Việc tăng cường quản lý nhà nước đối với cán bộ , công chức của tỉnh
U-Đôm Xay nước CHDCND Lào giai đoàn hiện nay đăc biệt quan trọng , vì
tỉnh U-Đôm Xay là cấp chính quyền đị a phương trực tiếp tổ chức thực hiện
chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và các văn bản của nhà nước là
cầu nối giữa tỉnh với TW , giữa tỉnh với cấp huyện. Trong đó việc quản lý cán
bộ, công chức cấp tỉnh là q uan trọng nhất , quản lý cán bô , công chức cấp
huyện thông qua cấp tỉnh phản ánh lên cấp TW để giải quyết các vấn đề nảy
sinh trong thực tiễn hoặc các vấn đề không còn phù hợp trình lên cấp trên
nghiên cứu điều chỉnh , bổ sung để kịp thời , phù hợp với đòi hỏi khách quan
của thực tiễn. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ , công
chức lãnh đạo , quản lý cấp tỉnh trong thực hiện công tác quản lý cán bộ, công
chức thành công hay thật bại là do đội ngũ cán bộ, công chức.
Với chức năng lãnh đạo , quản lý của nhà nước trên mọi lĩnh vực của
đời sống kinh tế – xã hội, văn hóa, an ninh, quốc phòng, chính quyền cấp tỉnh
đảm bảo cho pháp luật được tôn trọng và thực hiện đẩy đủ , phát huy dân chủ
tập thể của nhân dân lao động , đảm bảo quyền và nghĩa vụ của công dân ,
đồng thời tạo điều kiện đảm bảo cho nhân dân ổn định đời sống vật chất và
tinh thần trong phạm vi địa phương mình.
Bộ máy chính quyền cấp tỉnh là cơ sở của nền hành chính để thực hiện
quản lý cán bộ , công chức cấp địa phương , đáp ứng với nhu cầu khách quan
trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc và phát triển tỉnh U-Đôm Xay về
mọi mặt. Thời gian qua Đảng, nhà nước và tỉnh Ủy đã ban hành nhiều các quy
chế, quy định, cải cách, sửa đổi, bổ sung để thực hiện quản lý đội ngũ cán bộ ,
công chức.
Việc đào tạo, bồi dương cán bộ , công chức đã được nhà nước đã chú
trọng quan tâm để có được người cán bộ, công chức có tài lãnh đạo và quản lýtốt có hiệu quả , nhà nước đã lựa chọn cán bộ , công chức xuất sắc , giỏi làm
việc tích cực để nâng cao trình độ chuyên môn và lý luận chính trị trong nước
và nước ngoài từ cấp cơ sở đến cấp tiễn sĩ, hiện nay, cán bộ, công chức của
tỉnh U-Đôm xay nhìn th eo thông kê đa số là cán bô , công chức có trình độ
chuyên môn và trẻ.
111 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 554 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tăng cường quản lý nhà nước đối với cán bộ, công chức ở tỉnh U-đôm Xay nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n nếu hết hạn nộp đơn mà chỉ có một người đăng ký làm
việc vào vị trí cần người. Việc tuyển chủ yếu là kiểm tra bằng văn bằng,
chứng chỉ, phỏng vấn để xác minh kiến thức trên thực tế của ứng viên đó.
+ Người trúng tuyển phải qua chế độ tập sự trước khi quyết định dụng.
Trong quá trình tập sự sẽ có thời gian để người mới tuyển học những chuẩn
mực giá trị văn hóa cơ quan, làm quen với môi trường làm việc, công việc
Ngược lại người quản lý cũng đánh giá được những gì mà họ kỳ vọng ở người
mới tuyển.
+ Để có sự thống nhất và thực hiện nghiêm túc, cần xây dựng và ban hành
quy chế tuyển dụng cụ thể để làm cơ sở cho việc tuyển dụng đạt chất lượng.
3.2.1.4. Kiên quyết xử lý số cán bộ, công chức không đủ kiến thức
chuyên môn
Đây là việc làm cần thiết để chấn chỉnh đội ngũ cán bộ, công chức trong
Tỉnh và là vấn đề có thể xử lý được, với những giải pháp khả thi. Cụ thể là:
Xác định văn bằng, chứng chỉ mà cán bộ, công chức còn thiều cần học
tập bổ sung.
Xác định thời gian cụ thể phải hoàn thành đẩy đủ các yêu cầu về kiến
thức như đã nêu. Nếu hết thời hạn đó, người cán bộ, công chức không hoàn
thành mà không có lý do chính đáng để gia hạn, tùy từng trường hợp cụ thể sẽ
xem xét bố trí công tác khác hoặc bị sa thải, không để giữ các chức danh
chuyên môn nữa.
Với tinh thần bản thân người cán bô, công chức chủ động tự liên hệ các
cơ sở đào tạo để học tập đáp ứng yêu cầu này.
Tỉnh ủy, Chính quyền Tỉnh và các Sở, ngành liên quantiến hành hỗ trợ
tối đa để tạo thuận lợi nhất cho người cán bộ, công chức cần đi học như: mở
một số lớp có điều kiện, hỗ trợ kinh phí, miễn trừ một số công việc trong khi
đi học nhưng vẫn hưởng nguyên lương.
Các sở, ban, ngành cần rà soát lại văn bằng hoặc chứng chỉ của các cán
bộ, công chức, lập danh sách những người không có văn bằng, chứng chỉ đủ
mức quy định, có phân loại theo tuổi tác, danh sách người cần phải học, danh
sách người xin cho miễn và lý do, trình lên cấp trên có thẩm quyền.
3.2.1.5. Đổi mới căn bản việc đánh giá đội ngũ cán bộ, công chức
Đánh giá cán bộ, công chức là một nội dung quan trọng trong quản lý
nhà nước đối với đội ngũ cán bộ, công chức. Bên cạnh đó, đánh giá cán bộ,
công chức là khâu mở đầu, có hưởng đến các khâu khác của công tác cán bộ,
công chức, là thẩm quyền và trách nhiệm của tập thể và người đứng đầu tổ
chức, nhằm xem xét phẩm chất, năng lực và hiệu quả công tác của cán bộ,
công chức, làm căn cứ cho việc tuyển chọn, quy hoạch, đào tạo, điều động,
luân chuyển, bố trí, sử dụng công chức.Nếu không có đánh giá, khó có thể xác
định được kế hoạch và quy hoạch phát triển nguồn nhân lực.
Đánh giá, bố trí, sử dụng và quản lý đội ngũ cán bộ, công chức là những
việc có tính quyết định tới chất lượng thực thi công vụ do Đảng, Nhà nước và
nhân dân giao phó. Nhận xét, đánh giá đúng về phẩm chất chính trị, đạo đức,
lối sống, năng lực công tác, khả năng phát triển của cán bộ, công chức sẽ tạo
điều kiện quản lý cán bộ, công chức tốt hơn trong bộ máy hành chính nhà
nước các cấp trong Tỉnh.
Đánh giá cán bộ, công chức bao gồm nhiều nội dung, có một số nội dung
chủ yếu như: đánh giá hiệu quả làm việc của cán bộ, công chức trong bộ máy
hành chính; đánh giá năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ; đánh giá
tiềm năng của cán bộ, công chức; đánh giá động cơ của cán bộ, công chức.
Để hoàn thiện công tác đánh giá cán bộ, công chức ở tỉnh U Đôm Xay
cần chú ý các vấn đề sau:
Một là, phải làm cho người cán bộ, công chức nhận thức được ý nghĩa
của đánh giá hoạt động công tác đối với chính họ. Kết quả đánh giá có ý
nghĩa quan trọng đến phát triển con đường chức nghiệp; đến đào tạo, bồi
dưỡng và nhiều vấn đề khác thuộc về cá nhân; kết quả đánh giá cũng ảnh
hưởng rất lớn đến phát triển của chính quyền cấp tỉnh hiện nay.
