Luận văn Thiết kế bài ôn, luyện tập Hóa học lớp 9 theo hướng dạy học tích cực

Để tạo điều kiện cho việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng dạy học tích cực và cũng để giáo viên có thể thực hiện những giáo án đã được thiết kế trong đề tài này, chúng tôi có một số đề xuất sau : 2.1. Với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo - Thường xuyên tổ chức các khóa học bồi dưỡng chuyên môn gắn liền với mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với tình hình thực tế, không hình thức để giáo viên luôn cập nhật kiến thức. - Tận dụng triệt để các đề tài đã nghiên cứu về đổi mới và nâng cao chất lượng dạy học. - Đầu tư thêm trang thiết bị (phòng học được trang bị máy chiếu) cho GV giảng dạy bằng giáo án điện tử. Trang bị các trường phòng thí nghiệm và phòng học bộ môn đúng chuẩn khoa học phù hợp với đặc điểm và yêu cầu bộ môn hóa. 2.2. Với từng trường phổ thông - Khuyến khích và tạo điều kiện để giáo viên tham gia các khóa học bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn. - Có chế độ bồi dưỡng và khen thưởng xứng đáng đối với giáo viên tích cực trong phong trào đổi mới phương pháp dạy học. Rõ ràng, họ đã đã đầu tư nhiều thời gian, công sức và tiền bạc để thiết kế và thực hiện bài dạy theo hướng đổi mới. - Cần tuyển GV chuyên trách cho phòng thí nghiệm và đầu tư dụng cụ và hóa chất thí nghiệm theo ý kiến giáo viên bộ môn vì khi dạy học theo hướng tích cực thì không phải chỉ bài thực hành và một số bài học về chất mới có thí nghiệm mà nay cả bài luyện tập, ôn tập cũng có thể tổ chức cho học sinh thí nghiệm.

pdf151 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1164 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thiết kế bài ôn, luyện tập Hóa học lớp 9 theo hướng dạy học tích cực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u hỏi. - Nhận xét và tính điểm cho các nhóm. Hoạt động 2 : “Xuất phát” (7 phút) - Đọc nội dung của phần thi này. - Luật chơi : Trong 5 phút các nhóm sẽ viết các công thức cấu tạo có thể có của các công thức trên. Mỗi công thức cấu - Viết công thức cấu tạo vào bảng nhóm. tạo đầy đủ và thu gọn viết đúng sẽ được cộng 5 điểm. Nếu công thức cấu tạo bị viết lặp lại thì tính điểm 1 lần. - Nhận xét và tính điểm cho các nhóm. Hoạt động 3 : “Tăng tốc” (13 phút) - Phần tăng tốc gồm 2 phần : thi nhận biết và thi viết phương trình hóa học. - Đọc nội dung phần thi nhận biết. - Các nhóm có 5 phút để làm thí nghiệm và ghi kết quả vào bảng nhóm. Xác định đúng hóa chất đựng trong 1 lọ sẽ được cộng 10 điểm. (3 lọ là 30 điểm) - Nhận xét và tính điểm cho các nhóm. - Đọc nội dung phần thi viết phương trình hóa học. - Các nhóm tiến hành thí nghiệm nhận biết dung dịch axit axetic, rượu etylic và nước. - Các nhóm ghi kết quả vào bảng nhóm. - Các nhóm thảo luận và viết phương trình hóa học trong thời gian giáo viên qui định. - Các nhóm viết phương trình hóa học vào bảng nhóm trong 5 phút. Mỗi phương trình hóa học đúng sẽ được cộng 10 điểm, nếu viết thiếu điều kiện phản ứng thì chỉ cộng 5 điểm cho phản ứng đó. - Nhận xét và cộng điểm cho các nhóm. Hoạt động 4 : “Về đích” (10 phút) - Đọc nội dung của phần thi về đích. - Các nhóm trình bày bài làm vào bảng nhóm trong 5 phút. Nếu nhóm làm hoàn chỉnh bài sẽ được cộng 50 điểm. Nếu làm chưa hoàn chỉnh thì giáo viên sẽ tính - Các nhóm thảo luận và trình bày bài vào bảng nhóm. điểm tùy vào bài làm của các nhóm. - Nhận xét bài làm và tính điểm cho các nhóm. - Sửa bài mẫu cho các nhóm rút kinh nghiệm. Hoạt động 5 : Tổng kết (2 phút) - Giáo viên nhận xét buổi ôn tập, tổng kết điểm các nhóm, tuyên dương và phát thưởng cho các nhóm và cá nhân xuất sắc. D. Hướng dẫn về nhà (1 phút) - Dặn dò học sinh ôn tập kiến thức và làm bài tập trong đề cương để chuẩn bị kiểm tra học kì II. TÓM TẮT CHƯƠNG 2 Trong chương 2, chúng tôi đã thiết kế các bài ôn tập, luyện tập theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. Nội dung gồm các phần như sau: 1. Một số vấn đề về chương trình hóa học lớp 9. 2. Đề xuất các nguyên tắc và các phương pháp dạy học chính khi thiết kế bài luyện tập, ôn tập. 3. Quy trình thiết kế bài luyện tập, ôn tập theo hướng tích cực bao gồm các bước : • Bước 1 : Xác định mục tiêu bài giảng • Bước 2 : Xác định nội dung bài học • Bước 3 : Lựa chọn và phối hợp các phương pháp dạy học • Bước 4 : Thiết kế hoạt động của giáo viên và học sinh • Bước 5 : Xác định và chuẩn bị đồ dùng, phương tiện dạy học • Bước 6 : Tạo hứng thú cho bài giảng • Bước 7 : Hoàn thiện bài giảng 4. Tìm ra một số lưu ý khi thiết kế bài luyện tập, ôn tập theo hướng tích cực 5. Thiết kế các bài luyện tập, ôn tập hóa học lớp 9 theo hướng dạy học tích cực bao gồm 6 bài luyện tập (6 tiết dạy) và 3 bài ôn tập (4 tiết dạy). Chương 3 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM Chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm với mục đích : - Khẳng định hướng đi đúng đắn và cần thiết của đề tài trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã đề ra ở chương 1. - Đánh giá hiệu quả và tính khả thi của các bài giảng đã thiết kế ở chương 2. 3.2. NỘI DUNG THỰC NGHIỆM Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm với các nội dung sau : - Thực hiện các bài giảng đã soạn trong luận văn ở các lớp thực nghiệm. - Xây dựng các bài kiểm tra để đánh giá sự lĩnh hội kiến thức của mỗi học sinh. - Tiến hành kiểm tra và thống kê kết quả để so sánh hiệu quả giảng dạy giữa các cặp lớp đối chứng (ĐC) – thực nghiệm (TN). - Trao đổi với các đồng nghiệp, tiếp thu góp ý về nội dung, phương pháp dạy học để rút kinh nghiệm. 