Đối với giáo viên, người trực tiếp thực hiện công tác bồi dưỡng HSTBY, cần
phải nắm rõ mục đích, nhiệm vụ cũng như nội dung công việc mình cần thực hiện.
- GV sử dụng phương pháp khích lệ học tập và đánh giá, công nhận sự cố
gắng của HSTBY, khuyến khích, khen ngợi những thành công dù rất nhỏ để các em
tự tin vào nỗ lực của bản thân.
- Bên cạnh đó, giáo viên cần có sự nhiệt huyết, yêu nghề và kiên nhẫn thì mới
có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ bồi dưỡng HSTBY.
158 trang |
Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1444 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thiết kế tài liệu hỗ trợ việc dạy và học phần hóa phi kim lớp 10 với đối tượng học sinh trung bình – yếu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án bài 23 “Clo”
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Biết được: Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, ứng dụng của clo, phương
pháp điều chế clo trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp.
- Hiểu được: Tính chất hoá học cơ bản của clo là phi kim mạnh, có tính oxi
hoá mạnh (tác dụng với kim loại, hiđro). Clo còn thể hiện tính khử.
2. Kĩ năng
- Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất cơ bản của clo.
- Quan sát các thí nghiệm hoặc hình ảnh thí nghiệm rút ra nhận xét.
- Viết các phương trình hóa học minh hoạ tính chất hoá học và điều chế clo.
- Tính thể tích khí clo ở đktc tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng.
3. Trọng tâm
Tính chất hoá học cơ bản của clo là phi kim mạnh, có tính oxi hoá mạnh.
4. Thái độ tư tưởng
Giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường, sử dụng hóa chất đúng cách,
đúng mục đích.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Điều chế sẵn hai bình khí clo, dây sắt, diêm, đèn cồn.
- Sơ đồ điều chế clo trong phòng thí nghiệm, công nghiệp.
- Sơ đồ tư duy tóm tắt bài clo.
- Phiếu học tập.
Phiếu học tập 1
1. Viết cấu hình electron của clo (Z = 17), CTCT và CT electron của phân tử Cl2.
2. So sánh độ âm điện của clo với flo, oxi và các nguyên tố khác.
Cho biết số oxi hóa có thể có của clo trong hợp chất.
3. Số electron lớp ngoài cùng của clo. Dự đoán những tính chất hóa học của clo.
114
Phiếu học tập 2
1. Clo có những tính chất hóa học gì? Trong những tính chất đó tính chất nào là cơ
bản nhất? Vì sao?
2. Clo có thể tác dụng được với nhiều đơn chất và hợp chất nào? Viết ptpư.
Phiếu học tập 3
1. Viết PTHH của các phản ứng xảy ra nếu có khi cho clo lần lượt tác dụng với
những chất sau đây: Al, H2, NaF, NaI, O2, H2O, KOH.
2. Viết PTHH của 2 phản ứng điều chế FeCl3 từ Cl2.
2. Học sinh
- Các tài liệu đã được cung cấp.
- Soạn bài vào vở ghi bài bằng bút chì, ghi chú những phần chưa soạn.
III. PHƯƠNG PHÁP
- Phương pháp dạy học nêu vấn đề, đàm thoại, trực quan, sử dụng thí nghiệm,
hoạt động nhóm.
- Sử dụng vở ghi bài, hệ thống lý thuyết tóm tắt, hệ thống bài tập, đề kiểm tra.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Học sinh trả bài theo phiếu học tập 1.
3. Tiến trình bài giảng
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
HĐ1: Vào bài
Kể một câu chuyện về clo rồi dẫn vào bài.
HĐ 2: Tìm hiểu tính chất vật lí của clo
- HS: Hoàn thành HĐ 1 trong vở ghi bài.
- GV: Cho HS quan sát lọ đựng khí clo.
- GV: Nêu tính chất vật lí của clo.
- HS: Quan sát và rút ra nhận xét.
- GV: Làm thí nghiệm tính tan clo trong nước.
I.Tính chất vật lí
- Chất khí màu vàng lục, mùi xốc.
- Tan trong nước tạo thành nước clo
có màu vàng nhạt.
115
- GV: Vì sao clo ít tan trong nước?
- GV: Dựa vào đâu để biết khí clo nặng hay
nhẹ hơn không khí.
- HS: Tỉ khối hơi của clo với không khí > 1.
- GV: Nếu nhà máy hóa chất thải trực tiếp khí
clo ra không khí thì có gây ngộ độc cho con
người sống trong khu vực đó không? Tại sao?
- HS: Clo rất độc.
- GV: Nếu hít phải khí clo thì em phải làm gì?
- HS: Chỉnh sửa HĐ 1 trong vở ghi bài.
- Nặng hơn không khí 2,5 lần.
- Rất độc.
HĐ 2: Nghiên cứu tính chất hóa học của Clo
- HS: Hoàn thành HĐ 2 trong vở ghi bài.
- GV: Dựa vào phần trả bài của HS, dẫn dắt để
các em rút ra TCHH cơ bản của clo. Sau đó,
yêu cầu HS rút ra kết luận.
- GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành
phiếu học tập 2.
- HS: thảo luận nhóm trả lời
- GV: Làm thí nghiệm sắt tác dụng với clo.
- GV: Yêu cầu HS
+Nêu hiện tượng xảy ra.
+Viết PTHH của phản ứng.
+Cho biết vai trò của Fe và Cl2.
- HS: Nêu hiện tượng, viết phương trình.
- HS: Viết một số PTHH của clo và kim loại.
- HS: Viết PTHH của clo và kim loại dạng tổng
quát.
- GV: Viết PTHH của hiđro và clo.
- HS: Viết phương trình phản ứng
II.Tính chất hoá học:
- Cấu hình e: 1s22s22p63s23p5
- CT e: Cl: Cl CTCT: Cl – Cl
Độ âm điện: Cl < O < F
→ Trong hợp chất với F, O thì Cl
thể hiện số oxi hóa: +1, +3, +5, +7.
Còn trong hợp chất với các nguyên
tố khác Cl thể hiện số oxi hoá – 1.
→ Clo có tính oxi hoá và tính khử
nhưng tính oxi hoá đặc trưng hơn.
1.Tác dụng với kim loại
0t
0 0 +3 -1
2 32Fe +3Cl 2FeCl→
0t
0 0 +1 -1
22 Na +Cl 2Na Cl→
0t
0 0 +n -1
2 n2M + nCl 2M Cl→
(n là hoá trị cao nhất của kim loại
M)
116
- GV: Lưu ý điều kiện phản ứng là có chiếu
sáng mạnh.
- GV: Nếu lấy đúng tỉ lệ mol 1: 1 thì sẽ nổ.
- GV: Nêu vai trò của clo trong phản ứng với
KL và hiđro.
- HS: Làm 2 thí nghiệm:
+ TN 1: Cho mẫu giấy quỳ khô vào 2 bình
đựng khí clo và bình đựng nước clo.
+ TN 2: cho cánh hoa hồng vào bình đựng
nước Giaven.
- GV: Nêu hiện tượng, giải thích, viết PTHH
của các phản ứng xảy ra.
- HS quan sát: Bình đựng khí clo giấy quỳ
không đổi màu. Bình đựng nước clo ban đầu
quỳ tím chuyển thành màu đỏ sau đó mất màu.
- HS: Cánh hoa hồng cũng nhạt màu dần.
- HS: Giải thích.
- GV: Lưu ý cho HS hướng dẫn HS giải thích
về tính tẩy màu của nước clo và nước Giaven.
- HS: Viết PTHH theo hướng dẫn của GV.
- GV: Hãy xác định số oxi hoá của clo và nêu
vai trò của clo trong 2 phản ứng, xác định loại
phản ứng.
- HS: Clo vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa,
phản ứng thuộc loại tự oxi hóa – khử.
- GV: Củng cố tính chất hóa học của clo.
- GV: Yêu cầu HS làm phiếu học tập 3.
- HS: Rút ra kết luận và chỉnh sửa vở ghi bài.
2.Tác dụng với hiđro
0
2H +
0
2Cl →
as
11
ClH2
−+
2 2H Cl
n :n = 1: 1 → hỗn hợp nổ
Nhận xét: Vậy trong phản ứng với
kim loại và hiđro thì clo thể hiện
tính oxi hoá mạnh.
3.Tác dụng với nước và dung dịch
kiềm
Khi tan vào nước, một phần clo
tác dụng với nước:
0
2Cl + H2O
11
ClH
−+
+
1 1
H ClO
+ +
axit hipoclorơ
0
2Cl +2NaOH→
11
ClNa
−+
+
1 1
Na ClO
+ +
+H2O
nước Giaven
→ HClO, NaClO là chất oxi hoá
mạnh, nó phá hủy các hợp chất màu
→ Clo ẩm, nước Giaven có tính tẩy
màu
Nhận xét: Vậy trong phản ứng với
nước và dung dịch kiềm, Cl2 vừa là
chất khử vừa là chất oxi hoá. Phản
ứng trên thuộc loại tự oxi hóa –
khử.
