CÁI MŨ VÀ CÁI ĐẦU
Nhà văn Andersen, người kể chuyện cổ tích hay nhất thế giới, là một người rất
say mê làm việc, thường xuyên không để ý đến việc ăn mặc. Ông có một chiếc mũ
cũ nát dùng đã nhiều năm. Một lần có một tay ăn mặc rất bảnh bao gặp Andersenđội
chiếc mũ nát đó ngoài phố. Hắn châm chọc hỏi:
- Thưa ông, cái vật tồi tàn ở trên đầu ông được gọi là cái mũ phải không?
Andersen nhẹ nhàng hỏi lại:
- Thế ông bạn gọi cái vật tồi tàn ở dưới cái mũ của ông là cái đầu phải không?
102 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 3532 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thế giới nhân vật truyện kể Andersen, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h. Nhân vật trong các truyện này hành động có những « hằng số »
về chức năng và « biến số » về phương tiện thực hiện chức năng. Nhân vật trong
truyện cổ thường được nhấn mạnh về hành động, bao gồm cả động tác, đối thoại và
cả thế giới tâm lí. Câu chuyện của anh chàng Jack thuộc môtíp quen thuộc của cổ
tích : ai giải được câu đố sẽ được cưới công chúa. Có thể kể thêm một tác phẩm nữa
của Andersen để chứng minh cho điều này, đó là câu chuyện « Người bạn đồng
hành ». Cha của Giăng ốm nặng, trong giấc mơ, Giăng thấy một cô gái xinh đẹp đội
mũ miện, cha bảo « Vị hôn thê cha cưới cho con đẹp nhất trần gian như thế đấy ».
Tỉnh dậy thấy cha đã chết, Giăng đi chu du thiên hạ. Anh nhổ cỏ trên một ngôi mộ lạ
và tin là ở quê hương cũng có người nhổ cỏ trên mộ cha mình. Giăng cho ăn mày
tiền. Anh trả tiền để cứu một xác chết khỏi bị hành hạAnh tiếp tục đi chu du và có
được một người bạn đồng hành. Trên đường đi họ đã giúp đỡ cho nhiều người nhờ có
phép lạ của người bạn đồng hành. Đến kinh thành, nhờ sự giúp đỡ của người bạn,
Giăng đã cưới được công chúa. Sau đó anh mới biết người bạn chính là xác chết
mình đã cứu trước đó. Đây có lẽ là câu chuyện « cổ xưa nhất » vì có thêm những chi
tiết yêu thuật. Các nhân vật giống với cổ tích ở chỗ là đều phải trải qua thử thách (cái
bất biến), còn trải qua như thế nào là do mỗi sự trợ giúp khác nhau (cái khả biến).
Cuộc đời của các nhân vật diễn ra theo các thứ tự chức năng : gặp gỡ, chia tay, tới
đích, hôn nhân, giàu có, hạnh phúc hoặc không hạnh phúc. Bao giờ các nhân vật cũng
tiến đến đích trên trục nằm ngang của thời gian tuyến tính một mạch đúng theo trình
tự của cổ tích dân gian.
3.2.2. Sự sáng tạo của Andesen
3.2.2.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật
Truyện cổ tích thường chỉ cần một vài câu mở đầu là có thể giới thiệu được về
ngoại hình, tính cách của nhân vật, và thường miêu tả nhân vật chung chung, không
cụ thể, nếu đẹp là đẹp tuyệt trần, đẹp nhất, nếu xấu thì là rất xấu xí, kinh
tởmTruyện cổ Grimm là một trường hợp tiêu biểu. Đây là cách giới thiệu các nhân
vật của Grimm : Một hoàng hậu già, chồng chết đã lâu, có một cô con gái rất đẹp
(Cô gái chăn ngỗng). « Có một cô gái tên là Jorinde, đẹp nhất trong những cô gái và
một chàng trai tuấn tú tên là Joringel đã hứa hôn với nhau, sống hạnh phúc bên
nhau » .(Jorinde và Joringel). « Tôi có một cô con gái đẹp trên đời không ai sánh
bằng », « Thấy cô rất đẹp, ông vua cảm động, yêu cô say đắm » (Sáu con thiên nga ).
Hay khi miêu tả vẫn chỉ bằng những hình ảnh ước lệ « ít lâu sau bà sinh được một
đứa con gái rất đẹp, da trắng như tuyết, tóc đen như mun, môi đỏ như máu ». « Một
ông vua có cô con gái đẹp hơn thiên nhiên nhưng tự hào và kiêu căng tới mức không
xác nhận người cầu hôn nào xứng đáng với nàng ».[9] (Mỏ chim họa mi). Truyện cổ
tích thường cũng ít gọi tên nhân vật một cách cụ thể, mà thường gọi theo giới tính (cô
gái, chàng trai, cậu bé), gọi theo nghề nghiệp (người đánh giày, người thợ săn),
theo chức tước, vai vế (vua, hoàng hậu, công chúa). Những trường hợp này cũng
thường thấy trong truyện cổ tích Việt Nam : « Ngày xưa có một gia đình nọ có một
người con gái xinh xắn nết na». (Trinh phụ hai chồng) ; « Ngày xưa ở làng Chèm
có một người họ Lý khỏe mạnh lạ thường ». (Lý ông Trọng hay sự tích thánh
Chèm)[4]Chính vì nhân vật thường được giới thiệu một cách chung chung như vậy
nên khi muốn nhắc tới một nhân vật nào người ta thường phải kèm theo tên truyện
chẳng hạn như « nhân vật người em trong truyện « Hà rầm hà rạc », mụ dì ghẻ trong
truyện « Tấm Cám »
Truyện của Andersen có một phong cách riêng, trước hết ông thường miêu tả
nhân vật một cách cụ thể, sinh động. Thử so sánh truyện « Sáu con thiên nga » của
Grimm và « Bầy chim thiên nga » của ông người đọc sẽ thấy có những sự khác biệt
rõ rệt. Grimm mở đầu câu chuyện bằng việc vua cha đi săn bị lạc trong khu rừng rậm,
và để tìm đường về nhà, vua phải thực hiện lời hứa cưới con gái mụ phù thủy. Sợ các
con mình bị dì ghẻ hắt hủi, vua đưa sáu con trai và đứa con gái út vào rừng sống. Sau
đó mụ dì ghẻ đã tìm đến được và biến các hoàng tử thành thiên nga. Grimm không hề
miêu tả hình ảnh các hoàng tử và nàng công chúa như thế nào ngoài cách giới thiệu
chung chung « nàng rất đẹp ». Còn trong câu chuyện của Andersen, ông lại giới thiệu
như sau : « Ở xa, xa đây lắm, nơi chim nhạn bay đến vào mùa thu, có một nhà vua có
mười một con trai và một con gái tên là Lidơ. Mười một chàng trai trẻ tuổi ấy đều
đeo thánh giá bên ngực và gươm bên mình. Ở trường, họ viết trên những tấm bảng
bằng vàng với những con dao nhọn bằng kim cương; họ đọc thông và rất thuộc bài.
Họ thật xứng đáng là những hoàng tử. Cô em út, nàng Lidơ, thường ngồi trên một
chiếc ghế bằng thuỷ tinh...Trên tay nàng cầm một cuốn sách có nhiều tranh vẽ, riêng
cuốn sách ấy cũng đáng giá bằng một nửa giang sơn của bất cứ một vị vua chúa
nào. »
Và Andersen cũng đã đành khá nhiều « đất » cho việc miêu tả nhân vật của
mình, để rồi thông qua việc miêu tả các nhân vật, ông còn gởi gắm vào đó tình cảm,
những lời bình luận, cả nụ cười hóm hỉnh của mình qua cách miêu tả. « Dưới cái
gương có để một cô gái chăn cừu bằng sứ nhỏ xíu rất đẹp. Đôi giày của cô bé được
mạ vàng và bộ xiêm y của cô bé có đính một bông hồng để trang điểm. Cô ta đội mũ,
tay cầm một cái gậy để chăn cừu, và cả hai thứ đều được mạ vàng, sáng đẹp hẳn
lên ».(Cô bé chăn cừu và người nạo ống khói).
« Vua Thủy Tề góa vợ từ lâu, công việc trong cung do Hoàng Thái hậu điều
khiển. Bà là người khôn ngoan, nhưng rất kiêu hãnh về dòng dõi quý tộc của bà. Bà
cài tới mười hai con ngọc trai ở đuôi, trong khi những bà khác trong hoàng tộc chỉ
đeo đến sáu con là cùng. Bà có nhiều đức tính tốt, nhưng tốt nhất là bà rất mực yêu
thương các cô cháu gái, các nàng công chúa nơi thủy cung. Các cô nàng đều xinh
đẹp, riêng nàng út đẹp hơn cả. Nàng có làn da nhỏ mịn như cánh hồng, có đôi mắt
xanh thẳm như nước biển. Nhưng nàng cũng giống các chị, không có chân, chỉ có
một cái đuôi như đuôi cá ». (Nàng tiên cá).
