Luận văn Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội

Ngân hàng cần đánh giá đúng mặt mạnh, mặt yếu của tong cán bộ. Trên cơ sở đó bố trí đúng người đúng việc, phát huy tối đa năng lực của tong cán bộ. Công tác quản trị điều hành cần được coi là khâu then chốt trong thành công của mọi hoạt động. Vì vậy cần bảo đảm quảm trị điều hành năng động, nhanh nhạy, kiên quyết trên cơ sở bám sát chiến lược của ngành.

pdf94 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4423 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và ổn định. Bảng 5: Bảng kết cấu nguồn vốn của NHNo&PTNT Hà Nội Đơn vị: tỷ đồng. Năm Chỉ tiêu 2004 2005 Tổng nguồn vốn huy động 9.276 11.601 Tiền gửi dân cư 2.528 2.965 Tiền gửi TCKT, TCXH 3.961 4.915 Tiền gửi TCTD 660 403 Tiền gửi Kho bạc 2.127 3.234 Tiền ký quĩ 84 Bảng 6: Bảng tỷ trọng kết cấu nguồn vốn NHNo&PTNT Hà Nội Đơn vị: % Năm Chỉ tiêu 2004 2005 Tổng nguồn vốn huy động 100 100 Tiền gửi dân cư 27,3 26 Tiền gửi TCKT, TCXH 42,7 42,36 Tiền gửi TCTD 7,1 3,5 Tiền gửi kho bạc 22,9 27,9 Tiền ký quĩ 0,24 Qua số liệu bảng 2 ta thấy về cơ cấu nguồn vốn thi hầu hết các nguồn đều tăng trừ nguồn tiền gửi TCTD. Vốn huy động từ TCKT, TCXH chiếm tỷ trọng cao nhất, năm 2004 chiếm 42,7% và năm 2005 chiếm 42,36% tổng nguồn vốn. Bên cạnh đó vốn huy động từ tầng lớp dân cư cũng tăng nhanh, năm 2005 đã tăng 437 tỷ so với năm 2004. Với kết quả trên đã chứng minh trong chiến lược huy động vốn của NHNo&PTNT Hà Nội, việc tăng cường huy động vốn từ các tầng lớp dân cư có vai trò rất quan trọng. Ngoài sự gia tăng về nguồn vốn huy động từ tầng lớp dân cư, nhìn vào bảng 2 ta nhận thấy nguồn vốn huy động từ các TCKT và tiền gửi Kho bạc tăng rất nhanh. Năm 2005 tiền gửi TCKT tăng 954 tỷ và tiền gửi Kho bạc tăng 1.106 tỷ so với năm 2004. Để đạt được kết quả trên do NHNo&PTNT Hà Nội đã thực hiện đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, với 12 chi nhánh, 38 điểm huy động vốn và nhiều sản phẩm dịch vụ tiện ích đối với khách hàng gửi tiền như huy động tiền gửi bậc thang, tiết kiệm khuyến mại, tiết kiệm khuyến mại bằng hiện vật, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm dự thưởng bằng vàng có khuyến mại với nhiêu hình thức trả lãi tháng, quý, năm, lãi trước, đồng thời NHNo&PTNT Hà Nội đã chủ động điều chỉnh lãi suất huy động vốn một cách linh hoạt phù hợp lãi suất của các TCTD trên địa bàn, đặc biệt là lãi suất huy động vốn ngoại tệ và sự biến động giá cả theo tong thời điểm đã góp phầnnâng cao chất, số lượng huy động vốn từ dân cư. Không những thế phong cách giao dịch mới được thay đổi ngày một tốt hơn nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất trong giao dịch với khách hàng. 2.3.2. Màng lưới huy động vốn. Một trong những giải pháp đầu tiên để một ngân hàng tiến hành huy động được nguồn vốn là việc mở rộng màng lưới huy động. NHNo&PTNT Hà Nội là một ngân hàng hoạt động trên địa bàn thủ đô Hà Nội, một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của cả nước. Nơi đây có trụ sở chính của NHNN Việt Nam, 4 ngân hàng thương mại quốc doanh, quỹ tín dụng nhân dân trung ương, hàng chục ngân hàng thương mại cổ phần và chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các sở giao dịch, ngân hàng liên doanh, công ty cho thuê tài chính, công ty tài chính, ngân hàng người nghèo; gắn liền với nó là mạng lưới đông đảo các chi nhánh của ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàng thương mại cổ phần, quỹ tín dụng nhân dân trung ương của thành phố Hồ Chí Minh. Do vậy để huy động được vốn NHNo&PTNT Hà Nội phải không ngừng mở rộng màng lưới. Đến hết năm 2005, ngân hàng có một mạng lưới hoạt động gồm 12 chi nhánh ngân hàng cấp 2 với 44 phòng giao dịch. 2.3.3. Các hình thức huy động vốn tại NHNo&PTNT Hà Nội. Nhìn vào bảng tình hình nguồn vốn của NHNo&PTNT Hà Nội ta thấy nguồn vốn của ngân hàng trong 3 năm 2003, 2004, 2005 chỉ có nguồn vốn huy động. Với số liệu này cho thấy trong 3 năm ngân hàng đã đạt được một quy mô vốn vững chắc, chênh lệch giữa các năm không quá lớn, không gây mất cân đối, ổn định trong kinh doanh. Nếu chỉ so sánh trong hai năm 2004, 2005 thì: Tổng nguồn vốn năm 2005 tăng 2.325 tỷ, tăng 25% so với năm 2004, tăng trên 400 tỷ so với kế hoạch Trung Ương giao. Trong đó: Tiền gửi tiết kiệm: 2.667 tỷ tăng 669 tỷ chiếm 23%, tăng 33,5% so với năm 2004. Tiền gửi TCKT: 4.915 tỷ chiếm 42,7%, tăng 24,1% so với năm 2004. Tiền gửi TCTD: 402 tỷ chiếm 3,6%, giảm 38,8% so với năm 2004. Tiền gửi kỳ phiếu: 298 tỷ chiếm 2,7%, giảm 43,7% so với năm 2004. Tiền gửi Kho bạc: 3.234 tỷ chiếm 28%, tăng 51,9% so với năm 2004 Tình hình huy động vốn qua việc sử dụng các công cụ huy động. a. Huy động vốn bằng tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế xã hội. Như chúng ta đã biết, đặc điểm của tiền gửi loại này là nhằm mục tiêu hưởng các tiện ích trong thanh toán chứ không phải vì mục tiêu hưởng lãi. Do vậy trong tất cả các loại nguồn mà ngân hàng có khả năng huy động thì đây là nguồn có chi phí huy động thấp nhất, tính ổn định thấp nhất vì ngân hàng luôn phải đáp ứng nhu cầu thanh toán thường xuyên của khách hàng. Trên địa bàn hoạt động rộng lớn và sầm uất như Hà Nội, một môi trường lý tưởng cho các doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh đồng thời với lợi thế riêng của mình trong lĩnh vực thanh toán, chất lượng phục vụ, khả năng tiếp thị NHNo&PTNT Hà Nội đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của nguồn vốn này. Kết quả là đến nay ngân hàng đã có các hình thức để huy động loại tiền gửi tiền gửi này như sau: Tiền gửi không kỳ hạn (tiền gửi thanh toán). Tiền gửi có kỳ ngắn hạn (3 tháng, 6 tháng, 9 tháng). Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng đến 24 tháng Tiền gửi có kỳ hạn trên 24 tháng.. Trong 3 năm, ta thấy nguồn này có xu hướng tăng dần. Cụ thể đến năm 2005 tiền gửi loại này là 4.915 tỷ chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn (chiếm 42,7%). Nguồn này có vai trò rất quan trọng, nguyên nhân la do Ngân hàng đã làm tốt công tác tiếp thi thu hút thêm được khách hàng. b. Huy động vốn bằng tiền gửi tiết kiệm. Xã hội ngày càng phát triển thì đời sống của người dân ngày càng tăng. Đời sống tăng cũng đồng nghĩa với thu nhập tăng và đây chính là gốc rễ của tiết kiệm hay tích luỹ cho các nhu cầu trong tương lai. Hình thức tiền gửi tiết kiệm đáp ứng được nguyện vọng này đồng thời mang lại cho người dân lợi ích hưởng lãi nên từ khi xuất hiện đến nay, hình thức này đã trở nên quen thuộc đối với quần chúng nhân dân và đối với nước ta nó ngày càng có xu hướng tăng. Sự biến động của nguồn tiền này phụ thuộc vào cơ cấu kinh tế, tỷ lệ lạm phát, tâm lý thói quen. Song đặc tính của nguồn này là tính kỳ hạn, ổn định do đó đây là nguồn đòi hỏi chi phí huy động khá cao. Điều này buộc ngân hàng phải căn cứ vào tình hình sử dụng vốn mà có các biện pháp huy động tiền gửi tiết kiệm với các chính sách huy động và thời hạn huy động khác nhau. NHNo&PTNT Hà Nội đã rất chú trọng huy động tối đa nguồn tiền này. Thực tế qua số liệu 3 năm 2003, 2004, 2005 nguồn tiền này tăng nhanh chóng. NHNo&PTNT Hà Nội hiện tại có các hình thức huy động tiết kiệm của dân cư thông qua các bảng sau: Huy động cả VND và USD Tiết kiệm không kỳ hạn . Tiết kiệm có kỳ hạn 1 tháng, 2tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, 13 tháng, dưới 24 tháng, trên 24 tháng và tiền gửi tiết kiệm khác. Số liệu các bảng sẽ chứng minh phần nào về sự thành công của NHNo&PTNT trong công tác huy động tiền gửi tiết kiệm của dân cư, đồng thời cho thấy tín dụng của ngân hàng đã đóng góp một cách có hiệu quả vào sự phát triển nền kinh tế thủ đô vì khi thu nhập dân chúng tăng lên thì họ mới có nhu cầu tích luỹ hay sử dụng đến hình thức gửi tiết kiệm. * Xét về quy mô thì tiền gửi tiết kiệm qua các năm 2003, 2004, 2005 này càng tăng. Năm 2003 là 1088 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 15,4% trong tổng nguồn huy động. Sang năm 2004 nguồn này tăng lên 1998 tỷ chiếm 21,5% tổng nguồn huy động. Đến năm 2005 nó đã tăng lên 2667 tỷ chiếm 23% trong tổng nguồn, tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2003 (gấp 2,45 lần hay tăng 1579 tỷ). Nếu so sánh các năm với nhau thi năm 2004 tăng 83,6% so với năm 2003 và năm 2005 tăng 33,5% so với năm 2004. Bảng 7 : Cơ cấu nguồn tiền gửi tiết kiệm phân chia theo thời gian tại NHNo & PTNH Hà Nội Tiền gửi tiết kiệm Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Số tiền (Tỷ đồng ) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tỷ đồng ) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tỷ đồng ) Tỷ trọng (%) I. Tiền gửi không kỳ hạn 50 4,6 55 2,8 25 0,9 II. Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng 545 50,1 472 23,6 731 37,4 III. Tiêng gửi có kỳ hạn trên 12 tháng 493 45,3 1171 58,6 1357 51,0 IV. Tiền gửi tiết kiệm khác 553 20,7 V. Tiết kiệm bậc thang 300 15 Tổng cộng 1088 100 1998 100 2667 100 Thông qua bảng 4, ta thấy tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn ngắn và kỳ hạn dài đều gia tăng qua các năm đặc biệt là qua năm 2005. Trong đó tiền gửi có kỳ hạn vẫn chiếm ưu thế cao nhất. Cụ thể, trong khi tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng trung bình la 97,2% (năm 2003 là 95,4%, năm 2004 là 97,2%, năm 2005 là 99,1%) thì tiền gửi không kỳ hạn chỉ vẻn vẹn ở mức 2,8% (năm 2003 là 4,6%, năm 2004 là 2,8%, năm 2005 là 0,9%). Hơn nữa khi đi sâu vào phân tích tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn ta thấy tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn trên 12 tháng tại ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng cao nhất. Với quy mô và cơ cấu trên, hoạt động của ngân hàng sẽ đạt hiệu quả cao. Vì thực tế nhu cầu của nền kinh tế là vốn dành cho đầu tư trung và dài hạn. * Xét về cơ cấu nguồn tiền gửi tiết kiệm theo loại tiền Với phương châm kinh doanh nguồn vốn, thực hiện tốt sứ mệnh “Hồ điều hoà vốn” trên địa bàn Hà Nội, NHNo&PTNT Hà Nội đã không ngừng mở rộng mạng lưới hoạt động, cung cấp các dịch vụ phục vụ khách hàng. Ngân hàng không những mở rộng huy động vốn nội tệ mà còn đa dạng hoá huy động bằng việc mở rộng huy động bằng ngoại tệ. Điêù này được chứng minh thông qua kết quả công tác huy động vốn năm 2005 và số liệu bảng 5 Bảng 8 : Cơ cấu nguồn tiền gửi tiết kiệm phân chia theo loại tiền tại NHNo & PTNH Hà Nội Tiền gửi tiết kiệm Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Số tiền (Tỷ đồng ) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tỷ đồng ) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tỷ đồng ) Tỷ trọng (%) I. Không kỳ hạn 50 4,6 57 2,9 25 0,9 - VNĐ 35 3,2 36 1,8 15 0,5 - USD 15 1,4 21 1,1 10 0,4 II. Có kỳ hạn 1038 95,4 1941 97,1 2642 99,1 - VNĐ 525 48,3 1504 75,3 1838 68,9 - USD 513 47,1 467 21,8 804 30,2 Tổng cộng 1088 100 1998 100 2667 100 Năm 2005, trong tổng nguồn vốn huy động 11.601 tỷ đồng thì: Nguồn vốn VND: 10.485 tỷ chiếm 90,4% tổng nguồn. Tiền gửi tiết kiệm: 1.853 tỷ VND, tỷ trọng so với nguồn nội tệ:17,7% Tiền gửi TCK: 4.713 tỷ, tỷ trọng so với nguồn nội tệ: 45% Tiền gửi TCTD: 402 tỷ, tỷ trọng so với nguồn nội tệ: 3,8%. Tiền gửi kỳ phiếu: 266 tỷ, tỷ trọng so với nguồn nội tệ:2,5%. Tiền gửi Kho bạc: 3.234 tỷ, trọng so với nguồn nội tệ:30,8%. Tiền gửi ký quĩ: 15,4 tỷ, tỷ trọng so với nguồn nội tệ: 0,15%. Nguồn USD (quy đổi): 1.116 tỷ chiếm 9,6% tổng nguồn. Tiền gửi tiêt kiệm: 814 tỷ, so với tổng nguồn ngoại tệ: 72,9%. Tiền gửi TCKT: 202 tỷ, so với tổng nguồn ngoại tệ:18,1%. Tiền gửikỳ phiếu: 32 tỷ, so với tổng nguồn ngoại tệ: 3,9%. Tiền gửi ký quĩ: 68,8 tỷ, so với tông nguồn ngoại tệ: 6,1%. Qua số iệu bảng 5 ta thấy trong giai đoạn 2003 – 2005, nguồn vốn huy động dưới hình thức tiết kiệm ngoại tệ ngày càng gia tăng và tập trung chủ yếu vào nguồn tiền gửi có kỳ hạn. Trong khi nguồn tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ không kỳ hạn có xu hướng giảm trong năm 2005 thi nguồn tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ có kỳ hạn lai gia tăng mạnh và đạt 804 tỷ chiếm 30,2% tổng nguồn huy động. Đây cũng là thành công rất lớn trong chiến lược kinh doanh cũng như chính sách khách hàng của NHNo&PTNT Hà Nội, Ngân hàng đã tạo được lòng tin đối với khách hàng. c. Huy động vốn bằng kỳ phiếu. Như đã trình bày ở chương i, huy động vốn bằng kỳ phiếu là hình thức huy động vốn một cách chủ động nhằm huy động vốn trong dân đáp ứng nhu cầu đầu tư cho sản xuất và một số chương trình dự án của chính phủ. Ngân hàng chỉ sử dụng hình thức huy động này khi có nhu cầu bổ sung nhằm đáp ứng quan hệ cung cầu vốn. Do vậy, khi sử dụng hình thức huy động này ngân hàng có thể căn cứ vào nguồn vốn huy động để bổ sung, căn cứ vào nhu cầu mở rộng tín dụng phục vụ sản xuất và theo các chương trình dự án của ngân hàng. Do vậy, kỳ phiếu linh hoạt hơn tiền