, các em sử dụng máy tính để Học tập Tìm kiến thông tin Gỉai trí 3. Ở nhà, các em sử dụng máy tính để tự học như thế nào? Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ 4. Cảm nhận của em về E-book Cảm nhận về E-book Không đồng ý (1) Không ý kiến (2) Đồng ý (3) 1. Nội dung hay, bổ ích, phong phú và thiết thực. 2. Giúp em củng cố và mở rộng kiến thức. 3. Rèn luyện kỹ năng giải bài tập. 4. Giúp em tự tin khi làm bài kiểm tra và bài thi. 5. E-book rất đẹp, sinh động và hấp dẫn. 6. Làm các em yêu thích môn Hóa hơn. 7. Dễ sử dụng, phù hợp với trình độ tin học của em. 8. Nội dung sơ sài, không hay và khó hiểu. 9. Chữ và hình ảnh nhỏ nên khó học. 10. Cảm nhận khác: .................... Chân thành cảm ơn các em! Rất mong nhận được thông tin phản hồi từ vấn đề này. Xin liên hệ:Văn Thị Trà My. Email: vanthitramy@gmail.com. ĐT: 01212043699 Phụ lục 5 ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT CHƯƠNG “OXI - LƯU HUỲNH” Họ và tên học sinh:. Lớp: Phần 1: Trắc nghiệm (4đ) Hãy khoang tròn vào câu trả lời đúng nhất. Câu 1: Sục khí SO2 và dung dịch Brôm thì dung dịch ĐỀ 1 A. chuyển sang màu vàng. B. mất màu. C. vẫn có màu nâu. D. bị vẩn đục. Câu2: Chất nào trong các chất sau đây vừa có tính oxh vừa có tính khử? A. H2S. B. H2SO4đặc. C. SO3. D. SO2. Câu 3: Chọn phương án đúng: A. Oxi phản ứng trực tiếp với tất cả các kim loại. B. Oxi phản ứng trực tiếp với tất cả các phi kim tạo oxit cao nhất. C. Trong các phản ứng có oxi tham gia thì ôxi thường đóng vai trò là chất khử. D. Trong các phản ứng có oxi tham gia thì ôxio đóng vai trò là chất oxi hoá. Câu 4: Cho hỗn hợp SO2 và O2 có tỉ khối với H2 là 24.% V SO2 trong hỗn hợp là A. 10% . B. 50% . C. 16% . D. 61,5%. Câu 5: Phân hủy V(l) khí O3, sau phản ứng thể tích bình tăng lên 4l. V là A. 4. B. 6. C. 8. D. 10. Câu 6: Đốt 4,8 g lưu huỳnh trong 5,6 l oxi (đktc). Thể tích mỗi khí thu được sau phản ứng (đktc) là A.3,36 l SO2 và 2,24 l O2. B. 5,6 l SO2. C. 2,24 l O2. D. 3,36 l SO2. Câu 7: Dãy dơn chất nào sau đây vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử ? A. Cl2; O3; S. B. S , Cl2; Br2. C. Na; F2 , S. D. Br2; O2; Ca. Câu 8: Dung dịch hidro sufua có tính chất hóa học đặc trưng là A. tính oxi hóa. B. vừa tính oxi hóa vừa tính khử. C. tính khử. D.không có tính oxi hóa và tính khử. Câu 9: Cho 6,8 g H2S hấp thụ vào 100ml dung dịch NaOH 4M. Tìm CM của chất trong dung dịch sau phản ứng. A. 2,5M. B. 2M. C. 1M. D. 1,5M. Câu10: Chất nào sau đây bị thụ động với H2SO4đặc? A. Fe. B.Al. C.Cu. D.cả A và B. Phần 2: Tự luận (6đ) Câu 1(1đ): Dùng phản ứng hoá học hãy chứng minh rằng: a/ H2SO4 có tính oxi hoá. b/ Ozon có tính oxi hoá mạnh hơn ozon. Câu 2 (2đ): Trình bày phương pháp hóa học nhận biết dung dịch riêng biệt: NaOH, K2SO4, Na2S, H2SO4. Câu 3 (3 đ): Cho hỗn hợp gồm Fe và FeS tác dụng với dung dịch HCl (dư), thu được 2,464 lít hỗn hợp khí (đktc). Cho hỗn hợp khí này đi qua dung dịch Pb(NO3)2 dư, thu được 23,9 gam kết tủa màu đen. a/ Viết phương trình hoá học của các phản ứng đã xảy ra. b/ Hỗn hợp khí thu được gồm những khí nào. c/ Tính khối lượng của Fe và FeS có trong hỗn hợp ban đầu. ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT CHƯƠNG “OXI - LƯU HUỲNH” Họ và tên học sinh:. Lớp: Phần 1: Trắc nghiệm (4đ) Hãy khoang tròn vào câu trả lời đúng nhất. Câu 1: Dãy dơn chất nào sau đây vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử ? ĐỀ 2 A. Cl2; O3; S. B. S , Cl2; Br2. C. Na; F2 , S. D. Br2; O2; Ca. Câu 2: Cho hỗn hợp SO2 và O2 có tỉ khối với H2 là 24. %V SO2 trong hỗn hợp là A. 10% . B. 50% . C. 16% . D. 61,5%. Câu 31: Sục khí SO2 và dung dịch Brôm thì dung dịch A. chuyển sang màu vàng. B. mất màu. C. vẫn có màu nâu. D. bị vẩn đục. Câu 4: Chọn phương án đúng: A. Ôxi phản ứng trực tiếp với tất cả các kim loại. B. Ôxi phản ứng trực tiếp với tất cả các phi kim tạo oxit cao nhất. C. Trong các phản ứng có ôxi tham gia thì ôxi thường đóng vai trò là chất khử. D. Trong phản ứng có ôxi tham gia thì ôxi thường đóng vai trò là chất ôxi hoá. Câu 5: Phân hủy V (l) khí ozon, sau phản ứng thể tích bình tăng lên 4 l. V là A. 4. B. 6. C. 8. D. 10. Câu 6: Chất nào sau đây bị thụ động với H2SO4đặc? A. Fe. B.Al. C.Cu. D.cả A và B. Câu 7: Đốt 4,8 g lưu huỳnh trong 5,6 l oxi (đktc). Thể tích mỗi khí thu được sau phản ứng (đktc) là A.3,36 l SO2 và 2,24 l O2. B. 5,6 l SO2. C. 2,24 l O2. D. 3,36 l SO2. Câu 8: Dung dịch hidro sufua có tính chất hóa học đặc trưng là A. tính oxi hóa. B. vừa tính oxi hóa vừa tính khử. C. tính khử. D. không có tính oxi hóa và tính khử. Câu 9: Chất nào trong các chất sau đây vừa có tính oxh vừa có tính khử? A. H2S. B. H2SO4đặc. C. SO3. D. SO2. Câu 10: Cho 6,8 g H2S hấp thụ vào 100ml dung dịch NaOH 4M. Tìm CM của chất trong dung dịch sau phản ứng. A. 2,5M. B. 2M. C. 1M. D. 1,5M. Phần 2: Tự luận (6đ) Câu 1(1đ): Dùng phản ứng hoá học hãy chứng minh rằng: a/ O2 có tính oxi hoá. b/ H2S có tính khử. Câu 2 (2đ): Trình bày phương pháp hóa học nhận biết 4 dung dịch: HCl, H2SO4, BaCl2, Na2CO3. Câu 3 (3 đ): Nung 3,72 g hỗn hợp Zn và Fe trong S dư. Chất rắn thu được sau phản ứng hoà tan hoàn toàn vào 200ml dd H2SO4 l, thấy có 1,344 l khí thoát ra. a/ Viết phương trình hoá học của các phản ứng đã xảy ra. b/ Xác định khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu. c/ Xác định CM của dung dịch H2SO4 đã dùng. Phụ lục 6 KIỂM TRA 15 PHÚT Họ và tên học sinh:. Lớp: Câu 1: Cho cân bằng sau đây: PCl5 → PCl3 + Cl2 Khi thay đổi áp suất, nồng độ của Cl2 thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều nào? Giải thích? Câu 2: Khi bắt đầu phản ứng , nồng độ của một chất là 0,050 mol/l . Sau 20 giây xảy ra phản ứng , nồng độ của chất đó là 0,045 mol/l. Hãy tính tốc độ phản ứng trong thời gian đó ? Câu 3: Khi nhiệt độ tăng thêm 20OC, tốc độ một phản ứng hoá học tăng lên 3 lần. Vậy khi tăng nhiệt độ của phản ứng đó từ 35OC lên 95OC thì tốc độ phản ứng tăng lên bao nhiêu lần? Giải thích? ĐIỂM

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfsu_dung_phan_mem_toolbook_thiet_ke_ebook_ho_tro_hoc_sinh_tu_hoc_mon_hoa_hoc_lop_10_ban_co_ban_trung.pdf
Luận văn liên quan