Luận văn Tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi giai đoạn 2011 - 2020

Tuy chiếm tỷ lệ doanh thu cao nhưng như các dịch vụ khác, đa số các cơ sở hoạt động đều ít có khả năng phục vụ khách du lịch quốc tế. Nhìn chung, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại Qu ảng Ngãi chủ yếu là hình thức kinh doanh hộ gia đình, cá th ể, vốn đầu tư ít nên chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của du khách. Ngoài những dịch vụ trên thì có th ể kể đến những dịch vụ bổ sung khác như dịch vụ mua sắm hàng lưu niệm, dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ vận chuyển du lịch,.Qua biểu đồ 2.7 ta thấy tỷ lệ chi tiêu của du khách vào lĩnh vực này là thấp nhất. Điều này có lẽ dễ hiểu bởi lẽ Quảng Ngãi chưa phát triển tốt của dịch vụ bổ sung. Tuy nhiên, đây sẽ là một nguồn doanh thu không nhỏ nếu ta biết khai thác và phát triển. Về dịch vụ vận tải, vì ở Quảng Ngãi không có sân bay nên đa số các tuy ến vận chuyển đường bộ đều do các doanh nghiệp du lịch lữ hành ở các tỉnh lân cận như Thừa Thiên Huế hoặc Đà Nẵng đảm nhận. Đây là một trong lý do khiến cho doanh thu từ dịch vụ vận chuyển còn rất thấp so với các dịch vụ khác, chiếm 0.94%, gần thấp nhất trong tất cả các dịch vụ. Về dịch vụ mua sắm, qua biểu đồ 2.7 ta thấy dịch vụ này là một trong những dịch vụ góp phần vào doanh thu du lịch ở mức thấp, chiếm 2,11%. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, dịch vụ này đang được quan tâm đầu tư. Cụ thể là các trung tâm mua sắm như siêu thị Co-op Mart, trung tâm mua sắm Việt Trung, các gian hàng bán đồ lưu niệm tại các đ ịa điểm tham quan.

pdf115 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2311 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi giai đoạn 2011 - 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các sinh viên có hộ khẩu thường trú tại địa phương muốn học về chuyên ngành du lịch thường chọn các trường đại học có uy tín và đã được khẳng định về chất lượng đào tạo như trường nghiệp vụ du lịch Nha Trang, hoặc trường Nghiệp vụ du lịch thành phố Hồ Chí Minh. Để khắc phục tình trạng này thì tỉnh cần có chính sách để thu hút nhân tài về làm việc cho tỉnh. Cụ thể, đối với bậc đại học, cao đẳng và trung cấp nghiệp vụ, tỉnh cần phải chi ngân sách để lập “Quỹ nuôi dưỡng tài năng ngành du lịch Quảng Ngãi”, đối với mỗi sinh viên có thành tích học tập giỏi xuất sắc mỗi kỳ thì tỉnh chi từ ngân sách một khoản tiền đủ cho sinh viên đóng tiền học phí và trang trải một phần sinh hoạt phí. Sinh viên sẽ được hỗ trợ đến khi tốt nghiệp miễn là duy trì kết quả tốt theo yêu cầu. Đổi lại sinh viên phải cam kết làm việc ít nhất hai năm sau khi tốt nghiệp ra trường. Không chỉ thế Sở cần phải có chính sách thu hút nhân tài, đặc biệt là đội ngũ quản lý vừa có kiến thức chuyên môn cao và kinh nghiệm lâu năm. Thứ ba, cần phải phát triển nguồn nhân lực tại chỗ, nâng cao kỹ năng cho đối tượng này. Người dân địa phương là chủ thể quan trọng quyết định sự thành công của các sản phẩm du lịch gắn với cộng đồng vì lý do đa phần khách có nhu cầu tham quan, hòa mình vào cái không khí sinh hoạt của người dân bản địa để tìm hiểu nét văn hóa và tập tục của địa phương. Để nâng cao được kiến thức và nghiệp vụ du lịch cho mỗi người dân ta cần lưu ý một số nội dung sau: - Đa số người dân ở các điểm du lịch nhận thức được lợi ích to lớn có được khi tham gia vào các hoạt động du lịch nhưng do hạn chế về kinh tế và điều kiện sống nên chưa có điều kiện được trau dồi kiến thức, kỹ năng về ngành du lịch, ở đây người dân có thể bao gồm cả các nghệ nhân làm việc ở làng nghề. - Địa điểm tập huấn nhằm nâng cao kỹ năng cho người dân địa phương nên gần địa phương ( gần địa điểm của họ sống và làm việc), gần các điểm du lịch để 82 người dân dễ thực tập, tiếp xúc và làm quen với nghề. Cố gắng sắp xếp lớp học phù hợp với thời vụ của nhà nông, thời gian nghỉ hè của học sinh, thời tiết khu vực. Thứ tư, mở rộng hợp tác quốc tế với các tổ chức quốc tế, các vùng lãnh thổ trong hoạt động đào tạo nâng cao chất lượng nguồn lực du lịch. Ngoài ra, tỉnh cần tạo cơ hội cho cán bộ quản lý, người lao động học tập kinh nghiệm quản lý và kinh doanh du lịch ở một số nước phát triển mạnh về du lịch thông qua các quan hệ tại một số nước có trình độ. Ngoài ra, yêu cầu các dự án đầu tư đặc biệt là các dự án nước ngoài phải có chương trình chuyển giao công nghệ quản lý, kinh doanh cho cán bộ quản lý và người lao động Việt Nam 2. Nhóm các giải pháp vi mô 2.1. Các giải pháp về thị trường Thứ nhất là đa dạng hóa các loại hình du lịch Như đã trình bày ở mục II chương 1 về tiềm năng phát triển du lịch của Quảng Ngãi, ta thấy rằng Quảng Ngãi có nguồn tài nguyên phong phú và khá đa dạng cho việc phát triển du lịch. Tuy nhiên, các loại hình du lịch của Quảng Ngãi hiện nay vẫn chưa thực sự hấp dẫn du khách. Xuất phát từ thực tế đó và định hướng về du lịch ở phần 3 mục II chương 3, người viết mạnh dạn đưa ra các đề xuất nhằm cải thiện các loại hình du lịch của Quảng Ngãi. - Đối với du lịch biển nghỉ dưỡng, có thể nói đây là một trong những thế mạnh của du lịch Quảng Ngãi, hiện tại Quảng Ngãi có khu du lịch biển là Mỹ Khuê và Sa Huỳnh. Vì thế ta nên tổ chức kết hợp các tour du lịch có liên kết tới một trong hai khu du lịch biển này bởi vì các dịch vụ ở đây đã được cải thiện khá tốt. Cụ thể, ở Quảng ngãi có kết hợp giữa hình thức tắm biển và dịch vụ câu mực cùng người dân địa phương. Vì thế, chắc chắn một trong hai bãi tắm sẽ thu hút được khá nhiều du khách quốc tế, có thể sẽ thu hút được du khách đến Quảng Ngãi hơn một lần. - Đối với du lịch tìm hiểu về văn hóa – lịch sử, Quảng Ngãi nổi tiếng với bệnh xá Đặng Thùy Trâm, khu chứng tích Sơn Mỹ,…tương đối khá nổi tiếng. Thêm vào đó là các làng nghề truyền thống tại tỉnh. Ngành du lịch tỉnh nên kết hợp các tour du lịch tham quan các di tích lịch này với việc tham quan các làng nghề truyền thống, tạo điều kiện để du khách có thể trải nghiệm cuộc sống đích thực của người 83 dân làng nghề. Đây là một nét mới và thu hút khá nhiều du khách quốc tế muốn được học hỏi và trải nghiệm thêm về văn hóa địa phương - Về du lịch MICE thì Quảng Ngãi không còn thiếu những điều kiện về cơ sở hạ tầng về giao thông như sân bay nhưng không phải thế mà tỉnh không nên không phát triển loại hình này. Ngược lại, cùng với việc đi vào hoạt động của khu công nghiệp Dung Quất và nhà máy lọc dầu Dung Quất, Quảng Ngãi càng cần phải xây dựng các trung tâm tổ chức hội nghị, hội