gửi tiết kiệm, vì khi huy động hình thức kỳ phiếu ngân hàng có thể tính toán biết trước lượng vốn mình sẽ thu được trong một thời hạn xác định. Thông qua bảng số liệu về tình hình huy động vốn tại NHNo&PTNT Hà Nội giai đoạn 2003-2005, ta thấy về cả quy mô và tỷ trọng kỳ phiếu huy động được đều giả. Về mặt quy mô năm 2005 là 298 tỷ đồng giảm 231 tỷ so với năm 2004 là 529 tỷ. Xét về cơ cấu tiền gửi huy động bằng kỳ phiếu thi nguồn huy động băng nội tệ giảm mạnh, trong khi đó nguồn huy động bằng ngoại tệ lai tăng. Tuy nhiên tăng không đáng kể so với sự sụt giảm huy động nguồn nội tệ. Năm 2005 huy động kỳ phiếu bằng ngoại tệ là 32 tỷ tăng 8 tỷ so với năm 2004, tuy nhiên huy động kỳ phiếu bằng nội tệ giảm 239 tỷ so với năm 2004. Về mặt cơ cấu trong tổng nguồn vốn, năm 2004 nguồn huy động bằn kỳ phiếu là 529 tỷ chiếm 5,7% tổng nguồn vốn thì sang năm 2005, nguồn huy động này chỉ là 298 tỷ chiếm 2,7% tổng nguồn vốn. Có thể thấy nguồn vốn huy động bằng kỳ phiếu chiếm tỷ trọng ngày càng nhỏ trong cơ cấu tổng nguồn vốn của NHNo&PTNT Hà Nội. d. Huy động bằng tiền gửi của các tổ chưc tín dụng Như chúng ta đã biết trong quá trình hoạt động kinh doanh cũng như các doanh nghiệp, ngân hàng cũng không tránh khỏi hiện tượng đọng vốn do huy động vào mà tạm thời không cho vay hoặc đã cho vay mà khách hàng trả nợ tạo nên nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi các ngân hàng cho nhau vay trong quan hệ đơn phương hoặc qua thị trường liên ngân hàng. Ngân hàng chỉ huy động bằng hình thức này sau khi đã sử dụng hết các công cụ huy động vì bản chất của nguồn vốn loại này là nguồn không những không ổn định mà chi phí để huy động lại rất cao. Nhưng năm gần đây ta thấy nguồn tiền gửi này của NHNo&PTNT Hà Nội có xu hướng giảm mạnh. Năm 2005 ngồn này chỉ còn là 403 tỷ giảm 256 tỷ so với năm 2004. Về tỷ trọng của nguồn này trong tông nguồn vốn thì năm 2005 nó chỉ chiếm 3,6% và năm 2004 chiếm 7,1%. Trong đó, tiền gửi chủ yếu là có kỳ hạn, không kỳ hạn chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ năm 2005 là 8 tỷ chiếm 0,02% tổng nguồn vốn. Nguồn này thường không ổn định và chịu chi phí rất cao. d. Huy động tiền gửi trái phiếu Đối với NHNo&PTNT Việt Nam, huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu là hình thức huy động vốn đặc biệt; trái phiếu do NHNo&PTNT Việt Nam phát hành, các NHNo&PTNT thành viên chỉ làm đại lý, nguồn vốn huy đông được tập trung trong toàn ngành thường để đáp ứng nhu cầu kế hoạch trước. Hình thức này đã được sử dụng trước đây, tuy nhiên trong những năm gần đây, thực tế 3 năm 2003, 2004, 2005 NHNo&PTNT Hà Nội chưa sử dụng tới hình thức này. Điêù này chứng tỏ NHNo&PTNT Hà Nội đã có sử dụng triệt để và có hiệu quả những hình thức huy động vốn truyền thống: nguồn ổn định và lãi suất huy động thấp. 2.4. Đánh giá về công tác huy động vốn tại NHNo&PTNT Hà Nội trong giai đoạn 2003-2005. 2.4.1 Những kết quả đạt được. Thực trạng công tác huy động vốn tại NHNo&PTNT Hà Nội như phân tích ở trên cho ta thấy trong những năm qua, công tác huy động vốn đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu vốn của nền kinh tế, thực hiện tốt Nghị quyết về phát triển kinh tế xã hội của Thành uỷ, Uỷ ban, HĐND Thành phố Hà nội cũng như định hướng kinh doanh và phát triển kinh tế Thủ đô năm 2001-2005 của NHNo&PTNT Hà Nội. Cụ thể:  Màng lưới hoạt động kinh doanh tiền tệ của NHNo&PTNT Hà Nội không ngừng được mở rộng. Đến hết năm 2005 NHNo&PTNT Hà Nội có 12 Chi nhánh cấp 2, 38 điểm trực tiếp giao dịch với khách hàng. Thực tế năm 2005 NHNO Hà Nội đã tập trung chỉnh trang và nâng cấp toàn diện các điểm giao dịchtrực thuộc nhằm tong bước đáp ứng tốt nhất nhu cầu hoạt động kinh doanh và giao dịch với khách hàng. Do đó, ngân hàng đã thu hút được nhiều nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Việc làm này chứng tỏ NHNo&PTNT Hà Nội luôn coi trọng nghiệp vụ huy động vốn, coi đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong kinh doanh, đảm bảo được nguồn vốn tự lực phục vụ cho vay tại địa bàn Hà Nội.  Từng bước đa dạng hoá các hình thức huy động vốn về thời gian và mức lãi suất. Do vậy, quy mô và cơ cấu của các nguồn vốn huy động đều tăng. Đến nay ngân hàng đã có các hình thức thu hút tiền gửi như: áp dụng cho cả VND, USD.  Tiền gửi không kỳ hạn.  Tiền gửi có kỳ hạn 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, 13 tháng, trên 24 tháng  Kỳ phiếu trả lãi trước 12 tháng, 24 tháng.  Nhờ việc thực hiện tốt công tác phục vụ khách hàng: nhanh chóng và thuận tiện , chính xác NHNo&PTNT Hà Nội, ngoài vốn huy động từ dân cư đã thu hút được nguồn tiền gửi của các Tổ chức kinh tế . Nguồn vốn này có lãi suất thấp, nên nó có vị trí rất quan trọng làm giảm lãi suất đầu vào cho ngân hàng. Hiện tại NHNo&PTNT Hà Nội đã tổ chức thu tiền tại một số dơn vị có tiền mặt thường xuyên như Nhà máy bia Halida, Công ty bia Hà Nội, Nhà máy thuốc lá Thăng Long...  Ngân hàng đã xây dựng được phương thức phục vụ tiên tiến nhanh chóng phù hợp với cơ chế thị trường; với ý thức sự thành đạt của của khách hàng là kết quả kinh doanh của ngân hàng, nên cán bộ ngân hàng có tác phong giao dịch, thái độ phục vụ văn minh lịch sự tôn trọng khách hàng. Do vậy đã góp phần đáng kể vào việc tăng trưởng nguồn vốn, dư nợ, số lượng khách hàng những năm vừa qua.  Trong giai đoạn 2003 - 2005, NHNo&PTNT Hà Nội đã có cơ cấu vốn huy động khá hợp lý về mặt thời gian. Mặc dù, nguồn vốn huy động của ngân hàng mang tính ngắn hạn nhưng chủ yếu lại là nguồn vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng. Hơn nữa, xu hướng vốn trung và dài hạn tăng lên, tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn kinh tế; cùng các cấp , các ngành thực hiện thắng lợi sự nghiệp “ Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá đất nước”. 2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân. a. Những mặt còn hạn chế trong công tác huy động vốn tại NHNo&PTNT Hà Nội Qua 3 năm hoạt động, ngoài một số kết quả đáng khích lệ trong công tác huy động vốn, NHNo &PTNT Hà Nội vẫn còn những hạn chế sau:  Nguồn vốn tuy tăng trưởng nhanh nhưng không vững chắc, nguồn vốn từ Kho bạc chiếm 28%, TCKT lớn chiếm gần 26%, tiền gửi TCTD chiếm 3,5% tổng nguồn vốn, khi các Kho bạc rút vốn sẽ làm cho các nguồn vốn giảm đột ngột, các Ngân hàng có nguồn tiền gửi của các TCTD cao như Tam trinh 45%, Hai Bà Trưng 14%, Hàng Đào 54,6%... Ngân hàng Quận không có các nguồn vốn của các TCTD: Cầu Giấy, Tràng Tiền, Nghĩa Đô, Chợ Hôm, Ba Đình, Thanh Xuân, Đống Đa… Để đảm bảo sự ổn định nguồn vốn, các Ngân hàng đặc biệt các Ngân hàng có nguồn tiền gửi TCTD cần có biện pháp điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn  Trong công tác huy động vốn, một số cán bộ vẫn chưa coi việc khai thác nguồn vốn trở thành trách nhiệm chung của toàn thể cán bộ công viên chức nên nhiều khi việc khai thác nguồn vốn mới chỉ tập trung vào đồng chí giám đốc và trưởng phòng kinh doanh, hoặc một mình giám đóc chạy vạy nguồn vốn.  