Luận văn Sử dụng sơ đồ để rèn luyện kĩ năng suy luận trong dạy chương II phần Sinh học tế bào, Sinh học 10

1. Kết luận Số liệu thu được tại các điểm điều tra cho thấy, việc sử dụng sơ đồ trong dạy học đã được nhiều giáo viên quan tâm và áp dụng thường xuyên. Tuy nhiên, việc sử dụng biện pháp sơ đồ để rèn luyện kĩ năng suy luận cho HS còn khá ít. Việc tiến hành tổ chức dạy học bằng phương pháp “Rèn luyện kĩ năng suy luận trong dạy học chương Cấu trúc tế bào” góp phần bổ sung về mặt lí luận và thực tiễn trong dạy học bộ môn sinh ở trường THPT. Đề tài đã thiết kế 31 sơ đồ và chọn lựa được 17 sơ đồ dùng cho rèn luyện kỹ năng suy luận cho học sinh trong dạy học chương II phần Tế bào học ở các khâu cơ bản của quá trình dạy học. Kết quả thực nghiệm cho thấy hiệu quả của việc sử dụng sơ đồ để rèn kĩ năng suy luận cho HS. Phân tích định tính kết quả thực nghiệm cho thấy, sơ đồ không chỉ giúp HS nâng cao khả năng nhớ bài, hiểu bài mà còn giúp cao em phát triển tư duy, nâng cao khả năng suy luận giải quyết các vấn đề mới.

pdf104 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1245 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Sử dụng sơ đồ để rèn luyện kĩ năng suy luận trong dạy chương II phần Sinh học tế bào, Sinh học 10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chưa đạt và tự hoàn thiện kĩ năng suy luận. 2.3.3. Biện pháp sơ đồ để rèn luyện kĩ năng suy luận trong dạy bài mới 2.3.3.1. Qui trình rèn luyện kĩ năng suy luận bằng sơ đồ hỗn hợp Giảng dạy cấu trúc và chức năng “Lưới nội chất”  Yêu cầu: a. Kiến thức - Mô tả được cấu trúc, chức năng của lưới nội chất (LNC). - Giúp HS thấy rõ tính thống nhất giữa cấu trúc và chức năng của LNC. b. Kĩ năng - Rèn luyện kĩ năng suy luận. - Kĩ năng thảo luận nhóm. - Kĩ năng xây dựng sơ đồ. 38 c. Thái độ - Giúp HS có niềm tin đúng đắn hơn vào khoa học nói chung và bộ môn sinh học nói riêng thông qua việc giải đáp logic khoa học một số vấn đề liên quan đến LNC.  Qui trình: Bước 1. GV cung cấp sơ đồ hỗn hợp (sơ đồ 2.17), phiếu học tập, chia nhóm. Sơ đồ 2.17: Cấu trúc và chức năng lưới nội chất (Sơ đồ hỗn hợp) Bước 2. Tổ chức hoạt động để HS rèn kĩ năng suy luận - Dựa vào nội dung SGK ( trang 37) và hình LNC để hoàn thành bảng sau: Bảng 2.1. Cấu trúc lưới nội chất LNC hạt LNC trơn Vị trí Cấu trúc Chức năng - Mô tả sự khác biệt cấu trúc LNC hạt và LNC trơn . 39 - Sự khác biệt về cấu trúc của các loại LNC ảnh hưởng như thế nào đến chức năng của chúng? - Yêu cầu HS hoàn thành sơ đồ đã cung cấp. Bước 3. HS thảo luận, thực hiện kĩ năng suy luận - Các nhóm hoàn thành bảng 1. - HS trao đổi hoàn thiện sơ đồ. Bước 4. GV nhận xét và cung cấp sơ đồ hoàn chỉnh (sơ đồ 2.18). - HS đối chiếu cách suy luận của bản thân với phần GV đưa ra. - HS tự phân tích điểm đạt, điểm chưa đạt để hoàn thiện kĩ năng suy luận. Sơ đồ 2.18: Cấu trúc và chức năng lưới nội chất (Sơ đồ hoàn chỉnh) Giảng dạy cấu trúc và chức năng “ Ti thể”  Yêu cầu: a. Kiến thức - Liệt kê các thành phần cấu trúc ti thể. - Phân tích sơ đồ cấu trúc để từ đó có thể suy luận để nêu chức năng của bào quan có 2 lớp màng trên. 40 b. Kĩ năng - Hình thành và phát triển kĩ năng phân tích, suy luận giải quyết vấn đề. - Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm. - Kĩ năng thiết lập sơ đồ. c. Thái độ - Vững tin hơn vào bộ môn sinh học hiện đại. - Giải thích được một vài hiện tượng (như tại sao số lượng ti thể ở tế bào cơ tim, cơ ngực rất nhiều) khoa học hơn và chặt chẽ hơn về lập luận.  Qui trình Bước 1. GV cung cấp sơ đồ hỗn hợp, phiếu học tập, chia nhóm. Sơ đồ 2.19: Cấu trúc và chức năng ti thể (Sơ đồ hỗn hợp) Bước 2. Tổ chức hoạt động để HS rèn kĩ năng suy luận Bước 3. HS thảo luận và đưa ra ý kiến của nhóm. 41 - Nghiên cứu nội dung SGK và hình 9.1 GV có thể đặt một số câu hỏi gợi ý như sau: (Dựa vào SGK, trang 40) - Mô tả cấu trúc của ti thể bằng sơ đồ (sơ đồ 2.19). - Tại sao nói ti thể là nhà máy điện của tế bào? - Cấu trúc kiểu răng lược của màng trong có ý nghĩa như thế nào đối với việc chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào? HS trao đổi hoàn thiện sơ đồ. Bước 4. GV nhận xét và cung cấp sơ đồ hoàn chỉnh ( sơ đồ 2.20). - HS đối chiếu cách suy luận của bản thân với phần GV đưa ra. - HS tự phân tích điểm đạt, chưa đạt để hoàn thiện kĩ năng. 42 Sơ đồ 2.20: Cấu trúc và chức năng ti thể (Sơ đồ hoàn chỉnh) 2.3.3.2 Qui trình rèn luyện kĩ năng suy luận bằng sơ đồ bất hợp lí Giảng dạy cấu trúc và chức năng “ Lục lạp”  Yêu cầu a. Kiến thức - Mô tả cấu trúc lục lạp. - Từ đặc điểm cấu trúc có thể suy luận và giải thích được tai sao lục lạp có chức năng quang hợp. b. Kĩ năng - Kĩ năng so sánh, phân tích và kĩ năng suy luận. - Kĩ năng trình bày ý kiến trước nhóm, lớp. - Kĩ năng thiết lập sơ đồ. 43  Qui trình Bước 1. GV giới thiệu sơ đồ bất hợp lí - Có một bạn HS sau khi quan sát hình cấu trúc lục lạp dưới đây, - HS đó đã phát biểu rằng: “ Lục lạp có 2 lớp màng giống ti thể nên màng sẽ là cấu trúc qui định chức năng của lục lạp” và thiết lập sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa cấu trúc với chức năng của lục lạp như sau: Sơ đồ 2.21: Cấu trúc và chức năng lục lạp (Sơ đồ bất hợp lí) 44 - Em hãy đưa ra nhận xét về phát biểu trên. “Sơ đồ 2.21” có cần điều chỉnh không? Tại sao? Bước 2. Tổ chức hoạt động để HS rèn kĩ năng suy luận - GV chia nhóm từ 3-5 em Bước 3. HS thảo luận và đưa ra ý kiến của nhóm. - HS trao đổi, điều chỉnh thông tin sơ đồ 2.21 (sơ đồ bất hợp lí). Bước 4. GV nhận xét và cung cấp sơ đồ hoàn chỉnh (sơ đồ 2.22). - HS đối chiếu cách suy luận của bản thân với phần GV đưa ra. - HS tự phân tích điểm đạt, điểm chưa đạt để hoàn thiện kĩ năng suy luận. Sơ đồ 2.22: Cấu trúc và chức năng lục lạp (Sơ đồ hoàn chỉnh) 45 2.3.3.3 Qui trình rèn luyện kĩ năng suy luận bằng sơ đồ khuyết Giảng dạy cấu trúc và chức năng “ Màng sinh chất”  Yêu cầu a. Kiến thức - Mô tả thành phần và mô hình cấu trúc màng sinh chất. - Từ thành phần cấu tạo suy luận hoặc lập luận để giải thích các chức năng của màng sinh chất. - Nêu được tính thóng nhất giữa cấu trúc và chức năng của màng sinh chất. b. Kĩ năng - Rèn luyện kĩ năng thiết lập sơ đồ. - Phát triển khả năng suy luận, lập luận. - Kĩ năng hoạt động nhóm. c. Thái độ - Củng cố thêm niềm tin vào bộ môn sinh học cũng như các bộ môn khoa học khác.  