Từ những kết quả đã đạt được của luận văn, chúng tôi sẽ phát triển đề tài theo những
hướng sau:
- Hoàn thiện các giáo án đã thiết kế và tiến hành thiết kế thêm các giáo án là các bài
luyện tập trong chương trình hóa học lớp 11 và lớp 10 (cơ bản).
- Thiết kế các giáo án thuộc các kiểu bài dạy học khác, sử dụng thêm nhiều hình thức
tổ chức dạy học khác.
Từ đó dần dần hoàn thành một ngân hàng giáo án được thiết kế theo hướng dạy học tích cực.
Hãy phấn đấu để trong mỗi tiết học ở trường phổ thông, học sinh được hoạt động
nhiều hơn, thực hành nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn và quan trọng là được suy nghĩ
nhiều hơn trên con đường chiếm lĩnh nội dung học tập.
Trên đây là tất cả những công việc chúng tôi đã làm để hoàn thành luận văn. Chúng
tôi hi vọng rằng công trình này có thể đóng góp một phần vào việc nâng cao chất lượng cácgiờ luyện tập và quá trình dạy học bộ môn hóa học ở trường THPT. Chúng tôi rất mong
nhận được những nhận xét đánh giá và góp ý của các chuyên gia, các thầy cô và các bạn.
127 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1327 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thiết kế bài luyện tập môn Hóa học lớp 12 THPT theo hướng dạy học tích cực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ực nghiệm
Bài
TNSP
Lớp
Điểm số Tổng
HS 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
4
TN 0 0 0 0 2.4 13.9 15.2 16.4 24.8 21.8 5.5 165
ĐC 0 0 0 5.5 8.5 15.2 20.6 19.4 15.8 13.3 1.8 165
7
TN 0 0 0 0.6 3.6 5.5 7.3 20.6 28.5 23.6 10.3 165
ĐC 0 0 0 3.0 2.4 5.5 24.8 23.0 20.6 12.7 7.9 165
12
TN 0 0 0 1.2 3.0 4.8 17.0 21.8 26.1 18.8 7.3 165
ĐC 0 0 0 2.4 5.5 11.5 15.8 24.2 22.4 13.3 4.8 165
22
TN 0 0 0 0.6 2.4 4.8 5.5 9.1 27.9 33.9 15.8 165
ĐC 0 0 0 1.2 3.6 10.3 17.6 9.7 22.4 26.1 9.1 165
37
TN 0 0 0.6 0.6 3.6 11.5 22.4 27.9 18.2 10.3 4.8 165
ĐC 0 0 0.6 3.6 9.7 16.4 19.4 18.2 18.8 9.1 4.2 165
Bảng 3.4. Phân phối tần số lũy tích các bài kiểm tra thực nghiệm
Bài
TNSP
Lớp
Điểm số Tổng
HS 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
4
TN 0 0 0 0 2.4 16.3 31.5 47.9 72.7 94.5 100 165
ĐC 0 0 0 5.5 14.0 29.2 49.8 69.2 85.0 98.3 100 165
7
TN 0 0 0 0.6 4.2 9.7 17.0 37.6 66.1 89.7 100 165
ĐC 0 0 0 3.0 5.4 10.9 35.7 58.7 79.3 92.0 100 165
12
TN 0 0 0 1.2 4.2 9.0 26.0 47.8 73.9 92.7 100 165
ĐC 0 0 0 2.4 7.9 19.4 35.2 59.4 81.8 95.1 100 165
22
TN 0 0 0 0.6 3.0 7.8 13.3 22.4 50.3 84.2 100 165
ĐC 0 0 0 1.2 4.8 15.1 32.7 42.4 64.8 90.9 100 165
37
TN 0 0 0.6 1.2 4.8 16.3 38.7 66.6 84.8 95.1 100 165
ĐC 0 0 0.6 4.2 13.9 30.3 49.7 67.9 86.7 95.8 100 165
Bảng 3.5. Tỉ lệ % học sinh đạt kết quả kiểm tra thực nghiệm
Bài
TNSP
Lớp
Tỉ lệ (%)
Yếu kém Trung Khá Giỏi Tổng
bình
4
TN 2.4 29.1 16.4 52.1 100
ĐC 13.9 35.8 19.4 30.9 100
7
TN 4.2 12.7 20.6 62.4 100
ĐC 5.5 30.3 23.0 41.2 100
12
TN 4.2 21.8 21.8 52.1 100
ĐC 7.9 27.3 24.2 40.6 100
22
TN 3.0 10.3 9.1 77.6 100
ĐC 4.8 27.9 9.7 57.6 100
37
TN 4.8 33.9 27.9 33.3 100
ĐC 13.9 35.8 18.2 32.1 100
Bảng 3.6. Các tham số thống kê của các lớp TN-ĐC
Bài
TNSP
Lớp
Tổng số
HS
S V m
4
TN 165 7.3 1.19 16.3 0.09
ĐC 165 6.5 1.43 22.0 0.11
7
TN 165 7.8 1.14 14.6 0.09
ĐC 165 7.1 1.25 17.6 0.10
12
TN 165 7.4 1.14 15.4 0.09
ĐC 165 7.0 1.30 18.6 0.10
22
TN 165 8.2 1.11 13.5 0.09
ĐC 165 7.5 1.40 18.7 0.11
37
TN 165 6.9 1.13 16.4 0.09
ĐC 165 6.5 1.47 22.6 0.11
x
0
20
40
60
80
100
120
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Điểm số Xi
%
H
S
®¹
t
®i
Óm
X
i t
rë
x
uè
ng
TN
ĐC
Hình 3.1. Đồ thị đường lũy tích bài thực nghiệm 4
0
20
40
60
80
100
120
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Điểm số Xi
%
H
S
®¹
t
®i
Óm
X
i t
rë
x
uè
ng
TN
ĐC
Hình 3.2. Đồ thị đường lũy tích bài thực nghiệm 7
0
20
40
60
80
100
120
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Điểm số Xi
%
H
S
®¹
t
®i
Óm
X
i t
rë
x
uè
ng
TN
ĐC
Hình 3.3. Đồ thị đường lũy tích bài thực nghiệm 12
0
20
40
60
80
100
120
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Điểm số Xi
%
H
S
®¹
t
®i
Óm
X
i t
rë
x
uè
ng
TN
ĐC
Hình 3.4. Đồ thị đường lũy tích bài thực nghiệm 22
0
20
40
60
80
100
120
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Điểm số Xi
%
H
S
®¹
t
®i
Óm
X
i t
rë
x
uè
ng
TN
ĐC
Hình 3.5. Đồ thị đường lũy tích bài thực nghiệm 37
Kiểm định giả thuyết thống kê bài thực nghiệm 4
Lớp TN : n1 = 165 ; 1x = 7,3 ; 21s = (1,19)
2
Lớp ĐC: n2 = 165, 2x = 6,5 ; 22s = (1,43)
2
- Kiểm định F: F = 1,44 ; bậc tự do: f1 = 164 ; f2 = 164 ; α = 0,05 ; Fα = 1,29
⇒ F > Fα , chứng tỏ sự khác nhau giữa hai phương sai là có ý nghĩa, ta tiến hành
kiểm định t theo trường hợp 2.
- Kiểm định t: t = 5,52 ; bậc tự do f = 317 ; α = 0,05 ; tα = 1,93.
Vậy t > tα ⇒ Kết quả học tập của lớp TN cao hơn lớp ĐC.
Kiểm định giả thuyết thống kê bài thực nghiệm 7
Lớp TN : n1 = 165 ; 1x = 7,8 ; 21s = (1,14)
2
Lớp ĐC: n2 = 165, 2x = 7,1 ; 22s = (1,25)
2
- Kiểm định F: F = 1,2 ; bậc tự do: f1 = 164 ; f2 = 164 ; α = 0,05 ; Fα = 1,29 ⇒ F
< Fα , chứng tỏ sự khác nhau giữa hai phương sai là không có ý nghĩa, ta tiến hành
kiểm định t theo trường hợp 1.
- Kiểm định t: t = 5,31 ; bậc tự do f = 328 ; α = 0,05 ; tα = 1,93.
Vậy t > tα ⇒ Kết quả học tập của lớp TN cao hơn lớp ĐC.
Kiểm định giả thuyết thống kê bài thực nghiệm 12
Lớp TN : n1 = 165 ; 1x = 7,4 ; 21s = (1,14)
2
Lớp ĐC: n2 = 165, 2x = 7,0, 22s = (1,30)
2
- Kiểm định F: F = 1,30 ; bậc tự do: f1 = 164 ; f2 = 164 ; α = 0,05 ; Fα = 1,29
⇒ F > Fα , chứng tỏ sự khác nhau giữa hai phương sai là có ý nghĩa, ta tiến hành
kiểm định t theo trường hợp 2.
- Kiểm định t: t = 2,97 ; bậc tự do f = 322 ; α = 0,05 ; tα = 1,93.
Vậy t > tα ⇒ Kết quả học tập của lớp TN cao hơn lớp ĐC.