Mạng lưới và các hình thức huy động tuy đã phong phú đa dạng nhưng phần lớn vẫn là các hình thức truyền thống, chưa có các dịch vụ chọn gói trong khi tốc độ phát triển nhanh chóng các hoạt động của ngân hàng điện tử, hệ thống thanh toán, rút tiền tự động, dịch vụ ngân hàng tại nhà... không còn quá xa lạ với người dân.  Thủ tục giấy tờ chưa thật sự đơn giản. Xã hội càng phát triển càng đòi hỏi ngân hàng phải cung ứng các dịch vụ cho khách hàng một cách tốt hơn, đặc biệt là trong quan hệ gửi và lĩnh tiền của người dân. Có thể nói , NHNo&PTNT Hà Nội vẫn chưa thực sự cải tiến nhiều trong quá trình thực hiện quy trình lĩnh tiền và gửi tiền của người dân: thủ tục giấy tờ chủ yếu là thủ công (viết tay)... hạn chế rất nhiều đến khả năng huy động vốn và đấp ứng những nhu cầu phức tạp đa dạng của nền kinh tế. b. Nguyên nhân để đạt được kết quả huy động vốn năm 2003 – 2005.  NHNo&PTNT Hà Nội đã coi nhiệm vụ hàng đầu trọng tâm và cấp bách là mở rộng màng lưới kinh doanh. Tính đến 31/12/2005, NHNo&PTNT Hà Nội đã có 01 ngân hàng cấp i, 12 ngân hàng cấp 2, với 38 điểm giao dịch trực tiếp với khách hàng.  Cùng với việc mở rộng màng lưới hoạt động kinh doanh ngân hàng, NHNo&PTNT Hà Nội dã từng bước thay đổi thêm nhiều hình thức huy động gồm cả nội tệ, ngoại tệ phù hợp với định hướng phát triển Thủ đô vững chắc, ổn định từng năm ; từ đó mức thu nhập của dân cư nói chung và cán bộ viên chức trên địa bàn cũng tăng dần. Năm 2005, NHNo&PTNT Hà Nội đã thu hút các khách hàng có nguồn vốn lớn, lãi suất hợp lý: Công ty công viên nước Hồ Tây, Công ty kinh doanh nước sạch Hồ Tây...  Cải tiến phong cách giao dịch, nâng cao tinh thần phục vụ khách hàng nên NHNo&PTNT Hà Nội vừa giữ được số khách hàng hiện có vừa thu hút thêm được một số khách hàng mới.  Trong các năm qua, NHNo&PTNT Hà Nội đã dần triển khai áp dụng cơ chế lãi suất linh hoạt phù hợp với lãi suất của các NHTM trên địa bàn. Năm 2005, NHNo&PTNT Hà Nội đã biết kết hợp giữa lãi suất huy động ngắn hạn với việc huy động vốn trung và dài hạn để bổ sung lẫn nhau giữa cân đối vốn và lãi suất.  Mở rộng và tổ chức các dịch vị như thanh toán điện tử, chuyển tiền nhanh, thu chi tiền mặt tại và trả lương tại đơn vị. Đã ra đời phòng thanh toán nối mạng vi tính đến các doanh nghiệp, tạo thuận lợi và giảm thời gian đi lại của doanh nghiệp.  Tăng cường đổi mới công nghệ, tiếp tục trang bị công nghệ hiện đại chuẩn bị cho hội nhập trong khu vực.  Không ngừng nâng cao trình độ cho nhân viên, trình độ quản lý, cải tiến, nâng cao công nghệ và trình độ quản lý để đáp ứng yêu cầu đòi hỏi trong hội nhập quốc tế và khu vực. Cụ thể, tiến hành đào tạo tại chỗ về chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, trước hết là cán bộ phòng ban, các ngân hàng Quận, các phòng giao dịch... coi đây là tiêu chuẩn quan trọng để nâng bậc lương hoặc chuyển ngạch lương viên chức.  Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ, xử lý kịp thời và kien quyết những sai phạm của cán bộ, viên chức làm tổn hại đến lợi ích kinh doanh của khách hàng cũng như của ngân hàng, tăng cường khoán tài chính và tiền lương triệt để đến các ngân hàng, từng phòng ban đi đôi với quản lý để nhanh chóng đưa hoạt động kinh doanh nói nói chung và công tác huy động vốn nói riêng ngày càng có hiệu quả hơn. Chương iii: giải pháp và tăng cường huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội. 3.1. Định hướng phát triển hoạt động huy động vốn của NHNo & PTNT Hà Nội. 3.1.1. Một số thuận lợi và khó khăn. a. Thuận lợi: Cùng với toàn ngành, NHNo&PTNT Hà Nội bước vào kế hoạch năm 2006-2010 với những thuận lợi cơ bản:  Nền kinh tế tiếp tục phát triển ổn định và vững chắc, một số doanh nghiệp đã dần khẳng định mình trong cơ chế thị trường, một số ngành hàng, mặt đã tìm được chỗ đứng trong nước và trên thị trường thế giới. Một số chính sách kinh tế Nhà Nước và ngành thông thoáng hơn đã có tác dụng tích cực thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ngân hàng.  NHNo&PTNT Hà Nội được NHNN Việt Nam, NHNo&PTNT Việt Nam. Thành uỷ, UBND Thành phố Hà Nội thường xuyên quan tâm hỗ trợ về nhiều mặt, được sự hỗ trợ tích cực của ban ngành TW và Hà Nội, sự cộng tác tích cực trên nguyên tắc cùng có lợi ở mọi thành phần kinh tế.  Sự đoàn kết thống nhất từ ban chấp hành Đảng uỷ, ban giám đóc và sự nhận thức đầy đủ kịp thời tình hình chính trị, kinh tế xã hội của cả nước cũng như của Thủ đô Hà Nội, được những thành tích kinh oanh trong nhiều năm qua cổ vũ động viên luôn tạo thành sức mạnh tổng hợp để vượt qua những khó khăn trở ngại trong hoạt động kinh doanh năm 2001 và những năm tiếp theo. b. Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi cơ bản nêu trên NHNo&PTNT Hà Nội cũng sẽ gặp phải những khó khăn không nhỏ, cụ thể là:  Nợ tồn đọng của một số doanh nghiệp Nhà Nước từ những năm 1993-1994 dồn lại đến nay chưa giải quyết được thực sự là gánh nặng cho năm 2006 và một số năm sau này đối với NHNo&PTNT Hà Nội. Một số doanh nghiệp NHà Nước vẫn chưa thực sự tìm được chỗ đứng trong cơ chế thị trường, sản xuất kinh doanh vẫn bấp bênh, nhất kà các doanh nghiệp kinh doanh tổng hợp, không có mặt hàng chủ chốt.  Tỷ giá ngoại tệ không ngừng tăng nhanh không những tạo điều kiện bất lợi cho các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp nhập khẩu mà còn là trở ngại không nhỏ trong việc khai thác và cung ứng ngoại tệ thanh toán với nước ngoài.  Sự cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng trên địa bàn thành phố Hà Nội ngày càng tăng, trở nên khốc liệt hơn, một số ngân hàng nhất là các ngân hàng cổ phần, các ngân hàng nước ngoài cạnh tranh thiếu lành mạnh như nâng lãi suất thu hút vốn nội tệ có khi cao hơn lãi suất cơ bản do Thống đốc NHNH Việt Nam quy định nhưng lại hạ lãi suất tín dụng thấp hơn mặt bằng lãi suất chung đã gây khó khăn không đáng có cho các ngân hàng thực hiện nghiêm các quy chế tiền tệ tín dụng của Thống đốc NHNN Việt Nam mà thực chất làm rối loạn không đáng có về hoạt động tín dụng ngân hàng.  