thảo, triển lãm mang tầm cỡ quốc tế để phát triển du lịch MICE, cải thiện cơ sở hạ tầng như hệ thống khách sạn, trong đó việc xác định vị trí xây dựng các trung tâm hội chợ triển lãm quốc tế khá quan trọng: phải tiện về giao thông và giao dịch, gần khu khách sạn. - Xu hướng mới của thế giới và các khu du lịch ở Việt Nam hiện nay là ngoài việc phát triển loại hình du lịch MICE là chủ yếu thì còn nổi lên loại hình mới là Famtrip. Đây là chương trình du lịch miễn phí dành cho lữ hành, cụ thể các nhà báo tới một hay nhiều quốc gia, một hoặc nhiều địa phương để làm quen với các sản phẩm du lịch, nhằm khảo sát và đánh giá để xây dựng các chương trình du lịch và viết báo tuyên truyền nhằm thu hút khách du lịch. Đây là một hình thức khá mới, tiết kiệm được chi phí trong việc nâng cao hiệu quả xúc tiến du lịch. Quảng Ngãi nói riêng và Việt Nam nói chung đang là một điểm du lịch có nhiều triển vọng trong tương lai nên cần phải chú ý đến việc phát triển loại hình này. Thứ hai là lựa chọn thị trường mục tiêu Thị trường mục tiêu là thị trường thích hợp nhất đối với tiềm năng của Quảng Ngãi và hy vọng sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao. Bảng 3.3: 10 Quốc gia dẫn đầu về tỷ lệ số lượng khách đến Quảng Ngãi năm 2009 và 2010 STT Thị trường 2009 2010 1 Hàn Quốc 17 19 2 Pháp 16 17 3 Nhật Bản 13 14 4 Mỹ 10 12 84 5 Trung Quốc 9 10 6 Úc 2 3 7 Thái Lan 2 3 8 Malaysia 2 2 9 Singapore 2 2 10 Đài Loan 1 1 “Nguồn: Tổng hợp từ các số liệu của Sở Văn hóa – Thông tin – Du lịch” Xuất phát từ thực trạng cơ cấu khách ở phần 2 mục I chương 2, ta có thể sử dụng phương án lựa chọn thị trường mục tiêu trên cơ sở phân đoạn thị trường, sau đó phân tích tiềm lực của mình và của cả đối thủ cạnh tranh để có thể chọn một vài phân đoạn thị trường mục tiêu. Với phương án như vậy, trong giai đoạn 2011 – 2020, thị trường mà tỉnh cần nhắm tới là các thị trường có mức chi tiêu cao Mỹ, Pháp, ở khu vực châu Á có Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc. Đây cũng chính là thị trường khách quốc tế chủ yếu của tỉnh trong giai đoạn 2001 -2010. Trên cơ sở tận dụng những mối quan hệ có sẵn cũng như am hiểu về thị hiếu, nhu cầu của du khách mỗi nước, ngành du lịch tỉnh cần xây dựng các chiến lược tiếp thị đối với thị trường mục tiêu này Đối với thị trường châu Á, mà cụ thể là thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc. Trong giai đoạn 2001 – 2010 các thị trường này luôn luôn nằm trong top 5 thị trường dẫn đầu với lượng khách du lịch đến Quảng Ngãi. Năm 2010, thị trường Hàn Quốc dẫn đầu với tỷ lệ là 19%, Nhật Bản đứng ở top 3 với tỷ lệ là 14% và cuối cùng là Trung Quốc với tỷ lệ là 10% đứng ở vị trí thứ 5. Trong thị trường này cần chú ý đến du khách Nhật với mức chi tiêu khá cao, trong đó hơn 50% là vào dịch vụ ăn ở. Đây thật sự là một thị trường mục tiêu cho du lịch Quảng Ngãi. Tuy nhiên, khách du lịch ở thị trường này tương đối khó tính, đặc biệt là du khách Nhật. Vì vậy, các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ cần phải quan tâm đến đặc điểm và sở thích của du khách ở thị trường này như đòi hỏi cao trong cách ứng xử, kỷ luật và trật tự xã hội. Đặc biệt là đa số các du khách muốn mua tour du lịch qua hệ thống internet. Vì vậy, các doanh nghiệp lữ hành của tỉnh nên phát 85 triển hình thức này bằng cách lập các website có tiếng Nhật, Hàn và Trung, nếu được thì xây dựng mối quan hệ mật thiết với các đại lý du lịch ở các nước này để mong đặt được tour qua mạng Đối với thị trường các nước châu Âu, cụ thể là Pháp. Trong giai đoạn vừa qua, số lượng khách du lịch Pháp đến tỉnh vẫn giữ ở mức cao và đều đặn so với các nước khác. Năm 2009, số lượng khách Pháp đến Quảng Ngãi chiếm 16% đạt mức 3.541 lượt khách Pháp. Năm 2010, tỷ lệ này chỉ tăng lên ở mức 17% nhưng vẫn giữ ở vị trí thứ hai sau Hàn Quốc. Du khách Pháp cũng là du khách có mức chi tiêu cao. Vì thế, thị trường Pháp là một thị trường mục tiêu cho ngành du lịch tỉnh nhà. Đối với thị trường Mỹ. Tuy chỉ đứng ở vị trí thứ năm với tỷ lệ 10% vào năm 2009 nhưng đây là một thị trường tiềm năng cho du lịch Quảng Ngãi vì du khách Mỹ có sở thích về biển và các giá trị văn hóa, đây là các thế mạnh của du lịch tỉnh. Để thu hút được du khách Mỹ, bên cạnh các yêu cầu cơ bản đặc trưng về du lịch còn cần phải lưu ý đến đặc điểm, sở thích của khách du lịch Mỹ. Đặc biệt du khách Mỹ cũng quan tâm nhiều đến điều kiện an ninh, trật tự tại các điểm du lịch. 2.2. Các giải pháp về nâng cao dịch vụ du lịch quốc tế Thứ nhất là cải thiện chất lượng cơ sở vật chất – kỹ thuật Việc cần thiết nhằm cải thiện chất lượng cơ sở vật chất – kỹ thuật là xây dựng những cơ sở khách sạn và giải trí hiện đại, sáng tạo thỏa mãn được yêu cầu đa dạng của du khách + Về phía địa phương Đối với các dự án lớn, cơ quan chức năng tỉnh cần yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện công tác báo cáo tiến độ thực hiện dự án, tường trình từng giai đoạn rõ ràng. Tránh xảy ra tình trạng “ngâm dự án”, vừa lãng phí nguồn lực tỉnh, vừa lãng phí một cơ hội đầu tư cho doanh nghiệp khác. Đối với những dự án quy mô nhỏ, quản lý chặt chẽ các dự án xây dựng cơ sở lưu trú và giải trí của các doanh nghiệp trong tỉnh. Tránh diễn ra tình trạng các khu nhà nghỉ, nhà trọ tràn lan không đáp ứng được những tiêu chuẩn của cơ sở lưu trú. + Về phía doanh nghiệp 86 - Xuất pháp từ việc phân đoạn thị trường về mức chi tiêu của khách du lịch, các doanh nghiệp cần phát triển song song hai mô hình cơ sơ lưu trú dành cho hai thị trường mục tiêu:  Xây dựng những khách sạn quy mô, hiện đại, đáp ứng được tiêu chuẩn cho đại đa số khách du lịch quốc tế. Những mô hình khách sạn trên cần được xây tại những địa điểm đẹp, thuận tiện. Mặt khác, các trang thiết bị cung cấp cần phải đảm bảo yêu cầu chất lượng. Mục tiêu hướng đến của mô hình này là thị trường du khách quốc tế, có khả năng về tài chính và yêu cầu cao về chất lượng dịch vụ.  