Luận văn Thiết kế và sử dụng các hoạt động khám phá để dạy học phần Sinh thái học sinh học 12 THPT

Thực hiện mục tiêu đề tài, đối chiếu với các nhiệm vụ đặt ra, chúng tôi đã thu được những kết quả sau: 1.1. Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận của việc sử dụng các hoạt động khám phá vào dạy - học Sinh học bậc Trung học phổ thông. Cụ thể là: - Xác định khái niệm, đặc điểm, ưu - nhược điểm của dạy học bằng các hoạt động khám phá, những yêu cầu khi thiết kế và sử dụng các hoạt động khám phá. - Xác định được các dạng hoạt động và hình thức tổ chức dạy học bằng các hoạt động khám phá. 1.2. Qua kết quả khảo sát cho thấy: Cách dạy của GV và cách học của HS trong dạy - học nói chung và trong dạy - học Sinh thái học THPT còn nhiều điều bất cập, chất lượng dạy học nói chung và chất lượng dạy học Sinh thái học ở bậc THPT chưa được cao và đồng bộ. Sự đổi mới về mục tiêu, nội dung, phương pháp đánh giá cần phải tiến hành song song với việc đổi mới phương pháp dạy học. Chính vì vậy, cần phải trang bị cho GV công cụ dạy học, một trong số đó chính là quy trình tổ chức dạy học bằng các hoạt động khám phá, trong đó GV đóng vai trò là người hướng dẫn, là trọng tài cho các hoạt động đó. Sự đổi mới phương pháp dạy của GV tất yếu sẽ dẫn tới sự đổi mới phương pháp học của HS.

pdf98 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1605 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thiết kế và sử dụng các hoạt động khám phá để dạy học phần Sinh thái học sinh học 12 THPT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
heo chu kì mà em biết ? + Thế nào là có tính chu kì và không có tính chu kì ? Nêu sơ lược nguyên nhân gây sự biến động số lương theo chu kì và không theo chu kì ? • Bước 3: Kết luận và chính xác hoá kiến thức Bảng 2.12. Bảng so sánh biến động theo chu kì và biến động không theo chu kì Tiêu chí so sánh Biến động theo chu kì Biến động không theo chu kì Đặc điểm chung Là sự tăng hoặc giảm số lượng cá thể Các ví dụ - Số lượng ếch tăng mạnh vào mùa mưa. - Số lượng muỗi tăng vào mùa hè. - Số lượng mèo rừng ở Canada tăng giảm theo chu kỳ 9-10 năm. - Số lượng nai sừng tấm Bắc Mỹ tăng giảm theo chu kỳ 5 năm. - Biến động số lượng cá thể thỏ không theo chu kì ở Ôxtrâylia - Số lượng nấm men tăng mạnh trong vại dưa. - Số lượng cây dương xỉ giảm mạnh do cháy rừng. - Số lượng gà ở Thái Nguyên giảm mạnh do dịch cúm gia cầm H5N1. Tính chất Số lượng cá thể của quần thể biến động theo chu kỳ Số lượng cá thể của quần thể biến động một cách đột ngột. Nguyên nhân Do những thay đổi có chu kỳ của điều kiện môi trường. -Sự thay đổi bất thường của điều kiện môi trường. -Hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức của con người. 56 2.3.2.3. Hoạt động dạng phân tích biểu bảng, sơ đồ, đồ thị Hoạt động 2, mục I (Dạy bài 42 : Hệ sinh thái) • Bước 1: Giới thiệu hoạt động Nghiên cứu sơ đồ khái niệm về hệ sinh thái dưới đây, em hãy cho biết : Hình 2.16. Sơ đồ khái niệm về hệ sinh thái - Thế nào là hệ sinh thái? Tại sao nói hệ sinh thái là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định? - Cho ví dụ một số hệ sinh thái trong thực tế mà em biết ? • Bước 2: Tổ chức các hoạt động để HS khám phá kiến thức Tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm rì rầm, hoàn thành các câu hỏi của hoạt động. Sau 3 phút, các nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét và bổ sung. Từ sơ đồ khái niệm về hệ sinh thái, GV định hướng cho HS tập trung thảo luận các nội dung cơ bản: diễn đạt được khái niệm về hệ sinh thái và giải thích được tại sao hệ sinh thái là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định. GV có thể sử dụng các câu hỏi để định hướng cho HS: + Từ sơ đồ khái niệm hệ sinh thái, em thấy hệ sinh thái gồm 2 thành phần cấu trúc cơ bản, đó là 2 thành phần nào ? + Các mũi tên 2 chiều trong sơ đồ nói lên mối quan hệ gì giữa các thành phần trong hệ sinh thái ? + Em hãy nêu ví dụ về một số hệ sinh thái (tự nhiên hoặc nhân tạo) có ở địa phương nơi em sống ? • Bước 3: Kết luận và chính xác hoá kiến thức - Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh của quần xã. 57 - Trong hệ sinh thái, các sinh vật luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định. - Ví dụ : hệ sinh thái: rừng mưa nhiệt đới, sa mạc, rạn san hô, rừng ngập mặn trồng ven biển, đồng ruộng, hồ Ba Bể, hồ Dầu Tiếng... 2.3.2.4. Hoạt động dạng tranh luận về một vấn đề Hoạt động 1, mục II.1 (Để dạy bài 40: Quần xã sinh vật và các đặ trưng cơ bản của quần xã) • Bước 1: Giới thiệu hoạt động Khi dạy đến phần đặc trưng về thành phần loài trong quần xã, cô giáo nhận thấy trong lớp có 3 nhóm ý kiến khác nhau về vai trò của các nhóm loài trong việc quy định tính đa dạng của quần xã: - Nhóm 1: Cho rằng loài ưu thế là loài quan trọng nhất trong việc quyết định tính đa dạng của quần xã vì loài ưu thế có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn và có hoạt động mạnh. - Nhóm 2: Cho rằng trong quần xã, loài đặc trưng là loài có vai trò quan trọng nhất vì loài đặc trưng có số lượng nhiều hơn hẳn các loài khác trong quần xã; hơn nữa, loài đặc trưng còn mang tính đại diện cho cả quần xã. - Nhóm 3: Cho rằng mỗi nhóm loài có vai trò nhất định trong việc quy định tính đa dạng của quần xã, không thể so sánh 2 nhóm loài này. Ngoài ra, nhóm loài ngẫu nhiên cũng có vai trò nhất định trong việc làm tăng sự đa dạng về loài của quần xã. Ở mỗi nhóm, cô giáo đều nhận được nhiều ý kiến để bảo vệ quan điểm của nhóm mình. Nếu được tham gia thảo luận trên lớp thì em sẽ có ý kiến như thế nào? • Bước 2: Tổ chức các hoạt dộng khám phá kiến thức GV tổ chức cho HS trao đổi trong nhóm rì rầm. Sau 3-5 phút, yêu cầu các nhóm cho ý kiến. Trên cơ sở các ý kiến của HS, GV tổng hợp và định hướng nội dung chính của hoạt động để thảo luận trên lớp. GV có thể sử dụng các câu hỏi sau đây định hướng cho HS thảo luận: + Em hiểu thế nào về nhóm loài ưu thế, loài đặc trưng, loài ngẫu nhiên ? + Tính đa dạng của quần xã được thể hiện như thế nào, do những yếu tố nào qui định ? 