Qui trình Bước 1 . GV cung cấp sơ đồ khuyết (sơ đồ 2.23) Sơ đồ 2.23: Cấu trúc và chức năng của màng sinh chất (sơ đồ khuyết) 46 Bước 2. Tổ chức hoạt động thực hiện kĩ năng suy luận - Tổ chức nhóm (3 HS) - Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, quan sát hình màng tế bào để hoàn thành sơ đồ khuyết. - GV có thể đặt câu hỏi gợi ý cho HS • Mô tả chức năng của các thành phần cấu trúc nên màng tế bào. • Thành phần nào sẽ quyết định chức năng của màng? Hãy lập luận để thấy cấu trúc phù hợp với chức năng màng sinh chất. • Tại sao nói màng có cấu trúc khảm động? • Tại sao cholesterol là thành phần không thể thiếu trong màng tế bào động vật. Bước3. HS trao đổi thực hiện kĩ năng suy luận - HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi - Hoàn thiện sơ đồ đã được cung cấp Bước 4. GV nhận xét và cung cấp sơ đồ hoàn chỉnh (sơ đồ 2.24) 47 Sơ đồ 2.24. Cấu trúc và chức năng của màng sinh chất (sơ đồ hoàn chỉnh) - HS phân tích điểm đạt, chưa đạt và tự hoàn thiện kĩ năng suy luận. 2.3.4. Biện pháp sơ đồ để củng cố, ôn tập Khi tiến hành củng cố - ôn tập chương Cấu trúc tế bào, GV có thể đưa vào bài giảng một số sơ đồ rèn luyện kĩ năng suy luận cho HS. Ví dụ: sơ đồ khuyết để củng cố mục II, bài Tế bào nhân sơ; sơ đồ câm trong ôn tập Cấu trúc tế bào, bài 21 Ôn tập phần Sinh học tế bào..... 2.3.4.1 Qui trình rèn kĩ năng suy luận bằng sơ đồ khuyết Củng cố nội dung “Tế bào nhân sơ” Bước 1. GV cung cấp sơ đồ khuyết - Khi kết thúc nội dung mục II, bài 7 Tế bào nhân sơ GV phát cho HS sơ đồ dưới đây: Sơ đồ 2.25. Cấu trúc tế bào nhân sơ 48 Bước 2. GV đặt yêu cầu cho HS: - Dựa vào kiến thức mới được hình thành trong tiết học, em hãy đề xuất thêm một số nội dung còn khiếm khuyết trong sơ đồ 2.25. - Việc nhóm đề xuất vào các ô trống sơ đồ trên có hợp lí không? Tại sao? Bước 3. Tổ chức HS rèn luện kĩ năng suy luận bằng sơ đồ khuyết đã cung cấp - HS thảo luận nhanh, hoàn tất sơ đồ (2 phút). Bước 4. GV cung cấp sơ đồ hoàn chỉnh ( sơ đồ 2.26) - HS so sánh, đối chiếu và hoàn thiện kĩ năng suy luận. Sơ đồ 2.26. Cấu trúc tế bào nhân sơ 2.3.4.2 Qui trình sử dụng sơ đồ câm để rèn kĩ năng suy luận Ôn tập chương Cấu trúc tế bào Bước 1. GV cung cấp và giới thiệu sơ đồ câm (Sơ đồ 2.27) HS cần hoàn thiện. - Có một bạn HS lớp 10 đã xây dựng sơ đồ để hệ thống kiến thức Cấu trúc tế bào. Nhưng bạn HS trên đã cố tình xóa hết thông tin của sơ đồ. Dựa vào kiến thức tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực đã được học, các em hãy đề xuất nội dung cần điền vào các ô trống sao cho thật hợp lí? 49 Sơ đồ 2.27. Cấu trúc tế bào Bước 2. Tổ chức thực hiện kĩ năng suy luận - Tổ chức nhóm 5- 6 HS. - GV có thể gợi ý cho nhóm bằng câu hỏi: • Hãy tìm điểm giống nhau và khác nhau giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực. • Liệt kê các cấu trúc có trong bào tương (vào 1 hàng ô trống nằm dưới cùng của sơ đồ). Bước 3. HS trao đổi, đưa ra ý kiến nhóm. Bướ c 4. GV kết luận, chính xác hóa bằng sơ đồ hoàn chỉnh. 50 Sơ đồ 2.28. Cấu trúc tế bào - HS tự hoàn thiện kĩ năng suy luận. 2.3.5. Biện pháp sơ đồ để rèn luyện kĩ năng suy luận trong kiểm tra, đánh giá Nội dung phần “Cấu trúc tế bào” là nội dung kiến thức khó nhớ vì khi nghiên cứu cấu trúc tế bào tức là vừa phải tìm hiểu vị trí, đặc điểm cấu tạo của từng thành phần xây dựng nên tế bào, vừa tìm hiểu chức năng của chúng, khiến HS dễ nhầm lẫn các kiến thức (ví dụ như: cấu trúc bào quan này với chức năng của bào quan khác) làm cho HS không ghi nhớ sâu sắc kiến thức đã học dẫn tới chất lượng lĩnh hội kiến thức chương“Cấu trúc tế bào” chưa sâu. Điều đó sẽ gây khó khăn cho cả GV trong việc giảng dạy các chương còn lại và HS khi tiếp cận các nội dung kiến thức kế tiếp (đặc biệt là Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào). Vì vậy GV có thể kiểm tra bằng câu hỏi tự luận, câu trắc nghiệm, bằng sơ đồ (sơ đồ khuyết, câm, hỗn hợp ...) hoặc kết hợp giữa hình thức kiểm tra bằng sơ đồ với câu hỏi trắc nghiệm, sơ đồ với câu hỏi tự luận trong các bài kiểm tra 15 phút, 1 tiết... nhằm đánh giá mức độ nhận thức HS từ đó điều chỉnh lại nội dung giáo án, phương pháp truyền thụ đạt kết quả tối ưu. 51 Dưới đây là một số sơ đồ tham khảo và qui trình sử dụng sơ đồ: 2.3.5.1 Qui trình sử dụng sơ đồ khuyết để rèn kĩ năng suy luận Kiểm tra kiến thức “cấu trúc và chức năng của bào quan” Bước 1. GV cung cấp sơ đồ - Cho HS tên của một số cấu trúc trong tế bào và chức năng của chúng, - Yêu cầu HS điền các thông tin đã cho vào sơ đồ đã cho. Cụ thể: BÀO QUAN CHỨC NĂNG Ti thể Ribôxôm Lizôxôm Lục lạp Phân hủy tế bào Quang hợp Hô hấp Tổng hợp prôtêin Hãy điền vào phần còn khuyết của sơ đồ sau cho phù hợp Sơ đồ 2.29. Cấu trúc và chức năng bào quan Bước 2 và 3. HS tự lực hoàn thành sơ đồ. ( Hình thành tư duy suy luận) Bước 4. GV kết luận và chính xác hóa thông tin sau khi thu bài. - HS tự đối chiếu, so sánh và hoàn thiện kĩ năng suy luận. 52 2.3.5.2 Qui trình sử dụng sơ đồ bất hợp lí để rèn kĩ năng suy luận Kiểm tra, đánh giá kiến thức HS về bào quan 1 lớp màng (không bào và lizôxôm). Bước 1. GV phát đề kiểm tra có sơ đồ bất hợp lí Sơ đồ 2.30. Cấu trúc và chức năng của lizôxôm và không bào - Nếu thông tin trong sơ đồ cho sau đây còn chỗ nào chưa chính xác thì em hãy giải thích và đề xuất đáp án thay thế. Bước 2 và 3. HS nghiên cứu tìm ra điểm bất hợp lí, sửa lại cho chính xác (hình thành kĩ năng suy luận). Bước 4. GV có thể cung cấp sơ đồ đáp án khi trả bài kiểm tra. 2.3.5.3 Qui trình tổ chức HS tự thiết lập sơ đồ để rèn kĩ năng suy luận Kiểm tra kiến thức Cấu trúc tế bào Bước 1. GV đặt yêu cầu về sơ đồ cần xây dựng trong bài kiểm tra Có thể dưới dạng câu hỏi : - Dựa vào kiến thức về tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực đã học, em hãy thiết kế sơ đồ mô tả ngắn gọn cấu trúc tế bào. Bước 2 và 3. HS tự thiết kế sơ đồ . Bước 4. Sau khi thu bài GV có thể cung cấp sơ đồ đáp án. 53 Sơ đồ 2.31. Cấu trúc tế bào (Sơ đồ đáp án) Như vậy tùy theo đối tượng HS mà GV vận dụng phương pháp sơ đồ vào quá trình giảng dạy để tổ chức bài giảng đạt hiệu quả tốt nhất . GV có thể sử dụng phương pháp sơ đồ để rèn luyện kĩ năng tư duy cho HS trong tất cả các khâu từ hình thành kiến thức mới, đến củng cố ôn tập hay kiểm tra đánh giá . 