Đối với giáo viên:
1. Thay đổi tư duy về PPDH, kiểm tra đánh giá,
2. Luôn có ý thức nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực ứng dụng CNTT
vào giảng dạy, luôn cập nhật thông tin mới, kiến thức mới để kịp thời
phản hồi những câu hỏi của HS.
3. Tích cực, tận tâm, tận tụy với học sinh, có trách nhiệm hợp tác nhà
trường việc vận dụng những quan điểm, định hướng dạy học hiện đại,
nhằm tích cực hóa HS.
Về cơ sở vật chất:
Cần trang bị thêm mô hình, máy móc để thuận lợi cho việc dạy và học
các môn Khoa học tự nhiên, khoa học ứng dụng.
Xây dựng mô hình thư viện điển tử, thông qua Internet để GV và HS
thuận tiển trao đổi thông tin.
150 trang |
Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 3122 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thiết kế bài giảng điện tử môn công nghệ 11 bằng phần mềm Microsoft Office Frontpage, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông đi từ ĐCTĐCD, qua thanh
truyền làm quay trục khuỷu]
Xupap nạp mở ở cuối kì thải,
đóng ở đầu kì nén; Xupap thải mở ở cuối
kí cháy-giãn nở và đóng ở đầu kì nạp.
Các xupap mở sớm, đóng muộn sẽ
tạo điều kiện cho lượng khí nạp, thải đi
91
cơ được nạp nhiều hơn và thải được
sạch hơn.
2. Nguyên lí làm việc động cơ
xăng 4 kì :
Nguyên lí làm việc động cơ xăng
4 kì tương tự động cơ die en 4 kì, chỉ
khác:
- Trong kì nạp hỗn hợp xăng và
kk được hút vào xi lanh trong suốt quá
trình nạp. (đ/c die en thì chì có kk được
nạp).
- Cuối kì nén, ở đ/c die en diễn
ra sự phun nhiên liệu, còn đ/c xăng thì
Bugi bật lửa đốt cháy hoà khí.
3. Nhận xét về chu trình làm việc
động cơ 4 kì :
- Kì duy nhất sinh công là kì 3:
Cháy - giãn nở.
- Ba kì nạp, nén và thải không
sinh công mà chỉ tiêu tốn công của kì 3
được tích lũy trong bánh đà và ở các
xilanh khác (đ/v động cơ nhiều xilanh).
- Thời điểm đóng và mở các
qua các cửa nạp, thải nhiều hơn nên
động cơ nạp đầy và thải sạch hơn.
Hoạt động 3 : Tìm hiểu nguyên lí làm
việc động cơ xăng 4 kì.
- GV trình bày vắn tắt nguyên lí
làm việc của động cơ xăng 4 kì :
+ Em hãy so sánh nguyên lí làm
việc của động cơ xăng 4 kì và động cơ
diezen 4 kì ?
+ Khí nạp vào xilanh động cơ
die en và động cơ xăng là gì?
+ Nhiên liệu hoặc hoà khí ở hai
loại động cơ được châm cháy như thế
nào?
Giống nhau : 1 chu trình có 4
hành trình, trong đó chỉ cò một hành
trình sinh công.
Khác nhau : Đc diezen chỉ
nạp kk, nhiên liệu tự bốc cháy, còn Đc
xăng nạp hoà khí và phải dùng bugi để
châm cháy hoà khí.
Hoạt động 4 : Nhận xét về chu trình
làm việc động cơ 4 kì.
Trong một chu trình làm việc của
động cơ 4 kì, pittông phải dịch chuyển
bao nhiêu hành trình? Trong một chu
trình có mấy hành trình sinh công, đó là
hành trình nào? Các hành trình còn lại
công được lấy ở đâu để tiêu tốn?
92
xupap cũng như thời điểm phun nhiên
liệu hoặc bugi bậc lửa trông trùng với
các điểm chết của pittông.
TỔNG KẾT ĐÁNH GIÁ :
GV đặt câu hỏi cho học sinh để củng cố bài :
1. Nguyên lí làm việc động cơ die en 4 kì?Nguyên lí làm việc động cơ
xăng 4 kì?
2. Em hãy chỉ rõ điểm khác nhau cơ bản giữa động cơ xăng 4 kì và động
cơ die en 4 kì ?
GV dặn dò học sinh : Học sinh xem trước nội dung nguyên lí làm việc của
động cơ xăng 2 kì của bài học này.
93
TIẾT 3
TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC :
1. Ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ :
Câu hỏi 1 : Nguyên lí làm việc động cơ die en 4 kì ?
Câu hỏi 2 : Em hãy so sánh nguyên lí làm việc của động cơ xăng 4 kì
và động cơ die en 4 kì ? .
Học sinh trả lời.Giáo viên nhận xét góp ý và đánh giá cho điểm học sinh.
3. Nội dung :
NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
III. NGUYÊN LÍ LÀM VIỆC ĐỘNG
CƠ XĂNG 2 KÌ :
1. Đặc điểm cấu tạo động cơ 2 kì :
- Gồm 3 cửa : nạp, quét và thải.
- Đ/c không dùng xupap.
- Pittông làm thêm nhiệm vụ đóng
mở các cửa.
- Hoà khí trước khi đưa vào
xilanh chúng được pittông nén trong
cacte.
Hoạt động 5 : Tìm hiểu nguyên lí làm
việc của động cơ xăng 2 kì.
- Không dùng xupap.
- Pittông làm thêm nhiệm vụ
đóng, mở các cửa các quét, nạp và thải.
94
2. Nguyên lí làm việc động cơ xăng
2 kì
a. Kì 1:
- Pittông đi từ ĐCT ĐCD,
trong xilanh diễn ra các quá trình như
sau:
Quá trình cháy-giãn nở: đầu kì
1, pittông ở ĐCT(H 21.4a). Khí cháy có
áp suất cao giãn nở đẩy pittông đi xuống
làm quay trục khuỷu và sinh công. Khi
pittông mở cửa thải 3 thì quá trình cháy
giãn nở kết thúc. (H 21.4b)
Quá trình thải tự do: từ thời
điển pittông mở cửa thải cho tới khi mở
cửa quét 9 (H 21.4c), khí thải áp suất cao
trong xilanh sẽ qua cửa thải ra ngoài.
Quá trình quét-thải khí: từ
khi pittông mở cửa quét (cửa thải vẫn
đang mở) cho đến khi tới ĐCD (H24.1d),
hoà khí có áp suất cao (khí quét) từ cacte
7, qua đường thông 8 và cửa quét 9 đi
vào xilanh đẩy khí thải trong xilanh theo
cửa xả ra ngoài.
Đồng thời, từ khi pittông đóng
cửa nạp 4 cho đến khi pittông đến ĐCD,
hoà khí trong cacte được nén tăng áp
suất. Pittông được bố trí đóng cửa nạp
trước khi mở cửa quét, vì thế khi pittông
mở cửa quét thì hoà khí trong cacte đã có
áp suất cao.
b. Kì 2:
- Pittông đi từ ĐCD ĐCT,
- Hoà khí đưa vào xilanh phải có
áp suất cao nên trước đó chúng được
nạp và nén trong cacte.
So với động cơ 4 kì cấu tạo
đc 2 kì đơn giản hơn vì không có xupap
và các bộ phận dẫn động chúng.
Gv sử dụng tranh vẽ hình 21.4 để
95
trong xilanh diễn ra các quá trình như
sau:
Quá trình quét-thải khí (tiếp
tục): lúc đầu cửa quét và cửa thải vẫn
còn mở (H21.4d), hoà khí áp suất cao từ
cacte qua đường thông 8 và cửa quét 9
vào xilanh đẩy khí thải trong xilanh qua
cửa thải 3 ra ngoài. Quá trình quét-thải
khí kết thúc khi pittông đóng kín cửa
quét. (H21.4e)
Quá trình lọt khí: từ khi
pittông đóng cửa quét cho đến khi đóng
cửa thải (H21.4g), một phần hoà khí
trong xilanh bị lọt ra cửa thải ra ngoài.
Quá trình nén và cháy: từ khi
pittông đóng cửa thải cho đến khi tới
ĐCT (H21.4a), quá trình mới thực sự
diễn ra. Cuối kì 2 bugi bật lửa đốt cháy
hoà khí, quá trình cháy bắt đầu.