Cơ sở vật chất và kỹ thuật của NHNo&PTNT Hà Nội còn thấp kém so với nhu cầu hiện đại hoá và hội nhập của ngân hàng trong khu vực và trên thế giới trong tương lai. Nắm bắt được những khó khăn cũng như thuận lợi, NHNo &PTNT Hà Nội đã cụ thể hoá chiến lược hoạt động kinh doanh của mình như sau: 3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Hà Nội trong năm 2006. a. Định hướng: Năm 2006 NHNo Hà Nội phấn đấu đạt được các chỉ tiêu cơ bản theo thong báo kế hoạch kinh doanh năm 2006 của NHNo&PTNT Việt Nam và định hướng phát triển kinh doanh của NHNo&PTNT Hà Nội đề ra đó là: Một là: Tập trung huy động nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn huy động từ dân cư, các TCKT và TCXH khác. Chú trọng huy động nguồn vốn trung và dài hạn cả nội và ngoại tệ. Hai là: Tập trung khai thác và mở rộng cho vay các thành phần kinh tế làm ăn có hiệu quả, dự án khả thi, tình hình tài chính lành mạnh, đáp ứng đầy đủ quy định về vay vốn. Tiếp tục tìm mọi giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng, rà soát hoàn chỉnh hồ sơ 100% khách hàng đang còn dư nợ. Tập trung tìm mọi giải pháp thu hồi nợ đã xử lý rủi ro.. Ba là: tập trung triển khai các loại hình dich vụ, sản phẩm ịc vụ toàn diện có hiệu quả, thị hiếu trong cơ chế thị trường. Bốn là: Tập trung triển khai toàn diện có chất lượng cao công tác quảng cáo, quảng bá toàn diện kịp thời các mặt hoạt động nghiệp vụ ngân hàng có hiệu quả, thị hiếu trong cơ chế thị trường nhằm nâng cao thương hiệu uy tín của NHNo&PTNT Hà Nội nói riêng và NHNo&PTNT Việt Nam nói chung. b. Mục tiêu: - Tổng nguồn vốn đạt 13.001 tỷ VND tăng 12% so với năm 2005 - Tổng dư nợ đạt 3.000 tỷ VND tăng 11% so với năm 2005. - Nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5: từ 3 đến 4% tổng dư nợ. - Phấn đấu có đủ Quỹ thu nhập để ci lương tối đa theo thông báo và quy định của NHNo Việt Nam. - Triển khai nghiêm túc có hiệu quả các loại hình dịch vụ, thu dịch vụ đạt từ 25 đến 30 tỷ. - Trích và xử lý rủi ro số nợ còn tồn đọng đúng quy định của ngành, hạn chế tới mức tối đa nợ tồn đọng phát sinh mới. Kiên quyết thu hồi các khoản nợ đến hạn cả gốc và lãi, nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5. Tập trung thu hồi nợ đã xử lý rủi ro của các thành phần kinh tế, đặc biệt nợ của các đối tượng vay tiêu dùng. - Tiếp tục thực hiện đại hoá Ngân hàng để có điều kiện phát triển, cạnh tranh và chuẩn bị cho hội nhập. 3.1.3. Kế hoạch huy động vốn 2002. Thực hiện định hướng của Tổng giám đốc Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam về huy động vốn và sử dụng vốn giai đoạn 2006-2010. Tập trung huy động vốn tại các thành phố lớn và chuyển tải về nông thôn từng bước thực hiện hiện đại hoá nông nghiệp và phát triển nông thôn xoá dần ranh giới giữa thành thị và nông thôn. Trong năm 2006 NHNo&PTNT Hà nội phải đẩy mạnh hơn nữa tạo vốn cùng với việc mở rộng đầu tư tín dụng. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội xây dựng kế hoạch huy động vốn mở rộng màng lưới mở thêm nhiều loại hình dịch vụ ngân hàng nhằm hoàn thành tốt kế hoạch kinh doanh năm 2006, khẳng định nâng cao vị thế uy tín của mình nói riêng, góp phần ổn định vầ phát triển vững chắc Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam trong giai đoạn 2006-2010. Để đạt được mục tiêu của Chủ tịch hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội cụ thể hoá kế hoạch huy động vốn trong năm 2006 và giai đoạn 2006-2010. a. Mục tiêu: Đến hết năm 2006 NHNo&PTNT Hà Nội huy động đạt 13.001 tỷ VND tăng 1.400 tỷ so với năm 2005, tăng 12% so với năm 2005. Bảng 9 : Kế hoạch huy động vốn năm 2005 Nguồn vốn Thực hiện 2005 Kế hoạch 2006 Tăng trưởng Số tuyệt đối Số tương đối 1 2 3 4 = 3 - 2 5 = 4/2 I. Nội tệ 10.485 11.501 1.019 9,7 1. Nguồn vốn huy động từ dân cư & TC KTXH 6.832 7.900 1.068 15,6 - TG không kỳ hạn 1.278 950 ( 328 ) ( 25,7 ) - TG có kỳ hạn dưới 12 tháng 3.207 4.000 793 24,7 - TG có kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng 1.430 1.950 520 36,4 - TG có kỳ hạn từ 24 tháng trở lên 917 1.000 83 9,1 2. NV – UTĐT tại địa phương 1 1 - - 3. TG của các TCTD 403 400 ( 3 ) ( 0,7 ) 4. Nguồn vốn khác 3.249 3.200 ( 49 ) ( 1,5 ) II. Ngoại tệ 1.116 1.500 384 34,4 - TG không kỳ hạn 134 150 16 11,9 - TG có kỳ hạn dưới 12 tháng 250 400 150 60,0 - TG có kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng 490 800 310 63,3 - TG có kỳ hạn từ 24 tháng trở 45 150 105 233,3 lên - TG ngoại tệ khác 197 - ( 197 ) Tổng cộng 11.601 13.001 500 - b. Định hướng huy động vốn năm 2006: Năm 2006 nguồn vốn đạt 13.000 tỷ VND, trong đó tiền gửi nội tệ là 11.501 tỷ chiếm 88,5% tổng nguồn vốn; tiền gửi ngoại tệ chiếm 1.500 tỷ chiếm 12,5% tổng nguồn vốn. Kết cấu nguồn nội tệ: - Tiền gửi không kỳ hạn là 950 tỷ, giảm 328 tỷ so với năm 2005. - Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng là 4000 tỷ tăng 793 tỷ so với năm 2005. - Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng đến 24 tháng là 1.950 tỷ tăng 520 tỷ so với năm 2005. - Tiền gửi có kỳ hạn từ 24 tháng trở lên là 1.000 tỷ tăng 83 tỷ so với năm 2005. - Nguồn vốn – UTĐT tại địa phương là 1 tỷ. - Tiền gửi của các TCTD là 400 tỷ giảm 3 tỷ so với năm 2005. - Tiền gửi khác là 3.200 tỷ giảm 49 tỷ so với năm 2005. Kết cấu nguồn ngoại tệ: - Tiền gửi không kỳ hạn là 150 tỷ tăng 16 tỷ so với năm 2005. - Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng là 400 tỷ tăng 150 tỷ so với năm 2005. - Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng đến 24 tháng là 800 tỷ tăng 310 tỷ so với năm 2005. - Tiền gửi có kỳ hạn từ 24 tháng trở lên là 150 tỷ tăng 105 tỷ so với năm 2005. 3.2. Giải pháp tăng cường công tác huy động vốn tại NHNo &PTNT Hà Nội. Để thực hiện các mục tiêu và định hướng về công tác huy động vốn năm 2006 nói riêng cũng như giai đoạn 2006-2010 nói chung, NHNo&PTNT Hà Nội cần áp dụng đồng bộ các giải pháp cụ thể sau: 3.2.1. Mở rộng màng lưới kinh doanh. Đối với hoạt động huy động vốn của NHNo&PTNT Hà Nội, giải pháp này phải thực sự được coi là giải trọng tâm, cấp bách hàng đầu. Thực tế khi mở rộng màng lưới kinh doanh đã tạo điều kiện giúp công tác huy động vốn của NHNo&PTNT Hà Nội đạt được những kết quả. Do đó, trong những năm tiếp theo, để giữ được khách hàng cũ và thu hút thêm được khách hàng mới, ngân hàng cần phải xây dựng kế hoạch mở rộng màng lưới kinh doanh. Do đó trong năm tới thành lập thêm từ 2 đến 4 phòng giao dịch tại các khu dân cư tập trung nhất nhất là các khu chung cư và khu đô thị mới, đồng thời nâng cấp từ 1 – 2 Phòng giao dịch hoạt động có hiệu quả lên Ngân hàng cấp 2. Đến cuối năm 2005, NHNo&PTNT Hà Nội có từ 12 đến 13 Chi nhánh Ngân hàng cấp 2, 40 đến 42 Phòng giao dịch. Đồng thời mở rộng thêm choc năng của các Phòng giao dịch cho vay ngắn hạn thế chấp bằng các giấy tờ có giá (từ 15 đến 20 phòng giao dịch triển khai thực hiện), thực hiện các dịch vụ chuyển tiền, thu đổi ngoại tệ và làm các đại lý cho các tổ choc và cá nhân khác. Đặc biệt tập trung nâng cấp toàn diện, thay đổi địa điểm một số chi nhánh, Phòng giao dịch thuận tiện và khang trang hơn đáp ứng tốt hơn công tác phục vụ khách hàng trong giao dich và vị thế của NHNo&PTNT Hà Nội. 3.2.2. Đa dạng hoá các hình thức huy động và đối tượng khách hàng. a) Đối với tiền gửi dân cư: bao gồm tiết kiệm và kỳ phiếu. Trong số tất cả các nguồn vốn huy động được của ngân hàng, tiền gửi tiết kiệm của dân cư được coi là nguồn có tính ổn định và vững chắc. Đối với NHTM việc tìm giải pháp để huy động vốn nhàn rỗi trong dân chúng luôn là vấn đề bức xúc và nan giải. Để đánh thức và khơi dậy sự “ khao khát tiền lời trong nhân dân”, NHNo&PTNT Hà Nội cần phải xuất phát từ cái gốc của người gửi tiền: mong muốn kiếm lợi thông qua nhận lãi tiền gửi, hoặc được đảm bảo an toàn , hay nhận được sự thuận lợi trong thanh toán, giao dịch. Do đó cần tiếp tục thực hiện đa dạng hoá các hình thức huy động thu hút tiền gửi từ dân cư như trả lãi trước, trả lãi định kỳ, tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm có thưởng, tiết kiệm khuyến mại, lãi suất luỹ tuyến, tiết kiệm VNĐ đảm bảo bằng USD… áp dụng nhiều kỳ hạn gửi tiền để phù hợp với nhu cầu, thị hiếu đa dạng của khách hàng. Phát triển mạnh dịch vụ thẻ ATM, thẻ ghi nợ để thu hút tiền gửi cá nhân, tập trung vào khối các trường đại học, các cơ quan, xí nghiệp… Mặt khác chủ động triển khai làm tốt dịch vụ chuyển tiền của khách hàng, nhất là chuyển tiền cho sinh viên. Phấn đáu năm 2006 NHNo&PTNT Hà Nội có số dư tiền gửi dân cư từ 3.600 đến 3.800 tỷ, chiếm 30% đến 32% nguồn vốn nhằm tạo sụ ổn định về nguồn vốn cũng như có lợi về lãi suất đầu vào, trong đó tiền gửi dân cư bằng ngoại tệ đạt 1.000 tỷ, tương đương 63 triệu USD hằm đáp ứng cho các nhu cầu vay vốn nhập khẩu. b) Tiền gửi các tổ chức kinh tế. Mục tiêu lớn nhất của các tổ chức kinh tế khi gửi tiền vào ngân hàng là hưởng những tiện ích trong thanh toán. Đối với ngân hàng, đây là nguồn tiền gửi có chi phí huy động và tính ổn dịnh thấp nhất. Do vậy, ngoài nguồn vốn huy động được từ dân cư ngân hàng cũng cần quan tâm đến tính hiệu quả cao của nguồn vốn này. Theo định hướng của NHNo Hà Nội đặt ra cho năm 2006 thì ngân hàng cần phải triển khai thực hiện những giải pháp sau: - Tiếp tục duy trì phong cách và phương thức cũng như kỹ thuật giao dịch để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn nhằm ổn định khách hàng hiện có và thu hút thêm khách hàng mới mà tập trung vào các doanh nghiệp có hàng xuất khẩu, các chi nhánh điện nội thành, các dự án kinh tế. - Tiếp tục mở rộng diện thu tiền mặt đối với các doanh nghiệp, các của hàng xăng dầu, các đại lý bán hàng đóng trên địa bàn, các điểm vui chơi giải chí tại các công viên, trung tâm thương mại siêu thị. - Tiếp tục việc triển khai việc chi trả tiền lương cho một số doanh nghiệp có thu nhập ổn định khá và một số trường đại học qua máy ATM. - Phấn đấu đạt số dư tiền gửi các TCKT 4.200 tỷ đế4.500 tỷ, chiếm 36% đến 38% nguồn vốn kinh doanh. c) Tiền gửi Kho bạc Nhà nước. Năm 2006, NHNo Hà Nội tiếp tục phục vụ các nhu cầu của Kho bạc tốt hơn nữa nhằm tạo lòng tin và thu hút thêm các Chi nhánh Kho bạc Quận khác, đồng thời giữ tốt mối quan hệ với Kho bạc để có số dư tiền gửi 2.800 đến 3000 tỷ đồng, chiếm 22% đến 25% nguồn vốn kinh doanh. d) Tiền gửi của các tổ chức khác. NHNo&PTNT Hà Nội là chi nhánh ngân hàng hoạt động trên địa bàn Thủ đô Hà Nội, một địa bàn có tính cạnh tranh cao, tập trung rất nhiều đơn vị, cơ quan, tổ chức đoàn thể, do vậy để thu hút vốn đòi hỏi ngân hàng phải thực sự chủ động trong công tác huy động vốn. Hiện nay, tuy số dư còn nhỏ, năm 2006 NHNo Hà Nội sẽ tiếp cận thêm các trường Đại học có nguồn thu lớn nhất là các trường đại học dân lập, các cơ quan bảo hiểm, để nâng nguồn vốn này lên 150 đến 200 tỷ đồng. e) Tiền gửi của các Tổ chức tín dụng. Trong tất cả nguồn vốn huy động của ngân hàng, nguồn tiền gửi của các Tổ chức tín dụng rất không ổn định và lãi suất cao. Vì vậy, nếu nguồn này huy động nhiều sẽ không mang lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Năm 2006 NHNo Hà Nội giữ nguồn vốn này ở mức 8% đến 10% tổng nguồn vốn (Đây là nguồn vốn không ỳ hạn của NHCS XH hoặc theo chỉ đạo của Trung ương để xử lý nguồn tiền gửi của các TCTD cho phù hợp và có hiệu quả đảm bảo thực hiện kế hoach kinh doanh năm 2006 TW giao). f) Các loại hình dịch vụ khác. Xu thế cạnh tranh hiện đại là xu thế cạnh tranh trên lĩnh vực chất lượng dịch vụ. Dịch vụ chính là sản phẩm ngân hàng cung cấp cho khách hàng, đòi hỏi các ngân hàng phải chú trọng quan tâm nhiều hơn đến loại hình này. Thông qua việc cung cấp các loại hình dịch vụ, ngân hàng sẽ nắm bắt được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi trong công tác huy động vốn nói riêng của ngân hàng và hoạt động kinh doanh nói chung. Trong năm 2006, thiết nghĩ NHNo&PTNT Hà Nội cần tiến hành những công việc sau:  Triển khai và phổ biến rộng rãi, rõ ràng chu đáo dịch vụ FONE-BANKING đến các thành phần kinh tế đặc biệt là các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế có quan hệ tiền gửi, tiền vay lớn tại NHNo&PTNT Hà Nội.  Tiếp tục làm tốt và mở rộng diện thu- chi tiền mặt miễn phí đối với các doanh nghiệp có nhu cầu thu- chi tiền mặt hàng ngày.  Nâng cao hơn nữa dịch vụ tư vấn. NHNo&PTNT Hà Nội nên mở rộng dịch vụ này thông qua việc phân loại khách hàng. Nếu khách hàng gửi tiền, ngân hàng nên tư vấn , hướng dẫn khách hàng lựa chọn loại hình gửi tiền nào, lãi suất và thời gian huy động sao cho vùa đáp ứng dược nhu cầu rút tiền vừa giúp khách hàng có thu nhập cao nhất. Nếu khách hàng có nhu cầu đầu tư vào sản xuất kinh doanh, ngân hàng có thể giúp khách hàng xây dựng dự án, lựa chọn sản xuất sản phẩm, các án kỹ thuật... với lãi suất tiền vay có lợi nhất.  