Đề tài Phát triển thương mại mặt hàng dệt may trên thị trường miền bắc của công ty cổ phần may Đông Mỹ - Hanosimex

- Tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp dệt may trong hiệp hội. Thường xuyên tổ chức các cuộc họp giữa các doanh nghiệp dệt may và hiệp hội nhằm tìm hiểu, đề ra xu hướng phát triển chung từ đó tạo lợi thế cạnh tranh cho ngành. - Tăng cường nghiên cứu phát triển thương mại mặt hàng dệt may, nghiên cứu mẫu mã, thông tin thị trường nhằm hỗ trợ doanh nghiệp dệt may. Bản thân hiệp hội phải là tấm gương đi đầu trong việc thiết kế mẫu dệt may từ đó mới có thể để các doanh nghiệp noi theo. Tận dụng thế mạnh của mình hiệp hội phải cung cấp thông tin về tình hình thị trường cho các doanh nghiệp trong hiệp hội. Có như thế các doanh nghiệp trong hiệp hội mới tin tưởng và cũng cung cấp thông tin chính xác cho hiệp hội, các doanh nghiệp chưa tham gia hiệp hội sẽ tích cực tham gia hơn.

doc44 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2370 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển thương mại mặt hàng dệt may trên thị trường miền bắc của công ty cổ phần may Đông Mỹ - Hanosimex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1.225.139 1.560.000 Nguồn: Bảng cân đối kế toán của công ty cổ phần may Đông Mỹ - HANOSIMEX Hình 2.2 Giá trị doanh thu và lợi nhuận qua các năm. - Về tổng doanh thu: Doanh thu của công ty vẫn tăng đều qua các năm 2007 đến 2009 mặc dù chịu tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu. Cụ thể là doanh thu năm 2007 là 27,07 tỷ đồng, năm 2008 là 28,59 tỷ đồng, tăng 1,52 tỷ đồng ( tương ứng 5.6% doanh thu năm 2007 ). Năm 2009 là một năm suy thoái nghiêm trọng của kinh tế toàn cầu, trong đó sản lượng của nền kinh tế thế giới trải qua sự sụt giảm nghiêm trọng nhất kể từ Chiến tranh Thế giới thứ 2 tới nay, nhưng nhờ có chiến lược hướng về thị trường nội địa cùng với việc mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước như: Mỹ, EU, Nhật bản…Nên doanh thu năm 2009 là 47.13 tỷ đồng, tăng 18,54 tỷ đồng so với năm 2008 ( tương ứng tăng 64.85% so với năm 2008 ). Đây thực sự là 1 thành công lớn trong công tác quản lý và ra chính sách của công ty. Nhưng đến năm 2010, tổng doanh thu giảm xuống đột ngột còn 22,56 tỷ đồng, chỉ bằng 47.86% doanh thu năm 2009. Nguyên nhân có thể giải thích như sau:Lạm phát cao (CPI tăng 11.7%) gây bất ổn kinh tế vĩ mô, làm cho chi phí đầu vào của doanh nghiệp tăng tăng cao trong khi tăng giá sản phẩm là điều rất khó thực hiện. Kinh tế thế giới khó khăn khiến cho thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, lạm phát cao trong nước cũng làm cho nhu cầu về sản phẩm may mặc giảm mạnh. Hai nguyên nhân kể trên cũng là những yếu tố làm cho sản lượng năm 2010 của công ty may đông mỹ chỉ đạt 1.225.139 sản phẩm, giảm 93.251 sản phẩm so với năm 2009. Đến năm 2011, doanh thu của công ty là 30,27 tỷ đồng , tăng 7,71 tỷ đồng so với doanh thu năm 2010. Đây là một năm tràn đầy những khó khăn cả vì kinh tế vĩ mô nội địa lẫn kinh tế thế giới, nhưng nhờ được sự hỗ trợ từ phía chính sách của nhà nước cũng như quyết tâm của doanh nghiệp nên sản lượng của công ty đã đạt 1.560.000 sản phẩm, tăng 334.861 sản phẩm so với năm 2010 - Về lợi nhuận: Ta thấy tổng doanh thu của công ty từ năm 2007 đến năm 2009 vẫn tăng đều, hơn nữa tốc độ tăng trưởng của doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng của tổng chi phí nên lợi nhuận của công ty vẫn giữ đà tăng từ năm 2007 đến năm 2009. Cụ thể, lợi nhuận năm 2007 là 0,252 tỷ đồng, năm 2008 là 0,555 tỷ đồng, tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2007. Đến năm 2009, lợi nhuận của công ty đạt được là 0,795 tỷ đồng, tăng gấp 1,43 lần so với năm 2008 và gấp 3,15 lần so với năm 2007. Đến năm 2010, do tình hình lạm phát cao, giá thành nguyên vật liệu tăng mạnh, và các chi phí dịch vụ tăng lên nhiều. Điều đó đã làm tổng chi phí tăng, doanh thu giảm dẫn đến lợi nhuận của công ty giảm xuống còn 0,650 tỷ đồng. Năm 2011, doanh thu của công ty có tăng nhưng do chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên nhiều so với năm 2010, nên lợi nhuận của công ty chỉ là 0,510 tỷ đồng. Ảnh hưởng nhân tố môi trường đến phát triển thương mại mặt hàng dệt may trên thị trường miền Bắc Các nhân tố vĩ mô * Các nhân tố về mặt kinh tế: - Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Nền kinh tế tăng trưởng cao và ổn định sẽ làm cho thu nhập của tầng lớp dân cư tăng dẫn đến sức mua hàng hóa và dịch vụ tăng lên. Nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao và ổn định kéo theo hoạt động kinh doanh của công ty đạt hiệu quả cao, khả năng tích tụ và tập trung sản xuất cao. Như vậy, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định có ý nghĩa rất quan trọng với sự phát triển mặt hàng dệt may của công ty, giúp công ty kinh doanh đạt hiệu quả cao, tăng sản lượng, mở rộng thị phần, thu càng nhiều lợi nhuận về cho công ty. -. Tỷ giá hối đoái: Đây là nhân tố tác động nhanh chóng và sâu sắc với từng quốc gia và từng doanh nghiệp nhất là trong điều kiện nền kinh tế mở cửa khi đồng nội tệ lên giá sẽ khuyến khích nhập khẩu và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước sẽ giảm trên thị trường miền Bắc. Công ty sẽ khó khăn cho quá trình phát triển thương mại, phát triển sản xuất kinh doanh nếu tỷ giá hối đoái tăng cao vì nó khiến cho khuyến khích nhập khẩu và hạn chế xuất khẩu. Điều đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh, sản lượng, khả năng tiêu thụ sản phẩm và hoạt động kinh doanh của công ty. -. Lãi suất cho vay của ngân hàng: Nếu lãi suất cho vay cao dẫn đến chi phí kinh doanh của công ty cao, điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nhất là khi so với doanh nghiệp có tiềm lực vốn sở hữu mạnh. Nếu lãi suất tăng khiến công ty ứng xử kiểu gì bây giờ cũng khó: chấp nhận vay vốn cao để sản xuất thì sẽ thua lỗ vì không thể tăng giá bán hàng quá cao khi người tiêu dùng trở nên dè dặt chi tiêu. Còn không sản xuất thì chi phí duy trì bộ máy cũng là một gánh nặng. Hơn thế, còn có nguy cơ bị mất thị phần và khách hàng. Cách duy nhất là sản xuất cầm chừng, không tính chuyện đầu tư mở rộng. Vì thế việc điều chỉnh lãi suất ngân hàng của chính phủ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển mặt hàng thương mại cưa công ty. - Lạm phát: Lạm phát cao các doanh nghiệp sẽ không đầu tư vào sản xuất kinh doanh đặc biệt là đầu tư tái sản xuất mở rộng và đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất của doanh nghiệp vì các doanh nghiệp sợ không đảm bảo về mặt hiện vật các tài sản, không có khả năng thu hồi