Kiểm định giả thuyết thống kê bài thực nghiệm 22
Lớp TN : n1 = 165 ; 1x = 8,2 ; 21s = (1,11)
2
Lớp ĐC: n2 = 165, 2x = 7,5 ; 22s = (1,40)
2
- Kiểm định F: F = 1,59 ; bậc tự do: f1 = 164 ; f2 = 164 ; α = 0,05 ; Fα = 1,29 ⇒ F
> Fα , chứng tỏ sự khác nhau giữa hai phương sai là có ý nghĩa, ta tiến hành kiểm
định t theo trường hợp 2.
- Kiểm định t: t = 5,03 ; bậc tự do f = 312 ; α = 0,05 ; tα = 1,93.
Vậy t > tα ⇒ Kết quả học tập của lớp TN cao hơn lớp ĐC.
Kiểm định giả thuyết thống kê bài thực nghiệm 37
Lớp TN : n1 = 165 ; 1x = 6,9 ; 21s = (1,13)
2
Lớp ĐC: n2 = 165, 2x = 6,5 ; 22s = (1,47)
2
- Kiểm định F: F = 1,69 ; bậc tự do: f1 = 164 ; f2 = 164 ; α = 0,05 ; Fα = 1,29 ⇒ F
> Fα , chứng tỏ sự khác nhau giữa hai phương sai là có ý nghĩa, ta tiến hành kiểm
định t theo trường hợp 2.
- Kiểm định t: t = 2,77 ; bậc tự do f = 308 ; α = 0,05 ; tα = 1,93.
Vậy t > tα ⇒ Kết quả học tập của lớp TN cao hơn lớp ĐC.
3.5. Phân tích kết quả thực nghiệm
3.5.1. Phân tích định lượng kết quả thực nghiệm
- Xét về tỉ lệ HS yếu – kém, trung bình, khá – giỏi: Qua kết quả thu được ở trên, ta thấy tỉ
lệ HS bị điểm yếu – kém ở các lớp thực nghiệm luôn thấp hơn lớp đối chứng; ngược lại tỉ lệ
HS đạt điểm khá – giỏi ở các lớp thực nghiệm luôn cao hơn các lớp đối chứng.
- Xét đồ thị đường lũy tích: Qua các đồ thị trình bày ở phần trên, ta thấy đồ thị đường lũy
tích của các lớp thực nghiệm đều nằm về phía bên phải và phía dưới so với các lớp đối
chứng.
- Xét các giá trị tham số đặc trưng: Qua kết quả thu được ở trên, ta thấy giá trị điểm trung
bình cộng của lớp thực nghiệm luôn lớn hơn lớp đối chứng, đồng thời các giá trị khác như độ lệch
tiêu chuẩn, hệ số biến thiên và sai số đều nhỏ hơn.
- Xét kết quả kiểm định giả thuyết thống kê: Qua 3 kết quả đã xét ở trên, ta có thể kết
luận kết quả học tập ở các lớp thực nghiệm đều cao hơn các lớp đối chứng. Các kết quả
kiểm định giả thuyết thống kê đều cho ta thấy t > tα.
Vậy, kết quả đó có được chính là do hiệu quả của các giáo án thiết kế theo hướng dạy
học tích cực đã áp dụng ở lớp thực nghiệm chứ không phải do ngẫu nhiên. Từ đó ta thấy
được độ tin cậy về tính hiệu quả và tính khả thi cao của các giáo án này. Nếu các giáo án
này được sử dụng rộng rãi sẽ cho kết quả cao hơn sử dụng các phương pháp truyền thống.
3.5.2. Phân tích định tính kết quả thực nghiệm
Qua quan sát các giờ dạy, chúng tôi nhận thấy HS ở các lớp thực nghiệm luôn hăng
hái tham gia thảo luận cũng như phát biểu chính kiến của mình, các em thể hiện sự tập trung
chú ý bài học, sự quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ học tập, muốn được chia sẻ những thông
tin, kiến thức mình có, học tập hứng thú hơn, nắm vững các kiến thức liên quan tốt hơn
nhiều so với HS ở các lớp đối chứng.
Các GV tham gia thực nghiệm là thầy Đặng Xuân Huy, thầy Văn Công Thìn, cô
Nguyễn Thị Thanh Thúy và các thầy cô dự giờ như cô Nguyễn Thi Thảo, thầy Nguyễn
Xuân Sơn cho rằng việc sử dụng các giáo án theo hướng dạy học tích cực có tác dụng rất tốt
trong dạy học, không những gây hứng thú cho HS mà còn gây hứng thú với cả GV, nhất là
các giáo án được thiết kế theo kiểu trò chơi thì không khí vô cùng sôi nỗi nhưng không kém
hiệu quả.Tuy nhiên, việc dạy các giáo án thực nghiệm này đòi hỏi phải đầu tư nhiều thời
gian và công sức hơn so với việc dạy học thông thường và GV còn có thể gặp khó khăn về
trang, thiết bị để phục vụ việc dạy học.
Tóm tắt chương 3
Để đánh giá hiệu quả và tính khả thi của các giáo án đã thiết kế ở chương 2 chúng tôi
đã chọn thực nghiệm 5/11 giáo án với 5 cặp lớp TN - ĐC với tổng số 330 HS do 4 thầy cô
có thâm niên công tác từ 10 năm trở lên tham gia dạy thực nghiệm:
- Số bài học đã được tiến hành thực nghiệm : 5
- Số trường đã tham gia thực nghiệm : 3
- Số lớp đã tham gia thực nghiệm : 10
- Số HS đã tham gia thực nghiệm : 330
- Số GV đã tham gia dạy thực nghiệm : 4
- Tổng số bài kiểm tra đã chấm : 1650
Sau khi chấm bài kiểm tra chúng tôi đã tiến hành xử lí số liệu, tính toán các tham số đặc
trưng và tiến hành kiểm định giả thuyết thống kê và tiến hành phân tích các kết quả.
Các kết quả kiểm định giả thuyết thống kê đều cho thấy t > tα nên kết quả học tập ở lớp thực
nghiệm luôn cao hơn ở lớp đối chứng và kết quả này có được là do hiệu quả của việc sử dụng giáo
án theo hướng dạy học tích cực chứ không phải do ngẫu nhiên.
Qua quan sát các giờ dạy, chúng tôi nhận thấy HS ở các lớp thực nghiệm luôn hăng hái tham
gia thảo luận cũng như phát biểu chính kiến của mình, các em thể hiện sự tập trung chú ý bài học,
sự quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ học tập, muốn được chia sẻ những thông tin, kiến thức mình có,
học tập hứng thú hơn, nắm vững các kiến thức liên quan tốt hơn nhiều so với HS ở các lớp đối
chứng.
Các GV tham gia thực nghiệm là thầy Đặng Xuân Huy, thầy Văn Công Thìn, cô Nguyễn
Thị Thanh Thúy và các thầy cô dự giờ như cô Nguyễn Thị Thảo, thầy Nguyễn Xuân Sơn cho rằng
việc sử dụng các giáo án theo hướng dạy học tích cực có tác dụng rất tốt trong dạy học, không
những gây hứng thú cho HS mà còn gây hứng thú với cả GV, nhất là các giáo án được thiết kế theo
kiểu trò chơi thì không khí vô cùng sôi nổi hiệu quả thấy rõ. Tuy nhiên, việc dạy các giáo án thực
nghiệm này đòi hỏi phải đầu tư nhiều thời gian và công sức hơn so với việc dạy học thông thường
và GV còn có thể gặp khó khăn về trang, thiết bị để phục vụ việc dạy học.
Như vậy, kết quả thực nghiệm đã chứng minh các giáo án mà chúng tôi thiết kế đã
gây hứng thú, phát huy được tính tích cực của HS, nâng cao chất lượng dạy học và khẳng
định được tính khả thi của các giáo án này.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Từ mục đích và nhiệm vụ mà đề tài đã đề ra, trong quá trình thực hiện luận văn
chúng tôi đã giải quyết được những vấn đề sau:
1.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài
- Quá trình dạy học.
- Những nhiệm vụ trí - đức - dục của môn hóa học ở trường phổ thông.
- Phương pháp dạy học tích cực.
- Phân biệt bài ôn tập và bài luyện tập môn hóa học ở trường THPT.
1.2. Điều tra thực trạng
Điều tra việc dạy bài luyện tập môn hóa học của 134 GV thuộc các trường THPT
của tỉnh BR-VT qua đó nhận thấy GV chưa chú trọng đầu tư về đổi mới phương pháp dạy
học khi dạy học các bài luyện tập nên hiệu quả dạy học chưa cao.
1.3. Nghiên cứu mục tiêu cơ bản và cấu trúc chương trình của môn hóa học lớp 12
chương trình chuẩn.
1.4. Nghiên cứu và đề xuất các định hướng khi thiết kế các bài luyện tập theo
hướng dạy học tích cực
- Nội dung phải chính xác, khoa học.
- Đảm bảo các mục tiêu và trọng tâm theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương
trình.
- Phối hợp linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và vận dụng các
kỹ thuật dạy học để tăng cường tính tích cực, chủ động, sáng tạo và phát triển được năng lực
tự học của HS.
