Ngô Tất Tố đã để lại một sự nghiệp văn chương có giá trị, phong phú
đặc sắc ở nhiều thể loại. Ông có một phong cách ngôn ngữ riêng, một thế giới
nghệ thuật riêng giàu tinh thần sáng tạo. Từ một nhà nho ông đã trở thành nhà
văn hiện thực, nhà báo tiến bộ, có tri thức sâu sắc về văn hóa truyền thống
phương Đông mà nhiều người xem ông là danh nhân văn hóa của Hà Nội.
Phong cách ngôn ngữ của Ngô Tất Tố vừa mang đậm tính truyền thống lại
vừa rất hiện đại, luôn có sự "giao thoa" giữa ngôn ngữ văn học và ngôn ngữ
báo chí. Sáng tác của ông có sự kết hợp giữa tính biểu cảm, hình tượng của
văn học với tính hiện thực, cập nhật của thể loại văn phóng sự.
105 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 5825 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ngôn ngữ nghệ thuật Ngô Tất Tố, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cùng với từ "hủ tục", Ngô Tất Tố còn
sử dụng những từ ngữ tương đồng:
"Bởi vậy, những tục lệ quái ghở, mọi rợ mới được tự do kế tiếp nhau,
chồng chất trên vai chúng tôi. Nhiều lúc tôi muốn hắt cái gánh nặng ấy đi,
nhưng sức một mình không thể làm nổi, đành phải è cổ mà chịu. Một người
chăm chỉ, cần kiệm, lao lực như tôi, chỉ vì một gánh tệ tục đè ép, đến nỗi suốt
đời không ngóc đầu lên được, bây giờ đã sắp chết, gánh tệ tục ấy vẫn còn ép
đến chưa tha, ông bảo có oan uổng không?" [7; 14].
Những từ ngữ như: "Tục lệ quái ghở", "mọi rợ", "cái gánh nặng",
"gánh tệ tục" đã cho thấy thái độ ghê tởm của nhà văn trước những gánh tệ
tục. Trong phóng sự Tập án cái đình có đoạn:
"Bây giờ thời buổi văn minh những cái hủ tục ở đình trung đáng lẽ
phải sửa đổi hết thì dân quê mới mong có ngày tiến bộ. Chỉ vì người ta không
rõ thế nào, cho nên ít ai chú ý đến chuyện đình điếm. Anh đã làm báo cũng
nên công bố cho mọi người cùng biết...Giữ lời hứa với ông tôi đã đem cái ổ
hủ bại, mọi rợ này chắp lại thành thiên điều tra" [2; 158].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
70
Từ ngữ "Cái ổ hủ bại mọi rợ" thể hiện rõ thái độ đấu tranh, phê phán
của nhà văn hết sức quyết liệt. Có lẽ, với Ngô Tất Tố hủ tục cũng giống như
một loại "giặc", loại "giặc" này cũng nguy hiểm không kém giặc dốt. Điều tệ
hại hơn là có nhiều người bằng lòng sống chung với nó, và nghĩ rằng không
thể nào thau đổi được nó. Vì thế, nhiệm vụ của nhà văn là phải chỉ ra cho mọi
người thấy được sự nguy hiểm của loại "giặc" đó, và tìm mọi cách để loại bỏ
ra ngoài cuộc sống.
Như vậy, nhờ những từ ngữ phản ánh hủ tục, Ngô Tất Tố đã đề cập
được một vấn đề thời sự trong xã hội đương thời. Ông đã vạch cho mọi người
thấy được âm mưu thâm độc của thực dân phong kiến khi đề ra cái gọi là
"Phong trào phục cổ". Thực chất của phong trào đó là để kìm hãm nhân dân
luẩn quẩn trong hủ tục, cái nghèo, lạc hậu, để từ đó chúng dễ bề cai trị.
* Sử dụng nhiều từ ngữ về nạn thuế khóa
Trong xã hội phong kiến Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945,
thuế là nguyên nhân gây ra biết bao cái chết, biết bao đau khổ cho người dân
lao động. Trong bản Dự án cải cách thuế thân thảo ra, năm 1938, Qua Ninh
và Tô Dân đã vạch rõ: Thuế thân một di tích trung cổ còn sót lại mà hiện nay
chỉ có người Xiêm và người Đông Dương còn phải chịu; một thứ thuế đánh
vào đầu người chỉ vì lý do giản dị là người đó đã sinh ra làm người.
Nắm bắt được vấn đề thời sự đó, bằng tài năng của mình Ngô Tất Tố đã
viết lên Tắt đèn - một tác phẩm xuất sắc đã tố cáo chính sách sưu thuế hà
khắc của chế độ phong kiến. Trong mối tai họa đó, Ngô Tất Tố xoáy sâu vào
nạn thuế thân, một thứ thuế hết sức dã man của chế độ thực dân phong kiến.
Trong bảng từ vựng của mình nhà văn dùng nhiều từ ngữ liên quan đến
thuế khóa. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát 50 trang văn của tác phẩm Tắt đèn
kết quả thu được: từ "thuế" là 27 lượt/50, chiếm tỷ lệ 0,54 lượt/ trang văn bản;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
71
từ "sưu" là 18 lượt/50, chiếm tỷ lệ 0,36 lượt/ trang văn bản; từ "vay nợ" 5
lượt/50, chiếm tỷ lệ 0,1 lượt/trang văn bản.
Nhìn vào kết quả khảo sát trên, cón thể thấy rằng Ngô Tất Tố sử dụng
từ ngữ liên quan đến thuế khóa với tần suất rất cao. Có thể điểm qua những
đoạn văn giàu tính thời sự đó:
"- Mẹ cha chúng nó! Hôm nay vẫn chưa đóng thuế, chúng nó định để
tội vạ cho ai? Được! Cứ bướng đi ông thì bắt hết trâu bò! Bán ráo!
Tiếng chửi om sòm như giục mấy chục cặp mắt ngơ ngẩn của bọn thợ
cày đều phải nghiênh về phía đình. Ông Lý cắp cuốn sổ, một tay cầm gậy
song, một tay xếch đôi ống quần móng lợn, vừa đi về phía điếm tuần vừa thét
mắng những người chậm thuế.
Đã năm hôm nay, nghĩa là sau khi bài bổ trình phủ đã được giao về
một chữ "y", lý trưởng Đông Xá ngày nào cũng phải vất vả về thuế" [11; 8].
Việc sử dụng từ ngữ liên quan đến sưu thuế với tần suất cao giúp cho
Ngô Tất Tố phản ánh được nạn "Chướng giật hồng thủy" ở nông thôn Việt
Nam những ngày "nửa đêm thuế thúc trống dồn" căng thẳng, náo loạn. Nó là
nguyên nhân dẫn đến cuộc sống khốn cùng của người nông dân. Họ bị chửi
bới, đánh đập, phải "bán vợ đợ con" là do sưu thuế. Khi đề cập về cái thứ thuế
vô nhân đạo này nhà văn Nguyễn Tuân đã viết: "Cần phải cảm ơn ông già
Ngô Tất Tố đã ghi nó lại cho chúng ta. Để làm gì ? Để mà có cái mà so sánh
giữa đời sáng sủa bữa nay với cái đời tối tăm trước đây" [63; 223].
Một đoạn đối thoại trong Tắt đèn:
"Lý trưởng đón nói:
- Số tiền ấy mới là xuất sưu của tên Hợi.
Ông phủ cau mày:
- Tên Hợi là tên nào? Sao thằng Dậu lại phải nộp sưu cho nó ?
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
72
- Bẩm ông lớn, tên Hợi là em ruột tên Dậu. Hắn chết đầu tháng giêng...Vì
tên Dậu là thân nhân của hắn, cho nên chúng con bắt phải nộp thay.
Quan phủ gặng hỏi:
- Thế thì làm sao mày không đưa biên lai cho nó? Định thu lạm thuế
phải không?
Rồi ngoảnh lại nhìn viên thừa phái, quan phủ nói bằng giọng nghiêm nghị:
- Thày thảo biên bản, nói rằng hôm nay tôi về đây khám thuế bắt lý
trưởng thu thuế của tên Dậu mà không biên nhận cho nó" [11; 92].