vốn sản xuất hơn nữa, rủi ro kinh doanh khi xẩy ra lạm phát rất lớn. Và lạm phát cao cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển thương mại mặt hàng dệt may của công ty. Trước áp lực lạm phát, công ty gặp khó khăn toàn diện trên mọi mặt như áp lực về giá cả nguyên liệu, tiếp cận nguồn vốn khi nhà nước sắt chặt tiền tệ, sức mua của người dân giảm… từ đó sẽ lam f tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp giảm đi, thậm chí thua lỗ, phá sản. * Các chính sách kinh tế của nhà nước: Các chính sách phát triển kinh tế của nhà nước có tác dụng cản trở hoặc ủng hộ lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Có khi một chính sách kinh tế của nhà nước tạo cơ hội đối với doanh nghiệp này nhưng làm mất cơ hội cho doanh nghiệp khác. Khi mà nền kinh tế lạm phát cao, các doanh nghiệp găp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì các chính sách kinh tế của nhà nước có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế. Nhà nước tường dùng các công cụ chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, điều chỉnh thuế và lãi suất ngân hàng. Các chính sách này giúp công ty có thể ổn định việc sản xuất, kinh doanh. * Các nhân tố thuộc về chính trị pháp luật Một thể chế chính trị, một hệ thống pháp luật chặt chẽ, rõ ràng, mở rộng và ổn định sẽ làm cơ sở cho sự bảo đảm điều kiện thuận lợi và bình đẳng giúp công ty tham gia cạnh tranh lành mạnh, đạt hiệu quả cao. Thể hiện rõ nhất là các chính sách bảo hộ mậu dịch tự do, các chính sách tài chính, những quan điểm trong lĩnh vực nhập khẩu, các chương trình quốc gia, chế độ tiền lương, trợ cấp, phụ cấp cho người lao động... Các nhân tố này đều ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động phát triển thương mại sản phẩm dệt may của doanh nghiệp. * Các nhân tố thuộc về công nghệ Nhóm nhân tố khoa học công nghệ tác động một cách quyết định đến 2 yếu tố cơ bản nhất tạo nên khả năng cạnh tranh trên thị trường hay khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, đó là hai yếu tố chất lượng và giá bán. Khoa học công nghệ hiện đại áp dụng trong sản xuất kinh doanh góp phần làm tăng chất lượng hàng hóa và dịch vụ, giảm tối đa chi phí sản xuất (tăng hiệu suất) dẫn tới giá thành sản phẩm giảm. Từ đó giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường trong nước cũng như quốc tế. * Các nhân tố về văn hoá xã hội Phong tục tập quán, lối sống, thị hiếu, thói quen tiêu dùng, tôn giáo tín ngưỡng có ảnh hưởng trực tiếp đến mức tiêu thụ sản phẩm dệt may, hàng hóa của công ty. Những khu vực khác nhau có văn hóa - xã hội khác nhau do vậy khả năng phát triển thương mại hàng hóa cũng khác nhau, đòi hỏi công ty phải nghiên cứu rõ những yếu tố thuộc về văn hóa - xã hội ở khu vực đó để có những chiến lược phát triển thương mại sản phẩm dệt may phù hợp với từng khu vực khác nhau. * Các nhân tố tự nhiên Các nhân tố tự nhiên có thể tạo ra các thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Các nhân tố tự nhiên bao gồm tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý... Vị trí địa lý thuận lợi sẽ tạo điều kiện khuếch trương sản phẩm, phát triển thương mại giảm thiểu các chi phí phục vụ bán hàng, giới thiệu sản phẩm. Tài nguyên thiên nhiên phong phú tạo điều kiện cho công ty chủ động trong cung ứng nguyên vật liệu đầu vào cho quá trình sản xuất kinh doanh, đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường, tạo điều kiện cho công ty trong quá trình sản xuất kinh doanh. Các nhân tố vi mô * Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp - Khách hàng Khách hàng là đối tượng mà doanh nghiệp phục vụ và là yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp dệt may. Bởi vì khách hàng tạo nên thị trường, quy mô của khách hàng tạo nên quy mô thị trường. Những biến động tâm lý khách hàng thể hiện qua sự thay đổi sở thích, thị hiếu, thói quen làm cho số lượng sản phẩm dệt may được tiêu thụ tăng lên hay giảm đi. Một nhân tố đặc biệt quan trọng là mức thu nhập và khả năng thanh toán của khách hàng có tính quyết định đến lượng hàng hóa tiêu thụ của doanh nghiệp. Khi thu nhập tăng thì nhu cầu tăng và khi thu nhập giảm thì nhu cầu giảm, do vậy doanh nghiệp cần có những chính sách giá, chính sách sản phẩm hợp lý. - Số lượng doanh nghiệp hoạt động trong ngành và cường độ cạnh tranh Số lượng các doanh nghiệp trong ngành và các đối thủ ngang sức tác động rất lớn đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có quy mô lớn, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ cao hơn các đối thủ khác trong ngành. Càng nhiều doanh nghiệp cạnh tranh trong ngành thì cơ hội đến với từng doanh nghiệp càng ít, thị trường phân chia nhỏ hơn, khắt khe hơn dẫn đến lợi nhuận của từng doanh nghiệp cũng nhỏ đi. Do vậy, việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh là việc cần thiết để phát triển thương mại sản phẩm dệt may của doanh nghiệp - Các đơn vị cung ứng đầu vào cho doanh nghiệp Các nhà cung ứng các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất có thể chia sẻ lợi nhuận của một doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp đó có khả năng trang trải các chi phí tăng thêm cho đầu vào được cung cấp. Các nhà cung cấp có thể gây khó khăn làm cho khả năng của doanh nghiệp bị giảm trong trường hợp: +. Nguồn cung cấp mà doanh nghiệp cần chỉ có một hoặc một vài công ty có khả năng cung cấp. +. Loại vật tư mà nhà cung cấp bán cho doanh nghiệp là đầu vào quan trọng nhất của doanh nghiệp. Từ các yếu tố trên thì nhà cung cấp có thể ép buộc các doanh nghiệp mua nguyên vật liệu với giá cao, khi đó chi phí sản xuất tăng lên, giá thành đơn vị sản phẩm tăng, khối lượng tiêu thụ bị giảm làm doanh nghiệp bị mất dần thị trường, lợi nhuận giảm. * Các nhân tố bên trong doanh nghiệp - Giá sản phẩm Việc tiêu thụ sản phẩm chịu tác động rất lớn của nhân tố giá cả sản phẩm về nguyên tắc, giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa và giá cả xoay quanh giá trị hàng hóa, theo cơ chế thị trường hiện nay giá cả được hình thành tự phát trên thị trường theo sự thoả thuận giữa người mua và người bán. Do đó, doanh nghiệp hoàn toàn có thể sử dụng giá cả như một công cụ sắc bén để đẩy mạnh phát triển thương mại mặt hàng dệt may. Nếu doanh nghiệp đưa ra một mức giá phù hợp với chất lượng sản phẩm được đông đảo người tiêu dùng chấp nhận, doanh nghiệp sẽ dễ dàng tiêu thụ sản phẩm của mình. Ngược lại, nếu định giá quá cao, người tiêu dùng không chấp nhận thì doanh nghiệp chỉ có thể ngồi nhìn sản phẩm chất đống trong kho mà không tiêu thụ được. Mặt khác, nếu doanh nghiệp quản lý kinh doanh tốt làm cho