3.3. ĐỐI TƯỢNG THỰC NGHIỆM Đối tượng thực nghiệm được chọn như sau : - HS lớp 9 của các trường trung học cơ sở (THCS) ở thành phố Hồ Chí Minh : • Trường THCS chuẩn quốc gia Nguyễn Văn Phú – Quận 11. • Trường THCS công lập Thăng Long – Quận 3. • Trường THCS công lập tự chủ tài chính Lý Phong – Quận 5. - Tại mỗi trường chọn những lớp 9 có trình độ tương đương, có sĩ số tương đương do cùng một GV dạy học làm các cặp lớp ĐC và TN. - Thực hiện một bài dạy theo hai phương pháp khác nhau: ở lớp TN sẽ được học theo giáo án đã thiết kế (sử dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của HS), còn lớp ĐC thì học theo giáo án bài luyện tập thông thường (dùng những phương pháp truyền thống như thuyết trình, đàm thoại theo hướng giải thích,). Trên cơ sở đó chúng tôi đã chọn các lớp theo bảng 3.1: Bảng 3.1. Danh sách các lớp thực nghiệm và đối chứng Tên trường Lớp TN Lớp ĐC GV dạy học Lớp Sĩ số Lớp Sĩ số Trường THCS Lý Phong 91 (TN1) 40 97 (ĐC1) 40 Nguyễn Thụy Phương Khanh (tác giả luận văn) 95 (TN2) 41 96 (ĐC2) 40 Phan Thị Kim Loan 94 (TN3) 41 98 (ĐC3) 40 Nguyễn Thị Xuân Tiên Trường THCS Thăng Long 91 (TN4) 38 92 (ĐC4) 38 Nguyễn Thị Hoàng Oanh Trường THCS Nguyễn Văn Phú 92 (TN5) 39 94 (ĐC5) 39 Ngô Quang Thịnh 3.4. Tiến hành thực nghiệm 3.4.1. Chuẩn bị cho tiết lên lớp Trước khi tiến hành thực nghiệm, chúng tôi đã trao đổi với GV tham gia thực nghiệm các vấn đề sau: - Thống nhất nội dung kiến thức trong mỗi bài lên lớp và bài kiểm tra ở lớp TN và ĐC là như nhau. - Phương pháp dạy học ở lớp TN tiến hành theo hướng phát huy tính tích cực của HS, còn ở lớp ĐC tiến hành theo phương pháp truyền thống như thuyết trình, đàm thoại theo hướng giải thích, - Cung cấp các giáo án thực nghiệm đã thiết kế, phiếu học tập, các bài kiểm tra, cho GV. 3.4.2. Tiến hành giảng dạy Trên cơ sở thống nhất về nội dung và phương pháp dạy học, chuẩn bị đầy đủ phương tiện, đồ dùng dạy học, chúng tôi đã tiến hành dạy các bài ở lớp TN và ĐC đã chọn. - Thời gian thực nghiệm: suốt năm học 2010 – 2011. - Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm 9 bài giảng. 3.4.3. Tổ chức kiểm tra Sau khi kết thúc bài dạy, chúng tôi tiến hành kiểm tra để đánh giá chất lượng, khả năng tiếp thu, vận dụng kiến thức của HS các lớp TN và ĐC. - Có 2 bài kiểm tra 15 phút gồm: + Bài kiểm tra 15 phút ở học kì I thực hiện ngay sau bài 13 “Luyện tập chương 1 : Các loại hợp chất vô cơ”. + Bài kiểm tra 15 phút ở học kì II thực hiện ngay sau bài 5 “Luyện tập : Tính chất hóa học của oxit và axit” - Có 2 bài kiểm tra 1 tiết dưới hình thức tự luận, gồm: + Bài kiểm tra 1 tiết ở học kì I thực hiện ngay sau bài 42 “Luyện tập chương 4 : Hiđrocacbon – Nhiên liệu”. + Bài kiểm tra 1 tiết ở học kì II thực hiện ngay sau bài 48 “Luyện tập : Rượu etylic, axit axetic và chất béo” - Nội dung chi tiết 4 bài kiểm tra được trình bày ở phụ lục 2. 3.5. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 3.5.1. Tổng quan về xử lí kết quả định lượng [3, 7] Để phân tích các phân tích các kết quả định lượng của thực nghiệm sư phạm trong dạy học, thông thường các số liệu điều tra được xử lí theo thống kê toán học như sau : - Tính các tham số đặc trưng : điểm trung bình X , độ lệch chuẩn S, phương sai S2, độ biến thiên V, sai số tiêu chuẩn m (hoặc ε). - Lập các bảng phân phối tần số, tần suất và tần số lũy tích. - Vẽ đồ thị các đường lũy tích. 3.5.1.1. Điểm trung bình X (trung bình cộng) 1 1 2 2 11 2 . . ... . 1 . ... k k k i i ik n x n x n xx n x n n n n = + + + = = + + + ∑ ni: tần số của điểm x i (tức là số HS đạt điểm x i, i từ 1 → 10). n: tổng số bài làm của HS. 3.5.1.2. Độ lệch chuẩn S và phương sai S2 Độ lệch chuẩn S và phương sai S2 là các số đo độ phân tán của sự phân phối, S càng nhỏ số liệu càng ít phân tán. 2 2 ( ) 1 i in x xs n − = − ∑ 2( ) 1 i in x xS n − = − ∑ 3.5.1.3. Hệ số biến thiên V Hệ số biến thiên V càng nhỏ thì độ phân tán càng ít. Hệ số biến thiên dùng để so sánh độ phân tán trong trường hợp hai bảng phân phối có giá trị trung bình cộng khác nhau hoặc hai mẫu có quy mô rất khác nhau. Nói cách khác, khi hai lớp cần so sánh có điểm trung bình khác nhau thì phải tính hệ số biến thiên V, lớp nào có hệ số biến thiên V nhỏ hơn thì có chất lượng đều hơn. .100%SV x = 3.5.1.4. Sai số tiêu chuẩn m Sai số tiêu chuẩn m là khoảng sai số của điểm trung bình. Sm n = Sai số càng nhỏ thì giá trị điểm trung bình càng đáng tin cậy. Điểm trung bình thực sự nằm trong khoảng X - m và X + m 3.5.1.5. Kiểm định giả thuyết thống kê Một khi đã xác định được lớp TN có điểm trung bình cộng cao hơn lớp ĐC và các giá trị như hệ số biến thiên, sai số tiêu chuẩn nhỏ hơn lớp ĐC thì vẫn chưa thể kết luận hoàn toàn rằng phương pháp dạy học tích cực có hiệu quả hơn phương pháp dạy học truyền thống hay không. Vì vấn đề đặt ra là sự khác nhau về kết quả đó là do phương pháp dạy học tích cực hay chỉ do ngẫu nhiên? Nếu áp dụng rộng rãi phương pháp dạy học tích cực thì nói chung kết quả có tốt hơn không? Để trả lời câu hỏi trên, ta đề ra giả thuyết thống kê H0 là « không có sự khác nhau giữa hai phương pháp » và tiến hành kiểm định để loại bỏ giả thuyết H0, nghĩa là đi tới kết luận sự khác nhau về điểm số giữa lớp TN và lớp ĐC là do hiệu quả của phương pháp giảng dạy phát huy tính tích cực của HS chứ không phải là do sự ngẫu nhiên. Để tiến hành kiểm định ta xét đại lượng kiểm định t, so sánh với giá trị tới hạn tα . Nếu t tα≥ thì giả thuyết H0 bị bác bỏ. Ở đây, ta chỉ kiểm định một phía, nghĩa là khi bác bỏ giả thuyết H0 thì ta công nhận hiệu quả của phương pháp dạy học tích cực cao hơn phương pháp cũ (chứ không chỉ là khác biệt có ý nghĩa so với phương pháp cũ như trong kiểm định hai phía).  Trường hợp 1: kiểm định sự khác nhau của trung bình cộng trong trường hợp hai lớp có phương sai bằng nhau (hoặc khác nhau không đáng kể) Đại lượng được dùng để kiểm định là 2 1 1 2 1 2 ..x x n nt s n n − = + Với: 1 2,x x là trung bình cộng của lớp ĐC và lớp TN; n1, n2 là số HS của lớp ĐC và lớp TN; còn giá trị 2 2 1 1 2 2 1 2 ( 1) ( 1) 2 n s n ss n n − + − = + − với 2 21 2,s s là phương sai của lớp ĐC và lớp TN Giá trị tới hạn là tα , giá trị này được tìm trong bảng phân phối t ứng với xác suất sai lầm α và bậc tự do f = n1 + n2 – 2  Trường hợp 2: kiểm định sự khác nhau của trung bình cộng trong hai lớp có phương sai khác nhau đáng kể. Đại lượng được dùng để kiểm định là 2 1 2 2 1 2 1 2 x xt s s n n − = + Với: 1 2,x x là trung bình cộng của lớp ĐC và lớp TN; n1, n2 là số HS của lớp ĐC và lớp TN; 2 21 2,s s là phương sai của lớp ĐC và lớp TN. Giá trị tới hạn là tα , giá trị này được tìm trong bảng phân phối t ứng với xác suất sai lầm α và bậc tự do được tính như sau: 2 2 1 2 1 (1 ) 1 1 f c c n n = − + − − ; trong đó 2 1 2 2 1 21 1 2 1.sc s sn n n = +  Kiểm định sự bằng nhau của các phương sai. Giả thuyết H0 là sự khác nhau giữa hai phương sai là không có ý nghĩa. Đại lượng được dùng để kiểm định là: 2 1 2 2 sF s = (s1 > s2). Giá trị tới hạn Fα được dò trong bảng phân phối F với xác suất sai lầm α và bậc tự do f1 = n1 – 1 , f2 = n2 – 1. Nếu F < Fα thì H0 được chấp nhận, ta sẽ tiến hành kiểm định t theo trường hợp 1. Nếu ngược lại, H0 bị bác bỏ, nghĩa là sự khác nhau giữa hai phương sai là có ý nghĩa thì ta sẽ tiến hành kiểm định t theo trường hợp 2. 