Luận văn Thay đổi cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong điều kiện khủng hoảng tài chính toàn cầu

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã gây ra những tác động bất lợi lớn đến nền kinh tế thế giới và thương mại toàn cầu. Trong bối cảnh chung đó, hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề do sự suy giảm nhu cầu tại các thị trường xuất khẩu chính, do hàng rào bảo hộ thương mại tại các quốc gia này gia tăng và do sức ép cạnh tranh ngày một gay gắt. Tất cả những yếu tố đó dẫn tới sự thay đổi trong cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam. Trên cơ sở lý thuyết của mô hình hấp dẫn trong thương mại quốc tế, luận văn đã nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam. Các nhân tố này bao gồm ba nhóm: nhóm các nhân tố ảnh hưởng đến cung, nhóm các nhân tố ảnh hưởng đến cầu, và nhóm các yếu tố hấp dẫn/ cản trở. Luận văn cũng đã đi sâu nghiên cứu sự thay đổi kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tại các thị trường xuất khẩu của Việt Nam bao gồm ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU, Châu Phi, và Châu Đại Dương. Do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang các thị trường này hầu hết đều sụt giảm trừ Châu Phi. Trên cơ sở dự báo cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam trong thời gian tới, luận văn đã đề xuất các giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam trong điều kiện cơ cấu thị trường thay đổi. Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, cần tăng cường hơn nữa hoạt động xúc tiến xuất khẩu và tiếp cận thị trường. Ngoài ra, trước sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt, cần nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng xuất khẩu của Việt Nam cả về mẫu mã, chất lượng và giá thành. Một biện pháp cần chú trọng trong thời điểm hiện tại là xây dựng một cơ chế cảnh báo sớm trước các vụ kiện phòng vệ thương mại. Bên cạnh đó, luận văn cũng đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm mở rộng các thị trường xuất khẩu hàng hóa đầy tiềm năng bao gồm Châu Phi và Trung Đông cho Việt Nam.

pdf103 trang | Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 2235 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thay đổi cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong điều kiện khủng hoảng tài chính toàn cầu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đông để phục vụ nhu cầu nhập khẩu phát triển kinh tế đất nước và là nhân tố tích cực tác động tới tăng trưởng kinh tế của các nước này. Thị trường Trung Đông với 15 nước nằm trên con đường huyết mạch Á – Âu và nằm ở ngã ba của 3 châu lục Á – Âu – Phi nên rất thuận tiện để vận chuyển, đưa hàng hoá thâm nhập vào các thị trường lân cận. Nếu án ngữ được khu vực này, hàng hoá Việt Nam có thể mở rộng quy mô, dễ dàng thâm nhập vào các thị trường khác, góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của nước ta. Trung Đông cũng là thị trường tài chính dồi dào với nguồn vốn dư thừa, các nước Trung Đông đang tìm kiếm các cơ hội và địa điểm đầu tư ra bên ngoài. Chính vì vậy, trong giai đoạn tới, Trung Đông cũng là thị trường mục tiêu tiềm năng cho xuất khẩu của Việt Nam. 3.1.1.3.2. Chính sách của các nước nhập khẩu Như đã phân tích trong chương II, các biện pháp hạn chế thương mại, đặc biệt là các biện pháp hạn chế nhập khẩu tiếp tục được áp dụng nhiều hơn và dưới hình thức tinh vi hơn. Trong thời gian tới, không ngoại trừ khả năng xu hướng bảo hộ sẽ vẫn tiếp tục được duy trì nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nền sản xuất nội địa. Nền kinh tế thế giới phục hồi chậm chạp đồng nghĩa với việc kéo dài xu hướng bảo hộ tại các quốc gia, đặc biệt là ở các nước phát triển. Tại hội nghị G20 vào tháng 4/2009 ở Luân Đôn, các nhà lãnh đạo G20 đã tái khẳng định trách nhiệm và cam kết của mình trong việc chống lại những áp lực từ chủ nghĩa bảo hộ và đồng ý mở rộng cam kết đó cho đến cuối năm 2010. Tuy nhiên, theo 72 báo cáo của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) công bố ngày 2/7/2009, hiện nay nhiều nước thành viên G20 vẫn tiếp tục áp đặt các biện pháp bảo hộ thương mại trong khung chính sách của mình, bất chấp những cam kết tại Hội nghị thượng đỉnh G20 cũng như các diễn đàn chống bảo hộ thương mại. Vào thời điểm đầu 2010, EU đang áp dụng 4 biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hoá Việt Nam bao gồm: Vít thép không rỉ, vòng khuyên kim loại, giày mũ da, xe đạp. Trong đó, thực chất 2 biện pháp đầu không ảnh hưởng lớn tới xuất khẩu của Việt Nam vì đối với vít thép không rỉ, doanh nghiệp Việt Nam đã xin được rà soát giữa kỳ và EU đã kết luận là không phá giá nên cho hưởng thuế chống bán phá giá 0%. Đối với vòng khuyên kim loại, EU đã áp thuế chống bán phá giá hàng xuất xứ từ Trung Quốc sau đó mở rộng đối với hàng Việt Nam vì cho rằng hàng được chuyển tải qua Việt Nam. Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt Nam có thể đề nghị EU xem xét cho phép nhập khẩu vào EU không bị áp thuế chống bán phá giá nếu vòng khuyên kim loại thực sự được sản xuất ở Việt Nam với những đặc tính khác hàng Trung Quốc. Việc áp thuế chống bán phá giá đã gây ảnh hưởng rất tiêu cực tới xuất khẩu sang EU giày mũ da và xe đạp của Việt Nam. Cuối tháng 12/2009, EU đã quyết định kéo dài thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da thêm 15 tháng nữa. Với xe đạp, sau khi bị áp thuế chống bán phá giá, trong thực tế, xe đạp Việt Nam đã hầu như vắng bóng trên thị trường EU. Trong năm 2009, EU đã bắt đầu điều tra xuất khẩu xe đạp Campuchia sang EU bị nghi nhiều phụ tùng có xuất xứ Việt Nam. Hiện nay, chỉ còn 6 tháng nữa là thuế chống bán phá giá đối với xe đạp Trung Quốc và Việt Nam sẽ kết thúc nên vấn đề là liệu Hiệp hội Các nhà sản xuất Xe đạp châu Âu có tiếp tục đòi gia hạn thuế chống bán phá giá hay không. Theo quy định của EU, trong vòng 3 tháng trước khi kết thúc thời hạn áp thuế chống bán phá giá đối với xe đạp Việt Nam (15/7/2010), các doanh nghiệp châu Âu có quyền yêu cầu Uỷ ban châu Âu (EC) tiến hành điều tra cuối kỳ. Nếu EU tiến hành điều tra cuối kỳ thì thuế chống bán phá giá đối với xe đạp Việt Nam sẽ bị tiếp tục duy trì sau 15/7/2010 trong cả thời gian rà soát 12 – 15 tháng. 