Cách miêu tả ngoại hình chi tiết, rõ ràng là nét đặc trưng của Văn học bác học,
là điểm khác biệt so với văn học dân gian. Bởi vì nhân vật trong các tác phẩm văn
học viết mang dấu ấn cá nhân riêng, không hề bị trùng lắp với bất cứ nhân vật nào
khác. Thậm chí có khi các nhân vật còn vượt qua khỏi giới hạn của trang sách mà hòa
vào trong đời sống của con người, tên của họ thành tên của những ai có nét tính cách
tương tự. Truyện kể của Andersen đã làm được điều đó, nên ông đã đưa các nhân vật
của mình thoát ra khỏi tính chức năng của truyện cổ, để có đời sống riêng, tiếng nói
riêng.
3.2.2.2. Nghệ thuật miêu tả tính cách tâm lí nhân vật
Như chúng ta đã biết, các nhân vật trong truyện cổ tích vốn không được xem là
những nhân vật tính cách mà chỉ là các nhân vật chức năng. Nhân vật truyện cổ tích
được chia làm hai tuyến rõ rệt, người tốt thì luôn tốt từ đầu đến cuối, còn kẻ ác thì
cũng ác đến tận xương tủy, không có sự nhập nhằng, trùng lắp giữa thiện và ác, tốt và
xấu. Đã là người tốt thì dù gặp bất cứ chuyện gì xảy ra, dù bị vùi dập đến mức nào thì
vẫn luôn « ngây thơ » giữ chức năng là một người tốt trong truyện, còn kẻ ác thì
không bao giời thay đổi, cấp độ xảo quyệt ngày càng tăng lên, chỉ đến khi bị trừng trị
đích đáng mới thôi. Ví như cô Tấm và mẹ con nhà Cám trong cổ tích « Tấm Cám »,
mẹ con nhà Lí Thông trong « Thạch Sanh Lí Thông », hay mẹ con mụ dì ghẻ trong
« Cô bé Lọ Lem » Người đọc năm lần bảy lượt tức giận vì tại sao bọn người độc ác
cứ mãi tác oai tác quái trong cuộc sống, nhưng thực chất đó là một chức năng trong
truyện cổ, nhân vật phải hành động như vậy để cuối cùng nhận sự trừng phạt, bị sét
đánh chết, hay bị trụng trong nước sôi, bị chim mổ mù mắt
Nhân vật trong truyện kể của Andersen được miêu tả với nhiều nét tính cách
đan xen, phức tạp, một nhân vật xấu song vẫn có le lói chút ánh sáng của lương tri,
nhân vật tốt nhưng cũng không hoàn toàn « vô trùng ». Trong họ là nét tính cách tâm
lí của con người hiện đại, họ có ước mơ, hoài bão, họ yêu thương, ghen tuông, đố
kịnhững tình cảm hết sức con người, cho dù tác giả đã khoát lên cho họ lớp áo của
cổ tích (Chim họa mi, Nàng tiên cá). Một con quỉ trong truyện cổ luôn là hiện thân
của những điều ghê gớm, xấu xa nhất, thế nhưng đối với Andersen con quỉ đó vừa
ham ăn món pho mát trộn kem nên ở nhà người bán tạp hóa, nhưng hành động nhảy
vào lửa để cứu tập thơ cho chàng sinh viên và thở phào nhẹ nhõm « cái quí giá nhất
trong nhà vẫn còn » thì lại chứng minh được rằng con quỉ vẫn biết yêu quí cái đẹp,
sẵn sàng hi sinh vì cái đẹp. (Con quỉ và chủ tiệm tạp hóa). Hành động đó đâu phải dễ
dàng tìm thấy được ở tất cả mọi người ? Một trường hợp khác đó là thần chết, đối với
mọi truyện cổ, đó là nhân vật luôn đem đến nỗi buồn, sự đau khổ cho người khác.
Thần chết luôn xuất hiện với bộ mặt gớm ghiếc, chiếc áo choàng đen, nhưng ở đây,
thần chết lại chính là người được thượng đế giao cho trách nhiệm chăm sóc linh hồn
con người nơi thiên đường. (Một bà mẹ). Có như vậy để thấy rằng đối với Andersen,
việc sống chết trên đời rất nhẹ nhàng, bình thản, con người khi phải từ giã cõi đời
nghĩa là đã đến lúc phải đi đến một nơi sống mới, không gì phải buồn.
Truyện cổ tích không dùng việc miêu tả hành động để nhấn mạnh tính cách của
nhân vật, thường là tính cách của nhân vật được giới thiệu ngay từ đầu, và các hành
động chẳng qua là sự minh họa cho nét tính cách ấy mà thôi. Khác với truyện ngắn và
tiểu thuyết hiện đại, tính cách nhân vật chỉ có thể được toát ra qua chuỗi hành động
của họ, và người đọc không được tác giả báo trước mà phải tự nhận xét suy đoán. Từ
đó dẫn tới mỗi người đọc tùy theo lứa tuổi, trình độ mà có những cảm nhận khác
nhau về nhân vật. Nhân vật của Andersen mang dáng dấp như thế, phải trải qua một
chuỗi hành động, những thể hiện của họ người đọc mới có thể tự rút ra những nhận
xét cho mình. Câu chuyện « Mụ ấy hư hỏng » kể về người thợ giặt luôn bị ông thị
trưởng cho là « hư hỏng », « vô tích sự », vì bà suốt ngày uống rượu, làm việc gì thì
hỏng việc đóNhưng thực tế không phải vậy, đây là một con người tội nghiệp, đã
gặp phải rất nhiều những bất hạnh trong cuộc đời. Do làm việc vất vả, suốt ngày phải
ngâm mình trong nước lạnh nên bà thường phải uống rượu cho ấm. Chỉ có đứa con
trai và người bạn già nghèo là hiểu được điều đó. Đến lúc chết, mặc cho những lời
dèm pha của ông thị trưởng thì bà vẫn là một người mẹ tốt đẹp trong mắt đứa con
trai, vì những điều bà đã làm cho nó. Con chim họa mi hót hay được đưa vào cung để
hót phục vụ đức vua, nhưng rồi nó bị xua đuổi vì người ta chuộng con chim họa mi
giả hơn. Chim trở về rừng sâu, nhưng cuối cùng vì tình cảm với vị hoàng đế đang hấp
hối mà đã quay trở lại, tiếng hót của nó đã giúp ông hồi sinh, hơn thế nó giúp ông
nhận ra sự thật của « thế thái nhân tình ». Chim không hề nhớ tới những nỗi buồn mà
đức vua đã gây ra cho mình. Hành động của chim họa mi gợi lên hình ảnh của những
con người trung thành, tận tụy với đất nước, với vua. Không cần những lời nói sáo
rỗng, không cần những chúc tụng màu mè mĩ lệ, hành động của họa mi đã thể hiện
được bao tính cách tốt đẹp, mà chim họa mi giả với tiếng hót được lập trình sẵn
không thể có được. Nàng tiên cá là một biểu tượng sáng ngời cho sự hi sinh cao cả vì
tình yêu. Nàng cứu sống hoàng tử, nàng đổi tiếng hát mê hồn để lấy đôi chân, nàng
không giết hoàng tử dù đó là cách duy nhất giúp nàng trở lại với thủy cung. Cho đến
chết, nàng vẫn nghĩ cho người khác, vì người khác. Cho nên không cần tác giả đưa ra
bất cứ một lời nhận xét nào về nàng, chúng ta vẫn thấy toát lên từ nàng tấm lòng
nhân hậu, sự vị tha, độ lượng. Nàng tiên cá phải sống kiếp bọt biển ba trăm năm,
nhưng hễ nàng bay vào phòng của một đưa trẻ ngoan thì thời hạn đó sẽ được giảm
xuống một năm. Phải chăng Andersen muốn răn dạy trẻ thơ hãy ngoan ngoãn, vì
chúng rất yêu nàng tiên cá, và ông muốn người lớn hãy sống đẹp vì tình yêu, vì chính
điều đó làm nên nhân cách con người ?