Nâng cấp và trang bị hệ thống nhà nghỉ, nhà khách, đáp ứng nhu cầu du khách trong nước và một bộ phận khách du lịch quốc tế. Đối với nhóm cơ sở lưu trú này, ta không cần tập trung quá nhiều nguồn vốn vào đầu tư nhưng cũng không được qua loa sơ sài. Chẳng hạn, với những cơ sở nhà khách, ta có thể trang bị thêm máy điều hòa không khí, giường nệm, và các dụng cụ thiết yếu ngăn nắp. Các trang bị trên không nhất thiết phải là những vật dụng đắt tiền. Mục tiêu của hoạt động này là tập trung vào thị trường không yêu cầu cao về chất lượng dịch vụ. - Đa dạng hóa các loại hình giải trí, lấy thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên vùng kết hợp với yếu tố sáng tạo nâng cao chất lượng dịch vụ giải trí. Hiện nay, các dịch vụ giải trí trong địa bàn tỉnh còn khá đơn điệu, không có nét mới lạ. Cần chú trọng nhiều hơn vào yếu tố sáng tạo trong hoạt động xây dựng các cơ sở giải trí. Kết hợp sáng tạo giữa hình thức dịch vụ lưu trú và giải trí, khiến chúng bổ sung cho nhau để cùng nhau nâng cao chất lượng du lịch. Kinh nghiệm của một số địa phương khác đã dùng các dịch vụ giải trí bổ sung cho dịch vụ lưu trú như cung cấp dịch vụ spa, các phòng tập thể dục thể thao, dịch vụ chăm sóc sức khỏe,… Thứ hai là cải thiện chất lượng hoạt động Thứ nhất là xây dựng các chiến lược quảng bá du lịch và chiến lược kinh doanh cụ thể: + Về phía địa phương Xây dựng những chủ đề phát triển du lịch sáng tạo, kích thích được tính tò mò của du khách. Đồng thời, thiết kế những chương trình gắn liền với chủ đề tạo hứng thú trong lòng du khách. Chẳng hạn, với chủ đề “Hòa mình vào Quảng Ngãi”, Tại 87 sao ta không đưa du khách đến những bãi biển để cùng hòa mình vào cuộc sống của cư dân với những cảm giác thú vị và mới lạ. Tuy việc quyết định điểm đến là của mỗi cơ sở lữ hành nhưng chủ đề phải cần được thống nhất giữa các doanh nghiệp, như thế mới dễ dàng đi vào lòng du khách làm du khách nhớ và không quên. + Về phía doanh nghiệp Tuyên truyền và kêu gọi các doanh nghiệp nghiên cứu và sử dụng thành thạo các chiến lược Marketing hỗn hợp. Đa số các cơ sở đều quên mất một nguyên tắc rất quan trọng đó là cung cấp những gì thị trường cần chứ không phải những gì mình có. Để giải quyết tình trạng này, người viết xin đưa ra giải pháp dựa trên các chiến lược Marketing hỗn hợp như sau: - Về chiến lược sản phẩm. Định vị sản phẩm du lịch của tỉnh Quảng Ngãi, thiết kế các sản phẩm tạo được hình ảnh khác biệt trong tâm trí của thị trường mục tiêu (như đã phân tích ở mục 2 phần III chương 3). Thực trạng tương đồng về sản phẩm du lịch của các địa phương dẫn đến sự nhàm chán của du khách. Ta có thể loại bỏ yếu tố nhàm chán này bằng cách kết hợp nhuần nhuyễn các hình thức dịch vụ du lịch. Chỉ cần một chút điều chỉnh nhỏ trong các thành phần trong dịch vụ du lịch sẽ cho ta những kết quả tuyệt vời. Về việc tạo sự khác biệt này, tác giả xin đề xuất ý kiến cải tạo một phần khu du lịch Mỹ Khuê, xây dựng một khu ẩm thực - mua sắm trên bãi biển. Mô hình bao gồm việc xây dựng và cải tạo đồng bộ khu vực nhà dân ven đó trở thành những cơ sở cung cấp dịch vụ ăn uống và mua sắm. Khách du lịch sau khi tắm biển xong thường có cảm giác đói, sau đó ta có thể giúp những du khách hòa mình vào những khu ẩm thực với một không khí vui vẻ và hòa đồng nhôn nhịp giúp du khách có cảm giác dễ chịu, thích thú, sau đó là các khu mua sắm với đa dạng các loại sản phẩm, nơi mà du khách có thể chiêm ngưỡng những kết tinh giá trị văn hóa qua những sản phẩm cụ thể. Chi phí thực hiện vào khoảng 10 tỷ VND với quy mô 2 khu ẩm thực và 2 khu mua sắm, huy động 180 nhân viên. Thời gian xây dựng khoảng nửa năm và thời gian hoàn vốn khoảng 3 năm. - Về chiến lược giá. Thiết kế các khung giá phù hợp với những thị trường du khách khác nhau. Mỗi thị trường du khách khác nhau sẽ có tâm lý du lịch khác nhau và kéo theo nó là tâm lý tiêu xài khác nhau. Đối với nhóm du khách thư giãn, nghỉ 88 dưỡng, chiến lược giá phù hợp có lẽ là chiết khấu. Họ sẵn sàng chi trả một số tiền lớn cho dịch vụ du lịch. Tuy nhiên, một khoản chiết khấu nhỏ có thể làm cho họ hài lòng. Ngược lại, đối với nhóm khách du lịch tự túc, ta nên áp dụng chiến lược giá thấp để thu hút lượng khách du lịch trên. Luôn giữ giá ổn định, tránh xảy ra tình trạng đẩy giá, nâng giá, chỉ nhìn thấy lợi nhuận trước mắt gây ra tâm lý khó chịu và đánh mất lòng tin của du khách. - Về chiến lược kênh phân phối. Mở rộng kênh phân phối trực tiếp và gián tiếp đến các địa phương có ngành du lịch phát triển. Chẳng hạn như ta mở các đại lý du lịch hay công ty du lịch Quảng Ngãi tại Thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam,… Hoặc ta có thể liên kết với các công ty du lịch khác, tranh thủ hệ thống phân phối của đối tác để mở rộng kênh phân phối của chính doanh nghiệp. Thiết lập kênh phân phối thông qua điện thoại hay trang mạng (website). Bằng cách sử dụng tiến bộ trong lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin, các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, đặc biệt là các cơ sở lưu trú có thể phát triển hệ thống đặt phòng từ xa và thanh toán qua mạng. Việc phân phối này rất thuận lợi cho cả cơ sở kinh doanh lẫn du khách. - Về chiến lược xúc tiến đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. Lập Hiệp Hội Việt Kiều của tỉnh Quảng Ngãi để quảng bá du lịch theo tinh thần và quan điểm của Tổng cục Du lịch Việt Nam xem Việt kiều như một nguồn lực quan trọng để quảng bá cho du lịch Việt Nam. Phát hành tài liệu du lịch tỉnh Quảng Ngãi tại các thành phố lớn nổi tiếng về du lịch như thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang, Hà Nội, Hội An,…Quay đoạn phim quảng bá về các chương trình du lịch và các hình ảnh về du lịch của tỉnh Quảng Ngãi, phát trên kênh truyền hình của tỉnh và truyền hình Việt Nam, trên trang mạng (website) thông tin du lịch của tỉnh. Thứ hai là xây dựng một nền văn hóa du lịch thân thiện, đậm đà bản sắc dân tộc + Về phía địa phương Theo ông Vũ Thế Bình, Vụ trưởng Vụ Lữ hành (Tổng cục Du lịch) nhấn mạnh: “Hơn 80% du khách sang Việt Nam đều lấy thông tin từ bạn bè và người thân. Việc tỏ thái độ thân thiện với số du khách nước ngoài đến Việt Nam chính là cách thức quảng bá, tuyên truyền hiệu quả nhất để vận động họ quay trở lại cùng 89 với bạn bè và người thân” [36]. Để có một nền du lịch phát triển thì không chỉ nhờ sự cố gắng chính quyền hay doanh nghiệp mà còn nhờ sự góp sức của người dân. Hơn bao giờ hết, sự phát triển của ngành du lịch cần có sự hỗ trợ của người dân trong việc tạo dựng hình ảnh một vùng đất thân thiện và đậm đà bản sắc dân tộc. Nhằm giúp người dân dễ dàng nhận thức điều đó, người viết đưa ra giải pháp sau: - Tuyên truyền, giáo dục ý thức du lịch của người dân bằng hình thức quảng bá nét đẹp và sự ích lợi của du lịch mang lại. Người viết đề xuất chương trình quảng bá mang tên “Một nụ cười cho một du khách”. Chương trình sẽ bao gồm những đoạn phim quảng cáo xoay quanh chiến lược du lịch của tỉnh nhà, đồng thời chỉ ra những ích lợi từ những nụ cười của người dân mang lại cho ngành du lịch. Bên cạnh