Đồng thời, khi pittông đi lên sẽ
làm cho áp suất trong cacte 7 giảm. Khi
pittông mở cửa nạp 4, hoà khí trên
đường ống nạp sẽ qua cửa nạp đi vào
cacte nhờ sự chênh áp. Vì vậy, ngoài các
quá trình trên thì cuối quá trình 2 còn có
quá trình nạp khí.
trình bày từng quá trình : cháy-giãn nở,
thải tự do, quét-thải khí và quá trình
nén và cháy. Sau đó gợi ý một số câu
hỏi:
+ Tại sai quá trình mà pittông di
chuyển từ đến được gọi là quá
trình ?
+ Tại sao khí quét đưa vào xi
lanh phải cao hơn áp suất khí trời ?
Quá trình pittông dịch
chuyển từ ĐCT đến khi bắt đầu mở cửa
thải gọi là quá trình cháy-giãn nở.
Quá trình pittông từ lúc mở
cửa thải đến khi bắt đầu mở cửa quét
gọi là quá trình thải tự do.
Quá trình pittông từ khi bắt
đầu mở cửa quét đến ĐCD gọi là quá
trình quét thải khí.
Khi pittông mở cửa quét,
áp suất khí thải trong xilanh vẫn cao
hơn áp suất khí trời, khí quét muốn vào
được xilanh lanh thì phải có áp suất cao
hơn.
Chu trình làm việc ủca động cơ
xăng 2 kì cũng gồm 4 quá trìng chính
nạp, nén, cháy-giãn nở và thải nhưng
các quá trình này không rõ ràng tách
bạch như ở động cơ 4 kì, diễn biến các
quá trình diễn ra trong xilanh của đc 2
96
kì rất phức tạp, phụ thuộc vào hướng
dịch chuyển và vị trí của pittông ứng
với các cửa khí.
TỔNG KẾT ĐÁNH GIÁ :
GV đặt câu hỏi cho học sinh để củng cố bài :
1. Em hãy trình bày đặc điểm cấu tạo động cơ 2 kì ? Điểm khác nhau cơ
bản so với đc 4 kì là gì?
2. Em hãy trình bày nguyên lí làm việc động cơ xăng 2 kì ?
97
3.7. Thực nghiệm sư phạm:
3.7.1. Mục đích
Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra tra tính đúng đắn của giả thuyết khoa
học người nghiên cứu đưa ra: Thiết kế bài giảng bộ môn Công nghệ 11 bằng phần
mềm Microsoft FrontPage nhằm kiểm chứng hiệu quả của việc đưa các bài giảng
này vào thực tế.
3.7.2. Phương pháp thực nghiệm
Thực nghiệm sư phạm có đối chứng
3.7.3. Đối tượng thực nghiệm
Đối tượng thực nghiệm được chọn là 2 lớp 11 của trường THPT Mạc Đĩnh
Chi, quận 6, thành phố Hồ Chí Minh.
Nhóm thực nghiệm: lớp 11A2. Sỉ số 35 học sinh. Nhóm này được tổ chức
dạy học với các bài giảng được thiết kế bằng Microsoft FrontPage.
Nhóm đối chứng: lớp 11A1. Sỉ số 35 học sinh. Nhóm này được tổ chức dạy
học theo phương pháp và hình thức dạy học truyền thống tại lớp.
Trình độ học sinh ở các nhóm tương đối đồng đều.
3.7.4. Kế hoạch thực nghiệm
Thời gian thực nghiệm: từ tháng 11/2011 đến 2/2012, năm học 2011-
2012.
Địa điểm: Trường THPT Mạc Đĩnh Chi, quận 6, thành phố Hồ Chí
Minh.
3.7.5. Nội dung thực nghiệm
Nội dung thực nghiệm chủ yếu tập trung vào việc kiểm chứng hiệu quả của
việc tổ chức dạy học với các bài giảng được thiết kế bằng Microsoft FrontPage cho
môn Công nghệ 11 có hình thành được ở HS kĩ năng giải quyết các vấn đề, các tình
huống trong thực tế thông qua sản phẩm là bài báo cáo, điểm số bài kiểm tra, kết
quả đánh giá giờ giảng của GV trong tổ Công nghệ (Xem phụ lục 8 và 9 trang 135,
136) và khảo sát học sinh sau khi học môn Công nghệ 11 theo định hướng này
(Xem phụ lục 4, trang 127)
Nội dung thực nghiệm:
98
Đối với lớp đối chứng:
Phương pháp dạy học: truyền thống
Phương tiện: bảng phấn, vật mẫu, mô hình, multimedia, .
Kiểm tra, đánh giá cùng thời điểm và nội dung như lớp thực nghiệm
Bài 17: Công nghệ cắt gọt kim loại
Bài 21: Nguyên lý làm việc của động cơ đốt trong
Đối với lớp thực nghiệm:
Phương pháp: dạy học dựa trên vấn đề
Phương tiện: Bài giảng được thiết kế bằng Microsoft FrontPage
Tổ chức dạy học: làm việc nhóm, thảo luận, thuyết trình
Kiểm tra đánh giá: tiết học kế tiếp của bài dạy thực nghiệm, nội dung
kiểm tra giống như lớp đối chứng.
Bài thực nghiệm:
Bài 17: Công nghệ cắt gọt kim loại
Bài 21: Nguyên lý làm việc của động cơ đốt trong
3.7.6. Đánh giá kết quả thực nghiệm:
a. Đánh giá dựa trên kết quả điểm số của học sinh:
Bảng 3.1. Thống kê điểm số kiểm tra lần 1
KIỂM ĐÁNH GIÁ
Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng
Số HS % Số HS %
Xuất sắc (9.0đ - 10đ) 10 16.7% 4 2%
Giỏi (8.0đ - 8.9đ) 18 30% 10 9%
Khá (7.0đ – 7.9đ) 20 33% 16 14%
Trung bình (5đ – 6.9đ) 8 13.6% 53 70%
Yếu (3đ – 4.9đ) 4 6.7% 4 5%
Kém (0đ – 2.9) 0 0 0%
Tổng 35 100% 35 100%
99
Kiểm nghiệm toán học
Bảng 3.2. Tần suất điểm kiểm tra lần 1
Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng
Điểm Tần số Điểm Tần số
0 0 0 0
1 0 1 0
2 0 2 1
3 0 3 2
4 1 4 6
5 3 5 6
6 7 6 9
7 9 7 9
8 11 8 1
9 3 9 1
10 1 10 0
N=35 N=35
0
2
4
6
8
10
12
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Lớp thực nghiệm
Lớp đối chứng
Hình 3.1 Biểu đồ phân phối tần suất điểm kiểm tra lần 1 của lớp thực nghiệm và
đối chứng
Bảng 3.3 Thống kê điểm trung bình, mode, phương sai, độ lệch chuẩn.
Điểm trung bình
(Mean)
Mode
Phương sai
(Variance)
Độ lệch chuẩn
(Standard
Derivation)
Lớp thực nghiệm 7.6 8.5 1.5 2.4
Lớp đối chứng 6.1 6.5 1.2 1.5
100
b. So sánh kết quả học tập của HS qua 2 bài kiểm tra ở từng lớp
Lớp đối chứng:
Điểm trung bình ở 2 bài kiểm tra tương đối thấp, nghĩa là học sinh chưa
có tiến bộ trong học tập.
Độ lệch tiêu chuẩn của điểm kiểm tra lần 2 mặc dù lớn hơn so với lần 1
nhưng không chênh lệch bao nhiêu.
Như vậy, ở lớp đối chứng trình độ học tập của HS là như nhau và càng
ngày khoảng cách giữa HS khá giỏi và HS yếu kém càng nhiều hơn.
Lớp thực nghiệm:
Điểm trung bình ở bài kiểm tra lần thứ 2 lớn hơn so với ở bài kiểm tra
lần thứ 1, nghĩa là học sinh có tiến bộ trong học tập.
Độ lệch tiêu chuẩn của điểm kiểm tra lần 2 nhỏ hơn lần 1, nghĩa là trình
độ học tập của HS đồng đều hơn.
Tóm lại, ở lớp thực nghiệm HS có tiến bộ trong học tập và trình độ học
tập của HS đồng đều hơn. Điều này có nghĩa là các em yếu kém đã có sự tiến bộ
sau lần thực nghiệm thứ 2.
c. So sánh kết quả học tập của hai lớp sau thời gian thực nghiệm
Điểm trung bình kiểm tra của lớp thực nghiệm lớn hơn điểm trung bình kiểm
tra của lớp đối chứng, nghĩa là HS của lớp thực nghiệm đạt kết quả học tập cao hơn
lớp đối chứng.
Độ lệch chuẩn của lớp thực nghiệm lớn hơn lớp đối chứng ở lần thực
nghiệm đầu tiên, nghĩa là trình độ học tập của HS ở lớp thực nghiệm phân tán hơn,
đồng đều hơn.