Trong đoạn văn, nhà văn lặp đi lặp lại từ ngữ về sưu thuế. Từ ngữ về
sưu thuế đi vào ngôn ngữ văn chương Ngô Tất Tố đã phơi bày thủ đoạn
tham nhũng bẩn thỉu của bọn quan lại phong kiến. Chúng nhẫn tâm đè
người còn sống xuống bùn đất để đòi họ phải nộp thuế, nhưng khốn nạn
hơn ngay cả những người đã chết chúng cũng dựng dậy bòn cho được hai
đồng bảy tiền sưu để bỏ vào túi riêng. Viết về thói "ăn bẩn" của bọn quan
lại phong kiến đã có nhiều nhà văn hiện thực đề cập đến. Chẳng hạn như
Nguyễn Công Hoan viết về thói "ăn bẩn" của tên quan Huyện Hinh, Nam
Cao viết về Bá Kiến với thủ đoạn "hãy đập bàn đập ghế để đòi được năm
đồng, nhưng được rồi thì lại vứt trả năm hào vì thương anh túng quá". Còn
Ngô Tất Tố vạch trần bản chất đốn mạt của bọn quan lại phong kiến khi
đánh thuế cả vào những người đã chết: "Chết cũng không trốn được sưu
Nhà nước".
Bằng những từ ngữ liên quan đến sưu thuế, Ngô Tất Tố đã miêu tả
những nỗi thống khổ của người nông dân và vạch trần thủ đoạn tham
nhũng bẩn thỉu của giai cấp thống trị. Tác phẩm của Ngô Tất Tố đã kịp thời
phản ánh một vấn đề thời sự của xã hội, đó là chính sách thuế khóa, một
thủ đoạn bóc lột tàn nhẫn của bọn thực dân phong kiến đối với người nông
dân Việt Nam.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
73
Trên hành trình sáng tạo, bảng từ ngữ gắn với vấn đề thời sự như thuế
khóa, hủ tục, tư tưởng phục cổ đã đi vào ngôn ngữ nghệ thuật Ngô Tất Tố để
tạo nên một phong cách ngôn ngữ riêng không thể hòa lẫn. Qua tác phẩm của
ông người ta thấy được những vấn đề thời sự nóng hổi đang diễn ra trong xã
hội đương thời.
4.2. Vận dụng linh hoạt các phƣơng thức biểu đạt để phơi bày hiện thực
Trên phương diện ngôn ngữ nghệ thuật, các phương thức biểu đạt giữ một
vai trò quan trọng. Nếu như coi tác phẩm văn học là một bức tranh nghệ thuật thì
các phương thức biểu đạt chính là cách thức phối màu để tạo nên vẻ đẹp cho bức
tranh nghệ thuật đó. Trên tinh thần ấy, chúng tôi tiến hành khảo sát sự phối hợp
các phương thức biểu đạt trong ngôn ngữ nghệ thuật Ngô Tất Tố.
Văn bản nghệ thuật có sáu phương thức biểu đạt chính đó là: Tự sự,
Miêu tả, Biểu cảm, Nghị luận, Thuyết minh, và Hành chính công vụ. Các
phương thức biểu đạt có thể được kết hợp với nhau tùy từng thể loại, từng tác
phẩm văn học. Nhìn chung, văn xuôi chủ yếu vận dụng các phương thức biểu
đạt miêu tả, tự sự, nghị luận, biểu cảm.
Các phương thức biểu đạt trên được Ngô Tất Tố vận dụng một cách
linh hoạt trong tác phẩm nhằm phơi bày hiện thực.
4.2.1. Miêu tả chi tiết bức tranh hiện thực.
Bất kỳ nhà văn nào khi viết lên tác phẩm văn học đều nhằm một mục
đích là phản ánh cuộc sống, dù cho tác phẩm đó viết về vấn đề gì. Tuy nhiên,
ở từng nhà văn, cách vận dụng các phương thức biểu đạt để phản cách cuộc
sống có thể khác nhau. Điều đó, phụ thuộc vào năng lực sáng tạo của mỗi
người. Trên hành trình sáng tạo của mình, Ngô Tất Tố đã nỗ lực phản ánh
những mảng hiện thực nóng bỏng, gay gắt. Những tác phẩm của ông như: Tắt
đèn, Lều chõng, Việc làng, Tập án cái đình... đã góp phần làm sống lại toàn
cảnh xã hội Việt Nam những năm trước Cách mạng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
74
* Miêu tả cảnh ăn uống, cỗ bàn, xôi thịt ở chốn đình trung
Với sở trường của mình là am hiểu cuộc sống ở nông thôn, Ngô Tất
Tố đã miêu tả bức tranh đời sống sinh hoạt của người nông dân một cách
chân thực.
"Dưới bức chấn song phía sau đình, một chiếc mâm cao sơn đỏ chễm
chện kê giữa mảnh chiếu rách cạp. Trước mâm có để mấy bó vàng hồ, một
chai rượu và mấy quả cau. Trên mâm là một tảng xôi vuông vắn bằng cái lá
nem và một miếng thịt lợn luộc ước chừng hai cân trở lại. Nén hương cắm
trong mâm xôi chả đã hết nửa, tàn hương rụng trên mặt xôi đen xì. Các ông
cụ túm năm, tụm ba, bó gối ngồi trong mấy chiếc chiếu trải liền bên cạnh bao
lơn. Tất cả độ bốn chục cụ, cụ nào cụ nấy sắc mặt xám mét" [7; 106].
Cái đình trong tâm thức và tín ngưỡng của người Việt Nam thiêng liêng
vô cùng. Nó là nơi thờ cúng thần linh, nơi diễn ra các cuộc tế lễ, hội hè đình
đám, nơi hội tụ của cả làng trong đời sống văn hóa tinh thần. Nhưng dưới thời
thực dân phong kiến mái đình mất đi vẻ đẹp văn hóa vốn có. Bọn quan lại ở
hương thôn đã lợi dụng chốn đình trung để bày vẽ và duy trì những hủ tục.
Trong tác phẩm Việc làng, Ngô Tất Tố miêu tả một "Tiệc giỗ hậu". Các cụ
già "đã gần tám mươi tuổi đầu" bất chấp thời tiết mưa rét vẫn "loạng choạng,
siêu vẹo, mấy lần suýt ngã" để đến đình làng tham dự tiệc giỗ hậu. Với
phương thức miêu tả, nhà văn đã tái hiện cảnh cỗ bàn thật cụ thể, tỉ mỉ. Ở
trung tâm bức tranh đình làng là "một tảng xôi vuông vắn bằng cái lá nem và
một miếng thịt lợn luộc ước chừng hai cân trở lại". Cạnh đó, "độ bốn chục cụ,
cụ nào cụ nấy sắc mặt xám mét" vì mưa rét. Không hề đưa ra một bình luận
nào, nhưng qua phương thức miêu tả, người đọc vẫn cảm nhận được thái độ
không đồng tình của nhà văn trước "hủ tục" đó. "Ngô Tất Tố không trực tiếp
dùng lời lẽ của mình để đả kích nhưng qua các bài phóng sự, qua hành động
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
75
và ngôn ngữ của nhân vật, rõ ràng là bọn cường hào, lý dịch ở nông thôn đã
bị vạch mặt" [63; 354].
Phương thức miêu tả càng phát huy hiệu quả khi nhà văn tái hiện Nghệ
thuật băm thịt gà của anh Mới:
"Bấy giờ hắn mới giở đến bộ lòng gà. Mề, gan, tim, phổi các thứ đều
được thái riêng và được bày riêng vào một góc đĩa. Tuy nó chỉ có một dúm
con con, nhưng trong mười đĩa không có đĩa nào thiếu thứ nào. Rồi hắn nhắc
con gà lên thớt. Bắt đầu chặt lấy cái sỏ, sau mới chặt đến miếng phao câu(...)
Trước hết ghè dao vào giữa hai miếng mỏ gà, để cắt cái sỏ ra làm hai mảnh.
Rồi hắn úp cả đôi mảnh xuống thớt, chặt mảnh mỏ dưới làm đôi và mảnh mỏ
trên làm ba..." [7; 33].
Bảy câu trong đoạn văn trên đều là những câu tả. Tả thật tỉ mỉ như vẽ ra
trước mắt mọi người. Việc làng là một tác phẩm thuộc thể loại phóng sự. Như
chúng ta đều biết, ngôn ngữ phóng sự đòi hỏi tính khách quan cao. Việc làng
đã đáp ứng được yêu cầu đó. Trong đoạn văn, tác giả chỉ tả mà không bình
luận, hay bàn bạc gì nhằm tăng tính khách quan, nhưng người đọc vẫn cảm
nhận được đằng sau sự khéo léo trong "nghệ thuật băm thịt gà" của anh chàng
nông dân là tất cả cái nhiêu khê trong các cuộc cỗ bàn và thói háo danh nhỏ
mọn của bọn chức dịch chốn hương thôn. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng
Mạnh đã nhận xét: "Con mắt quan sát và ngòi bút miêu tả của Ngô Tất Tố khá
sắc sảo (người ta thường nói tới đoạn văn tả "nghệ thuật băm thịt gà" của anh
Mới). Ngôn ngữ của Việc làng nói chung chính xác, giàu hình ảnh. Tác giả tỏ
ra khá thông thạo ngôn ngữ nông thôn" [63; 387].