54 CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm Thực nghiệm sư phạm nhằm mục đích đánh giá tính khả thi của các sơ đồ đã xây dựng và lựa chọn trong việc rèn luyện khả năng suy luận cho HS phương pháp dạy học mà luận văn đề xuất trong dạy học phần sinh học tế bào, Sinh học 10. Thông qua thực nghiệm, các sơ đồ chưa hoàn thiện được chúng tôi chỉnh sửa hoặc lựa chọn sơ đồ khác phù hợp hơn. 3.2. Nội dung thực nghiệm Chúng tôi tiến hành dạy thực nghiệm trên các bài : TT Bài dạy Số tiết 1 Bài 8. Tế bào nhân thực 1 2 Bài 9. Tế bào nhân thực (tiếp theo) 1 3 Bài 10. Tế bào nhân thực ( tiếp theo) 1 - Nội dung một bài do một GV thực hiện. - Giảng dạy bằng phương pháp sử dụng sơ đồ. 3.3. Tổ chức thực nghiệm 3.3.1. Thời gian thực nghiệm Chúng tôi tiến hành thực nghiệm vào học kì I (tháng 10.2013 -11.2013). 3.3.2. Địa điểm thực nghiệm Chúng tôi tiến hành thực nghiệm tại Trường ĐH Công Nghiệp, TP. Hồ Chí Minh với các lớp: - TH. DI41B - TH. QK41A - TH. CK41 - TH. QK41B 55 3.3.3.Đối tượng thực nghiệm HS lớp 10 (ban cơ bản) được chia thành 2 nhóm. Các giáo án thực nghiệm do chúng tôi soạn và trao đổi trực tiếp với GV đứng lớp về cách dạy và mục đích dạy. Chúng tôi tiến hành chọn 2 nhóm lớp (1 lớp thực nghiệm, 1 lớp đối chứng) có số lượng HS và năng lực HS tương đương nhau. Giáo án ở các lớp đối chứng là giáo án thường ngày của GV. Các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng đều do cùng một giáo viên giảng dạy và thời gian, nội dung kiến thức, hệ thống câu hỏi kiểm tra đánh giá sau mỗi tiết học là như nhau. 3.4. Kết quả thực nghiệm Trong quá trình thực nghiệm, chúng tôi đã tiến hành cho HS làm bài kiểm tra (kiểm tra tự luận ngắn đồng thời kết hợp với phương pháp kiểm tra trắc nghiệm khách quan) và thu được kết quả 3.4.1 Phân tích định lượng Các số liệu thu được của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng được chấm theo thang điểm 10 và được thống kê vào bảng 3.1 Bảng 3.1 Bảng thống kê điểm số bài kiểm tra Lần kiểm tra Lớp Tổng số bài Số bài kiểm tra đạt điểm Xi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 ĐC 82 0 1 3 8 19 15 18 11 7 0 TN 82 0 0 1 5 13 17 21 12 9 4 2 ĐC 82 0 2 5 10 22 19 16 8 0 0 TN 82 0 0 2 6 11 26 18 10 6 3 Tổng hợp ĐC 164 0 3 8 18 41 34 34 19 7 0 TN 164 0 0 3 11 24 43 39 22 15 7 56 Để rút ra kết luận mang tính khách quan, các kết quả kiểm tra lần 1, kiểm tra lần 2 và tổng hợp 2 lần kiểm tra được phân tích định lượng thông qua các giá trị thống kê cơ bản. Kết quả thu được trình bày ở các bảng và biểu đồ sau.  Phân tích kết quả bài kiểm tra 1 Bảng 3.2 Bảng thống kê điểm số bài kiểm tra 1 Lớp Tổng số bài Số bài kiểm tra đạt điểm Xi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC 82 0 1 3 8 19 15 18 11 7 0 TN 82 0 0 1 5 13 17 21 12 9 4 Bảng 3.3 Tần suất điểm kiểm tra 1 giữa lớp TN và lớp ĐC Lớp Tổng số bài Số bài kiểm tra đạt điểm Xi 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC 82 1.22 3.66 9.76 23.17 18.29 21.95 13.41 8.54 0.00 TN 82 0.00 1.22 6.1 15.85 20.73 25.61 14.63 10.98 4.88 Biểu đồ 3.1 Biểu đồ tần suất điểm kiểm tra 1 của lớp ĐC và lớp TN 0 5 10 15 20 25 30 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC TN 57 Dựa vào bảng điểm và biểu đồ tần suất cho thấy : - Giá trị Mod của các lớp TN (điểm 7) cao hơn các lớp ĐC . - Với các lớp TN thì điểm 8- 9 -10 tăng và ngược lại với trường hợp điểm 2-3- 4 giảm. Như vậy, các lớp TN có kết quả kiểm tra cao hơn lớp ĐC. Bảng 3.4 Bảng tần suất hội tụ tiến điểm bài kiểm tra 1 LỚP Tổng số bài Số bài kiểm tra đạt điểm Xi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC ́́́́82 100 100 98.78 95.12 85.37 62.20 43.90 21.95 8.54 0.00 TN 82 100 100 100 98.78 92.68 76.83 56.10 30.49 15.85 4.88 Biểu đồ 3.2 Đồ thị tần suất hội tụ tiến điểm bài kiểm tra 1 Đường tần suất hội tụ lớp ĐC nằm phía dưới, bên trái đường tần suất hội tụ tiến lớp TN. Điều này, cho thấy kết quả bài làm của lớp ĐC thấp hơn lớp TN. Đ 0 20 40 60 80 100 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC TN 58 Bảng 3.5 So sánh các tham số đặc trưng bài kiểm tra 1 Tham số n ± m s Cv (%) đ TN-ĐC Tđ ĐC 84 6.15 0.18 1.62 26.41 0.6 2.37 TN 84 6.76 0.18 1.59 23.63 Bảng so sánh các tham số đặc trưng của bài kiểm tra 1 cũng cho thấy: - Điểm trung bình lớp TN (6.76) cao hơn lớp ĐC (6.15). - Hệ số biến thiên dù cả 2 nhóm lớp đều dao động ở mức trung bình nhưng lớp TN có độ phân tán( 23.63) thấp hơn lớp ĐC (26.41). Vậy việc sử dụng sơ đồ để rèn kĩ năng suy luận thực sự có hiệu quả. - Độ tin cậy bài kiểm tra 1 Tđ = 2.37 > Tα = 1.96 ( với mức ý nghĩa α=0.05, số bậc tự do xác định f=n1+n2-2=162). Vậy kết quả rèn luyện khả năng tư duy suy luận bằng sơ đồ cho HS lớp TN cao hơn lớp ĐC là hoàn toàn đáng tin cậy.  Phân tích kết quả bài kiểm tra 2 Bảng 3.6 Bảng thống kê điểm số bài kiểm tra 2 Lớp Tổng số bài Số bài kiểm tra đạt điểm Xi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC 82 0 2 5 10 22 19 16 8 0 0 TN 82 0 0 2 6 11 26 18 10 6 3 Bảng 3.7 Tần suất điểm kiểm tra 2 giữa lớp TN và lớp ĐC Lớp Tổng số bài Số bài kiểm tra đạt điểm Xi 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC 82 2.44 6.1 12.2 26.83 23.17 19.51 9.75 0.00 0.00 TN 82 0.00 2.44 7.32 13.41 31.70 21.95 12.2 7.32 3.66 X 59 Biểu đồ 3.3 Biểu đồ tần suất điểm bài kiểm tra 2 của lớp TN và ĐC Qua bảng thống kê điểm và biểu đồ tần suất cho thấy : - Giá trị Mod của các lớp TN là điểm 6 cao hơn các lớp ĐC (điểm 5). - Đối với trường hợp từ điểm 5 trở xuống tần suất điểm các lớp ĐC cao hơn lớp TN và ngược lại tuần suất điểm lớp ĐC thấp hơn lớp TN với trường hợp từ điểm 6 trở lên. - Kết quả kiểm tra ở lớp TN : điểm 9 -10 tăng còn điểm 3-4 giảm. Từ đây, có thể kết luận HS ở các lớp TN làm bài tốt hơn HS nhóm lớp ĐC. Bảng 3.8 Bảng tần suất hội tụ tiến điểm bài kiểm tra 2 LỚP Tổng số bài Số bài kiểm tra đạt điểm Xi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC 82́́ 100 100 97.56 91.46 79.27 52.44 29.27 9.76 0.00 0.00 TN 82 100 100 100 97.56 90.24 76.83 45.12 23.17 10.98 3.66 0 5 10 15 20 25 30 35 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC TN 60 Biểu đồ 3.4 Đồ thị tần suất hội tụ tiến điểm các bài kiểm tra 2 Đường đồ thị biểu diễn tần suất hội tụ tiến của lớp ĐC nằm phía dưới, bên trái so với đường tần suất hội tụ tiến của lớp TN đã minh chứng một lần nữa “ kết quả bài kiểm tra lớp TN cao hơn lớp ĐC”. Bảng 3.9 So sánh các tham số đặc trưng bài kiểm tra 2 Tham số n ± m s Cv (%) đ TN-ĐC Tđ ĐC 84 5.59 0.16 1.46 26.00 0.88 3.75 TN 84 6.47 0.17 1.53 23.78 Bảng so sánh các tham số đặc trưng của bài kiểm tra 1 cũng cho thấy: - Điểm