- Tăng cường sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học, đặc biệt chú trọng ứng dụng
công nghệ thông tin một cách hiệu quả.
- Phù hợp với trình độ HS và điều kiện học tập hiện có.
1.5. Đề xuất qui trình thiết kế giáo án các bài luyện tập theo hướng dạy học tích
cực
- Bước 1 : Xác định mục tiêu bài học căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng.
- Bước 2 : Nghiên cứu SGK và tài liệu liên quan để hiểu chính xác, đầy đủ nội
dung bài học, xác định trình tự lôgic của bài học.
- Bước 3 : Tìm hiểu trình độ HS, dự kiến những tình huống có thể nảy sinh và
phương án giải quyết, xem xét cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hiện có.
- Bước 4 : Lựa chọn PPDH ; phương tiện, thiết bị dạy học và hình thức kiểm tra,
đánh giá thích hợp nhằm giúp HS học tập tích cực, chủ động, sáng tạo và phát triển năng lực
tự học.
- Bước 5 : Thiết kế bài giảng : Thiết kế kịch bản, hệ thống các câu hỏi, các bài tập,
các phiếu học tập, các thí nghiệm, tranh ảnh hoặc video
- Bước 6 : Tham khảo ý kiến các chuyên gia, các đồng nghiệp.
- Bước 7 : Hoàn chỉnh giáo án.
1.6. Thiết kế 11 giáo án luyện tập thuộc chương trình hóa học lớp 12 THPT theo
hướng dạy học tích cực.
1.7. Tiến hành thực nghiệm sư phạm, xử lí số liệu và rút ra kết luận
Chúng tôi đã TNSP 5/11 giáo án đã thiết kế trên tổng số 330 HS thuộc 10 lớp 12
với 5 cặp lớp TN - ĐC luân phiên tráo đổi qua các tiết dạy. Kết quả thực nghiệm đã chứng
minh các giáo án mà chúng tôi thiết kế đã gây hứng thú, phát huy được tính tích cực của
HS, nâng cao chất lượng dạy học và khẳng định được tính khả thi của các giáo án này.
Tóm lại, chúng tôi đã hoàn thành được những nhiệm vụ của đề tài. Những giáo án
được thiết kế có thể làm tài liệu tham khảo, giúp các thầy cô giáo nâng cao hơn nữa hiệu
quả giảng dạy.
2. Kiến nghị
Từ kết quả nghiên cứu, để người GV hóa học đổi mới phương pháp dạy học nói
chung và đổi mới cách dạy học bài luyện tập nói riêng theo hướng dạy học tích cực thuận
lợi nhất, chúng tôi xin đề xuất các vấn đề sau:
2.1. Đối với giáo viên
- Giáo viên cần phải thích ứng với những thay đổi về chức năng, nhiệm vụ của
mình, nhiệt tình với công cuộc đổi mới giáo dục của nước nhà.
- Đầu tư tìm hiểu, nghiên cứu nhiều về phương pháp dạy học tích cực.
- Biết lựa chọn một số kỹ thuật dạy học tích cực phù hợp để áp dụng vào dạy học
theo chuẩn chuẩn kiến thức kỹ năng của môn học.
- Ý thức được tầm quan trọng của các bài luyện tập, đầu tư thời gian, công sức cho
việc soạn giảng các bài luyện tập.
- Biết khắc phục khó khăn và tích cực khai thác công nghệ thông tin vào dạy học.
- Động viên, khích lệ, tạo sự hứng thú, say mê học tập môn Hóa học cho HS.
2.2. Đối với học sinh
- Cần giác ngộ mục đích học tập, tự giác trong học tập.
- Có ý thức trách nhiệm về kết quả học tập của mình và của lớp.
- Chuẩn bị tốt các nhiệm vụ mà GV đã giao cho cá nhân, cho nhóm.
- Tích cực tham gia vào các hoạt động học tập diễn ra trong tiết học.
- Kiên trì, quyết tâm để dần thích nghi với phương pháp học tích cực.
- Rèn luyện và dần nâng cao kỹ năng tự học.
2.3. Đối với các nhà quản lý giáo dục
- Khuyến khích, động viên GV và HS đổi mới phương pháp theo hướng dạy học tích
cực.
- Tạo điều kiện về cơ sở vật chất nhằm hỗ trợ đắc lực cho việc dạy học được linh
hoạt, phù hợp với dạy học cá thể, dạy học hợp tác.
- Tổ chức hội thảo, chuyên đề về dạy học tích cực để GV có dịp trao đổi, học hỏi lẫn
nhau.
- Tổ chức ngoại khóa, đố vuicho HS nhằm phát huy tính tích cực học tập nơi HS.
3. Hướng phát triển của đề tài
Từ những kết quả đã đạt được của luận văn, chúng tôi sẽ phát triển đề tài theo những
hướng sau:
- Hoàn thiện các giáo án đã thiết kế và tiến hành thiết kế thêm các giáo án là các bài
luyện tập trong chương trình hóa học lớp 11 và lớp 10 (cơ bản).
- Thiết kế các giáo án thuộc các kiểu bài dạy học khác, sử dụng thêm nhiều hình thức
tổ chức dạy học khác.
Từ đó dần dần hoàn thành một ngân hàng giáo án được thiết kế theo hướng dạy học
tích cực.
Hãy phấn đấu để trong mỗi tiết học ở trường phổ thông, học sinh được hoạt động
nhiều hơn, thực hành nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn và quan trọng là được suy nghĩ
nhiều hơn trên con đường chiếm lĩnh nội dung học tập.
Trên đây là tất cả những công việc chúng tôi đã làm để hoàn thành luận văn. Chúng
tôi hi vọng rằng công trình này có thể đóng góp một phần vào việc nâng cao chất lượng các
giờ luyện tập và quá trình dạy học bộ môn hóa học ở trường THPT. Chúng tôi rất mong
nhận được những nhận xét đánh giá và góp ý của các chuyên gia, các thầy cô và các bạn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Ngọc Bảo (1995), Phát triển tính tích cực, tính tự lực của học sinh trong quá
trình dạy học, Vụ Giáo viên - Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Đinh Quang Báo (1998), Tự học, tự đào tạo tư tưởng chiến lược trong phát triển giáo
dục Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
3. Trịnh Văn Biều (2003), Các phương pháp dạy học hiệu quả, Trường ĐHSP TP Hồ Chí
Minh.
4. Trịnh Văn Biều (2003), Giảng dạy hóa học ở trường phổ thông, Trường ĐHSP TP Hồ
Chí Minh.
5. Trịnh Văn Biều (2004), Lí luận dạy học hóa học, Trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh.
6. Trịnh Văn Biều (2005), Phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, Trường
ĐHSP TP Hồ Chí Minh.
7. Trịnh Văn Biều (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên cốt cán trường THPT môn hoá học,
Trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh.
8. Trịnh Văn Biều (2009), Một số vấn đề cơ bản về kiểm tra - đánh giá kết quả học tập ,
Trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh.
9. Ban từ điển (2008), Từ điển hóa học Anh-Việt, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Tài liệu tập huấn GV dạy học, kiểm tra đánh giá theo
chuẩn kiến thức kỹ năng trong chương trình giáo dục phổ thông.
11. Nguyễn Hải Châu, Vũ Anh Tuấn (2007), Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục
Trung học phổ thông, Nxb Giáo dục.
12. Hoàng Chúng ( 1983), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục, Nxb
Giáo dục.
13. Nguyễn Đức Chuy (chủ biên), Đỗ Thị Hải, Nguyễn Thị Hương (2008), Câu hỏi trắc
nghiệm nhiều lựa chọn, Nxb Giáo dục.
14. Đỗ Mạnh Cường (2008), Giáo trình ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học, NXB
Đại học Quốc gia TP. HCM.
15. Nguyễn Cương (1995), Phương tiện kỹ thuật và đồ dùng dạy học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
16. Nguyễn Cương (2007), Phương pháp dạy học Hóa học ở trường phổ thông và đại học,
Nxb Giáo dục.
17. Vũ Cao Đàm (2005), Phương pháp nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa học và Kỹ thuật.
18. Phạm Bích Đào, Phạm Đình Hiến, Phạm Văn Hoan, Nguyễn Thị Thanh Thúy (2009),
Trắc nghiệm Hóa học, Nxb Giáo dục.
19. Lê Văn Hảo (2005), Một số vấn đề về kiểm tra đánh giá trong dạy và học, Trường
ĐHSP TP Hồ Chí Minh.
20. Bùi Hiền, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo (2001), Từ điển Giáo
dục học, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội.
21. Phạm Văn Hoan (2002), Tuyển tập các bài tập Hóa học trung học phổ thông, Nxb Giáo
dục.
22. Quách Tuấn Ngọc (2005), Vấn đề đổi mới phương pháp dạy và học, Báo cáo về ICT in
Education.
23. Trần Thị Tuyết Oanh (2007), Đánh giá và đo lường kết quả học tập, Nxb ĐHSP.
24. Đặng Thị Oanh, Nguyễn Thị Sửu (2006), Phương pháp dạy học các chương mục quan
trọng trong chương trình – sách giáo khoa hóa học phổ thông, Bộ môn PPGD Khoa hóa
học Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội.