Trở lại với « Sáu con thiên nga », Grimm cũng không miêu tả nhiều về tính
cách và tâm lí của nhân vật cô em út, nàng chỉ im lặng hoàn thành nhiệm vụ cứu anh
của mình mà thôi. Riêng Andersen lại để cho nhân vật của mình nhiều ưu ái. Khi
Lidơ ở với gia đình người nông dân trong rừng, đức hạnh của nàng được so sánh
« ngoan hơn cả sách », và nàng « đẹp hơn cả hoa hồng ». Nàng luôn có những suy
nghĩ, thể hiện qua độc thoại nội tâm để thể hiện nỗi lo lắng khi chưa cứu được các
anh trai mình. Rõ ràng dù là nhân vật cổ tích nhưng Lidơ hiện lên là một nhân vật đời
thường với nét đẹp riêng, suy nghĩ riêng, tâm lí riêng, người đọc có thể khám phá ra
rất nhiều những vẻ đẹp nơi tâm hồn của nàng. Hoặc câu chuyện ngắn gọn « Công
chúa hạt đậu », nàng công chúa bị đau lưng vì một hạt đậu dưới mười tấm nệm,
không cần phải giới thiệu đây là nàng công chúa xinh đẹp, quí phái như thế nào cả,
chỉ cần một chi tiết nhỏ vậy thôi thì tác giả đã để cho người đọc tự ngẫm ra những gì
mình muốn nói. Như vậy có thể thấy đây là điểm rất khác biệt giữa truyện kể
Andersen với các câu chuyện cổ tích khác.
Nét tính cách tâm lí nhân vật được thể hiện rõ qua các lời độc thoại nội tâm,
đây cũng là nét khác biệt so với truyện cổ. Độc thoại nội tâm là lời phát ngôn của
nhân vật nói với chính mình, thể hiện quá trình tâm lí nội tâm, mô phỏng hoạt động
cảm xúc, suy nghĩ của con người trong dòng chảy trực tiếp của nó. Ngôn ngữ vốn là
công cụ giao tiếp quan trọng của con người. Trong giao tiếp, con người giao tiếp với
nhau thì có giao tiếp một chiều và giao tiếp hai chiều. Trong giao tiếp một chiều chỉ
có một bên nói còn bên kia tiếp nhận, không phát biểu, hình thức này thường gặp ở
những mệnh lệnh, lời khấn và ngày nay trong diễn văn và lời của phát ngôn viên
truyền thanh, truyền hình. Trong hoạt động giao tiếp thường diễn ra các hình thức hội
thoại như : song thoại, tam thoại, đa thoại. còn có hình thức hội thoại đặc biệt mà
chúng tôi đề cập đến là vấn đề giao tiếp bằng hình thức độc thoại, mà là độc thoại nội
tâm. Nếu đối thoại là hình thức giao tiếp sử dụng hình thức nói năng giữa người này
với người khác thì độc thoại là dạng giao tiếp đặc biệt của ngôn ngữ nhân vật, là hình
thức nói với chính mình. Mà qua lời độc thoại đó người tiếp nhận ngôn bản ( người
đọc) có thể hiểu được tâm trạng nhân vật dù đó chỉ là kiểu ý nghĩ – tư duy bằng ngôn
ngữ thầm. Các nhân vật trong truyện cổ Andersen rất hay tự độc thoại, trong khi ở
truyện cổ thì nhân vật được tác giả giúp thể hiện tất cả mọi suy nghĩ, tâm tư.
Sau đây là bảng thống kê một số truyện kể có độc thoại nội tâm của nhân vật :
Tên truyện Độc thoại nội tâm
Nữ chúa tuyết Ruyđy tự nhủ « Nói cho cùng, chẳng ai
có thể vắt vẻo trên cao đến nỗi không thể
đụng tới được. Chỉ cần biết leo và cho dù có
phải leo dốc dựng đứng đến đâu cũng không
bao giờ ngã, miễn là đừng có tin rằng mình sẽ
ngã ».
Anh bất giác cựa quậy và tự nhủ :
« không bao giờ lùi bước, không bao giờ thất
vọng. Cứ liều vào cối xay. Chào ông chủ,
chào Babet. Nói như vậy có gay không
nhỉ ?Khi tin chắc không ngã thì chẳng thể ngã
được. ».
Bên gốc liễu
Knút nghĩ thầm : « đến chủ nhật này
gặp nhau, mình sẽ nói với nàng rằng nàng đã
chiếm hết tâm hồn ta rồi và nàng sẽ phải trở
thành vợ ta. Ta chỉ là một thợ giày nghèo nàn,
nhưng ta nhất định sẽ trở thành ông chủ. Ta sẽ
làm việc chịu thương chịu khó đến mấy cũng
được. Phải, mình cứ nói thẳng. Mối tình câm
không đem lại kết quả gì. »
Chàng tự nhủ : « Ta yêu nàng biết
bao !Nàng cũng rất yêu ta, như thế đủ để san
bằng tất cả. »
Chiếc kim thêu
Ả kim nói : « Thế là mình đã trở thành
trâm cài rồi. Mình biết lắm, biết là mình sẽ rất
danh giá mà. Khi con người ta vốn dĩ đã có
giá trị thế nào rồi cũng nổi danh. »
Cô ả lẩm bẩm : « Mình thật quá nhỏ
nhắn đối với cái thế gian này. »
Ả lẩm bẩm : « Hãy xem cái tụi kia bơi
với lội kìa. Thậm chí mình nằm ngay đây mà
chũng cũng chẳng ngờ rằng bên dưới chúng
có gì cả. »
Ả nằm dí ở đấy, ôm ấp những hoài bão
vĩ đại : « Mình rồi cũng phải đến tin rằng
mình là con của một tia nắng vì mình nhỏ
nhắn thế kia mà. »
Bông cúc trắng
Nó nghĩ thầm : « Ta được nhìn, được
nghe, nắng sưởi ấm ta, gió ôm ấp ta, thế là
đủ. Ôi chao, nếu còn than phiền thì thật sai
lầm. »
Bù nhìn tuyết
Bù nhìn tuyết tự nhủ : « Mình chẳng
hiểu gì cả, nhưng mình có linh tính rằng con
chó đã báo trước cho mình một điều chẳng
lành. Lại còn cái vật tròn tròn cứ nhìn mình
chòng chọc trước khi biến mất, mà con chó
gọi là mặt trời ấy, mình cũng cảm thấy rõ
ràng nó không phải bạn mình. »
Anh chàng ước : « Thèm quá, đến vỡ
tan xác mình ra mất thôi. Giá mình được vào
trong ấy nhỉ ? Ước mơ cũng ngây thơ, thực
hiện được cũng dễ thì mới phải. Vào, vào, đó
là mong ước tha thiết nhất của mình. Mình
phải được tựa vào cái bếp lò, dẫu có phải
nhảy qua cửa sổ cũng xin vâng. »
Bộ quần áo mới của
hoàng đế
Hoàng đế nghĩ thầm : « Quần áo ấy
mới quí. Ta chỉ cần mặc vào là biết được
trong quan lại ai là người tốt, ai là kẻ xấu.
Hơn nữa là phân biệt được người khôn hay kẻ
ngu, ta phải cho dệt thứ vải ấy mới được. »
Hoàng đế nghĩ thầm : « Hừ quái thật, ta
chẳng thấy gì cả. Gay thật, ta mà ngu ư ? Hay
ta không phải là một vị hoàng đế nhân đức.
Thế này thì không còn gì là nhục nhã cho
bằng. »
Cây thông Cây thông non thở dài: “- Ôi ! Giá ta
cũng to lớn bằng những cây khác nhỉ ! Lúc ấy
ta sẽ vươn nổi các nhánh rất xa ra xung quanh
và từ trên ngọn ta có thể ngắm nhìn khắp
đồng quê. Chim chóc sẽ đến làm tổ trên các
cành của ta và khi gió thổi ta cũng sẽ nghiêng
mình một cách đường bệ như các cây khác.”
Thông ta tự hỏi: “- Chúng đi đâu thế
nhỉ ? Chúng chẳng lớn gì hơn ta, có một cây
còn bé hơn ta nữa kia. Sao người ta lại giữ cả
cành và đem chúng đi đâu thế ?”
Thông lẩm bẩm: “- Số mình không
được hưởng cái tương lai sáng lạn ấy hay
sao? Còn thích hơn là đi biển nhiều. Ôi ! Giá
bây giờ lại là lễ Noel nhỉ? Nay mình đã lớn
chẳng kém gì những cây được người ta đem
đi năm ngoái. Ôi! Giá mình được lên xe,
được trồng trong căn phòng ấm áp, giữa
những vật huy hoàng ấy! Nhưng sau đó sẽ ra
sao? Hẳn là sẽ có gì nữa, nếu không thì người
ta trang điểm cho cây như thế để làm gì?