Triển khai 100% các chi nhánh cấp iii thực hiện thanh toán quốc tế và cho vay ngoại tệ tại chi nhánh đồng thời mở rộng dịch vụ kiều hối cho tất cả các điểm giao dịch. 3.2.3. Nâng cao uy tín của NHNo&PTNT Hà Nội trên thị trường. Để có được hình ảnh tốt trong tâm trí khách hàng, trước tiên ngân hàng phải được khách hàng biết đến. Một trong những giải pháp cần thực hiện là tăng cường công tác tuyên truyền quảng cáo. Thông qua tuyên truyền quảng cáo, khách hàng có thể so sánh và lựa chọn, thấy được lợi ích khi giao dịch với ngân hàng. Trong thời gian tới NHNo&PTNT Hà Nội cần chú trọng hơn nữa vào công tác tuyên truyền quảng cáo, góp phần giúp ngân hàng nâng cao được uy tín, tạo điều kiện thuận lợi trong công tác huy động vốn. Ngoài hình thức quảng cáo truyền thống và duy nhất hiện nay: trên các báo chuyên ngành, NHNo&PTNT Hà Nội nên xây dựng kế hoạch quảng cáo thông qua một số phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, trên mạng... 3.2.4. Đảm bảo tính cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn Trên cơ sở yêu cầu sử dụng vốn, Ngân hàng xác định qui mô, cơ cấu nguồn vốn cho phù hợp, đảm bảo tính cân đối giữ huy động nguồn và sử dụng nguồn Công tác huy động vốn là hết sức quan trọng với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, sản phẩm của nó là tiền đề cho công tác sử dụng vốn. Theo định hướng phát triển công tác sử dụng vốn như trên, hoạt động huy động vốn cũng cần có sự điều chỉnh thích hợp. Cụ thể là: Ngân hàng phải coi trọng nguồn vốn sao cho có hiệu qủa, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội đề ra, chính sách huy động vốn phải phù hợp với khả năng phát triển của nền kinh tế, với tập quán tiêu dùng và tiết kiệm của nhân dân địa phương. -Trong quá trình huy động vốn, cần chú ý tăng cường huy động vốn vốn trung- dài hạn cho đầu tư phát triển, đó là một đòi hỏi rất lớn trong quá trình CNH-HĐH. Ngân hàng cần nghiên cứu và chuẩn bị cho ra đời các loại kỳ phiếu, trái phiếu có kỳ hạn dài khác nhau từ 1năm đến 5 năm, với mệnh giá từ 500.000 đồng, 1 triệu đồng, 20 triệu đồng, 30 triệu đồng... có thể trả lãi trước ở năm đầu và có khả năng chuyển nhượng dễ dàng. -Ngân hàng nên gắn việc huy động tiền gửi với việc cho vay nhu cầu sản xuất tiêu dùng. Ai gửi nhiều tiền dài hạn thì cũng được vay dài hạn để xây dựng, mua sắm nhà ở... -Ngân hàng có thể tăng tiện ích trong lĩnh vực thanh toán, mở rộng khối lượng tài khoản cá nhân góp phần giảm lượng tiền mặt trong lưu thông, thúc đẩy thanh toán qua Ngân hàng. -Từng bước nâng cao tỷ trọng của nguồn tự huy động trong tổng nguồn vốn, trong đó tập trung huy động vốn của các tổ chức kinh tế và dân cư. Ngân hàng có thể áp dụng hình thức tiết kiệm có lãi kèm theo quay số mở thưởng định kỳ. Biện pháp tâm lý này sẽ kích thích dân cư gửi tiền vì mong muốn có thưởng. -Đa dạng hoá nguồn vốn thông qua việc đưa ra nhiều hình thức huy động và qua nhiều kênh khác nhau. Đi đôi với giải pháp tạo vốn trực tiếp, còn có những giải pháp khác liên quan đến kỹ thuật nghiệp vụ của bản thân Ngân hàng để mở rộng nguồn vốn đáp ứng cho nhu cầu thị trường. Đó là tăng tốc độ luân chuyển vốn và thực hiện tốt công tác thu nợ, tránh để tình trạng nợ quá hạn kéo dài. -Ngoài ra, Ngân hàng cũng cần chú trọng tới việc thực hiện chính sách khách hàng trên cơ sở đa dạng hoá khách hàng, củng cố khách hàng truyền thống, mở rộng có chọn lọc khách hàng mới, đổi mới phong cách phục vụ của cán bộ nhân viên Ngân hàng. -Ngân hàng cần thường xuyên nắm thông tin kịp thời về hình thức huy động, lãi suất huy động của các tổ chức tín dụng khác cũng như mức trần lãi suất của Ngân hàng Nhà nước để đưa ra được các mức lãi suất linh hoạt, cạnh tranh. Các giải pháp này tuy không phải là những giải pháp trực tiếp song nó lại có tác động khá lớn đến khả năng huy động vốn của Ngân hàng. Vì thế, Ngân hàng cần phải chú ý thực hiện. 3.2.5. Về công tác tổ chức và cán bộ. Ngân hàng cần đánh giá đúng mặt mạnh, mặt yếu của tong cán bộ. Trên cơ sở đó bố trí đúng người đúng việc, phát huy tối đa năng lực của tong cán bộ. Công tác quản trị điều hành cần được coi là khâu then chốt trong thành công của mọi hoạt động. Vì vậy cần bảo đảm quảm trị điều hành năng động, nhanh nhạy, kiên quyết trên cơ sở bám sát chiến lược của ngành. Hàng năm ngân hàng cần tổ choc hội thi cán bộ tín dụng, cán bộ kế toán ngân quỹ, cán bộ phòng giao dịch toàn thành phố nhằm đánh giá thực trạng trình độ chuyên môn và chất lượng cán bộ từ đó có kế hoạch sắp xếp luân chuyển cán bộ phù hợp với năng lực, sở trường nhằm khai thác tối đa khả năng trình độ của cán bộ. 3.2.6. Các giải pháp khác.  Bám sát, triển khai mục tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2002 do Giám đốc đề ra nguồn vốn đạt 13.301 tỷ đồng năm 2006. Thông qua đó, triển khai huy động vốn ở các ngân hàng Quận cũng như tại Trung tâm , giữ ổn định các khách hàng và nguồn tiền gửi tại Trung tâm, tiếp cận thêm một số khách hàng mới.  Về điều hoà kinh doanh nguồn vốn: hàng ngày tổng hợp kịp thời tình hình biến động của nguồn vốn kinh doanh nội tệ để tham mưu cho Ban giám đốc chỉ đạo kinh doanh, đảm bảo khả năng thanh toáncho khách hàng, truyền điện kịp thời về trung ương và Ngân hàng Nhà nước theo chế độ quy định.  Nắm chắc tình hình lãi suất huy động vốn của các Tổ chức tín dụng để đề xuất lãi suất thực hiện giúp NHNo&PTNT Hà Nội kịp thời phối hợp với các ngân hàng Quận xử lý nhanh, kịp thời, có hiệu quả lãi suất để thu hút vốn kịp thời.  Nghiên cứu đề xuất các hùnh thức huy động vốn, phương thức trả lãi nhằm giảm thấp dự chi lãi suất.  