Và trong thực nghiệm lần 2, kết quả của lớp thực nghiệm đã cao hơn, tiến bộ
hơn so với lần thực nghiệm 1, điều đó chứng tỏ HS đã dần thích ứng với cách dạy và
học theo hướng đổi mới của GV sau lần thứ 1.
Như vậy, qua hai lần thực nghiệm, ta nhận thấy HS ở lớp thực nghiệm có
tiến bộ hơn trong học tập và trình độ học tập của HS đồng đều hơn. Rõ ràng là
PPDH người nghiên cứu đề xuất bước đầu đã có kết quả khả quan.
101
Kiểm nghiệm toán học điểm số kiểm tra lần 2
Bảng 3.4. Thống kê điểm kiểm tra lần 2
Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng
Điểm Tần số Điểm Tần số
0 0 0 0
1 0 1 0
2 0 2 0
3 0 3 0
4 0 4 0
5 0 5 6
6 4 6 15
7 9 7 8
8 15 8 4
9 5 9 2
10 2 10 0
Hình 3.2 Biểu đồ phân phối tần suất điểm kiểm tra lần 2 của lớp thực nghiệm và
đối chứng
Bảng 3.5. Thống kê điểm trung bình, mode, phương sai, độ lệch chuẩn.
Điểm trung
bình
(Mean)
Mode
Phương sai
s
2
(Variance)
Độ lệch chuẩn s
(Standard
Derivation)
Lớp thực nghiệm 8.1 8.5 0.8 0.9
Lớp đối chứng 6.7 7.5 2.5 1.6
102
Nhận xét: Đường tần suất fi (%) của khối lớp thực nghiệm đều luôn nằm bên
phải phía trên so với khối lớp đối chứng, nghĩa là số học sinh đạt từ điểm Xi trở lên
của khối lớp thực nghiệm luôn cao hơn khối lớp đối chứng; có ít học sinh đạt điểm
dưới trung bình và số học sinh đạt điểm khá giỏi của lớp thực nghiệm nhiều hơn
lớp đối chứng.
Qua biểu đồ, cho thấy ở lớp đối chứng, sự chênh lệch, độ phân tán, biến
động giữa các điểm ở lớp đối chứng so với lớp thực nghiệm khá cao. Điều này
chứng tỏ trình độ của học sinh ở lớp đối chứng và lớp thực nghiệm sau thời gian
thực nghiệm có sự chênh lệch về lượng kiến thức, kĩ năng và hiểu biết về các tình
huống thực tế.
3.7.6. Kiểm nghiệm giả thiết:
3.7.6.1. Các bước kiểm nghiệm giả thiết:
Lập giả thuyết nghiên cứu.
Chọn mức ý nghĩa.
Xác định vùng bác bỏ giả thuyết.
Mục đích: so sánh kết quả giữa hai lớp thực nghiệm và đối chứng để
chứng minh hiệu quả của công tác thực nghiệm.
Giả thuyết nghiên cứu: Có sự khác biệt về việc áp dụng dạy học với các bài
giảng được thiết kế bằng phần mềm Front Page vào môn Công nghệ.
3.7.6.2. Các bước thực hiện
1. Thống số kiểm nghiệm.
Gọi 1 và 2 lần lượt là điểm trung bình dân số học sinh được giảng dạy theo
phương pháp truyền thống và phương pháp dạy học với các bài giảng được thiết kế
bằng phần mềm Front Page.
n1 là số học sinh của lớp thực nghiệm- 11A2
n2 là số học sinh của lớp đối chứng- 11A1
X1, X2 là số học sinh tham gia làm bài kiểm tra.
2. Các giả thiết:
Ho: không có sự khác nhau về sự tiến bộ của HS giữa lớp thực nghiệm và
lớp đối chứng.
103
H1: có sự khác nhau về sự tiến bộ của HS giữa lớp thực nghiệm và lớp đối
chứng.
3. Mức ý nghĩa: = 0.05
4. Trị số mẫu: và là số người trong mỗi mẫu tiến hành.
5. Phân bố mẫu là phân bố bình thường.
6. Biến số kiểm nghiệm Z.
Trong đó s2 là số phỏng định của 2, tính theo công thức
Áp dụng số liệu thực tế = 1.65
7. Xác định vùng bác bỏ.
Giá trị df = n1 + n2 – 2 = 35+35-2= 68- là độ tự do với hai mẫu độc lập.
Với mức ý nghĩa 0.05 tra vào bảng t để có giá trị t = 0.05 = 1.96
8. Kiểm nghiệm giả thuyết.
Nếu Z> Z : bác bỏ Ho, chấp nhận H1.
Nếu Z Z : bác bỏ H1, chấp nhận Ho.
Từ kết quả tính toán, ta thấy 4.48> 1.96. Vậy chấp nhận giả thiết H1, tức
là HS có sự tiến bộ khi dạy với các bài giảng được thiết kế bằng phần mềm Front
Page.
9. Kết luận: HS có sự khác biệt giữa lớp đối chứng và lớp thực nghiệm,
nghĩa là khi áp dụng hình thức tổ chức dạy học với các bài giảng được thiết kế bằng
phần mềm Front Page thì chất lượng giảng dạy được nâng cao.
104
3.7.6.3. Đánh giá hiệu quả của việc áp dụng BGĐT qua phiếu đánh giá của giáo
viên dự giờ:
1. Phiếu dự giờ GV [Phụ lục 6, trang 132]
2. Kết quả dự giờ:
Bài 17: Công nghệ cắt gọt kim loại
Bài 21: Nguyên lý làm việc của động cơ đốt trong
Kết quả đánh giá tiết dạy của GV [Phụ lục 8, 9 trang 135,136]
Qua kết quả đánh giá tiết dạy của các giáo viên trong tổ Công nghệ chứng tỏ
rằng sự chuẩn bị tốt, Phương pháp, đảm bảo nội dung, học sinh hứng thú và vận
dụng được vào các bài tập tình huống. Chứng tỏ rằng GV tổ Công nghệ đánh giá rất
cao việc tổ chức dạy học với các bài giảng được thiết kế bằng Microsoft FrontPage
cho môn Công nghệ 11.
Kết luận:
Qua bảng tổng kết điểm đánh giá tiêt dạy của GV chứng tỏ rằng giờ học sử
dụng BGĐT được đánh giá cao hơn khi dạy theo phương pháp thuyết giảng. Tính
thực tế của bài học được đánh giá cao tuy nhiên nội dung bài học vẫn đảm bảo và
mức độ giải quyết các tình huống khác trong cuộc sống khi GV đề cập.
3.7.6.4. Đánh giá tác động của việc dạy học bằng các bài giảng trên Microsoft
Frontpage dựa vào kết quả khảo sát học sinh:
a. Dựa vào kết quả khảo sát học sinh đợt 2 dành cho học sinh sau khi tham gia lớp
học thực nghiệm môn Công nghệ 11:
Mục đích: đánh giá được hiệu quả của việc áp dụng bài giảng về mặt hứng
thú và tăng sự yêu thích môn học này cho các em học sinh
Nội dung: tìm hiểu mức độ yêu thích môn học này sau khi được học, mức độ
hiểu bài, mức độ tự tin để giải quyết tình huống trong thực tế của các em.
Mẫu khảo sát: 35 học sinh lớp thực nghiệm- lớp 11A2 trường THPT Mạc
Đĩnh Chi.
Phiếu khảo sát [phục lục 4 trang 127]
Kết quả khảo sát: số phiếu phát ra: 35; số phiếu hợp lệ: 35.
Nội dung và kết quả khảo sát có kết quả như sau:
105
Mức độ hứng thú khi học môn Công nghệ được tổ chức dạy học với các bài
giảng được thiết kế bằng Microsoft FrontPage
Hình 3.3 Mức độ hứng thú của HS khi học môn Công nghệ 11 được tổ chức dạy
học với các bài giảng được thiết kế bằng Microsoft FrontPage.
NHẬN XÉT:
Qua hình 3.3, có thể nhận xét rằng mức độ yêu thích môn Công nghệ 11 của
học sinh tăng lên rõ rệt mức độ hứng thú là 58.8% so với kết quả khảo sát ban đầu
là 10.3%.