* Miêu tả cảnh làng quê với những xung đột gay gắt
Chứng kiến hết thảy mọi mâu thuẫn giai cấp ở nông thôn, Ngô Tất Tố
đã miêu tả làng quê với những xung đột gay gắt:
"Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con bé xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
76
- Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!
- Tha này! Tha này!
Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực Chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến
trói anh Dậu.
Hình như tức quá không thể chịu đựng được, chị Dậu liều mạng cự lại:
- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ! Cai lệ tát vào mặt chị
một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhẩy vào anh Dậu. Chị Dậu nghiến hai hàm răng:
- Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!
Rồi chị túm lấy hắn, ấn dúi ra cửa..." [11; 87].
Ngôn ngữ miêu tả của nhà văn thật khéo léo:
Khi cần van xin, chị Dậu xưng "cháu" gọi cai lệ bằng "ông". Khi tức quá
chị xưng "tôi" và gọi cai lệ là "ông". Nhưng đến lúc bị dồn đến thế chân tường
không thể chịu đựng được nữa thì chị xưng "bà" và gọi cai lệ bằng "mày" và lập
tức chị "túm lấy hắn, ấn dúi ra cửa". Việc thay đổi ngôn ngữ miêu tả giúp người
đọc có thể hình dung được diễn biến tâm trạng của chị Dậu.
Vận dụng phương thức miêu tả trong đoạn văn, Ngô Tất Tố đã phản
ánh mâu thuẫn gay gắt giữa giai cấp nông dân với địa chủ trong xã hội Việt
Nam trước Cách mạng. Chị Dậu tiểu biểu cho hình ảnh người nông dân lạc
quan, khỏe mạnh khi bị áp bức sẵn sàng vùng lên đấu tranh chống lại kẻ thù.
Phương thức miêu tả đã giúp Ngô Tất Tố tái hiện thành công bức tranh
xám màu của làng Đông Xá trong những ngày thúc thuế. Không như các nhà
văn lãng mạn khi tả về thiên nhiên thường thi vị hóa, chẳng hạn như tác phẩm
Đôi bạn của Nhất Linh: "Những giọt mưa đọng rơi từ lá cây này xuống lá
khác lộp độp hai bên vườn. Hai người đi qua một quãng đường nức mùi thơm
của một cây bưởi gần đó. Trời vừa im gió nên khi ra khỏi chỗ hương thơm,
hai người tưởng như vừa ra khỏi một đám sương mù bằng hương thơm của
hoa bưởi đọng lại" [74; 345].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
77
Nhờ vận dụng khéo léo phương thức miêu tả, Ngô Tất Tố đã vẽ lên bức
tranh hiện thực làng quê đầy những mâu thuẫn gay gắt. Hình ảnh làng Đông
Xá là hình ảnh đen tối của xã hội Việt Nam những năm trước Cách mạng.
Phương thức miêu tả còn được nhà văn vận dụng thường xuyên khi tái
hiện quang cảnh trường thi:
*Miêu tả cảnh"lều chõng"
Phóng sự Lều chõng là một đóng góp xuất sắc của Ngô Tất Tố về đề
tài lịch sử, tác phẩm đã cung cấp một kho tư liệu quý giá về chế độ thi cử
thời phong kiến, làm sống lại không khí khoa cử của một thời. Tác phẩm
cũng thể hiện sở trường vận dụng phương thức miêu tả của Ngô Tất Tố.
"Đêm càng khuya học trò kéo đến càng nhiều. Ai vào vi nào lật đật tìm
đến cửa vi ấy. Dưới hàng vạn nón chóp lố nhố đứng ở bốn cửa, hàng vạn con
người cùng một lối trang sức như nhau: sườn này, cái chõng tre và bộ gọng
lều; sườn kia, thì bó áo tơi và cuộn áo lều, hoặc một đôi chiếu cói; trên ngực,
quả bầu be và chiếc ống quyển; dưới bụng thì cái yên mộc hay cái tráp sơn.
Bấy nhiêu đồ vật, nặng có, nhẹ có, lớn có, bé có, dài có, ngắn có, hết thảy
xúm lại đu cả lên cái cổ yếu ớt của các ông thư sinh" [1; 103].
Trong đoạn văn trên, qua phương thức miêu tả của Ngô Tất Tố người
ta không thấy sự trang nghiêm của trường thi và vẻ hăm hở của sĩ tử vào
ứng thí, chỉ thấy cảnh nhếch nhác, bệ rạc, "lôi thôi". Miêu tả cảnh lều
chõng, Ngô Tất Tố đã ngầm châm biếm, mỉa mai các nho sinh đang cố kiết
bám theo con đường công danh cũ.
Một trong những yếu tố làm nên thành công cho các nhà văn là khả
năng quan sát cuộc sống. Nhờ khả năng đó, nhà văn đã đi sâu vào mọi
ngóc ngách của cuộc sống, và miêu tả nó một cách chân thực, tỉ mỉ. Một
điều dễ nhận thấy ở Ngô Tất Tố là quang cảnh trường thi và cảnh chè
chén xôi thịt là hai mảng hiện thực mà nhà văn hay tập trung miêu tả. Có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
78
khi nhà văn miêu tả cảnh thí trường, các qui định về thi cử đến hàng vài
trang sách, miêu tả tỉ mỉ giúp cho người đọc cảm nhận về những mảng
hiện thực cuộc sống rõ nét hơn.
Như vậy, bằng phương thức miêu tả, Ngô Tất Tố đã vẽ lên bức tranh hiện
thực xã hội Việt Nam trước Cách mạng hết sức chân thực. Những bức tranh
cuộc sống đó càng chứng tỏ ngòi bút miêu tả già dặn của Ngô Tất Tố.
4.2.2. Kết hợp miêu tả, nghị luận, biểu cảm để châm biếm kín đáo, sâu cay
Như đã nói ở trên, các phương thức miêu tả, tự sự, nghị luận là những
phương thức chủ yếu của thể loại văn xuôi. Các nhà văn bao giờ cũng vận
dụng kết hợp các phương thức đó để làm tăng hiệu quả biểu đạt trong tác
phẩm. Thực tế cho thấy những đoạn văn có sự kết hợp các phương thức biểu
đạt bao giờ cũng tác động mạnh tới cảm xúc của người đọc hơn, chẳng hạn:
"Ông Nghị rung đùi, vuốt chòm râu Tây cong vắt trên mép ngậm
tăm"[11; 35].
Câu văn có mười từ thì có chín từ dùng để miêu tả cùng một lúc ba cử
chỉ: rung (đùi), vuốt( râu), ngậm( tăm) của Nghị Quế. Những cử chỉ đó đã lật
tẩy thói học đòi, và bản chất sùng bái Tây của hắn. Chỉ với một từ miêu tả xen
lẫn biểu cảm "cong vắt" cũng đủ cho người đọc thấy được thái độ mỉa mai,
châm biếm của nhà văn trước lối sống "trưởng giả học làm sang" của ông
Nghị. Hơn nữa, nhà văn miêu tả chòm "râu Tây" trên mép "ngậm tăm" của
ông Nghị là cách miêu tả đầy hàm ý. Ông Nghị từ lời nói, cử chỉ đến cách
"nuôi râu" đều thể hiện bản chất sùng bái Tây mù quáng.
Cảnh Nghị Quế ở nghị trường cũng là một trong những đoạn văn tác
giả đã sử dụng thành công việc kết hợp các phương thức biểu đạt.
"Vào viện ông cũng như hầu hết các ông Nghị khác, không bàn và cũng
không cần nghe ai bàn. Nhưng, ông cũng chỉ ngáp vặt, chứ không ngủ gật
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
79
bao giờ, vì sợ đôi giày Chí Long để ở dưới chân ghế lỡ bị mất trộm trong khi
vẫn phải co chân lên mặt ghế cho hợp với thói quen của ông" [11; 26].
Sự kết hợp giữa ba phương thức: miêu tả, biểu cảm và nghị luận đã làm
cho người đọc như được tận mắt nhìn thấy một Nghị Quế vừa có nét riêng, lại
vừa tiêu biểu cho loại "Nghị câm", "Nghị gật" của các Hội đồng dân biểu do
thực dân Pháp nặn ra để lừa bịp dân chúng. Những yếu tố miêu tả: "Vào viện
ông cũng như hầu hết các ông Nghị khác, không bàn và cũng không cần nghe
ai bàn. Nhưng, ông... ngáp vặt,... ngủ gật...phải co chân lên mặt ghế... thói
quen của ông" kết hợp với yếu tố nghị luận "vì sợ đôi giày Chí Long để ở
dưới chân ghế lỡ bị mất trộm" kèm theo các từ ngữ biểu cảm: "chứ không,
bao giờ, vẫn phải, cho hợp với" đã lột trần bản chất của Nghị Quế cũng như
cái gọi là "Hội đồng dân biểu" do thực dân Pháp nặn ra để lừa bịp dân chúng.