25. Hoàng Phê (chủ biên), Bùi khắc Việt, Chu Bích Thu (1994), Từ điển tiếng Việt, Nxb
Giáo dục, Hà nội.
26. Nguyễn Ngọc Quang (1986), Lý luận dạy học đại cương, Tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
27. Bùi Thọ Thanh (2006), Tin học ứng dụng trong hóa học, Tài liệu môn học, Đại học Sư
phạm TP Hồ Chí Minh.
28. Nguyễn Trọng Thọ (2002), Ứng dụng tin học trong dạy học hóa học, Nxb Đại học Sư
phạm TP Hồ Chí Minh.
29. Lê Trọng Tín (1998), Phương pháp dạy học môn hóa học ở trường phổ thông trung học,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
30. Lê Trọng Tín (2006), Những phương pháp dạy học tích cực trong dạy học hóa học, Tài
liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III 2004 – 2007, Đại học Sư phạm TP Hồ Chí
Minh.
31. Nguyễn Cảnh Toàn (1999), Luận bàn và kinh nghiệm về tự học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
32. Nguyễn Cảnh Toàn (Chủ biên), Nguyễn Kỳ, Vũ Văn Tảo, Bùi Tường (1998), Quá trình
dạy – tự học, Nxb Giáo dục.
33. Nguyễn Cảnh Toàn (Chủ biên), Nguyễn Kỳ, Lê Khánh Bằng, Vũ Văn Tảo (2004), Học
và dạy cách học, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.
34. Nguyễn Xuân Trường (2005), Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
35. Nguyễn Xuân Trường (2006), Sử dụng bài tập trong dạy học hoá học ở trường phổ
thông, Nxb Đại học Sư phạm.
36. Nguyễn Xuân Trường (2007), Trắc nghiệm và sử dụng trắc nghiệm trong dạy học hóa
học ở trường phổ thông, Nxb Đại học Sư phạm.
37. Nguyễn Xuân Trường (2007), Cách biên soạn và trả lời câu hỏi trắc nghiệm môn hóa
học ở trường phổ thông, Nxb Giáo dục.
38. Nguyễn Xuân Trường (Tổng chủ biên) (2007), Hoá học 12, Nxb Giáo dục.
39. Nguyễn Xuân Trường (Tổng chủ biên) (2007), Bài tập hoá học 12, Nxb Giáo dục.
40. Nguyễn Xuân Trường – Quách Văn Long (2009), Ôn tập kiến thức và luyện giải nhanh
bài tập trắc nghiệm hóa học THPT – Hóa vô cơ, Nxb Hà Nội.
41. Vũ Anh Tuấn (chủ biên) (2008), Hướng dẫn thực hiện chương trình sách giáo khoa lớp
12 môn hóa học, Nxb giáo dục.
42. Vũ Anh Tuấn (chủ biên) (2008), Giới thiệu giáo án hóa học 12, Nxb Hà Nội.
43. Thái Duy Tuyên (2007). Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới. Nxb Giáo dục.
44. Viện Khoa học giáo dục (1999), Một số vấn đề về phương pháp dạy học, Hà Nội.
45. Viện Nghiên cứu giáo dục, Trường ĐHSP TP.HCM (2006), Kỷ yếu Hội thảo khoa học,
Kiểm tra đánh giá để phát huy tính tích cực của học sinh bậc trung học.
46. Phạm Viết Vượng (1995), Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, Hà Nội.
47. Nguyễn Như Ý (1999), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa thông tin.
48. Microsoft (2006), Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học, Tài liệu học tập giành cho
giáo viên, Tập đoàn Microsoft.
49.
50.
51.
52.
PHỤ LỤC
Trang
1. Phụ lục 1 : Phiếu điều tra thực trạng việc thiết kế và thực hiện các
bài luyện tập môn Hóa học ở trường phổ thông
2
2. Phụ lục 2 : Đề kiểm tra bài 4 4
3. Phụ lục 3 : Đề kiểm tra bài 7 7
4. Phụ lục 4 : Đề kiểm tra bài 12 9
5. Phụ lục 5 : Đề kiểm tra bài 22 11
6. Phụ lục 6 : Đề kiểm tra bài 37 13
7. Phụ lục 7 : Các phần chuẩn bị của HS trước khi học bài luyện tập 15
PHỤ LỤC 1
PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG VIỆC THIẾT KẾ VÀ THỰC HIỆN CÁC
BÀI LUYỆN TẬP MÔN HÓA HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
Kính chào quí thầy cô !
Hiện nay chúng tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học “THIẾT KẾ BÀI
LUYỆN TẬP MÔN HÓA HỌC LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO HƯỚNG
DẠY HỌC TÍCH CỰC”. Những thông tin của quý thầy (cô) cung cấp trong phiếu điều tra
này sẽ giúp chúng tôi đánh giá thực trạng dạy học các bài luyện tập của môn hóa học lớp 12
trong trường THPT. Chúng tôi xin đảm bảo mọi thông tin quý thầy (cô) cung cấp sẽ chỉ
được sử dụng nhằm mục đích khoa học của đề tài này mà không được sử dụng vào mục đích
nào khác.
Rất mong nhận được sự giúp đỡ của quý thầy (cô). Xin chân thành cám ơn quý thầy (cô)!
Xin thầy cô vui lòng điền vào một số thông tin cá nhân:
Thầy (cô) đang dạy tại trường ..
Thuộc quận ( huyện).. tỉnh ( thành phố)
Số năm kinh nghiệm...
1. Về dạy học tích cực, thầy cô(chỉ 1 lựa chọn)
chưa biết.
đã biết.
đã thường xuyên vận dụng vào dạy học.
2. Thầy (cô) thường dạy một tiết luyện tập (chỉ 1 lựa chọn)
giống như một tiết sửa bài tập.
giống như một tiết ôn tập.
khác với các tiết ôn tập và sửa bài tập.
3. Khi dạy bài luyện tập, thầy (cô) có giao nhiệm vụ cho HS chuẩn bị trước ở nhà
không ? (chỉ 1 lựa chọn)
Thường xuyên.
Thỉnh thoảng.
Chưa từng.
4. Theo thầy (cô) thì việc giao nhiệm vụ cho học sinh chuẩn bị trước ở nhà khi dạy bài
luyện tập là
rất cần thiết.
không cần thiết lắm.
5. Khi dạy bài luyện tập thầy (cô) thường sử dụng các phương pháp dạy học nào ?(Có
thể đánh dấu vào nhiều ô)
Phương pháp trực quan
Phương pháp sử dụng bài tập
Dạy học nêu vấn đề
Grap dạy học
Phương pháp trò chơi
Phương pháp hoạt động nhóm
Vấn đáp
Thuyết trình
6. Theo thầy (cô) những phương pháp dạy học nào có nhiều tiềm năng trong việc phát
huy tính tích cực học tập của học sinh trong giờ luyện tập ?
(Có thể đánh dấu vào nhiều ô)
Phương pháp trực quan
Phương pháp sử dụng bài tập
Dạy học nêu vấn đề
Grap dạy học
Phương pháp trò chơi
Phương pháp hoạt động nhóm
Vấn đáp
Thuyết trình
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn quí thầy cô !
PHỤ LỤC 2
ĐỀ KIỂM TRA BÀI 4: LUYỆN TẬP ESTE VÀ CHẤT BÉO
Cho biết : H=1; C=12; N=14; O =16; Na= 23; K=39; Cu =64; Ag =108
Họ và tên HSLớp 12A.
1. Chất nào có nhiệt độ sôi thấp nhất?
A.C4H9OH. B.C3H7COOH.
C.CH3COOC2H5. D.C6H5OH.
2. Thuỷ phân este C2H5COOCH=CH2 trong môi trường axit tạo thành những sản phẩm gì?
A.C2H5COOH, CH2=CH-OH. B.C2H5COOH, HCHO.
C.C2H5COOH, CH3CHO. D.C2H5COOH, CH3CH2OH.
3. Một este đơn chức no, mạch hở có 54,55 % C trong phân tử.Công thức phân tử của este
có thể là
A.C3H6O2. B.C4H8O2. C.C4H6O2. D.C3H4O2.
4. Đun 6 gam axit axetic với 1 luợng dư ancol etylic ( có H2SO4 đặc làm xúc tác) thu được
5,5 gam este. Hiệu suất của phản ứng este hoá là bao nhiêu?
A.70%. B.75% . C.62,5%. D.50%.
5. Số hợp chất đơn chức, đồng phân cấu tạo của nhau có cùng công thức phân tử C4H8O2,
đều tác dụng với dung dịch NaOH là
A.3. B.4. C.5. D.6.
6. Cho glixerol phản ứng với hỗn hợp axit béo gồm C17H33COOH và C15H31COOH, số loại
trieste được tạo ra tối đa là:
A.6. B.5. C.4. D.3.
7. Xà phòng hoá 8,8 gam etyl axetat bằng 150 ml dung dịch NaOH 1M. Sau khi phản ứng
xảy ra hoàn toàn cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là
A.8,56 gam. B.12,2 gam. C.10,2 gam. D.8,2 gam.