trung bình lớp TN (6.47) cao hơn lớp ĐC (5.59). - Hệ số biến thiên dù cả 2 nhóm lớp đều dao động ở mức trung bình nhưng lớp TN có độ phân tán( 23.78) thấp hơn lớp ĐC (26). - Độ tin cậy bài kiểm tra 1 Tđ = 3.75 > Tα = 1.96 ( với mức ý nghĩa α=0.05, số bậc tự do xác định f=n1+n2-2=162). Vậy kết quả rèn luyện khả năng tư duy suy luận bằng sơ đồ cho HS lớp TN cao hơn lớp ĐC là hoàn toàn đáng tin cậy. ĐC 0 20 40 60 80 100 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC TN X 61  Phân tích 2 bài kiểm tra. Bảng 3.10 So sánh các tham số đặc trưng bài kiểm tra 1, 2: Lần kiểm tra Lớp n ± m s Cv (%) đ TN-ĐC Tđ 1 ĐC 82 6.15 0.18 1.62 26.41 0.6 2.37 TN 82 6.76 0.18 1.59 23.63 2 ĐC 82 5.59 0.16 1.46 26.00 0.88 3.75 TN 82 6.47 0.17 1.53 23.78 Bảng 3.11 Tỉ lệ xếp loại kết quả 2 lần kiểm tra Lớp n Yếu kém (%) Trung bình (%) Khá (%) Giỏi (%) ĐC 164 17.68 45.73 32.32 4.27 TN 164 8.53 40.85 37.20 13.42 YẾU-KÉM TRUNG BÌNH KHÁ GIỎI Biểu đồ 3.5 Biểu đồ phân loại trình độ, khả năng tư duy suy luận HS qua 2 bài kiểm tra 0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35 0.4 0.45 0.5 ĐC TN X 62 Qua bảng 3.10, 3.11 và biểu đồ hình 3.5 cho thấy: - Điểm trung bình lớp TN (6.76 - 6.47) luôn cao hơn ở lớp ĐC (6.15 - 5.59), điều này cho biết khả năng nhớ bài, hiểu bài và vận dụng kiến thức để suy luận ở lớp có sử dụng sơ đồ để rèn luyện kĩ năng tốt hơn so với lớp dạy theo phương pháp cũ. - Các bài kiểm tra có đ TN-ĐC luôn dương và tăng dần từ 0.6 - 0.88, đã minh chứng HS có khả năng suy luận tốt hơn khi sử dụng sơ đồ trong dạy học, trong rèn luyện tư duy. - Hệ số biến thiên Cv(%) qua các bài kiểm tra, lớp ĐC (26 – 26.41) luôn cao hơn so với ở lớp TN (23.63 – 23.78), cho ta thấy lớp TN có điểm trung bình kiểm tra đáng tin cậy hơn ở lớp ĐC. - Độ tin cậy Tđ > Tα ở cả bài kiểm tra 1 và bài kiểm tra 2, đã cho minh chứng một lần nữa kết quả điểm trung bình cộng lớp TN cao hơn lớp ĐC là hoàn toàn tin cậy. - Bảng xếp loại và biểu đồ phân loại trình độ HS qua 2 bài kiểm tra cho thấy, • Tỉ lệ yếu – kém giảm đi hơn một nửa từ 17.68% xuống chỉ còn 8.53%. • Tỉ lệ khá và giỏi tăng lên, đặc biệt giỏi tăng gấp đôi từ 4.27% lên 13.42%. Điều này cho phép khẳng định, việc sử dụng sơ đồ để rèn kĩ năng suy luận trong dạy học đã làm tăng tỉ lệ khá giỏi và khả năng suy luận các em HS được nâng cao hơn, tốt hơn. 3.4.2. Phân tích định tính Qua phân tích định lượng kết quả thực nghiệm cho thấy kết quả học tập các lớp TN cao hơn các lớp ĐC về chất lượng lĩnh hội kiến thức, về năng lực tư duy, về khả năng suy luận vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề và về độ bền kiến thức. 63 Về năng lực tư duy suy luận, vận dụng dụng kiến thức giải quyết vấn đề: - Thể hiện ở khả năng tiếp thu nhiệm vụ, xác định phán đoán cơ sở, hình thành mối liên hệ giữa nội dung kiến thức với phán đoán mới, xử lí thông tin và vận dụng kiến thức để lập luận, suy luận giải quyết các vấn đề trong học tập, trong thực tiễn cuộc sống. - Cụ thể qua câu hỏi giải quyết tình huống mới “Trình bày cấu trúc tế bào” (câu tự luận, đề kiểm tra 2, phụ lục 4). Câu hỏi này yêu cầu HS phải có kĩ năng suy luận tốt, phải hiểu rõ cấu trúc tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực thì mới có thể trả lời chính xác và đầy đủ thành phần cấu trúc của tế bào. • Ở các lớp ĐC, HS đa số trả lời đơn giản gồm: màng sinh chất, tế bào chất và nhân hoặc vùng nhân. Dù có một số ít HS liệt kê thêm một vài thành phần (ti thể, lục lạp, không bào, ribôxôm...) nhưng không thể xếp chúng thành nhóm cho ngắn gọn, dễ hiểu. • Ở các lớp TN, phần lớn HS dùng sơ đồ để trả lời. Bên cạnh việc dùng sơ đồ liệt kê thành phần màng sinh chất, nhân hoặc vùng nhân như lớp ĐC, các em còn biết hệ thống đầy đủ các thành phần trong tế bào chất dưới dạng hệ thống nội màng, hệ thống bào quan không màng - 1 lớp màng - 2 lớp màng. Như vậy, có thể thấy khả năng tư duy suy luận của HS lớp TN tốt hơn lớp ĐC. Về chất lượng lĩnh hội kiến thức - Trong quá trình chấm bài, cho thấy lớp ĐC không trình bày tốt mối quan hệ cấu trúc – chức năng. Điều này trái ngược hoàn toàn so với lớp TN cụ thể ở đề kiểm tra 1 (phụ lục 4) “ trình bày cấu trúc ti thể phù hợp với chức năng của nó”. • HS các lớp ĐC trình hết cấu trúc rồi đến chức năng. Giống y như lối học thuộc lòng phổ biến trong giáo dục từ trước đến nay và không thể tìm ra được mối quan hệ tương quan giữa chúng. Do đó, số lượng bài đạt điểm tuyệt đối là 10 không có. 64 • HS các lớp TN phần nhiều dùng sơ đồ thể hiện cấu trúc, chức năng của ti thể. Đồng thời sử dụng các đường nối có hướng để chỉ ra mối quan hệ thành phần cấu trúc nào đã qui định chức năng hô hấp đặc biệt chỉ có ở ti thể. Chỉ bằng các cung nối đã thể hiện rõ cấu trúc nào đảm nhận chức năng gì. Về độ bền kiến thức - Để kiểm tra độ bền kiến thức giữa 2 nhóm lớp thì sau khi dạy bài 8 Tế bào nhân thực khoảng 3 tuần, chúng tôi tiến hành dùng một số câu hỏi trắc nghiệm trong phần củng cố trước đó. Kết quả thu được lớp TN có số lượng HS chọn đúng đáp án cao hơn lớp ĐC. Cụ thể, với câu hỏi “ Ở người, tế bào bạch cầu có đươc khả năng tổng hợp kháng thể (bản chất prôtêin) là do phát triển mạnh hệ thống cấu trúc nào ? a. Bộ máy Gôngi b. Nhân tế bào c. Lưới nội chất hạt (Đáp án đúng) d. Lưới nội chất trơn” • Có 52/164 (A) : 19/164(B) : 51/164(C) : 42/164(D) lớp ĐC. • Có 27/164 (A) : 13/164(B) : 89 /164(C) : 35 /164(D) lớp TN. Kết quả đã minh chứng độ bền kiến thức lớp TN cao hơn. Ngoài ra trong quá trình dạy lớp TN, chúng tôi nhận thấy tinh thần và thái độ học tập của HS lớp TN tích cực hơn, sôi nổi hơn so với lớp ĐC. Các em nhiệt tình tham gia vào mọi khâu tìm thông tin, phát thảo sơ đồ, thảo luận nhóm để đưa ra phương án hợp lí – chính xác và khá mạnh dạn khi trình bày ý kiến trước nhóm, lớp ... Bên cạnh đó, chúng tôi còn thấy HS các lớp TN có khả năng xác định vấn đề, phân tích, tổng hợp, phán đoán, logic thông tin tốt và lập luận chặt chẽ hơn . Việc rèn kĩ năng suy luận bằng sơ đồ phần nào đó đã giúp rèn luyện cho các em một số kĩ năng khác (phân tích, tổng hợp, khái quát hóa..).  Kết luận: Đề tài sử dụng sơ đồ để rèn luyện kĩ năng suy luận cho HS trong dạy học chương II, phần Sinh học tế bào đã xuất hiện một số hiệu quả khởi đầu. Có 65 thể khẳng định việc dùng sơ đồ để hình thành kĩ năng suy luận cho các em HS là một hướng tốt, bên cạnh đó chúng ta có thể vận dụng sơ đồ để rèn luyện rất nhiều kĩ năng khác, có thể mở rộng ở các nội dung các chương, phần khác trong sinh học 10, 11, 12. 