Kết luận: Vậy trong phản ứng với
kim loại và hiđro, clo đóng vai trò
là chất oxi hóa; trong phản ứng với
nước và dd kiềm, clo vừa là chất
khử vừa là chất oxi hoá.
117
HĐ 3: Tìm hiểu ứng dụng và trạng thái tự
nhiên
- HS: Hoàn thành HĐ 3 trong vở ghi bài.
- GV: Kể tên các đồng vị clo. Tính nguyên tử
khối trung bình của clo.
- HS: Tham khảo SGK phần ứng dụng của clo.
- GV: Trong tự nhiên clo có thể tồn tại dạng
đơn chất hay không? Tại sao?
- HS: Do clo có tính oxi hoá mạnh.
- GV: Trong tự nhiên clo có mặt trong những
loại hợp chất nào?
III. Ứng dụng
IV. Trạng thái tự nhiên
- Clo có 2 đồng vị bền: 35Cl, 37Cl,
nguyên tử khối trung bình là 35,5.
- Trong tự nhiên clo chỉ tồn tại dạng
hợp chất. Clo phổ biến trong nước
biển chủ yếu là muối clorua: NaCl,
KCl, trong chất khoáng cacnalít
KCl.MgCl2.6H2O.
HĐ 4: Nghiên cứu điều chế Clo
- HS: Hoàn thành HĐ 4 trong vở ghi bài.
- GV: Treo hình vẽ điều chế khí clo trong PTN.
- GV: Yêu cầu HS nêu nguyên tắc điều chế clo
trong PTN.
- GV: Viết PTHH điều chế khí clo từ MnO2 và
dd HCl đặc.
- HS: Viết phương trình.
- GV: Khí clo thu được có tạp chất không?
- HS: Từ phương trình thấy được Cl2 có lẫn tạp
chất là khí HCl và hơi nước.
- GV: Có thể dùng chất khác thay thế MnO2
không?
- HS: Có thể dùng KMnO4, KClO3
- GV: Ở hình 5.1 trang 100 tại sao người ta thu
khí clo bằng cách để ngửa bình mà không úp
bình hay dời chỗ nước ra khỏi bình
- HS: Giải thích.
V. Điều chế
1. Trong phòng thí nghiệm
Nguyên tắc:
Chất oxi hoá mạnh(MnO2, KMnO4,
KClO3,K2Cr2O7) +HClđặc→ muối
clorua + Cl2 + H2O.
MnO2+ 4HClđ →
0t MnCl2+ Cl2 +
2H2O
118
- GV: Hãy viết PTHH của phản ứng giữa HCl
đặc KMnO4, KClO3.
- GV: Treo sơ đồ điều chế khí clo trong CN.
- GV: Người ta sử dụng nguyên liệu nào để sản
xuất một lượng lớn clo trong công nghiệp?
- HS: Kết hợp SGK để biết thêm về phương
pháp điều chế clo trong công nghiệp.
- GV: Nêu phương pháp điều chế clo trong
công nghiệp từ muối ăn. Viết PTHH xảy ra.
- HS: Rút ra kết luận và chỉnh sửa vở ghi bài.
HĐ 5: Củng cố bài
- GV: Cho HS chơi trò chơi lắp ráp chữ để tóm
tắt bài theo sơ đồ tư duy.
- HS: Trả lời phần tóm tắt.
- GV: Phát cho HS bảng tóm tắt được in sẵn.
- GV: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi củng cố trong
vở ghi bài.
- GV: Chỉnh sửa.
- GV: Tổng kết, khắc sâu kiến thức bằng
algorit giải bài tập dạng 8.
- HS: Áp dụng làm bài tập 3/trang 106 SGK.
- GV: Yêu cầu HS về làm BT trong HTBT.
HĐ 6: Dặn dò
- BT bắt buộc: 5,7/trang 101 SGK; 4a/dạng 1;
7,8,9/dạng 2.
- BT làm thêm: 60,61,62/dạng 8; đề tự kiểm tra
số 2.
- Soạn bài “Hidro clorua – Axit clohiđric và
muối clorua”.
2. Trong công nghiệp
Điện phân dung dịch muối ăn bão
hòa có màng ngăn:
2NaCl+2H2O
cmn
đpdd → 2NaOH +H2
+ Cl2
Catot: thu được NaOH, khí H2.
Anot: thu được khí Cl2.
119
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu, chúng tôi đã tiến
hành xây dựng bộ tài liệu hỗ trợ việc dạy và học phần phi kim dùng cho HSTBY.
Đầu tiên chúng tôi nghiên cứu về phần hóa phi kim lớp 10 ban cơ bản, xác
định cấu trúc, nội dung, mục tiêu cơ bản của hai chương 5 và 6, một số lưu ý về nội
dung và phương pháp dạy học ở hai chương này. Chúng tôi cũng đề xuất các biện
pháp nâng cao hiệu quả dạy học cho HSTBY môn Hóa.
Tiếp theo chúng tôi giới thiệu tổng quan về tài liệu hỗ trợ việc dạy và học môn
Hóa học với đối tượng HSTBY. Chúng tôi xây dựng cấu trúc của tài liệu gồm bốn
phần: vở ghi bài, hệ thống lý thuyết tóm tắt, bài tập hóa học và các đề kiểm tra để
HS tự đánh giá.
1. Thiết kế 2 vở ghi (9 bài) chương 5, 6 lớp 10 ban cơ bản dùng cho HSTBY.
2. Xây dựng hệ thống lý thuyết tóm tắt một cách cô đọng, dễ nhớ nhất tập
trung vào những phần kiến thức trọng tâm trong chương “Nhóm halogen” và “Oxi
– Lưu huỳnh” lớp 10 ban cơ bản dùng cho HSTBY.
- Đề xuất 9 nguyên tắc và quy trình gồm 7 bước để tóm tắt hệ thống lý thuyết.
- Xây dựng hệ thống lý thuyết tóm tắt theo hai hình thức: bằng sơ đồ tư duy (9
sơ đồ) và bằng bảng tổng kết (4 bảng).
3. Xây dựng hệ thống bài tập phần phi kim lớp 10 phù hợp với trình độ của
HSTBY.
- Chúng tôi đã xây dựng algorit giải gồm 12 dạng BT định tính và định lượng.
- Đề xuất 7 nguyên tắc và quy trình 9 bước khi xây dựng hệ thống BT.
- Biên soạn hệ thống bài tập vận dụng phù hợp với đối tượng HSTBY theo
các dạng bài cơ bản, chương “Nhóm halogen” (gồm 68 bài tập tự luận, 33 bài tập
trắc nghiệm), chương “Oxi – Lưu huỳnh” (gồm 62 bài tập tự luận, 30 bài tập trắc
nghiệm).
4. Xây dựng 18 đề kiểm tra tự luyện để HS tự kiểm tra – đánh giá ở 2 chương
5 và 6 gồm 11 đề kiểm tra thường xuyên và 7 đề kiểm tra định kì.
Đề xuất hướng sử dụng tài liệu đã thiết kế phù hợp với đối tượng HSTBY và
thiết kế 4 giáo án minh họa.
120
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Mục đích thực nghiệm
Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của việc thiết kế và sử dụng tài liệu hỗ trợ
dạy và học phần phi kim lớp 10 THPT dùng cho HSTBY đã đề xuất ở chương 2.
3.2. Đối tượng thực nghiệm
Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm tại 5 trường THPT thuộc
Tp.HCM (trường Quang Trung, Hàn Thuyên, Bình Khánh) và Long An (trường
Cần Giuộc, Hậu Nghĩa).
Tại mỗi trường , chúng tôi chọn những lớp 10 ban cơ bản có trình độ tương
đương dựa vào điểm trung bình học kì I, cặp lớp ĐC và TN phải cùng học theo một
chương trình, do cùng một GV dạy học.
Trên cơ sở đó chúng tôi đã chọn các lớp TN – ĐC theo bảng 3.1.
Bảng 3.1. Danh sách các lớp thực nghiệm và đối chứng
3.3. Tiến hành thực nghiệm
3.3.1. Chuẩn bị
Chúng tôi tiến hành các công việc sau:
- Tham khảo ý kiến các đồng nghiệp, thầy cô có kinh nghiệm để hoàn thành
tài liệu hỗ trợ dạy và học dùng cho HSTBY .