Phải, nhất định sẽ có cái gì tuyệt hơn. Không
gì khổ bằng chờ với đợi! Nóng ruột quá đi
mất.”
Thông ta tự nhủ: “- Ồ! Sao cho chóng
đến tối nhỉ? Đèn nến thắp lên thì phải biết!
Rồi còn gì nữa nhỉ? Giá các cây trong rừng
đến được đây mà ngắm ta! Có lẽ lũ chim
cũng sẽ đến ngắm ta qua cửa kính đấy. Liệu
đông qua, hạ tới, ta có được trồng ở đây mãi
với tất cả trang sức này không?”
Riêng cây thông vẫn đứng im và tự
hỏi:
“- Họ không đếm xỉa gì đến mình nữa
à? Không cần đến mình nữa chắc?”
Nó tự nhủ: “- Ngoài kia, đông đã đến nơi rồi.
Đất đã cứng ra và phủ đầy tuyết. Giờ thì
người ta không đem trồng mình được nữa rồi.
Tất nhiên là mình phải ở đây đến tận mùa
xuân. Tất cả đều tuyệt mỹ và loài người cũng
tốt thôi. Giá cái kho gớm ghiếc này đỡ tối
một chút thì hay quá! Chẳng có lấy một chú
thỏ nào! Trong rừng khi tuyết rơi và đàn thỏ
chạy ngang qua thật là vui thế mà hồi đó
mình lại đâm cáu khi chúng nhảy qua ngọn
mình. Chốn này quả là hoang vu đáng sợ.”
Như vậy, với việc xây dựng các chi tiết nhân vật độc thoại nội tâm, Andersen
đã dần xa rời nét truyền thống của cổ tích, đưa tác phẩm của mình gần gũi với truyện
ngắn hiện đại. Các nhân vật của ông không xuất hiện một cách bình lặng, mờ nhạt
nhằm để phục vụ cho một vài mục đích giáo huấn của câu chuyện, mà họ có một thế
giới nội tâm phức tạp. Đứng trước mọi diễn biến cuộc sống họ đều băn khoăn, trăn
trở, tìm ra cách tốt nhất để giải quyết, và chính vì vậy, lời độc thoại nội tâm làm toát
lên được nét tính cách tâm lí của họ. Tất cả những âm mưu, toan tính, những nét tốt
xấu của tâm hồn đều được bộc lộ. Có thể nói, nhân vật tự mình thể hiện nhân cách
phẩm giá, chứ không cần đợi tác giả quyết định hộ. Chỉ cần qua những suy nghĩ của
cây kim thêu, chúng ta thấy được sự kiêu căng, hợm hĩnh, tưởng mình là « trung tâm
của vũ trụ » trong khi thực tế chỉ là một cây kim rất tầm thường. Đó phải chăng là
hình ảnh quen thuộc của cuộc sống ? Rất nhiều người vì tự cao tự đại mà cuối cùng
gặp phải kết quả đáng tiếc. Thêm vào đó còn trở thành trò cười cho người khác.
Những suy nghĩ của vị hoàng đế trong « Bộ quần áo mới của hoàng đế » cũng vậy,
ông ta đang cố gắng tự đánh lừa bản thân mình, ông không muốn công nhận sự thật là
mình rất ngu dốt, ông tự ru ngủ, huyễn hoặc mình bởi bộ quần áo không có thật. Ông
đâu có biết rằng mình ngày càng đánh mất đi sự khôn ngoan, vì những hư danh, ông
không có được bên mình một người hầu cận trung thành nào, ông bị hai gã thợ may
lừa bịp từ đầu đến cuối để cuối cùng không mặc quần áo ra đường. Chỉ có đứa trẻ con
là người chân thật nhất, nó reo lên : « Kìa, hoàng đế cởi truồng kìa ! ». Qua lời con
trẻ, mọi lớp vỏ hào nhoáng đã bị lột xuống, chỉ còn sự thật trần trụi được phô bày, đó
là sự ngu ngốc của hoàng đế, sự xu nịnh của tất cả quan quân, thần dân. Trong cuộc
sống, đôi khi người ta cố tình tránh né, che giấu đi những thói hư tật xấu của mình,
nhưng sự thật thì bao giờ cũng vẫn là sự thật. Và một khi nó bị vạch trần thì không có
lớp áo mũ nào che chắn nổi.
Trở lại với « Bầy chim thiên nga » của Andersen và « Sáu con thiên nga » của
Grimm cũng vậy. Dù cả hai đều kể về cuộc hành trình đi giải cứu các anh mình của
cô em gái út, dù Lidơ và cô gái nọ đều phải trải qua rất nhiều gian khổ, thử thách.
Thế nhưng đối với « Sáu con thiên nga », người đọc chỉ cảm nhận những gian khổ đó
qua lời kể « Đêm đến, cô trốn vào rừng. Cô đi suốt đêm hôm ấy, cả ngày hôm
sau », thì ở « Bầy chim thiên nga », những gian khổ ấy lại được thể hiện qua độc
thoại nội tâm « Đại dương, nàng thầm nghĩ, đã đẩy mọi vật lên không ngừng và cuối
cùng trở nên trơn tru. Ta cũng muốn không bao giờ mệt mỏi. Làn sóng trong vắt ! Ta
hiểu sóng muốn dạy ta điều gì rồi ! Một ngày kia nhất định ta sẽ tìm thấy các anh
ta ». « Trời, nàng thầm nghĩ, nếu các anh ta không kịp bay đến nơi ! Chính là lỗi tại
ta rồi ». « Nàng biết rằng giống tầm ma chỉ mọc ở nghĩa địa mà thôi và phải đích
thân nàng đi hái mới được. Làm sao mà ra nghĩa địa được bây giờ ? Nàng nghĩ
thầm. Ôi ! Tay ta có đau đớn đến mấy chăng nữa cũng không thể so sánh với nỗi lo
lắng đang đè trĩu trái tim ta ». Qua những lần độc thoại nội tâm này, nhân vật có sức
sống nội tại và chiều sâu nội tâm hơn, rất gần với kiểu nhân vật của truyện ngắn hiện
đại. Ba lần độc thoại của Lidơ cho thấy những thách thức, khó khăn lúc nào cũng bủa
vây nàng. Nhưng điều quan trọng là nó khẳng định lòng dũng cảm, sự hi sinh đến tận
cùng của người em gái đối với các anh trai. Lidơ trở thành vẻ đẹp cho sự hi sinh và
lòng dũng cảm.
Như vậy, sự xuất hiện của độc thoại nội tâm với tần số cao chứng tỏ đây là
dụng ý nghệ thuật của nhà văn muốn đi sâu vào khám phá vẻ đẹp tâm hồn con người.
Thế giới nhân vật trong truyện kể Andersen hoàn toàn khác với các nhân vật cổ tích ở
điểm này. Mỗi nhân vật là một tính cách, chẳng nhân vật nào giống nhân vật nào mà
vẫn rất ấn tượng, bởi đơn giản chúng có chiều sâu nội tâm, người đọc nhận biết thông
qua độc thoại của nhân vật. Chính đặc điểm này khiến cho truyện của Andersen thật
sự là truyện ngắn.
3.2.2.3. Tính triết lí thông qua thế giới nhân vật truyện kể Andersen
Mỗi nhà văn khi cầm bút, bao giờ cũng có mục đích muốn nhắn nhủ hay
truyền lại cho độc giả những tư tưởng, thông điệp nào đó về cuộc đời, về con người.
Khi ý tưởng mang tính qui luật, vĩ mô và mang tầm nhân loại thì được xem là triết lí.
Tuy nhiên vấn đề đặt ra ở đây là nhà văn phải gởi gắm làm sao cho khéo léo, nếu
không muốn rơi vào những lí thuyết giáo điều, khiên cưỡng. Andersen đã làm được
điều đó, ông đã đem đến cho thế hệ người đọc của mình những triết lí nhẹ nhàng mà
thâm trầm, sâu sắc. Người đọc không cảm thấy mệt mỏi vì bị giáo huấn, nhưng vẫn
thấy hay, thấy lôi cuốn vì những kinh nghiệm quí báu có được từ thế giới nhân vật
của ông.
Các nhân vật của ông có khi phát biểu trực tiếp những câu nói có tính chất triết
lí của mình, chúng tôi có thể thống kê lại một số trường hợp như sau :
Tên truyện Câu triết lí
Nữ chúa tuyết
Tất cả mọi vật trên đời này đều không
được sắp đặt hợp lí cho từng con chó
cũng như cho từng con người. Không
phải người nào trong chúng ta sinh ra
ở trên đời cũng để được uống sữa
ngon và được người ta bế lên mà
nâng niu.