8. Một hợp chất hữu cơ đơn chức X có công thức C3H6O2 không tác dụng với Na, tác dụng
được với dd NaOH, X là
A.ancol. B.este. C.andehit. D.axit.
9. Xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp có đặc điểm chung là
A. chứa muối natri có khả năng làm giảm sức căng bề mặt của các chất bẩn.
B. các muối được lấy từ phản ứng xà phòng hóa chất béo.
C. sản phẩm của công nghệ hóa dầu.
D. có nguồn gốc từ động vật và thực vật.
10. Thủy phân phenyl axetat trong dung dịch NaOH thu được các sản phẩm hữu cơ là
A. axit axetic và phenol. B. natri axetat và phenol.
C. natri axetat và natri phenolat. D. axit axetic và natri phenolat.
11. Một chất hữu cơ A có CTPT C3H6O2 thỏa mãn: A tác dụng được dd NaOH đun nóng và
dd AgNO3/NH3,t0.Vậy A có CTCT là
A. C2H5COOH. B. CH3-COO- CH3.
C. H-COO- C2H5. D. HOC-CH2-CH2OH.
12. Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp gồm etyl axetat, etyl fomat và etyl propionat thu
được 31,36 lit khí CO2 (đktc). Khối lượng H2O thu được là
A. 12,6 gam. B. 50,4 gam.
C. 100,8 gam. D. 25,2 gam.
13. Cho 0,01 mol este hữu cơ, no, mạch hở X phản ứng vừa đủ với dd chứa 30ml KOH1M.
E thuộc loại este
A. đơn chức. B. hai chức. C. ba chức. D. bốn chức.
14. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Chất béo là trieste của glixerol với các axit béo.
B. Chất béo chứa chủ yếu các gốc không no của axit thường là chất lỏng ở nhiệt độ
phòng.
C. Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch.
D. Chất béo chứa chủ yếu các gốc no của axit thường là chất rắn ở nhiệt độ phòng.
15. Vinyl axetat được điều chế bằng phản ứng của
A. axit axetic với ancol vinylic. B. axit axetic với axetilen.
C. axit axetic với vinyl clorua. D. Axit axetic với etilen.
16. Khi xà phòng hóa triolein bằng dung dịch NaOH thu được sản phẩm là:
A. natri oleat và glixerol. B. natri oleat và etylenglicol.
C. natri stearat và glixerol. D. natri stearat và etylenglicol.
17. Cho este X có công thức phân tử là C4H8O2 tác dụng với NaOH đun nóng, thu được
muối Y có phân tử khối lớn hơn phân tử khối của X. Tên gọi của X là
A. metyl propionat. B. etyl axetat.
C. propyl fomat. D. isopropyl fomat.
18. Khi thủy phân chất nào sau đây sẽ thu được glixerol?
A. Este ba chức. B. Este đơn chức.
C. Chất béo. D. Etyl axetat.
19. Đốt cháy hoàn toàn 0,2mol este X thu được 0,6mol CO2 và 0,6 mol H2O. Nếu cho 0,2
mol X tác dụng hết với NaOH thì thu được 16,4 g muối. X là công thức cấu tạo nào sau
đây?
A.CH3COOCH3. B. HCOOCH3.
C.CH3COOC2H5. D. HCOOC2H5.
20. Xà phòng hoá hoàn toàn 17,24 gam chất béo cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung
dịch sau phản ứng thu được khối lượng xà phòng là A.17,80
gam. B.18,24 gam. C.16,68 gam. D.18,38 gam.
--------------------------- Hết--------------------------
PHỤ LỤC 3
ĐỀ KIỂM TRA BÀI 7. LUYỆN TẬP: CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA
CACBOHIĐRAT
Câu 1: Trong phân tử của cacbohyđrat luôn có
A. nhóm chức axit. B. nhóm chức xeton.
C. nhóm chức ancol. D. nhóm chức anđehit.
Câu 2: Chất thuộc loại đisaccarit là
A. glucozơ. B. saccarozơ.
C. xenlulozơ. D. fructozơ.
Câu 3: Hai chất đồng phân của nhau là
A. glucozơ và mantozơ. B. fructozơ và glucozơ.
C. fructozơ và mantozơ. D. saccarozơ và glucozơ.
Câu 4: Trong điều kiện thích hợp glucozơ lên men tạo thành khí CO2 và
A. C2H5OH. B. CH3COOH.
C. HCOOH. D. CH3CHO.
Câu 5: Saccarozơ và glucozơ đều có
A. phản ứng với AgNO3 trong dd NH3, đun nóng.
B. phản ứng với dd NaCl.
C. phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dd xanh lam.
D. phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit.
Câu 6: Cho sơ đồ chuyển hoá:
Glucozơ → X → Y → CH3COOH.
Hai chất X, Y lần lượt là
A. CH3CHO và CH3CH2OH. B. CH3CH2OH và CH3CHO.
C. CH3CH(OH)COOH và CH3CHO. D. CH3CH2OH và CH2=CH2.
Câu 7: Chất tham gia phản ứng tráng bạc là
A. xenlulozơ. B. tinh bột.
C. fructozơ. D. saccarozơ.
Câu 8: Chất không phản ứng với AgNO3 trong dd NH3, đun nóng tạo thành Ag là
A. C6H12O6 (glucozơ). B. CH3COOH.
C. HCHO. D. HCOOH.
Câu 9: Dãy gồm các dung dịch đều tác dụng với Cu(OH)2 là:
A. glucozơ, glixerol, ancol etylic. B. glucozơ, andehit fomic, natri axetat.
C. glucozơ, glixerol, axit axetic. D. glucozơ, glixerol, natri axetat.
Câu 10: Để chứng minh trong phân tử của glucozơ có nhiều nhóm OH, người ta cho dd
glucozơ phản ứng với
A. Cu(OH)2 trong NaOH, đun nóng. B. AgNO3 trong dd NH3, đun nóng.
C. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường. D. kim loại Na.
Câu 11: Khi lên men 360 gam glucozơ với hiệu suất 100%, khối lượng ancol etylic thu được là
A. 184 gam. B. 276 gam. C. 92 gam. D. 138 gam.
Câu 12: Cho m gam glucozơ lên men thành ancol etylic với hiệu suất 80%. Hấp thụ hoàn toàn
khí CO2 sinh ra vào nước vôi trong dư thu được 20 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 14,4. B. 45. C. 11,25. D. 22,5.
Câu 13: Đun nóng dd chứa 27 gam glucozơ với AgNO3 trong dd NH3 (dư) thì khối lượng Ag
tối đa thu được là
A. 16,2 gam. B. 10,8 gam. C. 21,6 gam. D. 32,4 gam.
Câu 14: Cho 50ml dd glucozơ chưa rõ nồng độ tác dụng với một lượng dư AgNO3 trong dd
NH3 thu được 2,16 gam bạc kết tủa. Nồng độ mol (hoặc mol/l) của dd glucozơ đã dùng là (Cho
Ag = 108)
A. 0,20M. B. 0,01M. C. 0,02M. D. 0,10M.
Câu 15: Lượng glucozơ cần dùng để tạo ra 1,82 gam sobitol với hiệu suất 80% là
A. 2,25 gam. B. 1,80 gam. C. 1,82 gam. D. 1,44 gam.
Câu 16: Đun nóng xenlulozơ trong dd axit vô cơ, thu được sản phẩm là
A. saccarozơ. B. glucozơ. C. fructozơ. D. mantozơ.
Câu 17: Cho sơ đồ chuyển hóa sau:
Tinh bột → X → Y → axit axetic.
X và Y lần lượt là:
A. ancol etylic, anđehit axetic. B. glucozơ, ancol etylic.
C. glucozơ, etyl axetat. D. glucozơ, anđehit axetic.
Câu 18: Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ, mantozơ đều có khả năng tham gia phản ứng
A. hoà tan Cu(OH)2. B. trùng ngưng.
C. tráng bạc. D. thủy phân.
Câu 19: Từ 16,20 tấn xenlulozơ người ta sản xuất được m tấn xenlulozơ trinitrat (biết hiệu suất
phản ứng tính theo xenlulozơ là 90%). Giá trị của m là
A. 26,73. B. 33,00. C. 25,46. D. 29,70.
Câu 20: Cho dãy các chất: glucozơ, xenlulozơ, saccarozơ, tinh bột, fructozơ. Số chất trong dãy
tham gia phản ứng tráng bạc là
A. 3. B. 4. C. 2. D. 5.
PHỤ LỤC 4
ĐỀ KIỂM TRA BÀI 12. LUYỆN TẬP: CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA AMIN,
AMINOAXIT VÀ PROTEIN
(H=1; O=8; C= 12; bN=14; Na=23; K=39)