66 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Số liệu thu được tại các điểm điều tra cho thấy, việc sử dụng sơ đồ trong dạy học đã được nhiều giáo viên quan tâm và áp dụng thường xuyên. Tuy nhiên, việc sử dụng biện pháp sơ đồ để rèn luyện kĩ năng suy luận cho HS còn khá ít. Việc tiến hành tổ chức dạy học bằng phương pháp “Rèn luyện kĩ năng suy luận trong dạy học chương Cấu trúc tế bào” góp phần bổ sung về mặt lí luận và thực tiễn trong dạy học bộ môn sinh ở trường THPT. Đề tài đã thiết kế 31 sơ đồ và chọn lựa được 17 sơ đồ dùng cho rèn luyện kỹ năng suy luận cho học sinh trong dạy học chương II phần Tế bào học ở các khâu cơ bản của quá trình dạy học. Kết quả thực nghiệm cho thấy hiệu quả của việc sử dụng sơ đồ để rèn kĩ năng suy luận cho HS. Phân tích định tính kết quả thực nghiệm cho thấy, sơ đồ không chỉ giúp HS nâng cao khả năng nhớ bài, hiểu bài mà còn giúp cao em phát triển tư duy, nâng cao khả năng suy luận giải quyết các vấn đề mới. 2. Kiến nghị Để tích cực hóa hoạt động dạy học ở HS thì GV nên triển khai thêm các biện pháp dạy học khác, ví dụ: sử dụng bài tập tình huống, câu hỏi cốt lõi...Hoặc có thể sử dụng lại phương pháp sơ đồ nhưng dùng trong rèn luyện các kĩ năng tư duy khác như so sánh,phân tích, tổng hợp, khái quát hóa... cho nội dung kiến thức thuộc chương Cấu trúc tế bào hay các chương còn lại của Sinh học 10. Do hạn chế về thời gian và địa điểm thực hiện (chỉ tổ chức thực nghiệm tại một trường với 2 lớp TN) nên cần thực nghiệm với lượng lớp lớn hơn nữa để khẳng định thêm về tính khả thi trước khi áp dụng đồng loạt ở tất cả các trường . 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Hoàng Việt Anh,1983. Vận dụng phương pháp sơ đồ - grap vào dạy học Địa lý các lớp 6 và 8 trường phổ thông cơ sở, Luận án Phó Tiến sỹ khoa học sư phạm – tâm lý, Hà Nội. 2. Đinh Quang Báo, 1981. Phát triển hoạt động nhận thức của học sinh trong các bài học về sinh học trường phổ thông nước CHXHCN Việt Nam, Tóm tắt luận án Phó Tiến sỹ Khoa học giáo dục (bản dịch tiếng Việt của tác giả). 3. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành , 1996. Lý luận dạy học sinh học (phần đại cương), Nxb Giáo dục , Hà Nội. 4. CamBell & Reece, 2011. Sinh học (người dịch Trần Hải Anh - Nguyễn Bá - Thái Trần Bái – Hoàng Đức Cự - Nguyễn Xuân Huấn - Nguyễn Mộng Hùng - Đỗ Công Huỳnh - Dương Minh Lam - Phạm Văn Lập - Đinh Hoàng Long - Đỗ Lê Thăng - Mai Sỹ Tuấn), NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 5. Nguyễn Phúc Chỉnh, 2005. Nâng cao hiệu quả dạy học Giải phẩu – Sinh lí người ở THCS bằng áp dụng phương pháp grap, Luận án Tiến sỹ Giáo dục học, Hà Nội. 6. Nguyễn Phúc Chỉnh, 2005. Phương pháp grap trong dạy học sinh học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 7. Nguyễn Văn Cường – Bernd Meier, 2007. Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học, Dự án phát triển giáo dục THPT Bộ giáo dục và đào tạo. 8. Phan Đức Duy, 2010. Hoạt động hóa người học trong dạy học sinh học, Giáo trình sau đại học, Đại học sư phạm Huế. 9. Phan Đức Duy, 2010. Phát triển lí luận dạy học sinh học, Giáo trình sau đại học, Đại học Sư Phạm Huế. 68 10. Trần Trọng Dương, 1980. Áp dụng phương pháp graph và algorit hóa để nghiên cứu cấu trúc và phương pháp giải xây dựng hệ thống bài toán về lập công thức hóa học ở trường phổ thông, Tiểu luận khoa học cấp I, Đại học sư phạm Hà Nội. 11. Vũ Cao Đàm, 1999. Phương pháp uận nghiên cứu khoa học, Nxb khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 12. Nguyễn Thành Đạt (Tổng chủ biên), Phạm Văn Lập (Chủ biên), Trần Dụ Chi, Trịnh Nguyên Giao và Phạm Văn Ty, 2007. Sinh học 10, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 13. Nguyễn Thành Đạt (Tổng chủ biên), Phạm Văn Lập (Chủ biên), Trần Dụ Chi, Trịnh Nguyên Giao và Phạm Văn Ty, 2007. Sách giáo viên sinh học 10, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 14. Trịnh Nguyên Giao, Nguyễn Văn Tư , 2006. Bài tập trắc nghiệm sinh học 10, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 15. Nguyễn Thu Hòa, 2009. Hướng dẫn ôn tập kiến thức sinh học THPT, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 16. Trần Bá Hoành, 1996. Kỹ thuật dạy học sinh học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 17. Trần Bá Hoành, 2006. Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội. . 18. Trần Bá Hoành, Trịnh Nguyên Giao, 2000. Phát triển phương pháp dạy học tích cực trong bộ môn sinh học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 19. Nguyễn Văn Hộ, 2002. Lý luận dạy học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 20. Ngô Văn Hưng, 2006. Giới thiệu giáo án sinh học 10, Nxb Hà Nội. 21. Ngô Văn Hưng, 2006. Sinh học phổ thông viết theo lối mới, Nxb Hà Nội. 22. Kỷ yếu hội thảo khoa học, 2008. Dạy học sinh học ở trường phổ thông theo chương trình và sách giáo khoa mới, Nxb Nghệ An. 69 23. Phạm Văn Lập (Chủ biên), Nguyễn Thành Đạt, Ngô Văn Hưng; Vũ Đức Lưu (Chủ biên), Phạm Văn Lập, Nguyễn Như Hiền và Ngô Văn Hưng, 2006. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình SGK lớp 10 THPT môn Sinh học (phần: Chương trình và SGK Sinh học 10 và phần: Chương trình và SGK Sinh học 10 nâng cao), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 24. Luật giáo dục của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2005. Số38/2005/QĐ11 ngày 14/6/2005. 25. Vũ Đức Lưu, Ngô Văn Hưng, 2006. Hướng dẫn học và ôn tập Sinh học 10 nâng cao, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 26. Trần Thị Thúy Nga, 2012. Sử dụng biện pháp sơ đồ hóa để dạy học phần duy truyền học – sinh học 12 THPT, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Đại học Vinh. 27. Nguyễn Đình Nhâm, 2012. Bài giảng lí luận dạy học hiện đại, Trường Đại học Vinh. 28. Nguyễn Đình Nhâm, 2012. Bài giảng hình thành và phát triển các biện pháp logic, Trường Đại học Vinh. 29. Nghị quyết số 04 –NQ/HNTW, ngày 14/ 1/1993. Hội nghị lần 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VII) về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo. 30. Trần Khánh Phương, 2006. Thiết kế bài giảng sinh học 10 nâng cao (tập một), Nxb Đại học sư phạm. 31. Nguyễn Ngọc Quang, 1981. Phương pháp grap trong dạy học, Nghiên cứu giáo dục, số 5. 