3.5.2. Kết quả thu được từ bài kiểm tra 15 phút ở học kì I 3.5.2.1. Kết quả thu được từ bài kiểm tra 15 phút ở học kì I Bảng 3.2. Phân phối kết quả bài kiểm tra 15 phút HKI Phân phối kết quả kiểm tra Tổng số HS Điểm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Lớp TN1 0 0 0 1 0 1 3 4 5 11 15 40 ĐC1 0 0 2 6 7 8 6 5 3 1 2 40 TN2 0 0 0 1 2 3 5 11 8 6 5 41 ĐC2 0 0 1 1 3 8 9 10 4 3 1 40 TN3 0 0 0 0 1 2 5 8 10 9 6 41 ĐC3 0 1 3 5 5 9 7 5 4 1 0 40 TN4 0 0 0 0 2 2 5 7 12 6 4 38 ĐC4 0 0 1 2 5 9 7 7 5 2 0 38 TN5 0 0 0 0 0 1 2 4 8 21 3 39 ĐC5 0 0 0 1 3 3 4 14 10 4 0 39 Bảng 3.3. Phân phối tần số lũy tích bài kiểm tra 15 phút HKI Điểm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Lớp TN1 0.0 0.0 0.0 2.5 2.5 5.0 12.5 22.5 35.0 62.5 100.0 ĐC1 0.0 0.0 5.0 20.0 37.5 57.5 72.5 85.0 92.5 95.0 100.0 TN2 0.0 0.0 0.0 2.4 7.3 14.6 26.8 53.7 73.2 87.8 100.0 ĐC2 0.0 0.0 2.5 5.0 12.5 32.5 55.0 80.0 90.0 97.5 100.0 TN3 0.0 0.0 0.0 0.0 2.4 7.3 19.5 39.0 63.4 85.4 100.0 ĐC3 0.0 2.5 10.0 22.5 35.0 57.5 75.0 87.5 97.5 100.0 100.0 TN4 0.0 0.0 0.0 0.0 5.3 10.5 23.7 42.1 73.7 89.5 100.0 ĐC4 0.0 0.0 2.6 7.9 21.1 44.7 63.2 81.6 94.7 100.0 100.0 TN5 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 2.6 7.7 17.9 38.5 92.3 100.0 ĐC5 0.0 0.0 0.0 2.6 10.3 17.9 28.2 64.1 89.7 100.0 100.0 Bảng 3.4. Phân loại kết quả bài kiểm tra 15 phút HKI Phân loại kết quả Phân loại Yếu Kém (%) Trung bình (%) Khá (%) Giỏi (%) Tổng Lớp TN1 2.5 10.0 22.5 65.0 100.0 ĐC1 37.5 35.0 20.0 7.5 100.0 TN2 7.3 19.5 46.3 26.8 100.0 ĐC2 12.5 42.5 35.0 10.0 100.0 TN3 2.4 17.1 43.9 36.6 100.0 ĐC3 35.0 40.0 22.5 2.5 100.0 TN4 5.3 16.8 50.0 26.3 100.0 ĐC4 21.1 42.1 31.6 5.3 100.0 TN5 0 7.7 30.8 61.5 100.0 ĐC5 10.3 17.9 61.5 10.3 100.0 Bảng 3.5. Tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra 15 phút HKI Lớp Tổng số HS Điểm trung bình cộng x Độ lệch tiêu chuẩn S Hệ số biến thiên V Sai số tiêu chuẩn m TN1 40 8.58 1.66 19.39 0.26 ĐC1 40 5.35 2.05 38.22 0.32 TN2 41 7.34 1.76 23.91 0.27 ĐC2 40 6.25 1.69 27.05 0.27 TN3 41 7.83 1.53 19.56 0.24 ĐC3 40 5.13 1.94 37.08 0.31 TN4 38 7.55 1.57 20.81 0.25 ĐC4 38 5.84 1.70 29.12 0.28 TN5 39 8.41 1.12 13.28 0.18 ĐC5 39 6.87 1.49 21.68 0.24 Bảng 3.6. So sánh giá trị F và Fα; t và tα bài kiểm tra 15 phút HKI Lớp TN1- ĐC1 TN2- ĐC2 TN3- ĐC3 TN4- ĐC4 TN5- ĐC5 F 1,5133 0,9281 1,6004 1,1713 1,7804 Fα 1,7044 1,6969 1,6969 1,7295 1,7167 tα 1,9908 1,9905 1,9905 1,9925 1,9917 Theo TH1 (F< Fα) t 7,74 2,85 6,98 4,55 5,16 Theo TH2 (F> Fα) t / / / / / Hình 3.1. Đồ thị đường lũy tích bài Hình 3.2. Đồ thị đường lũy tích bài KT15 phút HKI lớp TN1-ĐC1 KT 15 phút HKI lớp TN2-ĐC2 Hình 3.3. Đồ thị đường lũy tích bài Hình 3.4. Đồ thị đường lũy tích bài KT15 phút HKI lớp TN3-ĐC3 KT 15 phút HKI lớp TN4-ĐC4 Hình 3.5. Đồ thị đường lũy tích bài KT15 phút HKI lớp TN5-ĐC5 3.5.2.2. Kết quả thu được từ bài kiểm tra 1 tiết ở học kì I Bảng 3.7. Phân phối kết quả của bài kiểm tra 1 tiết HKI Phân phối kết quả kiểm tra Tổng số HS Điểm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Lớp TN1 0 0 0 0 1 2 4 7 8 10 8 40 ĐC1 0 1 1 1 5 8 8 6 4 4 2 40 TN2 0 0 0 1 3 4 6 7 10 5 5 41 ĐC2 0 0 0 1 4 11 7 7 6 4 1 40 TN3 0 0 0 0 2 5 5 10 9 6 4 41 ĐC3 0 0 0 4 10 9 6 6 2 2 1 40 TN4 0 0 0 0 0 0 4 7 10 9 8 38 ĐC4 0 0 0 4 5 8 9 7 4 1 0 38 TN5 0 0 0 2 3 3 6 5 8 9 3 39 ĐC5 0 0 0 2 7 9 7 7 4 2 1 39 Bảng 3.8. Phân phối tần số lũy tích bài kiểm tra 1 tiết HKI Điểm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Lớp TN1 0.0 0.0 0.0 0.0 2.5 7.5 17.5 35.0 55.0 80.0 100.0 ĐC1 0.0 2.5 5.0 7.5 20.0 40.0 60.0 75.0 85.0 95.0 100.0 TN2 0.0 0.0 0.0 2.4 9.8 19.5 34.1 51.2 75.6 87.8 100.0 ĐC2 0.0 0.0 0.0 2.5 12.5 37.5 55.0 72.5 87.5 97.5 100.0 TN3 0.0 0.0 0.0 0.0 4.9 17.1 29.3 53.7 75.6 90.2 100.0 ĐC3 0.0 0.0 0.0 10.0 35.0 57.5 72.5 87.5 92.5 97.5 100.0 TN4 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 10.,5 28.9 55.3 78.9 100.0 ĐC4 0.0 0.0 0.0 10.5 23.7 44.7 68.4 86.8 97.4 100.0 100.0 TN5 0.0 0.0 0.0 5.1 12.8 20.5 35.9 48.7 69.2 92.3 100.0 ĐC5 0.0 0.0 0.0 5.1 23.1 46.2 64.1 82.1 92.3 97.4 100.0 Bảng 3.9. Phân loại kết quả bài kiểm tra 1 tiết HKI Phân loại kết quả Phân loại Yếu Kém (%) Trung bình (%) Khá (%) Giỏi (%) Tổng Lớp TN1 2.5 15.0 37.5 45.0 100.0 ĐC1 20.0 40.0 25.0 15.0 100.0 TN2 9.8 24.4 41.5 24.4 100.0 ĐC2 12.5 42.5 32.5 12.5 100.0 TN3 4.9 24.4 46.3 24.4 100.0 ĐC3 35.0 37.5 20.0 7.5 100.0 TN4 0 10.5 44.7 44.7 100.0 ĐC4 23.7 44.7 28.9 2.6 100.0 TN5 12.8 23.1 33.3 30.8 100.0 ĐC5 23.1 41.0 28.2 7.7 100.0 Bảng 3.10. Tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra 1 tiết HKI Lớp Tổng số HS Điểm trung bình cộng x Độ lệch tiêu chuẩn S Hệ số biến thiên V Sai số tiêu chuẩn m TN1 40 8.03 1.59 19.85 0.25 ĐC1 40 6.1 2.07 33.98 0.33 TN2 41 7.2 1.86 25.86 0.29 ĐC2 40 6.35 1.7 26.82 0.27 TN3 41 7.29 1.65 22.58 0.26 ĐC3 40 5.48 1.77 32.30 0.28 TN4 38 8.26 1.29 15.59 0.21 ĐC4 38 5.68 1.58 27.77 0.26 TN5 39 7.15 1.97 27.50 0.32 ĐC5 39 5.89 1.71 29.06 0.27 Bảng 3.11. So sánh giá trị F và Fα; t và tα bài kiểm tra 1 tiết HKI Lớp TN1- ĐC1 TN2- ĐC2 TN3- ĐC3 TN4- ĐC4 TN5- ĐC5 F 1,6934 0,8379 1,1531 1,5025 0,7587 Fα 1,7044 1,6969 1,6969 1,7295 1,7167 tα 1,9908 1,9905 1,9905 1,9925 1,9917 Theo TH1 (F< Fα) t 4,66 2,13 4,79 7,80 3,01 Theo TH2 (F> Fα) t / / / / / Hình 3.6. Đồ thị đường lũy tích bài Hình 3.7. Đồ thị đường lũy tích bài KT 1 tiết HKI lớp TN1-ĐC1 KT 1 tiết HKI lớp TN2-ĐC2 Hình 3.8. Đồ thị đường lũy tích bài Hình 3.9. Đồ thị đường lũy tích bài KT 1 tiết HKI lớp TN1-ĐC1 KT 1 tiết HKI lớp TN2-ĐC2 Hình 3.10. Đồ thị đường lũy tích bài KT 1 tiết HKI lớp TN5-ĐC5 3.5.2.3. Kết quả thu được từ bài kiểm tra 15 phút ở học kì II Bảng 3.12. Phân phối kết quả bài kiểm tra 15 phút HKII Phân phối kết quả kiểm tra Tổng số HS Điểm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Lớp TN1 0 0 0 0 4 5 6 6 9 6 4 40 ĐC1 0 0 2 3 3 4 8 8 5 4 3 40 TN2 0 0 0 1 1 1 2 4 5 5 22 41 ĐC2 0 0 0 4 6 6 8 6 4 3 3 40 TN3 0 0 0 0 1 1 6 6 8 8 11 41 ĐC3 0 0 1 2 3 6 12 9 7 0 0 40 TN4 0 0 0 0 1 2 5 6 5 9 10 38 ĐC4 0 0 1 1 2 8 7 11 4 4 0 38 TN5 0 0 0 1 2 3 3 4 3 6 17 39 ĐC5 0 0 0 1 3 4 7 6 7 7 4 39 Bảng 3.13. Phân phối tần số lũy tích bài kiểm tra 15 phút HKII Điểm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Lớp TN1 0.0 0.0 0.0 0.0 10.0 22.5 37.5 52.5 75.0 90.0 100.0 ĐC1 0.0 0.0 5.0 12.5 20.0 30.0 50.0 70.0 82.5 92.5 100.0 