73 Trong thời gian tới, không ngoại trừ khả năng EU sẽ áp dụng Chương trình hành động FLEGT (Thi hành Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại) với các sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam. Kế hoạch hành động của FLEGT là chương trình chung của EU để đối phó với khai thác và kinh doanh gỗ bất hợp pháp và đưa ra một loạt các biện pháp nhằm đấu tranh với khai thác gỗ bất hợp pháp như: hỗ trợ các nước sản xuất, khuyến khích thương mại gỗ hợp pháp, khuyến khích thực thi các chính sách mua gỗ hợp pháp và sản phẩm được chế biến từ gỗ hợp pháp. Kể từ khi triển khai vào cuối năm 2003 đến nay, EU đã trải qua đàm phán với rất nhiều quốc gia đối tác trên thế giới. Hiện tại, EU đang tiến hành nghiên cứu về tình trạng sản xuất, nhập khẩu và chế biến gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam để chuẩn bị tiến hành đàm phán với Việt Nam. Theo Vụ Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương, FLEGT sẽ có ảnh hưởng lớn đến việc xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam. Hiện nay, ngành gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam có đến 80% nguyên liệu gỗ nhập khẩu từ nước ngoài và vấn đề kiểm soát nguồn gốc nguyên liệu gỗ là hết sức phức tạp. Theo tổ công tác FLEGT tại Việt Nam, đạo luật FLEGT đang được thảo luận và có thể sẽ được đưa ra vào cuối năm 2010 và đi vào thực thi đầu năm 2011. Tại Hoa Kỳ, việc áp thuế chống bán phá giá (Antidumping Duty - AD) và thuế chống trợ cấp (Countervailing Duty – CVD) là hai biện pháp bảo hộ thương mại phổ biến được nước này áp dụng để áp đặt mức thuế cao cho nhiều sản phẩm của các nước chưa được Mỹ công nhận là kinh tế thị trường, hay còn gọi là các nước có nền kinh tế phi thị trường (non-market economy - NME) trong đó có Việt Nam. Trong khi tiến hành điều tra các vụ kết hợp vừa chống bán phá giá, vừa chống trợ cấp giá, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) thường sử dụng các số liệu áp đặt theo chủ quan của mình, sử dụng các phương pháp tính toán không công bằng và có lợi cho doanh nghiệp Mỹ, trong đó nhiều trường hợp tính 2 lần các chi phí được cho là nhận trợ cấp, làm cho con số bị đội lên để cố tình đưa ra kết luận là các doanh nghiệp của các nước này bán phá giá và được nhận trợ cấp từ chính phủ. Ngày 31/8/2009, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã ra 74 “phán quyết sơ bộ” về vụ kiện chống trợ giá đối với túi PE của Việt Nam trong đó DOC nói rằng họ đã tìm thấy bằng chứng cho thấy có việc trợ giá đối với sản phẩm túi PE đựng hàng bán lẻ nhập khẩu từ Việt Nam. Đây là lần đầu tiên hàng xuất khẩu của Việt Nam bị kiện chống trợ giá tại thị trường Hoa Kỳ. Rất có thể các doanh nghiệp khác của Hoa Kỳ sẽ vin vào đó để tiến hành các cuộc điều tra với các sản phẩm khác của Việt Nam. Chính vì vậy, các thị trường xuất khẩu hàng hóa truyền thống của Việt Nam như EU và Mỹ sẽ còn tiếp tục đặt ra những rào cản thương mại nhằm hạn chế hàng hóa của Việt Nam và điều này sẽ tác động tiêu cực tới kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường này. 3.1.2. Dự báo cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam Trên cơ sở phân tích các yếu tố tác động tới kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trên các thị trường có thể đưa ra được những nhận định bước đầu về cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Thị trường Châu Á vẫn tiếp tục giữ vai trò là một thị trường xuất khẩu hàng hoá quan trọng của Việt Nam. Về cơ bản, chúng ta muốn giảm tỷ trọng của thị trường này để tránh phụ thuộc. Tuy nhiên, hiện có nhiều thuận lợi để gia tăng kim ngạch tại thị trường châu Á. Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) chính thức có hiệu lực từ 1/10/2009 với thuế suất nhập khẩu của Nhật Bản được giảm xuống 0% sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản. Các liên kết ASEAN+ cũng là nhân tố tích cực đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc. Ngoài ra, chỉ trừ Nhật Bản thì các nước đang phát triển ở Châu Á tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng dương và nhanh chóng phục hồi trong giai đoạn tới. Đây là những điều kiện quan trọng để gia tăng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường châu Á. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang thị trường châu Âu nhiều khả năng sẽ giảm dần tỷ trọng trong những năm tới. Khu vực này bị ảnh hưởng khá mạnh bởi khủng hoảng tài chính toàn cầu với tốc độ tăng trưởng kinh tế khá ảm đạm trong năm 2009 và 75 phục hồi chậm chạp trong những năm tới. Tương tự như vậy, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Châu Mỹ cũng sẽ giảm về tỷ trọng do các thị trường trọng điểm là Hoa Kỳ và Canada đều bị ảnh hưởng mạnh bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Thị trường châu Phi chính là khu vực không bị ảnh hưởng nhiều bởi khủng hoảng kinh tế. Vì vậy, có nhiều khả năng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam có xu hướng tăng dần về tỷ trọng ở khu vực này. Tuy nhiên, nếu chúng ta không có những biện pháp mạnh mẽ về chính sách thì cũng khó có thể có được sự đột phá trong giai đoạn tới bởi kim ngạch xuất khẩu hàng hóa hiện nay của Việt Nam sang khu vực thị trường này không cao. Thị trường châu Đại Dương cũng ít bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng tài chính toàn cầu. Đây là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam và cũng có nhiều tiềm năng đạt tỷ trọng cao trong tương lai. 3.2. CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN CƠ CẤU THỊ TRƢỜNG THAY ĐỔI Để có thể thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong điều kiện cơ cấu thị trường thay đổi sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, chúng ta cần thực hiện nhiều giải pháp khác nhau. Các giải pháp được chia thành hai nhóm chính là nhóm các giải pháp vĩ mô và nhóm các giải pháp dành cho các khu vực thị trường cụ thể. 3.2.1. Nhóm các giải pháp vĩ mô 3.2.1.1 Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu Trong điều kiện khủng hoảng tài chính toàn cầu khi các thị trường xuất khẩu hàng hoá bị thu hẹp thì việc đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu là vô cùng cần thiết. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu không chỉ giúp duy trì, củng cố vị thế trên những thị trường truyền thống mà còn giúp xâm nhập và phát triển ổn định trên những thị trường mới. Trước hết, việc thiết lập mạng lưới xúc tiến xuất khẩu ở Việt Nam có ý nghĩa quan trọng. Xúc tiến xuất khẩu là một lĩnh vực rất rộng và được thực hiện ở nhiều cấp 76 với sự tham gia của nhiều thành phần khác nhau. Ở Việt Nam hiện nay, để đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu, yêu cầu cấp bách đặt ra là phải hình thành một mạng lưới xúc tiến xuất khẩu có hiệu quả do một cơ quan nhà nước chuyên trách về xúc tiến xuất khẩu lãnh đạo, có thể là Cục xúc tiến xuất khẩu. Cục xúc tiến xuất khẩu cần nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động của các tổ chức xúc tiến xuất khẩu địa phương và các trung tâm xúc tiến xuất khẩu ở nước ngoài. Cục xúc tiến xuất khẩu cũng cần xây dựng, chỉ đạo hướng dẫn thực hiện, theo dõi, đánh giá và điều chỉnh các chiến lược xúc tiến xuất khẩu, hỗ trợ xuất khẩu như cung cấp