Nói cho cùng, chẳng ai có thể
vắt vẻo trên cao đến nỗi không thể
đụng đến được. Chỉ cần biết leo, và
cho dù có phải leo dốc dựng đứng đến
đâu cũng không bao giờ ngã, miễn là
đừng có tin rằng mình sẽ ngã.
Chỉ cần người ta không sợ ngã
thì chẳng ngã được.
Một mảnh lá của trời
Chẳng chê mà cũng chẳng
khen, đó là cách ứng xử khôn ngoan
nhất khi con người ta ngu đần.
Chuyện cây hoa gai
Trên đời này, không mấy khi
người ta được đặt đúng chỗ của mình.
Đồng silinh bạc
Trên đời này, người ta không
được đánh giá theo chân giá trị, mà
chỉ do ý kiến của mọi người về ta
thôi.
Kiên tâm chờ đợi thì cuối cùng
bao giờ cũng vẫn được người ta đánh
giá đúng với cái giá trị thực tế của
mình.
Con trai người gác cổng
Người ta chẳng bao giờ nhìn xa
quá ngưỡng.
Khi người ta làm việc thì thời
gian trôi đi nhanh chóng. Ai cũng có
thời gian như nhau, nhưng không
phải ai cũng sử dụng thời gian tốt như
nhau, mà cũng chẳng ai lợi dụng thời
gian như nhau cả.
Cuộc đời lúc thì là bi kịch, lúc thì là
hài kịch. Trong tấn bi kịch thì xảy ra
chết chóc, trong tấn hài kịch thì người
ta lấy nhau.
Bên gốc liễu
Vả chăng, con người ta cũng
thế thôi, nhìn vào mặt trái thì chẳng
có gì là tốt.
Trời cho chúng ta sức mạnh để
làm những việc khó trên đời, miễn là
chúng ta có nghị lực và lòng dũng
cảm.
Trên thế gian này, mỗi người
có một con đường.
Thiên tinh
Trên đời này, cái gì tốt đẹp
thường chóng qua đi
Đôi giày hạnh phúc
Trên đời này có nhiều điều phải
dè dặt trong lời nói
Trường hợp này cũng giống
như những trường hợp khác thường
gặp trên đời, chính những đầu óc chật
hẹp lại thường chiếm ưu thế.
Nàng tiên cá
Không phải những gì lấp lánh
đều là vàng.
Mọi thứ đều đặt đúng chỗ
Tính siêng năng và lòng chính
trực là những người giúp việc tốt.
Nơi nào đã có hạnh phúc, thì
những sự thay đổi chỉ mang thêm
hạnh phúc đến mà thôi.
Trong thành có ma trơi
Chẳng thể có con đường mòn
nếu không có người qua lại.
Những câu văn mang đậm tính triết lí được đan xen, kết hợp với nhau, tác giả
khi đang kể chuyện đã làm như vô tình đưa thêm vào, và nhờ đó chúng ta có được
một tập hợp những câu danh ngôn như là những kinh nghiệm sống quí giá ở đời.
Bên cạnh đó, Andersen còn thông qua những nhân vật mà thể hiện những triết
lí ngầm ẩn của mình. Ông không phơi bày bằng cách cho nhân vật phát biểu trực tiếp
nữa, mà ông muốn người đọc phải tự suy ngẫm, và tùy từng lứa tuổi mà người đọc có
độ cảm nhận nông sâu khác nhau.
Thông qua những câu chuyện về đề tài tình yêu, qua các nhân vật của mình,
Andersen đã gởi gắm những triết lí sâu sắc về tình yêu đến cho người đọc. Câu
chuyện « Nàng tiên cá » nhấn mạnh yêu chính là sự hi sinh cao cả cho người mình
yêu. Truyện « Ip và Critxtin » lại là bức thông điệp bản chất của tình yêu chính là sự
san sẻ, bao dung, nhân hậu và cao thượng. « Bên gốc liễu » ngầm chứa một kinh
nghiệm quí báu cho tất cả những ai đang bước vào con đường yêu đó là :những mối
tình câm thì không bao giời có kết thúc tốt đẹp, yêu là dũng cảm thổ lộ tâm tình với
người mà mình thật sự yêu. « Nữ chúa tuyết » là một câu chuyện buồn, nhưng qua đó
người đọc có thể thấy rằng, khi người ta thực sự yêu nhau thì mọi sự ngăn cách đều
không có ý nghĩa gì cả, ngay đến cái chết cũng chỉ chia lìa được thân xác mà thôi,
còn tâm hồn thì đã hòa quyện, gắn bó không gì ngăn cách nổi.
Bên cạnh những triết lí về tình yêu, Andersen còn để cho các nhân vật của
mình tự suy ngẫm về hạnh phúc thực sự ở đời. Câu chuyện về cây thông là một ví dụ.
Cây thông non sống trong rừng sâu luôn muốn được lớn lên, được ra khỏi rừng, được
đi đây đó khắp nơi. Và cuối cùng nó cũng hoàn thành tâm nguyện khi được đem về
làm cây trang trí cho dịp Giáng sinh. Cây thông sung sướng hồi hộp biết bao khi
được trang trí thật đẹp mắt trước bao người chiêm ngưỡng. Nhưng ngày vui chóng
tàn, cuối cùng cây thông đã trải qua những ngày tháng buồn bã nhất của đời mình
trên gác xép trước khi bị đem ra làm củi đốt. Cây thông đã bỏ qua những ngày tháng
tươi đẹp nhất nơi rừng sâu mà không hề hay biết. Chúng ta cũng vậy thôi, mải mê với
những mộng ảo, có khi chúng ta không nhận ra hạnh phúc đích thực lại ở ngay bên
cạnh. Câu chuyện « Đôi giày hạnh phúc » lại đem đến một triết lí khác. Nàng tiên
trên trời đem xuống tặng cho người trần một đôi giày hạnh phúc của thần may rủi, ai
có được nó thì sẽ ước gì được nấy. Các nhân vật sau khi có được đôi giày đều đã thử
trải qua cuộc sống mà họ từng ao ước, thế nhưng cuối cùng họ đều nhận ra không gì
sung sướng bằng cuộc sống hiện tại của chính họ. Hạnh phúc không phải có được do
sự may rủi ở đời, mà hạnh phúc chỉ đến bằng sự cố gắng xây đắp và kiếm tìm nó. Tuy
nhiên không cần phải tìm ở đâu xa xôi, mà đôi khi nó hiện hữu ngay bên cạnh ta. Chỉ
cần ta biết chấp nhận và bằng lòng với hiện tại, thì đó chính là hạnh phúc. Triết lí này
được bổ sung rõ ràng hơn trong câu chuyện « Thiên đường ». Có một hoàng tử luôn
mơ tưởng đến thiên đường vì cho rằng đó là nơi sung sướng hạnh phúc nhất, và
chàng đã từ bỏ tất cả để đi tìm thiên đường. Nhưng kết quả là chàng đã tìm thấy thiên
đường ngay trên mặt đất này chứ không phải ở một cõi siêu hình nào khác. Tất cả
những triết lí này tưởng chừng như rất đơn giản nhưng không phải ai cũng có thể
nhận ra được. Truyện kể của Andersen chính vì vậy không còn đơn thuần là câu
chuyện phiếm cho độc giả nhỏ tuổi mà trở thành cuốn đắc nhân tâm cho bất kì người
lớn nào.
Là một nhà văn, Andersen cũng đã gởi gắm qua các nhân vật của mình những
triết lí về văn chương nghệ thuật sâu sắc. « Một nhà thơ lớn phải trải qua một cơn
đau răng khủng khiếp, một nhà thơ nhỏ chỉ trải qua một cơn đau răng thường ». Qua
câu nói trong truyện « Bà cô nhức răng », tác giả muốn nhấn mạnh đến quá trình lao
động và sáng tạo của một nghệ sĩ chân chính. Không ai có thể thành công khi không
có sự khổ luyện. Ngoài tài năng vốn có, sự khổ luyện, nhà văn còn phải có một vốn
hiểu biết sâu sắc về cuộc đời, khả năng tưởng tượng phong phú để tái hiện cuộc sống.
Andersen đã khuyên một độc giả nhỏ tuổi rằng « cháu tả nhà cháu, người ta tưởng
như trông thấy trước mắt vậy ».
Qua những triết lí về tình yêu, hạnh phúc, văn chương của Andersen, chúng ta
thấy rằng đây chính là một yếu tố quan trọng không thể thiếu khi nghiên cứu về thế
giới nhân vật của ông. Chính điều này đã làm cho truyện kể của ông thêm sâu sắc và
thấm sâu trong lòng mọi bạn đọc.