giá thành sản phẩm thấp doanh nghiệp có thể bán hàng với giá thấp hơn mặt bằng giá của các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Đây là một lợi thế trong cạnh tranh giúp cho doanh nghiệp có thể thu hút được cả khách hàng của các đối thủ cạnh tranh. Từ đó dẫn đến thành công của doanh nghiệp trên thị trường. - Chất lượng sản phẩm Chất lượng sản phẩm là một yếu tố quan trọng thúc đẩy hoặc kìm hãm hoạt động phát triển thương mại sản phẩm dệt may. Trong nền kinh tế thị trường chất lượng sản phẩm là một vũ khí cạnh tranh sắc bén có thể dễ dàng đè bẹp các đối thủ cạnh tranh cùng ngành. Vì vậy, các chương trình quảng cáo khi nói về sản phẩm của công ty, nhiều sản phẩm đưa tiêu chuẩn chất lượng lên hàng đầu: “Chất lượng tốt nhất”, “chất lượng vàng”, “chất lượng không biên giới”... Chất lượng sản phẩm tốt không chỉ thu hút được khách hàng làm tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ mà còn tạo điều kiện cho doanh nghiệp nâng cao uy tín cho doanh nghiệp, đồng thời có thể nâng cao giá bán sản phẩm một cách hợp lý mà vẫn thu hút được khách hàng. Ngược lại, chất lượng sản phẩm thấp thì việc tiêu thụ sẽ gặp khó khăn, nếu chất lượng sản phẩm quá thấp thì ngay cả khi bán giá rẻ vẫn không được người tiêu dùng chấp nhận. - Tổ chức công tác bán hàng của doanh nghiệp Công tác tổ chức bán hàng của doanh nghiệp cũng là nhân tố quan trọng thúc đẩy kết quả hoạt động phát triển thương mại mặt hàng dệt may của công ty cao hay thấp. Công tác tổ chức bán hàng gồm nhiều mặt: +. Hình thức bán hàng: một doanh nghiệp nếu kết hợp tổng hợp các hình thức: Bán buôn, bán lẻ tại kho, tại cửa hàng giới thiệu sản phẩm, thông qua các đại lý... tất nhiên sẽ tiêu thụ được nhiều sản phẩm hơn một doanh nghiệp chỉ áp dụng đơn thuần một hình thức bán hàng nào đó. Để mở rộng và chiếm lĩnh thị trường các doanh nghiệp còn tổ chức mạng lưới các đại lý phân phối sản phẩm. Nếu các đại lý này được mở rộng và hoạt động có hiệu quả sẽ nâng cao doanh thu cho doanh nghiệp, còn nếu thu hẹp hoặc thiếu vắng các đại lý, hoặc các đại lý hoạt động kém hiệu quả sẽ làm giảm sút doanh thu tiêu thụ sản phẩm. +. Tổ chức thanh toán: Khách hàng sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi áp dụng nhiều phương thức thanh toán khác nhau như: Thanh toán bằng tiền mặt, thanh toán chậm, thanh toán ngay... và như vậy, khách hàng có thể lựa chọn cho mình phương thức thanh toán tiện lợi nhất, hiệu quả nhất. +. Dịch vụ kèm theo sau khi bán: Để cho khách hàng được thuận lợi và cũng là tăng thêm sức cạnh tranh trên thị trường, trong công tác phát triển thương mại mặt hàng, các doanh nghiệp còn tổ chức các dịch vụ kèm theo khi bán như: dịch vụ vận chuyển, bảo quản, hiệu chỉnh sản phẩm và có bảo hành, sửa chữa.... Nếu doanh nghiệp làm tốt công tác này sẽ làm cho khách hàng cảm thấy thuận lợi, yên tâm, thoải mái hơn khi sử dụng sản phẩm có uy tín của doanh nghiệp. 2.2 Thực trạng phát triển thương mại mặt hàng dệt may trên thị trường miền Bắc của công ty cổ phần may Đông Mỹ - HANOSIMEX trong giai đoạn năm 2007 - 2011 2.2.1 Quy mô sản xuất của công ty trên thị trường miền Bắc Khách hàng trong nước thường quan tâm đến kiểu dáng, độ bền, giá cả và sự phục vụ chu đáo. Mạng lưới đại lý tiêu thụ sản phẩm của công ty trải rộng khắp các tỉnh thành phố trên miền Bắc như Hà Nội, Thái Nguyên, Phú Thọ, … Hình 2.3:Các chỉ tiêu về quy mô của công ty cổ phần may Đông Mỹ - HANOSIMEX trên thị trường miền Bắc Đơn vị: Tỷ đồng Các chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 Sản phẩm 379.793 390.000 428.654 461.436 470.422 Doanh thu 6.77 8.86 16.50 8.35 11.8 Lợi nhuận 0.063 0.172 0.278 0.240 0.199 DT ngành trên miền Bắc 2400 2600 3100 3600 4200 Thị phần ở miền Bắc 0.28% 0.34% 0.53% 0.23% 0.28% Tốc độ tăng trưởng _ 30.87% 86.23% -49.4% 41.32% Nguồn: Bảng cân đối kế toán của công ty cổ phần may Đông Mỹ - HANOSIMEX Doanh thu: Nhìn vào hình 2.3. ta thấy doanh thu của công ty trên thị trường miền Bắc tăng giảm không ổn định. Doanh thu từ 6.77 tỷ đồng năm 2007 lên đến 8.86 tỷ đồng năm 2008, và đến năm 2009 thì đạt mức cao nhất là 16.5 tỷ đồng. Như vậy trong 3 năm từ 2007 đến năm 2009 thì doanh thu của công ty trên thị trường miền Bắc liên tục tăng. Điều này là do công ty đã đưa ra nhiều chính sách và chiến lược kinh doanh hợp lý. Tuy nhiên, tốc độ tăng doanh thu không đều qua các năm. Tốc độ tăng như vậy không ổn định và thiếu tính bền vững Đến năm 2010, doanh thu của công ty giảm đột ngột xuống còn 8.35 tỷ đồng, và đến năm 2011 thì tăng lên 11.8 tỷ đồng, tuy nhiên doanh thu tăng lên không đáng kể. Điều này là là do từ năm 2010, lạm phát ở nước ta tăng cao dẫn đến giá thành nguyên vật liệu tăng mạnh, người dân thắt chặt chi tiêu nên nhu cầu về hàng dệt may cũng giảm đi. Và đến năm 2011, nhà nước ta đã đưa ra nhiều chính sách kinh tế nhằm ổn định nền kinh tế, kiềm chế lạm phát nên doanh thu của công ty có tăng lên nhưng hiệu quả chưa rõ rệt lắm. Lợi nhuận: Ta thấy lợi nhuận tăng dần từ năm 2007 đến năm 2009. năm 2007, lợi nhuận đạt 63 triệu đồng, thì đến năm 2008 đạt 172 triệu đồng và đạt 278 triệu đồng năm 2009. Điều này là do tốc độ tăng doanh thu của công ty nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí kinh doanh. Nhưng đến năm 2010, lợi nhuận của công ty giảm xuống còn 240 triệu đồng và chỉ còn 199 triệu đồng nam 2011. Như vậy, lạm phát tăng cao làm giá thành nguyên vật liệu, chi phí kinh doanh cũng tăng lên nhiều. Điều đó dẫn đến việc giảm lợi nhuận của công ty trong 2 năm gần đây. Thị phần: Theo số liệu trên thì ta thấy công ty còn chiếm một thị phần doanh thu khá nhỏ so với doanh thu toàn ngành trên thị trường miền Bắc. Thị phần doanh thu của công ty trên thị trường miền Bắc cũng không ổn định qua các năm. Cụ thể là năm 2007, công ty chiếm thị phần doanh thu đạt 0.28% trên thị trường miền Bắc, nhưng đến năm 2009 thì tăng vọt lên 0.53%. Do chỉ là một công ty nhỏ, công ty gặp nhiều hạn chế trong vốn đầu tư, trình độ lao động, cơ sở vật chất kĩ thuật…nên khi nền kinh tế lạm phát cao vào năm 2010, thị phần của công ty giảm xuống rõ rệt còn 0.23% và năm 2011 là 0.28%. Như vậy, ta có thể thấy quy mô sản lượng của công ty có tăng lên qua các năm nhưng do hiệu quả sản xuất chưa hiệu quả, lạm phát cao nên tốc độ tăng của doanh thu, lợi nhuận và thị phần của công ty còn chưa ổn định, thiếu tính bền vững. Chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần may Đông Mỹ - HANOSIMEX Chất lượng sản xuất kinh doanh của công ty là một chỉ tiêu rất quan trọng. Nó đánh giá được tốc độ tăng trưởng của công ty, sự chuyển dịch cơ cấu sản phẩm và cơ cấu