Học sinh đạt được những gì sau khi học với các bài giảng thiết kế trên
FrontPage:
Bảng 3.6. Những năng lực học sinh đạt được sau khi học môn Công nghệ
Năng lực Mức độ
Đồng ý
Bình
thường
Không đồng ý
Tự tin hơn khi đứng trước đám
đông
24 6 5
Tự tin hơn khi giải quyết các tình
huống thực tế
23 4 8
Kỹ năng là việc hiệu quả hơn khi
tham gia hoạt động nhóm
20 7 8
Kỹ năng tìm và sử dụng thông tin
trên các phương tiện được nâng
cao
26 6 3
Khả năng phản xạ được cải thiện 24 6 5
Khả năng học và làm việc khi
không có sử chỉ dẫn của GV được
cải thiện
18 9 8
Khả năng quản lý thời gian hiệu 23 8 4
106
quả hơn
Khả năng nhận xét, đánh giá ý
kiến, thông tin của người khác.
25 5 5
NHẬN XÉT:
Đa số học sinh đều đồng ý với việc tự tin hơn khi đứng trước đám đông
sau khi học với BGĐT, vì học sinh có cơ hội trình bày quan điểm của nhóm
trước lớp, bổ sung và đặt câu hỏi phản biện.
Tỉ lệ % học sinh đồng ý với kỹ năng tự tin khi giải quyết các tình huống
trong thực tế. Đã được làm quen với các tình huống trong giờ học và được
“học cách học”, học cách tìm tài liệu để giải quyết các tình huống trong giờ
học nên khi gặp các tình huống thực tế, học sinh sẽ tự tin hơn.
Kỹ năng làm việc nhóm cũng hiệu quả hơn sau khi học với các BGĐT,
không chỉ học môn học này mà còn ở những môn học khác.
Học sinh đa số cho rằng kỹ năng học và làm việc khi không có sự chỉ
dẫn, giúp đỡ của học sinh được cải thiện.
Học sinh còn nhận thấy rằng mình tự tin và khả năng nhận xét, đánh giá
cầu trả lời hay ý kiến của các bạn tốt hơn.
Ngoài ra, học sinh còn sắp xếp thời gian hợp lý, khoa học hơn, tận dụng
được thời gian và làm việc hiệu quả hơn, học sinh không còn học thuộc lòng
các bài học môn Công nghệ; tiết kiệm thời gian hơn để học các môn học
khác.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Qua quá trình thực nghiệm thiết kế dạy học môn Công nghệ 11 bằng
Microsoft FrontPage tại trường THPT Mạc Đĩnh Chi, thành phố Hồ Chí Minh,
người nghiên cứu đúc kết được những vấn đề sau dây:
Thứ nhất, chấp nhận giả thuyết nghiên cứu của đề tài: “Nếu vận dụng các
bài giảng bằng Microsoft FrontPage vào dạy học môn Công nghệ 11 thì sẽ nâng
107
cao kết quả học tập của học sinh, nâng cao năng lực tư duy sáng tạo, hình thành khả
năng xử lý các tình huống trong thực tế của học sinh”.
Thứ hai, phiếu đánh giá được công khai, tiêu chí đánh giá rõ ràng cụ thể,
hình thức kiểm tra đánh giá thay đổi, nên ngoài việc GV đánh giá kết quả học tập
của HS qua bài báo cáo và thuyết trình, HS còn tự mình đánh giá bằng cách so sánh
với cách giải quyết vấn đề của GV, ngoài ra GV còn đánh giá được những mặt
mạnh, yếu khi tổ chức dạy học theo định hướng này,góp phần vào việc thiết kế dạy
học những bài học tiếp theo.
Thứ ba, nhận thấy rằng học sinh có thái độ hứng thú và say mê hơn với giờ
học môn Công nghệ, các em có nhiều thắc mắc hơn về các tình huống thực tế với
giáo viên môn Công nghệ và một số môn Tự nhiên khác.
Qua kiểm nghiệm kết quả học tập của học sinh, kết quả đánh giá dự giờ của
GV tổ Công nghệ, kết quả khảo sát học sinh sau khi học môn Công nghệ được tổ
chức dạy học với các bài giảng được thiết kế bằng Microsoft FrontPage có thể kết
luận được rằng kết quả học tập học của học sinh được cải thiện, bước đầu hình
thành cho học sinh những kỹ năng cần thiết, hình thành cho các em tư duy kĩ thuật,
tư duy về nghề nghiệp sau này. Học sinh tự tin hơn khi gặp các tình huống thực tế
không có sự chỉ dẫn, giúp đỡ của GV, học sinh biết cách thu thập và xử lý những
thông tin từ các phương tiện.
Với những nhận định trên, có thể nhận thấy rằng việc thiết kế dạy học môn
Công nghệ 11 bằng Microsoft FrontPage đã có những hiệu quả rõ rệt: HS trở nên
hứng thú hơn, thay đổi tính thụ động phát biểu ý kiến, thay đổi vai trò của GV và
HS, hình thành những kĩ năng nhất định cho HS và những sự thay đổi này kết quả
học tập được nâng cao.
108
- PHẦN KẾT LUẬN -
1. Tóm tắt đề tài
Chất lượng quá trình dạy học phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong một hệ thống
bao gồm: Mục tiêu đào tạo, nội dung đào tạo, phương pháp dạy học, thầy và hoạt
động của thầy, trò và hoạt động của trò, môi trường giáo dục Trong đó phương
tiện dạy học là yếu tố quan trọng nhất. Cùng một nội dung như nhau, nhưng bài học
có để lại những ấn tượng sâu sắc trong tâm hồn các em hay không, có làm cho các
em yêu thích và biết vận dụng những vấn đề đã học một cách năng động sáng tạo
để giải quyết những vấn đề trong cuộc sống hay không là phụ thuộc ở người thầy
trong đó phương tiện đóng một vai trò không nhỏ. Để có phương pháp phù hợp và
vận dụng thành công người Giáo viên phải am hiểu sâu sắc nội dung dạy học, làm
chủ kiến thức, biết chế biến nó theo ý đồ sư phạm và biết cách truyền tải nó đến với
học sinh. Bênh cạnh đó học sinh với vai trò là người học phải tự giác, tích cực, chủ
động chiếm lĩnh tri thức và sáng tạo trong quá trình học tập.
Đổi mới phương pháp dạy học từ lâu luôn là mối quan tâm của các cấp quản lí,
các vị lãnh đạo Đảng, nhà nước, lãnh đạo các cấp, các ngành giáo dục đến các nhà
nghiên cứu và cũng là nhu cầu tất yếu của Giáo viên, bởi vì đổi mới là sự cải tiến,
nâng cao chất lượng phương pháp dạy học đang sử dụng để đóng góp nâng cao chất
lượng hiệu quả của việc dạy học, là sự bổ sung, phối hợp nhiều phương pháp dạy
học để khắc phục mặt hạn chế của phương pháp đã và đang sử dụng nhằm đạt mục
tiêu dạy học, là thay đổi phương pháp đã và đang sử dụng bằng phương pháp ưu
việt hơn, đem lại hiệu quả dạy dạy học cao hơn.
Nhưng thực tiễn việc đổi mới phương pháp tại các trường vẫn còn diễn ra khá
chậm chạp, phần lớn thầy cô giáo vẫn còn dạy theo phương pháp cũ : thầy đọc trò
ghi, thỉnh thoảng có ván đáp, phương pháp tích cực, sáng tạo muốn trở thành
phương pháp chủ đạo ở nhà trường vẫn chưa trở thành hiện thực. Vì thế người
nghiên cứu muốn góp một phần nhỏ bé của mình vào công cuộc đổi mới bằng việc
thiết kế bài giảng điện tử bằng phần mềm Microsoft Fronpage cho môn Công Nghệ
11.
109
2. Kết luận
Công việc đã thực hiện.
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn của việc dạy học môn Công nghệ 11 và khảo
sát các phần mềm thiết kế bài giảng cho môn công nghệ 11 người nghiên cứu đã
thực hiện việc Thiết kế bài giảng điện tử cho môn Công nghệ lớp 11 gồm 34 bài
với các phần: Vẽ kỹ thuật, chế tạo cơ khí và động cơ đốt trong, tài liệu được thiết
kế trên nền của ngôn ngữ WEB bằng phần mềm Fronpage.
Bài giảng mà người nghiên cứu thực hiện được là đa phương tiện, đa môi
trường, đa truyền thông. Trong bản thiết kế, thông tin được truyền dưới các dạng:
văn bản (text), đồ hoạ (graphics), hoạt ảnh (animation), ảnh chụp (image), âm thanh
(audio) và phim video (video clip), phù hợp với xu thế chung của việc phát triển
tài liệu điện tử.
Trong phần thực nghiệm sư phạm ở chương 3, cho thấy việc dạy học với các
bài giảng điện tử hình thành được các năng lực ở người học và chất lượng học tập
của người học cũng tăng lên rõ rệch.