Từ sự kế thừa nghệ thuật xây dựng nhân vật của truyện cổ tích dân gian,
Andersen đã đem đến cho người đọc những hình tượng nhân vật với những hành
động, những ước mơ đậm chất cổ tíchThế giới kì ảo mà tươi đẹp ấy đã và luôn
luôn sẽ là người bạn dồng hành với tất cả những ai yêu mến cái đẹp, cái thiện, những
ai biết vị tha, những ai nhân hậu trên cuộc đời này. Không những thế, ông còn có sự
sáng tạo của riêng mình khi xây dựng nên những nhân vật của cuộc sống hiện đại với
tâm lí tính cách phức tạp, đậm chất suy tư. Bởi lẽ đời vốn không chỉ có mộng mơ và
niềm vui, mà còn đó cả nỗi buồn, sự bất hạnhAndersen đã có những đứa con tinh
thần hoàn toàn của riêng mình, dù tên gọi ấy, số phận ấy có thể gặp ở bất cứ một
truyện nào khác, nhưng ngoại hình, nội tâm, tính cách của nhân vật thì không thể trộn
lẫn. Đó là tài năng, cá tính sáng tạo của Andersen, để ông trở thành người kể chuyện
thiên tài, không chỉ của đất nước Đan Mạch, mà trên toàn thế giới.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu về Andersen, về những câu chuyện kể đầy chân thực, sinh động
của ông, điều đó đã là niềm say mê của biết bao người qua nhiều thế hệ. Không chỉ
mang chức năng giải trí đơn thuần, tác phẩm của Andersen đem đến cho người đọc
đúng những gì họ kì vọng : thưởng thức, khám phá, sáng tạo, và xem đó như là kim
chỉ nam cho cuộc sống. Có được điều đó chính là nhờ vào những câu chuyện với nội
dung phong phú, những triết lí sống sâu sắc, nghệ thuật thể hiện tài tình, điêu luyện.
Tất cả tạo nên tài năng của Andersen, khiến cho tên tuổi của ông trở thành vị trí duy
nhất, không ai có thể nhầm lẫn. Trên mảnh đất mà ông đã dành cả cuộc đời mình để
chăm bón, vun trồng, hoa thơm quả ngọt đã lần lượt trĩu cành, để dâng tặng cho tất cả
mọi người.
1.Văn đàn đã từng ghi nhận rất nhiều tên tuổi các nhà văn với những câu
chuyện thần tiên dành cho lứa tuổi thơ, đó không phải là những câu chuyện cổ tích
dân gian, mà là truyện thần tiên với tác giả cụ thể, mang đậm dấu ấn sáng tác riêng
của từng người. Chúng ta có thể kể đến Charles Perrault của Pháp, anh em nhà
Grimm của Đức, hay một số các tác giả dù nổi tiếng ở lĩnh vực thơ và tiểu thuyết
hiện đại nhưng vẫn dành tâm huyết cho lứa tuổi nhỏ như Tônxtôi, PuskinRiêng ở
lãnh thổ Việt Nam, không thể không nhắc đến nhà sưu tầm Nguyễn Đổng Chi, bằng
sự tìm tòi và sáng tạo của mình, ông đã có bộ « Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam »
đồ sộ, là bộ bách khoa về kiến thức, kinh nghiệm sống, bài học đối nhân xử thếcho
nhiều thế hệ người đọc. Ngoài ra còn có một số nhà văn như Tô Hoài, Phạm Hổ,
Nguyễn Huy Tưởngnhững con người đã nói dùm cho trẻ thơ tiếng nói hồn nhiên,
ngây thơ, trong trẻo qua nhiều câu chuyện cổ. Điểm qua nhiều nhà văn với những câu
chuyện cổ tích như thế để chúng ta nhấn mạnh đến nét đặc sắc riêng không hề trộn
lẫn của Andersen. Ông được mọi người gọi là nhà kể chuyện cổ tích thiên tài vì
những câu chuyện đậm màu sắc lung linh huyền thoại, với mở đầu bằng « ngày xửa
ngày xưa » và những kết thúc có hậu, với những nhân vật vua chúa, hoàng tử, công
chúa, bà tiên, mụ phù thủy, ông còn đem đến cho người đọc, nhất là lứa tuổi thơ
niềm tin bất diệt vào cái Thiện, vào sự chiến thắng của lòng tốt, của niềm tin. Thế
nhưng không chỉ dừng lại ở đó, ông còn nói lên được cả những điều rất đời thường,
ẩn sau lớp vỏ cổ tích, huyền thoại. Trẻ thơ say mê ông, người lớn thích thú khi tìm
thấy bản thân mình qua từng câu chuyện tưởng chừng như vô thưởng vô phạt, không
nhằm vào ai cả. Bởi lẽ cái triết lí sâu sắc lại được ông ngầm ẩn dưới những điều rất
bình thường. Ông ca ngợi con người, ông đồng cảm với ước mơ và khát vọng của họ,
ông trân trọng tin tưởng nơi họ, có khi ông thẳng tay phê phán, châm biếm, nhưng tất
cả đều vì tình yêu thương bất diệt của ông dành cho con người. Vì vậy mà ông đã
được là bạn đồng hành của tất cả cộng đồng người trên quả đất này. Và cũng chính vì
vậy mà người đọc gặp khó khăn trong việc xác định hình thái nghệ thuật truyện kể
cuả ông, từ nhiều cách gọi khác nhau thì khái niệm thích hợp hơn cả là « truyện kể
Andersen ». Để có được tài năng ấy, hẳn tâm hồn Andersen đã được hun đúc nên từ
rất nhiều yếu tố: đó là quê hương Đan Mạch với khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp thơ
mộng và cũng lắm thử thách nguy hiểm, là vùng quê nơi ông sinh ra và lớn lên với
nghề chạm trỗ những tác phẩm đồ gỗ nổi tiếng, những điều đó đã góp phần tạo nên
trí tưởng tượng phong phú dồi dào cho một cậu bé nhiều mơ mộng và là một nhà văn
vĩ đại của muôn đời. Bên cạnh đó hoàn cảnh gia đình và nguồn gốc xuất thân cũng
đem đến nhiều mặc cảm lớn cho nhà văn, dù bố mẹ và những người xung quanh đã
đem đến cho ông những nguồn thi liệu quí giá cho sự nghiệp sáng tác. Thế nhưng
không phải mặc cảm để buông xuôi và đầu hàng số phận, Andersen đã đem đến niềm
an ủi cho rất nhiều con người bất hạnh, nghèo khổ trên thế giới một niềm tin bất diệt
vào cuộc đời, rằng họ có thể vươn lên, vượt qua tăm tối, chỉ cần có sức mạnh và niềm
tin, bởi lẽ cuộc đời luôn công bằng với tất cả mỗi con người, dù họ là ai.
2. Andersen đã thông qua thế giới nhân vật của mình mà nêu lên những quan
niệm nghệ thuật về con người. Con người đối với ông không phải thuộc thế giới thần
tiên nào cả, mà là con người của xã hội với mọi sự đa dạng và phức tạp của nó. Con
người vốn là chủ thế sinh động của cuộc sống. Là một người sáng tạo nghệ thuật và
dành hết tâm huyết cuộc đời mình cho nghệ thuật, Andersen nhấn mạnh nghệ thuật
đích thực phải gắn liền với cuộc sống, không gì có thể gọi là nghệ thuật nếu nó nằm
ngoài cuộc sống, nếu nó không vì con người mà lên tiếng. Andersen đã hiểu được
những ước mơ, khát vọng cháy bỏng của con người, ông đã đưa họ vượt qua bao vất
vả, khó khăn của cuộc sống thường nhật để vươn đến một chân trời mới tốt đẹp hơn,
ông nhấn mạnh quà tặng tươi đẹp nhất, quí giá nhất của cuộc sống này chính là con
người. Và điều đặc biệt, đối với ông, con người dù nhỏ bé, yếu đuối trước thiên
nhiên, nhưng họ luôn luôn có đủ sức mạnh để chiến thắng, để vượt qua mọi thử thách
trước thiên nhiên. Thế nhưng điều ông mong mỏi không phải là những cuộc chiến, là
sự đấu tranh, mà đó là sự vị tha, nhân hậu trong cuộc sống với đồng loại, hòa hợp với
thiên nhiên, vì chỉ có như vậy con người mới trở nên cao đẹp và đạt đến ánh sáng của
chân lí. Ông còn đề cao phần Chân, Thiện, Mĩ trong mỗi con người. Ông ca ngợi cái
đẹp, ông ghét cái xấu, cái ác nhưng không tiêu diệt nó mà muốn cảm hóa, thay đổi
nó, và ông cố gắng tìm cái phần tốt đẹp ẩn chứa trong nó để mà nhân lên. Tìm hiểu về
thế giới nhân vật đa dạng, phong phú trong truyện kể của ông, chúng ta đã khám phá
được muôn mặt của cuộc sống, với bao lớp người, bao lứa tuổi, với nguyện vọng, sở
thích khác nhau, những ước mơ, hoài bão, cả những gian trá, lọc lừa xen vào cái giữa
ngây thơ, thánh thiện, hồn nhiên. Ông trẻ thơ, hồn nhiên, hóm hỉnh, và ông viết lên
những câu chuyện với các nhân vật thuần cổ tích, ông gần gũi với cuộc sống qua
những nhân vật là đồ vật, là con vật quen thuộc, ông viết về thiên nhiên vừa kì bí xa
lạ nhưng cũng thật gắn bó với con người. Andersen đã tạo nên được một thế giới
thần kì dành cho thiếu nhi, vừa làm say mê những độc giả trưởng thành vì một thế
giới hiện thực, đời thường của nhân loại. Chính vì lẽ đó, Andersen đã làm được cái
điều mà ông luôn mang mỏi trong suốt cuộc đời mình, ông đã tìm ra được con đường
dẫn tới mọi trái tim.