thị trường của công ty đó. Dưới đây là các bảng số liệu thể hiện chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần may Đông Mỹ - HANOSIMEX * Cơ cấu sản phẩm: Việc xem xét cơ cấu sản phẩm của công ty rất quan trọng vì nó cho thấy sự thay đổi trong hướng phát triển sản phẩm của công ty. Hình 2.4 Cơ cấu sản phẩm của công ty cổ phần may Đông Mỹ - HANOSIMEX trong giai đoạn 2007-2011 STT Cơ cáu sản phẩm Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 DT (tỷ đồng) TT (%) DT (tỷ đồng) TT (%) DT (tỷ đồng) TT (%) DT (tỷ đồng) TT (%) DT (tỷ đồng) TT (%) 1 Áo T-shirt 19.76 73 18.58 65 28.75 61 11.95 53 13.9 46 2 Áo hai dây 2.57 9,5 2.71 9,5 5.2 11 2.7 12 4.5 15 3 Áo Poloshirt 1.62 6,0 7 5,5 2.35 5,0 1.46 6.5 2.2 7 4 Quần áo thể thao 1.1 4,0 2.15 7,5 4.25 9 3.5 15.5 2.9 16 5 Quần áo ngủ mùa hè 2.03 7,5 3.57 12,5 6.6 14 2.9 13 4.2 14 Nguồn: Phòng kế toán của công ty cổ phần may Đông Mỹ - HANOSIMEX Nhìn vào hình 2.4, ta có thể thấy sản phẩm áo T-shirt luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu sản phẩm của công ty. Tuy nhiên tỷ trọng của sản phẩm này ngày càng giảm qua các năm. Năm 2007 tỷ trọng hàng áo T-shirt chiếm 73% nhưng đến năm 2011 tỷ trọng giảm xuống còn 46%. Thay vào đó là sự tăng tỷ trọng của các sản phẩm áo hai dây, áo poloshirt, quần áo thể thao, quần áo ngủ mùa hè. Tốc độ tăng của các sản phẩm này cũng tương đối ổn định. Như vậy, ta có thể thấy chính sách của công ty là không chỉ tập trung phát triển riêng sản phẩm áo T-shirt mà càng ngày càng phát triển đồng đều các mặt hàng khác nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. * Cơ cấu thị trường: Dưới đây là bảng số liệu về thị trường của công ty cổ phần may Đông – HANOSIMEX trên thị trường miền Bắc Hình 2.5 Cơ cấu thị trường của công ty cổ phần may Đông Mỹ - HANOSIMEX trên thị trường miền Bắc Các chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 Hà Nội 35% 38% 43% 47% 54% Hải Phòng 15% 17% 18% 16% 10% Phú thọ 20% 15% 14% 16% 11% Thái Nguyên 16% 18% 15% 13% 13% Vĩnh Phúc 14% 12% 10% 8% 12% Nguồn: Phòng kế toán của công ty cổ phần may Đông Mỹ - HANOSIMEX Thị trường của công ty ở miền Bắc tập trung ở năm tỉnh là: Hà Nội, Hải Phòng, Phú thọ, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc. Nhưng công ty tập trung phát triển thương mại mặt hàng dệt may ở thị trường thủ đô Hà Nội. Năm 2007 thị trường Hà Nội chiếm 35% tổng cơ cấu thị trường miền Bắc của công ty và tỷ trọng này cũng tăng đều qua các năm. Năm 2007 thị trường Hà Nội chiếm 35% thì đến năm 2011 chiếm 54%. Hơn nữa, tốc độ tăng cũng rất ổn định. Còn các thị trường còn lại thì có xu hướng giảm dần. Như vậy, ta có thể thấy công ty coi thị trường Hà Nội là thị trường chính, và đã tập trung chú trọng đầu tư, ưu tiên phát triển, mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể xâm nhập sâu vào thị trường Hà Nội. Công ty tập trung đầu tư, mở rộng thị trường Hà Nội vì Hà nội là thủ đô của nước ta, có dân số đông nhất nước, đồng thời người dân cũng có thu nhập cao. Vì thế đây là một thị trường vô cùng tiềm năng của mặt hàng dệt may. * Tốc độ tăng trưởng Nhìn vào hình 2.3, ta thấy tốc độ tăng trưởng của công ty không đều, năm tăng năm giảm. Năm 2008, tốc độ tăng trưởng là 30.87% so với năm 2007. thì đến năm 2009, tốc độ tăng trưởng tăng vọt lên 86.23% so với năm 2008. Đây là một năm tăng trưởng mạnh mẽ nhất của công ty. Tuy nền kinh tế vẫn còn khủng hoảng nhưng công ty đã đưa ra những chính phát triển hợp lý, nâng cao hiệu quả kinh doanh nên doanh thu của công ty đã tăng vọt hơn các năm trước. Nhưng đến năm 2010, tốc độ tăng trưởng của công ty giảm xuống mạnh, chỉ bằng 49.4% năm 2009, năm nay công việc làm ăn của công ty không hiệu quả, lạm phát cao nên giá thành các lọa chi phí tăng lên nhiều, sản lượng tiêu thụ của công ty cũng giảm mạnh. Đến năm 2011, nhà nước đã có nhiều chính sách khuyến khích kinh doanh, giảm lãi suất, ….giúp công ty có thể đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, kích thích tiêu thụ, tăng doanh thu của công ty nên tốc độ tăng trưởng của công ty tăng lên 41.32%. Như vậy trong 5 năm từ 2007 đên 2011 đã xảy ra nhiều biến động kinh tế, nên tốc độ tăng trưởng của công ty không được ổn định. * Phương thức phân phối: Phưong thức phân phối của công ty rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến việc đưa sản phẩm của công ty đến tay người tiêu dung. Nếu phương thức phân phối hợp lý, hiệu quả thì sản lượng tiêu thụ của công ty sẽ tăng lên. Bảng 2.6 Phương thức phân phối của công ty cổ phần may Đông Mỹ - HANOSIMEX trong giai đoạn 2007-2011 Đơn vị: % Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 Truyền thống 80 76 73 68 61 Hiện đại 18 22 25 29 35 Loại khác 2 2 2 3 4 Nguồn: Phòng tiêu thụ của công ty cổ phần may Đông Mỹ - HANOSIMEX Hình thức phân phối chủ yếu vẫn là phương thức truyền thống . Năm 2007. phương thức phân phối truyền thống chiếm 80% thì đến năm 2011 giảm xuống chỉ chiếm 61%. Bên cạnh đó là sự tăng lên của phương thức phân phối hiện đại, từ 18% năm 2007 lên dến 35% năm 2011. Sở dĩ có mức chênh lệch tương đối lớn là do các doanh nghiệp vẫn còn gặp khó khăn trong khâu phân phối do nguồn vốn, do nguồn nhân lực, do liên kết giữa các ngành… Xu hướng đang chuyển dịnh sang hình thức phân phối hiện đại như ở các siêu thị hay cửa hàng thời trang, điều này là phù hợp với thực tế tuy nhiên tốc độ chuyển dịch vẫn chưa cao. Các phương thức khác chủ yếu là bán hàng qua internet, giao tận nhà… vẫn chưa thực sự phổ biến có lẽ do thói quen tiêu dùng của người dân là muốn trực tiếp thẩm định hàng hoá. Hiệu quả sản xuất kinh doanh Hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty là một yếu tố quan trọng để biết công ty làm ăn có lãi hay không. Dưới đây là bảng số liệu về chỉ tiêu này của công ty. Hình 2.7 Các chỉ tiêu về hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần may Đông Mỹ - HANOSIEX Các chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 LNst/DTT 0.93% 1.94% 1.68% 2.88% 1.68% LNst/tổng CF 17.67% 29.9% 39.5% 33.68% 16.15% LNst/VĐT 54% 67% 80% 96% 103% Nguồn: Phòng kế toán của công ty cổ phần may Đông Mỹ - HANOSIMEX - Tỷ lệ LN st/DTT hay mức doanh lợi tiêu thụ sản phẩm: cho biết 100 đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Ta thấy mức doanh thu của công ty có xu hướng tăng giảm thất thường, tỷ lệ lợi nhuận/doanh thu năm 2007 là 0.93%, và tăng lên 1.94% năm 2008. Đến năm 2009 thì tỷ lệ này lại giảm còn 1.68. Đến năm 2010 tỷ lệ lợi nhuận/doanh thu tăng lên 2.88, nhưng đến năm 2011 lại giảm xuống 1.68%. Ta thấy tỷ lệ lợi nhuận/doanh thu của công ty cứ năm tăng, năm