Hai là, đổi mới quan điểm đánh giá cán bộ, công chức, tránh hình thức
chỉ căn cứ vào tuổi tác, bằng cấp; không hẹp hòi định kiến về lý lịch gia đình
và thành phần xuất thân của mỗi cán bộ, công chức. Phải lấy kết quả thực
hiện nhiệm vụ được giao của từng cán bộ, công chức làm căn cứ nhận xét,
đánh giá năng lực. Có như vậy mới khắc phục được tình trạng cảm tính
“thích” hoặc “không thích” của một số cá nhân có thẩm quyền đánh giá, nhận
xét cán bộ, công chức.
Ba là, việc đánh giá cán bộ, công chức phải được tiến hành theo định kỳ
và tuân theo quy chế đánh giá cán bộ, công chức. Việc đánh giá phải làm rõ
khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu về phẩm chất chính trị, lối sống, năng lực và
hiệu quả công tác, chiều hướng phát triển của cán bộ, công chức. Việc đánh
giá cán bộ, công chức phải đảm bảo tính khách quan toàn diện, lịch sử, cụ thể
và đúng quy trình. Cần phát huy dân chủ ở cơ sở, cơ chế tạo điều kiện cho
nhân dân địa phương nhận xét, đánh giá cán bộ, công chức. Việc đánh giá này
có thể tiến hành theo định kỳ, cuối năm có tổng kết rút kinh nghiệm.
Bốn là, cần tạo cho cán bộ, công chức tin tưởng ở sự công bằng, vô tư,
khách quan, khoa học trong đánh giá hoạt động của họ. Để làm được điều này
cần nghiên cứu nhiều hình thức kết hợp.
Năm là, mở rộng hình thức dân chủ trong đánh giá. Mở rộng sự tham gia
của nhiều người trong quá trình đánh giá hoạt động. Tránh sự độc quyền của
một số người trong đánh giá hoạt động của các cán bộ, công chức.
Sáu là, phát triển và mở rộng hình thức tự đánh giá của cán bộ, công
chức. Không chỉ đánh giá hàng năm mà đánh giá từng công việc.
3.2.1.6. Chủ động tạo nguồn đội ngũ cán bộ, công chức
Tạo nguồn đội ngũ cán bộ, công chức là một nhiệm vụ quan trọng của
công tác tổ chức cán bộ; là yêu cầu tất yếu bởi lẽ theo quy luật khách quan,
lớp lớp cán bộ, công chức trưởng thành phát triển giữ những trọng trách cao
hơn, lớp lớp cán bộ, công chức hết độ tuổi lao động phải được nghỉ ngơi thì
việc bổ sung thay thế là lẽ đương nhiên. Mặt khác, do sự phát triển kinh tế -
xã hội đòi hỏi một lực lượng cán bộ, công chức mạnh hơn cả về số lượng và
chất lượng.
Tạo nguồn cán bộ, công chức dựa trên các yêu cầu sau: một là, chức
năng, nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị; thực hiện chủ trương phân cấp quản
lý cho chính quyền các địa phương trong toàn Tỉnh. Hai là, trên cơ sở đánh
giá thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức hiện có trong toàn Tỉnh để có định
hướng tạo nguồn bổ sung. Ba là, công tác quy hoạch cán bộ nhằm tạo nguồn
bổ sung thay thế cán bộ lãnh đạo quản lý.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng nhân
dân cách mạng Lào (khóa VIII) đã đề ra yêu cầu: đảng bộ, chi bộ và cấp ủy
đảng chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức bao gồm nhiều thế hệ bổ
sung, kế tiếp nhau thông qua việc rèn luyện đội ngũ đảng viên, đồng thời phát
hiện và bồi dưỡng những người có tài, có đức trong nhân dân để đảm đương
các vị trí công tác trong hệ thống chính trị.
Để thực hiện tốt công tác tạo nguồn cán bộ, công chức ở tỉnh U Đôm
Xay cần thực hiện tốt công tác quy hoạch, chế độ đào tạo tạo nguồn cán bộ,
công chức nhằm bố trí sử dụng nhằm đáp ứng yêu cầu của từng vị trí công
việc, tránh hụt hẫng cán bộ, công chức và bố trí công chức không phù hợp
chuyên môn nghiệp vụ như hiện nay. Tạo nguồn cán bộ, công chức dồi dào,
đủ tiêu chuẩn để kịp thời đáp ứng yêu cầu, chú ý đội ngũ cán bộ, công chức
trẻ theo hướng quy hoạch lâu dài, tạo điều kiện cho họ được tham dự các lớp
nâng cao hơn.
Để đáp ứng yêu cầu trẻ hóa đội ngũ cán bộ, công chức và nhu cầu tuyển
dụng cán bộ, công chức toàn Tỉnh trong thời gian tới đảm bảo các yêu cầu
tiêu chuẩn theo quy định, cần thực hiện chủ trương tạo nguồn cán bộ, công
chức từ học sinh, sinh viên tốt nghiệp các trường trung cấp trở lên, thanh niên
trưởng thành qua phong trào quần chúng ở các địa phương trong Tỉnh theo
hướng sau:
Tổ chức thông báo công khai, rộng rãi để tuyển chọn sinh viên, thanh
niên ưu tú vào học các lớp chuyên môn nghiệp vụ do Tỉnh phối hợp với các
trường đại học, trung học chuyên nghiệp tổ chức tại tỉnh hoặc liên tỉnh, chú ý
các ngành phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Về kinh phí đào tạo do ngân sách Tỉnh hỗ trợ toàn bộ theo cơ chế hợp
đồng, học sinh, sinh viên sau khi được đào tạo về phục vụ công tác tại các cơ
quan, ban ngành của Tỉnh trong thời gian nhất định, đồng thời ràng buộc trách
nhiệm bồi thường kinh phí đào tạo khi không nhận nhiệm vụ sau đào tạo.
Có chế độ học bổng cho học sinh theo học đồng thời bố trí chỗ ở cho học
sinh không phải đóng tiền. Chương trình đào tạo kết hợp vừa học tập chuyên
môn nghiệp vụ, vừa bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước (do trường chính
trị tỉnh phối hợp thực hiện đồng thời trong thời gian học) giúp học sinh sau
khi tốt nghiệp có thể tiếp cận ngay với công việc được giao.
Đối với học sinh, sinh viên của Tỉnh đang theo học tại các trường đại
học, trung học chuyên nghiệp cần có kế hoạch rà soát xét điều kiện tiêu chuẩn
chính trị, nơi cư trú để tiếp cận, có chính sách trợ cấp, bổ trợ kiến thức trong
thời gian theo học và chính sách thu hút về làm việc ở Tỉnh ngay sau khi tốt
nghiệp ra trường. Đối với học sinh đang học trường trung học nội trú của
Tỉnh, cần định hướng cho các em đăng ký đào tạo những chuyên ngành mà
chính quyền Tỉnh hiện nay đang có nhu cầu, đảm bảo phù hợp với khả năng,
sở trường nhằm đáp ứng ngay nhu cầu cán bộ, công chức người dân tộc của
Tỉnh. Các đối tượng này sau khi trở về các đơn vị công tác, phải chú ý bồi
dưỡng kỹ năng và thái độ ứng xử nhằm tạo uy tín trước cộng đồng dân cư.