58 + Trong 3 ý nêu trên thì ý kiến nào sai? chưa đúng? hay đúng hoàn toàn? Vì sao? • Bước 3: Kết luận và chính xác hoá kiến thức Mỗi nhóm loài đều có vai trò nhất định trong việc qui định tính đa dạng của loài. Nhóm loài ưu thế có vai trò quan trọng qui định độ đa dạng của quần xã vì số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh; tuy nhiên, ở một số quần xã điển hình thì nhóm loài đặc trưng có vai trò chủ yếu; ngoài ra nhóm loài ngẫu nhiên cũng giúp làm tăng độ đa dạng của quần xã. 2.3.2.5. Hoạt động dạng xử lí tình huống Hoạt động 3, mục II.2 (Để dạy bài 39: Biến động cá thể của quần thể sinh vật ) • Bước 1: Giới thiệu hoạt động Có một bạn học sinh đã khái quát cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể bằng sơ đồ nhưng đang còn thiếu một số nội dung. Em hãy giúp bạn hoàn chỉnh sơ đồ này bằng cách sử dụng 1 trong 2 từ : "tăng", "giảm" để điền vào các chỗ trống (.....) trong sơ đồ sao cho hợp lý: Hình 2.20. Sơ đồ cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể • Bước 2: Tổ chức các hoạt động khám phá kiến thức GV tổ chức cho HS làm việc độc lập với SGK. Sau 3-5 phút, yêu cầu HS cho ý kiến. Cả lớp nhận xét, bổ sung. Số lượng cá thể của quần thể ...(?)... Quần thể ban đầu với số lượng cá thể nhất định Môi trường thuận lợi -Cạnh tranh (cùng loài)...(?)... -Nguồn thức ăn...(?)... -Kẻ thù...(?)... -Sinh sản ...(?)... -Tử vong...(?)... -Nhập cư...(?)... -Xuất cư...(?)... Số lượng cá thể của quần thể ...(?)... Số lượng cá thể quần thể tăng quá cao Môi trường không thuận lợi -Cạnh tranh (cùng loài)...(?)... -Nguồn thức ăn...(?)... -Kẻ thù...(?)... -Sinh sản ...(?)... -Tử vong...(?)... -Nhập cư...(?)... -Xuất cư...(?)... 59 Giáo viên có thể đưa ra thêm gợi ý: Điều kiện môi trường thuận lợi hay không thuận lợi sẽ dẫn đến sự tăng hoặc giảm của các yếu tố tương ứng với điều kiện môi trường; từ đó, sẽ dẫn đến kết quả cuối cùng là sự tăng hoặc giảm số lượng cá thể của quần thể tương ứng với điều kiện môi trường. • Bước 3: Kết luận và chính xác hoá kiến thức Hình 2.20. Sơ đồ cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể Kết luận chương 2 Tóm lại, để thiết kế được các hoạt động khám phá đủ tiêu chuẩn dùng trong dạy học phần Sinh thái đòi hỏi người thiết kế phải có kiến thức vững vàng về phần Sinh thái học; đồng thời phải nắm vững các nguyên tắc cũng như qui trình thiết kế các hoạt động trong dạy học nói chung và dạy học khám phá nói riêng; hơn nữa, cần trải qua quá trình tích luỹ lâu dài mới có thể có được hệ thống các hoạt động khám phá đầy đủ và đạt yêu cầu. Để có thể sử dụng được hiệu quả các hoạt động khám phá trong dạy học đòi hỏi người GV không những phải nắm vững qui trình sử dụng các hoạt động khám phá mà còn phải biết cách vận dụng linh hoạt các bước trong qui trình sử dụng các hoạt động khám phá để xử lý một cách thích hợp các tình huống có thể xảy ra trong quá trình dạy học; như vậy mới có thể phát huy được các ưu điểm của dạy học khám phá là tạo ra hứng thú, đem lại nguồn vui, kích thích trực tiếp lòng ham mê học tập của học sinh... Số lượng cá thể của quần thể tăng Quần thể ban đầu với số lượng cá thể nhất định Môi trường thuận lợi -Cạnh tranh (cùng loài) giảm -Nguồn thức ăn tăng -Kẻ thù giảm -Sinh sản tăng -Tử vong giảm -Nhập cư tăng -Xuất cư giảm Số lượng cá thể của quần thể giảm Số lượng cá thể quần thể tăng quá cao Môi trường không thuận lợi -Cạnh tranh (cùng loài) tăng -Nguồn thức ăn giảm -Kẻ thù tăng -Sinh sản giảm -Tử vong tăng -Nhập cư giảm -Xuất cư tăng 60 CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM - Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng các hoạt động khám phá vào dạy học phần Sinh thái Sinh học 12 Trung học phổ thông. - Xác định tính khả thi của việc sử dụng hoạt động khám phá trong dạy học Sinh học nói chung, Sinh thái học nói riêng. 3.2. NỘI DUNG THỰC NGHIỆM Một số bài lí thuyết chương III trong chương trình STH lớp 12 - THPT ban cơ bản theo hướng sử dụng các hoạt động khám phá đã thiết kế. 3.3. PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM 3.3.1. Chọn trường thực nghiệm - Chúng tôi chọn 2 trường THPT thuộc tỉnh Tây Ninh để thực nghiệm: 1. Trường THPT Lê Quí Đôn 2. Trường THPT Nguyễn Huệ - Nhằm thoả mãn những yêu cầu của thực nghiệm sư phạm, chúng tôi tiến hành tìm hiểu chất lượng học tập bộ môn Sinh học của các lớp 12 trong những trường được chọn bằng việc xem xét kết quả học tập bộ môn ở sổ điểm. Qua khảo sát chúng tôi đã chọn mỗi trường 2 lớp có số lượng, chất lượng tương đương nhau. 3.3.2. Các bước thực nghiệm 3.3.2.1. Thực nghiệm thăm dò Ở mỗi lớp, học sinh được làm quen trước 2 tiết với phương pháp có sử dụng các hoạt động khám phá. Qua đó chúng tôi chỉnh lí giáo án, điều chỉnh hệ thống hoạt động và tiến trình bài giảng cho phù hợp với trình độ của học sinh. 3.3.2.2. Thực nghiệm chính thức - Thực nghiệm chính thức được tiến hành ở hai trường THPT vào học kì II năm học 2013-2014 kể từ ngày 10/02/- 15/03/2014. - Mỗi lớp được chọn tiến hành dạy 3 bài trong 3 tiết: • Bài 42. Hệ sinh thái • Bài 43. Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái • Bài 45. Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái - Tiến hành thực nghiệm chính thức theo phương pháp thực nghiệm chéo (Xem mục 6.3. Phương pháp thực nghiệm, phần mở đầu) 61 - Sau mỗi bài dạy, kiểm tra chất lượng lĩnh hội kiến thức của học sinh ở lớp TN và ĐC với cùng một đề kiểm tra và cùng thời gian (10 phút). 