- Gửi tài liệu hỗ trợ dạy và học, giáo án, các bài kiểm tra, phiếu tham khảo ý
kiến đến các trường tiến hành thực nghiệm.
Tên trường THPT Lớp TN Lớp ĐC GV dạy
Lớp Sĩ số Lớp Sĩ số
Quang Trung – Tp.HCM 10A2 48 10A3 47 Huỳnh Ngọc Tài
Hàn Thuyên – Tp.HCM 10A9 42 10A5 46 Nguyễn Tiến Thi
Bình Khánh – Tp.HCM 10C10 46 10C12 47 Phạm Ngọc Thảo
Cần Giuộc – Long An 10C4 43 10C7 44 Trương Nguyễn
Như Trang
Hậu Nghĩa – Long An 10A2 46 10A3 44 Trần Thị Thúy Nga
121
- Trao đổi với các giáo viên tham gia thực nghiệm về cách tiến hành.
3.3.2. Tiến hành thực nghiệm
Sau khi đã soạn thảo tài liệu, GV thực nghiệm tiến hành giảng dạy theo kế
hoạch sau:
- Trước khi dạy thực nghiệm, giáo viên thực hiện các bước sau:
+ Phát trước tài liệu hỗ trợ dạy và học cho mỗi học sinh lớp TN vào đầu mỗi
chương.
+ Giáo viên kiểm tra việc soạn bài của học sinh bằng cách cho HS kiểm tra
chéo giữa các nhóm.
- Trong tiết học GV thực hiện các bước sau:
+ Tiến hành giảng dạy dựa trên tài liệu hỗ trợ dạy và học.
+ Yêu cầu các em tham gia xây dựng bài, khuyến khích các em đặt các câu
hỏi mà các em còn thắc mắc trong quá trình soạn bài.
- Chúng tôi đã tiến hành dạy các bài ở lớp TN và ĐC đã chọn .
Thực hiện một bài dạy theo hai phương pháp khác nhau : Ở lớp TN sẽ được sử
dụng tài liệu hỗ trợ và học theo giáo án đã thiết kế , còn lớp ĐC thì học theo SGK,
SBT hóa học và học theo giáo án truyền thống.
3.3.3. Tiến hành kiểm tra, chấm điểm
- Bài kiểm tra số 1: bài kiểm tra 1 tiết chương 5.
- Bài kiểm tra số 2: bài kiểm tra 1 tiết chương 6.
Nội dung chi tiết 2 đề kiểm tra được trình bày ở phụ lục 1 và 2.
3.3.4. Xử lý kết quả thực nghiệm
Ở mỗi chương, kết quả điểm kiểm tra được xử lý bằng phương pháp thống kê
toán học theo thứ tự sau:
- Bước 1: Lập bảng phân phối tần số, tần suất, tần suất luỹ tích.
- Bước 2: Vẽ đồ thị các đường luỹ tích.
- Bước 3: Lập bảng tổng hợp phân loại kết quả học tập.
- Bước 4: Tính các tham số thống kê đặc trưng:
122
+ Điểm trung bình: Trung bình cộng là tham số đặc trưng cho sự tập trung
của số liệu
n
i i
i=1
1x= n x
n∑ ; trong đó xi: Điểm số ; ni: Tần số ; n: Số HS
+ Với sai số tiêu chuẩn : Sε =
n
+ Phương sai: S2 =
2
i in (x -x)
n-1
∑
+ Độ lệch chuẩn: S = 2S
Phương sai S2 và độ lệch chuẩn S là các tham số đo mức độ phân tán của các
số liệu quanh giá trị trung bình cộng, S càng nhỏ chứng tỏ số liệu càng ít phân tán.
+Hệ số biến thiên: SV = 100%
x
V
Để so sánh hai tập hợp có x khác nhau. Nhóm nào có V nhỏ hơn nhóm đó có
chất lượng đồng đều hơn.
+ Sai số trung bình mẫu: giá trị trung bình dao động trong khoảng: x±m
Sm=
n
+ Đại lượng kiểm định t = ( )ctn đx -x
22
®ctn
tn ®c
1
SS
+
n -1 n - 1
.
Tra trong bảng phân phối Student để tìm tα ứng với α = 0,01 và bậc tự do
k = n1 + n2 – 2 để kiểm định hai phía.
Nếu t ≥ tα thì sự khác biệt của các giá trị trung bình tnx và đcx là có ý nghĩa
với mức ý nghĩa α = 0,01.
Nếu t ≤ tα thì sự khác biệt của các giá trị trung bình tnx và đcx là chưa đủ ý
nghĩa với mức ý nghĩa α = 0,01.
3.4. Kết quả thực nghiệm
3.4.1. Kết quả định lượng
Để thuận tiện cho việc phân tích kết quả thực nghiệm, chúng tôi tổng hợp các
số liệu thành các bảng số liệu với các tham số tiêu biểu và đặc trưng của bảng.
123
3.4.1.1. Kết quả bài kiểm tra lần 1
Bảng 3.2. Bảng điểm bài kiểm tra lần 1
Bảng 3.3. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra lần 1
[
Điểm
xi
Số HS đạt điểm xi % HS đạt điểm xi % HS đạt điểm xi trở xuống
TN ĐC TN ĐC TN ĐC
0 0 5 0,00 2,19 0,00 2,19
1 2 7 0,89 3,07 0,89 5,26
2 7 15 3,11 6,58 4,00 11,84
3 13 18 5,78 7,89 9,78 19,74
4 18 21 8,00 9,21 17,78 28,95
5 31 38 13,78 16,67 31,56 45,61
6 34 35 15,11 15,35 46,67 60,96
7 51 33 22,67 14,47 69,33 75,44
8 44 37 19,56 16,23 88,89 91,67
9 18 14 8,00 6,14 96,89 97,81
10 7 5 3,11 2,19 100,00 100,00
Σ 225 228 100,00 100,00
Lớp Số HS
Điểm xi Điểm TB 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN1 48 0 1 2 3 2 6 9 13 9 2 1 6,19
ĐC1 47 1 0 4 4 6 7 8 8 7 1 1 5,49
TN2 42 0 0 2 1 3 5 9 9 8 4 1 6,45
ĐC2 46 2 1 3 3 4 8 7 6 7 4 1 5,61
TN3 46 0 0 1 4 5 8 4 9 10 3 2 6,26
ĐC3 47 0 1 3 4 3 9 9 7 8 3 0 5,74
TN4 43 0 0 1 2 4 7 6 9 8 5 1 6,44
ĐC4 44 1 2 3 3 5 7 6 6 7 3 1 5,52
TN5 46 0 1 1 3 4 5 6 11 9 4 2 6,39
ĐC5 44 1 3 2 4 3 7 5 6 8 3 2 5,66
ΣTN 225 0 2 7 13 18 31 34 51 44 18 7 6,34
ΣĐC 228 5 7 15 18 21 38 35 33 37 14 5 5,61
124
Hình 3.1. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra lần 1
Bảng 3.4. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra lần 1
Lớp Số HS % Yếu, kém % Trung bình % Khá % Giỏi
TN 225 17,78 28,89 42,22 11,11
ĐC 228 28,95 32,02 30,70 8,38
Hình 3.2. Biểu đồ kết quả học tập bài kiểm tra lần 1
Bảng 3.5. Tổng hợp các tham số đặc trưng của bài kiểm tra lần 1
Đối tượng x ± m S V%
TN 6,34 ± 0,12 1,73 27,22
ĐC 5,61 ± 0,12 1,79 31,99
Kiểm tra kết quả thực nghiệm bằng phép thử Student với α = 0,01;
k = (225 + 228) – 2 = 451. Tra bảng phân phối Student tìm được giá trị tα = 2,58.
Ta có t = 4,45 > tα , vì vậy sự khác nhau về kết quả học tập (bài kiểm tra lần 1)
giữa nhóm TN và ĐC là có ý nghĩa (với mức ý nghĩa α = 0,01).