3. Tài năng của Andersen còn được khẳng định qua thi pháp xây dựng nhân vật
của ông. Ông đã kế thừa rất xuất sắc những thành tựu về xây dựng nhân vật của cổ
tích dân gian khi tạo nên những nhân vật thuần cổ tích, hành động theo một chức
năng nhất định. Và ông cũng đã bằng tài năng riêng của mình để sáng tạo nên thế giới
nhân vật rất riêng. Ông tập trung miêu tả nhân vật rất cụ thể rõ nét để nhân vật của
mình không thể bị nhầm lẫn với bất cứ một ai, ông luôn chú ý đến việc miêu tả và
phân tích tâm lí của nhân vật, đây là điểm rất gần với truyện ngắn và tiểu thuyết hiện
đại, đặc biệt khi ông tập trung khai thác lối độc thoại nội tâm của nhân vật. Và cuối
cùng, thông qua những nhân vật của mình, ông gởi gắm những triết lí về tình yêu,
hạnh phúc, về cuộc sống, nghề nghiệpvà cách thể hiện không hề khô khan, dạy
đời, mà nó đến với người đọc một cách êm đềm, nhờ tình cảm chân thành của người
thể hiện nó. Những điều này đến nay vẫn là thành tựu xuất sắc cho chuyên ngành lí
luận văn học về cách nghiên cứu và thể hiện con người như một trung tâm của cuộc
sống.
4. Trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi không mong muốn gì hơn ngoài
việc tìm ra được những nét đặc sắc trong cách thể hiện thế giới nhân vật của
Andersen. Trên cơ sở tiếp thu những cách gợi mở từ những người đi trước, luận văn
chỉ ra được một số điểm : quan niệm nghệ thuật về con người của Andersen, sức hấp
dẫn của truyện kể của ông thông qua thế giới nhân vật không chỉ với trẻ thơ mà còn
đối với cả người trưởng thành. Từ đó tạo tiền đề cho việc tìm hiểu các đối tượng
nghiên cứu khác thuộc lĩnh vực lí luận văn học tiếp theo. Tuy nhiên, trong phạm vi
nghiên cứu, do tính chất của đề tài nên chúng tôi chỉ khai thác phần tính triết lí của
truyện kể Andersen một cách ngắn gọn, chủ yếu thông qua thế giới nhân vật. Chúng
tôi nhận thấy đây cũng là một vấn đề hết sức thú vị và nếu có cơ hội nghiên cứu tiếp,
chúng tôi sẽ tập trung khai thác vấn đề tính triết lí mà Andersen gởi gắm thông qua
các tác phẩm của mình.
Luận văn chắc chắn sẽ còn nhiều sai sót, rất mong nhận được sự đánh giá góp
ý của quí thầy cô và các bạn đồng nghiệp.
PHỤ LỤC
MỘT SỐ GIAI THOẠI VỀ ANDERSEN
NHÀ VĂN VỚI NGHỀ KIM CHỈ
Ngay từ nhỏ Andersen đã có tài may vá. Mẹ ông mong ước con mình sau này
sẽ trở thành một thợ may giỏi. Bà đã dạy cách cắt và khâu vá cho Andersen. Chú bé
đã khâu được những bộ quần áo sặc sỡ cho búp bê. Ngoài ra, chú còn học lối cắt
giấy nhiều hình phức tạp một cách khá điêu luyện.
Nhờ mẹ dạy khâu vá, sau này khi trở thành nhà văn, Andersen đã sửa bản thảo
chép tay nhằng nhịt của mình đến nỗi không còn đủ chỗ chữa thêm nữa, ông bèn
viết những đoạn chữa lên giấy rời và cẩn thận lấy... kim chỉ khâu vào bản thảo rất tài
tình.
TẶNG NHỮNG CHIẾC HÔN NỒNG NÀN ÂU YẾM
Theo Pautốpxky:
Một lần, Andersenđi xe ngựa trên đất Ý. Rôma đối với ông đã trở nên thân
thiết như tổ quốc thứ hai
Đó là một đêm xuân, bầu trời đầy sao chi chít. Mấy cô gái quê ngồi vào xe.
Trời tối, hành khách không thể nhìn rõ mặt nhau. Một câu chuyện vui vẻ đã bắt đầu
trong bọn họ. Phải, đêm tối trời đến nỗi Andersen chỉ nhận thấy hàm răng trắng và
những đôi môi ướt của các cô nàng bóng lên
.
Ông bắt đầu kể cho các cô gái nghe những câu chuyện về chính họ. Ông nói về họ
mà như nói về những nàng công chúa trong chuyện thần tiên. Ông kể say mê. Ông
ca ngợi những cặp mắt xanh màu lá cây huyền bí, những bím tóc thơm ngát, những
đôi môi hồng thắm, những hàng mi nặng cong dài râm mát. Mỗi cô gái đều đẹp theo
cách riêng của họ qua lời mô tả diệu kỳ của ngôn ngữ Andersen. Và mỗi cô Ý đều
thấy hạnh phúc theo cách riêng của mình.
Các cô cười bối rối. Mặc dù trời tối, Andersen vẫn nhận thấy những giọt lệ long lanh
trong khóe mắt vài cô. Đó là những giọt lệ biết ơn đối với người bạn đồng hành lạ
lùng và tốt bụng.
Một cô yêu cầu Andersen hãy tả ông cho họ biết
Andersen không đẹp trai. Ông biết điều đó. Nhưng lúc nầy đây, ông tả ông
như một chàng trai tuấn tú có thân hình cân đối, có duyên và nước da mai mái.
Chàng trai ấy có một trái tim đang run rẩy đợi chờ tình yêu đến.
Cuối cùng, chiếc xe dừng lại ở một thị trấn heo hút, nơi các cô đến. Đêm trở nên tối
hơn. Các cô gái bối rối chia tay cùng Andersen. Trước khi từ biệt, hơn thế nữa, mỗi
cô còn tặng người lạ mặt kỳ diệu đáng yêu một chiếc hôn nồng nàn, âu yếm.
CÁI MŨ VÀ CÁI ĐẦU
Nhà văn Andersen, người kể chuyện cổ tích hay nhất thế giới, là một người rất
say mê làm việc, thường xuyên không để ý đến việc ăn mặc. Ông có một chiếc mũ
cũ nát dùng đã nhiều năm. Một lần có một tay ăn mặc rất bảnh bao gặp Andersenđội
chiếc mũ nát đó ngoài phố. Hắn châm chọc hỏi:
- Thưa ông, cái vật tồi tàn ở trên đầu ông được gọi là cái mũ phải không?
Andersen nhẹ nhàng hỏi lại:
- Thế ông bạn gọi cái vật tồi tàn ở dưới cái mũ của ông là cái đầu phải không?
Đất nước Đan Mạch trên bản đồ thế giới
Thủ đô Copenhagen của Đan Mạch
Thủ đô Copenhagen của Đan Mạch
Tượng nàng tiên cá, một biểu tượng của đất nước Đan Mạch
Hans Christian Andersen (1805 -1875)
Trẻ thơ vui đùa bên tượng Andersen
Tượng Andersen ở Copenhagen
Hình ảnh minh họa truyện Nàng tiên cá
Bìa truyện Vịt con xấu xí
Nàng công chúa và hạt đậu
Cô bé tí hon
Đội vệ binh hoàng gia Đan Mạch gợi hình ảnh những chú lính chì
Bìa truyện Cô bé bán diêm Bìa truyện Chú lính chì dũng cảm
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách
1. Bakhtin M(1992), Lí luận và phương pháp tiểu thuyết(Phạm Vĩnh
Cư dịch), trường viết văn Nguyễn Du Hà Nội.