32. Nguyễn Ngọc Quang, 1982. Phương pháp grap và lý luận về bài toán hóa học, Nghiên cứu giáo dục, số 2. 33. Nguyễn Ngọc Quang, 1986. Lý luận dạy học đại cương, Trường quản lí cán bộ giáo dục Trung ương, Hà Nội. 34. Đặng Hùng Thắng, 1998. Thống kê và ứng dụng, Nxb giáo dục. 70 35. Nguyễn Chính Trung, 1987. Dùng phương pháp grap lập luận chương trình tối ưu và dạy môn “Sử dụng thông tin trong chiến dịch” ở Học viện quân sự cấp cao, Luận án Phó Tiến sỹ khoa học sư phạm – tâm ý, Hà Nội. 36. Phạm Tư, 1984. Dùng grap nội dung của bài lên lớp để dạy và học chương “Nitơ và phôtpho” ở lớp XI trường phổ thông trung học, Luận án Phó Tiến sỹ khoa học sư phạm – tâm lý, Hà Nội. 37. Phạm Tư, 2003. Dạy học bằng phương pháp grap nâng cao chất lượng giờ dạy”, Báo Giáo dục và thời đại, số 124. 38. Trịnh Quang Từ, 2006. Sử dụng grap trong thiết kế phương pháp dạy học, Tạp chí Giáo dục, số 132 – kì 1&2. 39. Nguyễn Quang Vinh (Chủ biên), Nguyễn Thị Dung, Nguyễn Đức Thành, 2006. Thiết kế bài giảng sinh học 10 theo hướng đổi mới phương pháp dạy học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 40. 41. 42. 43. 44. 45. Tiếng Anh 46. Joseph D.Novak & Alberto J. Canas, 2008. The theory underlying Concept Maps and how to construct and use them, Institude for Human and Machine Cognition, Pensacola FL, 32502, www.ihmc.us Technical Report IHMC CmapTool 2006–01 Rev 2008-01. 47. Jonathan L Gross & Jay Yellen, 1998. Graph Theory and It’s Applications, New York, USA, 48. Jonathan L Gross & Jay Yellen, 2001. Topological Graph Theory, New York, USA, P 1 PHỤ LỤC 1 PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN GIÁO VIÊN Chúng tôi đang nghiên cứu đề tài về khoa học giáo dục, kính mong quý Thầy Cô cung cấp một số thông tin liên quan đến việc giảng dạy của mình. Xin chân thành cảm ơn. 1. Thầy Cô là giáo viên trường ........................................................................... 2. Trong quá trình giảng dạy, Thầy Cô đã sử dụng : - Phương tiện dạy học SGK nhằm mục đích nào? Độ thường xuyên ? - Phương pháp dạy học nào khi dạy môn Sinh học? Mức độ ? Vui lòng đánh dấu (x) vào ô tương ứng dưới đây TT MỨC ĐỘ CÁC NỘI DUNG KHẢO SÁT Thường xuyên Không thường xuyên Ít khi Không 1 Để HS sử dụng SGK làm phương tiện học trên lớp, thầy cô đã chỉ dẫn HS dùng SGK nhằm mục đích nào ? - Nêu và nhắc lại một số kiến thức đã học . - Trình bày khái niệm, định nghĩa. - Trả lời câu hỏi, sơ đồ, hoàn thành bài tâp mà SGK yêu cầu. - Tìm thông tin, phân tích dữ P 2 liệu SGK từ đó hình thành nội dung của bài mới. 2 Đồng thời GV cũng hướng dẫn HS cách sử dụng SGK ở nhà cho việc - Lập sơ đồ để tự ôn tập kiến thức đã học. - Xem trước nội dung bài mới . - Hoàn thành sơ đồ mà GV yêu cầu chuẩn bị trước . 3 Bản thân GV đã sử dụng biện pháp nào khi dạy chương Cấu trúc tế bào ? - Giải thích minh họa - Hỏi đáp ( vấn đáp) - Sơ đồ rèn luyện tư duy - Phương pháp khác ( thuyết trình, bài tập tình huống, phiếu học tập ) Một lần nữa xin cảm ơn sự giúp đỡ của quý Thầy Cô! P 3 PHỤ LỤC 2 PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN HỌC SINH Học sinh lớp: Trường: Các em hãy vui lòng trả lời các câu hỏi dưới đây: TT MỨC ĐỘ NỘI DUNG KHẢO SÁT Rất thường xuyên Không thường xuyên Ít khi Không 1 Bản thân các em thường chuẩn bị bài mới như thế nào ? - Không chuẩn bị. - Chỉ chuẩn bị bài mới bằng cách học bài cũ. - Chỉ xem và làm phần nội dung mà GV yêu cầu ở buổi học hôm trước. - Luôn tự học và tìm hiểu trước nội dung kiến thức mới có trong SGK - Luôn tự bồi dưỡng, tham khảo thêm thông tin ngoài SGK ( internet, sách tham khảo, sách P 4 chuyên ngành, báo khoa học và công nghệ, tạp chí khoa học phổ thông) 2 Nếu GV dạy kiến thức mới bằng sơ đồ, bản thân các em thường làm gì ? - Không làm gì, chỉ chờ sơ đồ đáp án GV cung cấp. - Đọc SGK để tìm các đáp án điền vào sơ đồ . - Nhiệt tình tham gia và nổ lực nhanh chóng tìm đáp án đúng hoàn thiện sơ đồ ( trao đổi với bạn, đọc SGK, sách tham khảo...) Cảm ơn sự cộng tác của các em! P 5 PHỤ LỤC 3 CÁC GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM Bài 8. Tế bào nhân thực I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Trình bày đặc điểm chung tế bào nhân thực. - Mô tả cấu trúc và chức năng của: nhân, ribôxôm, mạng lưới nội chất và bộ máy gôngi. - Làm rõ mối quan hệ giữa cấu trúc và chức năng (đặc biệt là của nhân, mạng lưới nội chất). - Giải thích một số hiện tượng đặc biệt về tế bào trong cơ thể sinh vật (loại tế bào không có nhân, loại tế bào có nhiều nhân, tế bào bạch cầu có hệ thống lưới nội chất hạt phát triển mạnh...) . 2. Kỹ năng : - Rèn luyện kĩ năng suy luận giải quyết vấn đề. - Phát triển kĩ năng thiết lập sơ đồ - Hoạt động nhóm II. Phương pháp dạy học: Sử dụng phương pháp: sơ đồ, hỏi đáp, giải thích minh họa và thảo luận nhóm. III. Đồ dùng dạy học: - SGK, hình 7.1, hình 7.2, hình 8.1 và hình 8.2. - Phiếu học tập ( bảng 1), máy chiếu. IV. Tiến trình bày giảng 1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ: ( 5 phút) - Thành vi khuẩn có chức năng gì? - Nêu vai trò của vùng nhân đối với tế bào vi khuẩn. P 6 2. Bài mới: (35 phút) Hoạt động của GV - HS Nội dung Hoạt động 1: Tìm đặc điểm chung tế bào nhân thực - GV yêu cầu HS quan sát hình (hình 7.1, 7.2, 8.1) và so sánh: + Kích thước tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ. + Độ phức tạp của tế bào nhân thực so với tế bào nhân sơ. Tại sao gọi là tế bào nhân thực? - HS trả lời - GV kết luận, chính xác hóa. * ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TẾ BÀO NHÂN THỰC Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu trúc và chức năng của nhân Bước 1 . GV cung cấp sơ đồ khuyết (sơ đồ 1 ) Bước 2. Tổ chức hoạt động thực hiện kĩ năng suy luận - Tổ chức nhóm (từ 5-7 HS) Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, quan sát hình nhân tế bào để hoàn thành sơ đồ khuyết I. NHÂN P 7 Sơ đồ 1. Cấu trúc và chức năng của nhân (sơ đồ khuyết) - GV có thể đặt câu hỏi gợi ý cho HS (Dựa vào trang 37 / SGK ) hãy: ● Mô tả đặc điểm thành phần cấu trúc nhân tế bào. ● Thành phần nào sẽ quyết định chức năng của nhân? Tại sao. Bước3. HS trao đổi thực hiện kĩ năng suy luận - HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi - Hoàn thiện bản đồ đã được cung cấp P 8 Bước 4. GV nhận xét và cung cấp sơ đồ hoàn chỉnh - HS nghiên cứu phần giải quyết tình của giáo viên. - Đối chiếu cách suy luận của bản thân với phần GV đưa ra. - HS phân tích điểm đạt , chưa đạt và tự hoàn thiện kĩ năng suy luận. Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu trúc và chức năng mạng lưới nội chất Bước 1. GV cung cấp sơ đồ hỗn hợp ( sơ đồ1), phiếu học tập, chia nhóm. Sơ đồ 1: Cấu trúc và chức năng lưới nội chất (Sơ đồ hỗn hợp) Bước 2. Tổ chức hoạt động để HS rèn kĩ năng suy luận - Dựa vào nội dung SGK ( trang 37) và hình LNC để III. MẠNG LƯỚI NỘI CHẤT P 9 hoàn thành bảng sau: Bảng 1. Cấu trúc lưới nội chất LNC hạt LNC trơn Vị trí Cấu trúc - Mô tả sự khác biệt cấu trúc LNC hạt và LNC trơn . - Sự khác biệt về cấu trúc của các loại LNC ảnh hưởng như thế nào đến chức năng của chúng? - Yêu cầu HS hoàn thành sơ đồ đã cung cấp Bước 3. HS thảo luận, thực hiện kĩ năng suy luận - Các nhóm hoàn thành bảng 1. - HS trao đổi hoàn thiện sơ đồ. Bước 4. GV nhận xét và cung cấp sơ đồ hoàn chỉnh . - HS đối chiếu cách suy luận của bản thân với phần GV đưa ra. - HS tự phân tích điểm đạt, điểm chưa đạt để hoàn thiện kĩ năng suy luận. P 10 Hoạt động 3: Tìm hiểu cấu trúc và chức năng ribôxôm - GV yêu cầu nghiên cứu thông tin trang 37 và hình 8.1 để trả lời các câu hỏi sau: + Có thể tìm thấy ribôxôm ở những vị trí nào trong tế bào? + “ Nó” có cấu trúc và chức năng như thế nào? - HS trả lời câu hỏi II. RIBÔXÔM - Vị trí : tế bào chất, mạng lưới nội chất - Cấu trúc: là bào quan không màng + Thành phần hóa học: ARNr và prôtêin . + Gồm 1 hạt lớn liên kết với 1 hạt bé - Chức năng: nơi tổng hợp prôtêin cho tế bào. Hoạt động 4: Tìm hiểu cấu trúc bộ máy Gôngi - GV yêu cầu HS quan sát hình 8.1, hình 8.2 kèm thông tin SGK trang 37, trang 38 và “ Hãy mô tả về vị trí, cấu trúc và chức năng bộ máy Gôngi”. - HS trả lời. - GV nhận xét , giảng giải – mở rộng thêm về chức năng bộ máy Gôngi ( phía trái của Gôngi là thu nhận và sửa chữa, lắp ráp còn phía phải của Gôngi là đóng gói và phân phối) IV. BỘ MÁY GÔNGI - Vị trí : tế bào chất - Cấu trúc: là hệ thống chồng túi dẹp tách biệt nhau và xếp cạnh nhau theo hình vòng cung. - Chức năng: thu nhận, lắp ráp, đóng gói và phân phối sản phẩm . P 11 3. Củng cố, dặn dò : (5 phút) * Củng cố Câu 1: Có một bạn khái quát cấu trúc tế bào nhân thực bằng một sơ đồ nhưng còn khuyết một số chỗ. Em hãy giúp bạn hoàn chỉnh sơ đồ đó. Câu 2: Ở người, tế bào bạch cầu có được khả năng tổng hợp kháng thể (bản chất prôtêin) là do phát triển mạnh hệ thống cấu trúc nào ? a. Bộ máy Gôngi b. Nhân tế bào c. Lưới nội chất hạt d. Lưới nội chất trơn Câu 3: Tế bào hồng cầu ở người làm nhiệm vụ đặc biệt :vận chuyển CO2 và O2. Vì vậy, loại tế bào này sẽ: a. Rất nhiều nhân b. Một vài nhân c. Chỉ một nhân d. Không có nhân * Dặn dò: - Hoàn tất câu hỏi và bài tập trang 39/ SGK. - Đọc mục “ Em có biết” và bài 9 Tế bào nhân thực ( tiếp theo). MÀNG SINH CHẤT TẾ BÀO NHÂN THỰC .?........ .. ...?....... ................... ........?..... Bàoquan có màng .?...... Nhân con Dịch nhân Ribô- xôm Màng nhân Bộ máy Gôngi.. Lưới nội chất P 12 Bài 9 Tế bào nhân thực ( tiếp theo) I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức - Nêu cấu trúc và chức năng của ti thể. - Trình bày các đặc điểm cấu trúc và chức năng lục lạp. - Liệt kê chức năng của một số bào quan khác có trong tế bào. - Giải thích được một số hiện tượng trong tự nhiên (như tại sao thực vật có khả năng quang hợp, số lượng ti thể có ở tế bào cơ tim, cơ ngực rất nhiều..). 2. Về kĩ năng - Kĩ năng so sánh, phân tích và kĩ năng suy luận. - Kĩ năng hoạt động nhóm. - Kĩ năng trình bày ý kiến trước lớp. - Kĩ năng thiết lập sơ đồ. II. CÁC PHƯƠNG PHÁP - Sơ đồ . - Hỏi đáp. - Thảo luận nhóm. - Giảng giải. III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Máy chiếu. - Phiếu học tập. - SGK. - Hình cấu trúc ti thể, cấu trúc lục lạp. IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ - Hãy mô tả cấu trúc của nhân tế bào. P 13 - Nêu các chức năng của lưới nội chất trơn và lưới nội chất hạt. 3. Bài mới Hoạt động của GV- HS Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu trúc và chức năng của ti thể Bước 1. GV cung cấp sơ đồ hỗn hợp, phiếu học tập, chia nhóm. Sơ đồ 1: Cấu trúc và chức năng ti thể (Sơ đồ hỗn hợp) Bước 2. Tổ chức hoạt động để HS rèn kĩ năng suy luận Bước 3. HS thảo luận và đưa ra ý kiến của nhóm. Nghiên cứu nội dung SGK và hình 9.1 V. TI THỂ P 14 GV có thể đặt một số câu hỏi gợi ý như sau: (Dựa vào SGK, trang 40) - Mô tả cấu trúc của ti thể bằng sơ đồ (sơ đồ 1) . - Tại sao nói ti thể là nhà máy điện của tế bào? - Cấu trúc kiểu răng lược của màng trong có ý nghĩa như thế nào đối với việc chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào? HS trao đổi hoàn thiện sơ đồ. Bước 4. GV nhận xét và cung cấp sơ đồ hoàn chỉnh ( sơ đồ 2). - HS đối chiếu cách suy luận của bản thân với phần GV đưa ra. - HS tự phân tích điểm đạt, chưa đạt để hoàn thiện kĩ năng . * GV mở rộng (số lượng ti thể ở các loại tế bào khác nhau) Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu trúc và chức năng của lục lạp Bước 1. GV giới thiệu sơ đồ bất hợp lí Có một bạn HS sau khi quan sát hình cấu trúc lục lạp dưới đây, VI. LỤC LẠP P 15 HS đó đã phát biểu rằng: “ Lục lạp có 2 lớp màng giống ti thể nên màng sẽ là cấu trúc qui định chức năng của lục lạp” và thiết lập sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa cấu trúc với chức năng của lục lạp như sau: Sơ đồ 1: Cấu trúc và chức năng lục lạp (Sơ đồ bất hợp lí) Em hãy đưa ra nhận xét về phát biểu trên. “Sơ đồ 1” có cần điều chỉnh không? Tại sao? Bước 2. Tổ chức hoạt động để HS rèn kĩ năng suy luận - GV chia nhóm từ 3-5 em Bước 3. HS thảo luận và đưa ra P 16 ý kiến của nhóm. - HS trao đổi, điều chỉnh thông tin sơ đồ 1 ( sơ đồ bất hợp lí). Bước 4. GV nhận xét và cung cấp sơ đồ hoàn chỉnh ( sơ đồ 2). - HS đối chiếu cách suy luận của bản thân với phần GV đưa ra. - HS tự phân tích điểm đạt, điểm chưa đạt để hoàn thiện kĩ năng suy luận. * Liên hệ thực tế: - GV: Cần biện pháp kĩ thuật gì để trồng cây phát triển tốt - HS: Mật độ trồng, loại cây ưa sáng, ưa tối. * Bên cạnh việc tìm hiểu ti thể và lục lạp, GV có thể mở rộng thêm kiến thức về cấu trúc và chức năng của một số bào quan khác trong tế bào. Ví dụ: không bào, lizôx ôm. - Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK trang 42. - Trình bày cấu trúc và chức năng của không bào, lizôxôm. - Tại sao thằn lằn có khả năng cắt đứt đuôi khi gặp nguy hiểm? * Một số bào quan khác - Lizôxôm :là