125
3.4.1.2. Kết quả bài kiểm tra lần 2
Bảng 3.6. Bảng điểm bài kiểm tra lần 2
Bảng 3.7. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra lần 2
Điểm
xi
Số HS đạt điểm xi % HS đạt điểm xi % HS đạt điểm xi trở xuống
TN ĐC TN ĐC TN ĐC
0 2 3 0,89 1,32 0,89 1,32
1 4 11 1,78 4,82 2,67 6,14
2 8 11 3,56 4,82 6,22 10,96
3 9 15 4,00 6,58 10,22 17,54
4 13 19 5,78 8,33 16,00 25,88
5 35 37 15,56 16,23 31,56 42,11
6 36 39 16,00 17,11 47,56 59,21
7 54 46 24,00 20,18 71,56 79,39
8 37 30 16,44 13,16 88,00 92,54
9 21 13 9,33 5,70 97,33 98,25
10 6 4 2,67 1,75 100,00 100,00
Σ 225 228 100,00 100,00
Lớp Số HS Điểm xi Điểm TB
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN1 48 0 0 2 1 3 8 9 15 8 2 0 6,25
ĐC1 47 1 1 0 4 3 8 13 10 6 1 0 5,74
TN2 42 1 0 2 2 3 5 6 10 9 3 1 6,24
ĐC2 46 1 2 5 4 2 6 7 8 8 3 0 5,46
TN3 46 0 2 1 2 3 6 7 10 7 6 2 6,39
ĐC3 47 0 2 1 5 5 8 6 8 6 4 2 5,85
TN4 43 0 1 1 2 2 7 8 9 5 6 2 6,44
ĐC4 44 0 3 1 1 4 9 7 11 4 3 1 5,84
TN5 46 1 1 2 2 2 9 6 10 8 4 1 6,09
ĐC5 44 1 3 4 1 5 6 6 9 6 2 1 5,43
ΣTN 225 2 4 8 9 13 35 36 54 37 21 6 6,28
ΣĐC 228 3 11 11 15 19 37 39 46 30 13 4 5,67
126
Hình 3.3. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra lần 2
Bảng 3.8. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra lần 2
Hình 3.4. Biểu đồ kết quả học tập bài kiểm tra lần 2
Bảng 3.9. Tổng hợp các tham số đặc trưng của bài kiểm tra lần 2
Đối tượng x ± m S V%
TN 6,28 ± 0,11 1,64 26,07
ĐC 5,67 ± 0,11 1,69 29,74
Kiểm tra kết quả thực nghiệm bằng phép thử Student α = 0,01;
k = (225 + 228) – 2 = 451. Tra bảng phân phối Student tìm giá trị tα = 2,58.
Ta có t = 3,92 > tα , vì vậy sự khác nhau về kết quả học tập (bài kiểm tra lần 2)
giữa nhóm TN và ĐC là có ý nghĩa (với mức ý nghĩa α = 0,01).
Lớp Số HS % Yếu, kém % Trung bình % Khá % Giỏi
TN 225 16,00 31,56 40,44 12,00
ĐC 228 25,88 33,33 33,33 7,46
127
3.4.1.3. Kết quả tổng hợp 2 bài kiểm tra
Bảng 3.10. Tổng hợp kết quả của 2 bài kiểm tra
Lớp Số bài kiểm tra
Điểm xi Điểm
TB 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN 450 2 6 15 22 31 66 70 105 81 39 13 6,31
ĐC 456 8 18 26 33 40 75 74 79 67 27 9 5,64
Bảng 3.11. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích tổng hợp 2 bài kiểm tra
Điểm
xi
Số HS đạt điểm xi % HS đạt điểm xi % HS đạt điểm xi trở xuống
TN ĐC TN ĐC TN ĐC
0 2 8 0,44 1,75 0,44 1,75
1 6 18 1,33 3,95 1,78 5,70
2 15 26 3,33 5,70 5,11 11,40
3 22 33 4,89 7,24 10,00 18,64
4 31 40 6,89 8,77 16,89 27,41
5 66 75 14,67 16,45 31,56 43,86
6 70 74 15,56 16,23 47,11 60,09
7 105 79 23,33 17,32 70,44 77,41
8 81 67 18,00 14,69 88,44 92,11
9 39 27 8,67 5,92 97,11 98,03
10 13 9 2,89 1,97 100,00 100,00
Σ 450 456 100,00 100,00
Hình 3.5. Đồ thị đường lũy tích 2 bài kiểm tra
128
Bảng 3.12. Tổng hợp kết quả học tập của 2 bài kiểm tra
Hình 3.6. Biểu đồ tổng hợp kết quả học tập của 2 bài kiểm tra
Bảng 3.13. Tổng hợp các tham số đặc trưng của 2 bài kiểm tra
Đối tượng x ± m S V%
TN 6,31 ± 0,08 1,86 26,61
ĐC 5,64 ± 0,08 1,74 30,84
Kiểm tra kết quả thực nghiệm bằng phép thử Student với α = 0,01;
k = 2n – 2 = 450 + 456 – 2 = 904. Tra bảng phân phối Student tìm giá trị tα = 2,58.
Ta có t = 5,94 > tα , vì vậy sự khác nhau về kết quả học tập giữa nhóm TN và
ĐC là có ý nghĩa (với mức ý nghĩa α = 0,01).
• Từ kết quả xử lí số liệu thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy:
- Điểm trung bình cộng của các lớp TN luôn cao hơn các lớp ĐC.
- Hệ số biến thiên V của các lớp TN luôn nhỏ hơn các lớp ĐC.
- Đường luỹ tích của các lớp TN luôn nằm bên phải và phía dưới đường lũy
tích của các lớp ĐC. Điều này chứng tỏ học sinh lớp TN có kết quả học tập cao hơn
lớp ĐC và đồng đều hơn lớp ĐC.
- Kiểm tra kết quả thực nghiệm bằng phép thử Student với α = 0,01 đều có giá
trị t > tα nên sự khác nhau về kết quả học tập giữa các lớp ĐC và TN là có ý nghĩa.
Lớp Số HS % Yếu, kém % Trung bình % Khá % Giỏi
TN 450 16,89 30,22 41,33 11,56
ĐC 456 27,41 32,68 32,02 7,89
129
Như vậy: Các kết quả trên chứng tỏ những học sinh có sử dụng tài liệu hỗ trợ
dạy và học có kết quả cao hơn, điều này chứng tỏ được hiệu quả của tài liệu hỗ trợ
đã đề xuất. Tài liệu đã giúp HS nắm vững các kiến thức tiếp thu được, tác động tích
cực đến ý thức tự học của các em.
3.4.2. Kết quả định tính
Để đánh giá về mặt định tính chúng tôi đã thông qua các ý kiến của GV và
phiếu tham khảo HS sau khi TN để đánh giá tính hiệu quả của tài liệu hỗ trợ dạy và
học dùng cho HSTBY.
3.4.2.1. Đối với giáo viên
Sau khi tiến hành TNSP, chúng tôi lấy ý kiến nhận xét của 4 GV tham gia
trực tiếp TN (bảng 3.1). Sau đây là tổng hợp nhận xét của các GV:
+ Tài liệu được trình bày theo bố cục hợp lý.
+ Phần vở ghi có đầy đủ các nội dung quan trọng của bài học, tiết kiệm thời
gian cho HS.
+ Phần tóm tắt hệ thống lý thuyết tương đối rõ ràng, dễ nhớ, giúp HS củng cố
kiến thức vững chắc.
+ HTBT đa dạng, phù hợp với trình độ của HSTBY có trình tự giải toán theo
algorit. Nhờ đó, các em có thể tự giải các BT tương tự có đáp án kiểm chứng làm
cho việc học hóa học trở nên hứng thú hơn.
+ Đề kiểm tra phù hợp với trình độ HSTBY, có lời giải và thang điểm kèm
theo để HS tự chấm điểm, tự đánh giá khả năng tiếp thu bài của bản thân.
+ Ngoài ra, tài liệu còn cung cấp nguồn bài tập cho GV trong quá trình giảng
dạy, góp phần hỗ trợ bài giảng của GV trên lớp.
3.4.2.2. Đối với học sinh
Sau đợt thực nghiệm chúng tôi dùng phát phiếu để thu thập ý kiến của 225
HS ở các nhóm thực nghiệm, trong đó có 222 phản hồi. Kết quả thu được như sau:
130
a. Đánh giá chung
Bảng 3.14. Kết quả đánh giá chung của HS về tài liệu hỗ trợ dạy và học
STT Tiêu chí đánh giá Mức độ TB 1 2 3 4 5
1 Trình bày rõ ràng, dễ hiểu. 1 15 34 88 84 4,1
2 Đầy đủ nội dung. 2 6 49 98 67 4,0
3 Ngắn gọn, xúc tích 3 17 49 86 67 3,9
4 Bố cục có tính logic. 1 23 46 93 59 3,8
b. Đánh giá về tính hiệu quả
Bảng 3.15. Kết quả đánh giá tính hiệu quả của tài liệu hỗ trợ dạy và học
STT Tiêu chí đánh giá
Đánh giá (%)
Có
Một phần Không
1 Vở ghi bài có giúp em rèn kĩ năng soạn bài, tiết kiệm thời gian ghi bài không? 81,98 17,12 0,9
2
Nội dung tóm tắt lý thuyết trong tài liệu có
dễ hiểu, có giúp em nắm được trọng tâm của
bài học không?