3.3.3. Kiểm tra Khi đánh giá kết quả thực nghiệm, chúng tôi sử dụng CH - BT tự luận để đánh giá mức độ hiểu, khả năng phân tích, tổng hợp và ứng dụng được các kiến thức STH qua 3 bài kiểm tra. Ba đề kiểm tra dưới đây được sử dụng ở cả hai khối TN và ĐC. Mỗi đề kiểm tra được làm trong 10 phút. Đề kiểm tra 1 1.a) Cho các HST sau : hồ nước, rừng trồng, rừng ngập mặn, rạn san hô, ao cá, hồ Ba Bể, thành phố, sông, rừng lá kim , rừng lá rộng ôn đới , đồng rêu đới lạnh , suối, vườn rau, thảo nguyên, sa mạc, rừng nhiệt đới. Hãy sắp xếp các hệ sinh thái đã cho ở trên vào bảng sau cho thích hợp:(4đ) Bảng 3.1. Các kiểu hệ sinh thái chủ yếu trên Trái Đất b) Một giọt nước lấy từ ao có phải là một hệ sinh thái không? Vì sao? (1đ) c) Mặt trăng có phải là một hệ sinh thái không? Vì sao? (1đ) 2. Tỉnh Tây Ninh có hồ Dầu Tiếng giúp cân bằng sinh thái, phục vụ tưới tiêu trong nông nghiệp, cung cấp nước cho nuôi trồng thuỷ sản, sinh hoạt tiêu dùng và cho sản xuất công nghiệp. Hệ sinh thái tự nhiên Hệ sinh thái nhân tạo Hệ sinh thái trên cạn Hệ sinh thái dưới nước . . . . . . . . . . . . . . . . . . 62 Dựa vào hiểu biết của mình, em hãy cho biết: (4đ) a) Hồ Dầu Tiếng thuộc kiểu HST nào ? b) Liệt kê một số thành phần vô sinh trong HST Hồ Dầu Tiếng ? c) Liệt kê một số sinh vật sản xuất trong HST Hồ Dầu Tiếng ? d) Liệt kê một số sinh vật tiêu thụ trong HST Hồ Dầu Tiếng ? e) Liệt kê một số sinh vật phân giải trong HST Hồ Dầu Tiếng ? Đề kiểm tra 2 1. Nêu sự khác nhau cơ bản giữa chuỗi thức ăn và lưới thức ăn ? Cho VD minh họa để thấy rõ sự khác nhau đó ? (6đ) 2. Theo em , trong 3 loại tháp sinh thái : tháp số lượng , tháp sinh khối , tháp năng lượng thì tháp sinh thá i nào là hoàn thiện nhất ? Giải thích lí do tại sao loại tháp em chọn là hoàn thiện nhất, còn 2 loại tháp còn lại thì không hoàn thiện ? (4đ) Đề kiểm tra 3 1. Cho sơ đồ hình tháp sinh thái sau: Hình 3.2. Sơ đồ hình tháp năng lượng của một chuỗi thức ăn a) Xác định hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 2,3 của chuỗi thức ăn. (4đ) b) Nếu hiệu suất sinh thái của sinh vật sản xuất là 2,5 %. Hãy tính năng lượng của ánh sáng mặt trời cần cho chuỗi thức ăn trên ? (2 đ) 2. Em hãy mô tả dòng năng lượng trong hệ sinh thái được minh họa ở hình dưới đây? (4 đ) Hình 3.1. Hồ Dầu Tiếng (Tây Ninh) Cáo 9,75.103 Kcalo Thỏ 7,8.105 Kcalo Cỏ 12.106 Kcalo 63 3.3.4. Xử lý số liệu Sử dụng các thông số sau để xử lý kết quả: Phần trăm (%), giá trị trung bình cộng ( X ), phương sai (S2), độ lệch chuẩn (S), hệ số biến thiên (Cv(%)), sai số trung bình cộng (m), đại lượng kiểm định độ tin cậy sai khác giữa hai giá trị trung bình (td). (Xem mục 6.4. Phương pháp thống kê toán học, phần mở đầu) 3.4. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 3.4.1. Kết quả thực nghiệm tại trường THPT Lê Quí Đôn Sau khi xử lí số liệu, kết quả ở 4 lần kiểm tra trong thực nghiệm ở trường THPT Lê Quí Đôn được trình bày trong bảng 3.2: Bảng 3.2. Bảng phân phối tần suất điểm các lần kiểm tra Phương án Số bài (n) Tỉ lệ (% ) HS đạt điểm Xi 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC 107 0.93 4.67 9.35 17.76 20.56 17.76 14.02 9.35 5.61 TN 107 0 1.87 3.74 12.15 14.95 25.23 21.5 12.15 8.41 Từ số liệu ở bảng 3.2, lập đồ thị tần suất điểm số của các lần kiểm tra của 2 khối lớp ĐC và TN. Hình 3.3. Sơ đồ minh họa dòng năng lượng trong một hệ sinh thái đồng cỏ 64 0 5 10 15 20 25 30 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Điểm % ĐC TN Hình 3.4. Đồ thị tần suất điểm các lần kiểm tra trong thực nghiệm Từ số liệu ở bảng 3.2, lập bảng tần suất hội tụ tiến để so sánh tần suất bài đạt điểm Xi trở lên. Bảng 3.3. Bảng tần suất hội tụ điểm kiểm tra ở trường THPT Lê Quí Đôn Phương án Số bài (n) Tỉ lệ (%) đạt điểm Xi trở lên 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC 107 100 99.07 94.4 85.05 67.29 46.73 28.97 14.95 5.6 TN 107 100 100 98.13 94.39 82.24 67.29 42.06 20.56 8.41 Từ bảng 3.3, chúng tôi vẽ đồ thị tần suất hội tụ tiến của lớp TN và ĐC như sau: (Trục tung chỉ tỉ lệ (%) học sinh đạt điểm Xi trở lên, trục hoành chỉ điểm số Xi) 0 20 40 60 80 100 120 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Điểm % ĐC TN Hình 3.5. Đồ thị tần suất hội tụ tiến của các lần kiểm tra - Trường THPT Lê Quí Đôn 65 Bảng 3.4. Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng Phương án Các tham số đặc trưng X ± m S Cv(%) td ĐC 6.42 ± 0.17 1.84 28.66 3.02 TN 7.13 ± 0.15 1.59 22.39 Qua kết quả thực nghiệm tại trường THPT Lê Quí Đôn, chúng tôi có một số nhận xét như sau: - Điểm số trung bình X của các lớp TN (7.13) cao hơn so với lớp ĐC (6.42) trong khi đó hệ số biến thiên ở nhóm lớp TN (22.39%) thấp hơn hệ số biến thiên ở nhóm lớp ĐC (28.66%). Điều này chứng tỏ độ phân tán ở lớp TN giảm so với lớp ĐC. - Số học sinh xếp loại dưới trung bình ở lớp TN (5.61%) chiếm tỉ lệ thấp hơn lớp ĐC (14.95%). Trong khi đó tỉ lệ học sinh đạt giỏi ở lớp TN (42.06%) lớn hơn so với lớp ĐC (28.98%). - Đồ thị tần suất hội tụ tiến ứng với lớp TN luôn nằm về phía bên phải và phía trên so với lớp ĐC. Để khẳng định lại những kết quả trên, chúng tôi tính đại lượng kiểm định td. Đại lượng kiểm định td= 3.02 với bậc tự do f= 107+107-2=212. Tra bảng Studen với mức ý nghĩa α=0.05, giá trị tới hạn tα ứng với kiểm định 2 phía là tα=1.96. Vậy td > tα, chứng tỏ sự khác nhau giữa X của lớp TN và lớp ĐC là có ý nghĩa thống kê, điểm trung bình của lớp TN cao hơn lớp ĐC không phải là do ngẫu nhiên mà do áp dụng phương pháp dạy TN. 3.4.2. Kết quả thực nghiệm tại trường THPT Nguyễn Huệ Sau khi xử lí số liệu, kết quả ở 4 lần kiểm tra trong thực nghiệm ở trường THPT Nguyễn Huệ được trình bày trong bảng 3.5: Bảng 3.5. Bảng phân phối tần suất điểm các lần kiểm tra Phương án Số bài (n) Tỉ lệ (% ) HS đạt điểm Xi 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC 110 0.91 3.64 10 13.64 20 19.09 21.82 9.09 1.82 TN 110 0 0.91 2.73 13.64 13.64 19.09 22.73 18.18 9.09 Từ số liệu ở bảng 3.5, lập đồ thị tần suất điểm số của các lần kiểm tra của 2 khối lớp ĐC và TN. 66 0 5 10 15 20 25 30 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Điểm % ĐC TN Hình 3.6. Đồ thị tần suất điểm các lần kiểm tra trong thực nghiệm Từ số liệu ở bảng 3.5, lập bảng tần suất hội tụ tiến để so sánh tần suất bài đạt điểm Xi trở lên. Bảng 3.6. Bảng tần suất hội tụ điểm kiểm tra ở trường THPT Nguyễn Huệ Phương án Số bài (n) Tỉ lệ (%) HS đạt điểm Xi trở lên 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC 110 100 99.09 95.45 85.45 71.81 51.81 32.72 10.9 1.81 TN 110 100 100 99.09 96.36 82.72 69.08 49.99 27.26 9.08 Từ bảng 3.6, chúng tôi vẽ đồ thị tần suất hội tụ tiến của điểm các lần kiểm tra ở lớp TN và ĐC như sau: (Trục tung chỉ tỉ lệ (%) học sinh đạt điểm Xi trở lên, trục hoành chỉ điểm số Xi). 