thông tin, nghiên cứu thị trường, tư vấn doanh nghiệp, tổ chức hội chợ triển lãm, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng đại lý phân phối ở nước ngoài một cách sát sao. Cục xúc tiến xuất khẩu cũng cần tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến xuất khẩu cụ thể, nhất là các hoạt động ở tầm quốc gia. Nói một cách khác, mạng lưới xúc tiến xuất khẩu này sẽ hoạt động theo cơ chế tương tác hai chiều để có những điều chỉnh thích hợp. Để nâng cao hiệu quả của mạng lưới xúc tiến xuất khẩu, nhất thiết phải nâng cao năng lực của các tổ chức xúc tiến xuất khẩu địa phương cũng như hệ thống cơ quan đại diện thương mại của Việt Nam ở nước ngoài. Nhà nước cần chú trọng tuyển chọn, bồi dưỡng, đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ trình độ và hiểu biết về xúc tiến xuất khẩu để đáp ứng yêu cầu mở rộng thị trường. Thứ hai, cần xây dựng ngay một chiến lược xúc tiến xuất khẩu mới trong điều kiện có sự thay đổi do tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu. Để ứng phó trước tình hình xuất khẩu giảm mạnh do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, chúng ta cần đề ra một chiến lược xúc tiến xuất khẩu khẩn cấp bao gồm các chương trình phát triển sản phẩm, tổ chức hội chợ, triển lãm, khuyến mại, các đoàn khảo sát, hỗ trợ đầu tư, mở rộng kinh doanh, xây dựng hệ thống đại lý phân phối và quảng bá thương hiệu ở nước ngoài. Về mặt hàng, cần chú trọng các hoạt động xúc tiến xuất khẩu các mặt hàng chủ yếu như nông sản và thực phẩm chế biến để duy trì tăng trưởng xuất khẩu của nhóm hàng này. Về thị trường, cần đẩy mạnh thực hiện các hoạt động xúc tiến xuất khẩu vào các thị trường ít bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế, như Ấn Độ, Trung 77 Đông, Đông Âu và châu Phi nhằm đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, bù đắp lại suy giảm ở các thị trường chính và cũng giảm bớt sự phụ thuộc vào các thị trường chính. Bên cạnh đó cũng không thể bỏ qua tầm quan trọng của các chương trình xúc tiến xuất khẩu tại các thị trường truyền thống như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU bởi đây vẫn là các thị trường chính. Chúng ta cần phải tiếp tục duy trì mức xuất khẩu vào các thị trường này như các năm trước, đồng thời tích cực tìm kênh xúc tiến thương mại mới cũng như mặt hàng mới. Cục xúc tiến xuất khẩu có thể tăng cường hỗ trợ cho các doanh nghiệp xây dựng đại lý bán hàng, tiếp thị bán hàng vào hệ thống siêu thị bán lẻ của những nước này. Bên cạnh đó, hoạt động xuất khẩu tại chỗ cũng rất cần được quan tâm. Cục xúc tiến xuất khẩu có thể phối hợp với các cơ quan hữu quan chuyển đổi các khu chợ cũ tại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng,... thành các trung tâm thương mại, chợ quốc tế đồng thời lên chiến dịch quảng bá hình ảnh các trung tâm thương mại, khu chợ này để khách du lịch quốc tế biết đến. Thứ ba, cần phải có kế hoạch và bắt tay xây dựng một chiến lược xúc tiến xuất khẩu dài hạn. Bên cạnh chiến lược xúc tiến xuất khẩu khẩn cấp, chúng ta cần có các chương trình dài hạn hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ từ lúc thành lập, phát triển sản xuất và tham gia thị trường xuất khẩu. Các doanh nghiệp đầu tư sản xuất và kinh doanh ở nước ngoài trong các lĩnh vực Việt Nam có nhiều lợi thế như thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng rất cần nhận được sự hỗ trợ từ phía chính phủ. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong nước cũng cần sự trợ giúp trong việc mở chi nhánh, liên doanh và lập đại lý bán hàng nhằm tăng khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam tại thị trường nước ngoài. Một công việc khá quan trọng trong tình hình hiện nay là phải phổ biến và hướng dẫn cho doanh nghiệp sử dụng các điều khoản có lợi trong các hiệp định thương mại mà Việt Nam đã ký với nước ngoài, các hiệp định đa phương như WTO, APEC, ASEAN và ASEM và hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA). Cụ thể, Cục xúc tiến xuất khẩu cần hợp tác với các cơ quan khác của Việt Nam để giải quyết các vấn đề liên quan đến lao động, rào cản thương mại, các luật lệ, quy định của nước 78 ngoài cản trở xuất khẩu của Việt Nam; kiến nghị chính phủ tiếp tục đầu tư cải thiện hạ tầng cơ sở và hệ thống giao thông vận tải, đơn giản hoá thủ tục hải quan; tài trợ thiết lập nhiều cơ sở cung cấp dịch vụ logistics để phục vụ tốt hơn công tác xuất khẩu. Thứ tư, cần phải gắn kết chặt chẽ với các Hiệp hội ngành hàng trong công tác xúc tiến xuất khẩu. Để nâng cao hiệu quả của công tác xúc tiến xuất khẩu, cần có sự gắn kết chặt chẽ giữa Cục xúc tiến xuất khẩu và các Hiệp hội ngành hàng. Hàng tháng Cục xúc tiến xuất khẩu nên tổ chức các cuộc họp giao ban thường kỳ với các Hiệp hội để lắng nghe và cập nhật các yêu cầu cần trợ giúp từ phía Hiệp hội, từ đó có các biện pháp hỗ trợ kịp thời và truyền đạt các chính sách thương mại mới của Chính phủ. 3.2.1.2. Nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu, chúng ta sẽ còn phải đối mặt với nhiều vấn đề như nhu cầu hàng hóa của Việt Nam trên các thị trường xuất khẩu lớn chưa thể gia tăng ngay và các nước này vẫn còn tiếp tục áp dụng nhiều rào cản thương mại ví dụ như các rào cản liên quan đến tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, sức ép cạnh tranh gia tăng từ các nước Châu Á khác cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là đối với các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của ta như nông sản, thuỷ sản, dệt may, giày dép. Để có thể vượt qua được hàng rào thương mại này cũng như cạnh tranh được trên thị trường, không có một cách nào khác ngoài việc nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam. Qua những phân tích ở trên có thể thấy trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu, các mặt hàng thô, khoáng sản, và chưa chế biến của Việt Nam bị sụt giảm mạnh nhất ở trên tất cả các thị trường. Chính vì vậy, trong thời gian tới chúng ta cần phải tăng nhanh hơn nữa tỷ trọng hàng hóa chế biến xuất khẩu. Để làm được điều này, chúng ta cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp khác nhau. 79 Thứ nhất, Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm của Thái Lan là xây dựng các trung tâm hỗ trợ thiết kế sản phẩm. Để hỗ trợ các doanh nghiệp trong khâu thiết kế kiểu dáng, nghiên cứu vật liệu mới, nhằm thường xuyên thay đổi mẫu mã mới phù hợp xu thế thị trường, Nhà nước có thể nghiên cứu xây dựng một hoặc nhiều trung tâm hỗ trợ thiết kế sản phẩm trực thuộc Văn phòng Thủ tướng. Các trung tâm này sẽ có thư viện và tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề về thiết kế và sáng tạo. Thư viện của trung tâm cần được ứng dụng công nghệ hiện đại, gồm sách, tạp chí, báo và tập san được sưu