lại giảm. Điều đó cho thấy sản xuất kịnh doanh của công ty vẫn không mang tính ổn định. - Tỷ lệ LNst/CF: Công ty vẫn chưa làm tốt trong việc tối thiểu hoá chi phí để tăng lợi nhuận. Năm 2008 chỉ tiêu này cho biết 100 đồng chi phí mà doanh nghiệp sử dụng sản xuất kinh doanh tạo ra 29.9 đồng nên đã tăng so với năm 2007. Đến năm 2009 lợi nhuận của công ty so với chi phí lại tăng lên 39.5%. Nhưng đến năm 2010 con số này giảm xuống còn 33.68% và đến năm 2011 chỉ còn 16.15%. Ta có thể thấy công ty đã cố gắng rất nhiều trong việc tối thiểu hóa chi phí trong năm 2011. - Tỷ lệ LNst/VĐT: Tỷ lệ này cho biết 100 đồng vốn đầu tư công ty bỏ ra sẽ tạo bao nhiêu đồng lợi nhuận. Vì thế chỉ tiêu này rất quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.Ta thấy tỷ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tư của công ty tăng đều qua các năm. Điều này chứng tỏ công ty mở rộng sản xuất đầu tư đổi mới, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh và quyết định đầu tư vốn sản xuất đúng lúc, kịp thời góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trong hiện tại và tương lai. Công ty cần đầu tư thêm các trang thiết bị máy móc hiện đại, phù hớp với sự phát triển của công ty, cũng như đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Đồng thời cũng làm tăng năng suất lao động, giúp lợi nhuận của công ty ngày càng tăng. Công ty đã có chiến lược “liên tục đầu tư, đầu tư mạnh mẽ, và đầu tư có hiệu quả”. Trong những năm vừa qua, Công ty đã đầu tư mua sắm các thiết bị hiện đại của ngành Dệt May thế giới như: dây chuyền chải thô CX-400 của Ý, máy ghép của Thụy Sĩ, máy lạnh CIAT của Pháp, YORT của Mỹ, máy dò tách xơ ngoại lai, dây chuyền máy kéo sợi không cọc OE của Đức và Ý... Khâu dệt nhuộm có máy nhuộm cao áp Đài Loan, Nhật Bản, máy dệt kim  Rib và Single cấp 24, máy dệt kiếm của Bỉ... Khâu may đầu tư gồm có máy may, máy xén, máy thiết kế mẫu, dây chuyền may quần áo Jeans. 2.3 CÁC KẾT LUẬN VÀ PHÁT HIỆN QUA QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU 2.3.1 Những thành tựu và bài học kinh nghiệm 2.3.1.1 Những thành công - Sự chuyển dịch cơ cấu sản phẩm của công ty ngày càng hợp lý. Công ty phát triển đều tất cả các mặt hàng để có thể đáp ứng nhu cầu thị yếu của khách hàng ngày cao, chứ không chỉ tập trung phát triển 1 loại mặt hàng áo T-shirt nữa. - Công ty cũng đã xác định được thị trường chính của mình là ở thủ đô Hà Nội và đã tập trung đầu tư phát triển cả về quy mô, cơ sở vật chất kỹ thuật…Đây là thị trường rất tiềm năng cho công ty phát triển. - Doanh nghiệp đã không ngừng đầu tư trang thiết bị máy móc, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, nhờ vậy đã nâng cao được sức cạnh tranh sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nâng cao sức cạnh tranh so với các sản phẩm của đối thủ từ nước ngoài. - Hệ thống phân phối ngày càng hoàn thiện, đa dạng và phong phú. Xu hướng chuyển dịch sang hình thức phân phối hiện đại, khoảng cách giữa các đại lý phân phối cũng dần hợp lý hơn. 2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1 Hạn chế - Công ty vẫn chưa làm tốt trong việc tối thiểu hóa chi phí. Nguyên vật liệu của công ty chủ yếu phải nhập khẩu, gần 70% nguyên vật liệu như; bông, sợi… đều phải nhập khẩu từ nước ngoài. Chính vì điều đó đã làm tăng chi phí của công ty lên rất nhiều, đồng thời việc nhập khẩu nguyên vật liệu cũng làm cho việc sản xuất kinh doanh của công ty phụ thuộc nhiều vào giá cả của nguyên liệu nhập khẩu. - Bên cạnh đó là hạn chế về nguồn nhân lực: Công ty hiện có tới trên 80% công nhân chưa qua đào tạo, cho thấy vấn đề chất lượng nguồn nhân lực đang là lực cản công ty phát triển. Cùng với đó là đội ngũ cán bộ quản lý của doanh nghiệp chủ yếu làm trái ngành, trái nghề và vừa học, vừa làm. Vì thế, công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đang là vấn đề bức xúc của doanh nghiệp và cũng là một trong những kiến nghị “nóng” nhất đối với Bộ Công Thương và các cơ quan quản lý Nhà nước trong buổi làm việc mới đây giữa Hiệp hội và các cơ quan này trong nỗ lực tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành dệt may Việt Nam. Tuy nhiện, công ty vẫn chưa quan tâm đầu tư một cách thỏa đáng cho khâu đào tạo mà phần lớn người lao động chỉ được đào tạo lý thuyết trong thời gian ngắn trước khi vào làm việc chính thức. - Doanh nghiệp vẫn chưa có những hoạt động tích cực nhằm tăng cường tuyên truyền và quảng bá hình ảnh của sản phẩm dệt may của mình. - Về mẫu mã sản phẩm thì ngày một phong phú, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng. 2.3.2.2 Nguyên nhân * Từ phía nhà nước Thủ tục hành chính còn nhiều bất cập gây khó khăn cho phát triển thương mại của các doanh nghiệp nói chung cũng như các doanh nghiệp dệt may. Bên cạnh đó công tác quản lý kiểm tra theo dõi chưa được thường xuyên dẫn đến tình trạng không nắm bắt được diễn biến phát triển của các doanh nghiệp. Hơn nữa các chính sách pháp luật còn đang trong quá trình hoàn thiện đã gây khó khăn không nhỏ cho các doanh nghiệp. Nhà nước chưa có những hỗ trợ cần thiết để phát triển các vùng nguyên phụ liệu cho ngành dệt may dẫn đến phải nhập khẩu với số lượng lớn nguyên liệu làm giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Nhà nước mới chỉ tập trung chủ yếu vào hoạt động xuất khẩu dệt may mà chưa có định hướng thực sự rõ ràng cho các doanh nghiệp dệt may phát triển trong nước. Nhà nước và các doanh nghiệp dệt may chưa có những liên kết chặt chẽ trong vấn đề đào tạo nguồn nhân lực dẫn đến tình trạng chất lượng đội ngũ nguồn nhân lực không cao. * Về phía hiệp hội Sự liên kết trong hiệp hội chưa thực sự chặt chẽ dẫn đến tình trạng không phát huy được lợi thế của ngành. Khả năng hỗ trợ của hiệp hội còn hạn chế đặc biệt là về thông tin và mẫu mã sản phẩm. * Về phía doanh nghiệp - Công ty chưa thực sự quan tâm đến thị trường miền Bắc nói riêng cũng như thị trường nội địa nói chung. Hiện nay công ty hầu như chưa có phòng thiết kế mẫu mã riêng do từ trước đến nay chủ yếu tập trung chủ yếu vào gia công xuất khẩu nên có sẵn mẫu mã mà bạn hàng đặt mua gửi về. Đây là trở ngại lớn trong việc phát triển thương mại mặt hàng dệt may trên thị trường miền Bắc.. - Liên kết với các nhà phân phối không cao dẫn đến khả năng cung ứng bị hạn chế. Nguyên vật liệu chủ yếu nhập khảu nên hi phí sản xuất cao, giảm sức cạnh tranh của công ty - Công tác đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực yếu, đặc biệt là đội ngũ thiết kế và nhân viên phát triển thương mại còn thiếu trầm trọng. CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI MẶT HÀNG DỆT MAY TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN BẮC 3.1 Dự báo, phương hướng, quan điểm cho phát triển thương mại hàng dệt may trên thị trường miền Bắc trong thời gian tới 3.1.1 Dự báo sự phát triển thương mại hàng dệt may trên thị trường miền Bắc trong thời gian tới Hiện nay, với dân số đông nhu cầu về dệt may trên thị trường miền Bắc là rất lớn đặc biệt ở các tỉnh thành phố có nền kinh tế phát triển như Hà Nội, Hải phòng, Nam Định…Mặc dù chưa có một thống kê chính thức về tình hình tiêu thụ hàng dệt may trên thị trường miền Bắc, nhưng nhu cầu của người tiêu dùng có thể được đánh giá qua sự cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng dệt may trên thị trường đặc biệt là các các doanh nghiệp lớn. Trong nền kinh tế Việt nam, các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may đang phải chịu sự cạnh tranh gay gắt của các loại hàng dệt may từ các doanh nghiệp hợp tác, liên doanh với nước ngoài và nhập lậu từ thị trường Trung Quốc bán trôi nổi khắp nơi. Dự báo ảnh hưởng của nguyên vật liệu đến thị trường tiêu thụ: về nguyên vật liệu cho hàng dệt may chủ yếu là nhập từ thị trường nước ngoài, thị trường trong nước cùng giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguyên liệu nhưng chất lượng nguyên liệu không cao. Nguyên vật liệu khai thác trong nước chủ yếu để giải quyết khâu giảm chi phí cho giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, các các doanh nghiệp trong nước hiện nay sản xuất được số ít nguyên liệu phục vụ cho xuất khẩu với chất lượng khá tốt nhưng chưa bao tiêu toàn bộ nguồn nguyên liệu cho các các doanh nghiệp dệt may. Không chủ động được nguồn nguyên liệu sản xuất nên doanh nghiệp luôn bị lệ thuộc nước ngoài từ mẫu mã, công nghệ cho đến cả thiết bị sản xuất cũng là điều tất yếu. Khả năng sáng tạo và phát triển mẫu mã thì dường như doanh nghiệp trong nước bó tay hoàn toàn. Do vậy, giải quyết tốt khâu tìm nguồn hàng đầu vào cho sản xuất sẽ là hướng chủ động cho các các doanh nghiệp dệt may giảm chi phí, tăng lợi nhuận, không phải nhập nguyên liệu nước ngoài, tiến tới không phải làm gia công cho các hãng nước ngoài. Trong thời gian tới, công ty sẽ dùng chính sách bao phủ thị trường để tăng thêm thị phần của mình, do đó công ty chú trọng hàng đầu là mẫu mã sản phẩm. Các mẫu sản phẩm dệt may liên tục được thiết kế sản xuất và tung ra thị trường với kiểu dáng, mầu sắc được cách điệu để phù hợp với thị hiếu luôn thay đổi của người tiêu dùng. Từ trước tới nay, hàng dệt may được sản xuất dựa chủ yếu vào phương pháp thủ công nhưng trong tương lai, mẫu mã hàng dệt may sẽ ngày càng được thiết kế đẹp hơn do kỹ thuật sản xuất cải tiến với công nghệ mới hiện đại được nhập vào trong nước góp phần nâng cao năng suất, thay đổi chất lượng, cải tiến mẫu mã sản phẩm. 3.1.1.2 Phương hướng triển thương mại hàng dệt may trên thị trường miền Bắc của công ty cổ phần may Đong Mỹ - HANOSIMEX - Ưu tiên phát triển các cơ sở sản xuất nguyên phụ liệu, hoá chất, phụ tùng…phục vụ cho ngành nhằm tiết kiệm ngoại tệ, hạn chế sự phụ thuộc và tạo thế chủ động trong kinh doanh. - Coi trọng thị trường nội địa, khai thác tối đa tiềm năng nhằm phục vụ nhu cầu trong nước về các mặt hàng thông dụng, trang phục nhu cầu bảo hiểm lao động và đáp ứng được các nhu cầu sản xuất công nghiệp khác. - Chú trọng tới khâu thiết kế và triển khai mẫu mới vào sản xuất. ứng dụng các công nghệ tiên tiến, đổi mới thiết bị và đồng bộ hoá tạo thế chủ động trong sản xuất kinh doanh, giảm dần sự phụ thuộc vào đối tác nước ngoài, đáp ứng nhu cầu phát triển của công ty tới năm 2020. Ưu tiên các đầu tư mở rộng và đầu tư mới nhằm gia tăng công suất, đảm bảo đạt trình độ công nghệ, đáp ứng các mục tiêu trong chiến lược phát triển của công ty. - Bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề, đảm bảo tiếp thu nhanh chóng chuyển dịch sản xuất, sự chuyển giao công nghệ kỹ thuật… từ các nước đã phát triển, phấn đấu làm chủ trong sản xuất và không bị lệ thuộc vào các đối tác nước ngoài. - Chú trọng đầu tư chiều sâu để cân đối lại các dây chuyền sản xuất cho đồng bộ, bổ xung các thiết bị lẻ, thay thế các máy móc cũ đã lạc hậu, cải tạo, nâng cấp một số trang thiết bị và tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng mặt hàng, khắc phục sự ô nhiễm môi trường. - Ưu tiên đầu tư mở rộng và đầu tư mới nhằm gia tăng công suất, đảm bảo đạt trình độ công nghệ, đáp ứng các mục tiêu chiến lược phát triển của công ty đến năm 2020. 3.1.1.3 Quan điểm xuyên suốt trong sự phát triển thương mại hàng dệt may trên thị trường miền Bắc của công ty cổ phần may Đong Mỹ - HANOSIMEX Với dự báo và định hướng trên, công ty cần lựa chọn chiến lược phát triển và có quy hoạch tổng thể, tập trung mọi tiềm lực khoa học kỹ thuật, sức người, sức của, để nghiên cứu sâu về công nghệ và chủ động trong thiết kế mẫu mốt thời trang, tiếp thu ứng dụng công nghệ tiên tiến, đảm bảo sản xuất ra các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cao 3.2 Giải pháp cho công ty cổ phần may Đông Mỹ - HANOSIMEX 3.2.1 Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực - Nâng cao trình độ quản lý của đội ngũ lãnh đạo công ty Cần phải có sự thay đổi mạnh mẽ trong tư duy của các nhà lãnh đạo. Hiện nay các nhà quản lý cấp cao của công ty vẫn còn mang tư duy kinh doanh của thời kỳ bao cấp, chưa có sự nhay bén nắm bắt những biến đổi của nền kinh tế thị trường để đề ra được những chiến lược kinh doanh phù hợp. Vì vậy việc làm cần thiết và quan trọng đối với các nhà lãnh đạo của công ty là phải học hỏi thật nhiều những phương pháp quản lý tiên tiến, tham gia các diễn đàn, những cuộc nói chuyện dành cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, phải có một cuộc cải cách tư duy kinh doanh cho đội ngũ quản trị cấp cao của công ty. Gốc rễ của sự phát triển nằm ở đội ngũ lãnh đạo tài năng. Chính vì thế nếu không có một đội ngũ nhà quản trị cấp cao mạnh về năng lực quản lý và sáng tạo trong tư duy kinh doanh chiến lược thì công ty rất khó để phát triển. Và đó sẽ là rào cản cho việc phát triển thương mại mặt hàng dệt may của công ty. - Đào tạo, phát triển đội ngũ công nhân lao dộng Lao động ngành dệt may không đòi hỏi trình độ quá cao siêu, điêu luyện nên ngành dễ thu hút nhiều lao động. Đến nay ngành dệt may đã thu hút 500.000 lao động , góp phần không nhỏ vào việc giải quyết tạo công ăn việc làm cho người dân. Tuy nhiên những người lao động chưa được đào tạo bài bản, hệ thống nên trình độ của họ còn rất hạn chế. Vì thế công ty nên mở lớp đào tạo trình độ chuyên môn cho người lao động, nâng cao tay nghề để hiệu quả sản xuất kinh doanh nâng cao hơn. Đồng