2. Lê Huy Bắc dịch (2001), Enest Hemingway –Ông già và biển cả,
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
3. Lê Nguyên Cẩn(2006), Tác giả tác phẩm văn học nước ngoài –
Anh em nhà Grimm , Nxb Đại học Sư Phạm.
4. Nguyễn Đổng Chi (1993), Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, Viện
Văn học xuất bản.
5. Phạm Phương Chi, Đỗ Văn Tâm dịch (2007), Truyện cổ Ấn Độ,
Nxb Kim Đồng.
6. Mạnh Chương dịch (2007), Truyện cổ Andersen, Nxb Thanh niên,
TP Hồ Chí Minh.
7. Nguyễn Văn Dân(1998), Lí luận văn học so sánh, Nxb KHXH Hà
Nội
8. Chu Xuân Diên (1990), Truyện cổ tích dưới mắt các nhà khoa
học, Trường Đại Học Tổng Hợp TP HCM.
9. Đoàn Doãn dịch (2007), Truyện cổ Grimm, Nxb Văn hóa thông
tin.
10. Hà Đan (2008), Sức hấp dẫn truyện kể Andersen, Nxb Văn hóa
thông tin.
11. Cao Huy Đỉnh (1968), Sơ bộ tìm hiểu những vấn đề của truyện cổ
tích qua truyện cổ tích Tấm Cám, Nxb Văn học.
12. Hà Minh Đức (2008), Lí luận văn học, NXB Giáo dục
13. Nguyễn Xuân Đức (2003), Những vấn đề thi pháp văn học dân
gian, Nxb Khoa học xã hội.
14. Gamzatop R, Daghextan của tôi, Phan Hồng Giang dịch(1984),
Nxb Cầu Vồng.
15. Đỗ Đức Hiểu, Trần Hữu Tá, Phùng Văn Tửu, Nguyễn Huệ Chi
(2004), Từ điển văn học, bộ mới, Nxb Thế giới
16. Đinh Gia Khánh (2006), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo
dục
17. Nguyễn Xuân Kính (1992), Thi pháp ca dao, Nxb Khoa học xã
hội.
18. Tăng Kim Ngân (1994), Cổ tích thần kì người Việt - Đặc điểm cấu
tạo cốt truyện, Nxb Khoa học xã hội
19. Nhiều tác giả (2002), Những đặc điểm thi pháp của các thể loại
văn học dân gian, Nxb Giáo dục
20. Trần Đình Sử (2008), Lí luận và phê bình văn học, NXB Giáo dục
21. Minh Thu dịch (2009), Truyện cổ Andersen, Công ti PHS Sài
Gòn.
22. Đỗ Bình Trị (1999), Những đặc điểm thi pháp của các thể loại
văn học dân gian, Nxb Giáo dục.
Tạp chí
23. Lê Huy Bắc (2007), Cổ tích hiện đại: Cô bé bán diêm của
Andersen, Tạp chí nghiên cứu văn học (7), tr17-23
24. Vũ Ngọc Bình (1992), Văn học thiếu nhi trong tiến trình đổi mới,
Tạp chí văn học (5), tr8-9.
25. Đỗ Đức Dục, Truyện Andersen, Trích dẫn từ sách « Sức hấp dẫn
của truyện kể Andersen –Hà Đan, Nxb Văn hóa thông tin.
26. Phan Cự Đệ (2005), Hans Christian Andersen – Con thiên nga
xinh đẹp của toàn thế giới, Trích dẫn từ sách « Sức hấp dẫn của truyện kể
Andersen –Hà Đan, Nxb Văn hóa thông tin.
27. Hà Minh Đức (1997), Truyện cổ của Hans Christian Andersen,
Tạp chí văn học (12), tr 77-79.
28. Đặng Thị Hạnh (1994), Nàng tiên cá, một số biến thái và phát
triển của đề tài, Tạp chí Văn học (7),tr 24-25.
29. Đào Duy Hiệp (2001), Đọc truyện Andersen, Tạp chí văn
học,(2),tr 144-160.
30. Tô Hoài (2001), Văn học cho thiếu nhi hôm nay, Tạp chí văn học
(5), tr 2-3.
31. Phạm Thành Hưng (1996), Truyện Andersen-Một hình thức tự sự
độc đáo, Tạp chí văn học (1), tr26-28.
32. Nguyễn Trường Lịch (1996), Nguồn gốc văn hóa xã hội và sức
mạnh tài năng của Andersen, Tạp chí văn học (1), tr18-23.
33. Tăng Kim Ngân (1994), Truyện cổ tích với trẻ em, Tạp chí văn
học (7), tr38-40
34. Hữu Ngọc (1997), Gặp gỡ văn học Đan Mạch, Tạp chí văn học
nước ngoài (12), tr77-80
35. Nguyên Ngọc (2001), Viết cho trẻ em hôm nay càng khó hơn, Tạp
chí văn học (5), tr4-5
36. Propp A (2000), Cấu trúc truyện cổ tích,Tạp chí văn học(1), tr
173-177
37. Pauxtôpxki K, Người kể chuyện cổ tích, Trích dẫn từ sách « Sức
hấp dẫn của truyện kể Andersen –Hà Đan, Nxb Văn hóa thông tin
38. Simonsen M(2000), Truyện cổ tích Cô bé quàng khăn đỏ và
Người đẹp ngủ trong rừng của Charles Perrault, Tạp chí văn học (6), tr 59-68
39. Vân Thanh (1996), Andersen người kể chuyện thiên tài,Tạp chí
văn học (1), tr 29-30
40. Nguyễn Quang Thân (2001), Văn học, hành trang đường đời của
trẻ thơ, Tạp chí văn học (5), tr 6-7.
Một số tài liệu tham khảo từ Website
41. Đào Ngọc Chương, Cái bóng như một cổ mẫu hay là suy nghĩ từ
truyện « Cái bóng » của Hans Christian Andersen và một số tác phẩm khác,
Website :
ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=2034
:cai-bong-nh-mt-c-mu-hay-la-nhng-suy-ngh-t-truyn-cai-bong-ca-hans-
christian-andersen-va-mt-s-tac-phm-khac&catid=94:ly-lun-va-phe-binh-vn-
hc&Itemid=135
42. Nhật Chiêu (2005), Andersen - Thế giới của giọt nước và ánh lửa,
Bài phát biểu Hội thảo nhân kỉ niệm ngày sinh Andersen, Website :
option=com_content&view=article&id=1076:andersen-th-gii-ca-git-nc-va-anh-
la-&catid=64:vn-hc-nc-ngoai-va-vn-hc-so-sanh&Itemid=108
43. Phạm Mĩ Li, Nguyễn Huy Tưởng- Cuối đời trong trẻo viết cho
thiếu nhi,
44. Trần Thị Phương Phương (2005), Andersen, Đời và thơ, bài phát
biểu Hội thảo kỉ niệm ngày sinh Andersen. Website:
ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=2034
:cai-bong-nh-mt-c-mu-hay-la-nhng-suy-ngh-t-truyn-cai-bong-ca-hans-
christian-andersen-va-mt-s-tac-phm-khac&catid=94:ly-lun-va-phe-binh-vn-
hc&Itemid=135
45. Lê Thị Thanh Tâm (2005), Bi kịch hồn nhiên trong truyện kể
Andersen, bài phát biểu hội thảo kỉ niệm ngày sinh Andersen. Website:
ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=150:
le-th-thanh-tam&catid=59:bienche&Itemid=126
46. Mai Thi, Nhà văn Tô Hoài “Chuyện ngày xưa:100 cổ tích”,
ve-truyen-co-tich-cua-nha-van&catid=59:ngon-ng-vn-hc-vn-hoa&Itemid=155
47. Trần Lê Hoa Tranh, Từ nàng tiên cá của Hans Christian Andersen
đến Nàng tiên cá của Walt Disney, Website:
ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=433:
t-nang-tien-ca-ca-hans-christian-andersen-n-nang-tien-ca-ca-walt-
disney&catid=64:vn-hc-nc-ngoai-va-vn-hc-so-sanh&Itemid=108
48. Võ Quang Trọng, Bàn về truyện cổ tích của nhà văn, Website
49.
d=212:ban-ve-truyen-co-tich-cua-nha-van&catid=59:ngon-ng-vn-hc-vn-
hoa&Itemid=155
50.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- the_gioi_nhan_vat_truyen_ke_andersen_0038.pdf