0 20 40 60 80 100 120 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Điểm % ĐC TN Hình 3.7. Đồ thị tần suất hội tụ tiến của các lần kiểm tra - Trường THPT Nguyễn Huệ 67 Bảng 3.7. Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng Phương án Các tham số đặc trưng X ± m S Cv(%) td ĐC 6.5 ± 0. 16 1.71 26.37 3.68 TN 7.33 ± 0.15 1.65 22.53 Qua kết quả thực nghiệm tại trường THPT Nguyễn Huệ , chúng tôi có một số nhận xét như sau: - Điểm số trung bình X của các lớp TN (7.33) cao hơn so với lớp ĐC (6.5) trong khi đó hệ số biến thiên ở nhóm lớp TN (22.53 %) thấp hơn hệ số biến thiên ở nhóm lớp ĐC (26.37%). Điều này chứng tỏ độ phân tán ở lớp TN giảm so với lớp ĐC. - Số học sinh xếp loại dưới trung bình ở lớp TN (3.64%) chiếm tỉ lệ thấp hơn lớp ĐC (14.55%). Trong khi đó tỉ lệ học sinh đạt giỏi ở lớp TN (50%) lớn hơn so với lớp ĐC (37.73%). - Đồ thị tần suất hội tụ tiến ứng với lớp TN luôn nằm về phía bên phải và phía trên so với lớp ĐC. Để khẳng định lại những kết quả trên, chúng tôi tính đại lượng kiểm định td. Đại lượng kiểm định td = 3.68 với bậc tự do f=110+110-2=218. Tra bảng Studen với mức ý nghĩa α=0.05, giá trị tới hạn tα ứng với kiểm định 2 phía là tα=1.96. Vậy td > tα, chứng tỏ sự khác nhau giữa X của lớp TN và lớp ĐC là có ý nghĩa thống kê, điểm trung bình của lớp TN cao hơn lớp ĐC không phải là do ngẫu nhiên mà do áp dụng phương pháp dạy TN. 3.5. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ ĐỂ DẠY HỌC PHẦN SINH THÁI SINH HỌC 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 3.5.1. Phân tích định lượng Qua kết quả thực nghiệm đã được xử lí, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau: - Thực nghiệm thực hiện ở 2 trường với chất lượng khác nhau nhưng kết quả ở cả 2 trường đều cho thấy điểm số trung bình ( X ) của các lớp TN cao hơn lớp ĐC, tỉ lệ học sinh khá giỏi ở các lớp TN cao hơn lớp ĐC còn tỉ lệ học sinh yếu kém thì ngược lại. Điều đó khẳng định khả năng lĩnh hội kiến thức của học sinh ở lớp TN tốt hơn lớp ĐC. - Độ biến thiên ở các lớp TN, ĐC ở cả 2 trường dao động trong khoảng từ 21 đến 28, là mức độ dao động trung bình có thể chấp nhận được. 68 - Ở cả 2 trường đều có td > tα nên sự khác biệt giữa hai giá trị trung bình ở lớp TN và ĐC là có ý nghĩa về mặt thống kê. Như vậy, việc sử dụng hoạt động khám phá trong dạy học đã đem lại hiệu quả thiết thực, giúp học sinh lĩnh hội và vận dụng tốt kiến thức để xử lý và trả lời các câu hỏi và bài tập trong khâu kiểm tra, đánh giá. Do đó, kết quả kiểm tra ở lớp TN cao hơn lớp ĐC. 3.5.2. Về mặt định tính Thông qua việc lên lớp, dự giờ, trao đổi với giáo viên bộ môn và học sinh, qua việc phân tích chất lượng lĩnh hội của học sinh ở những bài kiểm tra đã cho thấy việc sử dụng các hoạt động khám phá trong dạy học đã có tác dụng tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trong học tập bộ môn hơn những tiết dạy bình thường. Cụ thể: - Phân tích các phiếu thăm dò ý kiến học sinh, có thể nhận thấy: Đa số học sinh cho rằng không khí giờ học theo hình thức dạy học khám phá diễn ra sôi nổi, thoải mái, không có áp lực và mang lại những trải nghiệm thú vị. Các em cho rằng học sinh hoàn toàn có thể thực hiện tốt các giờ học theo hình thức dạy học khám phá nhưng vẫn cần sự hỗ trợ từ phía giáo viên. Kiến thức học sinh có được thông qua các hoạt động khám phá và làm việc hợp tác theo nhóm được lưu giữ lâu hơn, có hiệu quả hơn sự lĩnh hội thụ động. - Phân tích các bài kiểm tra của học sinh, nhận thấy: + Trong bài kiểm tra thứ nhất, ở câu 1a, do đây là kiến thức nhớ hiểu nên đa số HS ở 2 lớp TN và đối chứng đều trả lời tương đối tốt. Hầu hết HS ở cả lớp TN và ĐC đều sắp xếp các hệ sinh thái cho sẵn vào đúng ô phù hợp kiểu hệ sinh thái trong bảng cho sẵn. Tuy nhiên, HS ở lớp TN có sự sắp xếp đúng và hợp lý hơn so với lớp ĐC chứng tỏ lớp TN có khả năng nhớ hiểu lâu hơn và khả năng phân biệt các kiểu hệ sinh thái tốt hơn. Ở câu 1b và 1c lại là kiến thức hiểu - vận dụng nên nên chỉ 1 số HS khá giỏi trả lời được; tuy nhiên số HS khá giỏi trả lời được câu hỏi này ở lớp TN cao hơn ĐC vì để trả lời và giải thích đúng yêu cầu HS phải hiểu được khái niệm và đặc trưng của hệ sinh thái từ đó vận dụng để nhận xét và giải thích các ví dụ đề bài đưa ra có được xem là hệ sinh thái hay không . Ở câu 2a, đa số HS ở cả 2 lớp đều trả lời đúng vì câu hỏi đưa ra liên quan đến hiểu biết về HST trong thực tiễn địa phương của các em. Tuy nhiên, ở câu 2b, 2c,2d, 2e thì HS ở lớp TN có sự liệt kê đa dạng và đầy đủ về các nhóm loài sinh vật trong hồ hơn so với lớp ĐC. 69 + Trong bài kiểm tra thứ hai, ở câu 1, HS lớp ĐC có sự trả lời là sự lặp lại khái niệm về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn theo SGK, phần lớn HS lớp TN có sự nhận biết về dấu hiệu phân biệt giữa chuỗi thức ăn và lưới thức ăn. Ở câu 2, lớp ĐC có số lượng HS trả lời đúng ít hơn lớp TN, những HS trả lời đúng ở lớp ĐC thì có sự giải thích không logic và diễn đạt không mạch lạc như lớp TN. + Trong bài kiểm tra thứ ba, ở câu 1a, đa số HS ở lớp TN và ĐC đều vận dụng được công thức tính hiệu suất sinh thái tìm ra hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 1 và bậc 2; tuy nhiên, ở câu 1b, số lượng HS lớp ĐC có đáp án đúng lại ít hơn lớp TN, chứng tỏ HS lớp TN khả năng vận dụng công thức tính hiệu suất sinh thái linh hoạt hơn. Câu 2 đòi hỏi HS phải phân tích và suy luận từ sơ đồ hình cho sẵn, qua bài kiểm tra cho thấy đa số HS hiểu được nội dung sơ đồ, nhưng phần lớn HS lớp TN có sự trình bày ý kiến rõ ràng hơn, sự diễn đạt và phân tích sơ đồ thì hợp lý và mạch lạc hơn lớp ĐC. - Nhận xét chung qua phân tích các bài kiểm tra: Ở lớp TN, cách trình bày bài kiểm tra khoa học hơn, cách giải thích các vấn đề logic hơn; các câu hỏi liên quan đến các kiến thức thực tế được trình bày