thời, thường xuyên thi tay nghề và có những chính sách đãi ngộ cao với những người có tay nghề cao để họ có thể an tâm làm việc. 3.2.2 Giải pháp về đa dạng hóa sản phẩm Đa dạng hoá sản phẩm giúp doanh nghiệp có thể đáp ứng được mọi nhu cầu của mọi tầng lớp khách hàng. Góp phần mở rộng thị trường, nâng cao sản lượng, tăng doanh thu, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. Tập trung vào xây dựng đầu tư và hoàn thiện trung tâm thiết kế mẫu mốt hoàn chỉnh hơn nữa, đặc biệt coi trọng tới công tác nghiên cứu và phát triển mẫu mốt thời trang phù hợp với nhu cầu thị hiếu của thị trường miền Bắc. Công ty cần chú trọng xây dựng đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp được đào tạo cơ bản từ các trường, tạo ra nhiều kiểu dáng mới, đáp ứng nhu cầu của các đối tượng khách hàng. Mỗi năm, theo từng mùa vụ, Công ty đưa ra thị trường nhiều mẫu mã sản phẩm mới cho các lứa tuổi. Sản phẩm của Công ty được sản xuất chủ yếu từ vải dệt kim mềm mại, thoáng mát, tiện dụng với nhiều kiểu dáng bắt mắt, phù hợp với lứa tuổi trung niên, thanh niên, trẻ em... Các sản phẩm dệt kim như áo Pull, Tshirt, quần áo thể thao... được người tiêu dùng trong nước và nước ngoài ưa chuộng Để tạo ra các sản phẩm có chất lượng, mẫu mốt, đa dạng thì công ty cần phải: - Liên kết kinh tế và kỹ thuật chặt chẽ với các cơ sở nghiên cứu mẫu mốt để có thể tập trung nguồn vốn vào trí tuệ cho việc hình thành và phát triển các nghiên cứu sáng tạo mẫu mốt. Công ty cũng cần tổ chức nguồn tư liệu và thông tin phục vụ cho nghiên cứu sáng tác mẫu mốt một cách hệ thống và cung cấp kịp thời để đảm bảo cho sự tiếp cận nhanh nhất. - Chu kỳ mẫu mã ngày càng trở lên ngắn hơn, do con người những ý tưởng phong phú và phức tạp đòi hỏi sản phẩm cũng phải thay đổi liên tục theo mong muốn đó. Vì vậy công ty sẽ chỉ thành công khi thường xuyên thay đổi mẫu mã, tìm kiếm sáng tạo nhiều mẫu mốt với nhiều loại, kích cỡ khác nhau phù hợp với nhu cầu của từng thị trường, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của từng loại khách hàng. - Tổ chức hệ thống thông tin phản ánh kịp thời sự thay đổi của nhu cầu, đồng thời phát hiện nhu cầu mới trên thị trường trọng điểm. Để xây dựng được hệ thống thông tin này, công ty cần có sự liên kết, hỗ trợ của các đối tác trên thị trường. Đặc biệt công ty cần đẩy mạnh sử dụng thế mạnh của công nghệ thông tin như Internet giúp thu thập, xử lý và dự báo thị trường nhanh chóng, chính xác. 3.2.3 Giải pháp về chi phí . Phần lớn người tiêu dùng thường đưa ra quyết định tiêu dùng một loại sản phẩm dịch vụ nào đấy khi đã biết công dụng, chất lượng và giá cả có phù hợp hay không. Trong kinh tế thị trường thì cạnh tranh về giá đang là một công cụ cạnh tranh đắc lực. Do vậy, để nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm dệt may, công ty cần chú ý hơn nữa đến các giải pháp về giá sản phẩm. Trên thị trường miền Bắc, giá các sản phẩm của công ty thường là cao hơn so với đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là cao hơn từ 15-20% so với sản phẩm của Trung Quốc, để giảm giá thành công ty phải cần tìm nguồn hàng hợp lý, giảm giá hàng bán, cắt giảm các chi phí không mang lại hiệu quả cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó công ty phải cần áp dụng mọi biện pháp để tiết kiệm chi phí sản xuất, chi phí lưu thông. Cụ thể: - Chi phí nguyên vật liệu: Đối với hàng dệt may thì chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Chính vì vậy, giảm chi phí nguyên vật liệu có vị trí quan trọng trong công tác hạ giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, để giảm chi phí nguyên vật liệu không có nghĩa là cắt giảm nguyên vật liệu dưới định mức kỹ thuật cho phép bởi làm như vậy sẽ ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Công ty chỉ có thể giảm chi phí nguyên vật liệu bằng cách định mức tiêu hao nguyên vật liệu chặt chẽ hơn, tìm nguồn cung nguyên vật liệu trong nước: đảm bảo chất lượng, chi phí lại thấp.. - Tăng năng suất lao động, giảm chi phí cố định: Chi phí cố định là loại chi phí không thay đổi khi sản lượng tăng hoặc giảm. Nhưng chi phí cố định bình quân trên một đơn vị sản phẩm sẽ thay đổi và biến động ngược chiều với sản lượng. Do đó, khi sản lượng sản xuất ra tăng chi phí cố định bình quân trên một đơn vị sẽ giảm. Muốn tăng sản lượng trên quy mô hiện có thì công ty phải tăng năng suất lao động, tận dụng triệt để năng lực máy móc trang thiết bị hiện có, bảo quản tốt tài sản cố định để tránh hỏng hóc, giảm chi phí sửa chữa. Ngoài ra, trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh công ty còn cần thực hiện tiết kiệm chi phí sản xuất, gia công, đóng gói và phân phối sản phẩm. 3.1.2.5 Xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả - Công ty cần có những chiến lược, chương trình quảng cáo hiệu quả để giới thiệu, quảng bá sâu rộng hơn nữa hình ảnh thương hiệu của mình. Có thể quảng cáo trên đài truyền hình, đài phát thanh, báo, tạp chí, mạng internet. Bên cạnh việc xây dựng website của công ty, cũng cần phải thường xuyên quảng cáo trang web của công ty trên những trang web nổi tiếng, được nhiều người truy cập. Thêm vào đó, công ty có thể tham gia tài trợ cho các chương trình thu hút được sự quan tâm theo dõi của nhiều người để từ đó có thể quản bá hình ảnh, tên tuổi của mình. - Để xây dựng chiến lược marketing nhằm phát triển thương hiệu một cách hiệu quả, trước hết phải thực hiện theo đúng phương pháp, không hẳn chỉ đầu tư công sức và tiền của. Công việc đầu tiên của hoạch định chiến lược marketing là xác định đúng mục tiêu, mục tiêu công ty hướng đến là thị trường mục tiêu nào? Đối tượng khách hàng là ai? Từ đó công ty có những giải pháp nhằm phân tích nhu cầu thị trường mục tiêu này rồi phân khúc thị trường thành những đoạn thị trường phù hợp với từng nhóm sản phẩm riêng biệt của công ty. Khi đã phân khúc thị trường và phân tích nhu cầu khách hàng mục tiêu một cách hiệu quả công ty tiến hành xây dựng giải pháp marketing. - Công ty cần có thể lập ra các đại lý sâu rộng hơn nữa ở tất cả các tỉnh thành miền Bắc, làm như vậy các đại lý có thể thực hiện chức năng phân phối hàng hoá ở các địa phương nơi mình làm đại lý như: trưng bày, giới thiệu, quảng cáo, .. sản phẩm tới người tiêu dùng. Làm như vậy có thể rút ngắn được khoảng giữa sản phẩm với khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng, tăng cao khẳ năng tiêu thụ, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh. - Thực hiện tham gia các hội chợ triển lãm cũng là một giải pháp tốt nhất để phát triển và mở rộng thị trường, tìm bạn hàng mới. Thông qua việc tham dự