bào quan có một lớp màng chứa enzim thủy phân (giúp phân hủy tế bào già, tổn thương) - Không bào: cũng là bào quan một lớp màng nhưng bên trong chứa các chất dữ trự, phế thải(giúp tế bào hút nước, tiêu hóa, co bóp) 3. Củng cố, dặn dò P 17 * Củng cố GV cho HS tên một số cấu trúc trong tế bào và chức năng của chúng, yêu cầu HS điền các thông tin đã cho vào sơ đồ đã cho. BÀO QUAN CHỨC NĂNG Ti thể Không bào Lizôxôm Lục lạp Rib ôxôm Phân hủy tế bào Tổng hợp pr ôtêin Quang hợp Hô hấp Tạo lực hút Hãy điền vào phần còn khuyết của sơ đồ sao cho phù hợp Sơ đồ chức năng một số bào quan * Dặn dò - Học bài theo nội dung câu hỏi sách giáo khoa. - Đọc mục em có biết - Xem trước nội dung bài mới sách giáo khoa. - Lập sơ đồ tế bào nhân thực (cho các cấu trúc đã tìm hiểu). P 18 Bài 10. Tế bào nhân thực (tiếp theo) I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Trình bày thành phần cấu tạo, chức năng khung xương tế bào. - Mô tả được cấu trúc của màng sinh chất. Phân biệt được các chức năng của màng tế bào. Nêu được tính thống nhất giữa cấu trúc với chức năng của màng sinh chất . - Làm rõ mối quan hệ giữa cấu trúc và chức năng của thành tế bào, chất nền ngoại bào. - Giải thích được một số hiện tượng như: một số động vật đơn bào có khả năng di chuyển là do đâu? Tại sao khó ghép mô, cơ quan từ người này sang người khác?... 2. Kỹ năng : - Kĩ năng thiết lập sơ đồ. - Rèn luyện kĩ năng suy luận. - Kĩ năng hoạt động nhóm. II.Phương pháp dạy học: - Phương pháp sơ đồ. - Phương pháp giải thích minh họa. - Phương pháp hỏi - đáp. III.Đồ dùng dạy học: - Máy chiếu - Hình 10.1, hình 10.2 - SGK IV.Tiến trình bày giảng 1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ 2. Bài mới P 19 Hoạt động của GV - HS Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu trúc và chức năng của khung xương tế bào - GV yêu cầu HS quan sát hình 10.1 và cho biết: + Các thành phần cấu trúc hệ thống khung xương. + Tại sao tế bào nhân thực có hệ thống khung xương? Khung xương tế bào có vai trò như thế nào? - HS trả lời - GV nhận xét, kết luận. VII. KHUNG XƯƠNG TẾ BÀO - Gồm : vi ống , vi sợi và sợi trung gian. - Chức năng: + Gía đỡ cơ học cho tế bào. + Qui định hình dạng tế bào. + Nơi neo đậu các bào quan. + Giúp tế bào di chuyển Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu trúc và chức năng màng sinh chất Bước 1 . GV cung cấp sơ đồ khuyết (sơ đồ 1.) Sơ đồ 1: Cấu trúc và chức VIII. MÀNG SINH CHẤT P 20 năng của màng sinh chất (sơ đồ khuyết) Bước 2. Tổ chức hoạt động thực hiện kĩ năng suy luận - Tổ chức nhóm ( 3 HS) - Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, quan sát hình màng tế bào để hoàn thành sơ đồ khuyết - GV có thể đặt câu hỏi gợi ý cho HS : ● Mô tả thành phần cấu tạo màng tế bào . ● Tại sao nói màng có cấu trúc khảm động? ● Thành phần nào sẽ quyết định chức năng của màng? Hãy lập luận để thấy cấu trúc phù hợp với chức năng màng sinh chất. Bước3. HS trao đổi thực hiện kĩ năng suy luận - HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi -Hoàn thiện sơ đồ đã được cung cấp Bước 4. GV nhận xét và cung P 21 cấp sơ đồ hoàn chỉnh - HS phân tích điểm đạt , chưa đạt và tự hoàn thiện kĩ năng suy luận. * GV liên hệ thực tế:Tại sao khó ghép mô, cơ quan từ người này sang người khác Hoạt động 3: Tìm hiểu cấu trúc và chức năng của thành tế bào, chất nền ngoại bào. - GV yêu cầu HS quan sát hình 10.2 kèm thông tin SGK trang 46 và trả lời lần lượt các câu hỏi sau: + Nêu tên cấu trúc bên ngoài màng sinh chất tế bào thực vật, tế bào động vật. + Thành phần hóa học và chức năng của các cấu trúc bên ngoài màng sinh chất tế bào thực vật – động vật. - HS trả lời. - GV nhận xét, chính xác hóa thông tin. IX. CÁC CẤU TRÚC BÊN NGOÀI MÀNG SINH CHẤT 1. Thành tế bào - Có thực vật, nấm. - Cấu tạo từ xenlulôz ơ hoặc kitin. - Chức năng: bảo vệ và qui định hình dạng tế bào 2. Chất nền ngoại bào - Có ở tế bào động vật - Cấu tạo từ glicôprôtêin và các chất vô cơ, chất hữu cơ. - Chức năng: + Thu nhận thông tin. + Liên kết các tế bào. 3. Củng cố, dặn dò * Củng cố Câu 1: Một số động vật đơn bào có thể di chuyển, vì trong tế bào chúng có thành phần: a. Trung thể. b. Khung xương. c. Không bào. d. Lông và roi. P 22 Câu 2: Thành phần cấu tạo đặc biệt nào của màng sinh chất đã gây trở ngại cho việc ghép m , cơ quan từ người này sang người khác ? a. Phôtpholipit. b. Prôtêin. c. Glicôprôtêin. d. Côlestêrôn. Câu 3: Các tế bào động vật có khả năng liên kết với nhau tạo thành mô. Đó là do tế bào động vật có: a.Thành xenlulôzơ. b.Thành peptiđôglican. c. Màng sinh chất. d. Chất nền ngoại bào. * Dặn dò: - Học bài và trả lời câu hỏi SGK trang 46. - Hoàn tất sơ đồ cấu trúc tế bào nhân thực. - Đọc trước bài mới (bài 11 Vận chuyển các chất qua màng sinh chất). P 23 PHỤ LỤC 4 ĐỀ KIỂM TRA SỐ 1 (15 phút) Câu 1. (1 điểm) Lục lạp là bào quan chỉ có ở tế bào: a. Thực vật, nấm. b. Tảo, động vật. c. Động vật, nấm. d. Tảo, thực vật. Câu 2. (1 điểm) Sắc tố quang hợp đính ở vị trí nào của lục lạp? a. Màng ngoài và chất nền. b. Màng trong và màng tilacôit. c. Màng tilacôit và chất nền. d. Màng trong và màng ngoài. Câu 3. (1 diểm) - Tại sao thằn lằn lại có khả năng tự cắt đứt duôi khi gặp nguy hiểm? - Vì các tề bào ở gốc đuôi bị phân hủy bởi: a. Không bào. b. Lizôxôm. c.Pêrôxixôm. d. Ribôxôm. Câu 4. (7 điểm) Trình bày cấu trúc ti thể phù hợp với chức năng của nó. P 24 ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA SỐ 1 Câu 1 Đáp án đúng:d Câu 2 Đáp án đúng:c Câu 3 Đáp án đúng:b Câu 4 Sơ đồ: Cấu trúc và chức năng ti thể P 25 ĐỀ KIỂM TRA SỐ 2 (15phút) Câu 1. (1 điểm) Hai thành phần chính cấu tạo nên màng sinh chất của tế bào là: a. Phôtpholipit và côlestêrôn. b. Phôtpholipit và prôtêin. c. Phôtpholipit và glicôprôtêin. d. Phôtpholipit và glicôgen. Câu 2. (1 điểm) Ở người, tế bào bạch cầu có đươc khả năng tổng hợp kháng thể (bản chất prôtêin) là do phát triển mạnh hệ thống cấu trúc nào ? a. Bộ máy Gôngi. b. Nhân tế bào. c. Lưới nội chất hạt. d. Lưới nội chất trơn. Câu 3 (8 điểm) Dựa vào kiến thức đã học về tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực, em hãy thiết kế sơ đồ mô tả ngắn gọn cấu trúc tế bào. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA SỐ 2 Câu 1 Đáp án đúng: b Câu 2 Đáp án đúng: c Câu 3 Sơ đồ cấu trúc tế bào

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnguyen_thi_cam_nhung_8382.pdf
Luận văn liên quan