tập, cập nhật trong nước và từ nhiều nước trên thế giới, thuận tiện cho các đối tượng muốn tìm hiểu thông tin về thiết kế. Các trung tâm cũng cần trưng bày mẫu thiết kế mới, giới thiệu ý tưởng thiết kế và các vật liệu mới nhất từ khắp nơi trên thế giới. Thứ hai, cần phải thực hiện các biện pháp hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp xuất khẩu, đặc biệt đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu đã chế biến. Nhà nước cần tăng cường hình thức bảo hiểm xuất khẩu. Bên cạnh đó, cần phải có chính sách tăng cường hỗ trợ tín dụng xuất khẩu. Kể từ ngày 5/2/2009, chính sách hỗ trợ lãi suất cho vay 4% một năm của chính phủ đã được triển khai với chủ trương thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, đặc biệt chú trọng vào sản xuất các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn, khả năng tăng trưởng cao như chế biến, dệt may, giày dép. Mặc dù việc làm này sẽ giúp doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu giảm bớt khó khăn trước bối cảnh nền kinh tế thế giới suy giảm, tuy nhiên nó lại có khả năng gây ra nguy cơ hàng Việt Nam bị kiện bán phá giá tại nước nhập khẩu. Đồng thời, việc dùng tiền ngân sách để trợ cấp bù lãi suất cũng tạo ra một sân chơi không bình đẳng trên thị trường và có thể vi phạm các cam kết của WTO. Để đối phó với suy thoái kinh tế, nhiều nước trên thế giới đều đồng loạt hạ lãi suất chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn của ngân hàng trung ương cho các ngân hàng thương mại cho doanh nghiệp vay với lãi suất thấp. Vì vậy, Việt Nam nên học theo cách làm này, ứng dụng chính sách tiền tệ để hạ 80 thấp lãi suất vay vốn của doanh nghiệp để tăng khả năng cạnh tranh cho hàng xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu. 3.2.1.3. Xây dựng cơ chế dự phòng và cảnh báo sớm đối với các vụ kiện phòng vệ thương mại Là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam đã được hưởng một môi trường mậu dịch hoàn toàn tự do, do đó, cũng cần phải quen dần với những rào cản kỹ thuật và nguy cơ bị kiện chống bán phá giá ngày càng nhiều hơn trong thời suy thoái kinh tế toàn cầu. Hơn lúc nào hết, Việt Nam cần xây dựng cơ chế dự phòng và cảnh báo sớm đối với các vụ kiện phòng vệ thương mại. Để có thể xây dựng một cơ chế cảnh báo sớm, cần phải có sự phối hợp đồng bộ với những doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam, với những đối tác, bạn hàng nhập khẩu và với các hệ thống cơ quan đại diện thương mại và các trung tâm thương mại của Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt là Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài. Các doanh nghiệp cần chủ động sớm phát hiện những biến động bất thường từ thị trường xuất khẩu của mình. Các doanh nghiệp cũng cần giữ quan hệ tốt đẹp, tranh thủ thu thập thông tin về động thái của các nhà sản xuất sản phẩm cạnh tranh của nước nhập khẩu. Theo kinh nghiệm rút ra từ các vụ kiện trước, các đối tác bạn hàng thường là những người đầu tiên lưu ý chúng ta về nguy cơ bị kiện bán phá giá mỗi khi họ nhận thấy các nhà sản xuất mặt hàng tương tự của nước họ đang bắt đầu thu thập hồ sơ về các nhà xuất khẩu và hàng hoá xuất khẩu đang cạnh tranh với họ. Các cơ quan đại diện thương mại và các trung tâm thương mại của Việt Nam ở nước ngoài cần thường xuyên cập nhật tin tức về tình hình thị trường nước sở tại. Bên cạnh đó, cần theo dõi sát sao dư luận báo chí trong nước và quốc tế. Trong trường hợp sản phẩm thuộc đối tượng điều tra chống bán phá giá là nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất tiếp theo của nước nhập khẩu, hoặc có mối quan hệ trực tiếp với ngành sản xuất khác của nước nhập khẩu, thì cần tìm hiểu và 81 tranh thủ sự mâu thuẫn lợi ích của các nhóm ngành khác nhau này để cùng phối hợp phản đối vụ kiện tại chính nước khởi kiện. 3.2.1.4. Tăng cường công tác thông tin dự báo về thị trường xuất khẩu Hiện nay chưa ai có thể nói chính xác được bao giờ nền kinh tế thế giới sẽ hoàn toàn phục hồi. Để có thể tận dụng những cơ hội mới mở ra trong thời kỳ hậu khủng hoảng, việc dự báo nước nào và lĩnh vực nào sẽ hồi phục trước để chủ động tranh thủ xâm nhập thị trường đúng lúc và đúng chỗ là điều hết sức quan trọng. Các doanh nghiệp xuất khẩu hiện nay dù đã hết sức nỗ lực tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm của mình nhưng hiệu quả đạt được chưa cao. Do đó, chúng ta cần phải nâng cao hiệu quả công tác thông tin dự báo về thị trường xuất khẩu để có thể hỗ trợ cho các doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất. Cơ quan này không chỉ phát huy tác dụng trợ giúp các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu mà sẽ giúp định hướng cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong dài hạn. 3.2.1.5. Đẩy mạnh tìm kiếm và thúc đẩy xuất khẩu sang các thị trường mới tiềm năng Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu lần này đã cho thấy việc phụ thuộc quá nhiều vào một số thị trường xuất khẩu truyền thống mang lại rủi ro rất lớn khi các thị trường này xảy ra biến động. Để có thể giảm bớt rủi ro của việc tập trung quá nhiều vào một số thị trường nhất định thì việc đa dạng hoá thị trường xuất khẩu là rất cần thiết. Chúng ta cần đẩy mạnh tìm kiếm và thúc đẩy xuất khẩu sang các thị trường mới tiềm năng – các thị trường ít chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Nhà nước cần có những chương trình, kế hoạch định hướng thị trường mới cho doanh nghiệp, đồng thời cần có những chính sách khuyến khích cũng như đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp xuất khẩu sang các thị trường mới này. Xét về tốc độ tăng trưởng GDP và chính sách quản lý nhập khẩu, có thể thấy Châu Phi và các quốc gia Trung Đông chính là các thị trường cần được các doanh nghiệp Việt Nam chú ý khai thác hơn nữa. Với các thị trường mới, việc thiết lập các khuôn khổ pháp lý như đàm phán, ký kết các hiệp định, thoả thuận hợp tác song phương, đa phương đóng vai trò vô cùng quan 82 trọng. Bên cạnh đó cũng cần chú trọng tăng cường quan hệ hợp tác giữa các Bộ, ngành hữu quan giữa hai quốc gia, đồng thời mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan Thương vụ tại nước sở tại để có thể hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp muốn thâm nhập thị trường mới. 3.2.2. Một số giải pháp cho các thị trƣờng cụ thể 3.2.2.1. Thị trường ASEAN Là thành viên của ASEAN, Việt Nam có nhiều thuận lợi khi xuất khẩu sang thị trường các nước trong khu vực này do được hưởng thuế ưu đãi, vị trí địa lý thuận tiện, các yêu cầu của thị trường không quá cao và phù hợp với khả năng của nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Dù kim ngạch xuất khẩu sang ASEAN giảm mạnh trong thời gian qua nhưng ASEAN vẫn sẽ tiếp tục đóng vai trò là một