Về mặt lý luận:
Người nghiên cứu đã hệ thống được về cơ sở lý luận của việc thiết kế bài
giảng điện tử, phân tích làm rõ các khái niệm liên quan đến tài liệu điện tử, góp
phần vào việc ứng dụng phần mềm phù hợp nhằm triển khai và phát triển dạy học
điện tử phù hợp với xu thế phát triển.
Về mặt thực tiễn:
Người nghiên cứu đã khảo sát và xác định được tính thực tiễn của việc dạy
học Bộ môn Công nghệ nói chung và Công nghệ 11 tại một số trường THPT và
nghiên cứu, phân tích các phần mềm khả dụng, từ đó người nghiên cứu đã tiến
hành thiết kế bài giảng điện tử của Công nghệ 11 trên nền của ngôn ngữ WEB và
cụ thể được xuất qua đĩa CD phù hợp cho việc học tập một cách linh hoạt của học
sinh.
Vận dụng việc thiết kế dạy học môn Công nghệ 11 bằng Microsoft
FrontPage đã được những kết quả sau:
110
Học sinh phát biểu nhiều hơn trong quá trình học tập. Các em chuẩn bị bài
đầy đủ hơn vả tự tin hơn trước khi đến lớp thông qua kiểm tra tập bài tập và quá
trình kiểm tra bài cũ.
Học sinh tìm tòi, sáng tạo nhằm tìm ra hay khẳng định những cái mới đối
với các em. Khi gặp các vấn đề các em có thái độ hình thành nhóm học tập và nhờ
sự trợ giúp của giáo viên. Các em chủ động hơn trong quá trình lĩnh hội kiến thức,
tự mình tìm đến tri thức.
Giảm giờ lý thuyết trên lớp, thay vào đó là cách thức làm việc hợp tác giữa
giáo viên và học học sinh, giữa học sinh và học sinh. Tạo điều kiện cho giáo viên
chủ động trong việc giảng dạy và học sinh thích ứng kịp thời với từng yêu cầu của
giáo viên trong quá trình giảng dạy.
Trong quá trình thực hiện dạy học với các BGĐT đã xây dựng được kiến
thức mang tính chiều sâu cho người học. Người học biết vận dụng kiến thức để giải
quyết các tình huống thực tế thông qua trãi nghiệm.
Sau khi thực hiện hoàn chỉnh đề tài, qua phần phân tích ở trên cho thấy đã
thực hiện được toàn bộ các nhiệm vụ nghiên cứu đã phân tích trong phần mở đầu.
Điều này chứng tỏ rằng dạy học với BGĐT mang tính khả thi và có thể vận dụng áp
dụng trong trường THPT Mạc Đĩnh Chi nói riêng hay các trường THPT trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh nói chung.
Vì nhiều lý do khách quan và chủ quan, bên cạnh những thành quả đạt được,
người nghiên cứu xác định hướng nghiên cứu tiếp theo như sau:
- Đánh giá mức độ tích cực của phương pháp dạy học với các BGĐT.
Nghiên cứu kết hợp các phương pháp khác nhằm tối ưu hóa việc thiết kế dạy học
môn Công nghệ 11 bằng Microsoft FrontPage.
- Thêm phần hoàn chỉnh nội dung và các liên kết điện tử nhằm phát triển
thành Giáo trình điện tử và xuất qua mạng phục vụ cho việc tự học, tự nghiên cứu
của Học sinh và Giáo viên dạy môn Công nghệ và môn liên quan.
Hướng phát triển của đề tài:
Nếu điều kiện và thời gian cho phép, người nghiên cứu sẽ :
111
1. Thiết kế dạy học cho toàn bộ chương trình Công nghệ 11, 12 phát
triển thành Giáo trình điện tử và xuất qua mạng phục vụ cho việc
tự học, tự nghiên cứu.
2. Nghiên cứu, sáng tạo, vận dụng các phương tiện dạy học vào để
trực quan hóa những vấn đề HS chưa biết.
3. Tiến hành thực nghiệm ở nhiều lớp, nhiều trường, để kết quả được
chính xác hơn, khẳng định hiệu quả của dạy học với các bài giảng
được thiết kế bằng phần mềm Front Page.
4. Đối tượng khảo sát sẽ mở rộng sang nhiều trường học khác.
.
3. Kiến nghị
Giáo dục là quốc sách hàng đầu, là vấn đề luôn thu hút sự quan tâm của toàn
Xã hội. Việc đổi mới PPDH, vận dụng những quan điểm dạy học hiện đại, các nước
khác đã vận dụng thành công vào quá trình dạy học là hết sức cần thiết. Để vận
dụng được một cách hiệu quả? Người nghiên cứu đưa ra các kiến nghị sau:
Đối với trường THPT Mạc Đĩnh Chi:
Phổ biến đề tài này trong sinh hoạt chuyên môn trong tổ bộ môn để giáo
viên học tập rút kinh nghiệm.
Đối với Sở giáo dục và đào tạo TP Hồ Chí Minh:
Sở Giáo Dục và Đào Tạo cần triển khai việc thiết kế dạy học môn Công
nghệ 11 bằng Microsoft FrontPage thông qua mở lớp bồi dưỡng sư phạm cho giáo
viên dạy môn Công nghệ nói riêng và các môn học trong chương trình phổ thông
nói chung.
Đầu tư đầy đủ hơn nữa trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy của giáo
viên và học sinh.
Đối với cấp quản lý
1. Tăng cường tổ chức hội thảo, lớp tập huấn về thực hiện đổi mới phương
pháp dạy học.
2. Tăng cường tập huấn để nâng cao năng lực thiết kế các bài giảng bằng
phần mềm Front Page trong dạy học bộ môn để vận dụng linh hoạt và
sáng tạo trong dạy và học, đồng thời hiểu rõ bản chất của phương pháp,
112
có năng lực thiết kế, tổ chức, điều khiển một cách có hiệu quả, tạo cơ hội
cho HS tham gia vào quá trình dạy học với các BGĐT phù hợp với trình
độ nhận thức của HS.
3. Tạo điều kiện, khuyến khích bồi dưỡng GV
4. Tạo điều kiện để GV nâng cao trình độ chuyên môn.
5. Đưa môn Công nghệ vào môn nhiệm ý.
Đối với giáo viên:
1. Thay đổi tư duy về PPDH, kiểm tra đánh giá,
2. Luôn có ý thức nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực ứng dụng CNTT
vào giảng dạy, luôn cập nhật thông tin mới, kiến thức mới để kịp thời
phản hồi những câu hỏi của HS.
3. Tích cực, tận tâm, tận tụy với học sinh, có trách nhiệm hợp tác nhà
trường việc vận dụng những quan điểm, định hướng dạy học hiện đại,
nhằm tích cực hóa HS.
Về cơ sở vật chất:
Cần trang bị thêm mô hình, máy móc để thuận lợi cho việc dạy và học
các môn Khoa học tự nhiên, khoa học ứng dụng.
Xây dựng mô hình thư viện điển tử, thông qua Internet để GV và HS
thuận tiển trao đổi thông tin.
113
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu trong nước:
1. Alecxêep và các tác giả (1976). Phát triển tư duy học sinh. NXB Giáo dục.
2. Nguyễn Như An (1997), Phương pháp dạy học giáo dục học. Trường Đại học
sư phạm Hà Nội I.
3. Bộ giáo dục và dào tạo (2010), Tài liệu tập huấn giáo viên dạy học kiểm tra
đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình giáo dục phổ thông
môn Công nghệ cấp trung học phổ thông.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình giáo dục cấp Trung học phổ
thông, NXB Giáo dục.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ
năng môn Công nghệ THPT, NXB Giáo dục Việt Nam.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Tài liệu bồi dưỡng giảng dạy thực hiện
chương trình, SGK lớp 11 môn Công nghệ, NXB Giáo dục.
7. Nguyễn Văn Bính, Nguyễn Văn Khôi, Trần Sinh Thành (2009), Phương pháp
dạy học kỹ thuật công nghiệp.
8. Chương trình - Phân phối chương trình môn Công nghệ. Bộ GD và ĐT
(2010).
9. Nguyễn Hữu Châu (2005), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình
dạy học, NXB Giáo dục.
10. Đỗ Mạnh Cường (2007), Giáo trình Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy
học, ĐH Sư phạm Kỹ Thuật TP.HCM.
11. Nguyễn Văn Cường (2010), Berd Meier – Một số vấn đề chung đổi mới
phương pháp dạy học ở trường THPT – Dự án phát triển giáo dục THPT
(LOAN No 1979 – VIE) – Bộ giáo dục và đào tạo.
12. Vũ Cao Đàm (2006), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa
học và kỹ thuật.