đó, chương trình cũng thiết kế các băng rôn, phát tờ rơi đến những điểm kinh doanh dịch vụ du lịch và khu vực chung quanh. Nội dung chính của toàn bộ chương trình là thông điệp: cho dù bạn là ai là nhân viên hàng không hay người bán hàng nước, nhân viên khách sạn hay người đưa đò, nhân viên văn phòng hay nông dân làm vườn, hãy làm cho quê hương, mảnh đất Quảng Ngãi mình đẹp hơn bằng chính nụ cười của bạn. Hãy cười với những người khách thân yêu của chúng ta. Thông điệp sẽ giúp đưa người dân gần hơn với khách du lịch quốc tế và ngược lại họ sẽ cảm thấy thật gần, thật thương mảnh đất họ đi qua. Chương trình được dự tính kéo dài 1 tháng với chi phí tổng cộng 365,5 triệu VND, huy động 14 nhân công, 6000 truyền đơn và 30 băng rôn. + Về doanh nghiệp - Phối hợp cùng chính quyền trong các chiến dịch tuyên truyền thực hiện văn hóa một điểm đến thân thiện. Hơn nữa, chính thái độ nhân viên trong các cơ sở du lịch quyết định phần lớn ấn tượng của du khách. Vì vậy, doanh nghiệp cần khuyến khích nhân viên có những cử chỉ và thái độ thích hợp. - Văn hóa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch phải đi tiên phong trong việc thể hiện văn hóa địa phương. Nhờ đó, gây ấn tượng mạnh trong lòng du khách. Cụ thể các cơ sở thiết kế logo, khẩu hiệu nên sử dụng những hình ảnh gắn với quê hương, không nên chạy theo xu hướng tân thời, lai căn. Chẳng hạn như bức tường của khách sạn lại thiết kế theo “kiểu graffiti” hay những nhân viên trong nhà hàng 90 phục vụ món ăn dân tộc lại mặc những trang phục hở hang, phản cảm. Tuy yếu tố sáng tạo là không thể thiếu trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp nhưng phải đảm bảo sao cho không vượt qua giới hạn truyền thống tốt đẹp của dân tộc. 2.3. Các giải pháp về tuyên truyền quảng bá Thứ nhất là gắn tuyên truyền, marketing với phát triển sản phẩm Sơ đồ 3.1: Nhiệm vụ của các doanh nghiệp nhằm gắn kết thị trường với phát triển sản phẩm “Nguồn: Tự tổng hợp” - Minh bạch hóa công tác Marketing chính là việc cung cấp thông điệp rõ ràng và minh bạch về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Thông điệp mà doanh nghiệp gửi đến du khách phải chính xác và trung thực đúng như chất lượng dịch vụ mà doanh nghiệp có thể cung cấp. Điều này không chỉ giúp cho du khách quốc tế có được những thông tin chính xác để có thể đưa ra cho mình một quyết định đúng đắn mà còn giúp bản thân các doanh nghiệp xây dựng được lòng tin, uy tín trong lòng du khách quốc tế khi đến Việt Nam. - Tăng cường hiểu biết khách hàng. Để thành công trong cạnh tranh, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ du lịch phải coi trọng tìm hiểu tâm lý, thị hiếu và đặc điểm du khách quốc tế. Đó chính là tâm lý muốn khẳng định địa vị của mình trong xã hội thể hiện qua những yêu cầu, đòi hỏi cao của du khách trong quá trình du lịch, sẵn 91 sàng dành ra những khoản chi lớn cho các dịch vụ có chất lượng tốt nhất đồng thời thể hiện được đẳng cấp của người sử dụng dịch vụ - Linh hoạt trong việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho khách du lịch. Sự linh hoạt đó thể hiện qua việc lắng nghe khách du lịch, hiểu điều họ muốn và biến đổi sản phẩm, dịch vụ phù hợp với thị hiếu của họ nhằm thỏa mãn nhu cầu của họ. Du lịch Quảng Ngãi đang, đã và sẽ chịu cạnh tranh gay gắt từ các tỉnh khách và các quốc gia khác( tỉnh và quốc gia khác). Vì vậy, nếu các doanh nghiệp thiếu tính linh hoạt trong việc thay đổi, cải thiện, mở rộng sản phẩm du lịch của mình thì sẽ khiến cho du khách quốc tế nhàm chán và không tiếp tục sử dụng dịch vụ. - Thỏa mãn những nhu cầu của khách du lịch. Việc thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch không phải là một chuyện dễ dàng. Du lịch là một sản phẩm vô hình, khách hàng cảm nhận được chất lượng sản phẩm sau khi sử dụng nó và hoàn toàn không có sản phẩm dự trữ. Vì vậy, để thỏa mãn nhu cầu của du khách quốc tế các doanh nghiệp khả năng đáp ứng được nhu cầu từ nhỏ nhất đến nhu cầu lớn, có như thế du khách mới cảm nhận được chất lượng trong các dịch vụ du lịch của tỉnh - Thành công từ nghệ thuật giữ chân khách hàng. Nghệ thuật giữ chân ở đây được hiểu là bên cạnh sự linh hoạt trong cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho khách du lịch thì yếu tố khách cũng quan trọng không kém khiến khách hàng quay lại là nghệ thuật phục vụ và chăm sóc khách hàng. Nghệ thuật này được thể hiện xuyên suốt trong quá trình phục vụ khách hàng từ cách cư xử của nhân viên cho đến thái độ quan tâm từ phía lãnh đạo công ty sau khi khách hàng đã sử dụng dịch vụ Thứ hai là ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động du lịch Xuất phát từ thực trạng tình hình quảng bá về du lịch Quảng Ngãi còn quá kém và từ kết quả khảo sát thực tế rằng khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi được tiếp cận quá ít với thông tin du lịch Quảng Ngãi, bên cạnh việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá và xây dựng mối quan hệ liên kết du lịch như đã trình bày trong phần giải pháp vĩ mô, người viết xin mạnh dạn đưa ra những giải pháp giúp doanh nghiệp tự quảng bá cho chính mình thông qua việc ứng dụng khoa học – công nghệ thông tin như sau: 92 Thứ nhất là quảng cáo bằng cách mua lại từ khóa trên Google. Theo Experian Hitvise, công ty nổi tiếng ở Mỹ chuyên thu thập các dữ liệu trực tiếp từ các mạng ISP để giúp các nhà quản trị trang web phân tích được hành vi của những người ghé thăm trang web của mình và giúp đo lường được thị phần của các trang web, Google chiếm áp đảo lượng tìm kiếm trên mạng [34]. Vì thế mà người viết chọn google nơi để quảng cáo. Biểu đồ 3.1: Thị phần của những công cụ tìm kiếm hàng đầu thế giới “Nguồn: Experican Hitvise” Exprian Hitwise cũng thu thập dữ liệu từ 10 triệu người Mỹ sử dụng công cụ tìm kiếm trong khoảng thời gian từ 27/02/2010 đến 27/03/2010 và kết quả cho thấy độ dài của từ khóa tìm kiếm chiếm tỷ trọng cao nhất là một từ và hai từ Bảng 3.4: Tỷ trọng độ dài từ khóa tìm kiếm của người Mỹ Đơn vị tính: % Tiêu chí Tháng 2 – 2010 Tháng 3 – 2010 Một từ 22,81 22,98 Hai từ 22,85 22,81 Ba từ 20,46 20,32 Bốn từ 14,33 14,27 93 Năm từ 8,54 8,55 Sáu từ 4,69 4,71 Bảy từ 2,58 2,59 Tám từ trở lên 3,74 3,77 “Nguồn: Experican Hitvise” Nếu có nhiều người đặt mua cho cùng một từ khóa thì Google sẽ tổ chức đấu giá, người trả giá cao nhất cho từ khóa đó sẽ sở hữu từ khóa. Và mỗi khi có người gõ vào Google từ khóa để tìm kiếm thông tin thì lập tức Google sẽ đưa ra kết quả với tên của doanh nghiệp mua