3.2.1.7. Xây dựng và ban hành quy chế công vụ và thanh tra, kiểm tra
thực hiện công vụ đối với đội ngũ cán bộ, công chức toàn tỉnh
Thực hiện chương trình cải cách hành chính của Tỉnh đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030, việc xây dựng các quy chế liên quan đến cải cách hành
chín như: quy chế công vụ; quy chế quản lý cán bộ, công chức có ý nghĩa hết
sức quan trọng trong xây dựng và củng cố chính quyền vững mạnh. Việc xây
dựng quy chế công vụ cần chú ý đến các chế độ khen thưởng đối với cán bộ,
công chức gương mẫu, cống hiến; có các biện pháp chế tài, kỷ luật đối với các
hành vi sai phạm.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy chế công
chức và chế độ công vụ. Đề cao trách nhiệm của cán bộ, công chức trong thực
thi công vụ và phục vụ nhân dân. Coi trọng trau dồi đạo đức phẩm chất, ý
thức trách nhiệm gắn với việc thắt chặt kỷ luật hành chính, nâng cao năng lực
chuyên môn, thực hiện khen thưởng và xử phạt công minh.
3.2.1.8. Quan tâm chế độ chính sách và điều kiện làm việc của cán bộ,
công chức
Chế độ chính sách đãi ngộ của đảng và nhà nước Lào đối với cán bộ,
công chức trong những năm qua đã bước đầu tạo được niềm tin, lòng hăng
say công tác của đội ngũ cán bộ, công chức, góp phần thực hiện tốt đường lối
chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Tuy nhiên, các chính sách đãi
ngộ thực tế vẫn còn những điểm hạn chế, ví dụ những bất cập về mức hưởng
thụ giữa cán bộ, công chức ban đảng, đoàn thể với cán bộ, công chức trong
các cơ quan quản lý kinh doanh, cán bộ, công chức quản lý nhà nước đã được
nêu nhiều nhưng chậm sửa chữa.
Chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức chi phối mạnh mẽ việc
hình thành và phát huy tiềm năng của cán bộ, công chức. Trong điều kiện cơ
chế thị trường, cơ chế quản lý mới càng đòi hỏi phải có chính sách đãi ngộ
thỏa đáng với những cán bộ, công chức, quan tâm chăm sóc cán bộ, công
chức có công với cách mạng, công chức khi về hưu
Thực tế cho thấy chính sách đãi ngộ không công bằng là một trong
những nguyên nhân chủ yếu làm hạn chế lòng nhiệt tình, sức cống hiến và sự
đoàn kết của đội ngũ cán bộ, công chức các cấp nói chung và cán bộ, công
chức cấp tỉnh nói riêng. Cải thiện trong chế độ chính sách với cán bộ, công
chức ở tỉnh U Đôm Xay cần hướng tới những nội dung cụ thể như:
+ Chính sách thu hút sinh viên tốt nghiệp các trường đại học về công tác
tại các đơn vị: cần quan tâm có chính sách trợ cấp sinh hoạt hàng tháng trong
những năm đầu nhận nhiệm vụ, tạo điều kiện ổn định chỗ ở.
+ Thực hiện tốt chính sách nâng lương trước thời hạn, thưởng bậc lương
cho những cán bộ, công chức có thành tích xuất sắc trong thực thi nhiệm vụ,
công vụ, góp phần tạo động lực làm việc và không khí thi đua cạnh tranh lành
mạnh trong đội ngũ cán bộ, công chức.
+ Tiến tới cải cách chế độ tiền lương theo hướng dựa trên năng lực, mức
độ hoàn thành và kết quả công việc. Về lâu dài, cần điều chỉnh mức lương gắn
kết với từng vị trí công tác, năng lực cống hiến thực tế, đặc biệt phải căn cứ
vào những đánh giá của người dân trong giải quyết công việc thực tế.
+ Có chính sách khuyến khích nghỉ hưu trước tuổi hoặc chính sách hỗ trợ
kinh phí đối với những cán bộ, công chức không cập nhật chuẩn về chuyên
môn cộng với không còn trong độ tuổi đưa đi đào tạo để lựa chọn thay thế
những cán bộ, công chức trẻ, có trình độ, có năng lực, phẩm chất bổ sung vào
đội ngũ cán bộ, công chức của Tỉnh.
Bên cạnh việc điều chỉnh cơ chế chính sách thì cải thiện điều kiện và
môi trường làm việc cho đội ngũ cán bộ, công chức cũng có ý nghĩa hết sức
quan trọng. Thứ nhất là góp phần tăng hiệu quả hoạt động của công sở thông
qua việc tăng năng suất lao động của cán bộ, công chức. Thứ hai là đảm bảo
sức khỏe vật thể cũng như sự sảng khoái về tinh thần của cán bộ, công chức,
góp phần giảm áp lực căng thẳng, bệnh nghề nghiệp, nâng cao văn hóa công
sở, làm cho cán bộ, công chức gắn bó, yêu thích công việc và nơi làm việc
hơn. Thứ ba là thông qua những điều kiện, phương tiện làm việc hiện đại, cán
bộ, công chức được mở mang thêm tầm quản lý qua việc tiếp cận với thông
tin hiện đại, tri thức mới, tiếp thu thành tựu khoa học công nghệ.
Để cải thiện điều kiện và phương tiện làm việc, cần tạo điều kiện cho
các sở, ban, ngành chủ động về ngân sách, mở rộng các khoản thu, bảo đảm
cho những cơ quan, đơn vị, ban đảng, đoàn thể có thể tự cân đối được chi
thường xuyên. Thực hiện quy chế định kỳ kiểm tra, kiểm toán, công khai
thu, chi ngân sách cho nhân dân biết.
Có kế hoạch hoàn thành việc đầu tư nâng cấp trụ sở làm việc phục vụ
chung cho các cơ quan trong hệ thống chính trị toàn Tỉnh. Trang bị các
phương tiện làm việc cần thiết và từng bước hiện đại hóa theo yêu cầu tin học
hóa hệ thống quản lý hành chính nhà nước. Bảo đảm tốt hệ thống trang thiết
bị phục vụ công tác thông tin, thực hiện nội mạng nhằm nâng cao hiệu quả
quản lý.
3.2.1.9. Tăng cường sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, kiện toàn tổ chức và nâng
cao năng lực những người làm công tác tổ chức, cán bộ
Trong giai đoạn mới, sự lãnh đạo của tỉnh ủy U Đôm Xay cần tập trung
vào một số điểm cơ bản sau đây:
+ Thống nhất tổ chức bộ máy, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ các cơ
quan làm công tác tổ chức, cán bộ ở các cấp trong Tỉnh. Sự phối hợp giữa ban
tổ chức Tỉnh và chính quyền phải nhịp nhàng, đồng bộ hơn. Ban tổ chức Tỉnh
cần làm tốt vai trò tham mưu cho ban thường vụ Tỉnh ủy để thực hiện đúng
nguyên tắc: đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán
bộ, công chức.
+ Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học ở ban tổ chức Tỉnh ủy và các
huyện ủy, gắn nghiên cứu lý luận với tổng kết thực tiễn, từ đó tìm ra các
căn cứ, cơ sở giải quyết những vấn đề bức xúc trong công tác cán bộ, công
chức. Trước mắt cần nghiên cứu một số vấn đề như: hiện trạng và giải pháp
để xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức tương lai; nghiên cứu mẫu hình
người cán bộ, công chức trong nền kinh tế thị trường; nghiên cứu tổ chức
bộ máy các sở, ban, ngành – thực trạng và giải pháp
+ Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng những người làm công tác tổ chức, cán
bộ, bởi lẽ tổ chức, cán bộ là một bộ môn khoa học về con người và xác định
công tác tổ chức, cán bộ là một nghề. Do đó, người làm công tác này phải
được đào tạo có hệ thống, phải trang bị cho họ một lượng kiến thức rộng và
sâu về nhiều lĩnh vực. Một trong những hình thức đào tạo, bồi dưỡng hữu ích
là đưa cán bộ vào hoạt động thực tiễn, tổ chức cho cán bộ đi tham quan, học
tập rút kinh nghiệm ở các đơn vị khác.