13. Lê Văn Giáo – chủ biên (2006), Thiết kế bài dạy học và các câu hỏi trắc
nghiệm khách quan môn Công nghệ cho phổ thông trung học. NXB Giáo dục.
14. Nguyễn Thành Hậu (2004), Nghiên cứu xây dựng phần mềm giảng dạy cho
môn thiết kế trang phục theo quan niệm dạy học tích cực với sự hỗ trợ của
114
công nghệ thông tin. Luận văn Thạc sĩ, trường Đại học sư phạm kĩ thuật thành
phố Hồ Chí Minh.
15. Đồng tác giả Nguyễn Ngọc Hồng, Lê Văn Khôi (2009). Hướng dẫn thực hiện
chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Công nghệ THPT. NXB Giáo dục Việt Nam.
16. Đặng Thành Hưng (1994), Các biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh
trong giờ lên lớp. Viện khoa học giáo dục, Hà Nội.
17. Nguyễn Văn Khôi – chủ biên (2008). Sách giáo khoa môn công nghệ lớp 11.
NXB Giáo dục.
18. Nguyễn Văn Khôi – chủ biên (2007). Giáo án và tư liệu dạy học điện tử môn
công nghệ lớp 11. NXB ĐHSP.
19. Nguyễn Văn Khôi – Nguyễn Văn Bính (2007), Phương pháp luận nghiên cứu
Sư phạm kỹ thuật, NXB Đại học Sư phạm.
20. Hoàng Kiếm (2002), Một số đề nghị đổi mới phương pháp giảng dạy với sự
hỗ trợ của công nghệ thông tin, Báo cáo khoa học ĐHQG-HCM.
21. Luật giáo dục (1998), NXB Chính trị QG.
22. Phan Long – Ánh Tuyết – Quang Huy (2005), Khai thác và ứng dụng
ActionScrift trong Flash MX 2004 làm mô hình dạy học trên máy tính. NXB
Giao thông vận tải.
23. Phan Long (2009). Dạy học trực tuyến soạn sách điện tử với Macromedia
captivate. NXB Giao thông vận tải.
24. Phan Long (2009). Dạy học trực tuyến soạn sách điện tử với Toolbook
Assistant. NXB Giao thông vận tải.
25. Microsoft – Partners in Learning (2004), Dùng công nghệ thông tin để cải tiến
việc dạy và học.
26. Quách Tuấn Ngọc (2000), “Đổi mới phương pháp giảng dạy bằng CNTT –
Xu thế tất yếu của thời đại”, Tạp chí Đại học và Trung học chuyên nghiệp.
27. Dương Thiệu Tống (2005), Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục và
tâm lý, NXB Khoa học xã hội.
28. Nguyễn Văn Tuấn (2007), Tài liệu bài giảng phương pháp dạy kỹ thuật
chuyên ngành, Trường Đại học sư phạm kỹ thuật TP.HCM
29. Nguyễn Văn Tuấn, Tài liệu bài giảng lý luận dạy học, Trường Đại học Sư
phạm Kỹ thuật TP.HCM.
115
30. Th.S Lý Minh Tiên (2003), Thống kê ứng dụng trong nghiên cứu khoa học
giáo dục, TP.HCM.
31. Thái Duy Tuyên, Phương pháp dạy học truyền thống và hiện đại, NXB Giáo
dục.
32. Dương Phúc Tý (2007), Phương pháp dạy học kỹ thuật công nghiệp, NXB
Khoa học & Kỹ thuật.
33. Từ điển giáo dục (2001), Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa.
34. Từ điển Giáo dục học (2001), NXB Từ điển bách khoa, TP.HCM.
Tài liệu nước ngoài:
35. John R. Savery. Over view of PBL: definition and distintions (2006)
36. Shay Keating, Rogeer Gabb. PBL in Engineering: Student Perspectives
(2006).
37. Stephen. PBL space and its relationship to technology and Pedagogy at
Victoria University.
38. John W. Thomas (2000), Areal of research on project – based learning.
Các trang web :
39. Trang Web Viện Nghiên Cứu Giáo Dục - Trường ĐH Sư Phạm Thành phố Hồ
Chí Minh. www.ier.edu.vn
40. Trang Web Bộ giáo dục và đào đạo Việt Nam www.moet.gov.vn
41. Trang Web Chương trình dạy học của Intel tại Việt nam www.dayhocintel.net
42. Trang Web Trung tâm hỗ trợ giáo viên – www.Giaovien.net
43. www.maastrichtuniversity.nl
44. www.vu.edu.au
45.
khoa-day-hoc-theo-du-an-154727.aspx
46.
hc-theo-d-an&catid=3:phuongphapdh&Itemid=27
47.
116
PHẦN PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ18
( Thang điểm 100)
1. Kỹ thuật (30)
- Hình thức ( cấu trúc, màu sắc, hiệu ứng) (10)
- Tư liệu số hóa ( hàm lượng, tính hợp lí) (15)
- Kỹ thuật liên kết (5)
2. Tổ chức dạy học
- Bám sát mục tiêu của chương trình (5)
- Nội dung chính xác khoa học (15)
- Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh (35)
+ Tạo hứng thú (5)
+ Tạo điều kiện cho học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo (15)
+ Hệ thống hóa kiến thức ( 5)
+ Rèn luyện kỹ năng cho học sinh (10)
- Tính giáo dục (10)
- Tính thực tiễn (5)
18 “Những vấn đề cơ bản về đổi mới phương pháp dạy học” - PGS.TS LÊ CÔNG TRIÊM
117
PHỤ LỤC 2
KHUNG PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH CÔNG NGHỆ 1119
Cả năm: 37 tuần- 52 tiết
Học kỳ I: 18 tiết
Học kỳ II: 34 tiết
NỘI DUNG TS LT TH ÔT KT
Phần một: VẼ KĨ THUẬT
Chương 1. Vẽ kĩ thuật cơ sở 9 5 3 0 1
Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kỹ thuật 1
Hình chiếu vuông góc 1
TH: Vẽ các hình chiếu của vật thể đơn giản 1
Mặt cắt và hình cắt 1
Hình chiếu trục đo 1
Hình chiếu phối cảnh 1
Thực hành: Biểu diễn vật thể 2
Kiểm tra 1
Chương 2: Vẽ kĩ thuật ứng dụng 9 4 3 1 1
Thiết kế và bản vẽ kĩ thuật 1
Bản vẽ cơ khí 1
TH: Lập bản vẽ và thiết kế của sản phẩm cơ khí đơn giản 2
Bản vẽ xây dựng 1
TH: đọc bản vẽ xây dựng 1
Lập bản vẽ kĩ thuật bằng máy tính điện tử 1
Ôn tập phần Vẽ kĩ thuật 1
Kiểm tra học kì I 1
Cộng học kì I 18 9 6 1 2
HỌC KÌ II
19
Phân phối chương trình môn Công nghệ 11, Bộ Giáo dục
118
PHẦN II. CHẾ TẠO CƠ KHÍ
Chương III. Vật liệu cơ khí và công nghệ chế tạo phôi 3 3 0 0 0
Vật liệu cơ khí 1
Công nghệ chế tạo phôi 2
Chương IV. Công nghệ cắt gọt kim loại và tự động hóa
trong chế tạo cơ khí
4 3 1 0 0
Công nghệ cắt gọt kim loại 2
TH: Lập qui trình công nghệ chế tạo chi tiết đơn giản trên
máy tiện
1
Tự động hoá trong chế tạo cơ khí 1
Kiểm tra
Phần ba ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG
Chương V. Đại cương về động cơ đốt trong 3 3 0 0 0
Khái quát về động cơ đốt trong 3
Nguyên lý làm việc của động cơ đốt trong
Chương VI. Cấu tạo của động cơ đốt trong 12 9 2 0 1
Thân máy và nắp máy 1
Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền 1
Cơ cấu phân phối khí 1
Hệ thống bôi trơn 1
Hệ thống làm mát 1
Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ
Xăng
1
Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ
Diezel
1
Hệ thống đánh lửa 1
Hệ thống khởi động 1
TH: Tìm hiểu cấu tạo của động cơ đốt trong 2
Kiểm tra 1
119
Chương VIII. Ứng dụng động cơ đốt trong 10 5 3 1 1
Chọn 3/5 nội dung từ “Động cơ đốt trong ô tô” đến nội dung “Động cơ đốt trong dùng
cho máy phát điện”
Khái quát về ứng dụng của động cơ đốt trong 1
Động cơ đốt trong dùng cho ô tô 1
Động cơ đốt trong dùng cho xe máy 1
Động cơ đốt trong dùng cho máy nông nghiệp 1
Động cơ đốt trong dùng cho máy phát điện 1
TH: Vận hành và bảo dưỡng động cơ đốt trong hoặc tham
quan
3
Ôn tập Chế tạo cơ khí và Động cơ đốt trong 1
Kiểm tra học kỳ II 1
Cộng học kì II 34 25 6 1 2
120
PHỤ LỤC 3
Phiếu khảo sát học sinh trước khi thực nghiệm sư phạm
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN
(Dành cho Học sinh học mông Công nghệ của các trường THPT)
Phiếu thăm dò này được sử dụng nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng việc học
môn Công nghệ và dạy học với BGĐT nhằm nâng cao hiệu quả học tập của học
sinh.