từ khóa xuất hiện ngay kết quả đầu tiên, trong khung màu vàng - Đối với doanh nghiệp kinh doanh khách sạn. Khi du khách có ý định đến du lịch ở Quảng Ngãi, thường thì du khách sẽ tìm kiếm với từ khóa là “hotel” hoặc “resort” và kết hợp với tên địa điểm là “Quảng Ngãi”. Dựa vào cơ sở đó ta thấy chỉ nên chọn từ khóa ngắn gọn vì thứ nhất, du khách có xu hướng tìm kiếm với một từ, hoặc hai từ khóa là chủ yếu như đã phân tích ở biểu đồ trên và thứ hai, việc mua nhiều từ sẽ tốn một khoảng tiền rất lớn của doanh nghiệp. Vậy nên, người viết đề xuất nên cân nhắc để đặt mua là “Quang Ngai hotel”, “Quang Ngai resort” - Đối với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, du lịch: Tương tự như thế công ty Du Lịch Quảng Ngãi có thể áp dụng để đặt mua là: “Quang Ngai tourism”, “Mỹ Khuê torism” Thứ hai là liên kết với các website uy tín để giúp khách quốc tế đặt phòng. Giải pháp này chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp kinh doanh khách sạn. Một xu hướng là du khách ngày càng thích tự bản thân thiết kế tour du lịch cho chính mình và vấn đề về chỗ ở là vấn đề được lưu tâm hàng đầu khi du khách đi đến một nơi nào đó. Nói thế không đồng nghĩa với việc du khách chi tiền nhiều cho nhu cầu ăn ở, mà để nói lên được tầm quan trọng của nơi dừng chân nghỉ qua đêm khi đi du lịch. - Với trang web nổi tiếng của Việt Nam về đặt phòng khách sạn là www.vietnamhotel.vn, hầu hết các khách sạn ở thành phố Quảng Ngãi đều đã liên kết với trang web này. Tuy nhiên, có một điều đáng lưu ý là thong thường du khách 94 đi dạng riêng lẻ thì sẽ có khuynh hướng chi tiêu ít hơn các nhu cầu khác, cho nên du khách thường chọn đến với khách sạn 1-2 sao. Và qua khảo sát trang web thì chỉ thấy có địa chỉ và số điện thoại liên lạc. Điều này gây khó khăn cho việc chọn phòng và đặt từng phòng cụ thể. Vì thế, các khách sạn cần cập nhật những thông tin cơ bản về khách sạn mình, hình ảnh toàn cảnh khách sạn,…để giúp thu hút khách quốc tế đặt phòng ở khách sạn mình. - Với những trang web nổi tiếng thế giới như: www.booking.com, www.bookingonline.asian, hiện nếu tìm kiếm với địa điểm là Quảng Ngãi thì không thấy có kết quả. Nếu liên kết với trang web này cần phải trả hoa hồng tùy theo cam kết của hai bên nhưng không thấp mức tối thiểu mà trang web đặt ra. Vì vậy, các khách sạn 1-2 sao không nên liên kết với những trang web có quy mô lớn như thế này vì nó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của khách sạn. Những khách sạn từ 3 sao trở lên với tiềm lực tài chính mạnh thì có thể áp dụng phương án này. IV. Một số kiến nghị đối với các cơ quan hữu quan 1. Kiến nghị đối với Chính phủ Mục tiêu của ngành du lịch là phát triển bền nhanh và bền vững, nhất thiết phải có sự điều tiết đúng đắn của Chính phủ và Nhà nước - Tiếp tục duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, xây dựng một tiền đề thuận lợi cho các hoạt động kinh tế - xã hội phát triển mà trong đó có lĩnh vực dịch vụ du lịch. Song song đó, ban hành cở sở pháp lý cho hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh để các doanh nghiệp cùng nhau phát triển. - Tiếp tục thực hiện chương trình kích cầu du lịch, đưa ngành du lịch của nước nhà qua khỏi tình trạng khó khăn, tạo ra một động lực phát triển mạnh mẽ cho sự phát triển du lịch trong những năm tiếp sau. - Cung cấp nguồn vốn cho công tác quy hoạch, đầu tư, nâng cấp, bảo tồn các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể như các di tích lịch sử, văn hóa, các làng nghề truyền thống,… nhằm phục vụ cho du lịch. - Có chính sách khuyến khích ưu đãi về tín dụng, thuế cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển du lịch. Tăng cường liên doanh trong nước, thu hút vốn trong nước cần được xem là hướng ưu tiên. Đồng thời cũng quan tâm kêu gọi vốn 95 đầu tư nước ngoài với những công trình có quy mô vốn lớn. Cần tập trung thứ tự ưu tiên vào các dự án du lịch có quy mô lớn, quan trọng, không đầu tư dàn trải manh mún. - Tiếp tục chỉ đạo Tổng cục du lịch đẩy mạnh hơn nữa việc xúc tiến, quảng bá du lịch Việt Nam ra thị trường nước ngoài bằng các phương tiện thông tin đại chúng. Thông qua đó, xây dựng hình ảnh đất nước Việt Nam thân thiện, mến khách với quan cảnh thiên nhiên hữu tình và đậm đà văn hóa dân tộc. Song song đó, tạo điều kiện tỉnh, thành có cơ hội quảng bá cho riêng địa phương mình. - Tạo điều kiện cho du khách quốc tế khi làm thủ tục xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu, đơn giản hóa các thủ tục, rút ngắn thời gian không cần thiết trong quá trình làm thủ tục, đồng thời đưa ra những trường hợp có thể miễn thị thực cho du khách, đặc biệt là khách đến từ các thị trường lân cận và trọng điểm. - Đề nghị Chính phủ nhanh chóng chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải có kế hoạch phát triển ngành hàng không, cho phép thêm nhiều thành phần kinh tế tham gia thành lập hãng hàng không trong nước, bình đẳng với nhau trong kinh doanh để khắc phục tình trạng thiếu chuyến bay trong nước, tạo điều kiện cho khách du lịch dễ dàng hơn trong việc đi lại 2. Kiến nghị đối với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Phối hợp với Quảng Ngãi xây dựng và triển khai thực hiện chương trình bào tồn tôn tạo và phát huy tác dụng các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, các vùng bảo tồn thiên nhiên. Ưu tiên các dự án bảo tồn di tích lịch sử văn hóa gắn với du lịch. - Ban hành các thông tư quy định chất lượng cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, lữ hành, ăn uống và vận tải du lịch; đồng thời quy định chế tài xử phạt nhằm tạo thành hành lang pháp lý rõ ràng, tiến tới việc phổ cập tiêu chuẩn quốc tế ở các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch. - Thiết kế các đoạn phim quảng cáo và đăng bài các bài báo, tạp chí tuyên truyền nâng cao nhận thức xã hội về du lịch, về tầm quan trọng và nguồn lợi du lịch mang lại. Đồng thời, xây dựng những khẩu hiệu về du lịch trong tâm trí người dân, tiến tới xây dựng nền văn hóa du lịch văn minh, đậm đà bản sắc dân tộc. 96 - Giúp đỡ tỉnh trong việc quảng bá tuyên truyền tại các thị trường trọng điểm quốc tế, làm cầu nối cho các nhà đầu tư nước ngoài đến Quảng Ngãi khảo sát và đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ du lịch. 3. Kiến nghị đối với UBND tỉnh Quảng Ngãi và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi - Đặt chiến lược phát triển dịch vụ du lịch trở thành động lực chính cho nhiệm vụ phát triển du lịch trong thời gian tới. Tạo