+ Kiên quyết thay thế những cán bộ không đủ tiêu chuẩn về phẩm chất
đạo đức, năng lực làm công tác tổ chức, cán bộ, những người có dư luận về
tính trung thực, không khách quan, tăng cường thêm những cán bộ có đủ
tiêu chuẩn, phẩm chất và năng lực.
+ Ban thường vụ Tỉnh ủy cần xem xét đây là một công việc “gốc” của
Đảng bộ để nhanh chóng xây dựng đội ngũ những người làm công tác tổ
chức, cán bộ ngang tầm nhiệm vụ, xứng đáng là chỗ dựa, tham mưu đắc lực
cho Tỉnh ủy, để từ đó góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ở U Đôm
Xay có đủ sức, đủ tài, thực hiện tốt phát triển kinh tế U Đôm Xay và đảm bảo
chính quyền Tỉnh vững mạnh về mọi mặt.
3.2.2. Mối liên hệ giữa các giải pháp
Quản lý nhà nước đối với cán bộ, công chức trong giai đoạn hiện nay trở
thành vấn đề cấp bách đối với tất cả các tổ chức, vì con người là nhân tố quyết
định trong sự phát triển nói chung. Đối với chính quyền tỉnh U Đôm Xay,
nước CHDCND Lào nói riêng, hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức là
một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu để thúc đẩy sự phát triển kinh tế
- xã hội của địa phương. Trong thực tiễn cho thấy, năng lực của đội ngũ công
chức này vẫn còn nhiều vấn đề hạn chế, nhất là năng lực hiểu và áp dụng thực
hiện đúng pháp luật, dự báo các vấn đề kinh tế - xã hội, năng lực giải quyết
khiếu nại, tố cáo, nhưng chậm được khắc phục, thiếu chuyên gia và cũng
còn không ít người thiếu tâm huyết với nghề. Một bộ phận cán bộ, công chức
do tác động tiêu cực của kinh tế thị trường, đã có biểu hiện suy thoái về phẩm
chất, đạo đức, sống xa dân, quan liêu, hách dịch, cửa quyền, mất dân chủ,
tham nhũng, lãng phí, lợi dụng chức vụ làm trái các nguyên tắc quản lý, thậm
chí bớt xén, tham ô tiền của nhà nước gây tổn hại không nhỏ đến uy tín và
làm giảm sút lòng tin của nhân dân. Các giải pháp như nêu ở trên hy vọng
phần nào khắc phục được tình trạng đó và các giải pháp có mối quan hệ mật
thiết với nhau để tăng cường sự quản lý nhà nước đối với đội ngũ cán bộ,
công chức trong toàn Tỉnh, tạo nên một đội ngũ cán bộ, công chức mạnh về
chuyên môn nghiệp vụ, có tư cách đạo đức tốt và được quần chúng nhân dân
yêu mến.
Việc tăng cường quản lý nhà nước đối với cán bộ, công chức với công
tác đào tạo, bồi dưỡng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Cơ quan quản lý
như thế nào để người cán bộ, công chức phát huy được năng lực tốt thì không
thể một sớm một chiều mà có được, mà phải trải qua quá trình huấn luyện,
học tập lâu dài, thường xuyên mới có thể đáp ứng được. Bên cạnh đó hàng
loạt các giải pháp như: đổi mới công tác tuyển dụng, đánh giá cán bộ, công
chức, hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực thi công vụ của cán
bộ, công chức đều nhằm mục đích nâng cao năng lực thực thi công vụ
của đội ngũ cán bộ, công chức, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới, đồng thời
thực hiện tốt các nghiệp vụ này sẽ đảm bảo xây dựng được đội ngũ cán bộ,
công chức của tỉnh U Đôm Xay đủ về số lượng, mạnh về chuyên môn
nghiệp vụ, hợp lý về cơ cấu chuyên môn, cơ cấu độ tuổi.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Cán bộ , công chức có vị trí vai trò quan trong nhất trong việc quyết
định mọi vấn đề thực thi công vụ quả n lý nhà nước , vì cán bộ , công chức là
người quyết định thành bại của hiệu quả quản lý . Trong điều kiện thời đ ại
hiện nay , Đảng và nhà nước Lào khẩn trương làm cho đội ngũ cá n bộ , công
chức có đạo đức tốt có kỹ năng và kinh nghiệm thực tế , có tinh thần trong
sáng, hy sinh vì Tổ quốc , vì nhân dân, có tinh thần quyết tâm vì đất nư ớc, có
cách thức và biện pháp sống, làm việc trong sạch và đúng theo pháp luật.
Quản lý đội ngũ cán bộ , công chức là phải quan tâm đến số lượng và
chất lượng chất đạo đức , cách sống và làm việc của cán bộ , công chức, trình
độ học vấn chính trị và chuyên môn, khả năng thực tế về chuyên môn quản lý,
điều hành , chất lượng của công việc , khả năng có thể thay đổi kiến thức và
biết nhanh với điều kiện hoàn cảnh mớ i. Công tác quản lý cán bộ, công chức
có y nghĩa đặc biệt quan trọng và thực hiện thường xuyên đối với tỉnh U -Đôm
Xay cũng đã thực hiện tương tự với các tỉnh khác trong cả nước . Muốn làm
được như vậy , phải nắm chặt số lượng , chất lượng, đặc điểm của đội ngũ cán
bộ, công chức từng cấp , nắm được tư tưởng chính trị , trình độ chuyên môn ,
khả năng thực tế , sự thay thế của cán bộ , công chức trong từng giai đoạn .
Nắm chặt sự cần thiết khả năng đáp ứng với cán bộ, công chức từng loại , để
chuẩn bị kế hoạch đào tạ o, bồi dưỡng, sắp xếp cán bộ , công chức vào đảm
nhiệm công việc cho phù hợp với thực tế .Có như vậy mới đưa tỉnh U -Đôm
Xay thoát khỏi tỉnh kém phát triển trong năm 2020 và có thu nhập trung bình
trong năm 2030.
KẾT LUẬN
Việc tăng cường quản lý nhà nước đối với cán bộ , công chức của tỉnh
U-Đôm Xay nước CHDCND Lào giai đoàn hiện nay đăc biệt quan trọng , vì
tỉnh U-Đôm Xay là cấp chính quyền đị a phương trực tiếp tổ chức thực hiện
chủ trương , đường lối , chính sách của Đảng và các văn bản của nhà nước là
cầu nối giữa tỉnh với TW , giữa tỉnh với cấp huyện . Trong đó việc quản lý cán
bộ, công chức cấp tỉnh là q uan trọng nhất , quản lý cán bô , công chức cấp
huyện thông qua cấp tỉnh phản ánh lên cấp TW để giải quyết các vấn đề nảy
sinh trong thực tiễn hoặc các vấn đề không còn phù hợp trình lên cấp trên
nghiên cứu điều chỉnh , bổ sung để kịp thời , phù hợp với đòi hỏi khách quan
của thực tiễn . Điều này cho thấy vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ , công
chức lãnh đạo , quản lý cấp tỉnh trong thực hiện công tác quản lý cán bộ, công
chức thành công hay thật bại là do đội ngũ cán bộ, công chức.
Với chức năng lãnh đạo , quản lý của nhà nước trên mọi lĩnh vực của
đời sống kinh tế – xã hội, văn hóa, an ninh, quốc phòng, chính quyền cấp tỉnh
đảm bảo cho pháp luật được tôn trọng và thực hiện đẩy đủ , phát huy dân chủ
tập thể của nhân dân lao động , đảm bảo quyền và nghĩa vụ của công dân ,
đồng thời tạo điều kiện đảm bảo cho nhân dân ổn định đời sống vật chất và
tinh thần trong phạm vi địa phương mình.