Học sinh vui lòng cho biết ý kiến bằng cách đánh dấu (X) vào ô thích hợp hoặc
viết thêm ý kiến khác.
Giới tính: Nam Nữ
Học lớp : .....................................................................................................................................
Thuộc trường: ................................................................................Năm học: ...........................
1. Khi học những môn Công nghệ, các em cảm thấy:
Rất hứng thú
Hứng thú
Bình thường
2. Môn Công nghệ có cần thiết trong chương trình đào tạo của ngành hay không.
Rất cần thiết
Cần thiết
Ít cần thiết
3. Các phương tiện dạy học nào sau đây được giáo viên sử dụng trong giờ dạy môn
Công nghệ
Mức độ
Phương tiện dạy học
Rất thường
xuyên
Thường
xuyên
Thỉnh
thoảng
Không
sử dụng
Tranh minh họa
Mô hình
Vật thật
121
Phim mô phỏng
Power point trình chiếu
4. Trong quá trình học tập, học sinh thường tìm tài liệu tham khảo cho môn học từ
đâu.
5. Học sinh cảm thấy khó khăn khi học môn Công nghệ là do nguyên nhân:
Nguyên nhân Rất đồng ý Đồng ý Không đồng ý
Nội dung môn học trừu tượng
Phương pháp dạy học không thu hút
Phương tiện dạy học không thích hợp
Không liên hệ thực tế
Tài liệu tham khảo hạn chế
6. Các phương pháp dạy học nào sau đây được giáo viên sử dụng trong giờ dạy
môn Công nghệ
Mức độ
Phương pháp dạy học
Rất
thường xuyên
Thường
xuyên
Thỉnh
thoảng
Không
sử dụng
1. Thuyết trình
2. Thuyết giảng có minh hoạ
3. Đóng vai
4. Dạy học dựa trên tình huống
5. Thảo luận nhóm
122
7. Các em có đánh giá như thế nào khi làm việc theo nhóm có sự hướng dẫn của
GV
Tác động học nhóm Rất đồng ý Đồng ý
Không
đồng ý
Tiếp nhận kiến thức nhanh chóng nhưng
mau quên
Tự tin đứng trước đám đông
Chỉ một vài thành viên làm việc
Mất nhiều thời gian
Không hiểu nội dung vấn đề của nhóm
khác
8. Các hình thức tạo điều kiện cho học sinh tham gia vào các hoạt động học ở lớp,
giáo viên thường:
Mức độ
Hình thức
Rất
thường
xuyên
Thường
xuyên
Thỉnh
thoảng
Không
sử
dụng
Giới thiệu nhiều nguồn tài liệu từ
Internet
Yêu cầu lập mục tiêu, kế hoạch học tập
Kiểm tra bài cũ chéo
Chuẩn bị bài mới trước khi lên lớp
Tổ chức hoạt động nhóm
Giao bài tập, dự án cho nhóm
9. Hình thức kiểm tra đánh giá GV sử dụng trong quá trình dạy môn Công nghệ
Mức độ
Hình thức
Rất
thường
xuyên
Thường
xuyên
Thỉnh
thoảng
Không
sử
dụng
Vấn đáp
123
Tự luận
Trắc nghiệm
Bái báo cáo
Thuyết trình
10. Theo Các em, vấn đề tự học có ý nghĩa như thế nào trong học tập
Rất quan trọng
Quan trọng
Không quan trọng
11. Cho đến thời điểm này, Các em mong muốn đổi mới phương pháp dạy học môn
Công nghệ tại trường mình ở mức độ nào.
Mức độ
Phương pháp dạy học
Rất cần
thiết
Cần
thiết
Thỉnh
thoảng
Không
cần thiết
Thuyết trình
Thảo luận, làm việc nhóm
Đưa các tình huống thực tế vào giờ học
Tăng cường dạy học trực quan
Tổ chức học theo chủ đề và hướng dẫn học
sinh phát hiện, giải quyết vấn đề
Xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến của Các em.
124
PHỤ LỤC 4
Phiếu khảo sát Học sinh sau khi được học với BGĐT
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN ĐỢT 2
(Dành cho học sinh đã tham gia học môn Công nghệ 11)
Phiếu thăm dò này được sử dụng nhằm mục đích thăm dò ý kiến của HỌC
SINH về việc áp dụng các PPDH mới vào giảng dạy môn Công nghệ 11 để từ đó
đánh giá được hiệu quả của việc đổi mới phương pháp dạy học đối với môn Công
nghệ 11.
Học sinh vui lòng cho biết ý kiến bằng cách đánh dấu (X) vào ô thích hợp.
1. Em có hứng thú học tập khi giáo viên dạy học môn Công nghệ 11 giảng dạy
bằng phần mềm FrontPage không?
Rất hứng thú
Hứng thú
Bình thường
2. Sau khi học xong môn Công nghệ 11 với BGĐT, em nhận thấy:
Tự tin hơn khi gặp các tình huống trong thực tế
Bình thường khi gặp các tình huống trong thực tế
Chưa tự tin lắm, cần có người hướng dẫn
3. Giáo viên dạy theo phương pháp truyền thống thuần tuý thì các em hiểu bài trên
lớp bao nhiêu phần trăm?
Hiểu 50%
Hiểu 20%
4. Giáo viên dạy bằng BGĐT thì các em hiểu bài trên lớp bao nhiêu phần trăm?
Hiểu 50%
Hiểu 20%
5. Em hãy cho biết ý kiến của mình về hiệu quả làm việc theo nhóm.
Không tập trung suy nghĩ
125
Mất thời gian
7. Khi thực hiện các nhiệm vụ được nhóm giao, em sẽ có thái độ:
8. Khi gặp các bài tập hay vấn đề khó, em sẽ giải quyết như thế nào?
Xem lại bài, tìm sách tham khảo và tự làm bài
Nhờ sự trợ giúp của giáo viên bộ môn
9. Thời gian em dành cho việc học môn Công nghệ 11 trong 1 tuần là bao nhiêu
nếu giáo viên dạy theo phương pháp dạy học cũ.
– 2 giờ
– 3 giờ
10. Thời gian em dành cho việc học môn Công nghệ 11 trong 1 tuần là bao nhiêu
nếu giáo viên dạy bằng BGĐT
– 2 giờ
2 – 3 giờ
11. Các bài giảng điện tử mà giáo viên sử dụng thay đổi kết quả học tập của em
như thế nào?
Tốt hơn
Chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến của các em!
126
PHỤ LỤC 5
Phiếu khảo sát GV dạy môn Công nghệ
PHIẾU KHẢO SÁT
(Dành cho Giáo viên môn Công nghệ)
Nhằm thu thập thông tin để làm tư liệu thực hiện nghiên cứu đề tài “Thiết kế
bài giảng điện tử cho môn Công nghệ 11 bằng FrontPage”. Rất mong quý thầy, cô
hỗ trợ bằng cách cho biết một số thông tin và ý kiến sau.
Nếu thầy (cô) đồng ý, xin vui lòng đánh dấu (x) vào ô tương ứng
THÔNG TIN CÁ NHÂN:
Giới tính: Nam Nữ
Nơi công tác: ..............................................................................................................................
Trình độ chuyên môn: ...............................................................................................................
Thâm niên giảng dạy: ................................................................................................................
Số môn học đảm nhận: 1 môn 2-3 môn
1. Nhận thức của GV về sự cần thiết của việc đổi mới PPDH.
a. Rất cần thiết
b. Cần thiết
. Không cần thiết
2. Cho đến thời điểm này, nơi thầy (cô) đang công tác đã thực hiện được những
biện pháp gì trong việc đổi mới phương pháp dạy học.
Những biện pháp đổi mới
Rất thường
xuyên
Thường
xuyên
Thỉnh
thoảng
Không
có
Mở các cuộc hội thảo về đổi mới phương
pháp dạy học.