điều kiện về chính sách và đưa ra những chính sách hỗ trợ về nguồn vốn các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này phát triển và tạo ra những dịch vụ chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế. - Hỗ trợ các dự án đầu tư phát triển du lịch, cải tạo nâng cấp các khu, điểm du lịch, các cơ sở lưu trú, vận tải, ăn uống, giải trí, mua sắm,… Đẩy nhanh tiến độ giải ngân của các dự án đầu tư đồng thời kịp thời thu hồi giấy phép đối với những trường hợp “ngâm dự án” để chuyển đổi sang nhà đầu tư khác. - Thành lập hội Việt kiều của tỉnh Quảng Ngãi, đồng thời kết hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi tổ chức buổi hội thảo nhằm liên lạc và truyền đạt thông điệp góp phần phát triển ngành du lịch tỉnh nhà. - Thường xuyên liên kết với các các địa phương phụ cận, đặc biệt là tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng và Huế hình thành các chương trình hợp tác du lịch liên vùng. - Khôi phục và bảo tồn những phong tập, tập quán, văn hóa tốt đẹp của tỉnh nhà, đặc biệt trong lĩnh vực văn hóa ẩm thực và nghệ thuật dân gian. Đưa những nét đẹp ấy đến du khách hơn nữa, để họ cảm được cái đẹp và tuyên truyền cho những người khác biết. - Tổ chức các cuộc thi sáng tác phim quảng cáo, bài hát và khẩu hiệu cho du lịch tỉnh nhà. Hoạt động giúp đưa khái niệm dịch vụ du lịch quốc tế đến với nhân dân và huy động được nguồn tư duy sáng tạo của tỉnh. 4. Kiến nghị đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi Nếu như nhiệm vụ của Chính phủ và chính quyền địa phương là đóng vai trò hỗ trợ cho việc phát triển dịch vụ du lịch thì doanh nghiệp đóng vai trò người tiên 97 phong, là nhân tố quyết định sự phát triển của dịch vụ du lịch quốc tế của tỉnh. Chính các doanh nghiệp là người trực tiếp tiếp xúc với du khách để tạo ra chất lượng của dịch vụ du lịch. Vì vậy, các doanh nghiệp không thể đứng ngoài cuộc trong nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ của toàn tỉnh. - Phát triển chương trình du lịch theo chủ đề do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề ra, đồng thời phối hợp nhuần nhuyễn với các lĩnh vực dịch vụ khác nhằm mang lại hiệu quả kinh tế và thỏa mãn nhu cầu của du khách. Đồng thời liên kết các cơ sở lữ hành tại các địa phương khác, thiết kế các chương trình du lịch vùng - Nắm vững các tiêu chuẩn về thẩm định chất lượng cơ sở lưu trú, các điều kiện đón khách quốc tế. Tăng cường đầu tư hơn nữa vào cơ sở vật chất, các trang thiết bị, tiện nghi phục vụ khách du lịch. - Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đẩy mạnh việc sáng tạo ra những món ăn mới song vẫn giữ được những đặc sản địa phương và hương vị truyền thống. - Đảm bảo sự tiện nghi và an toàn nhất cho hành trình vận chuyển du khách. Đẩy mạnh các hình thức vận tải thân thiện với môi trường. - Dựa vào lợi thế vùng, xây dựng nhiều loại mô hình vui chơi giải trí khác nhau, phù hợp với mọi đối tượng, mọi lứa tuổi. Sáng tạo ra nhiều loại hình giải trí mới lạ, tạo được điểm nhấn cho ngành du lịch tỉnh nhà. Tiểu kết Chương 3 Trong Chương 3, người viết đã tổng hợp một số dự báo và xu hướng phát triển du lịch quốc tế của vùng Bắc trung bộ và Quảng Ngãi. Đồng thời tác giả cũng chỉ ra những cơ hội và thách thức cho ngành du lịch tỉnh Quảng Ngãi. Mặt khác, người viết cũng đưa ra những quan điểm, mục tiêu và định hướng triển khai của ngành du lịch tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn 2011 - 2020. Từ đó đề xuất một số giải pháp vĩ mô và vi mô cùng với những kiến nghị với Chính phủ và Nhà nước, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Quảng Ngãi và Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch ở Quảng Ngãi nhằm tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi. 98 KẾT LUẬN Trong xu thế hội nhập quốc tế và khu vực, du lịch không những đóng góp một nguồn thu đáng kể trong ngân sách Nhà nước mà còn góp phần đưa nền kinh tế đi lên. Song để thành công trong quá trình hội nhập quốc tế, ngành du lịch Việt Nam nói chung và ngành du lịch của tỉnh Quảng Ngãi nói riêng cần nhận thức đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của việc phát triển dịch vụ du lịch quốc tế của mình lên một tầm cao mới, nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch quốc tế, góp phần vào việc quảng bá hình ảnh đất nước với tài nguyên phong phú, con người thân thiện và văn hóa du lịch tiến bộ đến với thế giới. Đề tài khóa luận tốt nghiệp “ Tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi giai đoạn 2011 - 2020” ra đời nhằm phản ánh nội dung trên. Với hơn chín mươi trang viết theo kết cấu ba chương có trọng tâm, trọng điểm và nhất quán theo mục tiêu nghiên cứu xác định ban đầu, khóa luận tốt nghiệp đã khái quát được nội dung chủ yếu được liệt kê sau: Một là, xây dựng hệ thống lý luận chung về thu hút khách du lịch quốc tế, hệ thống hóa các yếu tố ảnh hưởng đến việc thu hút khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi, nghiên cứu kinh nghiệm của một vài quốc gia trong khu vực, đồng thời đánh giá được những tiềm năng và sự cần thiết của sự phát triển dịch vụ du lịch quốc tế của tỉnh Quảng Ngãi. Hai là, phân tích thực trạng thu hút khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi trong giai đoạn 2001 – 2010, từ đó đánh giá những kết quả đạt được, những mặt còn tồn tại cũng như những nguyên nhân nhằm có thể đưa ra biện pháp khắc phục. Ba là, đề xuất quan điểm, mục tiêu phấn đấu, các định hướng triển khai và một số giải pháp ở tầm vi mô và vĩ mô nhằm tăng cường thu hút khách du lịch đến Quảng Ngãi giai đoạn 2011 – 2020. Từ đó góp phần vào công cuộc phát triển du lịch Việt Nam. Qua những số liệu thống kê tình hình du lịch Quảng Ngãi trong những năm qua kết hợp với khảo sát thực tế, người viết nhận thấy đa phần khách du lịch yêu thích cảnh quan thiên nhiên, bãi biển và con người thân thiện nơi đây. Trong các giải pháp đề ra, tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá và xây dựng một nền 99 văn hóa du lịch thân thiện, đậm đà bản sắc dân tộc là hai giải pháp quan trọng nhất. Tuy nhiên, để đạt sự phát triển mong muốn, dịch vụ du lịch quốc tế của tỉnh Quảng Ngãi rất cần vai trò quản lý của Nhà nước về du lịch nói chung và dịch vụ du lịch nói riêng. Tác giả tin tưởng rằng khi Nhà nước, chính quyền địa phương và người dân cùng nhau phối hợp thực hiện các giải pháp đã đề ra thì du lịch Quảng Ngãi nhất định sẽ phát triển và đạt một tầm cao mới, đóng góp tích cực vào sự phát triển ngành du lịch của nước nhà. Hy vọng với những giải pháp cơ bản trên, tác giả mong muốn sẽ đóng góp một phần công sức của mình vào việc đẩy mạnh phát triển du lịch quốc tế của tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian tới. Tuy nhiên, do hạn chế và thời gian và kiến thức cũng như nguồn tài liệu nên phạm vi nghiên cứu và khả năng ứng dụng của đề tài còn hẹp. Người viết rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ phía quý thầy cô và bạn đọc để đề tài được tốt hơn. 100 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1. Ban đặc trách Dự án Hỗ trợ Thương mại Đa biên Giai đoạn III (2009), Báo cáo Chiến lược Tổng thể phát triển ngành dịch vụ (CSSSD) tới năm 2020 và tầm nhìn tới năm 2020, Hà Nội, trang 59. 