85,14 13,96 0,9
3 Algorit giải các dạng BT được trình bày rõ ràng, dễ hiểu không? 68,47 29,73 1,8
4 Các dạng bài tập trong tài liệu có vừa sức với em không? 60,36 29,28 10,36
5 Hệ thống bài tập vận dụng có đáp án có giúp em rèn luyện kĩ năng giải bài tập không? 65,77 32,88 1,35
6 Các bài kiểm tra trong tài liệu có giúp em tự
đánh giá kết quả học tập không? 56,76 40,09 3,15
7 Tài liệu hỗ trợ có giúp em phát huy tính tự giác học tập không? 37,84 54,95 7,21
8 Kết quả học tập của em sau khi sử dụng tài liệu có tốt hơn không? 54,5 41,44 4,05
Nhận xét
Qua bảng đánh giá chúng tôi nhận thấy HS tiếp nhận và đánh giá cao tài liệu
đã sử dụng. Khi sử dụng tài liệu, các em hiểu bài, nắm được trọng tâm bài học, rèn
luyện kĩ năng giải bài tập tốt hơn, có thể bước đầu tự đánh giá được kết quả học tập
của mình, giúp em phát huy tính tự giác học tập từ đó rèn luyện phương pháp tự học
cho các em. Như vậy, tài liệu đã thực sự góp phần nâng cao kết quả học tập của các
em, đặc biệt là HSTBY.
131
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Trong chương 3, chúng tôi đã tiến hành TNSP ở các trường THPT thuộc
Tp.HCM và Long An.
- Số trường tham gia thực nghiệm: 5.
- Tổng số GV tham gia dạy thực nghiệm: 5.
- Số lớp tham gia TN: 10.
- Số tiết thực nghiệm: 11.
- Số bài kiểm tra 1 tiết: 2.
- Tổng số bài chấm: 906.
Trong quá trình thực nghiệm chúng tôi đã áp dụng PP điều tra cơ bản, PP thực
nghiệm sư phạm và vận dụng PP thống kê toán học để tập hợp và so sánh các số
liệu, phân tích định lượng nhận xét về tính khả thi và hiệu quả của bộ tài liệu. Qua
quá trình thực nghiệm chúng tôi thu được kết quả:
- Các đường luỹ tích của các lớp TN đều nằm ở bên phải và ở phía dưới các
đường luỹ tích của các lớp ĐC.
- Các hệ số t > tα qua từng bài kiểm tra, với α = 0,01.
Qua thực nghiệm sư phạm chúng tôi đi đến kết luận sau:
- Tài liệu được xây dựng đã đảm bảo được các yêu cầu của một tài liệu hỗ trợ
dạy và học và việc sử dụng tài liệu cho HSTBY là khả thi và có hiệu quả. Tài liệu
đã có tác dụng rõ rệt trong việc giúp HSTBY nắm vững kiến thức và phát triển kĩ
năng giải bài tập, giúp các em có được phương pháp học tập hợp lý phát huy được
tính tích cực, chủ động của bản thân.
- HS đạt kết quả cao hơn khi học tập bằng tài liệu hỗ trợ dạy và học, GV cũng
dễ dàng sử dụng tài liệu kết hợp các phương pháp dạy học phù hợp với trình độ
HSTBY, giúp tiết kiệm thời gian cho cả GV và HS.
- Như vậy tài liệu hỗ trợ dạy và học cho HSTBY phần phi kim lớp 10 đã thành
công trong việc nâng cao kết quả học tập của HS.
132
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Đối chiếu với mục đích, nhiệm vụ đã đặt ra, đề tài chúng tôi đã giải quyết
được các vấn đề sau:
1.1. Nghiên cứu những vấn đề lí luận và thực tiễn làm cơ sở nền tảng cho việc
nghiên cứu nội dung của đề tài.
- Làm rõ hơn về quá trình dạy học, tìm hiểu một số vấn đề về dạy học phân
hóa và những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh.
- Tìm hiểu khái niệm tài liệu và tài liệu dạy học.
- Tìm hiểu về HSTBY môn Hóa, khái niệm và đặc điểm của HSTBY, các kiểu
HS học yếu, những nguyên nhân dẫn đến học sinh học yếu môn Hóa, những khó
khăn khi dạy HSTBY.
1.2. Chúng tôi đã tiến hành điều tra thực trạng dạy học và sử dụng tài liệu dạy
học môn Hóa dùng cho HSTBY tại một số trường THPT qua việc phát phiếu tham
khảo đến 48 giáo viên dạy hóa học trong đó có 42 phản hồi. Kết quả điều tra cho
thấy số lượng tài liệu hỗ trợ dạy học dành riêng cho HSTBY hiện nay còn ít, chưa
đa dạng và chưa được đầu tư chất lượng.
1.3. Nghiên cứu phần hóa phi kim lớp 10 ban cơ bản, xác định cấu trúc, nội
dung, mục tiêu cơ bản của hai chương 5, 6, một số lưu ý về nội dung và phương
pháp dạy học khi dạy hai chương này, sau đó đề xuất một số biện pháp nâng cao
hiệu quả dạy học cho HSTBY môn Hóa.
1.4. Giới thiệu tổng quan về tài liệu hỗ trợ việc dạy và học môn Hóa học với đối
tượng HSTBY.
- Chúng tôi đã trình bày ý tưởng thiết kế tài liệu.
- Xây dựng cấu trúc của tài liệu gồm bốn phần: vở ghi bài, hệ thống lý thuyết
tóm tắt, bài tập hóa học và các đề kiểm tra để học sinh tự kiểm tra – đánh giá.
- Điểm mới của tài liệu là vở ghi bài có thêm hoạt động chuẩn bị và bài tập về
nhà được thiết kế theo phương án mềm dẻo, phân nhiệm vụ tùy theo học lực và thời
gian mà HS có thể làm các bài tập bắt buộc hay bài tập làm thêm. Phần tóm tắt lý
133
thuyết của bài học được trình bày rõ ràng, ngắn gọn, đa dạng về hình thức trình bày.
Algorit phương pháp giải các dạng bài tập được xây dựng phù hợp với trình độ của
HSTBY, biên soạn hệ thống bài tập có đáp án kèm theo. Cuối cùng chúng tôi thiết
kế bộ đề kiểm tra sau mỗi bài và cuối chương để HS tự kiểm tra, đánh giá.
1.5. Thiết lập định hướng thiết kế vở ghi bài, xây dựng cấu trúc vở ghi, tiến hành
thiết kế 2 vở ghi gồm 9 bài ở 2 chương 5, 6 lớp 10 dùng cho HSTBY.
1.6. Hệ thống hóa lý thuyết ở 2 chương 5, 6 lớp 10 dùng cho HSTBY.
- Đề xuất 9 nguyên tắc và quy trình gồm 7 bước để tóm tắt hệ thống lý thuyết.
- Xây dựng hệ thống lý thuyết tóm tắt các bài học ở 2 chương 5, 6 theo hai
hình thức gồm 9 sơ đồ tư duy và 4 bảng tổng kết.
1.7. Thiết kế hệ thống bài tập hóa học phần phi kim lớp 10 dùng cho HSTBY.
- Đề xuất 7 nguyên tắc và quy trình gồm 9 bước để xây dựng hệ thống bài tập.
- Đưa ra algorit PP giải 12 dạng bài tập định tính và định lượng.
- Biên soạn hệ thống bài tập vận dụng phù hợp với HSTBY:
+ Chương “Nhóm halogen” : gồm 68 BT tự luận, 33 BT trắc nghiệm.
+ Chương “Oxi – Lưu huỳnh”: gồm 62 BT tự luận, 30 BT trắc nghiệm.
1.8. Xây dựng 18 đề kiểm tra tự luyện để HS tự kiểm tra – đánh giá ở 2
chương 5 và 6 gồm 11 đề kiểm tra thường xuyên và 7 đề kiểm tra định kì.
1.9. Đề xuất hướng sử dụng tài liệu đã thiết kế để nâng cao hiệu quả học tập
cho HSTBY.
- Hướng dẫn HSTBY sử dụng tài liệu theo các bước:
+ Bước 1: HS cần nắm được mục tiêu về kiến thức mỗi bài học.
+ Bước 2: Lập kế hoạch học tập cụ thể.
+ Bước 3: Tiến hành thực hiện kế hoạch học tập đã đề ra.
* Chuẩn bị kiến thức mới trước ở nhà.
* Chuẩn hóa, bổ sung, mở rộng và hoàn thiện kiến thức mới.
* Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức.
+ Bước 4: Tự kiểm tra, đánh giá việc học của mình.
- Hướng sử dụng tài liệu đối với GV.
134
- Những lưu ý khi sử dụng tài liệu hỗ trợ và thiết kế 4 giáo án có sử dụng tài
liệu đã thiết kế.