127
3. Thầy cô đã sử dụng PPDH nào trong dạy học môn Công nghệ
Các phương pháp dạy học
Rất thường
xuyên
Thường
xuyên
Thỉnh
thoảng
Không
sử dụng
1. PP thuyết trình
2. PP thuyết giảng có minh hoạ
3. Đàm thoại, thảo luận
4. Dạy học dựa trên vấn đề
5. PP dạy học theo chủ đề
6. Thực địa, tham quan
7. Thực hành
4. Theo thầy (cô), những nguyên nhân nào ảnh hưởng đến chất lượng dạy học
môn Công nghệ
Nguyên nhân Rất đồng ý Đồng ý Không đồng ý
Sỉ số lớp quá đông
Số tiết học trên lớp được bố trí quá ít
Thiếu cơ sở vật chất, dụng cụ, thiết bị học tập
Nội dung môn học quá nhiều, không thực tế
Phương pháp dạy học chưa đủ lôi cuốn
Nội dung môn học không phù hợp với trình
độ giáo viên.
Trang bị thêm các máy móc, thiết bị dạy
học
Lắp đặt thêm phòng máy chuyên dùng,
xưởng thực hành.
Mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ
Xây dựng giáo trình cho môn học
128
5. Thầy (cô) đánh giá việc vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các tình
huống thực tế của học sinh ở mức độ nào.
Mức độ Rất đồng ý Đồng ý Không đồng ý
Tốt
Bình thường
Kém
Không
6. Thầy (cô) đánh giá việc rèn luyện kỹ năng thái độ, tác phong công nghiệp của
học sinh qua từng bài giảng như thế nào:
Mức độ Rất đồng ý Đồng ý Không đồng ý
Tốt
Bình thường
Kém
Không
Chân thành cảm ơn quí thầy cô
129
PHỤ LỤC 6
BẢNG ĐÁNH GIÁ TIẾT DẠY
Các yêu cầu
Điểm
0 1 2
Nội dung
6đ
1 Chính xác khoa học
2 Bảo đảm tính hệ thống, đủ nội dung, làm rõ trọng tâm
3 Liên hệ với thực tiễn, có tính giáo dục
Phương
pháp
4đ
4
Sử dụng PPDH phù hợp đặc trưng của bộ môn nội dung
bài học
5 Kết hợp các hình thức tổ chức dạy học tốt trong bài dạy
Phương
tiện
(4d)
6
Sử dụng và kết hợp các phương tiện, thiết bị dạy và học
phù hợp với nội dung và kiểu bài lên lớp
7
Trình bày yêu cầu đối với học sinh rõ ràng, chuẩn mực,
dễ hiểu
Tổ chức
8
Thực hiện các khâu lên lớp linh hoạt, phân phối thời
gian hợp lý
9
Tổ chức, điều khiển học sinh học tập tích cực, chủ động
phù hợp với nội dung, kiểu bài, các đối tượng, hứng thú
của học sinh
Kết quả
2đ
Đa số học sinh đạt được mục tiêu của bài dạy, tích cực, chủ
động khi tham gia hoạt động chiếm lĩnh tri thức, vận dụng
tốt.
Tổng điểm:..Xếp loại:
Xếp loại:
1. Loại giỏi: - Tổng điểm: 17- 20
- Yêu cầu 1, 4, 6, 9 đạt 2 điểm
2. Loại khá: - Tổng điểm : 13- 16.5
- Yêu cầu 1, 4, 6, 9 đạt 2 điểm
3. Loại Trung bình - Tổng điểm : 10- 12.5
- Yêu cầu 1, 4, 6, 9 đạt 2 điểm
4. Loại yếu: - Tổng điểm : 9.5 trở xuống
130
PHỤ LỤC 7
BẢNG ĐÁNH GIÁ BÀI DẠY THỰC HÀNH
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
ĐIỂM
TC
ĐIỂM
ĐG
I. CHUẨN BỊ BÀI GIẢNG 2.0 đ
1. Giáo án đúng mẫu 0.5 đ
2. Xác định đúng mục đích yêu cầu của bài 0.5 đ
4. Chuẩn bị đầy đủ điều kiện cho bài thực hành 0.5 đ
5. Có phiếu hướng dẫn thực hành rõ ràng, khoa học 0.5 đ
II. NỘI DUNG HƯỚNG DẪN 6.0 đ
1. Trình bày hợp lý, chính xác, phù hợp thực tế sản xuất 2.0 đ
2. Lựa chọn các bước công việc cần làm mẫu, thao tác mẫu chính
xác, thuần thục
3.0 đ
3. Chọn sản phẩm ứng dụng phù hợp 1.0 đ
III. PHƯƠNG PHÁP SƯ PHẠM 10 đ
1. Đặt và chuyển tiếp vấn đề sinh động, diễn đạt rõ ràng, mạch
lạc, tự tin
2.0 đ
2. PP và tổ chức hướng dẫn hợp lý, hình thành được kỹ năng nghề
nghiệp cho học sinh
2.0 đ
3. Trình bày bảng khoa học, phối hợp tốt giữa thao tác mẫu và
giảng dạy lý thuyết
2.0 đ
4. Phát huy được tính tích cực của HS
Rèn luyện được phẩm chất tác phong nghề nghiệp cho học HS
2.0 đ
5. Lựa chọn đúng mô hình học cụ, sử dụng có hiệu quả, đảm bảo
các yêu cầu về sư phạm, khoa học, sáng tạo
2.0 đ
IV. THỜI GIAN 1 đ
Thực hiện đúng giờ 1.0 đ
Bài giảng không đúng giờ 0.0 đ
Xếp loại bài giảng: Điểm
18- 19: xuất sắc; 16- 18: tốt; 14- <16: Khá; 10- 14: TB, 10: yếu
131
PHỤ LỤC 8
TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ DỰ GIỜ BÀI 21 MÔN CÔNG NGHỆ 11
Được dạy theo PPDH trước đây
TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ DỰ GIỜ BÀI 21 MÔN CÔNG NGHỆ 11
TT
Họ và
Tên GV
ĐIỂM ĐÁNH GIÁ CHO CÁC TIÊU CHÍ TC
Đảm
bảo
nội
dung
3đ
Sử
dụng
phương
pháp
phù
hợp
3đ
Sử
dụng
phương
tiện
phù
hợp
3đ
Mức
độ
hứng
thú
của
HS
3đ
Mức
độ
liên
hệ
thực
tế
3đ
Tổ
chức
điều
khiển
học
sinh
hoạt
động
tích
cực,
hoạt
động
nhóm
sôi nổi
3đ
Mức
độ
học
sinh
vận
dụng
vào
bài tập
2đ
1
Ung Thị
Nam
Phương
3 2 2 2 2 1 1 13
2
Nguyễn
Thanh
Nhã
3 3 1 2 2 2 2 15
3
Lê Văn
Dụ
3 2 2 2 2 1 1 13
4
Đỗ Thanh
Bình
3 3 1 2 2 2 2 15
5
Nguyễn
Quốc
Thanh
Long
3 2 2 2 2 1 1 13
6
Nguyễn
Ngọc
Trúc
3 3 1 2 2 2 2 15
7
Trần
Hồng
Thanh
3 1 2 2 3 1 2 14
132
PHỤ LỤC 9
TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ TIẾT DẠY CỦA GV TỔ CÔNG NGHỆ BÀI 21
MÔN CÔNG NGHỆ 11
STT
Họ và
Tên GV
ĐIỂM ĐÁNH GIÁ CHO CÁC TIÊU CHÍ TC
Đảm
bảo
nội
dung
3đ
Sử
dụng
phương
pháp
phù
hợp
3đ
Sử
dụng
phương
tiện
phù
hợp
3đ
Mức
độ
hứng
thú
của
HS
3đ
Mức
độ
liên
hệ
thực
tế
3đ
Tổ
chức
điều
khiển
học
sinh
hoạt
động
tích
cực,
hoạt
động
nhóm
sôi nổi
3đ
Mức
độ
học
sinh
vận
dụng
vào
bài
tập
2đ
1
Ung Thị
Nam
Phương
3 3 2 3 3 3 2 19
2
Nguyễn
Thanh
Nhã
3 3 2 3 3 3 2 19
3
Lê Văn
Dụ
3 3 3 3 3 3 2 20
4
Đỗ
Thanh
Bình
3 3 3 3 3 3 2 20
5
Nguyễn
Quốc
Thanh
Long
3 3 3 2 3 3 2 19
6
Nguyễn
Ngọc
Trúc
3 3 3 3 3 3 2 20
7
Trần
Hồng
Thanh
3 3 3 3 3 3 2 20
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thiet_ke_bai_giang_dien_tu_mon_cong_nghe_11_bang_phan_mem_microsoft_office_frontpage_63.pdf