Phối hợp với các phòng liên quan như kế toán, hành chính nghiên cứi cải tiến giao dịch tiết kiệm, kỳ phiếu với dân cư và các hình thức tuyên truyền quảng cáo 3.3. Kiến nghị - Với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước: Đề nghị kịp thời sửa đổi bổ sung Nghị định 178/1999/NĐ-CP và Nghi định 85/2003/NĐ-CP về đảm bảo tiền vay phù hợp với Luật đất đai năm 2003 và Bộ Luật dân sự năm 2005. - Với NHNo&PTNT Việt Nam: Để tạo diều kiện thuận lợi cho NHNo Hà Nội có thể vươn lên trong cơ chế cạnh tranh trên địa bàn Hà Nội cũng như vượt qua những khó khăn trước mắt đề nghị NHNo&PTNT Việt Nam: + Xem xét miễn giảm lãi kịp thời cho một số đơn vị cam kết trả hết nợ gốc và một phần lãi đặc biệt là những khoản nợ đã xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro, xiết nợ, khoanh nợ… + Ngoài việc tự đào tạo các mặt nghiệp vụ tại Trung tâm đào tạo cho phép Chi nhánh được cử cán bộ đi đào tạo ở nước ngoài, thuê giáo viên trường ĐH KTQD, HV Ngân hàng để đào tạo cán bộ nghiệp vụ tín dụng, them định dự án, phân tích tài chính doanh nghiệp, marketing.. + Ngoài việc thông tin những việc xảy ra trong hệ thống, NHNo & PTNT Việt Nam cần cung cấp thông tin kịp thời các mặt nghiệp vụ liên quan ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. + Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam tạo điều kiện cho NHNo&PTNT Hà Nội có trụ sở mới góp phần nâng cao vị thế của NHNo&PTNT Hà Nội trong quá trình hội nhập và đủ điều kiệnphục vụ khách hàng trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, đáp ứng kịp với xu thế phát triển của Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung trong kế hoạch 5 năm 2006-2010 + Tăng cường cơ sở vật chất nhằm hiện đại hoá ngân hàng chuẩn bị cho bước hội nhập hệ thống ngân hàng trong khu vực và thế giới. Kết luận Là một sinh viên thực tập, thời gian qua em đã có điều kiện và thời gian tìm hiểu, chứng kiến sự đổi mới nhanh chóng trong cơ chế hoạt động của Ngân hàng. Mặc dù kiến thức bản thân còn hạn chế, nhưng em nhận thức rằng công tác huy động vốn là một hoạt động quan trọng và cần thiết. Nếu thực hiện tốt công tác này sẽ tạo điều kiện đẩy mạnh hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Mục lục Lời nói đầu………………………………………………………………….1 Chương I: Hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại ......................... 4 1.1. Hoạt động của Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường. ......... 4 1.1.1. Khái quát về NHTM .................................................................................. 4 1.1.2. Các nghiệp vụ cơ bản của NHTM. ............................................................. 7 1.1.3. Vai trò của NHTM đối với sự phát triển của nền kinh tế. ......................... 11 1.2. Hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại. ............................... 13 1.2.1. Khái niệm về vốn của ngân hàng thương mại. ......................................... 14 1.2.2. Phân loại nguồn vốn của ngân hàng thương mại. ..................................... 14 1.2.3. Sự cần thiết phải tăng cường công tác huy động vốn của NHTM. ............ 19 1.3. Các hình thức huy động vốn chủ yếu của NHTM trong nền kinh tế thị trường21 1.3.1 Nếu căn cứ theo thời gian huy động. ........................................................ 22 1.3.2. Nếu căn cứ vào đối tượng huy động ........................................................ 22 1.3.3. Căn cứ vào công cụ huy động .................................................................. 23 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của NHTM .............. 28 1.4.1.Môi trường kinh doanh. ............................................................................ 28 1.4.2. Các nhân tố thuộc về bản thân ngân hàng ................................................ 31 Chương II: Thực trạng công tác huy động vốn tại NHNo & PTNT hà nội ......... 35 2.1. Sơ lược về Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Hà Nội ...... 35 2.1.1. Sự hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của Chi nhánh NHNo & PTNT Hà Nội .................................................................................................................. 35 2.1.2. Các hoạt động chính của NHNo & PTNT Hà Nội ................................... 46 2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Hà Nội ............... 47 2.2.1. Thực trạng kinh tế năm 2005 trên địa bàn Hà Nội. .................................. 47 2.2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Hà Nội. ............... 48 2.2.3. Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Hà Nội………………………………………………………………………54 2.3. Thực trạng công tác huy động vốn tại NHNo & PTNT Hà Nội. ............. 65 2.3.1. Kết quả công tác huy động vốn giai đoạn 2003-2005............................... 65 2.3.2. Màng lưới huy động vốn. ........................................................................ 68 2.3.3. Các hình thức huy động vốn tại NHNo&PTNT Hà Nội. .......................... 68 2.4. Đánh giá về công tác huy động vốn tại NHNo&PTNT Hà Nội trong giai đoạn 2003-2005. .................................................................................................... 75 2.4.1 Những kết quả đạt được. .......................................................................... 75 2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân. .......................................................................... 76 Chương III: Giải pháp và tăng cường huy động vốn tại NHNo&PTNT Hà Nội. 79 3.1. Định hướng phát triển hoạt động huy động vốn của NHNo & PTNT Hà Nội. 79 3.1.1. Một số thuận lợi và khó khăn. ................................................................. 79 3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Hà Nội trong năm 2006. .................................................................................................. 70 3.1.3. Kế hoạch huy động vốn 2002. ................................................................. 81 3.2. Giải pháp tăng cường công tác huy động vốn tại NHNo &PTNT Hà Nội. ..... 84 3.2.1. Mở rộng màng lưới kinh doanh. .............................................................. 85 3.2.2. Đa dạng hoá các hình thức huy động và đối tượng khách hàng. ............... 85 3.2.3. Nâng cao uy tín của NHNo&PTNT Hà Nội trên thị trường. .................... 88 3.2.4. Đảm bảo tính cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn ............................. 88 3.2.5. Về công tác tổ chức và cán bộ. ................................................................ 90 3.2.6. Các giải pháp khác. ................................................................................. 90 3.3. Kiến nghị ............................................................................................... 91 Kết luận ............................................................................................................ 92

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN- Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội.pdf
Luận văn liên quan