Bộ máy chính quyền cấp tỉnh là cơ sở của nền hành chính để thực hiện
quản lý cán bộ , công chức cấp địa phương , đáp ứng với nhu cầu khách quan
trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc và phát triển tỉnh U-Đôm Xay về
mọi mặt. Thời gian qua Đảng, nhà nước và tỉnh Ủy đã ban hành nhiều các quy
chế, quy định, cải cách, sửa đổi, bổ sung để thực hiện quản lý đội ngũ cán bộ ,
công chức.
Việc đào tạo, bồi dương cán bộ , công chức đã được nhà nước đã chú
trọng quan tâm để có được người cán bộ, công chức có tài lãnh đạo và quản lý
tốt có hiệu quả , nhà nước đã lựa chọn cán bộ , công chức xuất sắc , giỏi làm
việc tích cực để nâng cao trình độ chuyên môn và lý luận chính trị trong nước
và nước ngoài từ cấp cơ sở đến cấp tiễn sĩ , hiện nay , cán bộ , công chức của
tỉnh U -Đôm xay nhìn th eo thông kê đa số là cán bô , công chức có trình độ
chuyên môn và trẻ.
Tỉnh U-Đôm Xay phát triển mạnh về kinh tế , trình độ học vấn là do
tỉnh ủy lãnh đạo , cán bộ , công chức quản lý tốt làm cho kinh tế bình quân
tăng cao so với các tỉnh miền Bắc.
Luật cán bộ , công chức của nước CHDCND Là o số 074/ QH ngày
18/12/2015,và Chủ tịch nước ban hành số 023/CTN, vào ngày 18/1/2016 sẽ là
công cụ cho cán bộ , công chức căn cứ tổ chức thực hiện có hiệu lực , hiệu quả
hơn trước đây và sẽ phù hợp với tình hình phát triển của đất nước.
Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ, công chức của tỉnh hiện nay cũng đang bộc
lộ nhiều mặt hạn chế , yếu kém nhất là trình độ chuyên môn , lý luận chính trị ,
trình độ ngoài ngữ , tin học , năng lực , kỹ năng , khả năng giao tiếp , phương
pháp công tác ,sự sáng tạo linh hoạt của bản thân , tự học hỏi , tự kiểm tra , thể
hiện trong đánh giá không đặt được kết quả theo tiêu chuẩn , một số cán bộ ,
công chức chưa áp dụng khoa học vào công tác , không tự nghiên cứu công
việc mà là chờ việc hết giờ thì về.
Trong thực trạng trên có thể nhìn thấy nhiều nguyên nhân chủ quan
và khách quan khác nhau, cả về nhận thức, quan điểm, tổ chức thực hiện cũng
như cơ chế chính sách chưa phù hợp với yên tâm ổn định đời sống của cán bộ,
công chức hiện nay.
Để tiếp tục hoàn thiện ổn định đời sống của đội ngũ cán bộ , công
chức, cần phải áp dụng một hệ thống các chủ trương , giải pháp đồng bộ tích
cực, mạnh mẽ và phù hợp với đặc điểm của từng khu vực , vùng miền khác
nhau vì thực tế đã chứng tỏ rằng không thể có một giải pháp chung chung cho
một đối tượng , mọi trường hợp cụ thể . Điều quan trọng là phải t iếp tục tăng
cường nhận thức, tạo sự thống nhất về quan điểm của Đảng và nhà nước , các
cấp, các ngành, phải quyết tâm thực hiện các chủ trương giải pháp tăng cường
quản lý nhà nước đối với cán bộ , công chức của tỉnh U-Đôm Xay, để đáp ứng
với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước trong giai đoạn hiện nay.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Bên Việt Nam
1. Nguyễn Thị Huệ - Sở Nội vụ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, dữ liệu trên
mạng năm 2015.
2. Hà Quang Ngọc (2000) góp phần xây xựng và phát triển đội ngũ cán
bộ,công chức nhà nước hiện nay, NXB chính trị quốc gia HN.
3. Lê Văn Lý 2002, lịch sử nghiên cứu cán bộ, công tác cán bộ.
4. TS.Thang Văn Phúc (2005) cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng đội
ngũ cánbộ công chức, NXB chính tri HN.
5.Trần Thị Hóa (2008), Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã,
phường, thị trấn trên địa bàn huyện Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sỹ Quản lý
hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia.
6.Tô Tử Hạ (2000), Công chức và vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ,
công chức hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
7.Luật cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 ngày 13/11/2008.
8. Nghị định số 24/2010/NĐ-CP, ngày 15/3/2010, tuyển dụng, sử dụng
vàquản lý công chức.
9. Nghị định 34/2011/NĐ-CP, ngày 17/5/2011, sử lý kỷ luật đối với
công chức.
10. Nghị định 56/2015/NĐ-CP ngày 01/06/2015, đánh giá và phân loại
cán bộ, công chức, viên chức.
11. Nghị Định số 150/2013/NĐ-CP ngày 01/11/2013,sửa đổi , bổ sung
một sốđiều của Nghị định 158/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007.
B. Bên Lào
12. SISOUVONG DEUNSI Luận văn thạc sĩ năm 2010, Tăng cường
quản lý nhà nước nhà nước về đào tạo cán bộ – công chức tại TỉnhSALAVAN
nước CHDCND Lào.
13. SIDAKHAM CHAMPA Luận văn thạc sĩ năm 2010, về các giải
quyết quản lýnhà nước nhằm xóa đói giảm nghèo và phát triển nông thôn ở
tỉnh U-Đômxay.
14. DAMLONGSOUK KHAMCHANH Luận văn thạc sĩn ăm 2010, về
tăngcường quản lý nhà nước đối vớ i cán bộ – công chức Tỉnh Cham P a Sắc
nướcCHDCND Lào.
15. XAYNHAXỎN PHÔKHAM Luận văn thạc sĩnăm 2004, về n âng
cao năng lực hoạt động quản lý nhà nước của đội ngũ công chức chính q uyền
thành phố viêng chăn nước CHDCND Lào.
16. PHOMMAHASAY SENGPHET Luận văn thạc sĩnăm 2010,quản
lýnhà nước về đào tạo , bồi dưỡng cán bộ hành chính ở Thành phố viêng
chănnước CHDCND Lào.
17. Bản hướng dẫn của Ban tổ chức Tr ung Ương Đảng số 359/BTTĐ,
ngày02 tháng 07 năm 2004 về “ thực hiện Quy định số 02/BCTĐ, ngày 14
tháng07 năm 2003”.
18. Bản hướng dẫn Văn phòng Chính phủ số 01/NBHC, ngày 22 tháng
09năm 2005, về “đánh giá , thực hiện công vụ của cán bộ – công chức
CHDCNDLào”.
19. Bản hướng dẫn của Ban tổ chức Trung Ương Đảng số 358/BTTĐ,
ngày02 tháng 07 năm 2003”.
20. Bản tổng kết số 232/BTWC, ngày 20/04/2016, “về đánh giá tình
hình tổ chức thực hiện việc tổ chức , xây dựng Đảng – cán bộ năm 2015 và kế
hoạch năm 2016, của Ban tổ chức TW Đảng”.
21. Bản tổng kết số 015/SNV, ngày 06/10/2015, của Sở Nội vụ tỉnh U-
Đôm Xay, về hoạt động việc thời gian q ua 5 năm (2011 – 2015) và kế hoạch
5 năm (2016 - 2020)
22. Ban hành của Chủ T ịch nước số 25/CTN, ngày 18/1/2016 về Luật
CB - CC.