thị trường quan trọng của hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Để tăng cường xuất khẩu sang thị trường này trước hết cần tăng cường phổ biến kiến thức và hỗ trợ thông tin cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua các cuộc hội thảo, đào tạo giới thiệu về thị trường các nước trong ASEAN, giới thiệu những ưu đãi và thuận lợi mà doanh nghiệp Việt Nam được hưởng cũng như những khó khăn mà doanh nghiệp có thể gặp phải để các doanh nghiệp có thể tận dụng được những ưu đãi ASEAN dành cho các nước trong khu vực, qua đó đẩy mạnh xuất khẩu sang các nước ASEAN. Việc thực hiện đầy đủ các cam kết theo CEPT/AFTA đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hoá Việt Nam thâm nhập thị trường các nước ASEAN. Tuy nhiên, những lợi thế này vẫn chưa được các doanh nghiệp tận dụng triệt để. Năm 2010, khi hàng rào thuế quan trong ASEAN hoàn toàn được xoá bỏ, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp thách thức lớn nếu không biết tận dụng cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường các nước trong khu vực. Trong khu vực ASEAN, cần tận dụng những lợi thế về địa lý tại các khu kinh tế cửa khẩu giáp với Lào, Campuchia, và Thái Lan để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường các nước này. Theo nhiều doanh nghiệp Campuchia, hàng Việt Nam đang 83 chiếm ưu thế về chất lượng và giá cả so với hàng của Trung Quốc, Thái Lan. Người tiêu dùng Campuchia có xu hướng chuyển sang sử dụng hàng Việt Nam ngày một nhiều hơn. Đây là cơ hội tốt để doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục mở rộng thị phần tại thị trường này. Ngoài ra, Lào, Myanmar và Đông Timor cũng là các thị trường mà Việt Nam cần đẩy mạnh xuất khẩu. Qua một số khảo sát đã cho thấy đây là các thị trường rất dễ tính, có thể tiêu thụ mạnh các mặt hàng như mì ăn liền, giày dép, thực phẩm, hàng may mặc của Việt Nam. 3.2.2.2. Thị trường Trung Quốc Với vị trí địa lý thuận lợi, diện tích rộng lớn và dân số đông nhất thế giới, Trung Quốc là thị trường rất tiềm năng cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Để đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc, chúng ta cần phải tăng cường hợp tác giữa hai nhà nước nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Trung Quốc về thủ tục hải quan, kiểm dịch chất lượng hàng hoá, về C/O. Đồng thời kiến nghị phía Trung Quốc cung cấp cho Bộ Công Thương Việt Nam danh sách các công ty, doanh nghiệp có thực lực, uy tín để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam giao dịch ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó, cần có chính sách phát triển thương mại biên giới một cách ổn định, trật tự, lành mạnh; thiết lập cơ chế hợp tác trao đổi về kinh tế thương mại biên giới giữa Ban chỉ đạo Thương mại biên giới của Việt Nam với Chính quyền Khu tự trị Dân tộc Choang Quảng Tây và Chính quyền tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Trước mắt thành lập Nhóm chuyên gia nghiên cứu về các Khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới Kim Thành (Lào Cai) - Bắc Sơn (Vân Nam), Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Bằng Tường (Quảng Tây). Ngoài ra, cần tăng cường hợp tác chống buôn lậu và gian lận thương mại tại khu vực biên giới nhằm đảm bảo cho buôn bán biên giới phát triển lành mạnh, ổn định và trật tự. Thêm nữa, cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Trung Quốc về lập trường, quan điểm và tiếng nói chung tại các diễn đàn hợp tác đa phương trong khu vực và thế giới như: WTO, APEC, ASEM, ASEAN. Việt Nam cần tận dụng khoản cho vay tín dụng 84 ưu đãi trị giá 15 tỷ USD từ Trung Quốc cho các nước ASEAN trong vòng 3 – 5 năm tới nhằm giúp phát triển cơ chế thương mại, cải thiện hệ thống giao thông vận tải, phát triển cơ sở hạ tầng. Trước mắt đề nghị Trung Quốc xem xét cấp vốn vay để nâng cấp Tuyến đường Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội . 3.2.2.3. Thị trường Nhật Bản Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) chính thức có hiệu lực từ 1/10/2009 mở ra rất nhiều triển vọng cho quan hệ kinh tế giữa hai nước. Việt Nam cần tận dụng cơ hội Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) đem lại để đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này. Trước mắt, chúng ta nên tập trung xuất khẩu các mặt hàng nông thuỷ sản sang Nhật Bản bởi theo đánh giá của Bộ Công Thương, mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam là mặt hàng được hưởng lợi nhiều nhất từ hiệp định này. Cụ thể, Nhật Bản đã cam kết giảm thuế đối với các mặt hàng tương đương với gần 84% giá trị nông sản xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, Nhật Bản là một trong những quốc gia đang áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm có yêu cầu rất khắt khe với mục đích bảo vệ sức khoẻ cộng đồng. Các doanh nghiệp Nhật Bản cũng hết sức coi trọng chữ “tín” trong kinh doanh. Vì vậy, để tiếp cận thị trường này, cần nâng cao nhận thức về vai trò của chất lượng sản phẩm và thời hạn giao hàng đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần đầu tư cải tiến các khâu thiết kế, kỹ thuật, bảo quản, vận chuyển, quản lý chất lượng. Bên cạnh đó, cần tăng cường hơn nữa các hoạt động xúc tiến thương mại vào thị trường này. Người tiêu dùng Nhật Bản thường có xu hướng lựa chọn các sản phẩm quen thuộc, đã có uy tín trên thị trường và do đó, ít có cơ hội cho các sản phẩm mới của nước ngoài. Tuy nhiên, Việt Nam cần tận dụng lợi thế là văn hoá giữa hai nước có khá nhiều nét tương đồng. Nhà nước cần hỗ trợ các doanh nghiệp tổ chức hội chợ, triển lãm tại Nhật Bản để người dân biết đến và dùng thử các sản phẩm của Việt Nam, từ đó có thể đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này. 85 3.2.2.4. Thị trường EU EU là thị trường rộng lớn và có sức mua cao nhưng có khoảng cách khá xa với Việt Nam. Đây cũng là thị trường có yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu, hàng rào bảo hộ cũng đang được các nước EU dựng lên nhằm bảo hộ cho nền sản xuất của các nước EU. Do đó, việc thành lập những cơ sở chuyên nghiên cứu, dự báo về chính sách thương mại của EU là khá cần thiết. Ví dụ như quy định IUU được EU ban hành chính thức có hiệu lực từ 1/1/2010 sẽ gây nhiều khó khăn cho xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Để có thể xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường EU trong thời gian tới, cần xây dựng đầy đủ hệ thống giám sát, kiểm soát và chứng thực theo các yêu cầu của quy định IUU. Điều này đòi hỏi sự thay đổi của cả một hệ thống từ chính sách liên quan, năng lực của các cơ quan có thẩm quyền, của các địa phương, doanh nghiệp cho đến lực lượng ngư dân đông đảo. Đồng thời cần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của