1.10. Tiến hành thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi và tính hiệu quả
của tài liệu hỗ trợ dạy và học với đối tượng HSTBY.
Chúng tôi tiến hành TNSP trên 453 HS với 5 cặp TN-ĐC thuộc lớp 10 ban cơ
bản ở 5 trường THPT. Kết quả TNSP cho thấy nhóm HS có sử dụng tài liệu có kết
quả cao hơn, các em hiểu bài, nắm được trọng tâm bài học, nắm vững lý thuyết và
kĩ năng làm bài tập, tự đánh giá được kết quả học tập của mình. Điều này chứng tỏ
tính hiệu quả của tài liệu hỗ trợ dạy và học.
2. Kiến nghị
Qua nghiên cứu đề tài và TNSP, chúng tôi xin có một số kiến nghị như sau:
2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Quan tâm nhiều hơn đến HSTBY, đừng bỏ quên HSTBY vì đây là nhóm HS
chiếm số lượng lớn nhất trong tổng số HS. Cần đưa ra những giải pháp chiến lược
tác động tích cực đến nhóm HSTBY, cải thiện được tình hình học tập của HSTBY,
nâng cao kết quả học tập của các em.
- Cần có biện pháp nâng cao đời sống cho GV để GV có thể chuyên tâm vào
công tác, cần có những hỗ trợ về mặt vật chất và tinh thần trong công tác bồi dưỡng
HSTBY, có sự đãi ngộ xứng đáng với những cố gắng của GV tham gia giảng dạy ở
các lớp có tỉ lệ HSTBY cao.
2.2. Đối với các trường THPT
- Nhà trường cần có biện pháp hỗ trợ, khuyến khích GV tích cực biên soạn,
thiết kế các tài liệu hỗ trợ giúp HSTBY học tập tốt hơn, hiệu quả hơn.
- Nhà trường đừng dặt nặng vấn đề thành tích mà ép GV cho HS chưa đủ
chuẩn lên lớp.
- Nhà trường cần áp dụng các biện pháp khuyến khích, khen thưởng trước toàn
trường đối với HSTBY có ý chí vươn lên trong học tập.
2.3. Với giáo viên
- Biên soạn tài liệu hỗ trợ dạy và học thống nhất trong cùng một tổ bộ môn của
135
trường phù hợp với trình độ chung của HS, đặc biệt chú ý đến HSTBY.
- Đối với giáo viên, người trực tiếp thực hiện công tác bồi dưỡng HSTBY, cần
phải nắm rõ mục đích, nhiệm vụ cũng như nội dung công việc mình cần thực hiện.
- GV sử dụng phương pháp khích lệ học tập và đánh giá, công nhận sự cố
gắng của HSTBY, khuyến khích, khen ngợi những thành công dù rất nhỏ để các em
tự tin vào nỗ lực của bản thân.
- Bên cạnh đó, giáo viên cần có sự nhiệt huyết, yêu nghề và kiên nhẫn thì mới
có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ bồi dưỡng HSTBY.
2.4. Với học sinh
- Các em cần có quyết tâm, không nên mặc cảm vì mình học yếu, phải tự tin
vào bản thân và có ý chí vươn lên trong học tập. Các em phải nỗ lực học tập để thay
đổi niềm tin và tập trung vào sự cố gắng của mình.
- Cần có thái độ học tập nghiêm túc, luôn chuẩn bị bài chu đáo và có thái độ
hợp tác với GV, làm theo sự hướng dẫn của GV.
3. Hướng phát triển của đề tài
Thông qua kết quả nghiên cứu ở trên, chúng tôi nhận thấy rằng nên mở rộng
thiết kế tài liệu hỗ trợ dạy và học môn Hóa học ở các chương khác của tất cả các
khối lớp ở THPT thuộc ban cơ bản và ban nâng cao. Có thể kết hợp việc thiết kế tài
liệu hỗ trợ với việc thiết kế các website để tạo ra tài liệu hỗ dạy và học trực tuyến.
Trên đây là những kết quả của đề tài nghiên cứu “Thiết kế tài liệu hỗ trợ việc
dạy và học phần hóa phi kim lớp 10 với đối tượng học sinh trung bình – yếu”.
Chúng tôi hy vọng rằng đây sẽ là một trong những tài liệu tham khảo cho các giáo
viên, học sinh và những người quan tâm tới việc bồi dưỡng HSTBY môn Hóa học.
Tuy nhiên, do thời gian có hạn và trong khuôn khổ của luận văn, đề tài không tránh
khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý
báu của quý thầy cô và đồng nghiệp để việc nghiên cứu tiếp theo đạt được kết quả
cao hơn.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
136
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cao Thị Thiên An (2008), Hệ thống và ôn tập nhanh kiến thức hóa học
THPT, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Ngô Ngọc An, Lê Hoàng Dũng (2007), Ôn tập và kiểm tra hóa học 10, NXB
Giáo Dục.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Sách giáo khoa hóa học 8, 9,10, NXB Giáo
dục.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Sách giáo viên Hóa học 10, NXB Giáo dục.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện
chương trình, sách giáo khoa lớp 10 trung học phổ thông môn Hóa học,
NXB Giáo dục.
6. Trịnh Văn Biều (2007), Phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học,
Đại học Sư phạm Tp.HCM
7. Brookphy.J (1998), Động viên học sinh học tập, Boston.
8. Nguyễn Cương – Nguyễn Ngọc Quang – Dương Xuân Trinh (1995), Lý luận
dạy học hóa học tập 1, NXB Giáo dục.
9. Nguyễn Thị Kim Dung (2010), Giáo viên – yếu tố quyết định chất lượng học
tập của học sinh, Tạp chí giáo dục số 232, trang 7 – 8 Đại học Sư phạm, Hà
Nội.
10. Đặng Thị Duyên (2011), Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học
chương “Sự điện li” lớp 11 với đối tượng học sinh trung bình – yếu, Luận
văn thạc sĩ giáo dục học, Đại học Sư phạm Tp.HCM.
11. Nguyễn Trần Hương Giang (2008), Yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập
của học sinh trường THPT Marie Curie, Luận văn thạc sĩ tâm lí học, Đại học
Sư phạm Tp.HCM.
12. Geoffrey Petty (1998), Dạy học ngày nay, NXB Stanley Thornes.
13. Nguyễn Phương Hoa (2012), Khó khăn trong học tập ở trẻ em, Tạp chí Tâm
lý học, Viện tâm lí học.
137
14. Trần Bá Hoành (2003), Lí luận cơ bản về dạy và học tích cực, Dự án đào tạo
giáo viên trung học cơ sở – Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội.
15. Phạm Tuấn Hùng, Phạm Đình Hiến (2006), Câu hỏi và bài tập kiểm tra hóa
học 10, NXB Giáo dục.
16. Lương Thị Hương (2011), Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học
sinh trung bình, yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản trung học phổ thông, Luận
văn thạc sĩ giáo dục học, Đại học Sư phạm Tp.HCM.
17. Lê Thị Thu Hương (2010), Một số quan niệm về dạy học phân hóa, Tạp chí
giáo dục số 244, trang 21 – 22.
18. Trần Thị Trà Hương (2009), Hệ thống bài tập chương Halogen nhằm phát
triển tư duy sáng tạo cho học sinh lớp 10 THPT, Tạp chí hóa học và ứng
dụng số 13, trang 10 – 14.
19. Đặng Thành Hưng (2005), Một số vấn đề thực hiện chương trình giáo dục
phổ thông theo định hướng phân hóa, Viện Khoa học Giáo Dục.
20. Đặng Thành Hưng (2005), Học liệu và vấn đề phát triển học liệu, Viện Khoa
học Giáo Dục.
21. Nguyễn Bá Kim (2002), Những xu hướng dạy học không truyền thống, Tài
liệu bồi dưỡng giáo viên, Hà Nội.
22. Phan Thanh Long (2008), Khích lệ học tập, một biện pháp phát huy tính tích
cực của học sinh, Tạp chí giáo dục số 194, trang 10 – 11.
23. Từ Vọng Nghi (2007), Nắm vững kiến thức rèn luyện kĩ năng hóa học 10,
NXB Giáo dục.
24. Trần Trung Ninh, Nguyễn Phi Hùng, Phạm Ngọc Sơn (2006), Phân loại và
phương pháp giải bài tập hóa học 10, NXB Đại học Quốc gia Tp.HCM.
25. Robert J.Marzaro, Debra J.Pickering, Jane E.Pollock (2005), Các phương
pháp dạy học hiệu quả, NXB Giáo dục.
26. Lê Văn Năm, Dạy học phân hóa – Nêu vấn đề trong giảng dạy môn Hóa
học, Tạp chí giáo dục số 101, trang 39 – 40.