Hóa ra, nghị viện toàn những kẻ "ăn bẩn", trộm cắp, dốt nát, nếu không phải
"Nghị lang băm" thì cũng là "Nghị thầu khoán" chuyên ăn cướp, ăn bẩn, loại
Nghị mà Tú Mỡ từng châm biếm:
"...Mấy lời nhắn nhủ cùng ông
Có ra Hội đồng thì miệng phải to
Cũng đừng khúm núm co ro
Nói không ra tiếng họ cho rằng đần
Cũng đừng ngẩn mặt tần ngần
Ngồi nghe diễn thuyết ngủ dần thiu thiu".
(Nhắn nhủ ông Nghị)
So với những nhân vật khác, Nghị Quế được Ngô Tất Tố dành cho
khá nhiều "ưu ái". Kết hợp các phương thức tự sự, miêu tả, biểu cảm, nhà
văn đã khắc họa khá kĩ nhân vật này. Cách trang trí nhà cửa của hắn: "muốn
phản đối lối mĩ thuật bằng những khung cửa ngang phè, những cây cột phục
phịch và những con rồng con phượng xanh đỏ vẽ ở ngoài bộ cánh cửa sơn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
80
vàng"; Cách trưng bày phòng khách: tranh quảng cáo sữa bò treo giữa câu
đối sơn then, với một rổ trứng gà đặt trong cái tủ chè trạm dây nho, trên một
bộ khay chén. Cách bài trí này chứng tỏ hắn chỉ là kẻ trọc phú, ngu dốt. Đối
với Nghị Quế tất cả những gì ở thành thị và của Tây đều là sang, là "tân
thời", "văn minh" cả. Nghị Quế đã tiếp thu cái "văn minh" ấy một cách rất
trọc phú. Hắn dặn vợ phải gọi con là "mợ" như những bà ký, bà phán ở trên
tỉnh, hắn thỏa mãn với cái đồng hồ Tây mua ở trên tỉnh đánh đúng 11 tiếng
vào lúc "còi tàu 1 giờ chiều".
Khi miêu tả vợ chồng Nghị Quế nhà văn có ý thức lột trần bản chất keo
kiệt bủn xỉn của chúng. Đây cũng là một đặc điểm chung của tầng lớp địa chủ
phong kiến. Miêu tả thái độ của Nghị Quế đối với người nông dân bằng các
phương thức biểu đạt và ngôn ngữ châm biếm, Ngô Tất Tố đã làm cho lòng
căm thù giai cấp trong mỗi độc giả dâng lên tột độ. Chỉ riêng điều này cũng
đủ cho tác phẩm Tắt đèn xứng đáng là một bản tố khổ, bản cáo trạng đanh
thép đối với thế lực phong kiến.
Không chỉ có Nghị Quế, các nhân vật chức sắc khác cũng là đối
tượng để Ngô Tất Tố chĩa ngòi bút châm biếm của mình, chẳng hạn như
quan phụ mẫu:
"Cái râu mới lạ làm sao? Nó đen hệt hắc ín và cong như cái lưỡi liềm.
Nó nhọn như mũi dùi nung và bầu như dao trổ. Nó khum khum quắp lấy hai
mép, giống như hai cách dơi. Nó vất vểu vểnh ra hai mang tai, gần như hai
cái sừng củ ấu. Nó châu đầu dưới ống mũi, như sắp chui vào trong cái mũi
dọc dừa. Nó lại giúp cho cái mồm lèm bèm thêm sự dữ dội.
Nếu không biết quan phủ xuất thân từ chức thông phán, người ta sẽ
tưởng ngài được làm quan chỉ vì bộ râu" [11; 89].
Bằng những câu văn vừa miêu tả, vừa biểu cảm, vừa nghị luận, nhà văn
đã làm hiện lên chân dung một quan phủ thật hài hước chẳng khác gì một tên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
81
hề trong sân khấu tuồng. Bắt đầu với một câu hỏi tu từ có sắc thái mỉa mai
"Cái râu mới lạ làm sao?". Sau đó, là hàng loạt những yếu tố miêu tả: "đen,
cong, nhọn, khum khum quắp lấy hai mép, vất vểu vểnh ra hai mang tai, châu
đầu dưới ống mũi". Những yếu tố này đã gợi tả một cách tỉ mỉ về màu sắc,
đường nét, hình thù của bộ râu. Kèm theo các từ ngữ biểu cảm: "như cái lưỡi
liềm ,như mũi dùi nung và bầu như dao trổ, như hai cánh dơi, gần như hai cái
sừng củ ấu, như sắp chui vào trong cái mũi dọc dừa, Nó lại giúp cho cái mồm
lèm bèm thêm sự dữ dội". Kết thúc đoạn văn là một câu nghị luận thể hiện rõ
thái độ mỉa mai, khinh bỉ: "Nếu không biết quan phủ xuất thân từ chức thông
phán, người ta sẽ tưởng ông Nghị làm quan chỉ vì bộ râu". Một chữ "tưởng"
với nhiều ý nghĩa, gợi cho ta liên tưởng đến câu thơ Nguyễn Khuyến về ông
Tiến sĩ giấy:
Ghế chéo, lọng xanh ngồi bảnh chọe
Tưởng rằng đồ thật hóa đồ chơi .
(Vịnh Tiến sĩ giấy)
Việc kết hợp linh hoạt các phương thức biểu đạt đã giúp nhà văn dùng
"điểm vẽ diện", thông qua bộ râu mà đã vẽ lên bức chân dung biếm họa hoàn
chỉnh về quan phụ mẫu. Không chỉ thế, toàn bộ bản chất học đòi, trọc phú của
quan phủ cũng hiện lên đầy đủ. Qua đó, người đọc cảm nhận được thái độ châm
biếm sâu cay của nhà văn.
Sự kết hợp phương thức miêu tả với biểu cảm trong ngôn ngữ nghệ thuật
Ngô Tất Tố còn thể hiện ở nhiều đoạn văn trong Tắt đèn. Một ví dụ khác:
"Lý cựu phó lý, thủ quỹ châu đầu trên lớp bát đĩa đầy nhặng xanh, gật
gù nhắc chén lên rồi đặt chén xuống. Người nhà chánh hội, người nhà lý
trưởng, mấy anh tuần phu canh ngày, ken vai vây lấy rá cơm"đi hơi" và chậu
nước xuýt ruồi chết nổi lều bều, soàn soạt vừa và vừa nuốt" [11; 38].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
82
Bằng những yếu tố miêu tả như "châu đầu trên bát đĩa đầy nhặng
xanh" và "ken vai vây lấy rá cơm "đi hơi" và chậu nước xuýt ruồi chết nổi lều
bều", bản chất "ăn bẩn" (theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng) của các đối tượng
được lột trần. Bọn chúng chẳng khác gì lũ ruồi nhặng, đang tranh nhau bâu
lấy người nông dân để hút máu, yếu tố biểu cảm đã bộc lộ kín đáo thái độ
châm biếm của nhà văn.
Một điều dễ nhận ra là ngôn ngữ Ngô Tất Tố không căng tràn cảm xúc
như Nguyên Hồng. Nếu như "lời văn Nguyên Hồng vừa bừa bộ chữ nghĩa vừa
tràn đày cảm xúc. Hiện thực và tình ý người viết cứ theo lời văn ngổn ngang
gò đống kéo lên" [79; 57] thì lời văn Ngô Tất Tố lại thâm trầm, ý nhị. Trong
nhiều trường hợp nhà văn đã khéo chế ngự cảm xúc để nó không "ùa" ra câu
chữ.
Phương thức miêu tả thường kết hợp với nghị luận và biểu cảm kín đáo
trong ngôn ngữ nghệ thuật Ngô Tất Tố thể hiện sự thâm trầm của cây bút xuất
thân cựu học. Mở rộng diện khảo sát chúng tôi thấy trên thể loại Tiểu phẩm
báo chí ngòi bút Ngô Tất Tố cũng đã kết hợp linh hoạt các phương thức biểu
đạt để nhằm mục đích châm biếm. Những người viết tiểu phẩm nổi tiếng như
Lỗ Tấn quan niệm: Văn tiểu phẩm muốn tồn tại thì phải là những mũi dao
nhọn, là khẩu súng có thể cùng với người đọc mở một con đường sống bằng
máu. Đó là một cách nói nhấn mạnh tính chiến đấu của tiểu phẩm báo chí.