3. Cục Thống Kê tỉnh Quảng Ngãi (2010), Niên Giám Thống Kê tỉnh 2008, trang 224 – 226. 2. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2002), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội. 6. Đoàn Liêng Diễm (2003), Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển Du lịch bền vững Thành phố Hồ Chí Minh, trang 140 - 142 - 145, Hồ Chí Minh. 5. GS., TS. Nguyễn Văn Đính, PGS., TS. Trần Thị Minh Hòa (2008), Giáo trình kinh tế du lịch, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, trang 10 - 11 - 217 - 222 - 223. 43. PTS. Nguyễn Minh Tuệ (2007), Địa lý du lịch, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, trang 11 - 15. 26. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng ngãi (2011), Báo cáo hoạt động năm 2010 và phương hướng phát triển du lịch Quảng Ngãi năm 2011, Quảng Ngãi. 27. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi (2010), Báo cáo hoạt động năm 2009 và phương hướng phát triển du lịch Quảng Ngãi năm 2010, Quảng Ngãi. 28. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi (2007), Quy hoạch phát triển du lịch giai đoạn 2006 - 2020, Quảng Ngãi. 24. Quốc hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2005), Luật Du lịch 2005, NXB Chính trị Quốc gia. 33. Tổng cục thống kê (2010), Niên giám thống kê 2009 (tóm tắt), NXB thống kê, trang 182 - 184. 9. Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng (2010), Ổn định kinh tế vĩ mô để tăng trưởng cao hơn, Pháp Luật Online (01/01/2010), tại tang-truong-cao-hon-.htm, ngày truy cập 10/05/2010. 101 13. Bali: Thiên đường nhiệt đới, website thế giới trong tầm tay bạn, tại 38647.html, ngày truy cập 5/05/2010. 32. Lại Thúy Hà (2010), Du lịch đóng góp gián tiếp 738.600 tỷ đồng vào GDP năm 2020, Website tổng cục du lịch Việt Nam (10/12/2010), tại ngày truy cập 15/04/2011. 46. Nguyệt Hà (2011), Du lịch Việt Nam trước cơ hội lớn, Website Tổng thông tin điện tử chính phủ (05/02/2011), tại lon/20112/63023.vgp/, ngày truy cập 19/04/2011. 38. Nam Cường, Quảng Ngãi – thực trạng thu hút FDI, Website xúc tiến đầu tư miền trung cục đầu tư nước ngoài, bộ kế hoạch và đầu tư (26/11/2010), tại ew=article&id=52:quangngai-fdi&catid=27:t11- hoatdongxuctiendautu&Itemid=28&lang=vi, ngày truy cập 01/05/2011. 42. Petro Sông Trà: Tiếp tục đạt danh hiệu “Khách sạn 3 sao hàng đầu Việt Nam”, Website trang báo Quảng Ngãi (01/07/2010), tại ngày truy cập 18/04/2011. 44. Sở TM-DL, Du lịch Quảng Ngãi, Website tỉnh Quảng Ngãi, tại ngày truy cập 19/04/2011. 12. Thiên Hương (2009), Để thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, VOV News (06/01/2009), tại nam/20091/102311.vov, ngày truy cập 25/05/2010. 10. Thanh Hà (2010), Hướng dẫn du lịch Quảng Ngãi, website sở Văn hóa, Thông tin và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi (31/10/2010) 102 2/, ngày truy cập 20/04/2011. 35. Tạ Quy (2010), Du lịch Quảng Ngãi - Chặng đường hơn 20 năm, Website trung tâm xúc tiến đầu tư tỉnh Quảng Ngãi (12/07/2010), tại ngày truy cập 15/04/2011. 39. Trịnh Phương (2009), Hệ thống khách sạn ở Quảng Ngãi: Lượng tăng nhưng chất chưa cao (19/08/2009), tại ngày truy cập 15/04/2011. 14. Tuyết Nga, Singapore – Thiên đường du lịch sạch, website du lịch cao cấp, tại 29. Vĩnh Thụy (2011), Trường Lũy Quảng Ngãi được xếp hạng di tích cấp Quốc gia, Website thông tin kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi (10/03/2011), tại ngày truy cập 15/04/2011. 36. Thu Trang (2010), Hãy nở nụ cười với du khách, Hà Nội Mới Online (13/03/2010), tại du-khach!.htm, ngày truy cập 12/05/2010. 40. Vĩnh Thụy (2011), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai nhiệm vụ năm 2011, Website thông tin kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi (04/03/2011), tại ngày truy cập 15/04/2011. 41. Việt Hà, Du lịch Quảng Ngãi - Thu hút từ đâu?, Website trang báo Quảng Ngãi (25/12/2010), tại hut-tu-dau-1971532/, ngày truy cập 18/04/2011. 45. UNWTO dự báo du lịch thế giới sẽ tăng trưởng 4%, Website Tổng Cục Du lịch, (4/5/2010) tại 103 ngày truy cập 19/04/2011. TIẾNG ANH 34. Experian Hitwise, Ask share of searches increases for fourth straight month, tại ngày truy cập 13/04/2011 49. A.G.Laffey, Ram Charan (2008), The Game - Changer: How you can drive the revenue, NXB Crown Business. 50. A.K.Raina, S.K.Agarwal (2004), The Essence of Tourism Development, NXB Sarup & Sons New Delhi, trang 18 - 30 - 36. 51. The Borneo Post (2010), 2.3 million tourists to come with 4 million MYR, Sabah Tourism Board (25/01/2010), tại to-bring-in-rm4-bln/, ngày truy cập 30/05/2010. 53. David Weaver (2008), Sustainable tourism: Theory and Practice, NXB Elsevier Butterworth - Heinemann, trang 10. 104 PHỤ LỤC Phụ lục 1 QUESTIONNAIRE Dear Sir/Madam, I am a senior student at Foreign Trade university HMC, and now I am doing a market survey for my Thesis: “Enhance attracting international tourists to Quang Ngai Province in the period 2011 – 2020” Your response in each question in this questionnaire will ONLY be used for the thesis and be kept strictly confidential. I should be pleased if you could spare 3 minutes to participate in this survey. Thank you so much for your kind cooperation. I. MAJOR INFORMATION ABOUT YOUR TRIP IN QUANG NGAI: 1. How many times have you visited Quang Ngai? Once Twice 3 times More than 3 times 2. What was your purpose to visit Quang Ngai? Business Convention Visiting relative /friend Tourism Discovery Other (please specify):……………………………………………………………. 3. Your tour was prepared by: Yourself Your company Travel agent Other (please specify):……………………………………………………………. 