138
27. Trần Trung Ninh, Nguyễn Phi Hùng, Phạm Ngọc Sơn (2006), Phân loại và
phương pháp giải bài tập 10, NXB Đại học Quốc gia Tp.HCM.
28. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường,
NXB Đại học Sư phạm.
29. Trần Thị Tuyết Oanh, Phạm Khắc Chương, Phạm Viết Vượng, Nguyễn Văn
Diên, Lê Trần Định (2005), Giáo trình giáo dục học tập II, NXB Đại học Sư
phạm.
30. Đặng Thị Oanh (chủ biên), Vũ Hồng Nhung, Trần Trung Ninh, Đặng Xuân
Thư (2006), Giới thiệu giáo án hóa học 10 – Các phương án cơ bản và nâng
cao, NXB Giáo dục.
31. Đặng Thị Oanh, Nguyễn Thị Sửu (2006), Phương pháp dạy học các chương
mục quan trọng trong chương trình – sách giáo khoa Hóa học phổ thông,
Đại học Sư phạm Hà Nội.
32. Trịnh Lê Hồng Phương (2011), Xây dựng học liệu điện tử hỗ trợ dạy và học
phần cấu tạo nguyên tử và hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học –
chương trình THPT chuyên, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Đại học Sư phạm
Tp.HCM.
33. Nguyễn Ngọc Quang (1994), Lý luận dạy học hóa học tập 1, NXB Giáo dục.
34. Cao Thị Thặng (1995), Hình thành kĩ năng giải bài tập hóa học ở trường
trung học phổ thông, Viện Khoa học giáo dục Hà Nội.
35. Cao Thị Thặng (2007), Tăng cường hoạt đông đôc lập và phát triển tư duy
cho học sinh qua việc sử dụng bài tập hóa học, Tạp chí nghiên cứu giáo dục
số 20.
36. Đặng Xuân Thư (2006), Ôn tập hóa học 10, NXB Giáo dục.
37. Lê Trọng Tín (2006), Những phương pháp dạy học tích cực trong dạy học
hóa học – Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kì III, NXB Tp.HCM.
38. Trần Thị Minh Tình (2012), Thiết kế tài liệu hỗ trợ tự học có hướng dẫn môn
Hóa học cho học sinh lớp 12 ban cơ bản, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Đại
học Sư phạm Tp.HCM.
139
39. Lê Xuân Trọng (2006), 450 bài tập trắc nghiệm hóa học 10 THPT, NXB Đại
học Sư phạm Hà Nội.
40. Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Thị Sửu, Đặng Thị Oanh, Trần Trung Ninh
(2005), Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THPT chu kì 2004 –
2007, NXB Đại học Sư phạm.
41. Nguyễn Xuân Trường (2006), Sử dụng bài tập trong dạy học hóa học ở
trường phổ thông, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.
42. Nguyễn Xuân Trường (chủ biên ) (2007), Sách GV Hóa học 10, NXB Giáo
dục.
43. Nguyễn Xuân Trường (2007), Những nét lớn về phương pháp dạy học nhóm
halogen ở lớp 10, Tạp chí hóa học và ứng dụng số 64, trang 9 – 10.
44. Trần Trọng Thủy (2005), Những vấn đề tâm lí học về tình trạng học sinh học
kém, Tạp chí Giáo dục số 116, trang 116 – 118.
45. Tony & Bary Buzan (2008), The Minmap- Sơ đồ tư duy, NXB Tổng hợp
Tp.HCM.
46. Thái Duy Tuyên (2007), Phương pháp dạy học truyền thống và hiện đại,
NXB Giáo dục.
47. Phạm Thị Bích Vương (2007), Phân loại và phương pháp giải các dạng bài
tập hóa học 10, NXB Đại học Quốc gia Tp.HCM.
48. Nguyễn Như Ý (chủ biên) (1999), Đại từ điển tiếng Việt, NXB Văn hóa –
Thông tin.
Một số tài liệu internet có liên quan:
o
o
o
o
o
o
kem/2007/8/194010.vi
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Đề kiểm tra số 1 ........................................................................................ 1
Phụ lục 2: Đề kiểm tra số 2 ........................................................................................ 3
Phụ lục 3: Phiếu tham khảo ý kiến giáo viên .............................................................. 5
Phụ lục 4: Phiếu điều tra học sinh sau khi sử dụng tài liệu ......................................... 8
1
Phụ lục 1
ĐỀ KIỂM TRA SỐ 1
(CHƯƠNG HALOGEN)
I/ Lý thuyết
Câu 1 (2 điểm): Viết phương trình hóa học của các phản ứng chứng minh:
a/ Clo hoạt động hóa học mạnh hơn brom và iot (2pt).
b/ Clo vừa là chất khử vừa là chất oxi hóa (2pt).
Câu 2 (3 điểm): Thực hiện sơ đồ biến hóa sau (ghi đầy đủ điều kiện phản ứng và
các phản ứng phải khác nhau).
KMnO4 →
(1) Cl2 →
(2) KClO3 →
(3) KCl → (4) KOH → (5) KClO → (6) KHCO3.
Câu 3 (2 điểm): Nhận biết các dung dịch đựng trong các lọ riêng biệt sau bằng
phương pháp hóa học: Axit clohiđric, axit nitric, natri clorua, natri nitrat.
II/ Toán
Câu 1 (2 điểm): Hòa tan hoàn toàn 9,2 gam hỗn hợp Mg và Fe vào 500 ml dung
dịch HCl giải phóng 5,6 lít khí ở đktc. Tính % theo khối lượng từng chất trong hỗn
hợp và nồng độ mol dung dịch axit đã dùng.
Câu 2 (1 điểm): Cho 6.4 gam Cu phản ứng với 6,72 lít khí clo ở đktc. Tính khối
lượng muối clorua tạo thành nếu hiệu suất phản ứng là 80%.
(Cho H=1, Mg = 24, Cu= 64, O = 16, Fe = 56, Cl = 35,5)
ĐÁP ÁN
STT NỘI DUNG ĐIỂM
I/Lý
thuyết
Câu 1:
Câu 2: 6 phương trình đúng, đủ điều kiện, không
trùng phản ứng nhau. Thiếu cân bằng trừ 0,25 đ/1pt
Câu 3: Tùy theo cách nhận biết, có hiện tượng và
kèm theo phương trình phản ứng đầy đủ.
Không viết ptpư trừ 0,25đ
0,5đ/ 1pt
Chứng minh
0.5đ/1pt
0,5đ/1pt
0,5/1 chất
2
II/ Toán Câu 1:
Mg + 2HCl MgCl2 + H2
x 2x x mol
Fe + 2HCl FeCl2 + H2
y 2y y mol
2H
n = 0,25 mol
hệ pt: x + y = 0,25 và 24x + 56y = 9,2g
giải hệ x = 0,15 mol và y = 0,1 mol
%mMg = 39.1% % mFe = 60,9%
nHCl = 0,5 mol
( )
0,5 1
0,5HClM
C M= =
Câu 2: nCu= 0,1 mol ; 2Cln = 0,3 mol
Cu + Cl2
0t→ CuCl2
0,1 0.1
mHCl = 0,1.135 13,5= gam
mHCl(TT)=
13,5.80
100
= 10,8 gam
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
3
Phụ lục 2
ĐỀ KIỂM TRA SỐ 2
(CHƯƠNG OXI – LƯU HUỲNH)
I/ Lý thuyết
Câu 1 (2,0 điểm): Viết phương trình hóa học của các phản ứng điều chế trong
phòng thí nghiệm các khí sau: khí oxi (2pt), khí hiđro sunfua (1pt), khí sunfurơ
(1pt).
Câu 2 (3,0 điểm): Thực hiện sơ đồ biến hóa sau (đầy đủ điều kiện phản ứng và
các phản ứng phải khác nhau).
FeS2 1→ SO2 2→ H2SO4 3→ S 4→ H2S 5→ SO2 6→ S
Câu 3 (2,0 điểm): Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các lọ riêng biệt
đựng các chất khí sau: CO2, SO2, H2S, HCl.
II/ Toán
Câu 1 (1,5 điểm): Hòa tan hoàn toàn 0,92 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào
một lượng dư dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư 98% sinh ra 672 ml khí SO2 ở đktc.
Tính % theo khối lượng từng chất trong hỗn hợp X.
Câu 2 (1,5 điểm): Hấp thụ hoàn toàn 5,6 lít khí SO2 (đktc) vào 50 ml dung dịch
KOH 28% (d = 1,2 g/ml). Tính nồng độ mol các chất trong dung dịch sau phản ứng
(giả thiết thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể).