Mũi nhọn châm biếm sắc sảo, thâm thúy, đánh trúng kẻ địch, gợi được sự
đồng cảm tán thưởng của người đọc và cũng bật lên một tiếng cười trào
phúng sâu cay. Tiểu phẩm của Ngô Tất Tố cũng không đi ra ngoài quy luật
đó. Vấn đề quan trọng hàng đầu là phải nhạy cảm với thời cuộc, biết phát hiện
ra những khung cảnh, những sự việc mang tính tương phản, nghịch lý tồn tại
trong cuộc sống. Khi viết tiểu phẩm, Ngô Tất Tố rất chú ý đến những từ ngữ
biểu cảm gây ấn tượng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
83
Trong tiểu phẩm Làm no trong những ngày nước ngập, có hai
mệnh đề: "làm no" và "cái ăn". Có chuyện nước ngập mùa màng mất mát,
tình cảnh đói kém nên phải nghĩ đến chuyện làm no. Hai tiếng "làm no" là
yếu tố mang tính chất mỉa mai. "Làm no" nói lên tình trạng khốn khó, nhặt
nhạnh, chế biến thức ăn làm sao cho no bụng. Nói đến chuyện ăn uống là
nói đến một thú vui, nhưng không bao giờ chuyện ăn uống thời điểm đó
đem lại niềm vui, trừ một số ít kẻ giàu có. Nam Cao từng nói đến cái tủi
nhục về chuyện ăn uống qua một số truyện ngắn như: Một bữa no, Quên
điều độ...Hai chữ "làm no" của Ngô Tất Tố vừa mang tính khách quan vừa
đạt được mục đích phê phán sâu xa.
Tiểu phẩm Kêu thay cho con chó Bắc Ninh, Ngô Tất Tố miêu tả
hiện tượng tỉnh Bắc Ninh đánh thêm thuế chó. Theo tin từ báo Đông Pháp
thì tỉnh này có nghi định bắt những người dân thuộc phạm vi thành phố,
phải đóng công sưu cho cho mỗi con chó một năm bốn hào, bất kể cho Tây
hay chó An Nam...Tác giả đã bình luận rằng: loài chó tuy không có sản
nghiệp, không có lương tháng, không có nghề gì kiếm ăn nhưng cũng có
loài chó sướng và loài chó khổ, chó sướng được chăm sóc nuông chiều của
nhà giàu và chó khổ cũng đói ăn như thân phận của chủ nó, những người
nghèo khổ. Do đó, nên phân loại đánh thuế theo hạng: "Vậy xin các quan
hãy cứ theo lệ thuế thân của Bắc Kỳ mà chia công sưu của chó ra làm ba
hạng. Công sưu của chó tư bản, hạng công sưu của chó tiểu tư sản và hạng
công sưu của chó vô sản" [2; 394].
Như vậy, xuất phát từ mục đích phơi bày hiện thực. Ngô Tất Tố đã
kết hợp các phương thức biểu đạt một cách linh hoạt. Từ đó, nhà văn châm
biếm, đả kích kẻ thù của nhân dân lao động là thế lực phong kiến thối nát.
Sự kết hợp đó đã tạo nên giọng điệu ngôn ngữ Ngô Tất Tố thâm trầm, mà
sâu cay.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
84
4.3. Cấu trúc ngôn ngữ theo kiểu "vừa nâng vừa đập"
Cấu trúc này ban đầu dùng những lời lẽ "đại ngôn" để nâng đối tượng
lên nhưng ngay sau đó "vứt đối phương xuống sàn". Đây là một thủ pháp tiêu
biểu mà các nhà văn hiện thực phê phán hay vận dụng để châm biếm bọn
quan lại. Miêu tả ông Nghị, Ngô Tất Tố viết:
"Nhà ông đời đời phát về bên hào. Bước đường công danh của ông bắt đầu
từ chức lý trưởng vượt qua những bậc phó tổng chánh tổng rồi cơm rượu, bò lợn
và quan phủ, quan tỉnh hiệp sức nhau lại đưa ông lên ghế nghị viên" [11; 26].
Lúc đầu, nhà văn "nâng" ông Nghị lên, khiến người ta tưởng người
viết trân trọng lắm, nhưng ngay sau đó Ngô Tất Tố đã khéo đặt "cơm rượu, bò
lợn" ngang hàng với "quan phủ, quan tỉnh...ông Nghị". Thâm ý của nhà văn
đã rõ, quan phủ, quan tỉnh, ông Nghị, rồi đến phó tổng, chánh hội... thực ra
chỉ là một lũ ăn hại, dốt nát như bò lợn.
Ngay cả đoạn văn tả cảnh chị Dậu bán chó cũng thể hiện ý đồ châm
biếm quan lại của Ngô Tất Tố:
"Nghị Quế lẩm bẩm gật đầu:
- Đẹp cả! Bốn con bốn kiểu: một con "huyền đề", một con "lốt hổ", một
con "đen tuyền" và một con "tứ túc hoa mai". Con nào cũng cúp tai, ngắn
mặt, đốm lưỡi, mắt xếch lá đề, đẹp lắm.
Vừa nói hắn vừa tung tăng đi vào trong sập. Vẫn cái kiểu ngồi vắt chân
chữ "ngũ", hắn vít lấy cái xe điếu ống, hút một hơi thuốc lào, rồi hắn rung đùi
ra bộ đắc ý:
- Biết cái gì vất vả cái ấy! Ông phủ Đặng, ông nghị Bùi, ông phán Tiên
và ông cửu Xung trên tỉnh, các ông ấy đều biết tôi xem tướng chó sành lắm,
ông nào cũng khẩn khoản nhờ tôi mua hộ. Tôi định đến khi nào bốn con chó
này khá lớn, thì cho mỗi người một con. Nhưng lại tiếc con chó đen tuyền,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
85
muốn để nhà nuôi. Vì giống chó ấy lợi chủ, nuôi nó trong nhà làm ăn thịnh
vượng..." [11; 61].
Lời lẽ trong đoạn văn có vẻ như khen tài xem tướng chó của Nghị Quế,
nhưng thực chất là mỉa mai sự bất tài, vô dụng của hắn. Câu văn "Biết cái gì vất
vả cái đấy" cũng kết cấu theo kiểu nâng cao, đập mạnh. Tác giả nói cái "biết"
của Nghị Quế để mỉa mai sự "vất vả" vì cái tài làm quan của hắn chỉ để hầu hạ,
ôm chân kẻ bề trên bằng cái "sở trường, sở đoản" của một tên trọc phú.
Khi bình đoạn văn trên, Nguyễn Tuân đã viết: "Ngô Tất Tố đã hạ đến
cái "kỹ thuật đàn chó", đưa chất chó vào, để cho người đọc nhận rõ thêm về
cái chất người bất nhân của vợ chồng thằng nhà giàu Nghị Quế. Cái đáng
khuyên chuỗi thưởng khen cho bút pháp Ngô Tất Tố là tác giả vẫn cho kẻ thù
giai cấp (Nghị Quế) ít nhiều cái nét gọi là nhân tính, thế nó mới càng chết cha
nó. Quái thay là Ngô Tất Tố. Mới xem ai cũng thấy vợ chồng địa chủ cũng
như mọi người khác thích chó, yêu gia súc, tưởng người lành hoặc kẻ bất
lương cũng không khác nhau gì lắm trong việc nuôi chó con. Thằng chồng le
te cho chó ăn cơm, ôn tồn hỏi về chó, rồi xem tướng chó. Hắn sung sướng.
Vợ hắn và hắn bù khú, đú đởn với nhau trên câu chuyện chó con. Ấy thế rồi
đùng đùng giở giọng chó má ngay với mẹ con chị Dậu đứng đấy. Đoạn này
khá lắm bác Tố ạ! Cho thằng nhà giàu rước chó vào, nó mơí càng hiện rõ chất
chó đểu của giai cấp nó ra" [63; 220]. Văn Ngô Tất Tố thu hút người ta không
phải bằng những từ ngữ đao to búa lớn, mà bằng sự thâm thúy, hàm súc của
từng con chữ. Mỗi câu, mỗi chữ trong tác phẩm đều như những mũi dao nhọn
chĩa vào kẻ thù, đúng như nhận xét của nhà nghiên cứu Vũ Tú Nam: "Khi
cười cợt, lúc châm biếm, mỉa mai, lúc băm bổ vạch mặt chỉ tên, lúc bóng gió
từ chuyện vặt hàng ngày bắt sang một vấn đề thời sự chính trị nóng hổi một
cú đá hậu...Thêm vào là một văn phong hết sức linh hoạt, vào thẳng đề như
những mũi lao" [63; 181].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
86
Một đoạn khác trong Tắt đèn: "Từ ngày giữ chức ông Nghị danh tiếng
của ông bay khắp tỉnh Trung Sơn. Thế nhưng, suốt năm chí tối, ông không
phải thết một ông khách nào, trừ hai ngày giỗ cha và giỗ mẹ" [11; 26].