23. Bản tổng kết số 448/BTCT ngày 03/05/2016, về việc tổ chức , xây
dựng Đảng, cán bộ năm 2015 và kế hoạch năm 2016.
24. Luật cán bộ – công chức số 74/QH, ngày 18/12/2015.
25. Nghị định của Thủ Tướng số 99/TTg, năm 2003, về chức vụ cuả
cán bộ – công chức.
26. Nghị định của Thủ Tướng số 132/TTg, ngày 10 tháng 05 năm 2005
về “chế độ tiền lương cán bộ – công chức”.
27. Nghị định của Chính phủ số 439/CP, ngày 03 tháng 12 năm 2014 về
sửađổi Điều 8,9 và 10 của nghị định số 461/CP về tiêu chuẩn, chức vụ của cán
bộ– công chức.
28. Nghị quyết của Đại hội lần thứ VIII của tỉnh Ủy, ngày 03/11/2015.
29. Nghị định số 288/TTg, ngày 14/09/2011, về tổ chức thực hiện kế
hoạch phát triển kinh tế xã hội quốc dân 5 năm lần VII (211 – 2015).
30. Pháp lệnh của Thủ Tướng số 28/TTg, ngày 20 tháng 09 năm 2005
về “giao một số việc quản lý cán bộ – công chức cho cơ quan quản lý cán bộ
–công chứ từng cấp giải quyết trực tiếp”.
31. Pháp lệnh số 16/TTg, ngày 15/6/2012, “về thử xây dựng tỉnh thành
đơn vịchiến lược, xây dựng huyện thành đơn vị vững mạnh moi mặt và xây
dựngbản thành đơn vị phát triển.
32. Pháp lệnh của Thủ Tướn g số 16 ngày 15 tháng 06 năm 2012 về
“thử 3dựng ở địa phương”.
33. Phê duyệt của Quốc hội số 23/QH, ngày 18/12/2015.
34. Quy định của Ban chấp hành Trung Ương Đảng NDCM Lào số
01/BCTĐ, ngày 07/07/2003 về “Đánh giá cán bộ – công chức”.
35. Quy định của Ban chấp hành Trung Ương Đảng số 02/BCTĐ,
ngày14/07/2003 về “Bổ nhiệm , chuyển thay đổi chức vụ và đơn vi công tác
củacán bộ – công chức”.
36. Quy định của Ban tổ chức Trun g Ương Đảng số 04/BTTĐ, ngày
01/10/2003 về “tiêu chuẩn của cán bộ – công chức”.
37. Quy định của Ban chấp hành Trung Ương Đảng NDCM Lào số
02/BCTĐ,ngày 17/1/2006 về “Quản lý cán bộ – công chức”.
38. Thông báo của Ban hành chính và quản lý cán bộ – công chức số
18/BHC, ngày 31 tháng 08 năm 2005 về “so sánh cấp , bậc của lĩnh vực chiến
sĩ chuyển sang cán bộ – công chức”.
39. Thông báo của Bộ tài chính số 0790/TC, tháng 04 năm 2004 về
Tăng tiền lương thương xuyên cho cán bộ – công chức”.
40. Thông báo của Ban hành chính và quản lý cán bộ – công chức số
04/BHC, ngày 09 tháng 01 năm 2006 về “Nâng cấp , bậc tiền lương cho cán
bộ – công chức”.
41. Thông báo của Ban tổ chức Trung Ương Đảng số 181/BTTĐ,ngày
21tháng 08 năm 2009 về “Bổ nhiệm , chuyển đơn vị công tác của cán bộ –
côngchức ở địa phương”.
PHỤ LỤC 1
Dịch một số điều của Nghị định số 82/TTg năm 2003 về quy chế của công
chức và Luật cán bộ – công chứcsố 74/QH, ngày 18/12/2015năm 2015.
• Về cấp, bậc của cán bộ – công chức
Nâng cấp, bậc, sắp xếp, bố trí công chức đã thông qua thi đúng quy chế
hoặc lựa chọn theo các trường hợp do hội đồng sắp xếp của Bộ và địa phương
và phải thông qua cơ q uan quản lý cấp TW . Hàng năm sắp xếp 2 lần trong
đợt I và đợt III của năm ngân sách.
• Về nâng cấp, bậc cán bô – công chức
Nâng cấp cán bộ - công chức phải thực hiện theo các tiêu chí sau:
1. Nâng cấp theo bằng tốt nghiệp.
2. Nâng cấp theo tuổi làm việc.
3. Nâng cấp theo qua thi.
4. Nâng cấp theo chức vụ khi bổ nhiệm lãnh đạo quản lý
• Về sắp xết công chức vào cấp, bậc
Cấp, bậc của cán bộ – công chức được phân loại như sau:
1. cán bộ lãnh đạo cao cấp xếp vào cấp 6 có 7 bậc.
2. công chức xếp vào cấp thứ 1 đến cấp thứ 5 mỗi cấp có 15 bậc.
Quy định cấp , bậc của cán bộ – công chức là căn cứ theo bằng học ,
chức vụ hành chính và chức vụ chuyên môn và được chia ra như sau:
( Theo bản hướng dẫn số 508/VPCP, ngày 10/10/2003, mục 2 điều 5-7
của Nghị định số 82/TTg, ngày 19/5/2008 )
1. Công chức xếp vào cấp I và cấp II gọi: công chức hành chính.
- Công chức cấp I là công chức có bằng học phổ thông.
- Công chức cấp II là công chức có bằng hoặc chứng chỉ tương đương
một nghề nào đó.
Hàng năm ngân sách , các Bộ , cơ quan ngang Bộ và địa phương phải
báo cáo tình hình quản lý công chức và lập kế hoạch nhu cầu ngu ồn nhân lực
mới của mình cho cơ quan quản lý công chức cấp TW chậm nhất vào ngày 31
tháng 5 của hàng năm.
Điều 39 quy định như : người dược sắp xếp vào công chức Nước
CHDCND Lào phải có điều kiện như sau:
1. Là người Quốc tịch Lào hoặc người đã nhập quốc tịch từ 3 năm
trở lên .
2. Đủ 18 tuổi đến 35 tuổi.
3. Là người tuân theo chế độ chính trị , chịu thực hiện pháp luật và các
quy định của công chức của nước CHDCND Laò .
4. Là công dân tốt , có đạo đức tốt , không bị xử lý trừng phạt vi phạm
docô ý và không bị xử lý kỷ luật đuổi từ các cơ quan nhà nước hoặc từ cơ
quan kinh doanh nhà nước.
5. Có hồ sơ, hoạt động của mình và gia đình rõ ràng.
6. Có sức khỏe tốt để thực hiện công vụ được giao , phải có gấy chứng
nhận của bệnh viện nhà nước xác nhận.
7. Có chuyên môn , nghề nghiệp , có bằng học hoặc chứng chỉ của học
viện đào tạo liên quan.
8. Có đẩy đủ điều kiện quy định riêng của cơ quan nơi cần vào làm việc
[7tr11].
Theo điều 40, sắp xếp công chức vào cấp , bậc phải căn cứ theo bằng
học và chức vụ như sau:
+ Công chức xếp vào cấp V bao gồm:
- Công chức đã qua cấp IV.
+ Công chức xếp vào cấp IV boa gồm:
- Người có bằng học Tiễn sĩ hoặc tương đương xếp vào cấp IV bậc 7.
- Người có bằng học hơn cao học ( High Graduate Diploma ) xếp vào
cấp IV bậc 6.
- Người có bằng học cao học hoặc tương đương xếp vào cấp IV bậc 5.
- Người có bằng Đại học nghiên cứu sâu chuyên ngành (Graduate
Diploma) xếp vào cấp IV bậc 3.
- Người có bằng Đại học hoặc tương đương xếp vào cấp IV bậc 2.