1. Anilin (C6H5NH2) và phenol (C6H5OH) đều có phản ứng với
A. dd HCl. B. dd NaOH.
C. nước Br2. D. dd NaCl.
2. Mô tả hiện tượng nào dưới đây không chính xác?
A. Nhỏ vài giọt axit nitric đặc vào dd lòng trắng trứng thấy kết tủa màu vàng.
B. Trộn lẫn lòng trắng trứng, dd NaOH và một ít CuSO4 thấy xuất hiện màu đỏ đặc trưng.
C. Đun nóng dung dịch lòng trăng trứng thấy hiện tượng đông tụ lại, tách ra khỏi dung dịch.
D. Đốt cháy một mẫu lòng trăng trứng thấy hiện tượng mùi khét như mùi tóc cháy.
3. Hợp chất H2N-CH2-COOH phản ứng được với:
(1). NaOH (2). CH3COOH. (3). C2H5OH
A. (1,2) B. (2,3) C. (1,3). D. (1,2,3).
4. Phản ứng nào sau đây không đúng?
A. 2CH3NH2 + H2SO4 → (CH3NH3)2SO4.
B. 3CH3NH2 + 3H2O + FeCl3 → Fe(OH)3 + 3CH3NH3Cl.
C. C6H5NH2 + 3Br2 → 3,5 –Br2 –C6H3NH2 + 2HBr.
D. C6H5NO2 + 3Fe + 7HCl → C6H5NH3Cl + 3FeCl2 + 2H2O.
5. Cho 4,5 gam etylamin (C2H5NH2) tác dụng vừa đủ với axit HCl. Số gam muối thu được là
A. 8,15 . B. 0,85 .
C. 7,65 . D. 8,10 .
6. Khi trùng ngưng 13,1g axit ε-aminocaproic với hiệu suất 80%, ngoài aminoaxit còn dư người ta
thu được m gam polime và 1,44g nước. Giá trị m là
A. 10,41g. B. 9,04g.
C. 11,02g. D. 8,43g.
7. Một amin đơn chức chứa 19,718% nitơ về khối lượng. CTPT của amin là
A. C4H5N. B. C4H7N.
C. C4H9N. D. C4H11N.
8. Cho 0,01 mol aminoaxit X tác dụng vừa đủ với 80ml dd HCl 0,125M, sau đó cô cạn dd thu được
1,835g muối. Phân tử khối của X là
A. 174. B. 147. C. 197. D. 187
9. Cho sơ đồ biến hóa sau: Alanin NaOH+→ X HCl+→Y. Chất Y là chất nào sau đây?
A. CH3-CH(NH2)-COONa. B. H2N-CH2-CH2-COOH.
C. CH3-CH(NH3Cl)COOH. D.CH3-CH(NH3Cl)COONa.
10. Phát biêu nào dưới đây về enzim là không chính xác?
A. Hầu hết enzim có bản chất của protein.
C. Mỗi enzim xúc tác cho rất nhiều chuyễn hóa khác nhau.
B. Enzim có khả năng xúc tác cho các quá trình hóa học.
D.Tốc độ pứ nhờ xtác enzim thường nhanh hơn xtác hóa học.
11. Người ta điều chế anilin bằng cách nitro hóa 500g benzen rồi khử hợp chất nitro sinh ra. Khối
lượng anilin thu được là bao nhiêu, biết hiệu suất mỗi giai đoạn 78%?
A. 346,7gam. B. 362,7gam. C. 463,4gam. D. KQ#.
12. Cho 17,7g một amin đơn chức, no X tác dụng với dd FeCl3 dư thu được 10,7g kết tủa. CTPT
của X là
A. C2H7N. B. C3H9N. C. C4H11N. D. CH5N.
13. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol metylamin (CH3NH2), sinh ra V lít khí N2 (ở đktc). Giá trị của V là
A. 4,48. B. 1,12. C. 2,24. D. 3,36.
14. Để chứng minh amino axit là hợp chất lưỡng tính ta có thể dùng phản ứng của chất này lần lượt với:
A. dung dịch HCl và dung dịch Na2SO4.
B. dung dịch KOH và CuO.
C. dung dịch KOH và dung dịch HCl.
D. dung dịch NaOH và dung dịch NH3.
15. Có 4 hóa chất : metylamin (1), phenylamin (2), amoniac (3), đimetylamin (4). Thứ tự tăng dần
lực bazơ là :
A. (4) < (1) < (2) < (3). B. (2) < (3) < (1) < (4).
C. (2) < (1) < (3) < (4). D. (3) < (2) < (1) < (4).
16. Nylon-6,6 là một loại tơ sợi tổng hợp được tạo ra do
A. sự trùng ngưng giữa axit ađipic với hexametylenđiamin.
B. sự trùng ngưng caprolactam.
C. sự trùng ngưng của axit ω-aminoenantoic.
D. sự Clo hóa PVC.
17. Có các dung dịch riêng biệt sau: C6H5-NH3Cl, H2N-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH,
ClH3N-CH2-COOH, HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH và H2N-CH2-COONa. Số lượng các dung
dịch làm quì tím hóa đỏ là
A. 4. B. 5. C. 3. D. 2.
18. Cho 20 gam hỗn hợp gồm 3 amin đơn chức, đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng vừa đủ với dung
dịch HCl 1M rồi cô cạn dung dịch thì thu được 31,68 gam hỗn hợp muối. Thể tích dung dịch HCl
đã dùng là bao nhiêu mililit?
A. 100ml. B. 50ml. C. 200ml. D. 320ml.
19. Ứng với công thức C3H9N có số đồng phân amin là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
20. Ứng với công thức C7H9N có số đồng phân amin chứa vòng benzen là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
--------------------Hết--------------------
PHỤ LỤC 5
ĐỀ KIỂM TRA BÀI 22. LUYỆN TẬP: TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠI
(Na = 23; K = 39; Mg=24; Al= 27; Ca = 40; Ba = 137; Fe = 56; Cu = 64; Cr=52;
Ag = 108 ; N=14; O=16: S = 32)
Câu 1: Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại thuộc nhóm IIA là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Câu 2.Mạng tinh thể kim loại gồm có:
A. nguyên tử, ion kim loại và các electron độc thân.
B. nguyên tử, ion kim loại và các electron tự do.
C. nguyên tử và các electron độc thân.
D. ion kim loại và các electron độc thân.
Câu 3: Cấu hình electron của nguyên tử Na (Z =11) là
A. 1s22s2 2p6 3s2. B. 1s22s2 2p6.
C. 1s22s22p63s1. D. 1s22s22p6 3s23p1.
Câu 4: Kim loại nào sau đây có tính dẫn điện tốt nhất trong tất cả các kim loại?
A. Vàng. B. Bạc. C. Đồng. D. Nhôm.
Câu 5: Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là
A. tính bazơ. B. tính oxi hóa. C. tính axit. D. tính khử.
Câu 6: Hai kim loại đều phản ứng với dd Cu(NO3)2 giải phóng kim loại Cu là
A. Al và Fe. B. Fe và Au. C. Al và Ag. D. Fe và Ag.
Câu 7: Cặp chất không xảy ra phản ứng là
A. Fe + Cu(NO3)2. B. Cu + AgNO3.
C. Zn + Fe(NO3)2. D. Ag + Cu(NO3)2.
Câu 8: Hai kim loại Al và Cu đều phản ứng được với dung dịch
A. NaCl loãng. B. H2SO4 loãng.
C. HNO3 loãng. D. NaOH loãng.
Câu 9: Hoà tan hoàn toàn 1,23 gam hỗn hợp X gồm Cu và Al vào dd HNO3 đặc, nóng thu
được 1,344 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Phần trăm về khối lượng của Cu
trong hỗn hợp X là
A. 21,95%. B. 78,05%. C. 68,05%. D. 29,15%.
Câu 10: Để hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm hai kim loại Cu và Zn, ta có thể dùng một
lượng dư dung dịch
A. HCl. B. AlCl3. C. AgNO3. D. CuSO4.
Câu 11: Cho các kim loại: Ni, Fe, Cu, Zn; số kim loại tác dụng với dd Pb(NO3)2 là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 12: Tất cả các kim loại Fe, Zn, Cu, Ag đều tác dụng được với dung dịch
A. HCl. B. H2SO4 loãng. C. HNO3 loãng. D. KOH.
Câu 13: Cho phản ứng:
aAl + bHNO3 → cAl(NO3)3 + dNO + eH2O.