sáng tạo, chi tiết hơn; thể hiện sự hiểu bài và vận dụng kiến thức một cách chắc chắn. Điều này chứng tỏ kiến thức mới có được thông qua các hình thức DHKP sẽ giúp các em nhớ và hiểu một cách sâu sắc hơn, cặn kẽ hơn, có khả năng phân tích, tổng hợp tốt hơn là học theo cách thông thường. - Trong quá trình thực hiện các hoạt động, học sinh phải độc lập làm việc với SGK và các phương tiện hoạt động để hoàn thành các nhiệm vụ mà hoạt động đưa ra, qua đó các em rèn luyện được một số kĩ năng như: quan sát tranh vẽ phát hiện kiến thức, tư duy thực nghiệm, làm việc độc lập với SGK - Các hoạt động khám phá đã kích thích được tính tích cực suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo của học sinh. Các em không chỉ tiếp thu được những nội dung kiến thức cơ bản mà còn có khả năng phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát và vận dụng kiến thức một cách hợp lí. Đây là yếu tố giúp bài học ở lớp TN có kết quả tốt hơn so với lớp ĐC. 70 Kết luận chương 3 Như vậy, từ các kết quả thu được trên đây trong quá trình thực nghiệm, bằng việc phân tích định tính và định lượng, chúng tôi đã đánh giá được hiệu quả của việc sử dụng các hoạt động khám phá trong dạy học phần Sinh thái học. Khi sử dụng hình thức DHKP trong dạy học phần Sinh thái đã cho thấy: - Tích cực hóa được hoạt động nhận thức của học sinh. - Hình thành và phát triển kĩ năng tự nghiên cứu SGK và các tài liệu tham khảo. - Phát triển năng lực nhận thức, các thao tác tư duy, kĩ năng vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. - Khắc phục được nhược điểm của kiểu dạy học truyền thống, thụ động. - Việc sử dụng hoạt động khám phá trong dạy học đã đem lại hiệu quả thiết thực, HS không chỉ lĩnh hội và vận dụng tốt kiến thức mà còn rèn luyện được một số kĩ năng như quan sát, phân tích hình vẽ, kĩ năng làm việc độc lập với SGK; bên cạnh đó, còn giúp học sinh khắc sâu kiến thức, phát huy được năng lực sáng tạo, tìm tòi trong học tập, tăng cường hứng thú học tập của các em. Các kết quả thực nghiệm trên cho phép kết luận giả thuyết khoa học của đề tài đặt ra là hoàn toàn đúng, khả thi và hiệu quả chứng tỏ: việc thiết kế và sử dụng hệ thống hoạt động khám phá trong dạy học STH không chỉ đem lại hiệu quả hiểu, lĩnh hội kiến thức tốt, kích thích khả năng sáng tạo của HS mà còn tăng được độ bền kiến thức HS đã học. Hơn nữa, học sinh học theo hệ thống hoạt động khám phá sẽ tạo điều kiện nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu của HS. Điều này được biểu hiện ở chỗ HS phải tự nghiên cứu SGK và các tài liệu khác để giải quyết và trả lời các câu hỏi và bài tập do GV đặt ra trong quá trình thực hiện các hoạt động khám phá nội dung kiến thức của bài học. 71 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN Thực hiện mục tiêu đề tài, đối chiếu với các nhiệm vụ đặt ra, chúng tôi đã thu được những kết quả sau: 1.1. Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận của việc sử dụng các hoạt động khám phá vào dạy - học Sinh học bậc Trung học phổ thông. Cụ thể là: - Xác định khái niệm, đặc điểm, ưu - nhược điểm của dạy học bằng các hoạt động khám phá, những yêu cầu khi thiết kế và sử dụng các hoạt động khám phá. - Xác định được các dạng hoạt động và hình thức tổ chức dạy học bằng các hoạt động khám phá. 1.2. Qua kết quả khảo sát cho thấy: Cách dạy của GV và cách học của HS trong dạy - học nói chung và trong dạy - học Sinh thái học THPT còn nhiều điều bất cập, chất lượng dạy học nói chung và chất lượng dạy học Sinh thái học ở bậc THPT chưa được cao và đồng bộ. Sự đổi mới về mục tiêu, nội dung, phương pháp đánh giá cần phải tiến hành song song với việc đổi mới phương pháp dạy học. Chính vì vậy, cần phải trang bị cho GV công cụ dạy học, một trong số đó chính là quy trình tổ chức dạy học bằng các hoạt động khám phá, trong đó GV đóng vai trò là người hướng dẫn, là trọng tài cho các hoạt động đó. Sự đổi mới phương pháp dạy của GV tất yếu sẽ dẫn tới sự đổi mới phương pháp học của HS. Đa số giáo viên nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy học bằng các hoạt động khám phá, có đến 96,67% trong tổng số giáo viên được điều tra nhận thấy được sự cần thiết của việc thiết kế và sử dụng các hoạt động khám phá trong dạy học. Nhưng đa số giáo viên chưa chú trọng đến khâu thiết kế các hoạt động khám phá để tổ chức học sinh học tập, chỉ có 16,67% số giáo viên thường xuyên sử dụng phương pháp này trong dạy học. 1.3. Trên cơ sở phân tích cấu trúc, nội dung, chương trình và yêu cầu thiết kế hoạt động khám phá, chúng tôi đã thiết kế được hệ thống các hoạt động khám phá phục vụ trong dạy - học phần Sinh thái bậc Trung học phổ thông và phân thành 5 nhóm tương ứng với 5 dạng hoạt động sau: - Hoạt động dạng trả lời câu hỏi - Hoạt động dạng điền từ, điền bảng, điền sơ đồ câm 72 - Hoạt động dạng phân tích biểu bảng, sơ đồ, đồ thị - Hoạt động dạng tranh luận về một vấn đề - Hoạt động dạng xử lí tình huống 1.4. Đề xuất quy trình thiết kế các hoạt động khám phá để dạy - học phần Sinh thái gồm 5 bước. 1.5. Kết quả thực nghiệm bước đầu đánh giá được hiệu quả của việc sử dụng hoạt động khám phá trong dạy học Sinh học. Những hoạt động khám phá nội dung kiến thức phần Sinh thái được thiết kế và sử dụng theo qui trình trong luận văn là có khả năng thực thi. Thông qua các hoạt động khám phá, HS tự hình thành được các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa, trừu tượng hóa,đó là những biểu hiện của năng lực tự học, tự khám phá của HS. Điều này đã khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học của đề tài, là biện pháp có hiệu quả tốt trong việc nâng cao chất lượng dạy học hiện nay. 2. KHUYẾN NGHỊ 2.1. Các Sở giáo dục và đào tạo cần tăng cường các khóa học bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên, đặc biệt là bồi dưỡng năng lực sử dụng các phương pháp dạy học mới, trong đó có dạy học khám phá. 2.2. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học, các phương tiện hỗ trợ dạy học như máy tính, máy chiếu... để có thể tổ chức dạy học khám phá có hiệu quả. 2.3. Trong khuôn khổ đề tài, chúng tôi chỉ mới thiết kế được một số dạng hoạt động chủ yếu phục vụ cho việc dạy học các loại kiến thức khái niệm và kiến thức ứng dụng của phần Sinh thái. Vì vậy cần có sự nghiên cứu bổ sung để có đầy đủ các dạng hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả dạy học phần Sinh thái bậc Trung học phổ thông. 2.4. Cần phải tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện quy trình thiết kế và sử dụng hoạt động khám phá để vừa bồi dưỡng kỹ năng thiết kế và sử dụng hoạt động khám phá trong dạy học cho GV, vừa góp phần đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông. 2.5. Những đề tài nghiên cứu góp phần đổi mới PPDH ở trường THPT nói chung và PPDH Sinh học nói riêng cần được giới thiệu, triển khai rộng rãi trong thực tế dạy học để biến chúng thành những đề tài khoa học sống, thực sự giúp ích cho GV, và qua trải nghiệm thực tế, những ý tưởng, những luận điểm, những giải pháp được đề xuất trong các đề tài được chỉnh lí để hoàn thiện hơn, sát thực hơn. 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Luật giáo dục của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005), Số 38/2005/QĐ11 ngày 14/6/2005. 2. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, Vụ Giáo Dục Trung Học (2007), Tài liệu bồi dưỡng Giáo Viên thực hiện chương trình, SGK lớp 12 môn Sinh học, Nxb Giáo dục. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo – Dự án Việt Bỉ (2010), Dạy và học tích cực một số phương pháp và kĩ thuật dạy học, Nxb Đại học Sư phạm. 4. Huỳnh Thị Nguyên Anh (2013), Sử dụng các hoạt động khám phá để dạy học chương III, IV sinh học 11 Trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Trường Đại học Vinh. 5. Đinh Quang Báo - Nguyễn Đức Thành (1996), Lí luận dạy học sinh học , NXB Giáo dục, Hà Nội. 6. Phan Đức Duy (2010), Hoạt động hóa người học trong dạy học sinh học, Bài giảng chuyên đề cao học – Đại học Sư phạm Huế. 7. Phan Đức Duy (2010), Phát triển lý luận dạy học sinh học, Bài giảng chuyên đề cao học – Đại học Sư phạm Huế. 8. Vũ Cao Đàm (1999), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 9. Nguyễn Thành Đạt, Phạm Văn Lập, Đặng Hữu Lanh, Mai Sỹ Tuấn (2007), Sinh học 12 (chương trình chuẩn), NXB Giáo dục. 10. Nguyễn Thành Đạt, Phạm Văn Lập, Đặng Hữu Lanh, Mai Sỹ Tuấn (2007), Sách giáo viên Sinh học 12 (chương trình chuẩn), NXB Giáo dục. 11. Nguyễn Thị Dung (2005), "Nâng cao năng lực tư duy của học sinh thông qua dạy học bằng phương pháp nghiên cứu - khám phá", Tạp chí phát triển giáo dục, (Số 6, tháng 6/2005), tr 12-14. 12. Nguyễn Thị Thu Hiền (2007), Sử dụng hoạt động khám phá để dạy - học phần Sinh học tế bào bậc Trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ khoa học - Đại học Sư phạm Huế. 13. Đỗ Đình Hoan, Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài “Đổi mới PPDH ở tiểu học”, Tạp chí Thông tin KHGD số 48 (1995). 14. Trần Bá Hoành (2006), "Dạy học đặt và giải quyết vấn đề", Tạp chí thế giới trong ta, (Số chuyên đề 50 +51), tr 4-7. 74 15. Trần Bá Hoành (2002), Đại cương phương pháp dạy học sinh học, Sách cao đẳng sư phạm, NXB Giáo dục, Hà Nội. 16. Trần Bá Hoành (2006), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội. 17. Trần Bá Hoành (2005), "Học bằng các hoạt động khám phá", Tạp chí Thế giới trong ta (Số chuyên đề 35 + 36, tháng 1 + 2 năm 2005), tr 4-8. 18. Trần Bá Hoành (1996), Kĩ thuật dạy học sinh học, (Tài liệu BDTX chu kỳ 1993-1996 cho giáo viên THPT), NXB Giáo dục, Hà Nội. 19. Trần Bá Hoành, Trịnh Nguyên Giao (2002), Đại cương về phương pháp dạy học Sinh học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 20. Lê Văn Hồng (Chủ biên) (2001), Tâm lý học lứa tuổi và sư phạm, NXB Giáo dục, Hà Nội. 21. Nguyễn Văn Hộ (2003), Xác suất và thống kê, NXB Giáo dục, Hà Nội. 22. Nguyễn Bá Hùng (2004), Cải tiến bổ sung các hoạt động để tổ chức dạy - học Sinh học 10 ban khoa học tự nhiên, Luận văn thạc sĩ khoa học - Đại học Sư phạm Huế. 23. Ngô Văn Hưng, Trần Kiên (2007). Bài tập Sinh học 12. Nxb Giáo Dục. 24. Ngô Văn Hưng (Chủ biên), Nguyễn Hải Châu, Lê Hồng Điệp, Nguyễn Thị Hồng Liên (2008). Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Sinh học lớp 12. Nxb Giáo dục Việt Nam. 25. Trần Kiều, “Một vài suy nghĩ về đổi mới PPDH trong trường phổ thông ở nước ta”, Tạp chí NCGD số 276 (tháng 5/1995). 26. Trần Kiều, “Đổi mới đánh giá - đòi hỏi bức thiết của đổi mới PPDH”, Tạp chí NCGD số 282 (tháng 11/1995). 27. Nguyễn Bá Kim, “Về định hướng đổi mới PPDH”, Tạp chí NCGD số chuyên đề 322 (quý I / 1999). 28. Nguyễn Kỳ, “Biến quá trình dạy học thành quá trình tự học”, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục số 286 (tháng 3/1996). 29. Nguyễn Khoa Lân, Lê Thị Nam Thuận (2000), Giáo trình Khoa học môi trường, Đại học Sư phạm Huế. 30. Bùi Thị Mùi (2007), Giáo trình Lý luận dạy học, Tủ sách Đại học Cần Thơ. 31. Nguyễn Thị Hồng Nam (2003) "Vận dụng hình thức dạy học khám phá và thảo luận nhóm vào dạy học văn ở trường Đại học", Tạp chí dạy và học ngày nay (Số 9, tháng 7/2003), tr 11-14. 75 32. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội. 33. Nguyễn Đình Nhâm (2007), Lý luận dạy học sinh học hiện đại, Bài giảng chuyên đề cao học - Đại học Vinh. 34. Nguyễn Đình Nhâm (2007), Hình thành và phát triển các biện pháp logic, Bài giảng chuyên đề cao học - Đại học Vinh. 35. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Lý luận dạy học đại cương, Tập 2, Trường cán bộ quản lý giáo dục TW I, Hà Nội. 36. Nguyễn Ngọc Quang (1994), Chuyên đề lý luận dạy học, Trường cán bộ quản lý giáo dục TW II, TP Hồ Chí Minh. 37. Nguyễn Đình Sinh (2009), Giáo trình Sinh thái học, Đại học Qui Nhơn. 38. Nguyễn Thị Kim Thái, Lê Thị Hiền Thảo (2003), Sinh thái học và bảo vệ môi trường, NXB Xây dựng, Hà Nội. 39. Vũ Trung Tạng (2000), Cơ sở sinh thái học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 40. Vũ Trung Tạng (2002), Bài tập sinh thái học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 41. Nguyễn Đức Thành (chủ biên), Nguyễn Văn Duệ (2002), Dạy học sinh học ở trường Trung học phổ thông, tập II, NXB Giáo dục, Hà Nội. 42. Đào Đại Thắng (2003), Lý luận dạy học sinh học, Bài giảng môn học - Đại học Cần Thơ. 43. Đặng Hùng Thắng (1999), Thống kê và ứng dụng, NXB giáo dục, Hà Nội. 44. Lâm Quang Thiệp (2012), Đo lường và đánh giá hoạt động học tập trong nhà trường, Nxb Đại học Sư phạm. 45. Đặng Thị Bé Trang (2006), Thiết kế các hoạt động để tổ chức học sinh học tập phần Cơ sở di truyền học bậc Trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Trường Đại học sư phạm Huế. 46. Thái Duy Tuyên (2007), Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 47. Vũ Văn Vụ (Tổng chủ biên), Vũ Đức Lưu, Nguyễn Như Hiền (Đồng chủ biên), Trịnh Đình Đạt, Chu Văn Mẫn, Phạm Lê Phương Nga, Vũ Trung Tạng (2008). Sinh học 12 nâng cao, Nxb Giáo dục. 48. Vũ Văn Vụ (Tổng chủ biên),Vũ Đức Lưu, Nguyễn Như Hiền (Đồng chủ biên), Trịnh Đình Đạt, Chu Văn Mẫn, Vũ Trung Tạng (2008), Sách giáo viên Sinh học 12 nâng cao, Nxb Giáo dục. 49. 76 50. Tiếng Anh 51. Gerhard Dietrich - Nguyễn Bảo Hoàn dịch (1984), Phương pháp dạy học sinh học, tập II, NXB Giáo Dục, Hà Nội. 52. James M. Banner, Jr.& Harold C. Cannon (2010), Những yếu tố quyết định thành công trong học tập, Nxb văn hóa Sài Gòn & Đại học Hoa sen. 53. N.M. Vézelin-V.M. Coccunxcaia, Trần Bá Hoành - Trần Doãn Bách dịch (1971), Đại cương về phương pháp giảng dạy Sinh vật học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 54. Rick Striggin (2008), An Introduction to Student-Involved Assessment For Leaning, Pearson Upper Saddle River, New Jersey Columbus, Ohio. P1 PHỤ LỤC 1 PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN HỌC SINH Học sinh lớp:. Trường THPT:. Xin vui lòng trả lời các câu hỏi sau đây: 1. Thông thường giáo viên Sinh học ở lớp bạn dạy theo phương pháp nào Giảng giải, đọc chép Giảng giải, có sử dụng tranh ảnh và hình vẽ minh họa Đặt câu hỏi, học sinh sử dụng sách giáo khoa trả lời Đặt câu hỏi, học sinh sử dụng tư duy trả lời Dạy học theo nhóm Dạy học khám phá (Dạy học bằng các hoạt động cho HS tự khám phá nội dung kiến thức bài học có hướng dẫn của GV) 2. Trong chương trình Sinh học 12- phần “Sinh thái học” , giáo viên Sinh học ở lớp bạn thường dạy theo phương pháp nào ? Giảng giải, đọc chép Giảng giải, có sử dụng tranh ảnh và hình vẽ minh họa Đặt câu hỏi, học sinh sử dụng sách giáo khoa trả lời Đặt câu hỏi, học sinh sử dụng tư duy trả lời Dạy học theo nhóm Dạy học khám phá (Dạy học bằng các hoạt động ch o HS tự khám phá nội dung kiến thức bài học có hướng dẫn của GV) 3. Bạn cảm thấy như thế nào trong giờ Sinh học , phần “Sinh thái học” - Sinh học 12? Giờ học đầy hứng thú và bổ ích Giờ học bình thường Giờ học ít hứng thú Giờ học nhàm chán 4. Bạn có ý kiến gì để giúp cho việc học phần “Sinh thái học” - Sinh học 12 có hiệu quả hơn ? P2 PHỤ LỤC 2 PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN GIÁO VIÊN Chúng tôi đang nghiên cứu đề tài về khoa học giáo dục . Để làm cơ sở thực tiễn cho đề tài, chúng tôi mong quý Thầy (Cô) cung cấp một số thông tin liên quan đến vệc giảng dạy của mình. Xin chân thành cảm ơn. 1. Thầy (Cô) là giáo viên trường THPT....................................................................... 2. Trong quá trình giảng dạy , Thầy (Cô) đã sử dụng các phương pháp dạy học sau đây với mức độ như thế nào? (Đánh dấu x vào ô tương ứng) TT PHƯƠNG PHÁP Mức độ sử dụng Thường xuyên Không thường xuyên Không sử dụng 1 Thuyết trình 2 Hỏi đáp-tái hiện thông báo 3 Hỏi đáp-tìm tòi 4 Dạy học có sử dụng bài tập tình huống 5 Dạy học có sử dụng bài tập thực nghiệm 6 Dạy học có sử dụng sơ đồ, bảng biểu 7 Dạy học nêu vấn đề 8 Dạy học có sử dụng phiếu học tập 9 Dạy học theo nhóm 10 Cho học sinh tự học với sách giáo khoa 3. Thầy (Cô) đã từng thiết kế và sử dụng các hoạt động khám phá trong dạy – học như thế nào ? Thường xuyên Không thường xuyên Ít thiết kế Chưa từng thiết kế P3 4. Để thực hiện dạy học theo hướng lấy hoạt động của HS làm trung tâm , Thầy (Cô) có ý kiến như thế nào về việc thiết kế và sử dụng các hoạt động khám phá trong dạy – học Sinh học ở trường THPT ? Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết 5. Với kiến thức phần Sinh thái học trong chương trình Sinh học ở THPT , các Thầy (Cô) thường giảng dạy theo phương pháp nào ? ........................................................................................................................ 6. Theo Thầy (Cô), việc thiết kế và sử dụng các hoạt động khám phá trong dạy - học phần Sinh thái học có sự cần thiết như thế nào ? Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết 7. Thầy (Cô) có ý kiến gì trong việc đổi mới phương pháp dạy – học hiện nay ? ............... .... .... Xin chân thành cảm ơn quý Thầy (Cô) . -------------------------------- P4 PHỤ LỤC 3 ĐIỂM THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 1.Trường THPT Lê Quí Đôn Bài Lớp Số bài Điểm số (Xi) 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Bài 42 ĐC 36 0 2 3 8 10 4 4 3 2 TN 35 0 2 1 4 4 8 7 6 3 Bài 43 ĐC 36 0 1 2 8 8 8 3 4 2 TN 36 0 0 1 4 8 9 8 3 3 Bài 45 ĐC 35 1 2 5 3 4 7 8 3 2 TN 36 0 0 2 5 4 10 8 4 3 Tổng cộng ĐC 107 1 5 10 19 22 19 15 10 6 TN 107 0 2 4 13 16 27 23 13 9 2. Trường THPT Nguyễn Huệ Bài Lớp Số bài Điểm số (Xi) 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Bài 42 ĐC 37 0 0 1 5 6 10 12 9 0 TN 36 0 0 1 3 3 7 6 9 5 Bài 43 ĐC 37 1 3 8 5 6 4 7 9 0 TN 37 0 1 1 6 5 5 9 9 2 Bài 45 ĐC 36 0 1 2 5 10 7 5 9 2 TN 37 0 0 1 6 7 9 10 9 3 Tổng cộng ĐC 110 1 4 11 15 22 21 24 9 2 TN 110 0 1 3 15 15 21 25 9 10 P5 PHỤ LỤC 4 BÀI KIỂM TRA VÀ ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA 1 (Bài 42. HỆ SINH THÁI) Thời gian: 10' 1.a) Cho các HST sau : hồ nước, rừng trồng, rừng ngập mặn, rạn san hô, ao cá, hồ Ba Bể, thành phố, sông, rừng lá kim , rừng lá rộng ôn đới , đồng rêu đới lạnh , suối, vườn rau, thảo nguyên, sa mạc, rừng nhiệt đới. Hãy sắp xếp các hệ sinh thái đã cho ở trên