Nếu như câu văn đầu nhà văn tâng bốc ông Nghị là người danh tiếng
lẫy lừng thì câu sau ta đã thấy ông Nghị bị giáng xuống "lổm ngổm bò dưới
sàn". Cụm từ "quanh năm chí tối không thết một ông khách nào" cho ta thấy
Nghị Quế là một kẻ keo kiệt bủn xỉn. Đây cũng là bản chất của bọn thống trị
phong kiến.
Đọc văn Ngô Tất Tố độc giả không thể bỏ qua bất cứ một chi tiết nào
dù là nhỏ nhất, mỗi chi tiết đều hàm chứa dụng ý nghệ thuật, chẳng hạn miêu
tả cử chỉ của Nghị Quế sau bữa cơm:
"Dứt mạch diễn thuyết ông Nghị bưng tách nước uống một hớp lớn, súc
miệng òng ọc mấy cái rồi nhổ toẹt xuống nền nhà" [11; 36].
Miêu tả "ông Nghị diễn thuyết" tưởng nhà văn cung kính, ngưỡng mộ
ông, nhưng ngay sau đó cử chỉ "súc miệng òng ọc mấy cái rồi nhổ toẹt xuống
nền nhà" đã lột trần bản chất thô lỗ của ông "Nghị gật" và tỏ rõ thái độ khinh
bỉ của nhà văn.
Khi nhận xét về nghệ thuật viết văn của Ngô Tất Tố, Tiến sỹ Vũ Duy
Thông đã đánh giá: "Cấu trúc đòn đả kích châm biếm mà Ngô Tất Tố thường
dùng là một sản phẩm độc đáo của ông trên văn đàn đương thời, tuy phản
phất giọng điệu nhà nho, nhưng lại rất hiện đại. Có thể tạm gọi cấu trúc đó là
"nâng để đập" [34; 241].
Với cấu trúc câu theo kiểu "vừa nâng vừa đập" Ngô Tất Tố đã thể
hiện được bản lĩnh hiên ngang không sợ cường quyền của một nhà văn
luôn đứng về phía nhân dân để bảo vệ. "Ông có cái cốt cách của một cây
đại bút, mang cái dũng khí "Trợn mắt coi khinh ngàn lực sỹ, cúi đầu làm
bạn đứa nhi đồng" [34; 246].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
87
4.4. Sử dụng câu hỏi tu từ nhƣ một vũ khí châm biếm lợi hại
Ngô Tất Tố sử dụng ngòi bút làm phương tiện đả kích, châm biếm xã
hội. Nghệ thuật châm biếm của nhà văn rất linh hoạt, phong phú, có khi một
câu hỏi tu từ cũng thể hiện thái độ châm biếm.
Trong thiên phóng sự Việc làng, tác giả vạch trần bộ mặt tham lam của
bọn chức sắc ở chốn hương thôn qua việc miêu tả một cách hài hước cuộc hỗn
chiến dữ dội của các "tư văn" trong làng để tranh nhau ngôi chủ tế và cái lăm lợn:
"Ồ lạ! Trong đám ẩu đả lại có người mặc áo thụng lam và đội mũ
nhiễu hoa bạc...Trên bãi chiến trường còn lại một tuần đinh với một đám độ
hơn mười người hầu hết mặc áo thụng. Cái gì thế nhỉ ? Cớ sao người ta lại
bận lễ phục để đi đánh nhau? Hay là ở đây cũng là cửa Khổng, sân Trình,
cho nên dù là đánh nhau, cũng phải giữ lễ ?" [7; 99].
Những câu hỏi tu từ làm tăng thêm giá trị châm biếm của đoạn văn.
Hóa ra các bậc "tư văn" cao quý trong làng lại tranh giành nhau ngôi chủ tế để
được hưởng cái lăm lợn, thật mỉa mai chua chát.
Đọc Tắt đèn chắc hẳn người đọc không thể nào quên được tiếng kêu
than của chị Dậu:
"Ối trời đất ơi! Tôi bán cả con lẫn chó và hai gánh khoai mới được hai
đồng bảy bạc. Tưởng rằng đủ tiền nộp sưu cho chồng, thì chồng tôi khỏi bị
hành hạ đêm nay? Ai ngờ lại còn suất sưu của người chết nữa! Khốn nạn
thân tôi! Em tôi chết còn phải đóng sưu, hở trời? Tôi biết đâm đầu vào đâu
cho cho được hai đồng bảy bây giờ ?" [11; 67].
Những câu hỏi tu từ trong đoạn văn trên diễn tả tình trạng cùng cực của
Chị Dậu. Tiếng kêu uất ức của chị như một lời tố cáo cái thứ thuế thân tàn
bạo đã xô đẩy không biết bao nhiêu gia đình vào cảnh "bán vợ đợ con".
Những câu hỏi ấy cứ xoáy sâu vào lòng người đọc, gợi lên mối căm thù sâu
sắc đối với tội ác của bọn thực dân phong kiến.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
88
Tóm lại, Ngô Tất Tố là nhà văn có nhiều cách tân, sáng tạo trong nghệ
thuật ngôn từ. Ngôn ngữ trong tác phẩm của ông luôn đồng hành cùng thời
đại, cập nhật được những vấn đề thời sự đang diễn ra trong xã hội, không chỉ
thế ngòi bút của ông luôn dũng cảm, tiên phong trên các mặt trận chiến đấu.
Ngòi bút ấy chưa có cái sức mạnh của một "đòn xoay chế độ" nhưng trong
một chừng mực nào đó, nó cũng đã làm cho người ta nhận thấy cái vô đạo của
giai cấp thống trị, thấy được cuộc sống tối tăm của người lao động trong xã
hội cũ. Trên phương diện ngôn ngữ, Ngô Tất Tố luôn xứng đáng là "người
thư ký trung thành của thời đại". Tác phẩm của ông đã phản ánh được nhiều
vấn đề thời sự của xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám (mâu thuẫn
giữa nông dân và địa chủ ở nông thôn, nạn xôi thịt, đình đám ở chốn đình
trung và chính sách thuế khóa tàn bạo của thực dân Pháp). Vì vậy, đánh giá về
sự nghiệp văn học Ngô Tất Tố nhà nghiên cứu Phong Lê đã viết: "Nghiệp văn
của Ngô Tất Tố là nằm trọn nửa đầu thế kỷ nhưng tôi vẫn không chút e dè khi
đặt Ngô Tất Tố vào hàng những văn gia của thế kỷ. Bởi ông luôn là con người
của thời sự của hiện tại. Bởi ánh sáng trong tác phẩm của ông luôn luôn có
sức rọi sâu và xa. Sự nghiệp của ông là dự cảm, là phát ngôn, là hiện thân
những vấn đề của đất nước, của nhân dân, của thế kỷ" [70].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
89
PHẦN KẾT LUẬN
1. Ngô Tất Tố đã để lại một sự nghiệp văn chương có giá trị, phong phú
đặc sắc ở nhiều thể loại. Ông có một phong cách ngôn ngữ riêng, một thế giới
nghệ thuật riêng giàu tinh thần sáng tạo. Từ một nhà nho ông đã trở thành nhà
văn hiện thực, nhà báo tiến bộ, có tri thức sâu sắc về văn hóa truyền thống
phương Đông mà nhiều người xem ông là danh nhân văn hóa của Hà Nội.
Phong cách ngôn ngữ của Ngô Tất Tố vừa mang đậm tính truyền thống lại
vừa rất hiện đại, luôn có sự "giao thoa" giữa ngôn ngữ văn học và ngôn ngữ
báo chí. Sáng tác của ông có sự kết hợp giữa tính biểu cảm, hình tượng của
văn học với tính hiện thực, cập nhật của thể loại văn phóng sự.
2. Ngôn ngữ nghệ thuật của Ngô Tất Tố còn mang dấu vết của ngôn ngữ
nho gia, song lại đậm đà sắc thái ngôn ngữ nông thôn Bắc Bộ từ cách sắp xếp
các sự kiện theo trật tự thời gian, cách cấu trúc ngôn ngữ nhịp nhàng đăng đối,
đến cách vận dụng thành ngữ, phương ngữ, cách phối hợp các phương thức biểu
đạt, cách kết cấu câu văn...Với chất liệu ngôn ngữ đó, tác phẩm của ông là bức
tranh chân thực về xã hội thực dân phong kiến cũ. Trong tác phẩm của ông, chất
lượng những trang viết là sự kết hợp giữa những tri thức sâu sắc về văn hóa dân
tộc với những sáng tạo về hình thức thể hiện, trong đó có nghệ thuật ngôn từ
đúng như nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn đã nhận xét: "Cách viết của ông đơn
sơ chân thực, và trước tiên đó là cách viết tình cảm cũng là cách viết mực
thước, cổ điển. Song chính vì vậy nó là thứ văn chương thời nào người ta
cũng đọc được" [63; 180].