(Cho H=1, Mg = 24, O = 16, Fe = 56, K = 39, S = 32)
ĐÁP ÁN
STT NỘI DUNG ĐIỂM
I/ Lý
thuyết
Câu 1: thiếu cân bằng hoặc điều kiện trừ 1/2 số điểm của
pt
Câu 2: 6 phương trình đúng, đủ điều kiện, không trùng
phản ứng nhau thiếu cân bằng hoặc điều kiện trừ 1/2 số
điểm của pt.
Câu 3: Tùy theo cách nhận biết, có hiện tượng và kèm theo
phương trình phản ứng đầy đủ.
0,5đ/1pt
0,5/1pt
0,5/1 chất
4
Không viết ptpư trừ 0,25đ
II/ Toán Câu 1:
Mg + 2H2SO4 MgSO4 + SO2 + 2H2O
x 2x x x
2Fe + 6H2SO4 Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6 H2O
y 3y y/2 3y/2
2SO
n = 0,03 mol
ta có hệ pt:
24x 56 0,92
3 0,03
2
y
x y
+ =
+ =
x = 0,015 và y = 0,01
%mMg =
0,015 24 100
0,92
× × = 39,13%.
%mFe = 100 – 39,13 = 60,87%.
Câu 2
2SO
n = 0,25 mol; nKOH = 0,3 mol.
lập T =
2
OK H
SO
n
n
= 0,3
0, 25
= 1,2 ⇒ tạo 2 muối
SO2 + KOH KHSO3
a a a
SO2 + 2KOH K2SO3 + H2O
b 2b b
ta có:
0, 25
2 0,3
a b
a b
+ =
+ =
⇒ a = 0,2 mol ; b = 0,05 mol.
S 3KH OM
C = 0,2/ 0,05 = 4M;
2 3K SOM
C = 0,05 /0,05 = 1M.
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
5
Phụ lục 3
PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN GIÁO VIÊN
Kính chào quý thầy (cô)!
Với mong muốn giúp đỡ học sinh yếu kém môn Hóa học học tốt hơn, chúng
tôi kính mong quý thầy (cô) vui lòng cho biết ý kiến của mình về một số vấn đề
dưới đây bằng cách đánh dấu (x) vào ô lựa chọn để đưa ra những biện pháp phù hợp
giúp đỡ các em học tập tốt hơn.
Xin chân thành cám ơn quý thầy (cô)!
I. Thông tin cá nhân
Họ và tên (có thể ghi hoặc không) ................................................. Điện thoại.............
Trình độ chuyên môn: Cao đẳng Đại học Thạc sĩ Tiến sĩ
Nơi công tác ........................................................ Tỉnh (thành phố) ..............................
Loại hình trường: Công lập Công lập tự chủ Dân lập/ tư thục
Thời gian tham gia giảng dạy hóa học ở trường phổ thông: .............................. năm
II. Các vấn đề cần tham khảo ý kiến
1. Đối tượng học sinh mà thầy (cô) đang dạy chủ yếu là
Giỏi Khá Trung bình Yếu
2. Đánh giá của thầy (cô) về tài liệu dùng cho HS trung bình – yếu hiện nay.
Số lượng Nhiều Vừa Ít
Kiến thức Đầy đủ Bình thường Chưa đa dạng
3. Nguồn tài liệu thường được thầy (cô) sử dụng cho HS trung bình – yếu?
Sách giáo khoa Đề cương của trường
Sách bài tập Bài tập GV tự soạn
Sách tham khảo Nguồn bài tập khác
4. Thầy (cô) thường hệ thống hóa lý thuyết cho học sinh khi nào?
(có thể chọn nhiều ý)
Cuối mỗi tiết học Cuối mỗi chương
Khi chuẩn bị kiểm tra Khi ôn tập học kì
6
Ý khác: ..................................................................................................................
.......................................................................................................................................
5. Thầy (cô) thường hệ thống hóa lý thuyết bằng hình thức nào?
a. Để HS hệ thống
b. Tóm tắt lại lý thuyết
c. GV lập bảng, so sánh
d. Hệ thống bằng sơ đồ
e. Hệ thống bằng grap, sơ đồ tư duy
f. Hình thức khác
6. Theo thầy (cô) nguyên nhân nào làm học sinh học yếu môn Hóa?
Học
sinh
Học sinh mất căn bản môn Hóa từ cấp II.
Học sinh lười học.
HS có sức học yếu dù đã rất cố gắng.
HS không biết cách học để có hiệu quả.
HS chưa xác định được mục đích, động cơ học tập.
HS sợ giáo viên vì thường xuyên bị trù dập hoặc cho điểm kém.
HS không chịu học phụ đạo.
Giáo
viên
GV chưa hệ thống hóa lý thuyết một cách dễ nhớ.
GV chưa cung cấp cách giải các dạng bài tập một cách rõ ràng,
chi tiết.
GV ít sử dụng đồ dùng dạy học, thí nghiệm.
GV còn chạy theo thành tích, tinh thần trách nhiệm chưa cao.
GVchưa sử dụng các phương pháp giảng dạy phù hợp.
GV ít động viên, khen ngợi những cố gắng của HS.
Không có tài liệu dạy học phù hợp dành cho HSTBY.
Nguyên nhân khác:......................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
7. Đánh giá của thầy (cô) về mức độ sử dụng các hình thức dạy học hỗ trợ cho
HS trung bình – yếu.
Hình thức Thường xuyên
Thỉnh
thoảng
Hiếm
khi
Không
sử
dụng
Kiểm tra bài cũ.
Thực hiện hình thức chép phạt khi HS
không thuộc bài.
Phát vở ghi bài trước khi dạy bài mới.
Hệ thống lại khiến thức đã học vào cuối tiết
7
học, tiết luyện tập bằng grap, sơ đồ tư duy.
Xây dựng algorit giải các dạng bài tập
(có hệ thống bài tập kèm theo).
Xây dựng nhóm đôi bạn học tập
(HS khá – giỏi kèm HS trung bình yếu).
Hướng dẫn HS cách tự học.
Dạy phụ đạo.
Xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp của quý thầy (cô)!
Nếu quí thầy (cô) có những góp ý thêm, xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ:
Email: nga.chem@gmail.com – Điện thoại: 0909313703
8
Phụ lục 4
PHIẾU ĐIỀU TRA HỌC SINH
Thân chào các em học sinh!
1- Các em vui lòng cho biết một số thông tin cá nhân (có thể không trả lời)
Họ và tên học sinh:.Nam, nữ:.
Lớp 10.Trường .
2- Trong thời gian qua, các em đã tham gia học thử nghiệm theo tài liệu hỗ trợ dạy
và học. Để đánh giá tính hiệu quả của tài liệu này, mong các em vui lòng cho biết ý
kiến của mình về các vấn đề nêu dưới đây bằng cách đánh dấu chéo (x) vào ô chọn.
Câu 1: Đánh giá chung của em về tài liệu hỗ trợ dạy và học dành cho HSTBY.
(mức điểm cao thấp nhất là 1, cao nhất là 5)
STT Tiêu chí đánh giá Mức độ 1 2 3 4 5
1 Trình bày rõ ràng, dễ hiểu.
2 Đầy đủ nội dung.
3 Ngắn gọn, xúc tích.
4 Bố cục có tính logic.
Câu 2: Đánh giá của em về tính hiệu quả của tài liệu hỗ trợ dạy và học.
STT Tiêu chí đánh giá
Mức độ
Có
Một phần Không
1 Vở ghi bài có giúp em rèn kĩ năng soạn bài, tiết kiệm thời gian ghi bài không?
2
Nội dung tóm tắt lý thuyết trong tài liệu có
dễ hiểu, có giúp em nắm được trọng tâm của
bài học không?
3 Algorit giải các dạng BT được trình bày rõ ràng, dễ hiểu không?
4 Các dạng bài tập trong tài liệu có vừa sức với em không?
5 Hệ thống bài tập vận dụng có đáp án có giúp em rèn luyện kĩ năng giải bài tập không?
6 Các bài kiểm tra trong tài liệu có giúp em tự
đánh giá kết quả học tập không?
9
7 Tài liệu hỗ trợ có giúp em phát huy tính tự giác học tập không?
8 Kết quả học tập của em sau khi sử dụng tài liệu có tốt hơn không?
Ý kiến đóng góp khác ..................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Rất mong nhận được thông tin phản hồi của các em.
Mọi ý kiến đóng góp xin liên hệ Trần Thị Thúy Nga, điện thoại:0909313703
Email: nga.chem@gmail.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thiet_ke_tai_lieu_ho_tro_viec_day_va_hoc_phan_hoa_phi_kim_lop_10_voi_doi_tuong_hoc_sinh_trung_binh_y.pdf