vào bảng sau cho thích hợp: (4đ) b) Một giọt nước lấy từ ao có phải là một hệ sinh thái không? Vì sao? (1đ) c) Mặt trăng có phải là một hệ sinh thái không? Vì sao? (1đ) - Trường: - Lớp: - Họ và tên HS:. Hệ sinh thái tự nhiên Hệ sinh thái nhân tạo Hệ sinh thái trên cạn Hệ sinh thái dưới nước . . . . . . . . . . . . . . . . . . P6 2. Tỉnh Tây Ninh có hồ Dầu Tiếng giúp cân bằng sinh thái, phục vụ tưới tiêu trong nông nghiệp, cung cấp nước cho nuôi trồng thuỷ sản, sinh hoạt tiêu dùng và cho sản xuất công nghiệp. Dựa vào hiểu biết của mình, em hãy cho biết: (4đ) a) Hồ Dầu Tiếng thuộc kiểu HST........ b) Các thành phần vô sinh trong HST Hồ Dầu Tiếng là: c) Các sinh vật sản xuất trong HST Hồ Dầu Tiếng là: d) Các sinh vật tiêu thụ trong HST Hồ Dầu Tiếng là: e) Các sinh vật phân giải trong HST Hồ Dầu Tiếng là: Hồ Dầu Tiếng (Tây Ninh) P7 ĐÁP ÁN 1. a) b) Giọt nước lấy từ ao, hồ là một hệ sinh thái bởi vì nó chứa hầu hết các yếu tố của hệ sinh thái , trong đó vẫn có các loài tảo và vi sinh vật . Nó chỉ khác các hệ ST tự nhiên ở chỗ là kích thước nhỏ, tuổi thọ thấp, dễ bị tiêu biến. (1đ) c) Mặt trăng không phải là 1 hệ sinh thái vì không có sinh vật sống trên đó. (1đ) 2. a) Hồ Dầu Tiếng thuộc kiểu HST nhân tạo.(0,5đ) b) Các thành phần vô sinh trong HST Hồ Dầu Tiếng là: đất, nước, không khí, nhiệt độ, ánh sáng, xác sinh vật (1đ) c) Các sinh vật sản xuất trong HST Hồ Dầu Tiếng là:các loại Tảo, rong, rêu, các cây thủy sinh(1đ) d) Các sinh vật tiêu thụ trong HST Hồ Dầu Tiếng là: các loài Động vật thủy sinh: cá, tôm, cua, ốc, sò(1 đ) e) Các sinh vật phân giải trong HST Hồ Dầu Tiếng là: giun, các loại vi khuẩn , các động vật Nguyên sinh (trùng roi, trùng đế giày),1 số loại nấm mốc(0,5đ) Hệ sinh thái tự nhiên Hệ sinh thái nhân tạo Hệ sinh thái trên cạn Hệ sinh thái dưới nước Thảo nguyên, sa mạc, rừng nhiệt đới, rừng lá kim, rừng lá rộng ôn đới, đồng rêu đới lạnh (1,5đ). Rạn san hô , Hồ Ba Bể , sông, suối, rừng ngập mặn (1,25đ) Hồ nước , rừng trồng , ao cá , thành phố , vườn rau (1, 25đ) P8 BÀI KIỂM TRA 2 (Bài 43. TRAO ĐỔI VẬT CHẤT TRONG HỆ SINH THÁI) Thời gian: 10' 1/ Nêu sự khác nhau cơ bản giữa chuỗi thức ăn và lưới thức ăn ? Cho VD minh họa để thấy rõ sự khác nhau đó ? (6đ) Trả lời: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ............................................................................................................................. .......... 2/ Theo em , trong 3 loại tháp sinh thái : tháp số lượng , tháp sinh khối , tháp năng lượng thì tháp sinh t hái nào là hoàn thiện nhất ? Giải thích lí do tại sao loại tháp em chọn là hoàn thiện nhất, còn 2 loại tháp còn lại thì không hoàn thiện ? (4đ) Trả lời: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... - Trường: - Lớp: - Họ và tên HS:. P9 ĐÁP ÁN 1/- Một chuỗi thức gồm nhiều loài có quan hệ dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một mắt xích của chuỗi , trong đó , một mắt xích vừa là thức ăn của mắt xích phía trước, vừa là nguồn thức ăn của mắt xích phía sau. (2đ) VD: Cỏ→Sâu→ chim sâu →Diều hâu (1đ) - Lưới thức ăn là tập hợp các chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái, trong đó có những mắt xích chung (1đ). VD(2đ): Vi sinh vật Cỏ Hổ Diều hâu Thỏ Sâu Chim sâu * Chú ý: GV vẫn cho HS điểm nếu HS cho VD về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn khác với đáp án nhưng vẫn hợp lý. 2/ Trong 3 loại tháp sinh thái : tháp số lượng , tháp sinh khối , tháp năng lượng thì tháp sinh thái nào là hoàn thiện nhất (0,5đ) vì: -Tháp năng lượng được xây dựng dựa trên số năng lượng được tích lũy /1đơn vị diện tích hay thể tích /1 đv thời gian ở mỗi bậc dinh dưỡng nên luôn có dạng chuẩn (đỉnh hẹp, đáy rộng) (0,5đ) - Tháp số lượng được xây dựng trên số lượng cá thể ở mỗi bậc dinh dưỡng, ít có giá trị vì kích thước cá thể cũng như chất sống cấu tạo nên các loài của các bậc dinh dưỡng khác nhau không đồng nhất nên so sánh không chính xác (1,5đ). - Tháp sinh khối xây dựng trên khối lượng tổng số của tất cả các sinh vậ t trên một đơn vị diện tích ở mỗi bậc dinh dưỡng, tuy nhiên không chú ý tới yếu tố thời gian trong việc tích luỹ sinh khối ở mỗi bậc dinh dưỡng. (1,5đ). P10 BÀI KIỂM TRA 3 (Bài 45. DÒNG NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ SINH THÁI VÀ HIỆU SUẤT SINH THÁI) Thời gian: 10' 1. Cho sơ đồ hình tháp sinh thái sau: a) Xác định hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 2,3 của chuỗi thức ăn. (4đ) b) Nếu hiệu suất sinh thái của sinh vật sản xuất l à 2,5 %. Hãy tính năng lượng của ánh sáng mặt trời cần cho chuỗi thức ăn trên ? (2 đ) Giải ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... 2. Em hãy mô tả dòng năng lượng trong hệ sinh thái được minh họa ở hình dưới đây: (4đ) - Trường: - Lớp: - Họ và tên HS:. Cáo 9,75.103 Kcalo Thỏ 7,8.105 Kcalo Cỏ 12.106 Kcalo Sơ đồ minh họa dòng năng lượng trong một hệ sinh thái đồng cỏ P11 Trả lời: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ĐÁP ÁN 1. a) Xác định hiệu suất sinh thái: Hiệu suất sinh thái ở sinh vật tiêu thụ bậc 2 ( Thỏ): (7,8.105 : 12.106) . 100% = 6,5 % (2đ) Hiệu suất sinh thái ở sinh vật tiêu thụ bậc 3( Cáo): (9,75.103 : 7,8.105 ) . 100% = 1,25 % (2đ) b) Năng lượng của ánh sáng mặt trời cần cho chuỗi thức ăn trên: 12.106 : 2,5 % = 4,8.108 Kcalo (2đ) 2. Mô tả dòng năng lượng trong hệ sinh thái được minh họa trong hình: - Sinh vật sản xuất (một phần năng lượng tiêu hao qua hô hấp, rụng lá cây). Động vật ăn cỏ (một phần năng lượng tiêu hao qua hô hấp của động vật, bài tiết, thải qua phân,...). Động vật ăn thịt bậc 1(một phần năng lượng tiêu hao qua hô hấp của động vật, bài tiết, thải qua phân,...). Động vật ăn thịt bậc 2(một phần năng lượng tiêu hao qua hô hấp của động vật, bài tiết, thải qua phân,...). (3đ) - Ở tất cả các bậc dinh dưỡng, các sản phẩm hữu cơ như xác sinh vật chết, lá cây rụng và phân,... được phân giải thành các chất vô cơ. (1đ)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfpham_thi_minh_5713.pdf
Luận văn liên quan