- Người có bằng học cao đẳng 3 năm học trở lên xếp vào cấp IV bậc 1.
- Công chức đã qua cấp III.
+ Công chức sắp xếp vào cấp III bao gồm:
- Người có bằng học cao đằng 2 năm học xếp vào cấp III bậc 5.
- Người có bằng học trung học 3 năm học trở lên xếp vào cấp III bậc 2.
- Người có bằng trung học thấp hơn 3 năm xếp vào cấp III bậc 1.
- Công chức qua cấp II.
+ Công chức sắp xếp vào cấp II bao gồm:
- Người có chứng chỉ nghề nghiệp 2 năm học trở lên xếp vào cấp II bậc 3.
- Người có chứng chỉ nghề nghiệp thấp hơn 2 năm học xếp vào cấp II bậc 2.
- Người có chứng chỉ nghề nghiệp thấp hơn 1 năm học xếp vào cấp II bậc 1.
+Công chức sắp xếp vào cấp I bao gồm:
- Người có bằng phổ thông cấp 3 xếp vào cấp I bậc 5.
- Người có bằng phổ thông cấp 2 xếp vào cấp I bậc 3.
- Người có bằng phổ thông cấp 1 xếp vào cấp I bậc 1.[7tr11-12]
Diều 41; công chức tham gia cách mạng trước ngày giải phóng đất nước
CHDCND Lào không có bằng hoặc đang chức vụ xếp vào cấp, bậc như sau:
- Công chức có chức vụ ở cơ quan Đảng và cơ quan quần chúng đã có
quy định riêng.
- Trưởng cục xếp vào cấp IV bậc 5.
- Phó cục hoặc Giám đốc sở của tỉnh xếp vào cấp IV bậc 3.
- Giám đốc sở c ủa Bộ hoặc phó Giám đốc sở của tỉnh xếp vào cấp III
bậc 4.[7tr12]
• Các bước xử lý kỷ luật
Xử lý kỷ luật cán bộ - công chức đã chia thành 4 bước khác nhau như:
- Bước một:
Khiển trách.
- Bước hai.
Cảnh cáo và ghi trong hồ sơ của cán bộ - công chức.
- Bước ba:
Bãi nâng bậc lương , khen thường,giảm chức vụ hoặc chuyển chỗ khác
chức vụ thấp hơn, miễn nhiệm chức vụ hành chính và ghi trong hồ sơ cán bộ -
công chức.
- Bước bốn:
Buộc thôi việc không được nhận chính sách nào.
Quy định thời gian xêm xét xử lý kỷ luật.
Xem xét xử lý kỷ luật phải kết thức theo thời gian như sau:
1. Bước1: 15 ngày.
2. Bước2: 30 ngày.
3. Bước3: 60 ngày.
4. Bước4: 90 ngày.
• Thành lập hội động xử lý kỷ luật
Theo điều 77 luật cán bộ – công chức năm 2015, Hội động xử lý kỷ
luật như:
1. Hội đồng xử lý kỷ luật cấp Bộ.
2. Hội đồng kỷ luật cấp Tỉnh.
3. Hội đồng xử lý kỷ luật cấp Huyện.
Diều 79 quy định Hội đồng xử lý kỷ luật cấp tỉnh bao gồm như sau:
1. Chủ tịch Hội đồng là Chủ tịch tỉnh.
2. Phó chủ tịch Hội đồng thứ nhất là Trưởng Ban Tổ chức tỉnh.
3. Phó chủ tịch Hội đồng thứ hai làTrưởng Sở Nội vụ tỉnh.
4. Ủy viên Hội đồng thứ nhất là trưởng Ban thanh tra tỉnh.
5. Ủy viên Hội đồng thứ hai là Giám đốc sở và cán bộ – công chức cao
tuổi đơn vị cán bộ – công chức bị tố cáo.
6. Ủy viên Hội đồng thứ tư là người thay mặt từ cơ quan q uần chúng
đơn vị cán bộ – công chức bị tố cáo.
+ Quyền và chức năng của Hội đồng xử lýkỷ luật
Ủy viên Hội đồng xử lý kỷ luật các cấp có quyền và chức năng theo
phạm vi trách nhiệm được trao như:
1. Kính mời cá nhân v à tổ chức liên quan để hỏi và thu dữ liệu về vi
phạm của cán bộ - công chức.
2. Mời người cán bộ – công chức người bị tố cáo để hỏi hoặc cho họ đề
nghị các dữ liệu chứng minh sự trong sạch của họ.
3. Nghiên cứu , xem xét,xử lý hình thức kỷ luật đối với cán bộ – công
chức người bị tố cáo theo các bước xử lý kỷ luật đã quy định trong luật.
4. Xem xét đề nghị của cán bộ – công chức người tổ chức cấp dưới đã
xử lý kỷ luật.
5. Áp dụng quyền và thực hiện chức năng khác theo quy định của
pháp luật .
• Kỷ luật cán bộ – công chức
Kỷ luật cán bô – công chức theo phần IV mục 1 Điều 72 Luật cán bộ –
công chức năm 2015, sự sai lầm của cán bộ – công chức phải đưa vào xem xét
trong hội thảo của hội động kỷ luật ít nhất 2/3 của thành viên hội động kỷ
luật.
Nghị quyết hội thảo của hội động kỷ luật có hiệu lực là phải do sự
đồng ý đa số của thành viên tham gia.
Cán bộ – công chức người bị tối cáo phải trình nguyên nhân và lý do để
đảm bảo mình cho thành viên tham gia trước hội động quyết định kỷ luật.
Sau hội thảo của hội động kỷ luậtđồng ý , phải trình lên chủ tịch hội
động kỷ luật quyết định.
Sau khi có quyết định phải ban hành tội và hình phạt kỷ luật đối với
người đó và báo cáo cho các bộ phận liên quan.[1tr21].
• Kiểm tra cán bộ – công chức
Kiểm tra là một việc quan trọng nhất để có thể tìm thấy và ngăn chạn
được những tham nhũng , lãng phí của Cán bộ – công chức trong các văng
phòng. Theo mục 2 điều 91 luật cán bộ – công chức CHDCND Lào năm 2015
quy định rõ “ cơ quan thanh tra cán bộ – công chức bao gồm:
1. Cơ quan thanh tra nội bộ là cơ quan quản lý cán bộ – công chức.
2. Cơ quan thanh tra ngoài bộ là Quốc hội , cơ quan thanh tra nhà
nước, cơ quan kiểm tra Chính phủ và chống tham nhũng và Hội đồng nhân
dân cấp tỉnh .
• Quyền của cán bộ – công chức
Theo điều 90 Luật cán bộ – công chức năm 2015, đã ghi rõ “Quyền và
chức năng của chính quyền cấp huyện như sau:
- Sự quản lý cán bộ – công chức của chính quyền c ấp huyện là do
Văn phòng tổ chức huyện , Văn phòng nội vụ huyện tham mưu trực tiếp cho
cấp trên .
- Lập, tổ chức thực hiện kế hoạch của huyện và chiến lượng về việc
quản lý cán bộ - công chức của tỉnh.
- Nghiên cứu, lập quy hoạch, kế hoạch và thực hiện bồi dưỡng và phát
triển công chức thuộc quản lý của mình về quản lý nhà nước cho cán bộ –
công chức hành chính trình độ cấp cơ sở và bồi dưỡng cho cán bộ cấp bản
từng giai đoạn.
- Nghiên cứu, quy định tiêu chuẩn chức vụ hành chính, chức vụ chuyên
môn và chức vụ của cán bộ – công chức thuộc phạm vi quản lý của mình.
- Quản lý công chức theo số lượng , chất lượng, thực hiện chế độ chính
sách và xử lý kỷ luật công chức thuộc phạm vi quản lý của mình theo luật
định.