TN2 0.0 0.0 0.0 2.4 4.9 7.3 12.2 22.0 34.1 46.3 100.0 ĐC2 0.0 0.0 0.0 10.0 25.0 40.0 60.0 75.0 85.0 92.5 100.0 TN3 0.0 0.0 0.0 0.0 2.4 4.9 19.5 34.1 53.7 73.2 100.0 ĐC3 0.0 0.0 2.5 7.5 15.0 30.0 60.0 82.5 100.0 100.0 100.0 TN4 0.0 0.0 0.0 0.0 2.6 7.9 21.1 36.8 50.0 73.7 100.0 ĐC4 0.0 0.0 2.6 5,3 10.5 31.6 50.0 78.9 89.5 100.0 100.0 TN5 0.0 0.0 0.0 2.6 7.7 15.4 23.1 33.3 41.0 56.4 100.0 ĐC5 0.0 0.0 0.0 2.6 10.3 20.5 38.5 53.8 71.8 89.7 100.0 Bảng 3.14. Phân loại kết quả bài kiểm tra 15 phút HKII Phân loại kết quả Phân loại Yếu Kém (%) Trung bình (%) Khá (%) Giỏi (%) Tổng Lớp TN1 10.0 27.5 37.5 25.0 100.0 ĐC1 20.0 30.0 32.5 17.5 100.0 TN2 4.9 7.3 22.0 65.9 100.0 ĐC2 25.0 35.0 25.0 15.0 100.0 TN3 2.4 17.1 34.1 46.3 100.0 ĐC3 15.0 45.0 40.0 0 100.0 TN4 2.6 18.4 28.9 50.0 100.0 ĐC4 10.5 39.5 39.5 10.5 100.0 TN5 7.7 15.4 17.9 59.0 100.0 ĐC5 10.3 28.2 33.3 28.2 100.0 Bảng 3.15. Tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra 15 phút HKII Lớp Tổng số HS Điểm trung bình cộng x Độ lệch tiêu chuẩn S Hệ số biến thiên V Sai số tiêu chuẩn m TN1 40 7.13 1.83 25.66 0.29 ĐC1 40 6.38 2.16 33.83 0.34 TN2 41 8.71 1.83 21.06 0.29 ĐC2 40 6.125 2.04 33.31 0.32 TN3 41 8.12 1.63 20.08 0.25 ĐC3 40 6.025 1.51 25.07 0.24 TN4 38 8.08 1.71 21.22 0.28 ĐC4 38 6.32 1.65 26.06 0.27 TN5 39 8.21 2.13 25.96 0.34 ĐC5 39 7.12 1.89 26.57 0.3 Bảng 3.16. So sánh giá trị F và Fα; t và tα bài kiểm tra 15 phút HKII Lớp TN1- ĐC1 TN2- ĐC2 TN3- ĐC3 TN4- ĐC4 TN5- ĐC5 F 1,3912 1,2383 0,8578 0,9214 0,7911 Fα 1,7044 1,6969 1,6969 1,7295 1,7167 tα 1,9908 1,9905 1,9905 1,9925 1,9917 Theo TH1 (F< Fα) t 1,68 5,99 6,00 4,57 2,36 Theo TH2 (F> Fα) t / / / / / Hình 3.11. Đồ thị đường lũy tích bài Hình 3.12. Đồ thị đường lũy tích bài KT 15 phút HKII lớp TN1-ĐC1 KT 15 phút HKII lớp TN2-ĐC2 Hình 3.13. Đồ thị đường lũy tích bài Hình 3.14. Đồ thị đường lũy tích bài KT15 phút HKII lớp TN3-ĐC3 KT 15 phút HKII lớp TN4-ĐC4 Hình 3.15. Đồ thị đường lũy tích bài KT15 phút HKII lớp TN5-ĐC5 3.5.2.4. Kết quả thu được từ bài kiểm tra 1 tiết ở học kì II Bảng 3.17. Phân phối kết quả bài kiểm tra 1 tiết HKII Phân phối kết quả kiểm tra Tổng số HS Điểm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Lớp TN1 0 0 0 0 1 2 4 5 11 10 7 40 ĐC1 0 0 2 1 3 5 9 9 4 4 3 40 TN2 0 0 0 0 2 3 6 7 7 8 8 41 ĐC2 0 0 1 1 1 7 6 9 8 7 0 40 TN3 0 0 0 0 0 1 6 9 9 12 4 41 ĐC3 0 2 2 3 5 5 11 4 4 3 1 40 TN4 0 0 0 0 0 0 3 3 6 14 12 38 ĐC4 0 1 2 4 4 9 7 4 5 2 0 38 TN5 0 0 0 2 2 3 3 4 13 8 4 39 ĐC5 0 2 2 4 4 9 9 3 3 2 0 39 Bảng 3.18. Phân phối tần số lũy tích bài kiểm tra 1 tiết HKII Điểm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Lớp TN1 0.0 0.0 0.0 0.0 2,5 7.5 17.5 30.0 57.5 82.5 100.0 ĐC1 0.0 0.0 5.0 7.5 15,0 27.5 50.0 72.5 82.5 92.5 100.0 TN2 0.0 0.0 0.0 0.0 4,9 12.2 26.8 43.9 61.0 80.5 100.0 ĐC2 0.0 0.0 2.5 5.0 7,5 25.0 40.0 62.5 82.5 100.0 100.0 TN3 0.0 0.0 0.0 0.0 0,0 2.4 17.1 39.0 61.0 90.2 100.0 ĐC3 0.0 5.0 10.0 17.5 30,0 42.5 70.0 80.0 90.0 97.5 100.0 TN4 0.0 0.0 0.0 0.0 0,0 0.0 7.9 15.8 31.6 68.4 100.0 ĐC4 0.0 2.6 7.9 18.4 28,9 52.6 71.1 81.6 94.7 100.0 100.0 TN5 0.0 0.0 0.0 5.1 10,3 17.9 25.6 35.9 69.2 89.7 100.0 ĐC5 0.0 5.1 10.3 20.5 33,3 56.4 79.5 87.2 94.9 100.0 100.0 Bảng 3.19. Phân loại kết quả bài kiểm tra 1 tiết HKII Phân loại kết quả Phân loại Yếu Kém (%) Trung bình (%) Khá (%) Giỏi (%) Tổng Lớp TN1 2.5 15.0 40.0 42.5 100.0 ĐC1 15.0 35.0 32.5 17.5 100.0 TN2 4.9 22.0 34.1 39.0 100.0 ĐC2 7.5 32.5 42.5 17.5 100.0 TN3 0.0 17.1 43.9 39.0 100.0 ĐC3 30.0 40.0 20.0 10.0 100.0 TN4 0.0 7.9 23.7 68.4 100.0 ĐC4 28.9 42.1 23.7 5.3 100.0 TN5 10.3 15.4 43.6 30.8 100.0 ĐC5 33.3 46.2 15.4 5.1 100.0 Bảng 3.20. Tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra 1 tiết HKII Lớp Tổng số HS Điểm trung bình cộng x Độ lệch tiêu chuẩn S Hệ số biến thiên V Sai số tiêu chuẩn m TN1 40 8.03 1.54 19.24 0.24 ĐC1 40 6.48 2.01 31.08 0.32 TN2 41 7.71 1.78 23.07 0.28 ĐC2 40 6.75 1.74 25.71 0.27 TN3 41 7.90 1.32 16.69 0.21 ĐC3 40 5.58 2.21 39.57 0.35 TN4 38 8.76 1.22 13.90 0.20 ĐC4 38 5.42 2.00 36.80 0.32 TN5 39 7.46 1.90 25.51 0.30 ĐC5 39 5.12 1.99 38.79 0.32 Bảng 3.21. So sánh giá trị F và Fα; t và tα bài kiểm tra 1 tiết HKII Lớp TN1- ĐC1 TN2- ĐC2 TN3- ĐC3 TN4- ĐC4 TN5- ĐC5 F 1,6991 0,9528 1,6962 1,6839 1,0920 Fα 1,7044 1,6969 1,6969 1,7295 1,7167 tα 1,9908 1,9905 1,9905 1,9925 1,9917 Theo TH1 (F< Fα) t 3,86 2,45 5,78 8,81 5,29 Theo TH2 (F> Fα) t / / / / / Hình 3.16. Đồ thị đường lũy tích bài Hình 3.17. Đồ thị đường lũy tích bài KT 1 tiết HKII lớp TN1-ĐC1 KT 1 tiết HKII lớp TN2-ĐC2 Hình 3.18. Đồ thị đường lũy tích bài Hình 3.19. Đồ thị đường lũy tích bài KT 1 tiết HKII lớp TN1-ĐC1 KT 1 tiết HKII lớp TN2-ĐC2 Hình 3.20. Đồ thị đường lũy tích bài KT 1 tiết HKII lớp TN5-ĐC5 3.6. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 3.6.1. Phân tích kết quả thực nghiệm định tính Qua quan sát các tiết học, chúng tôi có những nhận xét sau : - HS các lớp thực nghiệm tỏ ra hào hứng, thích thú và làm việc tích cực hơn. Sau các tiết học, HS mong đến các tiết học tiếp theo, nhất là các tiết có sử dụng trò chơi. - HS các lớp thực nghiệm được rèn luyện nhiều kĩ năng hơn nên có khả năng trình bày mạch lạc một số vấn đề, lập kế hoạch giải quyết vấn đề, hợp tác với các bạn trong nhóm, hệ thống hóa kiến thức, định hướng cách giải bài tập, ghi nhớ kiến thức ... tốt hơn HS ở các lớp đối chứng. - HS trong các lớp thực nghiệm tự tin, nhanh nhẹn hơn, yêu thích bộ môn hóa học hơn. - GV tham gia thực nghiệm tỏ ra rất quan tâm, thích thú với các giáo án thiết kế theo hướng phát huy tính tích cực của HS. Mặc dù để chuẩn bị cho các tiết luyện tập, ôn tập theo hướng phát huy tính tích cực của HS đòi hỏi nhiều thời gian và công sức nhưng nhìn chung các GV vẫn thực hiện một cách hào hứng nhất là khi thấy HS ở các lớp thực nghiệm tiến bộ không ngừng về mặt nhận thức lẫn kĩ năng. - Nhìn chung, HS ở các lớp thực nghiệm trưởng thành hơn về mặt nhận thức và được chuẩn bị một số kĩ năng cần thiết để bước vào cuộc sống. 3.6.2. Phân tích kết quả thực nghiệm định lượng Qua phân tích các kết quả định lượng, chúng tôi nhận thấy : - Tỉ lệ HS đạt điểm khá – giỏi ở các lớp thực nghiệm luôn lớn hơn các lớp đối chứng, tỉ lệ HS bị điểm yếu – kém ở các lớp thực nghiệm luôn nhỏ hơn lớp đối chứng. - Điểm trung bình cộng ( X ) của lớp thực nghiệm luôn lớn hơn lớp đối chứng. - Độ lệch tiêu chuẩn (S) của lớp thực nghiệm luôn nhỏ hơn lớp đối chứng nghĩa là số liệu (điểm số) ở lớp thực nghiệm ít phân tán. - Hệ số biến thiên (V) của lớp thực nghiệm luôn nhỏ hơn lớp đối chứng, điều này chứng tỏ lớp thực nghiệm có chất lượng đều hơn.. - Sai số (m) lớp thực nghiệm nhỏ hợn lớp đối chứng nên giá trị điểm trung bình ở lớp thực nghiệm đáng tin cậy hơn. - Các kết quả kiểm định giả thuyết thống kê đều cho ta thấy t > tα. Vậy, kết quả đó có được chính là do hiệu quả của các giáo án của tiết luyện tập được thiết kế theo hướng dạy học tích cực đã áp dụng ở lớp thực nghiệm chứ không phải do ngẫu nhiên. - Đồ thị đường lũy tích của các lớp thực nghiệm đều nằm về phía bên phải và phía dưới so với các lớp đối chứng nghĩa là các lớp thực nghiệm có kết quả học tập cao hơn các lớp đối chứng. ⇒ Từ các kết quả trên cho thấy HS được dạy theo hướng tích cực phát huy nhiều khả năng về mặt kiến thức, kĩ năng và thái độ. Đề tài này thực sự có tính khả thi. TÓM TẮT CHƯƠNG 3 Ở chương 3, chúng tôi đã trình bày quá trình tiến hành thực nghiệm và kết quả thu được tổng cộng : - Số bài tiến hành thực nghiệm : 9 bài (gồm 10 tiết dạy). - Số trường tham gia thực nghiệm : 3. - Số lớp tham gia thực nghiệm : 10. - Số GV tham gia dạy thực nghiệm : 5. - Số HS tham gia thực nghiệm : 396. Việc phân tích kết quả định tính cho thấy học sinh ở lớp thực nghiệm học tập hứng thú hơn, nắm vững các kiến thức liên quan, phát huy được nhiều kĩ năng. Việc phân tích định lượng kết quả kiểm tra cho thấy kết quả học tập ở lớp thực nghiệm luôn cao hơn ở lớp đối chứng và kết quả này có được là do hiệu quả của việc sử dụng các giáo án được thiết kế theo hướng dạy học tích cực chứ không phải do ngẫu nhiên. Các GV tham gia thực nghiệm cũng đều công nhận hiệu quả và tính khả thi của các bài giảng thiết kế theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. Tuy nhiên việc sử dụng các giáo án này cần đầu tư nhiều thời gian công sức hơn các tiết học theo phương pháp truyền thống. Ngoài ra, giáo viên còn gặp nhiều khó khăn trong nhiều việc như : chuẩn bị thí nghiệm, đăng kí sử dụng máy chiếu, gắn máy chiếu, máy vi tính, di chuyển HS để thực hiện tiết luyện tập, ôn tập theo hướng dạy học tích cực có sử dụng giáo án điện tử, thí nghiệm. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN So với mục đích và nhiệm vụ mà đề tài đã đề ra, trong quá trình thực hiện luận văn đề tài đã giải quyết được những vấn đề sau: 1.1. Đã tiến hành nghiên cứu cơ sở lý luận về việc thiết kế bài luyện tập, ôn tập theo hướng dạy học tích cực. 1.2. Điều tra thực trạng bằng cách phát 100 phiếu điều tra cho các GV dạy hóa học THCS ở Quận 5 Tp. Hồ Chí Minh (19 GV), Quận 11 Tp. Hồ Chí Minh (23 GV), lớp Đại học Hóa môn Hóa học tại Đại học Sài Gòn (40 GV), lớp Cao học tại Đại học Sài Gòn khóa 19 (18 GV). Trên cơ sở đó phân tích việc thiết kế các bài luyện tập, ôn tập cũng như nắm được mức độ sử dụng các phương pháp dạy học tích cực của GV khi dạy học các bài luyện tập trong chương trình hóa học ở trường THCS. 1.3. Nghiên cứu và đề xuất 8 nguyên tắc và 7 phương pháp dạy học chủ yếu khi thiết kế bài luyện tập, ôn tập theo hướng dạy học tích cực. 1.4. Tìm hiểu cơ sở lí luận về thiết kế bài luyện tập, ôn tập theo hướng tích cực, từ đó đề xuất quy trình 7 bước để thiết kế bài luyện tập, ôn tập theo hướng tích cực. 1.5. Đã tiến hành thiết kế 9 giáo án bài luyện tập, ôn tập (gồm 6 giáo án bài luyện tập và 3 giáo án bài ôn tập) thuộc chương trình Hóa học lớp 9 THCS theo hướng dạy học tích cực. Việc thiết kế 9 giáo án trên được tuân theo qui trình 7 bước đã đề ra từ trước trong đó có vận dụng linh hoạt các phương pháp và kĩ thuật dạy học. 1.6. Đã tiến hành TNSP đối với 9 bài học ở 3 trường THCS thuộc thành phố Hồ Chí Minh. Cụ thể : - Số trường tham gia thực nghiệm : 3. - Số lớp tham gia thực nghiệm : 10. - Số GV tham gia dạy thực nghiệm : 5. - Số HS tham gia thực nghiệm : 396. Kết quả thực nghiệm đã được xử lý bằng thống kê toán học để đảm bảo tính khách quan, chính xác khoa học. Kết quả TNSP bước đầu cho phép khẳng định tính hiệu quả và tính khả thi của các giáo án được thiết kế; sự đúng đắn của giả thuyết khoa học và sự thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, mục đích nghiên cứu đề ra ban đầu của luận văn. Những giáo án được thiết kế đã góp phần giúp các thầy cô giáo nâng cao hơn nữa hiệu quả giảng dạy. Đề tài này cũng là cơ sở góp phần giúp các giáo viên tiếp tục thiết kế nhiều bài giảng theo hướng tích cực hơn nữa, với mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc dạy và học. 2. KIẾN NGHỊ Để tạo điều kiện cho việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng dạy học tích cực và cũng để giáo viên có thể thực hiện những giáo án đã được thiết kế trong đề tài này, chúng tôi có một số đề xuất sau : 2.1. Với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo - Thường xuyên tổ chức các khóa học bồi dưỡng chuyên môn gắn liền với mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với tình hình thực tế, không hình thức để giáo viên luôn cập nhật kiến thức. - Tận dụng triệt để các đề tài đã nghiên cứu về đổi mới và nâng cao chất lượng dạy học. - Đầu tư thêm trang thiết bị (phòng học được trang bị máy chiếu) cho GV giảng dạy bằng giáo án điện tử. Trang bị các trường phòng thí nghiệm và phòng học bộ môn đúng chuẩn khoa học phù hợp với đặc điểm và yêu cầu bộ môn hóa. 2.2. Với từng trường phổ thông - Khuyến khích và tạo điều kiện để giáo viên tham gia các khóa học bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn. - Có chế độ bồi dưỡng và khen thưởng xứng đáng đối với giáo viên tích cực trong phong trào đổi mới phương pháp dạy học. Rõ ràng, họ đã đã đầu tư nhiều thời gian, công sức và tiền bạc để thiết kế và thực hiện bài dạy theo hướng đổi mới. - Cần tuyển GV chuyên trách cho phòng thí nghiệm và đầu tư dụng cụ và hóa chất thí nghiệm theo ý kiến giáo viên bộ môn vì khi dạy học theo hướng tích cực thì không phải chỉ bài thực hành và một số bài học về chất mới có thí nghiệm mà nay cả bài luyện tập, ôn tập cũng có thể tổ chức cho học sinh thí nghiệm. - Bố trí một số tiết thao giảng bài luyện tập (hay khuyến khích GV thao giảng chọn bài luyện tập) để GV có điều kiện trao đổi và học hỏi lẫn nhau. - Lập các trang web để trao đổi kinh nghiệm và các tư liệu dạy học giữa các GV. 2.3. Với giáo viên - Không ngừng học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp để nâng cao tay