3. Không chỉ là một nhà văn, Ngô Tất Tố còn là một nhà báo chuyên
"vạch mặt chỉ trán" những tên chóp bu của chế độ phong kiến đương thời.
Chính tố chất nhà báo đã tạo nên tính thời sự và tính chiến đấu trong các tác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
90
phẩm văn chương của Ngô Tất Tố. Ngôn ngữ trong các tác phẩm của ông
luôn có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa hai yếu tố văn học và báo chí. Hai yếu
tố này không hạn chế hay loại trừ nhau mà luôn bù đắp cho nhau. Chất văn
học tăng thêm giá trị về tình cảm, giá trị nhân văn và sự tươi tắn trong mạch
văn của nhiều bài báo, tạo cho tính thời sự tính chiến đấu của tiểu phẩm báo
chí có sức mạnh phong phú hơn. Ở một số tác phẩm văn học của Ngô Tất Tố,
chất báo chí góp phần tạo nên tính thời sự của những trang viết. Sự thực của
cuộc đời được tôn trọng làm cơ sở tạo dựng nên cốt truyện, nhân vật gây niềm
tin nơi người đọc. Phóng sự Việc làng, Tập án cái đình trên cái gốc vẫn là tác
phẩm ký nhưng cũng mang rất nhiều chất văn học. Tiểu thuyết Tắt đèn viết
về cuộc đời của người nông dân bần cùng nhưng lại đậm chất thời sự. Sự hòa
quện giữa chất văn học và chất báo chí là đặc điểm nổi bật trong ngôn ngữ
nghệ thuật của nhà văn.
4. Ngô Tất Tố và những tác phẩm của ông vẫn có giá trị nghệ thuật lớn
lao với cuộc sống hôm nay, ông là "người cùng thời với chúng ta" (Phong
Lê). Gần tám thập kỷ qua, cuộc đời và văn nghiệp Ngô Tất Tố trải qua nhiều
chặng đường, được đánh giá và tiếp nhận qua nhiều thời kỳ lịch sử, song Ngô
Tất Tố đã được tôn vinh, được đánh giá như một nhà văn lớn của thế kỷ XX,
nhà văn xuất sắc của dòng văn học hiện thực phê phán, nhà văn tin cậy của
nông dân. Ngô Tất Tố xa chúng ta đã hơn nửa thế kỷ, nhưng ông vẫn hiện lên
qua từng trang sách. Tác phẩm của ông đem lại nhiều giá trị nhận thức và sự
rung động sâu sắc cho người đọc. Trên phương diện ngôn ngữ nghệ thuật ông
đã có nhiều đóng góp đáng trân trọng cho nền văn học nước nhà.
Ngô Tất Tố là một hiện tượng độc đáo của văn chương hiện thực thời kỳ
1930 - 1945. Từ một nhà nho xuất thân nơi "cửa Khổng sân Trình" ông đã trở
thành một nhà văn hiện thực xuất sắc, một nhà báo tiên phong trong nhiều lĩnh
vực. Sự kết hợp sâu sắc vốn sống nơi làng quê với một vốn kiến thức sâu rộng về
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
91
văn hóa, về phong tục và đời sống hiện thực đã tạo cho ngôn ngữ nghệ thuật Ngô
Tất Tố có được sức mạnh của "ngòi bút chiến đấu có phẩm chất cách mạng.
Phẩm chất cách mạng ấy biểu hiện ở chỗ ngòi bút của ông biết tôn trọng sự thật
và biết đứng về phía quần chúng bị áp bức mà phát biểu" [63; 50].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
92
Tác giả Luận văn và ông Ngô Hoành Trù, ngƣời con thứ sáu
của Ngô Tất Tố ( Ảnh chụp ngày 12 tháng 7 năm 2009)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
93
Làng Lộc Hà, quê hƣơng Ngô Tất Tố
(Ảnh chụp ngày 12 tháng 7 năm 2009)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
* Tác phẩm của Ngô Tất Tố:
[1]. Ngô Tất Tố (1990), Lều chõng, NXB Cửu Long, Hồ Chí Minh.
[2]. Ngô Tất Tố (1996), Ngô Tất Tố toàn tập, Tập I, NXB Văn học, Hà
Nội.
[3]. Ngô Tất Tố (1996), Ngô Tất Tố toàn tập, Tập II, NXB Văn học,
Hà Nội.
[4]. Ngô Tất Tố (1996), Ngô Tất Tố toàn tập, Tập III, NXB Văn học,
Hà Nội.
[5]. Ngô Tất Tố (1996), Ngô Tất Tố toàn tập, Tập IV, NXB Văn học,
Hà Nội.
[6]. Ngô Tất Tố (1996), Ngô Tất Tố toàn tập, Tập V, NXB Văn học,
Hà Nội.
[7]. Ngô Tất Tố (2001), Việc làng Tác phẩm và dư luận, NXB Văn
học, Hà Nội.
[8]. Ngô Tất Tố (2002), Lều chõng tác phẩm và dư luận, NXB Văn
học, Hà Nội.
[9]. Ngô Tất Tố (2002), Tắt đèn Tác phẩm và dư luận, NXB Văn học,
Hà Nội.
[10]. Ngô Tất Tố, Trong rừng nho,
[11]. Ngô Tất Tố (2005), Tắt đèn, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội.
[12]. Ngô Tất Tố (2005), Cẩm hương đình (Cao Đắc Điểm sưu tầm),
NXB (dịch) Hội Nhà văn, Hà Nội.
[13]. Ngô Tất Tố (2005), Tiểu phẩm báo chí (Cao Đắc Điểm sưu tầm),
[14]. Ngô Tất Tố (2005), Chuyện người đương thời (Cao Đắc Điểm
sưu tầm), NXB Hội Nhà văn, Hà Nội.¦
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
95
[15]. Ngô Tất Tố (2005), Thơ, Thơ dịch, Bình thơ (Cao Đắc Điểm sưu
tầm), NXB Hội Nhà văn, Hà Nội.
* Những Tác phẩm văn học, Sách, Báo, Tạp chí khác:
[16]. Đào Duy Anh (2002), Việt Nam văn hóa sử cương, NXB Văn hóa
- Thông tin, Hà Nội.
[17]. Lê Hải Anh (2006), Ngôn ngữ nghệ thuật Nam Cao trước Cách
mạng tháng Tám 1945, Luận án Tiến sỹ.
[18]. Hoài Anh (1995), "Ngô Tất Tố, từ ông đầu xứ đến nhà văn khai
sinh nền văn học hiện thực", Chân dung văn học, NXB Văn nghệ Thành phố
Hồ Chí Minh.
[19]. Vũ Tuấn Anh (1999), "Đời sống thể loại trong quá trình văn học
đương đại", Những vấn đề lý luận và lịch sử văn học, Viện Văn học, Hà Nội.
[20]. Vũ Bằng (1973), "Về một truyện dài nổi tiếng nhất của Ngô Tất
Tố - truyện Tắt đèn", Tạp chí Văn học, Sài Gòn.
[21]. Phan Kế Bính (2002), Việt Nam phong tục, NXB Tổng hợp Đổng
Tháp.
[22]. Nam Cao (1996), Truyện ngắn chọn lọc, NXB Văn học, Hà Nội.
[23]. Nam Cao (2006), Sống mòn, NXB Văn học, Hà Nội.
[24]. Hồ Biểu Chánh (1923), Cay đắng mùi đời, NXB Sài Gòn, HCM.
[25]. Hồ Biểu Chánh (1923), Chúa tàu Kim Qui , NXB Sài Gòn, HCM.
[26]. Hồ Biểu Chánh (1925), Nhơn tình ấm lạnh , NXB Sài Gòn,
HCM.
[27]. Hồ Biểu Chánh (1929), Cha con nghĩa nặng, NXB Càn Long,
HCM .
[28]. Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp (1959), Vấn đề dân cày (Tái bản
lần 2), NXB Sự thật, Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
96
[29]. Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học,
NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
[30]. Nguyễn Du (2002), Truyện Kiều, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.
[31]. Nguyễn Đức Đàn, Phan Cự Đệ (1999), Bước đường phát triển tư
tưởng và nghệ thuật của Ngô Tất Tố, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội.
[32]. Phan Cự Đệ (1993), "Ngô Tất Tố trong sự nghiệp đổi mới hôm
nay", Ngô Tất Tố với chúng ta, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội.
[33]. Phan Cự Đệ (1997), Ngô Tất Tố, Văn học Việt Nam 1930 -1945
NXB Giáo dục, Hà Nội.
[34]. Phan Cựu Đệ (chủ biên) (2005), Di sản báo chí Ngô Tất Tố ý
nghĩa lý luận và thực tiễn, NXB Văn học, Hà Nội.
[35]. Phan Cựu Đệ (2004), Văn học Viẹt Nam thế kỷ XX, NXB Giáo
dục, Hà Nội.