các hội chợ công ty có thể vừa bán được hàng, có thể vừa tiếp xúc được với khách hàng, người tiêu dùng để hiểu biết hơn về họ đồng thời đây cũng là cơ hội để người tiêu dùng hiểu biết về sản phẩm của công ty. Giữ vững thị trường và mở rộng thị trường gắn liền với việc cải tiến sản phẩm, mẫu mã, tung ra thị trường những sản phẩm mới thoả mãn nhu cầu của khách hàng. 3.3 KIẾN NGHỊ NHÀ NƯỚC VÀ HIỆP HỘI DỆT MAY 3.3.1 Kiến nghị với nhà nước - Nhà nước cần tạo sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp, tất cả các doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải tuân thủ các quy định của Nhà nước và pháp luật. Việc đảm bảo cạnh tranh lành mạnh cho mọi tác nhân kinh tế thông qua chính sách thúc đẩy cạnh tranh và hạn chế độc quyền là vấn đề bức bách có tính chất thời sự đối với nước ta hiện nay. - Đảm bảo ổn định chính trị, mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước trên thế giới. Sự ổn định chính trị và kinh tế là nhân tố tạo sức hấp dẫn lớn đối với các doanh nghiệp nước ngoài. Trong những năm gần đây, cùng với sự ổn định chính trị và cố gắng ổn định vĩ mô nền kinh tế như khắc phục tình trạng nhập siêu, kiềm chế lạm phái xuống đến mức thấp nhất,.. Chúng ta đã thu hút được rất lớn đầu tư nước ngoài vào trong nước và tạo được cơ hội cho các Doanh nghiệp trong nước tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế. - Nhà nước nên tạo mội trường kinh doanh thuận lợi cho các hoạt động của doanh nghiệp để phát triển triển ngành công nghiệp dệt may. Đây là một trong những giải pháp hết sức căn bản nhưng lại mang tính tổng hợp cảo bởi nó cần sự phối hợp của chính phủ, của mọi ngành chức năng và các định chế xã hội, văn hoá. Về mặt pháp lý, quyền sở hữu tài sản phải được quy định rõ ràng, các quy chế của chính phủ phải được xác định một cách thận trọng, mức độ can thiệp hành chính tuỳ tiện được tối thiểu hoá, hệ thống thuế phải đơn giản, không tham nhũng, các tiến trình pháp lý phải công bằng hiệu quả. - Nhà nước cũng nên có các chính sách hỗ trợ sản xuất như: xây dựng các khu công nghiệp hỗ trợ đầu tư xây dựng hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng…hiện đại và ngày càng chuyên nghiệp phục vụ cho các doanh nghiệp trong sản xuất và kinh doanh mặt hàng dệt may trở lên thuận lợi, tạo điều kiện tối đa để hàng hóa được đưa ra thị trường một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất -Nhà nước cần khẩn cấp có các biện pháp hạn chế việc nhập lậu hàng dệt may vào Việt Nam vì nó sẽ gây ra sự chèn ép rất lớn cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Chống hàng lậu, hàng giả, hàng nhái... bằng việc thực hiện tốt các công tác bảo hộ bản quyền. Hạn chế đầu tư 100% vốn nước ngoài vào ngành dệt may thông qua việc kiểm soát chặt chẽ việc cấp giấp phép đầu tư vốn nước ngoài vào ngành. 3.3.2 Kiến nghị với hiệp hội dệt may - Tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp dệt may trong hiệp hội. Thường xuyên tổ chức các cuộc họp giữa các doanh nghiệp dệt may và hiệp hội nhằm tìm hiểu, đề ra xu hướng phát triển chung từ đó tạo lợi thế cạnh tranh cho ngành. - Tăng cường nghiên cứu phát triển thương mại mặt hàng dệt may, nghiên cứu mẫu mã, thông tin thị trường nhằm hỗ trợ doanh nghiệp dệt may. Bản thân hiệp hội phải là tấm gương đi đầu trong việc thiết kế mẫu dệt may từ đó mới có thể để các doanh nghiệp noi theo. Tận dụng thế mạnh của mình hiệp hội phải cung cấp thông tin về tình hình thị trường cho các doanh nghiệp trong hiệp hội. Có như thế các doanh nghiệp trong hiệp hội mới tin tưởng và cũng cung cấp thông tin chính xác cho hiệp hội, các doanh nghiệp chưa tham gia hiệp hội sẽ tích cực tham gia hơn. - Tăng cường đào tạo đội ngũ công nhân viên cho các doanh nghiệp, đào tạo trình độ kỹ thuật cho công nhân, trình độ chuyên môn cho các nhân viên, đặc biệt là nhân viên phát triển thương mại và nhân viên thiết kế. Có thể mở những lớp đào tạo thiết kế cho các nhân viên của các doanh nghiệp, đồng thời thường xuyên tổ chức các cuộc thi thiết kế hàng dệt may nhằm khuyến khích mọi tầng lớp tham gia vào công việc thiết kế. - Có những hỗ trợ về tài chính cũng như thông tin cho các doanh nghiệp dệt may. Có thể tập trung nguồn vốn thành một quỹ tương đối nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp khi gặp khó khăn, quỹ này có thể nhà nước góp một phần, các doanh nghiệp góp từ trích quỹ lợi nhuận của mình. Hình thức hỗ trợ dưới dạng cho vay tín dụng dựa trên uy tín như thế khắc phục được yếu tố thủ tục và thời gian cho các doanh nghiệp 3.4 NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU Bài khóa luận mới chỉ đưa ra các số liệu thứ cấp mà chưa có các só liệu sơ cấp nên thông tin còn chưa mang tính khách quan. Đồng thời khoa luận vẫn chưa đi vào nghiên cứu hiệu quả sử dụng lao động của công ty. Đó là những vấn đề còn tồn tại của khóa luận chưa giải quyết được. Đề tài còn nhiều thiếu sót nên em mong thầy cô đóng góp ý kiến để bài khoá luận này hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt: Mai Thị Anh, luận văn tốt nghiệp (2009), “Phát triển thương mại sản phẩm sữa nhập khẩu trên thị trường miền Bắc”.Khoa Kinh Tế - ĐHTM Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phẩn đầu tư, xuất nhập khẩu Da Giầy Hà Nội. Ngô Xuân Bình (2006), Đề cương bài giảng kinh tế thương mại đại cương. ĐHTM Đặng Đình Đào (2008), Giáo trình kinh tế thương mại, NXB Đai học KTQD Trần Thị Hà (2008), luận văn tốt nghiệp “ giải pháp khai thác và sử dụng thông tin thị trường với đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm dệt may của công ty cổ phần may 10 sang thị trường nhật bản”, khoa Kinh Tế - ĐHTM Trịnh Thu Hằng (2005), luận văn tốt nghiệp, “ Một số giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy sản xuất hàng xuất khẩu ở công ty dệt may Hà Nội”, khoa Thương Mại Quốc tế - ĐHTM TS. Hà Văn Sự (2004), Một vài suy nghĩ về phát triển thương mại nước ta theo hướng phát triển bền vững trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Tạp chí Khoa học thương mại (sô 4+5) Nguyễn Thị Tuyết (2009), luận văn tốt nghiệp “ phát triển thương mại mặt hàng thép trên thị trường miền Bắc”, khoa Kinh Tế - ĐHTM Tạp chí thương mại các số từ năm 2007 – 2009 www.moit.gov.com.vn www.mpigov.vn www.gso.gov.vn Tài liệu tiếng nước ngoài: David C. Colander (2006 ),” Economics”, Boston,... : McGraw-Hill Philip Kotler(1997), “Marketing : An introduction: Course”,New Jersey : Prentice Hall Paul A. Samuelson(1992),”Macroeconomics : Text book “,New York : McGraw-Hill

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docban_thao_kltt_khanh_xam__8445.doc