nghề. Thường xuyên cập nhật kiến thức của mình về chuyên môn, nghiệp vụ để không trở thành người giáo viên lạc hậu. - Về việc đánh giá kết quả học tập của HS cũng cần phải đổi mới, GV nên ra đề kiểm tra theo hướng phát huy được hết khả năng tư duy độc lập của HS tránh “học vẹt, học tủ”. - Mạnh dạn tìm hiểu và áp dụng các phương pháp dạy học tích cực vào các tiết học một cách thường xuyên không nên chỉ sử dụng vào các tiết thao giảng. - Khi lên tiết thao giảng, dạy tốt , GV nên đăng ký những bài học khác nhau để việc dạy của mình được đồng nghiệp góp ý, giúp đỡ từ đó GV sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn trong giảng dạy. Không nên đăng kí lặp đi lặp lại một số bài quen thuộc sẽ khó tiến bộ. Thông qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, chúng tôi nhận thấy rằng việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực là tất yếu. Nhưng để đổi mới thì cũng cần có những tài liệu đề cập đến vấn đề này để các thầy cô giáo có tài liệu để tham khảo và áp dụng. Hi vọng rằng công trình này có thể đóng góp một phần nhỏ vào công cuộc đổi mới đó nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Hóa học ở trường THCS. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trịnh Văn Biều (2004), Lí luận dạy học hóa học, Trường ĐHSP TP. HCM. 2. Trịnh Văn Biều (2005), Các phương pháp dạy học hiệu quả, Trường ĐHSP TP. HCM. 3. Trịnh Văn Biều (2005), Phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, Trường ĐHSP TP.HCM. 4. Trịnh Văn Biều (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên cốt cán trường THPT môn Hóa học, Trường ĐHSP TP.HCM. 5. Nguyễn Hải Châu, Nguyễn Cương, Vũ Anh Tuấn (2007), Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục trung học cơ sở môn hóa học, Nhà xuất bản Giáo dục. 6. Nguyễn Cương, Nguyễn Mạnh Dung, Nguyễn Thị Sửu (2000), Phương pháp dạy học hóa học, tập một, Nhà xuất bản Giáo dục. 7. Nguyễn Cương (2007), Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông và đại học, Nhà xuất bản Giáo dục. 8. Nguyễn Cương, Phạm Kiều Duyên, Trần Ngọc Huy, Trần Cẩm Tú (2010), Luyện tập và tự kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng hóa học lớp 9, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 9. Thái Hải Hà (2008), Đổi mới phương pháp dạy học hóa học lớp 10 theo định hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. 10. Nguyễn Thị Hiền, Hà Văn Ninh (2009), Tài liệu khoá học Thiết kế bài giảng và thực hiện giảng dạy hiệu quả, Công ty cổ phần tư vấn và đào tạo phát triển nguồn nhân lực. 11. Tống Đức Huy (2010), Tuyển chọn và xây dựng hệ thống bài tập tự luận và trắc nghiệm khách quan phần vô cơ 11 – chương trình nâng cao nhằm phát huy tính tích cực của học sinh THPT, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. 12. Vũ Gia (2006), Làm thế nào để viết luận văn, luận án, biên khảo, Nhà xuất bản Thanh niên. 13. Cao Cự Giác, Vũ Minh Hà (2005), Thiết kế bài giảng hóa học THCS lớp 9, tập một, Nhà xuất bản Hà Nội. 14. Cao Cự Giác, Vũ Minh Hà (2005), Thiết kế bài giảng hóa học THCS lớp 9, tập hai, Nhà xuất bản Hà Nội. 15. Đỗ Thanh Mai (2009), Thiết kế các bài luyện tập thuộc chương trình hóa học lớp 11 THPT (nâng cao) theo hướng hoạt động hóa người học, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, học trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. 16. Lê Văn Năm (2001), Sử dụng dạy học nêu vấn đề - ơrixtic để nâng cao hiệu quả dạy học chương trình hóa đại cương và hóa vô cơ ở trường THPT, Luận án tiến sĩ giáo dục học, trường ĐHSP HN. 17. Nguyễn Thị Ngà, Ngô Văn Vụ (2010), Ôn luyện kiến thức hóa học trung học cơ sở, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 18. Đặng Thị Oanh (chủ biên), Trần Trung Ninh, Đặng Xuân Thư, Nguyễn Phú Tuấn (2005), Thiết kế bài soạn hoá học 9 – các phương án cơ bản và nâng cao, Nhà xuất bản Giáo dục 19. Đặng Thị Oanh, Nguyễn Thị Sửu (2006), Phương pháp dạy học các chương mục quan trọng trong chương trình – sách giáo khoa hoá học phổ thông, trường ĐHSP Hà Nội. 20. Gepffrey Petty, Dạy học ngày nay, Nhà xuất bản Stanley Thornes. 21. Nguyễn Ngọc Quang, Nguyễn Cương, Dương Xuân Trinh, Nguyễn Thành Trung (1977), Lý luận dạy học hóa học (tập 1), Nhà xuất bản Giáo dục. 22. Nguyễn Thị Sửu (2007), Tổ chức quá trình dạy học hóa học phổ thông, Trường ĐHSP HN. 23. Lê Trọng Tín (1998), Phương pháp dạy học môn hóa học ở trường phổ thông trung học, Nhà xuất bản Giáo dục. 24. Lê Trọng Tín (2002), Nghiên cứu các biện pháp nâng cao chất lượng bài lên lớp hóa học ở trường THPT, Luận án tiến sĩ giáo dục học, trường ĐHSP HN. 25. Lê Trọng Tín (2004), Những phương pháp dạy học tích cực trong dạy học hoá học, Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học phổ thông chu kỳ III. 26. Nguyễn Cẩm Thạch (2009), Thiết kế bài giảng hóa học vô cơ ở trường Trung học phổ thông (ban cơ bản) theo hướng dạy học tích cực, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. 27. Cao Thị Thặng, Vũ Anh Tuấn (2007), Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học hóa học Trung học cơ sở, Nhà xuất bản Giáo dục. 28. Võ Thị Thái Thủy (2010), Thiết kế bài luyện tập theo hướng dạy học tích cực phần hóa học lớp 10 - trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. 29. Lê Xuân Trọng, Cao Thị Thặng, Ngô Văn Vụ (2004), Hoá học 9, Nhà xuất bản Giáo dục. 30. Lê Xuân Trọng, Cao Thị Thặng, Nguyễn Phú Tuấn, Ngô Văn Vụ (2005), Sách giáo viên Hoá học 9, Nhà xuất bản Giáo dục. 31. Vũ Anh Tuấn, Nguyễn Hải Châu, Nguyễn Cương, Nguyễn Hồng Thúy (2009), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn hóa học THCS, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 32. Vũ Anh Tuấn, Cao Thị Thặng (2007), Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kì III (2004-2007) - môn Hóa học, Nhà xuất bản Giáo dục. 33. Thái Duy Tuyên (2008), Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới, Nhà xuất bản Giáo dục. 34. Nguyễn Hoàng Uyên (2008), Thiết kế và thực hiện bài giảng hoá học lớp 10 ban cơ bản trường trung học phổ thông theo hướng dạy học tích cực, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. 35. Hà Tú Vân (2008), Thiết kế giáo án điện tử môn hóa học lớp 10 chương trình nâng cao theo hướng dạy học tích cực, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. 36. 37. 38. 39. 40. 41. 42. 43. 44. 45. 46. 47. 48. 