tác động của IUU trong cộng đồng các doanh nghiệp, ngư dân và cơ quan thẩm quyền. Một ví dụ khác là mặt hàng xe đạp. Đối với mặt hàng xe đạp xuất khẩu, trong vòng 3 tháng từ 15/4/2010 đến 15/7/2010, các nhà sản xuất xe đạp châu Âu sẽ có khả năng yêu cầu Uỷ ban châu Âu tiến hành điều tra cuối kỳ về khả năng tiếp tục gia hạn thuế chống bán phá giá đối với xe đạp xuất khẩu của Việt Nam. Chính vì vậy, ngay từ lúc này, Việt Nam cần tiến hành các biện pháp nhằm vận động Hiệp hội Các nhà sản xuất Xe đạp châu Âu không yêu cầu Uỷ ban châu Âu tiến hành điều tra cuối kỳ và tạo điều kiện để mặt hàng này được xuất khẩu trở lại vào EU. 3.2.2.5. Thị trường Hoa Kỳ Cùng với sự phục hồi của nền kinh tế Hoa Kỳ, hàng hoá của Việt Nam đang có nhiều cơ hội rộng mở hơn để vào thị trường này. Tuy nhiên, đây cũng là thị trường có mức độ bảo hộ cao và càng có xu hướng cao hơn sau khủng hoảng tài chính toàn cầu. Để những mặt hàng của Việt Nam có thể xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ một cách hiệu quả, Nhà nước cần có những hành động kịp thời ngăn chặn và chống lại việc bán 86 phá giá, trợ giá và tham gia vào việc giải quyết các tranh chấp thông qua các luật lệ của WTO. Cụ thể, cần tiếp tục vận động phía Hoa Kỳ giành GSP cho Việt Nam và cập nhật các thông tin về những động thái của chính quyền mới liên quan đến các luật mới của Hoa Kỳ như luật Nông nghiệp (Farm Bill 2008), nhất là về khai báo nguồn gốc xuất xứ đồ gỗ xuất khẩu. Về các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật đối với cá da trơn nhập khẩu vào Hoa Kỳ, tiếp tục theo dõi tình hình để có những động thái chuẩn bị tiếp xúc. Bên cạnh đó, cần cảnh báo doanh nghiệp về Luật An toàn sản phẩm nhập khẩu của Hoa Kỳ đặc biệt đối với hai mặt hàng dệt may và đồ chơi trẻ em. Trong dài hạn, để thâm nhập sâu hơn nữa vào thị trường Hoa Kỳ, chúng ta cần tận dụng lực lượng Việt Kiều đang sinh sống tại đây để làm cầu nối đưa hàng Việt Nam sang thị trường này. 3.2.2.6. Các thị trường mới 3.2.2.6.1. Thị trường Châu Phi Với quy mô dân số đông, sức mua lớn nhưng hầu hết nhu cầu hàng hoá của người tiêu thụ ở thị trường châu Phi không đòi hỏi cao, do vậy rất phù hợp với trình độ sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường châu Phi vẫn dừng ở mức khiêm tốn. Để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang châu Phi, cần nhanh chóng tháo gỡ vướng mắc, khắc phục những khó khăn, trở ngại. Về phía Nhà nước, cần tiếp tục tham gia trực tiếp vào việc ký kết các thoả thuận cấp Chính phủ với các nước có nhu cầu nhập khẩu hàng hoá, đồng thời cũng nên xem xét việc đặt thêm các đại diện thương mại tại châu Phi nhằm chắp nối các cơ hội hợp tác, làm đầu mối thông tin, cũng như đảm bảo cho các hoạt động thương mại được diễn ra suôn sẻ, hiệu quả. Về phía doanh nghiệp trong nước, cần phải tăng cường công tác nghiên cứu thị trường châu Phi. Đặc biệt tìm hiểu kỹ phong tục, tập quán văn hoá và sở thích của người dân châu Phi để tổ chức nguồn hàng phù hợp; nghiên cứu để có thể mở văn phòng đại diện hoặc chi nhánh công ty, xây dựng kho ngoại quan tại một số thị trường chính như Nam Phi, Ai Cập, Lybia, đầu tư trực tiếp vào một số lĩnh vực như dệt may, giày dép, lắp ráp xe máy... ở các thị trường tiềm 87 năng. Các doanh nghiệp cũng cần mua quyền khai thác rừng, chế biến đồ gỗ xuất khẩu, xây dựng các nhà máy chế biến nông sản, thực phẩm để xuất khẩu tại chỗ, xây dựng nhà máy sơ chế để nhập khẩu về nước làm nguyên liệu. Đồng thời các doanh nghiệp cần đa dạng hoá mặt hàng đi đôi với xây dựng thương hiệu hàng hoá và áp dụng nhiều phương thức xuất khẩu vào thị trường này. 3.2.2.6.2. Thị trường Trung Đông Mặc dù là thị trường đầy tiềm năng nhưng việc xuất khẩu sang thị trường này vẫn gặp những hạn chế. Hạn chế mà các doanh nghiệp Việt Nam gặp phải khi thâm nhập vào thị trường này chủ yếu là do các doanh nghiệp hầu như chỉ thực hiện các giao dịch thông qua thư điện tử mà ít có điều kiện để tiếp xúc trực tiếp cũng như không có điều kiện để tham gia nhiều vào các kỳ hội chợ, triển lãm tại Trung Đông. Doanh nghiệp Việt Nam cũng chưa hiểu rõ tập quán kinh doanh, văn hoá của người Trung Đông và những rào cản về thông tin, kỹ thuật cũng như thiết lập kênh phân phối tại thị trường này. Để đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này, Việt Nam cần thiết lập định hướng đàm phán các hiệp định thương mại song phương với các nước khu vực này. Ngoài ra cần đẩy mạnh thông tin tuyên truyền để các doanh nghiệp hiểu rõ về thị trường Trung Đông cũng như phổ biến các kinh nghiệm mà các doanh nghiệp đã thành công ở thị trường này. Bên cạnh đó cũng cần đẩy mạnh các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia để các doanh nghiệp tham gia hội chợ triển lãm, tham gia trực tiếp với các cộng đồng doanh nghiệp, từ đó tạo sự hiểu biết, mối quan hệ giữa các doanh nghiệp. Một vấn đề cần lưu ý khác là chúng ta cần mở rộng các mạng lưới, các cơ quan thương vụ nằm trong đại sứ quán Việt Nam tại các nước Trung Đông để giúp đỡ các doanh nghiệp tìm hiểu rõ về chính sách, luật pháp cũng như các quy định của các nước sở tại cũng như hỗ trợ doanh nghiệp trực tiếp làm việc với các hiệp hội, doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu ở các nước này. 88 KẾT LUẬN Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã gây ra những tác động bất lợi lớn đến nền kinh tế thế giới và thương mại toàn cầu. Trong bối cảnh chung đó, hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề do sự suy giảm nhu cầu tại các thị trường xuất khẩu chính, do hàng rào bảo hộ thương mại tại các quốc gia này gia tăng và do sức ép cạnh tranh ngày một gay gắt. Tất cả những yếu tố đó dẫn tới sự thay đổi trong cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam. Trên cơ sở lý thuyết của mô hình hấp dẫn trong thương mại quốc tế, luận văn đã nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam. Các nhân tố này bao gồm ba nhóm: nhóm các nhân tố ảnh hưởng đến cung, nhóm các nhân tố ảnh hưởng đến cầu, và nhóm các yếu tố hấp dẫn/ cản trở. Luận văn cũng đã đi sâu nghiên cứu sự thay đổi kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tại các thị trường xuất khẩu của Việt Nam bao gồm ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU, Châu Phi, và Châu Đại Dương. Do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang các thị trường này hầu hết đều sụt giảm trừ Châu Phi. Trên cơ sở dự báo cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam trong thời gian tới, luận văn đã đề xuất các giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam trong điều kiện cơ cấu thị trường thay đổi. Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, cần tăng cường hơn nữa hoạt động xúc tiến xuất khẩu và tiếp cận thị trường. Ngoài ra, trước sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt, cần nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng xuất khẩu của Việt Nam cả về mẫu mã, chất lượng và giá thành. Một biện pháp cần chú trọng trong thời điểm hiện tại là xây dựng một cơ chế cảnh báo sớm trước các vụ kiện phòng vệ thương mại. Bên cạnh đó, luận văn cũng đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm mở rộng các thị trường xuất khẩu hàng hóa đầy tiềm năng bao gồm Châu Phi và Trung Đông cho Việt Nam. 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Ngô Bảo (2009), ““Nở rộ” các rào cản thương mại trên thế giới”, Bản tin Xuất khẩu, Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Công Thương. Số 135, tr.19. 2. Bộ Công Thương, Quyết định số 6583/QĐ-BCT: Banh hành Chương trình hành động của Bộ Công Thương thực hiện Đề án thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Trung Đông của Chính phủ giai đoạnh 2008 - 2015 3. Bộ Công Thương, Quyết định số 1133/QĐ-BCT: Ban hành Chương trình hành động của Bộ Công Thương thực hiện Chương trình hành động Quốc gia thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Châu Phi của Chính phủ giai đoạn 2008 - 2010 4. Bộ Giáo dục và đào tạo (2005), Giáo trình Kinh tế Chính trị, Nhà xuất bản Giáo dục 5. Vụ Tổng hợp Kinh tế, Bộ Ngoại giao (2009), Diễn biến và các biện pháp của thế giới và châu Á về ứng phó với khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu 6. Ngọc Bích (2009), “Tạo điều kiện cho hàng hoá Việt Nam xuất khẩu vào Trung Quốc”, Bản tin xuất khẩu, Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Công Thương. Số 144, tr.10-11. 7. Nguyễn Bích (2009), “IUU – Khó khăn cho xuất khẩu thuỷ sản vào EU”, Bản tin xuất khẩu, Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Công Thương. Số 145, tr.14-15. 8. Nguyễn Bích (2009), “Xuất khẩu sang Trung Đông: Đi tìm con đường ngắn”, Bản tin xuất khẩu, Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Công Thương. Số 146, tr.14-15. 9. Vũ Thuỳ Chi (2005), Khủng hoảng tài chính và tính dễ bị tổn thương của hệ thống tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hà Nội. 10. Nguyễn Cảnh Cường - Vụ Phó Vụ Thị trường châu Âu (Bộ Công Thương) (2009), Quan hệ thương mại Việt Nam – Châu Âu: Cơ hội và Thách thức, truy cập 12/10/2009 11. Lê Xuân Dương (2009), “Công tác xúc tiến xuất khẩu ở Thái Lan: Những điều có thể học hỏi”, Bản tin xuất khẩu, Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Công Thương. Số 119, tr.6-7. 12. TS. Hoàng Xuân Hoà (2009), “Một số tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ đến nền kinh tế thế giới và Việt Nam”, Những vấn đề Kinh tế và Chính trị Thế giới số, Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới. Số 153, tr.7-9. 90 13. PGS, TS Nguyễn Văn Hồng & ThS Đào Ngọc Tiến (2008), “Mức độ tập trung thương mại của Việt Nam với ASEAN+3”, Tạp chí Kinh tế Đối ngoại số 32 (10/2008) 14. Tạ Hữu (2010), “Tận dụng cơ hội từ VJEPA”, Bản tin xuất khẩu, Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Công Thương. Số 154, tr.12-13. 15. Nguyễn Thuỳ Linh (2009), Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đến hoạt động xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam, Khoá luận tốt nghiệp, Trường Đại học Ngoại thương 16. VM (2009), “Luật IUU sẽ gây khó cho xuất khẩu thuỷ sản sang EU”, Bản tin xuất khẩu, Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Công Thương. Số 140, tr.8. 17. Tuệ Minh (2009), “Vượt “rào thương mại” thời khủng hoảng”, Bản tin xuất khẩu, Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Công Thương. Số 120, tr.11. 18. Đặng Nguyễn (2008), Xúc tiến thương mại: Một năm nhìn lại, truy cập 25/8/2009 19. Paul Samuelson (2002), Kinh tế học, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội 20. Philip Kotler (1997), Marketing căn bản, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội 21. Anh Quân (2008), Đồ gỗ, thuỷ sản cẩn trọng với Farm Bill 2008, farm-bill-2008.htm, truy cập 8/10/2009 22. Nguyễn Quỳnh (2009), “Hỗ trợ lãi suất 4%: Đừng để bị kiện vì bán phá giá”, Bản tin xuất khẩu, Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Công Thương. Số 113, tr.11. 23. Thanh Tâm (2009), “2009 – Năm trọng tâm quan hệ thương mại với các nước Châu Phi”, Bản tin xuất khẩu, Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Công Thương. Số 111, tr.12-13. 24. TS. Nguyễn Đức Thành (Chủ biên) (2009), Kinh tế Việt Nam 2008 – Suy giảm và thách thức đổi mới (Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam của CEPR), Nhà xuất bản Tri Thức. 25. Thị trường nước ngoài (2010), Các biện pháp chống bán phá giá EU đang áp dụng đối với hàng hoá có xuất xứ Việt Nam, Country/270/Document/25465/Default.aspx, truy cập 5/4/2010 91 26. Bùi Thu (2009), “Đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường ASEAN”, Bản tin xuất khẩu, Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Công Thương. Số 135, tr.12-13. 27. Bùi Thu (2009), “Tác động của FLEGT tới xuất khẩu gỗ của Việt Nam”, Bản tin xuất khẩu, Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Công Thương. Số 137, tr.18-19. 28. Nguyễn Thu (2009), “Kết luận sơ bộ của Hoa Kỳ về vụ kiện chống trợ giá túi PE”, Bản tin xuất khẩu, Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Công Thương. Số 139, tr.10. 29. Đào Ngọc Tiến (2009), Điều chỉnh cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam trong xu thế tự do hoá thương mại, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Ngoại thương 30. Nguyễn Tuấn (2009), “Để tăng cường xuất khẩu sang Mỹ”, Bản tin xuất khẩu, Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Công Thương. Số 151, tr.17. 31. Hồng Văn (2009), Chạy đua với “định nghĩa cá da trơn” của Mỹ, truy cập 25/9/2009 32. Lê Xuân (2009), “Liệu Mỹ có thay đổi cách tính trong điều tra AD/CVD?”, Bản tin xuất khẩu, Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Công Thương. Số 141, tr.21. Tiếng Anh 33. Association of Southeast Asian Nations (2010), stat/Table1.xls, truy cập 5/4/2010 34. Association of Southeast Asian Nations (2010), publications/ACIF2009.pdf, truy cập 5/4/2010 35. Bureau of Economic Analasys, U.S. Department of Commerce (2010), truy cập 4/4/2010 36. European Commission Delegations/ Market Access Teams (2009), Report on potentially trade restrictive measures, Document/23224/Default.aspx, truy cập 5/11/2009 37. Eurostat, European Commision (2010), portal/page/portal/product_details/dataset?p_product_code=TSDEC100, truy cập 4/4/2010 92 38. Eurostat, European Commission (2009), External and intra-European Union trade, Monthly statistics – Issue number 10/2009, Eurostat Statistical books 39. Export – Import Bank of Thailand (2009), Thailand’s International