105 4. How long will you stay in Quang Ngai? Less than 1 day 1-2 days 3 day More than 3 days 5. What was your style of accommodation? Lodging house 1-2 star hotel 3-4 star hotel Other(pleasespecify):……………………………………………………………… 6. Please rate 1-5 for these service in Quang Ngai (1 means very good, 5 means very bad) 1 2 3 4 5 Tourism information Local culture Quality of foods and drinks Hotel and other accommodation Transportation Shopping Entertainment Sightseeing spots 7. Please rate 1-5 for the services you are willing to pay more if which service is improved? (1 means the most, 5 means the least) Shopping: Foods and drinks: Entertainment: Accommodation: Transportation: 8. How much money do you spend in one day in Quang Ngai on average? ………………………………………………………………………………………... 106 9. In your opinion, what is the own characteristic in Quang Ngai that can help attract international tourists? Culture Sea Sightseeing Spot eating- house Other (please specify):……………………………………………………………. 10. What do you dislike about Quang Ngai? Foods and Drinks Weather Traffic system Accommodation Additional Service Other (please specify):……………………………………………………………. 11. What means of transportation was you use to arrive for Quang Ngai? Train Ship Coach Bus Motorbike Other (please specify):……………………………………………………………. 12. What means of transportation was you use to ravel around Quang Ngai? Bus Taxi Motorbike Bicycle Other (please specify):……………………………………………………………. 13. Which source did you know about Quang Ngai from? Relative/ friend Internet Newspaper Travel agent Other (please specify):……………………………………………………………. 14. Do you intend to come back Quang Ngai? Yes May be No 15. Do you intend to introduce Quang Ngai to your relatives and friends? Yes May be No II. PERSONAL INFORMATION: 107 16. Where are you from?............................................................................................... 17. Gender: Male Female 18. How old are you? Under 30 30-40 40-50 Above 50 THE END 108 Phụ lục 2 KẾT QUẢ KHẢO SÁT Ý KIẾN KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI 1. Số lần đến Quảng Ngãi của du khách số lần số khách tỷ lệ (%) 1 68 81,93 2 6 7,23 3 3 3,61 trên 3 6 7,23 tổng cộng 83 100 2. Mục đích đến Quảng Ngãi của du khách Công việc số khách tỷ lệ (%) Không 67 80,72 Có 16 19,28 Tổng cộng 83 100 Triển lãm/ Hội nghị số khách tỷ lệ (%) Không 83 100 Có 0 0 Tổng cộng 83 100 Thăm bà con/ bạn bè số khách tỷ lệ (%) Không 76 91,57 Có 7 8,43 Tổng cộng 83 100 Du lịch số khách tỷ lệ (%) 109 Không 0 0 Có 83 100 Tổng cộng 83 100 Khám phá số khách tỷ lệ (%) Không 64 77,11 Có 19 22,89 Tổng cộng 83 100 3. Người tổ chức tour của du khách Người tổ chức tour số khách tỷ lệ (%) Tự bản thân 70 84,34 Công ty 6 7,23 Công ty du lịch 7 8,43 tổng cộng 83 100 4. Thời gian du khách ở Quảng Ngãi Thời gian ở số khách tỷ lệ (%) dưới 1 ngày 13 16,87 1 - 2 ngày 64 77,11 3 ngày 3 3,61 hơn 3 ngày 2 2,41 Tổng cộng 83 100 5. Nơi lưu trú của du khách Nơi lưu trú số khách tỷ lệ (%) Nhà nghỉ 14 16,87 Khách sạn 1-2 sao 47 56,63 Khách sạn 3-4 sao 22 26,50 110 tổng cộng 83 100 6. Đánh giá các dịch vụ du lịch tại Quảng Ngãi Chi tiết Điểm 5 Điểm 4 Điểm 3 Điểm 2 Thông tin Du lịch 45 21 13 4 Phần trăm 54,22 25,30 15,66 4,82 Chi tiết Điểm 5 Điểm 4 Điểm 3 Điểm 2 Điểm 1 Văn hóa địa phương 6 13 38 15 11 Phần trăm 7,23 15,66 45,78 18,07 13,26 Chi tiết Điểm 5 Điểm 4 Điểm 3 Điểm 2 Điểm 1 Chất lượng dịch vụ ăn uống 3 14 17 29 20 Phần trăm 3,61 16,87 20,48 34,94 24,10 Chi tiết Điểm 5 Điểm 4 Điểm 3 Điểm 2 Điểm 1 Nhà nghỉ, khách sạn 4 7 19 21 32 Phần trăm 4,83 8,43 22,89 25,30 38,55 Chi tiết Điểm 5 Điểm 4 Điểm 3 Điểm 2 Điểm 1 Phương tiện đi lại 5 17 32 21 8 Phần trăm 6,02 20,48 38,55 25,31 9,64 111 Chi tiết Điểm 5 Điểm 4 Điểm 3 Điểm 2 Điểm 1 Dịch vụ giải trí 17 19 28 11 8 Phần trăm 20,48 22,89 33,73 13,25 9,65 Chi tiết Điểm 5 Điểm 4 Điểm 3 Điểm 2 Điểm 1 Nơi ngắm cảnh 11 19 26 22 5 Phần trăm 13,25 22,89 31,33 26,51 6,02 7. Đánh giá những dịch vụ mà du khách sẽ trả nhiều hơn nếu được cải thiện Mua sắm Mức sẵn sàng trả thêm số khách tỷ lệ (%) 1 33 39,78 2 20 24,09 3 11 13,25 4 10 12,04 5 9 10,84 Tổng cộng 83 100 Ăn uống Mức sẵn sàng trả thêm số khách tỷ lệ (%) 1 1 1,21 2 12 14,45 3 17 20,48 4 22 26,50 5 31 37,36 Tổng cộng 83 100 112 Giải trí Mức sẵn sàng trả thêm số khách tỷ lệ (%) 1 27 32,55 2 20 24,09 3 15 18,07 4 13 15,66 5 8 9,63 Tổng cộng 83 100 Lưu Trú Mức sẵn sàng trả thêm số khách tỷ lệ (%) 1 2 2,41 2 13 15,66 3 19 22,89 4 21 25,30 5 28 33,74 Tổng cộng 83 100 Phương tiện đi lại Mức sẵn sàng trả thêm số khách tỷ lệ (%) 1 20 24,10 2 18 21,68 3 21 25,31 4 17 20,48 5 7 8,43 Tổng cộng 83 100 9. Đặc điểm thu hút khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi Đặc điểm số khách tỷ lệ (%) 113 Văn hóa 8 9,64 Biển 43 51,81 Nơi ngắm cảnh 21 25,30 Quán ăn 11 13,25 Tổng cộng 83 100 10. Đặc điểm mà du khách không thích về Quảng Ngãi Đặc điểm số khách tỷ lệ (%) Ẩm thực 5 6,02 Khí hậu 15 18,07 Hệ thống giao thông 24 28,92 Cơ sở lưu trú 4 4,82 Dịch vụ bổ trợ 35 42,17 Tổng cộng 83 100 11. Phương tiện giao thông mà khách du lịch dùng để đến Quảng Ngãi Phương tiện số khách tỷ lệ (%) Tàu hỏa 37 44,58 Tàu thủy 0 0 Xe khách 44 53,01 Xe Buýt 0 0 Xe máy 2 2,41 Tổng cộng 83 100 12. Phương tiện giao thông mà khách du lịch thường dùng để dạo quanh Quảng Ngãi Phương tiện số khách tỷ lệ (%) Xe buýt 6 7,22 Taxi 11 14,65 114 Xe máy 8 9,63 Xe đạp 23 27,60 Xe khách theo tour 31 36,34 Đi bộ 4 4,56 Tổng cộng 83 100 13. Nguồn mà du khách biết đến Quảng Ngãi đầu tiên Nguồn số khách tỷ lệ (%) Bạn bè/ Người thân 13 15,67 Internet 17 20,48 Báo chí 2 2,41 Đại lý du lịch 10 12,05 Sách Lovely Planet 41 49,39 Tổng cộng 83 100 14. Đánh giá về việc quay lại của du khách Việc Quay lại số khách tỷ lệ (%) Có 18 21,69 Có thể 25 30,12 Không 40 48,19 Tổng cộng 83 100 15. Đánh giá về việc giới thiệu Quảng Ngãi của du khách cho người thân của họ Giới thiệu số khách tỷ lệ (%) Có 36 43,37 Có thể 29 34,94 Không 18 21,69 Tổng cộng 83 100 115 16. Quốc tịch của khách du lịch quốc tế Quốc tịch Số khách Tỷ lệ (%) Pháp 18 21,69 Mỹ 16 19,28 Hàn Quốc 11 13,25 Nhật Bản 11 13,25 Trung Quốc 7 8,43 Úc 5 6,02 Canada 5 6,02 Anh 3 3,61 Singapore 3 3,61 Bỉ 2 2,41 Thụy Sĩ 2 2,41 Tổng cộng 83 100 17. Giới tính của khách du lịch Giới tính Số khách Tỷ lệ (%) Nam 44 53,01 Nữ 39 46,99 Tổng cộng 83 100 18. Độ tuổi của khách du lịch Độ tuổi Số khách Tỷ lệ (%) dưới 30 23 27,71 30 - 40 31 37,35 40 - 50 17 20,48 trên 50 12 14,46 Tổng cộng 83 100

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnhap_1_khoa_luan_dang_cao_cuong_repaired_repaired__9574.pdf
Luận văn liên quan