49. PHỤ LỤC Trang 1. Phụ lục 1 : Phiếu điều tra giáo viên P. 2 2. Phụ lục 2 : Bài kiểm tra 15 phút học kì I P. 6 3. Phụ lục 3 : Bài kiểm tra 1 tiết học kì I P. 8 4. Phụ lục 4 : Bài kiểm tra 15 phút học kì II P. 9 5. Phụ lục 5 : Bài kiểm tra 1 tiết học kì II P. 12 PHỤ LỤC 1 : PHIẾU ĐIỀU TRA GIÁO VIÊN Để góp phần vào công tác nghiên cứu khoa học giáo dục, đồng thời góp phần vào việc nâng cao chất lượng thiết kế bài giảng hóa học, xin quý thầy/cô vui lòng cho biết ý kiến của mình về một số vấn đề sau. Các câu trả lời của quý thầy/cô chỉ sử dụng vào mục đích nghiên cứu. Chân thành cảm ơn quí thầy/cô. - Họ và tên: Tuổi: Điện thoại: - Trình độ chuyên môn: Cao đẳng Đại học Thạc sỹ Tiến sỹ - Nơi công tác: Quận (Huyện): Tỉnh (Thành phố): - Loại hình trường: Chuyên Công lập Khác 1. Các vấn đề về thiết kế bài giảng 1.1. Quý thầy cô hãy đánh dấu các nội dung cần thiết khi thiết kế bài giảng hóa học theo các mức độ: (1): rất quan trọng; (2): quan trọng; (3): bình thường; (4): không quan trọng. Các nội dung cần thiết khi thiết kế bài giảng (1) (2) (3) (4) Xác định mục tiêu của bài học Lựa chọn nội dung dạy học Lựa chọn các phương pháp dạy học Lựa chọn các phương tiện, thiết bị, đồ dùng dạy học Xác định các hoạt động của giáo viên Xác định các hoạt động của học sinh Xác định cách thu thông tin phản hồi Lập trình tự các bước lên lớp Các phiếu học tập 1.2. Khi thiết kế bài giảng hóa học, mức độ khó khăn thầy (cô) thường gặp ở khâu thiết kế nào? Các công việc cần thiết khi thiết kế bài giảng Khó Bình thường Không khó Xác định mục tiêu của bài học Lựa chọn nội dung dạy học Lựa chọn các phương pháp dạy học Lựa chọn các phương tiện, thiết bị, đồ dùng dạy học Xác định các hoạt động của giáo viên Xác định các hoạt động của học sinh Xác định cách thu thông tin phản hồi Lập trình tự các bước lên lớp Các phiếu học tập 1.3. Xin quý thầy (cô) vui lòng cho biết: Quý thầy cô sử dụng các phương pháp dạy học ở mức độ nào trong các giờ dạy hóa học? Và phương pháp đó có phát được tính tích cực của học sinh hay không? Tên các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học Mức độ sử dụng Phát huy được tính tích cực của học sinh Tôi chưa hiểu lắm về phương pháp này Rất thường xuyên Thường xuyên Đôi khi Không sử dụng Phát huy tính tích cực Chỉ phát huy một phần tính tích cực Không phát huy tính tích cực Thuyết trình Đàm thoại Thí nghiệm biểu diễn Học sinh làm thí nghiệm Phương pháp nghiên cứu Phương pháp minh họa Dạy học nêu vấn đề Graph dạy học Algorit dạy học Dạy học theo nhóm nhỏ Bài tập Trò chơi Sắm vai Công não Lược đồ tư duy Khác: 2. Các vấn đề về tiết ôn, luyện tập 2.1. Ở trường thầy/cô, số tiết dành cho môn hóa lớp 9 trong một tuần là: - Số tiết chính : ; - Số tiết tự chọn : ; - Số tiết tăng : 2.2. Ngoài sách giáo khoa, thầy/cô thường sử dụng các loại tài liệu nào khi thiết kế bài học? 2.3. Khi soạn bài (thiết kế bài học), thầy/cô có thường sử dụng sách hướng dẫn hoặc bài soạn in sẵn không? Có Không Mức độ sử dụng sách hướng dẫn, sách bài soạn như thế nào? Thiết kế bài học giống hệt trong sách. Tham khảo nội dung sách và thay đổi một số họat động cho phù hợp với thực tế lớp Tự thiết kế theo ý mình không dùng sách. 2.4. Theo thầy/cô, các bài ôn, luyện tập trong sách hướng dẫn, sách bài soạn in sẵn đã được thiết kế Rất công phu, tỉ mỉ có thể áp dụng ngay vào việc dạy học. Tương đối tốt, chỉ cần chỉnh sửa lại một chút là có thể áp dụng vào bài học. Còn sơ sài, chưa đúng thực tế dạy học, nên thường nội dung tiết luyện tập, ôn tập phải tự soạn theo ý mình không theo sách được. 2.5. Phương tiện các thầy cô dùng trong giờ ôn, luyện tập là Máy chiếu Bảng phụ, bảng nhóm Phiếu học tập Thí nghiệm Khác: 2.6. Phương pháp thầy cô dùng trong tiết luyện tập, ôn tập là Thuyết trình Đàm thoại Trực quan Bài tập Nghiên cứu Công não Graph dạy học Trò chơi Sắm vai Trò chơi Lược đồ tư duy Algorit dạy học Dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ Dạy học nêu vấn đề Khác : 2.7. Cách thầy/ cô tổ chức hoạt động dạy học trong các tiết ôn, luyện tập là Giáo viên thông báo tái hiện lại kiến thức là chủ yếu. Học sinh hoạt động nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Giáo viên gọi một số học sinh lên để kiểm tra bài cũ và làm một số bài tập trong SGK và SBT. Cho học sinh bài tập về nhà làm trước, sau đó sửa bài theo yêu cầu của học sinh. Cách làm khác : 2.8. Theo thầy/cô, nhiệm vụ chính của tiết ôn, luyện tập là Kiểm tra xem học sinh đã thuộc các bài học trước đó và biết làm các bài tập chưa. Kiểm tra xem học sinh đã hoàn thành các nhiệm vụ mà thầy/cô giao trước đó chưa. Ôn tập kiến thức, rèn luyện kỹ năng giải bài tập để chuẩn bị cho những bài kiểm tra, bài thi sắp tới. Củng cố, khắc sâu và mở rộng kiến thức cho học sinh. Khác: Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của quý thầy/cô. Mọi ý kiến đóng góp xin quý thầy/cô liên hệ: NGUYỄN THỤY PHƯƠNG KHANH – điện thoại: 0904704709 – email: lucky_star121284@yahoo.com.vn. PHỤ LỤC 2 : BÀI KIỂM TRA 15 PHÚT HKI Câu 1 : Dãy các chất đều phản ứng với dung dịch NaOH là : A. H2SO4, CaCO3, CuSO4, CO2. B. SO2, FeCl3, NaHCO3, CuO. C. H2SO4, SO2, CuSO4, FeCl3. D. CuSO4, CuO, FeCl3, SO2. Câu 2 : Cặp chất cùng tồn tại trong dung dịch là A. CO2 và NaOH. B. Na2CO3 và HCl. C. KNO3 và NaHCO3. D. Na2CO3 và Ca(OH)2. Câu 3 : Một dung dịch có các tính chất sau : - Tác dụng với nhiều kim loại như Mg, Zn, Fe đều giải phóng khí H2. - Tác dụng với bazơ hoặc oxit bazơ tạo thành muối và nước. - Tác dụng với đá vôi giải phóng khí CO2. Dung dịch đó là A. NaOH. B. NaCl. C. H2SO4 đặc. D. HCl. Câu 4 : Để phân biệt các lọ dung dịch không màu: NaCl, Ba(OH)2, H2SO4 có thể dùng A. quỳ tím. B. dung dịch NaOH. C.phenolphtalein. D. dung dịch BaCl2. Câu 5 : Dãy chất tác dụng với nước tạo thành dung dịch làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ là : A. Na2O, SiO2. B. P2O5, SO3. C. Na2O, CO2. D. K, K2O. Câu 6 : Dãy chất đều là oxit axit là : A. NO, SO2. B. Mn2O7, P2O5. C. ZnO, CaO. D.N2O5, CO. Câu 7 : Có thể làm sạch khí CO có lẫn CO2, SO2 bằng cách dẫn qua A. dung dịch dd NaOH. B. dung dịch HCl. C. H2O. D. dung dịch H2SO4. Câu 8 : Nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch CuCl2 đến khi khối lượng kết tủa không tăng thêm nữa. Lọc lấy kết tủa đem nung thì chất rắn thu được là A. Cu. B. Cu2O. C. CuO. D. Cu(OH)2. Câu 9 : Cho 4 gam hỗn hợp Mg và MgO tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch axit sunfuric loãng.Thể tích khí thu được là 2,24 lít khí (đktc). Số gam Mg và MgO trong hỗn hợp lần lượt là : A. 2,2 và 1,8. B. 2,4 và 1,6. C. 1,2 và 2,8. D. 1,8 và 1,2. Câu 10 : Cho 4,6 g kim loại X (hóa trị I) tác dụng hoàn toàn với nước cho 2,24 lit khí hiđro (đktc). X là A. Li. B. K. C. Rb. D. Na. Đáp án 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 C C D A B B A C B D PHỤ LỤC 3 : BÀI KIỂM TRA 1 TIẾT HKI Câu 1 (1,5 điểm): Nêu tính chất hoá học của natri hidroxit. Viết phương trình chứng minh tính chất hóa học vừa nêu. Câu 2 (2 điểm): Viết phương trình hoá học biểu diễn các chuyển đổi sau đây : Mg → MgCl2 → Mg(OH)2 → MgSO4 → Mg(NO3)2 Câu 3 (1,5 điểm): Có 4 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch sau: NaOH, Ba(OH)2, H2SO4, NaCl. Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết các chất dựng trong mỗi lọ. Câu 4 (1,5 điểm): Cho các dung dịch sau đây lần lượt phản ứng với nhau từng đôi một, hãy đánh dấu (x) nêu có phản ứng xảy ra, dấu (o) nêu không có phản ứng : H2SO4 NaCl Ba(OH)2 Na2CO3 Viết các phương trình hoá học nếu có. Câu 5 (0,5 điểm): Nêu hiện tượng và viết phương trình hoá học khi ngâm một đoạn dây đồng trong dung dịch bạc nitrat. Câu 6 (3 điểm): Cho 150ml dung dịch BaCl2 2M tác dụng với 200ml dung dịch Na2SO4 1M. a) Viết phương trình hoá học. b) Tính khối lượng chất kết tủa thu được. c) Tính nồng độ mol dung dịch chất có trong dung dịch sau phản ứng. Cho rằng thể tích của dung dịch thay đổi không đáng kể. (Ba = 137; Cl =35,5; Na = 23; S = 32; O = 16) PHỤ LỤC 4 : BÀI KIỂM TRA 15 PHÚT HKII Câu 1 : Dãy gồm các chất đều là hidrôcacbon là : A. FeCl2, C2H6O, CH4, NaHCO3. B. CH3NO2, CH3Br, NaOH. C. NaC6H5, CH4O, HNO3, C6H6. D. CH4, C2H4, C2H2, C6H6. Câu 2 : Một hỗn hợp khí gồm C2H4 và CO2. Để thu được khí C2H4 tinh khiết cần dẫn hỗn hợp qua A. dung dịch HCl dư. B. dung dịch H2SO4 loãng. C. dung dịch Brôm dư. D. dung dịch Ca(OH)2. Câu 3 : Dãy gồm các chất làm mất màu dung dịch brôm là : A. CH4, C2H4. B. CH4, C2H2. C. C2H4, C2H2. D. C2H2, CH4, C2H4. Câu 4 : Có thể phân biệt rượu etylic và benzen bằng cách A. dùng quì tím. B. dùng Fe. C. dùng Na. D. dùng dung dịch brôm. Câu 5 : Dãy gồm các kim loại được xếp theo chiều hoạt động hóa học tăng dần là : A. Mg, K, Al, Na B. Al, K, Na, Mg C. Al, Mg, Na, K D. Na, Mg, Al, K Câu 6 : Cấu tạo đặc biệt của phân tử benzen là A. phân tử có vòng 6 cạnh chứa 3 liên kết đôi xen kẽ 3 liên kết đơn. B. phân tử có vòng 6 cạnh chứa liên kế đôi và liên kết ba. C. phân tử có vòng 6 cạnh. D. phân tử có 3 liên kết đôi. Câu 7 : Chọn phát biểu đúng. A. Những chất có nhóm -OH hoặc nhóm -COOH có thể tác dụng với NaOH. B. Những chất có nhóm -COOH tác dụng với NaOH nhưng không tác dụng với Na. C. Những chất có nhóm -OH tác dụng được với NaOH. D. Những chất có nhóm -OH tác dụng được với Na, còn những chất có nhóm -COOH vừa tác dụng với Na vừa tác dụng với NaOH. Câu 8 : Rượu etylic tác dụng được với Na là do A. trong phân tử có nguyên tử Cacbon, Hidrô và Oxi. B. trong phân tử có nhóm –OH. C. trong phân tử có nguyên tử Hidrô và nguyên tử Oxi . D. trong phân tử có nguyên tử Oxi. Câu 9 : Cho khí Clo và Mêtan vào trong ống nghiệm. Phản ứng sẽ xảy ra khi A. tăng áp suất. B. đun nóng trên đèn cồn. C. thêm chất xúc tác. D. đặt dưới ánh sáng khuếch tán. Câu 10 : Khí metan có lẫn tạp chất là khí etylen, để tinh chế metan có thể dùng A. nước biển (dung dịch NaCl). B. nước vôi trong. C. dung dịch xút. D. nước brôm. Câu 11 : Khi đốt nhiên liệu là các hidrôcacbon, ta thu được sản phẩm là : A. CO2, N2. B. CO2, H2O. C. CO2, H2O, O2. D. O2, CO2. Câu 12 : Có các chất sau : (1) CH4 (2) CH3-CH3 (3) CH2=CH2 (4) CH3-CH=CH3 Những chất có phản ứng trùng hợp là : A. (3), (4) B. (2), (3), (4) C. (1), (2), (3) D. (1), (3), (4) Câu 13 : Dãy gồm các phi kim được sắp xếp theo chiều tính phi kim giảm dần là : A. N, P, As, O, F. B. F, O, N, P, As. C. P, N, As, O, F. D. P, As, N, O, F. Câu 14 : Ta có thể phân biệt được chất vô cơ và chất hữu cơ dựa vào A. thành phần nguyên tố. B. độ tan trong nước. C. trạng thái. D. màu sắc. Câu 15 : Cho các chất sau : (1) CH4 (2) CH3-C≡CH (3) CH2=CH2 (4) CH3-CH3 (5) CH≡CH (6) CH2=CH-CH3. Các chất làm mất màu dung dịch brôm là : A. (1), (3), (4). B. (1), (2), (3), (4). C. (2), (3), (5), (6). D. (3), (4), (5), (6). Câu 16 : Chất vừa tham gia phản cộng vừa tham gia phản ứng thế là : A. metan B. etilen C. benzen. D. axêtilen Câu 17 : Nước clo là hỗn hợp gồm các chất : A. Cl2, HCl, HClO B. HCl, HClO, H2O C. Cl2, HCl, HClO, H2O D. Cl2, H2O Câu 18 : Có hai bình bị mất nhãn đựng hai chất khí khác nhau là CH4 và CO2. Để phân biệt hai bình trên ta có thể dùng A. một kim loại. B. dung dịch Ca(OH)2. C. nước brôm. D. nước cất. Câu 19 : Chất khí Y có các tính chất sau : - Rất độc, không màu. - Cháy với ngọn lửa màu xanh sinh ra sản phẩm khí làm đục nước vôi trong. Chất khí Y là A. H2. B. CO2. C. CO D. Cl2. Câu 20 : Chất không tác dụng được với kim loại Natri giải phóng khí hidrô là A. dầu hỏa. B. nước. C. axit axetic. D. rượu etylic. Đáp án 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 D D C C C A D B D D 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 B A B A C C C B C A PHỤ LỤC 5 : BÀI KIỂM TRA 1 TIẾT HKII Câu 1 (1,5 điểm): Nêu tính chất hoá học của benzen. Viết phương trình chứng minh cho những tính chất hóa học vừa nêu. Câu 2 (1,5 điểm): Viết phương trình hoá học biểu diễn các chuyển đổi sau : Etilen → rượu etylic → axit axetic → etyl axetat Câu 3(1,5 điểm): Có 3 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một chất lỏng sau: C2H5OH, CH3COOH, CH3COOC2H5. Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết các chất dựng trong mỗi lọ. Câu 4 (1 điểm): Nêu hiện tượng và viết phương trình hoá học khi rượu etylic tác dụng với natri. Câu 5 (1,5 điểm): Viết công thức cấu tạo của benzen, rượu etylic và axit axetic. Câu 6 (1,5 điểm): Trên nhãn của các chai rượu đều có ghi các số, thí dụ 200, 250. a) Hãy giải thích ý nghĩa của các số trên. b) Tính số ml rượu etylic có trong 200 ml rượu 200. Câu 7 (1,5 điểm): Cho 60 gam CH3COOH tác dụng với 23 gam CH3CH2OH thu được 33 gam CH3COOCH2CH3. a) Viết phương trình hóa học và gọi tên sản phẩm của phản ứng. b) Tính hiệu suất của phản ứng trên. (C = 12; H = 1; O = 16)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthiet_ke_bai_on_luyen_tap_hoa_hoc_lop_9_theo_huong_day_hoc_tich_cuc_9017.pdf
Luận văn liên quan