Trade, truy cập 20/10/2009 40. International Monetary Fund (IMF) (2009), World Economic Outlook 41. International Monetary Fund (IMF) (2010), World Economic Outlook 42. Pimchanok Vonkhorporn (2009), Thailand’s Trade Policy in Response to Global Crisis for ITD Seminar on Waves of Protectionism amidst Global Economic Crisis, truy cập 12/11/2009 43. ThaiPr.net (2009), EXIM Thailand Underscores “Asia” as Rich and Open Market, EA671B766D847EFC1, truy cập 15/10/2009 44. Thaitrade.com (2009), Export Promotion Strategy Plan 2009, d=153, truy cập 18/10/2009 45. The Jakarta Post (2008), Furniture businesses seek new markets, new-markets.html, truy cập 7/10/2009 46. The Jakarta Post (2009), Indonesia Eximbank launched to boost exports, boost-exports.html, truy cập 1/11/2009 47. The Jakarta Post (2009), RI exports still grow by finding new markets, new-markets.html 48. United Nations Conference on Trade and Development (UNCTAD) (2009), Trade and Development Report, 2009, United Nations, New York and Geneva, 2009 Website 49. Bộ Công Thương, Việt Nam 50. Cổng giao điện tử Ngành dệt may Việt Nam, 93 51. Cổng thông tin xuất khẩu Việt Nam 52. Cục Xúc tiến thương mại, Việt Nam 53. Hội nghị của Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) 54. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) 55. Thị trường nước ngoài, Việt Nam 56. Tổ chức thương mại thế giới (WTO) 57. Tổng cục Hải quan Việt Nam 58. Tổng cục thống kê Việt Nam 94 PHỤ LỤC Các biện pháp có khả năng hạn chế và/ hoặc bóp méo thƣơng mại mới kể từ tháng 3/2009 Achentina: Giá trị tham chiếu đối với nhập khẩu các bộ phận của phanh ô tô từ EU, Trung Quốc, khu vực Đông Nam Á, Mercosur (Quy định bổ sung 20/2009 ngày 3/3/2009); Giá trị tham chiếu đối với nhập khẩu các sản phẩm chế tạo từ gốm và kim loại (Quy định bổ sung 28/2009 ngày 27/3/2009); Giá trị tham chiếu đối với nhập khẩu áo len dài tay và áo len chui đầu từ khu vực Đông Nam Á, Mercosur (Quy định bổ sung 24/2009 ngày 17/3/2009); Gia hạn giấy phép nhập khẩu không tự động với một loạt sản phẩm: kim loại, cơ khí, đồ gỗ (Quyết định 61/2009 ngày 4/3/2009); Yêu cầu giấy phép nhập khẩu với 60 dãy sản phẩm mới, bao gồm các thiết bị kỹ thuật, quần áo, nhạc cụ, thuốc nhuộm/ sơn và các sản phẩm chế tạo khác ( ngày 14/4/2009); Giá FOB tối thiểu đối với nhập khẩu xích con lăn, bộ đồ ăn, đồ dùng làm bếp và đồ gia dụng, bơm làm mát ô tô, ống từ Trung Quốc (tháng 4/2009); Giá trị tham chiếu đối với nhập khẩu các sản phẩm len từ Trung Quốc, Đông Nam Á, Mercosur và châu Mỹ Latinh và nhập khẩu chổi, bàn chải từ Trung Quốc và Đông Nam Á (tháng 4); Các biện pháp chống bán phá giá đối với các thiết bị điện đầu cuối từ Đức và Trung Quốc. Belarus: Tạm thời tăng thuế nhập khẩu với một loạt hàng tiêu dùng vào ngày 21/4/2009. Brazil: Tăng thuế với 8 sản phẩm thép từ 0 lên 12-14%; Các biện pháp chống bán phá giá đối với sợi vitcô (viscose – xenlulô trong trạng thái dẻo, dùng để sản xuất tơ nhân tạo) (điều khoản chính) và chỉ vitcô (điều khoản bổ sung). Trung Quốc: Điều tra chống bán phá giá đối với polyamide-6 (PA6) từ EU27, Nga, Đài Loan, Mỹ; Thông tư tạm hoãn Chính sách miễn giảm thuế với các sản phẩm nhập khẩu bị đánh thuế trong Các biện pháp khôi phục thương mại (có hiệu lực vào ngày 1/5/2009). Ai Cập: Cấm xuất khẩu gạo kéo dài tới tháng 10/2009. 95 Ấn Độ: Khởi xướng 5 vụ điều tra tự vệ kể từ tháng 4/2009 (đối với giấy không màu và giấy copy, giấy có màu và giấy bìa cứng, một số loại bảng gỗ, bảng làm từ sợi acrylic, ...); Ban thường trực về tự vệ (The Standing Board on Safeguards) họp để quyết định áp thuế tự vệ 20-25% lên mặt hàng thép (cuộn), giấy không màu và có màu và các sản phẩm khác, đã quyết định hoãn việc ra quyết định thêm 2 tháng vào tháng 5/2009. Indonesia: Có thể yêu cầu về hàm lượng nội địa đối với mua sắm hàng hoá công cộng; Mới ban hành yêu cầu đối với sản phẩm thép: Yêu cầu kiểm tra trước giao hàng bị hoãn tới 30/4/2009 - Vẫn chưa rõ tình hình cụ thể và những ngành nào không bị kiểm tra; Yêu cầu dán nhãn, chứng nhận và tiêu chuẩn bắt buộc với đường tinh luyện - Có hiệu lực vào 13/3/2009; Yêu cầu kiểm tra tại chỗ với các nhà máy sản xuất lốp tại châu Âu để xem xét có cho phép xuất khẩu sang Indonesia hay không; Các nhà xuất khẩu các sản phẩm (dầu cọ, khoáng sản bao gồm cả than, cà phê, ca cao, cao su) phải mở thư tín dụng tại ngân hàng trong nước với các giao dịch xuất khẩu trên 1 triệu USD. Israel: Khởi xướng điều tra tự vệ với rebar thép (từ EU27); Khởi xướng điều tra chống bán phá giá với tấm phủ (từ EU27). Kazakhstan: Có thể đề xuất áp dụng các biện pháp tự vệ đối với nhập khẩu bánh kẹo trong thời gian 180 ngày. Pakistan: Áp thuế điều chỉnh 15% (regulatory duty) với xuất khẩu mật đường. Peru: Khởi xướng điều tra tự vệ với sợi cotton (EU27). Nga: Tăng thuế với thép thanh phi hợp kim vào 3/4/2009, có hiệu lực 1 tháng sau ngày chính thức công bố; Tăng thuế với tinh bột ngô và sắn vào 15/4/2009; Tăng thuế nhập khẩu với cáp đồng trục bắt sóng vô tuyến (radio frequency) thêm 15% theo Quyết định của chính phủ ngày 22/4/2009; Tăng thuế nhập khẩu với động cơ điện không đồng bộ (15%) có hiệu lực từ 3/5/2009; Tăng thuế nhập khẩu màn hình tinh thể lỏng vào 31/3/2009 trong thời hạn 9 tháng. Hàn Quốc: Bổ sung yêu cầu báo cáo và dán nhãn với đồ uống có cồn - Có hiệu lực từ 96 1/4/2009. Thổ Nhĩ Kỳ: Khởi xướng điều tra tự vệ với sản phẩm diêm (EU27). Ucraina: Hạn chế tiếp cận của các doanh nghiệp nước ngoài với mua sắm công cộng. Mua sắm công cộng các loại hàng hoá, dịch vụ chỉ được thực hiện bởi các nhà sản xuất trong nước (trừ hàng hoá không được sản xuất tại Ucraina) - Có hiệu lực cho tới ngày 1/1/2011; Luật “Sửa đổi một số điều luật của Ucraina để giảm thiểu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính đối với sự phát triển công nghiệp nội địa” số 694-VI được thông qua ngày 18/12/2008; Phụ phí thuế nhập khẩu 13% được tạm thời áp dụng vào 4/3/2009 vừa được chính thức áp dụng với sản phẩm ô tô và tủ lạnh; Các biện pháp hỗ trợ với các nhà sản xuất thiết bị nông nghiệp trong nước (Quyết định được chính thức công bố ngày 11/3/2009); Khởi xướng điều tra tự vệ với clo lỏng. Hoa Kỳ: Sở hữu nước ngoài của các hãng máy bay Hoa Kỳ: 75% quyền biểu quyết trong một hãng hàng không Hoa Kỳ phải do công dân Hoa Kỳ sở hữu; Trạm sửa chữa nước ngoài: Phải được kiểm tra 6 tháng một lần để cung cấp dịch vụ cho các hãng hàng không Hoa Kỳ, kiểm tra rượu và chất kích thích, hoạt động phù hợp với yêu cầu của Hoa Kỳ, áp dụng với nhân viên từ trạm sửa chữa cho tới mọi thầu phụ trong chuỗi cung ứng. Nguồn: Báo cáo của Uỷ ban châu Âu gửi Uỷ ban 133 ngày 12/6/2009

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3291_0391.pdf
Luận văn liên quan