Hệ số a, b, c, d, e là các số nguyên, tối giản. Tổng (a + b) bằng
A. 5. B. 4. C. 7. D. 6.
Câu 14: Cặp chất không xảy ra phản ứng hoá học là
A. Cu + dd FeCl3. B. Fe + dd HCl.
C. Fe + dd FeCl3. D. Cu + dd FeCl2.
Câu 15: Cho kim loại M tác dụng với Cl2 được muối X; cho kim loại M tác dụng với dd
HCl được muối Y. Nếu cho kim loại M tác dụng với dd muối X ta cũng được muối Y. Kim
loại M có thể là
A. Mg. B. Al. C. Zn. D. Fe.
Câu 15: Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường tạo ra dd có môi
trường kiềm là:
A. Na, Ba, K. B. Be, Na, Ca. C. Na, Fe, K. D. Na, Cr, K.
Câu 16. Kim loại có tính chất vật lý chung là:
A. tính dẻo, tính dẫn điện, tính khó nóng chảy, ánh kim.
B. tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim.
C. tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim, tính đàn hồi.
D. tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, tính cứng.
Câu 17. Các tính chất vật lý chung của kim loại gây ra do
A. có nhiều kiểu mạng tinh thể kim loại.
B. trong kim loại có các electron hoá trị.
C. trong kim loại có các electron tự do.
D. các kim loại đều là chất rắn.
Câu 18. Hoà tan 2,52 gam một kim loại bằng dd H2SO4 loãng dư, cô cạn dd thu được 6,84
gam muối khan. Kim loại đó là:
A. Mg. B. Al. C. Zn. D. Fe.
Câu 19: Ngâm lá kẽm trong dd chứa 0,1 mol CuSO4. Phản ứng xong thấy khối lượng lá
kẽm:
A. tăng 0,1 gam. B. tăng 0,01 gam.
C. giảm 0,1 gam. D. không thay đổi.
Câu 20. Cho 5 gam hỗn hợp bột Cu và Al vào dd HCl dư thu 3,36 lít H2 ở đktc. Phần trăm
Al theo khối lượng ở hỗn hợp đầu là
A. 27%. B. 51%. C. 64%. D. 54%.
PHỤ LỤC 6
ĐỀ KIỂM TRA BÀI 37. LUYỆN TẬP: SẮT VÀ HỢP CHẤT
(Na = 23; K = 39; Mg=24; Al= 27; Ca = 40; Ba = 137;
Fe = 56; Cu = 64; Cr=52; Ag = 108 ; N=14; O=16: S = 32)
1. Quặng giàu sắt nhất trong tự nhiên nhưng hiếm là
A. Hematit(Fe2O3). B. Xiđerit(FeCO3).
C. Manhetit(Fe3O4). D. Pirit(FeS2).
2. Hoà tan Fe vào dung dịch AgNO3 dư, dung dịch thu được chứa chất nào sau đây?
A. Fe(NO3)2. B. Fe(NO3)3.
C. Fe(NO2)2, Fe(NO3)3, AgNO3. D. Fe(NO3)3 , AgNO3.
3. Cho dd FeCl2, ZnCl2 tác dụng với dd NaOH dư, sau đó lấy kết tủa nung trong không khí
đến khối lượng không đổi, chất rắn thu được là chất nào sau đây?
A. FeO và ZnO. B. Fe2O3 và ZnO.
C. Fe3O4. D. Fe2O3.
4. Cho hỗn hợp bột Fe và Fe3O4 vào dd HNO3. Sau pư được dd X, khí NO và còn kim loại
dư . Trong X có:
A. Fe2+, Fe3+. B. Fe3+, H+. C. Fe2+, Fe3+, H+. D. Fe2+.
5. X là một oxit sắt . Biết 16 gam X tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch HCl 2M. X là
A. FeO. B.Fe2O3 .
C. Fe3O4. D. không xác định được.
6. Khử hoàn toàn 6,64 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 cần dùng 2,24 lít CO
(đktc) . Khối lượng Fe thu được là
A. 5,04 gam. B. 5,40 gam.
C. 5,05 gam. D. 5,06 gam.
7. Để phân biệt 3 mẫu rắn: Fe, Fe3O4, Cu có thể dùng dung dịch
A. HCl. B. HNO3.
C. NaOH. D. KMnO4/ H2SO4.
8. Cho 13,1 gam hh gồm Fe, Mg, Al hoà tan hết trong dd HCl, thu được 10,08 lít khí H2
(đktc). Số gam muối khan thu được là
A. 58,15. B. 45,05.
C. 60,35. D. 29,075.
9. Hòa tan 3,04 gam hỗn hợp bột kim loại Fe và Cu trong dung dịch HNO3 loãng dư thu
được 0,896 lít khí duy nhất NO (đktc). Phần trăm khối lượng Fe và Cu( theo thứ tự) trong
hỗn hợp là:
A. 36,8 % và 63,2%. B. 35,5% và 64,5%.
C. 37,8% và 62,2%. D. 53,5% và 46,5%.
10. Hòa tan hết 14,0 gam Fe trong 400ml dung dịch HNO3 2M thu được dung dịch X chứa
m gam muối và khí NO (là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là
A. 48,4. B. 60,5. C. 51,2. D. 54,0.
11. Cho các kim loại: Ni, Pb, Zn, Fe, Sn, Cu, Ag. Hỏi có bao nhiêu kim loại tác dụng được
với dung dịch HCl?
A. 6. B. 5. C. 4. D. Kết quả khác.
12. Nhúng thanh đồng vào 200ml dung dịch AgNO3 0,5M. Khi phản ứng kết thúc, lấy
thanh đồng rửa sạch, sấy khô đem cân lại thì khối lượng thanh kim loại sẽ
A. tăng 4,4 gam. B. giảm 4,4 gam.
C. tăng 7,6 gam. D. giảm 7,6 gam.
13. Đốt bột Fe trong không khí được chất rắn A. Cho chất rắn A vào dung dịch HCl dư được
dung dịch X chứa
A. FeCl2. B. FeCl2, FeCl.
C. FeCl3. D. FeCl2, FeCl3, HCl.
14. Hoà tan 50 gam CuSO4.5H2O vào nước được 500ml dung dịch A. Cho dần dần bột Fe
vào dung dịch A, khuấy nhẹ cho tới khi dung dịch hết màu xanh. Tính lượng Fe đã tham gia
phản ứng.
A. 1,12g. B. 11,2g. C. 5,6g. D. 0,56g.
15. Cho sơ đồ: X → Fe(OH)2 → Y → Z → Fe. Các chất X, Y, Z lần lượt là
A. Fe(NO3)2, FeSO4, FeCl2 . B. FeCl2, Fe(NO3)2, FeO.
C. FeO, FeCl2, FeSO4. D. FeSO4, FeCl3, FeCl2.
16. Cho các kim loại: Na, Cu, Ag, Fe, Zn, Al lần lượt vào dd FeCl3.Số trường hợp có xảy ra
phản ứng là
A. 6. B. 5. C. 4. D. 3.
17. Cho Fe(Z=26). Cấu hình e của ion Fe3+ là
A. 1s22s22p63s23p64s23d3. B. 1s22s22p63s23p63d5.
C. 1s22s22p63s23p63d6. D. 2s22s22p63s23p63d64s2.
18. Cho các kim loại: Cu, Ag, Fe, Zn, Al lần lượt vào dd H2SO4 đặc nguội. Số trường hợp
có xảy ra phản ứng là
A. 6. B. 3. C. 4. D. 5.
19. Khi đun nóng hỗn hợp Fe và S thì tạo thành sản phẩm nào sau đây?
A. Fe2S3. B. FeS . C. FeS2. D. Cả A và B.
20. Hợp chất vừa thể hiện tính khử vừa thể hiện tính oxi hóa là:
A. FeCl3, FeCl2. B. Fe2O3, FeSO4.
C. FeCl2, FeO. D. Fe3O4, Fe(OH)3 .
--------------Hết--------------
PHỤ LỤC 7
CÁC PHẦN CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH
TRƯỚC KHI HỌC BÀI LUYỆN TẬP
Bài 7. Luyện tập: CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA CACBOHIĐRAT
Nhóm 1:
NHÓM 1
Câu 1: Để chứng minh trong phân tử của glucozơ có
nhiều nhóm OH, người ta cho dd glucozơ phản ứng
với
A. Cu(OH)2 trong NaOH, đun nóng.
B. AgNO3 trong dd NH3, đun nóng.
C. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.
D. kim loại Na.
NHÓM 1
Câu 2: Hai chất đồng phân của nhau là
A. Glucozơ và mantozơ.
B. Fructozơ và glucozơ.
C. Fructozơ và mantozơ.
D. Saccarozơ và glucozơ
NHÓM 1
Câu 3: Thuốc thử để phân biệt glucozơ và fructozơ là
A. Cu(OH)2
B. dd brom.
C. AgNO3/NH3
D. Na
NHÓM 1
Hướng dẫn:
-Cứ 180g glucozơ tạo ra 92 g C2H5OH
-Vậy 369g G sẽ tạo ra 184g C2H5OH
Câu 4: Khi lên men 360 gam glucozơ với hiệu suất
100%, khối lượng ancol etylic thu được là
A. 184 gam.
B. 276 gam.
C. 92 gam.
D. 138 gam
NHÓM 1
Câu 5: Đun nóng dd chứa 27 gam glucozơ với AgNO3
trong dd NH3 (dư) thì khối lượng Ag tối đa thu được
là bao nhiêu?
Hướng dẫn:
-Cứ 180g glucozơ tạo ra 216g bạc
-Vậy 27g glucozơ tạo ra ? g bạc.
ĐS: 32,4g
NHÓM 1
Nhóm 2:
NH ÓM 2
Câu 1. Saccarozơ là loại đường có nhiều trong
A. Quả nho chín
B. Mật ong
C. Nước ép cây mía
D. Nước cốt dừa
Câu 2. Khi thủy phân saccarozơ thì thu được
A. Ancol etylic.
B. Glucozơ và fructozơ.
C. Glucozơ.
D. Fructozơ.
Câu 3. Trong số các chất: fructozơ, saccarozơ,
glucozơ, xenlulozơ và mantozơ. Có bao nhiêu
chất thuộc loại đisaccarit?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 4. Saccarozơ và glucozơ đều có
A. Phản ứng với AgNO3 trong dd NH3, đun nóng.
B. Phản ứng với dd NaCl.
C. Phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo
thành dd xanh lam.
D. Phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit
Câu 5: Muốn có 2610 gam glucozơ thì khối lượng
saccarozơ cần đem thuỷ phân hoàn toàn là bao
nhiêu?
ĐS: 4959 g
Hướng dẫn:
Cứ 342g S tạo ra 180g G
Vậy ? g S tạo ra 2610g G
Nhóm 3:
Câu 1. Thành phần chính trong nguyên liệu bông,
đay, gai là.
A. Glucozo.
B. Xenlulozơ.
C. Fructozơ.
D. Tinh bột.
Câu 2: Cho sơ đồ chuyển hóa sau:
Tinh bột → X → Y → axit axetic
X và Y lần lượt là:
A. Ancol etylic, anđehit axetic.
B. Glucozơ, etyl axetat.
C. Glucozơ, ancol etylic.
D. Glucozơ, anđehit axetic
Câu 3. Công thức nào sau đây là của xenlulozơ?
A. [C6H7O2(OH)3]n.
B. [C6H8O2(OH)3]n.
C. [C6H7O3(OH)3]n.
D. [C6H5O2(OH)3]n
Câu 4. Phân tử khối trung bình của xenlulozơ là
1620000. Giá trị n trong công thức (C6H10O5)n là:
A. 10000
B. 8000
C. 9000
D. 7000
Câu 5. Từ 100 kg loại gạo chứa 80% tinh bột thể điều
chế được bao nhiêu lít dd ancol etylic 450. Biết
hiệu suất điều chế là 80% và ancol etylic nguyên
chất có D = 0,8 g/ml.
Hướng dẫn:
mTB = 100*80/100=80kg
Cứ 162n g TB tạo ra 92n g etanol
Vậy 80 kg TB tạo ra ? g etanol
Với H=80% nên
metanol= (80*92n/162n)*(80/100)=36,35kg
Vetanol = m/D = 36,35/0,8 = 45,43 lit
Vdd = 45,43*(100/45)= 100,96 lit
Nhóm 4:
Câu 1. Cho các dd sau: saccarozơ, glucozơ, anđehit
axetic, glixerol, ancol etylic, axetilen, fructozơ. Số
lượng dd có thể tham gia phản ứng tráng bạc là
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 2
Câu 2. Cho dãy các chất: glucozơ, xenlulozơ,
saccarozơ, tinh bột, fructozơ. Số chất trong dãy
tham gia phản ứng thủy phân là
A. 3.
B. 4.
C. 2.
D. 5.
Câu 3. Cho dãy các chất: glucozơ, xenlulozơ,
saccarozơ, tinh bột, fructozơ. Số chất có dd hòa tan
được Cu(OH)2 tạo dd màu xanh lam là
A. 3.
B. 4.
C. 2.
D. 5.
Câu 4. Cacbohiđrat là
A. hợp chất đa chức, có công thức chung là
Cn(H2O)m.
B. hợp chất chỉ có nguồn gốc từ thực vật.
C. hợp chất tạp chức, đa số có công thức chung là
Cn(H2O)m.
D. hợp chất chứa nhiều nhóm -OH và nhóm - CHO
Câu 5. Tính khối lượng HNO3 cần để điều chế 103,95
kg xenlulozơ trinitrat với hiệu suất 80%.
Hướng dẫn:
Sơ đồ: 3n HNO3 → [C6H7O2(ONO2)3]n
3n*63 -------- 297n
? 103,95 kg
Vì H =80% nên: m = 82,69 kg
Bài 22. Luyện tập : TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠI
Nhóm 1 :
Câu 1.Chọn phát biểu đúng
A. Nguyên tử kim loại thường có ít electron.
B. Bán kính nguyên tử kim loại thường nhỏ hơn bán
kính nguyên tử phi kim cùng chu kì.
C. Nguyên tử kim loại thường có 1, 2, 3 electron ở lớp
ngoài cùng.
D. A, B, C đều đúng.
Câu 2.Mạng tinh thể kim loại gồm có:
A. Nguyên tử, ion kim loại và các electron độc thân.
B. Nguyên tử, ion kim loại và các electron tự do.
C. Nguyên tử và các electron độc thân.
D. Ion kim loại và các electron độc thân.
Câu 3. Kim loại có tính chất vật lý chung là:
A. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính khó nóng chảy, ánh kim.
B. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim.
C. Tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim, tính đàn hồi.
D. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, tính cứng
Câu 4. Các tính chất vật lý chung của kim loại gây ra do:
A. Có nhiều kiểu mạng tinh thể kim loại.
B. Trong kim loại có các electron hoá trị.
C. Trong kim loại có các electron tự do.
D. Các kim loại đều là chất rắn.
Câu 5. Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử
kim loại thuộc nhóm IIA là
A. 3.
B. 2.
C. 4.
D. 1.
Nhóm 2 :
Câu 1. Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là
A. Tính bazơ.
B. Tính oxi hóa.
C. Tính axit.
D. Tính khử.
Câu 2. Chọn phát biểu đúng
A. Sắt cháy trong oxi dư tạo ra FeO.
B. Sắt cháy trong clo tạo ra FeCl3.
C. Sắt tác dụng với lưu huỳnh tạo FeS2
D. A và B đúng
Câu 3. Cho dãy các kim loại: Na, Cu, Fe, Ag, Zn. Số
kim loại trong dãy phản ứng được với dd HCl là
A. 5.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 4. Cho phản ứng:
aAl + bHNO3→ cAl(NO3)3 + dNO + eH2O.
Hệ số a, b, c, d, e là các số nguyên, tối giản.
Tổng (a + b) bằng
A. 5.
B. 4.
C. 7.
D. 6
Câu 5. Cho dãy các kim loại: Fe, Na, K, Al, Ca, Cu.
Số kim loại trong dãy tác dụng mãnh liệt với nước ở
nhiệt độ thường là
A. 4.
B. 5.
C. 3.
D. 2.
Nhóm 3 :
Câu 1. Trong dãy điện hóa, cặp Al3+/Al đứng trước cặp
Fe2+/Fe. Điều này cho biết:
A. Al3+ có tính oxi hóa mạnh hơn Fe2+
B. Al khử mạnh hơn Fe.
C. Al có tính oxi hóa yếu hơn Fe.
D. Fe khử mạnh hơn Al
Câu 2. Dung dịch FeSO4 và dung dịch CuSO4 đều tác
dụng được với
A. Ag.
B. Fe.
C. Cu.
D. Zn
Câu 3. Để làm sạch một mẫu thủy ngân có lẫn kẽm,
thiếc, chì người ta khuấy mẫu thủy ngân này trong
A. Dung dịch CuSO4 dư.
B. Dung dịch HgSO4 dư.
C. Dung dịch Pb(NO3)2 dư.
D. Dung dịch ZnSO4 dư
Câu 4.Thứ tự một số cặp oxi hóa - khử trong dãy điện
hóa như sau : Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+. Cặp chất
không phản ứng với nhau là
A. Cu và dd FeCl3
B. Fe và dd CuCl2
C. Fe và dd FeCl3
D. dd FeCl2 và dd CuCl2
Câu 4.Thứ tự một số cặp oxi hóa - khử trong dãy điện
hóa như sau : Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+. Cặp chất
không phản ứng với nhau là
A. Cu và dd FeCl3
B. Fe và dd CuCl2
C. Fe và dd FeCl3
D. dd FeCl2 và dd CuCl2
Nhóm 4 :
Câu 1. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp
nhất; kim loại mềm nhất; kim loại dẫn điện tốt
nhất; kim loại nhẹ nhất lần lượt là:
A. Hg; Li; Al; Li.
B. Hg; Cs; Ag; Li.
C. Na; Cs; Cu; Al.
D. Na; Li; Au; Na.
Câu 2. Hoà tan 2,52 gam một kim loại bằng dd
H2SO4 loãng dư, cô cạn dd thu được 6,84 gam
muối khan. Kim loại đó là:
A. Mg.
B. Al.
C. Zn.
D. Fe.
Câu 3. Ngâm một đinh sắt sạch trong 200 ml dd
CuSO4 sau khi phản ứng kết thúc, lấy đinh sắt
ra khỏi dd rửa nhẹ làm khô nhận thấy khối
lượng đinh sắt tăng thêm 0,8 gam. Nồng độ
mol/lít của dd CuSO4 đã dùng là:
A. 0,25M.
B. 0,4M.
C. 0,3M.
D. 0,5M
Câu 4. Hoà tan hoàn toàn 1,5 gam hỗn hợp bột
Al và Mg vào dd HCl thu được 1,68 lít H2
(đkc). Phần trăm khối lượng của Al trong hỗn
hợp là
A. 60%.
B. 40%.
C. 30%.
D. 80%.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thiet_ke_bai_luyen_tap_mon_hoa_hoc_lop_12_thpt_theo_huong_day_hoc_tich_cuc_9328.pdf