- Tổng kết việc quản lý cán bộ – công chức và kế hoạch cần thiết số
lượng công chức mới hàng năm để trình và báo cáo lên cấp tỉnh theo quy định.
- Tổ chức thi tuyển , lựa chọn công chức mới , nâng cấp ,nâng bậc , bổ
nhiệm,luân chuyển , miễn nhiệm và đánh giá kết quả thực hiện công việc
thuộc phạm vi quản lý của mình.
- Áp dụng cơ chế hành chính thông tin công chức hiện đại và có thể
phối hợp với các ngành khác và cơ quan quản lý cán bộ – công chức cấp trên.
- Xem xét, giảiquyết khiếu nại và đề nghị của công chức theo phạm vi
trách nhiệm của mình.
- Tổng kết, báo cáo hoạt động công việc của mình đối với cấp trên.
- Áp dụng quyền và thực hiện chức năng khác theo pháp luật quy định.
PHỤ LỤC 2
U - Đôm Xay, ngày tháng năm..
PHIẾU KHẢO SÁT
Về quản lý nhà nước đối với cán bộ – công chức ở tỉnh U- Đôm Xay Nước
CHDCND Lào
______________________
Phiếu khảo sát này chỉ phục vụ cho nghiên cứu khoa học. Mong
Ông ( Bà) vui lòng hợp tác đánh dấu (X) vào các ô theo ý kiến của mình
với các nội dung sau đây:
TT
Nội dung khảo sát
Ý kiến nhận xét
Hoàn
toàn
không
đồng ý
Không
đồng ý
Phân
vân
Đồng
ý
Hoàn
toàn
đồng ý
1 Những hạn chế
- Chưa có đội ngũ chuyên gia cố vấn
trong lĩnh vực hành chính và thiếu cán
bộ, công chức quản lý hành chính giỏi,
thông thạo, am hiểu pháp luật, có khả
năng hội nhập kinh tế quốc tế và khu
vự
- Cơ cấu cán bộ, công chức chưa đáp
ứng được yêu cầu trước mắt và lâu dài,
tình trạng hụt hẫng giữa các thế hệ
trong mỗi cơ quan, đơn vị còn phổ
biến, thiếu cán bộ, công chức nòng cốt
kế cận có trình độ chuyên môn cao và
chuyên gia hoạch định chính sách cấp
tỉn
- Cán bộ, công chức vừa thiếu vừa không
đồng bộ, phần lớn làm việc trong các
lĩnh vực kinh tế, còn ở trong lĩnh vực
văn hóa, xã hội rất ít, thiếu cán bộ,
công chức dân tộc thiểu số
- Công tác qui hoạch cán bộ, công chức:
vẫn là vấn đề mới, chưa tạo thành ý
thức tự giác, thường xuyên, chưa nhận
thức đúng về yêu cầu bức xúc và tầm
quan trọng chiến lược của vấn đề này,
nhất là qui hoạch cán bộ, công chức lâu
dài
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng: đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ, công chức chưa gắn
với qui hoạch
- Phương pháp đào tạo, bồi dưỡng chậm
được đổi mới, nặng về lý thuyết, chưa
gắn với thực tiễn cụ thể của từng
ngành, từng địa phương; đầu tư cho đào
tạo, bồi dưỡng còn thấp, chưa hợp lý
- Việc t uyển dụng: chỉ làm hình thức,
chưa khách quan, công khai, việc bố trí,
phân công công tác chưa xuất phát từ
yêu cầu công việc và năng lực, sở
trường của cán bộ, công chức
Việc đánh giá cán bộ, công chức: nhiều
khi còn mang tính chủ quan, thiếu tính
dân chủ hoặc mang nặng tính hình thức
- Vẫn còn tình trạng bè phái, cục bộ, làm
lẫn lộn trắng đen. Tình trạng thiếu trách
nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật của cán
bộ, công chức còn yếu
- Một bộ phận cán bộ, công chức chưa
thực sự năng động, sáng tạo.
- Văn hóa công sở, giao tiếp hành chính
trong công sở và thái độ ứng xử của
một bộ phận cán bộ, công chức chưa
đạt yêu cầu trong thực thi công vụ,
phục vụ nhân dân
- Phân cấp quản lý của các cơ quan quản
lý cán bộ, công chức chưa thật rõ ràng,
còn nhiều chồng chéo, việc phối hợp
hoạt động của các sở, ban, ngành, địa
phương còn hạn chế
- Bộ máy quản lý hành chính của Tỉnh
còn chưa hợp lý, chất lượng hoạt động
và hiệu quả thấp, còn thiếu cơ chế cho
nhân dân tham gia góp ý kiến trong
việc quản lý và bảo vệ cán bộ, công
chức
2 Nuyên nhân
- Cơ chế quản lý đội ngũ cán bộ, công
chức còn thiếu đồng bộ. Đội ngũ cán
bộ, công chức có vai trò đặc biệt quan
trọng trong việc xây dựng một nền
hành chính chính qui, hiện đại, trong
việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở
CHDCND Lào. Nhưng sự quan tâm
lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng cơ chế quản
lý nhà nước đối với cán bộ, công chức
chưa đúng mức
- Khả năng dự báo và đánh giá đúng
những nhân tố ảnh hưởng đến tiến trình
xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức
như xu thế toàn cầu hóa với những diễn
biến nhanh chóng, phức tạp của quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế, mặt trái
của nền kinh tế thị trường, cũng như
đặc điểm hoạt động và sinh hoạt của
đội ngũ cán bộ, công chức trong quá
trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế,
xã hội còn kém và bị động
- Tại một số địa phương trong Tỉnh,
người đứng đầu tổ chức chưa cụ thể
hóa nội dung qui định về phân công,
phân cấp quản lý đội ngũ cán bộ, công
chức phù hợp với đặc điểm, nhiệm vụ
chính trị và thực trạng đội ngũ cán bộ,
công chức của cơ quan, đơn vị mình;
chưa thực sự coi trọng vai trò của các
tổ chức, các lực lượng và của quần
chúng trong việc tham gia quản lý,
giám sát đội ngũ cán bộ, công chức
- Trách nhiệm của cấp ủy và chính quyền
cấp Tỉnh: Cấp ủy và chính quyền cấp
tỉnh còn coi nhẹ, buông lỏng, thiếu tinh
thần trách nhiệm trong việc bồi dưỡng
tư tưởng chính trị một cách liên tục,
việc tổ chức sinh hoạt của cơ quan
hành chính cấp tỉnh không được thực
hiện một cách liên tục, việc tự phê bình
và phê bình không làm sâu sắc, không
sát thực tế, kiêng nể nhau... Vì vậy, làm
mất vai trò cảu một số cán bộ, công
chức
- Chính sách tiền lương hiện hành tuy đã
có nhiều tiến bộ so với trước đây nhưng
cũng cần có những thay đổi lớn nhằm
khắc phục những bất cập cơ bản như:
tiền lương của cán bộ, công chức còn
thấp, không đủ trang trải cho các nhu
cầu thiết yếu và không phải là nguồn
thu nhập chính của một bộ phận cán bộ,
công chức. Việc nâng cao đời sống đối
với cán bộ, công chức chưa được coi là
nguồn lực quan trọng cho sự phát triển
bền vững đất nước
III Các ý kiến khác (nếu có)
1
2
3
4
Thông tin cá nhân
- Họ và Tên.Ngàysinh..tháng...năm..
Dân tộc..
- Trình độ học vấn..
- Cơ quan công tác..
- Công việc đang đảm nhận...
Xin trân trọng cảm ơn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_tang_cuong_quan_ly_nha_nuoc_doi_voi_can_bo_cong_chu.pdf