[36]. Phan Cựu Đệ (1997), "Ngô Tất Tố", Văn Học Việt Nam 1930 -
1945, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[37]. Nguyễn Đăng Điệp (2003), Vọng từ con chữ , NXB Văn học, Hà Nội.
[38]. Cao Đắc Điểm (2007), Tạp chí ANTG cuối tháng, tháng 3, năm 2007.
[39]. Cao Đắc Điểm (2003), "Góp phần hoàn thiện chân dung Ngô Tất
Tố", Tạp chí Văn học, số 6/2003, tr8-12.
[40]. Cao Đắc Điểm (2003),"Từ Bắc Ninh tới Hà Nội: Một con người
trọn đời với nghề báo, nghiệp văn", Tạp chí Thăng Long - Hà Nội ngàn năm,
số 17/2003, tr44.
[41]. Bùi Xuân Đính (1985), Lệ làng phép nước, NXB Pháp lý, Hà Nội
[42]. Bùi Xuân Đính (1998), Hương ước và quản lý làng xã, NXB
Khoa học xã hội, Hà Nội.
[43]. Hà Minh Đức (1998), "Tiểu phẩm văn học và báo chí của Ngô
Tất Tố", Tạp chí văn học, số 11/1998, tr11 - 18
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
97
[44]. Hà Văn Đức (1997), "Ngô Tất Tố nhà văn tin cậy của nông dân",
Các nhà văn được giải thưởng Hồ Chí Minh, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội.
[45]. Trần Văn Giáp (1941), Lược thảo về khoa cử Việt Nam, Nhà in
Khai trí Tiến Đức, Hà Nội.
[46]. Nhiều tác giả (2004), Tự sự học, NXB Đại học sư phạm Hà Nội,
Hà Nội.
[47]. Nhiều tác giả (1996), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục,
Hà Nội.
[48]. Nhiều tác giả (1996), Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học,
NXB Giáo dục, HàNội.
[49]. Nhiều tác giả (1996) Từ điển giải thích thành ngữ Tiếng Việt,
NXB, HàNội.
[50]. Nhiều tác giả (2006) Ngữ văn 10( tập 2), NXB Giáo dục, HàNội.
[51]. Nhiều tác giả (1997), Từ điển Tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội,
Hà Nội.
[52]. Nhiều tác giả (1988), Lí luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[53]. Lê Thị Đức Hạnh (1983), "Đặc sắc trong tiểu phẩm của Ngô Tất
Tố", Tạp chí Văn học, số 6, tr 91.
[54]. Lê Thị Đức Hạnh (1993) "Ngô Tất Tố một tài năng lớn", Tạp chí
Văn nghệ quân đội, số 12/ 1993.
[55]. Nguyễn Công Hoan (1993), Đời viết văn của tôi, NXB Văn học,
Hà Nội.
[56]. [Nguyễn Công Hoan (2004), Truyện ngắn chọn lọc, NXB Văn
học, Hà Nội.
[57]. Lê Thị Hoàn (2009) Thành ngữ trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố,
Luận văn cử nhân khoa học Ngữ văn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
98
[58]. Đỗ Kim Hồi (1990),"Tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố", Tạp
chí Văn học, số 3, Hà Nội.
[59]. Nguyên Hồng (1997), Nguyên Hồng về Tác giả, tác phẩm. NXB
Giáo dục, Hà Nội.
[60]. Nguyên Hồng (1997), Tuyển tập Nguyên Hồng, NXB Văn học,
Hà Nội.
[61]. Phạm Mạnh Hùng (2001), Thi pháp hoàn cảnh trong tác phẩm
của Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, NXB Thanh niên, Hà Nội.
[62]. Nguyễn Thị Huệ (2010), Thành ngữ trong văn xuôi hiện thực phê
phán Việt Nam qua một số sáng tác tiêu biểu của Ngô Tất Tố và Nam Cao,
Luận văn cử nhân khoa học Ngữ văn.
[63]. Mai Hương, Tôn Phương Lan (2000), Ngô Tất Tố Về Tác giả và
tác phẩm, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[64]. Mai Hương (biên soạn) (1993), Ngô Tất Tố với chúng ta, NXB
Hội Nhà văn, Hà Nội.
[65]. Phú Hương, (1939), Báo Đông phương, số 10, ngày 1- 9-1939.
[66]. Trần Đình Hượu, Lê Trí Dũng (1988), Văn học Việt Nam giai
đoạn giao thời 1900-1930, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[67].Trần Đăng Khoa (1999), Chân dung và đối thoại, NXB Thanh
niên, Hà Nội.
[68]. Trần Trọng Kim (2001), Nho giáo, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.
[69]. Kim Lân (1997), "Những ngày sống với bác Tố", Tuyển tập Kim
Lân, NXB Văn học, Hà Nội.
[70]. Phong Lê (1994), Ngô Tất Tố một chân dung lớn một sự nghiệp
lớn, Tạp chí văn học số 1, tr 1-5.
[71]. Phong Lê (1963), "Những đóng góp của Ngô Tất Tố trong Tắt
đèn", Tạp chí văn học, số 3.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
99
[72]. Phong Lê (1997), Nam Cao - Phác thảo sự nghiệp và chân dung,
NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
[73]. Phong Lê (2005), Về Văn học Việt Nam nghĩ tiếp..., NXB Đại học
quốc gia, Hà Nội.
[74]. Nhất Linh (1991), Đôi bạn, NXB Đại học và Giáo dục chuyên
nghiệp, Hà Nội.
[75]. Nguyễn Đăng Mạnh (2001), "Đọc Cửa biển nghĩ về Nguyên Hồng và
tiểu thuyết", Nguyên Hồng về Tác giả, tác phẩm. NXB Giáo dục, Hà Nội.
[76]. Nguyễn Đăng Mạnh (2003), Nhà văn Việt Nam hiện đại - chân
dung và phong cách, NXB Văn học, Hà Nội.
[77]. Nguyễn Đăng Mạnh (1973), "Ngô Tất Tố", Lịch sử Văn học Việt
Nam, tập V (1930 - 1945), NXB Giáo dục, Hà Nội.
[78]. Tôn Thảo Miên (Tuyển chọn) (2007), Truyện ngắn Thạch Lam
Tác phẩm và lời bình, NXB Văn học, Hà Nội.
[79] . Lê Hồng My (2006), Lời văn nghệ thuật Nguyên Hồng, NXB
Giáo dục, Hà Nội.
[80]. Nguyễn Đăng Na (2003), Đặc điểm văn học Việt Nam trung đại -
những vấn đề văn xuôi tự sự, NXB Giáo dục, Đà Nẵng.
[ 81]. Thiết Khẩu Nhi (1930), "Tiên sinh Phạm Quỳnh cãi lộn với ông
Thượng Chi", Phổ Thông, số ra ngày 26-10-1930.
[82]. Vũ Ngọc Phan (1994), Nhà văn hiện đại, NXB Văn học - Hội
nghiên cứu giảng dạy Thành phố Hồ Chí Minh.
[83]. Vũ Trọng Phụng (2004) Lục xì, NXB Văn học, Hà Nội.
[84]. Vũ Trọng Phụng (2006), Cạm bẫy người, NXB Văn học, Hà Nội.
[85]. Vũ Trọng Phụng (2006), Kĩ nghệ lấy Tây, NXB Văn học, Hà Nội.
[86]. Vũ Trọng Phụng (2007), Số đỏ, NXB Văn học, Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
100
[87]. Nguyễn Phượng (2002), Ngôn từ nghệ thuật Vũ Trọng Phụng,
Luận án Tiến sỹ.
[88]. Lê Thị Quỳnh (2009), Ngôn ngữ nghệ thuật của Nhất Linh trong
các sáng tác trước năm 1945, Luận văn Thạc sỹ.
[89]. Trần Đình Sử (1999), Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại,
NXB Giáo dục, Hà Nội.
[90]. Vũ Duy Thanh (2008), Lời văn nghệ thuật trong tiểu thuyết của
Ngô Tất Tố, Luận văn Thạc sỹ.
[91]. Chu Thiên (2002), Bút nghiên, NXB Văn hóa -Thông tin, Hà Nội.
[92]. Trần Thị Minh Thu (2003), Ngô Tất Tố nhà văn của phong tục làng
quê Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, Luận văn Thạc sỹ .
[93]. Cù Đình Tú (2003), Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt
,NXB Giáo dục, Hà Nội.
[94]. Trần Minh Tước (1939) "Một nhà văn của dân quê - Ngô tất Tố
trong Tắt đèn", Báo Mới, số 4 ra ngày 15/6/1939.
[95]. Trần Thị Việt Trung (2002), Lịch sử phê bình văn học Việt Nam,
giai đoạn từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ngon_ngu_nghe_thuat_ngo_tat_to_1947.pdf